[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,939
Động cơ
97,699 Mã lực
Clip lính Ukr di chuyển tại mặt trận Robotyne-Verbove. Thấy rõ 2 tăng Nga bị diệt, hệ thống cọc betong chống tăng của Nga, còn lính Ukr di chuyển thoải mái, có vẻ đã làm chủ trận địa.
Mặt trận yên tĩnh, pháo binh Nga mất tích, có lẽ bị chế áp mạnh.
quang cảnh khác hẳn với tuyên truyền của Nga về "1 trận chiến ác liệt".
Chiến thuật của Ukr trận này là dùng pháo tầm xa đánh vận tải ở tuyến sau, hết đạn hết lương thực quân Nga tự bỏ vị trí, do thiếu hiệp đồng nhiều lính Nga bị bắt tù binh.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ukraine có thể trở thành Tây Đức tiếp theo

Xung đột lãnh thổ không phải là trở ngại đối với việc trở thành thành viên NATO sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Liệu giờ nó sẽ là trở ngại?

Hội nghị thượng đỉnh thường niên của NATO là một ván cược đặc biệt lớn trong năm nay. Khi các quan chức từ Bắc Mỹ và châu Âu tập trung tại thủ đô Vilnius của Litva, câu hỏi chính là họ có thể đảm bảo như thế nào với Ukraine rằng cuối cùng nước này có thể gia nhập liên minh quân sự. Đó là một cuộc tranh luận sôi nổi đằng sau hậu trường, khi một số nhà ngoại giao lập luận rằng không thể công nhận Ukraine là thành viên NATO trong lúc cuộc chiến với Nga đang diễn ra. Họ nói rằng việc thừa nhận một quốc gia thành viên có lãnh thổ bị chiếm đóng đơn giản sẽ là quá rủi ro đối với các thành viên còn lại của NATO; lựa chọn có trách nhiệm duy nhất là trì hoãn cuộc thảo luận cho đến sau khi cuộc chiến kết thúc.

Nhưng một câu trả lời cho những lo lắng đó gần đây đã xuất hiện khi mà trong quá khứ có một trường hợp tương tự: Tây Đức thời hậu chiến được kết nạp vào NATO trong khi nước Đức vẫn bị chia cắt và đối mặt với các vấn đề lãnh thổ chưa được giải quyết, vậy tại sao Ukraine không thể làm theo tiền lệ đó? Tiền lệ Tây Đức đang được một số nước châu Âu lặng lẽ thúc đẩy và thậm chí được một số người trong giới chiến lược ở Ukraine chấp nhận như một lối thoát khả thi cho tình thế khó khăn của đất nước này.

1693620096143.png


Olena Halushka, thành viên ban điều hành Trung tâm hành động chống tham nhũng có trụ sở tại Ukraine, nhắc lại quan điểm của Ukraine rằng nước này phải nhận được lời mời gia nhập NATO tại Vilnius. Bà cho biết Ukraine sẽ có đủ thời gian để giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của mình từ khi nhận được lời mời cho đến khi trở thành thành viên đầy đủ. Nhưng theo bà, nếu điều đó không đạt được, như nhiều nhà phân tích phương Tây nghi ngờ, Tây Đức sẽ đóng vai trò là “tiền lệ tốt” cho việc các quốc gia có lãnh thổ bị chiếm đóng vẫn có thể gia nhập NATO.

Năm 1955, trong khi Đông Đức nằm dưới sự chiếm đóng của Liên Xô, Tây Đức đã gia nhập liên minh, tái thiết và phát triển mạnh mẽ dưới sự bảo vệ của NATO mà không từ bỏ quyền thống nhất. Năm 1989, khi Bức tường Berlin sụp đổ, đó là một cuộc đoàn tụ hòa bình mà không có phát súng nào nổ ra, cũng không còn những nỗi sợ hãi về một cuộc đối đầu hạt nhân. Một số người nói rằng những nỗi sợ hãi tương tự giờ cũng sẽ bị coi là phóng đại.

1693620135494.png


Lập luận cơ bản là việc Ukraine trở thành thành viên NATO sẽ ngăn Nga xâm lấn hơn nữa lãnh thổ Ukraine, coi đó như “sự đã rồi” đối với Điện Kremlin, nhưng vẫn giúp Ukraine bảo lưu quyền thống nhất với các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng sau này với những điều kiện phù hợp.

Những người ủng hộ ý tưởng này lập luận rằng điều này sẽ không chỉ bảo vệ Ukraine khỏi sự xâm lược của Nga trong tương lai mà còn đưa cuộc xung đột hiện tại đi đến kết thúc bằng cách khuyến khích Nga ngồi vào bàn đàm phán. Hơn nữa, việc đó sẽ đỡ tốn kém hơn so với việc biến Ukraine thành một pháo đài, lắp đặt các hệ thống phòng không đắt tiền và hứa hẹn cung cấp vũ khí và đạn dược không ngừng khiến kho dự trữ trong nước cạn kiệt. Ý tưởng đó cũng sẽ đóng vai trò như một sự đảm bảo an ninh cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho tái thiết cũng như để người Ukraine khôi phục phần nào dáng vẻ của một cuộc sống bình thường.

Nhưng cũng có một phản biện mạnh mẽ. Đông Đức và Tây Đức từng có đường biên giới được phân định bởi những bên chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và không có tranh cãi xoay quanh lãnh thổ thực tế dưới sự bảo vệ của NATO. Cả hai cũng không tham gia một cuộc chiến thực sự. Những người chỉ trích lập luận này cho rằng việc không có biên giới rõ ràng và một giải pháp hòa bình ở Ukraine sẽ chỉ kéo các thành viên NATO vào cuộc chiến tranh.

1693620156658.png


Stefan Meister, người đứng đầu Trung tâm Trật tự và quản trị ở Đông Âu, Nga và Trung Á thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Đức, cho biết cố gắng bảo vệ một lãnh thổ không xác định sẽ lôi kéo liên minh vào một cuộc xung đột trực tiếp với Nga. (Điều 5 của NATO kêu gọi mọi quốc gia thành viên bảo vệ bất kỳ quốc gia nào trong số họ bị tấn công).

Meister nói: “Những biên giới không rõ ràng, một phần nằm dưới sự kiểm soát của kẻ thù, những tiền tuyến không ngừng thay đổi - bạn muốn bảo vệ một lãnh thổ như vậy bằng cách nào? Nó sẽ là một thảm họa đối với NATO. Chúng ta cũng phải nghĩ đến an ninh của chính mình”.

Thomas Kleine-Brockhoff, một học giả tại Quỹ Marshall Đức của Mỹ, cho rằng toàn bộ câu hỏi về việc mô phỏng cách thức gia nhập của Tây Đức là không hợp lý.

1693620206984.png


Câu hỏi này được nêu ra bởi những người muốn Ukraine gia nhập NATO nhưng hoài nghi về Đức. Từ Berlin, Thomas Kleine-Brockhoff trao đổi với Foreign Policy: “Đó là một lập luận thích hợp, nhưng theo quan điểm của tôi, sự so sánh này không hữu ích”.

Ông nói thêm: “Lập luận giả định rằng khi chiếc ô hạt nhân của NATO sụp đổ, ngay cả bên trong một quốc gia bị chia cắt, hòa bình sẽ đến với chúng ta. Nhưng điều đó chỉ đúng khi và chỉ khi các biên giới đã được thống nhất và không có xung đột xảy ra. Nếu không phải như vậy, có khả năng xảy ra đủ loại vấn đề bắt nguồn từ chủ nghĩa xét lại của cả hai bên. Ví dụ, Điều 5 sẽ tùy Vladimir Putin định đoạt, phụ thuộc vào việc một số hành vi gây hấn của ông ấy có vượt ngưỡng hay không”.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Không muốn làm suy yếu lập trường của Ukraine vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh, một nhà phân tích cao cấp của Ukraine đã nói chuyện với Foreign Policy với điều kiện giấu tên rằng mặc dù người Ukraine có thể không bao giờ công khai thừa nhận, nhưng đóng băng xung đột là một khả năng rõ ràng. Trong kịch bản đó, cách thức gia nhập của Tây Đức là một lựa chọn đáng cân nhắc. Nhưng Ukraine sẽ không đánh đổi tư cách thành viên NATO để lấy các yêu sách về lãnh thổ của mình. Đó là sự lo ngại chính của những người chỉ trích đang cảnh báo không nên để Ukraine gia nhập NATO khi vẫn còn bị chia rẽ. Họ nói rằng việc đó dẫn đến nguy cơ Kiev thực hiện một cuộc can thiệp vũ trang giành lại lãnh thổ và gần như chắc chắn sẽ bị Nga tấn công để đáp trả, điều này sẽ viện dẫn Điều 5 và kéo theo tất cả các quốc gia NATO. Về phần mình, người Ukraine lo lắng rằng việc một quốc gia bị chia cắt gia nhập liên minh có thể tạo cho Nga cái cớ để củng cố yêu sách của mình đối với các khu vực bị chiếm đóng.

1693620319754.png


Phần lớn phụ thuộc vào diễn biến trên chiến trường trong vài tháng và năm tới. Các chuyên gia cho rằng phương Tây phải tăng cường hỗ trợ cho Ukraine ngay bây giờ và cung cấp cho nước này mọi thứ họ cần để khiến Nga phải trả một cái giá cao tới mức buộc Điện Kremlin phải ngồi vào bàn đàm phán. Nhưng điều đó phải được thực hiện song song với việc đưa ra lời mời chính trị cho Ukraine, từ đó gửi đi một thông điệp rõ ràng tới Moskva. Ukraine lo lắng lý do Mỹ và Đức trì hoãn đưa ra lời mời là do họ có thể sử dụng chính tư cách thành viên trong một giải pháp hòa bình trong tương lai với Nga.

Meister nói: “Hãy cung cấp đủ quân bị cho Ukraine – chúng ta chưa làm được điều đó – để nước này bảo vệ được lãnh thổ của mình và đẩy lùi Nga, buộc Putin cân nhắc việc ngừng bắn. “Tạo ra các điều kiện ổn định trước”, sau đó đưa Ukraine vào NATO. Ông cho biết thêm: “Không nên chậm trễ trong việc đưa ra lộ trình”.

1693620436253.png

Quân đội Ukraine

Alyona Getmanchuk, Giám đốc Trung tâm châu Âu mới có trụ sở tại Kiev, cho biết các đồng minh phương Tây vẫn chưa bắt đầu huấn luyện phi công Ukraine sử dụng máy bay F-16, mặc dù đã hứa sẽ làm như vậy từ tháng 5, và vẫn từ chối tăng cường khả năng phòng không của nước này.

Từ Kiev, Alyona Getmanchuk nói với Foreign Policy: “Nga có số lượng pháo, nhân lực và đạn dược gấp 10 lần – đó là lý do tại sao đôi khi họ chiếm ưu thế trên chiến trường. Chúng tôi không có khả năng kiểm soát trên không”. Các đồng minh phương Tây “muốn chúng tôi thành công mà không cung cấp cho chúng tôi phương tiện để thành công. Có thể đây là cách gián tiếp thúc ép Ukraine đàm phán sau cuộc phản công”.

1693620487127.png

Quân đội Nga tại Kharkov

Hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius có thể khép lại bằng lời hứa với Ukraine về quan hệ đối tác quốc phòng kiểu Israel, với khả năng tự do tiếp cận với các hệ thống vũ khí tiên tiến cũng như các loại vũ khí và đạn dược khác, với mục đích tạo ra một pháo đài Ukraine có khả năng tự vệ. Nhưng không giống như Israel, Ukraine không có vũ khí hạt nhân, trong khi Nga thì có. Có lý do để lo ngại rằng nếu Ukraine một mình đối mặt với Nga trong dài hạn mà không có sự đảm bảo bằng vũ khí hạt nhân từ các thành viên NATO, thì họ sẽ tìm cách tự chế tạo.

Tuy nhiên, có một giải pháp thay thế mà cho đến nay ít người thảo luận công khai: kết hợp lời mời gia nhập NATO với một số thỏa hiệp từ Ukraine về Crimea. Lời mời chính trị để Ukraine gia nhập NATO có thể giúp đem lại một lệnh ngừng bắn bằng cách ngăn cản Moskva tiếp tục chiến tranh. Nhưng điều đó có lẽ chỉ khả thi nếu Ukraine suy nghĩ lại về kỳ vọng giành chiến thắng. Kiev từng nói họ muốn đòi lại tất cả phần lãnh thổ bị chiếm đóng, nhưng nếu cuộc phản công không diễn ra như kế hoạch, một số người nói rằng Ukraine có thể nên chuẩn bị cho một giải pháp thỏa hiệp. Kiev đã phát tín hiệu sẵn sàng thỏa hiệp về Crimea nếu điều đó mang lại hòa bình.

1693620615512.png


Điều này giống với tiền lệ Tây Đức. Thủ tướng Tây Đức Konrad Adenauer cũng đã từ bỏ việc thống nhất bằng vũ lực để đổi lấy việc gia nhập NATO. François Heisbourg, cố vấn cao cấp về châu Âu tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế, gần đây cho biết Ukraine cũng phải “từ bỏ kế hoạch sử dụng vũ lực để giành lại Crimea, đồng thời nhanh chóng gia nhập NATO. Nga sẽ vẫn là nước chiếm đóng trên thực tế ở Crimea và chấp nhận tư cách thành viên của Ukraine trong NATO”. Nói cách khác, Ukraine, giống như Tây Đức, có thể phải đợi một bước ngoặt ngẫu nhiên của các sự kiện lịch sử thay vì sử dụng vũ lực, trước khi thống nhất hoàn toàn toàn bộ lãnh thổ của mình.
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
Quân đội Ukraine đã "đặt cược" quá lớn vào Robotino?

Hiện có nhiều sĩ quan trung - cao cấp của NATO có nhiều kinh nghiệm chiến đấu ở Afghanistan, Iraq và thậm chí cả Syria. Những “tinh hoa” NATO này, không chỉ giàu kinh nghiệm thực tế chiến đấu, mà còn đều là những người tốt nghiệp các học viện quân sự hàng đầu. Vậy liệu họ có giúp ích gì cho các chỉ huy Quân đội Ukraine?


3 tháng ko chiếm nổi ngôi làng này

Hướng Rabotino rải rác la liệt khí tài NATO bị phá hủy , có thể xem khu vực làng Rabotino này là mồ chôn của quân U

https://www.reddit.com/r/UkraineRussiaReport/comments/1676bdb
https://www.reddit.com/r/UkraineRussiaReport/comments/1678bvn
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Quân đội Ukraine đã "đặt cược" quá lớn vào Robotino?

Hiện có nhiều sĩ quan trung - cao cấp của NATO có nhiều kinh nghiệm chiến đấu ở Afghanistan, Iraq và thậm chí cả Syria. Những “tinh hoa” NATO này, không chỉ giàu kinh nghiệm thực tế chiến đấu, mà còn đều là những người tốt nghiệp các học viện quân sự hàng đầu. Vậy liệu họ có giúp ích gì cho các chỉ huy Quân đội Ukraine?


3 tháng ko chiếm nổi ngôi làng này

Hướng Rabotino rải rác la liệt khí tài NATO bị phá hủy , có thể xem khu vực làng Rabotino này là mồ chôn của quân U

https://www.reddit.com/r/UkraineRussiaReport/comments/1676bdb
https://www.reddit.com/r/UkraineRussiaReport/comments/1678bvn
Em nghĩ Ukr đặt cửa vào đây rồi, vụ Bakhmut được giới QS PT 'quy' cho anh diễn viên cố chấp, nên giờ Ukr cạn vốn.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Phương Tây trước ngã rẽ quyết định: Hỗ trợ vũ khí hay thúc đẩy Ukraine đàm phán?

Câu hỏi đặt ra hiện này là liệu phương Tây có cung cấp cho Kiev mọi thứ họ cần để giành lại lãnh thổ hay không? Nếu cuộc phản công của Ukraine không thành công, Mỹ và đồng minh sẽ thúc đẩy họ từ bỏ hay chiến đấu mạnh mẽ hơn?

Câu hỏi của phương Tây

Trong khi Ukraine thừa nhận cuộc phản công đang tiến triển chậm hơn kỳ vọng thì phương Tây bắt đầu thảo luận về các lựa chọn trong bối cảnh hiện nay cũng như tương lai của cuộc xung đột.

Trên thực tế, Ukraine giành lại tương đối ít lãnh thổ trong chiến dịch phản công này cũng như buộc phải đưa lực lượng dự trữ vào trận song lại không đạt được đột phá quan trọng. Dù vậy, giới quan sát phương Tây cho rằng còn quá sớm để khẳng định cuộc phản công đã thất bại.

Nhà quan sát Matthew Kroenig, Phó Chủ tịch, đồng thời là Giám đốc cấp cao tại Trung tâm An ninh và Chiến lược Scowcroft thuộc Hội đồng Đại Tây Dương nhận định, một phần của vấn đề không phải nằm ở khả năng của Ukraine mà là những kỳ vọng thiếu thực tế của phương Tây. Mặc dù Kiev được huấn luyện và trang bị các vũ khí hiện đại từ phương Tây nhưng các chiến thuật này không được áp dụng phù hợp khi họ thiếu ưu thế trên không. Điều này đặt Kiev vào thế bất lợi giữa bối cảnh xe tăng và xe bọc thép mà Mỹ và đồng minh hỗ trợ Ukraine là mục tiêu của trực thăng tấn công của Nga. Bên cạnh đó, đội quân mới được huấn luyện của Ukraine chưa được thử thách và thiếu kinh nghiệm chiến đấu khi cuộc phản công bắt đầu. Thậm chí, với vũ khí và sự huấn luyện từ phương Tây, Ukraine vẫn gặp khó khăn trong tác chiến hiệp đồng binh chủng ở quy mô lớn. Đó còn là chưa kể hệ thống phòng thủ của Nga ở Ukraine là hệ thống trải rộng nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II, chạy suốt từ Kherson ở phía Nam tới phía Bắc, được bố trí kiên cố và phức tạp.

Barry Posen, nhà phân tích quân sự và chiến lược đã bình luận trên Foreign Policy cách đây vài tuần rằng, "lịch sử quân sự cho thấy những thách thức ở Ukraine khó khăn hơn nhiều so với những gì thường thấy - ít nhất là trong cái nhìn của dư luận phương Tây". Nga đã có nhiều tháng để xây dựng chiến hào, củng cố các hệ thống phòng thủ và cài mìn, vì thế, Ukraine đang chiến đấu trong một cuộc giao tranh vô cùng cam go.

Nhà quan sát Emma Ashford, học giả cấp cao tại chương trình Định hình lại Đại chiến lược Mỹ thuộc Trung tâm Stimson cho rằng, ông Posen đã đúng khi nói về thái độ của các nhà hoạch định chính sách và dư luận phương Tây, rằng họ không hiểu mức độ khốc liệt và khó khăn của cuộc xung đột ở Ukraine, đặc biệt là khi Kiev chưa chiếm được ưu thế trên không.

Câu hỏi đặt ra hiện này là liệu phương Tây có cung cấp cho Kiev mọi thứ họ cần để giành lại lãnh thổ hay không? Mỹ và đồng minh sẽ có động thái gì tiếp theo? Nếu cuộc phản công của Ukraine không thành công, phương Tây sẽ thúc đẩy họ từ bỏ hay chiến đấu mạnh mẽ hơn?


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hỗ trợ vũ khí hay thúc đẩy đàm phán?

Những người có quan điểm Ukraine nên từ bỏ lập luận rằng một cuộc phản công chững lại cho thấy việc Ukraine giành lại tất cả các vùng lãnh thổ là bất khả thi. Do đó, Kiev nên đàm phán về một lệnh ngừng bắn, theo đó cho phép Nga kiểm soát một số khu vực ở Ukraine. Gần đây, Chánh văn phòng Tổng thư ký NATO - ông Stian Jenssen đã đề xuất Ukraine có thể nhượng lãnh thổ cho Nga để đổi lấy tư cách thành viên NATO và chấm dứt xung đột. Mặc dù sau đó, ông Jenssen nói rằng việc đưa ra nhận định trên một cách đơn giản như vậy là "sai lầm" nhưng ông không rút lại ý tưởng đề xuất Ukraine đổi đất lấy tư cách thành viên NATO. Theo ông, nếu các cuộc đàm phán hòa bình nghiêm túc diễn ra thì tình hình quân sự hiện nay, bao gồm cả việc ai kiểm soát lãnh thổ nào, "sẽ có ảnh hưởng quyết định".

1693649774912.png


Trong khi đó, bên ủng hộ Ukraine chiến đấu mạnh mẽ hơn cho rằng, sự ủng hộ của phương Tây cho Ukraine chưa đủ và điều đó khiến Kiev phải chiến đấu với "một tay bị trói chặt phía sau". Chuyên gia Matthew Kroenig nhận định, trước thực tế phản công khó khăn do thiếu ưu thế trên không, phương Tây nên khắc phục điều đó bằng cách cung cấp máy bay chiến đấu, vũ khí tầm xa, hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa cho Ukraine.

Lý do mà nhiều nước phương Tây do dự hỗ trợ những gì Ukraine yêu cầu là lo ngại Nga leo thang xung đột. Theo ông Matthew Kroenig, việc Nhà Trắng áp dụng hướng tiếp cận cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine đủ để tiếp tục chiến đấu nhưng không khiêu khích Nga sẽ không hiệu quả.

"Tôi nghĩ chúng ta đang ở thời điểm phải lựa chọn. Nếu phương Tây thực sự muốn Ukraine chiến thắng theo như những gì họ đã khẳng định trong các tuyên bố gần đây, trong đó có tuyên bố tại Thượng đỉnh G7, thì họ cần phải bắt đầu hành động như vậy".

1693649901466.png


Dù vậy, chuyên gia Emma Ashford bình luận, việc Nhà Trắng thận trọng về việc cung cấp vũ khí quân sự mới cho Ukraine do lo ngại leo thang là một quyết định hợp lý. Ông dẫn ra rằng, Ukraine đã cam kết sẽ không sử dụng các hệ thống vũ khí Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga nhưng hiện nay họ thường xuyên tấn công vào Moscow.

Dù vậy chuyên gia Ashford cũng đặt câu hỏi: "Trong bối cảnh này, hướng tiếp cận nào là phù hợp nhất? Chấp nhận một cuộc xung đột tiêu hao hay nỗ lực tìm kiếm một lệnh ngừng bắn?". Theo ông, cả hai giải pháp đều có những hạn chế nhất định nhưng thực tế là gần như không còn lựa chọn nào khác cho cuộc xung đột này.

Chuyên gia Matthew Kroenig cho rằng nếu Mỹ phải chiến đấu trong cuộc xung đột này, Washington sẽ sử dụng mọi thứ mà họ sẵn có từ ngày đầu tiên, nhưng họ đã cung cấp sự hỗ trợ cho Ukraine một cách nhỏ giọt trong thời gian qua.

"Tôi hy vọng Washington sẽ cung cấp mọi thứ mà Ukraine muốn, ngoại trừ vũ khí hạt nhân, không quá trễ và không quá ít".

Ông Kroenig giải thích, kho vũ khí hiện nay ở mức thấp không phải vì phương Tây cung cấp cho Ukraine thiếu thốn mà do chúng đã trong tình trạng không đủ ngay từ đầu và đây là lời cảnh báo với ngành quốc phòng các nước này,

1693650015661.png


Tuy nhiên, ông Emma Ashford đã chỉ ra 2 lý do chính quyền Tổng thống Biden hành động thận trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine, đó là Mỹ không muốn tham gia vào một cuộc chiến hạt nhân với Nga và các lợi ích của Washington ở Ukraine không lớn đến mức nước này sẽ can thiệp trực tiếp vào đây.

"Tôi không nghĩ người dân Mỹ sẽ lựa chọn xây dựng một nền kinh tế thời chiến để cung cấp đạn dược cho Ukraine", nhất là giữa bối cảnh đa số công chúng phản đối hỗ trợ thêm cho Kiev. Ông cho rằng Mỹ không thể cung cấp cho Ukraine những gì nước này cần để giành lại lãnh thổ mà không mạo hiểm đặt cược các lợi ích của mình cũng như cái giá phải trả về kinh tế.

Chuyên gia này cũng đánh giá, hiện nay, khó có khả năng diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình nhưng là thời điểm phù hợp để xem liệu có bất kỳ khả năng nào theo đuổi một lệnh ngừng bắn sau khi cuộc phản công kết thúc hay không.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Liệu hình mẫu Israel có phù hợp với Ukraine?

Phần lớn những gì Kiev nhận được từ Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius, Litva, ngày 11-12/7/2023 chỉ là các cam kết mơ hồ và những lời sáo rỗng, nhưng có thể có những cách khác để bảo vệ Ukraine khi nước này chưa được kết nạp vào liên minh.

Emma Ashford (+), chuyên gia bình luận của tạp chí Foreign Policy và là thành viên cấp cao của chương trình Hình dung lại đại chiến lược Mỹ thuộc Trung tâm Stimson, đã có cuộc trao đổi với Matthew Kroeig (-), chuyên gia bình luận của tạp chí Foreign Policy và là Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc cấp cao của Trung tâm Chiến lược và an ninh Scowcroft thuộc Hội đồng Đại Tây Dương về vấn đề này. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi:

+ Châu Âu rõ ràng là tâm điểm chú ý gần đây. Tổng thống Biden đã đến châu Âu để tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius, Litva, trước khi đến Scandinavia. Tổng thống Biden cũng đã dừng chân trên một hòn đảo ngoài khơi bờ biển châu Âu trong một thời gian ngắn để gặp Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Vua Charles III.

1693710020054.png


Tôi mong đợi một số thông báo quan trọng từ Hội nghị thượng đỉnh NATO, nhưng cho đến nay hầu như vẫn chưa có gì. Đúng như dự đoán, các nhà lãnh đạo từ chối mời Ukraine gia nhập liên minh và tuyên bố chung về tư cách thành viên của nước này trong tương lai cũng không rõ ràng.

Bài phát biểu của Tổng thống Biden đầy những lời sáo rỗng, chứ không đi sâu vào nội dung cụ thể nào. Thông cáo của G7 có phần mạnh mẽ hơn - hứa hẹn về các cuộc đàm phán an ninh song phương với Kiev - nhưng lại bỏ qua chi tiết. Và cho đến nay, thông báo quan trọng duy nhất về chi tiêu quốc phòng là cam kết yếu ớt đến nực cười của các nước thành viên về việc xác định 2% GDP dành cho chi tiêu quốc phòng là “mức sàn”, chứ không phải là mục tiêu. Điều này dường như chẳng có ý nghĩa gì. Có vẻ như các quốc gia thành viên NATO cảm thấy thoải mái khi nói về sự thống nhất hơn là về hành động thiết thực.

1693710051726.png


Tin tức đáng chú ý nhất từ hội nghị thượng đỉnh lần này có lẽ là sự chia rẽ xuất hiện giữa Ukraine và những nước ủng hộ họ ở phương Tây. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã mất bình tĩnh khi đăng dòng trạng thái trên Twitter: “Thật ngớ ngẩn khi NATO không mời Ukraine gia nhập liên minh”. Tôi sợ rằng tình trạng chia rẽ đó sẽ gia tăng khi tình hình Ukraine bắt đầu diễn biến xấu đi: Hai bên có thể là đối tác, nhưng lợi ích của họ không tương đồng.

- Bà nói đúng, nhưng đánh giá của tôi có phần tích cực hơn. Trước tiên, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã thông báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đồng ý để Thụy Điển gia nhập NATO. Trước đó, nhiều người lo sợ rằng Erdogan sẽ tiếp tục phản đối để duy trì ảnh hưởng của mình và yêu cầu nước này phải nhượng bộ hơn. Tôi đã không hy vọng ông ấy sẽ đồng ý trước khi hội nghị thượng đỉnh bắt đầu. Vì vậy, đây là điều bất ngờ thú vị. Ngoại trưởng Hungary, Peter Szijjarto, đã làm theo và tuyên bố đất nước ông đồng ý để Thụy Điển trở thành thành viên NATO.

Tất nhiên, đó chưa phải là tất cả. Quốc hội hai nước vẫn sẽ phải thông qua quyết định này và một sự cố mới, giống như vụ đốt kinh Koran, vẫn có thể khiến việc này bị trì hoãn. Hơn nữa, như một phần của thỏa thuận, Erdogan yêu cầu Mỹ cung cấp máy bay F-16 (như cam kết của Nhà Trắng) và Liên minh châu Âu (EU) mở đường để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU. Nhưng có vẻ như Thụy Điển sẽ sớm gia nhập và trở thành thành viên mới của NATO, giống như Phần Lan.

