[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Sự thật về chương trình phi công cảm tử của Nhật Bản

Hàng nghìn phi công cảm tử (kamikaze) chưa được huấn luyện kỹ đã được đề nghị chiến đấu cảm tử trong nỗ lực tuyệt vọng của phát xít Nhật vào cuối Chiến tranh thế giới thứ Hai. Và những lá thư họ để lại đã tiết lộ một sự thật hoàn toàn khác.

1632479152895.png

1632479318061.png

1632479338016.png

1632479366308.png


Sự ra đời của kamikaze
Trong trận Trân Châu Cảng (1941), một phi công Nhật tên là Futasa Iida đã lao máy bay của anh ta vào một trạm không lưu hải quân, thực hiện lời hứa với các bạn rằng nếu trúng đạn, anh ta sẽ lái máy bay lao vào một mục tiêu đáng giá của kẻ thù. Hành động này đã nung nấu ý tưởng của Nhật Bản là sử dụng phi công dùng máy bay đánh cảm tử vào các mục tiêu của đối phương.
Vào giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai, ở Nhật Bản, ít người tin rằng họ có thể chiến thắng trong cuộc chiến này. Thay vào đó, họ đang chiến đấu để vượt qua nỗi sợ phải “đầu hàng vô điều kiện” trước người Mỹ. Người Nhật tin rằng, nếu có thể khiến quân đồng minh chịu nhiều tổn thất hơn, họ có thể đưa ra điều kiện đàm phán. Và ngày 15/6/1944, Đại uý Motoharu Okamura là người đầu tiên đề xuất ý tưởng kamikaze.

1632479475195.png

1632479640399.png

Đại uý Motoharu Okamura

Okamura nói với Phó đô đốc Takijiro Onishi - Tư lệnh Phi đội 1 của Nhật: “Tôi tin chắc rằng cách duy nhất để thúc đẩy cuộc chiến có lợi cho chúng ta là tiến hành những cuộc tiến công liều chết ‘bổ nhào bằng máy bay”. Okamura bảo đảm với tư lệnh rằng, đàn ông Nhật sẽ sẵn sàng hy sinh mạng sống vì cơ hội cứu đất nước. Đại úy cam kết “Hãy cho tôi 300 máy bay và tôi sẽ lật ngược thế cờ”.

1632479872893.png

1632480075754.png

Phó đô đốc Takijiro Onishi

Những “tình nguyện viên” kamikaze

1632480048815.png

1632480103379.png

1632480136237.png

1632480291995.png


Lực lượng phi công cảm tử được gọi là kamikaze, trong tiếng Nhật có nghĩa là “thần phong”. Cụm từ này từng được sử dụng thời Kublai Khan vào thế kỷ 13, khi cơn bão Kamikaze phá tan đội quân Mông Cổ đang tìm cách xâm lược Nhật Bản. Giống như lực lượng siêu nhiên đó, các phi công Nhật Bản được kỳ vọng sẽ cứu người dân khỏi sự huỷ diệt.
Các đội cảm tử của Okamura và Onishi không phải là những người liều chết đơn độc như trước, mà hành động có đồng đội, tiến công có mục tiêu rõ ràng. Phi công kamikaze lái những chiếc máy bay có gắn quả bom nặng 250kg ở mũi, khi lao vào mục tiêu, thì sức công phá không chỉ nằm ở va chạm mà còn ở quả bom phát nổ; nếu đúng vị trí, nó có thể vô hiệu hoá, thậm chí đánh chìm cả tàu sân bay. Tất nhiên, những phi công kamikaze sẽ không có cơ hội sống sót. Người ta còn định tháo bỏ cả càng hạ cánh của máy bay để phi công không còn phải bận tâm với ý định quay trở về. Đúng như Okamura dự đoán, nhiều nam giới Nhật Bản đã đăng ký hy sinh mạng sống của mình trên máy bay kamikaze. Theo tuyên truyền của Nhật Bản, sự thật này là bằng chứng cho thấy đàn ông Nhật Bản sẵn sàng hy sinh vì đất nước.

Điều kiện khắc nghiệt
Trung úy phi công Yukio Seki chỉ huy lực lượng kamikaze tâm sự với một phóng viên chiến trường, rằng anh không có lựa chọn nào khác. “Tôi không thực hiện sứ mạng này vì hoàng đế hay vì đế chế… Tôi đi chỉ vì được lệnh”.
Sau những sứ mạng kamikaze ban đầu, càng về sau các phi công cảm tử càng phải trải qua những điều kiện khắc nghiệt hơn trước trong quá trình chuẩn bị cho sứ mạng tự sát. Một phi công kamikaze tên là Irokawa Daikichi đã viết trong nhật ký của mình rằng, trong quá trình huấn luyện, anh ta thường xuyên bị bỏ đói và đánh đập. “Tôi đã bị đánh nặng đến mức không còn nhìn thấy và cảm thấy gì trên sàn nhà nữa”... Các phi công kamikaze cũng sẽ bị đánh đập nếu có bất kỳ biểu hiện nào không trung thành. Những người khác mô tả việc được lệnh phải học thuộc những bài thơ cổ của Nhật Bản và mỗi khi mắc lỗi lại bị đánh.
Vào thời điểm ngày cảm tử đến, mọi cảm giác tự do mà họ có hoặc bất kỳ ý định nào không tuân lệnh sẽ bị dập tắt. Trước khi lên máy bay, phi công cảm tử sẽ được tặng một chiếc khăn với 1.000 mũi khâu, được gọi là senninbari - mỗi mũi được khâu bởi một người phụ nữ khác nhau - như lời cảm ơn vì đã cho đi cuộc sống của mình. Giống như các samurai xưa, họ sẽ đọc một bài thơ vĩnh biệt, rồi chia sẻ chén rượu sake cuối cùng với những người cùng thực hiện sứ mạng với mình.

1632481944320.png

1632481640359.png

1632481776537.png

1632481728914.png

1632481484292.png

1632481681048.png

(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Vụ tiến công kamikaze đầu tiên

Sáng 25/10/1944, một phi đội 5 chiếc máy bay cảm tử dẫn đầu bởi Yukio Seki được điều đến Vịnh Leyte, Philippines. Người Mỹ hoàn toàn không chuẩn bị cho tình huống sắp xảy ra. Họ dùng hỏa lực ngăn chặn và vẫn quen với kẻ thù một khi trúng đạn sẽ cố gắng trở về nơi xuất phát. Nhưng những chiếc máy bay này cứ tiếp tục lao đến, bất kể chúng đã dính bao nhiêu đạn.

1632539508319.png

1632539570311.png

Tàu sân bay USS Kitkun Bay

Chiếc máy bay cảm tử đầu tiên hướng về tàu sân bay USS Kitkun Bay, nhắm vào trung tâm chỉ huy của con tàu. Tuy nhiên, nó đã nổ tung ngay trên cầu cảng và rơi xuống biển, khiến con tàu hư hại nhưng không bị chìm.

1632539674014.png

1632539733567.png

Máy bay Kamizake của Nhật bị bắn rơi phía trên tàu sân bay USS Kitkun Bay

Hai phi công tiếp theo thậm chí còn liều mạng hơn. Họ bổ nhào xuống tàu USS Fanshaw Bay, nhưng cả hai đều bị trúng đạn bởi hỏa lực phòng không trước khi có thể gây thiệt hại. Hai kamikaze cuối cùng lao xuống con tàu thứ ba, USS White Plains. Hỏa lực từ tàu bắn rất mạnh, sứ mạng của họ dường như khó hoàn thành. Tuy nhiên, một trong hai máy bay - do chính Seki lái đã rẽ đột ngột và đâm xuống boong của một con tàu khác, tàu sân bay USS St. Lo.

1632539952742.png

1632539988869.png


Thuốc nổ trong máy bay phát nổ, làm nổ tung các khoang chứa bom của con tàu. Con tàu sân bay khổng lồ nặng 8.000 tấn bốc cháy cuồn cuộn. Người Mỹ đã phải vật lộn để cứu các thuỷ thủ trong số 889 người trên tàu trước khi toàn bộ tàu sân bay này chìm xuống biển.

1632540126138.png

1632540165319.png

1632540252510.png

1632540305762.png

1632540376633.png

Tàu sân bay USS St. Lo bị đánh chìm

Phi đội kamikaze đầu tiên với 5 chiếc máy bay cùng 5 phi công liều chết đã hạ được một tàu sân bay và làm hơn 100 binh sĩ Mỹ thiệt mạng. Như vậy, cuộc thử nghiệm đầu tiên với các chiến binh kamikaze của Nhật Bản đã thành công. Trong vòng 48 giờ sau đó, 50 phi công cảm tử khác được cử tới Vịnh Leyte, Philippines. Mục tiêu nhằm vào 7 tàu sân bay và 40 con tàu khác của Mỹ, trong số đó đã có 5 chiếc chìm xuống đáy biển.

