[Funland] 17/2/1979 ngày mở đầu cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc

EPL

Xe tăng
Biển số
OF-140972
Ngày cấp bằng
8/5/12
Số km
1,200
Động cơ
378,372 Mã lực
Em được trực tiếp chứng kiến thời chiến, Hà Nội rất đông người sơ tán từ các tỉnh biên giới, ngay ở HN không khí chiến tranh tràn ngập, trên đê Sông Hồng rất nhiều các ụ pháo trực chiến, em nhớ hồi học sinh đi học phải mang theo túi cứu thương để giặc đến là chạy luôn không về nhà nữa, bạn em nó còn mang theo cái bát to để nhỡ bị bắn lòi ruột còn có cái úp vào.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
4,027
Động cơ
256,671 Mã lực
Em được trực tiếp chứng kiến thời chiến, Hà Nội rất đông người sơ tán từ các tỉnh biên giới, ngay ở HN không khí chiến tranh tràn ngập, trên đê Sông Hồng rất nhiều các ụ pháo trực chiến, em nhớ hồi học sinh đi học phải mang theo túi cứu thương để giặc đến là chạy luôn không về nhà nữa, bạn em nó còn mang theo cái bát to để nhỡ bị bắn lòi ruột còn có cái úp vào.
Nhắc lại nhớ ...
 
  • Vodka
Reactions: EPL

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
4,027
Động cơ
256,671 Mã lực
Có lẽ một số cụ chưa biết. Năm 1991 khi thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ở Thành đô thì VN và TQ đã thống nhất không nhắc đến Cuộc chiến tranh biên giới 1979 ở tầm quốc gia, không đưa thông tin về cuộc chiến trong các tài liệu chính thức. Vì thế mà các cụ nhận thấy, trong 1 số năm đài báo VN chỉ nhắc rất nhẹ đến cuộc chiến này, thậm chí có năm không đề cập đến.

Thông tin cho các cụ là TQ còn làm chuyện này triệt để hơn. Ở tầm quốc gia hầu như không có thông tin chính thức nào. Mỗi khi nhắc đến thì TQ tự gọi đó là "Phản kích tự vệ chiến", nhưng rất hạn hẹp và thường chỉ ở tầm thông tin trong tỉnh hoặc không chính thức.

Bộ đội Việt nam tham gia cuộc chiến 1979 được trân trọng và hưởng đãi ngộ. Nhưng lính TQ 1979 hoàn toàn bị chính phủ bỏ rơi, cả nghĩa trang lính TQ tử trận 1979 cũng bị bỏ hoang. Đã có lần (2015) lính Trung quốc 1979 khổ quá đã họp nhau biểu tình đòi quyền lợi (ở Giang tô) nhưng bị đàn áp thẳng cánh, mà Giang tô là tỉnh giàu của TQ.

Việt nam bắt đầu nhắc lại cuộc chiến này sau sự kiện HD981 2014 và bây giờ thì kỷ niệm ngày 17/2 "chính thức ở mức kiềm chế", nghĩa là công khai kỷ niệm, công khai nhắc đến nhưng ở mức cá nhân (kể cả cá nhân nguyên thủ) nhưng không rầm rộ, không nâng thành ngày kỷ niệm chính thức quốc gia. Làm vừa phải để giữ quan hệ với TQ.
cái này ai đi học chữ đều biết nó là cái gì mà cụ
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
4,027
Động cơ
256,671 Mã lực
Phim 2 anh em cõng nhau (cậu anh bị liệt) là phim Tuổi thơ của đạo diễn Nguyễn Xuân Chân, theo kịch bản của Dương Thu Hương.
Phim có Lý thủ trưởng tập võ, Vương chính ủy ra lệnh chôn sống lính là Người bạn ấy, đạo diễn Danh Tấn. Nhật Đức đóng Vương chính ủy, còn vai Lý thủ trưởng do Trần Kiếm đóng.
Dương Thu Hương này có phải nhà văn bỏ chạy ra nước ngoài không cụ? Việt nam không có nhiều DTH nổi tiếng thế
 

