[Funland] Những vị tướng bất diệt trong lòng dân miền Nam

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Những Danh tướng mở cõi miền Nam : TRẦN THƯỢNG XUYÊN
Trần Thượng Xuyên (1655-1720) là người Quảng Đông làm Tổng binh dưới triều đại nhà Minh ở Trung Ouốc. Khi nhà Minh bị lật đổ, nhà Thanh lên ngôi, ông cùng một Tổng binh khác là Dương Ngạn Địch phất cờ ''Bài Thanh phục Minh'', nhưng thất bại, đành phải tìm đường vượt biển sang nước ta vào năm 1679. Trần Thượng Xuyên cùng đoàn tùy tùng được chúa Nguyễn cho vào cư trú tại vùng Bàn Lân (nay thuộc tỉnh Đồng Nai, giáp tỉnh Bình Dương). Từ đó, Trần Thượng Xuyên và những người Hoa cùng đi đã có những đóng góp liên tục trong công cuộc khai phá, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn Đồng Nai - Gia Định, Đông Nam bộ và vùng đất phương Nam. Ghi nhớ công lao của Trần Thượng Xuyên, chúa Nguyễn đã ban cho ông danh hiệu ''Nguyễn Vi Vương, Trần Vi Tướng, đại đại công thần bất tuyệt. Vua Nguyễn (đời Minh Mạng và Thiệu Trị) phong thần cho Trần Thượng Xuyên là ''Thượng Đăng thần” nhiều dân làng ở vùng Đồng Nai - Gia Định suy tôn Trần Thượng Xuyên là ''Phúc thần''... Mẩy thế kỷ qua, cư dân vùng Đông Nam Bộ đã truyền tụng những câu chuyện dân gian nhằm khẳng định và ghi nhớ công trạng của Trần Thượng Xuyên.
Khi Trần Thượng Xuyên tới Bàn Lân, vùng Đông Nam bộ đã có cộng đồng dân cư nhiều thành phần dân tộc sinh sống: Stiêng, Mạ, Chơ-ro, Khmer, Việt... Nhưng vùng đất này vẫn đang là địa bàn tranh chấp của các thế lực phong kiến lân bang. Vùng đất này còn rất hoang vu và chưa có tổ chức hành chính . Hoạt động kinh tế của cư dân lúc này còn là tự phát, tự cấp, tự túc Những cư dân bản địa như người Stiêng, Mạ, Chơ-ro, Khmer... canh tác rẫy là chính. Những lưu dân người Việt tiếp tục phát huy sở trường khai hoang làm ruộng nước. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với kỹ thuật thô sơ; đồng thời các hoạt động săn bắn, hái lượm lâm thổ sản và thủy hải sản cũng có vị trí đáng kể trong đời sống.
Sau khi dừng chân ờ Bàn Lân, Trần Thượng Xuyên nhanh chóng khảo sát tình hình địa bàn cư trú mới và quyết định chuyển đến định cư tại một cù lao trên sông Đồng Nai để sau này có một Cù lao Phố nổi tiếng đương thời, lưu danh trong ký ức dân gian và sử sách . Trên một ý nghĩa tương đối, có thể nói Trần Thượng Xuyên là tác giả ''của Cù lao Phố nổi tiếng nói trên. Ông đã khéo xử sự để được chúa Nguyễn dành cho nhiều điều kiện thuận lợi, tổ chức cho những người cùng đi sớm được an cư để phát huy được đức tính siêng năng trong canh tác ruộng vườn, khéo léo trong làm nghề thủ công (dệt chiếu, dệt lụa, làm gốm, đúc đồng, làm mộc, nấu đường, xay bột, làm bánh...), phát huy tốt những kinh nghiệm truyền thống trong chế biến dược liệu, hương liệu và khả năng buôn bán... Những nỗ lực của Trần Thượng Xuyên và cộng đồng cư dân các dân tộc trong vùng đã góp phần tích cực để vào năm 1698, khi Thống suất chướng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam, có thêm những điều kiện thuận lợi cho việc ''lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn...'' để miền Đông Nam bộ trở thành phủ huyện chính thức của Việt Nam...