1632540900447.png

1632541188046.png

1632540636347.png

1632540689524.png

1632541004854.png

1632541041182.png

1632541068923.png

1632541093724.png

1632541321309.png

Tàu sân bay USS Bunker Hill bị máy bay Kamizake tấn công

Quy mô của chương trình kamikaze
Chương trình kamikaze từ khi chính thức đi vào hoạt động đến hết cuộc chiến, đã có hàng nghìn phi công Nhật hy sinh tính mạng hòng làm tổn thương kẻ thù. Nhật Bản chốt ở con số 4.000, trong khi Mỹ ước tính 2.800 phi công kamikaze đã chết. Họ trở thành một trong những lực lượng tiến công lớn nhất của Nhật Bản. Trận chiến cuối cùng ở Thái Bình Dương - trận Okinawa, khoảng 1.465 máy bay cảm tử đã được lệnh nhằm vào mục tiêu kẻ thù và trong trận này người Mỹ được chứng kiến thêm 7 phi công kamikaze liều chết khác.
Kamikaze là một chương trình hiệu quả lớn của phát xít Nhật, dù chỉ 14% phi công cảm tử thực sự tiến công trúng mục tiêu. Một số ước tính cho thấy, họ đã gây ra tới 80% tổn thất của Mỹ trong giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai. Ở Tokyo, các nhà lãnh đạo quân sự Nhật Bản đã dự trữ nhiều máy bay tự sát và thậm chí cả những chiếc thuyền tự sát để chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của người Mỹ. Nếu Quân đội Mỹ tiến quân vào các bãi biển của Nhật Bản khi chiến tranh chưa kết thúc, họ sẽ đối mặt với nhiều làn sóng phi đội cảm tử vô cùng lớn này.
Chương trình kamikaze kết thúc cùng với cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai. Đối với nhiều phi công đã hy sinh, đó là kết thúc mà họ từng mong đợi. Nhiều người, trước khi bay đến cái chết, đã viết thư về nhà cho mẹ than vãn rằng: họ sắp hy sinh mạng sống của mình trong một cuộc chiến vô ích - một kamikaze đã viết: “Con phải chấp nhận số phận của thế hệ mình: chiến đấu trong chiến tranh và chết”.

1632541466110.png

1632541515457.png

1632541611636.png

1632541637882.png

1632541673269.png

1632542151353.png

1632541942206.png

1632541735266.png

1632541796045.png

1632541850722.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
BỐN CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI giúp Nga thoát khỏi nguy cơ "bị xóa vĩnh viễn khỏi bản đồ"
(Phần 2)


3. Trận Stalingrad (1942-1943)

1632621050170.png


Đây là một trận đánh lớn diễn ra trong chiến tranh Xô - Đức giữa Quân đội phát xít Đức cùng với chư hầu với Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad thuộc miền Tây Nam nước Nga. Stalingrad có ý nghĩa to lớn đối với Đức quốc xã, bởi đây là một trung tâm công nghiệp lớn, nơi kết nối khu vực miền Trung Liên Xô với khu vực Kavkaz và Trung Á. Quan trọng hơn, nếu chiếm được “Thành phố Stalin”, thì đó sẽ là một chiến thắng to lớn khuếch trương thanh thế cho Hitler .
Trận đánh diễn ra từ ngày 17/7/1942 đến ngày 02/02/1943 và được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng xoay chuyển cục diện cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai có lợi cho Hồng quân. Trận đánh là một trong những dấu mốc lớn nhất về sự phát triển của nền quân sự thế giới trong thế kỷ 20. Đây cũng là trận đánh có số thương vong lớn trong lịch sử thế giới, lên đến hơn 2 triệu người. Số binh sĩ tham gia trận đánh này cũng nhiều hơn hẳn các trận đánh lớn khác trong lịch sử thế giới (hai bên đã huy động tổng cộng hơn 3,5 triệu quân), và nó cũng nổi tiếng vì mức độ khốc liệt, cũng như thương vong cao về dân thường.

1632621770355.png

1632621975678.png

1632622004259.png

1632622027324.png

1632622057721.png

1632622090320.png

1632622120955.png

1632622170719.png

1632622213032.png

1632622235278.png

1632622720542.png

1632622756129.png

1632622775419.png

1632623180158.png

1632623197161.png

1632622267588.png

1632624829424.png

1632622831339.png

Quân Đức trong trận Stalingrad

Vào tháng 9/1942, chiến sự bắt đầu đụng độ ác liệt trên đường phố. Dưới sự hỗ trợ của Không quân Đức - những trận không kích đã biến phần lớn thành phố trở thành đống đổ nát. Tuy nhiên, Hồng quân đã thiết lập được những cứ điểm đề kháng, trụ bám một cách vững chắc và kiên cường bên bờ Tây sông Volga, từng bước đẩy quân phát xít Đức vào thế bị bị sa lầy trong những trận đánh ác liệt trên đường phố và trong từng căn nhà. Mặc dù có lúc quân Đức đã kiểm soát 90% thành phố nhưng người Đức vẫn không thể nào tiêu diệt được những cứ điểm đề kháng của Hồng quân, trong lúc thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông nước Nga đang đến gần càng làm cho quân Đức rối trí. Ngày 19/11/1942, Hồng quân mở chiến dịch Sao Thiên Vương - trận tiến công vu hồi gồm 2 gọng kìm đánh vào bên sườn của Tập đoàn quân số 6 (Đức) đóng tại Stalingrad. Đòn tiến công vào sườn yếu của quân Đức đã hoàn toàn thay đổi cục diện chiến trường, quân Đức nhanh chóng sụp đổ và 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 bị bao vây trong nội đô Stalingrad. Khi mùa Đông đến, cái đói, cái lạnh khủng khiếp và những đợt tiến công liên tục của Hồng quân đã làm suy kiệt nhanh chóng lực lượng Đức, tuy nhiên mệnh lệnh không được đầu hàng của Hitler do niềm tin vào “sức mạnh ý chí”, vấn đề danh dự nước Đức cùng các tính toán chiến lược khác đã buộc họ phải tiếp tục cố bám trụ mà không được tự ý phá vây.

1632622319714.png

1632625082786.png

1632625114683.png

1632625145192.png

1632625165532.png

1632625187867.png

1632625202808.png

Stalingrad đổ nát trong chiến tranh

1632622350881.png

1632622382131.png

1632622415499.png

1632622437825.png

1632622466619.png

1632622502060.png

1632622526108.png

1632624493917.png

1632622621682.png

1632622640002.png

1632622891692.png

1632622869579.png

1632623109162.png

1632623140571.png

1632622549901.png

1632622583448.png

Hồng quân trong trận chiến Stalingrad

Vào tháng 12/1942, phát xít Đức mở chiến dịch Bão mùa Đông nhằm giải cứu đội quân bị vây nhưng thất bại, kéo theo là toàn bộ hệ thống tiếp vận cho khối quân bị vây sụp đổ. Đầu tháng 2/1943, sức kháng cự của quân Đức hoàn toàn bị dập tắt, và ngày 02/02/1943 với đợt tiến công quyết định, Tập đoàn quân số 6 bị tiêu diệt hoàn toàn.
Việc quân Đức thất bại trong đánh chiếm Stalingrad và bị tiêu diệt 33 vạn quân là một trong những thất bại thảm hại nhất của phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Với chiến thắng bước ngoặt này, Hồng quân không chỉ tạo được lợi thế cho cuộc chiến tranh Vệ quốc, mà còn tạo bước ngoặt quyết định và quan trọng nhất trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Từ đây bắt đầu giai đoạn Hồng quân Xô Viết chủ động tổ chức phản công trên toàn mặt trận và đóng góp một phần đáng kể vào sự đầu hàng của phát xít Đức hai năm rưỡi sau đó.

1632622920785.png

1632622947485.png

Hồng quân giải phóng thành phố Stalingrad


1632625229471.png

1632622988926.png

1632623040363.png

1632623065919.png

1632624881991.png

1632624935501.png

1632624958062.png

1632625012149.png

1632624518638.png

1632624546401.png

1632624568021.png

1632624669279.png

1632624691312.png

1632624733607.png

Tù binh Đức bị bắt trong trận Stalingrad
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

4. Trận Kursk (1943)
Sau thất bại ở Stalingrad vào mùa Đông 1942-1943, ngày 05/7/1943, quân Đức tổ chức chiến dịch Citadel tiến công toàn lực vào phía Đông. Trận “Vòng cung Kursk” (lịch sử Nga gọi là chiến dịch phòng ngự - phản công Kursk), đỉnh điểm của chiến dịch Citadel, là một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô - Đức trong Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Mùa hè năm 1943, cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đã tạo được một vùng lõm ăn sâu vào tuyến phòng thủ của Quân đội Liên Xô ở phía Bắc Kursk đến 70km. Và cách thành phố Kursk khoảng 100km về phía Nam, cụm Tập đoàn quân phía Nam (Đức) chiếm đóng Kharkov - Belgorod và cũng tạo nên một vùng lõm thứ hai. Giữa hai vùng lõm này là Kursk, một trận tuyến hình cánh cung nhô về phía quân Đức có tổng chiều dài trên 500km.

1632715236119.png


Nhằm nhanh chóng lập lại thế trận trên chiến trường, sau một thời gian tích cực chuẩn bị, Quân đội Đức quyết định tập trung tối đa lực lượng xe tăng, xe thiết giáp để chuẩn bị tiến công Hồng quân Liên Xô trên một trận tuyến “chỉ có 500km” ở phía trước và hai bên vòng cung Kursk. Tổng số binh lực mà Quân đội Đức huy động lớn chưa từng có: Khoảng 950.000 quân, 2.928 xe tăng, 9.467 pháo (không kể pháo dưới 45mm) và hơn 2.200 máy bay. Số binh lực này chiếm 17% số sư đoàn bộ binh, 70% số sư đoàn xe tăng, 30% số sư đoàn cơ giới và 60% số máy bay của Đức trên mặt trận phía Đông.

1632715451131.png

1632715479846.png

1632715505835.png

1632715537865.png

1632717208692.png

1632715580146.png

1632715300414.png

1632715363318.png

1632715393369.png


Sau khi đánh giá về khả năng tiến công của quân Đức quốc xã vào tuyến phòng thủ Kursk, Hồng quân Liên Xô đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Khoảng 1,3 triệu quân được huy động, 3.600 xe tăng, 20.000 pháo, cối, 2.792 máy bay được tăng cường, chiếm 26% quân số và số lượng pháo, cối, 35% số máy bay và 46% số xe tăng thiết giáp của Hồng quân Liên Xô. Sự bố trí và tăng cường lực lượng của cả hai bên đã biến chiến dịch lớn “Vòng cung Kursk” trở thành một trong những khu vực được bố trí lực lượng dày đặc nhất trong lịch sử chiến tranh. Ngoài xe tăng hạng trung T-34 được sử dụng phổ biến, mỗi quân đoàn xe tăng Liên Xô đều có từ 1 đến 2 tiểu đoàn được trang bị xe tăng hạng nặng IS-1 có tính năng không thua kém xe tăng Tiger I của Đức.

1632715740786.png

1632715763021.png

1632715830837.png

1632715918792.png

1632716018036.png


Ngày 10/7/1943, trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới đã mở màn và kéo dài suốt 3 ngày trên cánh đồng Prokhorovka ở phía Nam của “Vòng cung Kursk”. Trong 3 ngày, 2 bên đã tung vào trận đánh những binh đoàn xe tăng hùng mạnh nhất với tổng số lên đến trên 1.200 xe tăng và pháo chống tăng tự hành. Chặn đánh 2 quân đoàn xe tăng hùng mạnh hơn 500 chiếc của Quân đội Đức quốc xã, xe tăng Quân đội Liên Xô chỉ vỏn vẹn 135 xe tăng các loại. Trước chiến thuật “đánh giáp lá cà” “một đổi một”, xe tăng của Liên Xô đã bị mất tới gần 100 xe.
Sau đó, Hồng quân Liên Xô đã tung vào trận khoảng 500 xe tăng, trong đó có 118 xe tăng IS1. Và các xe tăng IS-1 lần lượt hạ từng chiếc Tiger I của Đức bằng pháo nòng dài 85mm từ cự ly 1.000m. Pháo 88mm của Tiger I bất lực trước vỏ thép dày từ 90 đến 120mm của loại xe tăng này.

1632716783820.png

1632716825498.png

Xe tăng IS-1

1632716857671.png

1632716943795.png

Xe tăng Tiger-1


1632716046656.png

1632716100225.png

1632716137883.png

1632716164159.png

1632716243632.png

1632716280251.png

1632718123137.png

1632716325315.png

1632716364577.png

1632716391064.png

1632717066355.png

1632718154860.png

1632718176103.png

1632717117163.png

1632716983169.png

1632717044726.png

1632717147676.png

1632717249459.png

1632717299366.png

1632717990789.png

1632718025274.png


Cuộc đối đầu kéo dài 50 ngày đêm, từ ngày 05/7 đến 23/8/1943, với thắng lợi thuộc về phía Quân đội Xô Viết. Trận “Vòng cung Kursk” trở thành một trong những chiến thắng bước ngoặt quan trọng của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến, đánh dấu sự “xuống dốc” của Quân đội Đức quốc xã trên chiến trường Xô - Đức cũng như trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Sau trận tiến công cuối cùng của Hitler trên Mặt trận phía Đông này, Quân đội Đức quốc xã đã mất hẳn quyền chủ động và bước vào thời kỳ suy sụp và chỉ còn có thể phòng ngự kết hợp một số trận phản công không lớn và hầu hết đều không thành công.
Chiến thắng này được xem là do lòng quả cảm của các chiến sĩ; sự chỉ huy, tài thao lược của Bộ Chỉ huy Liên Xô, cũng như sự phát triển của nghệ thuật quân sự Liên Xô khi ấy. Thắng lợi không những đem lại quyền chủ động chiến lược cho Liên Xô, mà đại thắng ở trận Kursk đã góp phần cùng với những sự kiện tại Ý và Bắc Phi chuyển đổi thế trận theo chiều hướng có lợi cho phe Đồng Minh, khiến cho sự toàn bại của Đế chế Đức cũng như sự giải phóng nhân loại ra khỏi ách áp bức của chủ nghĩa phát xít chỉ còn là vấn đề thời gian.

1632717088029.png

1632717365388.png

1632717456244.png

1632717384004.png

1632717427211.png

1632717491520.png

1632717545746.png

1632717565804.png

1632717590806.png

1632717635035.png

1632717683240.png

1632717714875.png

1632717758625.png

1632717806240.png

1632717827907.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
MÁY BAY "NGÀY TẬN THẾ" SỰ CHUẨN BỊ CHO TÌNH HUỐNG XẤU NHẤT

Những chiếc máy bay “Ngày tận thế” được phát triển nhằm bảo vệ các nhà lãnh đạo tối cao của quốc gia trong những tình huống xấu nhất và là sở chỉ huy trên không.

Máy bay “Ngày tận thế” của Mỹ

1632900485416.png

1632900574177.png

1632900617039.png

1632900648907.png


Trong lực lượng Không quân Mỹ có một phi đội 4 chiếc E-4Bmáy bay "Ngày tận thế" (phát triển từ năm 1973), chúng tạo thành trung tâm vận hành trên không của quốc gia này. Phi đội 4 chiếc E-4B này đóng tại căn cứ không quân Offutt, Omaha, bang Nebraska. Theo trang The Aviationist, cứ 12 giờ lại có một chiếc E-4B cất cánh và một chiếc khác (mở máy) trong tình trạng sẵn sàng cất cánh sau 5 phút khi nhận lệnh; 2 chiếc còn lại sẽ được luân phiên bảo trì.

1632900693309.png


“Ngày tận thế” luôn trong tư thế trực 24/7 sẵn sàng đón Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ lên máy bay bất cứ lức nào. Trong tình huống khẩn cấp hoặc thời chiến, “đầu não” chỉ huy trên 4 chiếc “Ngày tận thế” bao gồm: Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và các thành viên Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân của Quân đội Mỹ. “Ngày tận thế” được thiết kế với độ an toàn cao nhất, dù có xảy ra vụ nổ hạt nhân, thì bộ chỉ huy vẫn an toàn trong những chiếc E-4B này. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, hoặc khi mọi cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc dưới mặt đất bị phá hủy, thì những chiếc E-4B sẽ trở thành trung tâm chỉ huy, kiểm soát và liên lạc trực tiếp với các lực lượng Quân đội Mỹ để đưa ra các quyết định cho hoạt động chiến tranh.

1632900745411.png


Chiếc E-4B có 3 khoang với sức chứa 112 người, được trang bị 4 động cơ phản lực cho phép máy bay bay với vận tốc 969km/giờ và có thể bay liên tục 12 giờ không phải tiếp nhiên liệu. Khi được tiếp nhiên liệu, nó có thể hoạt động trên không trong nhiều ngày. Một giờ hoạt động của E-4B tiêu tốn 159.529 USD, khiến nó trở thành chiếc máy bay tốn kém nhất trong Không quân Mỹ. Máy bay E-4B được thiết kế để không bị ảnh hưởng bởi vụ nổ nguyên tử, nên các cửa sổ cản được phóng xạ, thiết bị và hệ thống dây dẫn được gia cố để có thể tránh được xung điện từ.
Máy bay được chia thành các khoang để tối ưu hóa khi phối hợp tác chiến: Khoang đầu tiên trên phần đầu máy bay là dành cho cơ quan điều hành - những sỹ quan cao cấp quân đội. Phía trên có 18 giường dành cho các thành viên phi đội bay thay nhau trực và nghỉ ngơi. Phía sau khoang đầu tiên là phòng họp riêng của Tổng thống, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ và các sỹ quan tham mưu, khi phải thảo luận đưa ra các quyết định. Tiếp sau cũng là phòng họp, nơi các sỹ quan và nhân viên có thể cập nhật thông tin báo chí, tình hình chiến sự... Giữa thân máy bay là phòng làm việc (phòng tác chiến), nơi chỉ huy các bộ phận xây dựng kế hoạch, đưa ra các chiến lược...
Phòng kiểm soát kỹ thuật và bố trí phương tiện thông tin liên lạc với bên ngoài được bố trí ở phần đuôi máy bay. Tại đây, có thể liên lạc với bất kỳ nơi nào trên thế giới trọng mọi điều kiện.

1632900882038.png

1632900922687.png


Phần nhô lên phía trên E-4B là nơi đặt các thiết bị thông tin liên lạc và anten. Phía đuôi có một bộ phận phát tín hiệu mở rộng 8.000m, để liên lạc với tàu ngầm. Trong thời bình những chiếc E-4B này dùng để chuyên chở Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong các chuyến công tác; hoặc mỗi khi Tổng thống Mỹ bay trên chiếc “Không lực Một”, thì luôn có một chiếc E-4B tháp tùng hoặc được triển khai đến một căn cứ không quân gần nơi ông đến.

Máy bay “Ngày tận thế” của Nga
Vào thập niên 1980, Bộ Quốc phòng Liên Xô yêu cầu Văn phòng thiết kế Ilyushin tiến hành hoán cải 2 máy bay vận tải hạng nặng IL-76MD để chúng đảm nhiệm vai trò trung tâm chỉ huy trên không trong trường hợp các cơ sở mặt đất bị gián đoạn hoặc mất liên lạc trong chiến tranh toàn diện.
Theo sự phát triển của tình hình, đến năm 2017, Nga lên kế hoạch phát triển máy bay chỉ huy chiến lược trên không thế hệ 3 dựa trên máy bay Ilyushin IL80 và IL-82. Những chiêc máy bay này được NATO định danh Maxdome - máy bay được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ chỉ huy trên không trong các tình huống khẩn cấp, nó cũng được gọi là máy bay “Ngày tận thế”. Hiện nay, thiết kế thử nghiệm về cấu hình hiện đại hóa các “trung tâm chỉ huy trên không” đã được hoàn thành. Giám đốc Tập đoàn liên hiệp chế tạo máy (OPK) Nga cho biết: “Thiết kế của IL-80 để thực hiện các nhiệm vụ: chuyên chở Tổng thống Nga, Bộ Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Nga, các nhóm sỹ quan điều khiển tác chiến Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nga và đội ngũ kỹ thuật viên đảm bảo hoạt động thiết bị đặc biệt trên máy bay. Tính năng kỹ thuật của tổ hợp đảm bảo việc chỉ huy, điều hành lực lượng trên bộ, các hạm đội của hải quân, lực lượng không quân, lực lượng tên lửa chiến lược” trong mọi điều kiện.
Máy bay này nổi bật với phần ăng ten liên lạc vệ tinh SATCOM nhô cao trên lưng gần phía trước mũi, đảm bảo liên lạc trong suốt quá trình làm nhiệm vụ. Đuôi máy bay có anten liên lạc vô tuyến kết nối với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

1632901184816.png

1632901216480.png

1632901348475.png

1632901269231.png

1632901304726.png


Máy bay này nổi bật với phần ăng ten liên lạc vệ tinh SATCOM nhô cao trên lưng gần phía trước mũi, đảm bảo liên lạc trong suốt quá trình làm nhiệm vụ. Đuôi máy bay có anten liên lạc vô tuyến kết nối với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Máy bay IL-80 được thiết kế dành riêng cho tổng thống và các quan chức quân đội để chỉ huy các hoạt động chiến đấu trong kịch bản có chiến tranh hạt nhân. Nó có vai trò tương tự như máy bay E-4B của Mỹ nhưng hiện đại hơn rất nhiều.
Phần khoang chứa trung tâm chỉ huy không có cửa sổ nhằm tránh thiệt hại trong vụ nổ hạt nhân. Toàn bộ hệ thống điện tử được thiết kế đặc biệt có thể chống chịu với xung điện từ (EMP) gây ra từ vụ nổ hạt nhân. Hệ thống điều hòa không khí trên máy bay có khả năng loại bỏ bụi phóng xạ từ vụ nổ hạt nhân. Máy bay được phủ một lớp sơn đặc biệt nhằm giảm thiểu tối đa bức xạ hạt nhân. Theo OPK, IL-80 được lắp thêm 2 hệ thống phát điện độc lập nằm dưới cánh sát bụng máy bay, nhằm tăng khả năng cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống bên trong. Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực NK-86, tốc độ hành trình từ 850 đến 900 km/giờ, phạm vi hoạt động 5.000km, độ cao hành trình 12km.

1632901485081.png

1632901521579.png

1632901624681.png

1632901688075.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
M65 Annie Pháo bắn đạn hạt nhân đầu tiên của Mỹ

Pháo bắn đạn hạt nhân M65 xuất hiện và “biến mất” chỉ trong 10 năm, để lại nhiều điều bí ẩn cần được tìm hiểu.

1633144443569.png

1633144480201.png

1633144601129.png

1633144566381.png


Vào cuối những năm 40 của thế kỷ 20, Mỹ bắt đầu phát triển hệ thống pháo có sức mạnh đặc biệt, có khả năng bắn đạn hạt nhân. Mẫu phát triển hoàn thiện nhất là khẩu M65 - biệt danh Nguyên tử Annie. Tuy không được chế tạo nhiều - chỉ có 20 khẩu M65 được xuất xưởng, nhưng M65 chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử pháo binh Mỹ. Lý do cho sự xuất hiện của M65 là vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với hệ thống pháo binh đường sắt uy lực của phát xít Đức. Theo đó, Quân đội Mỹ cũng muốn có một loại vũ khí tương tự.
Trên cơ sở pháo tầm xa cỡ nòng 240mm T1, tháng 5/1950, dự án T131 được khởi động, nhằm tạo ra 1 khẩu pháo cỡ nòng 280mm có khả năng bắn được đạn hạt nhân - đó chính là pháo M65. Dự án T131 được thực hiện tại kho vũ khí Picatinny, với sự tham gia của nhiều tổ chức quân sự. Quá trình phát triển T131 trùng với sự kiện bùng nổ chiến tranh Triều Tiên, nên dự án được đẩy nhanh tiến trình. Thiết kế kĩ thuật được hoàn thành vào cuối năm 1950, sau vài tháng, nguyên mẫu lần đầu xuất hiện và đi vào thử nghiệm.
Pháo 280mm cần 1 cỗ xe đặc biệt làm phương tiện cơ động - xe T72 do Công ty xe tải Kenworth phát triển, gồm 2 đầu máy. Đầu máy M249 kéo phía trước; M250 đẩy ở phía sau, chúng đều đặt trên khung gầm 4x4, có động cơ công suất 375 mã lực. Tốc độ di chuyển tối đa của hệ thống pháo M65 trên đường cao tốc là 70 km/giờ.

