(Tiếp)
Vũ khí chống tăng
Việc nhấn mạnh đến vũ khí chống tăng có điều khiển (ATGW) và nhất là những vũ khí được cung cấp thông qua viện trợ quân sự - kỹ thuật có nghĩa là cần phải đánh giá số lượng những vũ khí này và cách thức chúng được phân bổ trong lực lượng vũ trang Ukraine nhằm đánh giá tác động của chúng đối với cuộc chiến. Đầu tháng 02/2022, quân đội Ukraine đã nhận khoảng 150 ống phóng tên lửa Javelin cùng khoảng 1.000 – 1.200 tên lửa, 2.000 vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ mới (NLAW) và nhiều súng phóng lựu chống tăng. Bởi vì các đối tác của Ukraine tại thời điểm đó bị thuyết phục rằng, trong những kịch bản lạc quan nhất, chiến sự sẽ tập trung trên những con phố ở các thành phố lớn, các vũ khí chống tăng được chuyển giao là để sử dụng cho mục đích đánh gần.
Tên lửa Javelin
Tiềm lực chống tăng của Ukraine không chỉ giới hạn ở những ATGW do phương Tây viện trợ. Sau năm 2014, Bộ Quốc phòng Ukraine đã mua ít nhất 650 ống phóng dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng “Stugna-P” và “Korsar” cùng khoảng 7.000 tên lửa, 150 tổ hợp trang bị cho xe thiết giáp cùng 900 quả tên lửa và 1.600 tên lửa “Cobra” và “Kombat” cho các tổ hợp tên lửa chống tăng. Do đó, tiềm lực chống tăng của các lực lượng vũ trang Ukraine tại thời điểm đầu tháng 02/2022 là khoảng 950 ống phóng (Javelin, “Stugna-P”, “Corsa”, “Barrier”) và khoảng 9.100 tên lửa. Bên cạnh đó còn phải kể đến các tổ hợp tên lửa tầm ngắn như NLAW, Kobra/Kombat cũng như hơn một nghìn ATGW Fagot và Metis và hàng nghìn tên lửa đi kèm.
Tổ hợp tên lửa chống tăng “Korsar”
Cũng cần phải đánh giá đặc điểm của những hệ thống vũ khí này; yếu tố quyết định cách thức chúng được sử dụng. “Stugna-P”, được phát triển và sản xuất bởi doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Ukraine KB “Luch”, là vũ khí hiệu quả hơn cả tên lửa cùng loại “Kornet” của Nga. Tầm bắn của cả hai loại tên lửa là như nhau – khoảng 5.100 m – nhưng khả năng xuyên giáp của “Stugna-P” mạnh hơn. Ngoài ra, những lợi thế khác của “Stugna-P” còn phải kể đến khả năng tấn công gần như từ nóc xe, một kính ngắm nhiệt mà có thể sử dụng vào ban đêm để quan sát các mục tiêu ở cự ly lên đến 3.000 m và khả năng điều khiển từ xa ống phóng thông qua một sợi dây cáp dài vài chục mét, giúp nâng cao khả năng sống sót của người lính trên chiến trường.
Tổ hợp tên lửa chống tăng “Stugna-P”
Dòng ATGW này có giá trị cao cho các hoạt động phòng ngự bởi vì chúng cho phép tấn công xe tăng, xe bọc thép của đối phương ở những khoảng cách mà những phương tiện này của Nga tìm cách sử dụng ATGW để tiêu diệt các vị trí phòng ngự của Ukraine. Điều này khiến đối phương không thể có được một vị trí quan sát an toàn để hỗ trợ bộ binh tiến công.
Việc phân bổ những ATGW này bị chi phối bởi gánh nặng huấn luyện. Bất chấp hiệu quả của chúng, Stugna-P và các vũ khí điều khiển bằng dây dẫn khác đòi hỏi thời gian huấn luyện khá dài. Điều này đã hạn chế các đơn vị Lục quân hiện có của Ukraine trong việc sử dụng những vũ khí này. Sau năm 2014, công tác huấn luyện người lính chống tăng trong lực lượng vũ trang đã nhận được nhiều sự quan tâm, và Trường Pháo binh chống tăng đã được thành lập tại Trung tâm Huấn luyện 184 thuộc Học viện Lục quân quốc gia. Phải mất 30 ngày để huấn luyện những người lính từ đơn vị cử về cách thức sử dụng thành thạo tên lửa Stugna-P.
Tên lửa chống tăng NLAW
Ngược lại, tên lửa Javelin dễ sử dụng hơn rất nhiều, chỉ cần vài ngày huấn luyện, trong khi các quân nhân chỉ mất vài giờ cho thể sử dụng NLAW. Bởi hệ thống chỉ huy bắn của tên lửa Javelin được sử dụng rộng rãi cho các tính năng khác – chẳng hạn như ISR – những tổ hợp này được ưu tiên trang bị cho lực lượng đặc biệt và các lực lượng chuyên trách khác của Ukraine. Trái lại, NLAW được phân bổ rộng rãi cho các đơn vị làm nhiệm vụ phòng ngự. Mặc dù công tác huấn luyện sử dụng những hệ thống vũ khí này được phương Tây triển khai rất tốt, việc huấn luyện quá nhanh các đơn vị mới này thông thường đã bỏ qua huấn luyện công tác bảo dưỡng vũ khí – nhất là bảo dưỡng pin.
Do đó, một vấn đề phổ biến đối với các ATGW do phương Tây cung cấp tại giai đoạn đầu của cuộc xung đột là chúng không thể được sử dụng lại khi phân phát cho các đơn vị. Qua thời gian, những hướng dẫn phù hợp đã được đưa ra để khắc phục vấn đề này. Việc sử dụng ATGW bởi các lực lượng vũ trang Ukraine ở giai đoạn trước khi nổ ra cuộc xung đột này chủ yếu là để tiêu diệt các phương tiện bọc thép và trong các cuộc đột kích thực hiện bởi các lực lượng hạng nhẹ. Tuy nhiên, có quá ít tên lửa để biến chúng trở thành vũ khí chủ yếu để tiêu hao binh lực đối phương.
......
Vũ khí chống tăng
Việc nhấn mạnh đến vũ khí chống tăng có điều khiển (ATGW) và nhất là những vũ khí được cung cấp thông qua viện trợ quân sự - kỹ thuật có nghĩa là cần phải đánh giá số lượng những vũ khí này và cách thức chúng được phân bổ trong lực lượng vũ trang Ukraine nhằm đánh giá tác động của chúng đối với cuộc chiến. Đầu tháng 02/2022, quân đội Ukraine đã nhận khoảng 150 ống phóng tên lửa Javelin cùng khoảng 1.000 – 1.200 tên lửa, 2.000 vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ mới (NLAW) và nhiều súng phóng lựu chống tăng. Bởi vì các đối tác của Ukraine tại thời điểm đó bị thuyết phục rằng, trong những kịch bản lạc quan nhất, chiến sự sẽ tập trung trên những con phố ở các thành phố lớn, các vũ khí chống tăng được chuyển giao là để sử dụng cho mục đích đánh gần.
Tên lửa Javelin
Tiềm lực chống tăng của Ukraine không chỉ giới hạn ở những ATGW do phương Tây viện trợ. Sau năm 2014, Bộ Quốc phòng Ukraine đã mua ít nhất 650 ống phóng dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng “Stugna-P” và “Korsar” cùng khoảng 7.000 tên lửa, 150 tổ hợp trang bị cho xe thiết giáp cùng 900 quả tên lửa và 1.600 tên lửa “Cobra” và “Kombat” cho các tổ hợp tên lửa chống tăng. Do đó, tiềm lực chống tăng của các lực lượng vũ trang Ukraine tại thời điểm đầu tháng 02/2022 là khoảng 950 ống phóng (Javelin, “Stugna-P”, “Corsa”, “Barrier”) và khoảng 9.100 tên lửa. Bên cạnh đó còn phải kể đến các tổ hợp tên lửa tầm ngắn như NLAW, Kobra/Kombat cũng như hơn một nghìn ATGW Fagot và Metis và hàng nghìn tên lửa đi kèm.
Tổ hợp tên lửa chống tăng “Korsar”
Cũng cần phải đánh giá đặc điểm của những hệ thống vũ khí này; yếu tố quyết định cách thức chúng được sử dụng. “Stugna-P”, được phát triển và sản xuất bởi doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Ukraine KB “Luch”, là vũ khí hiệu quả hơn cả tên lửa cùng loại “Kornet” của Nga. Tầm bắn của cả hai loại tên lửa là như nhau – khoảng 5.100 m – nhưng khả năng xuyên giáp của “Stugna-P” mạnh hơn. Ngoài ra, những lợi thế khác của “Stugna-P” còn phải kể đến khả năng tấn công gần như từ nóc xe, một kính ngắm nhiệt mà có thể sử dụng vào ban đêm để quan sát các mục tiêu ở cự ly lên đến 3.000 m và khả năng điều khiển từ xa ống phóng thông qua một sợi dây cáp dài vài chục mét, giúp nâng cao khả năng sống sót của người lính trên chiến trường.
Tổ hợp tên lửa chống tăng “Stugna-P”
Dòng ATGW này có giá trị cao cho các hoạt động phòng ngự bởi vì chúng cho phép tấn công xe tăng, xe bọc thép của đối phương ở những khoảng cách mà những phương tiện này của Nga tìm cách sử dụng ATGW để tiêu diệt các vị trí phòng ngự của Ukraine. Điều này khiến đối phương không thể có được một vị trí quan sát an toàn để hỗ trợ bộ binh tiến công.
Việc phân bổ những ATGW này bị chi phối bởi gánh nặng huấn luyện. Bất chấp hiệu quả của chúng, Stugna-P và các vũ khí điều khiển bằng dây dẫn khác đòi hỏi thời gian huấn luyện khá dài. Điều này đã hạn chế các đơn vị Lục quân hiện có của Ukraine trong việc sử dụng những vũ khí này. Sau năm 2014, công tác huấn luyện người lính chống tăng trong lực lượng vũ trang đã nhận được nhiều sự quan tâm, và Trường Pháo binh chống tăng đã được thành lập tại Trung tâm Huấn luyện 184 thuộc Học viện Lục quân quốc gia. Phải mất 30 ngày để huấn luyện những người lính từ đơn vị cử về cách thức sử dụng thành thạo tên lửa Stugna-P.
Tên lửa chống tăng NLAW
Ngược lại, tên lửa Javelin dễ sử dụng hơn rất nhiều, chỉ cần vài ngày huấn luyện, trong khi các quân nhân chỉ mất vài giờ cho thể sử dụng NLAW. Bởi hệ thống chỉ huy bắn của tên lửa Javelin được sử dụng rộng rãi cho các tính năng khác – chẳng hạn như ISR – những tổ hợp này được ưu tiên trang bị cho lực lượng đặc biệt và các lực lượng chuyên trách khác của Ukraine. Trái lại, NLAW được phân bổ rộng rãi cho các đơn vị làm nhiệm vụ phòng ngự. Mặc dù công tác huấn luyện sử dụng những hệ thống vũ khí này được phương Tây triển khai rất tốt, việc huấn luyện quá nhanh các đơn vị mới này thông thường đã bỏ qua huấn luyện công tác bảo dưỡng vũ khí – nhất là bảo dưỡng pin.
Do đó, một vấn đề phổ biến đối với các ATGW do phương Tây cung cấp tại giai đoạn đầu của cuộc xung đột là chúng không thể được sử dụng lại khi phân phát cho các đơn vị. Qua thời gian, những hướng dẫn phù hợp đã được đưa ra để khắc phục vấn đề này. Việc sử dụng ATGW bởi các lực lượng vũ trang Ukraine ở giai đoạn trước khi nổ ra cuộc xung đột này chủ yếu là để tiêu diệt các phương tiện bọc thép và trong các cuộc đột kích thực hiện bởi các lực lượng hạng nhẹ. Tuy nhiên, có quá ít tên lửa để biến chúng trở thành vũ khí chủ yếu để tiêu hao binh lực đối phương.
......