Những bài học về chiến tranh thông thường sơ bộ rút ra từ cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine
(Tiếp)
Thành công ban đầu của Cụm lực lượng phía Nam giảm đáng kể do sức mạnh chiến đấu của cụm quân này này bị tiêu hao trên nhiều trục. Các vấn đề nảy sinh trong một số quyết định chiến thuật của cụm lực lượng này có thể được thấy qua việc thiếu ý định trong các mệnh lệnh liên quan đến các hướng hành động trở về trạng thái ban đầu. Ví dụ, cụm lực lượng phía Nam chỉ gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ khi tiếp cận Mykolaiv.
Xe tăng Nga bỏ lại ở Mykolaiv, tháng 3-2022
Cũng như trên các trục khác, người Nga đã có được tỷ lệ lực lượng có lợi và đạt được yếu tố bất ngờ. Pháo binh Ukraine sẵn có trong khu vực này bị hạn chế. Các lực lượng Nga cũng đã đạt được ưu thế trên không.Tuy nhiên, tuân thủ các mệnh lệnh bỏ qua các trung tâm kháng cự, các đơn vị Nga cố gắng bao vây Mykolaiv ở phía bắc. Khi làm như vậy, họ đã làm tiêu hao sức mạnh chiến đấu của mình, giúp Bộ Tư lệnh miền Nam Ukraine có thời gian huy động và tổ chức thêm các đơn vị, đồng thời để lộ một bên sườn. Kết quả là, vị trí này ngày càng trở nên bất khả xâm phạm, mặc dù phải mất nhiều tuần giao tranh ác liệt trước khi các đơn vị chiến đấu của Nga ngừng cố gắng tiến xa hơn về phía tây.
Quân đội Nga tại Mariupol
Cụm lực lượng phía Nam đã thành công hơn nhiều trong việc phong tỏa Mariupol. Bất chấp nhiều hành động chiến thuật của Nga trong giai đoạn này của cuộc chiến bắt nguồn từ các chỉ thị chính xác và phù hợp từ chỉ huy cấp trên, nhưng lại có rất ít mệnh lệnh có thể được thực thi đúng cách. Cuộc tiến công vào Mariupol là trường hợp ngoại lệ, trong đó ý định tác chiến cao hơn nhằm bao vây thành phố này đã được thực hiện tốt. Tại đây các biện pháp chuẩn bị được triển khai khéo léo và hợp lý để chặn các tuyến thông tin liên lạc từ Mariupol đến Volnovaha vào ngày D+8 trong quá trình bao vây Mariupol. Điều này tạo ra các điều kiện để tiến hành vây hãm tiếp theo.
Việc phá hủy Mariupol - nơi người Nga đã lường trước được sự kháng cự quyết liệt và không mong đợi sự đầu hàng nhanh chóng của chính quyền địa phương - cho thấy sự khác biệt có thể được tạo ra ở những nơi khác nếu lực lượng Nga được chuẩn bị phù hợp cho các trận giao tranh ác liệt. Ở đây, mô hình tương tự như mô hình được sử dụng để đánh chiếm Grozny trong Chiến tranh Chechnya lần thứ hai: sử dụng hỏa lực ồ ạt kết hợp với các nhóm đột kích để phá vỡ các vị trí phòng thủ.
Quân đội Nga tại Mariupol
Cách đánh của Tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 8 sử dụng các BTG với sự phối hợp yếu kém của bộ binh-thiết giáp trong giai đoạn đầu đã dẫn đến các đơn vị Nga bị tiêu hao đáng kể. Tuy nhiên, các lực lượng Nga đã nhanh chóng thích ứng, thành lập các nhóm thiết giáp và bộ binh mạnh, đồng thời thành lập các toán quâncó sức chiến đấu mạnh của quân Chechnya vốn tỏ ra tương đối hiệu quả. Có một số hạn chế trong bảo vệ Mariupol của Ukraine kể từ đó đã được khắc phục. Vấn đề chính là thiết lập ranh giới đơn vị và phân chia trách nhiệm giữa các lực lượng phòng thủ lãnh thổ, hải quân và bộ binh của UAF.Các đơn vị tấn công của Nga đã xác định chính xác ranh giới của đơn vị và có thể khai thác những ranh giới này để chia cắt tuyến phòng thủ thành nhiều ổ biệt lập. Do các chỉ huy chiến thuật của Nga hiểu rõ mục đích là chiếm thành phố, nên họ có thể thực hiện các hành động chiến thuật một cách hiệu quả.
