- Biển số
- OF-96407
- Ngày cấp bằng
- 22/5/11
- Số km
- 6,554
- Động cơ
- 445,839 Mã lực
Có lần em đếm sơ sơ có độ 30 vị tướng của cụ Nguyễn Ánh được đặt tên đường ở Sài thành trước 1975. Rất nhiều tướng lĩnh khác thời chúa Nguyễn cũng được đặt tên đường ở Sài thành.
Công lao của các chúa Nguyễn trong công cuộc mở nước về phương Nam, tổ chức chiêu dân, lập ấp, định biên, phát triển kinh tế, thương mại, ổn định cuộc sống cho người Việt, người Hoa, nhờ thế đất nước VN có được diện mạo ngày hôm nay, với biển trời hôm nay, với tài nguyên dầu khí, thóc lúa, cá tôm hôm nay, quả thật là vĩ đại không thua kém bất cứ một triều đại nào trong lịch sử.
Không chỉ mở rộng lãnh thổ, đem lại đất đai trời biển, một không gian sinh tồn cho người Việt, công của các chúa Nguyễn còn đem lại cho người Việt một khả năng một sức mạnh dám đổi mới, năng động, cả trong kinh tế và văn hóa. Nam bộ đi đầu trong đổi mới mọi lĩnh vực, kéo cả nước đi theo, từ xưa tới nay. May mắn thay cho dân tộc Việt là có Nam bộ.
Dân bắc, do giáo dục lịch sử không đầy đủ, nên không thấy hết được công lao các tướng lĩnh thời chúa Nguyễn và Gia Long.
Có những vị tướng lừng danh công lao to lớn đối với không chỉ Nam bộ mà cả dân tộc, đáng tiếc nhiều cụ không biết.
Ở topic họ Nguyễn, em có nói đến cụ Nguyễn Hữu Cảnh (Nguyễn Hữu Kính), một công thần hạng nhất của nước Nam, dân vẫn thờ ở nhiều nơi, gọi là đền ông Chưởng. Dân kiêng tên ông là kính, gọi thành kiếng.
Nay em thêm một cụ để các cụ chưa biết thì nên tìm hiểu, đó là cụ Nguyễn Văn Thoại.
Cụ nào đã lên Châu Đốc thì biết lăng Thoại Ngọc Hầu, kênh Thoại Hà, nếu không nhầm, kênh này được khắc vào bộ Cửu Đỉnh ở kinh thành Huế.
Long Xuyên có phố Thoại Ngọc hầu.
Dân Nam bộ còn kính trọng nhiều nhân vật văn hoá, mà dân bắc không biết tới. Họ góp công vào định hình một miền đất dù mầu mỡ, nhưng đầy hiểm nguy rình rập, để ngày nay thành làng mạc ruộng vườn trù phú. Lịch sử rồi sẽ công bằng đánh giá đúng đóng góp của họ cho tộc Việt. Có người như cụ Đoàn Minh Huyên, được dân tôn như Phật sống, gọi là Phật Thày Tây An, thờ ở khắp nơi ở Nam bộ, một tôn giáo tôn cụ làm giáo chủ. Nhiều cụ ở bắc làm văn hoá, báo chí, tư tưởng... nói chung là trí thức làm về ngành trí tuệ, chẳng biết đến Phật Thầy, đến Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh...
Các cụ ở Bắc đừng quá tin vào hiểu biết qua trường lớp của mình, kể cả các cụ học đại học về sử học. Một nền sử học khách quan còn phải cố gắng nhiều.
Công lao của các chúa Nguyễn trong công cuộc mở nước về phương Nam, tổ chức chiêu dân, lập ấp, định biên, phát triển kinh tế, thương mại, ổn định cuộc sống cho người Việt, người Hoa, nhờ thế đất nước VN có được diện mạo ngày hôm nay, với biển trời hôm nay, với tài nguyên dầu khí, thóc lúa, cá tôm hôm nay, quả thật là vĩ đại không thua kém bất cứ một triều đại nào trong lịch sử.
Không chỉ mở rộng lãnh thổ, đem lại đất đai trời biển, một không gian sinh tồn cho người Việt, công của các chúa Nguyễn còn đem lại cho người Việt một khả năng một sức mạnh dám đổi mới, năng động, cả trong kinh tế và văn hóa. Nam bộ đi đầu trong đổi mới mọi lĩnh vực, kéo cả nước đi theo, từ xưa tới nay. May mắn thay cho dân tộc Việt là có Nam bộ.
Dân bắc, do giáo dục lịch sử không đầy đủ, nên không thấy hết được công lao các tướng lĩnh thời chúa Nguyễn và Gia Long.
Có những vị tướng lừng danh công lao to lớn đối với không chỉ Nam bộ mà cả dân tộc, đáng tiếc nhiều cụ không biết.
Ở topic họ Nguyễn, em có nói đến cụ Nguyễn Hữu Cảnh (Nguyễn Hữu Kính), một công thần hạng nhất của nước Nam, dân vẫn thờ ở nhiều nơi, gọi là đền ông Chưởng. Dân kiêng tên ông là kính, gọi thành kiếng.
Nay em thêm một cụ để các cụ chưa biết thì nên tìm hiểu, đó là cụ Nguyễn Văn Thoại.
Cụ nào đã lên Châu Đốc thì biết lăng Thoại Ngọc Hầu, kênh Thoại Hà, nếu không nhầm, kênh này được khắc vào bộ Cửu Đỉnh ở kinh thành Huế.
Long Xuyên có phố Thoại Ngọc hầu.
Dân Nam bộ còn kính trọng nhiều nhân vật văn hoá, mà dân bắc không biết tới. Họ góp công vào định hình một miền đất dù mầu mỡ, nhưng đầy hiểm nguy rình rập, để ngày nay thành làng mạc ruộng vườn trù phú. Lịch sử rồi sẽ công bằng đánh giá đúng đóng góp của họ cho tộc Việt. Có người như cụ Đoàn Minh Huyên, được dân tôn như Phật sống, gọi là Phật Thày Tây An, thờ ở khắp nơi ở Nam bộ, một tôn giáo tôn cụ làm giáo chủ. Nhiều cụ ở bắc làm văn hoá, báo chí, tư tưởng... nói chung là trí thức làm về ngành trí tuệ, chẳng biết đến Phật Thầy, đến Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh...
Các cụ ở Bắc đừng quá tin vào hiểu biết qua trường lớp của mình, kể cả các cụ học đại học về sử học. Một nền sử học khách quan còn phải cố gắng nhiều.
Chỉnh sửa cuối: