Chính xác là vậy.Nhưng ông này coi như thoát chết bởi cuộc chiến để trở về.
Chính xác là vậy.Nhưng ông này coi như thoát chết bởi cuộc chiến để trở về.
Có lẽ cụ đùa về lịch sử. Cái ngày đó cả nước lòng người như lửa đốt.
Những người chỉ thích săm soi tiểu tiết sẽ không thấy, không hiểu và cố tình không hiểu những điều hiển nhiên đâu ạBác chịu khó đọc báo thì thấy báo chí chính thống năm nay nhắc tên Trung Quốc nhiều hơn nhiều so với cách đây 10 năm.
Ví dụ như ở đây:
![]()
Trung tướng Nguyễn Như Hoạt: 'Pháo đài Đồng Đăng biểu trưng cho tinh thần bất khuất, anh dũng của dân tộc ta'
Sáng 16/2, Đoàn Cựu chiến binh Ban liên lạc Cựu chiến binh Mặt trận Lạng Sơn - Quân đoàn 14 do Trung tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân (LLVTND) Nguyễn Như Hoạt - Trưởng ban liên lạc Quân đoàn 14, dẫn đầu đã đến thăm chiến trường xưa, thắp nhang tưởng niệm cho các đồng đội đã hy sinh...tienphong.vn
Đọc bài thơ thực sự rất xúc động!Gửi em cuối sông Hồng là bài thơ được nhà thơ Dương Soái sáng tác vào ngày 20.2.1979, khi cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra được 3 ngày.
Khi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra, nhà thơ Dương Soái đang là phóng viên của Đài Phát thanh Hoàng Liên Sơn. Ông được ban lãnh đạo đài cử lên mặt trận ngay trong tháng 2.1979. Tại nơi tạm nghỉ trong các trận đánh, ông đã được gặp các chiến sĩ và người dân vừa từ mặt trận trở về.
“Có người trở về sau trận đánh máu vẫn còn chảy ròng ròng ở vết thương. Người về trước, người về sau, nhưng trông thấy nhau là… khóc vì “tưởng mày chết rồi!”. Khi biết tôi là nhà báo, các chiến sĩ nói với tôi rằng: Anh là nhà báo, anh phải nói với mọi người rằng: Còn chúng em, thì còn biên giới. Đặc biệt, ngay sau đó, các chiến sĩ nhờ tôi gửi những lá thư của họ về gia đình", nhà thơ Dương Soái từng chia sẻ.
Người thì gửi những lá thư đã cho vào phong bì dán tem, người thì gửi lá thư vừa viết vội chưa kịp cho vào phong bì mà chỉ mới kịp gấp làm 3. Thậm chí, có người chỉ kịp xin nhà thơ Dương Soái một tờ giấy để ghi vội vài dòng ngắn ngủi nhắn nhủ cho người thân ở nhà biết họ vẫn đang bình yên hoặc đưa cho nhà thơ địa chỉ rồi nhờ đánh điện về nhà báo tin họ vẫn còn sống.
Giai đoạn đó, phóng viên đi đưa tin không có phương tiện gì để truyền về ngoài trực tiếp về cơ quan. Vì vậy, sau khi thu đầy các cuốn băng về các mẩu chuyện – câu chuyện chiến đấu thì nhà thơ Dương Soái trở về phố Lu (Lào Cai). Thời điểm đó, người ta dồn tất cả các loại tàu lại để chở những người sơ tán từ biên giới vào sâu trong nội địa.
Trong lúc ngồi chờ đoàn tàu tiếp theo ở ga phố Lu, nhà thơ mới có thời gian lần giở những lá thư mà người nơi chiến trận gửi. Hoá ra, trong những lá thư đó, đa phần là địa chỉ ở Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Vĩnh Phú, Hải Hưng… tức toàn những cái tên ở phía cuối sông Hồng.
Ngồi bệt xuống sân ga, Dương Soái đã viết bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong vòng đúng 2 tiếng đồng hồ. Vừa viết, nước mắt ông vừa giàn giụa chảy.
Gửi em ở cuối sông Hồng
Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết là em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc là em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ ngọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù cuồng điên bắn vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông yên ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông ngàn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Lào Cai, 20.2.1979
Bài thơ sau đó được Hội Văn học nghệ thuật Hoàng Liên Sơn in, sau đó báo Văn nghệ in.