XecuuhoaMan

Xe đạp
Biển số
OF-779443
Ngày cấp bằng
6/6/21
Số km
16
Động cơ
33,508 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Bọn chủ động rêu rao chưa chắc ngu mà là ngu giả vờ, ngu -
Nhưng bọn tin điều này thi ngu thật: bọn ở nước ngoài ngu x 2; bọn trong nước ngu tự nguyện thì chắc chắn ngu bình phương.
Năm mới em chúc cụ và gia đình sức khỏe, vạn sự như ý !
cụ là hậu duệ của lực lượng nổ phát súng đầu tiên cùng Quân và Dân toàn tuyến biên giới bảo vệ Biên Giới Phía Bắc.
CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG !
 

mrnguyen1111989

Xe tải
Biển số
OF-808836
Ngày cấp bằng
18/3/22
Số km
354
Động cơ
541,704 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Bình Thuận
Có lẽ một số cụ chưa biết. Năm 1991 khi thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ở Thành đô thì VN và TQ đã thống nhất không nhắc đến Cuộc chiến tranh biên giới 1979 ở tầm quốc gia, không đưa thông tin về cuộc chiến trong các tài liệu chính thức. Vì thế mà các cụ nhận thấy, trong 1 số năm đài báo VN chỉ nhắc rất nhẹ đến cuộc chiến này, thậm chí có năm không đề cập đến.

Thông tin cho các cụ là TQ còn làm chuyện này triệt để hơn. Ở tầm quốc gia hầu như không có thông tin chính thức nào. Mỗi khi nhắc đến thì TQ tự gọi đó là "Phản kích tự vệ chiến", nhưng rất hạn hẹp và thường chỉ ở tầm thông tin trong tỉnh hoặc không chính thức.

Bộ đội Việt nam tham gia cuộc chiến 1979 được trân trọng và hưởng đãi ngộ. Nhưng lính TQ 1979 hoàn toàn bị chính phủ bỏ rơi, cả nghĩa trang lính TQ tử trận 1979 cũng bị bỏ hoang. Đã có lần (2015) lính Trung quốc 1979 khổ quá đã họp nhau biểu tình đòi quyền lợi (ở Giang tô) nhưng bị đàn áp thẳng cánh, mà Giang tô là tỉnh giàu của TQ.

Việt nam bắt đầu nhắc lại cuộc chiến này sau sự kiện HD981 2014 và bây giờ thì kỷ niệm ngày 17/2 "chính thức ở mức kiềm chế", nghĩa là công khai kỷ niệm, công khai nhắc đến nhưng ở mức cá nhân (kể cả cá nhân nguyên thủ) nhưng không rầm rộ, không nâng thành ngày kỷ niệm chính thức quốc gia. Làm vừa phải để giữ quan hệ với TQ.
hèn gì em đọc Ma thổi đèn thấy thằng hồ 8 1 phải đi đào mộ kiếm ăn. Tác giả TQ thâm thật.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,298
Động cơ
703,856 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Rất mong cụ khôi phục được cuốn Nhật ký Lý Bằng. Em rất thích đọc nhật ký của các nhân vật lịch sử, bất kể hàm lượng sự thật trong đó thế nào thì cũng nói nên phần nào góc nhìn quan điểm của người đó về các sự kiện lịch sử họ tham gia.
Em vẫn muốn xem có khôi phục được bản thảo file .docx không.
Lý Bằng kể bằng một giọng điệu khá nhẹ nhàng, dù không biết ông ta nói "thật" đến đâu,Lý cũng thừa nhận trong tình cảnh nguy khốn nhất [Thiên An Môn] là "bản thân tôi chỉ là một công nhân ngành điện, làm sao mà xử lý được bây giờ?" và rất may cho Lý và TQ là Đặng Tiểu Bình mới là kiến trúc sư quyết định chính.
Lý lúc đầu cũng khá mềm mỏng, thậm chí bị sinh viên bao vây chặn xe thì cho xe đi lối khác..
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,298
Động cơ
703,856 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lạng Sơn, những giờ "yên lặng" của cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, cuộc sống vẫn tiếp diễn, trước ảnh là một quán bún phở và một số đồ ăn rong trên phố, ảnh chụp ngày 1 tháng 3 năm 1979.
[Война между Китаем и Вьетнамом 1979 года. Зона боевых действий в провинции Лангшон. Часы затишья].
---------------------
Ảnh của nhà báo Liên Xô Vladimir Vyatkin.
---------------------
44736d8c-cfc5-4c3f-b6fa-b686072fdab2.jpg
 

Sherk

Xe buýt
Biển số
OF-744896
Ngày cấp bằng
2/10/20
Số km
820
Động cơ
64,820 Mã lực
Trích cuốn Deng Xiaoping and the Transformation of China:

Vào cuối buổi họp buổi chiều của họ—phiên họp thứ hai trong ba phiên họp, được tổ chức vào ngày 29 tháng 1—Đặng một lần nữa yêu cầu một cuộc họp nhóm riêng nhỏ với Carter để thảo luận về một vấn đề bí mật. Carter, Mondale, Vance, Brzezinski, Đặng và phiên dịch viên của ông sau đó rời khỏi nhóm lớn hơn và đi vào Phòng Bầu dục. Tại đó, trong một cuộc họp kéo dài một giờ, theo cách nghiêm túc nhưng kiên quyết, Đặng đã kể về kế hoạch tấn công trừng phạt Việt Nam của mình. Ông giải thích về mức độ nghiêm trọng của những nguy hiểm do tham vọng của Liên Xô và Việt Nam gây ra ở Đông Nam Á, bắt đầu từ việc Việt Nam chiếm đóng Campuchia. Đặng nói rằng cần phải phá vỡ các tính toán của Liên Xô và dạy cho người Việt Nam một bài học thích hợp, có giới hạn. Carter đã cố gắng ngăn cản Đặng tấn công Việt Nam, nhưng ông không nói rằng ông phản đối động thái này. Thay vào đó, ông bày tỏ lo ngại rằng nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam, họ sẽ bị coi là kẻ xâm lược. Ông biết rằng điều đó sẽ khiến việc giành được sự ủng hộ của Quốc hội để hợp tác với Trung Quốc trở nên khó khăn hơn—đặc biệt là vì một trong những lập luận của chính quyền về việc mở rộng quan hệ với Trung Quốc là để duy trì hòa bình.

