(Tiếp)
Trong chiến tranh Việt Nam thì chiến lược ném bom của Mỹ là chúng ta sẽ ném bom khiến cho họ không thể tiếp viện cho miền Nam và họ tin rằng nếu tiếp tục thì miền Bắc sẽ quay về thời kỳ đồ đá. Lúc đó, Hà Nội sẽ chấp nhận thua. Chiến lược của Việt Nam đơn giản là chúng ta giữ vững tiếp vận cho miền Nam và bắn rơi máy bay của họ khiến cho cái giá họ phải trả cao tới mức họ không thể tiếp tục được nữa. Chúng ta sẽ tiếp tục chống trả cho tới khi cả thế giới thấy rõ là các cuộc ném bom của Mỹ chủ yếu là nhằm khủng bố tinh thần nhân dân chứ không phải vào các mục tiêu quân sự và tạo ra sức ép chính trị khiến họ phải ngừng lại.
Không quân Mỹ oanh tạc đường mòn HCM
Tuy nhiên, có vẻ như người Nga đã nghiên cứu kỹ tất cả các chiến lược nêu trên (của cả bên tấn công lẫn bên phòng thủ) và họ đưa ra một giải pháp tính tới tất cả các chiến lược trên.
Như ở trên đã nói, bằng việc sử dụng tên lửa để tấn công các mục tiêu trong hậu phương kẻ thù, người Nga đã giảm thiểu thiệt hại của lực lượng không quân chính quy. Việc cung cấp cho Wagner các máy bay chiến đấu Su-24, Su-25 trên chiến trường khiến cho quân Nga vẫn có khả năng chế áp từ trên không nhưng thiệt hại sẽ không ảnh hưởng nhiều tới lực lượng chính quy (vì các phi công của Wagner là các phi công chiến đấu đã về hưu, chuyển ngành và tình nguyện chiến đấu theo hợp đồng). Việc sử dụng hàng loạt “bom lượn” với sức công phá lớn hiện nay sẽ giúp cho Nga tăng cường độ phá hoại của các cuộc tập kích đường không đối với khu vực tiền tuyến của Ukraine mà vẫn bảo toàn được lực lượng không quân chính quy.
Vào những tháng đầu tiên của cuộc chiến, phương Tây nghĩ rằng người Nga đang lặp lại chiến thuật “sốc và sợ hãi” (shock and awe) mà họ đã dùng ở Iraq và Nam Tư. Chiến thuật sốc và sợ hãi bao gồm 2 giai đoạn. Ở giai đoạn 1 (shock), phương Tây dùng tên lửa hành trình và máy bay tàng hình tấn công phủ đầu các trung tâm thông tin, đầu não lãnh đạo của đối phương, các cơ sở quân sự, kinh tế quan trọng nhất và hệ thống phòng không để gây tê liệt cho việc phòng thủ. Sau khi đã tiêu diệt các mục tiêu quan trọng nhất đó không quân sẽ đưa các máy bay vào để thực hiện giai đoạn hai “sợ hãi” (awe). Đó là việc các máy bay sẽ ném bom vào tất cả các mục tiêu có khả năng phục vụ cho phòng thủ trên bộ (bao gồm cả quân sự lẫn dân sự) và gây hoảng sợ, tê liệt về tâm lý cho người dân và quân đội đối phương.
