[Funland] Nóng: tai nạn máy bay hàn quôc

kienbinh

Xe điện
Biển số
OF-40327
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
4,438
Động cơ
480,268 Mã lực
Bay từ Thái Lan về Hàn Quốc thì cũng không còn nhiều nhiên liệu đâu ạ.
lượng nhiên liệu khi đến MUAN đủ cho cụ bay và hạ cánh ở sân bay dự bị, cỡ cũng phải vài tấn nhiên liệu đấy ạ. Máy bay hạ cánh ở Nội Bài mà gặp thời tiết xấu có thể bay lòng vòng trên trời và quay vào ĐN nếu ko thể đáp được.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,737
Động cơ
615,831 Mã lực
Tuổi
40
lượng nhiên liệu khi đến MUAN đủ cho cụ bay và hạ cánh ở sân bay dự bị, cỡ cũng phải vài tấn nhiên liệu đấy ạ. Máy bay hạ cánh ở Nội Bài mà gặp thời tiết xấu có thể bay lòng vòng trên trời và quay vào ĐN nếu ko thể đáp được.
Sân bay dự phòng cũng cách không xa đâu.
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,329
Động cơ
562,084 Mã lực
Tai nạn hàng không dễ gây sốc từ số người chết cho đến hình ảnh hiện trường. Chúng cũng được báo chí truyền hình đăng tải, bình luận nhiều hơn so với tai nạn của các loại giao thông khác. Nhiều người dân sau đó thường thì nghi ngờ về mức độ an toàn của việc đi máy bay và tự nhủ: thôi đi ôtô, tàu hỏa thôi, sợ máy bay rồi. Nhưng máy bay luôn luôn là phương tiện giao thông an toàn nhất!
Về thống kê thì xác suất gặp nạn khi đi máy bay ít hơn đi ô tô khoảng 200 lần, vì thế các cụ cứ..yên tâm phi máy bay. Nhưng tai nạn thì ko thể tránh tuyệt đối đc, vì rủi ro đến từ yếu tố con người hay ngoại cảnh, không ai nói trước được điều gì cả ở mặt đất và trên trời. Mỗi lần bị tai nạn lại là 1 lần để người ta nhìn nhận đánh giá lại quy trình quy phạm và hoàn thiện hơn.
Cái gì mà đang diễn ra như là rất an toàn, nghĩa là đang tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố!
 

Laminar

Xe hơi
Biển số
OF-834783
Ngày cấp bằng
1/6/23
Số km
164
Động cơ
13,908 Mã lực
Đã có video xác nhận máy bay hạ được càng ở mũi còn phần thân thì ko thấy rõ (giây 0:49), nói chung lúc hạ cánh xui cái trúng chim, phi công theo qui trình bay lên lấy thời gian xử lý nhưng va tiếp chim lần nữa ở động cơ còn lại, thế là tèo luôn cả 2 động cơ, phần còn lại đã cố gắng xử lý như anh Sully rồi nhưng tiếc là xử lý hơi nửa vời (ko hạ càng = thủ công, ko hạ cánh tà, hạ cánh ở gần 1/3 đường bay với tốc độ khá cao nên ko biết muốn hạ hay muốn bay tiếp).
 

kienbinh

Xe điện
Biển số
OF-40327
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
4,438
Động cơ
480,268 Mã lực
Sân bay dự phòng cũng cách không xa đâu.
Theo em tìm hiểu, trước khi tiếp cận ở độ cao 1000ft so vs sân bay. Pc phải hoàn thành landing checklist, có nghĩa là lúc này càng đáp phải vào đúng vị trí. Khoảng thời gian từ độ cao 1000ft đến khi chạm mặt đường băng cỡ tầm 3'. Như vậy khi phát hiện lỗi càng đáp pc phải quyết định hủy hạ cánh và tăng tốc bay vòng lại để hạ càng đáp lại. Nhưng trong vid em thấy càng ko mở và dữ liệu flight radar thì mb ko hề bay vòng lại. Theo em có 2 giả thiết:
- Giả thiết 1 pc hạ càng đáp nhưng ko kiểm tra lại càng đã vào vị trí chưa, đến khi phát hiện ra sự cố thì ngay lập tức va phải chim khiến mb ko đủ độ cao để thực hiện go around => lỗi pc.
- Giả thiết 2 mb đã đủ điều kiện hạ cánh ở độ cao 1000ft. Tuy nhiên khi tiếp cận đường băng, mb va phải chim, pc quyết định hủy hạ cánh thực hiện thu càng đáp và tăng tốc động cơ nhưng ở độ cao quá thấp ko đủ để mb lấy lại độ cao. Em nghiêng về giả thiết này hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tào Khang