Ngày hôm sau khi Đặng và Carter gặp riêng để kết thúc các cuộc thảo luận về cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam, Carter đã đọc cho Đặng một ghi chú viết tay mà ông đã chuẩn bị qua đêm giải thích lý do tại sao ông khuyên không nên thực hiện động thái như vậy. Trong số những điểm khác, Carter nói rằng "xung đột vũ trang do Trung Quốc khởi xướng sẽ gây ra mối quan ngại nghiêm trọng ở Hoa Kỳ về bản chất chung của Trung Quốc và giải quyết hòa bình trong tương lai cho Vấn đề Đài Loan". Đặng giải thích lý do tại sao ông ủng hộ quyết định của mình, nhưng ông đảm bảo với Carter rằng nếu quân đội Trung Quốc tấn công, họ sẽ rút lui sau mười đến hai mươi ngày. Hơn nữa, Đặng nhấn mạnh, những kết quả có lợi của một cuộc tấn công như vậy của Trung Quốc sẽ kéo dài lâu dài. Nếu Trung Quốc không dạy cho Liên Xô một bài học lần này, Liên Xô sẽ sử dụng Việt Nam theo cùng cách mà họ đã sử dụng Cuba. (Đặng cũng dự đoán rằng Liên Xô sẽ tiến vào Afghanistan, trên thực tế Liên Xô đã làm như vậy vào tháng 12 năm sau.) Sau đó, Đặng và Carter trở lại nhóm lớn hơn. Carter lưu ý rằng Đặng, sau khi hoàn thành công việc thực sự nghiêm túc của mình, trở nên thoải mái và vui vẻ hơn.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đều lo ngại rằng Liên Xô có thể tham gia vào một cuộc xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc, và không lâu sau chuyến thăm của Đặng, các quan chức Hoa Kỳ bắt đầu đưa ra cảnh báo về việc sẽ khiêu khích như thế nào nếu Liên Xô bắt đầu sử dụng Vịnh Cam Ranh của Việt Nam làm căn cứ hải quân. 76 Mặc dù Carter không ủng hộ cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam và sau đó đã truyền đạt điều này cho Liên Xô, nhưng vào thời điểm cuộc tấn công được phát động vào cuối tháng 2, Đặng đã đạt được mục tiêu của mình là khiến Liên Xô thận trọng hơn khi tham gia vào phe Việt Nam, vì giờ đây họ lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể trả đũa theo một cách nào đó.
Các cụ cho em hỏi: Hồi đấy Tàu và Mỹ là bạn bè- Vậy đến khi nào thì họ là kẻ thù của nhau vậy.
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
14,821
Động cơ
2,882,688 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Năm mới em chúc cụ và gia đình sức khỏe, vạn sự như ý !
cụ là hậu duệ của lực lượng nổ phát súng đầu tiên cùng Quân và Dân toàn tuyến biên giới bảo vệ Biên Giới Phía Bắc.
CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG !
Cảm ơn cụ ạ
Em cũng chúc cụ và gia đình năm mới mạnh khoẻ, an nhiên và thành đạt!
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,298
Động cơ
703,856 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
2 chiếc xe chở bộ đội Việt Nam tiến ra tiền tuyến trong các cuộc đụng độ biên giới tiếp diễn giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979. Tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam, ngày 11 tháng 5 năm 1984.
[A convoy of Vietnamese soldiers head to the frontline during the continuing border clashes between the People's Republic of China and the Socialist Republic of Vietnam following the Sino-Vietnamese War of 1979. Lang Son Province, Vietnam, 11th May 1984].
Ảnh của Alex Bowie.
-----------------------------
dl.beatsnoop.com-final-C9maoJLM3Y.jpg
 

Tuankhoi001

Xe buýt
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
515
Động cơ
24,921 Mã lực
Dương Thu Hương này có phải nhà văn bỏ chạy ra nước ngoài không cụ? Việt nam không có nhiều DTH nổi tiếng thế
Nhà văn Dương Thu Hương có thời kỳ làm biên kịch tại hãng Phim truyện VN, bà là tác giả kịch bản/biên kịch các phim Tuổi thơ, Cha và con, Miền đất không cô đơn ...
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,311
Động cơ
135,812 Mã lực
2 chiếc xe chở bộ đội Việt Nam tiến ra tiền tuyến trong các cuộc đụng độ biên giới tiếp diễn giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979. Tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam, ngày 11 tháng 5 năm 1984.
[A convoy of Vietnamese soldiers head to the frontline during the continuing border clashes between the People's Republic of China and the Socialist Republic of Vietnam following the Sino-Vietnamese War of 1979. Lang Son Province, Vietnam, 11th May 1984].
Ảnh của Alex Bowie.
-----------------------------
dl.beatsnoop.com-final-C9maoJLM3Y.jpg
Nhiều chiến sĩ trông trẻ quá nhỉ!
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
4,101
Động cơ
95,618 Mã lực
Tuổi
49
Nhiều chiến sĩ trông trẻ quá nhỉ!
Vâng, hồi đó đa số là 18 đôi mươi thôi.
Có ông bạn em khai man tuổi để đi lính, chỉ khoảng 16 tuổi thì phải. Chỗ em có xóm giỗ chung cho các anh vì cùng đi lính, vừa huấn luyện xong đang di chuyển lên thì dính pháo, chưa kịp đánh trận nào đã hy sinh.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
4,027
Động cơ
256,671 Mã lực
Lạng Sơn, những giờ "yên lặng" của cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, cuộc sống vẫn tiếp diễn, trước ảnh là một quán bún phở và một số đồ ăn rong trên phố, ảnh chụp ngày 1 tháng 3 năm 1979.
[Война между Китаем и Вьетнамом 1979 года. Зона боевых действий в провинции Лангшон. Часы затишья].
---------------------
Ảnh của nhà báo Liên Xô Vladimir Vyatkin.
---------------------
44736d8c-cfc5-4c3f-b6fa-b686072fdab2.jpg
1/3 là mình cũng đẩy lùi chúng nó kha khá rồi đúng không cụ?
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
18,999
Động cơ
233,001 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Ngày 16/03/1979 Trung Quốc rút quân, liệu có phải 1 phần cũng là do Liên Xô đã đưa quân áp sát biên giới Trung Quốc?
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,869
Động cơ
4,113,329 Mã lực
Có lẽ một số cụ chưa biết. Năm 1991 khi thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ở Thành đô thì VN và TQ đã thống nhất không nhắc đến Cuộc chiến tranh biên giới 1979 ở tầm quốc gia, không đưa thông tin về cuộc chiến trong các tài liệu chính thức. Vì thế mà các cụ nhận thấy, trong 1 số năm đài báo VN chỉ nhắc rất nhẹ đến cuộc chiến này, thậm chí có năm không đề cập đến.

