[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,096
Động cơ
654,732 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trong chiến tranh Việt Nam thì chiến lược ném bom của Mỹ là chúng ta sẽ ném bom khiến cho họ không thể tiếp viện cho miền Nam và họ tin rằng nếu tiếp tục thì miền Bắc sẽ quay về thời kỳ đồ đá. Lúc đó, Hà Nội sẽ chấp nhận thua. Chiến lược của Việt Nam đơn giản là chúng ta giữ vững tiếp vận cho miền Nam và bắn rơi máy bay của họ khiến cho cái giá họ phải trả cao tới mức họ không thể tiếp tục được nữa. Chúng ta sẽ tiếp tục chống trả cho tới khi cả thế giới thấy rõ là các cuộc ném bom của Mỹ chủ yếu là nhằm khủng bố tinh thần nhân dân chứ không phải vào các mục tiêu quân sự và tạo ra sức ép chính trị khiến họ phải ngừng lại.

1689996937608.png

1689997019568.png

Không quân Mỹ oanh tạc đường mòn HCM

Tuy nhiên, có vẻ như người Nga đã nghiên cứu kỹ tất cả các chiến lược nêu trên (của cả bên tấn công lẫn bên phòng thủ) và họ đưa ra một giải pháp tính tới tất cả các chiến lược trên.

Như ở trên đã nói, bằng việc sử dụng tên lửa để tấn công các mục tiêu trong hậu phương kẻ thù, người Nga đã giảm thiểu thiệt hại của lực lượng không quân chính quy. Việc cung cấp cho Wagner các máy bay chiến đấu Su-24, Su-25 trên chiến trường khiến cho quân Nga vẫn có khả năng chế áp từ trên không nhưng thiệt hại sẽ không ảnh hưởng nhiều tới lực lượng chính quy (vì các phi công của Wagner là các phi công chiến đấu đã về hưu, chuyển ngành và tình nguyện chiến đấu theo hợp đồng). Việc sử dụng hàng loạt “bom lượn” với sức công phá lớn hiện nay sẽ giúp cho Nga tăng cường độ phá hoại của các cuộc tập kích đường không đối với khu vực tiền tuyến của Ukraine mà vẫn bảo toàn được lực lượng không quân chính quy.

Vào những tháng đầu tiên của cuộc chiến, phương Tây nghĩ rằng người Nga đang lặp lại chiến thuật “sốc và sợ hãi” (shock and awe) mà họ đã dùng ở Iraq và Nam Tư. Chiến thuật sốc và sợ hãi bao gồm 2 giai đoạn. Ở giai đoạn 1 (shock), phương Tây dùng tên lửa hành trình và máy bay tàng hình tấn công phủ đầu các trung tâm thông tin, đầu não lãnh đạo của đối phương, các cơ sở quân sự, kinh tế quan trọng nhất và hệ thống phòng không để gây tê liệt cho việc phòng thủ. Sau khi đã tiêu diệt các mục tiêu quan trọng nhất đó không quân sẽ đưa các máy bay vào để thực hiện giai đoạn hai “sợ hãi” (awe). Đó là việc các máy bay sẽ ném bom vào tất cả các mục tiêu có khả năng phục vụ cho phòng thủ trên bộ (bao gồm cả quân sự lẫn dân sự) và gây hoảng sợ, tê liệt về tâm lý cho người dân và quân đội đối phương.

1689997128612.png

Không quân NATO tấn công Nam Tư

Khởi đầu của cuộc chiến của Ukraine cũng có vẻ như vậy, người Nga tấn công hàng loạt mục tiêu bằng các tên lửa có độ chính xác cao. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tuần thì báo chí phương Tây bắt đầu cười nhạo Nga, cho rằng người Nga cố bắt chước phương Tây nhưng không có đủ lực. Họ thấy rằng tuy toàn bộ các thành phố lớn của Ukraine đều bị tấn công nhưng toàn bộ đời sống của dân thường không hề bị ảnh hưởng. Không như ở Iraq và Nam Tư - nơi chỉ sau một tuần là toàn bộ đời sống dân sự bị đảo lộn vì không có nước sạch, không có điện, giao thông bị ngừng trệ, không truyền hình, phát thanh – thì ở Ukraine mọi thứ vẫn diễn ra bình thường. Ngoại trừ các cơ sở quân sự bị tấn công hoặc một số cơ sở dân sự bị phá hủy do phía Nga xác định lầm mục tiêu hay do tên lửa phòng không của Ukraine phá hủy do bị lỗi thì người dân vẫn có thể live stream hình ảnh các cuộc tấn công của tên lửa Nga, xem TV, vào internet.

Vào năm 1940, khi các máy bay ném bom của Luftwaffe biến mất trên bầu trời London năm 1940 thì có nghĩa là người Anh đã thắng trong “the battle of Britain”. Tương tự như vậy, khi giai đoạn shock qua đi nhưng lại không thấy không quân Nga xuất hiện trên bầu trời các thành phố và ném bom như ở Nam Tư và Iraq, truyền thông phương Tây cho rằng người Nga đã thất bại trong cuộc chiến trên bầu trời Ukraine.

Đây là thời điểm mà truyền thông phương Tây say mê các câu chuyện như “bóng ma Kiev” (về một phi công Ukraine bắn rơi nhiều máy bay Nga) hay chip của máy giặt, máy rửa bát phương Tây được lắp trên tên lửa của Nga. Khi không quân Nga vẫn vắng bóng và các đợt tên lửa bắt đầu đều đặn giáng xuống, họ, với niềm tin rằng không có một chiến thuật shock and awe nào có thể thành công nếu như giai đoạn awe (sợ hãi) không có sự tham gia của không quân ném bom. Chính vì vậy, họ bắt đầu đưa ra hai huyền thoại.

Thứ nhất, các cuộc tấn công tên lửa của Nga không phải là các bước tấn công có hệ thống mà chỉ là các hành vi trả đũa cho các thiệt hại đau đớn trên chiến trường. Cùng với các fake news rằng Putin bị ung thư sắp chết thì “hành vi trả đũa” này cũng được gán cho các cơn nóng giận của Putin để nói rằng ông ta sắp phát điên vì thất bại trên chiến trường.

Thứ hai, họ bắt đầu nói tới việc người Nga không sản xuất chip nên rất sớm thôi, số tên lửa đã sản xuất của Nga sẽ cạn vì các cơn giận dữ của Putin và nước Nga sẽ không thể sản xuất được tên lửa mới vì không có chip điều khiển. Vấn đề này được bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ, Gina Raimondo nêu lên hồi tháng 5/2022 và nguồn tin của bà là tình báo Ukraine!

1689997344285.png

Nga không kích Ukraine

Với hai huyền thoại trên, bắt đầu hình thành một thói quen mới của báo chí phương Tây là trích dẫn các báo cáo của tình báo Litva hoặc tình báo Anh về số lượng tên lửa đã bắn và còn lại trong kho của Nga. Thời kỳ đầu, những con số tên lửa còn lại này của Nga đã khiến nhiều người tin rằng cuộc chiến trên bầu trời Ukraine sẽ chấm dứt sau vài tuần, hoặc cùng lắm vài tháng. Tuy nhiên, sau 1 năm chiến tranh, thì không còn nhiều người quan tâm tới câu chuyện này nữa ngoài một người (mà có lẽ 5 năm trước nói tên ông ra sẽ không ai tin). Đó là cựu tổng thống Nga, Medvedev. Ông Medvedev có lẽ là người thích thú nhất trong việc nhắc đi nhắc lại trên trang telegram của mình sau mỗi đợt tấn công tên lửa rằng Nga vẫn còn nhiều tên lửa và họ vẫn sẽ tiếp tục cho thấy điều đó.

1689997388600.png

1689997440907.png

Nga không kích Ukraine

.....
 

akm417

Xe máy
Biển số
OF-834582
Ngày cấp bằng
28/5/23
Số km
68
Động cơ
4,210 Mã lực
Tuổi
34

akm417

Xe máy
Biển số
OF-834582
Ngày cấp bằng
28/5/23
Số km
68
Động cơ
4,210 Mã lực
Tuổi
34

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,267 Mã lực
(Tiếp)

Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, không quân Mỹ đã phải huy động gần ½ lực lượng của mình để chiến đấu tại Việt Nam. Họ mất hàng ngàn máy bay với hàng trăm phi công bị bắt giữ nhưng không đạt được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào. Họ không thể phá hủy năng lực công nghiệp quốc phòng của Hà Nội vì các nhà máy sản xuất vũ khí lại nằm ở Liên Xô và Trung Quốc. Họ không thể ngăn chặn hoàn toàn việc vận chuyển vũ khí và người của miền Bắc vào Nam. Và chiến thắng duy nhất mà họ có thể nói là cuộc ném bom vào Giáng sinh năm 1972 đã buộc Hà Nội phải ký vào hiệp định Paris năm 1973 (với nội dung chẳng khác gì nội dung mà Hà Nội đã đồng ý trước ném bom) và hiệp định này là sự mở đầu của việc chính quyền Sài Gòn sụp đổ.

View attachment 7975732
Không quân hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Ở các cuộc chiến vùng vịnh, Nam Tư và Apghanistan thì không quân Mỹ không có đối thủ vì Iraq quyết định di chuyển các máy bay của họ sang Iran, Nam Tư thì cất giấu không quân của họ và Taliban thì không có không quân. Tuy không quân Mỹ đạt được tất cả các mục tiêu đề ra với thiệt hại rất ít trong cuộc chiến này nhưng các cuộc không kích của họ đã phá hủy gần như toàn bộ các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng nhất của đối phương (thông tin, năng lượng, giao thông, cơ sở hạ tầng…) khiến cho việc tái thiết các quốc gia này trở nên lớn khủng khiếp và gây đau khổ cho toàn bộ người dân của các nước này.

View attachment 7975734
Không quân hải quân Mỹ trong chiến tranh Iraq

Nếu ta đem so sánh các cuộc chiến trên với cuộc chiến ở Ukraine thì có thể thấy rằng không quân Nga trong cuộc chiến này đạt được nhiều nhất với thiệt hại rất thấp so với gì họ đạt được.

Trước hết, đó là sự hủy diệt nền công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Sau khi mất Crimea năm 2014, Ukraine đã cố gắng xây dựng lại nền công nghiệp quốc phòng một thời hùng mạnh của mình. Họ tự phát triển ra các loại khí tài có xu hướng thoát ly khỏi nguồn gốc Liên Xô và mang hơi hướng của NATO như xe tăng, xe bọc thép. Họ thậm chí còn cố gắng tìm cách xuất khẩu các vũ khí này. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi cuộc chiến bắt đầu, tất cả các khí tài mới này biết mất khỏi chiến trường và kể từ thời gian chuẩn bị cho cuộc phản công ở Nam Kharkov (tháng 9/2022) thì không ai còn lạ gì việc quân Ukraine có thể tổ chức phản công được hay không là phụ thuộc vào họ nhận được viện trợ gì từ phương Tây.

View attachment 7975742
Một mục tiêu của Ukraine bị không kích

Trong những tháng đầu của cuộc chiến, báo chí phương Tây đã rầm rộ đưa tin khiến cho mọi người nghĩ rằng việc Nga sẽ thất bại hay không phụ thuộc vào các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, sau khi các UAV này liên tục bị bắn rơi thì “vũ khí của chiến thắng” lại là các tên lửa chống tăng và tên lửa vác vai phòng không của NATO. Người Ukraine vẽ tranh các thánh Cơ đốc giáo mang trên tay tên lửa Javelin hay Stinger với ý nghĩa đó sẽ là vũ khí của chiến thắng. Sau khi hình ảnh quân Nga bắt được rất nhiều các tên lửa Javelin và chống tăng của NATO thì hình ảnh tên lửa Javelin được thay thế bởi các trọng pháo 155mm và pháo tự hành của Mỹ và các nước NATO. Rồi sau khi xuất hiện hình ảnh các trọng pháo này liên tiếp bị các UAV của Nga phá hủy thì xuất hiện vũ khí HIMARS.

View attachment 7975758
Thành phố Lviv của Ukraine bị không kích

Sau các tuyên truyền rầm rộ về sự chính xác của HIMARS thì các vũ khí tự nhiên không được nhắc tới trong vài tháng gần đây. Cựu cố vấn cao cấp về quân sự của bộ trưởng quốc phòng Mỹ dưới thời Trump, đại tá Douglas Macgregor nói thẳng ra rằng người Nga đã tập trung vào việc tiêu diệt các thiết bị này và do HIMARS được các sỹ quan NATO trực tiếp điều khiển nên cả hai bên đều không đề cập tới việc các hệ thống này bị tiêu diệt. (Về cựu cố vấn Macgregor thì các bạn có thể tìm hiểu thêm về ông. Macgregor là một trong những quân nhân được tặng thưởng cao nhất trong cuộc chiến vùng Vịnh và ông được coi là anh hùng trong trận 73 Easting với lực lượng xe tăng của vệ binh cộng hòa Iraq năm 1971. Trận này được coi là trận “đấu tăng lớn nhất cuối cùng của thế kỷ 20” trong đó lực lượng do Macgregor chỉ huy đã đánh bại toàn bộ lực lượng xe tăng và thiết giáp Iraq mà không chịu một thiệt hại nào).

View attachment 7975766
Douglas Macgregor

.....
So sánh với không quân Mỹ ở VN để chữa thẹn cho không quân Nga mà thôi. Những ai ở VN thời chiến đều biết rõ áp lực ghê gớm của không quân Mỹ lên những đô thị lớn nhất Việt nam thời đó. Chúng ta không gục ngã chỉ bởi vì ý chí của chúng ta quá lớn, chứ không phải là không quân Mỹ yếu kém.
Còn ở Ukr thì sao? Không quân Nga hầu như không dám xuất kích đánh sâu vào hậu phương Ukr nên hầu như ko gây được áp lực lên các thành phố lớn của Ukr. Hãy xem cậu VN này đến Kharkov để xem người Nga không kích Kharkov thế nào?
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,936
Động cơ
97,699 Mã lực
So sánh với không quân Mỹ ở VN để chữa thẹn cho không quân Nga mà thôi. Những ai ở VN thời chiến đều biết rõ áp lực ghê gớm của không quân Mỹ lên những đô thị lớn nhất Việt nam thời đó. Chúng ta không gục ngã chỉ bởi vì ý chí của chúng ta quá lớn, chứ không phải là không quân Mỹ yếu kém.
Còn ở Ukr thì sao? Không quân Nga hầu như không dám xuất kích đánh sâu vào hậu phương Ukr nên hầu như ko gây được áp lực lên các thành phố lớn của Ukr. Hãy xem cậu VN này đến Kharkov để xem người Nga không kích Kharkov thế nào?
Đầu chiến tranh Nga có ưu thế tập kích đánh úp, VKS Nga từng thực hiện 200-300 lần oanh kích/ngày, trực thăng Nga vè vè đi săn các đoàn xe quân sự Ukr nhưng đó chỉ là nhất thời.
Bây giờ Ukr thực hiện 15 oanh kích/ngày
Nga chỉ gấp đôi. Cả 2 đều có bom liệng tầm xa 50-70km, nhưng mb thường phải cắt bom từ đất nhà cách xa chiến tuyến 30km, tác dụng thực tế chỉ còn khoảng 20km.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,267 Mã lực
Đầu chiến tranh Nga có ưu thế tập kích đánh úp, VKS Nga từng thực hiện 200-300 lần oanh kích/ngày, trực thăng Nga vè vè đi săn các đoàn xe quân sự Ukr nhưng đó chỉ là nhất thời.
Bây giờ Ukr thực hiện 15 oanh kích/ngày
Nga chỉ gấp đôi. Cả 2 đều có bom liệng tầm xa 50-70km, nhưng mb thường phải cắt bom từ đất nhà cách xa chiến tuyến 30km, tác dụng thực tế chỉ còn khoảng 20km.
Nga muốn cắt hậu cần Ukr phải có những phi đội tấn công các tuyến vận tải đông tây như Mỹ đánh Trường sơn ở Việt nam. Không quân chiến lược Nga với phi đội ném bom hùng hậu phải đe dọa được các thành phố hậu phương của Ukr. Xưa kia Mỹ dội hàng vạn tấn boom xuống Hà Nội, Hải phòng còn chưa đánh bại được ý chí của người VN, giờ Nga từ xa bắn vài quả tên lửa lấy tiếng là chủ yếu chứ hiệu quả không đáng kể. Cứ nhìn dân Ukr coi thường báo động phòng không ở Kharkov là thây mối đe dọa là ko nhiều.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,096
Động cơ
654,732 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cách đây không lâu, phương Tây phát hiện trên các tên lửa mà Nga bắn vào Ukraine có các con chip của Mỹ được sản xuất trước đó vài tháng. Điều đó có nghĩa là việc cấm vận các con chip có thể dùng trong quân sự không ngăn Nga có được chúng, kể cả khi chiến tranh đã nổ ra. Điều này cũng sẽ dẫn tới việc đặt ra câu hỏi là trong suốt 8 năm qua, (kể từ khi người Nga chiếm Crimea) họ đã mua dự trữ bao nhiêu con chip? Và cả trước đó, họ đã mua và dự trữ bao nhiêu nữa?

