Tôi thấy nhiều chuyên gia hàng không cũng đặt dấu hỏi quanh sự việc này. Không ai trách phi công vì họ cũng đã cố gắng hết sức rồi và họ cũng là nạn nhân. Tuy nhiên rút kinh nghiệm sau vụ tai nạn để tìm ra quyết định hợp lý hơn luôn phải có nhất là với người trong ngành. Trong vụ tai nạn này tôi thấy máy bay hạ cánh khá gấp và có vẻ ở cuối hay giữa đường băng nên không đủ dài cho máy bay trượt và cuối đường băng lại có tường. Phương án hạ cánh ở biển, sông hay đất trống ngoài sân bay cũng khó khả thi khi máy bay gặp sự cố, khó có thể bay xa. Tuy nhiên tìm vị trí hợp lý trong sân bay để giảm thiểu thiệt hại thì có thể. Ví dụ hạ cánh ở đầu đường băng, tận dụng khoảng cách để máy bay tự giảm tốc dù hệ thống phanh bị hư hoặc chuyển hướng mà cuối đường băng là bãi đất trống để dù máy bay đi hết đường băng vẫn còn không gian cho máy bay tự trượt chứ không phải đâm vào tường. Sau khi gặp sự cố ở lần 1, máy bay bay trở lên nhưng không lấy lại được độ cao nhưng máy bay vẫn bay được ở tầm thấp trước khi phi công cho hạ cánh lần 2 nghĩa là phi công vẫn có thời gian tương đối để ra quyết định. Hơn nữa tôi thấy trong sân bay phải có phương án dự trù, cuối đường băng phải thiết kế như thế nào để trong tình huống máy bay bị hư phanh thì vẫn có không gian cho máy bay dừng (ví dụ vùng đệm) chứ không phải là bức tường để máy bay đâm vào như thế này.
Giới chuyên gia cho rằng có nhiều câu hỏi chưa có lời giải trong vụ máy bay Jeju Air lao khỏi đường băng khiến 179 người chết.
vnexpress.net