Cù lao Phố đương thời dưới sự tổ chức, điều hành của Trần Thượng Xuyên đã trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng, phát triển được sản phẩm tại chỗ như (cau, đậu, đường, cá khô, lúa gạo, dược liệu), quy tụ được sản phẩm từ các vùng – miền lân cận và từ phương xa tới (như các loại trái cây, tơ lụa, giấy, ngà voi, gạc nai, sừng tê giác, trầm hương, dầu rái, dầu trám, tre, mây, sáp ong, mật ong, hổ, beo, nai, voi, các loại đá quý, đồ gốm, các vật liệu xây dựng như gạch, ngói, đá xây dựng, gỗ, các vật liệu xây dựng như gạch, ngói, đá xây dựng, các mặt hàng mỹ nghệ làm từ vàng, bạc, sắt, đồng, các đồ cúng như nhang, giấy tiền, hàng mã...). Đã có nhiều tài liệu nói đến việc Trần Thượng Xuyên nỗ lực ''xây dựng cơ sở hạ tầng'', như bến đỗ ghe thuyền, bãi và kho chứa hàng, nhà trọ, cửa hàng, quán ăn, dịch vụ vui chơi giải trí... và nhiều chính sách nhằm thu hút thương nhân ngoại quốc đến buôn bán, để Cù lao Phố đương thời trở thành một thương cảng sầm uất, tấp nập các thuyền buôn nước ngoài như: Trung Hoa, Nhật Bản, lndonesia, Malaysia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Đồng thời với việc nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, Trần Thượng Xuyên cũng tích cực hoạt tinh thần, phục vụ nhu cầu đời sống tâm linh của cư dân, như chùa, đền, miếu... thờ những vị thần trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa và thờ các nhà tư tưởng tiền bối sáng lập ra Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáo...Trần Thượng Xuyên không chỉ là nhân tài trong việc tổ chức đoàn kết lưu dân phát triển kinh tế, tạo nên những sắc diện mới về kinh tế, xã hội, văn hóa trên vùng Đông Nam bộ đương thời (mà sử khởi sắc và thịnh vượng của trung tâm thương mại Cù lao Phố là một trong những điển hình tiêu biểu), mà còn phát huy được khí phách và tài năng của một dũng tướng dạn dày kinh nghiệm, đã nhiều lần cầm quân giúp chúa Nguyễn; Ông trở thành ''Đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên'', đánh tan nội phản (như bắt và giết được Hoàng Tiến , thu phục tàn quân Long Môn), dẹp ngoại loạn (như dẹp loạn Nặc Ông Thâm và Nặc Ông Thu ở thành La Bích,...), bảo vệ biên cương, đem lại sự bình yên cho dân cư và sự phát triển của văn hóa địa phương.
Trần Thượng Xuyên và mạc Cữu là thông gia. hai họ Trần mạc thông gia với nhau nhiều đời
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Những đóng góp thầm lặng trong công cuộc Nam tiến : Danh tướng NGUYỄN HỮU HÀO
Nguyễn Hữu Hào, con trưởng của Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật (1603-1681) và là anh của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Từ nửa đầu thế kỉ XVII cho đến khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam cắt đặt các đơn vị hành chính (1698), chúa Nguyễn chỉ thực hiện một vài cuộc hành quân lớn. Những cuộc hành quân này, vừa uy hiếp thế lực, ngăn chặn sự quấy phá của Chân Lạp, vừa bảo vệ sự bình an để lưu dân yên tâm khai khẩn vùng đất mới. Nguyễn Hữu Hào là người đã trực tiếp thực hiện một trong rất ít cuộc hành binh lớn đó. Năm 1689, sau khi dẹp yên loạn Long Môn Hoàng Tiến (ở Mỹ Tho, Rạch Gầm - Tiền Giang), Thống binh Mai Vạn Long mắc kế hoãn binh, chần chừ việc tiến đánh Nặc Thu, dù cơ hội thắng trận và bình định sâu đất Chân Lạp đang đến trong tầm tay, chúa Nguyễn Phúc Trăn đã bãi chức Mai Vạn Long và chọn Nguyễn Hữu Hào làm Thống binh thay thế. Đầu năm 1690, sau khi tuyển thêm binh sĩ ở Phú Yên, Thái Khang và Phan Rí, Nguyễn Hữu Hào đưa đại binh đến đóng ở Bích Đôi (nằm trên phần lãnh thổ Cam-pu-chia ngày nay, gần cửa Vĩnh Xương, nơi sông Mêkong đổ vào tỉnh An Giang). Từ thời trai trẻ, Nguyễn Hữu Hào đã theo cha tham gia nhiều trận đánh, với bản tính thông minh, dũng lược hơn người nên khi áp sát quân Chân Lạp, ông đã cho lập dinh lũy, bố trí thủy bộ liên hoàn, quân lệnh nghiêm minh. Trước uy danh và binh hùng tướng mạnh của Nguyễn Hữu Hào, Nặc Thu dâng lễ cống và xin quy hàng, không dám hai lòng. Một số chư tướng khuyên Nguyễn Hữu Hào đừng tin Chân Lạp, vì họ nhiều mánh khóe, cứ tiến quân đánh bại Nặc Thu. Nhưng ông nói Chân Lạp đã chịu về với ta mà lại đánh thì bắt chẹt người trong lúc nguy, không phải võ. Ông đã cho nhận 20 thớt voi nhỏ, 100 lạng vàng, 500 lạng bạc Nặc Thu dâng cống, mặc dù trước đó chúa dụ nếu Nặc Thu thuần phục và muốn chuộc tội quấy nhiễu biên cảnh thì phải chịu triều cống 50 con voi đực, 500 lạng vàng, 2.000 lạng bạc, 50 tòa tê giác, đủ lễ vật đến tạ thì mới rút quân về, nếu không được thế thì phải tiến đánh gấp. Với số lễ vật chưa đủ đó, tướng tá của Nguyễn Hữu Hào cho là Nặc Thu không chân tình, khuyên ông phải đánh Chân Lạp cho bằng được. Nhưng ông lại nói “vỗ yên người ở xa, quý lễ chứ không quý vật”. Một thời gian sau, Nặc Thu lại sai sứ đem thêm 10 thớt voi nhỏ, 6 tòa tê giác, 50 lạng vàng, 100 lạng bạc. Nguyễn Hữu Hào lại nhận tiếp, dù tướng lĩnh nói rằng xuất quân là để đánh địch, nay đã tới chỗ địch mà lại không đánh, thì còn đợi cái gì. Nguyễn Hữu Hào đã quát: “Việc ở biên khổn, trách nhiệm là ở đại tướng. Ta từ nhỏ, theo cha đánh trận kể biết bao nhiêu, nay há lại sợ bọn tiểu man này ư? Ta đã có kế sẵn, các người chớ hùa nhau làm ầm lên”. Sau đó, Nguyễn Hữu Hào cho rút quân về đóng ở Bà Rịa, rồi đưa quân ra Phú Yên. Một số tướng lĩnh theo chiến dịch đã báo lên chúa Nguyễn Phúc Trăn. Chúa tức giận vì Nguyễn Hữu Hào đã chần chừ làm hỏng việc quân (giống như Mai Vạn Long trước đây) nên truất hết chức tước Nguyễn Hữu Hào. Nhưng đúng một năm sau, Nguyễn Hữu Hào đã được chúa Nguyễn Phúc Chu cho phục chức Cai cơ. Tháng 10 năm 1704, Nguyễn Hữu Hào được thăng Chưởng cơ, trở về quê hương Quảng Bình làm Trấn thủ.
Tương truyền, khi Nguyễn Hữu Hào bị bãi chức, đi làm phu đắp đê gặp Mai Vạn Long đang ngồi câu cá bên sông. Vạn Long nói: tôi nghe ông nói với Chiêm Dao Luật rằng “ta không giống như Vạn Long đâu”. Ai ngờ bây giờ ông cũng chẳng khác gì Vạn Long ta. Nguyễn Hữu Hào cười nói: Phải, tôi và ông nay đều thứ nhân cả, nhưng ông vì tham vàng lụa, còn tôi lại tham nhân nghĩa, tưởng giống nhau mà rất khác nhau…
Sự phục chức rồi thăng chức cho Nguyễn Hữu Hào ngay sau khi Nguyễn Phúc Chu lên ngôi, chắc chắn là lời minh oan và có lẽ cũng là sự đồng tình với cách ứng xử khoan hòa của Nguyễn Hữu Hào nơi biên cảnh.
Nguồn sử liệu về Nguyễn Hữu Hào trong chiến dịch hành binh năm 1690 có thể đưa lại cho hậu thế những cách đánh giá khác nhau. Ngay chúa Nguyễn lúc đầu cũng đã cho rằng Nguyễn Hữu Hào không hoàn thành nhiệm vụ. Nguyễn Hữu Hào dù không động binh nhưng sự hòa hiếu của ông đã thu phục được Chân Lạp là rõ ràng. Thực tế cho thấy chính cách ứng xử ôn hòa đã đưa lại sự yên bình cho dân chúng cả hai phía: Chân Lạp và lưu dân mở đất người Việt. Sau khi Nguyễn Hữu Hào không đánh mà rút binh, tình hình đã trở nên yên ổn, Chân Lạp không còn quấy nhiễu như trước. Kết quả đó đã tạo tiền đề để tám năm sau, người em của ông là Nguyễn Hữu Cảnh vào nam làm công việc tiếp theo là xác lập chủ quyền Quốc gia một cách hòa bình. Khi đóng quân ở Bích Đôi, các tướng dưới quyền Nguyễn Hữu Hào từng cười thầm khi nghe ông nói: không mất một mũi tên mà Chân Lạp phải quy phục, các danh tướng thời xưa cũng không hơn thế - thì có lẽ đó không phải là một sự bằng lòng của ông mà chính là một kế sách sâu xa của dũng tướng có tầm nhìn, như Nguyễn Hữu Hào đã nói “Việc ở biên khổn, trách nhiệm là ở đại tướng”… Ông dám chịu trách nhiệm, dám chịu điều tiếng, chấp nhận hy sinh vì đại cuộc mở cõi - với một quyết định, một cách ứng xử mà không phải ai cũng làm được và hiểu được.
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Những đóng góp thầm lặng trong công cuộc Nam tiến : Danh thần ĐẶNG ĐẠI ĐỘ
Đặng Đại Độ (1728-1765) sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống đỗ đạt, nhiều đời làm quan và có công khai khẩn làng Quảng Cư (Lệ Thủy). Ông là con trai Tuy Lộc hầu Đặng Đại Lược (1690-1764), một vị quan có tài và nổi tiếng thanh liêm. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, Đặng Đại Lược lần lượt được giữ những cương vị quan trọng ở Hàn lâm viện, rồi Ký lục dinh Bố Chính (từ 1741), Cai bạ dinh Quảng Nam (1746). Năm 1761, ông lập công lớn khi đánh dẹp cuộc nổi dậy ở biên cảnh.Đặng Đại Lược có tám con trai đều đỗ đạt khoa cử, trong đó bảy người làm quan đều được giữ những chức vụ quan trọng, có nhiều đóng góp cho chúa Nguyễn. Tất cả họ đều là những người tài đức, được dân chúng yêu mến, kính trọng. Trong số những người con của Đặng Đại Lược thì Đặng Đại Độ được lịch sử ghi lại là người nổi bật hơn cả. Ông không chỉ nổi tiếng thông minh, học hạnh, văn võ song toàn mà còn là người cương trực, dũng khí và là một mẫu mực về đức thanh liêm.
Đại Nam liệt truyện, cho biết Đại Độ nhờ học giỏi, đỗ khoa thi Hương, được bổ Văn chức (Hàn lâm viện), cùng cha làm quan một triều. (Đông các Đại học sĩ Cao Xuân Dục đã ca ngợi: “Đặng Đại thị (họ) giữ mình trong sạch, Cha con cùng triều nức tiếng thơm”).
Trước khi vào Nam, Đặng Đại Độ đã có nhiều công lớn khi làm Ký lục dinh Bình Khang (Thế Tông thứ 10, 1748); rồi Ký lục Quảng Nam giúp cha đi đánh man Thạch Bích (Thế Tông thứ 23, 1761). Đây là thời kỳ mà dân chúng đã biết đến một Đặng Đại Độ làm quan còn thanh liêm hơn cả cha.
Với những tiếng thơm trên đất Quảng Nam, Đặng Đại Độ được bổ làm Ký lục Trấn Biên, một vùng đất còn nhiều khó khăn, loạn lạc. Trong thời gian này, có hai Cai đội hầu cận đi Trấn Biên tìm ca nhi cho chúa. Chúng cậy thế hống hách, làm nhiều điều trái phép. Đặng Đại Độ cho xé xác, treo ở cửa chợ. Rồi ông mặc áo đơn, tự đeo gông, đi bộ hơn một tháng với bao vất vả mới đến kinh, để xin nhận tội. Bộ Hình đem việc tâu lên, chúa Vũ Vương cho mời vào ra mắt. Do đi chịu tội nên ông không mang theo triều phục. Chúa sai cấp cho mũ áo. Khi Đặng Đại Độ vào chịu tội, chúa đã dụ rằng: "Khanh có tội gì, mà tự lao khổ như thế. Trước kia ta sai đi chọn một vài con hát để tiêu khiển lúc rỗi, không ngờ lũ tiểu nhân đi ra, cậy thế hiếp người. Khanh giết đi là phải. Có tội gì đâu. Vậy bỏ qua việc ấy đi" (Tiền biên, Q.5). Và ngay lúc đó chúa đã thăng Đặng Đại Độ làm Tuần phủ Gia Định. Đồng thời, cho đi tuần hành suốt dải đất Nam Trung Bộ, gồm 5 phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận, được quyền bãi hay thăng chức các quan lại ở các phủ này. Điều đó nói lên niềm tin gần như tuyệt đối mà chúa đã dành cho người công minh, chính trực, vì dân, vì triều đình như Đặng Đại Độ. Đặng Đại Độ không nương tay trừng trị quan lại nhũng nhiễu dân ngay trên vùng đất mới Gia Định vì mục đích an dân, đem lại niềm tin cho dân chúng. Dũng khí Đặng Đại Độ được nhân dân Nam Bộ ngưỡng mộ, lưu truyền như một tấm gương sáng an dân và chăn dân trên vùng đất mới…
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Những đóng góp thầm lặng trong công cuộc Nam tiến : Danh tướng Trần Đại Định
Trần Đại Định (?-1732) là võ tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chú trong lịch sử Việt Nam. Ông chính là người cho đắp lũy Hoa Phong để bảo vệ Sài Gòn vào năm 1731, và là một trong số ít người đã góp phần đem đất Pream Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) sáp nhập vào Đại Việt.
Trần Đại Định là người Việt gốc Hoa, quê ở Trấn Biên (Biên Hòa). Ông là con của Tổng binh Trần Thượng Xuyên, một tướng cũ của nhà Minh (Trung Quốc) chạy sang Đại Việt vào năm 1679 đời chúa Nguyễn Phúc Tần. Năm 1720, cha mất, Trần Đại Định được tập phong giữ chức tổng binh, tước Định Viễn hầu, chỉ huy cả hai đạo binh Phiên Trấn và Long Môn.
Sự nghiệp đánh đuổi quân ngoại xâm
Ngày 18 tháng 4 (âm lịch) năm Tân Hợi (1731) một di dân Lào ở làng Prea Sot (Sà Tốt) thuộc Chân Lạp, đã xúi giục những người dân bản xứ nổi dậy (kể từ đây gọi tắt là "quân Sà Tốt") chém giết tất cả những người Việt Nam đang sống trong vùng Banam, rồi cùng kéo xuống Gia Định cướp phá. Đang yên ổn bất thần có biến, quan dân thảy đều hoảng sợ. Lúc bấy giờ, Cai cơ Trương Phước Vĩnh đang nắm quyền Thống suất có nhiệm vụ bảo vệ di dân Việt ở Gia Định, vội phái Cai cơ Đạt Thành hầu (tước hầu, không rõ họ) đem binh chống ngăn quân Sà Tốt ở Bến Lức. Vì quân ít, viện binh lại tới không kịp, nên Đạt Thành hầu bị giết tại trận. Được tin, tướng Phúc Vĩnh liền cử Giám quân cai đội Nguyễn Cửu Triêm (hay Nguyễn Phúc Triêm, tước Triêm Ân hầu) đến ứng cứu quân ở Bến Lức, đẩy được quân Sà Tốt về Vũng Gù (Mỹ Tho). Lại điều thêm Tổng binh Trần Đại Định đem quân Long Môn chận đánh ở Vườn Trầu (Hóc Môn), và phá được tiền binh của đối phương. Để bảo vệ Sài Gòn lâu dài, Trần Đại Định bèn đốc quân đắp nối thêm lũy Hoa Phong (1731). Song song đó, tướng Phúc Vĩnh chia quân ra làm ba đạo, tự mình cầm thủy quân theo đường sông Tiền, còn Phúc Triêm và Đại Định thì theo đường bộ rồi đồng loạt tiến công. Quân Sà Tốt chống cự không nổi tháo chạy về nước. Tổng binh Trần Đại Định liền thúc quân truy đuổi sang tận đất Chân Lạp. Ở Lovek (La Bích), vua Chân Lạp là Sâtha (Nặc Tha) sợ vạ lây bèn ẩn trốn, rồi gởi thư cho tướng Đại Định để thanh minh rằng mọi việc không do mình gây ra, cam kết sẽ bắt nạp nhóm cầm đầu, khẩn xin dừng đại binh. Trần Đại Định đem việc ấy báo về, nhưng tướng Phước Vĩnh không nghe theo, muốn truy nã đến cùng. Vua Nặc Tha nghe vậy cả sợ, bèn chạy trốn xa. Đến tháng 7 năm ấy gặp kỳ mưa lụt, việc quân nhiều gặp bất lợi, tướng Phước Vĩnh vì thế mới chấp thuận, và truyền cho Đại Định dẫn quân về lại Gia Định. Tức thì tàn quân Prea Sot tụ tập lại, rồi đi cướp phá như cũ. Vua Nặc Tha khi này đã trở về La Bích, sức yếu không chống nổi phải bỏ chạy.
Tháng giêng năm Nhâm Tý (1732), tướng Trương Phước Vĩnh tiếp được tin ngoài biên báo về, liền đốc binh tiến sang Chân Lạp, quân Sà Tốt lại chạy trốn. Tháng 3, tướng Trương Phước Vĩnh để Trần Đại Định ở lại ứng phó, còn mình thì kéo đại binh về Gia Định.