1633145024748.png

1633145396264.png

1633144903887.png

1633144950629.png

1633145182836.png

1633145295498.png

1633145103836.png


Toàn bộ tổ hợp pháo M65 được tạo ra, bao gồm nhiều thiết bị và hệ thống hỗ trợ (vũ khí, đạn, phương tiện vận chuyển và hệ thống liên lạc...). Pháo M65 có cỡ nòng 280mm, chiều dài nòng khoảng 11,7m, xạ giới tầm từ 0o đến +55o ; cơ cấu giảm giật và chuyển động tầm, hướng sử dụng bộ truyền động thủy lực. Tổng chiều dài hành quân là 26m, chiều cao không quá 3,7m. Tổng khối lượng của M65 là 83,3 tấn, riêng khẩu pháo nặng 47 tấn. Nhiệm vụ chính của M65 là tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trong chiều sâu hậu phương kẻ thù. M65 sử dụng đạn thông thường và đạn hạt nhân. Loại đạn thông thường được phát triển duy nhất là T122, đạn nặng 272kg, chứa 55kg thuốc nổ. Sơ tốc đạt 760m/giây, tầm bắn tối đa là 28,7km.
Về đạn hạt nhân, thời điểm những năm đầu thập niên 50 là đạn W9. Đạn có chiều dài 1,38m và nặng 346kg, chứa 50kg uranium làm giàu; đương lượng nổ là 15 kiloton. Sơ tốc 630m/ giây, tầm bắn 20 đến 24km. Năm 1955, đạn hạt nhân W19 xuất hiện, đây là bản nâng cấp của W9. Loại đạn pháo này dài hơn, nhưng chỉ nặng 270kg và cũng chứa 50kg uranium làm giàu. Do giảm trọng lượng, nên sơ tốc tăng lên 720 m/giây, tầm bắn lên đến 28km.
Tháng 1/1953, khẩu M65 lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng thông qua diễu hành trong lễ nhậm chức của Tổng thống Dwight Eisenhower. Tại thời điểm đó, pháo M65 đã được sản xuất hàng loạt, và có 20 tổ hợp M65 được chế tạo, với chi phí 800 nghìn USD/khẩu (khoảng 7,6 triệu USD theo giá hiện nay). M65 được biên chế vào một số đơn vị pháo binh mặt đất của Quân đội Mỹ. Tháng 5/1953, những khẩu pháo M65 đã tham gia vào vụ thử hạt nhân UpshotKnothole với loại đạn W9 và nó phá hủy mục tiêu ở khoảng cách 11km. Đây là lần đầu tiên và cũng là cuối cùng Mỹ sử dụng pháo hạt nhân tại thực địa.
Vào tháng 10/1953, pháo M65 xuất hiện ở châu Âu trong biên chế tiểu đoàn pháo binh dã chiến 868 Mỹ. Sau đó, M65 cũng có mặt ở Hàn Quốc. Vào thời điểm đó, M65 được coi là loại pháo uy lực áp đảo đối phương trong chiến tranh.
Dù tạo ra hiệu ứng tâm lý rất lớn, những siêu pháo hạt nhân nhanh chóng trở nên lỗi thời trước sự phát triển của kỹ thuật tên lửa. Tầm bắn ngắn, khả năng cơ động kém, không thể vận chuyển bằng máy bay, chế tạo tốn quá nhiều nguyên vật liệu, yêu cầu cao về bảo trì và đặc biệt là giá thành quá đắt đỏ, tất cả những lý do trên khiến cho các siêu pháo không thể cạnh tranh với các loại tên lửa có tính năng tương tự. Bên cạnh đó, kỹ thuật hạt nhân cũng có những bước tiến mới, cho phép thu nhỏ đầu đạn để có thể bắn được chỉ bằng các loại pháo hạng nặng thông thường. Năm 1957, Mỹ đã chế tạo đạn pháo hạt nhân W33 dành cho lựu pháo cỡ nòng 203mm. Tới năm 1963, họ lại tạo ra đạn pháo hạt nhân W48 dành cho pháo hạng nặng tiêu chuẩn 155mm, đã khiến siêu pháo hạt nhân M65 chính thức nhận quyết định nghỉ hưu khi mới ở tuổi lên 10.
Thời đại của những siêu pháo hạt nhân đã chấm dứt quá sớm. Mặc dù chưa từng được sử dụng trong thực chiến, nhưng nó vẫn được đánh giá là một thứ vũ khí uy tín và gây ấn tượng rất sâu sắc với những người đam mê kỹ thuật quân sự.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BẢY và những trận không chiến đỉnh cao

Chỉ trong 2 năm 1966-1967, với 94 lần xuất kích trong đó có 13 trận không chiến, Đại tá - Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy (Bảy A) đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ giúp ông trở thành một trong 19 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp ACE của Không quân nhân dân Việt Nam.

1633235753452.png

1633235704250.png

1633235680690.png


Trận chạm trán đầu tiên
Vào tháng 4/1965, Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy cùng đồng đội trở về nước sau nhiều năm học lái máy bay MiG-17 ở nước ngoài, Ông và một số đồng đội được biên chế về Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 (mật danh Đoàn Yên Thế). Trận đánh đầu tiên của phi công Nguyễn Văn Bảy cùng đồng đội tại Trung đoàn 923 diễn ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 6/10/1965 khi biên đội MiG-17 của ông được lệnh cất cánh đánh chặn một phi đội máy bay Mỹ hoạt động trên vùng trời Bắc Sơn - Chi Lăng.
Vào khoảng 10 phút sau đó, biên đội MiG-17 của phi công Nguyễn Văn Bảy phát hiện máy bay Mỹ trên bầu trời Yên Thế và quyết định tiến công. Tuy nhiên, phi đội máy bay Mỹ dựa vào ưu thế vượt trội về số lượng cũng như máy bay tốt hơn đã ngay lập tức phản công lại biên đội MiG-17 của ta.
“Khi MiG-17 của tao lao tới, chúng nó kéo cả bầy ùa lại phản kích, bắn đạn quá rát làm tao phải luồn lách liên tục để né. Tới chừng MiG-17 của tao lắc quá, biết máy bay mình bị thương nhiều rồi, tao liều mình bay vút ra ngoài vòng vây máy bay Mỹ rồi tìm chỗ hạ cánh”, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy hồi tưởng lại trận đánh đầu tiên với các phóng viên.
Khi hạ cánh xuống mặt đất, ông mới biết chiếc MiG-17 của mình bị tên lửa AIM-7 của 1 chiếc F-4 bắn ra nổ rất gần, để lại trên thân máy bay của ông hơn 80 vết thủng lỗ chỗ. Thế nhưng ông vẫn giữ bình tĩnh lái máy bay hạ cánh an toàn trước sự kinh ngạc của đồng đội và các chuyên gia Liên Xô. Đây được xem là kỳ tích hiếm có vào thời điểm đó, khi chưa có phi công tiêm kích phản lực nào trên thế giới cùng chiếc máy bay chi chít vết thương (phần đuôi gần như bị bắn nát) vẫn có thể bay về hạ cánh an toàn.

1633236264178.png

Phi đội KQNDVN tham gia trận đánh ngày 3 và 4-4-1965

1633236285637.png

Mig-17 của KQNDVN bị thương

1633236436300.png

1633236169842.png

1633236336939.png

Phi công trung đoàn Yên Thế trong những năm chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của KQ Mỹ

Chiến công đầu tiên bắn hạ “con ma” F-4

1633236317559.png

1633236006527.png


Sau vài lần bay lên nghênh chiến với máy bay Mỹ, dù không tiếp cận được, nhưng cũng giúp phi công Nguyễn Văn Bảy và đồng đội có thêm nhiều kinh nghiệm chiến đấu quý báu, nhất là tìm ra được cách khắc phục các nhược điểm của MiG-17 trước các máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ.
Năm 2017 khi được phóng viên hỏi về cách đánh máy bay Mỹ vốn vượt trội hơn hẳn, Đại tá Nguyễn Văn Bảy cho biết: “Máy bay Mỹ toàn loại siêu đẳng, nên muốn đánh thắng chúng thì ta phải có cách riêng của mình...”. Cách riêng đó là, “phải áp sát máy bay địch mà đánh. Vì máy bay của chúng to, hiện đại hơn, bay nhanh và trang bị súng đạn nhiều hơn. Bởi vậy phải tiếp cận gần và mạo hiểm thì mới thắng được”.
Khi nắm được "thóp" giặc lái Mỹ, phi công Nguyễn Văn Bảy cùng đồng đội đã có cách đối phó với những kẻ thù được trang bị tốt hơn mình, mặc dù chiếc MiG-17 của ông không được trang bị tên lửa mà chỉ có 3 khẩu pháo. Và rồi điều gì đến cũng đã đến, phi công Nguyễn Văn Bảy cùng chiếc MiG-17 đã có chiến công đầu tiên trong 1 đợt xuất kích đánh chặn máy bay Mỹ vào cuối tháng 6/1966. Khi hệ thống radar cảnh giới mặt đất của Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết, máy bay Mỹ đang tiến đến Bắc Sơn và Đình Cả, lập tức 4 máy bay chiến đấu MiG-17 của ta xuất kích, gồm Nguyễn Văn Bảy, Lưu Huy Chao, Trần Triềm chỉ huy là biên đội trưởng Hồ Văn Qùy. Ngay sau khi xuất kích, các máy bay ta phát hiện phi đội 8 chiếc F-4 của địch. Phi công Nguyễn Văn Bảy quan sát thấy 1 máy bay địch bay cách xa đội hình.
Chiếc MiG-17 của ông nhanh chóng vòng tới phía sau và áp sát kẻ thù rồi khóa mục tiêu, nã đạn và chiếc F-4 của địch bị tiêu diệt.

1633248919034.png

1633248995827.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Năm lần bắn hạ tiêm kích F-4: Chiến tích hiếm có
Sau chiến thắng đầu tiên trong trận không chiến ngày 21/6/1966, phi công Nguyễn Văn Bảy tiếp tục thể hiện bản lĩnh của mình khi đối mặt với máy bay Mỹ. Trong một trận chiến đấu khác, biên đội gồm 4 chiếc MiG-17 của ông có nhiệm vụ đánh chặn 1 tốp máy bay Mỹ đang tiến hành do thám hệ thống đường sắt ở phía Đông Bắc thị trấn Kép (Bắc Giang). Dẫn đầu là chiếc máy bay trinh sát RF-8A được hộ tống bởi 4 chiếc tiêm kích F-8 Crusader.
Dù bị áp đảo về số lượng cũng như hỏa lực, phi công Nguyễn Văn Bảy không hề nao núng, ông đã bình tĩnh cùng đồng đội bắn hạ 1 chiếc F-8E dẫn đầu phi đội hộ tống do Trung úy phi công Cole Black điều khiển. Cũng trong trận đó, biên đội trưởng MiG-17 - phi công Phan Thành Trung đã tiêu diệt chiếc RF-8A do Trung úy phi công Leonard Eastman điều khiển.

1633249340938.png

1633249442626.png

1633249482137.png

Máy bay RF-8A

1633249568419.png

1633249531609.png

1633249710207.png

Máy bay F-8 Crusader

Ba ngày sau, trong trận đánh ngày 24/6/1966, khi phát hiện phi đội máy bay Mỹ đang ném bom, biên đội MiG-17 của Nguyễn Văn Bảy từ xa bất ngờ lao thẳng vào đội hình địch. Chiếc MiG-17 của ông lúc vút lên, lúc lại bổ nhào xuống, làm đội hình máy bay địch lúng túng và khi thời cơ tới, ông nhấn cò, 1 “con ma” F-4 Phantom II trúng đạn bốc cháy trên không trung. Ở thời điểm đó, F-4 Phantom II được xem là máy bay chiến đấu tốt nhất của Không quân Mỹ và thường do các phi công sừng sỏ, nhiều kinh nghiệm điều khiển, nên việc Nguyễn Văn Bảy cùng các đồng đội sử dụng MiG-17 vốn thua kém hơn về tính năng kỹ, chiến thuật, nhưng vẫn dám đánh và đã đánh thắng giòn giã, khiến các phi công Mỹ khiếp vía.

1633249874061.png

1633249923671.png

1633249991431.png

Máy bay F-4 của KQ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

1633250116364.png

1633250196727.png

1633250036484.png

1633250071159.png

Máy bay F-4 của HQ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Tuy nhiên, điều khiến các phi công sừng sỏ lái những F-4 “con ma” của Mỹ không thể ngờ là họ bại trận trước 1 phi công có xuất thân nông dân, chưa hề có kinh nghiệm chiến đấu và số lần không chiến chỉ vỏn vẹn chục lần. Không những thế mỗi lần nổ súng, Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy đều quyết tâm tiêu diệt kẻ thù ngay trên không. Bởi trong số 10 phi công điều khiển trên 5 chiếc F-4 Mỹ bị ông bắn hạ chỉ có duy nhất 3 người kịp nhảy dù, 7 người còn lại không có may mắn như vậy. Đó là một tỷ lệ thiệt hại về người rất lớn đối với Không quân Mỹ.
Theo lời kể của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy, trong 7 lần bắn hạ máy bay Mỹ (5 chiếc F4 "con ma”, 1 chiếc F-105 “thần sấm” và 1 chiếc F-8 “thập tự quân”) khi giao chiến ông bắn cùng lúc cả 3 khẩu pháo trên chiếc MiG-17 (2 pháo 23mm và 1 pháo 37mm). Tầm bắn hiệu quả của 2 loại vũ khí này là khác nhau nên để đồng thời phát huy tốt nhất uy lực, ông thường bắn ở khoảng cách rất gần. Ông cho biết là chỉ bắn khi đã nhìn thấy rõ số hiệu máy bay và buồng lái của phi công đối phương. Nếu bị bắn trúng, cơ hội sống sót của các phi công Mỹ là rất thấp bởi ở tầm gần, pháo 37mm và 23mm của MiG-17 hoàn toàn có thể xé nát thân hay phá tung buồng lái máy bay Mỹ. Có lẽ chỉ các phi công tiêm kích mới hiểu sự nguy hiểm chết người của 1 loạt đạn pháo 23mm đan xen với 37mm vào thẳng buồng lái là thế nào. Và có lẽ nhiều phi công Mỹ khiếp vía và cảm thấy may mắn khi không phải không chiến với Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy.

1633250496812.png

1633250559571.png

1633251004445.png

F-4 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam

1633250613197.png

F-105 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam

1633251221307.png

1633251197483.png

1633251502342.png

Đồ họa không chiến giữa Mig-17 và F-4

1633251549678.png

1633251572379.png

Anh hùng, phi công Nguyễn Văn Bảy sau một chuyến xuất kích

1633251641806.png

1633251669508.png

1633251898616.png

1633251921932.png

Anh hùng, phi công Nguyễn Văn Bảy gặp lại các phi công Mỹ,đối thủ một thời

1633250933200.png

Anh hùng, phi công Nguyễn Văn Bảy bên chiếc F-8, cùng loại với chiếc máy bay ông đã bắn hạ

1633252009252.png

1633252024523.png

1633252044751.png

1633252068051.png

Anh hùng, phi công Nguyễn Văn Bảy đời thường
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
VÌ SAO MỸ QUYẾT NGĂN CẢN Iran mua máy bay J-10C của Trung Quốc?

Năm 2019, Mỹ kiên quyết rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA), dẫn đến mối quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi. Vì thế, khi Iran bày tỏ quyết tâm nhập khẩu máy bay chiến đấu J-10C do Trung Quốc sản xuất, lập tức Mỹ có động thái ngăn cản.

1633795022329.png

1633795100864.png


Để ngăn cản Iran, Mỹ đã bày tỏ quan điểm kéo dài thêm lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với quốc gia này. Tuy nhiên, ý kiến này đã bị một số quốc gia phản đối. Trong khi đó, Iran thì tuyên bố, không ai có quyền ngăn cản kế hoạch nhập khẩu máy bay chiến đấu mới của họ. Trước khi cách mạng Hồi giáo Iran nổ ra (năm 1979), Iran là đồng minh và là khách hàng nhập khẩu vũ khí quan trọng của Mỹ, nhưng khi cuộc cách mạng này nổ ra, mối quan hệ giữa hai nước xấu đi và một lệnh cấm vận vũ khí do Mỹ đứng đầu đã được đưa ra: cấm Iran nhập khẩu bất kỳ vũ khí nào từ phương Tây. Lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ, lúc đầu gây ra những khó khăn cho Quân đội Iran, làm giảm đáng kể khả năng chiến đấu của quân đội nước này. Tuy nhiên, khi cuộc chiến Iran-Iraq nổ ra vào năm 1980, Iran đã được tiếp cận vũ khí của Liên Xô và Trung Quốc, sau đó trở thành khách hàng lớn của Trung Quốc và Liên Xô.
Hơn 2.000 xe tăng chiến đấu chủ lực và hàng trăm máy bay chiến đấu J-7 được nhập khẩu từ Trung Quốc. Sau cuộc chiến, Iran tiếp tục mua tên lửa chống hạm của Trung Quốc cùng công nghệ để sản xuất loại vũ khí này tại Iran. Hiện nay, công nghiệp quốc phòng Iran đã có thể độc lập sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực, tàu ngầm, tên lửa đường đạn và thậm chí cả máy bay chiến đấu hạng nhẹ; nhưng do sự cấm vận, Iran chưa thể phát triển máy bay chiến đấu hiện đại.

1633795207367.png

1633795305492.png

J-7 của KQ Iran

1633795429531.png

Tăng T-59 Iran

Không quân nước này vẫn chủ yếu sử dụng các máy bay chiến đấu F-14 mua của Mỹ và chúng đã qua 50 năm phục vụ và khó có thể đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại. Do vậy, Iran rất cần có máy bay chiến đấu mới để thay thế F-14. Do nguồn tài chính còn hạn hẹp, Iran đã chuyển sang chọn máy bay chiến đấu J-10C do Trung Quốc sản xuất. Vì giá của J-10C, thấp hơn nhiều so với Su-30 của Nga, nên có thể mua được số lượng nhiều và đặc biệt là Trung Quốc bán hàng ít kèm điều kiện chính trị như các quốc gia khác. Theo sự giới thiệu của nhà sản xuất Chengdu, J-10C là máy bay chiến đấu hạng nhẹ được Trung Quốc tập trung đầu tư công nghệ mới, nên hiệu suất chiến đấu của không thua kém gì so với F-16 của Mỹ. Và như vậy, Iran sẽ có bảo bối để đối phó với Mỹ.

1633796037796.png

1633795773519.png

1633795800242.png

1633795820914.png


Máy bay J-10C được trang bị radar mạng pha chủ động, có khả năng tác chiến trong điều kiện chế áp điện tử mạnh; trang bị tên lửa không đối không tầm xa PL-15 tiên tiến, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của đối phương ở khoảng cách đến 200km. Ngoài ra, các loại máy bay chiến đấu J-7 mà Iran đã nhập khẩu của Trung Quốc trước đây có những điểm chung nhất định trong hệ thống bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Do vậy, Iran không cần thiết lập hệ thống bảo trì hậu cần mới cho J-10C, điều này cũng có thể tiết kiệm rất nhiều kinh phí cho Iran.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vì sao hệ thống Pantsir-S1 thất thế trước máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ

1633798758619.png

1633798810741.png


Hệ thống Pantsir-S1 vừa khẳng định “tên tuổi” ở Syria thì đã nhanh chóng tàn lụi ở Libya khi bị máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ liên tục tiêu diệt.
Chỉ trong vòng 72 giờ (từ ngày 18 đến ngày 21/5) thiệt hại đối với lực lượng phòng không của Quân đội quốc gia Libya (LNA) là rất lớn. Theo thống kê, từ khi Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến, LNA đã mất tới 9 hệ thống Pantsir-S1 (một số nguồn nói là 7 tổ hợp), trong đó 3 tổ hợp bị “bắt sống” tại căn cứ không quân Al-Watiya. Như vậy, trên thực tế gần như toàn bộ số lượng Pantsir-S1 của họ đã bị tiêu diệt. Hiệu suất tác chiến cao của máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ khi đối đầu các hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 của LNA, khiến giới quan sát quân sự kinh ngạc và bàng hoàng.

1633797307445.png

1633796975279.png

1633796998342.png

1633797028065.png

Pantsir-S1 của LNA bị phá hủy

Việc LNA bị mất gần như toàn bộ số lượng Pantsir-S1 theo nhận định có liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng một trạm trinh sát điện tử thụ động đặc biệt, đó là radar thụ động Kolchuga-M do Ukraine sản xuất. Theo thông tin xuất hiện trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua một số hệ thống phòng không từ Ukraine, trong đó các trạm trinh sát điện tử thụ động rất có thể đã đi kèm. Radar này cho phép máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ định vị chính xác nơi triển khai các tổ hợp Pantsir-S1 trong khu vực do LNA kiểm soát và “âm thầm” tiếp cận tiêu diệt chúng. Việc sử dụng radar được cho là học tập kinh nghiệm của Israel, khi Tel Aviv sử dụng những khí tài tác chiến điện tử của họ dẫn đường cho máy bay không người lái tiêu diệt tổ hợp Pantsir-S1 của Syria.

1633797381009.png

1633797525164.png

Hệ thống radar thụ động Kolchuga-M

Kolchuga-M là hệ thống radar thụ động có thể phát hiện các mục tiêu bay từ cự ly 800km ở mọi độ cao, ngoài ra còn định vị được nguồn phát sóng điện từ trên mặt đất, ví dụ như radar của tổ hợp phòng không. Mỗi hệ thống Kolchuga-M bao gồm 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ, có thể bố trí cách nhau 10km và 1 đài điều khiển xử lý tín hiệu trung tâm. Tổ hợp này có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay thông qua nguyên tắc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu, cũng theo nguyên tắc trên nó có thể định vị chính xác nguồn phát sóng từ mặt đất. Kolchuga-M có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Đài thu và trạm điều khiển trung tâm đều được đặt trên khung gầm xe tải việt dã Kraz 6x6. Kolchuga-M được coi là một trong những hệ thống cảnh báo sớm đường không đặc biệt hiệu quả, nó có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình hiện có hoặc sẽ được trang bị trong tương lai thông qua sóng vô tuyến.
Theo tính toán, nếu đặt ở độ cao 100m so với mặt đất và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì Kolchuga-M có thể phát hiện từ cự ly 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt tới 620km. Hơn nữa, do Kolchuga-M là hệ thống cảm biến thụ động nên nó có khả năng sống sót cao vì không phát sóng mà chỉ thu, khiến các loại tên lửa chống bức xạ diệt radar không thể nương theo cánh sóng để bay tới tìm diệt Hiện tại chưa rõ tầm xác định mục tiêu đối với phương tiện phát sóng điện từ triển khai trên mặt đất của Kolchuga-M là bao nhiêu, nhưng con số này được dự báo cũng không hề nhỏ và đủ để giúp máy bay không người lái tìm tới chính xác vị trí Pantsir-S1 hoạt động để tiêu diệt. Theo giới phân tích, ngoài việc sử dụng radar định vị chính xác vị trí của Pantsir-S1, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiến hành nghiên cứu toàn bộ đặc tính của hệ thống này và phát hiện vùng mù của Pantsir-S1 là khu vực ngay trên đỉnh đầu của hệ thống. Đa số các hệ thống Pantsir-S1 bị máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt theo phương thẳng đứng. Phát hiện của Thổ Nhĩ Kỳ được rút ra từ những bài học “xương máu”. Bởi vì, trên thực tế, không phải hệ thống Pantsir-S1 hoàn toàn “vô dụng” ở Libya. Thời gian qua chúng đã tiêu diệt được nhiều máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ.

1633797875578.png

1633797914099.png

1633797950545.png

Máy bay TB-2

Tuyên bố được LNA đưa ra hôm 13/5 cho biết, trong khoảng thời gian từ cuối năm 2019 đến nay (tính cả chiếc bị bắn rơi hôm 13/5), tổng cộng hệ thống Pantsir-S1 đã tiêu diệt tổng cộng 16 chiếc máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau những thất bại “cay đắng” này, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra biện pháp hiệu quả để đối phó với Pantsir-S1. Cũng có thông tin cho rằng, Israel đã chia sẻ dữ liệu tình báo với Ankara trong việc đối phó với Pantsir-S1. Israel là quốc gia thành công nhất trong việc tiêu diệt hệ thống phòng không Nga ở Syria. Thậm chí, Israel có thể đã tiếp cận và “bẻ khóa” thành công radar của tổ hợp vũ khí do Nga sản xuất.

1633798135317.png

1633798355604.png

1633798385282.png

Máy bay TB-2 bị bắn rơi tại Lybia

Còn việc các hệ thống phòng không Pantsir-S1 “bị bắt”, đến nay lực lượng LNA vẫn không đưa ra bình luận gì. Các chuyên gia cũng không loại trừ khả năng tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 này bị Thổ Nhĩ Kỳ “bắt giữ” trong tình trạng đầy đủ đạn dược. Trước đó, ở Syria Pantsir-S1 tỏa sáng, và trở thành “vũ khí nóng” trên thị trường vũ khí quốc tế, một số nguồn tin cho rằng, Saudi Arabia đang xem xét mua nhiều hệ thống Pantsir-S1 của Nga để “lấp chỗ trống” sau khi Mỹ rút lá chắn Patriot khỏi quốc gia này. Tuy nhiên, trong tình thế này có lẽ Saudi Arabia không còn quan tâm tới Pantsir-S1 nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trận đánh cả trung đội được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô

Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, 1 trung đội gồm 25 cán bộ, chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã quả cảm đẩy lùi nhiều đợt tiến công của quân Đức có ưu thế vượt trội về quân số và vũ khí.
Tại Taranovka khu vực thuộc Kharkov, một đầu mối giao thông quan trọng, có tuyến đường sắt từ Tranovka đi Zmiev, nơi lực lượng Hồng quân tổ chức tuyến phòng ngự Mặt trận Tây Nam. Tại Mặt trận này, ngày 02/3/1943, Trung đội 1 (Đại đội 8/ Trung đoàn bộ binh 78/ Sư đoàn bộ binh cận vệ 25/ Tập đoàn quân số 6) do Trung úy Shironin chỉ huy, nhận nhiệm vụ phòng ngự tại tuyến đường sắt Tranovka-Zmiev, khu vực gần Taranovka.

1634198991392.png

1634199286518.png

1634199334236.png

1634199018880.png

1634199045498.png

1634199402229.png

1634199161864.png

1634199520092.png


Ngày 05/3/1943, quân Đức sử dụng máy bay ném bom vào các vị trí phòng ngự của quân Liên Xô, sau đó đưa 35 xe tăng và xe bọc thép của Sư đoàn xe tăng 6 cùng bộ binh từ bên sườn phải đánh chiếm tuyến đường sắt do trung đội của Trung úy Shironin phòng ngự. Đây là hướng tiến công chính của quân Đức, nhằm đánh chiếm Kharkov. Quân Đức đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của những người lính Xô viết dũng cảm bằng súng chống tăng, trung liên và súng máy, thậm chí họ còn tiến công xe tăng Đức bằng cả lựu đạn và chai chứa hỗn hợp cháy. Vào thời điểm quân Đức đột nhập trận địa trung đội, khẩu đội trưởng Chuẩn úy Sergey Nechipurenko đã dùng khẩu pháo 45mm (mà khẩu đội đã hy sinh do bị đánh bom) tiêu diệt 2 xe tăng của Đức. Một số chiến sĩ của trung đội xả thân, lao lên ném lựu đạn vào quân địch.

1634201228059.png

1634199619269.png

1634199895043.png

1634200887526.png

1634199800772.png

1634201009292.png


1634198550171.png

1634199426144.png

1634201099703.png


Trung đội có 25 cán bộ, chiến sĩ, gồm: 1 trung úy, 2 chuẩn úy, 1 thượng sĩ, 5 trung sĩ và 16 binh nhì, dưới sự chỉ huy của Trung úy Shironin đã diệt 16 xe tăng, phá hủy 1 khẩu pháo và tiêu diệt hơn 100 lính Đức, giữ vững vị trí của mình đến khi lực lượng chi viện đến tiếp ứng vào buổi tối. Quân tiếp viện đã tìm thấy 7 người lính bị thương nặng, bao gồm Peter Shironin và nhờ vậy họ mới biết chi tiết của trận đánh này. Ba ngày sau, Quân đội Liên Xô buộc phải rút khỏi Taranovka. Sự quả cảm và hy sinh của Trung đội 1 do Trung úy Peter Shironin chỉ huy đã cầm chân và phân tán được sức mạnh xe tăng của Đức. Mặc dù, quân Đức chiếm được Kharkov, nhưng không thực hiện được mục tiêu bao vây, tiêu diệt các quân đoàn của Liên Xô.
Vào mùa hè năm 1943, tại vòng cung Kursk, chính các đơn vị Hồng quân này đã đánh bại lực lượng lớn Quân đội Đức, tạo chuyển biến chiến lược để Quân đội Liên Xô bước sang giai đoạn chủ động tiến công giải phóng đất nước. Với thành tích không để quân Đức chọc thủng phòng tuyến, ngày 18/3/1943 tất cả 25 cán bộ, chiến sĩ trung đội đã được trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô và đều được gọi là “Shironins” - tên của người chỉ huy - cũng là biểu tượng của lòng dũng cảm và sự hy sinh của những người lính Xô viết.