Xe hơi
Biển số
OF-807614
Ngày cấp bằng
9/3/22
Số km
106
Động cơ
6,026 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thảm quá nhỉ hạ tiếp đất bằng bụng thì cũng nguy hiểm quá
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
9,004
Động cơ
211,265 Mã lực
Tuổi
50
độ cao này đủ để pc phát hiện, xử lý sự cố càng đáp ạ.
Vâng, với điều kiện không có những rủi ro khác. Còn đây là combo nhiều yếu tố bất lợi xảy ra cùng một lúc, có thể cả nguyên nhân do phi công non, xử lý kém, tâm lý... như nhiều cụ đã phân tích ở trên.

Nói như cụ là lý thuyết trong điều kiện các yếu tố khác thuận lợi, trong khi thực tế tai nạn đã xảy ra rồi, nên cụ không thể áp đặt suy nghĩ của cụ thế được. Cũng như lý thuyết khi lái xe gặp chướng ngại vật thì phải phanh, tại sao vẫn đầy vụ đạp vào ga?
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
9,004
Động cơ
211,265 Mã lực
Tuổi
50
Kiểu đang hạ cánh bị sự cố, xong lại ăn phát đạn cụ nhỉ. Tình huống này thì chiến đấu cơ cũng chỉ bung dù chứ hết cứu.

Có góc quay khác nhìn như máy bay rơi chứ ko phải hạ cánh, phi công tiếp đất đc góc đó khả năng cũng cao thủ đấy ạ.
Bung dù cũng phải đủ độ cao an toàn ấy ạ.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
9,004
Động cơ
211,265 Mã lực
Tuổi
50
Tai nạn hàng không dễ gây sốc từ số người chết cho đến hình ảnh hiện trường. Chúng cũng được báo chí truyền hình đăng tải, bình luận nhiều hơn so với tai nạn của các loại giao thông khác. Nhiều người dân sau đó thường thì nghi ngờ về mức độ an toàn của việc đi máy bay và tự nhủ: thôi đi ôtô, tàu hỏa thôi, sợ máy bay rồi. Nhưng máy bay luôn luôn là phương tiện giao thông an toàn nhất!
Về thống kê thì xác suất gặp nạn khi đi máy bay ít hơn đi ô tô khoảng 200 lần, vì thế các cụ cứ..yên tâm phi máy bay. Nhưng tai nạn thì ko thể tránh tuyệt đối đc, vì rủi ro đến từ yếu tố con người hay ngoại cảnh, không ai nói trước được điều gì cả ở mặt đất và trên trời. Mỗi lần bị tai nạn lại là 1 lần để người ta nhìn nhận đánh giá lại quy trình quy phạm và hoàn thiện hơn.
Cái gì mà đang diễn ra như là rất an toàn, nghĩa là đang tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố!
Nói một cách trung thực, dễ hiểu thì như này cụ ạ:
- Xác xuất xảy ra 1 vụ tai nạn hàng không thấp hơn nhiều so với các phương tiện giao thông khác.
- Nhưng nếu tai nạn hàng không xảy ra, thì tỉ lệ sống sót cũng thấp hơn nhiều so với các phương tiện giao thông khác.
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,329
Động cơ
562,084 Mã lực
Nói một cách trung thực, dễ hiểu thì như này cụ ạ:
- Xác xuất xảy ra 1 vụ tai nạn hàng không thấp hơn nhiều so với các phương tiện giao thông khác.
- Nhưng nếu tai nạn hàng không xảy ra, thì tỉ lệ sống sót cũng thấp hơn nhiều so với các phương tiện giao thông khác.
Chuyện sống sót cũng lại là 50/50 cụ ạ. Nếu hồi phục như cũ thì tốt, chứ lại ngồi xe lăn hay tệ hơn là liệt nửa người, cá nhân em thì chọn đi luôn cho lành!
 

kienbinh

Xe điện
Biển số
OF-40327
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
4,438
Động cơ
480,268 Mã lực
Vâng, với điều kiện không có những rủi ro khác. Còn đây là combo nhiều yếu tố bất lợi xảy ra cùng một lúc, có thể cả nguyên nhân do phi công non, xử lý kém, tâm lý... như nhiều cụ đã phân tích ở trên.

