(Tiếp)
Khả năng dễ bị đánh lừa của các lực lượng Nga cũng là rủi ro đối với các đối thủ của họ. Đặc biệt là trước cuộc xung đột, mục tiêu chính của một lực lượng thường là răn đe hoặc định hướng. Trong nhiều cuộc thảo luận của NATO về những vấn đề này, những thay đổi tinh tế trong tư thế lực lượng, vũ khí phù hợp với máy bay, mô hình hành vi, v.v... được sử dụng để cố gắng truyền đạt các mức độ sẵn sàng, chuẩn bị và ý chí khác nhau. Nhiều hành động trong số này dựa trên giả định rằng chúng sẽ bị kẻ thù theo dõi. Từ quan điểm kỹ thuật, chắc chắn là người Nga có thể nhìn thấy các loại hoạt động này.Tuy nhiên, khi các lực lượng Ukraine tấn công tàu tuần dương Moskva ở Biển Đen bằng tên lửa hành trình chống hạm Neptune vào ngày 13 tháng 4 năm 2022, không có dấu hiệu nào cho thấy radar của chiếc tàu này đang hoạt động. Đây được cho là đầu mối ISTAR trung tâm đối với hệ thống phòng không của Hạm đội Biển Đen, nhưng mặc dù đang ở trong vùng chiến sự, nhưng các cảm biến chính của con tàu không được bật.
Tên lửa hành trình chống hạm Neptune
Đây cũng không phải là một sự cố cá biệt. Trên máy bay Nga, bị bắn rơi ở Ukraine, đã hơn một lần được phát hiện radar vẫn được xếp gọn, với các tấm che an toàn đang phủ các cảm biến chủ yếu. Những sự cố này nói lên sự tự mãn, huấn luyện tổ lái mặt đất kém và thiếu tập trung vào nhiệm vụ.Tuy nhiên, khi xem xét các vấn đề về quy trình và sự thiếu hợp nhất được mô tả ở trên, tình trạng có thể thấy được của những điều chỉnh tinh vi này đối với các chỉ huy tác chiến của Nga chính là tốt nhất là không nhất quán và tệ nhất là không tồn tại. Từ quan điểm răn đe – hoặc nhằm mục đích định hình quá trình ra quyết định – điều này đáng lo ngại vì nó cho thấy rằng hầu hết sắc thái khi truyền đạt có thể bị mất đi. Do đó, mặc dù các lực lượng Nga có thể dễ bị đánh lừa, nhưng thông điệp phải được gửi đi một cách rõ ràng. Trong bối cảnh răn đe, một trong những thách thức lớn nhất có thể là ngăn chặn người Nga tự đánh lừa.
Tên lửa hành trình chống hạm Neptune
Để đánh giá liệu người Nga có đang thu hẹp khoảng cách giữa các khả năng tiềm năng và khả năng thực tế của họ hay không, điều quan trọng là phải chú ý đến kỷ luật của họ trong việc sử dụng các cảm biến, mức độ kết hợp đạt được giữa các cảm biến và liệu nhận biết tình huống cần phải cung cấp cho các sĩ quan hiểu hết thông tin,có được phổ biến đúng cách hay không. Nếu những vấn đề này được giải quyết, có thể hiệu suất của các lực lượng vũ trang Nga sẽ được cải thiện nhanh chóng. Nếu không được giải quyết, người Nga, có các khả năng tiềm tàng nhưng không có nhận biết cần thiết, có thể chiến đấu bằng lời lẽ thách thức và để đáp lại những cú đấm. Người ta có thể sẵn sàng đánh lừa một đối thủ như vậy tấn công sai hướng. Nhưng điều đó không ngăn họ trở thành một kẻ thù nguy hiểm.
Lực lượng Nga dễ bị huynh đệ tương tàn
Huynh đệ tương tàn là vấn đề phổ biến đối với các lực lượng Nga trong cuộc xâm lược Ukraine. Điều này đã xảy ra trong tất cả các hệ thống. Lực lượng phòng không Nga thường xuyên giao tranh với máy bay quân nhà. Khi binh sỹ Nga đi chệch khỏi trục được chỉ định của họ hoặc thời gian hành động của họ trở nên không đồng bộ, họ thường bị kẹt bởi chính hỏa lực pháo binh của họ. Các đơn vị Nga ở địa hình phức tạp cũng bị lôi kéo vào các cuộc bắn vào các vị trí của nhau. Điều này nói lên việc thiếu C2 và các biện pháp kiểm soát trong quá trình tác chiến. Nó có thể phản ánh các lực lượng Nga chủ yếu tiến hành các cuộc tập trận theo kịch bản thay vì hoạt động đối kháng (force-on-force activity) tự do, nơi họ đã quen đối phó với những điều mơ hồ nảy sinh trên chiến trường. Một số đơn vị của Nga giỏi việc này hơn nhiều. Tuy nhiên, trong các đơn vị tiền tuyến, đọc bản đồ và các kỹ năng chiến đấu cơ bản khác không được nắm chắc, dẫn đến mất phương hướng và do đó có xu hướng xác định sai nguồn hỏa lực.Các cuộc tấn công bằng pháo binh vào các đơn vị bạn đã xảy ra do các đơn vị bị UAV phát hiện đang rút lui hoặc bố trí lại và được cho là các đơn vị địch dựa trên hướng di chuyển của họ hoặc do các cuộc tấn công được lên kế hoạch trước đã nhằm vào các đơn vị di chuyển chậm hơn hoặc nhanh hơn so với kế hoạch quy định. Ở đây, điều đáng chú ý là thực trạng thiếu các thủ tục IFF (nhận dạng, phân biệt địch ta).
Ngoài các lỗi chiến thuật nhỏ được mô tả ở trên, cảnh huynh đệ tương tàn là một vấn đề mang tính hệ thống trong các hệ thống của Nga. Ví dụ, thiết bị EW Khibiny, được lắp trên một số máy bay Nga, tự động phát hiện ra-đa và phá hủy chúng. Thật không may cho người Nga, nó cũng có xu hướng làm điều này với các máy bay Nga khác. Do đó, các cặp máy bay tấn công của Nga được trang bị hệ thống này phải lựa chọn giữa việc trang bị radar chức năng hoặc hệ thống bảo vệ tác chiến điện tử. Các máy bay Nga thường được lệnh ưu tiên cho radar chức năng của chúng.
Vấn đề rộng lớn hơn về xung đột giữa các hệ thống, hoặc thiếu tính tương thích giữa các thiết bị thông tin liên lạc, có thể được quản lý nếu các đơn vị có khả năng nhận biết tình huống tốt và được huấn luyện ở mức độ cao cũng như lập kế hoạch có thể thu hồi trong việc giảm xung đột theo thời gian hoặc không gian của các hiệu ứng tác chiến điện tử khác nhau. Trong thực tế, nó dẫn đến rất nhiều nhầm lẫn và phá hủy lẫn nhau. Nó cũng cung cấp vô số - mặc dù thường xuyên thay đổi - các đường kết nối mà qua đó các hiệu ứng có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ của Nga.
......