[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,939
Động cơ
97,699 Mã lực
Đây là cầu dã chiến do công binh thực hiện
Triển khai trong vòng 15' là có cầu mới thôi cụ

View attachment 8063097

View attachment 8063099

Khả năng xe bắc cầu bên dưới là nạn nhân trong clip
bài báo nói đây là con đường chính để Nga đưa thiết giáp đến Bakhmut, em dịch nguyên vậy thôi.
Cầu dã chiến dễ xây, vâng đúng như vậy, nhưng nằm bất động thì pháo Ukr bắn chính xác diệt trong phút mốt thôi cụ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Quân đội Nga tiêu diệt xe tăng Challenger 2 đầu tiên của Anh ở Ukraine?

Một đoạn video về một chiếc xe tăng bốc cháy đang lan truyền trên mạng xã hội Telegram và Twitter vào sáng sớm nay, ngày 5 tháng 9. Các bài đăng dưới video được chia sẻ khẳng định đây là chiếc xe tăng Challenger 2 đầu tiên của Anh bị phá hủy được giao cho Ukraine.


Rất khó để biết chỉ sau vài giây video liệu đây có thực sự là Challenger 2 hay không. Ngay cả khi bạn thực hiện dừng khung hình thì cũng không rõ cỗ máy bị đốt cháy có phải là xe tăng Anh hay không. Nguyên nhân là do chiếc xe tăng đang bốc cháy và chỉ nhìn thấy rõ khẩu pháo của nó.

Tài khoản Twitter OSINTTechnical, chuyên theo dõi những gì đang diễn ra trên chiến trường ở Ukraine, cũng đăng một dòng tweet nói rằng xe tăng Challenger 2 đầu tiên đã bị phá hủy ở Ukraine. Theo tweet này, vụ “cháy xe tăng” được ghi lại ở khu vực Robotyne – nơi diễn ra những trận chiến nảy lửa trong những tuần gần đây. OSINTTechnical cũng như các tài khoản Twitter và Telegram khác cho rằng chiếc xe tăng này thuộc biên chế của Lữ đoàn tấn công đường không số 82.

Cách đây không lâu, tờ Daily Express của Anh đã xuất hiện một truy vấn liên quan đến tung tích của những chiếc xe tăng Challenger 2, vốn được chuyển từ London và đến Kyiv. Việc triển khai dự kiến những chiếc xe tăng Challenger 2 của Anh trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine cho đến nay vẫn là một sự kiện vẫn chưa được thực hiện. Chi tiết quan trọng này sau đó đã được xác minh qua một bài báo do Trung tá đáng kính người Anh Steward Crawford viết và phổ biến đến công chúng qua tờ Daily Express.

Như Trung tá Crawford đưa ra, khi bài phát biểu của ông được xuất bản, rõ ràng là không có bất kỳ bằng chứng xác thực nào cho thấy sự tồn tại của xe tăng Challenger 2 trên chiến tuyến của Ukraine. Quan điểm này được phản ánh bởi phóng viên chiến trường nổi tiếng Jonathan Beale, người hiện đang làm việc tại Ukraine. Thông qua mạng xã hội, ông tiết lộ đã đặt câu hỏi về vị trí tiềm năng của những chiếc xe tăng này cho một cặp tướng cấp cao Ukraine. Câu trả lời chung của họ đưa ra kết luận rằng những chiếc xe tăng như vậy không phải là một phần trong kho vũ khí của quân đội Ukraine.

1693909390902.png


Trung tá Crawford đưa ra giả thuyết rằng quân đội Ukraine có thể chưa đưa xe tăng Challenger 2 của họ vào chiến trường tác chiến tích cực, ám chỉ khả năng triển khai của họ ở các địa điểm khác. Là một phần trong phân tích toàn diện của mình, Crawford đã đưa ra cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra nếu những cỗ máy đáng gờm này được bố trí ở tiền tuyến.

Ông nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của các đơn vị thiết giáp này trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và vụ nổ mìn, tính nhạy cảm không chỉ giới hạn ở Challenger 2. Ông lưu ý rằng điểm yếu nguy hiểm này cũng được thể hiện tương tự ở xe tăng Leopard 2 của Đức.

Trong những tuần đầu tiên của tháng 7, nhiều tài khoản đã nêu bật những thử thách mà quân đội Ukraine phải đối mặt trong việc đưa xe tăng Challenger 2 vào các hoạt động chiến lược của họ. Những thách thức này có thể bắt nguồn từ một loạt các quy định cụ thể do chính phủ Anh áp đặt.

London đã chính thức yêu cầu sự đảm bảo rõ ràng từ Kiev, tìm kiếm sự xác nhận rằng những chiếc xe tăng này sẽ tránh các cuộc chiến có tính rủi ro cao nhằm ngăn chặn khả năng lực lượng quân sự Nga bắt giữ hoặc tiêu diệt chúng. Đó là một nỗ lực nhằm giảm thiểu mọi nguy cơ leo thang xung đột, nhấn mạnh sự cân bằng quyền lực mong manh trong khu vực.

Trong một tiết lộ đáng chú ý của nhà báo người Anh Jerome Starkey, người ta đã làm sáng tỏ rằng Bộ Quốc phòng Anh đang nghiêm túc xem xét các chiến lược sơ tán cho xe tăng Challenger 2. Tầm quan trọng của quyết định này được nhấn mạnh qua lời của một nguồn tin giấu tên từ Bộ, người đã chỉ ra một cách nghiêm túc những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra nếu xe tăng Challenger 2 bị quân xâm lược Nga chiếm giữ.

Ngoài ra, ông Starkey còn tiết lộ, trích dẫn một nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy, rằng một chiến lược chiến thuật đang được xây dựng một cách tỉ mỉ trong nỗ lực hợp tác giữa các cấp chỉ huy quân sự của Anh và Ukraine. London, trong nỗ lực theo đuổi sự chắc chắn, đang tích cực tìm kiếm một cam kết từ Kiev để đảm bảo an toàn cho xe tăng Anh, nếu có bất kỳ tình huống bất ngờ nào nảy sinh liên quan đến an ninh của 14 xe tăng.
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
30.000 quân Ukraine cố xuyên thủng 1 km vòng vây ở Kupyansk



UKRAINE MẤT HƠN 66.000 QUÂN NHÂN TRONG BA THÁNG PHẢN CÔNG – BỘ QUỐC PHÒNG NGA


 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Phương Tây cần một chiến lược mới ở Ukraine

Theo tạp chí Foreign Affairs, sau hơn một năm, cuộc chiến trở nên có lợi cho Ukraine hơn so với đa số dự báo. Nỗ lực của Nga nhằm thôn tính nước láng giềng đã thất bại. Ukraine vẫn là một nền dân chủ độc lập, có chủ quyền, vận hành bình thường, kiểm soát khoảng 85% diện tích lãnh thổ mà nước này có trước thời điểm Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Đồng thời, rất khó có thể lạc quan về diễn biến tiếp theo của cuộc chiến. Tổn thất về người và kinh tế, vốn đã rất lớn, sẽ còn tăng thêm khi cả Moskva và Kiev đều sẵn sàng cho các bước đi tiếp theo trên chiến trường. Ưu thế tuyệt đối về quân số giúp Nga có khả năng chống lại kỹ năng và tinh thần tác chiến của Ukraine cũng như việc nước này có sự hỗ trợ của phương Tây. Vì vậy, kết cục có khả năng xảy ra cao nhất của cuộc xung đột này không phải là một chiến thắng toàn diện cho Ukraine, mà là sự bế tắc đẫm máu.

1693968237684.png


Trong bối cảnh đó, không khó hiểu khi xuất hiện ngày càng nhiều lời kêu gọi một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột. Tuy nhiên với việc cả Moskva và Kiev đều tuyên bố tiếp tục chiến đấu, điều kiện chưa chín muồi cho giải pháp đàm phán. Nga dường như quyết tâm chiếm một vùng rộng lớn hơn ở Donbass. Ukraine dường như đang chuẩn bị tấn công nhằm phá vỡ hành lang đường bộ giữa Donbass với Crimea, mở đường cho việc đẩy lùi hoàn toàn các lực lượng Nga và khôi phục lại sự toàn vẹn lãnh thổ Ukraine như những gì Tổng thống Volodymyr Zelensky thường khẳng định.

Phương Tây cần cách tiếp cận theo hướng thừa nhận thực tế này mà không cần hy sinh những nguyên tắc của mình. Con đường tốt nhất là một chiến lược tuần tự theo hai hướng, đầu tiên là tăng cường tiềm lực quân sự cho Ukraine, rồi chờ giao tranh bước vào mùa thấp điểm cuối năm để hối thúc Moskva và Kiev chuyển từ chiến trường sang bàn đàm phán. Phương Tây cần bắt đầu ngay lập tức việc tăng dòng vũ khí, cả số lượng và chất lượng, chuyển giao cho Ukraine. Mục tiêu là củng cố khả năng phòng thủ của Ukraine, đồng thời giúp cuộc phản công của nước này thành công nhất có thể, gây tổn thất nặng nề cho Nga, hạn chế những lựa chọn quân sự của Moskva và làm cho Nga sẵn sàng hơn trong việc theo đuổi giải pháp ngoại giao. Khi chiến dịch phản công theo dự kiến kết thúc, Ukraine cũng có thể khởi động lại ý tưởng về giải pháp đàm phán do đã nỗ lực hết mình trên chiến trường và đối mặt với những hạn chế ngày càng tăng cả về nhân lực của chính mình và sự giúp đỡ từ nước ngoài.

1693968268325.png


Giai đoạn hai trong chiến lược của phương Tây, triển khai vào cuối năm nay, là kế hoạch đứng ra làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn và sau đó là tiến trình hòa bình nhằm chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột. Ván cờ ngoại giao này có thể thất bại. Ngay cả khi Nga và Ukraine hứng chịu thêm những tổn thất lớn, một hoặc cả hai bên có thể vẫn muốn tiếp tục giao tranh. Nhưng khi tổn thất của cuộc chiến tăng lên và khả năng bế tắc quân sự ngày một rõ, rất đáng để bỏ công sức thúc đẩy một lệnh ngừng bắn bền vững, một lệnh ngừng bắn có thể ngăn chặn xung đột tái bùng phát, và thậm chí tốt hơn là tạo ra nền tảng cho hòa bình lâu dài.

Cuộc chiến không hồi kết

Ở thời điểm hiện tại, giải pháp ngoại giao là phi thực tế. Tổng thống Nga Vladimir Putin chắc chắn lo ngại rằng nếu bây giờ dừng cuộc chiến, người dân Nga sẽ cáo buộc ông đã khởi động một cuộc chiến tốn kém, không hiệu quả. Thực tế, lực lượng Nga hiện chưa kiểm soát hoàn toàn bất kỳ khu vực nào trong số 4 khu vực Moskva đơn phương sáp nhập tháng 9 năm ngoái, NATO phát triển lớn hơn và mạnh hơn, Ukraine rời xa Nga hơn bao giờ hết. Putin dường như tin rằng thời gian đang ủng hộ ông với toan tính rằng có thể vượt qua các lệnh trừng phạt kinh tế vốn đã thất bại trong việc kìm hãm kinh tế Nga, đồng thời duy trì được sự ủng hộ của dân chúng đối với cuộc chiến, một cuộc chiến mà theo thăm dò dư luận của Trung tâm Levada vẫn nhận được sự ủng hộ của hơn 70% người Nga. Putin nghi ngờ khả năng duy trì sức mạnh của Ukraine và các nước phương Tây ủng hộ Kiev, cho rằng quyết tâm của họ sẽ suy giảm. Và Putin chắc chắn toan tính rằng với lứa binh sỹ mới gia nhập cuộc chiến, Nga có thể mở rộng vùng lãnh thổ chiếm đóng, cho phép ông tuyên bố rằng ông đã mở rộng đáng kể đường biên giới của Nga khi giao tranh chấm dứt.

1693968310566.png


Ukraine cũng không có tâm trạng hòa giải. Giới lãnh đạo và người dân Ukraine đều tìm cách giành lại quyền kiểm soát toàn bộ vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng từ 2014, kể cả Crimea. Người dân Ukraine cũng muốn Moskva chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh do lực lượng Nga gây ra và buộc nước này phải thanh toán cho những khoản chi phí khổng lồ của công cuộc tái thiết. Ngoài ra, Kiev cũng có lý do chính đáng để nghi ngờ liệu Putin có đáng tin trong việc tuân thủ thỏa thuận hòa bình. Trong trường hợp đó, thay vì trông chờ vào sự can thiệp ngoại giao của phương Tây, các nhà lãnh đạo Ukraine yêu cầu sự giúp đỡ nhiều hơn về quân sự và kinh tế. Mỹ và châu Âu đã hỗ trợ đáng kể Ukraine về thông tin tình báo, huấn luyện, vũ khí, nhưng từ chối chuyển giao các hệ thống vũ khí mạnh hơn, như tên lửa tầm xa và máy bay hiện đại, do lo ngại làm như vậy sẽ khiêu khích Nga leo thang, có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, hay tính toán tấn công binh sĩ hoặc lãnh thổ một nước thành viên NATO.

1693968362290.png


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Mặc dù Washington đúng khi thận trọng trước nguy cơ leo thang, nhưng lo ngại của Mỹ là quá mức cần thiết. Chính sách của phương Tây mắc kẹt giữa mục tiêu tránh thất bại thảm họa (theo đó Ukraine thiếu vũ khí và bị Nga thôn tính) và thành công thảm họa (Ukraine được vũ trang quá mức dẫn đến dồn Putin vào chân tường và leo thang). Nhưng rất khó thấy Nga được gì nếu leo thang. Mở rộng cuộc chiến bằng cách tấn công một nước thành viên NATO không mang lại lợi ích cho Nga, vì Nga đang có quãng thời gian quá khó khăn dù chỉ giao tranh với mỗi Ukraine và các lực lượng của nước này đã bị bào mòn nghiêm trọng sau một năm chiến tranh. Sử dụng vũ khí hạt nhân cũng không giúp ích nhiều cho Nga. Một cuộc tấn công hạt nhân chắc chắn sẽ đẩy NATO tham chiến trực tiếp và làm tiêu hao các vị trí của Nga trên khắp Ukraine. Sử dụng vũ khí hạt nhân cũng sẽ khiến Trung Quốc, Ấn Độ rời xa Nga, bởi cả hai nước từng cảnh báo Nga không được sử dụng vũ khí hạt nhân.

1693968433019.png


Nhưng tính bất hợp lý của việc sử dụng hạt nhân không phải là lý do duy nhất khiến phương Tây phớt lờ thái độ của Nga. Nhượng bộ trước hành động đe dọa hạt nhân cũng báo hiệu cho các quốc gia khác rằng những lời đe dọa như vậy có tác dụng, cản trở chương trình nghị sự không phổ biến vũ khí hạt nhân và làm suy yếu khả năng răn đe. Chẳng hạn, Trung Quốc có thể kết luận rằng đe dọa hạt nhân có thể ngăn cản Mỹ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công.

Vì thế, đã đến lúc phương Tây dừng việc tự răn đe mình và bắt đầu chuyển giao cho Ukraine xe tăng, tên lửa tầm xa và những vũ khí nước này cần để giành lại thêm nhiều vùng lãnh thổ trong những tháng tới. Các nước châu Âu đã bắt đầu chuyển giao xe tăng Leopard, Mỹ cũng cam kết chuyển 31 xe tăng Abrams - dự kiến sẽ tới Ukraine vào mùa Thu. Nhưng cả hai bờ Đại Tây Dương cần tăng quy mô và tốc độ chuyển giao. Nhiều xe tăng hơn sẽ nâng cao khả năng của các lực lượng Ukraine trong việc khoan thủng các tuyến phòng thủ của Nga ở miền Nam Ukraine. Tên lửa tầm xa, cụ thể là Hệ thống tên lửa lục quân chiến thuật (ATACMS), vũ khí đến thời điểm này Mỹ vẫn từ chối cung cấp, sẽ cho phép Ukraine tấn công các cứ điểm, sở chỉ huy, kho đạn nằm sâu trong lãnh thổ Nga kiểm soát, mở đường cho chiến dịch phản công của Ukraine thành công hơn. Quân đội Mỹ cũng nên bắt đầu huấn luyện phi công Ukraine sử dụng máy bay F-16. Việc huấn luyện sẽ mất thời gian, nhưng triển khai từ bây giờ sẽ cho phép Mỹ chuyển giao máy bay hiện đại khi các phi công sẵn sàng, phát tín hiệu đến Nga rằng năng lực tác chiến của Ukraine đang tăng lên.

1693968492902.png


Trợ giúp quân sự lớn hơn từ phương Tây tuy mang lại hiệu quả tích cực, nhưng không thể thay đổi thực tế cơ bản là cuộc chiến này đang đi đến bế tắc. Đương nhiên, vẫn có khả năng Ukraine thành công vang dội trong chiến dịch phản công và cho phép quốc gia này giành lại toàn bộ lãnh thổ bị chiếm đóng, kể cả Crimea, kết quả là thất bại toàn diện cho Nga. Nhưng một kết cục như vậy là không có khả năng xảy ra. Ngay cả khi phương Tây tăng cường hỗ trợ quân sự, Ukraine vẫn chưa sẵn sàng để đánh bại các lực lượng Nga. Ukraine thiếu hụt binh sỹ và đạn dược, nền kinh tế tiếp tục xấu đi. Quân Nga phòng thủ và tân binh đang tiến ra mặt trận.

1693968538160.png


Hơn thế, nếu vị thế quân sự của Moskva trở nên hiểm nghèo, rất có thể Trung Quốc sẽ cung cấp vũ khí cho Nga dù là trực tiếp hay thông qua nước thứ ba. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình đã đầu tư lớn, dài hạn vào Putin và sẽ không khoanh tay đứng nhìn khi Nga hứng chịu thất bại có tính quyết định. Chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Moskva hồi tháng 3 cho thấy rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tăng cường quan hệ đối tác với Putin, không có chuyện quay lưng lại. Tập Cận Bình cũng có thể toan tính rằng những rủi ro của việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Nga là vừa phải. Suy cho cùng, Trung Quốc hiện đang phân tách với phương Tây và chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc dường như đã đóng khung theo hướng cứng rắn hơn, bất kể mức độ Bắc Kinh hỗ trợ Moskva.

1693968578184.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tăng viện trợ quân sự cho Ukraine, dù giúp các lực lượng Ukraine đạt bước tiến trên chiến trường, nhưng cũng không hứa hẹn cho phép Kiev phục hồi toàn vẹn lãnh thổ. Cuối năm nay, tình thế bế tắc nhiều khả năng sẽ xuất hiện cùng với một ranh giới giao tranh mới. Khi điều đó xảy ra, một câu hỏi đương nhiên sẽ xuất hiện: Tiếp theo sẽ là gì?

Hậu bế tắc

Ngay cả dưới góc độ của Ukraine, là không khôn ngoan nếu cứ một mực tiếp tục theo đuổi chiến thắng quân sự toàn diện, một chiến thắng phải trả giá đắt. Quân đội Ukraine đã phải hứng chịu hơn 100.000 người thương vong, mất nhiều binh sỹ thiện chiến nhất. Kinh tế Ukraine cũng suy giảm khoảng 30%, tỷ lệ đói nghèo tăng mạnh, còn Nga tiếp tục đánh bom cơ sở hạ tầng thiết yếu của Ukraine. Khoảng 8 triệu người Ukraine đã rời bỏ đất nước, hàng triệu người phải ly hương trong nước. Ukraine không nên mạo hiểm tự hủy diệt khi theo đuổi các mục tiêu ngoài tầm với.

1693987341229.png


Đến cuối mùa giao tranh năm nay, Mỹ và châu Âu cũng có lý do để từ bỏ chính sách đã tuyên bố về việc hỗ trợ Ukraine “cho đến chừng nào còn cần thiết” như lời Tổng thống Joe Biden từng nói. Duy trì sự tồn tại của Ukraine là một nền dân chủ có chủ quyền và an toàn là ưu tiên, nhưng việc đạt mục tiêu đó không nhất thiết đòi hỏi Ukraine phải khôi phục hoàn toàn quyền kiểm soát đối với Crimea và Donbass trong tương lai gần. Phương Tây cũng không nên lo ngại việc thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn trước khi Kiev giành lại toàn bộ lãnh thổ của mình sẽ phá vỡ trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Sự kiên cường của người dân Ukraine cùng với quyết tâm của phương Tây đã đẩy lùi nỗ lực thôn tính Ukraine của Nga, giáng cho Nga một thất bại chiến lược mang tính quyết định, đồng thời thể hiện cho những kẻ theo chủ nghĩa xét lại khác thấy rằng việc xâm chiếm lãnh thổ là công việc tốn kém và khó chịu. Đúng, điều quan trọng là phải giảm thiểu lợi ích của Nga và chứng minh rằng hành động gây hấn không mang lại lợi ích gì, nhưng mục tiêu này phải được cân nhắc cùng với các ưu tiên khác.

1693987520533.png


Thực tế là việc tiếp tục ủng hộ Kiev quy mô lớn tiềm ẩn những rủi ro chiến lược lớn hơn. Cuộc chiến này đang làm xói mòn tính sẵn sàng và làm cạn kiệt kho vũ khí của quân đội phương Tây. Nền tảng công nghiệp quốc phòng không thể theo kịp mức tiêu thụ vũ khí và đạn dược của Ukraine. Các nước NATO không thể không tính đến khả năng đối đầu thù địch trực tiếp với Nga, và Mỹ phải chuẩn bị cho hành động quân sự tiềm tàng ở châu Á (để răn đe hay đáp trả bất kỳ động thái nào của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan) và ở Trung Đông (chống Iran và các mạng lưới khủng bố).

Cuộc chiến cũng đang gây ra tổn thất lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Cuộc chiến làm đứt gãy chuỗi cung ứng, góp phần làm lạm phát cao, thiếu hụt năng lượng và lương thực. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) ước tính cuộc xung đột này làm sản lượng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 giảm khoảng 2.800 tỷ USD. Từ Pháp cho tới Ai Cập hay Peru, khó khăn kinh tế đang châm ngòi cho bất ổn chính trị. Chiến tranh cũng đang phân cực hệ thống quốc tế. Khi đối đầu địa chính trị giữa các nền dân chủ phương Tây và liên minh Nga-Trung báo hiệu sự quay lại của thế giới hai cực, đa số phần còn lại của thế giới vẫn đứng ngoài lề, ưu tiên không liên kết hơn là bị mắc bẫy trong kỷ nguyên mới của sự kình địch Đông-Tây. Bất ổn đang lan rộng ra từ cuộc chiến ở Ukraine.

1693987670370.png


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trong bối cảnh đó, cả Ukraine và những nước NATO ủng hộ Ukraine đều không thể coi sự thống nhất của phương Tây là điều hiển nhiên. Quyết tâm của Mỹ rất quan trọng đối với sức mạnh lâu dài của châu Âu, nhưng Washington đối mặt với sức ép chính trị ngày càng tăng phải cắt giảm chi tiêu, xây dựng lại khả năng sẵn sàng và tăng tiềm lực của mình ở châu Á. Khi đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện, Chính quyền Biden gặp khó khăn hơn trong việc đưa ra các gói cứu trợ quy mô lớn cho Ukraine. Chính sách của Mỹ với Ukraine có thể sẽ thay đổi lớn nếu đảng Cộng hòa giành được Nhà trắng trong cuộc bầu cử 2024. Đã đến lúc sẵn sàng cho Kế hoạch B.

Để đồng ý

Do chiều hướng có thể xảy ra của cuộc chiến, Mỹ và các đối tác cần bắt đầu thiết lập giải pháp ngoại giao kết thúc cuộc chơi ngay từ bây giờ. Ngay cả khi các thành viên NATO gia tăng viện trợ quân sự nhằm hỗ trợ chiến dịch phản công của Ukraine, Washington vẫn nên bắt đầu tham vấn các đồng minh châu Âu và Kiev về một sáng kiến ngoại giao sẽ được khởi động vào cuối năm nay.

Theo cách tiếp cận này, các nước phương Tây ủng hộ Ukraine có thể đề xuất lệnh ngừng bắn khi chiến dịch phản công của Ukraine đạt tới giới hạn. Lý tưởng nhất, cả Ukraine và Nga đều rút quân và vũ khí hạng nặng khỏi đường giới tuyến mới, tạo ra một vùng phi quân sự. Một tổ chức trung lập, có thể là Liên hợp quốc hoặc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), cử quan sát viên tới giám sát và thực thi lệnh ngừng bắn và việc rút quân. Phương Tây phải tiếp cận các nước có ảnh hưởng khác, như Trung Quốc và Ấn Độ, để hỗ trợ cho đề xuất ngừng bắn. Làm như vậy sẽ gây phức tạp ngoại giao, nhưng kéo được Bắc Kinh và New Delhi nhập cuộc sẽ gia tăng sức ép với điện Kremlin. Trong trường hợp Trung Quốc từ chối ủng hộ ngừng bắn, những lời kêu gọi của Tập Cận Bình về giải pháp ngoại giao sẽ bị phơi bày là sáo rỗng.

1694055308168.png


Giả sử lệnh ngừng bắn được duy trì, các cuộc đàm phán hòa bình sẽ diễn ra. Tiến trình đó cần được thực thi theo hai kênh song song. Một kênh là đối thoại trực tiếp giữa Ukraine và Nga, được hỗ trợ bởi các nhà trung gian quốc tế, về các điều khoản hòa bình. Kênh thứ hai, các đồng minh NATO bắt đầu đối thoại chiến lược với Nga về kiểm soát vũ khí và cấu trúc an ninh chung của châu Âu. Nỗ lực của Putin nhằm xóa bỏ trật tự an ninh hậu Chiến tranh Lạnh đã phản tác dụng và kết thúc bằng việc củng cố NATO. Nhưng thực tế đó chỉ làm tăng yêu cầu NATO và Nga phải khởi động đối thoại có tính xây dựng để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang mới, khôi phục lại các kênh giao tiếp quân sự và giải quyết các vấn đề cùng quan tâm khác, trong đó có phổ biến vũ khí hạt nhân. Đàm phán công thức “2+4” từng giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh là tiền lệ tốt cho cách tiếp cận này. Đông Đức và Tây Đức đã đàm phán trực tiếp về thống nhất đất nước, trong khi Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô đàm phán về cấu trúc an ninh chung hậu Chiến tranh Lạnh.

1694055387011.png


Nếu Ukraine có những thắng lợi trên chiến trường vào mùa Hè này, thì ít ra cũng có lý do để Putin xem kế hoạch ngừng bắn và hòa bình là một cách giữ thể diện. Để tăng tính hấp dẫn của cách tiếp cận này, phương Tây cũng nên nới lỏng có giới hạn các lệnh trừng phạt để đổi lấy việc Nga sẵn sàng tuân thủ ngừng bắn, đồng ý thiết lập vùng phi quân sự và tham gia một cách có ý nghĩa vào các cuộc đàm phán hòa bình. Tất nhiên, Putin hoàn toàn có thể từ chối lệnh ngừng bắn hoặc chỉ chấp nhận với mục đích có thời gian để xây dựng lại quân đội để rồi sau đó thực hiện chinh phạt Ukraine. Nhưng cũng chẳng mất gì nhiều khi thử mức độ sẵn sàng thỏa hiệp của Moskva. Bất luận phản ứng của Nga ra sao, phương Tây sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí Ukraine cần để tự vệ trong dài hạn và bảo đảm rằng bất kỳ sự tạm ngừng giao tranh nào cũng không tạo lợi thế cho Nga. Và nếu Nga từ chối ngừng bắn (hoặc chấp nhận rồi sau đó vi phạm), sự ngoan cố của Nga sẽ khiến nước này bị cô lập ngoại giao sâu sắc hơn, củng cố thêm cơ chế trừng phạt và làm gia tăng sự ủng hộ Ukraine ở Mỹ và châu Âu.

1694055456568.png


Một kịch bản nữa có thể xảy ra là Nga đồng ý ngừng bắn để giữ nguyên vùng đất chiếm đóng, nhưng trên thực tế không có ý định đàm phán thực tâm để hướng đến một giải pháp hòa bình bền vững. Trong trường hợp đó, Ukraine có thể bước vào đàm phán bằng cách yêu cầu các ưu tiên hàng đầu của mình: khôi phục đường biên giới năm 1991, bồi thường lớn và chịu trách nhiệm đối với tội ác chiến tranh. Nhưng do Putin chắc chắn sẽ thẳng thừng bác bỏ những yêu sách này, tình trạng bế tắc ngoại giao kéo dài sẽ xuất hiện, tạo ra một cuộc xung đột đóng băng mới. Lý tưởng nhất, lệnh ngừng bắn sẽ được duy trì, dẫn đến hiện trạng giống như trên Bán đảo Triều Tiên - cơ bản ổn định dù không có một thỏa thuận hòa bình chính thức trong 70 năm qua. Tương tự, đảo Cyprus bị chia cắt, nhưng vẫn ổn định trong nhiều thập kỷ. Đó không phải là một kết cục lý tưởng, nhưng còn tốt hơn một cuộc chiến tranh cường độ cao kéo dài trong nhiều năm.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Thuyết phục Kiev

Thuyết phục Kiev đồng hành với ngừng bắn và nỗ lực ngoại giao không chắc chắn có thể cũng thách thức không kém việc lôi kéo Moskva tham gia tiến trình. Nhiều người Ukraine sẽ coi đề xuất này là sự phản bội và lo sợ đường ranh giới ngừng bắn sẽ trở thành đường biên giới mới trên thực tế. Ông Zelensky có thể phải thu hẹp đáng kể các mục tiêu chiến tranh của mình sau khi hứa chiến thắng từ những tháng đầu tiên của cuộc chiến - một nhiệm vụ không hề dễ dàng ngay cả với những chính trị gia tài năng nhất.

1694055613706.png


Nhưng Kiev cuối cùng cũng có thể nhận ra nhiều điểm hay trong kế hoạch này. Mặc dù kết thúc giao tranh có thể đóng băng một đường ranh giới mới giữa Nga và Ukraine, nhưng Kiev cũng không bị yêu cầu hay chịu sức ép phải từ bỏ mục tiêu giành lại toàn bộ lãnh thổ, trong đó có Crimea và Donbass. Thay vào đó, kế hoạch này sẽ trì hoãn việc xác lập vị thế của vùng đất và người dân còn nằm dưới sự chiếm đóng của Nga. Kiev hiện có thể từ bỏ nỗ lực giành lại những vùng đất này bằng vũ lực - một bước đi chắc chắn tốn kém nhưng nhiều khả năng thất bại, thay vào đó chấp nhận rằng việc khôi phục thống nhất lãnh thổ sẽ phải đợi sự đột phá về ngoại giao. Đột phá có thể chỉ xuất hiện khi Putin không còn nắm quyền. Cùng lúc, các chính phủ phương Tây có thể hứa dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt và bình thường hóa quan hệ với Nga chỉ khi Moskva ký thỏa thuận hòa bình chấp nhận được đối với Kiev.

1694055650921.png


Công thức này vì thế pha trộn giữa thực dụng chiến lược với nguyên tắc chính trị. Hòa bình ở Ukraine không thể bị giữ làm con tin cho các mục tiêu chiến tranh, những mục tiêu dù hợp lý về đạo đức nhưng khó có thể đạt được. Đồng thời, phương Tây cũng không nên trao thưởng cho hành động xâm lược của Nga bằng việc ép Ukraine chấp nhận mất lãnh thổ vĩnh viễn bằng vũ lực. Chấm dứt chiến tranh trong khi trì hoãn quyết định cuối cùng đối với vùng đất còn nằm dưới sự chiếm đóng của Nga là giải pháp.

Ngay cả khi lệnh ngừng bắn được duy trì và tiến trình ngoại giao diễn ra, các nước NATO cần tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine, xóa bỏ mọi nghi ngờ ở Kiev rằng nước này tuân thủ lộ trình ngoại giao đồng nghĩa với việc không còn nhận được hỗ trợ quân sự. Ngoài ra, Mỹ có thể khẳng định rõ ràng với Kiev rằng nếu Putin vi phạm lệnh ngừng bắn trong khi Ukraine tuân thủ, Washington sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển vũ khí và bỏ các hạn chế đối với Ukraine về năng lực tấn công các vị trí quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga, nơi khởi phát các đợt tấn công nhằm vào Ukraine. Nếu Putin từ chối cơ hội rõ ràng để chấm dứt chiến tranh, các chính phủ phương Tây sẽ giành được sự ủng hộ của công chúng trong nước cho việc viện trợ bổ sung cho Ukraine.

1694055727298.png


Như một cách động viên Ukraine khác, phương Tây trao cho nước này hiệp định an ninh chính thức. Mặc dù NATO khó có thể trao tư cách thành viên cho Ukraine, bởi hiện sự đồng thuận trong nội bộ liên minh dường như nằm ngoài tầm với, nhưng một số nước thành viên NATO, trong đó có Mỹ, có thể ký thỏa thuận an ninh với Ukraine, trong đó cam kết cung cấp cho nước này đầy đủ các phương tiện tự vệ. Thỏa thuận an ninh này dù không phải là một sự đảm bảo an ninh chắc chắn, nhưng giống với quan hệ phòng thủ của Israel với Mỹ hay mối quan hệ giữa Phần Lan, Thụy Điển với NATO trước khi 2 nước này quyết định gia nhập liên minh. Thỏa thuận này cũng có thể bao gồm điều khoản tương tự như Điều 4 trong Hiến chương NATO, điều khoản yêu cầu tham vấn khi một bên nhận thấy thống nhất lãnh thổ, độc lập chính trị hay an ninh của mình bị đe dọa.

Bên cạnh hiệp định an ninh, Liên minh châu Âu (EU) cũng xây dựng thỏa thuận hỗ trợ kinh tế dài hạn và đưa ra thời gian biểu đối với việc kết nạp vào EU, bảo đảm với Ukraine rằng nước này đang trên con đường hướng tới hội nhập hoàn toàn vào liên minh. Trong điều kiện tốt nhất, người dân Ukraine vẫn còn phải trải qua những ngày gian khó ở phía trước. Tư cách thành viên EU sẽ trao cho họ ánh sáng ở cuối đường hầm, cái người dân Ukraine rất xứng đáng được nhìn thấy.

1694055762812.png


Ngay cả trước những khích lệ này, Ukraine có thể vẫn từ chối lời kêu gọi ngừng bắn. Nếu vậy, đây cũng không phải là lần đầu tiên trong lịch sử một đối tác phụ thuộc vào sự hậu thuẫn của Mỹ do dự khi bị ép hạ thấp các mục tiêu của mình. Nhưng nếu Kiev do dự, thực tế chính trị là sự ủng hộ dành cho Ukraine không còn được duy trì ở Mỹ và châu Âu, đặc biệt là nếu Nga đã chấp nhận ngừng bắn. Ukraine có rất ít lựa chọn ngoài việc tham gia vào chính sách mang lại cho nước này sự hỗ trợ kinh tế và quân sự cần thiết để bảo vệ lãnh thổ nước này đang kiểm soát - chiếm phần lớn đất nước - đồng thời loại bỏ việc dùng vũ lực giải phóng những vùng lãnh thổ vẫn còn nằm dưới chiếm đóng của Nga. Ngoài ra, phương Tây tiếp tục sử dụng trừng phạt và ưu thế ngoại giao để khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nhưng là trên bàn đàm phán, chứ không phải trên chiến trường.

1694055963409.png


Hơn một năm qua, phương Tây đã cho phép Ukraine định nghĩa sự thành công và đặt ra các mục tiêu chiến tranh của phương Tây. Chính sách này, dù có hợp lý ở giai đoạn đầu của xung đột hay không, giờ đang đi con đường của nó. Chính sách đó không khôn ngoan vì các mục tiêu của Ukraine đang xung đột với lợi ích khác của phương Tây. Cũng không bền vững bởi tổn thất chiến tranh đang tăng lên, chính phủ và công chúng các nước phương Tây đang ngày càng mệt mỏi với việc cung cấp viện trợ liên tục. Là cường quốc toàn cầu, Mỹ phải thừa nhận rằng việc tối đa hóa các lợi ích bị đe dọa trong cuộc chiến này đã tạo ra một chính sách ngày càng xung đột với các ưu tiên khác của Mỹ.

Tin tốt là có một con đường khả thi để thoát khỏi bế tắc này. Phương Tây giờ đây cần nỗ lực hơn nữa để giúp Ukraine tự vệ và đạt tiến bộ trên chiến trường, giúp nước này có vị thế tốt nhất có thể trên bàn đàm phán vào cuối năm nay. Đồng thời, Washington nên thiết lập một tiến trình ngoại giao giúp bảo đảm an ninh và khả năng tồn tại của Ukraine trong phạm vi đường biên giới trên thực địa - trong khi làm việc để khôi phục lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong dài hạn. Cách tiếp cận này có thể là quá nhiều đối với một số người và là không đủ với những người khác. Nhưng không giống như những giải pháp thay thế, giải pháp này có lợi thế của việc kết hợp giữa cái mong muốn và cái có thể làm được./.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,602
Động cơ
587,792 Mã lực
(Tiếp)

Tăng viện trợ quân sự cho Ukraine, dù giúp các lực lượng Ukraine đạt bước tiến trên chiến trường, nhưng cũng không hứa hẹn cho phép Kiev phục hồi toàn vẹn lãnh thổ. Cuối năm nay, tình thế bế tắc nhiều khả năng sẽ xuất hiện cùng với một ranh giới giao tranh mới. Khi điều đó xảy ra, một câu hỏi đương nhiên sẽ xuất hiện: Tiếp theo sẽ là gì?

Hậu bế tắc

Ngay cả dưới góc độ của Ukraine, là không khôn ngoan nếu cứ một mực tiếp tục theo đuổi chiến thắng quân sự toàn diện, một chiến thắng phải trả giá đắt. Quân đội Ukraine đã phải hứng chịu hơn 100.000 người thương vong, mất nhiều binh sỹ thiện chiến nhất. Kinh tế Ukraine cũng suy giảm khoảng 30%, tỷ lệ đói nghèo tăng mạnh, còn Nga tiếp tục đánh bom cơ sở hạ tầng thiết yếu của Ukraine. Khoảng 8 triệu người Ukraine đã rời bỏ đất nước, hàng triệu người phải ly hương trong nước. Ukraine không nên mạo hiểm tự hủy diệt khi theo đuổi các mục tiêu ngoài tầm với.

View attachment 8066296

Đến cuối mùa giao tranh năm nay, Mỹ và châu Âu cũng có lý do để từ bỏ chính sách đã tuyên bố về việc hỗ trợ Ukraine “cho đến chừng nào còn cần thiết” như lời Tổng thống Joe Biden từng nói. Duy trì sự tồn tại của Ukraine là một nền dân chủ có chủ quyền và an toàn là ưu tiên, nhưng việc đạt mục tiêu đó không nhất thiết đòi hỏi Ukraine phải khôi phục hoàn toàn quyền kiểm soát đối với Crimea và Donbass trong tương lai gần. Phương Tây cũng không nên lo ngại việc thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn trước khi Kiev giành lại toàn bộ lãnh thổ của mình sẽ phá vỡ trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Sự kiên cường của người dân Ukraine cùng với quyết tâm của phương Tây đã đẩy lùi nỗ lực thôn tính Ukraine của Nga, giáng cho Nga một thất bại chiến lược mang tính quyết định, đồng thời thể hiện cho những kẻ theo chủ nghĩa xét lại khác thấy rằng việc xâm chiếm lãnh thổ là công việc tốn kém và khó chịu. Đúng, điều quan trọng là phải giảm thiểu lợi ích của Nga và chứng minh rằng hành động gây hấn không mang lại lợi ích gì, nhưng mục tiêu này phải được cân nhắc cùng với các ưu tiên khác.

View attachment 8066322

Thực tế là việc tiếp tục ủng hộ Kiev quy mô lớn tiềm ẩn những rủi ro chiến lược lớn hơn. Cuộc chiến này đang làm xói mòn tính sẵn sàng và làm cạn kiệt kho vũ khí của quân đội phương Tây. Nền tảng công nghiệp quốc phòng không thể theo kịp mức tiêu thụ vũ khí và đạn dược của Ukraine. Các nước NATO không thể không tính đến khả năng đối đầu thù địch trực tiếp với Nga, và Mỹ phải chuẩn bị cho hành động quân sự tiềm tàng ở châu Á (để răn đe hay đáp trả bất kỳ động thái nào của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan) và ở Trung Đông (chống Iran và các mạng lưới khủng bố).

Cuộc chiến cũng đang gây ra tổn thất lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Cuộc chiến làm đứt gãy chuỗi cung ứng, góp phần làm lạm phát cao, thiếu hụt năng lượng và lương thực. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) ước tính cuộc xung đột này làm sản lượng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 giảm khoảng 2.800 tỷ USD. Từ Pháp cho tới Ai Cập hay Peru, khó khăn kinh tế đang châm ngòi cho bất ổn chính trị. Chiến tranh cũng đang phân cực hệ thống quốc tế. Khi đối đầu địa chính trị giữa các nền dân chủ phương Tây và liên minh Nga-Trung báo hiệu sự quay lại của thế giới hai cực, đa số phần còn lại của thế giới vẫn đứng ngoài lề, ưu tiên không liên kết hơn là bị mắc bẫy trong kỷ nguyên mới của sự kình địch Đông-Tây. Bất ổn đang lan rộng ra từ cuộc chiến ở Ukraine.

View attachment 8066327

....
Thế bế tắc phải nhìn từ 2 hướng.

Đúng là nhìn về phía Ukr là không sáng sủa, họ phải chống lại quân đội lớn hơn họ nhiều lần. Khả năng lấy lại được hoàn toàn lãnh thổ bằng quân sự là rất khó. Người ta thất vọng về sự khả năng tổ chức và tính tinh nhuệ của quân đội Nga khi họ tấn công. Tuy nhiên khi họ chấp nhận bỏ "cửa trên" rút về phòng thủ lại là vấn đề khác. Tuy nhiên có thể thấy là sự tiến bộ dần về quân sự của quân đội Ukr. Mới năm ngoái đây, họ chỉ biết chịu trận trước sức tấn công vũ bão của người Nga. Chính người Nga còn cười cợt khi ông Zelinski nói về các cuộc phản công. Vậy mà giờ họ đã dám làm, dám tổ chức phản công thực sự. Họ dám đưa ra các mục tiêu của họ một cách cứng rắn. Và ngạc nhiên chưa, quân đội Nga hùng mạnh lại đang phải gồng mình lên phòng thủ trước ý chí tiến công của người Ukr. Tóm lại là với thế yếu như Ukr thì việc chuyển được từ phòng thủ sang phản công đã là một thành quả rất lớn của họ rồi. Chính những thắng lợi của những đợt phản công đầu đã tạo niềm tin cho họ. Qua đây cũng có thể thấy, sự tai hại của Nga khi rút quân về phòng thủ trong đợt phản công năm ngoái của ông Surovikin. Có thể cuộc rút quân đó là hợp lý về mặt quân sự, nhưng là sai lầm rất lớn về chính trị. Chính cuộc rút quân đó đã vực lại tinh thần cũng như sự tự tin của Ukr.

