[Funland] 17/2/1979 ngày mở đầu cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,856
Động cơ
365,820 Mã lực
Sáng sớm hôm nay - ngày 17 tháng 2, của năm 1979, một buổi sáng gió bấc và đầy sương mù như hôm nay, những người lính Việt, đang ưỡn ngực đánh chặn biên, tiêu diệt quân Trung Quốc xâm lược nước Việt Nam ta.
Chứng minh thư quân nhân của tôi, trong những tháng ngày của năm ấy.
Ảnh thẻ.jpg
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,869
Động cơ
4,113,329 Mã lực
Thời 8x có chuyện ngắn "người quét chợ mường Khương" về nhân vật Mã đại câu. Sau báo TNTP cũng chuyển thể thành chuyện tranh nhiều kỳ.
Truyện này cũng chuyển thể thành kịch nói được phát ở tiết mục Cảnh giác truyền thanh tối thứ bảy
Em nhớ mãi câu thoại: ở trên hang đá có nhiều con chuột, con dơi. Thịt con chuột cũng ngon như thit con dơi.

Nhớ là vì khi ấy mới biết dơi cũng ăn được :)
 

KingCobra 186

Đi bộ
Biển số
OF-869742
Ngày cấp bằng
15/10/24
Số km
1
Động cơ
0 Mã lực
Tuổi
47
Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 1979, người dân đang xem bản tin và bản đồ trên phố nói về diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung.
Tiếng Nga:
Карты на улицах Ханоя, показывающие военные операции в приграничных районах Социалистической Республики Вьетнам во время китайской агрессии.
-----------------------------
Ảnh của Vladimir Vyatkin, nhà báo Liên Xô.
sputnik-764222-preview-processed(lightpdf.com).jpg
Ngày 1/6/1979, thời gian này chắc chắn là không đúng rồi. 1/6 là đầu hè, nóng chảy mỡ rồi nhưng trong ảnh vẫn thấy mấy bác đội mũ cối vẫn áo đại cán, có bác cổ quấn khăn, xa xa trên phố vẫn có những người phụ nữ đội khăn len chùm đầu. Bức ảnh này chắc là chụp ngay trong tháng 2/79 chứ không phải tháng 6.
 
Chỉnh sửa cuối:

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,092
Động cơ
813,856 Mã lực
Nhanh thật, mấy chục năm đã trôi qua, nỗi đau vẫn còn, dấu ấn vẫn còn..
 

khongthuphi

Xe container
Biển số
OF-137546
Ngày cấp bằng
7/4/12
Số km
5,049
Động cơ
410,026 Mã lực
Nơi ở
Mọi miền Tổ quốc
Nhanh thật, mấy chục năm đã trôi qua, nỗi đau vẫn còn, dấu ấn vẫn còn..
Năm 2023 bọn em 8 thằng về thăm lại Vị Xuyên, được Tỉnh đội tiếp đón chu đáo, nhưng không được vào thăm chốt vì theo các đ/c tỉnh đội hiện nay vẫn còn nhiều bom mìn sót lại, chưa rà phá hết nên khá nguy hiểm.
Lò vôi thế kỷ đã phủ xanh cây lá, nhưng những nỗi đau xương máu của con dân Đại Việt vẫn còn mãi chưa nguôi.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,497
Động cơ
943,749 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,497
Động cơ
943,749 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,497
Động cơ
943,749 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cứ ngày 17/02 là nhà em lại làm mâm cơm cúng giỗ Chú ruột sinh năm 1960. Thông tin gia đình nhận được trên Giấy báo tử năm 1987 chỉ là Chú hy sinh tại Trùng Khánh, Cao Bằng năm 1979, đến giờ cũng không biết chính xác tại đâu, ngày tháng năm nào. Chắc thân thể chú đã hoà vào lòng đất mẹ với mãi mãi tuổi 19. Bà nội em vẫn đau đáu thương nhớ về người con trai đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay :(
Ông bà nội em có 4 người con trai đi bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ, có một chú hy sinh khi tròn 18t, giấy báo tử chỉ ghi: "Hy sinh năm 1972, tại mặt trận phía Nam". Nên ngày giỗ chú là ngày 27/7.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,869
Động cơ
4,113,329 Mã lực
Em oánh dấu tối xem.
Hồi mới có phim này, bọn anh chen nhau bẹp ruột ngoài rạp để có cặp vé vào xem
Đã thế còn xem vài lần, không biết bao nhiêu cái cúc áo ra đi để có cặp vé :)
 

AGAD

Xì hơi lốp
Biển số
OF-873567
Ngày cấp bằng
22/12/24
Số km
71
Động cơ
37,467 Mã lực
Tuổi
49
- Bàn luận chủ đề chính trị
- Ban nịckz 07 ngày; dừng đăng bài trong thớt
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
346
Động cơ
518,894 Mã lực
Từ năm 1979 đến năm 1989, dọc biên giới, hai bên dàn quân, hầu như ngày nào cũng nã pháo sang nhau.