Khác với những gì người ta hay nghĩ rằng quân sự cần các con chip càng mới, càng phức tạp hiện đại (giống như ta cho rằng dùng iPhone thì luôn phải có chiếc iPhone vừa mới ra mắt). Tuy nhiên, một thực tế là từ lâu rồi, các nhu cầu tính toán của dân sự đã vượt qua nhu cầu tính toán của quân sự rất xa. Ít người biết rằng hệ thống máy tính điều khiển các con tàu Apollo lên mặt trăng và quay lại trái đất của Mỹ có năng lực tính toán kém xa một chiếc máy tính màn hình đơn sắc mà Việt Nam có những năm 1990. Ít người biết rằng việc đổ bộ của chiếc xe tự hành của Mỹ đổ bộ lên sao Hỏa vào năm 2020 - với toàn bộ các tính toán về quỹ đạo khi vào khí quyển tới địa điểm đổ bộ được tính chính xác tới đơn vị mét và hàng loạt các thí nghiệm về vật lý, thiên văn, khí tượng, địa chất… sẽ được tiến hành sau đó – lại được điều hành bởi 1 con chip Pentium 1 sản xuất năm 1992. Cũng ít người biết rằng các máy tính của hệ thống điều khiển toàn bộ lực lượng hạt nhân của Mỹ (từ tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược và tên lửa hạt nhân trang bị trên tàu ngầm), Strategic Automated Command and Control System của Mỹ đến tận năm 2018 vẫn sử dụng các đĩa mềm 512kb (các đĩa này đã không còn dùng ở Việt Nam từ những năm 1990).

1690083169394.png


Điều này không có nghĩa là nước Mỹ không có tiền để hiện đại hóa mà đơn giản là các nhu cầu tính toán đạn đạo và điều khiển hệ thống tên lửa này hoàn toàn được đáp ứng bởi các máy tính trên (và quan trọng hơn nữa là các hệ thống đó hoạt động ổn định – reliability là một trong các yêu cầu quan trọng nhất cho mọi loại vũ khí). Nói một cách đơn giản là việc tính toán đạn đạo cho một quả tên lửa đơn giản và đòi hỏi ít tài nguyên hơn rất nhiều so với việc tính toán và xử lý đồ họa cho các game phổ thông hiện nay. Khi Sony bắt đầu bán các máy chơi game PlayStation 2 vào năm 2000 thì việc xuất khẩu các máy này trong giai đoạn đầu tiên bị kiểm soát vì bộ xử lý của nó hoàn toàn có thể được lắp trên hệ thống điều khiển các tên lửa hành trình. Một chút thông tin thêm cho các bạn là tên lửa hành trình có độ chính xác cao Tomahawk của Mỹ được sản xuất lần đầu tiên vào những năm 1970s và được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất 1991 (9 năm trước khi PlayStation 2 ra đời) và tên lửa hành trình Kalibr của Nga được nghiên cứu trong những năm 1980s và đưa vào sẵn sàng chiến đấu năm 1994 (6 năm trước khi PlayStation 2 được phát hành). Tuy nhiên, do nhu cầu tính toán và đồ họa của game đã phát triển quá nhanh (và vượt qua nhu cầu quân sự) nên, sau khi các thế hệ PlayStation 3, 4 và 5 của Sony ra đời, không có ai còn quan tâm rằng nó có thể sử dụng trên các tên lửa nữa.

Vào tháng 9/2022, tờ Politico đưa ra một danh sách các con chip và kết nối (connector) mà quân đội Nga đang săn lùng trên thị trường để lắp lên các tên lửa và thiết bị của mình. Đây là một danh sách dài nhưng tôi sẽ đưa lên một phần của mục các linh kiện tối cần thiết, các linh kiện quan trọng nhất (xem hình). Điều đáng ngạc nhiên là với những con chip mà tờ Politico nói rằng người Nga (vào tháng 9/2022) phải mua với giá hơn 1.000 đô la Mỹ thì trước khi nổ ra chiến tranh chỉ có giá dưới 20 đô la. Và bản thân tất cả các con chip này, nếu chúng ta search, sẽ thấy vẫn được bán đầy trên các trang thương mại điện tử trực tuyến như Alibaba (tháng 3/2023).

1690083250517.png


......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,096
Động cơ
654,732 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Để hiểu xem liệu người Nga có thể mua được các con chip bán đầy trên mạng như vậy không thì ta hãy xem lại vụ scandal nổi tiếng đối với hãng Toshiba năm 1987. Ở phần cải cách hải quân của Liên Xô ở bên trên tôi đã nói về việc người Nga vào những năm 1980 đã chuyển nguồn lực đầu tư cho hải quân sang tập trung đóng các tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn để mang các tên lửa hạt nhân xuyên lục địa – và quyết định đó sau 50 vẫn đúng đắn. Để đối phó với các tàu ngầm này, trong suốt cuộc chiến tranh Lạnh, người Mỹ buộc phải cho các tàu ngầm tiến công phục ở ngoài các căn cứ tàu ngầm của Liên Xô và khi các tàu ngầm nguyên tử Liên Xô rời cảng thì tàu Mỹ sẽ đi theo. Chiến thuật của họ là nếu phát hiện tàu ngầm Liên Xô chuẩn bị phóng các tên lửa hạt nhân thì sẽ tấn công tiêu diệt bằng ngư lôi. Để đối phó lại chiến thuật đó, người Nga tập trung vào việc khiến cho các tàu ngầm hạt nhân của mình khó bị theo dõi, tức là vô hiệu hóa hệ thống định vị bằng âm thanh của tàu ngầm Mỹ. Muốn trở nên vô hình trước các hệ thống sonar này thì phải giải quyết được vấn đề sóng siêu âm phản xạ từ tàu. Người Nga đã có các giải pháp cho lớp vỏ tàu đồ sộ để giảm thiểu sự phản hồi sóng âm từ máy sonar từ tàu Mỹ. Tuy nhiên, họ có một vấn đề không thể giải quyết được là mỗi khi chân vịt của tàu chạy với tốc độ cao thì sẽ tạo ra một lượng bong bóng rất lớn. Các bong bóng này phản hồi rất mạnh các sóng âm từ máy dò của Mỹ. Do đó, muốn tàng hình trong lòng biển thì các chân vịt phải không tạo ra bọt khí khi quay nhanh. Để làm được việc này thì bề mặt kim loại của chân vịt phải được mài theo một cách nhất định. Người Nga có các công thức để tính toán cách mài các chân vịt đó. Tuy nhiên họ không có các máy cơ khí có thể thực hiện việc gia công kim loại như phương trình tính toán. Khi Liên Xô không sản xuất được thì họ mua. Và họ đã mua toàn bộ các thiết bị cần thiết cùng với phần mềm đi kèm từ Toshiba Machine. Các thế hệ tàu ngầm của Liên Xô sử dụng các chân vịt được chế tác bởi máy của Toshiba đã thay đổi toàn bộ bức tranh cân bằng hạt nhân giữa Nga và Mỹ (vì các tàu ngầm của Liên Xô trở thành các “hố đen” trong biển sâu – thuật ngữ của các chuyên gia thủy định vị Mỹ chỉ các vật thể không thể xác định được bằng sóng âm). Các tàu ngầm Kilo mà Việt Nam có hiện nay cũng được trang bị các chân vịt được chế tạo bởi công nghệ mà Toshiba đã bán cho Liên Xô.

1690083354637.png

Tàu ngầm Kilo

Nếu Liên Xô ít ngoại tệ nhưng vẫn có thể mua được những cỗ máy có kích thước khổng lồ, thuộc diện độc nhất vô nhị và cương quyết bị ngăn chặn xuất khẩu công nghệ như vậy giữa đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh thì chúng ta có thể đoán được là số lượng các con chip (có giá rẻ dưới 20 đô mà bất cứ ai cũng có thể mua trên các trang thương mại điện tử) mà nước Nga tích trữ được trong suốt 10 năm qua ra sao.

Khả năng tự sản xuất chip của Nga cũng là một câu hỏi lớn. Các nhà đánh giá phương Tây đều thống nhất rằng người Nga không có khả năng tự sản xuất chip (thực ra người Mỹ cũng vậy, cả thế giới tự thiết kế rồi nhờ người Đài Loan hoặc Hàn Quốc sản xuất chip cho mình). Song chúng ta cũng thấy rằng người Mỹ trong rất nhiều năm đã luôn đánh giá rằng người Nga không có khả năng sản xuất các vũ khí chính xác (tên lửa hành trình của Mỹ được sản xuất năm 1970s còn của Nga mãi năm 1994 mới đưa vào trực chiến). Tuy nhiên, cuộc chiến Ukraine cho thấy người Nga không chỉ sản xuất được vũ khí chính xác như người Mỹ mà còn có những thứ người Mỹ không có (ví dụ như tên lửa siêu thanh).

1690083439946.png

Mig-31 mang tên lửa Kinzhal

Do đó, chúng ta cần xem xét một số yếu tố khác (ngoài các nhận định của chuyên gia phương tây về việc sản xuất chip của Nga). Năng lực thiết kế và sản xuất chip của Nga là một câu hỏi lớn và có rất ít thông tin. Thế giới biết chắc chắn rằng, thừa hưởng của Liên Xô, người Nga tự sản xuất được các con chip 600 nanometer. Đây là công nghệ chip được thế giới đưa vào sản xuất năm 1990 và được người Nga trang bị trên các vũ khí thông minh đời đầu của mình những năm 1990s-2000s.

Các thông tin về việc sản xuất chip của Nga một lần nữa nổi lên vào năm 2007 khi Angstrem-T, tổ hợp sản xuất chip của Liên Xô đã được tư nhân hóa, có ý định mua lại dây chuyền sản xuất chip 130 nm của ADM năm 2007 (công nghệ 130 nm là công nghệ được đưa vào sản xuất năm 2001). Vào năm sau, 2008, Angstrem-T lập một liên doanh với M+V Group, một công ty hàng đầu của Đức về sản xuất chip với mục đích được công bố là sẽ sản xuất chip 130 nm ở Zelenograd. Sau đó, toàn bộ thông tin về việc tiến trình sản xuất biến mất cho tới năm 2018, Angstrem-T tuyên bố phá sản và được mua lại bởi một công ty nhà nước của Nga (VEB.RF). Trong cáo bạch khi phá sản thì Angstrem-T thậm chí còn chưa sản xuất được chip 250 nm (công nghệ được giới thiệu năm 1996). Tuy nhiên, dù có vẻ là công nghệ của Angstrem-T không ra gì nhưng VEB.RF đã kiện Angstrem-T ra tòa và lấy toàn bộ các máy móc của công ty này. Thật tình cờ là người đứng đầu của VEB.RF là Leonid Reiman, người từng là bộ trưởng về công nghệ viễn thông trong chính phủ Nga và thuộc “nhóm St. Petersburg” của Putin (những người thân cận nhất của Putin xuất thân từ Leningrad và có những mối quan hệ với ông từ thời KGB).

.....
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,936
Động cơ
97,699 Mã lực
(Tiếp)

Cách đây không lâu, phương Tây phát hiện trên các tên lửa mà Nga bắn vào Ukraine có các con chip của Mỹ được sản xuất trước đó vài tháng. Điều đó có nghĩa là việc cấm vận các con chip có thể dùng trong quân sự không ngăn Nga có được chúng, kể cả khi chiến tranh đã nổ ra. Điều này cũng sẽ dẫn tới việc đặt ra câu hỏi là trong suốt 8 năm qua, (kể từ khi người Nga chiếm Crimea) họ đã mua dự trữ bao nhiêu con chip? Và cả trước đó, họ đã mua và dự trữ bao nhiêu nữa?

Khác với những gì người ta hay nghĩ rằng quân sự cần các con chip càng mới, càng phức tạp hiện đại (giống như ta cho rằng dùng iPhone thì luôn phải có chiếc iPhone vừa mới ra mắt). Tuy nhiên, một thực tế là từ lâu rồi, các nhu cầu tính toán của dân sự đã vượt qua nhu cầu tính toán của quân sự rất xa. Ít người biết rằng hệ thống máy tính điều khiển các con tàu Apollo lên mặt trăng và quay lại trái đất của Mỹ có năng lực tính toán kém xa một chiếc máy tính màn hình đơn sắc mà Việt Nam có những năm 1990. Ít người biết rằng việc đổ bộ của chiếc xe tự hành của Mỹ đổ bộ lên sao Hỏa vào năm 2020 - với toàn bộ các tính toán về quỹ đạo khi vào khí quyển tới địa điểm đổ bộ được tính chính xác tới đơn vị mét và hàng loạt các thí nghiệm về vật lý, thiên văn, khí tượng, địa chất… sẽ được tiến hành sau đó – lại được điều hành bởi 1 con chip Pentium 1 sản xuất năm 1992. Cũng ít người biết rằng các máy tính của hệ thống điều khiển toàn bộ lực lượng hạt nhân của Mỹ (từ tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược và tên lửa hạt nhân trang bị trên tàu ngầm), Strategic Automated Command and Control System của Mỹ đến tận năm 2018 vẫn sử dụng các đĩa mềm 512kb (các đĩa này đã không còn dùng ở Việt Nam từ những năm 1990).

View attachment 7978342

Điều này không có nghĩa là nước Mỹ không có tiền để hiện đại hóa mà đơn giản là các nhu cầu tính toán đạn đạo và điều khiển hệ thống tên lửa này hoàn toàn được đáp ứng bởi các máy tính trên (và quan trọng hơn nữa là các hệ thống đó hoạt động ổn định – reliability là một trong các yêu cầu quan trọng nhất cho mọi loại vũ khí). Nói một cách đơn giản là việc tính toán đạn đạo cho một quả tên lửa đơn giản và đòi hỏi ít tài nguyên hơn rất nhiều so với việc tính toán và xử lý đồ họa cho các game phổ thông hiện nay. Khi Sony bắt đầu bán các máy chơi game PlayStation 2 vào năm 2000 thì việc xuất khẩu các máy này trong giai đoạn đầu tiên bị kiểm soát vì bộ xử lý của nó hoàn toàn có thể được lắp trên hệ thống điều khiển các tên lửa hành trình. Một chút thông tin thêm cho các bạn là tên lửa hành trình có độ chính xác cao Tomahawk của Mỹ được sản xuất lần đầu tiên vào những năm 1970s và được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất 1991 (9 năm trước khi PlayStation 2 ra đời) và tên lửa hành trình Kalibr của Nga được nghiên cứu trong những năm 1980s và đưa vào sẵn sàng chiến đấu năm 1994 (6 năm trước khi PlayStation 2 được phát hành). Tuy nhiên, do nhu cầu tính toán và đồ họa của game đã phát triển quá nhanh (và vượt qua nhu cầu quân sự) nên, sau khi các thế hệ PlayStation 3, 4 và 5 của Sony ra đời, không có ai còn quan tâm rằng nó có thể sử dụng trên các tên lửa nữa.

Vào tháng 9/2022, tờ Politico đưa ra một danh sách các con chip và kết nối (connector) mà quân đội Nga đang săn lùng trên thị trường để lắp lên các tên lửa và thiết bị của mình. Đây là một danh sách dài nhưng tôi sẽ đưa lên một phần của mục các linh kiện tối cần thiết, các linh kiện quan trọng nhất (xem hình). Điều đáng ngạc nhiên là với những con chip mà tờ Politico nói rằng người Nga (vào tháng 9/2022) phải mua với giá hơn 1.000 đô la Mỹ thì trước khi nổ ra chiến tranh chỉ có giá dưới 20 đô la. Và bản thân tất cả các con chip này, nếu chúng ta search, sẽ thấy vẫn được bán đầy trên các trang thương mại điện tử trực tuyến như Alibaba (tháng 3/2023).