Trận chiến tại Mariupol
Sức kháng cự bền bỉ của lực lượng phòng thủ Mariupol phản ánh bản lĩnh phi thường của những người bảo vệ thành phố này. Các lực lượng Ukraine không chỉ vượt quá sự kỳ vọng của Bộ Tổng tham mưu Ukraine mà còn gây tổn thất nặng nề cho lực lượng tấn công Nga.Tuy nhiên, hình dạng chiến trường của vòng vây sâu phía sau phòng tuyến của Nga, hệ thống phòng không rộng lớn được dựng lên xung quanh thành phố này và việc thiếu hệ thống phòng không quân nhà đã cho phép sử dụng máy bay ném bom hạng nặng, pháo binh và các phương tiện khác để tiêu hao dần lực lượng phòng thủ. Bộ Tư lệnh Miền Nam Ukraine sau đó đã làm việc để cải thiện sự phối hợp giữa các đơn vị Lục quân, TDF và hải quân.
Tái tập trung vào Donbas: D+38–91
Việc Nga rút lui khỏi Kiev cho thấy sự thay đổi về mục tiêu và chiến lược của AFRF. Thay vì tìm cách chiếm thủ đô, các lực lượng Nga nỗ lực thực hiện điều mà UAF đã đánh giá là hành động nguy hiểm nhất của họ ngay từ đầu cuộc xung đột: tiêu diệt UAF ở Donbas; chiếm giữ và sáp nhập Luhansk và Donetsk; và, từ vị trí này, buộc Kiev phải đàm phán với những điều khoản bất lợi. Trọng tâm của các lực lượng đặc biệt Nga cũng sẽ thay đổi, từ việc gây bất ổn chính phủ Ukraine sang chiến tranh kinh tế và chính trị chống lại châu Âu nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quốc tế dành cho Ukraine.
Phương tiện quân sự của Nga bị phá hủy gần Kiev
Trước khi mô tả bản chất của cuộc giao tranh, điều quan trọng là phải xem xét tình trạng tương đối của các lực lượng đã được bố trí lại trong suốt tháng Tư. Các lực lượng Nga đã bị tiêu hao lớn xung quanh Kiev và mất một lượng lớn trang thiết bị quân sự. Trong suốt tháng 4, đã có một cuộc tranh luận đang diễn ra trong chính phủ Nga về sự cần thiết phải tiến hành động viên. Cuối cùng, quyết định phản đối tiến hành động viên đã được đưa ra. Cùng với tiêu hao sinh lực, các lực lượng Nga đang bị sa sút tinh thần do họ không thành công trên hầu hết các trục.Tại thời điểm này, trong lực lượng Nga đã có sự chia rẽ đặc biệt. Một mặt, cấp chỉ huy cao hơn vẫn tin chắc vào sự cần thiết phải chiến đấu bằng BTG là đơn vị tác chiến được ưu tiên, ngay cả khi lực lượng này không đồng bộ và không theo nhiệm vụ cụ thể này khác nhau đáng kể về khả năng.
Xe tăng T-62 của Nga tại Donbass
Do đó, khi cuộc tấn công vào Donbas được thực hiện một cách nghiêm túc trong suốt tháng 5 năm 2022, người ta ước tính rằng các lực lượng Nga đã triển khai tổng cộng 146 BTG bố trí xung quanh Ukraine, trong đó có 93 BTG đang chiến đấu, 13 BTG đang được khôi phục và 40 BTG dự bị đang trong giai đoạn đầu và giai đoạn hai. Điều này bao gồm 136 BTG trong lực lượng xâm lược ban đầu và các đơn vị bổ sung được thành lập từ lực lượng dự bị và lính nghĩa vụ của Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LNR) và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DNR).