Ngược lại, về phía Nga, có lẽ cửa sáng nhất cho chiến thắng của Nga chính là đợt tấn công quy mô lớn đầu tiên của họ vào Kiev và Kharkov. Đáng ra với cuộc tấn công quy mô lớn và bất ngờ này họ phải kiểm soát được 2 thành phố lớn nhất của Ukr thì cuộc can thiệp quân sự thắng lợi mỹ mãn, vấn đề còn lại chỉ là của các nhà chính trị mà thôi. Khi không làm được việc này, người Nga quay sang lấn chiếm dần khu vực miền đông. Đây chính là sai lầm khiến người Nga đi vào ngõ cụt không có đường ra. Tìm kiếm các chiến thắng quân sự, nhưng vị thế chính trị bị từ bỏ. Người Nga không còn vị thế một cường quốc can thiệp vào quốc gia yếu kém (các fan Nga hay lấy vị thế này khi so sánh với Hoa kỳ) nay trở thành một kẻ xâm lăng chiếm đất bẩn thỉu. Về mặt quân sự mặc dù có nhiều thành công ban đầu, nhưng Ukr là một quốc gia rộng lớn, ngay cả việc xâm lấn vùng miền đông nước này bằng giải pháp đánh lấn như vậy là không khả thi với người Nga. Càng đánh, thì với vị thế chính trị tiêu cực của họ, người Nga ngày càng bị phản đối trong cả nước Ukr và trên thế giới. Ông Putin loay hoay tìm điểm kết thúc cuộc chiến băng cách tuyên bố sát nhập 4 tỉnh miền đông của Ukr. Nhưng đến sau đợt rút quân của ông Surovikin thì thế bế tắc của Nga càng rõ ràng. Đến cái mục đích chiếm được 4 tỉnh sát nhập cũng không thể đạt được. Nga chiến đấu mà không biết chiến thắng cuối cùng của mình là ở đâu. Nga chỉ còn cách động viên người dân và binh sỹ của mình bằng cách miêu ta rằng họ đang có sứ mệnh chống lại cả phương tây và NATO, cũng như những hình ảnh tiểu tiết chiến trường như bắn được cái nhà máy này, phá được cái xe tăng kia. Trách nhiệm đương nhiên là ở người đứng đầu, ông Putin đã kéo nước Nga (lúc đầu chắc ông ấy chỉ muốn quân đội thôi) vào cuộc chiến mà giờ chẳng tìm thấy đường ra. Đó chính là thế bế tắc nhìn từ phía Nga.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
ĐỔ BỘ INCHEON: BƯỚC NGOẶT THAY ĐỔI CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN

Cuộc đổ bộ của liên quân vào Incheon đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện Chiến tranh Triều Tiên, giúp Hàn Quốc lật ngược thế cờ và giành lại Seoul sau khi bị đẩy tới cực Nam của Bán đảo Triều Tiên.

Triều Tiên áp đảo Hàn Quốc

Ngày 25/6/1950, Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, được sự “hậu thuẫn” của Liên Xô, quân Bắc Triều Tiên nhanh chóng vượt qua biên giới (vĩ tuyến 38 - ranh giới chia cắt 2 miền hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai) và tổng tiến công Hàn Quốc. Hàn Quốc thất thủ, để mất quyền kiểm soát Thủ đô Seoul sau 4 ngày chiến tranh.

1694085064528.png


Dưới sự vận động của Mỹ, liên tiếp trong các ngày 25 và 27/6/1950, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 82 và 83, lên án hành động của Bình Nhưỡng, yêu cầu rút quân ra khỏi vĩ tuyến 38; đồng thời, ngày 7/7/1950, thông qua nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên hỗ trợ quân sự cho Hàn Quốc. Những nước cùng Mỹ gửi quân tham chiến gồm: Canada, Australia, New Zealand, Thổ Nhĩ Kỹ… Trong đó, lực lượng bộ binh Mỹ chiếm 50%, hải quân chiếm 86%, không quân chiếm 93%. Trong vòng vài ngày, các lực lượng trên bộ, trên không và trên biển sẵn sàng cho cuộc chiến. Giữa tháng 7/1950, Quân đội Mỹ tham chiến và thành lập Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc do Mỹ đứng đầu dưới sự chỉ huy của tướng Douglas MacArthur, tư lệnh tài giỏi của mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Trong bối cảnh thiếu vũ khí và đạn dược, mặc dù được sự hỗ trợ của Quân đội Mỹ song Quân đội Hàn Quốc và lực lượng liên quân không cản được bước tiến của Quân đội Triều Tiên. Chỉ sau 2 tháng, Quân đội Triều Tiên đã nhanh chóng đánh chiếm được nhiều khu vực của Hàn Quốc, phát triển tiến công đến khu vực Pusan, nơi có cảng tiếp tế nhân lực, trang thiết bị và nhu yếu phẩm chủ yếu cho lực lượng Hàn Quốc và liên quân. Đến đầu tháng 9/1950, quân đội liên quân bị dồn về tỉnh Miryang ở phía Nam và đứng trước nguy cơ bị đánh “bật ra” khỏi Bán đảo Triều Tiên.

1694085121846.png


Đòn bất ngờ vào Incheon

Để không bị “bật ra” khỏi bán đảo và giành lại những khu vực bị quân Triều Tiên kiểm soát, tướng MacArthur đã đề xuất với Tổng thống Truman chiến dịch phản công bằng cuộc đổ bộ vào Incheon, thành phố cảng nằm cách Thủ đô Seoul khoảng 27km. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc kịch liệt phản đối kế hoạch này. Phần lớn các tướng lĩnh Quân đội Mỹ phản đối đổ bộ vào Incheon vì khu vực này được bảo vệ kỹ càng, khả năng thành công thấp. Lầu Năm Góc muốn thực hiện cuộc đổ bộ vào Kunsan, một thành phố cảng nằm trên biển Hoàng Hải, cách Seoul khoảng 200km, vì cho rằng đổ bộ lên Kunsan sẽ dễ dàng và ít thương vong hơn.

1694085189048.png


Tuy vậy, Tướng MacArthur vẫn bảo lưu quan điểm. Ông phân tích rằng, Incheon có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến thế trận chung của Hàn Quốc và liên quân. Nơi đây có điều kiện địa hình thuận lợi cho đổ bộ đường biển với số lượng lớn; đồng thời, gần Thủ đô Seoul nên nếu chiến dịch này thắng lợi sẽ tạo thời cơ để Hàn Quốc giành lại Seoul và mở rộng phát triển ra các khu vực khác. Đặc biệt, mặc dù Incheon được quân Triều Tiên phòng thủ khá chặt chẽ, nếu chiến thắng tại Incheon sẽ cắt đứt đường vận chuyển hậu cần và liên lạc của Triều Tiên, khiến họ bị mắc kẹt giữa Incheon và Pusan…

1694085236240.png


Cùng ý định với Tướng MacArthur, Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Lawton Collins và Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Forrest Sherman ủng hộ cuộc đổ bộ vào Incheon. Cuộc đổ bộ được đặt mật danh là “Chiến dịch Chromite”. Để hoàn thành chiến dịch đổ bộ đường biển lớn như vậy, MacArthur có kế hoạch sử dụng lực lượng viễn chinh của Thủy quân lục chiến Mỹ, là các lực lượng đã có kinh nghiệm trong tiến hành các chiến dịch đổ bộ đường biển trong Chiến tranh Thái Bình Dương. Cùng với đó, một loạt các cuộc tập trận và thử nghiệm được tiến hành ở khu vực duyên hải - nơi có điều kiện địa hình, thủy văn tương tự với Incheon trước khi có một cuộc đổ bộ chính thức.

1694085299125.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Để giữ bí mật cho chiến dịch đổ bộ, Quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch nghi binh về một cuộc đổ bộ quy mô lớn vào Kunsan, cách Incheon khoảng 169km. Đầu tháng 9/1950, Không quân Mỹ bắt đầu tiến hành các chiến dịch ném bom phá hủy các cây cầu và con đường nhằm cô lập Kunsan, một kiểu “tiến công đặc trưng” cho một chiến dịch đổ bộ sắp xảy ra. Tại cảng Pusan, Thủy quân lục chiến Mỹ “thông tin” cho binh sĩ về kế hoạch đổ bộ lên Kunsan và cố tình để cho phía Triều Tiên nắm được ý định này. Đồng thời, một nhóm tàu chiến của Anh và Mỹ di chuyển về Kunsan để đánh lạc hướng. 14 ngày trước cuộc tiến công đổ bộ chính, Cơ quan Tình báo liên quân cử một nhóm đặc nhiệm bí mật xâm nhập Incheon do Trung úy Eugene F. Clark, Hải quân Mỹ dẫn đầu. Nhóm trinh sát đã cung cấp đầy đủ thông tin về địa hình, thủy triều tại khu vực cũng như các vị trí trận địa pháo binh của Triều Tiên ở khu vực này.

1694225638148.png


Được lệnh của tướng MacArthur, 6 giờ 30 phút sáng ngày 15/9/1950, Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 1, Sư đoàn bộ binh số 7… với sự chi viện của pháo hạm từ biển, pháo binh trên đất liền… dưới sự chỉ huy của Tướng Edward Almond thực hành đổ bộ đánh chiếm Incheon. Tận dụng thời điểm thủy triều lên, trời nhiều sương mù và các thông tin tình báo của nhóm đặc nhiệm đã xâm nhập trước, cùng các cuộc pháo kích kéo dài trước khi đổ bộ… nên cuộc đổ bộ phát triển thuận lợi. Đặc biệt, quân Triều Tiên phòng thủ ở đây lơ là chủ quan, chống trả bị động; lực lượng tiếp viện ít, đến chậm…; sự phối hợp, hỗ trợ chiến đấu phòng thủ đảo giữa các bộ phận thiếu nhịp nhàng, không đủ khả năng phản công… Với sức mạnh áp đảo của liên quân, lực lượng phòng thủ của Triều Tiên tại đây nhanh chóng bị liên quân đánh bại. Tới trưa, quân đội liên quân đã chiếm toàn bộ đảo, với thương vong là 14 binh sĩ; về phía đối thủ, có trên 200 người chết và 136 bị bắt, đa số là thuộc Trung đoàn pháo binh 918 và Trung đoàn hải quân đánh bộ 226 của Quân đội Triều Tiên.

