Cuộc chiến của Nga ở Ukraine: Cuộc chiến của sự bất ngờ
Một số cuộc chiến có những cái tên đi kèm. Các gia tộc Lancaster và York đã chiến đấu trong Cuộc chiến Hoa hồng từ năm 1455 đến năm 1485 để giành lấy ngai vàng của Anh. Chiến tranh Trăm năm giữa Anh và Pháp từ 1337 đến 1453. Trong Chiến tranh Ba mươi năm, 1618 đến 1648, nhiều quốc gia châu Âu xung đột, trong khi Anh và Pháp tiến hành Chiến tranh Bảy năm, từ 1756 đến 1763, trên khắp các khu vực quan trọng của toàn cầu. Chiến tranh Thế giới lần thứ I (1914–18) đã đạt được biệt danh cao cả là 'Đại chiến', mặc dù Chiến tranh Thế giới lần thứ II (1939–45) đã chứng tỏ sự chết chóc, hủy diệt lớn hơn nhiều và ở phạm vi toàn cầu nghiệt ngã của nó.
Trong số những cái tên xung đột hấp dẫn hơn, cái tên yêu thích của tôi - mặc dù Cuộc chiến conLợn (Pig War) năm 1859 giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh ở Canada đứng thứ hai - là Chiến tranh cái tai của Jenkins -
War of Jenkins’ Ear (1739–1748). Nó được đặt tên theo Thuyền trưởng Robert Jenkins của Công ty Đông Ấn, người vào năm 1738 đã nói với Hạ viện Anh rằng tai của ông, mà ông trưng ra cho các nghị sĩ đang xem, đã bị một chỉ huy của lực lượng bảo vệ bờ biển Tây Ban Nha cắt đứt vài năm trước đó. Hắn ta đã lên con tàu ngoài khơi bờ biển Cuba và hành động bằng cách sử dụng chính thanh kiếm của Jenkins. Nếu đã từng có lý do cho chiến tranh thì đó chính là nó! Có thể nói là ăn miếng trả miếng.
Nếu có thể đặt cho hậu thế một cái tên cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine, có lẽ nên gọi nó là Cuộc chiến của những điều bất ngờ, bởi vì ngay từ đầu, nó đã gây bối rối hoàn toàn cho các nhà quân sự và chuyên gia về Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, bây giờ, hãy cùng khám phá hai khía cạnh đáng ngạc nhiên của cuộc xung đột đang diễn ra, cả hai đều có thể được đặt ra dưới dạng câu hỏi. Tại sao nó xảy ra khi nào nó xảy ra? Và, tại sao nó lại phát triển theo những cách bất ngờ như vậy?
Đó là lỗi của NATO
Mặc dù phần lớn các chuyên gia cho rằng Putin có thể sử dụng vũ lực chống lại Ukraine nhiều tháng sau khi ông bắt đầu tập trung lực lượng quân đội ở biên giới Ukraine vào đầu năm 2021, nhưng rất ít người dự đoán được một cuộc chiến tranh tổng lực. Khi ông bắt đầu tập trung quân, nhận định phổ biến là Tổng thống Nga Putin đang phô trương cơ bắp, có lẽ để đạt được một lời hứa rằng NATO sẽ ngừng bành trướng về phía Nga.
Một số bối cảnh hỗ trợ cho nhận định này. NATO chỉ có 16 thành viên vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh. Hơn ba thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên Xô, tổ chức này đã có 30 và sẽ có 32 khi Phần Lan và Thụy Điển, những quốc gia đã tìm kiếm tư cách thành viên sau cuộc xâm lược của Putin, được phép tham gia (và Phần Lan đã làm như vậy). Rất lâu trước khi Putin trở thành tổng thống Nga vào năm 2000, các quan chức Nga đã lên án cuộc hành quân về phía đông của liên minh Chiến tranh Lạnh trước đây do Mỹ lãnh đạo. Người tiền nhiệm của ông Putin, cố Tổng thống Boris Yeltsin đã thể hiện sự phản đối rõ ràng đối với Tổng thống Mỹ Bill Clinton.
Vào tháng 10 năm 1993, khi Ngoại trưởng Mỹ Warren Christopher chuẩn bị công du Nga, James Collins, đại biện lâm thời tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow, đã gửi cho ông một bức điện tín cảnh báo rằng 'sự bành trướng của NATO là một vấn đề về thần kinh đối với người Nga'. Ông nói thêm, nếu tiếp tục 'không giữ cánh cửa mở cho Nga', thì điều đó sẽ được 'giải thích phổ biến ở Moscow là nhằm chống lại Nga và chỉ riêng Nga - hay "Chính sách ngăn chặn mới", như Bộ trưởng Ngoại giao [Andrei] Kozyrev gần đây đã gợi ý'.
