[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Anh nói cỏ dại cản đà phản công của Ukraine
Quân đội Anh nhận định lớp cỏ dày đang che giấu các bãi mìn và trận địa phòng thủ của Nga, gây nhiều khó khăn cho lực lượng Ukraine.

"Các bụi cây và cỏ dại mọc khắp chiến trường miền nam Ukraine nhiều khả năng là một trong các yếu tố khiến đợt phản công diễn ra chậm chạp. Các cánh đồng canh tác trong khu vực chiến sự đã bị bỏ hoang suốt 18 tháng, trong khi cây cỏ dại nhanh chóng mọc lên trong thời tiết nóng ẩm mùa hè", Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong báo cáo tình báo hôm 3/8.

Quân đội Anh nhận định lớp cỏ cây dày đặc đã giúp Nga ngụy trang công sự phòng thủ, cũng như gây khó khăn cho nỗ lực rà phá mìn của lực lượng Ukraine. "Lớp cỏ dại có thể che giấu các đơn vị bộ binh xung kích, nhưng điều đó khiến cả hai phía đều gặp khó trong nỗ lực tiến công", báo cáo có đoạn.

Binh sĩ Ukraine triển khai gần thành phố Toretsk thuộc tỉnh Donetsk hôm 2/8. Ảnh: AFP


Binh sĩ Ukraine triển khai gần thành phố Toretsk thuộc tỉnh Donetsk hôm 2/8. Ảnh: AFP


Bộ Quốc phòng Nga và quân đội Ukraine chưa bình luận về thông tin.

Hai quan chức cấp cao Mỹ giấu tên hôm 26/7 nói rằng Ukraine đang thực hiện đòn tiến công chính trong chiến dịch phản công, huy động lực lượng dự bị với hàng nghìn binh sĩ được NATO huấn luyện và hơn 100 thiết giáp phương Tây trên hướng Orekhov thuộc tỉnh Zaporizhzhia.

Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Mỹ ngày 1/8 nói rằng đợt tiến công chưa mang lại kết quả đáng kể nào.

Một quan chức khác nói rằng Ukraine đã huy động tổng cộng 150.000 binh sĩ cho ba mặt trận trong chiến dịch phản công lớn được phát động từ đầu tháng 6. Nhiều đơn vị đang ém quân trong lúc các lữ đoàn chủ chốt thăm dò phòng tuyến được bảo vệ bằng bãi mìn dày đặc của Nga.

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP

Cố vấn chính phủ Ukraine thừa nhận lực lượng Nga có thể nhanh chóng rải thêm mìn, nhằm chia cắt và bao vây đội hình hành quân của Ukraine ngay sau khi họ vượt qua được bãi chướng ngại vật.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu hôm 31/7 nói rằng quân đội Ukraine đã mất 20.824 người cùng 2.227 khí tài các loại trong tháng thứ hai phản công, thêm rằng "đợt tấn công lớn chưa từng thấy của Ukraine" nhằm chọc thủng tuyến phòng thủ ở hướng Orekhov đã thất bại.


Cũng phải có lý do để biện minh chứ cụ, không lẽ lại bảo Ukr không biết sử dụng vũ khí NATO hay vũ khí NATO không phù hợp

1691294882781.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến thuật của phương Tây kém hiệu quả, Ukraine dần tìm hướng riêng
Cập nhật lúc: 13:14 04/08/2023Google News
facebook
twitter
-
+
print friendly
TIN LIÊN QUAN
Tại sao Nga quyết tâm làm “tê liệt” hoàn toàn cảng Odessa của Ukraine?
Tại sao Nga quyết tâm làm “tê liệt” hoàn toàn cảng Odessa của Ukraine?
Mục tiêu đợt hai chiến dịch phản công của Quân đội Ukraine
Tờ New York Times cho biết, chiến thuật chiến đấu của NATO không giúp ích được nhiều cho Ukraine, lực lượng của Kiev đã không đạt được kết quả trong cuôc phản công vừa rồi.



Ngày 2/8 tờ báo New York Times đưa tin, Quân đội Ukraine đang từ bỏ chiến thuật huấn luyện của các chuyên gia quân sự phương Tây và quay trở lại chiến lược đối đầu tầm xa nhằm giảm thiểu tổn thất lực lượng. Theo đó, các chỉ huy Quân đội Ukraine sẽ tập trung tấn công lực lượng Nga bằng pháo binh và tên lửa tầm xa.



Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Ukraine có đủ đạn dược để duy trì một kế hoạch như vậy hay không. Ukraine bắt đầu chiến dịch phản công từ đầu tháng 6. Giới chức nước này và phương Tây đều thừa nhận tốc độ phản công chậm hơn dự kiến.
Mặc dù đã tái tràn ngập một vài ngôi làng, nhưng Ukraine vẫn không đạt được những thành tựu to lớn như những thành công trước đây tại các thành phố chiến lược Kherson và Kharkiv trong mùa thu năm ngoái.
Quá trình tấn công, quân đội Ukraine phải vượt qua các bãi mìn dày đặc của Nga mà không có sự yểm trợ từ trên không, khiến các xe tăng và xe bọc thép của Ukraine trở thành mục tiêu của pháo binh và phòng không Nga. Moskva ước tính, sau hai tháng phản công, Ukraine mất ít nhất 30.000 binh sĩ và khoảng hơn 20% vũ khí do phương Tây cung cấp.
Chien thuat cua phuong Tay kem hieu qua, Ukraine dan tim huong rieng
Binh sĩ Ukraine trên chiến trường
Lực lượng tham gia chiến dịch phản công của Ukraine gồm chín Lữ đoàn được NATO huấn luyện và trang bị đầy đủ. Chỉ trong hai tuần đầu tiên, Lữ đoàn cơ giới số 47 được cho là đã mất 30% xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ viện trợ.

Để giảm thiểu thiệt hại trong phản công tiếp theo, "Các chỉ huy quân đội Ukraine đã thay đổi chiến thuật, tập trung vào việc tấn công lực lượng Nga bằng pháo và tên lửa tầm xa thay vì để xe tăng, thiết giáp băng qua những bãi mìn dưới làn đạn của quân đội Nga", New York Times dẫn lời giới chức Mỹ và các nhà phân tích cho.
Với thời gian huấn luyện hạn chế, binh lính Ukraine gặp không ít khó khăn trong việc áp dụng các chiến thuật kết hợp sử dụng vũ khí theo tiêu chuẩn NATO vào chiến trường.
Tờ báo trích dẫn sự cố khi một đơn vị bộ binh của Ukraine lạc vào bãi mìn, sai lầm này đã khiến họ không thể theo kịp đơn vị pháo binh để tham gia tấn công vào phòng tuyến của Nga, vì vậy các lực lượng của Nga có thời gian phát hiện ra mối đe dọa và chuẩn bị phản công.
Các chuyên gia quân sự Mỹ bắt đầu huấn luyện quân đội Ukraine phương pháp cơ động trong chiến đấu nhằm tiết kiệm đạn dược. Điều này được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin giải thích trong tháng 2 năm nay: “Khi họ chú trọng nhiều hơn vào cơ động sẽ làm tiêu hao ít đạn dược hơn”.
Chien thuat cua phuong Tay kem hieu qua, Ukraine dan tim huong rieng-Hinh-2
Một trận khẩu đội súng cối của Ukraine
arrow_forward_iosĐọc thêm





close

Mặc dù học thuyết quân sự của NATO thường quy định rằng, việc cơ động sẽ được tiến hành sau khi các lực lượng không quân đã thiết lập được ưu thế trên bầu trời, tuy nhiên Ukraine đã phát động cuộc phản công mà thiếu yếu tố quan trọng chiến lược này.
Theo Tạp chí Foreign, các quan chức và phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng, “chiến thuật mới sẽ giúp cho các lực lượng Ukraine cơ động hơn và có thể hạn chế được khả năng phát huy hỏa lực của Nga, điều này sẽ giúp Ukraine nhanh chóng tái chiếm lại các vùng lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát”.
Chien thuat cua phuong Tay kem hieu qua, Ukraine dan tim huong rieng-Hinh-3
Pháo binh Ukraine
Nhưng thực tế là điều này đã không xảy ra, các chuyên gia của New York Times đã đặt ra câu hỏi về chất lượng huấn luyện binh sĩ Ukraine và số vũ khí trị giá hàng chục tỷ đô la của phương Tây viện trợ, liệu những nỗ lực này có thực sự thành công biến quân đội Ukraine thành lực lượng chiến đấu theo tiêu chuẩn của NATO hay không.

Việc quân đội Ukraine đang quay trở lại phong cách chiến đấu sử dụng nhiều pháo binh, điều này cũng đặt ra vấn đề về nguồn cung đạn dược. Các kho dự trữ của Mỹ đã cạn kiệt đến mức Washington đang gửi đạn chùm thay vì đạn 155mm tiêu chuẩn của NATO và tờ Times tuyên bố rằng bằng cách sử dụng hết số đạn hạn chế của mình, Ukraine có nguy cơ gặp “bất lợi” trong thời gian sắp tới.

Nhà nghèo mà ăn chơi kiểu đại gia, tựa các cụ nói của vào nhà khó ...
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 9

(Tiếp)

Thêm vào đó, Prigozhin và các sỹ quan Wagner cũng nhận ra rằng, trong khi họ muốn chiếm Bakhmut càng nhanh càng tốt (vì điều đó sẽ liên quan tới tiền thưởng và chi phí của họ. Càng đánh nhanh thì càng trả ít lương cho binh sỹ) thì Bộ tư lệnh Nga lại muốn kéo dài cuộc chiến này để
(i) giành thời gian huấn luyện binh sĩ và
(ii) tiêu diệt càng nhiều quân Ukraine càng tốt (và như thế cũng có nghĩa là tăng số thương vong cho Wagner).

1691295157218.png


Một trong những điểm khiến Wagner bất mãn nhất là cách bố trí đội hình của Bộ tư lệnh Nga. Trong khi Wagner được điều động để tấn công vào khu vực trung tâm Bakhmut thì các đơn vị của quân Nga lại chiếm vị trí ở 2 bên cánh. Vào những tuần cuối cùng của cuộc chiến, 2 con đường còn lại để tiếp viện cho lực lượng Ukraine ở trung tâm Bakhmut hoàn toàn nằm trong tầm súng bộ binh của các đơn vị quân Nga. Tuy nhiên, thay vì việc cắt hẳn 2 con đường bằng việc tiến chiếm nó hay sử dụng rải mìn từ xa bởi các hệ thống rải mìn bằng pháo phản lực, hoặc bắn phá liên tục con đường này (và điều đó sẽ cắt ngắn thời gian quân Ukraine trong trung tâm thành phố cầm cự được) thì quân Nga vẫn đánh cầm chừng để cho quân Ukraine tiếp viện quân và vũ khí vào khu trung tâm tới ngày cuối cùng. Những sỹ quan Wagner có thể đã cay đắng nhận ra rằng, Bộ tư lệnh Nga không có ý định chiếm Bakhmut càng nhanh càng tốt mà họ cần trận chiến này kéo càng dài càng tốt, giết càng nhiều quân Ukraine càng tốt để họ có thời gian huấn luyện những binh sỹ mới tuyển dụng. Họ cũng nhận ra rằng quân đội Ukraine cũng hiểu ý định của Bộ tư lệnh Nga.

1691295282015.png


Tuy nhiên vì tổng thống Zelensky đã đánh cược uy tín của Ukraine với phương Tây ở thành phố này nên ông yêu cầu giữ nó chừng nào còn có thể. Bộ tư lệnh Ukraine thấy rõ rằng Bakhmut là cái bẫy chuột và Nga đang cố tình lùa càng nhiều con mồi vào đó càng tốt, nên Ukraine trong giai đoạn cuối, tiếp viện cho Bakhmut rất nhiều đơn vị tân binh mới tuyển gồm những người rất trẻ hay rất già chưa qua huấn luyện. Họ để giành các lực lượng được NATO huấn luyện cho cuộc tổng phản công. Bộ tư lệnh Nga cũng hiểu điều đó nên họ tích lũy đạn pháo để đánh trả cuộc tổng phản công đó. Điều này đã dẫn tới việc Wagner không có được số đạn pháo như ý muốn của họ (và tất nhiên điều này khiến họ thương vong nhiều hơn).

1691295334371.png


Tất cả những điều trên đã dẫn tới các tuyên bố của Prigozhin trong thời gian qua. 2 tháng trước khi Bakhmut thất thủ, ông tuyên bố rằng quân Ukraine đang chuẩn bị phản công ở hai sườn thành phố (do quân Nga chiếm giữ) để bao vây Wagner. Có lẽ mục đích của ông là muốn đưa Wagner vào 2 cánh này. Nếu được như vậy, ông ta có thể, thay vì tiếp tục các trận đánh ở trung tâm thành phố thì có thể nhanh chóng cắt 2 con đường tiếp viện của Ukraine. Sau khi bị Bộ quốc phòng từ chối, ông tuyên bố tiếp tục tấn công trung tâm nhưng sẽ sẵn sàng hỗ trợ quân đội Nga khi họ bị tấn công vào cánh.

1691295435377.png


Khi quân Ukraine phản công và quân Nga rút lui (để tạo một cái bẫy hỏa lực cho các đơn vị Ukraine đã chiếm được vị trí bỏ lại – chiến thuật họ liên tục dùng trong nhiều tháng nay) thì Prigozhin đầu tiên chửi mắng quân Nga hèn nhát, chạy như vịt và dễ dàng bỏ lại vị trí mà Wagner đã mất 500 người để chiếm được trước đó (cần lưu ý là trong trận Khasam, ông đã nói số thiệt hại là hơn 200 trong khi từ cả nguồn Nga lẫn Mỹ và độc lập của Đức thì con số của Wagner chết đều không quá 20) và nói rằng nếu quân Nga tiếp tục bỏ chạy thì Wagner “sẽ tới cứu họ”. Tuy nhiên, khi quân Nga dùng hỏa lực để gây ra thương vong lớn cho quân Ukraine thì ông lờ chuyện đó đi.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cùng thời gian này, vào ngày 17/5/2023, một phái đoàn đại diện của 20 nước châu Phi đã gặp đại diện bộ ngoại giao Nga để bàn về cuộc gặp thượng đỉnh giữa Nga và các nước châu Phi ngày 26-29/7/2023 tới. Trong chương trình nghị sự của cuộc gặp này và cuộc gặp thượng đỉnh, không có bất kỳ chỗ nào đề cập tới vai trò của Wagner. Trong một thời gian dài, Wagner, dưới sự lãnh đạo của Prigozhin đã tự coi mình là một tổ chức đại diện không chính thức cho các quyền lợi của Nga – và đặc biệt là ở châu Phi, nơi họ cung cấp dịch vụ an ninh trực tiếp cho các lãnh đạo cao nhất của nước này. Và điều này có thể khiến ông cảm thấy vị thế đó của ông bị đe dọa.

Tiếp đó, Wagner nhận thấy việc Nga cho phép thành lập hàng loạt công ty quân sự tư nhân và cho họ tham chiến tại Ukraine đang dẫn tới việc Wagner mất đi địa vị độc quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ quân sự tư nhân.

1691296178673.png

Wagner binh biến tại thành phố Rostov

Thêm vào đó, Bộ quốc phòng yêu cầu tất cả các lực lượng quân sự tư nhân phải ký hợp đồng với Bộ quốc phòng Nga. Theo nội dung hợp đồng thì các công ty quân sự tư nhân sẽ chỉ là người cung cấp các nhân sự có kỹ năng quân sự hoặc các kỹ năng quân đội cần chứ không phải là các đơn vị chiến đấu. Họ có quyền tuyển dụng, đào tạo, tổ chức, huấn luyện các kỹ năng chiến đấu. Sau đó những người đó sẽ tham chiến như các đơn vị của quân đội Nga, chịu sự chỉ đạo của quân đội Nga và phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình với tòa án quân đội Nga.

Wagner không muốn như vậy. Họ muốn hoạt động theo cách họ đang làm. Họ tự tuyển dụng, huấn luyện và chiến đấu như một đội quân độc lập không chịu sự chỉ đạo của Bộ quốc phòng. Trong khi đó, họ vẫn muốn Bộ quốc phòng cung cấp vũ khí, hậu cần với mức độ ưu tiên cho họ. Nói một cách khác, họ muốn sự độc lập còn hơn cả các đội quân Chechnya (các đội quân này vẫn phải chịu sự chỉ đạo của Bộ quốc phòng Nga) – bất chấp một thực tế là Chechnya là một nước cộng hòa có quy chế đặc biệt trong Liên bang Nga, trong khi Wagner thì không là một quốc gia nào cả.

1691296252971.png

Wagner binh biến tại thành phố Rostov

Sau chiến thắng ở Bakhmut, các đội quân của Wagner được bố trí về nghỉ ngơi tại các doanh trại trên đất Nga. Khi nhận thấy các đơn vị được bố trí rải rác ở nhiều nơi, họ lo lắng rằng quân đội Nga sẽ tiến hành giải giáp vũ khí của họ và yêu cầu đối thoại với bộ trưởng quốc phòng và tổng tham mưu trưởng. Khi các yêu cầu này không được đáp ứng các sự kiện đã xảy ra như ở đã nói ở đầu bài.

4. Đây có phải là một cuộc đảo chính?

Câu trả lời là đây không phải là một cuộc đảo chính mà chỉ là một cuộc binh biến. Một cuộc đảo chính sẽ dẫn đến thay đổi chính quyền. Muốn thay đổi chính quyền thì cần phải có một đảng chính trị với một mục tiêu rõ ràng và được nhân dân ủng hộ. Wagner không có tất cả các điều này.

5. Vậy Prigozhin muốn gì?

Tôi nghĩ rằng, khởi đầu của Wagner, Prigozhin nhìn nhận mình như một người quản lý Wagner cho Putin (tất cả các phát ngôn của ông, cho tới tận sáng nay đều thể hiện sự trung thành với Putin chứ không phải chính phủ Nga mà ông cho là toàn những kẻ tham nhũng). Tuy nhiên, cùng với nguồn lợi khổng lồ từ dầu ở Syria và vàng, kim cương, khoáng sản quý ở châu Phi cùng với điều kiện hoạt động độc lập (tương đối về cả hình thức lẫn thực tế hành động) khiến cho ông thấy mình từ một nhà quản lý công ty đã trở thành một lãnh tụ quân sự của một lực lượng quân sự thiện chiến.

1691296456767.png

Wagner binh biến tại thành phố Rostov

Từ chỗ coi Wagner là của nước Nga, ông đã noi nó thành của mình và bắt đầu đàm phán theo kiểu tống tiền với lãnh đạo quân đội Nga và rồi với cả nhà nước và tổng thống. Điều này có thể khiến ông có sự ủng hộ của một bộ phận binh sĩ của Wagner (rất nhiều người trong số này vẫn coi việc phục vụ trong Wagner là phục vụ nước Nga chứ không phải phục vụ ông chủ Prighozin) ủng hộ ông ta nhưng không làm cho nhân dân Nga ủng hộ ông.

6. Sự việc này rồi sẽ đi tới đâu?

Tôi nghĩ rằng sự việc này sẽ kết thúc như nhiều cuộc binh biến trước đó trong lịch sử Nga.

Ngày 25/12/1825, 3.000 binh lính của Trung đoàn Cận vệ Moscow, Trung đoàn Ngự lâm Pháo thủ, và đội ngự lâm hải quân Nga đã làm binh biến không chịu tuyên thệ trung thành với Sa hoàng Nicholas đệ Nhất. Tướng Miloradovich, vị tướng có nhiều quân công nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống Napoleon năm 1812 vẫn đang còn sống vào thời điểm đó đã tới cố gắng thuyết phục các đơn vị này giải giáp vũ khí. Ông đã bị một sỹ quan binh biến bắn chết. Sau đó, Sa hoàng Nicholas đệ Nhất đã cho pháo bắn đạn ghém bắn thẳng vào đội hình các binh sĩ làm binh biến khiến nhiều người chết và số còn lại bỏ chạy. Sau khi họ cố tập hợp trên mặt sông đóng băng, pháo binh đã bắn xuống băng làm đại đa số các binh sĩ nổi loạn chết đuối vì lạnh khi băng trên sông vỡ.

Năm 1921, 13.000 thủy binh hạm đội Baltic và 2.000 thường dân ủng hộ họ đã làm binh biến chống lại chính quyền Xô viết tại Petrograd, thủ đô của nước Nga Xô Viết lúc đó. Chính các thủy binh này là lực lượng nòng cốt giúp cho đảng Bolshevik của Lenin giành được chính quyền năm 1917. Zinoviev, chủ tịch hội đồng thành phố Petrograd và Trotsky, chủ tịch hội đồng chiến tranh cách mạng (tương đương bộ trưởng quốc phòng) đã tập hợp 60.000 Hồng quân và tấn công Kronstadt. Một số thủy binh nổi loạn đã bỏ chạy sang Phần Lan. Số còn lại bị giết và đầu hàng. Các lãnh đạo cuộc binh biến đã ra lệnh cho binh sỹ dưới quyền phá hủy các cơ sở hạ tầng, thiết bị và khí tài của hạm đội Baltic. Tuy nhiên, các binh sỹ dưới quyền, khi phát hiện ra các chỉ huy của họ đang chuẩn bị bỏ chạy đã bắt các chỉ huy của mình và giao nộp cho Hồng quân.

Ngày 9/11/1975, chính ủy của khinh hạm Storozhevoy đã tổ chức một cuộc binh biến, bắt giam thuyền trưởng và một số sĩ quan chống đối rồi cùng với khoảng 150 thủy thủ ủng hộ binh biến mang khinh hạm này sang Thụy Điển. Tuy nhiên, hạm đội Baltic đã ngăn chặn tàu này cách lãnh hải Thụy Điển 32 km. Sau đó chính ủy của tàu đã bị xử bắn và cách thành viên chính trong việc binh biến bị xử tù. Các thành viên thường bị sa thải khỏi hải quân Liên Xô.

Tôi nghĩ rằng cuộc binh biến của Wagner rồi sẽ kết thúc tương tự như những trường hơp trên. Prigozhin có thể được lòng một phần binh sỹ Wagner khi ông chỉ trích bộ trưởng quốc phòng và tổng tham mưu trưởng. Tuy nhiên khi ông quyết định đưa quân về Moscow để “chúng ta sẽ có một tổng thống mới” như lời ông nói thì sẽ có nhiều binh lính từ bỏ lực lượng này vì họ chiến đấu cho nước Nga chứ không phải cá nhân Prigozhin. Và cuối cùng lực lượng của Wagner sẽ không thể chống lại được quân đội Nga.

Vấn đề của Nga bây giờ là làm sao có thể giải quyết vụ việc với ít máu đổ nhất và sau đó tái sử dụng các binh sỹ của Wagner cho cuộc chiến.

HẾT PHẦN 9
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Những bài học rút ra từ Ukraine: Xe chiến đấu bọc thép

Khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ, đã có nhiều nỗ lực nhằm rút ra những bài học từ cuộc chiến này. Rất nhiều nền tảng truyền thông xã hội cung cấp cảnh quay từ cuộc xung đột đã khiến nó có cảm giác dễ tiếp cận và mang lại cho nhiều người cái nhìn sâu sắc về cuộc chiến mà nếu không phải là một chiến binh thì rất khó có được.


Điều này đã thúc đẩy các nhà phân tích rút ra nhiều bài học từ cuộc xung đột và tìm cách áp dụng chúng vào bối cảnh chiến tranh nói chung. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thực hiện thận trọng trên hai mặt trận. Thứ nhất, những ước tính thận trọng chỉ ra rằng có khoảng trên 200.000 chiến binh trong cuộc chiến này, và mặc dù có rất nhiều hình ảnh nhưng nó không bao trùm toàn bộ thực tế của chiến tuyến rộng lớn. Do đó, đây là một dạng thông tin hạn chế, trong bất kỳ trường hợp nào cũng thiếu ngữ cảnh, và vì thế chỉ nên được coi là một phần của câu chuyện. Ví dụ, dù có nhiều video clip về việc xe tăng trở thành nạn nhân của tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) nhưng chúng không thể là bằng chứng cho thấy rằng xe tăng đã hết thời.

1691405164348.png


Thứ hai là bản chất đặc thù của cuộc chiến này. Nga và U-crai-na đều đã cố gắng hiện đại hóa lực lượng của họ kể từ năm 1991 sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhưng cả hai đều không đạt được những bước tiến đáng kể so với học thuyết lấy pháo binh làm trung tâm mà họ kế thừa từ Liên Xô. Nga đã nhận ra một số tham vọng của Liên Xô trong những ngày cuối của chế độ này - đặc biệt là nguyên tắc có thể nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng của kẻ thù, đồng thời hiện đại hóa lực lượng phương tiện chiến đấu bọc thép (AFV) của mình, nhưng Quân đội Nga vẫn là một lực lượng lấy pháo binh làm chủ lực cộng với số lượng xe tăng áp đảo. Các nhà nghiên cứu từ RUSI, một Viện nghiên cứu chiến lược có trụ sở tại London, đã tớiU-crai-na trước và trong chiến tranh đã quan sát thấy rằng có một số đơn vị U-crai-na có sở chỉ huy mà hầu hết các sĩ quan NATO sẽ nhận ra, nhưng phần lớn các đơn vị đó không khác nhiều so với những đơn vị trước đó của Liên Xô.

1691405260378.png


Ngoài ra, khi cả hai bên thực sự bước vào cuộc chiến với số lượng trang bị pháo binh gần như tương đương, chỉ khác nhau về năng lực sẵn sàng đạn dược. Do đó, cả hai bên đều đại diện cho các lực lượng quân độiđộc đáo có rất ít điểm chung với phần lớn các lực lượng vũ trang khác trên thế giới. Điều này có nghĩa là một số khía cạnh của cuộc chiến có thể có giá trị nhất định đối với những chuyên gia biên soạn học thuyết và tổng kết kinh nghiệm, bởi vì chúng phát sinh từ những tình huống bất thường và sẽ rất khó xảy ra - thậm chí có thể là không thể - lặp lại trong bất kỳ cuộc chiến nào khác.

Ví dụ, khối lượng sử dụng đạn pháo khổng lồ của Nga có thời điểm lên tới 20.000 quả đạn mỗi ngày. Khía cạnh này của cuộc chiến dường như làm nổi bật nhu cầu về số lượng đạn pháo lớn và các đội hình cơ giới hóa lớn có khả năng cung cấp hỏa lực ở mức độ tương đương trong khi vẫn đáp ứng được sự tiêu hao đi kèm với nó. Thực tế là có rất ít lực lượng quân đội có thể tạo ra loại hiệu ứng chiến trường này, và thậm chí rất ít lực lượng quân đội thực sự chọn phương thức như vậy. Đó là một quá trình tốn kém đòi hỏi lượng dự trữ đạn dược và nhân sự khổng lồ. Nó phù hợp với các lực lượng Nga vì đó là cách họ được huấn luyện để chiến đấu, và nó bù đắp một phần không nhỏ cho sự yếu kém về hiệu quả chiến thuật nhất định. Nếu cân nhắc khả năng chiến tranh với Nga, thì đây là một khía cạnh quan trọng của cuộc chiến cần xem xét, nhưng khả năng áp dụng nó cho các cuộc xung đột khác là điều còn cần phải xem xét.

1691405290805.png


Vì vậy, với cảnh báo này, liệu có bài học nào đủ tổng quát về việc sử dụng xe chiến đấu bộ binh từ cuộc chiến ở U-crai-na để áp dụng cho nhiều đối tượng hơn so với những người phải chuẩn bị đối mặt với Quân đội Nga không? Có một số khía cạnh có thể được rút ra để đi đến các khuyến nghị hữu ích tiềm năng, tuy nhiên, cũng khó đánh giá liệu những bài học này về cơ bản là mới hay chỉ là sự xem xét lại các cuộc xung đột trong quá khứ. Có lẽ sẽ hữu ích hơn nếu kết hợp các quan sát từ U-crai-na thành một sự hiểu biết rộng hơn về chiến tranh thế kỷ 20 và 21, hơn là chỉ dựa vào kết quả của cuộc chiến cụ thể này. Trong chừng mực nhất định, bài viết này cố gắng thực hiện điều này, bằng cách phân tích bối cảnh rộng hơn để đánh giá liệu những bài học này là mới thực sự hay không. Rấtthích hợp để bắt đầu bằng cách đánh giá một cuộc tranh luận lâu đời qua lăng kính của U-crai-na – liệu xe tăng đã hết thời?

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(TIếp)

Xe tăng

Việc tìm kiếm các trích dẫn có ý nghĩa để đặt tiêu đề cho phần này không mang lại kết quả thỏa mãn, điều này là do xe tăng còn lâu mới hết thời và những nỗ lực để chứng minh điều này thường có xu hướng kết hợp việc phá hủy một thứ gì đó với việc sử dụng nó một cách vô ích. Có một câu ngạn ngữ cũ cho rằng: “Xe tăng giống như một chiếc áo khoác dạ mà bạn không thường xuyên cần đến, nhưng khi bạn cần đến thì sẽ không có gì khác có thể thay thế”. Thực tế là những chiếc xe tăng giống như những chiếc khăn ăn bằng giấy, không phải lúc nào bạn cũng cần một chiếc để bảo vệ chiếc áo khoác dạ của mình, nhưng khi bạn sử dụng thì nó rất có giá trị và đúng chức năng. Khi bạn đã sử dụng xong, bạn có thể gấp nó lại và cho vào túi để sử dụng vào ngày khác, hoặc nó có thể bị hỏng trong quá trình sử dụng và bạn sẽ vứt nó đi. Xe tăng đã được cả hai bên sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến U-crai-na, sự kết hợp ấn tượng giữa T-62, T-64, T-72, T-80 và T-90 ở các trạng thái hiện đại hóa khác nhau đã xuất hiện trên chiến trường, trong đó có một số phiên bản lần đầu tiên được sử dụng. Chúng đã được đưa vào sử dụng theo một số cách đáng để khám phá trong nỗ lực tìm hiểu xem có thể rút ra những bài học gì.

1691405376493.png

T-62

Tác chiến đối kháng xe tăng tương đối phổ biến, tuy nhiên, tính chất phân tán của chiến trường có nghĩa là vào thời điểm cả hai bên đều tìm cách củng cố các vị trí phòng thủ, thường mỗi bên chỉ có một xe tăng giao chiến với nhau. Các cuộc giao tranh trong bối cảnh này có thể được quan sát thấy xảy ra ở cự ly rất gần và điều thú vị là các mảng giáp phản ứng nổ (ERA) được trang bị cho xe tăng của cả hai bên thường cần ít nhất hai phát bắn mới có thể đánh bại. Phát bắn đầu tiên với một đạn nổ phá mạnh để loại bỏ ERA, phát bắn thứ hai là một đạn động năng để xuyên thủng xe tăng và tiêu diệt kíp chiến đấu. Từ đây, có thể rút ra một kết luận có vẻ đơn giản: Xe tăng sẽ cần phải bắn hai phát đạn để tiêu diệt được xe tăng đối phương. Tuy nhiên, có nhiều khía cạnh của phương trình này chưa được biết. Thứ nhất đó là loại đạn đang được các kíp xe tăng U-crai-na và Nga sử dụng.

1691405506934.png

Đạn 3VBM-9 ‘Zakolka’

Nhiều loại đạn xuyên giáp toát vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS) thời kỳ đầu của Liên Xô (chẳng hạn như 3VBM-9 ‘Zakolka’) sử dụng một đầu đạn thép, mang một thanh vonfram phía sau mũ xuyên giáp. Các loại đạn xuyên giáp uranium nghèo nguyên khối như 3VBM-13 ‘Vant’, được giới thiệu tương đối muộn ở Liên Xô và các loại đạn cacbua vonfram rắn như 3VBM-17 ‘Mango’ chỉ xuất hiện vào năm 1986. Chúng thường được trang bị giới hạn trong các đơn vị xe tăng có mức độ ưu tiên cao như T-80.

1691405541176.png

3VBM-17 ‘Mango’

Các loại đạn cũ hơn tạo ra năng lượng đầu nòng khoảng 6 MJ, trong khi các loại mới hơn như Mango có thể đạt được mức động năng tương tự, nhưng mật độ và độ cứng đầu đạn của chúng lớn hơn khi so sánh với loại chất thép (7,8 g/cm3 so với 17g/cm3 của vonfram) khiến cho chúng hiệu quả hơn trong việc xuyên thủng các loại giáp phức tạp được trang bị trên xe tăng. Tuy nhiên, nếu chúng được so sánh với các loại đạn dược hiện đại của phương Tây - ngay cả trong kiểu đơn giản này - thì có một sự chênh lệch thú vị. Theo cố Giáo sư Ogorkiewicz, pháo nòng trơn L44 và L55 120 mm trang bị cho hầu hết các xe tăng NATO có khả năng tạo ra năng lượng đầu nòng tương ứng là 9,8 MJ và 12,5 MJ. Mặc dù đây không phải là yếu tố quyết định duy nhất đằng sau khả năng sát thương của APFSDS, nhưng nó cho thấy rằng xe tăng phương Tây có khả năng sát thương cao hơn đáng kể trong chiến tranh xe tăng so với các đối tác Nga hoặc U-crai-na.

1691405676413.png

T-72B3

Theo Paul Hazell, Giáo sư về Động lực Tác động tại Trường Kỹ thuật và Công nghệ Thông tin (SEIT) tại UNSW Canberra, giáp phản ứng nổ chủ yếu vô hiệu hóa các viên đạn động năng bằng cách truyền động lực, nó đòi hỏi sử dụng các tấm chắn phía trước dày hơn và nặng hơn so với các tấm giáp điển hình của các loại đạn nổ phá mạnh chống tăng (HEAT) vì các viên đạn mà chúng đang đối phó nặng hơn và lớn hơn. Về cơ bản, khối lượng và lực của các tấm giáp làm thay đổi hướng đi của thanh xuyên APFSDS và thậm chí có thể làm vỡ thanh xuyên thành các mảnh nhỏ hơn. Tuy nhiên, lớp giáp đằng sau ERA phải tương đối dày để hấp thụ tác động của những mảnh vỡ đó. Vì hầu hết các loại pháo của NATO thường bắn loại đạn dài hơn và có khả năng tạo ra năng lượng đầu nòng cao hơn nhiều do đạn thường có khối lượng lớn hơn (và trong trường hợp pháo L55, vận tốc đạn cũng cao hơn), điều đó có nghĩa việc quan sát thấy xe tăng có xu hướng bắn‘hai phát’ ở U-crai-na không phải là một bài học chung có thể được áp dụng trên diện rộng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các thử nghiệm về bản chất đạn dược của NATO những năm 1980 cho thấy chúng thường không hiệu quả trước giáp ERA Kontakt-5 của Nga. Vì vậy, có lẽ sẽ là hiệu quả khi phân định giữa bản chất của loại đạn dược cũ và những loại mới hơn được chế tạo dựa trên sự hiểu biết sâu sắc hơn về các loại giáp của Liên Xô sau sự sụp đổ của Liên Xô.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trong các bối cảnh khác, các xe tăng được sử dụng để chi viện hỏa lực cả trực tiếp và gián tiếp chống lại đội hình bộ binh. Các xe tăng U-crai-na thậm chí còn được trang bị kính ngắm đặc biệt cho mục đích này và các kíp xe tăng Nga đã thực hành nghệ thuật này với sự chỉ thị định hướng từ những chiếc UAV Orlan-10.Một báo cáo của New York Times về giao tranh gần Izyum nêu rõ như sau:“các binh sĩ cho biết, các xe tăng nói riêng đã trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng, thường xuất hiện trong vòng một dặm từ vị trí của tiểu đoàn và có sức hủy diệt tuyệt đối. Ngay trong tháng, 13 binh sĩ thuộc tiểu đoàn đã thiệt mạng và hơn 60 người bị thương”.

Một báo cáo của RUSI về những bài học ban đầu của cuộc chiến chỉ ra rằng U-crai-na có thể sử dụng xe tăng của mình như một lực lượng dự bị cơ động. Trên thực tế, hỏa lực gián tiếp của chúng cho phép chúng hoạt động đồng thời như pháo binh và thiết giáp và giao chiến với lực lượng Nga vào những thời điểm thích hợp. Chúng được cho là chính xác trong phạm vi 10 km và cần rất ít thời gian để điều chỉnh hỏa lực.

1691405823244.png


Việc không có các loại xe tăng khác và ít vũ khí chống tăng - cũng như tầm bắn hạn chế của vũ khí chống tăng - có nghĩa là xe tăng có thể có sức tàn phá rất lớn trong những trường hợp thích hợp.

Thật vậy, các xe tăng của Syria được biết là đã gây ra hàng trăm thương vong chỉ trong một buổi chiều giao tranh vì không đối mặt với bất kỳ loại vũ khí chống tăng nào. Sự vắng mặt của xe tăng cũng được cảm nhận trong các cuộc xung đột khác. Quân đội liên quân chiến đấu ở Afghanistan thường bị hỏa lực của lực lượng Taliban chế áp, khiến họ phải dựa vào trực thăng tấn công và hỗ trợ trên không để rút khỏi các cuộc đọ súng. Sự hiện diện của một chiếc xe tăng trong tình huống này - cũng như các AFV khác có pháo cỡ nòng trung bình - sẽ đảo ngược hoàn toàn sự chênh lệch về hỏa lực này. Trong Panzer Ace, cuốn hồi ký đã xuất bản của Richard von Rosen, một chỉ huy xe tăng Đức trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, Rosen kể lại những trường hợp mà các khẩu súng chống tăng của Liên Xô sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hóa, phó mặc bộ binh của họ cho các đội hình thiết giáp và dẫn đến tổn thất nặng nề.

1691405928194.png


Xe tăng cũng là một yếu tố quan trọng trong các hoạt động tấn công, và rõ ràng là nếu không hỗ trợ chúng bằng bộ binh và xe chiến đấu bộ binh (IFV) thì chúng rất dễ bị cô lập và tiêu diệt. Tuy nhiên, với tư cách là một thành phần của hoạt động tấn công, chúng cực kỳ quan trọng vì khả năng bảo vệ mà chúng mang lại. Như đã đề cập ở trên, chúng có vai trò quyết định trong các cuộc giao tranh chống lại đội hình bộ binh một phần vì phải có các vũ khí chuyên dụng mới có thể đánh bại chúng. Điều này làm cho chúng trở thành trung tâm của các hoạt động tấn công hiệu quả cũng như chúng đòi hỏi nỗ lực và tập trung để tiêu diệt, và trong nhiều trường hợp sẽ cần nhiều phát bắn mới có thể thành công. Rất khó để ngăn chặn chúng, dù có các hình ảnh xe tăng bị phá hủy, và chúng có thể là thảm họa đối với bộ binh nếu không có vũ khí phù hợp để chống lại.

1691406014605.png


Theo đó, ưu thế của xe tăng là một khía cạnh tương đối ổn định của chiến tranh. Nếu một đội hình bộ binh có thể bị cô lập với các lực lượng hỗ trợ và bị xe tăng chế áp, thì đội hình đó có thể sẽ bị tổn thất nặng nề. Vì vậy, mặc dù việc sử dụng xe tăng để hỗ trợ hỏa lực gián tiếp chống lại các vị trí triển khai quân ở U-crai-na có thể hơi mới lạ, nhưng ưu thế của xe tăng khi không có vũ khí chống tăng thì không. Vậy, các tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) có thể làm được gì và chúng được sử dụng ở U-crai-na ra sao?
.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM)

ATGM đã phát triển nhanh chóng ngay cả trong các Lực lượng vũ trang Nga. Chúng đã chuyển từ một tài sản cực kỳ đắt tiền được biên chế cho các chỉ huy và một số người khác trong Quân đội Liên Xô trước đây, sang một loại vũ khí có thể được tìm thấy ở hầu hết các tiểu đội. U-crai-na đã bắt đầu cuộc chiến với một kho vũ khí ATGM dồi dào được phát triển trong nước như Stugna-P do Cục thiết kế Luch phát triển. Dòng vũ khí chống tăng của phương Tây như FGM-148 Javelin và NLAW đã làm phân tán phần lớn sự tập trung khỏi năng lực ATGM của chính U-crai-na, nhưng dù sao cũng đã chứng tỏ chúng là tài sản quý giá mặc dù được huấn luyện hạn chế.

1691463725204.png

Stugna-P

Khả năng sát thương của ATGM đối với xe bọc thép là một khía cạnh được thấy rõ trong chiến trường hiện đại. Cách thức hoạt động của các đầu đạn chống tăng nổ phá mạnh (HEAT) trang bị cho hầu hết các ATGM có nghĩa là chúng rất khó bị ngăn chặn. Một đầu đạn HEAT phản lực có thể đạt tốc độ 10 km/s, mặc dù nó có thể chỉ có đường kính 2-3 mm và tùy thuộc vào đường kính tổng thể của đầu đạn, nhiều đầu đạn HEAT hiện đại có thể xuyên qua hơn 1.000 mm thép đồng nhất. Mặc dù có những năng lực như vậy, nhưng ngay cả những cú bắn trúng không phải lúc nào cũng dẫn đến việc xuyên thủng hoặc phá hủy được phương tiện. Các lực lượng I-xra-en sử dụng xe tăng Merkava được triển khai tới Lebanon vào năm 2006 và đã bị ATGM tấn công thành công với hơn 50 xe tăng bị trúng đạn.Trong số 50 xe tăng trúng đạn, 21 xe tăng bị bắn thủng dẫn đến 10 phương tiện bị thương vong. Do đó, các xe tăng hiện đại có thể chống lại các cuộc tấn công ATGM cấp độ cao và kíp chiến đấu hoặc bản thân xe không bị mất khả năng hoạt động, điều này phần lớn nhờ vào những cải tiến về khả năng sinh tồn như chuyển đổi hệ thống điều khiển tháp pháo thủy lực sử dụng chất lỏng dễ cháy sang động cơ điện, khoang đạn an toàn hơn và các yếu tố cải tiến khác.

1691463789408.png

FGM-148 Javelin

Vậy chúng ta có thể học được gì về ATGM từ U-crai-na? Kết nối U-crai-na với các cuộc xung đột khác, rõ ràng là các đặc tính xuyên phá mạnh của các đầu đạn HEAT hiện đại không chuyển thành sát thương - ít nhất là chống lại các phương tiện bọc thép hạng nặng. U-crai-na hầu như xác nhận rằng xe tăng vẫn có thể sống sót và các cuộc xung đột khác xác nhận rằng một số loại xe tăng có khả năng sống sót cao hơn những loại khác. Tuy nhiên, một yếu tố của Chiến tranh ở U-crai-na có lẽ là duy nhất đó là sự xuất hiện với số lượng lớn ATGM. Chúng sẵn có với số lượng lớn đến mức các đơn vị có thể sử dụng chúng thoải mái để tấn công boongke, xe tải, xe bọc thép hạng nhẹ, nhân lực và bất kỳ mục tiêu nào khác có thể biện minh được. Việc sử dụng ATGM tự do này không phải là mới, các lực lượng được triển khai tới Afghanistan thường sử dụng tên lửa Javelin như một hình thức tấn công chính xác tầm xa để chống lại hỏa lực chi viện đường không hoặc pháo binh.

1691463970995.png


Nó phản ánh một sự thật hiển nhiên hơn về quân đội và chiến tranh; quân đội về cơ bản sẽ sử dụng công cụ hiệu quả nhất và an toàn nhất mà họ có trong tay, chứ không phải rẻ nhất hoặc khó nhất. Tuy nhiên, có một bài học cần được quan sát về số lượng ATGM và cách chúng tác động đến các hoạt động tác chiến bọc thép.

ATGM được sử dụng lần đầu tiên theo kiểu phối hợp và đại trà trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, cuộc xung đột được nghiên cứu kỹ lưỡng đó đã tác động khá lớn đến Mỹ và các quân đội khác. Các lực lượng quân đội Ai Cập và Syria đã sử dụng tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka ‘AT-3 Sagger’ và đạt tỷ lệ xuyên 60% khi bắn trúng mục tiêu. Điều này dẫn đến trung bình có hai người chết trên mỗi phương tiện. Đáp lại, khả năng sống sót của phương tiện I-xra-en sau đó đã tăng lên đáng kể, dẫn đến giảm thương vong sau mỗi lần bị bắn trúng. Ai Cập đã tập trung số lượng lớn tên lửa Malyutkas của mình, lấy từ các đơn vị dự bị và biên chế chúng cho các đơn vị bộ binh tiền tuyến để đề phòng một cuộc phản công bằng thiết giáp của I-xra-en đáp trả chiến dịch vượt sông Sinai.

1691464098301.png

9M14 Malyutka ‘AT-3 Sagger’

Các kíp chiến đấu Malyutka cũng đã trải qua ba năm luyện tập với vũ khí của họ để đảm bảo rằng họ có năng lực tốt nhất có thể. Tuy nhiên, lực lượng I-xra-en buộc phải triển khai thiết giáp của họ theo ‘nhóm nhỏ’ mà không có sự hỗ trợ của bộ binh, khiến tham mưu trưởng Ai Cập nhận xét trong nhật ký của mình rằng ông không ngờ lực lượng I-xra-en lại phối hợp như vậy. Vì vậy, cuộc chiến Yom Kippur có thể minh họa rằng việc triển khai ATGM hàng loạt có thể ngăn chặn bước tiến ồ ạt của thiết giáp, nhưng cũng củng cố bài học đã được biết đến từ Chiến tranh Thế giới lần thứ II (thậm chí là Chiến tranh Thế giới lần thứ I), rằng các phương tiện bọc thép cũng rất dễ bị tổn thương.

1691464249700.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Vì vậy, việc sử dụng ATGM hàng loạt ở U-crai-na có chứng tỏ điều gì khác biệt về cơ bản không?Có bất cứ điều gì nằm ngoài sự hiểu biết đã được hình thành về học thuyết binh chủng hợp thành có thể được giải thích? Các ấn phẩm của Lục quân Mỹ về cơ động binh chủng hợp thành lưu ý rằng “không một binh chủng đơn lẻ nào có thể mang tính quyết định”, khiến cho các hoạt động tác chiến binh chủng hợp thành trở nên quan trọng mang tính quyết định để đánh bại kẻ thù. Lý do là bất kỳ quan sát nào về hiệu quả của ATGM - hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giữa vũ khí và chiến thuật cho vấn đề đó - chống lại các đội hình chỉ bao gồm xe tăng đều không hiệu quả, và không bổ sung ý nghĩa cho hiểu biết của chúng ta về chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên, hiệu quả của ATGM được cho là vẫn được duy trì từ năm 1973. Rõ ràng là việc tiến công kẻ thù chỉ với một hoặc hai xe tăng và một đội hình bộ binh nhỏ, khi có sự hiện diện của các ATGM thì rất khó có thể mang lại kết quả, chủ yếu là do số lượng lớn ATGM giúp lực lượng phòng thủ có vị trí thuận lợi để đánh bại yếu tố đe dọa nhất của lực lượng đó. Tuy nhiên, chúng ta phải xem xét hình dạng không gian chiến trường của U-crai-na. Nó đã được quan sát nhiều và thấy rằng không bên nào có khả năng - hoặc sẵn sàng - thiết lập nhiều hơn một nhóm chiến đấu cấp đại đội cho các hoạt động tấn công. Trong bất kỳ kịch bản nào khác, điều này sẽ dẫn đến việc triển khai ‘nhóm nhỏ’, nhưng ở U-crai-na, điều này có thể là kết quả của cả sự tiêu hao và quy mô khổng lồ của chiến tuyến đang tranh chấp. Điều đó có nghĩa là bên phòng thủ có thể chỉ phải phá hủy hoặc vô hiệu hóa một số phương tiện để ngăn chặn đà tấn công của đối phương, điều này sẽ làm tăng hiệu quả của ATGM.

1691464459098.png


Vì vậy, trong khi nhu cầu về các chiến thuật chống ATGM hiệu quả rõ ràng vẫn còn và nên được đặt lên hàng đầu trong tâm trí của các lực lượng thiết giáp, vẫn còn một câu hỏi về quy mô. Nếu quy mô của các lực lượng tấn công lớn hơn, thì mật độ ATGM cần thiết để phát huy tác dụng sẽphải tăng tương xứng. Do đó, không còn nghi ngờ gì nữa rằng các ATGM đại diện cho cùng một mức độ và loại mối đe dọa trong toàn bộ phạm vi xung đột. Các Hệ thống phòng thủ chủ động (APS) như Trophy và Iron Fist có thể sẽ giúp khả năng sinh tồn của MBT tốt hơn trong các tình huống xung đột đối xứng. Những kịch bản như vậy thường liên quan đến tác chiến đô thị, có thể khiến việc cơ động binh chủng hợp thành trở nên khó khăn do thiếu không gian hoặc phạm vi để thực hiện. Tuy nhiên, việc sử dụng ATGM trong các cuộc xung đột này có xu hướng bị hạn chế chỉ một hoặc hai ATGM trong mỗi lần giao chiến, bên cạnh các loại vũ khí vác vai như RPG-7. Trong các cuộc xung đột đối xứng, APS cũng sẽ giúp xe tăng duy trì khả năng sống sót, nhưng việc chống lại ATGM số lượng lớn sẽ phụ thuộc vào khả năng của lực lượng trong việc chế áp các nhóm ATGM và hỗ trợ thiết giáp bằng bộ binh hoặc ngược lại.

1691464823629.png


Tóm lại, chiến tranh ở U-crai-nacho thấy rằng ATGM vẫn có khả năng sát thương chống lại phương tiện thiết giáp, do đó cũng phần nào biện minh cho sự quan tâm đến APS. Tác chiến binh chủng hợp thành cơ động vẫn rất quan trọng để có thể sống sót trước những mối đe dọa này nhưng các đội hình bọc thép vẫn sẽ gặp rủi ro đối phương sử dụng số lượng lớn ATGM. Một lần nữa, chiến tranh ở U-crai-na đặt ra câu hỏi về quy mô sử dụng ATGM ảnh hưởng đến đội hình chiến đấu của đối phương như thế nào. Vấn đề không phải là về mức độ sát thương - điều này đã được hiểu rõ - mà câu hỏi về việc ATGM tập trung trong một khu vực nhỏ có thể tác động đến đội hình như thế nào và cần có những điều chỉnh nào để chống lại chúng. Một cân nhắc nữa cần được đưa vào các đánh giá ‘bài học kinh nghiệm’, đó là cuộc chiến ở U-crai-na tác động như thế nào đối với sự phát triển lớn hơn trên chiến trường hiện đại.

1691464933408.png


......
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,927
Động cơ
97,692 Mã lực
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Pháo xuất hiện ở khắp nơi

Từ những ví dụ hạn chế này, có thể lập luận rằng tình trạng của xe tăng về cơ bản không thay đổi bởi cuộc chiến ở U-crai-na và ATGM vẫn là một vấn đề, mặc dù không phải là không thể vượt qua. Theo nhiều cách, những ‘bài học’ này đã được hiểu rõ, U-crai-na cung cấp một định hướng mà các nhà phân tích có thể nhìn vào. Tuy nhiên, có một khía cạnh của cuộc chiến đáng để nghiên cứu, nếu chỉ vì thực tế là nó ít được chú ý hơn trong các cuộc chiến trước đây so với những vũ khíkhác như phòng không hoặc khả năng sử dụng không quân, và đó là vai trò của pháo cỡ nòng trung bình. .

1691487674362.png

Pháo 30 mm 2A42 Shipunov

Cả hai bên đều sử dụng pháo 30 mm 2A42 Shipunov trang bị cho các xe bọc thép BMP-2, BMD-2 và pháo 2A72, một biến thể nhẹ hơncó thể tìm thấy trên xe chiến đấu bộ binh BTR-82A và các xe bọc thép BMP-3, BMD-4M của Nga. U-crai-na cũng sử dụng phiên bản sản xuất trong nước trên các xe chiến đấu bộ binh (IFV) bánh lốp BTR-3 và BTR-4 của mình. Các khẩu pháo rất uy lực và đã định hình cuộc chiến cho cả hai bên, ví dụ qua lời kể của một binh sĩ U-crai-na rằng: “Tôi nghĩ các xe BTR của Nga còn nguy hiểm hơn cả xe tăng. Pháo trên các xe đó bắn nhanh hơn và chúng mang theo binh sĩ. Nếu chúng ta thấy một chiếc BTR thì sẽ có binh sĩ ở gần nó. Nếu chúng ta thấy một chiếc xe tăng đôi khi nó đơn độc và dễ bị tiêu diệt hơn. Thương vong từ những vũ khí này thật khủng kiếp. Toàn bộ chân có thể bay mất. Một phát súng vào cơ thể khiến ai đó gần như nổ tung. Chúng dễ bị tiêu diệt nhưng đánh trực diện với chúng không đơn giản chút nào”.

1691487722514.png


Uy lực của khẩu pháo rất ghê gớm. Pháo 2A72 có tốc độ bắn 500 phát/phút và trang bị trên xe BMP-3 được ổn định ở cả hai trục và được kết nối với hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép đạt độ chính xác cao ở tầm bắn. Tốc độ bắn cao một phần là do vũ khí hoạt động theo nguyên lý trích khí. Trên thực tế, tốc độ bắn có thể tăng lên khi nòng súng nóng lên, do sự thất thoát nhiệt từ khí đẩy giảm, dẫn đến áp suất cao hơn khiến chu kỳ của cơ chế hoạt động của vũ khí nhanh hơn.

Sức mạnh hỏa lực của những khẩu pháo này có nghĩa là chúng có thể được sử dụng để chế áp các đội hình bộ binh từ xa, và chúng cũng có sức mạnh tương đối, có nghĩa là chúng có thể - trong tình huống cần thiết - gây sát thương cho xe tăng. Cả hai cách sử dụng pháo cỡ trung bình này đều đã được quan sát thấy ở U-crai-na và rõ ràng là các đội hình bộ binh sẽ kém hiệu quả trước các khẩu pháo nếu họ không được hỗ trợ. Hỏa lực pháo này cũng đóng một vai trò quan trọng trong chiến tranh đô thị vì chúng có khả năng trấn áp các vị trí từ các cự ly nằm ngoài tầm bắn của vũ khí chống tăng vác vai tiêu chuẩn do các đội hình bộ binh mang theo.

1691487810018.png

Pháo M242 25 mm

Đây cũng không phải là một xu hướng hoàn toàn mới. Các lực lượng Mỹ ở Iraq vào năm 1991 và một lần nữa vào năm 2003 đã sử dụng pháo M242 25 mm trang bị cho các IFV M2/M3 Bradley để đạt hiệu quả cao, thậm chí vô hiệu hóa những xe tăng T-62 được bố trí cố định bằng những phát đạn xuyên qua nóc tháp pháo. Chúng là vô giá trong tác chiến đô thị, cung cấp hỏa lực trực tiếp nhanh chóng chống bộ binh trong các tòa nhà và xuyên tường nếu cần thiết. Tương tự như vậy, Vương quốc Anh đã sử dụng các khẩu pháo RARDEN 30 mm của mình để đạt được hiệu quả cao trong Chiến tranh Falklands năm 1982. Các khẩu pháo đó cũng được sử dụng như một dạng hỏa lực trực tiếp chính xác ở Afghanistan, nơi chúng được sử dụng để nhanh chóng trấn áp lực lượng Taliban, và kết quả tương tự đã được báo cáo bởi các lực lượng Pháp chiến đấu ở Mali. Tuy nhiên, U-crai-na đã cho thấy công dụng cực kỳ quan trọng của những vũ khí này trong một cuộc xung đột đối xứng.

1691487947179.png

Pháo RARDEN 30 mm

Nhiều cuộc chiến trước đây sử dụng những vũ khí này liên quan đến các cuộc chiến phi đối xứng với một bên có lẽ được trang bị và huấn luyện tốt hơn bên kia, hoặc các yếu tố phức tạp khác cho thấy lợi ích của vũ khí có thể không phổ biến. Việc sử dụng chúng ở U-crai-na cho thấy chúng là một vũ khí cực kỳ nguy hiểm và hữu ích, điều này giải thích một phần lý do tại sao hầu hết các AFV trong NATO hiện nay đều được trang bị chúng.

Điều quan trọng rút ra là cần phải hiểu rủi ro do các phương tiện không mang theo pháo gây ra khi gặp phải những phương tiện được trang bị. Ví dụ, xe Boxer của Vương quốc Anh sẽ chiến đấu như thế nào trong một cuộc chiến đối xứng nếu chúng không được trang bị vũ khí cỡ nòng trung bình? Nếu không có gì khác, pháo cỡ nòng trung bình là một vũ khí cực kỳ hữu ích. Nó có thể được sử dụng để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau và gây sát thương quyết định cho các đội hình bộ binh. Có thể cho rằng, điều này đã được biết đến - hoặc ít nhất là nghi ngờ - nhưng cuộc chiến U-crai-na đã chứng minh điều đó là đúng trong môi trường tác chiến đối xứng cường độ cao.

1691488148509.png

Xe Boxer

Mặc dù tại thời điểm này, cuộc chiến tại U-crai-na đã kéo dài hơn một năm, nhưng vẫn chưa rõ ràng rằng có bất kỳ bài học nào được đúc kết cho các kíp chiến đấu AFV. Hiện tại, sẽ là công bằng khi lập luận rằng U-crai-na đang cung cấp dữ liệu, trong một số trường hợp có thể được phân tích để trở thành kiến thức. Nhưng nó vẫn chưa đạt đến mức mà tri thức có thể được coi là thông tin hay trí tuệ. Điều trên chỉ ra rằng cần phải xem xét cẩn thận để đảm bảo rằng các bài học ‘mới’ không chỉ đơn giản là các bài học cũ được học lại. Có lẽ một cách tiếp cận được cân nhắc nhiều hơn sẽ xem bản chất của cuộc chiến ở U-crai-na được đánh giá cùng với phân tích trước đó về các cuộc xung đột khác, để đi đến một tập hợp các sự thật chiến đấu mà xung quanh đó các lực lượng quân đội có thể xây dựng học thuyết và các yêu cầu về AFV của họ.

Tất nhiên có một số bài học được rút ra từ cuộc chiến U-crai-na. Ví dụ, tác động của máy bay không người lái trên chiến trường là rất lớn. Mặc dù một lần nữa, cần phải phân biệt đâu là điểm mới về cơ bản của cuộc chiến ở U-crai-na và đâu là điều đã từng thấy trước đây. Có những bài học dành cho các chiến binh mạng xung quanh các nỗ lực và nguồn lực cần thiết để bảo vệ dữ liệu quốc gia khỏi các cuộc tấn công mạng tập trung và quyết đoán. Cũng có những bài học cần nghiên cứu lại về khả năng răn đe và bản chất của sự cạnh tranh giữa các quốc gia, và vai trò cuối cùng của các lực lượng vũ trang. Đối với AFV, theo ý kiến tác giả cho rằng, U-crai-na đã thể hiện không rõ ràng bất kỳ bài học mới nào về cơ bản đối với tác chiến thiết giáp. Các chiến thuật mới lạ và sáng tạo sử dụng các hệ thống cũ đã được chứng minh là có hiệu quả, như thường xảy ra trong chiến tranh, và các chiến thuật thiếu sáng tạo đã bị trừng phạt, nhưng có vẻ như không khôn ngoan khi lập luận rằng mọi chiến thuật được U-crai-na sử dụng, hoặc mọi kinh nghiệm của nhóm thiết giáp Nga đều có giá trị phổ quát. Tuy nhiên, nó sẽ phục vụ như một lời nhắc nhở mạnh mẽ về quy mô nỗ lực và cam kết cần thiết để duy trì các lực lượng thiết giáp và triển khai chúng tham chiến, cũng như vai trò trung tâm tuyệt đối mà chúng sẽ đảm nhận./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Những bài học về chiến tranh thông thường sơ bộ rút ra từ cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine

(Tiếp)

Các kế hoạch của Nga cho cuộc tiến công vào Ukraine được xây dựng rất chi tiết và đưa ra giải pháp cho hầu hết các vấn đề thực tế mà Nga sẽ gặp phải khi chiếm đóng Ukraine. Nếu được tiến hành hợp lý, những kế hoạch này có thể đã thành công. Như sẽ được trình bày sau này trong báo cáo, chúng đã tiến rất gần đến thực thi so với dự kiến. Mặc dù giả thiết có ít sự kháng cự là không đúng, việc chiếm đóng miền nam Ukraine chứng minh rằng, tốc độ tấn công thực sự là một hướng đi thực tế để khẳng định sự kiểm soát lãnh thổ bất chấp sự ủng hộ rộng rãi. Ngoài ra, bất chấp sự kháng cự của các lực lượng vũ trang Ukraine, Nga sở hữu sức mạnh tác chiến lúc bắt đầu cuộc chiến tranh để đánh bại nhiều đơn vị của Ukraine. Ngoài những sai sót trong thực hiện kế hoạch và năng lực tác chiến yếu kém của các đơn vị tác chiến của Nga, có những khía cạnh quan trọng của kế hoạch cần phải nghiên cứu để đánh giá điểm độc đáo của các chiến dịch của Nga ở Ukraine trong giai đoạn đầu cuộc chiến tranh.

1691488495233.png

Tập trận Zapad 2021 của Nga

Các kế hoạch này đã được xây dựng bởi một nhóm nhỏ quan chức và theo sự chỉ đạo của TT Putin. Nhiều quan chức tiến hành công tác chuẩn bị mà không hiểu ý định sâu xa hơn. Các quan chức quân sự Nga – kể cả các cấp phó của các cơ quan thuộc Bộ Tổng Tham mưu Nga – không nắm được ý định xâm lược và chiếm đóng Ukraine cho đến tận những ngày trước khi diễn ra cuộc xâm lược. Các đơn vị quân sự cấp chiến thuật chỉ được giao mệnh lệnh vài tiếng trước khi họ tiến vào Ukraine. Trong khi điều này giúp đạt được yếu tố bất ngờ trong tác chiến – đối phương không nắm được ý định – số lượng nhỏ những người nắm được ý định thực sự của cuộc xâm lược đã làm nảy sinh vô số những giả định mà dường như chúng chưa từng bao giờ được kiểm chứng. Lực lượng của Nga bị căng kéo quá mức do phải tiến quân trên nhiều hướng, số lượng ít ỏi binh sĩ được sử dụng cho quá nhiều nhiệm vụ, và việc không chuẩn bị các kế hoạch dự phòng là dấu hiệu cho thấy nhiều đánh giá kỹ thuật trong hoạch định tác chiến đã không được cung cấp đầy đủ thông tin về bối cảnh tổng thể.

1691488671446.png

Quân đội Nga tiến vào Ukraine

Quân đội Nga dường như chưa tổ chức các cuộc diễn tập với quân xanh độc lập. Thay vào đó, chính bản kế hoạch cũng chứa đựng sự thiên vị lạc quan trong mỗi giai đoạn và nhất là không có phương án dự phòng; không chỉ ra điểm quyết định liệu các lực lượng thông thường có cần phải điều chỉnh thế trận hay không cũng như chưa dự báo hết các kết quả mà chỉ chú trọng thành công. Kế hoạch không những không tính đến nhu cầu của những đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung trong kế hoạch mà còn không điều bất cứ cơ quan nào sang Ukraine. Đánh giá không chính xác của FSB về phản ứng của xã hội Ukraine để lại ít hậu quả đối với cách thức kế hoạch thực tế được tiến hành hơn so với thực tế rằng, không có bằng chứng về công tác hoạch định của Nga mà bất cứ ai đã từng đặt câu hỏi liệu điều gì sẽ xảy ra nếu một trong số các giả thiết quan trọng là sai.

II. Công tác hoạch định và chuẩn bị của Ukraine

Để hiểu chính xác điều gì đã xảy ra trong những giai đoạn đầu của cuộc xung đột, những chuẩn bị của lực lượng vũ trang Ukraine kể từ năm 2014 cần phải được đánh giá. Nhiều người cho rằng, sự trợ giúp quân sự - kỹ thuật của phương Tây là nguyên nhân gây ra mọi vấn đề bởi vì họ không đặt những hệ thống vũ khí, trang bị này trong bối cảnh tiềm lực hiện có của các lực lượng vũ trang Ukraine. Việc đánh giá quy mô của tác chiến thông thường là điều quan trọng nếu những bài học quý báu được rút ra từ cuộc chiến. Một khi hiểu được cơ cấu và tiềm lực của các lực lượng vũ trang Ukraine, thế trận và cách thức bố trí lực lượng vào tháng 02/2022 có thể được thảo luận trong bối cảnh cụ thể.

Các lữ đoàn cơ động, lực lượng đặc biệt và lực lượng bảo vệ lãnh thổ

Cơ cấu và điều kiện của lực lượng bộ binh và cơ động của Ukraine đáng được xem xét về khía cạnh tư duy, tính gắn kết, công tác chỉ huy và điều hành hơn là tiềm lực kỹ thuật của họ. Trước hết, Lục quân Ukraine đã liên tục chiến đấu kể từ năm 2014. Hoạt động tác chiến này có thể ở mức cường độ thấp, nhưng với việc hơn 90 binh sĩ Ukraine bị tiêu diệt bởi các lực lượng của Nga trong năm 2021, các quân nhân phải thực hiện nhiệm vụ một cách nghiêm túc và chuẩn bị cho bất cứ sự leo thang nào. Đối với các sĩ quan mà đã từng được luân phiên triển khai đến khu vực tác chiến liên hợp, họ có hàng tháng làm quen với thực địa, tiến hành công tác chuẩn bị và nhận thức rõ về chiến trường. Câu chuyện được trao đổi thường xuyên trong các lực lượng vũ trang Ukraine là, họ sẽ làm gì trong trường hợp căng thẳng leo thang với Nga. Đặt sang một bên công tác hoạch định cấp chiến dịch, thậm chí tới cấp trung đội, kinh nghiệm của các sĩ quan sơ cấp và binh sĩ thu được sau hàng tháng quan sát các vị trí của Nga giúp họ biết được đâu là mối đe dọa với họ và đồng đội. Các đơn vị này đã xây dựng nhiều kế hoạch nhằm tìm ra biện pháp tiêu diệt những vị trí này trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

1691488832889.png

Sỹ quan NATO huấn luyện quân nhân Ukraine

Ngoài ra, ở cấp chiến dịch, các lực lượng vũ trang Ukraine hiểu rằng, Nga có thể mở lại các cuộc tiến công nhằm vào đất nước mình. Năm 2014, quân đội Nga đã cố gắng chiếm Ukraine nhưng buộc phải lùi bước. Cơ quan Tình báo ngoại tuyến của Nga và các bộ phận khác trong chính phủ Nga đã thúc giục mở một cuộc tấn công nhằm vào Ukraine trong năm 2015. Do đó, khả năng này đã luôn tồn tại trong tâm trí của các sĩ quan quân đội Ukraine. Các cuộc diễn tập và tập trận cấp đơn vị đã luyện tập phương án đối phó với mọi loại tiềm lực của quân đội Nga. Các đơn vị Ukraine tin tưởng rằng, họ được huấn luyện và chuẩn bị ở cấp chiến thuật tốt hơn kẻ thù.

1691488921573.png


Mối quan tâm thường trực với những người chỉ huy là ảnh hưởng của pháo binh đến khả năng cơ động và nhất là các tuyến đường vận tải của họ. Vấn đề này bị trầm trọng hơn do thiếu nhân lực. Với 10 lữ đoàn đảm trách toàn bộ chiến tuyến trong khu vực tác chiến liên hợp, chính diện phòng ngự của một lữ đoàn lúc bắt đầu cuộc chiến tranh dài khoảng 20 km. Điều này dẫn đến việc thiếu lực lượng dự bị và phải dựa vào phòng ngự vận động để đối phó với các cuộc tấn công. Mỗi lữ đoàn tham gia chiến đấu với cơ số đạn đủ dùng cho 10 ngày, nhưng trước mối đe dọa từ các cuộc pháo kích, ít người tin tưởng rằng sẽ có thêm đạn dược được chuyển tới chiến tuyến một khi quân đội Nga sử dụng mọi tiềm lực của họ trên hướng tiến công này. Tuy nhiên, sau khi quan sát cách thức đối xử với người dân Ukraine ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng sau năm 2014, các lực lượng Ukraine cũng được khích lệ hơn trong việc ngăn chặn đất nước rơi vào tay Nga và nhuệ khí của binh sĩ nhờ đó cũng lên cao.

1691489046161.png

Sỹ quan NATO huấn luyện quân nhân Ukraine

.....
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Bài báo này viết KQ Nga hoạt động kém hiệu quả tại Ukr, lý do chính PK Ukr tốt lên.
Qua cuộc chiến ở Ukr mới rõ Nga không phải là cường quốc về Không quân và Hải quân. Hiện nay, phòng không Ukr chủ yếu đánh tên lửa tầm xa của Nga là chủ yếu chứ không hề chiến đấu với không quân Nga. Người Nga có vẻ như chưa tự tin sử dụng lực lượng không quân của mình trực tiếp tham chiến. Ngay cả những máy bay hiện đại nhất như Su57 cũng không được sử dụng. Vì thế cho nên mặc dù được trang bị rất yếu kém, nhưng hầu như lực lượng không quân Ukr chưa có cuộc không chiến nào với không quân Nga. Các máy bay đời cũ của Ukr vẫn thường xuyên cất cánh đánh phá tiền tuyến. Không biết khi được trang bị những máy bay hiện đại hơn kiểu phương tây thì diễn biến chiến trường sẽ còn thế nào.

Về hải quân thì phía Ukr không còn tàu chiến lớn. Về quân số hải quân Nga là áp đảo tuyệt đối, đáng lẽ hải quân Nga phải là lực lượng hỗ trợ tốt nhất cho bộ binh ở duyên hải. (Nhớ lại thời chiến tranh Việt nam hải quân Mỹ hỗ trợ hỏa lực bộ binh như thế nào). Đáng tiếc Hải quân Nga không những không hỗ trợ mà còn là đối tượng cần bảo vệ khi liên tục trở thành mục tiêu tấn công và chịu nhiều thiệt hại. Người Nga mong muốn những thành phố như Odessa hay quân cảng Mykolaev đến mức thế nào? Mà đành phải từ bỏ phần lớn ở sự yếu kém của Hải quân Nga. Chiến đấu với lực lượng hải quân đối phương gần như không có, tại vùng biển có thể coi như ao nhà mà đã thế, thì hải quân Nga khó có thể đáp ứng được những kỳ vọng ở những vùng biển xa hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Những bài học về chiến tranh thông thường sơ bộ rút ra từ cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine

(Tiếp)

Duy trì một lực lượng đầy đủ là một thách thức kể từ năm 2014. Vấn đề chính là tiền lương. Mặc dù tiền lương đã được tăng, nó không theo kịp với đà tăng của lạm phát hoặc không tương xứng với tiền lương trong lĩnh vực tư nhân. Số lượng quân nhân xuất ngũ tăng lên khi Ukraine kết hợp sử dụng quân nhân theo hợp đồng ngắn hạn. Trước 24/02/2022, điều này đã đặt ra những vấn đề nghiêm trọng đối với các lực lượng vũ trang Ukraine. Nó không chỉ nghĩa là nhiều đơn vị rơi vào tình trạng thiếu hụt người thuộc các chuyên môn như thông tin, mà còn có nghĩa là Bộ Quốc phòng sẽ phải giành nguồn lực hợp lý cho việc huấn luyện các chuyên gia mới – những người sẽ hiếm khi được giữ lại trong quân ngũ. Tuy nhiên, tình hình này mang lại một lợi ích. Các quân nhân dự bị và rộng hơn là xã hội Ukraine cần số lượng lớn những con người đã từng phục vụ trong quân ngũ và được huấn luyện để thực hiện những nhiệm vụ đặc thù. Một trong những sai lầm lớn trong công tác hoạch định cho cuộc xâm lược của Nga là việc đánh giá số lượng quân nhân dự bị mà Ukraine có thể huy động.

1691574536334.png

Lục quân Ukraine

Cũng có một số lữ đoàn và đơn vị mà việc giữ lại các quân nhân ít gặp phải các vấn đề hơn, và đây là những đơn vị có bề dày kinh nghiệm. Trong số những đơn vị này có 07 lữ đoàn thuộc Lực lượng tấn công đường không; Lực lượng tác chiến đặc biệt có 02 trung đoàn và 02 trung tâm tác chiến đặc biệt. Ngoài ra, còn có các đơn vị đặc biệt thuộc Cơ quan đặc biệt Ukraine, bao gồm Đơn vị đặc biệt số 10 thuộc Cục Tình báo chủ lực, Đơn vị đặc biệt Alpha thuộc Cơ quan An ninh Ukraine, Lực lượng đặc biệt thuộc Cận vệ quốc gia, Cơ quan biên giới nhà nước và Cơ quan tình báo ngoại tuyến, chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động phía sau lưng đối phương.

1691574590968.png

Lục quân Ukraine

Việc thành lập Lực lượng bảo vệ lãnh thổ (TDF) là nhằm mục đích tận dụng chiều sâu lực lượng dự bị của Ukraine và ý chí của dân chúng để tạo ra số đông và do đó có khả năng tự cường. Được thành lập như là một thực thể thống nhất vào tháng 01/2022, về mặt lý thuyết, TDF có rất nhiều triển vọng và qua thời gian cũng đã chứng tỏ là một phương thức hiệu quả để thành lập các đơn vị tác chiến mới mà có thể được huấn luyện để hỗ trợ cho quân đội. Tuy nhiên, do các đơn vị thuộc TDF được thành lập rất gần lúc nổ ra cuộc xâm lược của Nga nên hiệu quả tác chiến của những đơn vị này chưa cao khi bắt đầu chiến tranh. Cũng cần phải hiểu rằng đối với chính phủ Ukraine, chiến dịch quân sự của Nga nhằm vào nước này đã được tiếp tục trong gần một thập kỷ và cái giá của việc duy trì những đơn vị bảo vệ lãnh thổ lớn so với hiệu quả tác chiến ngay tức thì của họ đã khiến việc đầu tư cho một đơn vị như vậy trở thành thách thức đối với các lực lượng vũ trang Ukraine.

1691574655635.png

Lực lượng bảo vệ lãnh thổ Ukraine

Bởi vì TDF chỉ mới được thành lập vào năm 2022, họ thiếu các loại vũ khí hạng nặng hoặc các cơ cấu chỉ huy và điều khiển để sử dụng chúng. Họ cũng có cơ cấu chỉ huy hạn chế. Trong khi giá trị của TDF từng bước gia tăng – chuyển từ chịu trách nhiệm đối với an ninh ở khu vực hậu phương sang giữ địa bàn để tạo điều kiện cho các lữ đoàn cơ động mở các chiến dịch tiến công - ở giai đoạn bắt đầu cuộc xung đột, việc thiếu chỉ huy và điều hành thống nhất những đơn vị này khiến họ trở thành một trở lực trong nhiều trường hợp. Đây không phải là lỗi của những con người thuộc TDF được huy động để bảo vệ Ukraine, mà nó đơn giản phản ánh một thực tế rằng việc cố gắng huy động và điều hành một số lượng lớn con người như vậy trong chỉ hơn một tháng để hình thành chuỗi chỉ huy và thực hiện các liên lạc và huấn luyện cần thiết đã đặt ra giới hạn đối với cách thức họ có thể được tích hợp hiệu quả vào các lực lượng vũ trang.

1691574724314.png

Lực lượng bảo vệ lãnh thổ Ukraine

Do đó, tính đến 24/02/2022, các lực lượng vũ trang Ukraine chỉ có một số lượng nhất định các lữ đoàn cơ động chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm. Họ phải đưa ra những quyết định khó khăn là ưu tiên triển khai những lữ đoàn này ở đâu. Họ cũng có một số lượng lớn các quân nhân dự bị có trình độ chiến thuật và nhiều người dân tình nguyện cầm súng chiến đấu, nhưng lại phải đối mặt với vấn đề trang bị cho các lực lượng này. Do đó, vấn đề quan trọng là liệu các đơn vị chuyên nghiệp của quân đội Ukraine có thể trụ vững đủ lâu để lực lượng được huy động có thể trở nên lớn mạnh, hỗ trợ việc bảo vệ đất nước Ukraine trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Pháo binh

Ngoài lực lượng cơ động, Ukraine đã nỗ lực củng cố công tác bảo đảm chiến đấu cho các lực lượng sau năm 2014 trước sức mạnh hỏa lực của quân đội Nga. Trong 08 năm xung đột (trước 2022), pháo binh là nguyên nhân gây ra 90% thương vong.

1691574945532.png

Pháo binh Ukraine

Trước cuộc "Cách mạng phẩm giá" năm 2014, Tổng thống theo đường lối thân Nga Viktor Yanukovych đã tiến hành cắt giảm lực lượng tên lửa và pháo binh. Do đó, tại thời điểm Nga xâm lược Crimea, Lục quân Ukraine chỉ có 01 lữ đoàn tên lửa được trang bị các tổ hợp tên lửa chiến thuật 9K79-1 “Tochka-U”, 02 lữ đoàn pháo binh được trang bị pháo lựu tự hành và pháo xe kéo “MSTA-S” và “MSTA-B” 155 mm, pháo lựu tự hành và pháo xe kéo “Hyacinth-S” và “Hyacinth-B” 152 mm và pháo lực tự hành “Pion” 203 mm. Họ cũng có 03 trung đoàn pháo binh được trang bị các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) “Uragan” 220 mm và “Smerch” 300 mm. Bên cạnh đó, các đơn vị pháo binh thuộc biên chế của các lữ đoàn cơ giới và xe tăng sử dụng pháo “Akatsiya” và “Gvozdika” 152 mm và 122 mm cũng như MLRS “Grad” 122 mm. Các đơn vị thuộc Lực lượng tấn công đường không không được trang bị pháo binh hay xe tăng.

