[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,760
Động cơ
655,114 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 7

(Tiếp)

USAID cũng có một chương trình tài trợ tương tự vào năm 1994 cho các sỹ quan cao cấp của lực lượng quân đội Liên Xô (mà Nga được kế thừa) đóng tại 3 nước cộng hòa vùng Baltic. Cụm quân Liên Xô tại Baltic cũng là cụm quân mạnh thứ ba (chỉ sau cụm quân đóng tại Đông Đức và Ukraine) và căn cứ chính của hạm đội Baltic là ở thành phố Tallinn, thủ đô của Estonia, trong suốt cuộc chiến tranh lạnh. Sau khi ba nước vùng Baltic đã tuyên bố độc lập vào năm 1990 thì quân đội Liên Xô (và sau đó là quân đội Nga) vẫn đóng trên các quốc gia này. Vì sự có mặt của quân đội Nga nên cả ba nước này đã không thành lập quân đội riêng để tránh xảy ra xung đột vũ trang (như đã xảy ra ở Gruzia với vùng Abkhazia và Nam Ossetia, hay ở Moldova với vùng Transnistria). Một trong các lý do mà Nga không rút quân là vì an ninh và họ không có các cơ sở quân sự trong nội địa để cho các đơn vị này rút về đồn trú (cũng như không có tiền để giải ngũ họ). Vì lý do này USAID đã tài trợ cho việc xây dựng và mua hàng ngàn căn nhà cho các sỹ quan Nga rút từ Baltic về. Một trong các điều kiện là nhà sẽ được xây dựng hoặc mua cho các sỹ quan tại các thành phố họ chọn lựa để định cư. Điều này cũng có nghĩa là các sỹ quan sẽ có 2 lựa chọn: tiếp tục phục vụ trong quân đội và mua nhà tại nơi gần căn cứ (và nếu đơn vị di chuyển thì căn nhà đó sẽ phải bỏ không) hoặc rời khỏi quân đội và mua nhà ở quê hương để bắt đầu đời sống dân sự. Trong bối cảnh kinh tế với mức lạm phát 500-800%/năm mà lương của quân đội không được điều chỉnh, tuyệt đại đa số đã chọn nhà và ra quân. Đó là cách mà hai cụm quân có năng lực tác chiến hàng đầu của Liên Xô đã biến mất (về trình độ giữa quân đội Nga và quân đội Ukraine vào những năm 1994-1995, trong đó, tôi đánh giá là quân đội Ukraine lúc đó có trình độ cao hơn quân đội Nga.

1690453028015.png

Quân đội Nga trong cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất

Khi cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất xảy ra, đã có sự so sánh trong hàng ngũ các sỹ quan của Nga. Các sỹ quan của các quân khu nội địa Nga, những người được điều ra chiến trường để tấn công vào người dân của mình (trong khi vừa năm trước đó, họ đã phải bắn vào nhà quốc hội tại Moscow) với mức lương không thay đổi trong khi lạm phát phi mã và xã hội đang sụp đổ. Trong khi đó, các đồng ngũ của họ, đóng ở Đông Đức và Baltic, ngay từ thời Xô Viết đã hưởng những ưu đãi hơn và khi chiến tranh nổ ra thì họ có lựa chọn là rời khỏi quân ngũ với nhà được cấp mới. Đó chính là lý do mà có rất nhiều sỹ quan cao cấp từ chối thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

1690453194002.png

Quân đội Nga trong cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất

Tiếp đó, cuộc chiến tại Chechnya được điều hành một cách kém cỏi khiến cho thiệt hại của quân Nga trong nửa năm 1995 lên tới gần 7.000 người bị chết và 15.000 người bị thương (con số thiệt hại tương đương 5 năm đánh nhau ở Apghanistan) khiến cho sự bất mãn trong xã hội tăng cao. Việc bất mãn này được tăng âm rất mạnh bởi các tổ chức phi chính phủ, các nhân sỹ, và báo chí, truyền thông. Trong cuộc chiến vùng Vịnh trước đó 4 năm, người Mỹ, rút kinh nghiệm từ cuộc chiến Việt Nam, đã không cho phép báo chí, truyền thông tiếp cận trực tiếp chiến trường mà chỉ được tường thuật lại các nội dung được công bố bởi bộ quốc phòng Mỹ. Tuy nhiên, ở Chechnya, báo chí Nga, với tinh thần tự do phương Tây mới được thổi bùng lên, đã tường thuật và thậm chí nói quá lên mọi khía cạnh khốc liệt của cuộc chiến. Điều này dẫn tới sự bất mãn trong xã hội đối với tổng thống Yeltsin tăng cao.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,760
Động cơ
655,114 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nói một cách ngắn gọn là vào giai đoạn 1993-1995, tổng thống Yeltsin có hoàn cảnh khó khăn tới mức ngặt nghèo trên mọi lĩnh vực. Về kinh tế, nền kinh tế Nga rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng và trở nên phá sản khi cuộc chiến Chechnya nổ ra. Về quân sự, Yeltsin có nguy cơ mất sự ủng hộ của quân đội (mà nhờ đó vào tháng 9/1993, ông mới giải tán được quốc hội) và cuộc chiến Chechnya không biết bao giờ chấm dứt. Về ủng hộ của người dân thì vào năm 1995, mọi cuộc thăm dò dư luận về bầu cử tổng thống Nga năm 1996 cho thấy ông thua xa đối thủ Gennady Zyuganov, lãnh tụ của Đ..C...S Nga. Về chính trị, Hạ viện Nga (Duma) nằm trong tay các thế lực đối địch ông (Đ...C...S Nga và các đảng dân tộc chủ nghĩa). Bản thân đảng Nước Nga là Nhà của Chúng ta (cơ sở chính trị của Yeltsin) cũng bắt đầu xem xét xem họ sẽ chọn ứng cử viên nào đại diện cho mình trong cuộc bầu cử tới: Chernomyrdin (thủ tướng) hay Yeltsin (đương kim tổng thống).

(Hình H1 – kết quả thăm dò dư luận về các đảng phái tại Nga vào thời điểm tháng 12-1995 tới tháng 1-1996, đảng của Boris Yeltsin đứng thứ 2 sau Đ..C...S với mức tín nhiệm là 10,1%, tương đương ½ mức tín nhiệm của Đ C S Nga).

1690453334383.png


Để có thể thắng được trong cuộc bầu cử năm 1996, Boris Yeltsin đã cầu viện đồng minh của mình là Hoa Kỳ (đến nay chúng ta đã biết rằng chính các cán bộ sứ quán Hoa Kỳ là những người đã giúp cho Yeltsin tổ chức hệ thống thông tin liên lạc sau khi ông bị quân đội đảo chính bao vây tòa nhà Xô-viết Liên bang Nga trong cuộc đảo chính không thành năm 1991. Và nhờ có hệ thống liên lạc này ông mới thuyết phục được các lực lượng trong quân đội và bộ nội vụ ủng hộ ông, chống lại đảo chính) (hình 2, Boris Yeltsin đứng trên một chiếc xe tăng của quân đảo chính sau khi chiếc xe này đã chuyển phe sang ủng hộ ông, phát biểu với người dân ủng hộ).

