[Funland] 1 cháu bé đã tử vong trong vụ ngộ độc thực phẩm ở trường học tại Nha trang

TamAn7810

Xe tăng
Biển số
OF-626975
Ngày cấp bằng
26/3/19
Số km
1,384
Động cơ
127,331 Mã lực
Tử vong như vậy thì hình sự phải vào cuộc r .
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,280
Động cơ
898,129 Mã lực
...
Tóm lại thì việc chẩn đoán điều trị cụ cứ để BS bọn em, thà rằng cụ ở ngoài ngồi im còn hơn nghe hơi nồi chõ rồi đứng ngoài chỉ tay 5 ngón. Cụ cũng bảo bà cô của cụ làm vi sinh thì ngồi đó làm vi sinh đi, biết gì về điều trị mà đổ tội, đổ vấy.

Khoa học từ nghiên cứu thực chứng mới ra được guideline, hướng dẫn. Rảnh đâu mà BS bọn em phải nghe truyền mồm nửa vời từ ai đó.
Nghe hơi, ngồi chõ!
Tranh luận với bác mới chỉ từ tối qua thôi. Còn tụi em mất mấy năm, không chỉ mất nhiều công mà còn thiệt hại rất nhiều!
Cuối cùng phải cho ông kỹ thuật viên chính nghỉ việc và 1 cô từng là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nữa. Nhưng tụi em sản xuất, nên giá phải trả cho sai lầm là tiền. Tất nhiên họ có kiến thức của họ, giống như bác thôi, không thể tin là lại như vậy, nên tất nhiên sẽ bảo vệ ý kiến của họ. Còn bản thân em chẳng dại gì mang tiền của mình để chứng minh điều cảm thấy chẳng đúng.
Giống như sal với người, con clos với tụi em gây rất nhiều tổn thất, còn sal thì tụi em sống chung vì nó là con cơ hội, chỉ khi mình yếu nó mới thể hiện, còn bình thường thì sống chung (tuy không phải là cộng sinh).
Thực ra tụi em không có khái niệm về ngộ độc thực phẩm như ở người, mà con clos cũng là 1 dạng cơ hội. Mọi thay đổi sẽ kích nó hoạt động mạnh. Mà nguy hiểm chính của nó tạo ra cho tụi em lại là chứng thối ruột hoại tử (tức là cái nội độc tố này).
Khi thấy triệu chứng nhẹ thì cũng như người không cần kháng sinh, mà chỉ tăng cường một số biện pháp tăng sức khỏe, năng hơn một chút cũng chỉ 1 số kháng sinh kìm khuẩn hoặc thậm chí probiotic cũng đủ. Nhưng nặng thì phải kháng sinh.
Khái niệm kháng sinh nặng của tụi em là từ kháng sinh đồ để biết kháng sinh sát khuẩn hiệu quả nhất, chứ không chỉ là liều dùng cao.
Nhưng khi bị nặng mà dùng theo cách "truyền thống đánh kháng sinh", liều cao ngay từ lần đầu thì thảm họa.
Tụi em đã từng mời cả chuyên gia mũi lõ, họ rất hiểu điều này nên mang đến loại rất nhẹ là bacitracin, giá cực đắt, nhưng không được.
Chuyện này cách đây hơn chục năm rồi. Thực ra vẫn còn mất công để tìm được liệu trình sao cho tụi clos giảm bớt dần để sau đó sử dụng được kháng sinh đúng liều!
 
Chỉnh sửa cuối:

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Nghe hơi, ngồi chõ!
Tranh luận với bác mới chỉ từ tối qua thôi. Còn tụi em mất mấy năm, không chỉ mất nhiều công mà còn thiệt hại rất nhiều!
Cuối cùng phải cho ông kỹ thuật viên chính nghỉ việc và 1 cô từng là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nữa. Nhưng tụi em sản xuất, nên giá phải trả cho sai lầm là tiền. Tất nhiên họ có kiến thức của họ, giống như bác thôi, không thể tin là lại như vậy, nên tất nhiên sẽ bảo vệ ý kiến của họ. Còn bản thân em chẳng dại gì mang tiền của mình để chứng minh điều cảm thấy chẳng đúng.
Giống như sal với người, con clos với tụi em gây rất nhiều tổn thất, còn sal thì tụi em sống chung vì nó là con cơ hội, chỉ khi mình yếu nó mới thể hiện, còn bình thường thì sống chung (tuy không phải là cộng sinh).
Thực ra tụi em không có khái niệm về ngộ độc thực phẩm như ở người, mà con clos cũng là 1 dạng cơ hội. Mọi thay đổi sẽ kích nó hoạt động mạnh. Mà nguy hiểm chính của nó tạo ra cho tụi em lại là chứng thối ruột hoại tử (tức là cái nội độc tố này).
Khi thấy triệu chứng nhẹ thì cũng như người không cần kháng sinh, mà chỉ tăng cường một số biện pháp tăng sức khỏe, năng hơn một chút cũng chỉ 1 số kháng sinh kìm khuẩn hoặc thậm chí probiotic cũng đủ. Nhưng nặng thì phải kháng sinh.
Khái niệm kháng sinh nặng của tụi em là từ kháng sinh đồ để biết kháng sinh sát khuẩn hiệu quả nhất, chứ không chỉ là liều dùng cao.
Nhưng khi bị nặng mà dùng theo cách "truyền thống đánh kháng sinh", liều cao ngay từ lần đầu thì thảm họa.
Tụi em đã từng mời cả chuyên gia mũi lõ, họ rất hiểu điều này nên mang đến loại rất nhẹ là bacitracin, giá cực đắt, nhưng không được.
Chuyện này cách đây hơn chục năm rồi. Thực ra vẫn còn mất công để tìm được liệu trình sao cho tụi clos giảm bớt dần để sau đó sử dụng được kháng sinh đúng liều!
Em chẳng cần biết kinh nghiệm của cụ trong sản xuất nó như thế nào, nhưng cụ đem áp mớ kinh nghiệm này vào cho người là sai, mà áp vào để đổ tội BS dùng KS liều cao gây chết người lại là càng sai nữa.

""Nhưng khi bị nặng mà dùng theo cách "truyền thống đánh kháng sinh", liều cao ngay từ lần đầu thì thảm họa.""

Cụ đừng đem cách quản lý bệnh ở con vật đem đi áp dụng vào con người. Con người không phải là loài sống vô tri bị nuôi nhốt cho gì ăn nấy chuồng nào con nấy như con vật

VIêm ruột hoại tử do Clostridia perfringens là một bênh khác không phải ngộ độc thực phẩm do C.perfingenes, người mắc bệnh này là họ phải hội đủ yếu tố nguy cơ như suy giảm miễn dịch, chế độ ăn kiêng, ăn khoai lang, nhịn ăn/ ăn kiêng kéo dài/ mất protein chứ không phải cứ hễ nhiễm c.perfringen là viêm ruột hoại tử.

Và một điều quan trọng là viêm ruột hoại tử liên quan tới Beta-toxin (CPB) chứ không phải CPE như cụ nói.
Beta-toxin nấu lên là bị bất hoạt, con người ăn đồ chín chứ không phải ăn đồ sống như con vật. Cho nên viêm ruột hoại tử do C.Perfringens ko phải là vấn đề lớn, bệnh phổ biến đối với con người

Điều trị đầu tay của viêm ruột hoại tử do Clostridia Perfringens phải là đánh kháng sinh mạnh, ngay lập tức không chờ kháng sinh đồ vì bệnh diễn tiến tử vong trong 24h thậm chí ngày xưa họ còn đổ thẳng Vancomycin là kháng sinh cực mạnh vốn chỉ dùng đường tiêm để điều trị chủng khuẩn kháng thuốc, vào đường uống để điều trị chứ chẳng có cái gì là hạn chế kháng sinh ở đây hết.

Chục năm kinh nghiệm mà vẫn đi đổ viêm ruột hoại tử do độc tính Enterotoxin thì cái kinh nghiệm chục năm đó của cụ chả là cái đếch gì hết.

Cách quản lý bệnh của con vật khác con người khác. Con người chẳng có cái gọi là tỷ lệ tử vong cho phép như nuôi con vật mà cụ mang cái tư duy ấy vào.
 
Chỉnh sửa cuối:

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
2,817
Động cơ
332,382 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Ăn uống chợ cóc cũng nhiều ng bị ngộ độc, chẳng qua ko lên báo, ai bị thì nghĩ xui fai chịu. Chứ mà ai cũng bị, ăn đâu cũng ngộ độc hết có mà toang cụ ah
Chả phải , bản chất đồ ăn nó lành , nguồn cơn là như cụ dưới
Chợ cóc nào bán gỏi làm từ gà đông lạnh. Có vi khuẩn là 1 chuyện nhưng có lẽ thời gian ủ lạnh hàng tháng cũng rất quan trọng để nó sinh sôi. Bên Tây nó thống kê là gà, gà Tây chiếm tỉ lệ rất cao món salmonella này.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,280
Động cơ
898,129 Mã lực
..., ăn khoai lang, nhịn ăn/ ăn kiêng kéo dài/ mất protein chứ không phải cứ hễ nhiễm c.perfringen là viêm ruột hoại tử.
Và một điều quan trọng là viêm ruột hoại tử liên quan tới Beta-toxin (CPB) chứ không phải CPE như cụ nói.
...
Bác mới chỉ biết đến khoai lang!
Ngài khoai lang con clos này còn thích lúa mạch, hay các thể loại thức ăn có độ dính nhớt,...
Còn cái toxin CPB bác kể cũng đã được chứng minh chỉ tác dụng với thể loại tế bào chứa CD31 (như tế bào endothelial).
Thực là bác đúng khi viết là em nghe hơi, ngồi chõ. Hơi - chõ của em thường là 2 đến 3 chục cuộc hội thảo hàng năm về mấy cái thứ này (trước cô vít, còn từ hết cô vít chỉ được tham gia có 2, bỏ 1 vì bận). Chuyên gia đến thường là giảng viên các đại học ở châu Âu hay Bắc Mỹ hoặc chuyên gia về mấy cái thứ này ở khu vực. Mấy điều em viết này là nhờ qua họ bật mí, chứ chẳng thể nghĩ ra được. Nhiều điều khi nói lại với mấy ông anh ở trường các ông ấy cũng ngạc nhiên,...
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Bác mới chỉ biết đến khoai lang!
Ngài khoai lang con clos này còn thích lúa mạch, hay các thể loại thức ăn có độ dính nhớt,...
Còn cái toxin CPB bác kể cũng đã được chứng minh chỉ tác dụng với thể loại tế bào chứa CD31 (như tế bào endothelial).
Thực là bác đúng khi viết là em nghe hơi, ngồi chõ. Hơi - chõ của em thường là 2 đến 3 chục cuộc hội thảo hàng năm về mấy cái thứ này (trước cô vít, còn từ hết cô vít chỉ được tham gia có 2, bỏ 1 vì bận). Chuyên gia đến thường là giảng viên các đại học ở châu Âu hay Bắc Mỹ hoặc chuyên gia về mấy cái thứ này ở khu vực. Mấy điều em viết này là nhờ qua họ bật mí, chứ chẳng thể nghĩ ra được. Nhiều điều khi nói lại với mấy ông anh ở trường các ông ấy cũng ngạc nhiên,...
Bởi vì khoai lang có chứa chất anti trypsin hay là chất ức chế cái men tiêu hoá này trong ruột tạo điều kiện cho clostridium bám vào, chứ chả phải dính nhớt gì ở đây thưa cụ.

Tóm lại chuyên môn của cụ là nuôi con vật thì cụ cứ đi nuôi con vật, đừng có đem mớ kinh nghiệm đó xách mé qua cho con người. Cụ chả là cái đinh gì trong làng điều trị bệnh con người hết.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,280
Động cơ
898,129 Mã lực
Chắc animal model chưa bao giờ tồn tại với ngành y.
Cần thử nghiệm gì thì lôi người ra!
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Chắc animal model chưa bao giờ tồn tại với ngành y.
Cần thử nghiệm gì thì lôi người ra!
Không thiếu lý thuyết bệnh tật trên con vật không áp dụng được cho con người.

Bác sĩ thú y không có quyền điều trị bệnh cho con người.

Người làm chăn nuôi lại càng không có cái đặc quyền ấy.

Em nói thẳng, cụ khỏi phải tự ái. Biết bao lý luận cụ đưa lên khác hẳn với cách áp dụng trên con người rồi.

Cụ đem mớ kinh nghiệm nuôi con vật của mình lên đổ vấy cho BS dùng kháng sinh làm chết người nhà cụ, rồi cụ có thấy áy náy không???

Tại sao phải áp dụng animal model trong khi con người đã có guideline hướng dẫn điều trị bệnh đầy đủ? Con vật nằm ở đâu trong cái quá trình nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện, phản biện để tạo nên cái guideline hướng dẫn đầy đủ đó?
 
Chỉnh sửa cuối:

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Người có nghề chỉ ngồi cười mỉm nghe đám ngoại đạo bi bô, lắp bắp.
Vui ra phết mà cụ :))
Em bực là vì cụ ấy đổ vấy cho BS dùng ks không đúng như kinh nghiệm chăn nuôi cụ ấy có, gây nên cái chết của người nhà cụ ấy.

Em nghĩ là cụ cũng có những trải nghiệm ức chế khi giao thiệp với BN có cùng mindset như thế này. Chán lắm cụ ạ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,280
Động cơ
898,129 Mã lực
Bởi vì khoai lang có chứa chất anti trypsin hay là chất ức chế cái men tiêu hoá này trong ruột tạo điều kiện cho clostridium bám vào, chứ chả phải dính nhớt gì ở đây thưa cụ.
...
Không phải chỉ mỗi cái anti trypsin trong khoai lang này mới ức chế được trypsin, để con clos này phát triển.
Kiến thức giới hạn của các bác sỹ như bác mới bắt người ta cần làm thêm rất nhiều thử nghiệm để chứng minh!
 

phuongmit

Xe cút kít
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
19,825
Động cơ
2,442,191 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có kết luận nguyên nhân rồi, cụ nào có nghề diễn giải kiểu tránh ăn thực phẩm nào, bảo quản chế biến ra sao để ngăn chặn, hạn chế, giảm thiểu vụ tương tự k. Các cụ nói chiện chuyên môn bọn e đọc k có hiểu :))
 

Grandtouring

Xe điện
Biển số
OF-34040
Ngày cấp bằng
26/4/09
Số km
4,566
Động cơ
460,400 Mã lực
Em cũng thấy ngon nhưng có vẻ ko đủ cho 6 người. Mình e táng được 1/3 chỗ đó. Mâm này 4 lao động nam vẫn “lưng bụng” thôi!
Mâm này thì mình ông anh zai em, 53 tuổi, ăn một bữa hết bay. Ông ấy khỏe, làm thợ nên ăn khỏe lắm.
 

Xã viên

Xe tải
Biển số
OF-593558
Ngày cấp bằng
6/10/18
Số km
486
Động cơ
137,280 Mã lực
Tài nhể , chợ cóc bán đồ ăn ầm ỹ chả thấy chết chết ngay cơ sở kd , tài đến thế là cùng
Liệu có sự cạnh tranh bẩn để tranh xuất cung cấp dịch vụ ăn uống không ?
chắc không phải do thịt gà vì số lượng hàng chục con gà trong bữa này, không phải con nào cũng nhiễm khuẩn.
xôi hay cơm cũng vậy, phải nấu từ nhiều nồi.
Thứ duy nhất dùng chung là nước sốt hoặc canh.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,000
Động cơ
219,990 Mã lực
Liệu có sự cạnh tranh bẩn để tranh xuất cung cấp dịch vụ ăn uống không ?
chắc không phải do thịt gà vì số lượng hàng chục con gà trong bữa này, không phải con nào cũng nhiễm khuẩn.
xôi hay cơm cũng vậy, phải nấu từ nhiều nồi.
Thứ duy nhất dùng chung là nước sốt hoặc canh.
Trên báo nói rồi, do món cánh gà chiên. Gà thì có thể vài con nhiễm tự nhiên nhưng có lẽ nuôi theo lô, đông lạnh theo lô, rồi lúc lấy ra chế biến cũng để chung.
 

Cụ Kéo

Xe ba gác
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
22,150
Động cơ
586,865 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Trên báo nói rồi, do món cánh gà chiên. Gà thì có thể vài con nhiễm tự nhiên nhưng có lẽ nuôi theo lô, đông lạnh theo lô, rồi lúc lấy ra chế biến cũng để chung.
chiên này nhiệt độ rất cao mà vi khuẩn ko chết nhỉ :(
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,267
Động cơ
350,907 Mã lực
chiên này nhiệt độ rất cao mà vi khuẩn ko chết nhỉ :(
Chiên vậy thôi chứ khó chín miếng thịt dầy như gà lắm. Hơn nữa, gà ở đây lại tẩm bột nữa nên bên trong càng khó chín.

Thông thường mấy món này người ta sẽ cần chần, luộc sơ qua thịt cho (gần) chín đã rồi mới tẩm bột chiên.

Thực tế thì trong vụ này món gà rán mới bị dính chứ không thấy nói món gà xé trộn, em đoán do gà xé được luộc nên chín kỹ hơn là món chiên chứ gà thì chắc cùng nguồn thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,267
Động cơ
350,907 Mã lực
Kết quả của viện Pasteur đây, đúng như em và vài cụ dự đoán là do gà, cụ thể là món gà chiên (chứ gà xé trộn lại không bị). Vấn đề có vẻ phức tạp hơn vì tìm thấy thêm hai loại vi khuẩn nữa là Bacillus cereus và E. Coli. Em lại phải gg thêm xem hai dòng vi khuẩn này thế nào đã :D

Kết quả kiểm nghiệm các mẫu thức ăn tại trường Ischool Nha Trang, nơi xảy ra vụ ngộ độc khiến hơn 600 học sinh nhập viện, cho thấy món cánh gà chiên bị nhiễm khuẩn.

Chiều 22/11, kết luận trên được Viện Pasteur Nha Trang đưa ra sau quá trình xét nghiệm kéo dài nhiều ngày, đối với 8 mẫu thực phẩm liên quan đến vụ ngộ độc.

Kết quả cho thấy vi khuẩn Salmonella, Bacillus cereus và E. Coli có trong mẫu cánh gà chiên. Ngoài ra, vi khuẩn Bacillus cereus còn có trong mẫu nước mắm. Đây là chủng sinh độc tố ly giải hồng cầu và độc tố ruột không lý giải hồng cầu. Bacillus cereus phân bố nhiều trong tự nhiên, nhiễm vào các loại thức ăn qua đêm hay trữ lạnh lâu, gây ngộ độc thực phẩm.
 

phuongmit

Xe cút kít
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
19,825
Động cơ
2,442,191 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chiên vậy thôi chứ khó chín miếng thịt dầy như gà lắm. Hơn nữa, gà ở đây lại tẩm bột nữa nên bên trong càng khó chín.

Thông thường mấy món này người ta sẽ cần chần, luộc sơ qua thịt cho (gần) chín đã rồi mới tẩm bột chiên.
Chần, luộc sơ đối với trường hợp rã đông ẩu thôi cụ. Còn rã đông chuẩn, mềm như thường thì tẩm bột chiên rán đúng kĩ thuật sẽ chín đều từ trong ra ngoài
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Em bực là vì cụ ấy đổ vấy cho BS dùng ks không đúng như kinh nghiệm chăn nuôi cụ ấy có, gây nên cái chết của người nhà cụ ấy.

Em nghĩ là cụ cũng có những trải nghiệm ức chế khi giao thiệp với BN có cùng mindset như thế này. Chán lắm cụ ạ.
Em thâm niên hành nghề Y hơn 30 năm nên em hiểu cụ lắm :(
Thôi ta chia sẽ cùng nhau.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top