Nhìn chung, đây là tổn thất chiến lược lớn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông tuyên bố cuộc xâm lược Ukraine nhằm mục đích ngăn chặn sự bành trướng của NATO, nhưng giờ đây liên minh này đã trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết.

+ Đúng vậy. Đó là thông báo bất ngờ và quan trọng. Rõ ràng Tổng thống Biden và Tổng thống Erdogan đã dàn xếp một cuộc trao đổi: Mỹ cung cấp máy bay F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy việc Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý kết nạp Thụy Điển vào NATO. Nhưng điều đó vẫn chưa được đảm bảo. Quốc hội có thể sẽ cản trở tiến trình khi được yêu cầu bỏ phiếu về vấn đề F-16.

- Chính xác. Nhưng xét tới việc Quốc hội ủng hộ mạnh mẽ việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO (với 95 phiếu thuận và 1 phiếu chống), tôi cho rằng điều này sẽ được thông qua.

Nhưng ông đã đúng khi nói rằng việc Thụy Điển gia nhập NATO có thể ít quan trọng và ít gây tranh cãi hơn so với việc Ukraine gia nhập liên minh. Việc lặp lại Tuyên bố Bucharest năm 2008 – rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO một ngày nào đó – là không đủ sau khi Nga đưa quân vào Ukraine năm 2022. Ở một thái cực khác, việc Ukraine lập tức trở thành thành viên NATO là điều không thể xảy ra vì một số thành viên NATO – đáng chú ý nhất là Đức và Mỹ – đang thắc mắc về ý nghĩa của việc kết nạp một quốc gia đang tham chiến vào liên minh. Vì vậy, vấn đề ở đây là phải tìm ra cách xử lý vẹn cả đôi đường.

1693710131999.png


Tôi ủng hộ cách tiếp cận hướng về phía trước. Ví dụ, liên minh lẽ ra có thể công bố thành lập một ủy ban nghiên cứu các bước cần thiết để Ukraine gia nhập NATO trước khi hội nghị thượng đỉnh tiếp theo diễn ra tại Washington vào năm 2024. Tuy nhiên, thông cáo của NATO lại viết: “Chúng tôi sẽ mời Ukraine gia nhập liên minh khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng”. Điều này khiến tôi thất vọng, nhưng đó vẫn là bước đi đúng hướng.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

+ Tôi cho rằng việc lặp lại một tuyên bố nào đó là truyền thống ngoại giao, nhưng họ đã nhất trí rằng sẽ kết nạp Ukraine vào NATO sau khi đồng ý! Về cơ bản, họ đã nhắc lại tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh tại Bucharest năm 2008, khẳng định Ukraine và Gruzia sẽ trở thành thành viên vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Tuyên bố như vậy thật mơ hồ và vô ích. Nói rõ ra là tôi phản đối việc kết nạp Ukraine vào NATO, cho dù là ở hiện tại hay trong tương lai. Nhưng tôi không thể hiểu tại sao việc tiếp tục lặp lại điều này trong khi né tránh những lựa chọn khó khăn lại tốt cho các nhà lãnh đạo hơn là việc đưa ra một giải pháp thay thế.

1693710243083.png


Ví dụ, nhiều người ở Washington đã đề cập đến việc áp dụng “hình mẫu Israel” đối với Ukraine. Tôi và đồng nghiệp Kelly Grieco thậm chí đã viết bài về cách thức áp dụng mô hình này trong trường hợp Ukraine. Nhưng dường như chúng ta vẫn quá tập trung vào tư cách thành viên NATO ngay cả khi thực tế là nhiều thành viên hiện tại không muốn kết nạp Ukraine vào liên minh.

- Tôi không biết rằng nhiều thành viên hiện tại không muốn Ukraine gia nhập liên minh. Tôi được biết nhiều thành viên Bắc Âu và Đông Âu đã sẵn sàng; Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố ủng hộ. Trong trường hợp này, chính Mỹ là nước bị cô lập với nhiều đồng minh có tư tưởng hướng về phía trước hơn.

Đây là điều bất thường khi xét tới vai trò truyền thống của Mỹ trong NATO. Thông thường Mỹ là nước thúc đẩy các đồng minh NATO tiến tới và hành động đúng đắn. Trong trường hợp này, họ lại đang trì hoãn mọi việc. Tôi cho rằng nếu Tổng thống Biden ủng hộ tư cách thành viên của Ukraine, thì ông ấy có thể đã lôi kéo những nước còn lại trong liên minh.

1693710319481.png


Nếu xét tới cam kết của NATO tại Điều 5, người ta có thể hiểu vì sao Nhà Trắng lại lo lắng rằng việc lập tức kết nạp Ukraine vào liên minh sẽ dẫn tới cuộc chiến giữa NATO và Nga, nhưng vẫn có nhiều cách giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn, Tây Đức đã được kết nạp vào NATO dù họ chỉ là một phần của một quốc gia bị chia cắt, và liên minh này có thể bảo vệ phần lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine theo cam kết tại Điều 5.

Hình mẫu của Israel không có nghĩa gì đối với Ukraine. Israel có vũ khí hạt nhân, còn Ukraine thì không. (Washington đã thuyết phục Kiev từ bỏ vũ khí hạt nhân còn sót lại trên lãnh thổ nước này khi Liên Xô sụp đổ đầu những năm 1990). Kẻ thù của Israel không có vũ khí hạt nhân. Kẻ thù của Ukraine thì có. Washington đảm bảo Israel sẽ có “lợi thế quân sự định tính” thông qua việc chi phối thị trường vũ khí thông thường ở Trung Đông. Nhưng họ không thể đảm bảo Ukraine có lợi thế như vậy trước Nga.

Thêm vào đó, hình mẫu của Israel về cơ bản chỉ chính thức hóa những gì thế giới tự do đã làm trong 1,5 năm qua. Họ đã và đang hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine ở mức độ cao, và điều đó vẫn chưa mang lại hòa bình cho nước này.

1693710436737.png

Quân đội Israel

Ai cũng thắc mắc: Làm thế nào để kết thúc cuộc chiến? Câu trả lời là: Hãy kết nạp Ukraine vào NATO. Tổng thống Putin đã sử dụng sức mạnh quân sự trên lãnh thổ của hầu hết các nước láng giềng của Nga mà không phải là thành viên NATO (như Gruzia, Ukraine, Belarus, Armenia, Kazakhstan và Moldova). Ông chưa từng sử dụng sức mạnh quân sự chống lại các thành viên NATO.

Để Ukraine lại trong “vùng xám” đồng nghĩa với việc bật đèn xanh cho Tổng thống Putin.

+ Chúng tôi đã thảo luận điều này trong bài viết của mình. Đúng là Israel có vũ khí hạt nhân, nhưng họ luôn dựa vào khả năng răn đe thông thường trước tiên. Nếu Israel thực sự dựa vào vũ khí hạt nhân để răn đe, thì Mỹ thậm chí không cần giúp họ duy trì lợi thế! Và các nước láng giềng của Israel hẳn đã bắt đầu chiến tranh bất chấp sự răn đe hạt nhân đó. Không có lý gì điều này lại không phát huy hiệu quả ở Ukraine.

Ông đã đúng khi nói rằng việc áp dụng hình mẫu Israel đối với Ukraine sẽ chính thức hóa những gì đang diễn ra, nhưng tôi cho rằng chính vì thế mà điều này sẽ đáng tin cậy nếu nó được đưa ra như một lời hứa. Biden sẽ cam kết duy trì mức hỗ trợ phù hợp cho Ukraine, thay vì hứa hẹn sẽ đưa nước này vào liên minh. Cần nắm chắc những gì trong tay. Tôi cho rằng Ukraine nên tập trung nỗ lực vào đó, chứ không phải vào việc trở thành thành viên NATO. Rốt cuộc, hội nghị thượng đỉnh lần này cho thấy việc kết nạp Ukraine không nằm trong chương trình nghị sự sắp tới.

1693710524285.png


Tôi cũng thấy lạ là hội nghị thượng đỉnh lần này của liên minh quân sự hàng đầu phương Tây lại tập trung gần như hoàn toàn vào vấn đề tư cách thành viên của Ukraine và viện trợ cho Ukraine, mà không tập trung vào các vấn đề quan trọng đối với các thành viên liên minh. Hội nghị hầu như không đưa ra kết luận gì về vấn đề chi tiêu quân sự và chia sẻ gánh nặng. Những ưu tiên này dường như đã bị gác lại.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

- Hội nghị đã phê duyệt các kế hoạch khu vực mới. Điều này là quan trọng. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đây là lần đầu tiên NATO phát triển các kế hoạch quân sự quy mô lớn để đối phó với Nga. Bản kế hoạch được cho là dài 4.000 trang và trình bày chi tiết về các vấn đề như địa điểm, số lượng và loại hình lực lượng mà các cường quốc phương Tây cần điều động cho các tình huống khác nhau.

1693710613124.png

Quân đội NATO

Điều này cho thấy sự chuyển hướng chiến lược phòng thủ của NATO – từ phòng thủ theo chiều sâu sang răn đe để ngăn chặn – được bắt đầu sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine năm 2014. Trong thời gian gần đây, NATO biết rằng họ không có lực lượng tiên phong để ngăn chặn Nga tấn công các nước thành viên ở sườn phía Đông của NATO. Vì vậy, chiến lược của họ là cho phép Nga xâm chiếm lãnh thổ rồi sau đó tiến hành một cuộc phản công trong nhiều tháng để đẩy lùi Nga. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến cảnh Ukraine bị tàn phá, có thể nói đây rõ ràng không phải là lựa chọn khôn ngoan về mặt chiến lược hay đạo đức. Vì vậy, NATO đang hướng tới một chiến lược với bố trí lực lượng đủ để ngăn chặn một cuộc xâm lược của Nga ngay từ đầu.

Chính vì vậy, tôi cho rằng việc chuyển 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng từ mục tiêu thành mức sàn là điều có ý nghĩa. (Hiện tại, chỉ có 7 trong số 31 thành viên của NATO đáp ứng mục tiêu này). Việc tăng mức chi tiêu chính là để phát triển các năng lực cụ thể nhằm đáp ứng các yêu cầu của NATO.

1693710651559.png

Quân đội NATO

+ Một lần nữa, đó là bước đi tốt. Nhưng lẽ ra đó phải là mức tối thiểu tuyệt đối rồi. Và 7 quốc gia đó chỉ là sự cải thiện không đáng kể từ khi cam kết 2% được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2014. Và đây hầu như không phải những nước lớn nhất đạt được mục tiêu đó. Thay vào đó, đây là những nước có liên quan nhiều nhất đến vấn đề được nói đến: Ba Lan và vùng Baltic, cộng với những nước có truyền thống chi tiêu đáng kể như Mỹ và Anh. Đức có thể đạt mục tiêu 2% trong vài năm tới, nhưng có rất nhiều câu hỏi về việc liệu nước này có tiếp tục tăng chi tiêu sau vài năm tới hay không.

Câu hỏi về khả năng cụ thể là quan trọng. Tôi thất vọng khi hội nghị thượng đỉnh lần này không đưa ra bất kỳ thông báo quan trọng nào về các vấn đề quốc phòng của châu Âu. Trong những năm qua, Mỹ chưa hành động đủ trong việc thúc đẩy các quốc gia châu Âu phát triển năng lực và quan trọng hơn là cải thiện cơ sở công nghiệp quốc phòng của chính mình. Washington có cơ hội đáng kể trong 18 tháng qua để tăng cường năng lực và khả năng tự cung tự cấp của các quốc gia châu Âu, và tôi cho rằng họ đã bỏ lỡ cơ hội đó.

1693710699991.png

Quân đội NATO

- Tôi cũng cảm thấy hơi thất vọng về kết quả của hội nghị thượng đỉnh lần này, nhưng chúng ta có thể trông đợi vào hội nghị năm sau. Hội nghị sắp tới sẽ được tổ chức tại Washington vào dịp kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh. Vì vậy, đây sẽ là thời điểm thích hợp để đưa ra một số thông báo quan trọng. Một bước đi cụ thể khác trong năm nay là các thành viên NATO đã đồng ý bỏ yêu cầu về Kế hoạch hành động để gia nhập liên minh đối với Ukraine. Điều đó có nghĩa là nước này sẽ không cần phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể trước khi được kết nạp vào NATO. Giống như Thụy Điển và Phần Lan, liên minh có thể quyết định kết nạp Ukraine ngay lập tức. Và mặc dù nhiều người phản đối Ukraine gia nhập liên minh, nhưng tôi cho rằng việc một nhân vật trong Nhà Trắng thay đổi quyết định có thể tạo nên sự khác biệt.

+ Đúng vậy. Và câu hỏi nhân vật đó là ai vẫn khá quan trọng! Nếu tổng thống tiếp theo là Donald Trump, thì hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO có thể là bữa tiệc “nghỉ hưu” dành cho liên minh này.

- Ý kiến hay! Nhưng hội nghị thượng đỉnh được lên kế hoạch vào tháng 7, trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiếp theo, và chính trị bầu cử Mỹ vẫn có thể đóng một vai trò nào đó. Nếu Trump hoặc các ứng cử viên khác của đảng Cộng hòa chỉ trích việc Mỹ hỗ trợ Ukraine, thì họ có thể khiến Biden phải thận trọng hơn.

+ Ông nghĩ gì về thông cáo của G7? Việc đưa ra thông cáo này tại hội nghị thượng đỉnh NATO có vẻ khá kỳ lạ. Họ dường như cố gắng làm điều gì thực chất sau khi các thành viên NATO không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.

1693710852425.png

Quân đội NATO

- Bà thấy tuyên bố của G7 có thực chất hơn không? Tôi cho rằng bà cũng sẽ nhận thấy tuyên bố của G7 cũng hời hợt như thông cáo của họ.

+ Đúng vậy. Tôi chắc rằng các nhà lãnh đạo cũng muốn đưa ra một thông cáo mạnh mẽ và thực chất hơn tuyên bố, nhưng thông cáo rốt cuộc cũng chỉ viết: “Trong trường hợp Nga tiến hành tấn công vũ trang, chúng tôi sẽ lập tức tham khảo ý kiến của Ukraine để xác định các bước đi phù hợp tiếp theo”. Có thể có những cam kết mạnh mẽ hơn về vũ khí trong khuôn khổ song phương, nhưng những cam kết đó nghe có vẻ vô nghĩa.

- Chúng tôi không phải là không nhất trí về các kết quả cụ thể, nhưng tôi vẫn cho rằng tính biểu tượng là quan trọng. Câu hỏi lớn về trật tự toàn cầu là: Ukraine sẽ là quốc gia bị giam cầm trong phạm vi ảnh hưởng của Nga, hay đó sẽ là thành viên của cộng đồng xuyên Đại Tây Dương và thế giới tự do? Các tuyên bố từ NATO và bây giờ là G7 (đương nhiên bao gồm cả một cường quốc châu Á là Nhật Bản) ngày càng chứng tỏ rằng Ukraine đương nhiên thuộc về thế giới tự do. Tôi cho rằng sau tuần này, việc Ukraine trở thành thành viên NATO là điều chắc chắn.

1693710899198.png

Quân đội NATO

Bà có thể nghĩ đây chỉ là lời nói suông, nhưng các nhà khoa học chính trị đã lập luận rằng các tuyên bố công khai tạo ra những cam kết mà các nhà lãnh đạo chính trị - đặc biệt là ở các nền dân chủ - không thể từ bỏ.

+ Đúng vậy. Xét ở một số khía cạnh, tôi cho rằng các nhà hoạch định chính sách đã lặp lại sai lầm khi đưa ra cam kết như vậy: hứa hẹn một ngày nào đó sẽ kết nạp Ukraine vào NATO nhưng giờ vẫn để họ lại trong “vùng xám”. Chính quyền Bush đã làm vậy tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Bucharest năm 2008. Tôi không cho rằng đó là điều tốt. Theo tôi, điều đó phản ánh thái độ không sẵn sàng đối mặt với thực tế khó khăn mà có thể khiến Ukraine bị mắc kẹt trong xung đột trong nhiều năm tới. Tôi đoán ông không đồng ý với điều này, phải vậy không?

- Chỉ một phần thôi. Tôi muốn thấy Ukraine được kết nạp vào NATO sớm hơn, thay vì muộn hơn. Đó sẽ là bước đi hiệu quả nhất để ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga và kiềm chế Putin.

Tuy nhiên, tôi thấy những tuyên bố này cũng góp phần vào một loạt bước đi nhỏ mà khi nếu được kết hợp lại sẽ đồng nghĩa với việc Putin đã thất bại trong nỗ lực khôi phục đế chế Nga và thế giới tự do sẽ ngày càng lớn mạnh hơn.

+ Tôi hy vọng ông đúng về điều này. Nhưng dựa trên những diễn biến trong tuần qua, tôi e rằng thế giới tự do có lẽ chỉ toàn những lời sáo rỗng và những tranh luận về các ưu tiên trong chi tiêu./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Bộ Quốc phòng Nga: Quân đội Nga tấn công hiệp đồng bằng UAV vào các kho nhiên liệu Ukraina

1693740570990.png


Cuộc tấn công hiệp đồng của các máy bay không người lái Nga vào đêm thứ Bảy sang Chủ nhật phá hủy cơ sở lưu trữ nhiên liệu cho quân đội Ukraina ở khu vực Odessa, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm Chủ nhật (3/9/2023).

"Tối qua, không quân Nga tấn công hiệp đồng bằng máy bay không người lái vào các cơ sở lưu trữ nhiên liệu cung cấp cho thiết bị quân sự Ukraina tại cảng Reni, vùng Odessa. Mục đích của cuộc tấn công đạt được. Tất cả các mục tiêu được chỉ định "bị tiêu diệt", theo thông báo.

Theo hướng Krasnyi Lyman, quân đội Nga tiêu diệt 50 lính Ukraina

"Theo hướng Krasnyi Lyman, các đơn vị thuộc Cụm quân "Trung tâm", phối hợp với không quân và pháo binh, đẩy lùi hai cuộc tấn công của các nhóm xung kích lữ đoàn số 5 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraina và lữ đoàn đặc biệt số 12 Ukraina trong các khu dân cư Grigorovka của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Kuzmino của Cộng hòa Nhân dân Lugansk", Bộ quôc phòng Nga nói.

Ngoài ra, tại các khu dân cư Yampolovka, Torskoye của DNR, Kuzmino và Chervona Dibrova của LNR, nơi tập trung nhân lực và trang thiết bị quân sự của các lữ đoàn cơ giới số 21, 63 và 67 quân đội Ukraina bị công kích tiêu diệt.

“Có tới 50 quân nhân Ukraina, hai xe bán tải và trung tâm kiểm soát máy bay không người lái gần Chervona Dibrova ở Cộng hòa Nhân dân Lugansk bị phá hủy”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Quân đội Nga đẩy lùi ba cuộc tấn công của Ukraina theo hướng Kupiansk

“Trong ngày, có tới 40 lính Ukraina, hai ô tô, 1 pháo tự hành Krab do Ba Lan sản xuất và 1 pháo M777 do Mỹ sản xuất bị phá hủy”, thông báo viết.

Cần lưu ý trên hướng Kupiansk, các đơn vị nhóm quân "Tây" cùng với không quân và pháo binh đẩy lùi 3 đợt phản công của các lữ đoàn cơ giới số 32 và 43 quân đội Ukraina trong khu vực Sergeevka của trong LNR.

Bộ Quốc phòng Nga chỉ rõ: “Tại các khu dân cư Sverdlovka, Sergeevka của Cộng hòa Nhân dân Lugansk, Dvurechnaya, Berestovoe và Budarki của vùng Kharkov, nhân lực và trang thiết bị của kẻ thù bị đánh thiệt hại nặng”.

Quân đội Nga đẩy lùi ba đợt tấn công theo hướng Zaporozhye

“Thiệt hại của kẻ thù lên tới hơn 130 quân nhân Ukraina, 2 xe chiến đấu bọc thép, 3 ô tô, 3 hệ thống pháo M777 và 3 pháo M119 do Mỹ sản xuất, cũng như 3 khẩu pháo D-30”, Bộ quân sự Nga cho biết trong báo cáo.

Cần lưu ý rằng theo hướng Zaporozhye, các đơn vị thuộc nhóm quân Nga, với sự hỗ trợ của hàng không và pháo binh, đã đẩy lùi ba cuộc tấn công của các phân đội xung kích của lữ đoàn tấn công cơ giới số 47 và lữ đoàn tấn công đường không số 82 của Lực lượng vũ trang Ukraina ở Rabotino và các quận Verbovoy ở tỉnh Zaporozhye trong một ngày.

Bộ Quốc phòng Nga bổ sung: "Ngoài ra, các hệ thống tấn công, hàng không quân sự và súng phun lửa hạng nặng ở phía tây làng Verbovoye, tỉnh Zaporozhye đã đánh bại lực lượng tập trung nhân lực và trang bị của Lữ đoàn tấn công dù số 82 của Lực lượng vũ trang Ukraina".

Ngoài ra, tại các khu vực Novoselivka, Chervona Krinitsa và Orekhova, 3 kho đạn dược dã chiến của quân Ukraina đã bị phá hủy.

“Máy bay chiến đấu của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã bắn hạ một máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraina gần làng Bekarovka, tỉnh Zaporozhye”,- theo nội dung báo cáo .
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,939
Động cơ
97,699 Mã lực
ISW- từ tháng 7 Ukr thành công diệt các radar phản pháo Nga tại Zaporizhzhia, buộc Nga phải lùi pháo ra xa, bộ binh Nga ko được pb yểm trợ.
Căng rồi. Pháo binh là xương sống hỏa lực Nga, gây 85% tổn thất cho đối phương.
Mà không sao, càng đánh Nga càng mạnh :D:D:D
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,602
Động cơ
587,792 Mã lực
Phương Tây trước ngã rẽ quyết định: Hỗ trợ vũ khí hay thúc đẩy Ukraine đàm phán?

Câu hỏi đặt ra hiện này là liệu phương Tây có cung cấp cho Kiev mọi thứ họ cần để giành lại lãnh thổ hay không? Nếu cuộc phản công của Ukraine không thành công, Mỹ và đồng minh sẽ thúc đẩy họ từ bỏ hay chiến đấu mạnh mẽ hơn?

Câu hỏi của phương Tây

Trong khi Ukraine thừa nhận cuộc phản công đang tiến triển chậm hơn kỳ vọng thì phương Tây bắt đầu thảo luận về các lựa chọn trong bối cảnh hiện nay cũng như tương lai của cuộc xung đột.

Trên thực tế, Ukraine giành lại tương đối ít lãnh thổ trong chiến dịch phản công này cũng như buộc phải đưa lực lượng dự trữ vào trận song lại không đạt được đột phá quan trọng. Dù vậy, giới quan sát phương Tây cho rằng còn quá sớm để khẳng định cuộc phản công đã thất bại.

Nhà quan sát Matthew Kroenig, Phó Chủ tịch, đồng thời là Giám đốc cấp cao tại Trung tâm An ninh và Chiến lược Scowcroft thuộc Hội đồng Đại Tây Dương nhận định, một phần của vấn đề không phải nằm ở khả năng của Ukraine mà là những kỳ vọng thiếu thực tế của phương Tây. Mặc dù Kiev được huấn luyện và trang bị các vũ khí hiện đại từ phương Tây nhưng các chiến thuật này không được áp dụng phù hợp khi họ thiếu ưu thế trên không. Điều này đặt Kiev vào thế bất lợi giữa bối cảnh xe tăng và xe bọc thép mà Mỹ và đồng minh hỗ trợ Ukraine là mục tiêu của trực thăng tấn công của Nga. Bên cạnh đó, đội quân mới được huấn luyện của Ukraine chưa được thử thách và thiếu kinh nghiệm chiến đấu khi cuộc phản công bắt đầu. Thậm chí, với vũ khí và sự huấn luyện từ phương Tây, Ukraine vẫn gặp khó khăn trong tác chiến hiệp đồng binh chủng ở quy mô lớn. Đó còn là chưa kể hệ thống phòng thủ của Nga ở Ukraine là hệ thống trải rộng nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II, chạy suốt từ Kherson ở phía Nam tới phía Bắc, được bố trí kiên cố và phức tạp.

Barry Posen, nhà phân tích quân sự và chiến lược đã bình luận trên Foreign Policy cách đây vài tuần rằng, "lịch sử quân sự cho thấy những thách thức ở Ukraine khó khăn hơn nhiều so với những gì thường thấy - ít nhất là trong cái nhìn của dư luận phương Tây". Nga đã có nhiều tháng để xây dựng chiến hào, củng cố các hệ thống phòng thủ và cài mìn, vì thế, Ukraine đang chiến đấu trong một cuộc giao tranh vô cùng cam go.

Nhà quan sát Emma Ashford, học giả cấp cao tại chương trình Định hình lại Đại chiến lược Mỹ thuộc Trung tâm Stimson cho rằng, ông Posen đã đúng khi nói về thái độ của các nhà hoạch định chính sách và dư luận phương Tây, rằng họ không hiểu mức độ khốc liệt và khó khăn của cuộc xung đột ở Ukraine, đặc biệt là khi Kiev chưa chiếm được ưu thế trên không.

Câu hỏi đặt ra hiện này là liệu phương Tây có cung cấp cho Kiev mọi thứ họ cần để giành lại lãnh thổ hay không? Mỹ và đồng minh sẽ có động thái gì tiếp theo? Nếu cuộc phản công của Ukraine không thành công, phương Tây sẽ thúc đẩy họ từ bỏ hay chiến đấu mạnh mẽ hơn?


....
Với mục đích kiềm chế Nga, duy trì một cuộc chiến lâu dài và dai dẳng ngay sát nách nước Nga là giải pháp tối ưu nhất. Đặc biệt là khi quân đội NATO không cần phải trực tiếp tham chiến. Vì là quân đội trực tiếp tham chiến, nên 1 đồng mà NATO bỏ ra thì Nga phải đối ứng lại 3 4 đồng. Chưa kể những thiệt hại nhân mạng, chính trị không đo đếm được. Chính phương tây cũng không ngờ Nga lại dễ dàng cắn miếng mồi cài lưỡi câu này của họ dễ dàng như vậy. Đặc biệt khi ông Putin nuốt luôn lưỡi câu vào bụng khi tuyên bố sát nhập 4 tỉnh của Ukraine. Như vậy ông đã đưa chiến tranh vào lãnh thổ của mình và lại càng kích thích người Ukraine tử chiến đến cùng với người Nga.

Vấn đề của Phương tây bây giờ như người câu cá câu được con cá to ngời biển. Phải giữ để con cá đó vẫy vùng đến kiệt sức. Để nó quẫy mạnh quá có thể gây tai họa, chìm xuồng nhưng, nhưng kéo mạnh quá thì có thể đứt dây câu mất mồi. Con cá thì đương nhiên mong muốn người câu chán nản mà từ bỏ con mồi và lưỡi câu để nó bớt đau đớn hơn. Người đi câu, ở thế chủ động và ngoài cuộc luôn dễ dàng hơn trong việc khống chế sự việc trong tầm kiểm soát của họ.

Nước Nga, có trách thì nên trách bộ não của họ làm sao lại dẫn dắt họ vào tình thế như thế này! Từ vị thế một cường quốc, kẻ chơi cờ trên thế giới, giờ họ thành ra lệ thuộc, phải cầu cứu đến những quốc gia xưa nay vẫn là con tốt thí của họ như Iran, bắc TT. Chưa kể đến anh cáo già phương Nam đang nổi lên đầy tham vọng. Giờ này anh ta không còn coi Nga là trang phải lứa với anh ta nữa rồi!
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Với mục đích kiềm chế Nga, duy trì một cuộc chiến lâu dài và dai dẳng ngay sát nách nước Nga là giải pháp tối ưu nhất. Đặc biệt là khi quân đội NATO không cần phải trực tiếp tham chiến. Vì là quân đội trực tiếp tham chiến, nên 1 đồng mà NATO bỏ ra thì Nga phải đối ứng lại 3 4 đồng. Chưa kể những thiệt hại nhân mạng, chính trị không đo đếm được. Chính phương tây cũng không ngờ Nga lại dễ dàng cắn miếng mồi cài lưỡi câu này của họ dễ dàng như vậy. Đặc biệt khi ông Putin nuốt luôn lưỡi câu vào bụng khi tuyên bố sát nhập 4 tỉnh của Ukraine. Như vậy ông đã đưa chiến tranh vào lãnh thổ của mình và lại càng kích thích người Ukraine tử chiến đến cùng với người Nga.

Vấn đề của Phương tây bây giờ như người câu cá câu được con cá to ngời biển. Phải giữ để con cá đó vẫy vùng đến kiệt sức. Để nó quẫy mạnh quá có thể gây tai họa, chìm xuồng nhưng, nhưng kéo mạnh quá thì có thể đứt dây câu mất mồi. Con cá thì đương nhiên mong muốn người câu chán nản mà từ bỏ con mồi và lưỡi câu để nó bớt đau đớn hơn. Người đi câu, ở thế chủ động và ngoài cuộc luôn dễ dàng hơn trong việc khống chế sự việc trong tầm kiểm soát của họ.

Nước Nga, có trách thì nên trách bộ não của họ làm sao lại dẫn dắt họ vào tình thế như thế này! Từ vị thế một cường quốc, kẻ chơi cờ trên thế giới, giờ họ thành ra lệ thuộc, phải cầu cứu đến những quốc gia xưa nay vẫn là con tốt thí của họ như Iran, bắc TT. Chưa kể đến anh cáo già phương Nam đang nổi lên đầy tham vọng. Giờ này anh ta không còn coi Nga là trang phải lứa với anh ta nữa rồi!
Đoạn này em nhất trí hoàn toàn: "Chưa kể đến anh cáo già phương Nam đang nổi lên đầy tham vọng. Giờ này anh ta không còn coi Nga là trang phải lứa với anh ta nữa rồi!"

Chưa kể, những gì đang diễn ra tại Ukr, tháiđộ và hành động của cộng đồng thế giới đang là 'phép thử' của lãnh đạo quốc gia này trước khi 'vận dụng' với 'vùng lãnh thổ độc lập' và các quốc gia láng giềng.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Thách thức đối với Tổng thống Ukraine sau khi cuộc chiến với Nga kết thúc

Cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine đã làm thay đổi hình ảnh của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Trước khi Nga phát động cuộc tấn công tổng lực hôm 24/2/2022, nhiều người cho rằng ông là nhân vật chưa từng trải trên chính trường vì trước đó ông là diễn viên hài và không được nhiều người tin tưởng. Tuy nhiên, sau khi cuộc chiến bắt đầu, ông trở thành “Winston Churchill của thời đại chúng ta” theo đánh giá của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.

1693792257148.png


Trong những ngày đầu của cuộc chiến, nhiều nhà quan sát phương Tây cho rằng Zelensky sẽ luồn cúi, chạy trốn, đầu hàng hoặc chết. Tuy nhiên, ông đã ở lại Kiev và quyết tâm lãnh đạo Ukraine. Uy tín của ông tăng vọt. Cuộc thăm dò dư luận do các tác giả bài viết và Viện Xã hội học quốc tế Kiev thực hiện hồi tháng 7/2022 cho thấy 65% người dân ở các vùng chưa bị chiếm đóng của Ukraine tin rằng Zelensky là người phù hợp nhất để dẫn dắt đất nước họ đến chiến thắng. Người phù hợp thứ hai theo kết quả thăm dò là cựu Tổng thống Petro Poroshenko, với tỷ lệ ủng hộ 5%. Khoảng 19% người được hỏi cho biết không có sự khác biệt giữa các chính trị gia hoặc từ chối trả lời. Hơn 80% cho rằng Zelensky là người thông minh, mạnh mẽ và trung thực.

1693792289975.png


Nhưng khi cuộc chiến ở Ukraine kết thúc, Zelensky sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn. Lãnh đạo trong thời chiến đòi hỏi những kỹ năng và năng lực rất khác so với trong thời bình. Đáng chú ý, người Ukraine ít tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Zelensky trong tương lai. Cũng trong cuộc thăm dò dư luận hồi tháng 7/2022, có 55% số người được khảo sát cho rằng Zelensky là người phù hợp nhất để lãnh đạo công cuộc tái thiết đất nước thời hậu chiến, và 28% cho rằng không có sự khác biệt giữa ông và các lựa chọn thay thế hoặc từ chối trả lời. Để xóa bỏ những nghi ngại tiềm ẩn này, Zelensky sẽ phải tái thiết và củng cố không chỉ các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine mà còn cả nền dân chủ của nước này. Ông sẽ phải chấm dứt xu hướng thành lập chính phủ xung quanh các mạng lưới bảo trợ cá nhân, vốn dễ dẫn đến tham nhũng, và xây dựng khái niệm bao trùm về lòng yêu nước. Ông cũng sẽ cần phải tôn trọng các quy tắc và tinh thần của hiến pháp Ukraine. Năng lực giải quyết thách thức của Zelensky sẽ quyết định số phận của Ukraine và tương lai của nền dân chủ nước này.

1693792335726.png


Sự cám dỗ của quyền lực

Cuộc tấn công của Nga đã thúc đẩy sự đoàn kết của dân tộc Ukraine, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như cam kết đối với nền dân chủ. Dữ liệu được thu thập hồi tháng 2/2023 trong khuôn khổ Dự án MOBILISE cho thấy khoảng 80% dân số Ukraine tham gia cuộc chiến, thông qua hoạt động tình nguyện, biểu tình phản đối hoặc hỗ trợ tài chính. Những người khác đang đặt sự khác biệt đảng phái sang một bên, nhất trí ủng hộ những cải cách mà họ sẽ được yêu cầu phải thực hiện khi gia nhập EU. Những diễn biến tích cực này đang bị cản trở bởi chủ nghĩa bảo trợ truyền thống ở Ukraine với quan điểm rằng quan hệ cá nhân giúp mọi việc hầu như diễn ra suôn sẻ, khiến người dân dần mất lòng tin vào pháp quyền. Sự phụ thuộc vào những người bảo trợ nuôi dưỡng quan hệ cá nhân sâu sắc giữa những người trong mạng lưới của họ, nhưng điều này cũng làm nảy sinh chủ nghĩa gia đình trị, sự phụ thuộc vào việc hối lộ và cả bạo lực khi lòng tin tan vỡ. Những người nắm quyền đã nhiều lần lợi dụng tình hình này để tạo ra bộ máy chính trị của riêng họ nhằm vơ vét của cải và đàn áp phe đối lập. Mặc dù người dân đã nhiều lần vùng lên chống lại những cuộc thâu tóm quyền lực khét tiếng ở Ukraine, nhưng giai cấp chính trị nước này vẫn bị lôi cuốn vào tham nhũng và có xu hướng ủng hộ các mối quan hệ cá nhân hơn là các thể chế dân chủ. Chừng nào suy nghĩ “mọi người đều làm vậy” còn tồn tại, thì những hoạt động này có lẽ vẫn sẽ tiếp diễn.

1693792392053.png


Ý thức đoàn kết do cuộc chiến thúc đẩy có thể tan biến khi cuộc chiến kết thúc. Tất nhiên, Chính phủ Ukraine có thể thay thế ý thức đoàn kết bằng ý thức về mục tiêu quốc gia khi nước này nộp đơn xin gia nhập EU, điều sẽ tạo động lực mới thúc đẩy những cải cách cần thiết. Tuy nhiên, những cải cách này có thể gây ra làn sóng phản đối lớn tới mức đưa đất nước trở lại chủ nghĩa bảo trợ. Chẳng hạn, để gia nhập EU, Ukraine sẽ phải tiến hành bước điều chỉnh đáng kể đối với các doanh nghiệp, vì họ sẽ phải tuân thủ các quy định của EU. Họ cũng sẽ phải thực hiện các bước nhằm xóa bỏ tình trạng tham nhũng và cải cách hệ thống tư pháp Ukraine trên diện rộng. Những cải cách này sẽ gây áp lực cho cả dân thường lẫn giới tinh hoa, gây tổn hại đến lợi ích của giới tinh hoa. Sự phản đối từ phía người dân bị ảnh hưởng trong kinh doanh và từ giới tinh hoa bị đe dọa về lợi ích cũng có thể xuất hiện. Do đó, nguy cơ Ukraine trở lại nền chính trị bảo trợ là có thật. Không thể đảm bảo rằng Ukraine sẽ duy trì được những thành tựu dân chủ mà họ đã đạt được. Mặc dù khả năng không cao nhưng Ukraine có thể chuyển từ nền dân chủ bảo trợ điển hình trong những năm gần đây – với mức độ tham nhũng đáng kể bắt nguồn từ cam kết chuyển giao quyền lực một cách dân chủ khi các nhà lãnh đạo đương nhiệm bị thua trong cuộc bầu cử – sang một cơ chế độc đoán hoặc tập trung hơn.

1693792423597.png


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Khi làn sóng chính trị phản đối Chính quyền Zelensky xuất hiện trở lại, điều có khả năng xảy ra sau khi cuộc chiến kết thúc, Zelensky và những người ủng hộ ông có thể ra sức bảo vệ ban lãnh đạo của họ bằng cách tích lũy quyền lực cho chính mình – ngay cả khi mục tiêu ban đầu chỉ là thúc đẩy thông qua cải cách hoặc tái thiết đất nước. Những lập luận mang tính biện minh như vậy đã được các nhà lãnh đạo đang tìm cách củng cố quyền lực của mình ở Đông Âu, Mỹ Latinh và nhiều nơi khác sử dụng hết lần này đến lần khác. Sự phát triển mạnh mẽ của chế độ tổng thống kiểu này có thể thúc đẩy quá trình làm suy yếu các cuộc cải cách. Một vài trong số những người chỉ trích Zelensky đã coi việc ông loại bỏ Thị trưởng Chernihiv, Vladyslav Atroshenko, với tội danh lạm dụng chức quyền là mối đe dọa đối với chính quyền địa phương. Những người này cũng cáo buộc Chính quyền Zelensky tìm cách che đậy nỗ lực tranh giành quyền lực bằng cách làm suy yếu những người có ảnh hưởng ở nước này. Và mặc dù còn quá sớm để khẳng định cách diễn giải trên về các động thái của Zelensky là có cơ sở hay không, nhưng vẫn phải đề phòng khả năng đó trở thành hiện thực.