Thông tin cho các cụ là TQ còn làm chuyện này triệt để hơn. Ở tầm quốc gia hầu như không có thông tin chính thức nào. Mỗi khi nhắc đến thì TQ tự gọi đó là "Phản kích tự vệ chiến", nhưng rất hạn hẹp và thường chỉ ở tầm thông tin trong tỉnh hoặc không chính thức.

Bộ đội Việt nam tham gia cuộc chiến 1979 được trân trọng và hưởng đãi ngộ. Nhưng lính TQ 1979 hoàn toàn bị chính phủ bỏ rơi, cả nghĩa trang lính TQ tử trận 1979 cũng bị bỏ hoang. Đã có lần (2015) lính Trung quốc 1979 khổ quá đã họp nhau biểu tình đòi quyền lợi (ở Giang tô) nhưng bị đàn áp thẳng cánh, mà Giang tô là tỉnh giàu của TQ.

Việt nam bắt đầu nhắc lại cuộc chiến này sau sự kiện HD981 2014 và bây giờ thì kỷ niệm ngày 17/2 "chính thức ở mức kiềm chế", nghĩa là công khai kỷ niệm, công khai nhắc đến nhưng ở mức cá nhân (kể cả cá nhân nguyên thủ) nhưng không rầm rộ, không nâng thành ngày kỷ niệm chính thức quốc gia. Làm vừa phải để giữ quan hệ với TQ.
Quan điểm của ta cũng rất rõ ràng, em đăng lại bài báo từ 2023


Chiến tranh biên giới phía Bắc: Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù

Đã có nhiều sự thay đổi tích cực sau việc bình thường hóa quan hệ Việt - Trung năm 1991. Chúng ta gác lại quá khứ, hướng tới tương lai vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển nhưng không có nghĩa lãng quên những gì đã xảy ra.

Sự thật lịch sử

Thứ nhất
, sự kiện ngày 17/2/1979 và nhiều năm sau, đó là một cuộc chiến tranh xâm lược có tính toán nằm trong tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Họ đã hạ quyết tâm, chủ động vạch kế hoạch, tổng động viên lực lượng để tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn vào lãnh thổ Việt Nam. Trung Quốc đã tìm cách lý giải và biện minh cho hành động này chỉ là “cuộc phản công tự vệ”, bất chấp đạo lý và pháp lý.

Thứ hai, với Việt Nam, đó là cuộc chiến tranh vệ quốc để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vì khát vọng hòa bình của nhân dân. Dân tộc Việt Nam luôn trân quý hòa bình và yêu chuộng nền hòa bình nhưng sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ hành động xâm lược nào, dù kẻ thù hung hãn tới đâu.

Thứ ba, ngày 17/2/1979 quân đội Trung Quốc xâm lược và đến ngày 18/3/1979, họ tuyên bố hoàn thành rút quân sau 1 tháng gây chiến, nhưng cuộc chiến không chỉ dừng lại 1 tháng mà nó còn kéo dài dai dẳng đến năm 1989, tuyến biên giới các tỉnh phía Bắc mới ngưng tiếng súng.

Thứ tư, suốt 10 năm đó, quân đội Trung Quốc đã gây cho Việt Nam sự tổn thất vô cùng to lớn về người và của. Họ đã tiến hành nhiều vụ thảm sát tàn bạo, tàn phá nhiều làng mạc, nhà cửa, cơ quan trường học, công trình dân sinh của quân và dân dọc 6 tỉnh biên giới phía Bắc.

Thứ năm, về phía Trung Quốc, xét về mặt quân sự, đây là thất bại nặng nề. Trên phương diện ngoại giao, đa số các nước trên thế giới phản đối hoặc biểu thị thái độ không đồng tình, yêu cầu Trung Quốc ngưng cuộc chiến.

Chủ quyền thiêng liêng

Chiến tranh là điều không ai muốn, nhưng khi đã nổ ra vì bất kỳ lý do gì thì không thể lãng quên. Thời gian dần xóa đi những vết tích đau thương, nhưng sự thật của cuộc chiến tranh đó cần nhắc lại đầy đủ, không thêm bớt và cũng không nên che giấu, càng không nên khoét sâu, thổi bùng thù hằn dân tộc.
Hãy nói đúng lịch sử và bản chất của sự kiện! Cần phải đối xử công bằng với lịch sử. Thời thế, quan hệ bạn- thù đổi thay, nhưng lợi ích quốc gia dân tộc, đặc biệt là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì không bao giờ thay đổi.

Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 là cách tri ân người đã ngã xuống, là cách nhắc nhở với thế hệ trẻ, cho hậu thế những bài học lịch sử và cũng là cách chúng ta thể hiện vị trí đàng hoàng, đĩnh đạc của một quốc gia có chủ quyền trước các cường quốc.

Ôn lại cuộc chiến không phải để “gặm nhấm quá khứ” mà để rút ra bài học cho hiện tại, hướng tới tương lai - một tương lai hòa bình, hữu nghị và hợp tác để cùng nhau phát triển. Từ cuộc chiến bùng nổ 44 năm trước, cho đến hôm nay, chúng ta đều phải thẳng thắn thừa nhận: Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù.
44 năm qua, thời gian đủ dài để 2 bên có điều kiện nhìn lại cuộc chiến này một cách khoa học, đầy đủ và chân thực để tìm ra phương thức xử lý tối ưu các vấn đề tồn tại. Nhắc lại cuộc chiến một cách khách quan, khoa học là cách tốt nhất để đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc, dùng lịch sử để kích động, đồng thời là cách tốt nhất giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và trách nhiệm công dân với Tổ quốc.

Bài học từ lịch sử


Lịch sử bản chất là luôn sòng phẳng, khách quan. Cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc trước hết là để rút ra bài học cho chính mình: Cái gì lẽ ra có thể tránh được và cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau. Giữ được hòa khí, hòa hiếu nhưng không được nhu nhược, hèn nhát. Hiểu lịch sử để không ngộ nhận, mơ hồ và bị động, chủ động đối phó những bất trắc trong tương lai.
Nhắc đến cuộc chiến để gửi gắm thông điệp hòa bình, đồng thời để chúng ta đều thấy có phần trách nhiệm xây dựng, thúc đẩy và phát triển truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân 2 nước nói chung và nhân dân vùng biên Việt - Trung nói riêng.

Xét về góc độ lịch sử thì cuộc chiến bùng nổ 44 năm trước giống như một vết hằn, một cái hố ngăn cách quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cách tốt nhất là làm thế nào để “cái hố” ấy không bị đào sâu thêm, khoét rộng ra, để rồi mỗi khi đi qua trên cái cầu hữu nghị được bắc qua “cái hố” ấy vẫn nhìn thấy bài học đắt giá.

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc đẩy mạnh hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can dự vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi là tất yếu. Không được lãng quên sự thật nhưng không nên dùng nó để khơi gợi, khoét sâu hận thù trong quá khứ.

