- Biển số
- OF-96407
- Ngày cấp bằng
- 22/5/11
- Số km
- 6,554
- Động cơ
- 445,839 Mã lực
Cụ này phán ngược nhưng sai lè.- Phương Bắc thường xâm lược nước ta vào những thời điểm nào ? xin trả lời luôn : Vào những thời điểm mà trong nước xảy ra những sự việc thay triều hoán vị. Vua cũ chạy sang TQ cầu viện và TQ có lý do mang quân sang.
Đó chính là một quy luật bất biến, cứ mỗi triều đại đổi chủ ở nước ta, thì luôn phải đối phó với sự xâm lược của phương Bắc ngay sau đó.
Từ quy luật ấy ta mới hiểu vì sau chúa Trịnh, chúa Nguyễn đánh nhau hàng trăm năm chỉ để được "phò Lê". Tại sao nhà Lê yếu ớt như thế, họ không chiếm luôn ngai vàng ? Các chúa tham thật, nhưng không ngu. Động vào cái ngai vàng của nhà Lê để phương Bắc có cớ xâm lược à.
Ngay như bản thân Nguyễn Nhạc, thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, sau khi xưng đế ở Qui Nhơn cũng chưa dám liếc mắt vào chiếc ngai vàng của nhà Lê, bởi vì ông hiểu được cái quy luật bất biến cũng như cái giá phải trả, rất đắt.
Thế tại sao quân Thanh tràn sang nước ta ? Bởi vì có một kẻ thật to gan, đầy tham vọng dám động vào cái ngai vàng của vua Lê. Kẻ đấy là ai, không nói ra chắc ai cũng biết. Lần đầu kẻ ấy ra Bắc Hà đã khiến Nguyễn Nhạc phải đi "phân khối lớn" ngày đêm ra Bắc kéo kẻ ấy về. Kẻ ấy miễn cưỡng ra về nhưng sau đấy kéo quân đánh Nguyễn Nhạc, làm một việc "bất nghĩa, bất trung". Cuối cùng, Nguyễn Nhạc bất lực không thể kiểm soát nổi kẻ ấy dù kẻ ấy là em, là tướng dưới quyền. Ông đành ngậm ngùi nhìn kẻ ấy một lần nữa ra Bắc, để sau đấy quân Thanh tràn sang.
Và sử đã tung hô kẻ ấy, dìm hàng Nguyễn Nhạc, cho rằng ông ta là một kẻ nhu nhược, đớn hèn, bị kẻ ấy đánh là đúng. Nhưng sử chỉ biết ca ngợi chứ sử không đề cập đến những con dân Việt bị chết thảm trong cuộc chiến ấy. Quả thực, xác của họ đủ cao để kẻ ấy bước lên đài danh vọng, bước vào sử xanh.
Và người đau đớn nhất là Lê Chiêu Thống. Ông ốm yếu chả cõng được ai thế mà sử lại cho ông ấy cái sức mạnh "cõng rắn". Ghê chưa
Phương Bắc sang ta bao nhiêu lần kể từ Nguyên Mông, Tống, Triệu Đà có dính gì đến ta thay triêù đại đâu. Mới đây 1979 cũng rứa. Thay triều chỉ là cớ đánh ta mà thôi, cũng chỉ thời Minh. Quy luật bất biến nào ở đây.
Còn chớ đổ lỗi tại cụ Huệ mà Thanh sang ta. Cụ Huệ hai lần ra Bắc đều phù Lê. Lê vốn bù nhìn từ trước, địa vị ko thay gì hết.
Chính là Lê chiêu thống xin Thanh đem quân sang ta. Sức trói gà không chặt của Thống chẳng liên quan gì đến việc bán nước cả. Thống bị chửi là đúng, sao lại có người biện hộ cho Thống, tôi thấy lạ!
Chỉ khi Thanh sang rồi, Huệ mới nhân đấy lên ngôi Hoàng đế lấy chính danh đánh Thanh. Thay đổi triều đại diễn ra sau khi Thanh xâm lược.
Huệ được Thanh công nhận, Ánh diệt Huệ, nếu theo cụ thì Thanh phải sang diệt Ánh sao? Rõ ràng thay triều chỉ là cái cớ. Cớ có đấy, nhưng lực không nuốt được thì cũng thôi.
Chuyện Nhạc ra Bắc lôi em về là vì chí Nhạc nhỏ, không vươn ra khỏi Phú Xuân, muốn kệ bắc hà và cũng lo ngại ông em.
Công lao chống ngoại xâm của Huệ, diệt Thanh, đuổi Xiêm là lớn. Huệ lên ngôi đế, thống nhất sơn hà, dẹp cát cứ. Sự nghiệp dang dở. Ánh cũng có công thống nhất sơn hà, nước Việt sau mấy trăm năm về một mối, một nhà nước hùng mạnh thống nhất từ bắc chí Nam. Công ấy không nhỏ.
Công của Ánh xây dựng quốc gia, ổn định kinh tế , biến ta thành một quốc gia mạnh ở ĐNA, xem cụ Trần Trọng Kim đánh giá để thấy chớ nên cực đoan chửi Ánh.
Điểm tranh cãi về Ánh là cụ có cõng rắn cắn gà nhà không?
Thực ra, không chỉ thời Ánh nội bộ trong nhà đánh nhau tìm cách xin viện trợ quốc tế.
Chính đấy là cái ngu của anh em trong nhà không riêng gì Ánh. Hậu quả của cái ngu này thì trường hợp Ánh chưa hẳn đã nghiêm trọng bằng trường hợp khác: không thể và không phải vì Ánh mà Xiêm hay Pháp đô hộ ta, cướp nước ta. Xiêm thì không đủ lực và tham vọng, có chăng muốn làm ơn với Ánh để ngoạn miếng to hơn vào anh Chân Lạp. Pháp thì tất sẽ đánh ta, dù Ánh có chơi với Bá đa lộc hay không.
Ánh sau khi thống nhất đất nước, lẽ ra cụ có tầm nhìn hơn lũ quan lại còn lại, vì cởi mở giao du với mấy anh Tây lông, hiểu sức mạnh kĩ thuật của phương Tây, cụ phải canh tân đổi mới đất nước, thì không, lo sợ cho cái ghế của gia tộc mình, cụ lại quay về với cái máng nho giáo, bế quan toả cảng, không mở rộng quan hệ với Mỹ, Anh, Hà Lan dù có cơ hội, không chú trọng phát triển ngoại thương...
Cụ đã bỏ lỡ cơ hội canh tân đất nước, khi giặc còn xa. Đến Mình Mạng cơ hội vẫn còn, nhưng lại bỏ lỡ tiếp.
Đen cho dân Việt là thế.
Chỉnh sửa cuối: