CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 3. Chiến lược của các bên trong giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến
Tác giả: BAO ANH THAI
Zelensky mong muốn hòa bình, nhưng điều đó không phụ thuộc vào ông.
Ở phần 2, chúng ta đã nói về chuyện cựu thủ tướng Đức Merkell, cựu tổng thống Pháp Holland và cựu thủ tướng Israel Bennett nói ra các tình tiết báo hiệu tình hình nguy ngập đang tới với Ukraine và ngôn ngữ ngoại giao của phương Tây đã thay đổi trong 1 năm chiến tranh ra sao. Ở phần này, chúng ta bàn về tình hình chiến trường.
Để đánh giá một cuộc chiến, đầu tiên ta cần xem xét mục tiêu hướng đến của mỗi bên trong cuộc chiến. Với mục tiêu đó thì xác định xem chiến lược mà bên đó dùng có phù hợp với mục tiêu không. Một mục tiêu tốt mà chiến lược sai thì chắc chắn không đạt được mục tiêu. Sau khi xác định chiến lược thì xem xét tiếp là bên đó có khả năng thực hiện chiến lược đó hay không. Việc xem xét này sẽ căn cứ trên việc đánh giá
(i) bộ máy chỉ huy,
(ii) tiềm lực quân sự, và
(iii) trình độ và tinh thần binh sỹ.
Tiếp đó chúng ta cần xem xét tiếp về khả năng duy trì nguồn lực cho chiến tranh có dài lâu hay không. Để làm điều này ta sẽ đánh giá về tiềm lực kinh tế lẫn khả năng sản xuất của bên tham chiến cũng như sự ủng hộ của người dân trong nước đối với cuộc chiến. Song song với các việc trên, chúng ta cần xem xét khả năng của bộ máy tiến hành chiến tranh của bên tham chiến có nhanh chóng tìm ra các sai lầm và sửa đổi các sai lầm đó, cũng như khả năng thích ứng với các hoàn cảnh mới hay không. Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét kết quả của tất cả các yếu tố nói trên trên chiến trường.
Để các bạn tiện theo dõi, tôi tạm chia cuộc chiến tới nay thành 4 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất là kể từ khi chiến tranh nổ ra vào tháng 2/2022 tới tháng 4/2022 (khi Nga thấy rằng không thể ký kết được thỏa thuận hòa bình với Ukraine và thay đổi chiến lược chiến tranh);
Giai đoạn thứ hai từ tháng 4/2022 tới tháng 7/2022 là giai đoạn Nga rút khỏi Kiev và chuyển quân sang Donbass và kết thúc bằng việc đánh bại cụm quân phía Đông của Ukraine và chiếm được 2 thành phố quan trọng là Lysychansk và Severodonetsk;
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn đàm phán qua trung gian Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc phản công thành công của Ukraine ở nam Kharkov từ tháng 7/2022 tới tháng 9/2022;
Giai đoạn thứ tư là giai đoạn Nga thay đổi tính chất cuộc chiến và chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện (từ tháng 10/2022 tới nay).
1. Mục tiêu của cuộc chiến
Trước hết, chúng ta xem xét mục tiêu cuộc chiến của Ukraine vì việc này là dễ nhất. Vì Ukraine là bên bị tấn công (việc họ muốn đập tan quân đội của 2 nước ly khai trong 8 năm qua thì đã rõ nhưng không bàn ở đây) nên mục đích của họ là rõ ràng: họ muốn kết thúc chiến tranh với các điều kiện là (i) bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của họ với đường biên giới trước năm 2014 và (ii) được đảm bảo an ninh trong tương lai khỏi sự đe dọa từ Nga bằng cách gia nhập NATO và EU.
Đối với NATO, mục tiêu cũng khá rõ ràng. Vào tháng 4/2022 ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, một nước thành viên NATO, nói rằng “sau các cuộc trao đổi ở Istanbul [giữa Ukraine và Nga], chúng tôi không nghĩ rằng cuộc chiến sẽ kéo dài thế này… tuy nhiên, sau cuộc gặp của các ngoại trưởng các nước NATO, có một ấn tượng rằng trong các nước NATO có một số nước muốn cuộc chiến tiếp tục, để cuộc chiến kéo dài và làm cho nước Nga yếu đi. Họ không quan tâm nhiều tới tình trạng của Ukraine.” Chỉ sau phát biểu này vài ngày, bộ trưởng quốc phòng Mỹ nói rằng Mỹ muốn Nga suy yếu để ngăn chặn các cuộc chiến khác sau này.
View attachment 7939011
Boris Johnson tại Kiev
Cùng thời điểm này, thủ tướng Anh, Boris Johnson bay tới Kiev yêu cầu Kiev ngừng đàm phán và ký kết thỏa thuận hòa bình với Nga kèm theo những lời hứa về các khoản viện trợ kinh tế và quân sự lớn. Ursula, chủ tịch Hội đồng Châu Âu thì tuyên bố trong một cuộc họp báo với những lời có cánh “Nga sẽ sa vào một sự suy sụp về kinh tế, tài chính và công nghệ trong khi Ukraine sẽ cùng tiến về tương lai với châu Âu”. Mục tiêu của NATO không phải là lập lại hòa bình ở Ukraine mà là làm suy yếu nước Nga qua cuộc chiến đó.
Đối với nước Nga, mục tiêu của họ trong cuộc chiến này là khó xác định nhất. Tổng thống Putin tuyên bố rằng mục đích của cuộc chiến là
(i) phi phát xít hóa chính quyền Ukraine và
(ii) phi quân sự hóa Ukraine.
Thực sự không ai hiểu đầy đủ nội hàm của 2 mục tiêu này là gì. Và tôi nghĩ rằng đó chính là điều người Nga muốn. Với một mục tiêu như vậy thì họ có thể diễn giải ra bất kỳ cách nào phù hợp với tình hình thực tế. Nếu như cuộc chiến tiến hành thuận lợi, chính phủ Ukraine lưu vong thì Nga có thể lập ra một chính phủ thân Nga và tuyên bố rằng việc phi phát xít hóa đã hoàn thành (và chính quyền thân Nga sẽ tự động làm các việc phi quân sự hóa chính mình). Nếu cuộc chiến chớp nhoáng, lật đổ không thành công và kéo dài, họ có thể diễn giải nó thành các mục tiêu đất đai, hay quân sự. Ví dụ nếu như họ có thể tiêu diệt hoặc đánh tan được phần lớn lực lượng quân đội Ukraine thì họ có thể dừng cuộc chiến để ký kết hiệp định hòa bình có lợi cho họ. Trong cuộc chiến 2008 với Georgia (Gruzia), trong 5 ngày giao chiến, người Nga đã loại bỏ 22% quân lực của Georgia (và điểm quan trọng hơn là con số 22% này là tinh hoa của quân đội Georgia được NATO huấn luyện).
View attachment 7939021
Xung đột Nga - Grudia năm 2008
Nga cũng có thể diễn giải việc phi quân sự hóa là việc chiếm được tất cả các cơ sở quân sự, hoặc công nghiệp quốc phòng chính của Ukraine để đảm bảo quân đội của họ không thể được tái trang bị. Điều này cũng có nghĩa là phần lớn diện tích của Ukraine sẽ rơi vào tay Nga. Hoặc họ có thể giải thích việc phi quân sự hóa bằng cách đặt ra một vùng đệm với nước Nga tương ứng với tầm với của vũ khí tầm xa của Ukraine. Ngoại trường Lavrov từng nói nếu phương Tây cung cấp tên lửa có tầm bắn 100 km cho Ukraine thì quân Nga sẽ đảm bảo là các vũ khí đó không có mặt trong tầm 100 km từ biên giới Nga. Điều đó có thể hiểu là họ sẽ lập các vùng đệm là các nước cộng hòa ly khai trên lãnh thổ Ukraine như đã làm từ hồi 2014.
Điều trên có nghĩa là ngay từ đầu chiến tranh Nga tuyên bố một mục tiêu mà không ai hiểu và từ đó tạo ra một khoảng không gian rất rộng cho các hoạt động tiến hay thoái của họ sau này. Điều này dẫn tới khó đoán định được các chiến lược quân sự của Nga.
Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích chiến lược và việc thực hiện chiến lược của mỗi bên trong từng giai đoạn của cuộc chiến.
......