1694225710274.png


Quyết định táo bạo của tướng MacArthur trong cuộc đổ bộ vào Incheon đã tạo ra bước ngoặt quyết định, thay đổi toàn bộ cục diện Chiến tranh Triều Tiên. Với đà thắng lợi ở Incheon cùng sự phối hợp hiệp đồng với lực lượng khác, đến ngày 25/9, quân đội liên quân chiếm lại Seoul, gây thiệt hại nặng cho Quân đội Triều Tiên, đẩy đối phương về sát biên giới tiếp giáp Trung Quốc. Tháng 10/1950, Trung Quốc điều quân tình nguyện viên đến Triều Tiên tham chiến với mục đích “kháng Mỹ, viện Triều”. Nhờ số lượng áp đảo cùng chiến thuật hợp lý và sự trợ giúp “ngầm” của Liên Xô, liên quân Trung - Triều đã đảo ngược được thất bại, đẩy quân Hàn Quốc và lực lượng liên quân về phía Nam vĩ tuyến 38.

1694225747122.png


Sau 3 năm giao tranh ác liệt, căng thẳng giằng co tập trung quanh vùng vĩ tuyến 38, trước nguy cơ xảy ra Chiến tranh thế giới lần thứ Ba, Mỹ quyết định rút quân về nước. Ngày 27/7/1953, tất cả các bên liên quan đến xung đột đã ký hiệp định đình chiến. Hiệp định đình chiến này tạo ra khu phi quân sự (DMZ), rộng khoảng 4km, dài 260km, chia đôi bán đảo với bán kính 2.200m về mỗi bên tính từ điểm trung tâm. DMZ đã trở thành biên giới nằm trên đường vĩ tuyến 38 ngăn cách giữa hai quốc gia cho đến ngày nay.

Chiến tranh Triều Tiên chỉ kéo dài 3 năm nhưng diễn ra rất ác liệt, gây tổn thất lớn cho các bên tham chiến. Cho đến nay vẫn chưa có con số chính xác về thiệt hại của từng bên nhưng căn cứ số liệu của các bên tham chiến cung cấp thì ước tính cuộc chiến tranh này đã cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu binh lính và khoảng 1,2 triệu binh lính bị thương tới từ tất cả các bên tham gia, cùng hàng triệu dân thường thiệt mạng...
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đã đến lúc thực hiện kế hoạch C ở Ukraine

Khi bế tắc quân sự có thể xuất hiện và các cuộc đàm phán vẫn chưa bắt đầu chừng nào Putin không có động cơ để tham gia một cách thiện chí, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Tháng 11 năm ngoái, tướng hàng đầu của Hoa Kỳ Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đã khiến Kyiv tức giận - cũng như một số quan chức diều hâu hơn trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden - bằng cách so sánh cuộc xung đột đang hoành hành ở Ukraine với Thế chiến thứ nhất, và gợi ý về sự bế tắc. đã đạt được.

Vào khoảng Giáng sinh năm 1914, Milley nói, “bạn đã có một cuộc chiến không thể thắng được nữa, về mặt quân sự”.

1694225981690.png


Sau đó, phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York, ông nói thêm: “Khi có cơ hội đàm phán, khi có thể đạt được hòa bình, hãy nắm bắt nó. Nắm bắt cơ hội." Tuần sau, ông nhắc lại gợi ý của mình rằng đã đến lúc đàm phán - các cuộc phản công thành công của Ukraine xung quanh Kharkov ở phía đông bắc và Kherson ở phía nam có nghĩa là Kiev có thể đàm phán từ một vị thế có sức mạnh.

“Nga hiện đang ở thế yếu”, Milley nói.

Milley đã sai về Thế chiến I - cuộc chiến có thể thắng về mặt quân sự - và các đồng minh phương Tây đã làm như vậy, phần lớn nhờ vào các yếu tố kinh tế và trình độ phát triển vượt trội của họ , cho phép họ ném thêm tài nguyên vào cỗ máy xay thịt khủng khiếp.

“Với khu vực nông dân rộng lớn của họ, các cường quốc miền Trung không thể duy trì sản lượng nông nghiệp do việc huy động trong thời chiến đã chuyển hướng các nguồn lực từ nông nghiệp. Hậu quả là nạn đói ở thành thị đã làm suy yếu chuỗi cung ứng đằng sau nỗ lực chiến tranh”, nhà sử học Stephen Broadberry lưu ý.

1694226052505.png


Đúng là chiến thắng - nhưng với cái giá phải trả là con người khủng khiếp. Trước khi mọi chuyện trở nên im ắng ở mặt trận phía Tây, tổng số thương vong ước tính lên tới hơn 37 triệu người, bao gồm cả binh lính và dân thường, khiến Thế chiến I trở thành một trong những cuộc xung đột chết chóc nhất trong lịch sử loài người. Hầu như không một hộ gia đình châu Âu nào bị ảnh hưởng. Và bản chất công nghiệp của việc giết chóc - chứng kiến những thanh niên bị súng máy hạ gục và bị tiêu diệt bởi hàng loạt pháo binh, cũng như bị đầu độc bởi những đám mây khí độc - đã ám ảnh ký ức châu Âu, tạo thêm một vết nhơ khác cho loài người hiếu chiến của chúng ta.

Và bây giờ, một tháng 11 nữa lại sắp đến với chúng ta, và chẳng bao lâu nữa những cơn mưa mùa thu sẽ ập đến Ukraine, khiến việc điều động quân sự trở nên khó khăn hơn nhiều. Các dấu hiệu cho thấy rằng nếu Ukraine không đạt được bước đột phá ở mặt trận phía nam và chọc thủng cả ba tầng của Phòng tuyến Surovikin đáng gờm của Nga vào thời điểm đó - điều mà cho đến nay lực lượng nước này vẫn chưa vượt qua được trong ba tháng giao tranh ác liệt - thì những lời kêu gọi đàm phán sẽ tăng lên khi một năm bầu cử ở cả châu Âu và Mỹ đang đến gần, làm thay đổi động lực chính trị nội bộ của các đồng minh.

1694226129448.png


Vì vậy, hiện tại, mọi con mắt đều đổ dồn vào Zaporizhzhia , nơi mà niềm hy vọng của Ukraine và phương Tây đã bị dồn vào, sau khi phòng tuyến đầu tiên được rải mìn dày đặc của Nga xung quanh làng Robotyne đã được bảo đảm. Từ đó, hy vọng Ukraine có thể xuyên thủng các công sự chính, vì một số người tin rằng Nga sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai lực lượng dự trữ cần thiết để đảm bảo phòng tuyến được giữ vững - mặc dù cho đến nay nước này đã tái triển khai lực lượng tương đối nhanh chóng.

Chỉ có thời gian mới có thể trả lời liệu có thể đạt được sự vi phạm hoàn toàn hay không và Ukraine sau đó có thể vượt qua để đưa nước này đến gần hơn với mục tiêu cắt đứt cái gọi là cây cầu đất liền nối eo đất Crimea bị sáp nhập với các lãnh thổ phía nam Ukraine do Nga chiếm đóng. Tuy nhiên, thực tế là các lực lượng Ukraine chỉ giành lại được 108 km2 lãnh thổ bị chiếm đóng kể từ khi phát động cuộc phản công vào đầu tháng 6 cho thấy cần phải thận trọng. Thêm vào đó, Lầu Năm Góc đã bi quan về triển vọng của cuộc phản công trước khi nó bắt đầu.

1694226217645.png


Các quan chức Ukraine nổi giận với sự bi quan này và mong muốn đảo ngược câu chuyện đang bắt đầu cho rằng cuộc phản công có thể sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. “Các lực lượng Ukraine đang tiến về phía trước. Bất chấp mọi thứ và bất kể ai nói gì, chúng ta vẫn đang tiến lên và đó là điều quan trọng nhất. Chúng tôi đang di chuyển”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đăng hôm thứ Bảy. Nhưng riêng tư, ở Kiev còn có nhiều điều hơn về một cuộc chiến lâu dài.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Chắc chắn, nếu Ukraine không đạt được tiến bộ lớn hơn trên thực địa vào tháng 11, sự thận trọng của Milley sẽ được khơi dậy và lần này, nó có nguy cơ trở thành một điệp khúc, với nhiều người đặt câu hỏi liệu cuộc chiến này có thể thắng hay không. Tuy nhiên, sau đó chúng tôi phải đối mặt với vấn đề đã gây khó khăn cho các đồng minh phương Tây ngay từ đầu, vì họ chưa bao giờ xác định chung các mục tiêu chiến tranh rõ ràng của Ukraine - một phần vì cố gắng làm như vậy có thể gây nguy hiểm cho sự thống nhất của đồng minh - và do đó, “có thể thắng” chưa bao giờ được xác định.

1694226311928.png


Thay vào đó, họ đã lập lờ, phòng ngừa và né tránh, trong khi vẫn duy trì luận điệu hùng hồn về nền dân chủ đang trên đà phát triển và nhu cầu bảo vệ quyền chủ quyền và độc lập hoặc chứng kiến một trật tự thế giới vốn đã ọp ẹp sụp đổ vì lợi ích của những kẻ chuyên quyền, đánh dấu sự khởi đầu của một trật tự thế giới vốn đã ọp ẹp. của một thời kỳ đen tối khác. Ukraine hôm nay, Đài Loan và vùng Baltic ngày mai.

Nhưng nếu đúng như vậy thì tại sao các đồng minh phương Tây lại không đi đôi với lời nói, không phát huy hết sức mạnh kinh tế, đặt các nhà máy vào tình thế chiến tranh như họ đã làm trong cái gọi là Đại chiến? Tại sao họ lại hành động lưỡng lự và chậm trễ trong việc cung cấp đạn dược và hệ thống vũ khí, tốt nhất là cung cấp chúng trên cơ sở đúng lúc hoặc tệ nhất là chậm tiến độ so với kế hoạch, tất cả đều khiến người Ukraine vô cùng thất vọng?

1694226356588.png


Một phần lý do là do nỗ lực đảm bảo sự nhất trí giữa các đồng minh; một điều nữa là nỗi sợ hãi, dù xa vời, về sự leo thang hạt nhân , và đánh giá đi kèm rằng cần phải điều chỉnh cẩn thận để giảm thiểu rủi ro đó. James Nixey của Chatham House lưu ý : “ Mỹ đã cung cấp đủ để ngăn chặn chiến thắng của Nga , nhưng không đến mức cho phép Nga thất bại (và tiềm năng tiếp theo - theo quan điểm của họ - là leo thang hạt nhân).

