Vì cố mà hiểu nên mỗi người hiểu một kiểu và đều không chắc chắn. Vì thế Kinh dịch định hình lối tư duy quy nạp. Kiểu như luận thơ đề sau 6h30 pm.
Em nghiền ngẫm Kinh Dịch của cụ Ngô 25 năm trước và nhận thấy ko thể áp dụng vào cuộc sống được vì sự mơ hồ của nó nên từ bỏ. Quay sang tư duy diễn dịch thấy mọi thứ chắc chắn hơn nhiều.
Thật ra em thấy không riêng Cụ Tố, Kinh Dịch hay kể cả là Cụ Trạng Trình đi nữa, mà hầu hết - nếu như không nói là tất cả những lời sấm truyền, dự đoán của các Nhà Tiên tri nổi tiếng (level Nhân loại, Quốc gia) đều ở dạng mập mờ, có thể hiểu theo đa nghĩa ạ
Và thường thì khi có 1 sự kiện nào đó chấn động xảy ra, theo luận giải logic với tư duy áp tương tự, thì mọi người mới ồ, à, ra thế, chuẩn quá ...
Về hình thức, cũng không khác mấy so với việc : biết thế thì lùa ngựa của các Chã về sau khi trận bóng kết thúc
Một trong những câu sấm (mà dân gian truyền miệng) của cụ Trạng Trình có giá trị xuyên thời gian và địa điểm, vượt ra khỏi lãnh thổ nước Việt, người Việt là đây ạ
Pierre Marie Antoine Pasquier, hay thường được biết với tên
Pierre Pasquier (6 tháng 2,
1877-15 tháng 1,
1934) là
Toàn quyền Đông Dương từ năm
1928 đến 1934.
Pasquier tử nạn khi chuyến bay chở 10 người bị rơi ở Corbigny,
Nièvre,
Pháp ngày 15 tháng 1 năm 1934. Tương truyền cái chết của Pasquier, Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiên đoán trong cuốn
Sấm ký với hai câu
lục bát:
[3]
Giữa năm hai bảy mười ba
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây
Một phiên bản khác:
Vào năm hai bảy mười ba
Trời nổi cơn gió tám gà chết thiêu
Theo câu sấm truyền thì năm đó là năm
nhuận với hai tháng 7
âm lịch nên có 13 tháng. Pasquier được phiên âm là "Bát Kê, 八雞", tức là "tám gà". Ngày 15 tháng 1 năm 1934 nhằm ngày mồng một Tháng Chạp năm
Quý Dậu, một năm nhuận.