1691574888102.png

Pháo binh Ukraine

Kể từ tháng 3/2014, Ukraine đã tập trung khôi phục tiềm lực pháo binh. Kết quả là, 05 lữ đoàn pháo binh mới và 01 trung đoàn pháo binh độc lập của Lục quân đã được thành lập, cũng như 01 lữ đoàn pháo binh và 01 trung đoàn pháo binh độc lập của Hải quân. Lữ đoàn tên lửa độc lập số 19 thành lập lại 02 tiểu đoàn được trang bị tổ hợp tên lửa chiến thuật “Tochka -U”. Tất cả các lữ đoàn binh chủng hợp thành mới của Lục quân cũng như mọi lữ đoàn của Hải quân đánh bộ đã được nhận các nhóm pháo binh lữ đoàn của mình.

1691575078208.png


Đến năm 2019, số lượng các tiểu đoàn pháo binh đã tăng lên gấp đôi. Tính đến tháng 02/2022, Lực lượng tên lửa và pháo binh (RViA) của các lực lượng vũ trang Ukraine đã có 10 lữ đoàn và 01 trung đoàn thuộc biên chế của Lục quân, cũng như 01 lữ đoàn và 01 trung đoàn thuộc biên chế của Hải quân. Các lực lượng vũ trang Ukraine đã được trang bị 1.176 khẩu pháo, trong đó có 742 khẩu pháo 152 mm, 421 pháo lựu tự hành 122 mm và 13 đơn vị là pháo 203 mm. RViA cũng được biên chế 1.689 MLRS thuộc mọi loại cỡ nòng cũng như khoảng 40 tổ hợp tên lửa chiến thuật “Tochka-U”. Nếu tính về số lượng pháo, Ukraine sở hữu lực lượng pháo binh lớn nhất ở châu Âu chỉ sau Nga. Điểm khác biệt về số lượng giữa pháo binh Nga và Ukraine là không lớn khi bắt đầu cuộc xung đột: 2.433 khẩu so với 1.176 khẩu và 3.547 MLRS so với 1.680 MLRS.

1691575192494.png


Các lực lượng vũ trang Ukraine có đủ cơ số đạn cho những hệ thống này trong hơn 6 tuần. Lượng đạn đã bị hao hụt do thường xuyên xảy ra các vụ nổ kho đạn do hoạt động phá hoại của Nga. Trong khoảng từ năm 2014 đến 2018, đã xảy ra sáu vụ nổ như vậy, phá hủy 210.000 tấn đạn, trong đó phần lớn là đạn 152 mm và đạn rocket sử dụng cho các MLRS. Để so sánh, trong suốt 05 chiến tranh ở Donbas, các lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng tổng số khoảng 70.000 tấn đạn.

1691575259778.png

UAV “Furia”

Sự phát triển của lực lượng pháo binh Ukraine không chỉ giới hạn ở việc gia tăng số lượng khẩu pháo và đơn vị. Đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng. Kể từ năm 2015, tất cả các tiểu đoàn bắt đầu nhận các UAV “Furia”, “Leleka”, PD-1 và các loại khác, góp phần cải thiện mạnh mẽ năng lực ISR. Các radar AN/TPQ-36 của Mỹ, được thiết kế để xác định tọa độ pháo binh đối phương, đã được chuyển giao cho Ukraine như là một phần của gói viện trợ quân sự - kỹ thuật và giúp tăng cường năng lực phản pháo. Việc sử dụng hệ thống kiểm soát chiến đấu “Kropyva” – phần mềm vẽ bản đồ tình báo của Ukraine – giúp giảm 80% thời gian triển khai các đơn vị pháo binh. Đồng thời, thời gian tiêu diệt một mục tiêu bất ngờ đã được giảm hai phần ba, thời gian phản pháo giảm 90%. Công tác huấn luyện cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Hàng năm, các lực lượng vũ trang đã tiến hành hơn 35 cuộc diễn tập chiến thuật cấp lữ đoàn và hơn 200 cuộc diễn tập chiến thuật cấp tiểu đoàn đối với các đơn vị pháo binh. Do đó, các kế hoạch phòng ngự của Ukraine nhằm mục đích sử dụng các lực lượng cơ động để đối phó với kẻ thù thông qua sử dụng hỏa lực pháo binh tập trung.

1691575298218.png

Radar AN/TPQ-36

.....
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,927
Động cơ
97,692 Mã lực
Nổ lớn tại nhà máy sx kính ngắm vũ khí.
Nga bẩu nổ tại xưởng làm "pháo hoa", lỗi an toàn lao động thui, hổng phải thằng Ukr phá hoại nhé. Nói vậy là hểu cả rồi. He he.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Nổ lớn tại nhà máy sx kính ngắm vũ khí.
Nga bẩu nổ tại xưởng làm "pháo hoa", lỗi an toàn lao động thui, hổng phải thằng Ukr phá hoại nhé. Nói vậy là hểu cả rồi. He he.
Ukr có nhận ko?
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,927
Động cơ
97,692 Mã lực
Ukraine ko thừa nhận khi đánh vào đất Nga, chỉ nhận khi đánh vùng "đất sáp nhập".
Ukr đánh lén chắc là có. Phía Nga biết chuyện cũng làm ngơ, chẳng lẽ thừa nhận phòng không mình yếu kém.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Ukraine ko thừa nhận khi đánh vào đất Nga, chỉ nhận khi đánh vùng "đất sáp nhập".
Ukr đánh lén chắc là có. Phía Nga biết chuyện cũng làm ngơ, chẳng lẽ thừa nhận phòng không mình yếu kém.
Những vụ kiểu này chắc là do "Biệt động thành” họ làm. Chưa chắc đã là do uav hay tên lửa đánh.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Những bài học về chiến tranh thông thường sơ bộ rút ra từ cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine

(Tiếp)

Tăng thiết giáp

Vai trò và tầm quan trọng của lực lượng tăng thiết giáp Ukraine trong cuộc xung đột này phải được đặt trong bối cảnh của những phát triển của lực lượng này trong tám năm qua. Tính cả 02 lữ đoàn xe tăng chính quy và 04 lữ đoàn xe tăng dự bị, các đơn vị xe tăng thuộc lữ đoàn cơ giới và lữ đoàn sơn cước, cũng như các lữ đoàn thuộc Hải quân đánh bộ và Lực lượng tiến công đường không, các lực lượng vũ trang Ukraine sở hữu khoảng 30 tiểu đoàn xe tăng tại thời điểm bắt đầu cuộc xung đột. Một bộ phận quan trọng trong số các đơn vị xe tăng này đã được thành lập trong khoảng từ năm 2014-2018, với 500 xe tăng đã được chuyển giao cho các lực lượng vũ trang Ukraine. Tổng số xe tăng chiến đấu chủ lục của Ukraine tại thời điểm xảy ra cuộc xâm lược là khoảng 900. Để so sánh, các lực lượng vũ trang Nga triển khai 2.800 xe tăng cho cuộc chiến; các lực lượng ủy nhiệm của Nga ở Donbas có khoảng 400 xe tăng.

1691666275056.png

T-64BM “Bulat”

Học thuyết xe tăng truyền thống quy định sử dụng xe tăng ở khu vực hỏa lực trực tiếp. Tuy nhiên, trong những năm chiến tranh ở Donbas, giới lãnh đạo binh chủng tăng thiết giáp của Ukraine đã thay đổi phương pháp tiếp cận truyền thống và phát triển kỹ thuật hỏa lực gián tiếp. Để thực hiện nhiệm vụ này, các loại đạn nổ mảnh có sức công phá lớn thường được sử dụng. Điều này đòi hỏi sử dụng các thiết bị điều khiển đặc biệt. Việc áp dụng công nghệ hiện đại, dưới dạng các tổ hợp đồ họa và tính toán, được phát triển ở Ukraine với chức năng tự động truyền thông tin đến các xe tăng khác tham gia chiến đấu, giúp các xe tăng Ukraine có thể đạt được độ chính xác cao ở cự ly lên đến 10 km và giảm thời gian tính toán sửa bắn xuống còn vài giây. Kỹ thuật này giúp xóa mờ ranh giới giữa xe tăng và pháo binh. Giá trị của kỹ thuật này là nó cho phép xe tăng tập trung hỏa lực trên một phạm vi rộng, đồng thời có thể cơ động mà không cần được bảo vệ bởi các thành phần pháo binh. Do đó, Ukraine đã có kế hoạch sử dụng tăng thiết giáp như là lực lượng dự bị để hỗ trợ các đơn vị chiến đấu, có khả năng tấn công các đội hình cơ động của đối phương và để hỗ trợ phản công nếu điều kiện cho phép.

1691666322397.png

Xe tăng BM “Oplot”

Mặc dù Ukraine sản xuất được xe tăng BM “Oplot” và T-84U, việc thiếu nguồn kinh phí cần thiết đã buộc các lực lượng vũ trang Ukraine không mua xe tăng mới. Thay vào đó, họ lựa chọn hiện đại hóa số xe hiện có. Người ta ước đoán rằng, số tiền để hiện đại hóa 03 hoặc thậm chí 04 tiểu đoàn xe tăng có thể chỉ đủ để mua 01 tiểu đoàn xe tăng mới. Lữ đoàn xe tăng số 1 được trang bị các xe tăng chiến đấu chủ lực T-64B và T-64BM “Bulat”, phiên bản hiện đại hóa của dòng xe tăng T-64 dưới thời Liên Xô. Các xe tăng T-64 sau khi hiện đại hóa được trang bị máy vô tuyến kỹ thuật số, các thiết bị liên lạc và điều khiển mới, các hệ thống ngắm bắn sử dụng camera chụp ảnh nhiệt, công nghệ bảo vệ cải tiến và các lựa chọn cần thiết khác.

1691666393497.png

T-64BM “Bulat”

Hệ thống vũ khí của xe tăng T-64BM “Bulat” cũng bao gồm tổ hợp tên lửa tăng TAKO-621 do Ukraine tự chế tạo, có khả năng tiêu diệt xe bọc thép, lô cốt, máy bay trực thăng và các mục tiêu khác ở cự ly lên đến 5.000 m thông qua việc sử dụng tên lửa có điều khiển Kombat. Ngoài ra, quân đội Ukraine đã tiến hành hiện đại hóa xe tăng T-72 và xe tăng sử dụng động cơ tuabin khí T-80BV. Những dòng xe tăng này có vận tốc và khả năng cơ động cao hơn, và được sử dụng để trang bị cho các đơn vị tấn công đường không và hải quân đánh bộ.

1691666449470.png

T-72

Mặc dù các lực lượng vũ trang Ukraine đã sở hữu một số lượng lớn xe tăng, điều này không giúp thay đổi thực tế rằng các xe tăng của Nga ở lúc bắt đầu cuộc chiến tranh nhìn chung sở hữu hệ thống bảo vệ và hệ thống ngắm bắn tốt hơn, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly xa hơn. Đối với tác chiến ở khoảng cách gần, những khác biệt trong khả năng bảo vệ và thiết bị cảm biến không còn phát huy được mấy tác dụng nhưng mang lại những lợi thế kỹ thuật quan trọng cho lực lượng xe tăng Nga ở những cự ly trung bình.

....
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top