1690453371280.png


Trong năm 1994, IMF đã cấp các khoản vay cho chính phủ Nga cao gấp 3 lần năm 1993. Các tổ chức tài chính quốc tế dưới ảnh hưởng của Mỹ cũng giải ngân nhiều khoản vay lớn cho chính phủ để trả lương hưu và trợ cấp xã hội. Yeltsin cũng đã thành công trong việc liên minh với đảng Dân chủ Tự do Nga (theo đường lối dân tộc chủ nghĩa) của Zhirinovsky, để thay đổi hiến pháp Nga. Nhờ có thay đổi này mà Tổng thống Nga có quyền hạn được mở rộng rất nhiều và chấm dứt được tình trạng đối đầu không lối thoát về quyền lực với quốc hội.

Tuy nhiên, sự liên minh này lại khiến cho Yeltsin gặp vấn đề lớn với đồng minh của mình là Mỹ và nó khiến cho ông có những thỏa hiệp mà nước Nga phải chịu hậu quả 20 năm sau, trong cuộc chiến ở Ukraine.

1690453455494.png

Zhirinovsky

Vào năm 1995, khi chỉ số ủng hộ thăm dò của đảng Dân chủ Tự do Nga của ông ngang hàng với đảng của tổng thống Yeltsin, Zhirinovsky đã viết một cuốn sách nhỏ mang tên “Cuộc Nam tiến cuối cùng” (The Last Break Southward). Điều khiến cho cuốn sách này trở nên đặc biệt đáng lo ngại với phương Tây là nó được viết với một phong cách phảng phất khiến người ta nhớ tới cuốn “Mein Kampf” của Adolf Hitler. Việc tư tưởng dân tộc Nga trỗi dậy mạnh mẽ sau 70 năm bị nhà nước Xô Viết kìm nén là điều dễ hiểu. Có nhiều nhà tư tưởng, triết gia Nga đã đặt vấn đề về tính dân tộc Nga như là nền tảng của tư tưởng, đạo đức xã hội Nga (sau khi nền tảng tư tưởng C...S bị mất đi sau khi Liên Xô giải thể). Tuy nhiên, không có nhà tư tưởng nào cụ thể hóa vấn đề dân tộc Nga thành phạm vi ảnh hưởng tính trên lãnh thổ của các quốc gia khác, các dân tộc khác như Zhirinovsky.

Trong cuốn sách này, Zhirinovsky cho rằng các cường quốc đều sẽ có vùng ảnh hưởng riêng của mình. Canada và Mỹ sẽ lấy châu Mỹ Latinh; Trung Quốc và Nhật sẽ chia nhau ảnh hưởng ở châu Á; châu Âu sẽ chiếm ảnh hưởng ở châu Phi. Và nước Nga, theo ông, sẽ phải chiếm ảnh hưởng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Apghanistan. Ông cũng cho rằng 3 nước Baltic và Phần Lan sẽ phải trở lại thành các tỉnh của nước Nga như thời Sa Hoàng. Ông nói rằng hãy để cho những người lính Nga mặc quân phục mùa hè quanh năm, rửa chân trần trong nước biển ấm của Ấn Độ dương và tiếng chuông nhà thờ Chính Thống giáo vang vọng khắp phía Đông Địa Trung Hải tới bờ Ấn Độ dương.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,760
Động cơ
655,114 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hai đối thủ chính của Yeltsin trong cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 1996 là Zyuganov và Zhirinovsky. Để thắng Zyuganov, Yeltsin nêu cao các giá trị Chính Thống giáo (trong khi những người C...S và Chính Thống giáo có truyền thống không thích nhau). Cần lưu ý là sau khi Liên Xô sụp đổ thì đức tin Chính Thống giáo trỗi dậy một cách mạnh mẽ với số người theo đạo và nhà thờ tăng vọt. Ngoài ra, Yeltsin có sự hỗ trợ về mặt kinh tế của phương Tây để chi trả các khoản lương hưu và trợ cấp xã hội trong thời gian ngắn để giành phiếu của cử tri – đánh vào thứ mà Zyuganov không có. Nói ngắn gọn là Yeltsin sẽ thắng những người C...S bằng cách đề cao đức tin chính thống giáo để đối lập với chủ nghĩa vô thần và sử dụng các lợi ích kinh tế để thu hút ủng hộ.

1690453691550.png

Zyuganov

Với Zhirinovsky thì vấn đề không đơn giản như vậy. Đảng của Zhirinovsky là đảng phái có số ghế đứng thứ 3 trong Duma và nếu đảng này ngả về phe đảng C..S của Zyuganov thì Yeltsin sẽ lại có một Duma chống đối mình hoàn toàn như năm 1993-1994. Ngoài ra, không thể dùng niềm tin tôn giáo để chống Zhirinovsky vì ông này không chỉ đề cao Chính Thống giáo mà còn muốn nó lan tỏa tới các vùng từng là chính thống giáo của đế quốc Byzantine trước kia.

Yeltsin đứng giữa hai làn đạn:
(i) một bên là Zhirinovsky để khống chế Đ..C..S và
(ii) một bên là Mỹ.
Và cả 2 bên này đều công khai việc có ác cảm với nhau. Những gì diễn ra sau đó, chúng ta không biết. Tuy nhiên, chúng ta biết các sự kiện, kết quả của các sự kiện này và ai là người hưởng lợi.

Đầu tiên, các tổ chức NGO ở Nga phát động một phong trào phản kháng đối với cuộc chiến tranh ở Chechnya. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì người dân ai cũng mong muốn hòa bình và cuộc chiến Chechnya được điều hành rất tệ trên mọi phương diện. Tuy nhiên, lịch sử cũng cho thấy, các cuộc chiến tranh ít khi chấm dứt chỉ bởi các cuộc biểu tình. Một trong các thủ thuật để đạt được mục tiêu thông qua biểu tình là chọn một mục đích vừa phải, không mất mặt chính quyền làm mục đích chính. Sau đó biểu tình đòi một thứ cao hơn rất nhiều, mất mặt cho chính quyền rất nhiều. Khi cuộc đối đầu giữa chính quyền và người biểu tình đã lên tới đỉnh điểm bùng nổ thì hòa giải và yêu cầu chính quyền thực hiện mục tiêu thực của bên biểu tình. Nói nôm na là hét giá rất cao để rồi đàm phán chán chê thì sẽ bán ở giá mà mình đã định trước.

Vào năm 1995, tình hình diễn ra đúng như vậy. Đầu tiên là các phong trào của các NGO, sau đó các nhân sỹ, trí thức Nga vào cuộc, báo chí và truyền thông tường thuật tỷ mỉ, tường tận mọi hoạt động phản kháng; các đảng chính trị nhỏ cũng tham gia vào phong trào để tranh thủ thời cơ quảng bá tên tuổi của mình. Các cuộc phản kháng trở nên ngày càng sâu rộng và dẫn tới một “điểm chết” (dead lock) cho cả hai bên. Điểm chết đó là trong gần 200 thực thể chính quyền tạo nên Liên bang Nga thì chỉ còn duy nhất Chechnya là không chịu ký vào hiệp ước liên bang và vẫn cương quyết đòi độc lập và sự việc đã dẫn tới cuộc chiến tranh. Nếu Nga dừng cuộc chiến thì các thực thể còn lại sẽ đặt vấn đề ký lại thỏa thuận liên bang và đó có nghĩa là khởi đầu của sự sụp đổ của liên bang Nga. Tất cả các đảng lớn ở Nga (từ C..S tới dân tộc chủ nghĩa) đều hiểu điều đó. Tuy nhiên, nếu họ chống lại một phong trào xã hội đã lan rộng (và nhân danh một mục tiêu cao quý), được lãnh đạo bởi các NGO, báo chí, các nhân sỹ (KOLs), các đảng chính trị nhỏ thì các đảng lớn sẽ mất số phiếu lớn trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996. Và đó chính là “điểm chết” của cuộc đối đầu.

Khi cuộc đối đầu giữa phong trào chống chiến tranh và chính quyền đã đạt tới điểm chết thì phong trào này đưa ra một mục tiêu “dễ chịu” hơn rất nhiều cho chính quyền và các đảng lớn. Đó là họ cũng hiểu rằng sự tồn tại của liên bang Nga là điều kiện tiên quyết nên họ không mù quáng đòi kết thúc cuộc chiến ngay mà là cần một giải pháp chính trị cho cuộc chiến đó. Tiếp đó, phong trào đòi hỏi những quyền nhân quyền tối thiểu phải được đảm bảo, và cụ thể ở đây là những người lính nghĩa vụ phải được bảo vệ khỏi bị biến thành mồi đỡ đạn ca-nông cho chính quyền. Với yêu cầu mới này thì tất cả các đảng lớn đều đồng ý và một đạo luật được ra đời để đảm bảo cho sự thỏa hiệp này. Đó là Luật Liên bang số 93, ngày 23 tháng 6 năm 1995 mang tên “Luật về thủ tục để sử dụng các nhân lực quân sự và dân sự cho các hoạt động gìn giữ và khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế”. Nói ngắn gọn là luật này cấm việc sử dụng các binh sĩ nghĩa vụ quân sự vào mọi hoạt động thực hiện bên ngoài lãnh thổ Liên bang Nga dưới mọi trường hợp. Các binh sĩ nghĩa vụ quân sự thậm chí không được tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.

Đây chính là cái chốt đóng vào hệ thống quốc phòng của Nga.

.....
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Theo media NATO (Ý) thì Ukraine đã tổn thất 60 M2 và 20 Leopard 2 trong cuộc phản công vừa qua

Như đã chỉ ra trong ấn bản RID của Ý, quân đội Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công chính, hoàn toàn không chuẩn bị cho việc tiến hành chiến sự. Theo tác giả, việc thành lập một số đơn vị vẫn chưa được hoàn thành và các nhân viên thường chưa làm quen với một số lượng lớn các loại xe bọc thép do phương Tây cung cấp kể từ cuối năm 2022.

Theo ông, tổn thất của Lực lượng vũ trang Ukraine cao hơn so với tổn thất ở phương Tây. Vì vậy, theo tính toán của ông, trong số 77 chiếc BMP Bradley được chuyển đến Kiev, 60 chiếc đã bị vô hiệu hóa, trong đó khoảng một chục chiếc có thể được khôi phục. Trong số Leopard 2, khoảng 20 chiếc đã bị mất


Nguồn gốc báo quân sự Ý (NATO) xác nhận số lượng M2 và Leopard 2 tổn thất

Theo nguồn tin của chúng tôi tại hiện trường, thiệt hại thực sự sẽ cao hơn: khoảng 60 chiếc BRADLEY - một con số tương thích hơn với 77 nguồn cung cấp BRADLEY mới do người Mỹ công bố kể từ khi bắt đầu cuộc phản công - và khoảng 20 chiếc LEOPARD 2 (25% số LEOPARD 2 được cung cấp cho Kiev).



Đúng là cuộc phản công đi vào lòng đất của U
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
UAV tự sát Nga tập kích loạt tăng thiết giáp phương Tây tại Zaporizhzhia


Trận đánh ở Zaporizhzhia xứng đáng được sánh với trận Kursk trọng đệ nhị chiến khi quân phát xít U cũng như Đức ngày xưa đại bại trước quân Nga Xô
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,760
Động cơ
655,114 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Theo media NATO (Ý) thì Ukraine đã tổn thất 60 M2 và 20 Leopard 2 trong cuộc phản công vừa qua

Như đã chỉ ra trong ấn bản RID của Ý, quân đội Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công chính, hoàn toàn không chuẩn bị cho việc tiến hành chiến sự. Theo tác giả, việc thành lập một số đơn vị vẫn chưa được hoàn thành và các nhân viên thường chưa làm quen với một số lượng lớn các loại xe bọc thép do phương Tây cung cấp kể từ cuối năm 2022.

Theo ông, tổn thất của Lực lượng vũ trang Ukraine cao hơn so với tổn thất ở phương Tây. Vì vậy, theo tính toán của ông, trong số 77 chiếc BMP Bradley được chuyển đến Kiev, 60 chiếc đã bị vô hiệu hóa, trong đó khoảng một chục chiếc có thể được khôi phục. Trong số Leopard 2, khoảng 20 chiếc đã bị mất


Nguồn gốc báo quân sự Ý (NATO) xác nhận số lượng M2 và Leopard 2 tổn thất

Theo nguồn tin của chúng tôi tại hiện trường, thiệt hại thực sự sẽ cao hơn: khoảng 60 chiếc BRADLEY - một con số tương thích hơn với 77 nguồn cung cấp BRADLEY mới do người Mỹ công bố kể từ khi bắt đầu cuộc phản công - và khoảng 20 chiếc LEOPARD 2 (25% số LEOPARD 2 được cung cấp cho Kiev).



Đúng là cuộc phản công đi vào lòng đất của U
Huấn luyện thành thục chiến thuật không chỉ một sớm một chiều
Cả SQ lẫn binh lính cần có thời gian để thành thạo
Theo em, thời gian vừa rồi, Ukr mới chỉ đạt mức biết vận hành, sử dụng trang bị phương tây thôi
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,760
Động cơ
655,114 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
UAV tự sát Nga tập kích loạt tăng thiết giáp phương Tây tại Zaporizhzhia


Trận đánh ở Zaporizhzhia xứng đáng được sánh với trận Kursk trọng đệ nhị chiến khi quân phát xít U cũng như Đức ngày xưa đại bại trước quân Nga Xô
Tổn thất khác hẳn cụ ạ, trận Kursk, 1 xe tăng Đức ‘đổi’ trên 3 xe tăng LX, nhưng trận này, hầu như không thấy Nga tổn thất xe tăng nào, đặc biệt T-90M chưa tham chiến
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,009
Động cơ
590,639 Mã lực
Có tin, BTTM Nga đã ra lệnh rút bỏ Robotyne và Urozaine.
Sời. Lại mất đất rồi à?.
Hãy chờ phía Ukr thông báo.
Em thấy trang này có cả bản đồ. Nhưng mà trang này hình như của Nga, đưa chủ yếu các hoạt động của bên Nga.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,760
Động cơ
655,114 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 7

(Tiếp)

Đến nay, chúng ta không có một bằng chứng nào về việc ai đã tiến hành toàn bộ các hoạt động trên. Tuy nhiên, nếu nhìn vào ai là người hưởng lợi thì chúng ta sẽ thấy như sau:

Thứ nhất, người hưởng lợi trước hết và lâu dài là những binh sỹ nghĩa vụ quân sự của Nga và gia đình họ. Đạo luật này đảm bảo cho họ không bị chính quyền điều đi chiến đấu ở một nơi xa lạ ngoài nước Nga vì bất kỳ lý do gì (từ tư tưởng tới an ninh).

Thứ hai, đó là tổng thống Boris Yeltsin. Ông là người đã mở ra một cuộc chiến tranh mất lòng dân nhất kể từ sau thế chiến thứ 2 ở nước Nga. Tuy nhiên, việc ban hành đạo luật trên cùng với các viện trợ kinh tế được bơm vào nền kinh tế đang tàn lụi của Nga đã khiến cho ông khôi phục lại uy tín trong một thời gian ngắn và trúng cử tổng thống nhiệm kỳ 2. Đồng thời, ông tránh được việc đối đầu với đối thủ chính trị mà mình đang liên minh (Zhirinovsky) và vẫn hài lòng đồng minh Mỹ của mình bằng cách không phản chống lại các tư tưởng dân tộc bá quyền của Zhirinovsky nhưng khiến nó không thể thực hiện được bằng cách không cho binh sỹ nghĩa vụ chiến đấu ở ngoài nước Nga.

Thứ ba, phương Tây, bằng một loạt các vận động khéo léo, họ đã tạo ra một hệ thống ảnh hưởng tới dư luận xã hội Nga và từ đó thay đổi hệ thống luật pháp. Bằng việc tài trợ cho tái hòa nhập cho các sỹ quan rút từ Đức và Baltic về, họ đã giải tán hai cụm quân thiện chiến hàng đầu của Liên Xô mà không tốn một viên đạn và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tinh thần của các sỹ quan Nga còn đang phục vụ. Bằng việc lôi kéo Ukraine ngả theo mình, họ có được một quân đội xuất thân từ cụm quân mạnh thứ 2 của quân đội Liên Xô.

Với ưu thế hơn hẳn về không quân và hải quân, thì với luật mới ban hành, phương Tây đã loại trừ được thế mạnh mà Liên Xô đã duy trì suốt cuộc Chiến tranh Lạnh – đó là lực lượng lục quân. Chính vì quy định này (và các yếu tố về kinh tế và dân số khác) mà nước Nga buộc phải cải tổ lực lượng lục quân theo hướng tổ chức các BTG như tôi đã nói ở trên. Nói một cách hình ảnh, quân đội Nga là một con hổ bị cắt gân. Việc cắt gân đó chính là việc có quy định cấm sử dụng binh lính nghĩa vụ ở ngoài lãnh thổ Nga.

Nếu như các chương trình cải tổ của Nga do phương Tây “hướng dẫn” đã khiến cho nước Nga rơi vào một thập kỷ hỗn loạn và suy thoái về kinh tế thì cái đòn “cắt gân hổ” này khiến cho quân đội Nga sẽ phải hoạt động trong một khuôn khổ của một quốc gia nhỏ chứ không phải như là một cường quốc quân sự.

HỆ QUẢ CỦA ĐÒN CẮT GÂN HỔ

Ở phần này, chúng ta xem xét tiếp quy định về cấm sử dụng lính nghĩa vụ Nga ở lãnh thổ nước ngoài sẽ tác động ra sao tới cuộc chiến Ukraine.

1690540517431.png

Hungary (1956)

Chúng ta đã thấy rằng các cuộc can thiệp quân sự của Liên Xô vào Hungary (1956), Tiệp Khắc (1968), Ba Lan (1980) thành công nhanh chóng vì số lượng quân đội Xô Viết được huy động rất lớn, tiến cùng một lúc từ nhiều hướng vào lãnh thổ của các nước bị can thiệp. Số lượng binh lính và vũ khí được huy động lớn tới mức đủ bóp nghẹt ý chí kháng cự của quân đội các nước này (và nếu có phải nổ súng thì chiến sự cũng chấm dứt rất nhanh chóng).

1690540574424.png

Ba Lan (1980)

“Chúng ta sẽ so sánh các điểm giống và khác nhau giữa chiến dịch tháng 2/2022 của Putin với các chiến dịch của Liên Xô và Mỹ trước đó. Vào năm 1956 tại Hungary, Liên Xô đã có sẵn 5 sư đoàn đầy đủ quân số chiến đấu ngay trên đất Hungary và tại các điểm trọng yếu nhất. Rất nhanh sau đó, số lượng này tăng lên 17 sư đoàn thiện chiến nhất của Hồng quân. Ngay sau khi lệnh can thiệp được ban ra, các đơn vị này dưới sự chỉ đạo của Zhukov đã tiến hành giải giáp các đơn vị Hungary và thực tế đã tấn công bằng vũ khí hạng nặng vào các đơn vị này khi có phản ứng. Quân đội Liên Xô cũng không chùn tay khi sử dụng vũ lực với các lực lượng dân sự nổi dậy của Hungary khi các lực lượng này nắm được vũ khí do quân đội Hungary bỏ lại. Với các yếu tố trên, cuộc can thiệp lật đổ đã nhanh chóng thành công dù rằng có đổ máu của cả quân đội lẫn dân thường Hungary. Quân đội Liên Xô rút về các vị trí của mình sau khi lực lượng chính trị thân Liên Xô tại Hungary lên nắm quyền.

Ở Tiệp Khắc năm 1968, khối Warsaw đã sử dụng 500 ngàn quân cùng lúc tiến vào Tiệp Khắc từ mọi hướng. Điều này đã làm tê liệt sự phản ứng của quân đội Tiệp Khắc khi các sỹ quan cao cấp của quân đội từ chối ra lệnh chống lại quân đội khối Warsaw.”


Ở Ukraine việc thiếu bộ binh đã khiến cho các đơn vị của Nga ở mặt trận Kiev và Kharkov không tạo ra một chiến tuyến liên tục và toàn bộ tuyến hậu cần bị bộc lộ cho các cuộc phục kích của Ukraine. Tuy nhiên, sự thiếu bộ binh dẫn tới mất thời cơ lớn thể hiện rõ nhất ở trận đánh quanh thành phố Mykolayev ở phía Nam. Như đã nêu ở phần 4.

Binh lực của Nga tập trung ở phía Đông và Nam tới 77% lực lượng của mình; trong đó, cụm quân ở Crimea là lớn nhất và tinh nhuệ nhất. Cụm quân này đã nhanh chóng đánh thủng tuyến phòng ngự của Ukraine ngăn đất liền tỉnh Kherson với Crimea và sau đó phát triển lên hai hướng là Kherson và Melitopol. Vào cuối giờ chiều ngày 26/2/2022, chỉ hai ngày sau khi nổ ra cuộc chiến, một đơn vị xe tăng Nga đã vòng qua thành phố Kherson và tiến vào Mykolayev. Vào lúc này, ở thành phố không có các đơn vị quân đội lớn nào của Ukraine. Do đó, thị trưởng thành phố, Vitaly Kim, người chỉ được báo trước về việc xe tăng Nga đột phá thành công từ Kherson có 5 giờ đồng hồ, đã tung tất cả những gì ông có trong tay vào việc bảo vệ thành phố. Các lực lượng chắp vá từ quân đội tới cảnh sát, phòng vệ lãnh thổ, lẫn người dân tình nguyện của Ukraine đã không ngăn cản được đội xe tăng tiến xuyên qua thành phố. Tuy nhiên, sau khi xe tăng Nga vượt qua, họ bắt đầu xây dựng các chướng ngại vật trên đường để chặn các đội quân đi sau. Sau khi các đơn vị xe tăng đã vượt qua thành phố thì các đơn vị Nga tiến theo sau bắt đầu bị chặn đánh. Và vì các lực lượng Nga này đều có số lượng nhỏ nên họ không chiếm được bất cứ cứ điểm quan trọng nào và cũng không thông được đường tới các đơn vị đã vượt qua trước đó. Quân và dân thành Mykolayev cuối cùng đã bảo vệ được thành phố tới khi quân chính quy Ukraine tới cứu viện. Các lực lượng thọc sâu của Nga, hoặc bị tiêu diệt hoặc phải rút lui về Kherson.

1690540699692.png


Nếu chúng ta nhìn vào hình H3 thì sẽ thấy rằng nếu Nga chiếm được Mykolayev trong hành tiến và có lực lượng để tổ chức phòng ngự trước khi quân cứu viện Ukraine tới thì việc chiếm Odessa sau này sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Mykolayev là một thành phố có tuyến đường huyết mạch nối với Odessa và nằm trên sông Buh ở đoạn dòng sông rộng nhất. Do đó, việc chiếm được thành phố và các cây cầu sẽ giúp cho việc tấn công Odessa tiết kiệm rất nhiều xương máu so với trường hợp nếu như quân Nga sau này phải vượt sông dưới hỏa lực địch. Tuy nhiên người Nga đã bỏ lỡ cơ hội đáng giá ngàn vàng này vì không có đủ lực lượng bộ binh. Lý do là vì các lực lượng tham chiến ở Ukraine là lính chuyên nghiệp và số lượng lính chuyên nghiệp thì không đủ cho quy mô của toàn tuyến mặt trận. Việc bỏ mất cơ hội chiếm Mykolayev (và sau đó là Odessa) trong giai đoạn đầu của cuộc chiến “đau” cho người Nga tới mức là tới tháng 9/2022, tức là ngay cả sau khi đã phải bỏ một vùng rộng lớn ở Nam Kharkov khi người Ukraine phản công ở đây, người Nga vẫn duy trì cụm quân lớn nhất của mình ở khu vực Kherson.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,760
Động cơ
655,114 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

1690540987335.png


Khi nhìn vào hình H4 – hình thái bố trí lực lượng của hai bên vào tháng 9/2022, thì chúng ta thấy rằng ngay cả sau khi thua trận và rút khỏi Nam Kharkov, lực lượng của Nga ở khu vực này vẫn vô cùng ít. Trong khi đó, ở trên toàn tuyến chiến đấu còn lại thì người Nga chỉ giữ các lực lượng nhỏ phòng thủ ở tuyến hai ở Melitopol và đường dẫn tới Mariupol (các điểm khoanh tròn màu xanh dương). Trong khi đó, ở Kherson, trong một khu vực nhỏ hẹp, người Nga bố trí rất nhiều đơn vị, với 2-3 lớp phòng ngự - và người Ukraine cũng giữ 2 đơn vị lớn của mình ở ngay Mykolayev như là lực lượng dự bị chiến lược ở phía Nam. Nhìn vào hình thái này, chúng ta sẽ thấy sự nuối tiếc của bộ chỉ huy quân Nga tại Ukraine với việc không chiếm được Mykolayev trong tuần đầu tiên của chiến tranh. Và sự thất bại đó là do họ không có đủ quân số cần thiết.

Sau khi chúng ta thấy những hậu quả của việc thiếu quân số cho cuộc chiến, (mà lý do là Nga, mặc dù có 1,2 triệu quân, nhưng đã không thể đưa hơn con số 170 ngàn quân nhân chuyên nghiệp sang Ukraine vì quy định của Luật Liên bang số 93 năm 1995 cấm đưa quân nhân nghĩa vụ sang chiến đấu ở nước ngoài) thì Moscow có nhìn thấy trước vấn đề này không và họ đã làm gì để khắc phục nó.

Xét theo các sự kiện thì ta có thể kết luận rằng Putin rất hiểu sự cản trở của Luật Liên bang số 93 và họ đang cố gắng từng bước loại trừ nó. Là một cán bộ tình báo KGB và tận mắt nhìn thấy sự sụp đổ của Đông Đức, cũng như nghiên cứu cách thức thực hiện các cuộc “cách mạng màu” sau đó, Putin hiểu rất rõ rằng các tổ chức phi chính phủ là cách thức mà nước ngoài có thể can thiệt vào xã hội Nga về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc thâm nhập các ý tưởng thông qua các tổ chức NGO sẽ càng thuận lợi hơn vì tôn chỉ, mục đích của các tổ chức này luôn hướng tới các mục đích tốt đẹp và người dân, trong bối cảnh thường xuyên không hài lòng với chính phủ sẽ luôn có cái nhìn ưu ái, bảo vệ với các tổ chức NGO nếu chính phủ động tới họ. Hơn nữa, ngay 1 năm sau khi Luật Liên bang số 93 ra đời, năm 1996, tổng thống Yeltsin, người đã “mang nợ” các tổ chức NGO, đã ký Luật Liên bang số 7 về các tổ chức NGO. Luật này, được các chuyên gia của phương Tây giúp đỡ soạn thảo và được các tổ chức NGO tại Nga tham gia góp ý kiến rộng rãi và được coi là một trong các luật “tiên tiến và cởi mở” nhất về NGO lúc ban hành. Trong 1 thập niên từ 2000 tới 2010, là thời kỳ mà tổng thống Nga Putin hy vọng rằng quốc gia của ông sẽ hòa nhập thực sự và trở thành một phần của phương Tây nên tất cả các đạo luật mang giá trị “dân chủ phổ quát” được ban hành dưới thời Yeltsin (và được cố vấn soạn thảo bởi các chuyên gia phương Tây) đều được tiếp tục thực hiện mà không sửa đổi. Đây là thời kỳ mà nước Nga cố gắng mọi cách để trở thành người bạn của phương Tây, thậm chí, ông Putin còn đề nghị NATO xem xét khả năng Nga gia nhập khối này.

Tuy nhiên, việc phương Tây ngày càng can thiệp vào đời sống chính trị của các nước cựu thành viên Liên Xô và nổi bật là Ukraine và Georgia (Gruzia), đặc biệt là việc Georgia tiến hành tấn công Nam Ossetia và Abkhazia năm 2008, đã khiến cho Putin trở nên quyết tâm về vấn đề NGO. Chỉ 2 tháng sau khi trở lại vai trò tổng thống Nga trong nhiệm kỳ thứ 3 năm 2012, vào tháng 7/2012, Putin đã ký Luật Liên bang số 121 về “sửa đổi các đạo luật của Liên bang Nga liên quan tới các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ thực hiện các chức năng của các đại diện cho nước ngoài”. Putin biết rõ rằng một tổ chức phi chính phủ hành động đúng đắn theo tôn chỉ sẽ khác một tổ chức NGO hành động vì lợi ích nước ngoài ở chỗ tổ chức sau sẽ có các hoạt động tập trung vào các vấn đề có lợi cho quốc gia, tổ chức nước ngoài cung cấp tài chính. Putin kết hợp việc phòng chống rửa tiền quốc tế, một trong những quy định quốc tế mà Nga công nhận và thực hiện với việc kiểm soát các NGO. Theo đó, để chống việc rửa tiền, các NGO nhận tiền tài trợ từ nước ngoài buộc phải đăng ký với nhà nước Nga về nguồn gốc, số tiền nhận tài trợ từ nước ngoài và các hoạt động sử dụng tài trợ đó.

Đạo luật này của Nga bị phương Tây phản đối vì coi nó là phản dân chủ và phục vụ độc tài. Tuy nhiên, hiện nay các nước phương Tây cũng có các đạo luật tương tự và việc áp dụng không chỉ bắt buộc đối với các tổ chức NGO mà là với cả các tổ chức cá nhân trong nước. Nếu như bạn xem kênh Russia Today trên Youtube (trước khi kênh này bị YouTube đóng) thì các bạn sẽ thấy một dòng chữ ghi rõ là Russia Today là một pháp nhân nhận tài trợ một phần hoặc toàn bộ của chính phủ Nga. Đây chính là việc YouTube, mặc dù không có mối liên hệ gì với Nga, nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thông báo cho người xem của mình về việc một tổ chức nhận tài trợ từ chính phủ Nga.

Sau khi Luật Liên bang số 121 năm 1996 được ban hành thì các hoạt động của NGO nhận tài trợ từ nước ngoài không còn có hiệu quả như thời họ vận động cho ban hành luật cấm sử dụng binh lính nghĩa vụ ở ngoài Nga nữa.

Tuy nhiên, Putin biết rằng nếu đơn thuần bãi bỏ Luật Liên bang số 93 năm 1995 thì ông sẽ đụng phải sự chống đối của đại đa số nhân dân. Chính vì vậy, vào năm 2016, ông cho thành lập chính thức lực lượng vệ binh quốc gia Liên bang Nga. Khác với quân đội Nga, kế hoạch sử dụng Vệ binh Quốc gia ở nước ngoài không phải thông qua Duma Nga và lực lượng này chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng thống Liên bang. Các đơn vị Vệ binh Quốc gia Nga cũng được trang bị như các đơn vị bộ binh nhẹ.

Ở trên là 2 lý do mà vào giai đoạn đầu của cuộc chiến, khi 77% các lực lượng chủ chốt của Nga tập trung ở phía Đông và Nam thì để giảm bớt tình trạng thiếu bộ binh của mặt trận Kiev và Kharkov, các đơn vị Vệ binh Quốc gia Nga đã được đưa vào làm thê đội hai sau khi các BTG chọc sâu vào Ukraine. Để bảo mật các đơn vị Vệ binh Quốc gia từ nhiều nơi trên cả nước đã được huy động tham gia cuộc tập trận kéo dài 1 tháng trước khi nổ ra chiến tranh ở biên giới. Nhiệm vụ của họ trong cuộc tập trận giả tưởng là tiễu trừ các hoạt động khủng bố và bạo loạn dân sự ở hậu phương các đơn vị quân đội. Khi chiến tranh nổ ra và được thông báo là họ sẽ tiến vào Ukraine, các đơn vị này đã mang theo toàn bộ các trang bị của mình chứ không để lại khu doanh trại dã ngoại ngoài trời đã trở nên hoang vắng (vì các đơn vị tập trận đã tiến sang Ukraine). Tương tự như các đơn vị quân đội trước đó, một số đơn vị Vệ binh Quốc gia bị phục kích. Trong số các xe của Vệ binh Quốc gia bị bắn cháy và bỏ lại, người Ukraine phát hiện ra các quân phục duyệt binh, các trang bị khiên, dùi cui chống bạo động, các biển hiệu các cơ quan hành chính… Đây là các thứ đồ mà lực lượng này sử dụng trong các khu tập trận (treo biển “tòa thị chính” lên một khu nhà bỏ hoang và mặc giáp cầm khiên vào để chống lại một đám đông biểu tình đang định chiếm “tòa thị chính”). Quần áo duyệt binh thì để cho một cuộc duyệt binh của các đơn vị cuối cuộc tập trận (tất nhiên bộ chỉ huy Nga, vì bảo mật, sẽ không vừa nháy mắt vừa thì thào với vệ binh quốc gia là “các anh không cần mang đồ duyệt binh đâu vì sau tập trận, lần này sẽ không có duyệt binh mà có chuyện lớn khác”). Có lẽ những người lính hậu cần của lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga sẽ không tưởng tượng được việc họ chất tất cả các thứ tập trận đó lên xe theo đơn vị chứ không vứt lại bãi đất hoang sau tập trận sẽ khiến cho báo chí phương Tây sau này tạo ra huyền thoại “quân Nga định chiếm Kiev trong 72 giờ. Họ mang theo cả biển tiếng Nga để thay lên các tòa nhà, đồ chống biểu tình và quân phục để diễu binh mừng chiến thắng”.

....
 

Đông86

Xì hơi lốp
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,720
Động cơ
97,278 Mã lực
Có 1 Z-chanel bẩu Ukr phản công tổn thất nhiều, mất mọe nó 68 xe Leo2. Nổ quá đà. Đem ra đếm Ukr mói chỉ có 67 xe thui.
Kệ nó, tụi media tung tin thối đầy.
Nhưng người phát ngôn BQP Nga mói là cao thủ nổ- tuyên bố đã diệt 50/38 xe Himars.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
QUÂN ĐỘI ĐỨC PHÀN NÀN CUỘC PHẢN CÔNG CỦA UKRAINE QUÁ CHẬM VÀ LÃNG PHÍ SỰ HUẤN LUYỆN CỦA PHƯƠNG TÂY

Tờ Bild trích dẫn một tài liệu quân sự của Đức về quân đội Ukraine, chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng trong việc tiếp thu bài học của quân nhân NATO. Điều này cũng xảy ra khi một quan chức quân đội Áo tiết lộ rằng các binh sĩ Ukraine do NATO huấn luyện đã chết vì thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, như có thể dự đoán, người Anh đã bác bỏ những khẳng định của Bundeswehr Đức.

Theo một báo cáo bí mật của Bundeswehr được tờ báo này đăng tải vào ngày 25/7, các chỉ huy quân đội Đức hết sức bất bình với cách quân đội Ukraine tiến hành các hoạt động chiến đấu.

Tài liệu viết: “Một số đơn vị quân đội bị phân tán đến mức mặc dù mỗi đơn vị làm một việc gì đó nhưng họ không thể hoạt động một cách mạch lạc.
Theo các phương tiện truyền thông, những hành động như vậy của quân đội Ukraine không cho phép họ đảm bảo ưu thế hỏa lực cần thiết để thành công, bất kể số lượng nhân viên được đào tạo ở phương Tây và số lượng thiết bị được cung cấp.

Ngoài ra, cái gọi là học thuyết chiến đấu của Ukraine đã được đề cập – các chiến binh trẻ được "đào tạo hiệu quả của phương Tây" thường tuân theo mệnh lệnh của chỉ huy, những người không có khả năng hành động theo mô hình NATO. Điều này làm mất hiệu lực các nỗ lực đào tạo, Bild nói.

Tài liệu nói thêm rằng binh sĩ Ukraine do phương Tây đào tạo đã thể hiện “sự học hỏi thành công” nhưng lại thất vọng bởi những chỉ huy chưa qua trại huấn luyện.

Ngày 23/7, Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko cho biết lực lượng Nga đã tiêu diệt ít nhất 15 xe tăng Leopard do Đức sản xuất và hơn 20 xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ sản xuất. Điều này cho thấy rằng không chỉ các chỉ huy quân sự Đức đang chứng kiến sự thất bại của cuộc phản công của Ukraine mà còn chứng kiến kho thiết bị quân sự cũ của họ bị phá hủy mà không bị trừng phạt.

Bất chấp điều hiển nhiên, ngày càng được người châu Âu và thậm chí một số người Mỹ thừa nhận, người Anh có thể được tin cậy để bác bỏ bất kỳ tin tức nào về thất bại của Ukraine và đưa ra một lời giải thích được tuyên truyền.

Một nguồn quốc phòng cấp cao nói với The Telegraph:

“Họ [người Ukraine] chắc chắn có nhiều vấn đề, nhưng tôi không nghĩ cáo buộc này của Đức là một trong số đó.”
“Ý tưởng rằng họ đang lạm dụng đội hình mà chúng tôi đã huấn luyện họ không đúng với tôi,” nguồn tin nói thêm.
Phản ứng điển hình của Anh cũng trái ngược với chiến lược gia quân sự của Bộ Quốc phòng Áo, Đại tá Markus Reisner, người đã nói trong một cuộc phỏng vấn với cổng thông tin N-TV rằng nhiều binh sĩ Ukraine trải qua khóa huấn luyện kéo dài 6 tháng của NATO đã thiệt mạng.

“Gần đây tôi đã nói chuyện với một đồng chí Ukraine: ở một đơn vị lân cận, có một chỉ huy dự bị 47 tuổi. Do thiếu kinh nghiệm, anh ra lệnh cho một trung đội lính của mình tiến thẳng vào bãi mìn. Chỉ hơn một nửa [số binh lính] quay lại,” anh ấy nhận xét với cửa hàng.
Theo Reisner, một sai lầm như vậy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của binh lính Ukraine. Quan chức Áo cũng bày tỏ quan điểm rằng giai đoạn đầu của cuộc phản công Ukraine đã thất bại.

Anh ấy cũng nhấn mạnh rằng “đã có một sự phản đối kịch liệt” khi anh ấy nói hồi đầu tháng 7 rằng giai đoạn đầu của cuộc tấn công đã thất bại “nhưng bây giờ tin đồn đã lan truyền. Như thường lệ, chúng tôi thấy những báo cáo quan trọng đầu tiên chủ yếu bằng tiếng Anh – và ở đây, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông hàng đầu của Mỹ.”

Tuy nhiên, các báo cáo phương tiện truyền thông cũng không thể hoàn toàn đáng tin cậy. Chính trị gia người Đức và cựu nhà báo ARD Christoph Hörstel đã tiết lộ vào ngày 22 tháng 7 rằng Washington đang cấm truyền thông châu Âu viết về chủ nghĩa phát xít mới ở Ukraine.

“Vào năm 2014, chúng tôi đã có những báo cáo tuyệt vời về Đức quốc xã ở Ukraine, và hôm nay chúng đã biến mất. Tất nhiên, đây là một trường hợp trắng trợn,” Hörstel nói trong một cuộc phỏng vấn trên kênh YouTube Flavio von Witzleben.
Nhà báo cho rằng hiện tượng này có liên quan đến một “lệnh tương ứng” từ giới chức Mỹ. Theo ông, những hướng dẫn như vậy không được tìm thấy “trên giấy” mà chỉ được đưa ra qua điện thoại hoặc tại một cuộc họp cá nhân.

“Nếu có điều gì đó đang xảy ra ở đây, điều đó có nghĩa là ai đó đã đồng ý về điều gì đó và có những điều kiện tiên quyết,” chuyên gia tóm tắt.
Các tội ác của chủ nghĩa phát xít mới đối với thường dân ở Ukraine bao gồm các hành động thanh trừng và trừng phạt sắc tộc, và chủ nghĩa phát xít được quảng bá như một chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, bất chấp vô số bằng chứng và phương tiện truyền thông phương Tây từng công khai đưa tin về chủ nghĩa phát xít mới ở Ukraine, Washington đã ra lệnh bịt miệng các nhà báo châu Âu, điều này sẽ khiến các nhà báo này sợ hãi im lặng không chỉ về vấn đề Đức Quốc xã mà còn về sự thất bại của cuộc phản công ở Ukraine. .

Đã quá muộn để Hoa Kỳ bịt miệng các nhà báo châu Âu hoặc Anh phổ biến tuyên truyền để đạt được hiệu quả lớn vì hầu hết thế giới, dù miễn cưỡng hay không, đều thừa nhận rằng Kiev không thể chiến thắng trong cuộc chiến và mọi thứ khác là chủ nghĩa khổ dâm tàn bạo đang phá hủy các nền kinh tế phương Tây và dẫn đến hàng ngàn người Ukraine thiệt mạng.

Phản công thất bại đến nỗi đồng minh nato cũng lên tiếng, tôi nghĩ ko hẳn do vũ khí nato kém mà do học trò quá dốt, nếu là tôi tôi sẽ dùng Su-25 ném JDAM, SU-24 bắn Storm Shadown, MiG-29 bắn AGM-88, Himars, M270, M777 bắn đạn chùm để làm mềm trận địa phòng thủ Nga, sau đó điều Leopard 2A6, M2A2 vào dễ ăn. Hoặc cũng có thể những loại vũ khí NATO kia ko hiệu quả nên U ko thể sử dụng để băm nát trận địa phòng thủ, với kho vũ khí khổng lồ U NATO LX mà U có được thì nói ko quá U dư sức đánh bại cả Đức và Ba Lan ấy chứ, Anh, Fap bỏ nuke ra cũng chưa chắc ăn được
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
VIDEO: Đại đội thiết giáp Ukraine bị xóa sổ trong hai phút


Cuộc phản công đi vào lòng đất của U, có thể nói cuộc phòng thủ của Nga lần này xứng đáng đưa vào sử sách khi 1 nước phòng thủ trước sức mạnh của cả khối NATO hơn 30 quốc gia, siêu vũ khí NATO bị Nga xóa sổ trong vòng 2 phút, kỉ lục thế giới rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

Đông86

Xì hơi lốp
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,720
Động cơ
97,278 Mã lực
Rabotino, quân Nga "phơi nắng" la liệt. Nghi dính đạn chùm, rắc mảnh trên đầu chết cả cụm.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,760
Động cơ
655,114 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
QUÂN ĐỘI ĐỨC PHÀN NÀN CUỘC PHẢN CÔNG CỦA UKRAINE QUÁ CHẬM VÀ LÃNG PHÍ SỰ HUẤN LUYỆN CỦA PHƯƠNG TÂY




Phản công thất bại đến nỗi đồng minh nato cũng lên tiếng, tôi nghĩ ko hẳn do vũ khí nato kém mà do học trò quá dốt, nếu là tôi tôi sẽ dùng Su-25 ném JDAM, SU-24 bắn Storm Shadown, MiG-29 bắn AGM-88, Himars, M270, M777 bắn đạn chùm để làm mềm trận địa phòng thủ Nga, sau đó điều Leopard 2A6, M2A2 vào dễ ăn. Hoặc cũng có thể những loại vũ khí NATO kia ko hiệu quả nên U ko thể sử dụng để băm nát trận địa phòng thủ, với kho vũ khí khổng lồ U NATO LX mà U có được thì nói ko quá U dư sức đánh bại cả Đức và Ba Lan ấy chứ, Anh, Fap bỏ nuke ra cũng chưa chắc ăn được
Em nghĩ vấn đề ở chỗ không quân Ukr gần như về 'mo' rồi, còn vài chiếc su-24 lo đem giấu, thi thoảng lấy ra để 'phệt' Storm rồi chạy, chứ bay lên để chiến thì su-35 với su-30sm của Nga nó thịt hết, chưa kể tầm của Jdam với AGM-88 đều trong vùng hỏa lực của S-300 và S-400, không dám vào đâu ạ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,760
Động cơ
655,114 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tin vắn chiến sự đầu ngày

Tên lửa của Nga đã bắn trúng một khu chung cư và một tòa nhà gần đó của cơ quan an ninh Ukraine ở thành phố miền trung Dnipro vào tối thứ Sáu, làm ít nhất 9 người bị thương và gây thiệt hại trên diện rộng cho cả hai tòa nhà. Các tòa nhà hầu như trống không – tòa nhà dân cư vì nó vừa được hoàn thành và các căn hộ đang được rao bán. Thống đốc khu vực, Serhiy Lysak, cho biết: “Một số người bị mắc kẹt nhưng hiện đã ra ngoài.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã bắn hạ một tên lửa của Ukraine ở thành phố miền nam Taganrog, cách biên giới với Ukraine khoảng 40km về phía đông, và các quan chức địa phương cho biết có 20 người bị thương, xác định trung tâm này là một bảo tàng nghệ thuật. Bộ cho biết họ đã bắn hạ một tên lửa Ukraine thứ hai gần thành phố Azov, giống như Taganrog ở khu vực Rostov, và các mảnh vỡ rơi xuống một địa điểm không có dân cư.

Hãng tin RIA dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ một máy bay không người lái của quân đội Ukraine trước khi nó có thể tấn công các mục tiêu gần Moscow hôm thứ Sáu. Bộ cho biết vụ việc không gây thương vong hay thiệt hại cho các tòa nhà.

Người đứng đầu lực lượng lục quân của Ukraine cho biết lực lượng Nga đang liên tục tấn công theo hướng Kupiansk và Lyman ở khu vực Donetsk nhưng tuyến phòng thủ của Ukraine đang giữ vững. Oleksandr Syrskyi cho biết nhiệm vụ chính của quân đội Ukraine vào lúc này là tiêu diệt pháo binh của đối phương nếu có thể, và ông tuyên bố sẽ có những bước tiến nhỏ về hướng Bakhmut.

Yevgeny Balitsky, người đứng đầu chính quyền do Nga bổ nhiệm ở khu vực Zaporizhzhia bị chiếm đóng của Ukraine, đã mô tả tình hình ở tiền tuyến ở đó là “căng thẳng” và hôm thứ Sáu tuyên bố rằng các lực lượng Nga kiểm soát hướng Vremivka và rằng “kẻ thù chịu tổn thất đáng kể nhưng đang cố gắng cầm cự ở phía tây bắc của làng Staromaiorske”.

Ba Lan và Litva đang xem xét đóng cửa biên giới với Belarus trong bối cảnh lo ngại về sự hiện diện của nhóm lính đánh thuê Wagner ở đó, một Thứ trưởng Nội vụ Litva cho biết hôm thứ Sáu.

Chánh văn phòng của tổng thống Ukraine cho biết Nga đang đe dọa các tàu dân sự ở Biển Đen và kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án những gì ông gọi là "phương pháp của những kẻ khủng bố".
Tổng thống Ai Cập, Abdel Fatah al-Sisi, hôm thứ Sáu kêu gọi Nga khôi phục thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Ông Sisi nói tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi ở St Petersburg rằng “điều cần thiết là phải đạt được thỏa thuận” về việc khôi phục thỏa thuận.

Vladimir Putin nói với các nhà lãnh đạo châu Phi hôm thứ Sáu rằng Moscow tôn trọng đề xuất hòa bình của họ về Ukraine và đang nghiên cứu cẩn thận đề xuất này. Tổng thống Nga cũng cho biết Nga đang tăng cường cung cấp lương thực cho châu Phi, bao gồm một số chuyến hàng ngũ cốc miễn phí mà ông đã thông báo trước đó một ngày, đồng thời quan tâm đến việc phát triển hợp tác quân sự với châu lục này.

Sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Qatar, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết Qatar sẽ cung cấp cho Ukraine 100 triệu USD viện trợ nhân đạo để hỗ trợ y tế, giáo dục và rà phá bom mìn.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top