- Biển số
- OF-374797
- Ngày cấp bằng
- 23/7/15
- Số km
- 1,362
- Động cơ
- 256,850 Mã lực
Nói về tài dùng người của chúa Nguyễn thì có cả trăm trang giấy cũng không thể nói hết được đâu cụ ợ. Đừng nói là người Việt, ngay cả những người Tây phiêu lưu cũng tham gia nhiệt tình và sẵn sàng hy sinh cho chúa như trường hợp của Manuel, ông này trong trận Ngã Bảy đã dũng cảm đương đầu ngăn cản thủy binh Tây Sơn để chúa Nguyễn có thời gian chạy thoát thân hay như ông cha đạo đã vì ông cố tâm, cố sức huy động tiền của, nhân lực giúp chúa kháng chiến. Hoặc bọn nổi loạn người Khơ me, đã từ lâu những kẻ này không ưa thích gì nhóm cư dân Việt-Hoa sống trên hoặc gần đất của chúng, có cơ hội là chúng "cáp duồng" ngay, tàn sát ngay. Đã có bao quân tướng của chúa Nguyễn khi đi vào địa phận của bọn chúng đã bị chúng giết hại dã man. Thế nhưng, bằng những chính sách rất khôn ngoan và khéo léo, chúa Nguyễn Ánh đã biết cách làm xóa tan thù hận đấy và biến họ (người Khơ me) thành lực lượng trung thành, chiến đấu cho mình. Không quá lời khi nhận định rằng, trong lịch sử nước nhà hiếm ai mà có được tài năng thu phục nhân tâm như Nguyễn Ánh. Nhiều người ví ông như Lưu Bị thời Tam quốc với chính sách thu phục nhân tâm nhưng nói thật, họ Lưu còn kém xa. Bởi Nguyễn Ánh không những thu phục được những người bình thường, mà ông còn thu phục được cả những bậc đế vương như vua Xiêm, vua Champa, vua Vạn Tượng, vua TQ.Có một nhà sử học, nếu nhớ không nhầm thì cũng là một vị tướng, cụ Hoàng Mình Thảo, có lần nói, đại ý, phải giải thích vì sao Nguyễn Huệ mỗi lần thân chinh vào Nam đều đánh cho Nguyễn Ánh thua chạy, nhung khi ông vừa về Trung và Bắc, thì Nguyễn Ánh quay lại, chiếm lại Nam bộ, phải chăng dân Nam vẫn biết ơn các chúa Nguyễn, phải chăng, chính sách của các chúa Nguyễn đối với nông dân Nam bộ, với cư dân Việt, Hoa hợp lòng dân hơn?
Cách dùng người của Nguyễn Ánh chắc là giỏi, thu nhận được nhiều tướng tài và trung thành. Số tướng Tây Sơn bỏ theo Nguyễn Ánh cũng nhiều. Trong khi đó nhiều tướng Tây Sơn có tài không được dùng. Những trường hợp như Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Hữu Chỉnh không được Huệ tin dùng, dùng mà vẫn đề phòng, đẩy họ vào thế phản bội.
Quang Trung tài năng nhưng có lẽ không khéo dùng người bằng Nguyễn Ánh, nên thường phải đích thân lo liệu, cầm quân, chỉ đạo, lao lực mà mất, sau khi mất, thì tướng lĩnh của ông không phải là đối thủ của đội ngũ tướng lĩnh tài năng của Nguyễn Ánh.
- Với Xiêm, ông đã biến một họ từ một QG thù địch thành một QG đồng minh, sẵn sàng chi viện cho ông cũng như bảo bọc ông trong lúc khó khăn.
- Với Chân Lạp, ông đã hoàn toàn khuất phục được họ, tạo ảnh hưởng của Gia Định lên Nam Vang,tách dần ảnh hưởng của họ khỏi Xiêm và họ cũng đã nhiêt tình giúp đỡ ông trong công cuộc chống lại nhà Tây Sơn.
- Với Vạn Tượng, bằng cách đối xử tôn trọng trong ngoại giao của ông mà ông đã có được sự yêu mến và quí trọng của họ. Họ đã nhiệt tình giúp ông.
- Với Trung Quốc, bằng cách đánh đuổi, bắt giữ các thủ lĩnh cướp biển Tề Ngôi, kẻ thù nguy hiểm của triều đình TQ, ông đã chiếm được tình cảm của họ cũng như chiếm luôn được cái tước vị mà họ đã ban cho nhà Tây Sơn.
Chúa Nguyễn Ánh - vua Gia Long là một nhân vật kiệt xuất của dân tộc. Tuy xuất thân hoàng tộc nhưng ông có một tuổi thơ rất thiếu thốn và không được học hành nhiều. Năm ông 4 tuổi, cha mẹ ông bị quyền thần Trương Phúc Loan hãm hại, bản thân ông phải ly tán cùng với các anh em và sống cuộc đời khốn khó tại Gia Định. Năm 9 tuổi, Tây Sơn bùng nổ. Năm 13 tuổi, ông đã bắt đầu cuộc đời "chạy nạn" trốn tránh kẻ thù cũng như thần chết lúc nào cũng rình rập ông. Quá nửa đời người ông sống trong gian khó, nghịch cảnh nên đã tôi rèn cho ông ý chí, sự bền bỉ cũng như cách đối xử tình nghĩa giữa người với người. Cách ứng xử ấy không phải ai cũng có được, chỉ khi ngưởi ta mất tất cả, không còn gì, bản thân thì ký gửi cho thần chết thì cái "tình người" chính là thứ quan trọng, quý giá nhất và thấm thía nhất. Chính cái "tình người" ông có được trong hoàn cảnh ấy đã giúp ông gắn kết được với tất cả mọi người kể cả kẻ thù, tất nhiên, trừ anh em nhà Tây Sơn.
Và như một lẽ hiển nhiên của 2 mặt đối lập, những thứ mà Nguyễn Ánh có thì anh em nhà Tây Sơn lại thiếu thốn trầm trọng. Tuy xuất thân trong gia đình dân giả (cũng khá giàu) nhưng anh em Tây Sơn được học hành tử tế dưới trướng của vị thầy văn võ song toàn Trương Văn Hiến. Nguyễn Huệ mài quần trên ghế nhà trường từ nhỏ cho đến năm 24 tuổi mới xuống núi giúp anh đánh thiên hạ. Đời có câu "Danh sư xuất cao đồ", quả thật Nguyễn Huệ là một người văn võ song toàn, là một chiến tướng thiện nghệ trên đời hiếm gặp. Ông bách chiến bách thắng từ Nam ra Bắc, vinh hoa danh vọng tột đỉnh, một bước lên mây làm con rễ của vị chủ nhân nước Việt. Ông có tất cả nhưng lại thiếu một thứ rất quan trọng, đó là "lòng nhân". Ông thẳng tay bắt phu dịch, bắt lính từ già đến trẻ, ông thẳng tay chém giết kẻ địch cũng như thường dân mà không chút lòng thương xót. Việc không có lòng nhân đã khiến cho ông gây nhiều "ác nghiệp", nó đã đến với ông khi "mộng lớn" của ông chưa thành mà còn ảnh hưởng đến con cháu, họ hàng của ông.
Từ bài học lịch sử, ta mới thấm câu "gieo gì, gặt nấy". Ở đời nên trao cho nhau cái tình chứ đừng trao bao thư chứa tiền. Tiền có thể mua được tất cả chứ nó không thể mua được tình cảm và càng không thể rửa sạch "ác nghiệp" mà mình đã gây ra.
Chỉnh sửa cuối: