[Funland] Những vị tướng bất diệt trong lòng dân miền Nam

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
3,038
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
Em cảm ơn cụ quá khen :D Thực ra tiêu chí của quán cà phê là Fun, là nơi xã stress sau những giờ làm việc nặng nhọc. Bản thân em rất tôn trọng mọi người, rất cân nhắc lý lẽ. tuy nhiên, có nhiều cụ quoter còm của em với lời lẽ khiếm nhã, không có thiện chí trao đổi, chụp mũ v.v...
Thực tế không như nhiều cụ nghĩ, em không thần tượng Gia Long và cũng chẳng thần tượng Quang Trung. Nhưng sự vật trên đời này cái gì cũng có 2 mặt đối lập của nó như ngày và đêm, như âm và dương, như trai và gái, như trái và phải. Mọi người chọn lề phải còn em chọn lề trái và bảo vệ nó.
Cụ thường nói tại sao em hay còm dài. Bản tính em nó thế. Em luôn vận dụng tính logic và sự thuyết phục trong lập luận của mình, dẫn chứng cụ thể. Trong khi nhiều cụ khác thì không.
Còn việc cụ bảo em xấc láo với Quang Trung thì cụ hơi quá lời. Em đã chứng minh cho lập luận của mình rất nhiều lần, ở nhiều thớt nhưng thực tế, không ai trong số lề phải của các cụ có được chứng cứ thuyết phục để phản bác lại. Mà chủ yếu sử dụng đòn chụp mũ cũng như lời lẽ khiếm nhã. Với các cụ, Quang Trung là thần tượng, là chân lý. Ai đi ngược với sự mặc định ấy thì hoàn toàn sai.
Cuối cùng, nếu cụ muốn đóng vai quan tòa để xét xử người khác, thì xin cụ hãy đọc lại những còm của em cũng như những còm của phía lề phải, rồi hãy phán xét nhé.
No, em không có quyền phán xét cụ!:))
Em thấy câu, ý là cụ viết ra là do thu thập kiến thức, mà còm của cụ thì ít khi ngắn :)) đúng sai chưa biết nhưng em trân trọng sự nhiệt tâm và lao động của cụ!
Còn tranh luận em cũng hay tự phản biện: nếu không như thế thì sao? Tại sao không ?...
Vụ xấc láo thì cụ hiểu nhầm, ý em nói có hiện tượng đó qua một số thớt về lịch sử gần đây, không có cụ!
Một số cụ khá nhạy cảm chuyện Nam-Bắc. Em đi công tác trong đó khá nhiều, thấy người Nam hào sảng nhanh nhạy rõ ràng hiệu quả nhưng cũng nhiều người nhậu từ sáng tới khuya và hầu hết đâu có quan tâm chuyện phân biệt vùng miền. Bản thân em cũng không ưa chuyện phân biệt vùng miền nốt!
!>:D<>:D<>:D<
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
No, em không có quyền phán xét cụ!:))
Em thấy câu, ý là cụ viết ra là do thu thập kiến thức, mà còm của cụ thì ít khi ngắn :)) đúng sai chưa biết nhưng em trân trọng sự nhiệt tâm và lao động của cụ!
Còn tranh luận em cũng hay tự phản biện: nếu không như thế thì sao? Tại sao không ?...
Vụ xấc láo thì cụ hiểu nhầm, ý em nói có hiện tượng đó qua một số thớt về lịch sử gần đây, không có cụ!
Một số cụ khá nhạy cảm chuyện Nam-Bắc. Em đi công tác trong đó khá nhiều, thấy người Nam hào sảng nhanh nhạy rõ ràng hiệu quả nhưng cũng nhiều người nhậu từ sáng tới khuya và hầu hết đâu có quan tâm chuyện phân biệt vùng miền. Bản thân em cũng không ưa chuyện phân biệt vùng miền nốt!
!>:D<>:D<>:D<
Về phân biệt vùng miền em trộm nghĩ các cụ ngoài đấy nhạy cảm hơn. Bản thân gia đình em mẹ Bắc, cha Nam vẫn giao lưu tốt bình thường.
Tính em thường nói thẳng chứ không thích vòng vo theo kiểu Bắc nên nhiều cụ không thích, âu cũng là lẽ thường. Còn trong tranh luận thì em cũng đã còm với cụ ở còm trên : Rất nhiều cụ rất thiếu sự tôn trọng, nói chuyện thiếu sự tế nhị. Em ví dụ cho cụ thấy điển hình như còm này :
Đậm và gạch: một thủ pháp tầm thường của trò dìm hàng trước khi đối phương kịp nói: Chưa ai nói Quang Trung là thần tượng là chân lý cả mà ngược lại, những ai bôi bẩn cụ Huệ thể hiện đều là bọn ngu và cáu bẳn ;))
Những ai coi cụ Ánh cũng như dăm bảy anh vua khác có tý ty vui , tý ty hung, tý ty hài đều bị bọn đó chưởi vung tí mẹt, lại cảng hài.
Sự trao đổi giữa em và cụ đã được "lề phải" nhận định như thế đấy [-( Cụ nghĩ sao ?
 

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
3,038
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
Về phân biệt vùng miền em trộm nghĩ các cụ ngoài đấy nhạy cảm hơn. Bản thân gia đình em mẹ Bắc, cha Nam vẫn giao lưu tốt bình thường.
Tính em thường nói thẳng chứ không thích vòng vo theo kiểu Bắc nên nhiều cụ không thích, âu cũng là lẽ thường. Còn trong tranh luận thì em cũng đã còm với cụ ở còm trên : Rất nhiều cụ rất thiếu sự tôn trọng, nói chuyện thiếu sự tế nhị. Em ví dụ cho cụ thấy điển hình như còm này :

Sự trao đổi giữa em và cụ đã được "lề phải" nhận định như thế đấy [-( Cụ nghĩ sao ?
Em không quen dùng những từ " lề phải", "lề trái" hoặc những từ kiểu thời thượng tương đương.

Còn ví dụ như khi cụ và em trao đổi em nghĩ em kiếm được nhiều kiến thức hơn cụ kiếm :D

Mà sao cụ không về chăm thớt giấc mơ đi! Em không muốn vào thớt này nữa đâu!
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Em không quen dùng những từ " lề phải", "lề trái" hoặc những từ kiểu thời thượng tương đương.

Còn ví dụ như khi cụ và em trao đổi em nghĩ em kiếm được nhiều kiến thức hơn cụ kiếm :D

Mà sao cụ không về chăm thớt giấc mơ đi! Em không muốn vào thớt này nữa đâu!
Em chỉ ví dụ điển hình tiên tiến để cụ thấy thôi. Em đặt từ lề phải, lề trái để dễ phân biệt thôi chứ thực tế ở đây chả có ai trái phải gì cả. Những còm chửi rủa em thì rất nhiều, em nhận tất. Chỉ thấy thương cho họ thôi. Có điều, cụ hay cật vấn về nhận định của em nhưng lại khá dễ dãi với những nhận định chửi bới, hạ nhục người khác của các "còm sĩ" khác. Không lẽ cụ lại đứng về phía họ ? Không cần lý lẽ, chỉ cần chửi, thì bọn lề trái, vì tự ái sẽ khép mồm lại. Vậy 2 chữ "khách quan", chã nhẽ chỉ là một thứ "khẩu hiệu"?
 
Chỉnh sửa cuối:

Xich-lo

Xe hơi
Biển số
OF-56451
Ngày cấp bằng
3/2/10
Số km
188
Động cơ
448,580 Mã lực
Nơi ở
nothing
Tư tưởng Nho giáo chủ trương "Tam cương" và " Ngũ Thường". Gọi tắt là "cương thường" đạo lý.
Tam cương nói về 3 quan hệ : quân-thần, phụ-tử, phu-thê.
Ngũ thường nói về : Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Nó xấu chỗ nào mà cụ phải lên án mạnh mẽ thế.
Tổ lái, đánh võng là đây chứ còn gì nữa. Cụ trả lời làm gì cho mất công.
 

Xich-lo

Xe hơi
Biển số
OF-56451
Ngày cấp bằng
3/2/10
Số km
188
Động cơ
448,580 Mã lực
Nơi ở
nothing
Các cụ chém chuyện xưa kinh quá. Sao không chém chuyện ngày nay nên làm thế nào?
Em ko dám chém chuyện nay bởi chuyện xưa có chém thế nào cũng ko bị làm tình làm tội như chuyện thời nay cụ ạ!

Cá nhân em thấy cả Cụ Huệ và cụ Ánh đều có công với Tổ quốc VN và ít nhiều cũng có cả tội nữa...

Nhưng nếu nhìn từ cách nhìn của con người thời nay mà phân tích đúng sai để phán xét ngược lịch sử thì triều đại làm em thấy bất bình nhất là triều đại nhà Trần.

Ừ thì có công 3 lần đánh bại Nguyên Mông thật đấy nhưng cả hoàng tộc đều loạn luân, Đức Trần Hưng Đạo cũng vậy. Nói theo thời nay là tư cách đạo đức kém, vi phạm luật hôn nhân gia đình. Nâng cao quan điểm có thê nói triều nhà Trần góp phần làm suy yếu giống nòi qua hôn nhân cận huyết, di họa cho bao đời sau. Hậu quả là VN ta bây giờ vị thế thấp, thua kém rất nhiều nước cùng châu Á và thế giới.
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Nguyễn ánh thắng trận sao sử sách không ghi đầy đủ được hả cụ? Mười mấy đời vua cơ mà
Đều được ghi đầy đủ trong Đại Nam thực lục hết. Cụ tìm lại đọc xem sao.
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Em xin phép được giới thiệu tiếp vị danh tướng thứ tư trong ngũ hổ tướng Gia Định : Nguyễn Văn Nhơn.
Nguyễn Văn Nhơn là người huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang xưa, nay thuộc làng Tân Đông Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ông là con của Minh Đức Hầu Nguyễn Quang và bà Thị Áo (Cha ông có 3 người vợ và ông là người con thứ hai của người vợ hai)
Nguyễn Văn Nhơn chính thức bắt đầu binh nghiệp từ năm Giáp ngọ 1774 lúc mới ngoài 20 tuổi. Ông đem 4 đội binh mã theo Tống Phước Hiệp (Trấn thủ Long Hồ) và Nguyễn Khoa Thuyên (giữ chức Cai bạ), được cho giữ chức Đội trưởng, đóng tại xứ Vân Phong, chống quân Tây Sơn đang chiếm đóng xứ Xích Lam thuộc Biên Hoà. Năm Bính thân 1776, sau khi theo Tống Phước Hoà đánh thắng Tây Sơn tại Gia Định, Nguyễn Văn Nhơn được phong chức Cai đội. Sau khi Tống Phước Hoà tử trận (1777), Nguyễn Văn Nhơn theo Dương Công Trừng khởi nghĩa tại Sa Đéc hưởng ứng công cuộc khởi binh của Nguyễn Ánh tại Long Xuyên (khu vực Cà Mau hiện nay). Ông lập nhiều chiến công lớn nên 1 năm sau đó được thăng chức Cai cơ. Năm Nhâm dần (1782), Nguyễn Văn Nhơn bị Tây Sơn bắt tại Thủ Thiêm. Ba năm sau ông trốn thoát sang Xiêm tìm chúa Nguyễn, dọc đường gặp người của chúa sai về, ông liền trở lại khởi binh chiếm giữ Long Xuyên (Cà Mau). Thời gian sau đó, Nguyễn Văn Nhơn nhiều lần lập chiến công lớn, hợp lực đánh chiếm và đóng giữ nhiều vùng đất khác như Phú Yên, Diên Khánh…, được chúa Nguyễn ngợi khen, tin tưởng. Sau khi lấy lại được Gia Định, ông được thăng Vệ uý hữu tiệp Trung quân thuỷ dinh kiêm lãnh Hữu thuận chi, Lưu thủ dinh Trấn Biên kiêm lãnh Trung quân dinh hữu chi Hiệu uý. Trong thời gian tại chức, Nguyễn Văn Nhơn đã gia công đọc sách, học hỏi và áp dụng cách trị dân của người xưa, giúp vùng Trấn Biên trở nên an ninh, trù phú. Dân chúng ngưỡng mộ gọi ông là Quan lớn Sen.
Có một điều thú vị là mặc dù ông xuất thân trong gia đình quan lại, nhưng cũng giống như chúa Nguyễn Ánh, do thời cuộc nên ông không được học hành tử tế. Sau khi làm lưu thủ Trấn Biên, lúc đã ngoài bốn mươi tuổi, ông mới có thể tự trau giồi thêm chữ nghĩa cho mình.
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long phong Nguyễn Văn Nhơn làm Chưởng chấn võ quân, tước Nhơn Quận công, giữ chức Lưu trấn Gia Định trấn đến năm 1805. Năm Gia Long thứ 7 (1808), đổi trấn Gia Định ra thành Gia Định, lệnh Khâm sai chưởng Chấn võ quân Nhơn Quận công Nguyễn Văn Nhơn làm Tổng trấn, Khâm sai Thượng thư bộ Hộ An toàn hầu Trịnh Hoài Đức làm Hiệp tổng trấn, đồng thời ban cho ấn bạc có núm hình sư tử, được dùng mực son. Như vậy, Nguyễn Văn Nhơn là Tổng trấn đầu tiên của thành Gia Định. Ông làm Tổng trấn đến năm 1813 thì bàn giao cho Lê Văn Duyệt. Đến năm 1819-1820, ông được cử làm Tổng trấn thành Gia Định lần thứ 2.
Ngoài tài năng quân sự, Nguyễn Văn Nhơn còn có nhiều đóng góp về giáo dục, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và một số lĩnh vực khác… Đặc biệt ông là người có tư tưởng cải cách. Cuối năm 1802, sau khi vua Gia Long bình định xong Bắc Hà, Nguyễn Văn Nhơn dâng sớ điều trần gồm 14 điều xin chấn chỉnh, cải cách nhiều lĩnh vực quan hệ đến quốc kế dân sinh như thuế khoá, giáo dục, khoa cử, phong tục… Các điều ông đưa ra, vua đều cho thi hành.
Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), Nguyễn Văn Nhơn được triệu về kinh, cùng Trịnh Hoài Đức, Phạm Đăng Hưng được sung chức Tổng tài Quốc sử quán, coi chép bộ Liệt thánh thực lục gồm 2 phần tiền biên và chính biên.
Năm Minh Mạnh thứ 3 (1822) Nguyễn Văn Nhơn mất, vua Minh Mạng tiếc thương cho bãi chầu 3 ngày, ngự giá đến ban rượu tế và câu đối: Vọng Các hiệu tùng long, trực bả đan tâm huyền nhật nguyệt; Xuân Thành bi khứ hạc, do lưu chính khí tác sơn hà (tạm dịch) “Vọng Các quyết phò vua, mãi rạng lòng son trong trời đất; Thành Xuân buồn mất hạc, vẫn còn nghĩa khí khắp non sông.”
Di hài Nguyên Văn Nhơn được đưa về Gia Định an táng. Vua còn ban tự điền, bổng lộc; truy tặng tước (Kinh môn Quận công), cải thuỵ (Mục Hiến); cho thờ ở Thế miếu và Trung hưng công thần miếu. Người dân cũng rất ngưỡng mộ tính cách, tài năng và công trạng của Nguyễn Văn Nhơn. Họ đưa bài vị ông vào phối thờ ở đình Tân Đông, xem ông như vị thần bảo hộ, đến nay vẫn khói hương không dứt. Trong vùng có rạch Sa Nhơn nhưng người dân kiêng huý vị Tổng trấn Nguyễn Văn Nhơn nên đọc trại thành Sa Nhiên.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Tổng trấn Gia Định Nguyễn Văn Nhơn và khu mộ cổ ở Sa Đéc ( Đồng Tháp)


Danh tướng Nguyễn Văn Nhơn

Nguyễn Văn Nhơn 阮文仁 (1753-1822) là công thần thời Nguyễn sơ, thờ 2 đời vua Gia Long, Minh Mạng. Người làng Tân Đông, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (làng Tân Đông nay thuộc Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Tên thật là Nguyễn Văn Sáng, còn gọi là Sen, tước Thái bảo Quận công, thuỵ Trung Cẩn. Cao Hoàng đế (Gia Long) sắc ban tên là Nhơn, từ đó sách sử và dân gian thường gọi là Nguyễn Văn Nhơn. Nguyễn Văn Nhơn có con trai là Nguyễn Văn Thiện làm Phò mã của Công chúa Ngọc Khuê con gái thứ 12 của vua Gia Long và con gái là Nguyễn Thị Trọng gả làm Lệnh phi của vua Thiệu Trị.

Tổ tiên Nguyễn Văn Nhơn vốn sống ở Cửa Hàn (nay là cửa khẩu Đà Nẵng), theo Nguyễn Ánh vào Nam ở dinh Trấn Biên, thôn Bình Chánh (nay thuộc Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai), sau đó lập quê quán tại làng Tân Đông. Cha Nguyễn Văn Nhơn là Nguyễn Văn Quang (1705-1764) có 3 bà vợ, Nguyễn Văn Nhơn là con trai thứ 2 của bà vợ thứ 2.

Nguyễn Văn Nhơn chính thức bắt đầu binh nghiệp từ năm Giáp ngọ 1774 lúc mới ngoài 20 tuổi. Ông đem 4 đội binh mã theo Tống Phước Hiệp (Trấn thủ Long Hồ) và Nguyễn Khoa Thuyên (giữ chức Cai bạ), được cho giữ chức Đội trưởng, đóng tại xứ Vân Phong, chống quân Tây Sơn đang chiếm đóng xứ Xích Lam thuộc Biên Hoà. Năm Bính thân 1776, sau khi theo Tống Phước Hoà đánh thắng Tây Sơn tại Gia Định, Nguyễn Văn Nhơn được phong chức Cai đội. Sau khi Tống Phước Hoà tử trận (1777), Nguyễn Văn Nhơn theo Dương Công Trừng khởi nghĩa tại Sa Đéc hưởng ứng công cuộc khởi binh của Nguyễn Ánh tại Long Xuyên (khu vực Cà Mau hiện nay). Ông lập nhiều chiến công lớn nên 1 năm sau đó được thăng chức Cai cơ. Năm Nhâm dần (1782), Nguyễn Văn Nhơn bị Tây Sơn bắt tại Thủ Thiêm. Ba năm sau ông trốn thoát sang Xiêm tìm chúa Nguyễn, dọc đường gặp người của chúa sai về, ông liền trở lại khởi binh chiếm giữ Long Xuyên (Cà Mau). Thời gian sau đó, Nguyễn Văn Nhơn nhiều lần lập chiến công lớn, hợp lực đánh chiếm và đóng giữ nhiều vùng đất khác như Phú Yên, Diên Khánh…, được chúa Nguyễn ngợi khen, tin tưởng. Sau khi lấy lại được Gia Định, ông được thăng Vệ uý hữu tiệp Trung quân thuỷ dinh kiêm lãnh Hữu thuận chi, Lưu thủ dinh Trấn Biên kiêm lãnh Trung quân dinh hữu chi Hiệu uý. Trong thời gian tại chức, Nguyễn Văn Nhơn đã gia công đọc sách, học hỏi và áp dụng cách trị dân của người xưa, giúp vùng Trấn Biên trở nên an ninh, trù phú. Dân chúng ngưỡng mộ gọi ông là Quan lớn Sen.

Sau khi lên ngôi, vua Gia Long phong Nguyễn Văn Nhơn làm Chưởng chấn võ quân, tước Nhơn Quận công, giữ chức Lưu trấn Gia Định trấn đến năm 1805. Năm Gia Long thứ 7 (1808), đổi trấn Gia Định ra thành Gia Định, lệnh Khâm sai chưởng Chấn võ quân Nhơn Quận công Nguyễn Văn Nhơn làm Tổng trấn, Khâm sai Thượng thư bộ Hộ An toàn hầu Trịnh Hoài Đức làm Hiệp tổng trấn, đồng thời ban cho ấn bạc có núm hình sư tử, được dùng mực son. Như vậy, Nguyễn Văn Nhơn là Tổng trấn đầu tiên của thành Gia Định. Ông làm Tổng trấn đến năm 1813 thì bàn giao cho Lê Văn Duyệt. Đến năm 1819-1820, ông được cử làm Tổng trấn thành Gia Định lần thứ 2.

Ngoài tài năng quân sự, Nguyễn Văn Nhơn còn có nhiều đóng góp về giáo dục, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và một số lĩnh vực khác… Đặc biệt ông là người có tư tưởng cải cách. Cuối năm 1802, sau khi vua Gia Long bình định xong Bắc Hà, Nguyễn Văn Nhơn dâng sớ điều trần gồm 14 điều xin chấn chỉnh, cải cách nhiều lĩnh vực quan hệ đến quốc kế dân sinh như thuế khoá, giáo dục, khoa cử, phong tục… Các điều ông đưa ra, vua đều cho thi hành.

Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), Nguyễn Văn Nhơn được triệu về kinh, cùng Trịnh Hoài Đức, Phạm Đăng Hưng được sung chức Tổng tài Quốc sử quán, coi chép bộ Liệt thánh thực lục. Đại Nam thực lục chép về việc này như sau: “Năm Minh Mạng thứ 1 (1820) xuống chiếu tìm sách vở sót, năm thứ 2 mở đặt Sử quán, sai quan vâng chép bộ Liệt thánh thực lục, chia làm Tiền biên và Chánh biên. Lại đặc biệt sai văn võ đại thần là bọn Nguyễn Văn Nhân (Nhơn), Trịnh Hoài Đức, Phạm Đăng Hưng, sung chức Tổng tài, soạn chép từng thời, theo năm ghi việc, tìm nhặt sử cũ, mà ý nghĩa thể lệ đều định đoạt do thánh tâm. Mấy lần sử biên chép dâng trình, vâng theo quyết định, cho nên phép tắc đã rõ rệt, điều mục đã phân minh, nhưng đã tinh còn muốn tinh hơn, đã tường còn muốn tường nữa, thánh tâm vẫn mong chờ như thế.”(1) Nguyễn Văn Nhơn sinh ra và lớn lên vào thời loạn lạc, trưởng thành lại theo nghiệp binh đao phò chúa, không được học hành nhiều. Mãi đến khi làm Lưu thủ Trấn Biên, lúc này đã hơn 40 tuổi, ông mới có thời gian trau dồi chữ nghĩa. Tuy học muộn, không trải qua khoa cử, nhưng chắc chắn ông rất thông minh và chuyên cần, đạt được thành tựu rất cao trong học tập, nên được vua tin cậy giao cho việc chép sử. Tiếc là chỉ một năm sau thì ông qua đời.

Xót thương vị danh thần, vua Minh Mạng bãi chầu 3 ngày, ngự giá đến ban rượu tế và câu đối: 望閣効從龍,直把丹心懸日月; 春城悲去鶴,猶畱正氣作山河 Vọng Các hiệu tùng long, trực bả đan tâm huyền nhật nguyệt; Xuân Thành bi khứ hạc, do lưu chính khí tác sơn hà = “Vọng Các quyết phò vua, mãi rạng lòng son trong trời đất; Thành Xuân buồn mất hạc, vẫn còn nghĩa khí khắp non sông.” Di hài Nguyên Văn Nhơn được đưa về Gia Định an táng. Vua còn ban tự điền, bổng lộc; truy tặng tước (Kinh môn Quận công), cải thuỵ (Mục Hiến); cho thờ ở Thế miếu và Trung hưng công thần miếu. Người dân cũng rất ngưỡng mộ tính cách, tài năng và công trạng của Nguyễn Văn Nhơn. Họ đưa bài vị ông vào phối thờ ở đình Tân Đông, xem ông như vị thần bảo hộ, đến nay vẫn khói hương không dứt. Trong vùng có rạch Sa Nhơn 砂仁 nhưng người dân kiêng huý Tổng trấn Nguyễn Văn Nhơn nên đọc trại thành Sa Nhiên(2).

Khu mộ cổ: Di sản Hán Nôm và những nhân vật liên quan

Khu mộ cổ hiện nằm trong vườn nhà ông Nguyễn Văn Tám (ông Tám Kinh, hậu duệ đời thứ 5 của Nguyễn Văn Nhơn), số 77 đường Chùa, ấp Đông Huề, xã Tân Khánh Đông, Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Lăng mộ lúc đầu hợp táng gần tả ngạn sông Tiền, qua thời gian dài đất dần bị lở gần đến lăng, nên sau đó được dời đến vị trí hiện tại, khánh táng vào ngày 17 tháng 3 năm Canh dần (1920). Khu mộ gồm 6 lăng mộ lớn và một số mộ nhỏ, trong đó lăng mộ lớn nhất an táng vợ chồng Nguyễn Văn Nhơn, số còn lại an táng người thân của ông gồm cha, con, cháu… Trong các lăng mộ còn bảo lưu một số văn bản Hán Nôm gồm 1 bài vị (chưa kể 1 bài vị chữ Quốc ngữ), 7 bia mộ và 5 câu đối.

Nơi lăng mộ Nguyễn Văn Nhơn có hai bài vị gỗ, một chép chữ Hán, một chép chữ Quốc ngữ. Bài vị chữ Hán: 欽差掌右軍贈翊運同德功臣特進輔國上將軍上柱國太保仁郡公賜謚忠謹阮公尊靈蓮臺座位 “Bài vị đặt trên đài sen thờ Tôn linh Nguyễn Văn Nhơn, chức Khâm sai Chưởng hữu quân, tặng Dực vận Đồng đức công thần, đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân thượng trụ quốc, Thái bảo Nhơn Quận công, ban tên thuỵ Trung Cẩn”. Bài vị chữ Quốc ngữ: “Tổng trấn Gia Định thành Tả vận Trung hưng công thần đặc tấn Tráng võ tướng quân Hữu quân Đô thống phủ Chưởng chấn võ quân Dực vận Đồng đức công thần đặc tấn Trụ quốc Thượng tướng quân Thượng trụ quốc Chưởng phủ sự Thái tử Thái bảo Kinh môn Quận công NGUYỄN VĂN NHƠN thuỵ Mục Hiến thượng đẳng thần 1753-1822”. Bài vị chữ Quốc ngữ có nội dung tương tự cũng được thờ tại đình Tân Đông ấp Đông Quới cùng xã (đình thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng, phối thờ Nguyễn Văn Nhơn).

Bia mộ thứ nhất (mộ Nguyễn Văn Nhơn): 皇越掌右軍郡公贈太保阮公之墓 “Mộ ngài Chưởng hữu quân Quận công, tặng tước Thái bảo Quận công”. Bia mộ thứ hai (mộ phu nhân ông Nguyễn Văn Nhơn): 皇越掌右軍郡公贈太保夫人之墓 “Mộ bà phu nhân ngài Chưởng hữu quân Quận công tặng tước Thái bảo Quận công”. Bia mộ Nguyễn Văn Nhơn chỉ ghi chức tước là Chưởng hữu quân Thái bảo Quận công cho thấy bia mộ có thể được lập ngay sau khi mất hoặc muộn nhất là trước khi Nguyễn Văn Nhơn được vua Minh Mệnh truy tặng tước Kinh môn Quận công, cải thuỵ Mục Hiến, tức là trước năm Nhâm thìn 1832. Bài vị chữ Hán nói trên có lẽ cũng được lập trước năm này vì trong đó chỉ ghi tên thuỵ Trung Cẩn. Gia phả có chép bài mộ chí chữ Hán của Nguyễn Văn Nhơn viết năm Canh thìn 1820 nói về cha mẹ, anh em cùng việc được truy tặng, ban thưởng sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi.

Bia mộ phu nhân ông Nguyễn Văn Nhơn không ghi rõ họ tên, tước hiệu. Nguyễn Văn Nhơn có tất cả 12 bà vợ, trong đó 5 bà không sinh con. Trong số 7 bà vợ có sinh con với ông chỉ có 1 người được phong tước phẩm Phu nhân là bà chánh thất Nguyễn Thị Kim (?-1852), những người còn lại được phong Cung nhân, Đoan nhân. Bà Nguyễn Thị Kim được phong Chánh Nhất phẩm Phu nhân, thuỵ Trinh Liệt.

Bia mộ thứ ba (mộ Nguyễn Văn Đức): 皇阮驃騎都尉德潤候諱儼字德之墓 “Mộ ông Phiêu kỵ Đô uý Đức Nhuận hầu, tên huý là Nghiễm, tên tự là Đức”. Bia mộ thứ tư (mộ phu nhân ông Nguyễn Văn Đức): 皇阮驃騎都尉德潤候阮候正室誥封郡君諱玉端之墓 “Mộ bà chánh thất ông Phiêu kỵ Đô uý Đức nhuận hầu họ Nguyễn, cáo phong Quận quân, tên huý là Ngọc Đoan”. Hai bia mộ này do cháu ngoại ông Nguyễn Văn Đức (1791-1886) là Nguyễn Thành Gia lập nhân dịp trùng tu năm 1920, lạc khoản ghi rõ: 庚申年叁月拾柒日重修,外孫帮佐副縂阮成家拜立 “Trùng tu ngày 17 tháng 3 năm Canh thân (1920), cháu ngoại là Bang tá Phó tổng Nguyễn Thành Gia kính lập.” Nguyễn Văn Đức thuộc đời thứ 6 (kể từ Đôn Hậu phủ quân), con trai cả của Nguyễn Văn Nhơn với bà vợ thứ Trần Thị Xuân (1774-1857). Gia phả có chép bài văn chữ Hán của Nguyễn Văn Đức viết năm Tự Đức thứ 6 (1853) nói về cha mẹ, anh em và các bà vợ khác của cha. Phu nhân ông tên Nguyễn Thị Ngọc Đoan, tên chữ là Tịnh, tên thuỵ Nhu Thục, tước phẩm Quận quân. Trước nay tên bà bị con cháu trong dòng họ chép và đọc nhầm thành [玉]瑞 “[Ngọc] Thuỵ”, do tự dạng gần giống. Về niên canh bà Ngọc Đoan, thần chủ tại nhà thờ ghi sinh năm Kỷ dậu, mất năm Mậu thìn. Đối chiếu với năm sinh ông Nguyễn Văn Đức, năm Kỷ dậu ở đây là 1789, năm Mậu thìn là 1868, tức là bà Ngọc Đoan lớn hơn chồng 2 tuổi, mất trước chồng 18 năm, thọ 80 tuổi.

Nói thêm về chức Phiêu kỵ Đô uý của Nguyễn Văn Đức: Mở đầu bài viết của mình, Nguyễn Văn Đức tự xưng “Phiêu [驃] kỵ Đô uý”; khoảng giữa bài viết có nhắc lại chức này một lần nữa. Nhưng trong gia phả, mục đời thứ 6 chép “Nguyễn Văn Đức […] nhận chức Kiêu [驍] kỵ Đô uý Phấn dũng tướng quân khinh quân uý”. Có sự không thống nhất giữa gia phả với bài viết của Nguyễn Văn Đức. Vào đời Trần, chỉ có Hoàng tử mới được đảm nhiệm chức Phiêu kỵ, cho thấy đây là chức vụ vô cùng đặc biệt. Chưa rõ quan chế nhà Nguyễn chức vụ này có gì thay đổi, nhưng cũng khó có khả năng ban cho ông Đức. Một cứ liệu đáng tin cậy hơn, trong sắc phong của vua Gia Long ban ngày 13 tháng 8 năm thứ 16 (1817) ghi chức vụ của Nguyễn Văn Đức là “Kiêu kỵ Đô uý”. Đương nhiên, sắc phong của vua có độ tin cậy cao hơn. Vậy chắc chắn Nguyễn Văn Đức không phải được phong chức Phiêu kỵ, chưa rõ vì sao ông lại ghi cho mình chức ấy, chắc do viết nhầm chăng? Đến khi Nguyễn Thành Gia lập bia mộ, có lẽ căn cứ vào bài viết của ông Đức mà ghi lại như trên.

Bia mộ thứ năm không ghi tên cụ thể mà chỉ ghi chức tước: 皇越贈掌奇阮矦之墓 “Mộ ông Chưởng cơ họ Nguyễn, phong tước Hầu”. Đọc gia phả, chúng tôi thấy trong gia tộc Nguyễn Văn Nhơn chỉ có một người được ban chức Chưởng cơ, tước Hầu: 第四世顯曾祖考光進鎭國大將軍錦衣衞掌衞事掌奇明德候謚威勇諱光號明府君 “Ông tằng tổ Quang, tiến Trấn quốc đại tướng quân Cẩm y vệ Chưởng vệ sự Chưởng cơ, tên thuỵ Uy Dũng, tên huý Quang, tên hiệu Minh(3), tước Minh đức hầu”. Đây là ông Tổ đời thứ tư (kể từ Đôn Hậu phủ quân, thế kỷ 17), cũng chính là thân phụ của Nguyễn Văn Nhơn, tức Nguyễn Văn Quang. Theo bài mộ chí do Nguyễn Văn Nhơn viết, sinh thời Nguyễn Văn Quang còn giữ chức Đội trưởng Cai đội. Về thời điểm Nguyễn Văn Quang được phong tước, bài mộ chí chép: 及克復嘉定之後,帝委以留鎮之用。定鼎初酬功進爵,追贈三代,於先考贈是爵 “Sau khi lấy được Gia Định, vua cho ta làm Lưu trấn. Định ngôi khen thưởng tổ tiên ba đời, Tiên khảo được ban tước ấy.” Trước khi làm Tổng trấn thành Gia Định, Nguyễn Văn Nhơn từng có thời gian làm việc ở nơi này: năm 1797 lãnh việc vận lương (kiêm việc ở Hộ bộ), năm 1802-1805 giữ chức Lưu trấn. Thời điểm “định ngôi khen thưởng” nói trên diễn ra sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, thời điểm này cũng phù hợp với lúc Nguyễn Văn Nhơn làm Lưu trấn Gia Định. Điều này cho thấy Nguyễn Văn Quang được truy tặng tước Hầu sau khi qua đời ít nhất 38 năm.

Bia mộ thứ sáu: 皇越贈掌奇阮矦夫人之墓 “Mộ phu nhân ông Chưởng cơ họ Nguyễn phong tước Hầu”. Đây là bia mộ phu nhân ông Nguyễn Văn Quang. Bà tên huý Thị Áo (1716-1797), thuỵ Trinh Thục, lấy chồng năm 20 tuổi, giữ vẹn đạo tòng phu. Từ khi Nguyễn Văn Quang qua đời, bà một lòng thủ tiết, nuôi dạy con cái nên người. Bà mất vì bệnh tại làng Tân Đông.

Bia mộ thứ bảy bị mất mấy chữ cuối: 皇朝襲廕飛騎尉該隊… “[Mộ ông]… tập ấm chức Phi kỵ uý Cai đội”. Đây là phần mộ ông Nguyễn Văn Vĩnh (?-1894) đời thứ 8 kể từ Đôn Hậu phủ quân, gọi Nguyễn Văn Nhơn là tằng tổ (ông cố nội). Nguyễn Văn Vĩnh, tên tự là Thuật, con trai đầu của Nguyễn Văn Chân (1813-1883, tên tự là Cư, Minh nghĩa Đô uý Phó quản cơ, tước Kinh môn bá, thuỵ Tráng Dực) với người vợ thứ Trần Thị Kiều (còn gọi là Nga). Ông Vĩnh được tập ấm chức Phi kỵ uý Cai đội và Võ công Đô uý hộ quân hiệu, tước Kinh môn tử, thuỵ Tráng Nhuệ. Vợ ông là người tôn thất, tên Tôn Nữ Thị Thiện (1847-1903), con gái Chánh sứ Hộ lăng Tôn Thất Trụ, phong Tứ phẩm Cung nhân. Con cháu trong dòng họ cho biết, mộ ông Vĩnh được cháu nội và chắt nội ông xây lại vào tháng 4 năm 1992, bia mộ chữ Hán vẫn được bảo tồn nguyên dạng như trên, đồng thời dựng thêm bia mộ chữ Quốc ngữ ở phía sau mộ ghi rõ họ tên, chức tước, ngày tháng năm mất và người lập bia.

Ngoài 6 bia mộ trên, khu mộ cổ còn có một số câu đối chữ Hán. Trước mỗi lăng mộ đều có 1 câu đối, tổng cộng 5 câu. Chúng tôi giới thiệu câu đối ở lăng mộ Nguyễn Văn Nhơn: 不朽勲名留故國;無窮載月奠新阡 Bất hủ huân danh lưu cố quốc; Vô cùng tải nguyệt điện tân thiên = “Nước xưa muôn đời lưu danh tiếng; Mồ mới ngàn năm vững đất trời.” Nội dung câu đối ca ngợi tài đức, công ơn của danh tướng Nguyễn Văn Nhơn, nói lên lòng ngưỡng vọng của người đới đối với vị tướng trung dũng, đồng thời cũng nói về việc chuyển dời lăng mộ từ vị trí cũ sang vị trí mới, điều này cho thấy câu đối này được viết năm 1920. Về văn tự cần đính chính rằng, qua quá trình trùng tu, vế thứ nhất (bên phải) của câu đối này bị làm lại sai hai chữ do nhầm lẫn về tự dạng: chữ thứ nhất (chữ 不 “bất” bị làm sai thành 衣 “y”) và chữ thứ năm (chữ 留 “lưu” bị làm sai thành 宙 “trụ”).

Khu mộ cổ ở Sa Đéc là nơi lưu giữ dấu ấn của danh tướng Nguyễn Văn Nhơn, một trong những người có công giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn dựng nên đại nghiệp, cùng một số nhân vật khác là cha, vợ, con, cháu của ông; cũng là nơi gìn giữ, phát huy truyền thống đáng tự hào của gia tộc họ Nguyễn. Điều đáng mừng là khu mộ cổ được các thế hệ con cháu quan tâm bảo quản, tôn tạo hàng năm. Các bia mộ, bài vị đều được giữ gìn trọn vẹn, chữ viết sắc sảo còn đọc được rất rõ ràng. Các câu đối cũng đều được sơn phết lại qua những đợt trùng tu, nền đỏ chữ đen rất nổi bật. Nhưng cũng có điều đáng tiếc là hai điểm nhầm lẫn khi con cháu đọc gia phả và trùng tu khu mộ mà chúng tôi đã nói trên: tên bà [Ngọc] Đoan bị chép và đọc nhầm thành [Ngọc] Thuỵ; hai chữ Hán trong câu đối ở lăng mộ Nguyễn Văn Nhơn bị làm sai trong quá trình trùng tu. Hy vọng qua bài viết này, hai điểm nhầm lẫn trên sẽ sớm được khắc phục.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Quan lớn Sen

Cách đây 60 năm, nhà báo Khuông Việt trên tờ Nam Kỳ tuần báo đã viết: “Muốn viếng mộ quan lớn Sen, chúng tôi phải thuê xe ngựa vì mộ ngài ở ấp Khánh Thuận, làng Tân Đông, cách tỉnh lỵ Sa Đéc hơn 8 cây số”.

Khi chúng tôi tìm về xã Tân Khánh Đông (TX.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) thì một cụ bà bán giải khát ven đường cho biết, ở xã này có hai ngôi đình Tân Khánh và Tân Đông. Quan lớn Sen được thờ ở đình Tân Đông nằm bên ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông.

Đây là một ngôi đình khá quy mô, kiến trúc bài trí theo mô típ chung của các ngôi đình Nam bộ, nhưng có phần võ ca rất rộng. Trong chánh điện, bàn thờ thần nằm sát vách hậu. Quan lớn Nguyễn Văn Nhơn được phối tự ở bàn hội đồng. Ngoài bài vị xưa chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng, còn có thêm tấm bảng ghi bằng chữ quốc ngữ “Nguyễn Văn Nhơn/Kinh môn quận công/Quan đại thần của triều Nguyễn…”.




Bài vị thờ Quận công Nguyễn Văn Nhơn tại đình Tân Đông - Ảnh: H.P


Người thủ từ cho biết đình chỉ có một lá sắc phong Bổn cảnh thành hoàng. Việc cúng tế quan lớn cũng tổ chức trong lễ Kỳ yên tháng chạp, còn lễ giỗ ông được tổ chức vào tiết Thanh minh. Cũng theo người thủ từ thì hậu duệ của quan Kinh Môn quận công hầu hết đã định cư ở nước ngoài, nhưng hằng năm họ đều về quê lo sửa sang phần mộ. Gần đây họ có về tài trợ cất cho đình ngôi nhà khói/nhà trù làm nơi nấu nướng. Phần mộ của quận công và phu nhân tọa lạc ở ấp Đông Huề cùng xã, hiện nay cũng được con cháu trùng tu lại khang trang hơn bằng các loại nguyên vật liệu hiện đại nên không còn giữ được nét cổ kính như xưa.

Món chè hột sen

Năm 1943, nhà báo Khuông Việt đã chép lại câu chuyện dân gian được lưu truyền như sau: “Chúa Nguyễn Ánh trong lúc bôn đào rày đây mai đó, phó thác việc hầu hạ mẹ cho tùy tướng Nguyễn Văn Nhơn. Những khi quốc mẫu mệt nhọc, thường dùng chè hột sen của Nhơn dưng lên. Lâu ngày quen miệng nên mỗi lúc cần đến món ăn bổ khỏe ấy, bà chỉ cần gọi “sen” là tự khắc có Nhơn đến. Vì thế mới có ba tiếng “quan lớn Sen” của người tặng riêng cho tướng Nguyễn Văn Nhơn”.

Chuyện dân gian có phần trùng khớp với chính sử. Sách Đại Nam Thực lục tiền biên chép, tháng giêng năm Kỷ Mùi (1799), chúa Nguyễn Ánh “lại dụ bọn Nguyễn Văn Nhơn rằng: Ta không thể hằng ngày phụng dưỡng Từ cung, bọn khanh nên cùng con ta thay mặt, cứ ba ngày một lần thăm sức khỏe cho yên lòng ngài”. Cũng trong khoảng thời gian này, quan lớn Sen đã “giúp hoàng tử giữ then khóa, vững căn bản, điều quân cấp lương không từng thiếu thốn; lại khuyên việc nông trang, nghiêm cấm uống rượu, trong hạt đều được yên ổn”.

Tư tưởng cải cách

Khi chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi đã phong quan lớn Sen làm Chưởng Chấn võ quân, tước Nhơn Quận công, giữ chức Lưu trấn Gia Định trấn đến năm 1805. Sau khi vua Gia Long bình xong Bắc Hà, ông dâng sớ điều trần 14 khoản xin chấn chỉnh nhiều việc, như: Định lại các sắc thuế; trọng dụng người hiền; cải cách phong tục; biểu dương người trinh tiết; định phép khoa cử; chấn chỉnh nghiêm việc quan lại; phát chẩn cho dân nghèo… Về thuế má, ông tâu với vua rằng: “Các hạng lão tật của dân đồn điền, xin từ nay về sau giảm bớt thóc thuế cho 5 phần 10. Lại khe ngòi xưa nay không có thuế, gần đây bọn lại gian mưu lợi thu nộp cả, làm cho rối dân, xin tha cho”.

Về giáo dục, ông đề xuất “Trị nước thì gốc ở nhân tài, hành chính thì trước lấy giáo hóa. Vừa rồi trời gây đen tối, người ở Gia Định nghiên bút bỏ hoang. Nay non sông dựng lại, đất nước lặng trong, chính là lúc học giả được thành nghiệp. Vậy xin định lại giáo điều, khiến cho học trò có đường tiến tới để đáp lại tấm lòng thánh thượng muốn xếp qua để giảng học”. Các điều trần của ông, vua đều theo.

Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng triệu ông về kinh đô Huế sung chức Tổng tài ở Quốc sử quán, nhưng chỉ được một năm thì ông mất. Hay tin ông qua đời, vua cho nghỉ chầu 3 ngày, sai các quan đến dụ tế và ban tặng Thái bảo, thụy là Trung Cẩn; Cho 1.000 quan tiền, 300 lạng bạc, 2 cây gấm thêu bằng kim tuyến, 3 cây gấm Tống và 30 tấm lụa.

Thực lục chính biên chép: “Vua bảo Trịnh Hoài Đức rằng: Nguyễn Văn Nhơn là bậc đại thần huân cựu, là người trung thành cẩn hậu. Khi trẫm được tin ốm nặng, muốn thân tới thăm, nhưng nghĩ lễ vua tôi rất nghiêm, nếu cho phép nằm thì không dám yên tâm, mà gượng dậy thì lại mỏi mệt, cho nên trẫm thường sai hoàng tử đến thăm. Nay không may qua đời, thương tiếc vô cùng. Lại nói: Nhân bình nhật ăn mặc rất tiết kiệm, nay lễ tế điện trẫm muốn làm hậu”. Rồi đặc biệt sai xuất tiền kho, ủy cho đội Thị thiện hằng ngày làm cỗ nấu để cúng. Đến hôm đám đưa về Gia Định, vua ngự giá đến nhà, thân rót rượu cúng. Cho 100 binh đội hữu sai đưa đi. Đến ngày an táng, lại nghỉ chầu một ngày.

Đến năm Minh Mạng thứ 5 (1824), vua cho Chưởng hữu quân Nguyễn Văn Nhơn được thờ ở đền Trung hưng công thần và ân cấp 100 mẫu ruộng tự điền.



Quận công Nguyễn Văn Nhơn sinh năm Quý Dậu (1753) tại làng Tân Đông, H.Vĩnh An, tỉnh An Giang (nay thuộc xã Tân Khánh Đông, TX.Sa Đéc, Đồng Tháp). Năm Giáp Ngọ (1774), Tống Phước Hiệp và Nguyễn Khoa Thuyên làm tờ hịch mộ quân Cần vương, ông theo làm chức đội trưởng, sau được thăng cai đội. Năm Đinh Dậu (1777), chúa Nguyễn Phúc Ánh khởi binh ở Long Xuyên, ông theo Dương Công Trừng đóng giữ ở Sa Đéc, được thăng chức Cai cơ. Năm Ất Mão (1795), ông làm Lưu thủ Trấn Biên (Biên Hòa). Năm Đinh Tỵ (1797), ông về giữ Gia Định, lãnh việc vận lương kiêm việc ở bộ Hộ. Năm Mậu Thìn (1808), Quận công Nguyễn Văn Nhơn được cử làm Tổng trấn Gia Định và là vị tổng trấn đầu tiên ở miền Nam (đến 1812 thì bàn giao cho Tổng trấn Lê Văn Duyệt). Năm 1820, ông được cử làm Tổng trấn Gia Định thành một lần nữa.



Hoàng Phương - Ngọc Phan
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Vị danh tướng thứ 5 trong ngũ hổ tướng : Trương Tấn Bửu.
Trương Tấn Bửu sinh năm 1752, tại Bến Tre trong một gia đình làm nông. Ông là một người rất giỏi võ, dám đương đầu với hổ dữ.
Khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, đánh tan tác phải bỏ chạy trong đêm và lạc tới làng của Trương Tấn Bửu. Vị vua cùng tùy tùng đói lả, gõ cửa nhà ông Bửu xin ăn. Cha ông Bửu là Trương Tấn Khương thương người nên vừa mời cơm vừa cho họ ngủ nhờ. Do lạc mất quân tướng nên Nguyễn Ánh xin ông Khương ở lại sinh sống. Cha con Trương Tấn Bửu thấy Nguyễn Ánh khác người nên gặng hỏi, vua đã thổ lộ danh tính. Nguyễn Ánh lưu lại đây một thời gian, cùng làm ruộng và sống rất thân tình với gia đình họ Trương . Ông Khương sau đó gửi gắm Bửu cho chúa để theo phò giá. Thấy nam thanh niên có sức khỏe, thông minh lại hàm ơn gia đình giúp đỡ trong hoạn nạn nên Nguyễn Ánh nhận lời.
Vừa đưa chúa Nguyễn ra khỏi nhà, gã trai làng Trương Tấn Bửu phải đối mặt quân Tây Sơn phục sẵn. Quân ít, ở thế yếu nên họ vất vả chống đỡ. Toàn bộ quân tướng nhà Nguyễn lúc bấy giờ rơi vào nguy cơ bị Tây Sơn bắt giết. Tuy nhiên, do quen thuộc địa bàn, ông Bửu vung đao tả xung hữu đột bảo vệ chúa giữa muôn trùng vây. Nhờ tài trí, ông đưa Nguyễn Ánh trốn thoát.
Sau này, Trương Tấn Bửu được phong chức Khâm sai đốc chiến cai cơ, ông được Nguyễn Ánh cho tên Long, phong hầu nên gọi là Long Vân Hầu. Ông theo Nguyễn Ánh đánh những trận lớn ở Quy Nhơn, Hội An, góp công lớn giúp nhà Nguyễn đánh bại Tây Sơn.
Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi (Gia Long), phong ông làm Chưởng dinh, quản lĩnh đạo quân Bắc Thành.
Đầu năm Bính Dần (1806), bọn cướp biển “Tề ngụy hải phỉ” (giặc Tàu Ô) vốn là quân "phản Thanh phục Minh" trước được nhà Tây Sơn dung dưỡng, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ thì họp nhau lại mưu chống nhà Nguyễn khôi phục lại nhà Tây Sơn mới đem ba mươi thuyền tới đảo Huê Phong để cướp phá đồn Phượng Hoàng. Long Vân Hầu thân chinh đánh đuổi bọn cướp. Dẹp giặc xong, ông liền được dời về Đế đô nhậm chức Trung quân Phó tướng. Rồi ngay sau đó lại ra quân đánh giặc cướp suốt. Ông đánh nhau với giặc Tàu Ô ba mươi sáu trận. Ông bình được bọn quần khấu cho dân an cư lạc nghiệp. Dân các trấn kể trên rất kính phục, luôn tưởng nhớ đến công đức của ông. Vua ban thưởng cho cùng ba quân vạn quan tiền và ban ân điển cho tướng sĩ trận vong.
Tháng 11 năm Canh Ngũ (1810), Long Vân Hầu được triệu về giữ chức Tổng trấn thành Gia Định thay Nguyễn Văn Nhơn.
Hai năm sau, tả quân Lê Văn Duyệt được điều về làm tổng trấn, ông giữ chức phó. Hai tướng này coi trọng quốc pháp cũng như một lòng tận tụy giúp dân nên được kính phục như thánh sống.
Ông là người có tầm nhìn chiến lược quân sự nên năm 1816 tuân lệnh vua đốc suất quân dân đắp thành Châu Đốc, trấn giữ bờ cõi. Bảy năm sau ông cùng Thoại Ngọc Hầu chỉ đạo 35.000 người đào kinh Vĩnh Tế (kênh đào lớn nhất thời điểm đó) dài 87 km ở An Giang và Kiên Giang ngày nay.
Hổ tướng Trương Tấn Bửu mất năm 1827, thọ 75 tuổi, được đưa vào thờ ở miếu Trung hưng công thần. Mộ ông ở Gia Định có người trông coi, thờ cúng hàng năm.
 

Ái Châu TH

Xe máy
Biển số
OF-382646
Ngày cấp bằng
14/9/15
Số km
69
Động cơ
242,930 Mã lực
Nơi ở
Sanya
Vị danh tướng thứ 5 trong ngũ hổ tướng : Trương Tấn Bửu.
Trương Tấn Bửu sinh năm 1752, tại Bến Tre trong một gia đình làm nông. Ông là một người rất giỏi võ, dám đương đầu với hổ dữ.
Khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, đánh tan tác phải bỏ chạy trong đêm và lạc tới làng của Trương Tấn Bửu. Vị vua cùng tùy tùng đói lả, gõ cửa nhà ông Bửu xin ăn. Cha ông Bửu là Trương Tấn Khương thương người nên vừa mời cơm vừa cho họ ngủ nhờ. Do lạc mất quân tướng nên Nguyễn Ánh xin ông Khương ở lại sinh sống. Cha con Trương Tấn Bửu thấy Nguyễn Ánh khác người nên gặng hỏi, vua đã thổ lộ danh tính. Nguyễn Ánh lưu lại đây một thời gian, cùng làm ruộng và sống rất thân tình với gia đình họ Trương . Ông Khương sau đó gửi gắm Bửu cho chúa để theo phò giá. Thấy nam thanh niên có sức khỏe, thông minh lại hàm ơn gia đình giúp đỡ trong hoạn nạn nên Nguyễn Ánh nhận lời.
Vừa đưa chúa Nguyễn ra khỏi nhà, gã trai làng Trương Tấn Bửu phải đối mặt quân Tây Sơn phục sẵn. Quân ít, ở thế yếu nên họ vất vả chống đỡ. Toàn bộ quân tướng nhà Nguyễn lúc bấy giờ rơi vào nguy cơ bị Tây Sơn bắt giết. Tuy nhiên, do quen thuộc địa bàn, ông Bửu vung đao tả xung hữu đột bảo vệ chúa giữa muôn trùng vây. Nhờ tài trí, ông đưa Nguyễn Ánh trốn thoát.
Sau này, Trương Tấn Bửu được phong chức Khâm sai đốc chiến cai cơ, ông được Nguyễn Ánh cho tên Long, phong hầu nên gọi là Long Vân Hầu. Ông theo Nguyễn Ánh đánh những trận lớn ở Quy Nhơn, Hội An, góp công lớn giúp nhà Nguyễn đánh bại Tây Sơn.
Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi (Gia Long), phong ông làm Chưởng dinh, quản lĩnh đạo quân Bắc Thành.
Đầu năm Bính Dần (1806), bọn cướp biển “Tề ngụy hải phỉ” (giặc Tàu Ô) vốn là quân "phản Thanh phục Minh" trước được nhà Tây Sơn dung dưỡng, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ thì họp nhau lại mưu chống nhà Nguyễn khôi phục lại nhà Tây Sơn mới đem ba mươi thuyền tới đảo Huê Phong để cướp phá đồn Phượng Hoàng. Long Vân Hầu thân chinh đánh đuổi bọn cướp. Dẹp giặc xong, ông liền được dời về Đế đô nhậm chức Trung quân Phó tướng. Rồi ngay sau đó lại ra quân đánh giặc cướp suốt. Ông đánh nhau với giặc Tàu Ô ba mươi sáu trận. Ông bình được bọn quần khấu cho dân an cư lạc nghiệp. Dân các trấn kể trên rất kính phục, luôn tưởng nhớ đến công đức của ông. Vua ban thưởng cho cùng ba quân vạn quan tiền và ban ân điển cho tướng sĩ trận vong.
Tháng 11 năm Canh Ngũ (1810), Long Vân Hầu được triệu về giữ chức Tổng trấn thành Gia Định thay Nguyễn Văn Nhơn.
Hai năm sau, tả quân Lê Văn Duyệt được điều về làm tổng trấn, ông giữ chức phó. Hai tướng này coi trọng quốc pháp cũng như một lòng tận tụy giúp dân nên được kính phục như thánh sống.
Ông là người có tầm nhìn chiến lược quân sự nên năm 1816 tuân lệnh vua đốc suất quân dân đắp thành Châu Đốc, trấn giữ bờ cõi. Bảy năm sau ông cùng Thoại Ngọc Hầu chỉ đạo 35.000 người đào kinh Vĩnh Tế (kênh đào lớn nhất thời điểm đó) dài 87 km ở An Giang và Kiên Giang ngày nay.
Hổ tướng Trương Tấn Bửu mất năm 1827, thọ 75 tuổi, được đưa vào thờ ở miếu Trung hưng công thần. Mộ ông ở Gia Định có người trông coi, thờ cúng hàng năm.
Bai viet hay, cho xem tiep cac bac !
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Trên địa bàn quận Phú Nhuận có ít nhất 3 di tích lịch sử thờ tự các vị tướng thời Nguyễn là lăng Võ Tánh, lăng Võ Duy Nghi và lăng Trương Tấn Bửu nhưng cũng ít người biết và lui tới.
Di tích Lăng Trương Tấn Bửu tọa lạc tại số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, P8 PN được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Khi đến nơi này thì cổng chính đóng cửa im lìm và nhờ có hướng dẫn nên Minh tui đi theo lối sau có cổng phụ để vào lăng.

Trương Tấn Bửu (1752 - 1827) là một võ tướng đời Gia Long. Là người làng Hưng Lễ, tổng Bảo Phước, tỉnh Vĩnh Long – nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông được xem là một trong năm ngũ hổ tướng của nhà Nguyễn gồm: Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu.


Bước qua cửa phụ ta sẽ thấy một khoảnh sân không rộng lắm nhưng cây cối được trồng nhiều nên tạo một không gian thoáng mát và yên tĩnh. Lăng chia làm 2 khu riêng biệt: Điện thờ và Lăng mộ.


Lăng Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu ở quận Phú Nhuận, TPHCM


Mặt trước khu điện thờ và bên trái là nơi sinh hoạt của gia đình người chăm sóc lăng. Xin phép người trông coi là một phụ nữ hơn 50 tuổi dẫn vào tham quan khu điện thờ. Khu điện thờ cũng được chia thành 2 nơi: Chính điện và Tiền điện.

Chính điện nơi đặt ngai thờ của ông

[URL='http://4.bp.blogspot.com/-HGQGQi1dvBk/UbiNe7n4V8I/AAAAAAAAW_c/WK4QlaSyHPU/s1600/langtruongtanbuu-29.jpg']

Toàn cảnh Chính điện.

Trong tủ áo nơi chính điện còn có một bộ sắc phục, không biết có phải sắc phục của ông ngày xưa hay không?

Chính điện luôn được đóng cửa, chỉ khi có khách đến viếng hoặc những ngày giỗ, lễ mới được mở.

Khu tiền điện nơi đặt những vật thờ cúng như bạch mã, chim hạc, lọng, câu đối, hoành phi...


Chữ Thần và lọng che chắc có tuổi đời cũng rất lâu.[/URL]
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
18,847
Động cơ
1,134,889 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Em ko dám chém chuyện nay bởi chuyện xưa có chém thế nào cũng ko bị làm tình làm tội như chuyện thời nay cụ ạ!

Cá nhân em thấy cả Cụ Huệ và cụ Ánh đều có công với Tổ quốc VN và ít nhiều cũng có cả tội nữa...

Nhưng nếu nhìn từ cách nhìn của con người thời nay mà phân tích đúng sai để phán xét ngược lịch sử thì triều đại làm em thấy bất bình nhất là triều đại nhà Trần.

Ừ thì có công 3 lần đánh bại Nguyên Mông thật đấy nhưng cả hoàng tộc đều loạn luân, Đức Trần Hưng Đạo cũng vậy. Nói theo thời nay là tư cách đạo đức kém, vi phạm luật hôn nhân gia đình. Nâng cao quan điểm có thê nói triều nhà Trần góp phần làm suy yếu giống nòi qua hôn nhân cận huyết, di họa cho bao đời sau. Hậu quả là VN ta bây giờ vị thế thấp, thua kém rất nhiều nước cùng châu Á và thế giới.
Theo em thì triều nào cũng suy yếu sau một thời gian, chỉ có lâu hay mau thôi. Lúc mới lên thì gần dân, càng sau càng mâu thuẫn quyền lợi, tham nhũng bóc lột dân. Triều bên ta hay bên Tàu đều giống nhau.Dòng họ nào tốt hơn thì tồn tại lâu hơn, dòng họ nào kém thì sụp mau.
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Những Danh tướng mở cõi miền Nam : NGUYỄN HỮU CẢNH
Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ, người thôn Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Nguyễn Hữu Cảnh chuyên tâm luyện tập võ nghệ, rèn luyện bản thân với niềm hy vọng lớn lao được cống hiến sức mình cho chúa Nguyễn. Trí thông minh cùng sự nỗ lực hết mình của bản thân, ông đã lập nên nền hành chính Nam Kỳ- một trung tâm đô hội của vùng đất phía Nam.
Hành trình mở cõi về phía Nam của cha ông ta được tính từ thời Lý, trải qua các triều đại phong kiến lãnh thổ Đại Việt được mở rộng dần cho tới năm 1635, chúa Nguyễn Phúc Nguyên dời thủ phủ vào Kim Long, bên bờ sông Hương và Phú Xuân - Huế ra đời đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình mở cõi của dân tộc Việt Nam. Đối với vùng đất Nam Bộ cho đến thế kỷ XVII vẫn còn hoang vu, mà nhà truyền giáo Alexandre de Rhode đã mô tả “quạnh hiu, hoang mạc” và chú thích “không có vật gì thuộc về sự sống”, cuốn Phủ biên tạp lục cũng khẳng định: “…từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại trở lên toàn là rừng rậm hàng nghìn dặm”. Trong một thời gian khá dài (từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII), vùng đất Nam Bộ “hình như đang ở trong quá trình hoang hóa do sự tan rã cơ cấu dân cư. Những nhóm người thưa thớt chỉ còn quần tụ ở một số vùng Vũng Tàu- Bà Rịa, Prei Nokor, Sóc Trăng, Trà Vinh, Thất Sơn,… Trừ một vài nhóm lẻ tẻ người Khmer nghèo khổ đi tìm cuộc sống … , trong một thời gian dài vùng hoang dã Nam Bộ là nơi bôn tẩu, ẩn nấp của những phe phái thất thế, những “phó vương”, “đệ nhị vương”,… khi tranh giành quyền lực ở triều đình Chân Lạp, nơi tụ họp của các phần tử bất hảo, nơi những người Khmer nghèo bị áp bức bóc lột đến lánh nạn,… Những người dân này không bị ràng buộc bởi một chính quyền nào” . Điều đó đã thể hiện khả năng quản lý yếu cùng với sự thờ ơ vùng đất này của Chân Lạp tạo điều kiện cho chúa Nguyễn nhanh chóng mở rộng lãnh thổ vào Đàng Trong. Năm 1691, vua Chiêm Thành thường đưa quân vượt biên giới, sát hại dân Việt ở Diên Ninh (Diên Khánh), tình hình biên giới Việt- Chiêm căng thẳng. Năm Quý Dậu (1693) vua nước Chiêm Thành là Bà Tranh bỏ không tiến cống, chúa Nguyễn Phúc Chu phái quan tổng binh Nguyễn Hữu Cảnh đem binh bình định vùng biên cương, “bắt được Bà Tranh và bọn thần tử là Tả trà Viên, Kế bà Tử cùng thân thuộc là Bà Ân đem về Phú Xuân. Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm Thành làm Thuận phủ, cho Tả trà Viên, Kế bà Tử làm chức Khám lý và ba người con của Bà Ân làm đề đốc giữ Thuận phủ, lại bắt phải đổi y phục theo như người Việt Nam để phủ dụ đất Chiêm Thành. Qua năm sau lại đổi Thuận phủ ra làm Thuận Thành trấn, cho Kế bà Tử làm đô đốc” . Vị quan trấn thủ đầu tiên vùng đất mới mở- Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đã nhanh chóng thiết lập hệ thống cai quản, tổ chức nhân dân khẩn hoang, ổn định cuộc sống, đề ra chính sách hòa đồng sắc tộc Chăm - Việt. Công việc bình định vừa xong, một nhóm người Thanh, đứng đầu là A Bân xúi giục bè đảng dấy loạn, ông lại nhận chỉ lệnh đi dẹp loạn và được cử làm trấn thủ dinh Bình Khương (nay là Khánh Hòa, Ninh Thuận).
Tháng hai, năm Mậu Dần (1698), vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, xác định chủ quyền của người Việt trên vùng đất mới. Theo đường biển, thuyền của Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng Đồng Nai đến ở tại cù lao Phố còn gọi là Đông Phố (cảng sầm uất nhất miền Nam lúc bấy giờ). Ông cho đặt bản doanh tại cù lao Phố, nghiên cứu vùng đất này và nhận xét đất đai rộng mênh mông nhưng toàn là sình lầy, rừng rậm trong khi đó nhân lực thì ít, di dân lập ấp tự do không quy củ, đời sống sinh hoạt của cư dân quá khó khăn. Vùng đất đai hoang hóa, hiểm trở, sông rạch chằng chịt, gai góc ngút ngàn, đầy rẫy hang ổ của các loài mãnh thú, ác ngư, thật đúng là “ Đồng Nai địa thế hãi hùng; Dưới sông sấu lội, trên giồng cọp um…”. Với ý chí quả cảm, bất chấp tất cả mọi khó khăn, ông nhanh chóng vạch ra kế sách chiêu mộ lưu dân, khuyến khích khai hoang, ổn định dân tình, dàn xếp biên cương, thiết lập cơ sở hành chính thôn xã, lập Gia Định phủ trên phần đất từ sông Đồng Nai đến sông Tiền và chính thức cho sát nhập vào bản đồ Đại Việt (hai vùng Tân An và Gò Công chưa nội thuộc chủ quyền người Việt). Ông “lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Đặt Trấn Biên dinh (tức là Biên Hòa) và Phiên Trấn dinh (tức là Gia Định) sai quan vào cai trị. Lại chiêu mộ những kẻ lưu dân từ Quảng Bình trở vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất. Còn những người Tàu ở đất Trấn Biên (Biên Hòa) thì lập làm Thanh Hà xã; những người ở đất Phiên Trấn (Gia Định) thì lập làm Minh Hương xã. Những người ấy thuộc về sổ bộ nước ta” . Mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để cai quản. Nha thuộc có 2 ty là Xá sai ty (coi việc văn án, từ tụng, dưới quyền quan Ký lục) và Lại ty (coi việc tài chính, do quan Cai bộ đứng đầu). Quân binh thì cơ, đội, thuyền, thủy bộ binh và thuộc binh để canh phòng thôn trang và bảo vệ chủ quyền vùng đất mới mở. Phủ Gia Định lúc bấy giờ từ Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè đến Long An. Đất đai được mở rộng ngàn dặm, dân chúng “tứ vạn hộ” được quy tụ thành các xóm làng có sổ đinh, sổ điền. Tất cả người Hoa cùng đều nhập sổ bộ nước ta, nhưng theo cách quản lý của Nguyễn Hữu Cảnh thì người Hoa tập trung sinh sống ở hai nơi: Thanh Hà xã, huyện Phước Long (Đồng Nai, Biên Hòa) và Minh Hương xã, huyện Tân Bình (Sài Gòn, Bến Nghé). Để đảm bảo thương mại phát triển, sự giao lưu thông suốt giữa các vùng dân cư trong Phủ, ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông, lấy khu chợ nổi Nhà Bè cổ nơi ngã ba sông Bình Dương làm trung tâm giao dịch, thương lưu với cù lao Phố, Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù (Cần Giuộc) và Gò Vấp. Nhờ vậy, tàu thuyền chở hàng hóa có thể ra vào một cách dễ dàng. Đặc biệt, bến tàu Châu Đại Phố của nhóm thương nhân người Hoa đã được củng cố lại, đảm bảo hoạt động quy củ với tên gọi mới cảng Đại Phố. Dân chúng được chiêu mộ chủ yếu từ châu Bố Chánh (Quảng Bình), Quảng Nam, các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn đến vùng đất mới làm ăn, bởi vậy số dân lúc bấy giờ đã lên tới 4 vạn hộ, yên tâm chung vai gánh vác công cuộc mở cõi. Cuộc sống của dân cư nhanh chóng ổn định và khá phát triển.
Từng bước từng bước một, chủ quyền của người Việt được xác lập trên vùng đất Nam Bộ. Tổ chức bộ máy chính quyền từ cấp dinh, trấn cho đến tận các thôn, xã được thống nhất, Nhà nước quản lý đất đai, hộ khẩu, thu thuế và trưng thu các nguồn lợi tự nhiên. Sài Gòn- Gia Định đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng đất mới. Như vậy, tính từ thời điểm cuộc hôn nhân Chey Chetta II- Ngọc Vạn 1620, qua công chúa Ngọc Vạn (hoàng hậu Chân Lạp), người Việt được tự do vào khai hoang, kinh doanh ở Prey Nokor, Đồng Nai (Biên Hòa), Mô Xoài (Bà Rịa)… ngày càng nhiều. Mối quan hệ giữa người Chân Lạp và người Việt thân tình, thường xuyên giúp đỡ nhau; đến năm 1698, chủ quyền người Việt được xác lập chính thức từ Đồng Nai đến bên bờ tả ngạn sông Tiền, nhưng bước khai phá của người Việt đã vượt qua sông Tiền, sông Hậu tiến sát đến Cà Mau, Hà Tiên. Người Việt đã vượt biển và nhận thấy khả năng giao lưu khá thuận lợi bằng hệ thống sông rạch của vùng đất Nam Bộ. Bằng khối óc, đôi bàn tay khéo léo, mồ hôi, nước mắt, xương máu những con người đó đã biến miền đất hoang sơ thành đồng ruộng phì nhiêu, phố phường ngày càng phồn thịnh. Điều này khẳng định xu thế phát triển về phương Nam của người Việt trong lịch sử.
Năm 1699, vua Chân Lạp là Nặc Thu đắp lũy Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam cướp bóc dân buôn người Việt. Tướng Long môn là Trần Thượng Xuyên bấy giờ đóng giữ Doanh Châu (cù lao Giêng) báo lên. Chúa Nguyễn Phúc Chu cử Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất cùng Phó tướng Phạm Cẩm Long, Tham tướng Nguyễn Hữu Khánh đem quân lính, thuyền chiến hợp cùng tướng Trần Thượng Xuyên lo việc đánh dẹp và an dân. Lực lượng thủy binh của ông đã tiến thẳng đến thành La Bích (NamVang), đánh tan quân Nặc Thu. Vua Chân Lạp đầu hàng, nơi đây Nguyễn Hữu Cảnh sử dụng chính sách đoàn kết các dân tộc, không phân biệt đối xử dù là Khmer, Hoa hay Việt, khuyến khích giữ gìn tình thân thiện, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc gặp khó khăn, hoạn nạn, dân chúng tin theo.
Tháng 4 năm 1700, Nguyễn Hữu Cảnh cầm quân tiến kéo về đóng ở cồn Cây Sao còn gọi là cù lao Sao Mộc hay Tiêu Mộc hoặc châu Sao Mộc, sau này dân địa phương nhớ ơn ông nên gọi là cù lao Ông Chưởng (nay thuộc chợ Mới, An Giang), báo tin thắng trận về kinh. Theo Gia Định thành thông chí thì tại đây, một thời gian ông bị “nhiễm bệnh, hai chân tê bại, ăn uống không được. Gặp ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) ông miễn cưỡng ra dự tiệc để khuyến lạo tướng sĩ, rồi bị trúng phong và thổ huyết, bịnh tình lần lần trầm trọng. Ngày 14 ông kéo binh về, ngày 16 đến đến Sầm Giang (Rạch Gầm, Mỹ Tho) thì mất để lại bao nuối tiếc thương của nhân dân Đại Việt. Mộ phần của ông được an táng tại cù lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai). Năm 1802, sau khi được cải táng về địa táng tại Thác Ro, Trường Thủy, huyện Lệ Thủy theo câu sấm của tiền nhân dòng họ: “Thượng Yên Mã, hạ đùng đùng, trung trung nhất huyệt” (Trên là núi Yên Mã, dưới có phá Hạc Hải, giữa nhất quyết hạ huyệt).
Nguyễn Hữu Cảnh- vị tướng khai biên xuất sắc, nhà chính trị tài giỏi, nhân hậu, yêu quê hương, đất nước tha thiết. Công đức và nhân cách của ông ấn đọng sâu sắc trong tiềm thức của người dân và mãi mãi được lưu truyền hậu thế. Nhân dân vùng đất mới khai phá, người Việt cũng như người Hoa, Chăm… đều nhớ ơn ông- người đã giúp họ khai hoang- mở đất- an cư- lạc nghiệp và đã lập đền thờ hoặc lập bài vị ông ở nhiều nơi: Nam Vang (Campuchia), Quảng Bình, Quảng Nam, Biên Hòa, Long Xuyên, Châu Đốc… Vùng đất mới mở rộng mãi mãi là một phần đất của nước Việt, chủ quyền lãnh thổ của nước Việt Nam được khẳng định.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Những Danh tướng mở cõi miền Nam : MẠC CỬU
Mạc Cửu (1655-1735) quê quán Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc, là một thương gia người Hoa, vì bất mãn với chế độ nhà Thanh, lưu lạc đến vùng đất Hà Tiên, chiêu tập lưu dân lập nên xứ Hà Tiên. Năm Hiển Tông đời thứ 7, nghe lời mưu sĩ Tô Quân cùng các thuộc hạ Trường Cầu, Lý Xá dâng biểu cầu thân với nhà Nguyễn. Kể từ ngày đó, Hà Tiên trở thành mảnh đất cuối cùng của đất Việt về hướng Tây Nam. Ông là chủ thuyền buôn, đi lại buôn bán trên các tuyến đường biển từ Trung Quốc đến Philippine Bâtvia (Indonesia)..có lẽ do cộng tác chặt chẽ với Trịnh Thành Công ở Đài Loan. Khi thấy nhà Minh không thể phục hưng được, ông lập nghiệp luôn ở Chân Lạp. Là một nhà buôn tháo vát, lanh lợi có tài kinh bang tế thế, nói thạo tiếng Chân Lạp, khoảng năm 1860, ông được vương quốc này là Nặc Nộn mời làm quan và phong cho chức Óc Nha. Thấy chính sự nước này rối ren, mà đất Mang Khảm(tên vùng đất Hà Tiên lúc ấy) thuộc tỉnh Peam (người Tàu gọi Phương Thành) có nhiêu thương nhân nước ngoài đến làm ăn buôn bán, tụ tập mở sòng bạc lấy xâu (gọi là thuế hoa chi). Ông xin đến khai thác, ông bao thầu thuế ấy, rồi lại đào được một hầm bạc chôn, nên mấy chốc trở lên giàu có, ông chô xây một tòa thành trên bờ biển, mở phố xá, chiêu mộ lưu dân đến ở các nơi: Phú Quốc, Cần Bột (Kampot), Rạch Giá (Gia Khê), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hương Ức (Vũng Thơm, Kompong Som) lập được bảy xã thôn.
Vào khoảng năm 1687, quân Xiêm đến cướp phá Hà Tiên, bắt ông cùng gia quyến đưa về Xiêm cho ở tại cảng Muang Galapuri (người Tàu gọi là Vạn Tuế Sơn). Hai năm sau, nhân lúc nước Xiêm có loạn, ông trốn về Lũng Kỳ (Trũng Kỳ) rồi sau đó mới về được Mang Khảm. Ông bắt tay vào việc khôi phục Hà Tiên. Trước sự đe dọa của Xiêm và sự yếu kém của Chân Lạp, ông tìm chỗ nương tựa. Nghe lời khuyên của mưu sĩ, năm 1708, Mạc Cửu đem đất Hà Tiên dâng cho chúa Nguyễn.
Hiển Tông hoàng đế, năm thứ 17 Mậu Tý (1708), mùa thu, Cửu cùng thuộc hạ là bọn Trương Cầu, Lý Xá mang ngọc lụa đến cửa khuyết xưng thần, xin làm Hà Tiên trưởng, Chúa thấy Cửu có tướng mạo khôi ngô kỳ liệt tiến lui cung kính, cẩn thận, khen là trung thành, bèn ban sắc cho làm thuộc quốc đặt tên trấn ấy là Trấn Hà Tiên, trao Cửu chức Tổng binh quan, cho ấn vàng thao. Lại sai nội thần tiễn Cửu ra ngoài cửa thành. Ai cũng cho là vinh dự. Cửu về trấn dựng thành quách, lập doanh ngũ, đặt liêu tá, làm nhiều nhà khách để tiếp đón hiền tài. Dân đến ở ngày càng đông, Hà Tiên trở thành một nơi đô hội nhỏ.
Mùa xuân năm Ất Mùi (1715), quốc vương Chân Lạp là Nặc Thâm đem quân Xiêm đến đánh Hà Tiên, Cửu chống không nổi, chạy ra Lũng Cả. Nặc Thâm cướp lấy của cải đồ vật rồi bỏ đi. Cửu liền về Hà Tiên, đắp thành, đặt nhiều điếm canh, làm kế phòng thủ nghiêm ngặt.
Mùa hạ năm Ất Mão (1735), Cửu ốm chết, thọ hơn 80 tuổi, được tặng phong Khai trấn thượng trụ quốc đại tướng quân Vũ nghị công..."
Theo sử Cao Miên thì: "Năm 1710, sau khi quốc vương Thomo Reachea bỏ thủ đô, Ang Em(Nặc Ông Em) lên ngôi. Đây là lần thứ nhì ngài trị vì. Trong ba năm 1711, 1716 và 1722, Ngài đẩy lui ba lần tấn công của Thomo Reachea nhờ quân Xiêm trợ giúp. Ngài nhờ triều đình Huế che trở và giúp về mặt quân sự Ngài phó thác việc phòng thủ các tỉnh Peam (Hà Tiên), Kampot, Kompong Som cả cù lao Phú Quốc cho một người Trung Hoa tên là Mạc Cửu. Họ Mạc gốc Quảng Đông di cư sang Cao Miên sau khi nhà Minh bị nhà Thanh lật đổ. ông gầy dựng được một sự nghiệp tô tát nhờ mở sòng cờ bạc. Ông cho xây dựng một pháo đài ở Peam, tuyển mộ quân sĩ và thủy thủ. Có lần một hạm đội Xiêm đến gần thị trấn định đổ bộ giúp Thomo Reachea, bị quân Mạc Cửu tiêu diệt gần hết. Tuy nhiên đến năm 1715, Mạc Cửu qui phục chúa Nguyễn, quốc vương Ang Em thuận cho người Việt Nam kiểm soát bờ biển từ miền Nam đến Xiêm. Về sau, hoàng triều Cao Miên lấy lại quyền hành trực tiếp hai tỉnh Kampot và Kompong Som, nhưng tỉnh Peam (Hà Tiên) và cù lao Phú Quốc vẫn còn bị hậu duệ của Mạc Cửu "cai trị cho vua Việt Nam".
Chính sử Chân Lạp cũng thừa nhận chủ quyền quản lý hợp pháp (theo quan niệm thời ấy) của chúa Nguyễn trên vùng đất này. Tuy nhiên suy cho cùng trong bối cảnh tranh dành quyền lực ở nội bộ hoàng gia Chân Lạp, các bên tranh chấp đều tìm kiếm liên minh để tăng thêm sức mạnh hầu thủ thắng, một phe dựa vào người Xiêm, còn phía kia dựa vào người Việt là điều đương nhiên.
Như vậy, đến năm 1708 trên vùng đất Thủy Chân Lạp đã có ba trấn (Trấn Biên, Phiên Trấn và Hà Tiên trấn) thuộc phủ Gia Định trực thuộc chính quyền của chúa Nguyễn (Đàng Trong).
Ngày nay vẫn còn mộ của Mạc Cửu và các con của ông ở Hà Tiên
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Những Danh tướng mở cõi miền Nam : MẠC CỬU
Mạc Cửu (1655-1735) quê quán Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc, là một thương gia người Hoa, vì bất mãn với chế độ nhà Thanh, lưu lạc đến vùng đất Hà Tiên, chiêu tập lưu dân lập nên xứ Hà Tiên. Năm Hiển Tông đời thứ 7, nghe lời mưu sĩ Tô Quân cùng các thuộc hạ Trường Cầu, Lý Xá dâng biểu cầu thân với nhà Nguyễn. Kể từ ngày đó, Hà Tiên trở thành mảnh đất cuối cùng của đất Việt về hướng Tây Nam. Ông là chủ thuyền buôn, đi lại buôn bán trên các tuyến đường biển từ Trung Quốc đến Philippine Bâtvia (Indonesia)..có lẽ do cộng tác chặt chẽ với Trịnh Thành Công ở Đài Loan. Khi thấy nhà Minh không thể phục hưng được, ông lập nghiệp luôn ở Chân Lạp. Là một nhà buôn tháo vát, lanh lợi có tài kinh bang tế thế, nói thạo tiếng Chân Lạp, khoảng năm 1860, ông được vương quốc này là Nặc Nộn mời làm quan và phong cho chức Óc Nha. Thấy chính sự nước này rối ren, mà đất Mang Khảm(tên vùng đất Hà Tiên lúc ấy) thuộc tỉnh Peam (người Tàu gọi Phương Thành) có nhiêu thương nhân nước ngoài đến làm ăn buôn bán, tụ tập mở sòng bạc lấy xâu (gọi là thuế hoa chi). Ông xin đến khai thác, ông bao thầu thuế ấy, rồi lại đào được một hầm bạc chôn, nên mấy chốc trở lên giàu có, ông chô xây một tòa thành trên bờ biển, mở phố xá, chiêu mộ lưu dân đến ở các nơi: Phú Quốc, Cần Bột (Kampot), Rạch Giá (Gia Khê), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hương Ức (Vũng Thơm, Kompong Som) lập được bảy xã thôn.
Vào khoảng năm 1687, quân Xiêm đến cướp phá Hà Tiên, bắt ông cùng gia quyến đưa về Xiêm cho ở tại cảng Muang Galapuri (người Tàu gọi là Vạn Tuế Sơn). Hai năm sau, nhân lúc nước Xiêm có loạn, ông trốn về Lũng Kỳ (Trũng Kỳ) rồi sau đó mới về được Mang Khảm. Ông bắt tay vào việc khôi phục Hà Tiên. Trước sự đe dọa của Xiêm và sự yếu kém của Chân Lạp, ông tìm chỗ nương tựa. Nghe lời khuyên của mưu sĩ, năm 1708, Mạc Cửu đem đất Hà Tiên dâng cho chúa Nguyễn.
Hiển Tông hoàng đế, năm thứ 17 Mậu Tý (1708), mùa thu, Cửu cùng thuộc hạ là bọn Trương Cầu, Lý Xá mang ngọc lụa đến cửa khuyết xưng thần, xin làm Hà Tiên trưởng, Chúa thấy Cửu có tướng mạo khôi ngô kỳ liệt tiến lui cung kính, cẩn thận, khen là trung thành, bèn ban sắc cho làm thuộc quốc đặt tên trấn ấy là Trấn Hà Tiên, trao Cửu chức Tổng binh quan, cho ấn vàng thao. Lại sai nội thần tiễn Cửu ra ngoài cửa thành. Ai cũng cho là vinh dự. Cửu về trấn dựng thành quách, lập doanh ngũ, đặt liêu tá, làm nhiều nhà khách để tiếp đón hiền tài. Dân đến ở ngày càng đông, Hà Tiên trở thành một nơi đô hội nhỏ.
Mùa xuân năm Ất Mùi (1715), quốc vương Chân Lạp là Nặc Thâm đem quân Xiêm đến đánh Hà Tiên, Cửu chống không nổi, chạy ra Lũng Cả. Nặc Thâm cướp lấy của cải đồ vật rồi bỏ đi. Cửu liền về Hà Tiên, đắp thành, đặt nhiều điếm canh, làm kế phòng thủ nghiêm ngặt.
Mùa hạ năm Ất Mão (1735), Cửu ốm chết, thọ hơn 80 tuổi, được tặng phong Khai trấn thượng trụ quốc đại tướng quân Vũ nghị công..."
Theo sử Cao Miên thì: "Năm 1710, sau khi quốc vương Thomo Reachea bỏ thủ đô, Ang Em(Nặc Ông Em) lên ngôi. Đây là lần thứ nhì ngài trị vì. Trong ba năm 1711, 1716 và 1722, Ngài đẩy lui ba lần tấn công của Thomo Reachea nhờ quân Xiêm trợ giúp. Ngài nhờ triều đình Huế che trở và giúp về mặt quân sự Ngài phó thác việc phòng thủ các tỉnh Peam (Hà Tiên), Kampot, Kompong Som cả cù lao Phú Quốc cho một người Trung Hoa tên là Mạc Cửu. Họ Mạc gốc Quảng Đông di cư sang Cao Miên sau khi nhà Minh bị nhà Thanh lật đổ. ông gầy dựng được một sự nghiệp tô tát nhờ mở sòng cờ bạc. Ông cho xây dựng một pháo đài ở Peam, tuyển mộ quân sĩ và thủy thủ. Có lần một hạm đội Xiêm đến gần thị trấn định đổ bộ giúp Thomo Reachea, bị quân Mạc Cửu tiêu diệt gần hết. Tuy nhiên đến năm 1715, Mạc Cửu qui phục chúa Nguyễn, quốc vương Ang Em thuận cho người Việt Nam kiểm soát bờ biển từ miền Nam đến Xiêm. Về sau, hoàng triều Cao Miên lấy lại quyền hành trực tiếp hai tỉnh Kampot và Kompong Som, nhưng tỉnh Peam (Hà Tiên) và cù lao Phú Quốc vẫn còn bị hậu duệ của Mạc Cửu "cai trị cho vua Việt Nam".
Chính sử Chân Lạp cũng thừa nhận chủ quyền quản lý hợp pháp (theo quan niệm thời ấy) của chúa Nguyễn trên vùng đất này. Tuy nhiên suy cho cùng trong bối cảnh tranh dành quyền lực ở nội bộ hoàng gia Chân Lạp, các bên tranh chấp đều tìm kiếm liên minh để tăng thêm sức mạnh hầu thủ thắng, một phe dựa vào người Xiêm, còn phía kia dựa vào người Việt là điều đương nhiên.
Như vậy, đến năm 1708 trên vùng đất Thủy Chân Lạp đã có ba trấn (Trấn Biên, Phiên Trấn và Hà Tiên trấn) thuộc phủ Gia Định trực thuộc chính quyền của chúa Nguyễn (Đàng Trong).
Ngày nay vẫn còn mộ của Mạc Cửu và các con của ông ở Hà Tiên
có 1 số sai sót như sau:
năm thứ 17 mậu tí 1708 là đời vua Lê Dụ Tông. vua lê Hiển Tông làm vua từ 1740 đến 1786.
sau khi Mạc Cữu sáp nhập vào Chúa Nguyễn thì Việt Nam quản lý toàn bộ 7 tỉnh bao gồm cả Phú Quốc, Cần Bột (Kampot), Rạch Giá (Gia Khê), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hương Ức (Vũng Thơm, Kompong Som) cho đến thời Gia Long Minh Mạng Thiệu Trị, cuối đời Tự Đức mới cắt 2 tỉnh Kampot và Kompong Som trả lại cho cao Miên
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Những Danh tướng mở cõi miền Nam : TRẦN THƯỢNG XUYÊN
Trần Thượng Xuyên (1655-1720) là người Quảng Đông làm Tổng binh dưới triều đại nhà Minh ở Trung Ouốc. Khi nhà Minh bị lật đổ, nhà Thanh lên ngôi, ông cùng một Tổng binh khác là Dương Ngạn Địch phất cờ ''Bài Thanh phục Minh'', nhưng thất bại, đành phải tìm đường vượt biển sang nước ta vào năm 1679. Trần Thượng Xuyên cùng đoàn tùy tùng được chúa Nguyễn cho vào cư trú tại vùng Bàn Lân (nay thuộc tỉnh Đồng Nai, giáp tỉnh Bình Dương). Từ đó, Trần Thượng Xuyên và những người Hoa cùng đi đã có những đóng góp liên tục trong công cuộc khai phá, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn Đồng Nai - Gia Định, Đông Nam bộ và vùng đất phương Nam. Ghi nhớ công lao của Trần Thượng Xuyên, chúa Nguyễn đã ban cho ông danh hiệu ''Nguyễn Vi Vương, Trần Vi Tướng, đại đại công thần bất tuyệt. Vua Nguyễn (đời Minh Mạng và Thiệu Trị) phong thần cho Trần Thượng Xuyên là ''Thượng Đăng thần” nhiều dân làng ở vùng Đồng Nai - Gia Định suy tôn Trần Thượng Xuyên là ''Phúc thần''... Mẩy thế kỷ qua, cư dân vùng Đông Nam Bộ đã truyền tụng những câu chuyện dân gian nhằm khẳng định và ghi nhớ công trạng của Trần Thượng Xuyên.
Khi Trần Thượng Xuyên tới Bàn Lân, vùng Đông Nam bộ đã có cộng đồng dân cư nhiều thành phần dân tộc sinh sống: Stiêng, Mạ, Chơ-ro, Khmer, Việt... Nhưng vùng đất này vẫn đang là địa bàn tranh chấp của các thế lực phong kiến lân bang. Vùng đất này còn rất hoang vu và chưa có tổ chức hành chính . Hoạt động kinh tế của cư dân lúc này còn là tự phát, tự cấp, tự túc Những cư dân bản địa như người Stiêng, Mạ, Chơ-ro, Khmer... canh tác rẫy là chính. Những lưu dân người Việt tiếp tục phát huy sở trường khai hoang làm ruộng nước. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với kỹ thuật thô sơ; đồng thời các hoạt động săn bắn, hái lượm lâm thổ sản và thủy hải sản cũng có vị trí đáng kể trong đời sống.
Sau khi dừng chân ờ Bàn Lân, Trần Thượng Xuyên nhanh chóng khảo sát tình hình địa bàn cư trú mới và quyết định chuyển đến định cư tại một cù lao trên sông Đồng Nai để sau này có một Cù lao Phố nổi tiếng đương thời, lưu danh trong ký ức dân gian và sử sách . Trên một ý nghĩa tương đối, có thể nói Trần Thượng Xuyên là tác giả ''của Cù lao Phố nổi tiếng nói trên. Ông đã khéo xử sự để được chúa Nguyễn dành cho nhiều điều kiện thuận lợi, tổ chức cho những người cùng đi sớm được an cư để phát huy được đức tính siêng năng trong canh tác ruộng vườn, khéo léo trong làm nghề thủ công (dệt chiếu, dệt lụa, làm gốm, đúc đồng, làm mộc, nấu đường, xay bột, làm bánh...), phát huy tốt những kinh nghiệm truyền thống trong chế biến dược liệu, hương liệu và khả năng buôn bán... Những nỗ lực của Trần Thượng Xuyên và cộng đồng cư dân các dân tộc trong vùng đã góp phần tích cực để vào năm 1698, khi Thống suất chướng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam, có thêm những điều kiện thuận lợi cho việc ''lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn...'' để miền Đông Nam bộ trở thành phủ huyện chính thức của Việt Nam...
Cù lao Phố đương thời dưới sự tổ chức, điều hành của Trần Thượng Xuyên đã trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng, phát triển được sản phẩm tại chỗ như (cau, đậu, đường, cá khô, lúa gạo, dược liệu), quy tụ được sản phẩm từ các vùng – miền lân cận và từ phương xa tới (như các loại trái cây, tơ lụa, giấy, ngà voi, gạc nai, sừng tê giác, trầm hương, dầu rái, dầu trám, tre, mây, sáp ong, mật ong, hổ, beo, nai, voi, các loại đá quý, đồ gốm, các vật liệu xây dựng như gạch, ngói, đá xây dựng, gỗ, các vật liệu xây dựng như gạch, ngói, đá xây dựng, các mặt hàng mỹ nghệ làm từ vàng, bạc, sắt, đồng, các đồ cúng như nhang, giấy tiền, hàng mã...). Đã có nhiều tài liệu nói đến việc Trần Thượng Xuyên nỗ lực ''xây dựng cơ sở hạ tầng'', như bến đỗ ghe thuyền, bãi và kho chứa hàng, nhà trọ, cửa hàng, quán ăn, dịch vụ vui chơi giải trí... và nhiều chính sách nhằm thu hút thương nhân ngoại quốc đến buôn bán, để Cù lao Phố đương thời trở thành một thương cảng sầm uất, tấp nập các thuyền buôn nước ngoài như: Trung Hoa, Nhật Bản, lndonesia, Malaysia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Đồng thời với việc nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, Trần Thượng Xuyên cũng tích cực hoạt tinh thần, phục vụ nhu cầu đời sống tâm linh của cư dân, như chùa, đền, miếu... thờ những vị thần trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa và thờ các nhà tư tưởng tiền bối sáng lập ra Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáo...Trần Thượng Xuyên không chỉ là nhân tài trong việc tổ chức đoàn kết lưu dân phát triển kinh tế, tạo nên những sắc diện mới về kinh tế, xã hội, văn hóa trên vùng Đông Nam bộ đương thời (mà sử khởi sắc và thịnh vượng của trung tâm thương mại Cù lao Phố là một trong những điển hình tiêu biểu), mà còn phát huy được khí phách và tài năng của một dũng tướng dạn dày kinh nghiệm, đã nhiều lần cầm quân giúp chúa Nguyễn; Ông trở thành ''Đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên'', đánh tan nội phản (như bắt và giết được Hoàng Tiến , thu phục tàn quân Long Môn), dẹp ngoại loạn (như dẹp loạn Nặc Ông Thâm và Nặc Ông Thu ở thành La Bích,...), bảo vệ biên cương, đem lại sự bình yên cho dân cư và sự phát triển của văn hóa địa phương.
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Những Danh tướng mở cõi miền Nam : NGUYỄN CƯ TRINH, Người hoàn tất quá trình Nam tiến.
Nguyễn Cư Trinh (1716-1767) là một người văn võ toàn tài, ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng hay chữ. Ông làm quan cho chúa Nguyễn lên đến chức Thượng thư bộ Lại. Từ năm 1753 đến 1759 ông đã giúp cho chúa Nguyễn mở rộng và xác lập chủ quyền vùng đất ở An Giang - Nam bộ .Cha của Nguyễn Cư Trinh là ông Nguyễn Đăng Đệ vốn là cháu đời thứ bảy của Trịnh Cam, từng làm quan dưới triều Lê, đến chức Binh bộ Thượng thư. Nguyễn Đăng Đệ vốn nổi tiếng về tài văn chương, thi đỗ sinh đồ, làm Tri huyện Minh Linh, được chúa Nguyễn Phúc Chu mến tài ban cho quốc tính (được mang họ Nguyễn). Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống khoa cử, ngay từ nhỏ Nguyễn Cư Trinh đã nổi tiếng hay chữ. Năm Canh Thân (1740), ông thi đỗ Hương cống, được bổ làm Tri phủ Triệu Phong (Quảng Trị). Năm Canh Ngọ (1750), được lên chức Tuần vũ Quảng Ngãi, ông đánh dẹp cuộc nổi dậy chống triều đình ở Đá Vách (Quảng Ngãi). Sau đó trải qua các chức như: Ký lục dinh Bố Chánh, Thượng thư bộ Lại Kiêm Tào vận sứ, tước Nghi Biểu Hầu.
Thời Võ Vương (Nguyễn Phước Khoát 1738-1765), dân tộc Hré ở Đá Vách ở Quảng Ngãi đã nổi dậy chống đối, rồi tiếp tục hoạt động suốt hơn nửa thế kỷ làm cho nhà chúa Nguyễn phải lo lắng. Năm 1750, Chúa Nguyễn sai Nguyễn Cư Trinh đến làm Tuần Phủ để trừ giặc an dân. Để khích lệ tinh thần, ông làm tập thơ Nôm tên Sãi Vãi nhằm khích lệ tinh thần của binh sĩ, cho phổ biến rộng rãi. Nhân dân địa phương cùng binh sĩ hăng hái lập đồn điền, tăng gia sản xuất và canh phòng cẩn mật các nơi xung yếu, thực hiện chính sách kinh tế quốc phòng toàn diện. Trước sức mạnh đó, bọn giặc cướp không làm gì được chỉ còn nước kéo nhau ra hàng. Ông không giam cầm mà tha chúng về tạo điều kiện làm ăn sinh sống. Tin dẹp yên được giặc mà không hao tổn binh tướng làm chúa rất vui mừng.
Công nghiệp lớn của ông được đời sau nể trọng là mở nước, an dân. Năm 1753, ông vào miền Nam dẹp loạn, sang Chân Lạp đánh Nặc Nguyên. Nhờ kế sách “dĩ man công man” (dùng quân Côn Man tấn công quân Chân Lạp) và “tàm thực” (lối xâm lấn dần dần dần như con tằm ăn, chiếm đến đâu củng cố đến đó, để làm bàn đạp đánh chiếm tiếp nơi khác.), ông đã góp phần mở rộng biên giới Đại Việt về phía Tây Nam Bộ, tức đồng bằng sông Cửu Long bây giờ.
Về mặt thủy đạo, ông sai lập đồn hai bên sông Cửu Long gần biên giới...để làm hậu thuẫn. Ông còn lo tổ chức sự an ninh vùng đất mới, đảm bảo sự thông thương buôn bán trên vùng rạch hồ... Ngoài ra, ông còn giao thiệp tương đắc với Mạc Thiên Tích ở Hà Tiên, họa thơ với các danh sĩ trong nhóm Chiêu Anh Các khiến họ Mạc trọng vọng, nệ phục, đưa đến việc Mạc Thiên Tích thần phục chúa Nguyễn mà dâng đất Hà Tiên.
Nhiều lần Nguyễn Cư Trinh được cử lãnh binh đi dẹp loạn ở miền Nam, ông luôn chủ trương dùng “Tâm công” để bình thiên hạ, bất đắc dĩ mới phải dùng đến vũ lực. Ông thực hiện chính sách mở mang đất đai, tổ chức cơ cấu hành chính phù hợp với tình hình mới, bài trừ tệ nạn trộm cướp, giúp đỡ và khuyến khích nhân dân mở đất, tích cực sản xuất, ổn định đời sống, giữ vững kỷ cương xã hội.
Mùa đông, tháng 10 năm Tân Mùi (1751), Nguyễn Cư Trinh (khi ấy đang giữ chức Tuần phủ Quảng Ngãi) có dâng một bức thư nói về tình trạng khốn đốn của dân gian. Ông cho rằng: "Dân là gốc của nước, gốc không bền vững thì nước chẳng thể yên, cho nên nếu ngày thường không chăm dùng ân huệ để cốt kết lòng người, thì đến khi có việc xảy ra, còn mong chờ vào đâu? Trộm nghĩ, thói tệ bạc chất chứa trong dân gian đã nhiều, nếu cứ thủ thường như cũ, không biết tùy thời thêm bớt và thiết lập kỷ cương, thì một ấp cũng khó giữ được, huống chi một nước. Nay, có ba việc gây tệ hại cho dân là nuôi lính, nuôi voi và nộp tiền án kiện, chưa kể những sự nhũng nhiễu khác không sao kể xiết...". Không thấy chúa Nguyễn trả lời, ông liền dâng tấu sớ xin từ chức về quê. Đến mùa xuân năm Quí Dậu (1753), tức là gần hai năm sau, chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khoát mới triệu ông về kinh giao cho giữ chức Ký lục Bố Chánh dinh. Trong sử cũ không thấy ghi chúa Nguyễn có thuận theo lời tấu của ông hay không. Nhưng chắc là có, nếu không Nguyễn Cư Trinh không trở lại nhận chức.
Năm Ất Dậu (1765) Nguyễn Phúc Thuần lên nối ngôi chúa, quyền thần Trương Phúc Loan ỷ thế lộng quyền. Sách Đại Nam thực lục chép: Nguyễn Cư Trinh nói: "Chốn triều đình bàn việc đã có định chế, Phúc Loan sau dám vô lễ như thế, sắp muốn chuyên quyền chăng? trong nước sinh loạn tất là người ấy". Phúc Loan giận lắm nhưng e sợ , không dám làm gì. Cho hay ngày xưa, không phải ông quan nào cùng cúc cung tận tụy vua chúa theo nghĩa "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" để được thăng quan tiến chức, hưởng thụ bổng lộc triều đình, những người như Nguyễn Cư Trinh cũng không phải là nhiều. Vinh hoa, phú quí không thay đổi được quan niệm làm quan của ông. Làm quan là phục vụ lo cho dân, cho nước, chớ không để bóc lột, ức hiếp dân.
Năm 1767, ông bị bệnh và mất, hưởng dương 51 tuổi, được truy tặng Tá lý Công thần, Vinh lộc Đại phu, thụy Văn Định. Đến đời Minh Mạng, ông được truy tặng là Khai quốc Công thần, Hiệp biên Đại học sĩ, đổi tên thụy thành Văn Cách, truy phong tước Tân Minh hầu, cho tòng tự ở Thái miếu (Huế).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top