[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 7

(Tiếp)

Một trong cách bổ sung lực lượng bộ binh khác cho các đơn vị quân đội tiến vào Ukraine là việc một số sỹ quan ở các BTG đã “thuyết phục” các binh lính nghĩa vụ ký hợp đồng với quân đội trước thời điểm chiến tranh nổ ra. Thậm chí một số người được đưa vào đất Ukraine khi không hề ký hợp đồng (họ không được thông báo là sẽ vượt biên giới mà chỉ được nói là cứ đi theo đơn vị). Thường các quân nhân này là những người tham gia các vị trí chuyên môn khó thay thế như lái xe, thông tin,… Điều này đã dẫn tới việc ở mặt trận Kharkov có khoảng gần 100 quân nhân nghĩa vụ từ chối chiến đấu khi họ phát hiện ra mình đang ở trên đất Ukraine và đánh nhau với quân đội Ukraine. Sau khi bị tước bỏ vũ khí và bị tập trung lại một chỗ mà không biết quân đội sẽ làm gì với mình, họ đã tự quay video nói rõ tình hình và đưa lên telegram. Về vụ việc này mà tổng thống Putin đã ra lệnh điều tra và có 12 sỹ quan Nga đã bị xử lý. Một trường hợp khác là một binh sỹ nghĩa vụ làm đầu bếp trên soái hạm Moskva. Khi tàu này rời bến để tham chiến, các thủy thủ đều không biết mục đích chuyến đi. Chỉ khi tàu bị chìm và người lính này nằm trong số bị chìm theo tàu thì người cha mới phát hiện ra là con ông không thuộc diện phải đi chiến đấu.

1690597034193.png


Các sự kiện như trên xuất hiện trên mạng xã hội đã được truyền thông phương Tây khai thác theo hướng tinh thần quân đội Nga đang sụp đổ, các đơn vị đang phản chiến.

Vậy câu hỏi đặt ra là “Tại sao Putin không sửa luật này trước khi tấn công Ukraine?” Câu trả lời là Putin hiểu rõ chiến lược của phương Tây. Xét về mọi khía cạnh, quân đội Ukraine có thể thắng vài trận đánh nhưng sẽ không thể đánh bại Nga trong cả cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, phương Tây sẽ áp dụng cách thức mà họ đã làm khiến Liên Xô thua ở Apghanistan. Họ sẽ chi viện cho Ukraine giống như họ chi viện cho các lực lượng Mujahideen trước đây ở Apghanistan để kéo dài cuộc chiến. Họ sẽ tuyên truyền với người dân là cuộc chiến ở Ukraine là cuộc chiến của riêng Putin nhằm thể hiện bản thân mình giống như ban lãnh đạo Liên Xô trước đây muốn cuộc chiến Apghanistan không phải vì nhân dân Liên Xô mà vì vấn đề ý thức hệ của họ. Từ đó phương Tây sẽ gây chia rẽ trong nội bộ nước Nga, làm suy yếu sự ủng hộ của người dân đối với Putin và cuối cùng là buộc ông phải rút quân hoặc, nếu may mắn, lật đổ chính quyền của ông và thay bằng một lực lượng dễ bảo, thân phương Tây.

1690597076762.png


Putin biết rằng với một xã hội hiện đại như ngày nay, việc truyền bá các tư tưởng đó vào Nga dễ hơn nhiều vào Liên Xô những năm 1980s. Ông biết rằng, mọi thứ liên quan tới cá nhân ông sẽ được phương Tây lợi dụng để chia rẽ ông với người dân. Thực tế cho thấy, lãnh đạo của G7 và bà Usula von Der Leyen, chủ tịch ủy ban châu Âu trong cuộc gặp đầu tiên sau chiến tranh nổ ra đã nói rằng vì Putin cho rằng ông ta mạnh mẽ nên họ cũng sẽ tỏ ra mạnh mẽ hơn. Và thủ tướng Anh Boris Johnson lúc đó còn pha trò một cách rẻ tiền hơn (và được những người còn lại hưởng ứng) rằng có lẽ họ sẽ phải cởi trần ra như Putin. Chi tiết pha trò này cho thấy phương Tây, từ cấp lãnh đạo cao nhất, ở những nơi nghiêm túc nhất, cũng sẵn sàng mang mình ra làm công cụ để tuyên truyền cho thế giới rằng tất cả những gì Putin làm, không phải là cho đất nước của ông mà là để chứng minh tính “con đực đầu đàn” của mình. Họ cố gắng khiến cho mọi người nghĩ rằng ông là một kẻ độc tài, mê đắm quyền lực của chính mình tới mức không còn phân biệt thực tế với giấc mơ, và do đó, đẩy toàn bộ người Nga vào một cuộc chiến tranh tàn bạo.

Hiểu rõ chiến lược đó của phương Tây có lẽ là lý do khiến ông không tìm cách sửa đổi Luật Liên bang số 93 năm 1995 vào trước khi cuộc chiến nổ ra.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Vậy Putin đã làm gì để giải quyết vấn đề thiếu bộ binh?

Vào tháng 4/2022, tướng Dvornikov, người có kinh nghiệm lâu đời nhất trong các tướng của Nga và là người chỉ huy cánh Nam với các thành công lớn trong đầu chiến dịch trở thành tổng tư lệnh đầu tiên của bộ chỉ huy thống nhất của quân Nga tại Ukraine. Tới tháng 6/2022, ông đã thành công trong việc hạ hai thành phố - pháo đài lớn ở Donbass là Severodonestk và Lysychansk. Sau đó, ông buộc phải dừng các trận đánh và rời khỏi vị chí tổng chỉ huy. Người thay thế ông là tướng Zhidko, người thân cận với Putin và ngay trước đó là tổng cục trưởng tổng cục chính trị của quân đội Nga.

1690597293587.png

Giao chiến tại Severodonestk

Từ tháng 7 tới tháng 9/2022 là thời kỳ mặt trận Ukraine tương đối bình yên. Người Nga và Ukraine gặp nhau tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để bàn về thỏa thuận hòa bình. Trong tháng 7 và tháng 8/2022 Nga đàm phán và chấp nhận trao trả hơn 200 tù binh bị bắt tại Mariupol để đổi lấy gần 50 tù binh Nga và Medvedchuck qua sự môi giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Nga cũng chấp nhận vai trò trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc đạt được thoả thuận cho Ukraine vận chuyển lúa mì xuất khẩu qua đường biển. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đạt được các tiến bộ trong đàm phán và kết quả sau này là việc Thổ Nhĩ Kỳ trở thành trung tâm trung chuyển khí gas của Nga cho Nam Âu. Cũng trong giai đoạn chiến trường yên ắng này các nước châu Âu đã ngừng các hỗ trợ quân sự cho Ukraine (trong tháng 7/2022 không có viện trợ vũ khí, sang tháng 8.2022 thì có nhưng số lượng thấp hơn nhiều so với yêu cầu của nước này). Đồng thời, do chiến trường Ukraine tạm lắng nên các vấn đề nội bộ của châu Âu lại nổi lên và 4 chính phủ châu Âu lớn tiếng chống Nga nhất đã sụp đổ.

Với tất cả các dấu hiệu như vậy, cả thế giới đều hy vọng rằng một thỏa thuận hòa bình sẽ được ký kết. Trong khi đó, ở sâu trong hậu phương, quân đội Ukraine đã dùng 2 tháng vô chiến sự này để tập hợp một lực lượng khoảng 60 ngàn người. 20 ngàn trong số này sẽ được điều xuống phía Nam để tạo ra một đòn nghi binh vào vùng Kherson, và 40 ngàn người sẽ tham gia vào cuộc phản công ở Nam Kharkov.

Ở phía Nga cũng vậy, Putin có hàng loạt các hoạt động ngoại giao và ông để xảy ra một điều mà các tướng lĩnh Nga đều lo sợ. Đó là vào tháng 8/2022, sẽ có rất nhiều binh lính Nga được rời chiến trường theo luật để về nước (họ có quyền đó sau 6 tháng ở vùng chiến sự). Chính vì điều này mà các tướng lĩnh đã cố yêu cầu ông hoặc là sửa luật để có thể bổ sung lính nghĩa vụ vào lực lượng chiến đấu, hoặc là sửa đổi quy định về 6 tháng này, hoặc là tiếp tục cuộc chiến ngay sau khi Lysychansk và Severodonetsk bị thất thủ hồi tháng 6/2022 để đánh quỵ quân Ukraine trước khi thời hạn 6 tháng đến. Putin từ chối tất cả điều đó. Ông cho phép binh lính đến hạn được về nhà và cho truyền hình ảnh đó trên TV cho cả thế giới biết. Và đó là lý do khiến mâu thuẫn giữa ông và Dvornikov tới đỉnh điểm và ông phải thay Dvornikov bằng một tướng trung thành và là một tổng cục trưởng tổng cục chính trị.

1690597399459.png


Tôi muốn các bạn xem hình H5. Trên hình này đường màu vàng là đường chiến tuyến giữa hai bên vào tháng 6/2022. Ở trên đường vàng này, tôi muốn các bạn nhìn vào điểm đánh dấu chéo và khoanh đỏ. Đó là thành phố Balaklyia nơi sẽ xảy ra đòn tấn công đầu tiên của quân đội Ukraine vào tháng 9/2022. Vùng màu xám hơi hồng kế bên thành phố này là vùng mà người Ukraine sẽ chiếm lại từ Nga trong cuộc phản công và có diện tích hơn 2.000 km2.

Trong suốt tháng 7 và 8/2022, bất chấp việc thành phố Balaklyia nằm ở ngay trên tuyến đường chiến lược M3 nối Kharkov với Izyum; bất chấp việc thành phố đó nằm trong một vòng cung nhô ra đột xuất về phía Ukraine với quân Ukraine đóng ở hai bên sườn; bất chấp việc ở cả một vùng xung quanh và hậu tuyến của Balaklyia không có một đơn vị nào của Nga và điều đó khiến thành phố trở thành một mục tiêu vô cùng hấp dẫn cho một cuộc tấn công hợp vây; bất chấp các tướng lĩnh và nhiều chuyên gia nói rằng khu vực này thực ra là một khoảng trống không có phòng thủ một cách công khai trên mạng xã hội; bất chấp việc các vệ tinh Nga cho thấy quân đội Ukraine đang tập hợp 40 ngàn quân ở vùng này; bất chấp tất cả những điều đó, Putin duy trì tại thành phố Balaklyia, miếng mồi ngon cho Ukraine này, 2 đại đội Vệ binh Quốc gia, lực lượng trực tiếp dưới quyền kiểm soát của ông.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cái gì tới sẽ tới. Vào tháng 9/2022, cuộc tấn công của Ukraine nổ ra. Từ 20 tới 30 ngàn quân Ukraine đã nhanh chóng bao vây Balaklyia. 2 đại đội Vệ binh Quốc gia Nga đã cầm cự trong gần 1 tuần cho tới khi được quân đội tới cứu viện và rút khỏi thành phố. Tiếp đó, quân Nga liên tục rút khỏi các thành phố mà họ phải rất vất vả mới chiếm được trong 2 tháng trước đó và để lại một vùng rộng lớn cho Ukraine. Điểm sáng duy nhất cho quân Nga là không một đơn vị nào của họ bị bao vây và tiêu diệt. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là không có những trận đánh lớn, đẫm máu xảy ra. Quân Nga rút nhanh và mang theo tất cả những thứ có thể, kể cả những người dân Ukraine có khả năng sẽ bị phía bên kia trả thù vì hợp tác với người Nga. Chiến dịch phản công của Ukraine dừng ở đường đứt màu nâu vào tháng 9/2022.

1690597495793.png


Nếu bạn nhìn vào bản đồ thì sẽ thấy là, sau 1 tháng của cuộc tấn công, phía Nga ở đây vẫn không có lực lượng nào đáng kể. Chiến tuyến của Nga ở khu vực này có ít quân nhất. Thế thì vì sao phía Ukraine không tiếp tục tiến lên? Lý do là vì sau khi quân Nga rút lui khỏi các thành phố Balaklyia, Izyum, Lyman Đỏ thì dư luận Nga trở nên hoàn toàn khác. Lúc này mọi tầng lớp đều đổ lỗi lên chính phủ Nga rằng họ để xảy ra thất bại vì cách tiến hành chiến tranh nửa vời, “đánh nhau với bàn tay đi găng” của họ. Rằng Putin không còn cương quyết như thời cuộc chiến Chechnya lần 2 khi mà vào ngày thành phố Lyman Đỏ bị quân Nga bỏ thì ông ấy vẫn đọc và ký các sắc lệnh về xây bệnh viện và khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em ở Mariupol. Đây chính là điều Putin cần. Ông cho tiến hành trưng cầu dân ý và tuyên bố sáp nhập 4 tỉnh mới của Ukraine vào Nga. Cùng lúc, ông tuyên bố động viên cục bộ 300 ngàn quân nhân và khuyến khích các quân nhân tình nguyện (mà nhờ thế ông có thêm 80 ngàn người tình nguyện nhập ngũ). Một mặt ông trấn an nhân dân là vẫn còn chưa tới lúc phải thắt lưng buộc bụng để tiến hành chiến tranh nhưng một mặt khác, ông ra lệnh cho chuyển toàn bộ nền công nghiệp quốc phòng sang thời chiến.

1690597632312.png

Sản xuất quốc phòng của Nga

Việc chuyển nền công nghiệp quốc phòng sang thời chiến là một động thái mà nhiều người không hiểu nhiều. Về hình thức, điều này có nghĩa là mọi nhà máy sẽ hoạt động ba ca liên tục và không có ngày nghỉ. Mọi nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất vũ khí sẽ được ưu tiên. Tuy nhiên, một điều quan trọng hơn là tất cả các nhà máy vũ khí sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo của bộ quốc phòng mà không dựa trên nguyên tắc thị trường. Điều này có nghĩa là, ở thời bình, một công ty sản xuất xe tăng có thể bán trong thời bình, qua đấu thầu cho bộ quốc phòng, một chiếc xe tăng với giá 5 triệu đô la và giá này đã bao gồm cả chi phí lẫn lãi của nhà máy; thì trong nền kinh tế thời chiến, họ sẽ không làm việc để lấy lãi nữa.

1690597716646.png

Sản xuất quốc phòng của Nga

Các nguyên vật liệu cho sản xuất sẽ được nhà nước cấp; các công nhân và cán bộ nhà máy sẽ được đảm bảo trả lương. Tuy nhiên, chủ các nhà máy sẽ không có quyền quyết định giá bán của mình là bao nhiêu nữa. Nhà nước sẽ cung cấp mọi thứ và đảm bảo mọi thứ cho việc sản xuất, nhưng sản phẩm tạo ra sẽ không còn là của anh nữa. Điều này sẽ khiến cho sản lượng vũ khí và đạn dược của Nga sẽ được sản xuất ra nhanh, nhiều và rẻ hơn rất nhiều so với các nước phương Tây.

Ở phương Tây lúc này, các quốc gia NATO không phải là bên tham chiến với Nga nên họ không thể chuyển nền kinh tế sang thời chiến. Do đó, họ chỉ có thể đặt hàng mua vũ khí và đạn dược từ các công ty tư nhân. Các công ty này sẽ bán với giá có lãi theo cơ chế thị trường. Và theo cơ chế thị trường thì sẽ là nhu cầu càng cao thì giá bán càng đắt. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng không thể tăng ca vì các quy định của luật lao động.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Việc sáp nhập 4 tỉnh vào Nga cũng tạo ra cho các tướng lĩnh Nga muồn nguồn nhân sự dồi dào. Đó là gần 1 triệu binh lính nghĩa vụ hiện nay hoàn toàn có thể được họ điều động tham chiến với Ukraine ở Donbass vì đó giờ đã là đất Nga. Đó là lý do khiến cho cuộc tấn công của Ukraine dừng lại. (xin lưu ý là bản đồ trong hình H5 chỉ thể hiện các đơn vị Nga và Ukraine đã được ghi nhận là tham chiến chứ không thể hiện các đơn vị quân nghĩa vụ đang đóng trên đất Nga). Tuy nhiên, ngay trong thông điệp liên bang của mình, để đảm bảo rằng người dân Nga không quá lo lắng rằng mình đang dùng thủ thuật để lách qua Luật Liên bang số 93, Putin đã tuyên bố rằng ông sẽ không gửi những người được động viên ra mặt trận trước khi họ được tái huấn luyện đầy đủ. Bộ trưởng quốc phòng Nga thì tuyên bố rằng không một người lính bộ binh nào sẽ được gửi ra mặt trận khi chưa bắn đủ 600 viên đạn trên trường tập.

1690597857661.png


Nói tóm lại, mâu thuẫn sâu sắc nhất giữa Putin và bộ chỉ huy quân Nga tại Ukraine là vấn đề tham chiến của lính nghĩa vụ quân sự để khắc phục vấn đề thiếu quân số.

Vấn đề này đã bị phương Tây chốt chặn bằng Luật Liên bang số 93 vào năm 1995 cấm sử dụng lính nghĩa vụ Nga ngoài biên giới mà đến thời điểm này Putin vẫn chưa thể gỡ bỏ. Trong suốt giai đoạn từ 2012 tới nay, Putin đã từng bước gỡ bỏ cái cơ chế ảnh hưởng mà phương Tây đã tạo ra thông qua các tổ chức NGO; ông tạo ra lực lượng Vệ binh Quốc gia để bù phần nào cho quân số bị kiểm soát. Cuối cùng, ông để cho Kiev chiếm lại vùng Nam Kharkov trong một chiến dịch ngoạn mục để khiến cho người Nga đồng ý sáp nhập 4 tỉnh Ukraine và vì thế ông có thể tiến hành động viên. Ngay cả khi đã có thể sử dụng lính nghĩa vụ đang sẵn có thì ông vẫn tránh và thực hiện một giải pháp trung gian là gọi nhập ngũ các cựu binh và kêu gọi tình nguyện. Tất cả các hành động đó được tính toán kỹ lưỡng để tránh việc phương Tây tuyên truyền cho người Nga rằng đây là cuộc chiến của riêng mình Putin.

1690597915065.png


Ở phần tiếp theo, phần 8, chúng ta sẽ bàn tiếp về chiến thuật của các bên trong giai đoạn 3, giai đoạn Nga đã sáp nhập 4 tỉnh.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 8

(Tác giả BAO ANH THAI)

1. “Các vị tướng dẫn dắt các đội quân còn hoàng đế thì lãnh đạo đế quốc”

Đã có một khoảng thời gian gần 2 tháng kể từ khi tôi viết phần 7 của loạt bài này. Từ thời điểm đó tới nay đã có nhiều biến động trên chiến trường. Tuy nhiên, nếu các bạn mong muốn đọc về các chi tiết nhỏ như người Ukraine đã chiếm được làng nào hôm qua hay có bao nhiêu xe Leopard 2 thực sự đã bị bắn cháy thì các bạn sẽ không thấy các thông tin đó ở bài này. Do đó, tôi xin nói trước là ở phần này, chúng ta tiếp tục bàn về “bức tranh lớn” của cuộc chiến.

Tóm tắt một số ý chính mà chúng ta đã bàn trong 7 phần trước đây.

Ở phần 7, chúng ta đã bàn về việc Luật Liên bang số 93 năm 1995 đã khiến cho quân đội Nga, cho dù có một lực lượng quân số hơn hẳn quân đội Ukraine nhưng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nhưng họ chỉ có thể sử dụng các quân nhân chuyên nghiệp, có hợp đồng cho cuộc chiến ở Ukraine. Điều này dẫn tới việc số lượng quân nhân Nga có thể tham chiến ở Ukraine không vượt quá con số quân nhân chuyên nghiệp mà quân đội Nga có. Con số này, theo các nguồn của phương Tây là 170 ngàn người vào thời điểm trước chiến tranh. Con số này khá khớp với ước lượng của phương Tây là lực lượng tham chiến của Nga trong thời gian đầu cuộc chiến không vượt quá 180 ngàn người. Việc thiếu lính bộ binh đã khiến cho Nga thất bại với kế hoạch đánh nhanh kết hợp với lật đổ chính quyền Kiev trong giai đoạn đầu cuộc chiến.

Cũng ở phần này, chúng ta đã dừng lại ở thời điểm mà Ukraine đã có một cuộc phản công ngoạn mục ở Nam Kharkov vào tháng 9/2022. Chúng ta cũng đã bàn về việc dường như ban lãnh đạo Nga đã cố tình để trống khu vực này để người Ukraine giành chiến thắng. Chúng ta cũng thấy, tuy là một chiến thắng vang dội của Ukraine nhưng có vẻ như người Nga đã chuẩn bị kỹ càng cho cuộc rút lui của mình tại đây. Cuộc rút lui đã được tổ chức tốt tới mức người Nga đã không chịu tổn thất đáng kể nào và họ mang theo được cả những người Ukraine đã hợp tác với họ để tránh bị trả thù. Đối với phía Ukraine, chiến thắng tuy vang dội về danh tiếng và có giá trị rất lớn về chính trị (lấy lại niềm tin cho các đồng minh và dân chúng) nhưng về mặt quân sự họ không đạt được kết quả gì nhiều. Khi các đơn vị Nga không bị đánh tổn thất nặng (người Ukraine không thu giữ được một lượng vũ khí lớn nào cũng như không bắt được một nhóm tù binh trên 10 người nào) thì điều đó có nghĩa là người Nga sẽ có thể quay lại bất cứ lúc nào trong tương lai.

Cũng ở phần này chúng ta cũng đã bàn về việc Kremlin đã lợi dụng sự phản ứng của người dân - được khơi lên bởi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (“KOLs”) và được kịch tính hóa bởi những lời chỉ trích mạnh mẽ từ Ramzan Kadyrov, tổng thống nước cộng hòa Chechnya trong thành phần Liên Bang Nga, đối với sự “bất tài” của các tướng lĩnh Nga – để tiến hành “vệ quốc hóa” cuộc chiến ở Ukraine bằng việc sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine vào Nga.

Ở cuối phần 7 này, tôi đã nói rằng “mâu thuẫn sâu sắc nhất giữa Putin và bộ chỉ huy quân Nga tại Ukraine là việc sử dụng lính nghĩa vụ quân sự để khắc phục vấn đề thiếu quân số.”

Câu hỏi đặt ra là mặc dù quân Nga đã giành được những thắng lợi to lớn ở phía Đông và phía Nam Ukraine trong giai đoạn đầu của cuộc chiến và cả Putin lẫn các tướng lĩnh chiến trường của Nga đều hiểu là việc thiếu bộ binh là lý do khiến cho chiến dịch quân sự không thể thành công thì tại sao giữa họ vẫn xảy ra các mâu thuẫn khiến cho từ tháng 4/2022 tới tháng 11/2022 có sự thay đổi liên tục về tướng tổng tư lệnh quân đội Nga (tướng Dvornikov bị thay thế bởi Zhidko rồi tướng Zhidko lại bị thay bởi Surovikin)?

Câu trả lời ngắn gọn là “các vị tướng dẫn dắt các đội quân còn hoàng đế thì lãnh đạo đế quốc”.

Nói một cách khác, giữa Putin và tướng chiến trường giàu kinh nghiệm nhất của Nga, Dvornikov (người được phương Tây mệnh danh là “tên đồ tể ở Syria” và là người đã đánh bại cánh quân phía Nam của Ukraina, hạ thành Mariupol và cuối cùng tiến lên Donbass chiếm hai thành phố Lisychansk và Severodonetsk vào tháng 7/2022) có sự mâu thuẫn không dung hòa được là cách nhìn nhận về cuộc chiến tranh Ukraine và cách thức thực hiện nó.

Đối với một cuộc chiến thì một vị tướng hay một tổng thống đều có tầm nhìn chiến lược và chiến thuật. Tuy nhiên, tầm nhìn của một vị tướng về chiến lược, sẽ hạn hẹp hơn tầm nhìn của một tổng thống, nhưng về chiến thuật thì lại cụ thể chi tiết hơn.

Tôi sẽ dùng hình ảnh của một người chơi cờ để mô tả về sự khác nhau trong cách nhìn chiến lược, chiến thuật giữa một vị tư lệnh chiến trường, một bộ trưởng quốc phòng và một tổng thống.

1690599545549.png

Tướng Dvornikov

Đối với một vị tư lệnh chiến trường như tướng Dvornikov thì bàn cờ của ông là toàn bộ nước Ukraine và các tỉnh của nước Nga và Belarus tiếp giáp với quốc gia. Các quân cờ trên bàn cờ đó là các đơn vị quân đội và các trang thiết bị quân sự. Đối thủ của ông là quân đội Ukraine hoặc bất kỳ đội quân đối địch nào khác (các đội quân của NATO dưới dạng lính tình nguyện cho Ukraine). Luật chơi cờ của ông thuần túy là luật chơi quân sự: tiêu diệt càng nhiều quân địch và giữ cho thiệt hại của mình càng ít càng tốt; khống chế hoặc kiểm soát càng nhiều mục tiêu càng tốt.

1690599631796.png

Bộ trưởng quốc phòng Shoigu

Đối với một bộ trưởng quốc phòng như Shoigu, bàn cờ của ông là toàn bộ các khu vực địa lý mà Nga có lợi ích và sử dụng quân sự là một công cụ để bảo vệ lợi ích đó. Đó là toàn bộ nước Nga và các nước tiếp giáp nó. Đó là vùng Trung Đông (Syria), Bắc Cực hay các vùng biển mà hải quân Nga hiện diện. Các quân cờ trên bàn cờ của ông là lực lượng võ trang và nền công nghiệp quốc phòng cùng với các phòng nghiên cứu vũ khí. Đối thủ của ông là quân đội các nước phương Tây và tất cả các quân đội, nhóm vũ trang nào (ví dụ như ISIS) có thể là đối thủ của quân đội Nga trên chiến trường. Luật chơi cờ của ông là một sự giao thoa giữa các luật chơi của chính trị, kinh tế, đối ngoại và quân sự. Trong đó, ông phải đảm bảo rằng quân đội Nga có đầy đủ sức mạnh quân sự trong hiện tại và tương lai nhưng sức mạnh đó phải hài hòa với tiềm lực kinh tế, tình hình chính trị trong nước và chính sách đối ngoại của Nga.

1690599706714.png

Tổng thống Putin

Đối với một tổng thống như Putin, thì bàn cờ của ông là cả thế giới. Các quân cờ trên bàn cờ của ông là các quốc gia, hoặc khối các quốc gia (như EU, NATO, hay BRICS). Luật chơi của ông là một thứ luật chơi phức tạp nhất trong các luật chơi của loài người. Trong đó luật chơi về kinh tế, chính trị lại đóng vai trò quan trọng hơn là quân sự. Nếu như trong cuộc chơi của các nhà quân sự, kết quả của cuộc chơi hoặc là thua-thua (lose-lose) hoặc thắng-thua (win-lose) thì trong cuộc chơi toàn cầu của tổng thống, việc tạo ra các mối liên kết thắng-thắng (win-win) lại quan trọng hơn là tạo ra các cuộc đối đầu win-lose.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nói một cách hình ảnh thì các tướng lĩnh luôn đối đầu với kẻ địch trong một cuộc chiến sinh tử và họ sẽ làm mọi cách để chính họ tiêu diệt kẻ thù. Với một tổng thống thì việc phải đối đầu sinh tử với kẻ địch là giải pháp cuối cùng. Trước khi phải sử dụng đến cách đó, ông ta sẽ tìm mọi cách để làm suy yếu kẻ thù bằng các biện pháp từ kinh tế tới ngoại giao; thậm chí ông ta có thể tạo ra các liên kết với các đồng minh khác để khiến cho kẻ thù phải rơi vào một cuộc chiến (về tôn giáo, kinh tế, hay chính trị chứ không nhất thiết là quân sự) với một đối tượng khác để phân tán tiềm năng của kẻ địch.

Một cách hình ảnh khác là ván cờ của một tổng thống là tạo ra “thế” và “lực” cho quốc gia của mình. Thế ở đây là các mối liên minh trong quan hệ quốc tế và vị trí của quốc gia đó trong nền kinh tế, khoa học, chính trị của thế giới. Lực là tiềm lực thực sự của một quốc gia trong đó GDP không phải là thước đo thể hiện chính xác mà là khả năng độc lập, tự chủ về kinh tế, chính trị và quân sự của quốc gia đó. Ván cờ của bộ trưởng quốc phòng là tạo ra ưu thế về quân sự (khoa học, kỹ thuật quốc phòng, trình độ số lượng và chất lượng của các đội quân, tổ chức của bộ máy chỉ huy và học thuyết chiến tranh) của quân đội mình. Ván cờ của các vị tướng trên chiến trường là chuyển từ “thế” mà tổng thống và bộ trưởng đã tạo ra thành “lực” trên chiến trường nhằm tiêu diệt hoặc đánh quỵ đối phương.

2. “Bàn cờ” của Putin

Vào ngày 24/2/2022, Putin đã phát động một “cuộc chiến” không tiếng súng trên phạm vi toàn cầu song song với cuộc chiến tại Ukraine. Vào thời điểm 24/2/2022 và rất nhiều tháng sau đó, phương Tây vẫn không hề nhận thấy cuộc chiến không tiếng súng này đang diễn ra và nó mới thực sự là cuộc chiến chính, nên mọi hành động của họ chỉ hướng vào cuộc chiến trên thực địa ở Ukraine. Thậm chí, ngay ở Nga, nhiều người trong bộ máy chính quyền và thậm chí cả các tướng lĩnh tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine cũng không nhận ra điều đó.

Vì “cuộc chiến” toàn cầu mà Putin phát động là một cuộc chiến thầm lặng và không phải được thực hiện bằng các đội quân nên nó có những cách thức, thời gian biểu hoàn toàn khác với những những gì diễn ra ở Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn khi vẫn đang còn là phu nhân của tổng thống Nga, bà Lyudmila Ocheretnaya có nói rằng Putin là một người đặc biệt ít nói. Từ thời trẻ cho đến thời điểm được phỏng vấn, ông không bao giờ nói với vợ về công việc của mình. Bà cảm thấy áp lực vì đôi khi ông - vì một vấn đề nào đó của quốc gia – có thể không nói chuyện gì ở nhà trong nhiều ngày. Tôi nghĩ rằng, cả phương Tây lẫn các tướng lĩnh Nga sau khi trải qua những gì trong một năm qua, giờ đây có lẽ đã hiểu sự áp lực mà bà Lyudmila phải chịu đựng khi sống cạnh tổng thống Putin. Ông như một cỗ máy mật mã câm lặng – người ta thấy nó đang chạy rất nhanh, nhưng không hiểu những gì nó đang xử lý chỉ cho tới khi nó in kết quả ra.

Việc không hiểu bài toán mà cỗ máy mật mã Putin đang giải có thể là lý do mà tướng Dvornikov phải rời khỏi vị trí tổng tư lệnh quân đội Nga tại Ukraine dù rằng ông đã có những thành tích rực rỡ.

Tôi sẽ không cố gắng đoán mò xem cố máy mật mã Putin đang và sẽ nghĩ gì, tuy nhiên tôi sẽ đoán những gì mà ông ta đã nghĩ dựa trên những gì đã diễn ra trong thời gian qua.

3. “… CHÚNG TA LÀ NHỮNG NGƯỜI SẼ CÙNG NHAU TẠO RA CÁC THAY ĐỔI ĐÓ!”

Vào cuối tháng 3/2023, hơn 1 năm sau khi cuộc chiến Ukraine nổ ra, trong khi mà từ các quan chức hàng đầu lẫn truyền thông của phương Tây đã chuyển từ việc nói về một sự sụp đổ của nước Nga và một nước Nga hậu Putin sang chuyện Nga không được phép thắng trên chiến địa để Ukraine có ưu thế khi đàm phán chấm dứt chiến tranh thì chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã tới Moscow và có 2 ngày làm việc liên tục với tổng thống Putin. Nội dung các cuộc làm việc không được hai bên tiết lộ. Tuy nhiên, vào ngày 22/3/2023, trước khi từ biệt Putin để ra sân bay, đứng trước các ống kính truyền hình và biết rõ rằng mọi lời mình nói sẽ được truyền đi cho cả thế giới, chủ tịch Tập Cận Bình nói với tổng thống Putin là “Giờ đây đang diễn ra những thay đổi, những thay đổi chưa hề thấy trong 100 năm qua – và chúng ta là những người đang cùng nhau tạo ra các thay đổi đó”. Tổng thống Putin trả lời ngắn gọn “Tôi cũng nghĩ như vậy” và sau đó nói “chúc một chuyến đi an toàn. Bảo trọng, bạn quý của tôi”.

1690599994455.png


Trong các vũ khí hủy diệt hàng loạt thì bom khinh khí (bom H) là loại vũ khí có sức hủy diệt lớn nhất mà loài người đã chế tạo ra. Để kích hoạt phản ứng nhiệt hạch hydro, người ta cho kích nổ một quả bom nguyên tử. Sức nổ của một quả bom nguyên tử đã là khủng khiếp nhưng sức nổ của vụ nổ nhiệt hạch thứ hai do nó tạo ra còn mạnh hơn hàng chục lần. Tôi sẽ dùng hình ảnh này để mô tả những gì đã diễn và trong hình ảnh này thì cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Putin và những hành động chung của hai bên sẽ có tác động như một vụ nổ bom H và trái bom nguyên tử để kích nổ nó chính là cuộc chiến Ukraine.

Để hiểu ý nghĩa của cuộc gặp Putin-Tập Cận Bình, chúng ta cần phải quay ngược về quá khứ và tìm hiểu sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Lý do của việc này là vì phương Tây vẫn đang dùng đúng biện pháp mà họ đã dùng một cách thành công để làm sụp đổ
(i) khối XHCN ở Đông Âu,
(ii) Liên Xô và
(ii) Nam Tư để nhắm tới việc tạo ra sự sụp đổ của Liên bang Nga.

Và chính “bàn cờ” của Putin hiện nay đang sử dụng chính các bài học rút ra từ chiến lược này của phương Tây để chống lại họ.

1690600100250.png


Putin đã lên nắm quyền ở nước Nga được 23 năm (trong đó có 1 nhiệm kỳ ông nắm giữ vai trò Thủ tướng để tránh quy định hạn chế một người không được làm tổng thống quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp). Trong 23 năm đó, chúng ta có thể thấy sự thay đổi của nước Nga qua 2 giai đoạn:
(i) giai đoạn 10 năm đầu tiên (2010 – 2020) khi nước Nga nhận ra những gì mà phương Tây đã cài cắm vào hệ thống kinh tế, chính trị của Nga trong thập kỷ 90s và
(ii) giai đoạn tiếp theo, nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với phương Tây. Trong 10 năm đầu tiên, chúng ta sẽ thấy nước Nga vỡ mộng hội nhập phương Tây phát hiện ra rằng, muốn tiếp tục tồn tại thì họ phải học được cái bài học xương máu từ sự sụp đổ của Liên Xô.
Trong giai đoạn tiếp theo, chúng ta sẽ thấy nước Nga bắt đầu cuộc tranh đấu của mình một cách đầy thực tế và tính trước sự thay đổi của tương quan giữa các khối quyền lực trên thế giới.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 8

(Tiếp)

3.1 Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và các bài học

Vào năm 1956, Nikita Khrushchev, người đã trở thành tổng bí thư Đ..C..S Liên Xô sau khi Stalin mất, đã tuyên bố trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng “chúng tôi sẽ lấy được nước Mỹ mà không cần nổ một phát súng. Chúng tôi không cần xâm lăng nước Mỹ. Chúng tôi sẽ phá hủy họ từ bên trong…” Vào thời điểm này, có nhiều lý do để nhiều người tin rằng tuyên bố của Khrushchev không là một lời sáo rỗng. Mười năm sau chiến thắng chủ nghĩa phát xít, nền kinh tế Liên Xô hoàn toàn được hồi phục và bắt đầu một chu kỳ phát triển mạnh mẽ. Ở phương Đông, Đ..C..S Trung Quốc, đồng minh của Liên Xô, đã thành công trong việc đối đầu trực tiếp với quân đội Mỹ trên bán đảo Triều Tiên và kiểm soát hoàn toàn đại lục Trung Hoa. Liên Xô đã chế tạo được bom khinh khí vào năm 1955 và có một lượng bom hạt nhân đủ sức răn đe Hoa Kỳ. Trước đó hai năm, năm 1954, Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Đ..C..S Việt Nam, đã đánh bại Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 1. Điều này đã khơi mào cho phong trào giải phóng dân tộc dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa khiến cho các đế quốc châu Âu, đồng minh của Hoa Kỳ trở nên suy yếu.

1690708334813.png

Nikita Khrushchev

Tuy nhiên, những sự kiện sau đó khiến cho Liên Xô bị mất các lợi thế trong cuộc cạnh tranh với phương Tây. Đầu tiên là sự đổ vỡ mối quan hệ đồng minh giữa Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 1960 sau khi Khrushchev phê phán Stalin (Trung Quốc gọi hành động này là xét lại). Trong thập niên 60 và 70, Liên Xô và Trung Quốc trở nên đối thủ cạnh tranh trong việc lãnh đạo phong trào vô sản quốc tế. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ 60 và 70, sự chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc chưa là mối đe dọa ngay lập tức với sự tồn vong của Liên Xô vì (i) quốc gia này vẫn đang trên đà phát triển và (ii)Trung Quốc tuy đã trở nên thù địch với Liên Xô nhưng vẫn đối đầu với Mỹ. Ngoài ra, trong 10 năm kể từ 1965 tới 1975, khi mà nước Mỹ sa lầy ở cuộc chiến tại Việt Nam và chi phí của cuộc chiến này khiến cho chương trình cải cách xã hội nhằm mang lại phúc lợi cho quảng đại quần chúng Mỹ mà tổng thống Johnson khởi xướng (the Greate Society program) bị phá sản thì nền kinh tế Liên Xô lại tăng trưởng rất nhanh. Sự cân bằng về vũ khí hạt nhân với Hoa Kỳ cũng đạt được trong giai đoạn này.

1690708458744.png


Từ năm 1970 tới năm 1980, Liên Xô được hưởng lợi lớn từ việc giá dầu và khí tăng vọt sau cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất (1973). Vào năm 1975, Việt Nam, đồng minh của Liên Xô đã thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài nhất trong Chiến tranh Lạnh và nước Mỹ bắt đầu bị ám ảnh bởi “hội chứng chiến tranh Việt Nam”. Lúc này, Trung Quốc mới bắt đầu các bước đầu tiên để ổn định tình hình sau Cách mạng Văn hóa.

Năm 1979 có một loạt sự kiện sẽ là khởi đầu của sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết.

Thứ nhất, cách mạng Hồi giáo thành công ở Iran. Cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran đã làm thay đổi toàn bộ tình hình chính trị ở Trung Đông. Iran từ một quốc gia Hồi giáo nhưng thế quyền (với đội ngũ lãnh đạo được đào tạo và sống theo phong cách phương Tây) đã trở thành một quốc gia thần quyền.

1690708560825.png

Cuộc cách mạng Hồi giáo Iran

Cuộc cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979 đã dẫn tới cuộc khủng hoảng dầu cùng năm vì thị trường lo ngại rằng cách mạng Hồi giáo sẽ lan sang các nước Hồi giáo khác và lật đổ các chính thể thế quyền thân phương Tây ở đây.

Sau khi đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử (tới thời điểm đó) năm 1979 thì giá dầu lại sụt giảm nhanh chóng do các mỏ dầu khổng lồ mới ở vịnh Mexico, ở Biển Bắc (của Anh và Nauy), ở Alaska của Mỹ được đưa vào khai thác để bù chỗ thiếu hụt. Cuộc chiến tranh Iran-Iraq trong 8 năm 1980 tới 1988 không làm cho giá dầu tăng mà thực tế khiến cho giá dầu quốc tế lại giảm sâu. Lý do là vì cuộc chiến này khiến cho sản lượng dầu của OPEC suy giảm trong khi đó các đối thủ mới về khai thác dầu như Mỹ, Liên Xô, Mexico, Anh và Nauy lại tăng sản lượng của mình. Ngoài ra, hàng loạt nền kinh tế lớn chuyển sang các nguồn năng lượng khác như than, khí tự nhiên, hạt nhân.

Chính việc giá dầu giảm liên tục trong thập niên 1980 đã khiến cho nguồn thu ngoại tệ của Liên Xô bị suy giảm nghiêm trọng vì xuất khẩu của Liên Xô tới thời điểm này chủ yếu là dầu mỏ.

Thứ hai, nền kinh tế dân sự của Liên Xô sau 3 thập niên phát triển liên tục từ 1945 tới 1975 đã đi vào thời kỳ trì trệ. Thêm vào đó cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh Lạnh đã ngốn mất một phần rất lớn các nguồn lực kinh tế của Liên Xô. Tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, từ công nghiệp tới nông nghiệp, đều không hiệu quả và không sản xuất đủ cho nhu cầu trong nước và do đó, phải bù đắp bằng cách dựa vào nhập khẩu. Việc nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ giảm liên tục đã khiến cho nền kinh tế Liên Xô rơi vào khủng hoảng khan hiếm hàng. Chính cuộc khủng hoảng kinh tế này đã buộc ban lãnh đạo Liên Xô lựa chọn Gorbachev làm người lãnh đạo vì đường lối cải tổ của ông với hy vọng nó sẽ giải quyết được sự khủng hoảng kinh tế (nhưng thực tế, nó đã đẩy nhanh sự khủng hoảng và dẫn tới sụp đổ của Liên Xô).

1690708675115.png

Gorbachev

Thứ ba, Liên Xô đưa quân đội vào Apghanistan, bắt đầu một cuộc chiến kéo dài 10 năm từ 1979 tới 1989 và kết thúc bằng việc thua trận và rút lui. Cuộc chiến Apghanistan tuy chỉ khiến khoảng 15 ngàn quân nhân thiệt mạng và 50 ngàn bị thương (một con số quá nhỏ so với cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô 1941-1945) nhưng nó tạo ra nhiều bất ổn về chính trị và góp phần trực tiếp vào việc làm tan rã Liên Xô sau này. Các mâu thuẫn giữa các dân tộc trong Liên bang Xô Viết bộc lộ rõ trong thời kỳ này liên quan tới việc tuyển chọn và điều hành các binh sĩ tham chiến ở Apghanistan.

1690708882589.png

Quân đội Liên Xô tại Afganistan

Các chi phí cho cuộc chiến có tác động xấu tới nền kinh tế (đặc biệt là khi nguồn thu từ dầu suy giảm) đã làm lộ rõ khoảng cách về mức sống và sự bất công giữa các tầng lớp xã hội. Các cựu binh từ Apghanistan trở về (với sự thất vọng về mặt lý tưởng khi phát hiện ra rằng họ không chiến đấu vì một chính nghĩa nào ở đó) đã tạo ra một làn sóng bất mãn và tạo ra sự bất ổn trong xã hội. (Rất nhiều cựu binh từ Apghanistan, vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đã gia nhập “thế giới ngầm” và lực lượng cảnh sát ngại không dám đụng chạm tới họ). Điều nguy hiểm nhất là rất nhiều cựu binh Apghanistan, sau khi bị vỡ mộng lý tưởng, đã gia nhập các đảng phái chính trị theo đường lối dân tộc và trở thành nòng cốt cho các đội quân ly khai chống chính quyền trung ương trong giai đoạn hậu Xô Viết.

1690708965179.png

Quân đội Liên Xô tại Afganistan

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Quân đội Nga đã chịu thiệt hại rất lớn và chấp nhận thất bại trong cuộc chiến Chechnya lần thứ 1. Lý do là vì trong khi các đơn vị quân đội Nga chủ yếu là lính nghĩa vụ mới tuyển thì các đơn vị Chechen phần lớn lại được chỉ huy bởi các cựu binh Hồng quân từ Apghanistan trở về. Những người này không chỉ là những cựu binh thông thường, mà là những quân nhân người Trung Á và Hồi giáo đã được Hồng quân đặc biệt huấn luyện và sử dụng làm nòng cốt để chống lại lực lượng Mujahideen tại Apghanistan. Điều này khiến cho quân đội Nga, ở Chechnya, đã đụng phải những đối thủ là cựu binh ưu tú nhất của quân đội Liên Xô với kinh nghiệm chiến đấu nhiều năm ở Apghanistan – và sự thất bại của một quân đội Nga rệu rã là dễ hiểu.

1690709453282.png

Các chiến binh Chechen trong cuộc chiến Chechnya lần thứ 1

Thứ tư, Trung Quốc, để có được nguồn vốn và công nghệ từ phương Tây để phát triển kinh tế đã “ngả hẳn về phương Tây” và ra mặt đối đầu với Liên Xô. Một mặt, Trung Quốc vẫn duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu của quân đội trên toàn tuyến biên giới với Liên Xô nhưng mặt khác, họ trực tiếp tiến hành chiến tranh với Việt Nam (một đồng minh của Liên Xô) (1979) và hỗ trợ Khme Đỏ tại Campuchia và Mujahideen ở Apghanistan (1979-1989).

1690709594337.png

Khme Đỏ tại Campuchia

Để tránh cho việc các vũ khí phương Tây hỗ trợ cho các phe chống Liên Xô bị mất vào tay Hồng quân như trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ đã bỏ tiền mua vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng của Trung Quốc. Trung Quốc nhận tiền bán vũ khí và vận chuyển tới tận chiến trường cho các phe chống đối. Đây là cách thức mà cả Trung Quốc lẫn phương Tây đều có lợi. Cách này cũng đã được phương Tây dùng lại trong thời kỳ đầu của cuộc chiến Ukraine – dùng tiền phương Tây để mua các phương tiện chiến đấu do Liên Xô cũ sản xuất để cung cấp cho Ukraine.

Việc Trung Quốc “ngả hẳn về phương Tây” đã dẫn tới việc quốc gia này trở thành “công xưởng của thế giới”. Với một lượng lao động khổng lồ, giá rẻ, Trung Quốc đã giúp cho nền kinh tế phương Tây bùng nổ vì hạ giá thành sản xuất và mở rộng thị trường.

Thứ năm, hàng loạt cấm vận về kinh tế và chính trị của các nước phương Tây lên Liên Xô do cuộc chiến Apghanistan đã được áp dụng và gia tăng trong suốt 10 năm chiến tranh.

Vậy những yếu tố trên đã khiến cho khối XHCN Đông Âu và Liên Xô sụp đổ như thế nào?

Vào năm 1981, khi bộ chính trị Đ..C..S bàn về việc có can thiệp vũ trang vào Ba Lan khi phong trào đối lập Công đoàn Đoàn kết đang tạo ra sự bất ổn qua các cuộc đình công toàn quốc và có khả năng làm chính quyền cộng sản Ba Lan sụp đổ, thì Andropov, người đứng đầu KGB (và sẽ là người đứng đầu Liên Xô một năm sau đó) đã nói như sau:

Chúng ta không thể liều lĩnh làm điều đó. Chúng ta không muốn đưa quân vào Ba Lan. Đó là quan điểm đúng đắn và chúng ta phải tuân theo nó tới cùng. Tôi không biết tình hình Ba Lan sẽ diễn ra thế nào nhưng kể cả khi Ba Lan rơi vào tay của Công đoàn Đoàn kết, thì đó có nghĩa là cái phải đến - sẽ đến. Nếu các nước tư bản gây sức ép lên Liên bang Xô Viết, và các đồng chí đã biết rằng họ đã thống nhất về hàng loạt các biện pháp cấm vận về kinh tế và chính trị; điều đó sẽ rất nặng nề cho chúng ta. Chúng ta phải đặt đất nước mình và việc nâng cao sức mạnh cho Liên Xô lên trên hết...

Đoạn phát biểu trên của Andropov, một người cứng rắn nhất trong bộ chính trị Đ..C..S Liên Xô và là người lãnh đạo cơ quan tình báo – phản gián cho thấy các cấm vận kinh tế của phương Tây cùng với các gánh nặng do cuộc chiến Apghanistan và nền kinh tế yếu kém đã khiến cho Liên Xô sẵn sàng chấp nhận bỏ cả Ba Lan mà không nổ một phát súng.

1690709895299.png

Zajurelski

Sau khi Zajurelski, lãnh đạo mới của đ...ảng Công nhân Thống nhất Ba Lan (Đ..C..S), tuyên bố thiết quân luật thì Liên Xô chọn cách hỗ trợ về kinh tế cho Ba Lan để xoa dịu làn sóng chống đối của người dân Ba Lan chứ không đưa quân đội vào như đã làm ở Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968. Liên Xô đã vét hàng hóa trong nội địa của mình để đưa sang Ba Lan bán trong các cửa hàng (để giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu hàng hóa trầm trọng khiến cho Công đoàn Đoàn kết khích động các cuộc bãi công toàn quốc). Các thiếu hụt trong nước của Liên Xô được bù lại bằng việc nhập khẩu từ các nước khác (nguồn chi được lấy từ tiền bán dầu thô trong năm 1980, thời điểm giá cao kỷ lục). Vào năm 1981, Ba Lan đã không sụp đổ.

Tuy nhiên, khi giá dầu tiếp tục suy giảm vào những năm cuối thập niên 80 thì cuộc khủng hoảng như ở Ba Lan lặp lại, nhưng lần này ở diện rộng hơn rất nhiều – toàn bộ các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô đều lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Tuy nhiên, sau một thập niên đánh nhau tại Apghanistan và giá dầu liên tục giảm, Liên Xô đã không còn khả năng hỗ trợ cho bất kỳ đồng minh Đông Âu nào về mặt kinh tế và càng không có khả năng can thiệp quân sự. Các chính quyền C..S ở Đông Âu lần lượt sụp đổ, dẫn tới khối quân sự Warsaw sụp đổ.

Sau khi khối XHCN Đông Âu sụp đổ thì cuộc sụp đổ của Liên Xô bắt đầu. Các công cuộc cải cách kinh tế của Gorbachev đã không mang lại kết quả nào ngoài việc khiến cho cuộc khủng hoảng kinh tế đã trầm trọng trở nên tan rã. Nếu trước khi cải tổ nó làm một nền kinh tế không hiệu quả thì vào giai đoạn cuối của cuộc cải tổ nó là một nền kinh tế không hoạt động và tan rã.

Các cuộc cải cách chính trị đã lật đổ hệ tư tưởng cũ nhưng lại không tạo ra một hệ tư tưởng mới, một lối thoát nào cho xã hội Liên Xô. Sự sụp đổ của hệ tư tưởng C..S đã tạo ra một khoảng trống về tinh thần trong đó các phong trào dân tộc chủ nghĩa ly khai bùng nổ. Xã hội Liên Xô rơi vào một cơn cuồng loạn đập phá tất cả những cái cũ cho dù họ không biết cái mới sẽ là gì. Cuối cùng là sự sụp đổ, phân rã của Liên bang Xô Viết.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ba mươi năm sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, giờ đây nhìn lại, chúng ta có thể rút ra những nguyên nhân chính của việc tan rã Liên Xô như sau:

Mặc dù Liên Xô là một quốc gia có diện tích và tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới nhưng các sai lầm cơ bản sau về sử dụng nguồn lực đã khiến cho Liên Xô sụp đổ:

(i) Hệ thống kế hoạch hóa tập trung của nền kinh tế Liên Xô từ thập niên 70 trở đi đã làm cho nền kinh tế này trở nên càng ngày càng yếu kém.

(ii) Nguồn lực kinh tế được phân bổ quá nhiều cho quân sự do cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh Lạnh khiến cho các mặt hàng thiết yếu trong nước không đủ và nền kinh tế dân sự suy giảm dẫn tới khủng hoảng và sụp đổ.

(iii) Việc mở rộng các quan hệ đồng minh dựa trên ý thức hệ mà không tính tới lợi ích kinh tế khiến cho các đồng minh của Liên Xô trở thành gánh nặng cả về kinh tế lẫn quân sự chứ không giúp ích gì được khi cần.

(iv) Việc quá phụ thuộc vào nguồn thu từ bán dầu mỏ để trang trải cho chi phí nền kinh tế khiến cho nền kinh tế khủng hoảng khi giá dầu giảm.

(v) Cuộc chiến tranh ở Apghanistan và các hệ quả do nó tạo ra.

(vi) Sự sụp đổ về hệ tư tưởng cộng sản mà không có hệ tư tưởng thay thế khiến cho Liên Xô trở thành một cái xác sống (zombie) của một con khủng long khổng lồ, trên đó mọi thứ bệnh tật độc hại – từ ly khai, nội chiến, tới băng đảng, tham nhũng phát triển. Tất nhiên, khi một con voi nằm xuống, nó sẽ bị đủ mọi loại thú hoang từ hùm beo, chó sói tới kền kền kéo tới ăn thịt.

(vii) Việc chia rẽ với Trung Quốc khiến cho nguồn lực của Liên Xô bị suy giảm và khiến cho phương Tây trở nên mạnh lên rất nhiều nhờ lực lượng lao động và thị trường của “công xưởng của thế giới”.

1.2 Putin và các bài học từ sụp đổ của Liên Xô

Putin không phải là một nhà tư tưởng, một lý thuyết gia. Đã từng có thời phương Tây nói rằng ông đang triển khai một học thuyết, học thuyết Putin (Putinsm). Thế nhưng các quan điểm này dần biến mất vì không ai biết nó là gì cả. Putin không viết sách, không có các bài báo mang tính lý luận để ta có thể hiểu được chủ thuyết của ông là gì. Putin là là một nhà chính trị của hành động.

Vào đêm giao thừa năm 2000, khi trở thành quyền tổng thống Nga, Putin đứng trước một cảnh tượng tăm tối. Trước mặt ông là một con khủng long đã chết và bị phân thành nhiều mảnh. Đó là Liên bang Xô Viết. Phần lớn nhất của con khủng long đó là một con voi và con voi này giống một cái xác sống hơn là một sinh vật khỏe mạnh – và các con thú hoang phương Tây cũng đang muốn nó chết để xẻ thịt giống như với con khủng long Liên Xô – đó là Liên bang Nga.

1690776308779.png


Trong suốt 20 năm sau đó, Putin phải liên tục đối phó để đảm bảo rằng sự sụp đổ của Liên Xô không tái diễn với nước Nga. Chỉ tới năm 2023, lần đầu tiên chúng ta mới biết cách mà Putin nhìn nhận về nước Nga và vị trí của nó trên thế giới, trong tương lai. Đây là lý do khiến chúng ta phải xem xét kỹ các nguyên nhân khiến Liên Xô sụp đổ ở phần 3.1. ở trên.

Khi trở thành tổng thống Nga năm 2000, Putin đứng trước một hoàn cảnh khó khăn hơn những người Bolsheviks phải đối mặt năm 1930. Vào năm 1930, những người cộng sản Liên Xô bắt đầu xây dựng lại đất nước gần như từ con số không sau khi nền nông nghiệp, công nghiệp gần như bị xóa sổ sau Thế chiến thứ Nhất và cuộc Nội chiến. Dân số Liên Xô lúc đó cũng suy giảm (giống như nước Nga năm 2000).

Tuy nhiên nếu những người C..S bắt đầu tư con số không thì Putin phải bắt đầu từ con số âm.
View attachment 7994578
1690776466493.png


Vào năm 1930, khi bắt đầu xây dựng lại đất nước, toàn bộ Liên Xô thống nhất về cả mặt lãnh thổ lẫn tư tưởng. Tất cả các thành phần chống chính quyền Xô Viết đã bị đè bẹp và các nước tư bản phương Tây vào lúc đó thực sự từ bỏ ý định tấn công Liên Xô sau các thất bại của các hoạt động can thiệp của họ thời Nội chiến 1918-1923. Vào năm 2000, nước Nga đang trên bờ vực tan rã và cuộc chiến ly khai ở Chechnya lại bùng nổ lần 2. Các nước phương Tây, sau thắng lợi trong việc đánh sụp Liên Xô, đang ráo riết thâm nhập vào sâu trong xã hội Nga cả về chính trị lẫn kinh tế.

Năm 1930, những người Bolshevik không có các nhà máy nhưng hầm mỏ và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác hoàn toàn do nhà nước nắm giữ và từ đó họ có thể xây dựng lại nền kinh tế. Vào năm 2000, mọi doanh nghiệp quan trọng nhất của nền kinh tế, mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của Nga nằm trong tay các nhà tài phiệt trong nước và tư bản phương Tây do chính sách tư nhân hóa ồ ạt của Yeltsin trước đó.

1690776593586.png


Vào năm 1930, những người Bolshevik có một đ...ảng c...ách m...ạng gồm những người trung kiên nhất, cùng chí hướng và sẵn sàng chết vì lý tưởng của mình. Vào năm 2000, Putin, từ một nhân vật đơn độc kín tiếng trong chính quyền, được đẩy lên nhanh chóng thành thủ tướng rồi quyền tổng thống và “thừa hưởng” lại một nhóm các đảng chính trị của Boris Yeltsin và thậm chí từ cả các đối thủ chính trị của Putin như Chernomyrdin và Luzhkov. Thành viên các đảng này là một tập hợp những thành phần rất khác nhau và gắn bó với nhau chỉ bởi vì lợi ích về quyền lực và kinh tế - và chính họ là người góp phần quan trọng trong việc tạo ra tình trạng khốn khó của nước Nga lúc đó.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3.2.1 Xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển

Do bắt đầu từ “con số âm” đã nói ở trên, Putin đã không thể bắt tay ngay vào việc xây dựng lại đất nước mà ông phải mất 10 năm đầu tiên để lấy lại cho nhà nước các nguồn lực quan trọng nhất để xây dựng lại nền kinh tế. Trong 10 năm này, ông đã dần dần loại trừ các nhà tài phiệt ra khỏi nền kinh tế Nga và trả lại các nguồn lực cơ bản cho nhà nước.

Song song với việc đó, Putin xây dựng một nền kinh tế theo cơ chế thị trường và các nguồn lực lấy lại từ các tài phiệt được sử dụng cho công cuộc này. Nền kinh tế được Putin xây dựng không hề giống với nền kinh tế của Liên Xô và cũng không giống với nền kinh tế được Yeltsin và các “nhà cải cách” của ông xây dựng theo lời khuyên của phương Tây. Trong suốt 22 năm từ năm 2000, tất cả những gì chúng ta nghe được từ phương Tây về nền kinh tế Nga là đó là một nền kinh tế què cụt với nguồn thu chủ yếu dựa vào bán dầu và khí. Chúng ta cũng nghe thấy rằng chính phủ Nga là tham nhũng và họ duy trì quyền lực bằng cách trích một phần nhỏ từ lợi nhuận bán dầu, khí ra để làm phúc lợi mị dân. Phần lớn còn lại từ tiền bán dầu khí rơi vào túi Putin và các đồng đảng của ông. Họ nói rằng sự tăng trưởng của kinh tế Nga hoàn toàn là do giá dầu tăng liên tục kể từ khi Putin lên nắm quyền.

1690792858256.png

Tuy nhiên các số liệu lại cho thấy tuy giá dầu tăng liên tục trong 10 năm cầm quyền đầu tiên của Putin (2000 tới 2010) nhưng cũng giá dầu đó lại liên tục giảm trong 10 năm tiếp theo (từ 2010 tới 2020) và đạt mức kỷ lục thấp vào năm 2020 trong 50 năm gần đây. Bất chấp giá dầu thay đổi như vậy, nền kinh tế Nga đã không sụp đổ như Liên Xô mà lại còn phát triển. Năm 2023, trong khi vẫn đang tiến hành chiến tranh ở Ukraine và chịu hơn 10 ngàn lệnh cấm vận (sự cấm vận toàn diện và mạnh mẽ hơn nhiều lần những lệnh cấm vận của phương Tây với Liên Xô mà Andropov sợ vào năm 1981) thì nền kinh tế Nga lại tăng trưởng dương. Trong khi đó, nền kinh tế của các nước G7, các nước không hề tham chiến lại suy giảm ở mức báo động. Đây là sự kiện đầu tiên chưa có tiền lệ trong lịch sử kinh tế thế giới.

1690792901794.png


Chúng ta có thể thấy rằng sau 23 năm cầm quyền, Putin đã làm được điều mà các nhà lãnh đạo Liên Xô không làm được trong những năm 70-80 thế kỷ trước. Đó là tạo ra một nền kinh tế liên tục phát triển và ổn định. Trong 23 năm kể từ khi Putin nắm quyền, các cuộc khủng hoảng kinh tế và sự khan hiếm hàng hóa như thời Liên Xô đã không xảy ra – kể cả trong thời gian Covid khi mà ở các nước phương Tây những kệ hàng hóa trống trơn trong một thời gian ngắn không còn làm ai ngạc nhiên nữa – và thu nhập bình quân hàng năm của người Nga từ 1.700 đô la (năm 2000) lên tới 12.200 đô la (năm 2021).

3.2.2. Thép cho quân đội và bơ cho người dân.

Sai lầm tiếp theo của Liên Xô mà chúng ta đã đề cập là: (ii) “Nguồn lực kinh tế được phân bổ quá nhiều cho quân sự khiến cho các mặt hàng thiết yếu trong nước không đủ và nền kinh tế dân sự không phát triển.” Chúng ta thấy là Putin đã không hề lặp lại sai lầm này của Liên Xô. Sau cuộc chiến tranh với Georgia vào năm 2008, người Nga đã bắt đầu hiện đại hóa quân đội của mình.

Trong 10 năm cầm quyền đầu tiên của mình (từ 2000 tới 2010), Putin không hề có thời gian và tiền bạc để xây dựng quân đội của mình. Như ở trên đã nói, việc xây dựng lại nền kinh tế của Nga dưới thời Putin bắt đầu từ “con số âm” và ông phải giành 10 năm đầu tiên để vừa xây dựng kinh tế vừa đấu tranh để lấy lại cho nước Nga các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các cơ sở kinh tế quan trọng nhất đã bị Yeltsin bán rẻ cho các nhà tài phiệt trong nước và nước ngoài. Đây là thời gian mà giá bất động sản ở các khu vực trung tâm của các thành phố lớn ở châu Âu như London, Paris hay Monaco tăng tới chóng mặt vì một dòng tiền khổng lồ được các tỷ phú người Nga rút ra khỏi nước Nga để đối phó với Putin.

1690793176171.png

Quân đội Nga trong cuộc chiến Gruzia

Cùng thời gian này, nước Nga vẫn không ngừng có các cuộc xung đột vũ trang và căng thẳng tại các vùng biên giới. Cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ 2 bắt đầu vào năm 2000 và được tuyên bố kết thúc năm 2002. Tuy nhiên, thực tế là các chiến dịch truy quét khủng bố trên lãnh thổ Chechnya chỉ chấm dứt vào năm 2009.

Cùng trong khoảng thời gian 10 năm này, Mỹ và các nước NATO đã gia tăng sự thâm nhập vào chính trị của các thành viên cũ của Liên Xô quanh Nga. Sau cuộc tấn công của Al-Qaeda vào thành phố New York năm 2001, quân đội NATO đã được thiết lập các căn cứ quân sự, hậu cần ở các nước Trung Á, thuộc Liên Xô cũ: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, và Uzbekistan. Đây là điều chưa bao giờ xảy ra dưới thời Liên Xô. Cùng với sự có mặt của quân đội NATO ở Trung Á, sườn phía Nam của nước Nga, các hoạt động thúc đẩy “cách mạng màu” được phương Tây tiến hành mạnh mẽ ở các thành viên Liên Xô cũ và ở chính nước Nga. Các cuộc cách mạng màu này đã thành công ở Georgia năm 2003 (với việc Mikheil Saakashvili lên làm tổng thống) và Ukraine năm 2004 (với việc ứng cử viên đã thắng cử Yanukovic buộc phải chấp nhận tổ chức bầu cử lại và ứng cử viên thân Mỹ Viktor Yushchenko trở thành tổng thống). Các cuộc cách mạng màu tương tự cũng diễn ra ở các nước Trung Á có căn cứ quân sự của NATO và chỉ không thành công khi lãnh đạo các quốc gia này, rút kinh nghiệm từ trường hợp Ukraine và Georgia, phản ứng cứng rắn và chấp nhận đổ máu để ngăn chặn phe đối lập.

1690793270333.png

Quân đội Mỹ tập trận cùng quân đội Gruzia

Putin nhận thấy rằng nước Nga đã bắt đầu bị phương Tây tiến sát phía Tây, Tây Nam và phía Nam (trong bản đồ dưới đây, các quốc gia thuộc Liên Xô cũ bị NATO thâm nhập được kẻ sọc đỏ để cho các bạn dễ nhận biết). Sự áp sát của phương Tây đối với Nga đặc biệt nguy hiểm vì – như các bạn thấy trên bản đồ - nếu như các quốc gia này ngả theo phương Tây và gia nhập NATO, nước Nga sẽ mất toàn bộ lối biển ở phía Tây Nam với biển Đen và biển Caspien trở thành các vùng nước có căn cứ quân sự của NATO. Toàn bộ vùng đất phía Tây Nam từ thành phố Volgagrad của Nga tới vùng Cáp-ca-dơ sẽ nằm trong thế bị bao vây từ 3 phía. Việc mất lối ra biển Đen cũng có nghĩa là NATO sẽ khống chế mọi cảng biển của Nga ngoại trừ các cảng vùng Bắc Cực với 1 nửa thời gian trong năm bị đóng băng.

1690793322092.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Một dấu hiệu khác khiến cho người Nga lo lắng về an ninh là: sau khi Liên Xô sụp đổ, về mặt lý thuyết thì nước Mỹ không còn có kẻ thù đáng kể nào nữa, thì ngân sách quốc phòng của Mỹ thay vì bị cắt giảm lại được tăng lên nhanh chóng. Nếu vào năm 1991, năm mà Liên Xô sụp đổ ngân sách quốc phòng của Mỹ là 299 tỷ đô thì vào năm 2021, ngân sách này là 800 tỷ.

1690793413803.png


Người Nga đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn nguy cơ trên. Các biện pháp của Nga trải dài từ các biện pháp kinh tế (Nga có các ưu đãi về kinh tế đối với các quốc gia thân thiện để tránh cho họ ngả về phương Tây) tới sử dụng vũ lực khi cần thiết. Năm 2008, ở Georgia, sau khi đánh bại quân đội của Saakashvili trong cuộc chiến 5 ngày, người Nga đã tiến hành âm thầm một cuộc “cách mạng màu” của mình ở đó và kết quả là Saakashvili thất cử, trở thành tội phạm và phải lưu vong. Ở Ukraine sau khi Yushenko lên nắm quyền năm 2004, người Nga đã dùng các biện pháp kinh tế để giúp cho Yanukovych, ứng cử viên thân Nga trúng cử tổng thống năm 2010. Ở Trung Á, trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (Collective Security Treaty Organization (CSTO)) và các hỗ trợ tài chính, người Nga đã dần dần đẩy các căn cứ quân sự và hậu cần của NATO ra khỏi các quốc gia này. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài và phải tới năm 2014 thì căn cứ quân sự cuối cùng của Mỹ ở khu vực này mới đóng cửa.

Nếu như nhìn lại 10 năm này, chúng ta sẽ kinh ngạc về những gì Putin đã làm được với nguồn lực rất hạn hẹp vào lúc bắt đầu, năm 2000. Trong 10 năm, Putin đã biến đảng Nước Nga Thống Nhất từ một ô hợp các thành viên rất khác nhau về quan điểm chính trị thành chính đảng mạnh nhất của nước Nga. Trong 10 năm này, ông giành giật lại các nguồn lực quốc gia từ trong tay các nhà tài phiệt rồi phân bổ nó cho việc
(i) nâng cao đời sống nhân dân,
(ii) tái cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế,
(iii) chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Chechnya và tái xây dựng lại nước cộng hòa này,
(iv) sử dụng nguồn lực rất hữu hạn đó để từng bước khôi phục lại ảnh hưởng của Nga tại các khu vực thuộc Liên Xô cũ vì mục đích an ninh.

1690793530512.png


Với một nguồn lực bị chia sẻ cho nhiều mục tiêu như vậy nên quân đội Nga trong 10 năm đầu tiên của Putin chỉ được đầu tư chủ yếu cho việc tái cơ cấu lại nhân sự (nâng lương và các điều kiện phúc lợi cho binh sĩ và sỹ quan) chứ không được đầu tư nhiều về vũ khí. Đây chính là lý do mà chúng ta thấy rằng vào năm 2008, khi đội quân của Saakashvili được trang bị và huấn luyện theo tiêu chuẩn NATO tấn công vào Nam Ossetia, quân đội Nga ra trận với các trang thiết bị có từ thời Liên Xô 40 năm trước.

Nói một cách ngắn gọn, trong giai đoạn 10 năm đầu tiên cầm quyền của Putin – “không có thép cho quân đội, nhưng có bơ cho nhân dân”.

1690793588956.png


Vào năm 2008, dù chiến thắng trong cuộc chiến 5 ngày với Georgia, người Nga nhận thấy rằng các quốc gia tương tự như trường hợp Georgia, một khi đã rơi vào cơn say “hội nhập phương Tây” thì việc đầu tiên họ làm sẽ là tìm cách gia nhập NATO. Để làm thế thì họ sẵn sàng chấp nhận một cuộc chiến tranh để xử lý các “tồn tại” về mặt lãnh thổ - những vùng tuyên bố độc lập của người gốc Nga tại các quốc gia này. Nga đã giành chiến thắng trong cuộc chiến với Georgia, nhưng điều đó chỉ đơn thuần là vì quốc gia này quá nhỏ và binh sĩ Nga đã chiến đấu anh dũng. Câu chuyện sẽ hoàn toàn khác nếu Ukraine đi theo con đường của Georgia vì Ukraine có mọi điều kiện vượt trội so với Georgia (từ dân số, kinh tế, tiềm lực quân sự và vị trí địa lý tiếp giáp với các nước khối NATO). Và đây chính là lý do Putin bắt đầu công cuộc chuẩn bị cho chiến tranh trong tương lai – một cuộc chiến với phương Tây thông qua một quốc gia được ủy nhiệm – như Ukraine.

1690793670081.png


Trong mười năm tiếp theo, từ 2010 tới 2020, quân đội Nga bước vào cải tổ và hiện đại hóa. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính có hạn, người Nga đã chỉ chú trọng vào một số lĩnh vực quan trọng nhất mà họ cho rằng sẽ thiết yếu trong cuộc chiến tranh trong tương lai. Ở phần 6 và phần 7 của loạt bài này, chúng ta đã bàn về việc cải tổ trong hải quân, không quân và lục quân Nga. Vào thời điểm viết các bài đó, tôi nghĩ rằng các cải tổ của quân đội Nga có vẻ như quá dàn trải và nửa vời. Cách nhìn đó có thể đúng nếu như ta chỉ nhìn thuần túy theo khía cạnh quân sự. Tuy nhiên, vào thời điểm viết bài này, khi nhìn vấn đề quân sự chỉ là một phần trong bàn cờ lớn mà Putin đang chơi thì tôi thay đổi quan điểm. Giờ đây, tôi thấy rằng người Nga đã rất thực tiễn trong việc hiện đại hóa quân đội của mình. Chi tiết của việc này, chúng ta sẽ bàn ở dưới đây, sau khi chúng ta đã nhìn xong thế cờ mà Putin sắp đặt.

1690793845442.png


......
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,939
Động cơ
97,699 Mã lực
Một dấu hiệu khác khiến cho người Nga lo lắng về an ninh là: sau khi Liên Xô sụp đổ, về mặt lý thuyết thì nước Mỹ không còn có kẻ thù đáng kể nào nữa, thì ngân sách quốc phòng của Mỹ thay vì bị cắt giảm lại được tăng lên nhanh chóng. Nếu vào năm 1991, năm mà Liên Xô sụp đổ ngân sách quốc phòng của Mỹ là 299 tỷ đô thì vào năm 2021, ngân sách này là 800 tỷ.
Không chuẩn.
Nhiều năm rồi NSQP Mỹ chiếm tỷ lệ ko đổi so vói GDP.
GDP Mỹ 1991 chỉ 6200 tỷ đô.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Không chuẩn.
Nhiều năm rồi NSQP Mỹ chiếm tỷ lệ ko đổi so vói GDP.
GDP Mỹ 1991 chỉ 6200 tỷ đô.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố đề xuất ngân sách quốc phòng khoảng 886 tỷ USD cho năm tài chính 2024, tăng 3,3% so với năm trước.



Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến đề nghị Quốc hội Mỹ phê duyệt dự trù ngân sách quốc phòng cao kỷ lục, lên đến hơn 770 tỷ USD cho năm tài khóa 2023, trong bối cảnh Lầu Năm Góc thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quân đội.

 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 8

(Tiếp)

Nói một cách ngắn gọn là, để tránh vết xe đổ của Liên bang Xô Viết trong cuộc chạy đua vũ trang, Putin đã làm mọi cách, thậm chí kể cả cắt giảm các chương trình quân sự nếu cần, để việc hiện đại hóa quân đội không tạo thành một gánh nặng cho nền kinh tế rồi dẫn tới sụp đổ như Liên Xô đã làm. Trong thông điệp Liên bang năm 2023, sau khi nước Nga đã tham chiến 1 năm ở Ukraine và phương Tây đã tung ra hết tất cả các đòn trừng phạt nhằm làm cho nước Nga kiệt quệ về kinh tế thì Putin vẫn nói với người dân là vẫn chưa tới lúc mà họ phải lựa chọn giữa bơ trên bàn ăn hay súng đạn cho tiền tuyến.

3.2.3 “Nước Nga chỉ có hai đồng minh: quân đội và hải quân của mình”

Sai lầm thứ 3 của Liên Xô đề cập ở trên là “việc mở rộng các quan hệ đồng minh dựa trên ý thức hệ mà không tính tới lợi ích kinh tế khiến cho các đồng minh của Liên Xô trở thành gánh nặng cả về kinh tế lẫn quân sự chứ không giúp ích gì được khi cần”.

Trong lịch sử nước Nga, kể từ khi Peter Đại đế quyết định hiện đại hóa nước Nga theo mô hình châu Âu vào cuối thế kỷ 17 thì nước Nga luôn tham dự vào chính trị của châu Âu. Sự tham dự đó được thực hiện qua các liên minh về chính trị, kinh tế và quốc gia khác ở châu Âu. Các liên minh này mang lại nhiều lợi ích cho nước Nga (ví dụ sự hợp tác giữa Nga và Đông Phổ trong việc phá vỡ khối thịnh vượng chung Ba Lan – Lithunia (Polish-Lithunia Commonwealth) và ba lần phân chia lãnh thổ nước Ba Lan hoặc các vùng đất tại phía Tây Ukraine được các Sa hoàng sáp nhập vào Nga). Tuy nhiên các liên minh cũng mang lại nhiều thảm họa cho chính nước Nga mà minh chứng rõ rệt nhất là sự thất bại của nước Nga trong Thế chiến Thứ Nhất và sự tiêu vong của vương triều Romanov, một vương triều đã kéo dài 200 năm, vào năm 1917.

1690856908879.png

Sa hoàng Alexander Đệ Tam

Vào cuối thế kỷ 19, khi nhận định về đồng minh của nước Nga, Sa hoàng Alexander Đệ Tam đã nói “nước Nga chỉ có hai đồng minh: đó là quân đội và hải quân của mình”. Câu nói trên được Putin nhắc lại vào năm 2015 trong một cuộc họp báo về tình hình quốc tế. Gần đây nhất, vào tháng 3 năm 2023, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova cũng nhắc lại câu này trong một cuộc tranh luận trên truyền hình Nga. Nếu như không nắm được lịch sử cận đại của nước Nga thì chúng ta có thể nghĩ rằng đây là bằng chứng rõ nhất, trực tiếp nhất từ những người lãnh đạo cao nhất của Nga nói về tình trạng cô lập của đất nước họ tới mức họ chỉ còn biết dựa vào sức mạnh quân sự.

Tuy nhiên, nếu nghiên cứu một chút về lịch sử nước Nga, chúng ta sẽ thấy câu nói này có vai trò quan trọng hàng đầu trong cuộc chiến không tiếng súng của Nga đối với phương Tây hiện nay.

Trước hết, nếu nhìn vào lịch sử, chúng ta thấy rằng nước Nga Sa hoàng và Liên Xô đều từng có các liên kết, đồng minh trong lịch sử. Có những nét tương đồng trong việc kết đồng minh của nước Nga dưới thời Sa hoàng và Liên Xô.

Điểm giống nhau thứ nhất là cả hai quốc gia, trong thời gian tồn tại của mình, đã kết đồng minh với các quốc gia nhỏ hơn vì vấn đề lý tưởng. Nước Nga Sa hoàng trong suốt 3 thế kỷ từ 18 tới 20 luôn có đồng minh là các quốc gia nhỏ ở khu vực Balkan. Sự gắn kết ở đây dựa trên truyền thống của Chính Thống giáo, theo đó, sau khi đế quốc Byzantine bị sụp đổ năm 1453 thì nước Nga trở thành người kế thừa Byzantine vai trò của người bảo vệ Chính Thống giáo. Tương tự như vậy, Liên Xô, với vai trò là quốc gia đầu tiên có cách mạng vô sản thành công, đã trở thành người bảo trợ cho phong trào vô sản quốc tế.

Điểm giống nhau thứ hai là nước Nga ở cả hai thời kỳ đều có những liên kết đồng minh với các quốc gia lớn khác để có được các lãnh thổ mới.

Điểm giống nhau thứ ba là các đồng minh nhỏ của Nga luôn luôn là một gánh nặng về mặt kinh tế và quân sự. Điều đặc biệt là, cả nước Nga Sa hoàng lẫn Liên Xô đều nhận thấy điều đó nhưng vì lý tưởng, họ vẫn gồng mình để thực hiện các nghĩa vụ của mình. Trong cả hai trường hợp, việc thực hiện nghĩa vụ về tư tưởng này của họ đều dẫn tới sự diệt vong của cả hai quốc gia. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu bởi sự kiện một nhóm dân tộc chủ nghĩa người Serbia đã ám sát thái tử của đế quốc Áo Hung với mục đích là tách các phần đất có người Serbia sinh sống ra khỏi đế quốc này và sáp nhập vào Serbia. Điều này đã dẫn tới việc đế quốc Áo Hung yêu cầu Serbia giải giáp vũ khí trong 48 giờ và để quân Áo-Hung tiến vào. Khi Serbia kêu gọi Nga bảo vệ sự độc lập của mình, Sa hoàng Nicholas Đệ Nhị đã tuyên chiến với Áo-Hung.

1690856866113.png

Sa hoàng Nicholas Đệ Nhị

Rasputin, một thầy tu Chính Thống giáo có những khả năng đặc biệt và thường được giới quý tộc ở Moscow coi là sứ giả của Chúa và được Sa hoàng (và đặc biệt là hoàng hậu Nga) tin tưởng đã báo cho Sa hoàng biết rằng nếu nước Nga tham gia cuộc chiến này thì vương triều Romanov sẽ bị diệt vong. Mặc dù Sa hoàng đã tự chứng kiến rằng tất cả các lời tiên đoán trước đây của Rasputin đều được thực tế chứng minh là đúng, nhưng vì nghĩa vụ của người bảo hộ Chính Thống giáo và người Slavo, nước Nga đã tuyên chiến. Việc tuyên chiến của nước Nga đã buộc nước Đức tuyên bố chiến tranh (vì nghĩa vụ đồng minh với Áo Hung) và điều đó lại dẫn tới việc Anh và Pháp tham chiến vì nghĩa vụ đồng minh với Nga. Ba năm sau khi tuyên chiến, Sa hoàng Nicholas Đệ Nhị phải thoái vị, rồi ông cùng cả gia đình đã bị xử bắn trong cuộc nội chiến của nước Nga diễn ra sau đó.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trong trường hợp Liên Xô thì đa số các đồng minh nhỏ của quốc gia này cũng tạo ra một gánh nặng lớn cho Liên Xô. Trên thực tế, Liên Xô đã luôn phải hỗ trợ cả về kinh tế lẫn quân sự cho các đồng minh này. Sự hỗ trợ này vắt kiệt sức mạnh kinh tế của Liên Xô và nhiều trường hợp khiến quốc gia này đối đầu trực tiếp (như trường hợp Triều Tiên) hoặc gián tiếp (như trường hợp Việt Nam, Ai Cập, Angola) về quân sự với phương Tây. Sự hỗ trợ cho các đồng minh này đã trở thành gánh nặng tới mức Andropov, như đã nêu ở trên, khi nói về việc có đưa quân vào Ba Lan để cứu chính quyền Ba Lan vào năm 1981 hay không, đã phát biểu rằng phải đặt sự phát triển của Liên Xô lên trên hết và nếu Ba Lan phải bị mất về tay Công đoàn Đoàn kết thì cũng đành phải chấp nhận. (Tôi xin lưu ý rằng có 3 quốc gia từng là đồng minh của Liên Xô trước đây không thuộc trường hợp nêu trên là Trung Quốc, Việt Nam và Cuba. Về mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc và Nga, tôi sẽ bàn ở dưới đây).

Điểm giống nhau thứ tư trong việc liên kết đồng minh của nước Nga Sa hoàng và Liên Xô là bất kể đồng minh của họ là ai, vào thời điểm mà sự tồn vong của quốc gia thì họ cũng chỉ có thể trông đợi vào sức mạnh của chính quốc gia, dân tộc mình. Và lịch sử cho thấy, với một lãnh thổ lớn nhất và nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu nhất thế giới, một khi nước Nga bị xâm lược thì chỉ có sức mạnh quân sự chứ không phải các hoạt động ngoại giao mới có thể bảo tồn được nước Nga. Những kẻ thù của nước Nga – vì các nguồn tài nguyên gần như vô tận của nó – sẽ không dừng bước bởi các hiệp định, các thỏa hiệp ngoại giao.

Đó là lý do mà Sa hoàng Alexander Đệ Tam, người mà một mặt đã tạo ra mối liên minh với Anh, Pháp và hòa hoãn với Đức (từ đó tạo ra một nền hòa bình cho châu Âu trong 30 năm cuối của thế kỷ 19) đã nói rằng đồng minh thực sự của nước Nga là quân đội và hải quân của nó.

Vậy thì Putin đã làm gì để vừa tránh được sai lầm của nước Nga Sa hoàng và Liên Xô trong việc liên minh quốc tế vừa tránh cho nước Nga bị cô lập?

Sau khi trở thành Tổng thống Nga, Putin đã bắt đầu các hoạt động đối ngoại một cách rất thực dụng. Nếu như trước đây, Liên Xô dùng hệ tư tưởng C...S để tạo ra mối liên kết về tinh thần với các quốc gia khác thì nước Nga của Putin (với việc quay trở lại với chủ nghĩa dân tộc) đã loại bỏ hoàn toàn cách tiếp cận này. Là một người thực dụng, Putin hướng mọi quan hệ quốc tế của Nga theo hướng có lợi ích về kinh tế cho cả hai bên, trong đó, lợi ích của nước Nga được đặt lên hàng đầu. Vũ khí, một trong những sản phẩm có thế mạnh hàng đầu của Liên Xô đã không còn được viện trợ không hoàn lại hay bán rẻ để tạo quan hệ nữa. Putin biến vũ khí thành một loại hàng hóa và xuất khẩu vũ khí thành một nguồn thu lớn cho nước Nga. Vũ khí Nga, dưới thời Putin, không còn là một loại hàng có giá rẻ mạt mà được bán với giá theo thị trường. Người Nga bán vũ khí cho tất cả những ai không phải là kẻ thù trực tiếp của Nga và có tiền. Thậm chí Kalashnikov còn bán cả các loại súng AK bán tự động và súng shotgun Saiga vào thị trường Mỹ. Sự phát triển mạnh mẽ của xuất khẩu vũ khí Nga đã buộc Mỹ phải ngăn chặn bằng các biện pháp chính trị (ví dụ như việc gấy sức ép với Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ khi các quốc gia này mua tên lửa phòng không S300 và S400 của Nga).

1690857146489.png

S-300 của Hy Lạp

Hoạt động xuất khẩu vũ khí này của Nga đã hé lộ một phần chính sách đối ngoại của Putin. Chính sách đối ngoại đó bao gồm 4 yếu tố sau:

(i) Xác định lại khái niệm đối tác/ đồng minh;

(ii) Mọi quan hệ đối tác/ đồng minh phải có lợi giữa hai bên về mặt kinh tế;

(iii) Không áp đặt mô hình chính trị kinh tế của mình lên các đối tác và không trở thành một sen đầm quốc tế;

(iv) Sẵn sàng hợp tác với kẻ thù nếu như việc hợp tác đó phù hợp với các lợi ích cốt lõi của Nga và cương quyết không hợp tác với “kẻ thù của kẻ thù” nếu việc hợp tác đó trái với các lợi ích cốt lõi.

Việc xác định lại khái niệm đối tác/ đồng minh của Nga thể hiện rõ nhất trong việc bán vũ khí.

Trong thời gian tồn tại của mình, nếu muốn một quốc gia là đồng minh, Liên Xô sẽ nói với họ như sau: “hãy đi cùng chúng tôi. Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, xã hội C..S. Nếu như có kẻ nào muốn ngăn trở, làm hại bạn thì chúng tôi sẽ trao cho bạn vũ khí để bảo vệ mình”. Trong khi đó Putin sẽ nói như sau “hãy mua vũ khí của chúng tôi nếu như bạn có khúc mắc gì với phương Tây và bạn muốn yên tâm là vũ khí trong tay bạn sẽ hoạt động tốt khi bạn cần chứ không phải lo rằng nó sẽ không hoạt động khi phương Tây chưa cho phép”. Liên Xô tìm kiếm những người cùng chí hướng C..S với mình và cấp miễn phí vũ khí cho họ. Putin tìm kiếm những người có chung mối đe dọa là phương Tây và bán vũ khí cho họ.

1690857341638.png

Su-35 của TQ

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,692
Động cơ
1,364,315 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cách tiếp cận này của Putin đã khiến cho Nga có một mối quan hệ rộng và có lợi về kinh tế hơn nhiều so với Liên Xô. Trước đây, muốn có vũ khí Liên Xô thì anh phải là một người C..S hoặc có xu hướng XHCN. Giờ đây, muốn có vũ khí Nga thì chỉ cần anh có tiền, e ngại phương Tây hoặc có lợi về mặt địa chính trị cho Nga (ví dụ như trường hợp Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đều là thành viên của NATO nhưng lại có ích cho Nga về mặt địa chính trị). Đây là một điểm khác biệt đặc biệt quan trọng vì nó xác định tính chất của đồng minh của nước Nga.

Nếu dưới thời Liên Xô thì đồng minh là những người chung lý tưởng (mà không cần tính tới tiềm lực kinh tế) thì dưới thời Putin đồng minh có nghĩa là người nào có chung (i) kẻ thù, (ii) nỗi lo, và (iii) lợi ích (ngắn hạn hoặc dài hạn). Tuy nhiên, dù có cả 3 yếu tố trên thì Nga cũng sẽ chỉ chọn đồng minh nếu quốc gia đó có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế cho Nga. Cách nhìn nhận đồng minh này đã dẫn tới một hệ quả hoàn toàn khác biệt giữa Liên Xô và Nga. Hệ quả của sự mở rộng đồng minh của Liên Xô là gánh nặng về kinh tế và quân sự thì hệ quả với nước Nga là ngược lại: nước Nga (i) có mối quan hệ đối tác nhiều hơn hẳn Liên Xô và (ii) luôn luôn thu được lợi ích trong mọi mối quan hệ với đồng minh.

1690857501164.png


Khác với Liên Xô, nước Nga của Putin không cố gắng can thiệp trực tiếp vào nền chính trị của các quốc gia đồng minh cũng như cố gắng áp đặt hoặc thuyết phục họ phải theo mô hình chính trị, kinh tế của mình. Trong quá khứ, để thuyết phục một quốc gia đi theo mô hình kinh tế, chính trị của mình, Liên Xô buộc phải viện trợ kinh tế cho quốc gia đó và khi những đầu tư kinh tế đó không đủ để giữ quốc gia đó trong quỹ đạo của mình, họ buộc phải can thiệp quân sự (như trong trường hợp Hungary 1956, Tiệp Khắc 1968). Tuy nhiên, có hai trường hợp mà nước Nga của Putin đặc biệt lưu ý. Đó là Trung Quốc và Việt Nam. Cả hai quốc gia này đều từng đi theo mô hình kinh tế chính trị của Liên Xô nhưng sau đó thì đã thay đổi và tự tìm kiếm mô hình phát triển riêng của mình.

Với Trung Quốc thì sự thay đổi đó bắt đầu từ việc Mao chống phong trào xét lại của Khrushev.

Với Việt Nam thì sự thay đổi đó bắt đầu vào thập niên 1980s, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam đã thắng lợi và sự giúp đỡ cho Việt Nam được đặt xuống hàng thứ yếu so với các viện trợ của Liên Xô cho các nước XHCN Đông Âu (cần lưu ý là chính trong thời kỳ này các phong trào chống đối ở Đông Âu mà ví dụ điển hình nhất là phong trào Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan đã bắt đầu phát triển và sẽ dẫn tới sự sụp đổ của khối này 10 năm sau đó). Khi nhận ra rằng sau nhà máy thủy điện Hòa Bình thì Liên Xô sẽ không còn có các khoản viện trợ kinh tế nữa thì những người C..S Việt Nam đã tiến hành các cải cách theo cách riêng của mình và chính thức công bố nó năm 1986 – một năm trước khi Gorbachev phát biểu trước Trung ương Đ...ảng C...S Liên Xô về việc cần phải tiến hành đổi mới. Trong cuộc gặp cuối cùng giữa Gorbachev và tổng bí Đ...ảng C...S Việt Nam, Nguyễn Văn Linh ở Đức năm 1989, Gorbachev đã ngạc nhiên một cách ngậm ngùi khi được biết rằng Việt Nam, chỉ trong vòng 3 năm kể từ khi đổi mới, đã chuyển từ một quốc gia thiếu ăn thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

1690857659894.png


Nước Nga nhận thấy rằng, trong khi các quốc gia đồng minh được Liên Xô hỗ trợ nhiều nhất và toàn tâm cả về vật chất lẫn quân sự (như Ai Cập trong giai đoạn từ 1965 tới 1975, hay Đông Đức và Ba Lan – các quốc gia mà Liên Xô thực sự đã hỗ trợ trực tiếp xây dựng lại đất nước bị tàn phá trong thế chiến thứ hai) thì sau khi Liên Xô sụp đổ lại trở thành những quốc gia đối nghịch với Nga nhất. Chúng ta thấy rõ hiện nay nguồn hỗ trợ tài chính lớn thứ 2 sau Mỹ cho Ukraine chính là từ Đức. Còn Ba Lan là quốc gia hiện đang có nhiều lính đánh thuê nhất chiến đấu ở Ukraine. Quốc gia này cũng là nước đã tuyên bố tăng thêm 200 ngàn người cho quân đội để đối phó với Nga và là người đòi khối NATO phải họp để bàn về việc sử dụng cơ chế an ninh tập thể theo điều 5 của hiến chương NATO khi Ukraine bắn tên lửa S300 vào đất Ba Lan và vu cho đó là tên lửa của Nga.

......
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top