1693792514828.png


Một số hành động của Chính quyền Zelensky nhằm phản đối cuộc chiến cũng có thể đe dọa nền dân chủ Ukraine khi hòa bình được lập lại. Ví dụ, quyết định hợp nhất hầu hết các kênh truyền hình tư nhân thành một đài truyền hình nhà nước duy nhất vào tháng 2/2022 được cho là cần thiết tại thời điểm cuộc chiến mới bắt đầu, khi Ukraine phải đấu tranh vì sự sinh tồn. Sẽ khó có thể biện minh cho một hành động như vậy nếu là trong thời bình. Những người chỉ trích Zelensky trong Quốc hội – đặc biệt là các nhà lãnh đạo của đảng Đoàn kết châu Âu – cũng như các tổ chức tư vấn chiến lược và tổ chức phi chính phủ như Opora, Chesno và Tổ chức Sáng kiến dân chủ đã bày tỏ quan ngại một cách công khai và kín đáo rằng Tổng thống có thể không sẵn sàng từ bỏ quyền kiểm soát này khi chiến tranh kết thúc. Rốt cuộc, không có nhà lãnh đạo nào muốn bị chỉ trích hoặc chế giễu, điều thường xảy ra trong các xã hội cởi mở. Nhưng nếu Ukraine muốn tiếp tục củng cố nền dân chủ, thì họ sẽ phải thay đổi hoàn toàn những biện pháp này khi chiến tranh kết thúc và mối đe dọa xâm lược từ Nga không còn nữa.

1693792572189.png


Cũng có thể việc Zelensky được nhiều người ủng hộ sẽ là mối đe dọa đối với nền dân chủ Ukraine. Không một ai ở Ukraine có được vị thế và sự ủng hộ của người dân trong vai trò một nhà lãnh đạo chính trị như ông. Nếu mức độ ủng hộ này được duy trì, thì nó có thể khiến Zelensky đi đến kết luận rằng ông cần tiếp tục nắm quyền và sẽ không để người khác có cơ hội đạt được vị thế cần thiết để trở thành tổng thống. Có lẽ điều vĩ đại nhất mà Tổng thống Mỹ George Washington từng làm, thậm chí còn vĩ đại hơn cả việc lãnh đạo lực lượng giành chiến thắng trong cuộc cách mạng, là rời bỏ chiếc ghế tổng thống khi ông vẫn được tôn kính như một anh hùng chiến tranh và ngày càng xa rời hình ảnh nhà lãnh đạo nổi bật nhất của đất nước. Do đó, ông đã tạo tiền lệ cho các cuộc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Ngay trước khi đắc cử vào năm 2019, Zelensky đã tuyên bố rằng một tổng thống chỉ nên phục vụ một nhiệm kỳ 5 năm. Có thể đưa ra lập luận mạnh mẽ rằng việc phá vỡ cam kết này sẽ không gây hại cho nền dân chủ Ukraine và thậm chí có thể mang lại sự ổn định trong thời chiến. Nhưng nếu Zelensky tái đắc cử, thì quỹ đạo tương lai của nền dân chủ Ukraine có thể phụ thuộc vào việc liệu ông có tuân thủ giới hạn 2 nhiệm kỳ của nước này hay không. Hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ cân nhắc việc vi phạm quy định này.

1693792627927.png


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Chủ nghĩa dân tộc tích cực và tiêu cực

Sự trỗi dậy của bản sắc dân tộc công dân ở Ukraine, đặt nghĩa vụ công dân và sự gắn bó với đất nước lên trên tất cả, là một trong những thành tựu to lớn của nền độc lập Ukraine. Bản sắc này được đề cao, nuôi dưỡng bởi Zelensky và được củng cố bởi chiến tranh. Tuy nhiên, nó liên tục bị thách thức bởi những tầm nhìn khác về ý nghĩa của việc trở thành công dân Ukraine. Một tầm nhìn thay thế cực đoan kết nối bản sắc dân tộc với bản sắc văn hóa dân tộc; theo đó, một công dân tốt và đáng tin cậy là người nói đúng ngôn ngữ, có quan điểm đúng đắn về lịch sử đất nước và tôn kính những nhân vật văn hóa phù hợp. Đối với những người ủng hộ quan điểm này, những người không có cùng những đặc điểm văn hóa dân tộc này thường bị coi là mối đe dọa. Những người mang mang nặng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hơn và ủng hộ bản sắc văn hóa dân tộc này chỉ là thiểu số. Và những người có thể được coi là theo chủ nghĩa dân tộc tự do nhưng vẫn thúc đẩy tinh thần yêu nước đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc hơn trong quốc hội, chẳng hạn như những người trong đảng Đoàn kết châu Âu, cũng nhanh chóng nêu bật tầm quan trọng của nghĩa vụ công dân đối với quốc gia và vai trò trung tâm của nhà nước. Trên thực tế, đối với hầu hết các chính trị gia, bao gồm cả những người theo cánh hữu, bản sắc văn hóa dân tộc và công dân có thể bổ sung cho nhau giống như ở Pháp.

1693797761839.png


Tuy nhiên, một số chính trị gia có thể tìm kiếm lợi ích chính trị bằng cách lợi dụng hoặc tìm cách làm trầm trọng thêm tình trạng chia rẽ. Có nhiều ví dụ trong lịch sử về các quốc gia chịu tổn thất vì chiến tranh tàn khốc đến mức phải viện đến những định nghĩa độc đáo hơn về quốc gia nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của nước ngoài. Điều này đã xảy ra giữa một số nước láng giềng phía Tây Ukraine sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự sụp đổ của chủ nghĩa C...S. Những động thái như vậy có thể dẫn đến chia rẽ, áp bức và xung đột nội bộ, làm suy yếu đất nước và mở ra cơ hội bóc lột. Trong trường hợp của Ukraine, rủi ro – cho dù rất nhỏ – là một phong trào dân tộc chủ nghĩa phi tự do có thể giành được sự ủng hộ và thúc đẩy việc củng cố các quan điểm cực đoan hơn về bản sắc Ukraine; theo đó, an ninh và thịnh vượng quốc gia thực sự chỉ có thể đạt được thông qua một số hình thức thanh trừng sắc tộc.

1693797807110.png


May mắn là chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự xuất hiện của các hình thức chủ nghĩa dân tộc như vậy. Thay vào đó, chiến tranh dường như đã củng cố cam kết của người dân Ukraine về chủ nghĩa tự do và những ý tưởng mang tính bao trùm về bản sắc quốc gia. Điều này đã diễn ra ngay cả khi nhiều người chuyển sang nói tiếng Ukraine (nhiều người ở Ukraine nói cả tiếng Ukraine và tiếng Nga). Thật vậy, những công dân song ngữ ngày càng tách mình khỏi những khía cạnh liên quan đến Nga trong bản sắc của họ. Trên thực tế, có một số bằng chứng cho thấy sự thay đổi này đặc biệt rõ rệt ở những người Ukraine nói tiếng Nga ở khu vực Đông Nam – họ coi việc chuyển sang dùng tiếng Ukraine là một trong những nghĩa vụ công dân đối với đất nước.

1693797843980.png


Chính phủ Ukraine cần duy trì sự đoàn kết dân tộc rộng rãi khi họ theo đuổi các nỗ lực cải cách, và các nhà cải cách ở Ukraine có thể thận trọng tìm kiếm nguồn cảm hứng từ Gruzia. Năm 2003, Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili đã tận dụng thành công tinh thần lạc quan do Cách mạng Hoa hồng mang lại để loại bỏ nhanh chóng và triệt để tình trạng tham nhũng vặt trong chính phủ, kể cả trong lực lượng cảnh sát giao thông khét tiếng trước đây và các cơ quan nhà nước chủ chốt. Sự xuất chúng của Saakashvili không nằm ở việc đề xuất một kế hoạch chống tham nhũng ấn tượng, mà nằm ở việc thuyết phục hàng triệu người dân rằng mọi thứ sẽ thực sự thay đổi, từ đó hiện thực hóa “lời tiên tri tự ứng nghiệm”. Tất nhiên, lịch sử của Gruzia cũng là câu chuyện cảnh báo, vì các hoạt động tham nhũng cấp cao khác vẫn tiếp diễn.

1693797916363.png


Ukraine cần một nỗ lực cải cách sâu rộng hơn. Tuy nhiên, tấm gương Gruzia cho thấy chỉ khi mọi người tin chắc rằng sự thay đổi sẽ diễn ra thì họ mới thay đổi hành vi của chính mình và thích nghi với thực tế mới được mong đợi. Xây dựng các đề xuất hấp dẫn là việc tương đối dễ dàng; thuyết phục mọi người tin rằng mọi thứ sẽ thay đổi mới là việc khó khăn hơn nhiều.

Chiến tranh kết thúc, dù là ở thời điểm nào, cũng có thể mang lại cho Zelensky và người dân Ukraine một khoảnh khắc như vậy. Tổng thống sẽ phải tìm cách biến ý chí đấu tranh của người dân thành niềm tin mạnh mẽ rằng cách tiếp cận cũ trong việc điều hành đất nước không còn phù hợp nữa. Và sau đó ông phải thực hiện đến cùng lời hứa của mình. Thời khắc đó sẽ đến và chúng ta phải hy vọng rằng Zelensky sẽ giữ lời.
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,939
Động cơ
97,699 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Con cầu bé tý tại Klishchiivka phía nam Bakhmut cũng bị đánh, Nga tiếp vận ra sao.
Ukraine có ưu thế vũ khí chính xác.
đây lại là con đường chính để Nga đưa thiết giáp đến chiến trường Bakhmut.
Đây là cầu dã chiến do công binh thực hiện
Triển khai trong vòng 15' là có cầu mới thôi cụ

1693826586880.png


1693826749278.png


Khả năng xe bắc cầu bên dưới là nạn nhân trong clip
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top