.....
(Tiếp)
Thành công ban đầu của Cụm lực lượng phía Nam giảm đáng kể do sức mạnh chiến đấu của cụm quân này này bị tiêu hao trên nhiều trục. Các vấn đề nảy sinh trong một số quyết định chiến thuật của cụm lực lượng này có thể được thấy qua việc thiếu ý định trong các mệnh lệnh liên quan đến các hướng hành động trở về trạng thái ban đầu. Ví dụ, cụm lực lượng phía Nam chỉ gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ khi tiếp cận Mykolaiv.
Xe tăng Nga bỏ lại ở Mykolaiv, tháng 3-2022
Cũng như trên các trục khác, người Nga đã có được tỷ lệ lực lượng có lợi và đạt được yếu tố bất ngờ. Pháo binh Ukraine sẵn có trong khu vực này bị hạn chế. Các lực lượng Nga cũng đã đạt được ưu thế trên không.Tuy nhiên, tuân thủ các mệnh lệnh bỏ qua các trung tâm kháng cự, các đơn vị Nga cố gắng bao vây Mykolaiv ở phía bắc. Khi làm như vậy, họ đã làm tiêu hao sức mạnh chiến đấu của mình, giúp Bộ Tư lệnh miền Nam Ukraine có thời gian huy động và tổ chức thêm các đơn vị, đồng thời để lộ một bên sườn. Kết quả là, vị trí này ngày càng trở nên bất khả xâm phạm, mặc dù phải mất nhiều tuần giao tranh ác liệt trước khi các đơn vị chiến đấu của Nga ngừng cố gắng tiến xa hơn về phía tây.
Quân đội Nga tại Mariupol
Cụm lực lượng phía Nam đã thành công hơn nhiều trong việc phong tỏa Mariupol. Bất chấp nhiều hành động chiến thuật của Nga trong giai đoạn này của cuộc chiến bắt nguồn từ các chỉ thị chính xác và phù hợp từ chỉ huy cấp trên, nhưng lại có rất ít mệnh lệnh có thể được thực thi đúng cách. Cuộc tiến công vào Mariupol là trường hợp ngoại lệ, trong đó ý định tác chiến cao hơn nhằm bao vây thành phố này đã được thực hiện tốt. Tại đây các biện pháp chuẩn bị được triển khai khéo léo và hợp lý để chặn các tuyến thông tin liên lạc từ Mariupol đến Volnovaha vào ngày D+8 trong quá trình bao vây Mariupol. Điều này tạo ra các điều kiện để tiến hành vây hãm tiếp theo.
Việc phá hủy Mariupol - nơi người Nga đã lường trước được sự kháng cự quyết liệt và không mong đợi sự đầu hàng nhanh chóng của chính quyền địa phương - cho thấy sự khác biệt có thể được tạo ra ở những nơi khác nếu lực lượng Nga được chuẩn bị phù hợp cho các trận giao tranh ác liệt. Ở đây, mô hình tương tự như mô hình được sử dụng để đánh chiếm Grozny trong Chiến tranh Chechnya lần thứ hai: sử dụng hỏa lực ồ ạt kết hợp với các nhóm đột kích để phá vỡ các vị trí phòng thủ.
Quân đội Nga tại Mariupol
Cách đánh của Tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 8 sử dụng các BTG với sự phối hợp yếu kém của bộ binh-thiết giáp trong giai đoạn đầu đã dẫn đến các đơn vị Nga bị tiêu hao đáng kể. Tuy nhiên, các lực lượng Nga đã nhanh chóng thích ứng, thành lập các nhóm thiết giáp và bộ binh mạnh, đồng thời thành lập các toán quâncó sức chiến đấu mạnh của quân Chechnya vốn tỏ ra tương đối hiệu quả. Có một số hạn chế trong bảo vệ Mariupol của Ukraine kể từ đó đã được khắc phục. Vấn đề chính là thiết lập ranh giới đơn vị và phân chia trách nhiệm giữa các lực lượng phòng thủ lãnh thổ, hải quân và bộ binh của UAF.Các đơn vị tấn công của Nga đã xác định chính xác ranh giới của đơn vị và có thể khai thác những ranh giới này để chia cắt tuyến phòng thủ thành nhiều ổ biệt lập. Do các chỉ huy chiến thuật của Nga hiểu rõ mục đích là chiếm thành phố, nên họ có thể thực hiện các hành động chiến thuật một cách hiệu quả.
