(Tiếp)
Những bài học này đóng vai trò quan trọng trong đánh giá về tương lai cuộc chiến Nga-Ukraine. Nhưng chúng cũng là căn cứ then cốt để đánh giá cả các xung đột khác, trong đó có xung đột tiềm tàng giữa Mỹ và Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nhiều chuyên gia phân tích quân sự đã tìm cách phân tích kịch bản cho một cuộc chiến tranh như vậy chỉ bằng cách nhìn vào vũ khí, chiến lược mà Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ triển khai. Nhưng nếu coi Ukraine là ví dụ minh họa, một trận chiến tại khu vực sẽ liên quan rất nhiều tới yếu tố hậu cần và nhân lực, cũng như vũ khí và kế hoạch. Những nhân tố đó cho thấy chiến tranh Mỹ-Trung sẽ không thể diễn ra nhanh chóng hay dễ dàng phân định thắng thua. Đó sẽ là một thảm họa toàn cầu, thậm chí nghiêm trọng hơn cả những gì đang diễn ra ở Ukraine.
Hệ thống và các cú sốc
Một trong những lý do chính khiến các chuyên gia tin rằng cuộc xâm lược của Nga nhằm vào Ukraine sẽ diễn ra thần tốc là vì họ thường chỉ tập trung vào những gì sẽ xảy ra khi quân đội Nga và Ukraine giao tranh trên chiến trường. Theo cách này, họ nhấn mạnh quá mức yếu tố vũ khí mà mỗi bên sở hữu – khía cạnh mà Nga chiếm ưu thế rõ ràng. Hỏa lực của Nga vượt trội so với Kiev cả về số lượng và chất lượng, tính đến thời điểm trước khi xung đột nổ ra. Quân đội Nga sở hữu tiềm lực tác chiến điện tử hàng đầu thế giới, có trong tay máy bay chiến đấu hiện đại và thiết giáp tiên tiến: Mọi vũ khí của Nga đều được coi là vượt trội so với những gì Ukraine sở hữu. Vài ngày trước khi nổ ra cuộc xâm lược toàn diện, trong bài viết đăng trên tờ Foreign Affairs, hai nhà phân tích quân sự Michael Kofman và Jeffrey Edmonds cho rằng Nga sẽ tấn công Ukraine bằng hàng trăm máy bay ném bom, hàng kho tên lửa cùng nhiều hệ thống vũ khí khác với hỏa lực vượt trội. Theo lời hai học giả, Nga sẽ “có ưu thế ở tất cả các trục tấn công”.
Thực tế, một số nhà phân tích cho rằng sức mạnh quân đội Nga gần ngang hàng với Mỹ. Đáng chú ý, sau thành công của Nga ở Syria và miền Đông Ukraine trong giai đoạn sau khi sáp nhập Crimea năm 2014, nhiều người cho rằng lực lượng Nga đủ sức thực hiện các chiến dịch tương tự như những gì quân đội Mỹ đã triển khai. Chính phủ Mỹ nhiều lần mô tả quân đội Nga ở thế gần ngang hàng và là đối thủ tiệm cận với quân đội Mỹ.
Nhiều đánh giá lạc quan cho rằng Moskva đã thành thực về số lượng vũ khí của mình và Nga đang vận hành hệ thống đó một cách hiệu quả. Nhưng không có nhận định nào đúng. Thay vì ở vị thế vượt trội, nhiều hệ thống vũ khí của Nga không được duy tu, bảo trì tốt, thậm chí bị cắt xén do tham nhũng. Ví dụ, theo nhiều nhà quan sát Ukraine, Nga có thể đã bán tháo hệ thống giáp phản ứng nổ vốn đóng vai trò thiết yếu trong bảo vệ nhiều phương tiện quân sự, khiến Ukraine dễ dàng hủy diệt xe tăng của đối phương. Binh lính Nga cũng không được huấn luyện đủ để điều khiển thành thạo xe tăng trong tác chiến.
Nga phạm sai lầm gần như trong mọi khâu quân sự. Nhưng thất bại lớn nhất có lẽ là việc quân đội Nga không có khả năng vận hành các hệ thống vũ khí hiện đại. Đơn cử, Nga đặc biệt kém trong việc điều phối không lực. Máy bay chiến đấu của Nga tác chiến thuần thục khi hoạt động độc lập, và về lý thuyết số trang bị này phải đủ sức thiết lập ưu thế tuyệt đối trên không để hỗ trợ bộ binh Nga tiến công. Chỉ huy không quân Nga đáng ra phải làm được những gì Không quân Mỹ từng làm và bắt đầu chiến dịch bằng cách nhắm vào hệ thống phòng không của đối phương. Giống như Không quân Mỹ, Nga còn phải thiết lập kiểm soát đối với khu vực chiến sự bằng các chiến dịch tấn công trên không nhằm hủy diệt, phá vỡ hoặc quấy rối các đơn vị địch.
Lực lượng không quân Nga đã rất chật vật trong các nhiệm vụ trên. Nga không thể vận hành số máy bay của mình trong một hệ thống phức tạp bằng cách vận dụng kết hợp các tiềm lực quân sự khác nhau để nhanh chóng định vị, lập ưu tiên và tấn công hệ thống phòng không của Ukraine. Kết quả là Nga không phá vỡ được khả năng phòng thủ của Ukraine. Trên thực tế, Nga bộc lộ yếu kém khi không thể bảo vệ máy bay chiến đấu cũng như vận hành các hệ thống hỗ trợ song song, khiến phần lớn thời gian máy bay Nga phải tác chiến trên không phận cách xa tiền tuyến để tránh tên lửa của Ukraine. Vậy nên ngoại trừ một số trường hợp hãn hữu, quân đội Ukraine ở tiền tuyến luôn có thể di chuyển tự do trên các cung đường mở giữa ban ngày.
....
Những bài học này đóng vai trò quan trọng trong đánh giá về tương lai cuộc chiến Nga-Ukraine. Nhưng chúng cũng là căn cứ then cốt để đánh giá cả các xung đột khác, trong đó có xung đột tiềm tàng giữa Mỹ và Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nhiều chuyên gia phân tích quân sự đã tìm cách phân tích kịch bản cho một cuộc chiến tranh như vậy chỉ bằng cách nhìn vào vũ khí, chiến lược mà Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ triển khai. Nhưng nếu coi Ukraine là ví dụ minh họa, một trận chiến tại khu vực sẽ liên quan rất nhiều tới yếu tố hậu cần và nhân lực, cũng như vũ khí và kế hoạch. Những nhân tố đó cho thấy chiến tranh Mỹ-Trung sẽ không thể diễn ra nhanh chóng hay dễ dàng phân định thắng thua. Đó sẽ là một thảm họa toàn cầu, thậm chí nghiêm trọng hơn cả những gì đang diễn ra ở Ukraine.
Hệ thống và các cú sốc
Một trong những lý do chính khiến các chuyên gia tin rằng cuộc xâm lược của Nga nhằm vào Ukraine sẽ diễn ra thần tốc là vì họ thường chỉ tập trung vào những gì sẽ xảy ra khi quân đội Nga và Ukraine giao tranh trên chiến trường. Theo cách này, họ nhấn mạnh quá mức yếu tố vũ khí mà mỗi bên sở hữu – khía cạnh mà Nga chiếm ưu thế rõ ràng. Hỏa lực của Nga vượt trội so với Kiev cả về số lượng và chất lượng, tính đến thời điểm trước khi xung đột nổ ra. Quân đội Nga sở hữu tiềm lực tác chiến điện tử hàng đầu thế giới, có trong tay máy bay chiến đấu hiện đại và thiết giáp tiên tiến: Mọi vũ khí của Nga đều được coi là vượt trội so với những gì Ukraine sở hữu. Vài ngày trước khi nổ ra cuộc xâm lược toàn diện, trong bài viết đăng trên tờ Foreign Affairs, hai nhà phân tích quân sự Michael Kofman và Jeffrey Edmonds cho rằng Nga sẽ tấn công Ukraine bằng hàng trăm máy bay ném bom, hàng kho tên lửa cùng nhiều hệ thống vũ khí khác với hỏa lực vượt trội. Theo lời hai học giả, Nga sẽ “có ưu thế ở tất cả các trục tấn công”.
Thực tế, một số nhà phân tích cho rằng sức mạnh quân đội Nga gần ngang hàng với Mỹ. Đáng chú ý, sau thành công của Nga ở Syria và miền Đông Ukraine trong giai đoạn sau khi sáp nhập Crimea năm 2014, nhiều người cho rằng lực lượng Nga đủ sức thực hiện các chiến dịch tương tự như những gì quân đội Mỹ đã triển khai. Chính phủ Mỹ nhiều lần mô tả quân đội Nga ở thế gần ngang hàng và là đối thủ tiệm cận với quân đội Mỹ.
Nhiều đánh giá lạc quan cho rằng Moskva đã thành thực về số lượng vũ khí của mình và Nga đang vận hành hệ thống đó một cách hiệu quả. Nhưng không có nhận định nào đúng. Thay vì ở vị thế vượt trội, nhiều hệ thống vũ khí của Nga không được duy tu, bảo trì tốt, thậm chí bị cắt xén do tham nhũng. Ví dụ, theo nhiều nhà quan sát Ukraine, Nga có thể đã bán tháo hệ thống giáp phản ứng nổ vốn đóng vai trò thiết yếu trong bảo vệ nhiều phương tiện quân sự, khiến Ukraine dễ dàng hủy diệt xe tăng của đối phương. Binh lính Nga cũng không được huấn luyện đủ để điều khiển thành thạo xe tăng trong tác chiến.
Nga phạm sai lầm gần như trong mọi khâu quân sự. Nhưng thất bại lớn nhất có lẽ là việc quân đội Nga không có khả năng vận hành các hệ thống vũ khí hiện đại. Đơn cử, Nga đặc biệt kém trong việc điều phối không lực. Máy bay chiến đấu của Nga tác chiến thuần thục khi hoạt động độc lập, và về lý thuyết số trang bị này phải đủ sức thiết lập ưu thế tuyệt đối trên không để hỗ trợ bộ binh Nga tiến công. Chỉ huy không quân Nga đáng ra phải làm được những gì Không quân Mỹ từng làm và bắt đầu chiến dịch bằng cách nhắm vào hệ thống phòng không của đối phương. Giống như Không quân Mỹ, Nga còn phải thiết lập kiểm soát đối với khu vực chiến sự bằng các chiến dịch tấn công trên không nhằm hủy diệt, phá vỡ hoặc quấy rối các đơn vị địch.
Lực lượng không quân Nga đã rất chật vật trong các nhiệm vụ trên. Nga không thể vận hành số máy bay của mình trong một hệ thống phức tạp bằng cách vận dụng kết hợp các tiềm lực quân sự khác nhau để nhanh chóng định vị, lập ưu tiên và tấn công hệ thống phòng không của Ukraine. Kết quả là Nga không phá vỡ được khả năng phòng thủ của Ukraine. Trên thực tế, Nga bộc lộ yếu kém khi không thể bảo vệ máy bay chiến đấu cũng như vận hành các hệ thống hỗ trợ song song, khiến phần lớn thời gian máy bay Nga phải tác chiến trên không phận cách xa tiền tuyến để tránh tên lửa của Ukraine. Vậy nên ngoại trừ một số trường hợp hãn hữu, quân đội Ukraine ở tiền tuyến luôn có thể di chuyển tự do trên các cung đường mở giữa ban ngày.
....