Quan hệ ngày một phát triển hiện nay giữa Việt Nam với các cựu thù như Pháp, Nhật, Mỹ luôn cho chúng ta thấy rõ điều đó. Đó cũng là bài học lịch sử quý giá, là kinh nghiệm lịch sử thiết thực phục vụ cho đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp và khó lường


 

bỉnh khiêm

Xe tải
Biển số
OF-489289
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
475
Động cơ
214,636 Mã lực
Tuổi
27
Em vẫn muốn xem có khôi phục được bản thảo file .docx không.
Lý Bằng kể bằng một giọng điệu khá nhẹ nhàng, dù không biết ông ta nói "thật" đến đâu,Lý cũng thừa nhận trong tình cảnh nguy khốn nhất [Thiên An Môn] là "bản thân tôi chỉ là một công nhân ngành điện, làm sao mà xử lý được bây giờ?" và rất may cho Lý và TQ là Đặng Tiểu Bình mới là kiến trúc sư quyết định chính.
Lý lúc đầu cũng khá mềm mỏng, thậm chí bị sinh viên bao vây chặn xe thì cho xe đi lối khác..
Vụ TAM cho thấy sự quyết đoán của Đặng, Lý chưa đủ tuổi. Ở những nc nhỏ mà thêm bàn tay ngoài nữa thì dễ thành cm màu rồi.


Quan điểm của ta cũng rất rõ ràng, em đăng lại bài báo từ 2023


Chiến tranh biên giới phía Bắc: Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù

Đã có nhiều sự thay đổi tích cực sau việc bình thường hóa quan hệ Việt - Trung năm 1991. Chúng ta gác lại quá khứ, hướng tới tương lai vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển nhưng không có nghĩa lãng quên những gì đã xảy ra.

Sự thật lịch sử

Thứ nhất, sự kiện ngày 17/2/1979 và nhiều năm sau, đó là một cuộc chiến tranh xâm lược có tính toán nằm trong tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Họ đã hạ quyết tâm, chủ động vạch kế hoạch, tổng động viên lực lượng để tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn vào lãnh thổ Việt Nam. Trung Quốc đã tìm cách lý giải và biện minh cho hành động này chỉ là “cuộc phản công tự vệ”, bất chấp đạo lý và pháp lý.

Thứ hai, với Việt Nam, đó là cuộc chiến tranh vệ quốc để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vì khát vọng hòa bình của nhân dân. Dân tộc Việt Nam luôn trân quý hòa bình và yêu chuộng nền hòa bình nhưng sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ hành động xâm lược nào, dù kẻ thù hung hãn tới đâu.

Thứ ba, ngày 17/2/1979 quân đội Trung Quốc xâm lược và đến ngày 18/3/1979, họ tuyên bố hoàn thành rút quân sau 1 tháng gây chiến, nhưng cuộc chiến không chỉ dừng lại 1 tháng mà nó còn kéo dài dai dẳng đến năm 1989, tuyến biên giới các tỉnh phía Bắc mới ngưng tiếng súng.
Thứ tư, suốt 10 năm đó, quân đội Trung Quốc đã gây cho Việt Nam sự tổn thất vô cùng to lớn về người và của. Họ đã tiến hành nhiều vụ thảm sát tàn bạo, tàn phá nhiều làng mạc, nhà cửa, cơ quan trường học, công trình dân sinh của quân và dân dọc 6 tỉnh biên giới phía Bắc.
Thứ năm, về phía Trung Quốc, xét về mặt quân sự, đây là thất bại nặng nề. Trên phương diện ngoại giao, đa số các nước trên thế giới phản đối hoặc biểu thị thái độ không đồng tình, yêu cầu Trung Quốc ngưng cuộc chiến.

Chủ quyền thiêng liêng

Chiến tranh là điều không ai muốn, nhưng khi đã nổ ra vì bất kỳ lý do gì thì không thể lãng quên. Thời gian dần xóa đi những vết tích đau thương, nhưng sự thật của cuộc chiến tranh đó cần nhắc lại đầy đủ, không thêm bớt và cũng không nên che giấu, càng không nên khoét sâu, thổi bùng thù hằn dân tộc.
Hãy nói đúng lịch sử và bản chất của sự kiện! Cần phải đối xử công bằng với lịch sử. Thời thế, quan hệ bạn- thù đổi thay, nhưng lợi ích quốc gia dân tộc, đặc biệt là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì không bao giờ thay đổi.

Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 là cách tri ân người đã ngã xuống, là cách nhắc nhở với thế hệ trẻ, cho hậu thế những bài học lịch sử và cũng là cách chúng ta thể hiện vị trí đàng hoàng, đĩnh đạc của một quốc gia có chủ quyền trước các cường quốc.

Ôn lại cuộc chiến không phải để “gặm nhấm quá khứ” mà để rút ra bài học cho hiện tại, hướng tới tương lai - một tương lai hòa bình, hữu nghị và hợp tác để cùng nhau phát triển. Từ cuộc chiến bùng nổ 44 năm trước, cho đến hôm nay, chúng ta đều phải thẳng thắn thừa nhận: Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù.
44 năm qua, thời gian đủ dài để 2 bên có điều kiện nhìn lại cuộc chiến này một cách khoa học, đầy đủ và chân thực để tìm ra phương thức xử lý tối ưu các vấn đề tồn tại. Nhắc lại cuộc chiến một cách khách quan, khoa học là cách tốt nhất để đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc, dùng lịch sử để kích động, đồng thời là cách tốt nhất giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và trách nhiệm công dân với Tổ quốc.

Bài học từ lịch sử

Lịch sử bản chất là luôn sòng phẳng, khách quan. Cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc trước hết là để rút ra bài học cho chính mình: Cái gì lẽ ra có thể tránh được và cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau. Giữ được hòa khí, hòa hiếu nhưng không được nhu nhược, hèn nhát. Hiểu lịch sử để không ngộ nhận, mơ hồ và bị động, chủ động đối phó những bất trắc trong tương lai.
Nhắc đến cuộc chiến để gửi gắm thông điệp hòa bình, đồng thời để chúng ta đều thấy có phần trách nhiệm xây dựng, thúc đẩy và phát triển truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân 2 nước nói chung và nhân dân vùng biên Việt - Trung nói riêng.

Xét về góc độ lịch sử thì cuộc chiến bùng nổ 44 năm trước giống như một vết hằn, một cái hố ngăn cách quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cách tốt nhất là làm thế nào để “cái hố” ấy không bị đào sâu thêm, khoét rộng ra, để rồi mỗi khi đi qua trên cái cầu hữu nghị được bắc qua “cái hố” ấy vẫn nhìn thấy bài học đắt giá.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc đẩy mạnh hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can dự vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi là tất yếu. Không được lãng quên sự thật nhưng không nên dùng nó để khơi gợi, khoét sâu hận thù trong quá khứ.

Quan hệ ngày một phát triển hiện nay giữa Việt Nam với các cựu thù như Pháp, Nhật, Mỹ luôn cho chúng ta thấy rõ điều đó. Đó cũng là bài học lịch sử quý giá, là kinh nghiệm lịch sử thiết thực phục vụ cho đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp và khó lường


Cả ta và họ đều có thái độ ở mức phù hợp. Với họ đây là cuộc chiến có lợi nhưng đáng hổ thẹn. Nó cũng xổ toẹt toàn bộ ân tình họ đã có với ta mấy chục năm trước đó. Với ta là bài học đắt giá giúp xây dựng chiến lược NG sau này.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,692
Động cơ
187,598 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Từ mấy nghìn năm nay, ông cha ta chưa bao giờ mất cảnh giác với người láng giềng phương Bắc.
Có lúc hòa hoãn, có lúc nhượng bộ, nhưng khi cần thiết thì cũng đánh cho bọn giặc " phiến giáp bất hoàn" như bài hịch của vua Quang Trung.


Ðánh cho nó chích luân bất phản

Ðánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Ðánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ".
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top