Trận chiến tại Mariupol
Sức kháng cự bền bỉ của lực lượng phòng thủ Mariupol phản ánh bản lĩnh phi thường của những người bảo vệ thành phố này. Các lực lượng Ukraine không chỉ vượt quá sự kỳ vọng của Bộ Tổng tham mưu Ukraine mà còn gây tổn thất nặng nề cho lực lượng tấn công Nga.Tuy nhiên, hình dạng chiến trường của vòng vây sâu phía sau phòng tuyến của Nga, hệ thống phòng không rộng lớn được dựng lên xung quanh thành phố này và việc thiếu hệ thống phòng không quân nhà đã cho phép sử dụng máy bay ném bom hạng nặng, pháo binh và các phương tiện khác để tiêu hao dần lực lượng phòng thủ. Bộ Tư lệnh Miền Nam Ukraine sau đó đã làm việc để cải thiện sự phối hợp giữa các đơn vị Lục quân, TDF và hải quân.
Tái tập trung vào Donbas: D+38–91
Việc Nga rút lui khỏi Kiev cho thấy sự thay đổi về mục tiêu và chiến lược của AFRF. Thay vì tìm cách chiếm thủ đô, các lực lượng Nga nỗ lực thực hiện điều mà UAF đã đánh giá là hành động nguy hiểm nhất của họ ngay từ đầu cuộc xung đột: tiêu diệt UAF ở Donbas; chiếm giữ và sáp nhập Luhansk và Donetsk; và, từ vị trí này, buộc Kiev phải đàm phán với những điều khoản bất lợi. Trọng tâm của các lực lượng đặc biệt Nga cũng sẽ thay đổi, từ việc gây bất ổn chính phủ Ukraine sang chiến tranh kinh tế và chính trị chống lại châu Âu nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quốc tế dành cho Ukraine.
Phương tiện quân sự của Nga bị phá hủy gần Kiev
Trước khi mô tả bản chất của cuộc giao tranh, điều quan trọng là phải xem xét tình trạng tương đối của các lực lượng đã được bố trí lại trong suốt tháng Tư. Các lực lượng Nga đã bị tiêu hao lớn xung quanh Kiev và mất một lượng lớn trang thiết bị quân sự. Trong suốt tháng 4, đã có một cuộc tranh luận đang diễn ra trong chính phủ Nga về sự cần thiết phải tiến hành động viên. Cuối cùng, quyết định phản đối tiến hành động viên đã được đưa ra. Cùng với tiêu hao sinh lực, các lực lượng Nga đang bị sa sút tinh thần do họ không thành công trên hầu hết các trục.Tại thời điểm này, trong lực lượng Nga đã có sự chia rẽ đặc biệt. Một mặt, cấp chỉ huy cao hơn vẫn tin chắc vào sự cần thiết phải chiến đấu bằng BTG là đơn vị tác chiến được ưu tiên, ngay cả khi lực lượng này không đồng bộ và không theo nhiệm vụ cụ thể này khác nhau đáng kể về khả năng.
Xe tăng T-62 của Nga tại Donbass
Do đó, khi cuộc tấn công vào Donbas được thực hiện một cách nghiêm túc trong suốt tháng 5 năm 2022, người ta ước tính rằng các lực lượng Nga đã triển khai tổng cộng 146 BTG bố trí xung quanh Ukraine, trong đó có 93 BTG đang chiến đấu, 13 BTG đang được khôi phục và 40 BTG dự bị đang trong giai đoạn đầu và giai đoạn hai. Điều này bao gồm 136 BTG trong lực lượng xâm lược ban đầu và các đơn vị bổ sung được thành lập từ lực lượng dự bị và lính nghĩa vụ của Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LNR) và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DNR).
.....