(Tiếp)
Sự thành công của Trung Quốc và Việt Nam cho thấy rõ cách thức mà Liên Xô áp đặt/thúc đẩy các đồng minh sử dụng cơ chế kinh tế và chính trị của mình là sai lầm và đã khiến cho cả Liên Xô lẫn các đồng minh rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Trong khi đó, khoảng trong vòng 40 năm sau khi tiến hành đổi mới Trung Quốc đã vươn lên thành một quốc gia có nền kinh tế thứ 2 thế giới (và sẽ vượt Mỹ vào năm 2030). Còn Việt Nam, nếu so sánh với Ukraine, quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự và công nghiệp đứng thứ hai của Liên Xô thì sự thay đổi cũng thực sự là đáng kinh ngạc. Vào năm 1990, GDP của Việt Nam bằng khoảng 1/13 GDP của Ukraine (Việt Nam 6,4 tỷ đô, Ukraine 81,4 tỷ đô) thì 30 năm sau, vào năm 2021 GDP của Việt Nam gấp 1,8 lần GDP của Ukraine (Việt Nam 366 tỷ đô và Ukraine 200 tỷ đô). Nếu so sánh Việt Nam với các quốc gia thành viên của Liên Xô cũ khác ngoài Nga thì kết quả cũng sẽ ngoạn mục như việc so sánh với Ukraine. Nếu nói một cách hình ảnh thì vào năm 1990, nếu so sánh với GDP của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô thì Việt Nam đứng ở vị trí cuối cùng. Thế nhưng vào năm 2021, GDP của Việt Nam chỉ đứng sau Nga và cao hơn tất cả các nước cộng hòa cũ còn lại của Liên Xô.
Chính vì lý do này mà Việt Nam và Trung Quốc được Nga rất coi trọng – không phải với tư cách một cựu đồng minh của Liên Xô – mà là với tư cách các quốc gia có hệ thống chính trị và điều hành kinh tế giống Liên Xô (nhưng yếu hơn rất nhiều về mọi mặt) nhưng đã phát triển thành công trong khi Liên Xô thì sụp đổ.
Tôi đã rất ngạc nhiên vì rất ít người Việt Nam lẫn những người ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ nhận ra sự phát triển vượt bậc của Việt Nam. Vào tháng 3/2022, bà Nataliya Zhynkina, đại biện lâm thời của Ukraine tại Việt Nam, thất vọng vì lá phiếu biểu quyết của Việt Nam tại Đại hội đồng Liên hợp quốc liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đã nói rằng bà hiểu rằng “Việt Nam là một nước nhỏ nên phải ...” Phát biểu của bà ta và các phát biểu tương tự của đại diện của một loạt nước châu Âu khiến tôi ngạc nhiên tới mức sững sờ rằng có lẽ chỉ có các nhà ngoại giao của Nga thực sự hiểu được sự phát triển của Việt Nam trong 30 năm qua (và do đó, họ chưa bao giờ có một lời khuyên nào với Việt Nam kiểu “vì là nước nhỏ nên Việt Nam cần phải làm a,b,c...”). Người thứ hai nhận ra vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là thủ tướng Đức, Olaf Scholz. Ngày 15/2/2023, khi phát biểu tại Hội nghị Giải pháp Toàn cầu (Global Solutions Summit) đã nói “... trong khi đó các quốc gia có ảnh hưởng trên thế giới như Ấn Độ, Việt Nam và Nam Phi đã không chỉ trích Nga vì họ tin rằng các nguyên tắc quốc tế đã không được áp dụng công bằng...” Đây là lần đầu tiên một nguyên thủ quốc gia G7 công khai thừa nhận vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế như là một quốc gia có ảnh hưởng và trong hàng ngũ các quốc gia lớn khác là Ấn Độ và Nam Phi.
Tôi nêu câu chuyện Việt Nam ở trên để cho thấy rằng: trong khi Nga đã thấy sự thay đổi của tương quan lực lượng trên trường quốc tế từ 20 năm trước (và từ đó thay đổi tận gốc đường lối ngoại giao của mình) thì các nước phương Tây và các quốc gia bám chân họ như Ukraine vẫn không nhận ra điều đó kể cả khi chiến tranh Ukraine đã nổ ra (ví dụ như chuyện cô đại biện Ukraine nhìn nhận Việt Nam là một nước nhỏ nên không dám nói thật). Chỉ 1 năm sau cuộc chiến, sau khi đã bắt đầu mỏi mệt vì các hệ lụy của cuộc chiến tranh, phương Tây mới bắt đầu nhận ra rằng các nước có ảnh hưởng như Ấn Độ, Việt Nam và Nam Phi không phản đối vì sợ Nga mà vì họ đã nhận ra trật tự thế giới mà phương Tây đang duy trì là một trật tự không công bằng và đầy rẫy tiêu chuẩn kép. Ở đây chúng ta thấy sự nhận thức lệch nhau hẳn 20 năm giữa Nga và phương Tây về chính sách ngoại giao.
Tôi nghĩ rằng bài học từ mối quan hệ giữa Liên Xô với Việt Nam và Trung Quốc đã khiến cho nước Nga thay đổi hoàn toàn cách Nga quan hệ với các quốc gia thân thiện/đồng minh dưới thời Putin. Chúng ta thấy rằng nước Nga không cử bất cứ đoàn chuyên gia/cố vấn tới quốc gia nào để hướng dẫn họ làm theo mô hình của Nga như cách Liên Xô làm trước đây. Mọi quan hệ hợp tác giữa Nga với các quốc gia khác đều dựa trên nguyên tắc cả hai bên đều có lợi (về chính trị, kinh tế hay quân sự thì tùy nhu cầu của mỗi bên).
Su-30MKI của Ấn Độ
Nước Nga cũng khôn khéo đứng ngoài các cuộc tranh chấp hay mâu thuẫn giữa các quốc gia và không những thế, trong một số trường hợp duy trì quan hệ cả về kinh tế lẫn quân sự với cả hai quốc gia đang có mâu thuẫn. Một ví dụ điển hình là mối quan hệ giữa Ấn Độ - Trung Quốc liên quan tới tranh chấp lãnh thổ trên bộ và Việt Nam – Trung Quốc liên quan tới Biển Đông. Trong hai nhóm quan hệ này, Nga vẫn giữ được sự hợp tác với cả 3 quốc gia và thậm chí là người cung cấp vũ khí chính cho cả 2 bên đang có mâu thuẫn.
Su-30MK2 của TQ
.....
Sự thành công của Trung Quốc và Việt Nam cho thấy rõ cách thức mà Liên Xô áp đặt/thúc đẩy các đồng minh sử dụng cơ chế kinh tế và chính trị của mình là sai lầm và đã khiến cho cả Liên Xô lẫn các đồng minh rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Trong khi đó, khoảng trong vòng 40 năm sau khi tiến hành đổi mới Trung Quốc đã vươn lên thành một quốc gia có nền kinh tế thứ 2 thế giới (và sẽ vượt Mỹ vào năm 2030). Còn Việt Nam, nếu so sánh với Ukraine, quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự và công nghiệp đứng thứ hai của Liên Xô thì sự thay đổi cũng thực sự là đáng kinh ngạc. Vào năm 1990, GDP của Việt Nam bằng khoảng 1/13 GDP của Ukraine (Việt Nam 6,4 tỷ đô, Ukraine 81,4 tỷ đô) thì 30 năm sau, vào năm 2021 GDP của Việt Nam gấp 1,8 lần GDP của Ukraine (Việt Nam 366 tỷ đô và Ukraine 200 tỷ đô). Nếu so sánh Việt Nam với các quốc gia thành viên của Liên Xô cũ khác ngoài Nga thì kết quả cũng sẽ ngoạn mục như việc so sánh với Ukraine. Nếu nói một cách hình ảnh thì vào năm 1990, nếu so sánh với GDP của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô thì Việt Nam đứng ở vị trí cuối cùng. Thế nhưng vào năm 2021, GDP của Việt Nam chỉ đứng sau Nga và cao hơn tất cả các nước cộng hòa cũ còn lại của Liên Xô.
Chính vì lý do này mà Việt Nam và Trung Quốc được Nga rất coi trọng – không phải với tư cách một cựu đồng minh của Liên Xô – mà là với tư cách các quốc gia có hệ thống chính trị và điều hành kinh tế giống Liên Xô (nhưng yếu hơn rất nhiều về mọi mặt) nhưng đã phát triển thành công trong khi Liên Xô thì sụp đổ.
Tôi đã rất ngạc nhiên vì rất ít người Việt Nam lẫn những người ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ nhận ra sự phát triển vượt bậc của Việt Nam. Vào tháng 3/2022, bà Nataliya Zhynkina, đại biện lâm thời của Ukraine tại Việt Nam, thất vọng vì lá phiếu biểu quyết của Việt Nam tại Đại hội đồng Liên hợp quốc liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đã nói rằng bà hiểu rằng “Việt Nam là một nước nhỏ nên phải ...” Phát biểu của bà ta và các phát biểu tương tự của đại diện của một loạt nước châu Âu khiến tôi ngạc nhiên tới mức sững sờ rằng có lẽ chỉ có các nhà ngoại giao của Nga thực sự hiểu được sự phát triển của Việt Nam trong 30 năm qua (và do đó, họ chưa bao giờ có một lời khuyên nào với Việt Nam kiểu “vì là nước nhỏ nên Việt Nam cần phải làm a,b,c...”). Người thứ hai nhận ra vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là thủ tướng Đức, Olaf Scholz. Ngày 15/2/2023, khi phát biểu tại Hội nghị Giải pháp Toàn cầu (Global Solutions Summit) đã nói “... trong khi đó các quốc gia có ảnh hưởng trên thế giới như Ấn Độ, Việt Nam và Nam Phi đã không chỉ trích Nga vì họ tin rằng các nguyên tắc quốc tế đã không được áp dụng công bằng...” Đây là lần đầu tiên một nguyên thủ quốc gia G7 công khai thừa nhận vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế như là một quốc gia có ảnh hưởng và trong hàng ngũ các quốc gia lớn khác là Ấn Độ và Nam Phi.
Tôi nêu câu chuyện Việt Nam ở trên để cho thấy rằng: trong khi Nga đã thấy sự thay đổi của tương quan lực lượng trên trường quốc tế từ 20 năm trước (và từ đó thay đổi tận gốc đường lối ngoại giao của mình) thì các nước phương Tây và các quốc gia bám chân họ như Ukraine vẫn không nhận ra điều đó kể cả khi chiến tranh Ukraine đã nổ ra (ví dụ như chuyện cô đại biện Ukraine nhìn nhận Việt Nam là một nước nhỏ nên không dám nói thật). Chỉ 1 năm sau cuộc chiến, sau khi đã bắt đầu mỏi mệt vì các hệ lụy của cuộc chiến tranh, phương Tây mới bắt đầu nhận ra rằng các nước có ảnh hưởng như Ấn Độ, Việt Nam và Nam Phi không phản đối vì sợ Nga mà vì họ đã nhận ra trật tự thế giới mà phương Tây đang duy trì là một trật tự không công bằng và đầy rẫy tiêu chuẩn kép. Ở đây chúng ta thấy sự nhận thức lệch nhau hẳn 20 năm giữa Nga và phương Tây về chính sách ngoại giao.
Tôi nghĩ rằng bài học từ mối quan hệ giữa Liên Xô với Việt Nam và Trung Quốc đã khiến cho nước Nga thay đổi hoàn toàn cách Nga quan hệ với các quốc gia thân thiện/đồng minh dưới thời Putin. Chúng ta thấy rằng nước Nga không cử bất cứ đoàn chuyên gia/cố vấn tới quốc gia nào để hướng dẫn họ làm theo mô hình của Nga như cách Liên Xô làm trước đây. Mọi quan hệ hợp tác giữa Nga với các quốc gia khác đều dựa trên nguyên tắc cả hai bên đều có lợi (về chính trị, kinh tế hay quân sự thì tùy nhu cầu của mỗi bên).
Su-30MKI của Ấn Độ
Nước Nga cũng khôn khéo đứng ngoài các cuộc tranh chấp hay mâu thuẫn giữa các quốc gia và không những thế, trong một số trường hợp duy trì quan hệ cả về kinh tế lẫn quân sự với cả hai quốc gia đang có mâu thuẫn. Một ví dụ điển hình là mối quan hệ giữa Ấn Độ - Trung Quốc liên quan tới tranh chấp lãnh thổ trên bộ và Việt Nam – Trung Quốc liên quan tới Biển Đông. Trong hai nhóm quan hệ này, Nga vẫn giữ được sự hợp tác với cả 3 quốc gia và thậm chí là người cung cấp vũ khí chính cho cả 2 bên đang có mâu thuẫn.
Su-30MK2 của TQ
.....