[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 5
Putin “mất” thứ ông không hề có, và để giữ thứ mà Putin không thể lấy được, Zelensky đã mất những thứ thực sự quan trọng nhất ở phía Nam và phía Đông

Ở phần 4 chúng ta đã bàn về việc, vào đầu cuộc chiến tranh, chúng ta thấy những gì Putin muốn cho chúng ta thấy. Mở màn của cuộc chiến là việc 16.000 quân Nga (chiếm khoảng 16% binh lực của họ) đã tiến rất nhanh vào đất Ukraine, kiểm soát một vùng rộng lớn 30.000 km2 và áp sát hai thành phố lớn nhất là Kiev và Kharkov. Các hoạt động ngoại giao giữa Zelensky, phương Tây và Putin cũng chủ yếu liên quan tới các diễn biến trên chiến trường này và vì thế, toàn bộ thế giới tập trung theo dõi vào đây. Với một mật độ quân số vô cùng thưa thớt là 1 người lính cho mỗi 2 km2 chiếm đóng, lực lượng của Nga tại mặt trận Kiev và Kharkov chịu nhiều tổn thất bởi chiến thuật du kích của quân Ukraine và làm cho nhiều người tin rằng quân đội Nga hoàn toàn yếu kém so với Ukraine và mặt trận của quân Nga sẽ sớm sụp đổ.

Trong cùng thời gian đó, hơn 80% binh lực của Nga, với cụm quân lớn nhất tại Crimea đã thành công trong việc đột phá tuyến phòng thủ cô lập Crimea của Ukraine và đánh bại toàn bộ cánh quân phía Nam của nước ngày, tiêu diệt không và hải quân Ukraine. Kết thúc giai đoạn 1 của cuộc chiến là khi quân Nga từ phía Nam (Crimea) đã vượt qua quãng đường hơn 360 km để hợp vây các lực lượng chủ chốt của cánh Nam quân Ukraine tại Mariupol (trong khi đó, cánh quân từ Donbass và Nga sang Mariupol đã mất cũng chừng đó thời gian để vượt qua 1 khoảng đường bằng 1/6 (60 km) so với cánh quân Crimea).

Có 3 sự kiện đánh dấu cho việc kết thúc giai đoạn 1 của cuộc chiến:

(i) Về quân sự: (i) quân Nga đã đánh quỵ cánh Nam, hải quân và không quân của quân đội Ukraine. Người Nga chiếm Kherson, là bàn đạp ở bờ Tây sông Dniepper để đánh tới Odessa. (ii) quân Nga rút khỏi mặt trận phía Bắc (Kiev và Kharkov) để chuyển quân sang Donbass và lần đầu tiên, giới thiệu cơ chế chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang tại Ukraine với tướng Dvornikov, người được phương Tây đặt hỗn danh là “Tên đồ tể ở Syria”, làm tư lệnh.

(ii) Về ngoại giao: các nước NATO chuyển từ thái độ lo sợ Ukraine sụp đổ sang quyết tâm hỗ trợ Ukraine tiến hành chiến tranh tới cùng với Nga. Các biện pháp cấm vận mạnh mẽ nhất được các nước phương Tây tiến hành và họ vững tin rằng nền kinh tế Nga sẽ nhanh chóng rơi vào khủng hoảng và Moscow sẽ buộc phải rút quân khỏi Ukraine.

Giai đoạn 2 của cuộc chiến bắt đầu từ tháng 4/2022 tới tháng 7/2022.

Bản thân Giai đoạn 2 cũng có thể chia thành hai giai đoạn nhỏ.
Giai đoạn thứ nhất (2.1) là từ tháng 4/2022 (khi Nga thành lập bộ chỉ huy quân sự thống nhất tại Ukraine) tới tháng 5/2022, sau khi quân Ukraine ở nhà máy Azovstal, Mariupol ra hàng vào giữa tháng 5/2022.
Giai đoạn thứ hai (2.2) là từ tháng 5/2022 tới tháng 7/2022. Trong giai đoạn này, người Nga đánh quỵ cánh quân phía Đông của Ukraine và kết thúc là việc chiếm Severodonetsk và Lysychansk.

Giai đoạn 2.1:

Ngày 18/2/2022, toàn bộ những gì còn lại của các đơn vị chủ lực của quân Ukraine tại miền Nam đã bị dồn vào Mariupol và thành phố này chính thức bị bao vây. Lúc này, sau nhiều lần đàm phán ở Belarus, dự thảo lần thứ 17 của thỏa thuận hòa bình mà cả phía Nga lẫn Ukraine đều thấy có thể chấp nhận được bị Mỹ ngăn chặn ký và Zelensky rút khỏi cuộc đàm phán sau khi các nguyên thủ Đức, Pháp, Anh và Ý tới Kiev để khẳng định quyết tâm hỗ trợ cho Ukraine tới cùng của phương Tây. Cùng giai đoạn này, 2/6 thành viên của đoàn đàm phán Ukraine với Nga bị giết chết trong khi bị lực lượng an ninh Ukraine bắt vì tội phản quốc. Victor Medvedchuck, lãnh tụ đảng đối lập thân Nga, và được cho rằng sẽ là người đứng đầu chính phủ Ukraine mới nếu như quân đội đảo chính Zelensky cũng đã bị bắt sau nhiều ngày lẩn trốn.

Sau khi hợp vây Mariupol xong, quân Nga bất ngờ rút quân khỏi mặt trận Kiev và Kharkov. Trong cuộc rút lui này, lần đầu tiên người Nga sử dụng hệ thống rải mìn tự động mang tên ISDM Zemledeliye. Hệ thống này có hình dáng và cơ cấu hoạt động như một xe phóng tên lửa nhiều nòng và có thể rải một bãi mìn từ khoảng cách xa 5 tới 15 km trong 1 lần bắn. Việc rải mìn này được thực hiện một cách có hệ thống để ngăn chặn lực lượng truy kích và các lực lượng của Ukraine cũng cẩn thận không đuổi theo quân Nga.

View attachment 7964279

Trong 2 tuần, toàn bộ quân rút khỏi mặt trận Kiev gần như biến mất khỏi chiến trường. Nhiều chuyền gia phương Tây cho rằng các đơn vị này đã bị Ukraine đánh quỵ và sẽ phải mất vài tháng để hồi phục. Thế nhưng chỉ 2 tuần sau, chính các đơn vị này lại tiến từ Nga sang Donbass qua ngả Nam Kharkov. Trong 2 tuần đó, họ vừa vượt qua một cung đường dài 1.500 km vừa bổ sung đạn dược, nhiên liệu và lập tức bước vào chiến đấu. Trong 1 tháng rưỡi sau đó, lực lượng rút từ Kiev về này đã chiếm một vùng có diện tích khoảng 4.000 km2 ở Nam Kharkov. Thành công lớn nhất của cánh quân này là việc chiếm Izyum sau 1,5 tháng chiến đấu. Việc mất Izyum khiến cho tuyến đường cao tốc M03 nối giữa Kharkov và Slavyansk rồi Bakhmut ở Donbass bị hoàn toàn cắt đứt.

Hình H2 dưới đây là chiến tuyến của các bên vào ngày 2/4/2022. Các bạn có thể thấy rằng phần màu đỏ là phần Nga kiểm soát hoặc đan xen với quân Ukraine (vùng sọc đỏ chéo) được trải dài từ Kiev tới tận Kharkov. Sang hình H3 (chiến tuyến của các bên vào ngày 21/6/2022) cho thấy người Nga đã bỏ vùng có viền màu vàng ở Kiev để chiếm lấy 4.000 km2 ở Nam Kharkov (vùng có viền màu xanh lá).

View attachment 7964273

View attachment 7964277

.....
Ở giai đoạn 1 ông Putin coi năng lực của quân đội Nga là ở cửa trên, có thể tác chiến những đòn hiểm nhằm vào các mục tiêu lớn. Còn nhớ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, trong tuyên truyền của người Nga rất hay ngạo nghễ dùng từ tấn công kiểu "phẫu thuật" đánh những đòn hiểm chiếm ngay những mục tiêu trọng yếu. Hai đô thị trọng yếu nhất của Ukraine là Kiev và Kharkov đều bị tấn công phủ đầu. Tuy nhiên có vẻ như "con dao phẫu thuật" không được sắc bén như mong đợi, nên buộc ông phải đổi khẩu vị. Đáng ngạc nhiên nhất ở giai đoạn 1 cuộc chiến không phải là Kiev mà phải là Kharkov. Thành phố này là thành phố trọng yếu của Ukraine mà lại nằm cách biên giới Nga không xa. Quân Nga tấn công Kharkov không phải lo lắng nhiều về hậu cần cũng như đường tiến quân. Chiếm được thành phố này còn quan trọng và ngon xơi hơn cả mấy thành phố nhỏ vùng Donbass. Vậy mà quân Nga không thể hợp vây nổi thành phố trong suốt giai đoạn 1, cho đến khi buộc phải rút lui.

Sang giai đoạn 2, ông Putin buộc phải hạ khẩu vị, biết là "con dao phẫu thuật" không sắc như mình tưởng, dù sao cũng là "biết người biết ta". Quân Nga chiến đấu ở miền đông và Nam không còn ngạo nghễ như trước nữa, nhưng họ vẫn đặt mình vào cửa trên. Những chiến thắng liên tiếp ở phía nam khích lệ họ. Còn nhớ khi đó, những tuyên truyền của Nga đã hướng đến quân cảng Mykolaiev, thậm chí họ còn muốn chiếm cả Odessa, biến nước Ukr thành quốc gia không giáp biển. Mặc dù không thể tiến tới được Mykolaiev, nhưng người Nga vẫn ngạo nghễ cười cợt tuyên bố phản công của ông Zelinski. Quân Ukr dù sao vẫn là cửa dưới, chỉ biết phòng thủ chứ làm sao phản công được.......
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,927
Động cơ
97,692 Mã lực
Trận đánh cạnh sườn Bakhmut. Quân Ukr đánh vô chiến hào với chỉ dẫn của dron biết rõ quân Nga núp ở đâu.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 5

(Tiếp)

Ở đây, tôi muốn nói một chút ngoài lề về cách tính thiệt hại. Trong suốt thời gian từ đầu cuộc chiến tới nay, người Ukraine tuyên truyền về thiệt hại của Nga bằng cách đếm trên màn hình drone các xác chết. Một trong những video nổi tiếng nhất kiểu này là một video trong đó một người lính Ukraine đếm 99.998, 99.999 rồi 100.000 để tuyên truyền rằng Nga đã có 100.000 ngàn binh sỹ thiệt mạng. Tất nhiên, cách đếm xác kiểu đó mang tính tuyên truyền là chính (giống như chuyện các video về “thảm sát ở Bucha” lại có cảnh các xác được cho là chết 4-5 năm ngày nhưng da bàn tay vẫn hồng hào và có xác, ngay trước mặt các nhà báo phương Tây, không chịu được ngạt trong túi xác đã mở túi ra để thở.) Thông thường người ta dùng tình báo để nắm được các con số thương vong thật của đối phương. Tuy nhiên, những cách đó đòi hỏi thời gian dài mới có được. Do đó, một trong những cách xác định thiệt hại của đối phương một cách tương đối chính xác, trong thời gian ngắn là việc quan sát sự di chuyển và khả năng chiến đấu của các đơn vị đối phương trước và sau mỗi trận đánh, chiến dịch. Chúng ta sẽ áp dụng cách này để ước tính một cách định tính về thiệt hại của Nga tại mặt trận Kiev bằng cách quan sát sự di chuyển và sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị rút từ mặt trận này về Donbass.

Chúng ta biết rằng, cánh quân Kiev của Nga đã mất 2 tuần để đi 1 chặng đường dài 1.500 km từ Kiev về Nga, qua Belgorod rồi tiến vào Nam Kharkov. Như vậy cánh quân này trung bình tiến một ngày là khoảng 100 km. Với thời gian ngắn và quãng đường dài như vậy có thể thấy rằng việc cánh quân này kịp thời sửa chữa các xe pháo bị hỏng, tiếp nhiên liệu, bổ sung đạn dược trên đường đi cũng như chuẩn bị tuyến xuất phát cho đạo quân này (dự trữ đạn dược, nhiên liệu tại biên giới Nga để tiếp viện sau khi tiến vào Donbass) đã là một kỳ công về hậu cần. Thời gian đó quá ngắn để có thể bổ sung quân số mới và huấn luyện các tân binh này làm quen với phương thức hoạt động của đơn vị. Nếu như các đơn vị cánh Kiev này bị thiệt hại từ 40% tới 80% như báo chí phương Tây nói thì họ không có khả năng di chuyển trên 1 quãng đường dài như vậy và để bổ sung quân số và huấn luyện sẽ phải mất vài tháng. Điều đó có nghĩa là cánh quân này nếu có bổ sung quân số trong thời gian 2 tuần hành quân đó thì số bổ sung cũng rất nhỏ. Trong khi đó, khi tiến vào Donbass, họ gặp phải một lực lượng lớn, được huấn luyện tốt và sẵn sàng chiến đấu của Ukraine (xin lưu ý rằng chủ lực của Ukraine trong suốt 8 năm chiến tranh với 2 nước cộng hòa ly khai nằm ở vùng Donbass và miền Nam). Tuy nhiên, chỉ sau 1 tháng rưỡi, cánh quân từ Kiev của Nga đã thành công trong việc chiếm Izyum, cắt đứt tuyến đường vận chuyển chiến lược Kharkov-Bakhmut. Điều đó có nghĩa là thiệt hại của họ tại mặt trận Kiev là không lớn nên họ vẫn có sức lực để thực hiện một nhiệm vụ khó khăn trong tháng 5 và 6/2022 (xem hình H4).

1689394408539.png


Ở trong giai đoạn 1 này, với việc viên tướng kỳ cựu Dvornikov lên nắm quyền tổng tư lệnh quân Nga tại Ukraine, người Nga đã thể hiện chiến lược và chiến thuận quân sự mà họ vẫn dùng đến tận hôm nay.

Chiến lược quân sự đó bao gồm. Thứ nhất, tiêu diệt tối đa sinh lực của đối phương và hy sinh tối thiểu sinh lực của bên mình. Thứ hai, triệt phá tiềm lực quân sự đối phương một cách triệt để, có hệ thống để đảm bảo rằng đối phương không có khả năng hồi phục cả về binh lực lẫn tiềm lực quân sự trong thời gian dài. Thứ ba, không đặt các mục tiêu chính trị ngắn hạn lên trên vấn đề quân sự.

Ở đây, chúng ta cần phải nói rõ là, báo chí phương Tây đã, đang và vẫn sẽ nói về quân đội Nga và cách tiến hành chiến tranh của họ như là một phiên bản khác của quân đội Liên Xô. Bản thân cái gọi là chiến lược, chiến thuật của quân đội Liên Xô cũng đã bị báo chí và giới trí thức phương Tây bóp méo từ sau Thế Chiến thứ hai. Họ luôn có một nhận định là ở cấp chiến lược, quân đội Liên Xô thắng bằng số lượng chứ không phải bằng nghệ thuật chỉ huy tác chiến. Ở trên chiến trường thì quân đội Liên Xô thắng bằng việc hy sinh binh lính một cách không thương tiếc. Họ thích dùng hình ảnh binh lính Hồng quân khoác tay nhau dàn hàng ngang tiến qua bãi mìn để dọn đường cho các đơn vị tiến lên sau, bất chấp là các sự kiện đó được các tướng lĩnh quốc xã, những người đã bị thua trận và vẽ ra trong các hồi ký của mình trong những năm 1960-1970, thời điểm chiến tranh lạnh và chống Liên Xô đang dâng cao. Cũng chính các tướng lính này là những người sáng tác ra huyền thoại kỵ binh Ba Lan xung phong với giáo và gươm vào đội hình xe tăng Đức năm 1939. Trong khi đó, trong thực tế, các trường quân sự phương Tây đều nghiên cứu và thừa nhận rằng ở chiến trường Châu Âu thì chiến dịch Bagration năm 1944 của Hồng quân là chiến dịch được tiến hành một cách hoàn hảo nhất về mọi phương diện. Chiến dịch này đã đánh tan cụm quân trung tâm của Đức với gần 1 triệu quân và mở toang đường cho Hồng quân tiến vào Ba Lan và cuối cùng là tới Berlin. Chiến dịch này và các cuộc tiến công ngay sau đó đã tạo ra một “trại tù binh tự nguyện” lớn nhất và lâu nhất trong Thế Chiến thứ 2. Đó là việc Hồng quân vây chặt một cụm 320 ngàn quân Đức trên bán đảo Courland thuộc Latvia từ tháng 7/1944 tới khi Đức đầu hàng Đồng Minh tháng 4/1945. (Cần lưu ý là hai chiến dịch nổi tiếng nhất của Đồng Minh và Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2 là chiến dịch Tuynidi của Đồng Minh và chiến dịch Stalingrad cũng chỉ bao vây và bức hàng được 250 ngàn quân (chiến dịch Tuynidi), và 280 ngàn quân bị vây và 98 ngàn quân bị bắt sống trong chiến dịch Stalingrad). Một chiến dịch khác của Hồng quân được các trường quân sự của khối NATO cũng coi là mẫu mực về vận động tiến công là cuộc tấn công ở Mãn Châu Lý, trong đó Hồng quân đánh tan 1,5 triệu quân Nhật và đồng minh trong một chiến dịch kéo dài gần 1 tháng. Cho dù chiến dịch này được coi là một chiến dịch “bị lãng quên” đối với công chúng nhưng bất kể ai nghiên cứu quân sự đều biết rằng chiến dịch Mãn Châu Lý là chiến dịch thành công nhất trong lịch sử loài người với thời gian thành công ngắn nhất, thương vong ít nhất cho bên tấn công và thiệt hại nhiều nhất cho bên phòng ngự, với quy mô địa lý rộng lớn nhất.


......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ở đây, tôi thấy chúng ta nên giành thời gian một chút cho việc hiểu về số liệu thương vong của Liên Xô và Đức trong Thế Chiến thứ 2. Có hiểu nó thì chúng ta mới hiểu được cách mà phương Tây đã tuyên truyền sai lạc trong 70 năm qua ra sao về huyền thoại dùng binh lính làm “bia đỡ đạn” (cannon fodder) được gán cho Liên Xô. Hiểu được vấn đề này thì chúng ta mới hiểu được liệu chiến lược của phương Tây hay Nga sẽ thành công trong cuộc chiến Ukraine trong thời gian tới.

Tổng số thiệt hại của Hồng quân trong chiến tranh thế giới thứ hai theo báo cáo (bao gồm (i) số chết, (ii) mất tích, và (iii) bị bắt làm tù binh) là khoảng 11,5 triệu người. Tuy nhiên, có gần 940 ngàn người được coi là mất tích nhưng thực ra là gia nhập du kích và cuối cùng đã quay lại quân ngũ sau khi Hồng quân phản công. Khoảng 1,8 triệu tù binh sống sót sau chiến tranh và được giải phóng. Lấy 11,5 triệu trừ đi hai số trên (và một số con số khác), chúng ta có được con số khoảng 8,5 triệu binh lính Hồng quân chết. Tuy nhiên, trong số này, có 3,3 triệu không phải chết trên chiến trường mà chết trong trại tù binh của quân Đức. Do đó, số binh lính chết trong chiến đấu là khoảng 5,4 triệu người.

Tổng số binh lính bị chết của Đức trong chiến tranh là 5,5 triệu người. Trong đó, 80%, tức 4,4 triệu người là chết ở mặt trận phía Đông. Trong số này có 380 ngàn người chết trong trại tù binh Liên Xô. Điều này có có nghĩa là có khoảng 4,02 triệu người Đức chết trên chiến trường.

Nếu so sánh số người chết trên chiến trường với dân số của quốc gia năm 1941 (năm cuối cùng còn có số liệu trước khi chiến tranh nổ ra) thì tỷ lệ của Liên Xô là 5,4 triệu/195 triệu dân (2,75%) và của Đức là 4,02 triệu/76 triệu dân (5,29%). Điều này có nghĩa là nếu so sánh về tỷ lệ với dân số thì người Nga thiệt hại ít hơn người Đức bởi hỏa lực trực tiếp trên chiến trường. Việc quân đội Liên Xô có số binh lính chết nhiều hơn hẳn Đức là vì người Đức giết số lượng tù binh gần gấp 10 lần so với Liên Xô (3,3 triệu tù binh chết trong trại của Đức và 380 ngàn chết trong trại của Liên Xô). Ngoài ra cũng cần lưu ý là số thương vong của Hồng quân cũng bao gồm cả số thương vong do chiến đấu với gần 1 triệu quân đồng minh của Đức (nhưng vẫn được tính gộp vào đây – và vì thế, tỷ lệ sẽ thiệt cho phía Liên Xô).

Nếu chúng ta nhìn vào tỷ lệ thương vong của mỗi năm chiến tranh thì sẽ thấy sự phát triển vượt bực của Hồng quân trong giai đoạn sau của chiến tranh – và đặc biệt là cách họ tiết kiệm xương máu.

Vào năm 1941, Liên Xô mất số quân tương đương với 28% (của tổng số thương vong trong toàn cuộc chiến). Trong khi đó quân Đức mất 13%.

Sang năm 1942, tỷ lệ này giữa Liên Xô và Đức là 29% và 16% (điều này có nghĩa là trình độ các tướng lĩnh của Liên Xô trong việc tiết kiệm xương máu binh lính không tăng nhưng họ bắt đầu giết được nhiều người Đức hơn).

Năm 1943, hai bên đạt được tỷ lệ cân bằng, trong đó Liên Xô tốt hơn 1 chút. Tỷ lệ đó là 21% về phía Liên Xô và 22% về phía Đức.

Năm 1944, tỷ lệ này của Liên Xô là 16% trong khi Đức tăng vọt lên 27%.

Năm 1945 là năm ngoạn mục nhất, tỷ lệ của Liên Xô chỉ là 7% trong khi của Đức là 22% (nếu cuộc chiến kéo dài một năm thì con số này sẽ lên tới 44%).

Con số của năm 1945 có nghĩa là vào năm đó, các tướng lĩnh Liên Xô chỉ tốn một số thương vong bằng ¼ năm 1941 nhưng tiêu diệt được gần gấp 2 lần số lính Đức bị giết trong năm 1941. Nếu tính về hiệu quả thì điều đó có nghĩa là Hồng quân năm 1945 có hiệu quả gấp 8 lần chính nó vào năm 1941 còn hiệu quả của quân Đức thì chỉ còn 1 nửa. Về con số tuyệt đối, Hồng quân mất khoảng 800 ngàn người vào năm 1945 còn quân Đức mất 960 ngàn. Các con số cũng cho thấy, từ năm 1943 trở đi, khi Hồng quân bắt đầu tiến về phía Tây, thương vong của họ luôn giảm xuống trong khi thương vong của quân Đức thì luôn tăng lên.

Trong giai đoạn thua trận – phòng thủ 1941-1942, Liên Xô chịu tổn thất bằng 57% của cả cuộc chiến. Trong giai đoạn phản công và thắng lợi 1943-1945, con số tổn thất của họ là 43%. Về phía người Đức, trong giai đoạn thắng trận 1941-1942 họ mất 29% tổn thất. Trong giai đoạn phòng thủ - thua trận 1943-1945, họ chịu 71% tổn thất của cả cuộc chiến. Thông thường, trong một cuộc chiến thì bên tấn công sẽ bị thương vong nhiều hơn và bên phòng thủ bị thiệt hại ít hơn. Thế nhưng ở mặt trận phía Đông, trong năm 1941-1942, quân Đức giỏi hơn hẳn quân Liên Xô nên họ chịu thiệt hại ít hơn khi tấn công và gây thiệt hại nhiều hơn cho bên phòng thủ. Giai đoạn từ 1943-1945 thì tình hình cũng hệt như vậy nhưng Liên Xô là phía có lợi – và con số thống kê cho thấy quân đội Liên Xô ở đỉnh cao năm 1945 hơn hẳn quân đội Đức tại thời điểm đỉnh cao phong độ của họ năm 1941.

Huyền thoại “nướng quân” của Liên Xô vẫn tiếp tục tồn tại bất chấp một thực tế là trong 10 năm tham chiến trực tiếp ở Apghanistan, quân đội Liên Xô có gần 15.000 người chết và 53.000 bị thương. Trong khoảng thời gian ngắn hơn (8 năm từ 1965 tới 1973), quân đội Mỹ mất tại Việt Nam 58.000 người (chết) và 153.000 bị thương (tức là gấp 3 lần thiệt hại của Liên Xô cả về số người chết lẫn bị thương).

Do đó, cái huyền thoại về việc chiến thắng bởi sử dụng “biển người” và binh lính là “bia đỡ đạn” là một thứ do phương Tây sáng tạo ra trong Chiến tranh Lạnh nhưng do được lặp đi lặp lại trong suốt 70 năm, nó đã khiến các nhà lãnh đạo NATO, những người sinh ra, lớn lên mà không phải trực tiếp tham gia cuộc chiến nào, tin là thật. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới những chiến lược và suy tính của họ trong cuộc chiến Ukraine.

Tôi muốn các bạn nhớ kỹ điều này “Liên Xô trước đây và nước Nga bây giờ không chiến đấu và chiến thắng bằng cách ‘nướng quân’” để tiếp tục các phần sau.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Giai đoạn 2.2:

Giai đoạn 2.2 bắt đầu từ thời điểm quân Nga hợp vây Mariupol tới khi họ chiếm được Izyum và kết thúc bằng việc chiếm Severodonetsk và Lysychansk.

1689394718429.png

Quân đội Nga tại Mariupol

Trong giai đoạn này, điểm thu hút sự quan tâm của dư luận nhất là cuộc vây hãm Mariupol và cuối cùng là sự đầu hàng của quân Ukraine tại nhà máy Azovstal. Cuộc vây hãm này thể hiện rõ nhất chiến lược tiêu hao sinh lực nhiều nhất của đối phương với chi phí xương máu ít nhất từ bên mình của quân Nga. Ngoại trừ đơn vị trinh sát đầu tiên tiến vào Mariupol và bị phục kích trong thành phố (chúng ta có thể tìm kiếm trên mạng video về cuộc phục kích 2 chiếc xe tăng T-72 đi đầu của quân Nga này). Sau đó, người Nga tiến hành một cuộc bao vây chặt và siết chặt từ từ như cách một con trăn cuộn chặt và siết dần con mồi tới ngạt thở. Cuộc vây hãm Mariupol gợi nhớ lại cuộc vây hãm Grozny năm 1999 trong cuộc chiến Chechnya lần 2. Tương tự như ở Grozny, sau khi đã tạo ra các hành lang nhân đạo để dân thường rút ra khỏi thành phố, quân Nga tạo thành một vòng vây rộng và tiến vào trung tâm từ tất cả các hướng một cách không vội vã. Các đơn vị Nga sử dụng drone liên tục trong các cuộc tấn công để hiệu chỉnh pháo binh. Các đơn vị bộ binh Nga chỉ tiến lên sau khi các mục tiêu đã bị “làm mềm” bởi pháo binh. Việc siết chặt vòng vây kiểu trăn siết mồi của quân Nga khiến cho các lực lượng của Ukraine phải căng ra trên toàn tuyến phòng thủ vì họ không biết chính xác đâu là mũi tấn công chủ đạo của người Nga. Điều này khiến cho họ bị tiêu hao nhiều hơn vì pháo binh của Nga.

1689395207654.png

264 binh sĩ Ukraine đầu hàng được sơ tán khỏi nhà máy thép Azovstal

Vào đầu cuộc chiến, quân Ukraine đã tự hào về việc sở hữu các UAV Thổ Nhĩ Kỳ có giá thành khoảng 5 triệu đô la/chiếc và cười nhạo các drone do Nga sản xuất. Tình báo Ukraine đưa lên trên mạng xã hội video mổ xẻ một số chiếc UAV của Nga bị bắt được. Họ cho thấy rằng người Nga đã sử dụng những chiếc máy ảnh dân sự Cannon với giá 500 đô của Nhật gắn lên những chiếc UAV được sản xuất rất đơn giản và thậm chí bình xăng đựng xăng còn được chế tạo bằng cách tái sử dụng các chai nước CocaCola đã dùng. Sau 8 năm được NATO đào tạo, vào thời kỳ đầu của cuộc chiến, binh sĩ Ukraine cho rằng họ đang chiến đấu với vũ khí hiện đại hơn, đắt tiền hơn quân Nga. Tuy nhiên, trong chiến tranh, yếu tố hiệu quả lại quan trọng hơn. Trong khi số lượng UAV Thổ Nhĩ Kỳ mà Ukraine trữ từ trước chiến tranh nhanh chóng biến mất vì bị lực lượng phòng không Nga bắn hạ (và việc bổ sung các UAV cỡ lớn đắt tiền đó không thể tiến hành nhanh chóng, đặc biệt là khi Ukraine sống bằng viện trợ tài chính từ nước ngoài) thì các UAV rẻ tiền của người Nga bắt đầu làm mưa làm gió trên chiến trường.

1689395348957.png

UAV Bayraktar của Ukraine bị bắn hạ

Thiết kế và cách sử dụng của UAV của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cho ta thấy rõ lý thuyết quân sự và cách sử dụng UAV của hai quốc gia này hoàn toàn khác nhau.

Để tấn công vào chiến tuyến và hậu phương của đối phương, người Nga sử dụng 2 lực lượng là không quân, hải quân và tên lửa. Trong ba lực lượng này thì tên lửa là vũ khí được Nga phát triển mạnh nhất. Họ có rất nhiều loại tên lửa khác nhau phục vụ cho các mục đích khác nhau – từ tên lửa chiến lược xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân tới các tên lửa tầm xa, tầm trung, tầm ngắn mang các đầu đạn thông thường. Tên lửa của họ có thể trang bị cho các lực lượng trên mặt đất, trên tàu chiến và tàu ngầm, trên máy bay. Chúng có thể bắn từ rất xa hoặc từ ngay sát mặt trận. Tên lửa hiện nay là vũ khí nguy hiểm nhất và an toàn cho bên tấn công nhất mà Nga sở hữu. Ngoài tên lửa thì lực lượng không quân Nga cũng còn có thể triệt hạ các mục tiêu bằng các loại bom từ thông minh tới bom “ngu”.

1689395447556.png

UAV Bayraktar của Ukraine bị bắn hạ

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia không có không quân, hải quân và lực lượng tên lửa mạnh. Do đó, để tấn công các mục tiêu lớn ở tầm trung (về khoảng cách) họ chọn cách phát triển các thiết bị UAV kích cỡ lớn. Các UAV này sẽ mang các tên lửa có tầm ngắn (vì Thổ chưa sản xuất được các tên lửa tầm xa) vào gần mục tiêu. Vì không có nhiều máy bay để mang các tên lửa tầm ngắn này (và cũng để giảm thiểu thiệt hại về không quân khi, do tầm bắn ngắn của tên lửa, phi công phải bay vào vùng kiểm soát của phòng không đối phương) nên người Thổ chế tạo các UAV cỡ lớn. Bayraktar TB2 chính là một sản phẩm được sản sinh ra phục vụ nhu cầu đó. Nói một cách ngắn gọn là UAV của Thổ Nhĩ Kỳ là một thiết bị bay có trần bay thấp, tốc độ chậm và khối lượng vũ khí mang theo ít so với máy bay chiến đấu. Nếu như được sử dụng chống lại một đối phương không có một hệ thống phòng không tốt thì đây là một vũ khí vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, ở Ukraine, sau những chiến thắng đầu tiên của Bayraktar TB2, người Nga đã triển khai một hệ thống phòng không nhiều tầng, nhiều lớp. Sau khi hệ thống này đã triển khai thì Bayraktar biến mất khỏi cuộc chiến.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Về phía người Nga, trong khi các nhiệm vụ tấn công tầm xa và tầm trung được trao cho tên lửa thì các UAV của Nga chủ yếu là để cho
(i) trinh sát tiền tuyến để cung cấp thông tin tình báo theo thời gian thực và
(ii) tấn công cảm tử một cách chính xác các mục tiêu ngoài tầm bắn của pháo binh.
Chính loại UAV trinh sát tiền tuyến rẻ tiền này của Nga là thứ mà các sỹ quan tình báo Ukraine cười nhạo thời gian đầu chiến tranh.

Tuy nhiên, tại Mariupol, trận đánh đầu tiên có hình thái trận địa chiến của cuộc chiến Ukraine, người ta thấy tính hiệu quả của các loại UAV rẻ tiền này. Với giá thành rẻ, các UAV trinh sát của Nga được trang bị cho nhiều đơn vị bộ binh và pháo binh. Điều này khiến cho quân Ukraine trong Mariupol, với diện tích phòng ngự ngày càng bị thu hẹp, bị phía Nga theo dõi gần như 24/24. Điều này khiến cho mọi cuộc phá vây của quân đội Ukraine bị chặn phá ngay từ đầu. Các đơn vị Ukraine bị bao vây tại nhà máy thép Azovstal có ba lần định phá vây. Lần thứ nhất, họ cải trang xe cơ giới của mình thành xe Nga bằng cách sơn chữ Z lên xe. Cuộc phá vây này bị chặn đánh và họ phải quay lại nhà máy. Ở lần phá vây thứ hai, các UAV Nga đã phát hiện việc quân Ukraine từ dưới hầm ngầm lên mặt đất chuẩn bị cho một cuộc phá vây. Người Nga, lần đầu tiên trong cuộc chiến, đã sử dụng máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 ném bom rải thảm nhà máy. (https://youtube.com/shorts/h9mXnle6Xms?feature=share). Cuộc ném bom này đã buộc quân Ukraine phải bỏ toàn bộ mặt đất và rút lui xuống hầm ngầm. Lần thứ 3, sau khi tình hình dưới hầm ngầm không thể chịu được nữa vì quân Nga phá nguồn tiếp nước, quân Ukraine đã lên mặt đất để chuẩn bị cho một cuộc phá vây cuối cùng. Lần này, người Nga đã bắn đạn cháy phủ trùm lên toàn bộ nhà máy khiến cuộc phá vây tan vỡ trước khi triển khai (https://www.dailymail.co.uk/news/article-10817825/Mariupol-Russian-incendiary-phosphorus-bombs-rain-Azovstal-steelworks.html) Sau đó vài ngày, quân Ukraine đầu hàng.

1689568367556.png


Việc sử dụng những chiếc UAV có giá vài ngàn đô này của Nga đã mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc cho các vũ khí tưởng chừng như lạc hậu. Ít người biết rằng các khẩu pháo 152mm và 130 mm mà đội quân tư nhân Wagner sử dụng ở Bakhmut trong suốt nhiều tháng nay đa phần là các khẩu pháo do Liên Xô sản xuất những năm 1950. Tuy nhiên, thực tế chiến trường cho thấy rằng, với sự hiệu chỉnh đường bắn của các UAV, các khẩu pháo có 70 năm tuổi đời này vẫn có sức công phá không kém gì các khẩu pháo hiện đại. Về bản chất, đối với bộ binh hay thiết giáp, khi trúng một viên đạn pháo 152 mm bắn ra từ khẩu pháo 70 tuổi thì cái chết cũng không khác gì với cái chết đến từ một khẩu pháo mới sản xuất năm 2020.

1689568425982.png


Việc thiếu vắng các UAV của Nga trong tháng đầu tiên của chiến tranh khiến nhiều người cho rằng Nga không phát triển mạnh về mảng này. Tuy nhiên chúng ta biết rằng quân đội sử dụng UAV nhiều nhất trong tác chiến hiện nay lại không phải là quân đội Mỹ mà là quân đội Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc cũng là cường quốc số 1 về sản xuất và phát triển UAV dân sự và quân sự, cả về số lượng, chủng loại lẫn chất lượng. Các cuộc tập trận chung giữa quân Nga và quân Trung Quốc trong 5-7 năm gần đây đã cho các tướng lĩnh Nga thấy rõ ưu thế của UAV trong chỉ huy tác chiến. Tuy nhiên, trong tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh, khi quân Nga chủ yếu dựa vào phương thức vận động chiến thì vai trò của UAV không được đánh giá cao. Chỉ khi họ bắt đầu tiến hành các trận đánh mang tính trận địa chiến thì vai trò của UAV mới trở nên nổi bật.

1689568468931.png


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trận vây hãm Mariupol cho thấy phương thức tác chiến của Nga đối với các vị trí phòng thủ vững chắc của Ukraine là không dùng bộ binh tấn công trực diện mà chọn phương thức bao vây, sử dụng trinh sát đường không để phát hiện các điểm tập trung của Ukraine và sau đó sử dụng hỏa lực pháo binh tối đa để tiêu hao sinh lực địch. Các đơn vị tăng thiết giáp sẽ tiến hành yểm trợ bằng hỏa lực cho bộ binh khi họ tiến lên quét sạch từng dãy phố. Trong giai đoạn vây hãm Mariupol, trung bình một ngày, quân đội Nga sử dụng tới 40.000 quả đạn pháo hạng nặng. Con số này bằng ½ tổng số đạn pháo lớn mà quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã bắn trong toàn bộ chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

1689568664679.png


Đọc đến đây, có thể có bạn sẽ nói với tôi rằng có rất nhiều video trong đó quân Nga tiến công theo kiểu vỗ mặt. Tôi không nói các video đó là giả, nhưng tôi nói rằng nó không phản ánh chiến lược quân sự của Nga. Ở bất kỳ cuộc chiến nào, bất kỳ thời gian nào cũng có những người chỉ huy tồi, hoặc những trận đánh mà người chỉ huy quyết định sai. Các video của các bạn thuộc diện đó. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể thì chúng ta thấy rằng người Nga khi chuyển sang giai đoạn 2 và cả sau này, đã sử dụng tối đa hỏa lực để tiết kiệm xương máu của quân đội mình. Một điều đáng lưu ý trong cuộc bao vây kéo dài 2 tháng này ở Mariupol, những người sốt ruột vì sự cẩn trọng trong hành động của quân Nga không phải là Putin hay bộ chỉ huy Nga mà lại là báo chí phương Tây và những người quan sát như chúng ta. Kiev và báo chí phương Tây hy vọng rằng người Nga sẽ xung phong vỗ mặt vào nhà máy, chui xuống tầng hầm chiến đấu với quân Ukraine trong hàng chục cây số đường hầm dưới lòng nhà máy. Đó sẽ là một kịch bản đẹp cho tuyên truyền phương Tây, trong đó những người lính Ukraine sẽ chiến đấu tới viên đạn cuối cùng và chỉ chịu đầu hàng sau khi đã hết đạn. Các tướng lĩnh Nga sẽ bị coi là nướng quân cho mục đích chính trị để làm đẹp lòng nhà độc tài Putin. Họ mong muốn như thế và thậm chí làm mọi cách để nó xảy ra.

1689568785071.png


Khi ngày 9/5, ngày lễ chiến thắng phát xít Đức tại Nga tới gần, báo chí phương Tây đua nhau đưa tin rằng một cuộc tổng tấn công sẽ nổ ra và quân Nga sẽ bất chấp mọi hy sinh để có thể chiếm được Azovstal trước ngày đó. Thực tế là chẳng có gì xảy ra như vậy. Vào Ngày Chiến thắng, quân Nga vẫn ngồi theo dõi duyệt binh trên Quảng trường Đỏ qua tivi và Azovstal qua UAV. Mỗi khi có động tĩnh trên mặt đất trong nhà máy thì họ tặng cho người Ukraine một cơn bão đạn. Cuối cùng thì quân đội Ukraine ra hàng mà không có một trận đánh cuối cùng anh hùng nào cả. Cuộc vây hãm Mariupol là một trong những minh chứng rõ nhất cho chiến lược đánh chắc, tiết kiệm xương máu của Nga trong cuộc chiến tranh Ukraine.

1689568885801.png


Từ ngày 16/5/2022, các đơn vị Ukraine bị bao vây tại Azovstal, Mariupol bắt đầu ra hàng. Những người lính Ukraine cuối cùng ra hàng ngày 20/5/2022. Sau khi Mariupol đầu hàng, câu hỏi đặt ra là lực lượng chủ lực của Nga ở đây sẽ tiến đi đâu. Lúc bây giờ, một khả năng rất lớn là lực lượng này sẽ tiến về Zaporozhyia ở phía Tây Bắc và kết hợp với một mũi tiến công từ Kherson từ phía Tây để hợp vây thành phố này (đường tấn công màu xanh dương đậm trong hình H6). Vì lý do này, một số lớn các lực lượng dự bị của Ukraine đã được điều về đây. Tuy nhiên, sau những hoạt động nghi binh là đánh Zaporozhyia thì quân Nga lại tiến vòng qua Donetsk rồi lên đánh Prospana, bao vây, tiêu diệt một cụm quân khoảng 4.000 quân Ukraine ở đây rồi cuối cùng, cùng với các lực lượng từ mặt trận Kiev tiến về đây 2 tháng trước đó, hợp vây quân Ukraine tại Severodonetsk và Lysychansk.

1689568907474.png


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Một chuỗi thắng lợi ở Prospana, Severodonetsk và Lysychansk của Nga nhiều điều đáng chú ý.

Về phía Ukraine, sau khi Mariupol bị mất, bộ chỉ huy quân đội Ukraine và tổng thống Zelensky mâu thuẫn trầm trọng và trở nên công khai. Trong tháng 2 và tuần đầu tháng 3/2022, sau khi quân Nga vượt qua được phòng tuyến phong tỏa Crimea, và lần lượt chiếm các thành phố dọc bở biển Azov thì ai cũng nhận thấy rằng người Nga đang thiết lập một hành lang trên mặt đất để nối Crimea với Nga. Mặc dù cây cầu Kersch nối giữa Crimea và Nga đã được xây xong từ năm 2020 nhưng nếu cây cầu này bị phá hủy thì Crimea sẽ bị cắt khỏi bán đảo Taman của Nga. Lúc này Mariupol là chốt chặn cuối cùng của Ukraine để ngăn Nga thiết lập một cây cầu không thể bị phá hoại trên mặt đất tới Crimea. Việc thiết lập được cầu nối trên đất liền này cũng là một trong những mục tiêu công khai, hàng đầu của Nga. Điều này có nghĩa là về cả mặt chính trị lẫn quân sự thì việc giữ Mariupol có ý nghĩa rất quan trọng.

1689587866248.png


Tuy nhiên, điều này chỉ là trên lý thuyết. Bộ chỉ huy quân đội Ukraine nhận thức rõ ràng là sau khi cụm quân phía Nam của Ukraine bị đánh tan và mất Kherson thì khả năng chiếm lại Crimea là không thể (chí ít là họ sẽ không có bất kỳ lực lượng có sẵn nào cho việc này). Về mặt chính trị, bộ chỉ huy Ukraine cho rằng bảo vệ được những gì còn lại ở mặt trận phía Nam sẽ có lợi về mặt chính trị hơn là hy sinh nó để Putin không đạt được mục đích chính trị của mình. Chính vì vậy mà họ đề nghị bỏ Mariupol. Về phần Zelensky, sau những thành công trong việc “lừa” cho Nga ngồi vào bàn đàm phán để mua thời gian (và thực tế là Nga giảm cường độ đánh phá bằng tên lửa cũng như tạm dừng tấn công trên mặt trận Kiev); sau khi phương Tây đã thay đổi thái độ 180 độ và bắt đầu cung cấp vũ khí cho Ukraine cũng như tiến hành cấm vận triệt để Nga; sau khi ông trở thành một chính trị gia sáng nhất trên bầu trời chính trị thế giới thì việc rút bỏ Mariupol sẽ là một thất bại to lớn về mặt chính trị cho bản thân ông. Trên bàn đàm phán, một khi người Nga đã thiết lập được một hành lang trên mặt đất nối với Crimea thì các điều kiện đàm phán của họ cũng sẽ rắn hơn và phương Tây có thể sẽ lại nghĩ lại trong việc ủng hộ Ukraine. Chính vì các lý do này mà Zelensky đã cương quyết không đồng ý cho việc rút lui.

1689587925303.png


Đến lúc này, có thể bị kích thích bởi những “thắng lợi” ở mặt ngoại giao và mặt trận Kiev mà Zelensky không nhận ra là ở phía Nam Ukraine, người Nga không đùa, họ đang tiến hành một cuộc chiến tranh thực sự, không khoan nhượng, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tiến trình đàm phán nào.

Ở đây có một điều ngoạn mục đã xảy ra. Zelensky, để cứu Kiev và Kharkov đang bị Nga “bao vây”, đã quyết giữ Mariupol bằng mọi giá. Tuy nhiên, ông có thể đã không nhận ra rằng Putin đã bị ông “lừa” và để mất khả năng chiếm Kiev và Kharkov – cái khả năng thực ra chưa bao giờ tồn tại (đến giờ liệu ai còn có thể tin là với 16.000 quân thì Nga có thể chiếm được hai thành phố có gần 4 triệu dân và gần 40.000 km2 diện tích phụ cận?). Trong khi Putin “bỏ mất” cái ông không thể chiếm là Kharkov và Kiev thì ông lại khiến cho Zelensky cố giữ một thành phố không thể giữ - đó là Mariupol và cùng với nó là lực lượng tinh nhuệ nhất của Ukraine ở phía Nam.

Bộ chỉ huy Ukraine nhìn thấy cái kế đó của Putin nhưng họ không thể thuyết phục được Zelensky và do đó, mâu thuẫn nảy sinh.

1689587954960.png


Sau khi Mariupol thất thủ, mâu thuẫn giữa bộ chỉ huy quân đội Ukraine và Zelensky ngày càng tăng trong việc rút lui hay cố thủ. Lần lượt ở Prospana, Severodonetsk và Lysychansk, tổng tư lệnh quân Ukraine công khai nói với báo chí về khả năng bị quân Nga bao vây và việc tổng thống không cho rút lui. Cùng thời gian này, sự sụp đổ cả về vật chất lẫn tinh thần của cánh quân Donbass của Ukraine đã trở nên rất rõ.

Trong tháng 5/2022, quân Ukraine đã có một chiến thắng vang dội khi họ đập tan một cuộc vượt sông Siverskyi Donets của cánh quân Nga từ Kiev về. Trong cuộc vượt sông này, do sai lầm của chỉ huy, quân Nga đã chịu thiệt hại nặng nề cả về người lẫn tăng và thiết giáp. Tuy nhiên, say với chiến thắng này, quân Ukraine cũng tiến hành vượt sông phản công theo hướng ngược lại và cũng lại bị quân Nga giáng cho một đòn nặng nề. Tuy nhiên, điều đáng nói là những lực lượng Ukraine vượt sông phản công vào lúc đó có một số lượng lớn tân binh được động viên đợt 4. Trong tháng 3 và 4/2022, Ukraine tiến hành tổng động viên 4 đợt và những tân binh ở đợt 4 có không tới 3 tuần huấn luyện đã được tung vào một cuộc vượt sông. Vượt sông dưới hỏa lực trực tiếp của địch làm một hoạt động tác chiến khó nhất trong chiến tranh và thường được thực hiện bởi các đơn vị thiện chiến nhất. Tuy nhiên, vào cuối tháng 5/2022, người Ukraine đã tung những tân binh mới tuyển vào nhiệm vụ này. Điều này có thể là do sự vô trách nhiệm của người chỉ huy nhưng tôi nghiêng về việc họ đã cạn các lực lượng thiện chiến trong các trận đánh trước. Trong tháng 6 và 7/2022 (tức là trong suốt các trận đánh ở Prospana, Severodonetsk và Lysychansk) đã xuất hiện nhiều video của các đơn vị Ukraine trên mạng xã hội. Để tránh bị xử tội phản quốc, họ công bố các video với toàn bộ binh lính trong đơn vị để nói về tình trạng thiếu vũ khí, đạn dược, bị chỉ huy bỏ rơi để làm căn cứ cho việc từ chối thi hành các mệnh lệnh chiến đấu.

1689588005547.png


Trong cả ba trận Prospana, Severodonetsk và Lysychansk, quân Ukraine đều rút ra khi vòng vây gần như đã sắp khép lại. Do đó, họ đã chịu tổn thất lớn trên đường rút lui và một số đơn vị không kịp rút đã buộc phải đầu hàng.

Sau khi Lysyschansk thất thủ và giai đoạn 2 của cuộc chiến khép lại, thì sự mâu thuẫn giữa tổng thống và bộ chỉ huy lại phát sinh nghiêm trọng. Tuy nhiên, mâu thuẫn lần này là ở phía Nga dù họ vừa có một loạt chiến thắng ngoạn mục. Về vấn đề này, chúng ta sẽ bàn thêm ở phần sau, phần 6.

Tóm tắt một cách ngắn gọn là ở giai đoạn này Putin “mất” thứ ông không hề có và để giữ thứ mà Putin không thể lấy được, Zelensky đã mất những thứ thực sự quan trọng nhất ở phía Nam và phía Đông: đó là các lực lượng tinh nhuệ mất 8 năm xây dựng của Ukraine và sự thống nhất với bộ chỉ huy quân đội của mình.

(hết phần 5)
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 6.
Cho tới giờ, người Nga thua trên biển và không thắng ở trên không.


"Bài viết của blogger Bảo Anh Thái”

Ở phần 5 chúng ta đã bàn về việc người Nga thành công trong việc đánh quỵ cánh Nam của quân Ukraine trong giai đoạn 1 và tiếp đó là đánh tổn thất nặng cánh Đông của Ukraine trong giai đoạn 2 của cuộc chiến. Ở phần 5 tôi cũng đã nói rằng mặc dù có một loạt chiến thắng như vậy nhưng giữa bộ chỉ huy quân đội Nga tại Ukraine và Moscow có những mâu thuẫn trầm trọng phát sinh và kết quả là tướng Dvornikov, tổng chỉ huy quân Nga ở Ukraine phải ra đi dù ông đã góp phần rất lớn cho những chiến thắng của quân Nga trong giai đoạn 1 và 2. Ở phần 6 và phần 7, chúng ta sẽ bàn về việc này.

Điều cần nói ngay từ đầu là sự mâu thuẫn giữa bộ chỉ huy quân Nga ở Ukraina với Moscow không phải là ở vấn đề liệu có phải tiến hành cuộc chiến tranh hay không mà là ở chỗ cách thức khắc phục những sai lầm chí tử ở tầm chiến lược quân sự của họ khi chuẩn bị cho chiến tranh trong gần 1 thập kỷ trước đó và sai lầm chiến thuật khi họ mở màn chiến tranh.

Nếu như ở các phần trước, các bạn thấy rằng người Nga đã chuẩn bị chiến tranh từ lâu một cách có hệ thống và những gì diễn ra trên thực địa có vẻ như đạt được một phần các mục đích chính mà Moscow đặt ra thì các bạn mới chỉ đúng một phần. Người Nga, bất chấp việc họ tính toán các bước cho chiến tranh với các bước nghĩ rất xa và các phương án dự phòng như các danh thủ cờ vua huyền thoại thời Liên Xô là Karpov và Kasparov thì họ cũng đã mắc những sai lầm có tính cốt tử và những sai lầm này sẽ còn ám ảnh quân đội Nga trong nhiều năm tới. Chương trình cải tổ và hiện đại hóa quân đội của Nga cho những kết quả những ấn tượng trong cuộc chiến Syria, cuộc xâm chiếm Crimea (mà không cần phải nổ súng) và các cuộc đụng độ trực tiếp với quân đội Ukraine tại Donbass 2015 (khi Nga nói rằng họ không đưa quân đội chính quy vào giao chiến với quân Ukraine và những người lính dù Nga bị bắt được Putin giải thích là “đang trong kỳ nghỉ phép” hoặc “đi lạc”). Tuy nhiên, vào những tháng đầu của cuộc chiến 2022, bất chấp những tổn thất nặng nề phải chịu, quân đội Ukraine đã khiến cho Moscow nhận ra rằng việc cải tổ quân đội cũng như cách thức tiến hành chiến tranh của họ đã có những vấn đề nghiêm trọng. Sự vấn đề này nằm không chỉ là vấn đề cho một quân, một binh chủng cụ thể mà là ở tất cả các lĩnh vực – từ cơ cấu, nhiệm vụ của các binh chủng tới các chủng loại vũ khí và cách thức tổ chức quân đội.

1689648358433.png

Quân đội Nga tại Crimera 2014

Các sai lầm này đã dẫn tới các thiệt hại của Nga trên chiến trường ở cả trên bộ, trên không lẫn trên biển. Các sai lầm này cũng khá giống với các sai lầm của các nhà lãnh đạo Xô Viết đã mắc phải trong những năm 1930s khi cải tổ Hồng quân và đem đội quân được cải tổ nửa vời đó tấn công Phần Lan năm 1940.

Điều may mắn cho quân Nga là, khác với lãnh đạo Liên Xô năm 1941, Moscow đã nhanh chóng nhận ra các sai lầm này và lập tức tìm cách thay đổi. Khác với cái giá là gần 6 triệu binh sỹ bị chết, hy sinh hay bị bắt trong năm 1941-1942 (thời gian mà Bộ Tư lệnh Tối cao của Hồng quân mắc các sai lầm nghiêm trọng và dần dần tìm cách khắc phục các sai lầm đó) thì thiệt hại của Nga lần này không lớn vì thời gian kể từ lúc phát hiện ra vấn đề tới khi Moscow bắt đầu khắc phục chỉ tính theo tháng hoặc thậm chí theo tuần.

Để hiểu được những sai lầm chết người này của Nga, trong phần này, chúng ta sẽ nhìn lại các cải cách quân sự của Liên Xô và Nga kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Sau đó, chúng ta sẽ xem các sai lầm đó thể hiện trên chiến trường Ukraine năm 2022 ra sao.

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, hai cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới lúc đó là Liên Xô và Mỹ. Do đặc thù của chiến trường mà mỗi nước này đã tham chiến trước đó, cơ cấu quân đội của hai nước này rất khác nhau. Vào năm 1945, Liên Xô sở hữu một lực lượng lục quân mạnh nhất với hơn 8 triệu người, hơn 15.000 xe tăng trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, và hàng chục ngàn khẩu pháo, cối. Tuy có gần 10 ngàn máy bay vào năm 1945 nhưng lực lượng không quân của Nga chủ yếu là các máy bay ném bom và tiêm kích có tầm ngắn và trung và được sử dụng chủ yếu cho mục đích chế áp quân địch trên chiến trường. Nói một cách khác, lực lượng ném bom của Liên Xô là một lực lượng pháo binh chiến trường từ trên không. Lực lượng ném bom tầm xa của Liên Xô đã bị không quân Đức tiêu diệt trong 3 tháng đầu của chiến tranh và chỉ tới sau năm 1945 mới bắt đầu được xây dựng lại.

1689648452695.png

Khu trục hạm của Liên Xô những năm 1950

Hải quân Liên Xô là lực lượng yếu kém nhất trong lực lượng vũ trang Liên Xô với hạm đội Baltic bị Đức dùng không quân đánh thiệt hại nặng khi rút từ Talin về Legingrad năm 1941 và trong suốt khoảng thời gian còn lại chỉ đóng tại quân cảng Kronstadt ở Leningrad với vai trò là lực lượng pháo binh siêu nặng để hỗ trợ cho cuộc phòng thủ của thành phố này. Ở Biển Đen, hạm đội Biển Đen của Liên Xô cũng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tiếp vận cho hai cuộc phòng thủ Odessa và Sevastopol. Một trong những thất bại lớn nhất của hạm đội này là sau khi quân Liên Xô đã khóa được hơn 250 ngàn quân Đức (khi họ rút từ Bắc Cáp-ca-dơ về sau khi Stalingrad thất thủ) ở bán đảo Taman thì hạm đội này đã không thể phong tỏa được eo biển Kerch (eo biển nối giữa Crimea và bán đảo Taman, nơi sẽ được Nga xây dựng 1 cây cầu qua eo biển năm 2018 và bị tình báo Ukraine đánh bom năm 2022). Vì thất bại của Hạm đội Biển đen trong việc khóa eo biển Kerch nên quân Đức, dù chỉ có 4 chiếc sà-lan và tàu kéo, trong 2 tháng liền, đã chuyển được toàn bộ đội quân bị vây vượt eo biển về Crimea. Nếu hạm đội Biển đen bít được eo biển này thì một trận Stalingrad thứ hai đã xảy ra ở phía Nam.

1689648543355.png

Cầu Kerch

Vào năm 1945, lục quân Mỹ kém xa lục quân Liên Xô về cả số lượng lẫn chất lượng vũ khí. Tuy nhiên hải quân và không quân của họ vượt trội so với hải và không quân Liên Xô một quãng đường dài tới mức tới tận bây giờ (gần 80 năm sau) hải quân và không quân Nga vẫn không đuổi kịp được.

Sự vượt trội của hải và không quân Mỹ không chỉ ở số lượng và chất lượng vũ khí, mà quan trọng hơn là cơ cấu của các trang thiết bị, vũ khí trong lực lượng, phân bổ nguồn lực và cách thức tổ chức của hai lực lượng này.

1689648677722.png

Tàu khu trục của Mỹ những năm 1950

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Về không quân, người Mỹ, kể từ thế chiến thứ hai tới nay, luôn có một cơ cấu trang bị, vũ khí phải nói gần như là hoàn hảo. Lực lượng chiến lược và tầm xa của họ có thể ném bom từ thông thường tới hạt nhân tới bất kỳ điểm nào trong lãnh thổ đối phương. Lực lượng không quân chiến thuật của họ có khả năng thiết lập air supremacy hoặc air superiority đối với đại đa số đối thủ mà không bị giới hạn bởi không gian địa lý. (air supremacy có nghĩa là sự thống trị tuyệt đối trên không – điều chỉ xảy ra khi tiêu diệt được hoàn toàn lực lượng phòng không - không quân của đối phương. Air superiority có nghĩa là sự khống chế trên không. Điều này có nghĩa là tuy phòng không – không quân của đối phương không bị tiêu diệt nhưng họ không có khả năng kiểm soát bầu trời và không quân Mỹ có thể dập tắt mọi cố gắng nghênh chiến của đối phương). Nói một cách khác là không quân Mỹ có khả năng, cùng trong một thời gian, vừa tấn công triệt phá các mục tiêu quân sự, công nghiệp, kinh tế, chính trị ở sâu trong nội địa đối phương vừa chế áp toàn bộ không gian trên chiến trường và tấn công từ trên không để hỗ trợ bộ binh.

1689648850988.png

Không quân hải quân Mỹ những năm 1960

Tương tự như vậy, hải quân của Mỹ thực sự thống trị mọi đại dương. Họ có thể nhanh chóng thiết lập quyền thống trị tuyệt đối trên biển (sea superamacy) hay khống chế trên biển (sea superiority). Sự khống chế này không chỉ đơn thuần trên mặt biển (với hạm đội các tàu nổi) mà bao gồm cả trong lòng biển (với tàu ngầm và các tàu và máy bay săn ngầm) và trên không trung trên mặt biển (với các cụm tàu sân bay).

Nói một cách ngắn gọn, với các căn cứ quân sự khắp mọi nơi trên thế giới, hải và không quân Mỹ có thể có thể khống chế vùng trời, vùng biển của đại đa quốc gia trên thế giới và từ trên không, từ ngoài biển có thể đánh gãy sống lưng nền quân sự và kinh tế của hầu hết các quốc gia khác trước khi triển khai lục quân cho các trận chiến trên bộ.

Liên Xô, trong suốt cả lịch sử tồn tại của mình, đã cố gắng đầu tư vào hải và không quân của mình nhưng họ chưa bao giờ có thể ngang hàng với các lực lượng không và hải quân Mỹ. Trong lịch sử, có hai thời điểm mà hải quân Liên Xô đối diện với hải quân Mỹ trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu là ở Cuba năm 1962 và một lần ở Địa Trung Hải năm trong cuộc chiến giữa Israel và các nước Arab năm 1973. Trong cả hai cuộc đối đầu này, như lời các sỹ quan cao cấp của hải quân Liên Xô sau này thừa nhận, dù họ có thể có nhiều tàu hơn quân Mỹ (như ở ngoài khơi Israel năm 1973 với 52 tàu so với 48 tàu của Mỹ) nhưng họ hoàn toàn không có sự bảo vệ của trên không (trong khi đó ở Cuba, không trung bị khống chế hoàn toàn bởi máy bay trên các hàng không mẫu hạm và các sân bay trên đất liền của Mỹ và ở Địa Trung Hải thì từ hàng không mẫu hạm và các căn cứ không quân tại Thổ Nhĩ Kỳ).

1689648953468.png

Sự kiện CuBa 1962 - máy bay săn ngầm Mỹ và tàu ngầm Liên Xô

Trong các cuộc đối đầu này, hải quân Liên Xô cũng không có lực lượng dự trữ vì họ ở quá xa hậu phương trong khi Liên Xô lúc đó không có nhiều căn cứ quân sự ngoài lãnh thổ (trong khi hạm đội Mỹ luôn có một lực lượng dự trữ ở các căn cứ gần đó tương đương với lực lượng trực chiến). Điều này có nghĩa, như các đô đốc Liên Xô sau này nhớ lại, kế hoạch của các hạm đội Liên Xô khi đối đầu với Mỹ là dồn mọi nỗ lực vào đòn tấn công đầu tiên, gây ra càng nhiều thiệt hại cho đối phương càng tốt. Sau đó, họ biết chắc là dù có tiêu diệt được phần lớn các lực lượng đang đối đầu họ thì cuối cùng họ sẽ bị các lực lượng dự bị của đối phương săn đuổi và tiêu diệt.

Tương tự như vậy, lực lượng không quân tầm xa của Liên Xô thua kém Mỹ cả về số lượng lẫn chất lượng và kinh nghiệm tổ chức, chiến đấu. Ở đây, tôi không nói về trình độ của các phi công trong các cuộc không chiến (dog fight) mà nói tới khả năng thực hiện chế áp hoàn toàn đối phương từ trên không của lực lượng không quân. Đến nay chúng ta đều biết chuyện các máy bay ném bom hạng nặng đầu tiên của Liên Xô (Tupolev-4) là bản sao hoàn toàn của chiếc máy bay B-29 của Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp ở Liên Xô sau khi ném bom Nhật trong thế chiến thứ 2 và việc lực lượng không quân chiến lược của Liên Xô bay vòng vòng trên bầu trời Moscow qua quảng trường Đỏ nhiều lần trong các cuộc diễu binh để các tùy viên quân sự của phương Tây tưởng lầm là họ có một lượng lớn máy bay ném bom chiến lược.

1689649104649.png

Máy bay ném bom B-52 của Mỹ những năm 1960

Các nỗ lực xây dựng hải và không quân của Liên Xô không phải không tạo ra được các vũ khí tốt (Liên Xô có nhiều mẫu máy bay chiến đấu có tính năng ngang và thậm chí vượt trội so với Mỹ), tuy nhiên về tổng thể (tính tới mọi yếu tố từ chất lượng tới số lượng và trình độ) không quân Liên Xô chưa bao giờ có thể ngang bằng với Mỹ chứ chưa nói tới việc đánh bại họ.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Thua trong cuộc chạy đua về không và hải quân, Liên Xô đầu tư vào 2 vũ khí chính là đầu đạn hạt nhân và tên lửa. Các quyết định này về mặt chiến lược là cực kỳ đúng về mặt chiến lược quân sự. Cho tới nay, với gần 40 năm thực hiện cắt giảm vũ khí hạt nhân, Nga vẫn là nước có số lượng đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới và nếu như sử dụng chỉ một phần số đầu đạn này thì sự sống của loài người trên trái đất cũng sẽ không còn tồn tại. Tương tự với vũ khí hạt nhân, lực lượng tên lửa của Nga hiện nay là lực lượng tiên tiến và mạnh nhất trên thế giới cả về chủng loại, chất lượng và số lượng.

1689678304632.png

Tên lửa chiến lược Liên Xô những năm 1960

Việc phát triển được lực lượng tên lửa tiên tiến khiến cho Liên Xô và Nga sau này có thể cắt giảm quy mô của hải và không quân cả về số lượng lẫn chủng toại tàu và máy bay. Một ví dụ điển hình là Nga đã chuyển hướng từ việc đóng các hạm đội có thể hoạt động xa bờ lâu ngày như của Mỹ sang đóng các tàu nhỏ chạy ven bờ nhưng được trang bị các tên lửa hiện đại. Các tàu nhỏ với vũ khí tên lửa rất mạnh này, cộng với các tên lửa chống hạm trên bờ và trên máy bay, có đầy đủ khả năng đẩy các cụm tác chiến mạnh nhất của hải quân Mỹ ra xa các vùng biển gần bờ của Nga hoặc các khu vực có lợi ích cốt lõi của Nga. Tuy nhiên, lực lượng hải quân này lại không có hiệu quả trong việc khống chế bầu trời hay chế áp các vùng ven biển (nếu các vùng đó được trang bị phòng thủ tốt). Điều này sẽ thấy rõ trong cuộc chiến Ukraine.

1689678331752.png

Tên lửa chiến lược của Nga

Tương tự như hải quân, không quân Nga cắt giảm nhiều chủng loại máy bay dưới thời Liên Xô để tập trung vào các máy bay chiến đấu đa nhiệm của Sukhoi và hiện đại hóa các máy bay chiến lược Tupolev sản xuất từ thời Liên Xô. Về cơ bản, họ tập trung chế tạo ra các máy bay lớn hơn, có tầm bay xa và mang nhiều vũ khí hơn, với hệ thống tác chiến điện tử tối tân hơn. Điều này dẫn tới chủng loại máy bay ít đi và số lượng sẽ ít hơn (vì giá thành đắt).

1689678396306.png

Máy bay chiến đấu Liên Xô

Ở đây chúng ta thấy rằng người Nga đang đi theo xu hướng của Mỹ là thay vì chế tạo với số lượng lớn các máy bay giá rẻ (như Liên Xô từng làm) thì tập trung vào chế tạo một số lượng nhỏ các máy bay tối tân. Tuy nhiên, với một ngân sách quân sự hàng năm chỉ bằng khoảng 8% ngân sách quốc phòng của Mỹ thì điều chắc chắn là không quân Nga thua xa không quân Mỹ về cả số lượng lẫn chất lượng (năm 2021, ngân sách quân sự của Mỹ là hơn 800 tỷ đô la còn ngân sách của Nga là 66 tỷ đô). Cuộc chiến Ukraine xảy ra vào thời điểm lực lượng không quân Nga về cơ bản vẫn là lực lượng không quân mà họ có từ 20 năm trước (với số lượng máy bay nhiều hơn, phi công có được đào tạo tốt hơn) với các tên lửa được chế tạo trong 8 năm qua.

1689678438187.png

Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga

Các máy bay chiến đấu đa nhiệm thế hệ 5 Su-57 chỉ có số lượng đủ để tham gia trong các cuộc duyệt binh và việc tham chiến của nó ở Syria và Ukraine bị coi là bí mật. Các máy bom ném bom tàng hình vẫn dừng ở trên các đoạn quảng cáo với hình ảnh 3D. Các máy bay hiện đại nhất đang tham chiến của Nga là Su-35 và Su-34 cũng có số lượng rất ít khiến cho mỗi một chiếc rơi ở Ukraine sẽ ảnh hưởng ngay tới khả năng chiến đấu của không quân Nga trước NATO. Nói một cách khác, cũng như hải quân, không quân Nga không được chuẩn bị thực sự cho cuộc chiến tại Ukraine.

1689678487583.png

Máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga

Vậy câu hỏi đặt ra là “vào thời điểm nổ ra chiến tranh, ngày 24/2/2022, tình trạng sẵn sàng chiến đấu của hải quân và không quân Nga ra sao; và họ đã tiến hành chiến tranh thế nào?”

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trước hết, chúng ta nói về hải quân Nga.

Chiến tranh nổ ra khi hải quân Nga vẫn đang dang dở trên lộ trình hiện đại hóa của mình. Các biện pháp cấm vận sau khi Nga chiếm Crimea năm 2014 đã khiến cho hải quân Nga không thể có được 4 chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral của Pháp. Tuy được xếp loại là tàu đổ bộ hạng lớn nhưng Mistral cũng có thể được coi như là một tàu sân bay hạng trung. Tàu được người Pháp thiết kế để có thể chứa máy bay trực thăng. Tuy nhiên, người Nga cũng có thể biến nó thành một tàu sân bay nếu trang bị các chiến đấu cơ cánh cứng có khả năng cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng (giống như cách mà người Nhật đã làm với hai chiếc tàu sân bay đầu tiên mà họ đóng sau thế chiến thứ hai). Nếu như hạm đội Biển Đen của Nga sở hữu 2 chiếc tàu như Mistral làm hạt nhân cho lực lượng phong tỏa thì các diễn biến của cuộc chiến trên Biển Đen trong giai đoạn đầu đã rất khác.

1689678675736.png

Tàu đổ bộ lớp Mistral

Sau khi Pháp hủy hợp đồng cung cấp 4 chiếc Mistral này, người Nga buộc phải quay về với việc cải tạo chiếc tuần dương hạm hạng nặng có thể mang máy bay duy nhất của mình, tàu Kuznetsov. Cuộc chiến ở Syria cho thấy chiếc tuần dương hạm mang máy bay này không tạo ra các kết quả mong đợi và thường xuyên bị hỏng hóc và buộc phải đưa về xưởng sửa chữa. Khi cuộc chiến nổ ra và cho tới tận bây giờ, con tàu này vẫn đang trong quá trình sửa chữa, nâng cấp.

Trong 8 năm trước cuộc chiến và sau khi thương vụ mua 4 tàu Mistral bị đổ vỡ, các khoản đầu tư cho hải quân Nga chủ yếu đổ vào lực lượng tàu ngầm chiến lược mang tên lửa hạt nhân, các tàu chiến mặt nước loại nhỏ nhưng được trang bị tên lửa mạnh, và các loại tên lửa đối hạm, đối đất và đối không cho hải quân. Với chiến lược đầu tư như vậy thì hạm đội Biển Đen nhận được số đầu tư ít hơn hẳn so với hạm đội Baltic (nơi thường xuyên phải đối đầu với hải quân của NATO và thực hiện các tham vọng của Nga đối với vùng Bắc Cực). Tuy nhiên, điều này không thay đổi tương quan lực lượng trên Biển Đen.

1689678763511.png

Hạm đội Biển Đen của Nga

Sau khi Nga chiếm Crimea năm 2014, khoảng 75% các trang thiết bị của hải quân Ukraine bị mất về tay Nga. Trong 8 năm tiếp theo, Ukraine không đủ tiền để xây dựng một lực lượng hải quân mới. Do đó, họ chú trọng vào việc phát triển các tàu loại nhỏ và rất nhỏ cùng với tên lửa chống hạm để bảo vệ bờ biển của mình khỏi hạm đội Biển Đen. Người Ukraine đã tính toán đúng rằng hải quân của họ sẽ không thể đối đầu với hải quân Nga nên đã dồn lực vào phát triển các vũ khí phòng thủ chống lại một cuộc phong tỏa đường biển.

1689678856960.png

Tên lửa đối hải của Ukraine

Khi chiến tranh nổ ra hạm đội Biển Đen của Nga đã nhanh chóng phong tỏa các cảng biển của Ukraine. Họ đánh chìm tất cả các tàu tuần tra ven bờ của Ukraine và người Ukraine tự đánh chìm khinh hạm duy nhất của mình tại Mykolaiev trên sông Dniepper khi quân Nga tiến tới gần thành phố này. Hạm đội Biển Đen của Nga cũng phát động nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào các vị trí sâu trong nội địa của Ukraine và chiếm đảo Rắn ở cực Nam của Ukraine chặn mọi tuyến đường biển của Ukraine với Thổ Nhĩ Kỳ (và qua đó với thế giới bên ngoài). Việc áp sát bờ biển của Nga đã khiến Ukraine tự gài mìn phong tỏa các cảng của mình và các bờ biển quanh Odessa mà quân Nga có khả năng đổ bộ.

1689678963946.png

Soái hạm Moskva bị đánh chìm

Sau những thắng lợi ban đầu này, rất nhanh chóng, các vấn đề của cuộc cải tổ hải quân dang dở của Nga đã bộc lộ. Từ khi mở màn của cuộc chiến tới khi rút về Sevastopol sau khi soái hạm Moskva bị đánh chìm, hạm đội Biển Đen đã không thể chế áp được các lực lượng phòng vệ bờ biển của Ukraine. Người Ukraine đã tổ chức một tấn công có hiệu quả cao nhất trong lịch sử hải quân trong 50 năm gần đây. Chỉ với vài chiếc UAV và việc sử dụng khôn khéo các hoạt động nghi binh, lợi dụng tình hình thời tiết (có giông bão), họ đã dùng 2 tên lửa chống hạm đánh bị thương nặng soái hạm Moskva của hạm đội Biển Đen và sau đó dẫn tới việc tàu này bị chìm khi đang kéo về Sevastopol. Điều đáng lưu ý rằng tàu Moskva được coi là tàu có trang bị hỏa lực mạnh nhất trong các tàu chiến nổi hiện nay dù xét về tuổi đời nó là một trong các con tàu già. Tàu Moskva vừa đóng vai trò là soái hạm vừa cung cấp lưới lửa phòng không bảo vệ các con tàu khác trong đội tàu đi cùng. Việc tàu Moskva chìm đã dẫn tới việc toàn bộ hạm đội Biển Đen phải rút về Sevastopol để tìm cách thức phong tỏa mới. Việc rút lui của hạm đội Biển Đen đã dẫn tới việc người Nga buộc phải bỏ đảo Rắn.

1689679026045.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tuy nhiên sự việc không dừng lại ở đó. Tuy không còn hạm đội, nhưng người Ukraine lại một lần nữa thành công khi đẩy hạm đội Biển Đen ra khỏi căn cứ chính của mình tại Sevastopol. Bằng cách sử dụng các UAV tự sát trên biển, người Ukraine đã đánh bị thương một tàu quét mìn của Nga ngay trong cảng Sevastopol. Điều này khiến cho các tàu chiến chủ chốt của Nga buộc phải rút về cảng Novorossysk xa hơn 200 km nữa về phía Đông để nghiên cứu cách đối phó. Đây có thể nói là một thắng lợi chưa có tiền lệ khi một quốc gia không còn lực lượng hải quân mà lại có thể buộc hải quân của đối phương rời bỏ căn cứ chính của mình.

1689736035029.png

Kho nhiên liệu cảng Sevastopol bị tấn công

Về tổ chức đổ bộ, hạm đội Biển Đen cũng chỉ tổ chức được một cuộc đổ bộ từ ngoài biển Azov lên bờ ở gần Berdyansk. Cùng với cánh quân từ Crimea tiến lên, cuộc đổ bộ này đã giúp cho người Nga chiếm được cảng Berdyansk gần như còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, sau khi người Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo Tochka, một loại được người Nga coi là lạc hậu vì sản xuất từ những năm 1970s, đánh trúng các tàu vận tải và đổ bộ của hải quân Nga đậu trong cảng thì các hoạt động tiếp vận qua cảng này cũng bị dừng lại cho tới khi người Nga thiết lập được một mạng lưới phòng không nhiều tầng lớp sau này.

Như vậy, ở trên biển, hải quân Nga, cụ thể là hạm đội Biển Đen đã gần như không đạt được các mục tiêu chính đặt ra cho nó. Cho dù họ có tiêu diệt được lực lượng hải quân Ukraine thì điều này cũng không có ý nghĩa lớn vì về thực chất, hải quân Ukraine đã không còn tồn tại như một lực lượng chiến đấu thực sự sau năm 2014. Khi đối đầu với các lực lượng phòng vệ bờ biển của Ukraine, hạm đội Biển Đen đã không thể chế áp được các lực lượng này mà dần dần trở thành gánh nặng cho chính người Nga khi nó không thể tự bảo vệ mình một cách hiệu quả đối với các cuộc tấn công đường không và đường biển bởi tên lửa và các thiết bị UAV của Ukraine.

1689736156990.png

Cảng Berdyansk bị Ukraine tấn công

Sau khi không đạt được mục tiêu khống chế, phong tỏa vùng biển, vùng trời và vùng duyên hải phía Nam của Ukraine, hải quân Nga đã thu hẹp vai trò của mình trong 2 nhiệm vụ chính: (i) sử dụng tên lửa tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine từ xa và (ii) sử dụng lực lượng lính thủy đánh bộ trên đất liền như các đơn vị bộ binh thông thường.

Sự thất bại của hạm đội Biển Đen thực ra không có gì là bất ngờ. Đơn giản là ngay cả trong 8 năm chuẩn bị cho chiến tranh, các đầu tư của hải quân Nga không nhắm tới việc phục vụ cho một cuộc chiến với Ukraine. Chúng ta thấy rõ là các khoản đầu tư lớn nhất của Nga cho hải quân là nhằm vào việc chế tạo các tên lửa đạn đạo có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân và các tàu ngầm mang chúng để đối phó với Mỹ. Trong bối cảnh các căn cứ quân sự và hệ thống chống tên lửa của NATO ngày càng áp sát biên giới trên bộ của Nga thì đây là giải pháp tối ưu vì các tàu ngầm hạt nhân của Nga có thể bí mật hoạt động dài ngày dưới lớp băng ở Biển Bắc và trồi lên bắn các tên lửa ở các địa điểm bất ngờ (không như các silo tên lửa đạn đạo bị buộc phải công khai địa điểm và bị kiểm soát liên tục theo các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân). Đường bay của các tên lửa này – qua Bắc Cực, Canada rồi tới Mỹ - cũng ngắn và ít bị các đơn vị phòng thủ tên lửa hơn.

1689736329333.png

Tàu ngầm hạm đội Biển Bắc của Nga

Ngoài ra, việc khí hậu ấm lên đã mở ra hai cơ hội lớn cho nước Nga là:
(i) khai thác tuyến đường vận tải biển ở phương Bắc (vốn thường xuyên bị đóng băng trước kia) và (ii) tìm kiếm, khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa gần Bắc cực (nơi được cho là có 1/3 trữ lượng dầu và khí chưa khai thác trên trái đất). Với một chương trình cải tổ đầy tham vọng nhưng lại có nguồn lực hạn chế, tình trạng về trang bị và sẵn sàng chiến đấu của hải quân Nga rất bất cân xứng giữa các hạm đội. Ngay sau khi soái hạm Moskva bị đánh chìm, đã có một danh sách các trang thiết bị không hoạt động trên tàu này được tiết lộ bởi các blogger quân sự của Nga. Nếu nhìn vào danh sách này (và nếu danh sách này là thực) thì thực ra tàu Moskva không thể được coi là đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu khi gần như toàn bộ các hệ thống vũ khí phòng không của nó hoặc là không hoạt động hoặc là đang được bảo trì. Điều này cho thấy rõ là chiến tranh đã xảy ra khi mà hạm đội Biển Đen chưa sẵn sàng cho cuộc chiến. Đây là tình tiết mà tôi muốn các bạn lưu ý và sẽ được nhắc lại trong phần phân tích sau.

1689736382970.png

Chiến hạm Moskva

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là lực lượng hải quân Nga có những “điểm sáng nào” không?

Mặc dù hải quân Nga có những thất bại như vừa nêu nhưng người Nga vẫn đạt được hầu hết các mục tiêu mà họ đặt ra đối với mặt trận trên biển. Mặc dù hạm đội Biển Đen rút về Novorossysk nhưng thực tế là Ukraine không thể sử dụng Biển Đen cho mình ngoại trừ hoạt động vận chuyển lúa mì được Nga chấp thuận theo thỏa thuận với Liên Hợp Quốc. Thông qua các hoạt động ngoại giao, người Nga đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus và Dardanelles với tàu chiến và các tàu vận tải quân sự của các bên tham chiến. Toàn bộ các vũ khí mà phương Tây vận chuyển cho Ukraine đều đi bằng đường bộ hoặc đường không. Các tàu hàng của Ukraine cũng không thể hoạt động nếu như đó không phải là trong khuôn khổ của thỏa thuận về xuất khẩu lúa mì. Bản thân hải quân Ukraine khi phát động cuộc tấn công bằng UAV trên biển vào Sevastopol cũng phải núp bóng các tàu hàng trong chương trình xuất khẩu lúa mì chứ tàu của họ không thể hoạt động trên biển.

Người Nga cũng rất thực dụng trong cuộc chiến, khi thấy việc giữ một địa điểm, hoặc việc hiện diện hải quân của họ tại một khu vực không đạt được mục tiêu đề ra và có thể gây thiệt hại thì họ sẵn sàng rút lui, bất chấp sự cười nhạo của phương Tây. Chúng ta có thể thấy sự khác nhau rõ rệt giữa việc người Nga nhanh chóng rút trung đội lính thủy đánh bộ giữ đảo Rắn hay toàn bộ hạm đội Biển Đen sau khi tàu Moskva bị đánh đắm (mà họ chưa có biện pháp chống trả cách đánh mới của Ukraine) với cách Kiev ném hết đơn vị này tới đơn vị khác vào thành phố Bakhmut bị bao vây ¾ trong suốt mấy tháng gần đây.

Người Nga cũng rất thực dụng khi sẵn sàng copy, cải tiến các thiết bị quân sự của Ukraine mà họ bắt được. Ví dụ, vào cuối năm 2022, họ đã bắt được 2 chiếc UAV tấn công đường biển của Ukraine dạt vào bờ biển Sevastopol. Đó là loại khí tài mà người Nga chưa đầu tư nghiên cứu và sản xuất trước đó. Thế nhưng chỉ vài tháng sau, vào tháng 2/2023, người Nga đã sử dụng một thiết bị tương tự như thiết bị bắt được để đánh sập cầu Zatoka, một cây cầu quan trọng trên tuyến đường huyết mạch tiếp tế cho Ukraine từ Moldova. Với năng lực sản xuất hàng loạt của nền công nghiệp quốc phòng Nga, có lẽ trong thời gian tới người Ukraine sẽ phải tăng cường lực lượng để bảo vệ các cây cầu chiến lược của mình khỏi các cuộc tấn công tương tự.

1689736575873.png

1689736626512.png

1689736689124.png

Cầu Zatoka trước và sau khi bị tấn công

Một mặt khác, mỗi khi người Ukraine triển khai một phương thức đánh mới có hiệu quả thì người Nga sẽ lập tức nghiên cứu, rút kinh nghiệm và tìm ra biện pháp khắc chế. Sau cuộc tấn công của UAV biển vào Sevastopol hồi tháng 10 năm ngoái, hạm đội Biển Đen đã rút về Novorossysk. Thế nhưng, vào tháng 2/2023, không ảnh của Mỹ cho thấy toàn bộ hạm đội này đã rời khỏi Novorossysk và đi về phía Tây. Điều này khiến cho nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng Nga sắp bắt đầu phát động cuộc tổng tấn công (mà nhiều người dự đoán mấy tháng nay). Tuy nhiên, từ đó tới nay đã hơn 1 tháng và người Nga đã phát động nhiều đợt tấn công tên lửa lớn (trong đó có nhiều tên lửa do hạm đội Biển Đen bắn) nhưng người Ukraine không có được bất cứ cuộc thành công nhỏ nào đối với hạm đội này. Đêm rạng ngày 23/3/2023, người Ukraine đã phát động một cuộc tấn công bằng UAV trên không và trên biển vào hạm đội Biển Đen tại Sevastopol. Các tàu UAV trên biển của Ukraine là loại mới, được Mỹ trang bị. Tuy nhiên, tất cả các UAV này đều bị phía Nga bắn hạ. Điều đó có thể cho thấy rằng việc tiến về phía Tây của hạm đội Biển Đen hồi tháng 2/2023 không phải là một hành động bất chấp rủi ro để tham gia vào một cuộc tổng tấn công mà đơn thuần là người Nga đã tìm ra các biện pháp chế khắc các cuộc tấn công của Ukraine nên hạm đội đó quay lại vị trí thường trực của mình trước đó.

1689736839903.png

Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Về không quân Nga

Chúng ta thấy rằng ở giai đoạn mở màn của cuộc chiến, không quân Nga và lực lượng tên lửa là những lực lượng đi đầu trong việc tấn công vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu nhất của lực lượng phòng không và không quân của Ukraine. Trong một tháng đầu tiên, hiệu quả của các cuộc tấn công này được thấy rõ là lực lượng không quân của Ukraine hầu như không có các cuộc oanh tạc đáng kể nào vào các đơn vị tăng, thiết giáp thọc sâu của Nga. Hệ thống phòng không của Ukraine giai đoạn đầu tiên cũng bị tê liệt khiến cho trong hai tuần đầu các máy bay ném bom của Nga có thể bay thấp trên các thành phố.

1689758863280.png

Phòng không Ukraine bị phá hủy

Tuy nhiên, trong các tuần tiếp theo thì tình hình có thay đổi. Không quân của Ukraine tuy vẫn không có vai trò gì trong các cuộc tấn công quân Nga từ trên không nhưng các lực lượng phòng không, đặc biệt là lực lượng tên lửa vác vai (MANPAD) bắt đầu gây các thiệt hại cho các máy bay trực thăng và máy bay ném bom bay thấp.

1689758996176.png

Cường kích Su-25 Nga bị bắn hạ

Sau 2 tháng chiến tranh, mặc dù phía Nga tuyên bố rằng họ đã khống chế được hoàn toàn bầu trời Ukraine nhưng những diến biến trong các tháng tiếp cho thấy điều đó không đúng. Chúng ta có thể thấy rằng người Nga chỉ có được air superiority (sự khống chế trên không) chứ không có được air supremacy (sự thống trị tuyệt đối trên không). Không quân Ukraine, mặc dù đã bị thiệt hại nặng và không còn là một lực lượng chiến đấu đáng kể, vẫn tiếp tục xuất kích với số máy bay ít ỏi của mình. Trong tuyệt đại đa số các trận không chiến, phần thua thuộc về phía Ukraine với các máy bay trang bị yếu hơn và phi công ít kinh nghiệm hơn đối phương. Tuy nhiên, việc không quân Ukraine tiếp tục xuất kích bất chấp thiệt hại cho thấy tinh thần bất khuất của lực lượng này. Tất nhiên, chúng ta không bàn ở đây câu chuyện tuyên truyền về “bóng ma Kiev”, một phi công Ukraine tài giỏi bắn rơi nhiều máy bay Nga trên bầu trời Kiev do phía Ukraine dựng lên. Song, một điều đáng được ghi nhận là, bất cứ khi nào có cơ hội, bất cứ khi nào nhận được một vài chiếc máy bay viện trợ thay thế cho các máy bay đã bị mất thì không quân Ukraine lại cất cánh đấu với người Nga. Điều này khiến cho lực lượng không quân Ukraine phải trả một giá đắt là hầu hết phi công loại một và hai của họ đều đã bị người Nga loại khỏi vòng chiến đấu. Trong thời gian tới, Ukraine sẽ phải trông đợi vào việc hình thành một thế hệ phi công mới, trẻ hơn và được phương Tây đào tạo để chống lại người Nga trên bầu trời. Điều này sẽ mất nhiều năm và nhiều máu.

1689759175168.png

Máy bay chiến đấu của Nga bị bắn hạ

Tuy nhiên, sự chống trả kiên cường, bất chấp thiệt hại nặng nề của cả phòng không lẫn không quân Ukraine đã khiến cho người Nga nhanh chóng phải thay đổi lại chiến thuật của mình. Chỉ sau 3 tháng chiến tranh, các phi công Nga đã rút khỏi các nhiệm vụ oanh tạc các đường tiếp vận của quân đội Ukraine. Trên chiến trường, các máy bay ném bom của Nga trở nên rất thận trọng trong các cuộc oanh tạc. Các máy bay hiện đại khác của Nga vẫn tham gia tấn công vào hậu phương của Ukraine nhưng chủ yếu bằng cách bắn tên lửa hành trình từ ngoài tầm với của lực lượng phòng không Ukraine.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ở đây, chúng ta một lẫn nữa lại thấy rõ tính thích nghi nhanh chóng của quân Nga đối với các hoàn cảnh phát sinh trên chiến trường và sự thực dụng của họ trong các chiến thuật. Khi thấy rõ hiệu quả của các loại tên lửa trong tấn công từ xa các mục tiêu chiến lược của Ukraine, người Nga tận dụng tối đa lợi thế của thứ vũ khí mà họ đã bỏ nhiều năm đầu tư nghiên cứu.

Trước hết, như đã nói ở trên, việc hiện đại hóa lực lượng không quân của Nga là nhằm đối đầu với lực lượng không quân của NATO chứ không phải để tham chiến vào một cuộc chiến với Ukraine. Do đó, dù thiệt hại không lớn nhưng nếu không quân Nga tiếp tục tham chiến như những ngày đầu thì sớm hay muộn, các thiệt hại do phía Ukraine gây ra sẽ ảnh hưởng tới khả năng chiến đấu của không quân Nga với không quân NATO. Do đó, người Nga đã chọn một chiến thuật rất hiệu quả cho tới nay.

Chiến thuật mới của không quân Nga bao gồm các yếu tố sau:

(i) Tấn công tiêu diệt mọi lực lượng của không quân Ukraine mọi nơi, mọi lúc, khi họ xuất hiện.

(ii) Phá hủy toàn bộ các cơ sở hạ tầng quân sự mà lực lượng không quân Ukraine cần có để đảm bảo cho tình trạng sẵn sàng chiến đấu của không quân;

(iii) Tiêu hao càng nhiều càng tốt lực lượng phòng không của Ukraine cả về khí tài chiến đấu lẫn đạn dược;

(iv) Phá hủy các cơ sở hạ tầng dân sự mà người Ukraine có thể sử dụng cho mục đích quân sự.

Việc thực hiện các chiến thuật đó như sau.

Trước hết, toàn bộ các cơ sở hạ tầng quân sự của không quân Ukraine (các sân bay, kho nhiên liệu, kho vũ khí, các nhà máy sản xuất, bảo dưỡng máy bay) đều đã bị người Nga tấn công và phá hủy bằng vũ khí chính xác ngay từ đầu cuộc chiến. Điều này buộc lực lượng không quân Ukraine phải phân tán toàn bộ số máy bay còn lại về các sân bay ở cực Tây của đất nước và ở các sân bay nhỏ, bí mật.

Tiếp đó, các hệ thống trinh sát của Nga theo dõi chặt bầu trời để báo cho các tiêm kích Nga chặn đánh các cuộc xuất kích của máy bay Ukraine. Nếu việc chặn đánh không kịp thì họ sẽ theo dõi đường về của các máy bay này (người Ukraine đang sử dụng lối đánh du kích trên không giống như không quân của Việt Nam thời chống Mỹ nên không phải lúc nào người Nga cũng có thể có các trận không chiến với họ) để xác định các căn cứ xuất phát. Kể cả việc bị mất dấu các máy bay này thì họ cũng sẽ dùng các biện pháp phân tích từ không ảnh tới tình báo để tính toán được các khu vực cất giữ máy bay và tấn công chúng ở ngay nơi ẩn nấp.

1689823838937.png

Một sân bay Ukraine bị tấn công

Không chỉ nhằm vào việc tiêu hao các phi công Ukraine trên bầu trời, người Nga cũng nhằm vào lực lượng trên mặt đất của lực lượng không quân. Trong không chiến hiện đại, vai trò của những người dưới đất cũng quan trọng không kém vai trò của các phi công trên trời. Những người đó là những sỹ quan phục vụ trong các lực lượng rada, chỉ huy, điều độ bay, trinh sát khí tượng. Người Nga cũng dồn lực vào việc tấn công tiêu diệt các lực lượng hỗ trợ dưới đất này. Điển hình nhất là vụ tấn công vào tòa nhà câu lạc bộ sỹ quan tại thành phố Vinnytsia, gần biên giới với Moldova ngày 14/7/2022. Người Nga được cho rằng đã bắn 5 tên lửa hành trình Kalibr từ một tàu ngầm ở ngoài khơi Biển Đen. Dù phía Ukraine nói rằng có 2 tên lửa bị bắn hạ nhưng các tên lửa còn lại đã đánh trúng mục tiêu (xem hình).

1689823895686.png


Mặc dù phía Ukraine nói rằng người Nga bắn vào các cơ sở dân sự nhưng thực tế cho thấy tên lửa Nga đã bắn rất chính xác vào phần tòa nhà nơi có cuộc họp của các sỹ quan cao cấp của không quân Ukraine với đại diện phía NATO bàn về viện trợ cho không quân Ukraine. Mặc dù phía Ukraine tuyên bố chỉ có các nạn nhân là dân thường nhưng trong các video đầu tiên bị rò rỉ lên mạng, từ phía phần tòa nhà câu lạc bộ sỹ quan bị bắn sập đã đưa ra rất nhiều người chết và bị thương mặc quân phục.

Song song với việc tấn công vào lực lượng không quân Ukraine, người Nga cũng tấn công vào lực lượng phòng không của nước này. Người Nga sử dụng các máy bay chiến đấu mang các tên lửa hành trình, xuất phát từ nhiều sân bay, với các đường bay khác nhau để làm rối loạn việc theo dõi của hệ thống phòng không Ukraine và bắn tên lửa hành trình ở khoảng cách ngoài tầm với của tên lửa phòng không Ukraine. Về cơ bản, việc theo dõi, tính toán đường đạn của tên lửa hành trình do máy bay bắn ra từ trên không khó hơn rất nhiều lần so với việc theo dõi một tên lửa hành trình bắn lên từ mặt đất. Điều này lại càng trở nên khó khăn hơn cho phía Ukraine khi Nga sử dụng nhiều loại tên lửa, với nhiều hành trình khác nhau, được phóng từ máy bay, tàu ngầm, tàu chiến, từ các trạm phóng di động trên mặt đất kết hợp với các tên lửa giả và các UAV giá rẻ được sản xuất theo công nghệ Iran.

1689823968381.png

UAV Shahed

Việc sử dụng các UAV của Iran cũng là nỗ lực đầy thực dụng của người Nga trong các chiến dịch tấn công đường không đối với Ukraine. Các UAV này có sức mạnh phá hoại đủ lớn để khiến cho lực lượng phòng không của Ukraine không thể bỏ qua. Tuy nhiên nó lại khó bắn hạ bởi các hệ thống phòng không rẻ tiền như pháo cao xạ hay súng máy phòng không. Giá thành của các UAV này lại rẻ hơn nhiều lần các tên lửa phòng không được bắn lên để hạ chúng (và điều này khiến cho công cuộc phòng không trở nên đắt đỏ với một nền kinh tế đã suy sụp như Ukraine). Và điều nguy hiểm hơn nữa là các cuộc tấn công UAV này vừa là các cuộc tấn công thực sự vào các mục tiêu chiến lược lại vừa là các cuộc khiêu khích khiến cho lực lượng tên lửa phòng không của Ukraine lộ vị trí (và bị lực lượng không quân Nga săn đuổi ngay sau đó).

1689824081418.png


Một khía cạnh khác của việc sử dụng các UAV của Iran là kinh tế. Sau khi các mục tiêu quân sự và công nghiệp quốc phòng chủ chốt đã bị đánh phá (hoặc không còn ý nghĩa vì người Ukraine đã sơ tán, phân nhỏ các cơ sở này) thì việc sử dụng tên lửa có độ chính xác cao đánh vào các mục tiêu nhỏ sẽ không hiệu quả về kinh tế cho phía Nga. Do đó, việc người Nga sử dụng các UAV rẻ tiền của Iran sẽ giúp cho họ duy trì được việc đánh phá hậu phương của Ukraine nhưng vẫn để giành được các tên lửa đắt tiền của mình cho các mục tiêu đắt giá hơn.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ở trên các vùng gần tiền tuyến, người Nga cũng ráo riết sử dụng các UAV cảm tử để săn lùng các hệ thống phòng không S-300 của Ukraine cũng như các hệ thống phòng không được phương Tây viện trợ sau này.

Trong các chiến cuộc ở Donbass trong 6 tháng gần đây, các máy bay Su-24, Su-25 bay ném bom các vị trí của Ukraine chủ yếu là các máy bay của lực lượng Wagner. Đây cũng là một cách thích nghi của không quân Nga. Trong khi họ rút các không quân chính quy của mình về thực hiện các nhiệm vụ săn máy bay Ukraine và bắn tên lửa hành trình thì họ để cho Wagner tuyển dụng các phi công chiến đấu đã về hưu hoặc chuyển ngành vào các nhiệm vụ không kích ở mặt trận. Điều này giúp cho Nga vẫn bảo toàn được lực lượng không quân chính quy nhưng vẫn duy trì được áp lực từ trên không đối với quân Ukraine thông qua việc sử dụng một lượng lớn các phi công chiến đấu mà Liên Xô và Nga trước đây đã đào tạo.

1689824216335.png

Su-25 của Nga tham chiến tại Ukraine

Gần đây, người Nga bắt đầu sử dụng “bom lượn” với số lượng lớn để tấn công các mục tiêu của Ukraine. Nói một cách ngắn gọn thì “bom lượn” là một quả bom cỡ lớn thông thường được gắn một bộ cánh có điều khiển để có thể tự bay tới mục tiêu theo điều khiển chứ không phải rơi tự do. Việc gắn các “bộ cánh” lên các bom thông thường là một giải pháp biến các bom thường thành một loại bom thông minh một cách rẻ tiền. Việc sử dụng bom lượng cũng làm giảm thiểu thiệt hại cho lực lượng không quân vì các máy bay ném bom này có thể thả bom từ khoảng cách 50-70 km và như thế sẽ giúp cho máy bay tránh khỏi các tên lửa phòng không tầm trung và ngắn. Vào hồi đầu năm 2022, người Nga đã sử dụng loại bom này trên chiến trường. Tuy nhiên sau đó loại bom này không được sử dụng lại cho tới tuần vừa qua. Điều này có thể thấy rằng người Nga đã dùng thời gian qua để chỉnh sửa các sai sót trong thiết kế trước đó của họ.

1689824320754.png

Bom lượn của Nga

Người Mỹ cũng cung cấp các “bộ cánh” tương tự cho không quân Ukraine. Với các bộ cánh này, các máy bay của Ukraine có thể tấn công các mục tiêu của Nga từ xa mà vẫn có thể tránh được các cuộc không chiến với máy bay Nga. Và nếu Nga muốn ngăn chặn các máy bay ném bom lượn này thì họ hoặc là phải cho máy bay tiêm kích tiến vào đất Ukraine hoặc là bố trí các hệ thống tên lửa S-400 ra sát biên giới hoặc vào vùng Donbass – và như vậy có thể biến chúng thành mục tiêu cho các UAV cảm tử của Ukraine.

1689824400359.png

Bom lượn của Mỹ cung cấp cho Ukraine

Nếu nhìn nhận về hiệu quả của các hoạt động chiến đấu của không quân – tên lửa Nga một cách tổng thể thì chúng ta thấy rằng họ đã thành công và đạt được hầu hết các mục tiêu của mình.

Trước hết, lực lượng không quân Ukraine từ đầu cuộc chiến tới nay không có bất kỳ tác động nào tới diễn biến của chiến sự trên mặt đất. Đôi khi chúng ta nghe thấy việc một vài máy bay chiến đấu của Ukraine bị bắn rơi thì sự ngạc nhiên đối với mọi người là không quân Ukraine vẫn còn máy bay để cất cánh.

1689824489522.png

Su-24 của Ukraine

Thứ hai, toàn bộ nền công nghiệp quốc phòng của Ukraine rõ ràng đã bị xóa sổ. Không chỉ là các nhà máy sản xuất xe tăng, máy bay, pháo bị phá hủy mà hiện nay, ngay cả tới các loại đạn pháo và đạn thông thường thì người Ukraine cũng phải nhập hoặc tính đến việc nhờ phương Tây xây dựng các nhà máy của Ukraine trên lãnh thổ các nước thành viên NATO để sản xuất nhằm tránh bị Nga oanh tạc.

Về mặt chiến lược, trong cuộc chiến trên không, Ukraine và phương Tây rơi vào bế tắc và không có giải pháp nào để chiến thắng người Nga nếu vẫn tiếp tục tình trạng hiện nay.

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta cần nhìn lại lịch sử các cuộc chiến trên không trước đây.

Chiến tranh trên không xảy ra lần đầu tiên trong Thế chiến Thứ Nhất. Trong cuộc thế chiến này, do các hạn chế về công nghệ hàng không nên các cuộc không chiến và oanh tạc bằng máy bay chỉ diễn ra trong khoảng cách 20 km tính từ chiến tuyến (các cuộc ném bom sâu trong nội địa của lực lượng khinh khí cầu Đức không được tính ở đây vì các nỗ lực này nhanh chóng bị người Đức bỏ qua sau khi Đồng Minh phát triển hệ thống phòng không). Về cơ bản, cuộc chiến trên không của Thế chiến thứ Nhất là cuộc chiến tiêu hao; trong đó các bên cố gắng càng bắn hạ nhiều máy bay đối phương càng tốt. Không quân ở thời kỳ này không tạo ra bất kỳ đột phá nào cho lục quân trên mặt đất trong bất cứ trận đánh nào.

1689916292157.png

Máy bay chiến đấu trong WW1

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển của công nghệ hàng không đã mang lại hai vai trò tối quan trọng cho không quân và lần đầu tiên không quân đóng vai trò quan trọng trong diễn biến của cuộc chiến. Vai trò thứ nhất là vai trò đột phá phòng tuyến địch và gây rối loạn hậu phương địch của không quân. Ví dụ điển hình nhất của vai trò này là vai trò của Luftwaffe (không quân Đức Quốc xã) trong thời kỳ đầu của cuộc chiến và của không quân Liên Xô trong giai đoạn sau. Thực tế là cứ khi nào Luftwaffe hay không quân Liên Xô khống chế được bầu trời thì lục quân của Đức hay Liên Xô sẽ chiến thắng trên mặt đất. Trong tấn công, lực lượng không quân đóng vai trò quan trọng khi giúp bộ binh đột phá phòng tuyến và phá hoại, làm tê liệt các hoạt động hậu cần, chuyển quân ở hậu phương. Trong phòng ngự, không quân có thể ngăn chặn các mũi tấn công của xe tăng và thiết giáp bằng cách phá hoại các cầu, các bến vượt sông, đường xá hoặc trực tiếp đánh thiệt hại lực lượng này.

1689916368347.png

Cường kích IL2 của Liên Xô trong WW2

Vai trò thứ hai (và quan trọng hơn) là không quân có thể triệt phá, hoặc gây rối loạn cho nền công nghiệp quốc phòng của đối phương khiến cho các nỗ lực chiến tranh bị ảnh hưởng. Điều này thấy rõ qua chiến dịch ném bom chiến lược của Mỹ và Anh lên các thành phố và nhà máy quốc phòng Đức. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng người Anh và Mỹ đã mất gần 160 ngàn người của lực lượng không quân (phi công, hoa tiêu, xạ thủ trên máy bay…) và hàng ngàn máy bay khi ném bom các cơ sở hạ tầng Đức song lượng vũ khí và đạn dược của Đức vẫn tiếp tục tăng liên tục qua các năm và đạt đỉnh cao vào năm 1944, năm mà các cuộc ném bom chiến lược được tiến hành mạnh mẽ nhất.

1689916432771.png

Máy bay ném bom Mỹ trong WW2

Tuy nhiên, các thực tế đó không có nghĩa là các chiến dịch ném bom chiến lược của Đồng Minh thất bại. Dù người Đức, nhờ các nỗ lực của Bộ trưởng Vũ khí Albert Speer đã liên tục tăng sản lượng vũ khí và đạn được bất chấp bị ném bom nhưng việc hệ thống giao thông, đường sắt, đường bộ bị phá hoại khiến cho các vũ khí, đạn dược này không được chuyển ra chiến trường đầy đủ. Sản lượng xe tăng và thiết giáp của Đức liên tục tăng nhưng sản lượng xăng dầu cho chúng lại tụt dốc vì các cơ sở lọc dầu bị đánh phá. Điều đó dẫn tới các sư đoàn tăng thiết giáp thường xuyên hết nhiên liệu và đạn dược khi chiến dịch đang diễn ra nửa chừng (mà ví dụ điển hình nhất là cuộc phản công lớn cuối cùng của quân Đức ở phía Tây tại khu vực Ardennes).

1689916476661.png

P-51 Mustang

Ngoài ra, cùng với việc đưa vào trang bị máy bay P-51 Mustang (loại máy bay tiêm kích duy nhất có thể hộ tống máy bay ném bom ở sâu trong nội địa Đức rồi bay về) đã khiến cho các lực lượng tiêm kích của Đức buộc phải đối đầu với tiêm kích Mỹ và dẫn tới bị tiêu diệt. Trong giai đoạn 1944-1945, không quân Liên Xô đã làm chủ bầu trời mặt trận phía Đông là vì tất cả những đơn vị tiêm kích giỏi nhất của Đức đã bị điều về phía Tây để chống các cuộc ném bom chiến lược của Anh và Mỹ và bị tiêu hao tới không còn sức chiến đấu ở phía Tây.

Vai trò thứ ba là quyết định sự thắng thua của các trận hải chiến. Nói một cách ngắn gọn là trong thế chiến thứ hai, hầu hết các trận hải chiến quan trọng nhất đều được quyết định bởi không quân. Khống chế trên không quyết định sự an toàn của các tuyến vận chuyển (khỏi sự tấn công của không quân và tàu ngầm của đối phương). Sau thế chiến thứ hai, các thiết giáp hạm khổng lồ đều bị các cường quốc hải quân từ bỏ.

Trong thế chiến thứ hai, không quân Mỹ và Liên Xô đều đạt được tất cả các mục tiêu của mình nhưng cái giá phải trả là hàng trăm ngàn người và hàng chục ngàn máy bay.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, không quân Mỹ đã phải huy động gần ½ lực lượng của mình để chiến đấu tại Việt Nam. Họ mất hàng ngàn máy bay với hàng trăm phi công bị bắt giữ nhưng không đạt được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào. Họ không thể phá hủy năng lực công nghiệp quốc phòng của Hà Nội vì các nhà máy sản xuất vũ khí lại nằm ở Liên Xô và Trung Quốc. Họ không thể ngăn chặn hoàn toàn việc vận chuyển vũ khí và người của miền Bắc vào Nam. Và chiến thắng duy nhất mà họ có thể nói là cuộc ném bom vào Giáng sinh năm 1972 đã buộc Hà Nội phải ký vào hiệp định Paris năm 1973 (với nội dung chẳng khác gì nội dung mà Hà Nội đã đồng ý trước ném bom) và hiệp định này là sự mở đầu của việc chính quyền Sài Gòn sụp đổ.

1689935422223.png

Không quân hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Ở các cuộc chiến vùng vịnh, Nam Tư và Apghanistan thì không quân Mỹ không có đối thủ vì Iraq quyết định di chuyển các máy bay của họ sang Iran, Nam Tư thì cất giấu không quân của họ và Taliban thì không có không quân. Tuy không quân Mỹ đạt được tất cả các mục tiêu đề ra với thiệt hại rất ít trong cuộc chiến này nhưng các cuộc không kích của họ đã phá hủy gần như toàn bộ các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng nhất của đối phương (thông tin, năng lượng, giao thông, cơ sở hạ tầng…) khiến cho việc tái thiết các quốc gia này trở nên lớn khủng khiếp và gây đau khổ cho toàn bộ người dân của các nước này.

1689935525027.png

Không quân hải quân Mỹ trong chiến tranh Iraq

Nếu ta đem so sánh các cuộc chiến trên với cuộc chiến ở Ukraine thì có thể thấy rằng không quân Nga trong cuộc chiến này đạt được nhiều nhất với thiệt hại rất thấp so với gì họ đạt được.

Trước hết, đó là sự hủy diệt nền công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Sau khi mất Crimea năm 2014, Ukraine đã cố gắng xây dựng lại nền công nghiệp quốc phòng một thời hùng mạnh của mình. Họ tự phát triển ra các loại khí tài có xu hướng thoát ly khỏi nguồn gốc Liên Xô và mang hơi hướng của NATO như xe tăng, xe bọc thép. Họ thậm chí còn cố gắng tìm cách xuất khẩu các vũ khí này. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi cuộc chiến bắt đầu, tất cả các khí tài mới này biết mất khỏi chiến trường và kể từ thời gian chuẩn bị cho cuộc phản công ở Nam Kharkov (tháng 9/2022) thì không ai còn lạ gì việc quân Ukraine có thể tổ chức phản công được hay không là phụ thuộc vào họ nhận được viện trợ gì từ phương Tây.

1689935680776.png

Một mục tiêu của Ukraine bị không kích

Trong những tháng đầu của cuộc chiến, báo chí phương Tây đã rầm rộ đưa tin khiến cho mọi người nghĩ rằng việc Nga sẽ thất bại hay không phụ thuộc vào các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, sau khi các UAV này liên tục bị bắn rơi thì “vũ khí của chiến thắng” lại là các tên lửa chống tăng và tên lửa vác vai phòng không của NATO. Người Ukraine vẽ tranh các thánh Cơ đốc giáo mang trên tay tên lửa Javelin hay Stinger với ý nghĩa đó sẽ là vũ khí của chiến thắng. Sau khi hình ảnh quân Nga bắt được rất nhiều các tên lửa Javelin và chống tăng của NATO thì hình ảnh tên lửa Javelin được thay thế bởi các trọng pháo 155mm và pháo tự hành của Mỹ và các nước NATO. Rồi sau khi xuất hiện hình ảnh các trọng pháo này liên tiếp bị các UAV của Nga phá hủy thì xuất hiện vũ khí HIMARS.

1689935820369.png

Thành phố Lviv của Ukraine bị không kích

Sau các tuyên truyền rầm rộ về sự chính xác của HIMARS thì các vũ khí tự nhiên không được nhắc tới trong vài tháng gần đây. Cựu cố vấn cao cấp về quân sự của bộ trưởng quốc phòng Mỹ dưới thời Trump, đại tá Douglas Macgregor nói thẳng ra rằng người Nga đã tập trung vào việc tiêu diệt các thiết bị này và do HIMARS được các sỹ quan NATO trực tiếp điều khiển nên cả hai bên đều không đề cập tới việc các hệ thống này bị tiêu diệt. (Về cựu cố vấn Macgregor thì các bạn có thể tìm hiểu thêm về ông. Macgregor là một trong những quân nhân được tặng thưởng cao nhất trong cuộc chiến vùng Vịnh và ông được coi là anh hùng trong trận 73 Easting với lực lượng xe tăng của vệ binh cộng hòa Iraq năm 1971. Trận này được coi là trận “đấu tăng lớn nhất cuối cùng của thế kỷ 20” trong đó lực lượng do Macgregor chỉ huy đã đánh bại toàn bộ lực lượng xe tăng và thiết giáp Iraq mà không chịu một thiệt hại nào).

1689936407942.png

Douglas Macgregor

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,109
Động cơ
655,074 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sau các tuyên truyền về HIMARS như là vũ khí chiến thắng thì báo chí phương Tây lại nói đến xe tăng Leopard 2 và Abram của Đức và Mỹ như là vũ khí để Ukraine có thể trụ vững. Rồi trong tuần vừa qua thì tổng thư ký của NATO nói rằng việc Ukraine có thể đứng vững hay không phụ thuộc vào số lượng đạn pháo mà phương Tây cung cấp (và điều đáng lưu ý là số lượng đạn pháo mà Ukraine cần lại lớn hơn nhiều lần số lượng đạn pháo mà NATO có thể sản xuất vào thời điểm hiện tại).

1689995980858.png

Leopard 2 tại Ukraine

Cái chúng ta thấy ở đây là chỉ sau 1 năm chiến tranh, phương Tây và Ukraine đã đi từ “vũ khí để chiến thắng” tới “thứ để cho Ukraine có thể đứng vững” – và tất cả những thứ đó đều là của phương Tây sản xuất. Lực lượng không quân và tên lửa Nga đã đạt được mục tiêu của họ - Ukraine giờ đây không còn có khả năng tự sản xuất cả vũ khí lẫn đạn dược ở quy mô công nghiệp. Nói một cách khác, nền công nghiệp quốc phòng đã biến mất. Trong toàn bộ các cuộc chiến tranh trên không đã nêu ở trên, không một bên nào đạt được kết quả rõ ràng như người Nga ở Ukraine.

Về thiệt hại và lực lượng huy động, chúng ta thấy rằng người Nga đã huy động một số lượng máy bay thấp hơn rất nhiều lần so với số lượng của các cuộc chiến tranh trước kia. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, mỗi cuộc ném bom vào các mục tiêu chiến lược sâu trong đất đối phương người Mỹ và Anh huy động từ 500 tới 1.000 máy bay xuất kích cùng lúc và thiệt hại của lực lượng không quân của cả Anh và Mỹ trong các cuộc ném bom là 160 ngàn (80 ngàn cho mỗi quốc gia).

1689996208075.png

Không quân Mỹ ném bom cầu Hàm Rồng trong chiến tranh Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, mỗi lần tấn công vào chỉ riêng cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa, người Mỹ huy động từ hàng chục tới cả trăm máy bay các loại. Trong chiến tranh vùng Vịnh và Nam Tư, số máy bay được huy động lên tới hơn ngàn chiếc và mỗi lần tham chiến thì con số là từ hàng chục tới hàng trăm. Trong cuộc chiến Ukraine, chưa bao giờ có trên 30 chiếc máy bay ném bom của Nga cùng xuất hiện trên bầu trời. Tuy nhiên, đến nay có thể nói rằng không có bất kỳ một địa điểm nào trên đất Ukraine là an toàn khỏi các cuộc tấn công đường không của Nga (và cách tốt nhất để một địa điểm không bị tấn công là không có các kho tàng, cơ sở quân sự ở đó).

1689996432297.png

Không quân NATO trong chiến tranh Nam Tư

Về mặt chiến lược, cách thức Nga tiến hành cuộc chiến trên không hiệu quả tới mức Ukraine và phương Tây (cho tới thời điểm này) phải dựa vào một chiến lược kỳ lạ, lần đầu tiên có trong lịch sử không chiến 100 năm. Tuy nhiên, trước khi nói về chiến lược này, chúng ta nên xem xét chiến lược để chiến thắng của các bên trong các cuộc chiến trước kia.

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến lược của các bên đơn giản là không quân bên tấn công sẽ gây thiệt hại cho không quân của địch tới mức họ không còn có thể đào tạo được phi công và sản xuất ra máy bay nữa.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, chiến lược của Đồng Minh là bên tấn công sẽ ném bom tới khi nền sản xuất quốc phòng và hậu cần của đối phương không còn hoạt động hiệu quả nữa. Họ sẽ buộc không quân Đức phải nghênh chiến với tiêm kích của đồng minh và tiêu hao họ cho tới khi họ không còn phi công giỏi để chiến đấu nữa. Chiến lược của Đức là, chúng ta sẽ bắn rơi máy bay của họ tới mức mà thiệt hại về người và máy bay của họ trở nên không chịu đựng được và dừng ném bom.

1689996585113.png

Máy bay ném bom của đồng minh trong thế chiến 2


 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top