Cụ mơ về nẻo Niết bàn, còn nhà cháu thì chỉ thích tán láo về chữ huệ mà thôi.
Huệ (蕙) trong Hán-Việt / Hán-Nôm có nghĩa cơ bản là vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn thanh khiết của thiếu nữ, như trong: huệ sắc = sắc đẹp, huệ trụ = hương thơm, huệ tâm = tâm hồn thuần khiết, huệ chất lan tâm = hình thể đẹp và tâm hồn thanh khiết. Đây có thể là nguyên nhân khi các cụ say xỉn toàn gọi Huệ mà chẳng thấy gọi Đào, Mai, Mận, Mơ, Cúc, Hồng, Lê, Tuyết, Băng, Trúc, Tươi, Xuân, Thu v..v...
Về thực vật học, huệ trong tiếng Trung là một phần trong tên gọi loài
huệ lan (
Cymbidium faberi), không có ở Việt Nam, nhưng một vài loài
Cymbidium khác có ở Việt Nam với tên gọi chung là
lan đoản kiếm.
Nghĩa đen của các tên Latinh:
+ Polianthes tuberosa: Hoa trắng có củ (
Polianthes = Hy Lạp: πολιός (poliós, “trắng”) + Hy Lạp: ἄνθος (ánthos, “hoa”);
tuberosa = củ, bướu).
+ Amica nocturna: Dạ tình nhân/bạn tình bóng đêm (
amica = bạn gái, tình nhân, thê thiếp;
nocturna = đêm, tối).
+ Hyacinthus indicus tuberosus = lan dạ hương Ấn Độ có củ (
Hyacinthus = lan dạ hương;
indicus = Ấn Độ;
tuberosus = có củ).
+ Agave: Linnaeus không giải thích từ nguyên, các tác giả sau này cho rằng nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ Ἀγαυή (agauḗ = agave), từ ἀγαυός (agauós =cao quý, nổi tiếng, cao sang). Tiếng Việt gọi chung các loài agave là cây thùa, tiếng Trung là long thiệt lan = lan lưỡi rồng. Như thế,
Agave amica theo nghĩa đen là “[cây] thùa tình nhân” hay “tình nhân cao sang”.
Tên gọi của huệ (
Agave amica) trong một số ngôn ngữ:
+ Miền đông Ấn Độ: Ratkirani = dạ nữ vương.
+ Mã Lai: Sandal malam = dạ [đàn] hương.
+ Hà Lan: De Nacht Liefste = dạ tình nhân.
+ Trung: 晚香玉 (vãn hương ngọc) = ngọc thơm bóng đêm.
Chỉ thấy sắc đẹp, tình yêu và hương thơm, chẳng thấy đường tới Niết bàn ở đâu cả.