Nhưng một yếu tố quan trọng khác là, trong thâm tâm, các đồng minh của Ukraine chưa bao giờ thực sự cảm thấy số phận dân chủ của họ, trên thực tế, đang bị đe dọa - và đối với tất cả sự đồng cảm của họ đối với Ukraine cũng như nỗi kinh hoàng của họ trước những hành động tàn bạo dã man của Nga tại Bucha và ở những nơi khác, dân số của họ cũng không có mối bận tâm về chi phí sinh hoạt.

1694226428090.png


Và khi chiến tranh diễn ra, cảm giác nguy hiểm dường như đã giảm đi. Suy cho cùng, nếu con gấu vĩ đại của Nga không thể khuất phục được người hàng xóm nhỏ hơn của mình thì làm thế quái nào nó có thể vượt qua các nước NATO chứ đừng nói đến việc đe dọa Mỹ?

Tất nhiên, đối với người Ukraina thì khác. Và hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi Kyiv rất rõ ràng về các mục tiêu chiến tranh của mình - cụ thể là khôi phục toàn bộ lãnh thổ có chủ quyền, bao gồm cả Crimea bị sáp nhập bất hợp pháp, các khoản bồi thường chiến tranh của Nga và các đảm bảo an ninh sắt thép của phương Tây - thậm chí còn tốt hơn nữa là tư cách thành viên NATO.

1694226458937.png


Và thật kỳ lạ, đồng minh lớn nhất của họ trong nỗ lực giành chiến thắng hoàn toàn hiện lại là những người bất đồng chính kiến ở Nga, mặc dù phần lớn Kyiv luôn giữ khoảng cách với họ một cách khinh thường. Phe đối lập theo chủ nghĩa tự do của Vladimir Putin có lợi ích riêng trực tiếp trong “chiến thắng toàn diện” - họ không có cơ chế thực tế nào khác để lật đổ nhà lãnh đạo Nga và lật đổ chế độ xấu xí mà ông ta đứng đầu.

Nhưng gạt những người bất đồng chính kiến Nga sang một bên, dù tác giả George Orwell gọi là “cái mũi đạo đức” có gây khó chịu đến đâu, lời kêu gọi đàm phán sẽ chỉ tăng lên nếu không có bước đột phá quân sự nào có ý nghĩa to lớn với cuộc phản công này.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nga và Ukraine có một điểm chung - các đồng minh của họ không tin rằng bên nào có thể giành được chiến thắng hoàn toàn.

Đối với Bắc Kinh, điều đó có thể là điều đáng mong muốn - một phương Tây mất tập trung sẽ có ích cho Trung Quốc, và một nước Nga suy yếu sẽ biết vị trí của mình với tư cách là đối tác cấp dưới trong mối quan hệ song phương của họ. Tuy nhiên, đối với những nước khác, bao gồm cả Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá, chiến tranh kéo dài là điều không mong muốn, và khi đồng hồ điểm, chúng ta có thể sẽ thấy nhiều quả bóng đàm phán nổi lên.

1694226609560.png


Tuy nhiên, có ba vấn đề lớn với kế hoạch B này.

Nixey nhấn mạnh một điều, lưu ý rằng “Sự hỗ trợ suy yếu hiện nay sẽ chỉ khiến Ukraine dễ bị tổn thương hơn (gây hậu quả cho an ninh toàn cầu và châu Âu rộng hơn), đe dọa những lợi ích đã đạt được cho đến nay và mang lại cho Putin đòn bẩy mà ông hiện không có - đặc biệt là xét về tình hình nội bộ của Nga. hỗn loạn trong những tuần gần đây.”

Một điều nữa là ngay cả khi Zelenskyy đồng ý đàm phán - và không có dấu hiệu nào cho thấy ông ấy có tâm trạng làm như vậy - những người Ukraine bình thường cũng không muốn nói chuyện với một nước Nga đã ném bom bừa bãi vào nhà của họ - Họ vẫn bị kìm kẹp bởi cơn giận dữ lạnh lùng.

Hơn nữa, Putin có thể đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán, nhưng chúng ta đã thấy việc đàm phán với ông ấy - và Bộ trưởng Ngoại giao có bộ mặt nghiêm khắc của ông ấy, Sergey Lavrov - đã diễn ra như thế nào trước đây.

1694226707049.png


Đối với nhà lãnh đạo Nga, đàm phán chỉ là một loại vũ khí chiến tranh khác, được sử dụng để đánh lạc hướng, trì hoãn, tạo thời gian để thực hiện các mục tiêu quân sự và ngoại giao, đồng thời gài bẫy những thiện chí và sự ngây thơ - điều đã được nhấn mạnh từ năm 2014 đến năm 2017, khi ông Lavrov và sau đó Ngoại trưởng Mỹ John Kerry “đàm phán” về Syria. Các cuộc đàm phán đã giúp Moscow cứu Tổng thống Bashar al-Assad của Syria khỏi thất bại và thuyết phục Tổng thống Mỹ lúc đó là Barack Obama bỏ tay ra khỏi cò súng và phớt lờ giới hạn đỏ của chính ông về việc sử dụng vũ khí hóa học của Damascus.

Đóng băng giao tranh - một cách gọi sai nếu có - là sở trường của Putin: Chúng cho phép ông biến điểm yếu quốc tế thành sức mạnh và duy trì quyền lực trong nước bằng cách khơi dậy lòng yêu nước, thuyết phục người Nga rằng kẻ thù nước ngoài đang ra tay tiêu diệt nước Nga.
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
Phương tây thừa nhận cuộc phản công của Ukraine thất bại

 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến tranh ở Ukraine ảnh hưởng đến ngân sách của Đức như thế nào

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố về một "bước ngoặt" khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2/2022. Tác động của nó hiện đang được cảm nhận rõ ràng trong ngân sách liên bang.

1694322300405.png


Mọi việc đang không diễn ra tốt đẹp ở Đức - ít nhất đó là ấn tượng được truyền tải qua các cuộc tranh luận về ngân sách tuần này ở Bundestag . Các cuộc tranh luận tại quốc hội trong suốt tuần này bao gồm các cuộc thảo luận lặp đi lặp lại về những thời điểm đặc biệt và các điều kiện chính trị đặc biệt.

Các nghị sĩ lớn tuổi cho biết chưa bao giờ có nhiều cuộc khủng hoảng lớn như thế này xảy ra cùng một lúc. Đại dịch coronavirus , vốn đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư của nhà nước, nền kinh tế và người dân, ngay sau đó là cuộc chiến của Nga với Ukraine , hậu quả của nó hiện ảnh hưởng đến hầu như tất cả các cơ quan chính phủ.

Một sự mệt mỏi mờ nhạt vì chiến tranh đang lan rộng trong người Đức. Vào cuối tháng 8 năm 2023, những người thăm dò ARD Deutschlandtrend hỏi vấn đề cấp bách nhất của Đức là gì, chỉ 9% đề cập đến cuộc chiến ở Ukraine. Vào tháng 4, con số này vẫn là 25%.

1694322372298.png

Vũ khí của Đức viện trợ cho Ukraine

Đối với chính phủ, chiến tranh hiện nay chủ yếu là một thực tế địa chính trị và địa kinh tế mà hậu quả của nó phải được giải quyết. Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck phát biểu tại Bundestag mới đây: “Nhiều vấn đề mà chúng ta gặp phải vào lúc này vẫn có liên quan nhân quả đến tình trạng hỗn loạn từ cuộc chiến tranh xâm lược khủng khiếp của Putin đối với Ukraine ” .

Giống như tất cả các bộ trưởng khác trong chính phủ, Habeck phải nói với quốc hội những gì ông muốn chi tiền vào năm 2024. Mẫu ngân sách liên bang được đưa ra bởi Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner , người quyết tâm tiết kiệm thật nhiều và gánh ít nợ mới hơn. càng tốt. Hầu như mọi bộ phận đều phải tiết kiệm tiền, tổng cộng là 30 tỷ euro (32 tỷ USD) so với năm hiện tại. Chỉ có ngân sách quốc phòng là bị loại trừ và không được cắt giảm thêm hỗ trợ cho Ukraine.

1694322453048.png

Vũ khí của Đức viện trợ cho Ukraine

22 tỷ euro kể từ khi chiến tranh bắt đầu

Giúp đỡ Ukraine là "vì lợi ích chính trị quốc gia của chúng ta", Lindner nói với Bundestag trong bài phát biểu của mình. Ông nói, người Ukraine đang đấu tranh cho “trật tự hòa bình và tự do ở châu Âu nói chung”. Trên thực tế, ông nói thêm, việc hỗ trợ thêm cho Ukraine đã được đưa vào kế hoạch ngân sách trong vài năm tới: "Đừng để ai bị lừa. Đức sẽ duy trì quyền lực trong vấn đề định mệnh này", Bộ trưởng hứa.

Tính đến tháng 7 năm 2023, các khoản hỗ trợ lên tới khoảng 22 tỷ euro đã được chuyển từ Đức sang Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Thêm vào đó là chi phí tiếp đón hơn một triệu người tị nạn chiến tranh Ukraina ở Đức, chủ yếu do các bang và chính quyền địa phương gánh chịu. OECD ước tính chi phí bình quân đầu người mỗi năm vào khoảng 11.300 euro.

1694322502350.png


Phòng thủ cũng là một ưu tiên. Khi bắt đầu chiến tranh, Thủ tướng Olaf Scholz nói về một "bước ngoặt" cả trong lịch sử và chính sách quốc phòng của Đức, ông đã công bố một quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro cho quân đội và hứa rằng 2% GDP sẽ được đầu tư vào phòng thủ - phù hợp với mục tiêu của NATO.

Nhưng quỹ đặc biệt này sẽ cạn kiệt vào năm 2027, như thủ tướng đã biết. Scholz nói với Bundestag: “Hôm nay rõ ràng là chúng tôi sẽ phải tài trợ trực tiếp thêm 25 tỷ euro, có lẽ gần 30 tỷ euro, cho Bundeswehr từ ngân sách liên bang chậm nhất là từ năm 2028”.

Nhưng còn có nhiều khoảng trống tài chính hơn. Đối với mỗi năm từ 2025 đến 2027, người ta nói rằng sẽ phải huy động thêm 5 tỷ euro trong ngân sách tổng thể. Và từ năm 2028, Đức sẽ phải bắt đầu trả các khoản nợ bổ sung mà nước này phải gánh chịu trong những năm bùng phát dịch bệnh – ước tính khoảng 12 tỷ euro mỗi năm. Không chỉ vậy, từ năm 2031, Đức đang lên kế hoạch bắt đầu trả các khoản vay từ Quỹ Bình ổn Kinh tế Năng lượng.

