Khách quan mà nói, trước thời Đặng thì TQ hỗ trợ VN nhiều, và nhiệt tình thật sự.
Quả oánh nhau là do tư tưởng của Đặng, từ cá nhân Đặng mà ra. Thời ấy TQ đâu ai chống được Đặng đâu, nên có không muốn thì vẫn phải làm.
Còn tất nhiên, đằng sau những sự giúp đỡ thì cũng có cái gì đó lợi cho họ. Đời nói chung là thế mà. Ngoài bố mẹ lo cho con vô tư không tính toán thiệt hơn thì chả còn ai giúp nhau vô tư cả, kể cả anh em ruột
Nên nhiều người bảo nó giúp mình là vì nó, nó cũng hưởng lợi là một sự vô ơn.
Đặng là 1 nhân vật gian hùng đúng nghĩa. Về độ gian hùng thì không kém bao nhiêu so với Mao, nhưng lại hơn hẳn Mao ở đầu óc tổng hợp và đa dạng (Mao không biết làm kinh tế).
Cái giỏi của Đặng là luôn biết đẩy sự việc đến tột cùng ở mức độ chính nó chịu đựng được để đạt mục đích mà không gây ra hậu quả liên hoàn. 4 lần vào ra Trung Nam Hải hay vụ Thiên An Môn là như vậy.
Cuộc chiến 1979 cũng vậy. Đặng phát động cuộc chiến này với 2 mục đích rất lớn, 1 là chứng minh cho Mỹ TQ đã thoát ly hoàn toàn khỏi khối XHCN để lấy lòng tin với Mỹ, và 2 là chứng minh cho các tướng lĩnh kiểu cũ của TQ rằng chiến tranh biển người không còn tác dụng, phải hiện đại hóa quân đội.
Đặng rất tỉnh khi chủ động rút lui đúng 4 tuần sau khi phát động chiến tranh, không đẩy cuộc chiến thổi bùng lên (chính là đẩy sự việc đến giới hạn chịu đựng). Nhưng với 1 tháng đó Đặng đã hoàn thành được cả 2 ý đồ của mình: lấy được lòng tin của Mỹ và dập tắt hoàn toàn các ý kiến phản đối hiện đại hóa quân đội. Nhưng cái giá phải trả của người dân Trung quốc là mấy chục vạn lính bỏ mạng. Cho đến giờ nhiều lính Trung quốc 1979 vẫn không hiểu họ tiến vào VN làm gì, chỉ một ý nghĩ mù mờ là "lãnh đạo 2 bên hiểu nhầm nhau".
Đó là tính cách của các bậc đế vương Trung hoa: Yêu nước nhưng không yêu dân. Khi cần, sẵn sàng thí mạng dân cho các mục tiêu quốc gia, thậm chí thí hàng triệu mạng.