Năm 1989 Trung Quốc ngừng bắn pháo vào mặt trận Vị Xuyên. Ngày 15/5/1989, kẻ địch bắt đầu nổ mìn phá công xưởng ở cao điểm 233 và một số nơi khác, bắt đầu rút quân. Cụ thể là từ 7h sáng ngày 15/5/1989, quân Trung Quốc cho nổ mìn đồng loạt phá bỏ hơn 20 căn hầm kiên cố ở một số điểm cao mà họ đang chiếm giữ trên lãnh thổ Việt Nam, thuộc tuyến biên giới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên, nay thuộc tỉnh Hà Giang. Cũng từ ngày đó, hai bên đã ngừng bắn trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Đến tháng 10/1989, Trung Quốc rút hết quân khỏi đất Việt Nam, kết thúc 5 năm lấn chiếm biên giới Vị Xuyên, 10 năm tấn công xâm lược Việt Nam (2/1979 – 10/1989).
Đến năm 1990, cuộc chiến mới thực sự kết thúc rồi bình thường hóa quan hệ hai nước vào năm 1991./.
Sau cuộc chiến kết thúc, Trung quốc vẫn còn chiếm giữ một xã hay vài ngọn núi gì của VN mà chưa trả cụ ạ. Trước em có đọc cuốn sách ghi chép lịch sử cuộc chiến Trung - Việt 1979.
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
21,385
Động cơ
4,952,634 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Gửi em cuối sông Hồng là bài thơ được nhà thơ Dương Soái sáng tác vào ngày 20.2.1979, khi cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra được 3 ngày.

Khi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra, nhà thơ Dương Soái đang là phóng viên của Đài Phát thanh Hoàng Liên Sơn. Ông được ban lãnh đạo đài cử lên mặt trận ngay trong tháng 2.1979. Tại nơi tạm nghỉ trong các trận đánh, ông đã được gặp các chiến sĩ và người dân vừa từ mặt trận trở về.

“Có người trở về sau trận đánh máu vẫn còn chảy ròng ròng ở vết thương. Người về trước, người về sau, nhưng trông thấy nhau là… khóc vì “tưởng mày chết rồi!”. Khi biết tôi là nhà báo, các chiến sĩ nói với tôi rằng: Anh là nhà báo, anh phải nói với mọi người rằng: Còn chúng em, thì còn biên giới. Đặc biệt, ngay sau đó, các chiến sĩ nhờ tôi gửi những lá thư của họ về gia đình", nhà thơ Dương Soái từng chia sẻ.

Người thì gửi những lá thư đã cho vào phong bì dán tem, người thì gửi lá thư vừa viết vội chưa kịp cho vào phong bì mà chỉ mới kịp gấp làm 3. Thậm chí, có người chỉ kịp xin nhà thơ Dương Soái một tờ giấy để ghi vội vài dòng ngắn ngủi nhắn nhủ cho người thân ở nhà biết họ vẫn đang bình yên hoặc đưa cho nhà thơ địa chỉ rồi nhờ đánh điện về nhà báo tin họ vẫn còn sống.

Giai đoạn đó, phóng viên đi đưa tin không có phương tiện gì để truyền về ngoài trực tiếp về cơ quan. Vì vậy, sau khi thu đầy các cuốn băng về các mẩu chuyện – câu chuyện chiến đấu thì nhà thơ Dương Soái trở về phố Lu (Lào Cai). Thời điểm đó, người ta dồn tất cả các loại tàu lại để chở những người sơ tán từ biên giới vào sâu trong nội địa.

Trong lúc ngồi chờ đoàn tàu tiếp theo ở ga phố Lu, nhà thơ mới có thời gian lần giở những lá thư mà người nơi chiến trận gửi. Hoá ra, trong những lá thư đó, đa phần là địa chỉ ở Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Vĩnh Phú, Hải Hưng… tức toàn những cái tên ở phía cuối sông Hồng.

Ngồi bệt xuống sân ga, Dương Soái đã viết bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong vòng đúng 2 tiếng đồng hồ. Vừa viết, nước mắt ông vừa giàn giụa chảy.

Gửi em ở cuối sông Hồng

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết là em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc là em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ ngọn nguồn sông

Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù cuồng điên bắn vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông yên ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong

Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông ngàn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Lào Cai, 20.2.1979


Bài thơ sau đó được Hội Văn học nghệ thuật Hoàng Liên Sơn in, sau đó báo Văn nghệ in.