1694322552186.png

Vũ khí của Đức viện trợ cho Ukraine

Lindner đã gọi đây là tảng băng trôi mà nền cộng hòa đang hướng tới. Ông nói: “Chúng ta có trách nhiệm không đợi cho đến khi tảng băng trôi từ đường chân trời đến ngay trước mũi chúng ta”. "Chúng ta phải thay đổi chính sách ngân sách của mình ngay bây giờ."

Một nền kinh tế đau khổ

Tổng ngân sách nhà nước của Đức cho năm 2024 là khoảng 445 tỷ euro, nhưng ngay cả khoản này cũng phải được tạo ra trước tiên. Nguồn thu từ thuế có tiếp tục chảy không ? Đất nước đang tiếp tục mất đi sức mạnh kinh tế . Đức là một quốc gia công nghiệp hóa cao nhưng vẫn có ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, Habeck nói trong cuộc tranh luận về ngân sách: "Nếu khoảng một nửa năng lượng từ Nga biến mất, thì bạn sẽ có giá năng lượng cao. Và nếu một nửa năng lượng đó biến mất và có được mua với giá cao hơn thì tất nhiên điều đó sẽ đẩy lạm phát lên cao."

1694322607320.png


Lãi suất cao hơn cũng đang gây căng thẳng cho ngân sách. Chính phủ liên bang đang lập ngân sách 37 tỷ euro để trả các khoản vay hiện tại vào năm tới, gấp 10 lần so với năm 2021. Viện trợ kinh tế, bù đắp lạm phát, trợ cấp năng lượng – nhà nước đã tăng đáng kể hàng núi nợ trong những năm khủng hoảng.

Tuy nhiên, nếu thuộc về Đảng Xanh và phần lớn Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Scholz, các khoản nợ mới sẽ phát sinh vào năm 2024. Đảng bảo vệ môi trường chỉ miễn cưỡng chấp nhận các mệnh lệnh thắt lưng buộc bụng của đối tác liên minh của họ, Đảng Dân chủ Tự do (FDP) của Lindner. Bộ trưởng Ngoại giao Đảng Xanh Annalena Baerbock cho biết trong cuộc tranh luận về ngân sách ở Bundestag rằng những hạn chế thắt lưng buộc bụng là "đau đớn" trước "tình hình chiến tranh đang hoành hành ở châu Âu".

Bất chấp bước ngoặt lịch sử của Scholz và mong muốn của Baerbock làm được nhiều hơn cho Ukraine, Bundestag hiện tại không có được 2/3 đa số cần thiết trong quốc hội để điều chỉnh giới hạn nợ được quy định trong Luật Cơ bản. Baerbock thừa nhận: “Chúng tôi không thể mong muốn phanh nợ được xóa bỏ.

Hầu như tất cả các đảng trong Bundestag đều muốn tiếp tục ủng hộ Ukraine, ngoại trừ Đảng cánh tả xã hội chủ nghĩa và Đảng cực hữu Lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD). Trong cuộc tranh luận về ngân sách, các đại biểu của họ một lần nữa kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine.

AfD thậm chí còn tiến thêm một bước nữa: Thay vì gửi tiền ra nước ngoài, hầu hết nếu không muốn nói là toàn bộ ngân sách liên bang nên được chi tiêu ở Đức. Vì lý do đó, các đại biểu AfD đã tận dụng thời gian trên bục phát biểu để một lần nữa kêu gọi bãi bỏ hoàn toàn hợp tác phát triển của Đức.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hungary nói đảm bảo an ninh cho Nga để có hòa bình lâu dài ở Ukraine

Bộ trưởng cấp cao Hungary cũng nhắc lại quan điểm của Budapest rằng Kyiv không nên gia nhập NATO.

1694337785318.png

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán, phải, và Bộ trưởng Gergely Gulyás Szilard Koszticsak

Phương Tây nên đảm bảo an ninh cho Nga và cấm Ukraine gia nhập NATO, một bộ trưởng cấp cao của Hungary cho biết hôm Chủ Nhật trong những bình luận có khả năng làm căng thẳng thêm mối quan hệ vốn đã rạn nứt của Budapest với Kyiv.

Để đảm bảo hòa bình lâu dài, “thế giới phương Tây ủng hộ Ukraine phải đảm bảo an ninh cho Nga, nhưng chắc chắn không phải là tư cách thành viên NATO của Ukraine”, Gergely Gulyás, bộ trưởng phụ trách văn phòng thủ tướng, cho biết tại một sự kiện ở trường đại học.

Nhận xét này lặp lại bình luận của Thủ tướng Hungary Viktor Orbán vào tuần trước rằng phương Tây “nên thỏa thuận với người Nga về cấu trúc an ninh mới để đảm bảo an ninh và chủ quyền cho Ukraine chứ không phải là tư cách thành viên NATO”. Ông cũng cho biết Ukraine không có cơ hội chiến thắng trong cuộc chiến. Vào tháng 6, Orbán nói rằng Kyiv “không còn là một quốc gia có chủ quyền” và “không tồn tại về mặt tài chính”, làm dấy lên sự giận dữ từ Ukraine.

Oleh Nikolenko, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Kyiv, cho biết để đáp lại những bình luận gần đây nhất của Orbán: “Ukraine không trao đổi lãnh thổ hoặc chủ quyền của mình .

Những lời kêu gọi lặp đi lặp lại về việc đảm bảo an ninh cho Moscow có thể sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng giữa Hungary và Ukraine.

Tuần trước, các ngoại trưởng EU đã không thể thông qua cho đợt viện trợ quân sự thứ tám trị giá 500 triệu euro cho Ukraine sau khi Hungary chặn việc giải ngân với lý do Kyiv đã chỉ định ngân hàng OTP của Budapest là nhà tài trợ quốc tế cho chiến tranh.

Tuy nhiên, trong một dấu hiệu cho thấy Hungary muốn tránh sự sụp đổ hoàn toàn trong quan hệ, Tổng thống Hungary Katalin Novák đã đến thăm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy vào tháng trước trong nỗ lực cải thiện quan hệ song phương.

Kể từ năm 2018, Hungary đã ngăn Ukraine tham dự các cuộc họp cấp bộ trưởng của NATO vì cho rằng Kyiv đang phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số Hungary bằng cách hạn chế quyền giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ của họ.

Trong khi đó, các nhà lập pháp Hungary tiếp tục trì hoãn việc phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập NATO. Mặc dù thừa nhận liên minh quân sự sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nếu Thụy Điển tham gia, Gulyás cho biết hôm Chủ nhật rằng Budapest trước tiên muốn Stockholm làm rõ về những bình luận trước đó khi họ “cáo buộc đất nước chúng tôi bằng những cáo buộc không xứng đáng và vô căn cứ”.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Máy bay ném bom Su-24 của Nga đánh chìm 3 trong số 6 tàu Ukraine

Một máy bay ném bom Su-24 của Nga đã ngăn chặn chiến dịch đổ bộ của lực lượng vũ trang Ukraine trong nỗ lực chiếm Mũi Tarkhankut. Điều này đã được tổ chức nghiên cứu Rybar của Nga tuyên bố trong bài đăng trên Twitter.


“Ít nhất sáu tàu Ukraine muốn cập bến Mũi Tarkhankut. Kết quả của hành động của máy bay ném bom Su-24M là 3 thuyền của địch bị bắn hạ, số còn lại rút lui về hướng Vilkovo. Ngoài ra, AFU đã cố gắng tấn công các cơ sở quân sự trên Tarkhankut bằng máy bay không người lái, nhưng cuộc tấn công đã bị đẩy lùi”, Rybar nói.

Thông tin hiện chỉ được phân phối bởi tổ chức nghiên cứu Rybar. Hiện tại không có hình ảnh hoặc đoạn phim nào về cuộc tấn công của Su-24 hoặc tàu Ukraine bị chìm. Về mặt chính thức, cả Moscow và Kiev đều chưa xác nhận thông tin của Rybar.

1694429774939.png


Vào tối ngày 9 tháng 9, đúng vào khoảng 9 giờ tối, một chiến dịch có sự tham gia của tối thiểu sáu tàu đã được triển khai. Các tàu do các nhân viên của Tổng cục Tình báo và Lực lượng Tác chiến Đặc biệt của Ukraine điều khiển, khởi hành từ Zatoka, hướng tới Crimea. Có vẻ như mục tiêu của họ là lặp lại nỗ lực đổ bộ lên Cape Tarkhankut.

Tuy nhiên, diễn biến của sự việc đã có một bước ngoặt bất ngờ: một máy bay ném bom Su-24M đã nhanh chóng được điều động tới vị trí của họ. Máy bay này đã thả bốn quả bom chùm RBK-500PTAB lên một nhóm tàu nằm ở phía đông nam của Zatoka-1M.

Cuộc không kích nhanh chóng và chính xác đã dẫn đến việc đánh chìm ngay lập tức ba tàu địch cùng với những người đổ bộ trên tàu của chúng. Những chiếc tàu còn lại chứng kiến cái chết đột ngột của đồng đội đã nhanh chóng đảo ngược lộ trình. Họ khởi hành về phía Vilkovo, đến đích vào lúc nửa đêm, sau khi vượt qua Đảo Rắn một cách chiến thuật trong cuộc rút lui của họ.

Vào rạng sáng ngày 30 tháng 8, một thông cáo chính thức được Bộ Quốc phòng Nga phổ biến, tiết lộ việc thực hiện một chiến dịch quân sự lớn của Hạm đội Biển Đen. Cuộc giao chiến chiến lược này đã dẫn đến việc vô hiệu hóa thành công 4 thuyền máy quân sự đang di chuyển trên vùng biển đen của Biển Đen, được cho là đang chở một lực lượng khoảng 50 nhân viên lực lượng đặc biệt Ukraine. Bộ, thực hiện một mức độ tùy ý ngoại giao, đã giữ kín tọa độ địa lý chính xác của cuộc chạm trán trên biển này khỏi phạm vi công cộng.

Mới tuần trước, một tuyên bố đã xuất hiện từ sâu trong cơ quan tình báo quân đội Ukraine, khẳng định rằng họ đã bố trí một cách chiến thuật một lực lượng biệt kích dọc theo các rìa lởm chởm của bờ biển Crimea. Nhiệm vụ trước mắt mang tính biểu tượng nhưng lại mang một ý nghĩa quan trọng: kéo cao lá cờ Ukraina lên trời, đánh dấu lễ kỷ niệm ngày độc lập của đất nước. Bất chấp tuyên bố táo bạo, Bộ Quốc phòng Nga đã chọn cách giữ im lặng rõ ràng, không đưa ra bất kỳ hình thức bình luận hoặc phản ứng nào đối với thông báo của những người đồng cấp Ukraine trong lĩnh vực tình báo quân sự.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top