Bị vu oan
Đã nhiều năm dùng binh mà việc biên giới chưa yên, tướng Phước Vĩnh bị triều đình nghiêm trách. Sợ giáng tội, tướng Vĩnh bèn bí mật tâu rằng: việc ấy là do Trần Đại Định chần chừ trong việc hành quân, lại tư thông với vua Cao Miên... Trong lúc đó, Trần Đại Định đóng binh ở La Bích, vừa tấn công, vừa phủ dụ, còn vua Nặc Tha thì dùng mưu kế diệt được hết nhóm cầm đầu quân nổi dậy. Để chuộc lỗi, vua Chân Lạp cắt hai vùng là Pream Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng lên chúa Nguyễn. Thành công, tướng Đại Định kéo binh về báo tiệp, nhưng khi về đến Gia Định, thì mới hay tướng Phúc Vĩnh đang định họp để tra vấn mình. Trịnh Hoài Đức, tác giả sách Gia Định thành thông chí, kể:
Đại Định tự nghĩ rằng: Trước đây do Đại soái (chỉ Phúc Vĩnh) điều độ không đúng, đến nỗi Đạt Thành hầu bị quân giặc giết, tiếp đến lại ăn của hối lộ rồi rút quân, tiến thoái bừa bãi, thế mà nay lại đổ tội cho ta, nếu để cho hắn bắt giữ hạch hỏi, thì hắn lấy quyền thế áp đảo thành ra bản án, thì mối oan ở dưới cái chậu úp, lấy ai bộc bạch cho. Chi bằng ta về kinh để tâu xin cứu xét, có chết cũng cam tâm. Ông nghĩ thế, bèn nhân đang đêm cùng thuộc hạ cưỡi một chiếc thuyền chiến về kinh. Khi thuyền đến gần núi Bút La có người em chú bác của Đại Định là Thành can rằng: Phúc Vĩnh là người thế thần của nước Nam, trong triều có nhiều người thân thích, nay anh muốn tỏ rõ được sự uẩn khúc thì ai là người biện bạch, chi bằng chạy thẳng về Việt Đông (Trung Quốc) tìm nơi an thân cho khỏi bị người ta giết. Đại Định nói: Cha ta là Thượng Xuyên công nhờ ân dày của triều đình...Nay nhất thời viên biên soái (chỉ Phúc Vĩnh) có lòng che lấp riêng tư, nếu mình không về triều đình bày tỏ, tất là có tội phản nghịch, thì sự nghiệp của tổ tông khác gì núi đổ thành hang hốc, chẳng những làm tôi bất trung mà làm con cũng bất hiếu, còn mặt mũi nào đứng giữa trời đất nữa. Nói đoạn bèn quát bắt thuyền phải vô cửa Hàn (Đà Nẵng), Thành cương quyết không nghe, giành lấy tay lái với đà công rồi cho thuyền nhắm thẳng biển Đông mà chạy. Đại Định thấy gió Nam thổi mạnh, sợ khi thuyền đến Quỳnh Hải thì khó trở buồm quay lại, trong lòng tức bực, gấp gáp bèn rút gươm ra chém Thành, rồi quát người lái thuyền phải quay vào cửa Hàn để thả neo, rồi đem hết chuyện trình lên quan dinh Quảng Nam nhờ đề đạt.
Mất trong ngục
Từ đêm Đại Định trốn đi, thì Trương Phước Vĩnh cho là ông đã trốn về Quảng Đông, nên lệnh bắt cả nhà Đại Định, và đem việc ấy tâu lên để thỉnh chỉ...Chúa Nguyễn Phúc Chú bèn hạ dụ câu lưu Trần Đại Định ở Quảng Nam và sai quan vào Gia Định phúc thẩm. Trần Đại Định ở trong lao suốt ngày không xiết phẫn uất, thọ bệnh đến 12 đêm sau thì mất. Kịp khi tờ phúc thẩm tâu lên, có Nguyễn Cửu Triêm làm chứng nói Đại Định không hề chần chừ việc quân để tư thông cùng Cao Miên, Đại Định mới được minh oan. Chúa Nguyễn truy tặng ông làm Đô đốc đồng tri, thụy là Tương Mẫn.
Nhân quân Sà Tốt sợ Cửu Triêm như "sợ cọp" (chữ của Trịnh Hoài Đức), nên ông này được thăng chức Cai cơ. Còn Trương Phúc Vĩnh mắc tội tâu bày không thật, nên bị bãi quyền Thống suất, giáng xuống làm Cai đội, rồi điều Cai cơ Nguyễn Hữu Doãn đến thay chức Điều Khiển ở Gia Định. Cũng ngay năm này (1732), chúa Nguyễn Phúc Chú sai đặt dinh Long Hồ và lập châu Định Viễn để cai quản hai vùng đất vừa thu được.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top