Nói chung sử liệu của cụ không kiểm chứng được. Em thôi
Sau cụ lại vội thôi
Nếu cụ muốn thì em sẽ trích dẫn nguồn để cụ thấy rõ vấn đề cũng như dẫn chứng cho lập luận của em, kẻo người ta lại bảo em phán suông
Nếu lấy sử Nguyễn thì em lại e có nhiều cụ lại bảo không đáng tin cậy. Thôi thì em mượn những dữ liệu của cụ
doctor76 ngay trên diễn đàn này để trình bày vậy. Dữ liệu cụ ấy tương đối khách quan và chính xác.
"Tháng 10 năm 1781.
Nguyễn Ánh thu được của Chân Lạp, theo các giáo sĩ, là cướp bóc, rất nhiều vàng bạc, đồ quý, số tiền này Ánh không giữ riêng mà đem phân phát hết cho bọn lính và sĩ quan Tây, lính TQ, lính Việt có công. Còn lại, Ánh đem mua vũ khí của Tây Ban Nha và Hà Lan. Vì khôn khéo như thế, nên Ánh được lòng quân sĩ, và, có nhiều lính TÂy Sơn bắt đầu bỏ hàng ngũ sang phe Ánh.
Thấy Ánh kiếm được nhiều vàng bạc của Chân lạp, mà chả chịu chia chác gì, Vua Trịnh Quốc Anh, một người Tàu chính gốc, đưa quân sang đánh Chân Lạp.
Nguyễn Ánh cho quân sang cứu Chân Lạp. Khi quân Việt và quân Xiêm còn đang đánh nhau thì ở Xiêm La, Trịnh Quốc Anh bắt vợ con hai tướng Xiêm là Chất Tri và Sô si, Ánh bèn gặp 2 tướng này,bảo sao chúng mày người Xiêm lại để thằng Tàu nó cai trị? 2 tướng Xiêm ớ người, Ánh bày mưu là bây giờ giả vờ thắng rút quân về, tao cho 500 võ sĩ tinh nhuệ, chúng mày bảo đấy là tù binh, nhân khi thằng vua Tàu kia nó không đề phòng, giết đi mà cướp ngôi.
Nghe lời Ánh, 2 tướng Xiêm về nước, giết chết được vua Xiêm gốc Tàu Trình Quốc Anh, Chất Tri lên ngôi, tức vua Rama I của Xiêm La, mở đầu nhà Chakri.
Chính biến ở Xiêm khiến quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Xiêm thay đổi: từ chỗ đối kháng trở thành đồng minh. Và vì thế, mới có trận Rạch Gầm-Xoài Mút nổi tiếng."
Còn chuyện Nguyễn Ánh sai thuộc hạ của mình sang hàng quân Tây Sơn để bày kế đánh quân Xiêm. Nói thật, đấy là nhận định riêng của em sau khi nghiên cứu nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Thế tại sao sử Nguyễn không nói hoạch tọec ra. Đơn giản lắm cụ ợ, quân Xiêm mang danh giúp Nguyễn Ánh, viết ra để họ thấy Nguyễn Ánh bán đứng quân Xiêm à, để gây chiến tranh giữa 2 nước à. Vậy căn cứ nào em nhận định như trên ? Em xin trả lời là từ 3 nguồn dữ liệu khác nhau : Một là "lịch sử khẩn hoang miền Nam" của nhà nghiên cứu Sơn Nam, hai là "lịch sử nội chiến" của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường, ba là bức thư của Nguyễn Ánh gởi cho J. Liot, thứ tư là câu than thở của ông với tướng sĩ .
Em xin trình bày tuần tự từng dữ liệu trên, để cụ có cái nhìn tổng thể về lập luận của em :
Thứ nhất : Nhà nghiên cứu Sơn Nam viết : Những chuyến đi về "tẩu quốc và phục quốc" của vua Gia Long được thực hiện dễ dàng là nhờ ngài am hiểu địa thế của vùng đất rộng ấy hơn quân Tây Sơn. Nào là sông Mân Thít nối ngang Ba Kè tới vùng Trà Ôn, nơi nhiều người Miên sống tập trung. Nào vùng nước xoáy tấn thối dễ dàng, lại còn vùng Cần Thơ với rạch Cần Thơ ăn thông qua sông Cái Bè rồi sông Cái Lớn với vùng U Minh ...(trích lịch sử khẩn hoang miền Nam)
Thứ Hai : nhà sử học Tạ Chí Đại Trường viết : Nhưng không lâu, tháng chạp Giáp Thìn, Nguyễn Huệ kéo quân vào. Chạm với một kẻ địch lạ tay, Nguyễn Huệ đánh mấy lần không thủ thắng đã có ý rút quân về. Vừa lúc một hàng tướng của Nguyễn Ánh, Lê Xuân Giác, liền cho Huệ kế phục binh, đánh mạnh, bất thần, hợp với sở trường viên tướng trẻ mà đầy khả năng này. (trích lịch sử nội chiến)
Thứ Ba : Bức thư của Nguyễn Ánh gởi cho J. Liot, có nội dung như sau : "Từ Thầy theo Ta mà trở về thì Ta cùng Xiêm binh tựu tại Mang Thít hạnh công Tây tặc, thủ thắng tàu một chiếc, hải đạo 5 chiếc. Nhẩn ngày sau trực tấn xứ Lạch. Nay thì Xiêm binh đại tứ lỗ lược, dâm nhơn phụ nữ, lược nhơn tài vật, túng sát bất dung lão thiếu. Vậy nên Tây tặc binh thế nhựt thạnh, Xiêm binh thế nhựt suy. Cớ ấy qua tháng chạp, mùng tám vừa thất lợi, các giai hội tản” .
Thứ Tư : Trích câu nói của Nguyễn Ánh với các tướng sĩ :
"Ta đưa quân Xiêm vào thế này, giờ nó cướp bóc giết hại nhân dân, nhân dân oán thán như vậy, ta được nước còn có nghĩa gì?" (Phan Huy Lê)