Không quân NATO tấn công Nam Tư
Khởi đầu của cuộc chiến của Ukraine cũng có vẻ như vậy, người Nga tấn công hàng loạt mục tiêu bằng các tên lửa có độ chính xác cao. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tuần thì báo chí phương Tây bắt đầu cười nhạo Nga, cho rằng người Nga cố bắt chước phương Tây nhưng không có đủ lực. Họ thấy rằng tuy toàn bộ các thành phố lớn của Ukraine đều bị tấn công nhưng toàn bộ đời sống của dân thường không hề bị ảnh hưởng. Không như ở Iraq và Nam Tư - nơi chỉ sau một tuần là toàn bộ đời sống dân sự bị đảo lộn vì không có nước sạch, không có điện, giao thông bị ngừng trệ, không truyền hình, phát thanh – thì ở Ukraine mọi thứ vẫn diễn ra bình thường. Ngoại trừ các cơ sở quân sự bị tấn công hoặc một số cơ sở dân sự bị phá hủy do phía Nga xác định lầm mục tiêu hay do tên lửa phòng không của Ukraine phá hủy do bị lỗi thì người dân vẫn có thể live stream hình ảnh các cuộc tấn công của tên lửa Nga, xem TV, vào internet.
Vào năm 1940, khi các máy bay ném bom của Luftwaffe biến mất trên bầu trời London năm 1940 thì có nghĩa là người Anh đã thắng trong “the battle of Britain”. Tương tự như vậy, khi giai đoạn shock qua đi nhưng lại không thấy không quân Nga xuất hiện trên bầu trời các thành phố và ném bom như ở Nam Tư và Iraq, truyền thông phương Tây cho rằng người Nga đã thất bại trong cuộc chiến trên bầu trời Ukraine.
Đây là thời điểm mà truyền thông phương Tây say mê các câu chuyện như “bóng ma Kiev” (về một phi công Ukraine bắn rơi nhiều máy bay Nga) hay chip của máy giặt, máy rửa bát phương Tây được lắp trên tên lửa của Nga. Khi không quân Nga vẫn vắng bóng và các đợt tên lửa bắt đầu đều đặn giáng xuống, họ, với niềm tin rằng không có một chiến thuật shock and awe nào có thể thành công nếu như giai đoạn awe (sợ hãi) không có sự tham gia của không quân ném bom. Chính vì vậy, họ bắt đầu đưa ra hai huyền thoại.
Thứ nhất, các cuộc tấn công tên lửa của Nga không phải là các bước tấn công có hệ thống mà chỉ là các hành vi trả đũa cho các thiệt hại đau đớn trên chiến trường. Cùng với các fake news rằng Putin bị ung thư sắp chết thì “hành vi trả đũa” này cũng được gán cho các cơn nóng giận của Putin để nói rằng ông ta sắp phát điên vì thất bại trên chiến trường.
Thứ hai, họ bắt đầu nói tới việc người Nga không sản xuất chip nên rất sớm thôi, số tên lửa đã sản xuất của Nga sẽ cạn vì các cơn giận dữ của Putin và nước Nga sẽ không thể sản xuất được tên lửa mới vì không có chip điều khiển. Vấn đề này được bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ, Gina Raimondo nêu lên hồi tháng 5/2022 và nguồn tin của bà là tình báo Ukraine!
Nga không kích Ukraine
Với hai huyền thoại trên, bắt đầu hình thành một thói quen mới của báo chí phương Tây là trích dẫn các báo cáo của tình báo Litva hoặc tình báo Anh về số lượng tên lửa đã bắn và còn lại trong kho của Nga. Thời kỳ đầu, những con số tên lửa còn lại này của Nga đã khiến nhiều người tin rằng cuộc chiến trên bầu trời Ukraine sẽ chấm dứt sau vài tuần, hoặc cùng lắm vài tháng. Tuy nhiên, sau 1 năm chiến tranh, thì không còn nhiều người quan tâm tới câu chuyện này nữa ngoài một người (mà có lẽ 5 năm trước nói tên ông ra sẽ không ai tin). Đó là cựu tổng thống Nga, Medvedev. Ông Medvedev có lẽ là người thích thú nhất trong việc nhắc đi nhắc lại trên trang telegram của mình sau mỗi đợt tấn công tên lửa rằng Nga vẫn còn nhiều tên lửa và họ vẫn sẽ tiếp tục cho thấy điều đó.
Nga không kích Ukraine
.....
Trong chiến tranh Việt Nam thì chiến lược ném bom của Mỹ là chúng ta sẽ ném bom khiến cho họ không thể tiếp viện cho miền Nam và họ tin rằng nếu tiếp tục thì miền Bắc sẽ quay về thời kỳ đồ đá. Lúc đó, Hà Nội sẽ chấp nhận thua. Chiến lược của Việt Nam đơn giản là chúng ta giữ vững tiếp vận cho miền Nam và bắn rơi máy bay của họ khiến cho cái giá họ phải trả cao tới mức họ không thể tiếp tục được nữa. Chúng ta sẽ tiếp tục chống trả cho tới khi cả thế giới thấy rõ là các cuộc ném bom của Mỹ chủ yếu là nhằm khủng bố tinh thần nhân dân chứ không phải vào các mục tiêu quân sự và tạo ra sức ép chính trị khiến họ phải ngừng lại.
Không quân Mỹ oanh tạc đường mòn HCM
Tuy nhiên, có vẻ như người Nga đã nghiên cứu kỹ tất cả các chiến lược nêu trên (của cả bên tấn công lẫn bên phòng thủ) và họ đưa ra một giải pháp tính tới tất cả các chiến lược trên.
Như ở trên đã nói, bằng việc sử dụng tên lửa để tấn công các mục tiêu trong hậu phương kẻ thù, người Nga đã giảm thiểu thiệt hại của lực lượng không quân chính quy. Việc cung cấp cho Wagner các máy bay chiến đấu Su-24, Su-25 trên chiến trường khiến cho quân Nga vẫn có khả năng chế áp từ trên không nhưng thiệt hại sẽ không ảnh hưởng nhiều tới lực lượng chính quy (vì các phi công của Wagner là các phi công chiến đấu đã về hưu, chuyển ngành và tình nguyện chiến đấu theo hợp đồng). Việc sử dụng hàng loạt “bom lượn” với sức công phá lớn hiện nay sẽ giúp cho Nga tăng cường độ phá hoại của các cuộc tập kích đường không đối với khu vực tiền tuyến của Ukraine mà vẫn bảo toàn được lực lượng không quân chính quy.
Vào những tháng đầu tiên của cuộc chiến, phương Tây nghĩ rằng người Nga đang lặp lại chiến thuật “sốc và sợ hãi” (shock and awe) mà họ đã dùng ở Iraq và Nam Tư. Chiến thuật sốc và sợ hãi bao gồm 2 giai đoạn. Ở giai đoạn 1 (shock), phương Tây dùng tên lửa hành trình và máy bay tàng hình tấn công phủ đầu các trung tâm thông tin, đầu não lãnh đạo của đối phương, các cơ sở quân sự, kinh tế quan trọng nhất và hệ thống phòng không để gây tê liệt cho việc phòng thủ. Sau khi đã tiêu diệt các mục tiêu quan trọng nhất đó không quân sẽ đưa các máy bay vào để thực hiện giai đoạn hai “sợ hãi” (awe). Đó là việc các máy bay sẽ ném bom vào tất cả các mục tiêu có khả năng phục vụ cho phòng thủ trên bộ (bao gồm cả quân sự lẫn dân sự) và gây hoảng sợ, tê liệt về tâm lý cho người dân và quân đội đối phương.
Không quân NATO tấn công Nam Tư
Khởi đầu của cuộc chiến của Ukraine cũng có vẻ như vậy, người Nga tấn công hàng loạt mục tiêu bằng các tên lửa có độ chính xác cao. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tuần thì báo chí phương Tây bắt đầu cười nhạo Nga, cho rằng người Nga cố bắt chước phương Tây nhưng không có đủ lực. Họ thấy rằng tuy toàn bộ các thành phố lớn của Ukraine đều bị tấn công nhưng toàn bộ đời sống của dân thường không hề bị ảnh hưởng. Không như ở Iraq và Nam Tư - nơi chỉ sau một tuần là toàn bộ đời sống dân sự bị đảo lộn vì không có nước sạch, không có điện, giao thông bị ngừng trệ, không truyền hình, phát thanh – thì ở Ukraine mọi thứ vẫn diễn ra bình thường. Ngoại trừ các cơ sở quân sự bị tấn công hoặc một số cơ sở dân sự bị phá hủy do phía Nga xác định lầm mục tiêu hay do tên lửa phòng không của Ukraine phá hủy do bị lỗi thì người dân vẫn có thể live stream hình ảnh các cuộc tấn công của tên lửa Nga, xem TV, vào internet.
Vào năm 1940, khi các máy bay ném bom của Luftwaffe biến mất trên bầu trời London năm 1940 thì có nghĩa là người Anh đã thắng trong “the battle of Britain”. Tương tự như vậy, khi giai đoạn shock qua đi nhưng lại không thấy không quân Nga xuất hiện trên bầu trời các thành phố và ném bom như ở Nam Tư và Iraq, truyền thông phương Tây cho rằng người Nga đã thất bại trong cuộc chiến trên bầu trời Ukraine.
Đây là thời điểm mà truyền thông phương Tây say mê các câu chuyện như “bóng ma Kiev” (về một phi công Ukraine bắn rơi nhiều máy bay Nga) hay chip của máy giặt, máy rửa bát phương Tây được lắp trên tên lửa của Nga. Khi không quân Nga vẫn vắng bóng và các đợt tên lửa bắt đầu đều đặn giáng xuống, họ, với niềm tin rằng không có một chiến thuật shock and awe nào có thể thành công nếu như giai đoạn awe (sợ hãi) không có sự tham gia của không quân ném bom. Chính vì vậy, họ bắt đầu đưa ra hai huyền thoại.
Thứ nhất, các cuộc tấn công tên lửa của Nga không phải là các bước tấn công có hệ thống mà chỉ là các hành vi trả đũa cho các thiệt hại đau đớn trên chiến trường. Cùng với các fake news rằng Putin bị ung thư sắp chết thì “hành vi trả đũa” này cũng được gán cho các cơn nóng giận của Putin để nói rằng ông ta sắp phát điên vì thất bại trên chiến trường.
Thứ hai, họ bắt đầu nói tới việc người Nga không sản xuất chip nên rất sớm thôi, số tên lửa đã sản xuất của Nga sẽ cạn vì các cơn giận dữ của Putin và nước Nga sẽ không thể sản xuất được tên lửa mới vì không có chip điều khiển. Vấn đề này được bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ, Gina Raimondo nêu lên hồi tháng 5/2022 và nguồn tin của bà là tình báo Ukraine!
Nga không kích Ukraine
Với hai huyền thoại trên, bắt đầu hình thành một thói quen mới của báo chí phương Tây là trích dẫn các báo cáo của tình báo Litva hoặc tình báo Anh về số lượng tên lửa đã bắn và còn lại trong kho của Nga. Thời kỳ đầu, những con số tên lửa còn lại này của Nga đã khiến nhiều người tin rằng cuộc chiến trên bầu trời Ukraine sẽ chấm dứt sau vài tuần, hoặc cùng lắm vài tháng. Tuy nhiên, sau 1 năm chiến tranh, thì không còn nhiều người quan tâm tới câu chuyện này nữa ngoài một người (mà có lẽ 5 năm trước nói tên ông ra sẽ không ai tin). Đó là cựu tổng thống Nga, Medvedev. Ông Medvedev có lẽ là người thích thú nhất trong việc nhắc đi nhắc lại trên trang telegram của mình sau mỗi đợt tấn công tên lửa rằng Nga vẫn còn nhiều tên lửa và họ vẫn sẽ tiếp tục cho thấy điều đó.
Nga không kích Ukraine
.....