Vào tháng 2 năm 2008, tám năm sau nhiệm kỳ tổng thống của ông Putin và khoảng một tháng trước hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest, Romania, William Burns, khi đó là đại sứ Mỹ tại Moscow và hiện là giám đốc CIA, đã gửi một bức điện tới Washington tập trung vào Ukraine. 'Việc mở rộng NATO, đặc biệt là đối với Ukraine,' ông cảnh báo, 'vẫn là một vấn đề “xúc cảm và thần kinh” đối với Nga.' Cùng tháng đó, trong một bản ghi nhớ gửi cho cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống George W Bush, ông sẽ vượt qua 'lằn ranh đỏ rõ nhất trong số các lằn ranh đỏ' đối với các nhà lãnh đạo Nga. Ông tiếp tục: “Tôi vẫn chưa tìm thấy bất kỳ ai coi Ukraine trong NATO là bất cứ điều gì khác ngoài một thách thức trực tiếp đối với lợi ích của Nga”.
Những công cụ ngoại giao như vậy có rất ít tác dụng, khi việc mở rộng NATO trở thành trọng tâm trong trật tự an ninh mới của Washington ở châu Âu. Vào tháng 4 năm 2008, dưới sự thúc giục của Tổng thống Bush, NATO cuối cùng đã thực hiện một bước định mệnh tại hội nghị thượng đỉnh Bucharest đó, tuyên bố rằng một ngày nào đó Ukraine và Gruzia sẽ gia nhập hàng ngũ của họ.
Giờ đây, việc đưa các đồng minh cũ của Liên Xô từ Trung Âu vào NATO là một chuyện, nhưng Ukraine lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Trong con mắt của những người Nga theo chủ nghĩa dân tộc, hai nước đã chia sẻ mối quan hệ văn hóa, ngôn ngữ, sắc tộc và tôn giáo kéo dài hàng thế kỷ, chưa kể đến đường biên giới dài 1.426 dặm, một điểm mà Putin đã đưa ra trong một bài luận dài 7.000 từ mà ông viết vào tháng 7 năm 2021, có tiêu đề hấp dẫn 'Về sự thống nhất lịch sử của người Nga và người Ukraine'.
Putin, người chưa bao giờ coi Ukraine là một quốc gia đích thực, đã coi cuộc bỏ phiếu áp đảo của người Ukraine vào tháng 12 năm 1991 ủng hộ độc lập là một sự bất công sâu sắc. Tờ báo Kommersant của Nga đưa tin rằng ông đã nói với Tổng thống Mỹ George W Bush tại cuộc họp của Hội đồng NATO-Nga được tổ chức trong hội nghị thượng đỉnh Bucharest năm 2008 rằng:
Ukraine thậm chí không phải là một quốc gia. Ukraina là gì? Một phần lãnh thổ của nó là Đông Âu, một phần khác [Ukraine phía đông sông Dnipro], và một phần quan trọng, là sự đóng góp từ chúng tôi.
Sau đó, ông nói thêm theo cách đầy quan ngại rằng, nếu Ukraine gia nhập NATO, nước này sẽ mất Crimea, tỉnh duy nhất có đa số người Nga sinh sống, và Donbas, miền đông Russophone của nước này. Trong cuốn sách năm 2016 của mình,
All the Kremlin’s Men(Tất cả là người dân Nga – ND), nhà báo Nga Mikhail Zygar xác nhận rằng Putin thực sự đã đe dọa hủy diệt Ukraine nếu nước này gia nhập NATO.
Krym 2014
Những người đổ lỗi cho NATO về cuộc chiến hiện tại chỉ đưa ra bằng chứng như vậy. Và không thể phủ nhận rằng sự mở rộng của NATO đã tạo ra căng thẳng giữa Nga và phương Tây, cũng như giữa Nga và Ukraine. Nhưng lời hứa Bucharest của liên minh rằng Ukraine một ngày nào đó sẽ trở thành thành viên không làm cho cuộc chiến của Nga nhằm vào Ukraine ít bất ngờ hơn.
Đây là lý do tại sao: từ thời điểm đó đến thời điểm cuộc chiến nổ ra, NATO chưa bao giờ thực hiện cam kết thực hiện bước tiếp theo và cung cấp cho Kiev một 'kế hoạch hành động thành viên'. Trên thực tế, đến tháng 2 năm 2022, NATO đã khiến Ukraine chờ đợi 14 năm mà không có dấu hiệu nhỏ nhất cho thấy khả năng ứng cử của họ có thể tiến triển (mặc dù mối quan hệ an ninh và huấn luyện quân sự của Ukraine với một số quốc gia NATO – đặc biệt là Hoa Kỳ, Anh và Canada – đã có tăng).
Vì vậy, lý thuyết NATO-là-chịu trách nhiệm, cho rằng Putin tiến công Ukraine năm 2022 khi phải đối mặt với 'mối đe dọa hiện hữu', không thuyết phục (ngay cả khi một người, như tôi, tin rằng việc mở rộng NATO là một ý tưởng tồi và sự quan ngại của Nga chính đáng).
...