Nói như cụ là lý thuyết trong điều kiện các yếu tố khác thuận lợi, trong khi thực tế tai nạn đã xảy ra rồi, nên cụ không thể áp đặt suy nghĩ của cụ thế được. Cũng như lý thuyết khi lái xe gặp chướng ngại vật thì phải phanh, tại sao vẫn đầy vụ đạp vào ga?
cụ xem series air crash investigation sẽ thấy họ điều tra các vụ tai nạn kỹ lưỡng ntn. Họ ko chỉ điều tra nguyên nhân trực tiếp mà còn điều tra các lỗi gián tiếp bao gồm cả phi công để điều chỉnh quy trình huấn luyện đấy ạ. Đặt giả thiết pc xử lý nt đã đúng chưa, thậm chí họ còn mới các pc kỳ cựu lái chuyến bay mô phỏng y hệt vụ tn để xem quy trình đào tạo mới có tránh được tai nạn ko
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
9,004
Động cơ
211,265 Mã lực
Tuổi
50
Chuyện sống sót cũng lại là 50/50 cụ ạ. Nếu hồi phục như cũ thì tốt, chứ lại ngồi xe lăn hay tệ hơn là liệt nửa người, cá nhân em thì chọn đi luôn cho lành!
Đấy là tùy quan điểm mỗi người. Còn góc độ khoa học chỉ xét tỷ lệ sống sót thôi ạ. Cứ sống được đã rồi tính. Ví dụ còn việc gì chưa giải quyết còn xử lý được, chứ bùm một cái không kịp trăng trối vàng bạc kim cương mật khẩu con riêng các thứ...
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
9,004
Động cơ
211,265 Mã lực
Tuổi
50
cụ xem series air crash investigation sẽ thấy họ điều tra các vụ tai nạn kỹ lưỡng ntn. Họ ko chỉ điều tra nguyên nhân trực tiếp mà còn điều tra các lỗi gián tiếp bao gồm cả phi công để điều chỉnh quy trình huấn luyện đấy ạ. Đặt giả thiết pc xử lý nt đã đúng chưa, thậm chí họ còn mới các pc kỳ cựu lái chuyến bay mô phỏng y hệt vụ tn để xem quy trình đào tạo mới có tránh được tai nạn ko
Thì tất nhiên rồi cụ. Nhưng cũng có những câu hỏi không thể giải đáp được đấy ạ.
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,128
Động cơ
654,927 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tóm lại là vẫn kiểu Châu Á, đến lúc ăn đòn mới đi điều tra với điều mẹ. Mà bọn này nó đang thỉnh thoảng lại như chiến tranh với Triều Tiên nên khả năng hàng rào sân bay làm rõ kiên cố. Chết nhiều là vì thế.
Nếu đây là kiểu Châu Á thì chắc đã không có vụ 737 MAX rồi cụ :))) ở đâu trên Trái Đất này mà không thực hiện điều tra sau sự cố hả cụ :)) trước khi có sự cố thì điều tra cái gì ???
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,128
Động cơ
654,927 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tai nạn hàng không dễ gây sốc từ số người chết cho đến hình ảnh hiện trường. Chúng cũng được báo chí truyền hình đăng tải, bình luận nhiều hơn so với tai nạn của các loại giao thông khác. Nhiều người dân sau đó thường thì nghi ngờ về mức độ an toàn của việc đi máy bay và tự nhủ: thôi đi ôtô, tàu hỏa thôi, sợ máy bay rồi. Nhưng máy bay luôn luôn là phương tiện giao thông an toàn nhất!
Về thống kê thì xác suất gặp nạn khi đi máy bay ít hơn đi ô tô khoảng 200 lần, vì thế các cụ cứ..yên tâm phi máy bay. Nhưng tai nạn thì ko thể tránh tuyệt đối đc, vì rủi ro đến từ yếu tố con người hay ngoại cảnh, không ai nói trước được điều gì cả ở mặt đất và trên trời. Mỗi lần bị tai nạn lại là 1 lần để người ta nhìn nhận đánh giá lại quy trình quy phạm và hoàn thiện hơn.
Cái gì mà đang diễn ra như là rất an toàn, nghĩa là đang tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố!
Nếu xét đến tỷ lệ tử vong khi gặp tai nạn thì máy bay là cao nhất luôn :) em chưa thấy có vụ tai nạn tàu hỏa nào mà tới hơn 98% số người trên tàu thiệt mạng cả.
Đi phương tiện mặt đất còn có cơ hội sống sót khi gặp tai nạn, chứ đi máy bay mà chết vì con chim thì quá nhọ rồi
 

