Hồi đầu năm trong một thớt cũng về Gia Long Minh Mệnh, khi bác chém về thể thức cai trị Nho Giáo hoàn bị của Gia Long,em đã chém với bác rằng Minh Mệnh mới đặc sệt Nho Giáo còn Gia Long thì cởi mở lỏng lẻo hơn. Cái này chắc bác hẵng nhớ láng máng hoặc quên rồi nên bác lại phán em "không có hiểu gì về thời Gia Long cả".cụ nói thế chứng tỏ cụ không có hiểu gì về thời gia Long cả. và em nói luôn Minh mạng khi lên ngôi sửa chửa cải cách tất cả những chính sách của Gia Long đặt ra về buôn bán với phương tây ở Gia định, hoà hiếu với Chân Lạp, xiêm đến công giáo chinh sách với người Miên Chăm ở phương nam và nhà lê Trịnh ở phương bắc... Ông thay đổi hết gần như là toàn bộ mang đến một nhà Nguyễn suy yếu dần ở các thế hệ sau.
Gia long lên ngôi ông ta dung hòa được nho giáo và Phương tây. lê văn Duyệt ở gia Định rất cởi mở về ngoại thương và buôn bán. Để Gia Long thắng lợi ông ta phải nhờ cả văn minh phương tây về vũ khí súng ống nhưng cũng nhờ cả về nho giáo ở tư tưởng ái quốc trung quân trung thành với hoàng đế
Gia tộc Nguyễn Anh lập nghiệp ở phương Nam, nơi mà các thiết chế Nho giáo không chặt chẽ như Bắc Hà, người dân Nam Bộ cũng tự do phóng khoáng rất khác với người dân Bắc Hà. Hàng ngũ công thần lập quốc của Nguyễn Ánh đều không phải là những đệ tử tận tín của Nho học. Cuộc đời Nguyễn Ánh cũng bôn ba giao du, tiếp thu học hỏi rất nhiều từ các láng giềng phương Nam và từ người Tây lông. Gia Long khi lên ngôi là một ông vua có hiểu biết không sâu sắc về Nho giáo vì suốt cuộc đời bôn tẩu chinh chiến, ông học hàng ngày từ thực tiễn, điều kiên mà Nho giáo tỏ ra là rất ít phát huy khả năng giáo dục.
Nói như bác, Gia Long dung hòa được Nho giáo với Phương Tây, cởi mở về ngoại thương và nhờ ở phương Tây về súng và nhờ ở Nho giáo về bút thì nguyên nhân sâu xa cũng là bởi ông còn chưa bị trói chặt vào kỷ cương Nho giáo.
Nhưng bởi thế, có thể trách ông (theo quan điểm của đời sau) về việc đã không chọn một con đường thoát ly Nho giáo cho dân tộc. Ông đã biết đến những láng giềng phương Nam đâu có cần Nho giáo mà vẫn hùng cường đối địch với ông. Ông cũng biết đến nước Thiên Trúc (Ấn độ) chả liên quan gì Nho Giáo mà cũng hùng cứ một lục địa, ông cũng biết sức mạnh của tây lông với kỹ nghệ và súng ống của họ. Từng ấy điều không làm ông thoát khỏi cái gông cùm tư tưởng trong đầu về năng lực thù thắng vô địch của tư tưởng cai trị Nho giáo. Gia Long đã lập trình cho triều Nguyễn trở thành một thể chế quân chủ Nho giáo còn hơn cả Trung quốc. Tài liệu tham khảo:
Đại Nam Thưc Lục: tr527: Gia Long bàn về việc học. tr565 Chiếu khảo khuyến học tr 575: Định lại phép học ....lả những ví dụ trong thời của mình, Gia Long đặt nền tảng cho việc áp đặt Nho học trên toàn cõi Việt Nam. Trước là để lấy lòng đám sĩ phu Bắc Hà đang ngầm coi thường ông và qua đó là gửi thông điệp triều phục sang Trung Hoa dọn đường cho các sứ đoàn xin sắc phong. Minh Mạng về sau kế thừa được tầng lớp tri thức đỗ đạt thi cử từ thời Gia Long mà xây dựng tiếp nền cai trị.
....còn tiếp, để em ngủ đã.