Năm 1980, nhạc sĩ Thuận Yến tình cờ đọc được bài “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Ông đã phổ nhạc cho bài thơ, trở thành bài hát nổi tiếng.
![]()
Gửi em ở cuối sông Hồng (Thuận Yến) - Thanh Hoa - Tiến Thành
1-Anh ở biên cương, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt,Ở nơi đây mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ.Anh ở biên cương, biết là em năm ngóng tháng chờ,Cứ chiều chiều ra sông gánh nước,Nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt,Anh lại xuống sông Hồng cho thỏa nỗi em mong.Em ở phương xa, nghe...bcdcnt.net
Đọc bài thơ nhớ lại thời kì đó mình muốn khóc.Đọc bài thơ thực sự rất xúc động!
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ ngọn nguồn sông.
Và em lại được nghe bài hát Chiến đấu vì độc lập tự do trên VTVThời sự VTV1 19h tối nay đưa tin về kỷ niệm 17/2. Trong tin đưa có nói đến cuốn Tiếng vọng Đèo Khau Chỉa của người cựu binh, bác sỹ đã chiến đấu trên mặt trận biên giới phía Bắc. E đọc từ năm 2022-2023 mà nhiều chi tiết các trận đánh đến giờ vẫn ám ảnh…
Nhật thì em còn tạm tin, chứ Pháp và Mỹ là em cũng đếch tin vào sự ăn năn hối cải như cụ nói. Chẳng phải có thằng cha gì của Mỹ nói là "không khuất phục được họ bằng bom đạn thì khuất phục được bằng đồng đô la" còn gì. Và rõ là bọn nó vẫn chưa bao giờ ngừng cái ý đồ phá hoại hòa bình của VN cả - bằng chứng là việc tài trợ cho các nhóm chống đối, phổng đạn, nhân quèn ...nhắm vào VN.Chúng ta không hận thù ai cả! Nhưng nếu láng giềng xâm lược chúng ta lập đi lập lại trong hàng ngàn năm thì không cảnh giác là tương đương bán nước!
Mỹ Nhật Pháp xâm lược ta chỉ 1 lần, thất bại và rút chạy nhục nhã. Sau đó quay lại thực hiện nhiều hành vi mang tính ăn năn hối cải.
Hãy hỏi người dân Việt nam và cộng đồng quốc tế là: trung quốc đã bao giờ có hành vi ăn năn hối hận vì đã xâm lược Việt Nam nhiều lần trong hơn 2000 năm qua chưa?
Em nói “có vẻ như” còn gì. Ai tin chúng nó!Nhật thì em còn tạm tin, chứ Pháp và Mỹ là em cũng đếch tin vào sự ăn năn hối cải như cụ nói. Chẳng phải có thằng cha gì của Mỹ nói là "không khuất phục được họ bằng bom đạn thì khuất phục được bằng đồng đô la" còn gì. Và rõ là bọn nó vẫn chưa bao giờ ngừng cái ý đồ phá hoại hòa bình của VN cả - bằng chứng là việc tài trợ cho các nhóm chống đối, phổng đạn, nhân quèn ...nhắm vào VN.
Cụ học cùng em à? Có phải Trưng vương không cụ?Em đóng góp thông tin:
- Hồi 1979 em đang đi học cấp 1 tại một trường cách hồ Hoàn Kiếm 500m. Đường phố nhổn ngang; cứ cách 10-15m lại có một hố trú ẩn cá nhân sâu độ 1m, có nắp. Không biết lực lượng nào đào nhanh thể
- Em vẫn được đi học bình thường, không phải nghỉ ngày nào;
- Có độ tháng thôi là mọi thứ về bình thường, qua góc nhìn của một học sinh tiểu học.
- Sau đó khi lớn hơn chút thì em có được xem những bộ phim như “Thị xã trong tầm tay”… cho nên cũng hiểu hơn về cuộc chiến này.
- Sau đó cũng chả thấy nói gì nữa các bác.
Vâng, có nhiều bài hát hay giai đoạn 1979-1989 viết về cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, về người lính biên cương.Và em lại được nghe bài hát Chiến đấu vì độc lập tự do trên VTV
Chào cụ đồng mônCụ học cùng em à? Có phải Trưng vương không cụ?