Laminar

Xe hơi
Biển số
OF-834783
Ngày cấp bằng
1/6/23
Số km
164
Động cơ
13,908 Mã lực
Nếu xét đến tỷ lệ tử vong khi gặp tai nạn thì máy bay là cao nhất luôn :) em chưa thấy có vụ tai nạn tàu hỏa nào mà tới hơn 98% số người trên tàu thiệt mạng cả.
Đi phương tiện mặt đất còn có cơ hội sống sót khi gặp tai nạn, chứ đi máy bay mà chết vì con chim thì quá nhọ rồi
Máy bay va phải chim không phải hiếm, có cả trường hợp tương tự khi hạ cánh va phải chim hư 1 động cơ, động cơ còn lại cũng bị tắc nghẽn do chim nhưng phi công vẫn xử lý hạ cánh đc (Ryanair Flight 4102). Nên giờ trên youtube nhiều clip nhận định lỗi phi công thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống khẩn cấp, chứ nếu đổ do máy bay lỗi thì ai dám đi máy bay nữa.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,629
Động cơ
851,743 Mã lực
Người ta bảo đi máy bay an toàn hơn ô tô đấy là tính theo số km chứ còn tính theo số lần lên xe (máy bay) thì chưa chắc đâu nhé.

Số liệu sơ bộ là toàn cầu mỗi năm có 35 triệu chuyến bay, tai nạn 30 lần, tức tỉ lệ tai nạn khoảng 1/1 triệu chuyến bay.

Tai nạn ô tô thì số liệu toàn cầu hơi loạn nên lấy Mỹ cho dễ, Mỹ có gần 300 triệu ô tô, số tai nạn ô tô khoảng 5 triệu mỗi năm, tử vong cỡ 40 nghìn. Giả thiết mỗi ô tô dùng khoảng 100 lần mỗi năm, mỗi lần có hai lượt đi và về thành 200 lượt xe / năm, tức là 300 triệu ô tô có 300 tr x 200 = 60 tỉ lượt xe. Số tử vong / số lượt xe = 40k /60 tỉ = 4/6 triệu < 1/1 triệu của máy bay.

Như vậy cùng chia tay người thân lên ô tô và lên máy bay thì đi máy bay phải cầu nguyện nhiều hơn rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

gsm615

Xe buýt
Biển số
OF-863932
Ngày cấp bằng
19/7/24
Số km
724
Động cơ
4,737 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Người ta bảo đi máy bay an toàn hơn ô tô đấy là tính theo số km chứ còn tính theo số lần lên xe (máy bay) thì chưa chắc đâu nhé.

Số liệu sơ bộ là toàn cầu mỗi năm có 35 triệu chuyến bay, tai nạn 30 lần, tức tỉ lệ tai nạn khoảng 1/1 triệu chuyến bay.

Tai nạn ô tô thì số liệu toàn cầu hơi loạn nên lấy Mỹ cho dễ, Mỹ có gần 300 triệu ô tô, số tai nạn ô tô khoảng 5 triệu mỗi năm, tử vong cỡ 40 nghìn. Giả thiết mỗi ô tô dùng khoảng 100 lần mỗi năm, mỗi lần có hai lượt đi và về thành 200 lượt xe / năm, tức là 300 triệu ô tô có 300 tr x 200 = 60 tỉ lượt xe. Số tử vong / số lượt xe = 40k /60 tỉ = 4/6 triệu < 1/1 triệu của máy bay.

Như vậy cùng chia tay người thân lên ô tô và lên máy bay thì đi máy bay phải cầu nguyện nhiều hơn rồi.
So sánh không chuẩn.
MB cụ tính tỷ lệ tai nạn.
Xe hơi cụ tính tỷ lệ tử vong.
Hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Tai nạn xe hơi thì nhiều nhiều lắm.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,629
Động cơ
851,743 Mã lực
So sánh không chuẩn.
MB cụ tính tỷ lệ tai nạn.
Xe hơi cụ tính tỷ lệ tử vong.
Hai khái niệm hoàn toàn khác nhau
Cái gọi là tai nạn của máy bay là các tai nạn nghiêm trọng đấy chứ không phải va chạm móp thân vỏ không thôi đâu. Các tai nạn này tỉ lệ tử vong rất cao.

Còn ô tô thì tai nạn lại gồm các vụ va chạm thông thường chỉ gây móp xe, gần như không gây nguy hiểm cho người lái. Xét số tai nạn chết người thì số tai nạn này còn ít hơn số tử vong vì nhiều vụ có số tử vong nhiều hơn 1.

Dĩ nhiên so sánh chỉ tương đối thôi, chủ yếu để hiểu cái mức độ nguy cơ tai nạn nó thế nào.
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
4,820
Động cơ
332,139 Mã lực
Cụ đọc hết thớt sẽ có câu trả lời. Theo em đọc thì thấy:
- Máy bay chuẩn bị hạ cánh thì phát hiện không hạ được càng.
- Máy bay bay lên để xử lý thì va phải chim (trước đó kiểm soát không lưu đã cảnh báo có chim).
- Động cơ trục trặc (chưa rõ có phải do va vào chim hay không) nên không tăng được độ cao, vì lý do nào đấy (con người, thời gian) không hạ được càng bằng tay, khói xộc vào khoang, phải hạ cánh bằng bụng xuống khoảng 2/3 đường băng (giảm độ dài), không mở được cánh tà giảm tốc, đâm vào tường.
Tóm lại quá nhiều yếu tố không may mắn, mấy câu hỏi hoặc cái "thậm chí" của cụ là không khả thi vì không đủ thời gian và máy bay không bay lên được nữa.
Xem video phi công Mỹ họ phân tích thì lần hạ cánh 1 đã mở càng, nhưng có thông báo nguy cơ đàn chim nên mới hủy hạ cánh (không rõ lúc này chim va chưa), định bay vòng đáp lại thì lần này chim va gây hỏng 1 động cơ. Động cơ còn lại bị mất hoàn toàn chưa rõ tại sao. Khi máy bay đáp bụng trên video thấy động cơ 2 bị lỗi nhưng vẫn hoạt động một phần, trong khi động cơ 1 im lìm không có dấu hiệu hoạt động. Tuy nhiên do quay bằng điện thoại nên không rõ dùng máy quay mặt trước hay mặt sau nên chưa khẳng định được vị trí hai động cơ cái nào 1, cái nào 2. Có 2 giả thuyết 1. Động cơ 2 bị chim va hỏng nhưng vẫn hoạt động một phần, động cơ 1 hoạt động tốt nhưng bị tắt nhầm. 2. Động cơ 2 hỏng một phần, động cơ 1 hỏng hoàn toàn.
Điều khó hiểu là dù động cơ hỏng cả 2 vẫn hạ càng bằng tay và đáp được, tại sao phi công không hạ càng và/hoặc mở flaps gì đó em không rõ ngôn ngữ hàng không, để giảm tốc. Có ông phi công nổi tiếng của Mỹ đưa giả thuyết phi công không hạ càng giảm tốc mục đích để đáp xuống được sân bay, vì lúc này hai động cơ đều hỏng không bay vòng được chỉ xoay 180 độ để đáp chiều ngược lại.
Trừ khi máy bay lởm quá tự hỏng, không thì khả năng cao lỗi phi công. Lỗi thứ hai là thiết kế sân bay.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top