View attachment 7978344

......
Điều này thì đúng.
Hàng điện tử quân sự rất đơn giản, không tinh vi như điện tử dân sự.
Quan trọng nhất là độ tin cậy.
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,936
Động cơ
97,699 Mã lực
Nga muốn cắt hậu cần Ukr phải có những phi đội tấn công các tuyến vận tải đông tây như Mỹ đánh Trường sơn ở Việt nam. Không quân chiến lược Nga với phi đội ném bom hùng hậu phải đe dọa được các thành phố hậu phương của Ukr. Xưa kia Mỹ dội hàng vạn tấn boom xuống Hà Nội, Hải phòng còn chưa đánh bại được ý chí của người VN, giờ Nga từ xa bắn vài quả tên lửa lấy tiếng là chủ yếu chứ hiệu quả không đáng kể. Cứ nhìn dân Ukr coi thường báo động phòng không ở Kharkov là thây mối đe dọa là ko nhiều.
Chuẩn. Nga bắn tên lửa từ xa, đầu đạn bé, độ chính xác kém, có thể đánh vô nhà máy điện trạm biến thế, kho xăng dầu.... chứ ko đánh sập được các cây cầu qua sông Dniepr đó mới là đường vận tải chính từ PT.
KQ Nga ko đủ trình xâm nhập vào hậu phương Ukr, chỉ oanh kích yểm trợ tại chiến tuyến như pháo binh.
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,936
Động cơ
97,699 Mã lực
Hôm qua có một phóng viên kênh-Z tử nạn. Đồng nghiệp Nga kể lại- các bạn đi quay phóng sự MLRS Grad bắn, bắn xong lính pháo có kinh nghiệm té ngay, các phóng viên chậm chân lĩnh trọn phản pháo. Oan uổng quá nhỉ.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,267 Mã lực
Hôm qua có một phóng viên kênh-Z tử nạn. Đồng nghiệp Nga kể lại- các bạn đi quay phóng sự MLRS Grad bắn, bắn xong lính pháo có kinh nghiệm té ngay, các phóng viên chậm chân lĩnh trọn phản pháo. Oan uổng quá nhỉ.
Không hiểu lính và pháo đã té rồi thì phóng viên còn chậm chân ở đó làm gì? Em sợ rằng phản pháo nó xơi cả, không kịp té ấy chứ!
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,936
Động cơ
97,699 Mã lực
Không hiểu lính và pháo đã té rồi thì phóng viên còn chậm chân ở đó làm gì? Em sợ rằng phản pháo nó xơi cả, không kịp té ấy chứ!
Đồng nghiệp nói thêm- bạn kia đến gần chiến tuyến khoảng 10km mà chủ quan quá đi, ko mặc áo vét chống đạn hoặc loại kém, nếu xét theo vết thương. Còn nói thêm- chưa đủ để buộc tội đạn chùm....
Nhưng Nga cứ chửi vống lên cái đã.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,096
Động cơ
654,732 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

1690111702522.png


Về phía đối tác của Angstrem-T, công ty M+V Group của Đức, chỉ 1 năm sau khi lập liên doanh với Angstrem-T, năm 2009, đã có chủ mới (sở hữu 100% của M+V Group) là Stumpf Group, một công ty xây dựng ở Áo được Georg Stumpf một doanh nhân Áo (sinh năm 1972) thành lập vào năm 1994. Thành lập vào năm 1994 với 1 triệu shilling (tiền Áo) nhưng chỉ 3 năm sau, vào năm 1997, doanh nhân này đã xây một tòa tháp cao nhất thủ đô Vienna. Điều đáng quan tâm là tòa nhà này xây sai mọi quy định và giấy phép (cao thực tế là 202 mét so với 140 mét trong giấy phép xây dựng) và chính quyền Vienna cũng phải đồng ý với thực trạng đó. Vào năm 2003, doanh nhân người Áo này bán tòa tháp đi vào 2 năm sau, năm 2005, Stumpf Group đã mua công ty OC Oerlikon, một công ty nghiên cứu chip của Thụy Sỹ. Stumpf cũng là người hợp tác với Viktor Vekselberg, một doanh nhân Nga gốc Do Thái, để mua hàng loạt công ty công nghệ cao của Thụy Sỹ. Về doanh nhân Vekselberg, người sát cánh cùng Stumpf đi thâu tóm các công ty công nghệ Thụy Sỹ thì chỉ cần nói đơn giản là ông là một trong những tài phiệt Nga đứng đầu bảng trong danh sách cấm vận và trừng phạt của Mỹ.

Năm 2009, 1 năm sau khi Angstrem-T thành lập liên doanh với M+V Group của Đức, thì Stumpf Group mua lại 100% công ty M+V Group.

1690111862683.png


Vào tháng 6/2022, MCST, công ty sản xuất con chip mang tên Elbrus của Nga tuyên bố rằng họ sẽ thay thế việc sản xuất chip bởi TSMC (Đài Loan) bằng dây chuyền sản xuất chip trong nước tại thành phố Zenelograd (thành phố mà Angstrem-T đã thành lập nhà máy liên doanh với M+V Group của Đức trước kia). Các viện nghiên cứu tin học của Nga cũng đề xuất với chính phủ một chương trình đầy tham vọng là sẽ tự sản xuất các con chip 7nm vào năm 2028 và cũng sẽ được sản xuất tại thành phố này.

Kinh nghiệm từ vụ việc Toshiba Machine và các tình tiết nêu trên cho chúng ta thấy sẽ là quá bất thường nếu tất cả các câu chuyện xoay quanh công nghệ của ADM (nhà sản xuất chip ngày nay đang được cho là sẽ soán ngôi Intel và, thật tình cờ, là người đã tuyên bố tập trung hoàn toàn vào thiết kế chip năm 2008, một năm sau thương vụ với Angstrem-T của Nga), Angstrem-T (một công ty nhà nước Liên Xô về sản xuất chip và rồi sau khi đi một vòng lại trở thành công ty 100% thuộc nhà nước Nga), hai nhà tài phiệt Nga đều thuộc diện đặc biệt thân cận với Putin và có quan tâm đặc biệt tới việc mua lại các công ty công nghệ cao của Đức và Thụy Sỹ, một tỷ phú Áo khởi nghiệp với 1 triệu đồng shillings với các thức xây dựng hệt như các đại gia bất động sản của Việt Nam và chỉ trong vòng 20 năm lọt vào danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới, và cuối cùng là chương trình đầy tham vọng về sản xuất chip của Nga và những tuyên bố là tên lửa sẽ không bao giờ cạn của Medvedev. Có quá nhiều thứ để cho rằng tất cả các thứ đó chỉ là tình cờ.

1690111926860.png


Trong lúc đó, Trung Quốc, vào tháng 4/2022 đã thông báo rằng SMIC, một công ty của họ, đã sản xuất được chip 7nm (thứ mà người Nga, với hết tất cả các kỳ vọng lạc quan nhất, thì cũng phải tới 2028 may ra mới sản xuất được). Các công ty của Mỹ đạt được ngưỡng 7nm vào năm 2018 và hiện nay đã sản xuất được chip 3nm. Tuy đây là một cuộc đua chóng mặt giữa Mỹ và Trung Quốc (và tuyệt đại đa số các chuyên gia ngoài Trung Quốc vẫn tin tưởng là quốc gia này không thể đuổi kịp Mỹ chứ chưa nói tới đánh bại) thì vấn đề vẫn không quá ảnh hưởng tới sức mạnh quân sự Nga. Vào thời điểm hiện nay, các con chip mà Nga sử dụng được cho là sử dụng công nghệ chip 65 nm (ra đời năm 2005) tới 22 nm (ra đời năm 2012). Đây là các con chip đã trở nên quá thông dụng trong cuộc sống hàng ngày (để dễ tưởng tượng, các bạn hãy mang những chiếc laptop xịn nhất vào năm 2005 và 2012 ra và đặt lên bàn thì sẽ biết). Nếu Trung Quốc muốn hỗ trợ Nga, họ có thể sản xuất những con chip đó một cách vô danh hoặc là cung cấp cho Nga chính dây truyền sản xuất này vì nó đã trở thành lạc hậu với họ.

1690111962485.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,096
Động cơ
654,732 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Do đó, bài toán đặt ra là nếu người Nga muốn sản xuất các con chip có thể cạnh tranh được với các con chip của các công ty Mỹ sản xuất thì câu trả lời chắc chắn sẽ là “không”. Tuy nhiên, nếu câu hỏi đặt ra là họ có thể có đủ số chip lạc hậu 10 tới 15 năm so với công nghệ dân sự hiện nay thông qua mua trữ, mua lậu hoặc mua sản phẩm tương tự từ Trung Quốc không thì câu trả lời lại là “có”. Thực ra câu chuyện rằng người Nga tháo các con chip từ máy giặt và nồi nấu cơm điện để chế tạo tên lửa cũng có một phần đúng – đó là quả thực các con chip có tính năng kỹ thuật như người Nga đang sử dụng trên các vũ khí của mình tương đương với các con chip trong các thiết bị dân dụng đó thật. Tuy nhiên, người Nga sẽ không phải mua 1 chiếc máy giặt về chỉ để tháo chip mà họ đơn giản là mua nó qua các con đường khác nhau và rất có thể là họ đã tự sản xuất được nó.

Vậy chúng ta đi một vòng khá xa về chuyện các con chip thì liên quan gì tới hoạt động của không quân Nga tại Ukraine? Sự liên quan ở đây là, theo cá nhân tôi, ông Medvedev đã nói sự thật là tên lửa của Nga sẽ không cạn. Điều này có nghĩa là người Nga sẽ tiếp tục cách thức đánh phá Ukraine từ trên không theo cách hiện nay. Đối với các mục tiêu sâu trong nội địa, họ sẽ sử dụng tên lửa. Đối với các mục tiêu gần tiền tuyến, họ sẽ sử dụng “bom lượn”, và không quân Nga sẽ giữ gìn được lực lượng của mình thông qua cách thức chiến tranh đó.

Câu hỏi tiếp theo là, nếu cách thức chiến tranh đường không như vậy thì liệu là Nga có đạt được những gì mà không quân Mỹ đạt được ở Iraq và Nam Tư không? Câu trả lời là “không” và “có”.

1690112155457.png


Nếu mục tiêu của không quân Nga là làm tê liệt toàn bộ hệ thống chỉ huy quân sự, các kho tàng, nền công nghiệp quốc phòng cùng với làm tê liệt toàn bộ nền kinh tế và đời sống dân thường như trong các cuộc không kích của không quân Mỹ thì câu trả lời là “KHÔNG”. Lý do là có vẻ chiến lược ném bom của Nga không nhằm vào tất cả các thứ đó, hoặc ít nhất tới thời điểm này họ chưa nhằm tới những thứ đó. Mặc dù chúng ta đã thấy rằng tên lửa của Nga có thể đánh trúng bất kể tòa nhà nào họ muốn trên đất Ukraine nhưng vào ngày mở màn chiến dịch (và cho tới tận ngày nay), tất cả các tòa nhà của các cơ quan đầu não của quân đội và chính quyền Ukraine không bị tấn công (ngoại trừ tòa nhà của SBU và cái được cho là “trụ sở bí mật” của lực lượng NATO tại Ukraine bị đánh tên lửa để trả đũa cho 2 vụ tấn công bằng UAV của Ukraine vào Nga). Có vẻ như là người Nga đang đi theo vết xe đổ của người Mỹ trong việc lựa chọn các mục tiêu để ném bom ở miền Bắc Việt Nam.

1690112199783.png


Trong chiến tranh Việt Nam, vì e ngại rằng cuộc chiến sẽ có thể bất ngờ leo thang và mở rộng ra (với sự tham gia của Trung Quốc và Liên Xô) nếu các cuộc ném bom của Mỹ đánh thẳng vào các cơ quan của Đ..C...S và Chính phủ tại Hà Nội hoặc các mục tiêu chiến lược mà người Mỹ nghi là có sự hiện diện của chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc, nên người Mỹ thực hiện việc lựa chọn mục tiêu ném bom theo cách “theo thang”. Cứ mỗi khi các cuộc đàm phán tại Paris bế tắc hoặc lực lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam có một cuộc tấn công lớn ở miền Nam thì người Mỹ lại nâng cấp các mục tiêu bị ném bom. Đó là lý do mà Hồ Chủ Tịch từ năm 1965 đã dự đoán rằng người Mỹ sẽ chỉ ký hiệp định hòa bình với Việt Nam sau khi họ ném bom Hà Nội và thua trên bầu trời Hà Nội. Nếu người Nga đi theo hướng này thì có lẽ họ sẽ thất bại.

1690112265470.png


Về ý chí của đối phương, ban lãnh đạo của Ukraine, từ tổng thống Zelensky tới các quan chức thấp hơn đều nói rằng họ sẽ không có đàm phán hòa bình chừng nào quân Nga còn trên đất Ukraine. (Về ý chí người dân thì tôi không xem xét vì tôi tin rằng người dân Ukraine, cũng giống như người dân Anh và Đức trong thế chiến thứ hai và người Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ, sẽ không từ bỏ cuộc kháng chiến chỉ vì những khó khăn do các cuộc ném bom tạo ra).

......
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,267 Mã lực
(Tiếp)

Do đó, bài toán đặt ra là nếu người Nga muốn sản xuất các con chip có thể cạnh tranh được với các con chip của các công ty Mỹ sản xuất thì câu trả lời chắc chắn sẽ là “không”. Tuy nhiên, nếu câu hỏi đặt ra là họ có thể có đủ số chip lạc hậu 10 tới 15 năm so với công nghệ dân sự hiện nay thông qua mua trữ, mua lậu hoặc mua sản phẩm tương tự từ Trung Quốc không thì câu trả lời lại là “có”. Thực ra câu chuyện rằng người Nga tháo các con chip từ máy giặt và nồi nấu cơm điện để chế tạo tên lửa cũng có một phần đúng – đó là quả thực các con chip có tính năng kỹ thuật như người Nga đang sử dụng trên các vũ khí của mình tương đương với các con chip trong các thiết bị dân dụng đó thật. Tuy nhiên, người Nga sẽ không phải mua 1 chiếc máy giặt về chỉ để tháo chip mà họ đơn giản là mua nó qua các con đường khác nhau và rất có thể là họ đã tự sản xuất được nó.

Vậy chúng ta đi một vòng khá xa về chuyện các con chip thì liên quan gì tới hoạt động của không quân Nga tại Ukraine? Sự liên quan ở đây là, theo cá nhân tôi, ông Medvedev đã nói sự thật là tên lửa của Nga sẽ không cạn. Điều này có nghĩa là người Nga sẽ tiếp tục cách thức đánh phá Ukraine từ trên không theo cách hiện nay. Đối với các mục tiêu sâu trong nội địa, họ sẽ sử dụng tên lửa. Đối với các mục tiêu gần tiền tuyến, họ sẽ sử dụng “bom lượn”, và không quân Nga sẽ giữ gìn được lực lượng của mình thông qua cách thức chiến tranh đó.

Câu hỏi tiếp theo là, nếu cách thức chiến tranh đường không như vậy thì liệu là Nga có đạt được những gì mà không quân Mỹ đạt được ở Iraq và Nam Tư không? Câu trả lời là “không” và “có”.

View attachment 7978987

Nếu mục tiêu của không quân Nga là làm tê liệt toàn bộ hệ thống chỉ huy quân sự, các kho tàng, nền công nghiệp quốc phòng cùng với làm tê liệt toàn bộ nền kinh tế và đời sống dân thường như trong các cuộc không kích của không quân Mỹ thì câu trả lời là “KHÔNG”. Lý do là có vẻ chiến lược ném bom của Nga không nhằm vào tất cả các thứ đó, hoặc ít nhất tới thời điểm này họ chưa nhằm tới những thứ đó. Mặc dù chúng ta đã thấy rằng tên lửa của Nga có thể đánh trúng bất kể tòa nhà nào họ muốn trên đất Ukraine nhưng vào ngày mở màn chiến dịch (và cho tới tận ngày nay), tất cả các tòa nhà của các cơ quan đầu não của quân đội và chính quyền Ukraine không bị tấn công (ngoại trừ tòa nhà của SBU và cái được cho là “trụ sở bí mật” của lực lượng NATO tại Ukraine bị đánh tên lửa để trả đũa cho 2 vụ tấn công bằng UAV của Ukraine vào Nga). Có vẻ như là người Nga đang đi theo vết xe đổ của người Mỹ trong việc lựa chọn các mục tiêu để ném bom ở miền Bắc Việt Nam.

View attachment 7978989

Trong chiến tranh Việt Nam, vì e ngại rằng cuộc chiến sẽ có thể bất ngờ leo thang và mở rộng ra (với sự tham gia của Trung Quốc và Liên Xô) nếu các cuộc ném bom của Mỹ đánh thẳng vào các cơ quan của Đ..C...S và Chính phủ tại Hà Nội hoặc các mục tiêu chiến lược mà người Mỹ nghi là có sự hiện diện của chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc, nên người Mỹ thực hiện việc lựa chọn mục tiêu ném bom theo cách “theo thang”. Cứ mỗi khi các cuộc đàm phán tại Paris bế tắc hoặc lực lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam có một cuộc tấn công lớn ở miền Nam thì người Mỹ lại nâng cấp các mục tiêu bị ném bom. Đó là lý do mà Hồ Chủ Tịch từ năm 1965 đã dự đoán rằng người Mỹ sẽ chỉ ký hiệp định hòa bình với Việt Nam sau khi họ ném bom Hà Nội và thua trên bầu trời Hà Nội. Nếu người Nga đi theo hướng này thì có lẽ họ sẽ thất bại.

View attachment 7978990

Về ý chí của đối phương, ban lãnh đạo của Ukraine, từ tổng thống Zelensky tới các quan chức thấp hơn đều nói rằng họ sẽ không có đàm phán hòa bình chừng nào quân Nga còn trên đất Ukraine. (Về ý chí người dân thì tôi không xem xét vì tôi tin rằng người dân Ukraine, cũng giống như người dân Anh và Đức trong thế chiến thứ hai và người Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ, sẽ không từ bỏ cuộc kháng chiến chỉ vì những khó khăn do các cuộc ném bom tạo ra).

......
Cuối cùng thì Nga vẫn không thể độc lập hoàn toàn được, vũ khí hiện đại của Nga vẫn phải phụ thuộc vào các công nghệ mua từ phương tây và Trung quốc. Không mua được thì tìm cách đánh cắp hoặc qua chợ đen, hoặc bên thứ 3 để lách cấm vận.
Tai hại của cấm vận không phải là chỉ là chặn những công nghệ hiện tại, mà tương lai Nga sẽ không còn có thể nhập về những công nghệ mới để phát triển.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,096
Động cơ
654,732 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Với thực lực của không quân Nga và phương thức ném bom hiện tại, không quân Nga không thể tạo ra được sự tê liệt về kinh tế và đời sống cho người dân Ukraine. Về tương quan giữa lực lượng và chất lượng giữa không quân Nga với lực lượng không quân và phòng không Ukraine thì không có chênh lệch rất lớn như tương quan giữa khối NATO với Iraq và Nam Tư trong hai cuộc chiến trước kia. Lãnh đạo Ukraine, khác với lãnh đạo Nam Tư và Iraq (những nước bị cô lập khi chiến tranh xảy ra) có sự hậu thuẫn của NATO nên họ sẵn sàng chiến đấu tới những chiếc máy bay, những tổ hợp tên lửa phòng không cuối cùng (vì họ tin tưởng rằng các nước đồng minh sẽ hỗ trợ các vũ khí thay thế). Điều này sẽ dẫn tới thiệt hại nặng nề cho Ukraine.

1690255099356.png

Tên lửa phòng không Patriod của Ukraine

Tuy nhiên, vấn đề là Nga không thể chấp nhận các thiệt hại do phía Ukraine gây ra cho lực lượng không quân của mình dù là họ có thể có tỷ lệ thiệt hại có lợi hơn nhiều. Lý do rất đơn giản là Ukraine có thể chấp nhận mất toàn bộ không quân và phòng không nhưng Putin không thể để hao hụt lực lượng không quân của mình trong khi lực lượng của NATO còn nguyên. Nền công nghiệp Nga có thể sản xuất các máy bay thay thế nhưng họ sẽ không thể thay thế kịp các phi công có kinh nghiệm trong cuộc chiến với Ukraine. Người Mỹ, trong chiến tranh Việt Nam, đã thấm điều này. Trong chiến tranh Việt Nam, mặc dù việc ném bom miền Bắc được leo thang từ từ nhưng với việc mỗi phi công sẽ được quyền rời khỏi chiến trường sau một số phi vụ nhất định ở miền Bắc thì người Mỹ phát hiện ra rằng số phi công tham chiếm tại Việt Nam của họ ngày càng gia tăng và chiếm một tỷ lệ rất lớn trong số các phi công của họ. Và điều nghiêm trọng hơn nữa là khi các phi công Mỹ tác chiến trên bầu trời miền Bắc thì họ phải đối phó không chỉ với các phi công trẻ, ít kinh nghiệm của không quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà với cả một hệ thống chỉ huy, hỗ trợ dưới mặt đất và một hệ thống phòng không dày đặc.

1690255221730.png

Phi công Mỹ bị bắn rơi trong chiến tranh Việt Nam

Điều này khiến cho các phi công có kinh nghiệm từ thế chiến thứ 2 hay Triều Tiên cũng có cơ hội bị bắn rơi không khác gì các phi công trẻ. Và họ phát hiện ra rằng, nếu tiếp tục như vậy, khối quân sự Warsaw do Liên Xô đứng đầu sẽ không mất gì cả nhưng đối thủ trên không của họ là Mỹ sẽ bị hao mòn về phi công qua mỗi ngày không chiến trên bầu trời miền Bắc. Người Nga sẽ gặp chính những điều đó nếu như người Ukraine sử dụng các chiến thuật không quân du kích như miền Bắc Việt Nam và NATO cung cấp máy bay hỗ trợ như Liên Xô và Trung Quốc làm với Việt Nam trước kia.

Câu trả lời sẽ là “CÓ” nếu người Nga đặt mục tiêu cho các cuộc không kích của mình khác đi. Nếu mục tiêu của Nga cho không kích là phá hủy nền công nghiệp quốc phòng của Ukraine và phá hủy cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc kháng cự thì có vẻ như họ đã phương thức để thực hiện điều đó.

1690255312538.png


Sau khi các cơ sở công nghiệp quốc phòng bị phá hoại, người Nga bắt đầu chuyển mục tiêu của các cuộc đánh phá sang hệ thống năng lượng của Ukraine. Về tần số, các cuộc đánh phá này được tiến hành theo từng đợt cách nhau 15-20 ngày và về sau thì khoảng cách kéo dài ra hơn. Sau mỗi đợt tấn công, phía Ukraine đều công bố các khu vực bị ảnh hưởng vì mất điện và sau đó công bố các khu vực điện được phục hồi như trước khi bị tấn công. Phía Ukraine coi việc này là bằng chứng cho quyết tâm kháng cự của họ. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ các mục tiêu, khu vực ảnh hưởng và thời gian bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công đó, tôi lờ mờ nhận ra một số điều. Các mục tiêu của các cuộc tấn công hầu như không lặp lại. Có vẻ như người Nga đang nghiên cứu, thử nghiệm và vẽ sơ đồ các điểm yếu trong hệ thống năng lượng của Ukraine. Chúng ta biết rằng trong tháng 6 và tháng 10/2022, người Nga đã phóng một loạt vệ tinh quân sự để theo dõi Ukraine. Sau đó, các cuộc tấn công được gia tăng về cường độ. Có vẻ như, sau mỗi lần tấn công, người Nga sẽ quan sát xem các khu vực nào bị ảnh hưởng; các nhà máy, các ngành công nghiệp nào bị đình trệ; các lực lượng cứu trợ, khôi phục nhà máy từ đâu tới, tập hợp nguyên vật liệu ra sao.

1690255387173.png


Chúng ta biết rằng, có những thời điểm khoảng 75% hệ thống đường sắt, tuyến vận chuyển huyết mạch chủ yếu cho trang thiết bị ra trận của Ukraine buộc phải chuyển sang sử dụng đầu tàu chạy diezel do mất điện vì các cuộc oanh kích của Nga. Tuy nhiên, sau khi người Ukraine khôi phục lại hệ thống này thì các cuộc tấn công lại chuyển hướng sang các mục tiêu khác. Có hai khả năng xảy ra ở đây.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,096
Động cơ
654,732 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Khả năng thứ nhất là đó là tất cả những gì không quân và tên lửa Nga có thể làm được: phá chỗ này một chút, làm ngưng trệ hoạt động chỗ kia một chút. Nếu đúng như vậy thì có nghĩa là không quân Nga không còn có vai trò gì lớn trong cuộc chiến ngoài vai trò thỉnh thoảng làm căng thẳng thần kinh và gây khó chịu cho người dân Ukraine ở hậu phương.

Khả năng thứ hai là người Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công. Vào năm 1944, trong 1 tuần trước khi chiến dịch Bagration của Nga nổ ra (chiến dịch này sẽ đánh quỵ cụm tập đoàn quân Trung Tâm của Đức, giải phóng Belarussia và đưa quân Liên Xô tiến vào Ba Lan), du kích Liên Xô đã phá nổ gần 10.000 đoạn đường sắt trong hậu phương Đức. Việc này đã khiến cho việc vận chuyển quân và hậu cần của quân Đức trở nên đặc biệt khó khăn khi quân Liên Xô đột phá. Gần 80 năm sau, người Nga hiện nay không có 100 ngàn quân du kích hoạt động trong hậu tuyến địch như trước kia. Do đó, nếu họ muốn phá hoại việc vận chuyển hậu cần của Ukraine khi tổng tấn công nổ ra thì một mục tiêu hợp lý nhất chính là hệ thống đường sắt. Và nếu đánh vào đường sắt thì triệt tiêu hệ thống điện cung cấp cho các đoàn tàu và các trung tâm điều độ sẽ loại trừ ngay lập tức một phần lớn năng lực của vận tải đường sắt và việc này sẽ gây tê liệt trên toàn hệ thống chứ không phải gây thiệt hại một phần như khi đánh một đoạn đường, một cây cầu, một đường hầm tàu hỏa nào đó. Hơn nữa, việc đánh vào hệ thống điện sẽ khiến cho Ukraine phải căng mỏng hơn nữa lực lượng phòng không đã thiệt hại nhiều của mình. Tuy nhiên, điều này chỉ là phỏng đoán.

Vậy chiến thuật mà Ukraine có thể sử dụng để đánh thiệt hại không quân Nga là gì?

Tôi nghĩ rằng NATO và Ukraine đã tìm ra chiến thuật cho việc đó nhưng họ cần phải có thời gian thực hiện. Sau khi Ukraine đã được đào tạo lại một lực lượng phi công, họ sẽ tiến hành các thủ đoạn buộc không quân Nga phải xuất kích và tiến vào đất Ukraine. Từ đó, họ sẽ sử dụng chiến thuật du kích cho không quân hoặc hệ thống phòng không để bắn rơi máy bay Nga. Nếu họ thành công trong chiến thuật đó, không quân Nga sẽ buộc phải rút khỏi cuộc chiến.

Vậy chiến thuật đó là gì? Trước hết, NATO sẽ trang bị các bộ điều khiển cho không quân Ukraine để họ gắn lên các quả bom thông thường cỡ lớn và biến nó thành bom lượn. Sau đó, với thông tin tình báo do NATO cung cấp, họ sẽ sử dụng máy bay ném các bom lượn này từ sâu trong nội địa, cách mục tiêu từ 50-70 km. (Thực ra NATO đã cung cấp các bộ điều khiển này và Ukraine đã thử nghiệm trên chiến trường). Các thông tin tình báo của NATO trong một năm qua cho thấy rất lợi hại và người Ukraine đã sử dụng nó một cách hiệu quả để gây thiệt hại lớn cho quân Nga. Ví dụ, sự xuất hiện của HIMARS trên chiến trường Ukraine được đánh dấu bằng việc Ukraine đã sử dụng đạn này đánh trúng và tiêu diệt toàn bộ ban chỉ huy một sư đoàn của Nga, hoặc việc họ dùng HIMARS đánh trúng một doanh trại lớn gây chết hàng trăm binh sỹ mới nhập ngũ của Nga trong dịp năm mới. Thiệt hại cho quân Nga sẽ lớn gấp nhiều lần nếu các vũ khí được sử dụng để đánh trúng đó không phải là các đầu đạn tương đối nhỏ của HIMARS mà là các quả bom 1 tới 1,5 tấn. (ở khu vực Kherson, Ukraine đã phải bắn phá cây cầu Antonovka 8 lần bằng HIMARS cho tới khi cây cầu này không sử dụng được. Tuy nhiên, nếu sử dụng “bom lượn” thì có lẽ chỉ 1 quả bom 1,5 tấn cũng đủ làm sập hoàn toàn cây cầu này).

1690255638632.png

Cầu Antonovka bị Ukraine pháo kích

Một khi các bom lượn do máy bay Ukraine gây thiệt hại lớn cho quân Nga, các máy bay tiêm kích của Nga sẽ buộc phải xuất kích vào sâu trong nội địa Ukraine để chặn đánh các cuộc tấn công này. Khi đó, họ sẽ rơi vào tình thế phải chiến đấu trên bầu trời đối phương giống như người Mỹ đã gặp trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.

Hết phần 6
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,096
Động cơ
654,732 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 7

Nếu lục quân Nga là con hổ thì nó đã bị phương Tây “cắt gân” từ năm 1995

(Tác giả BAO ANH THAI)

Ở phần 6 chúng ta đã bàn về các cải cách của Nga trong hải quân và không quân và đánh giá về hai lực lượng này trong tác chiến tại Ukraine. Nói một cách ngắn gọn là trong khi hạm đội Biển Đen của Nga không đạt được các mục tiêu thì không quân Nga, với khả năng đáp ứng nhanh với tình hình thực tế trên chiến trường đã đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra. Ngoài ra, với việc sử dụng các vũ khí chính xác tầm xa như tên lửa và bom lượn, không quân Nga đang gây thiệt hại cho phía Ukraine nhưng không phải chịu nhiều tổn thất. Ở phần 7 này, chúng ta sẽ xem xét tới việc tác chiến của lục quân Nga.

Cũng tương tự như phương pháp đánh giá hải quân và không quân Nga, chúng ta sẽ xem xét đến sự phát triển, thay đổi của quân đội Nga từ thời Liên bang Xô Viết cho tới nay để hiểu được các hoạt động quân sự trên bộ của Nga trong cả thời gian qua lẫn thời gian sắp tới.

Về lục quân, trong chiến tranh thế giới thứ 2, đơn vị cơ bản trong tác chiến của Hồng quân là sư đoàn. Từ năm 1943 tới 1945 đội hình tác chiến của Hồng quân như sau. Ở cấp cao nhất là phương diện quân. Mỗi phương diện quân sẽ có một vài tập đoàn quân. Dưới tập đoàn quân là các sư đoàn (có những tập đoàn quân có đơn vị cấp dưới là quân đoàn nhưng các trường hợp này không nhiều). Về cơ bản, các tập đoàn quân của Liên Xô chia ra làm 3 loại: tập đoàn quân xe tăng, tập đoàn quân xung kích và tập đoàn quân bộ binh.

1690255911031.png

Hồng quân LX trong thế chiến 2

Các tập đoàn quân xe tăng trực thuộc sự điều động của Bộ Tổng tham mưu Hồng quân và tùy từng chiến dịch sẽ được phối thuộc quyền chỉ huy cho các phương diện quân. Các tập đoàn quân xe tăng này sẽ được sử dụng cho các mũi thọc sâu sau khi Hồng quân đã chọc thủng phòng tuyến của quân Đức. Để làm được điều này, họ thường có 2 quân đoàn xe tăng với khoảng 300 tới 400 chiếc xe tăng cho mỗi quân đoàn và một hoặc hai sư đoàn bộ binh được cơ giới hóa.

Các tập đoàn quân xung kích sẽ có số lượng xe tăng ít hơn các tập đoàn quân xe tăng nhưng có số lượng bộ binh, pháo binh lớn hơn. Kế đó là các tập đoàn quân bộ binh thông thường.

Về cơ bản, các chiến dịch tấn công của Hồng Quân giai đoạn 1944-1945 thường được tiến hành như sau:
(i) pháo binh dội một lượng đạn khủng khiếp lên tuyến 1 của quân thù và bộ binh tiến lên chọc thủng phòng tuyến đã bị phá nát,
(ii) sau đó các đơn vị xe tăng sẽ thọc sâu cắt các tuyến hậu cần của quân Đức,
(iii) các đơn vị cơ giới, xung kích tiến lên tiếp quản các vị trí mà xe tăng chiếm được để tạo ra các gọng kìm bao vây,
(iv) các đơn vị xe tăng lại tiến xa hơn và cắt đứt các đường rút lui của kẻ địch,
(v) cuối cùng, các đơn vị bộ binh sẽ tiếp quản để tạo ra một vòng vây kín và
(vi) cùng với pháo binh dần dần nghiền nát các đội quân địch trong vòng vây đó.
Các đơn vị xe tăng và cơ giới sẽ sử dụng như là lực lượng cơ động để chặn đánh các mũi phá vây từ cả bên trong lẫn bên ngoài vòng vây. Với cách đánh cuốn chiếu như vậy, trong năm 1944-1945, một khi người Nga đã tấn công thì quân Đức sẽ không thể giữ được trận địa. Trong chiến dịch Vistula – Ode, tốc độ tiến quân kỷ lục của Hồng quân là 70km/ngày.

1690255966397.png


Các bước tấn công nêu trên được lặp đi lặp lại trong mọi chiến dịch nhưng người Đức không thể chặn được nó vì, trong nhiều trường hợp, họ bị các hoạt động nghi binh của Liên Xô đánh lừa về nơi xảy ra tiến công và khi họ biết được thì cũng không thể chống lại được cái công thức tấn công đó. Các nhà nghiên cứu quân sự phương Tây đặt một biệt danh cho Hồng quân vào giai đoạn này là một “chiếc xe lu” (steam roller) – vì khi tiến lên, không một lực nào có thể cản được nó và nó sẽ nghiền nát mọi chướng ngại vật trên đường.

Tuy nhiên, “chiếc xe lu” đó cần một số lượng khổng lồ bộ binh. Họ là người phòng phủ khi bị quân địch tấn công. Họ là người tiến lên sau khi pháo bắn chuẩn bị để đột phá các phòng tuyến đầu tiên của quân Đức cho các tập đoàn quân xe tăng hay cơ giới hóa có cửa mở để thọc sâu. Họ là những đơn vị chịu nhiều tổn thất nhất, làm những nhiệm vụ vô danh, và không được sự quan tâm của dư luận hay các sử gia nhất. Người ta đa phần chỉ nhớ tên các đơn vị xe tăng, cơ giới là đơn vị đầu tiên tiến vào thành phố này, hay tạo ra một khu hợp vây kia. Tuy nhiên, ít ai nhớ được tên các đơn vị bộ binh, người mà công sức và xương máu đã tạo ra 70% chiến thắng. Đối với xã hội, những người lính bộ binh gần như đồng nghĩa với những người lính vô danh.

......
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top