Năm 1980, nhạc sĩ Thuận Yến tình cờ đọc được bài “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Ông đã phổ nhạc cho bài thơ, trở thành bài hát nổi tiếng.

 

Pigwalk

Xe container
Biển số
OF-29871
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
8,491
Động cơ
1,432,144 Mã lực
Em vẫn còn nhớ cái hầm đào ở góc vườn nhà em. May mà chưa phải dùng đến nó. Hà Nội đã có thời điểm như thế đấy, vẫn nhớ.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,497
Động cơ
943,749 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hồi mới có phim này, bọn anh chen nhau bẹp ruột ngoài rạp để có cặp vé vào xem
Đã thế còn xem vài lần, không biết bao nhiêu cái cúc áo ra đi để có cặp vé :)
Em giật cả mềnh, tưởng anh bật cúc ai =))
 

Đông Gioăng

Xe tăng
Biển số
OF-834575
Ngày cấp bằng
28/5/23
Số km
1,360
Động cơ
95,953 Mã lực
Ngày 17/2 là ngày kỷ niệm cuộc chiến tranh chống quân Nguyên Mông hả các bác?
Em vừa xem trên thời sự mà chẳng hiểu nói cuộc chiến nào, bên ta chống bên nào. Chỉ thấy nói là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc.
Hậu duệ bọn Nguyên Mông Mãn Châu Hán Choang v.v... các thức giao cấu tả pí lù
Nó giàu, mạnh, lại có tính côn đồ. Ta đưa lên thời sự 19h là cũng có cố gắng rồi cụ.
 

YarisVerso

Xe buýt
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
514
Động cơ
307,780 Mã lực
Về đề tài chiến tranh Biên giới 1979, Phim Đất Mẹ là bộ phim đáng xem, ko rõ có phải bộ phim cụ nói tới.

Phim này và phim Thị xã trong tầm tay hồi đầu những năm 198x chiếu liên tục ở rạp, ở bãi chiếu bóng và sau là trên vô tuyến.
Em ấn tượng với cụ diễn viên Nhật Đức đóng vai viên chỉ huy Tàu, đầu húi cua, sáng ra tập võ tấn tiếc các kiểu. Rồi có đoạn thằng lính Tàu phạm kỷ luật bị chôn trong hố thò mỗi cái cổ lên, đồng đội đi vòng chung quanh chĩa quyển sách đỏ vào và hô "mày không xứng đáng với Mao chủ tịch!".
Về phía quân mình thì nhớ cảnh địch nó tràn lên đông quá thế là bật chốt. Bộ đội chạy khỏi chiến hào về phía sau thì có người chỉ huy đứng chặn lại, quát mấy câu rồi bộ đội lấy lại tinh thần quay trở lại đánh địch bật xuống. Cảnh xúc động em không nhớ có phải trong phim này không là 2 anh em cõng nhau bị lính tàu nó đâm bằng lê (hay là bắn, hơn 30 năm rồi em cũng không nhớ chính xác).
 

khanhcfc

Xe tải
Biển số
OF-13272
Ngày cấp bằng
18/2/08
Số km
221
Động cơ
530,933 Mã lực
Em sinh đầu 8x, lúc hiểu chuyện vẫn mang máng là các cụ nhà ta đuổi hết bọn TQ về. Thôi cũng mừng lớn lên ở tỉnh có BG mà ko phải gặp bất kỳ thằng nào đại loại lai cả. Miền bắc nhà ta các cụ nhà mình đuổi sạch đó.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,843
Động cơ
803,550 Mã lực
- Cảnh cáo: không bàn luận về chủ để chính trị
- Cấm đăng bài trong thớt
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,434
Động cơ
553,003 Mã lực
Ngày 17/2 là ngày kỷ niệm cuộc chiến tranh chống quân Nguyên Mông hả các bác?
Em vừa xem trên thời sự mà chẳng hiểu nói cuộc chiến nào, bên ta chống bên nào. Chỉ thấy nói là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc.
Có lẽ cụ đùa về lịch sử. Cái ngày đó cả nước lòng người như lửa đốt.
 

YarisVerso

Xe buýt
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
514
Động cơ
307,780 Mã lực
Ngày 17/2 là ngày kỷ niệm cuộc chiến tranh chống quân Nguyên Mông hả các bác?
Em vừa xem trên thời sự mà chẳng hiểu nói cuộc chiến nào, bên ta chống bên nào. Chỉ thấy nói là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc.
Bác chịu khó đọc báo thì thấy báo chí chính thống năm nay nhắc tên Trung Quốc nhiều hơn nhiều so với cách đây 10 năm.
Ví dụ như ở đây:

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top