1634198495443.png

Cựu trung úy, Anh hùng Liên Xô Shironin

Trung úy, Trung đội trưởng Pyotr Nikolayevich Shironin (sinh 1909, quê ở tỉnh Vyatka nay là thành phố Kirs, tỉnh Kirov) từng tốt nghiệp một trường Cao đẳng sư phạm và làm giáo viên. Tháng 3/1942, Pyotr được tổng động viên vào Hồng quân và từ năm 1943 đảm nhiện chỉ huy Trung đội 1. Sau khi điều trị vết thương, được xuất ngũ (thương binh hạng 2), Shironin trở về quê nhà, tiếp tục dạy học và sau đó trở thành hiệu trưởng.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
VÌ SAO CHỈ CÓ LIÊN XÔ TIẾN CÔNG BERLIN?

Trận chiến Berlin là chiến dịch quân sự quy mô lớn cuối cùng diễn ra ở châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Lực lượng đồng minh Anh và Mỹ đã không tham gia chiến dịch này, nên chỉ có Quân đội Liên Xô tiến công Berlin.

1634294677818.png

1634294626707.png


Vào năm 1943, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt tuyên bố rằng “Mỹ phải chiếm được Berlin”. Thủ tướng Anh Winston Churchill nhất trí rằng thủ đô Đức Quốc xã không được rơi vào tay Liên Xô. Tuy nhiên, vào mùa Xuân năm 1945, lực lượng Đồng minh Anh, Mỹ đã không có động thái nào để chiếm thành phố này. Quyết định trên của Anh và Mỹ là có động cơ riêng. Trong một cuộc phỏng vấn với Russia Beyond, sử gia Nga Andrei Soyustov cho biết, có ít nhất 2 lý do khiến họ quyết định như vậy: Thứ nhất, theo các thỏa thuận sơ bộ, bao gồm thỏa thuận đạt được ở Yalta, Berlin nằm trong khu vực tác chiến quân sự của Liên Xô. Đường phân giới giữa Liên Xô và phần còn lại của phe Đồng minh đi dọc theo sông Elbe. “Việc cố tiến công vào Berlin chỉ để giành vị thế có thể phản tác dụng và khiến Liên Xô quyết định không tiến đánh phát xít Nhật Bản nữa”. Thứ hai, lý do để Anh và Mỹ không tiến công đô thị lớn này là quân đồng minh đã hứng chịu nhiều thương vong vào cuối cuộc chiến. Từ cuộc đổ bộ Normandy đến tháng 4/1945, phe đồng minh thấy mình “có thể tránh việc phải tiến công vào các thành phố lớn”. Trận Berlin cũng là một trong các trận đánh lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Liên xô đã sử dụng 3 phương diện quân để tiến đánh Thủ đô Berlin. Nhiệm vụ khó khăn nhất được giao cho Phương diện quân Belarus số 1, do Georgy Zhukov chỉ huy. Họ phải tiến công các vị trí kiên cố của Đức ở cao nguyên Seelow, ngoại vi Berlin. Cuộc tiến công bắt đầu vào đêm 16/4/1945, mở đầu bằng đợt bắn cấp tập mạnh mẽ chưa từng có của pháo binh. Sau đó xe tăng (có bộ binh đi kèm) tiến công ngay trong đêm với sự hỗ trợ của các dàn đèn pha cực mạnh được bố trí phía sau lực lượng tiến công. Tuy nhiên, phải mất vài ngày phía Liên Xô mới chiếm xong cao nguyên Seelow.

1634294779611.png

1634295339151.png

1634294871799.png

1634294892655.png

1634294930048.png

1634294957279.png

1634294984269.png

1634295037454.png

1634295087347.png

1634295167144.png

Trận đánh cao điểm Seelow

Trong trận Berlin, đã có khoảng 3,5 triệu quân lính thuộc hai phe tham gia, sử dụng hơn 50.000 vũ khí và 10.000 xe tăng. Quân Đức tập trung tới 1 triệu quân, được bố trí quanh Berlin. Phía Hồng quân cũng đã tập trung quân đông gấp 2,5 lần. Do ngay từ đầu chiến dịch, quân Liên Xô đã chia cắt thành công phần lớn lực lượng quân Đức ở xung quanh với thành phố Berlin, nên Hồng quân chỉ còn phải chiến đấu với vài trăm nghìn quân địch khi tiến công vào nội đô Berlin. Trong nội đô Berlin, lực lượng quân sự của Hitler tổ chức 2 tuyến phòng ngự. Tại đây, nhiều ngôi nhà có cả boongke được quân Đức sử dụng vào việc phòng thủ. Với lớp tường dày, các ngôi nhà này trở thành các nơi trú ẩn vững chắc, khó công phá.

1634295569572.png

1634295616112.png

1634295640495.png

1634295674300.png

1634295698706.png

1634295719624.png

1634301586615.png

1634301675260.png

1634301713558.png



Trong chiến dịch này Liên Xô chủ yếu dựa vào các xe thiết giáp để tiến công, nên mối đe dọa lớn đối với lực lượng tiên phong là các vũ khí chống tăng, súng bazooka, và lựu đạn của địch. Và trong môi trường tác chiến đô thị, nhiều xe tăng của Liên Xô đã bị đối phương tiêu diệt. Chiến thuật sử dụng trong trận Berlin dựa trên kinh nghiệm từ trận Stalingrad. Quân Liên Xô lập ra các đơn vị tiến công đặc biệt, trong đó xe tăng giữ vai trò trọng yếu. Theo sử gia Soyustov phân tích, trong điều kiện cụ thể khi ấy, việc sử dụng xe tăng là hợp lý “Nhờ có việc sử dụng lượng lớn xe thiết giáp, Quân đội Liên Xô đã tạo ra được một bộ phận cơ động mạnh hỗ trợ cho các binh sĩ tiến công ở tuyến trước, giúp họ đột phá qua các chướng ngại vật để vào trung tâm thành phố”.

1634295274811.png

1634295381274.png

1634295429204.png

1634295471549.png

1634295499273.png

1634295520130.png

1634295833242.png

1634295872879.png

1634295894173.png

1634295918222.png

1634295766555.png


Đỉnh điểm chiến dịch Berlin là trận chiến ở trụ sở Quốc hội Đức Quốc xã (Reichstag). Khi ấy, đây là tòa nhà cao nhất ở trung tâm thành phố Berlin và việc đánh chiếm nó có ý nghĩa biểu tượng rất cao. Nỗ lực đánh chiếm Reichstag vào ngày 27/4/1945 đã thất bại và trận chiến kéo dài thêm 4 ngày nữa. Bước ngoặt xảy đến vào ngày 29/4 khi Hồng quân chiếm được trụ sở Bộ Nội vụ Đức nằm trên một khoảnh đất lớn. Từ đây quân Liên Xô đã tạo được bàn đạp tiến công tòa nhà, cuối cùng đã chiếm được trụ sở Quốc hội Đức vào tối ngày 30/4.

1634296070152.png

1634296089682.png

1634296040667.png

1634296183735.png

1634296215108.png

1634301632822.png

1634301808101.png

1634301878262.png

1634296250492.png

1634301926326.png

1634301392578.png

1634301507139.png

1634302072295.png

1634301457407.png

1634302012380.png

1634296279757.png

1634301366210.png

1634296158473.png


ngày 30/4, trùm phát xít Adolf Hitler tự sát bên trong boongke cố thủ. Cho đến phút cuối, Hitler vẫn hy vọng lực lượng quân sự ở các khu vực khác trên lãnh thổ Đức sẽ đến giải cứu y ở Berlin nhưng điều này đã không xảy ra. Quân đội Đức đầu hàng vào ngày 02/5/1945. Khi thống kê thương vong trong trận chiến Berlin, một số sử gia nghi ngờ về tính cần thiết của một cuộc tiến công như vậy. Sử gia Yuri Zhukov cho rằng: “Tư lệnh Georgy Zhukov… có lẽ chỉ cần siết chặt phong tỏa từng giờ… Nhưng trong cả một tuần lễ, ông ấy đã hy sinh không thương tiếc hàng nghìn người lính Xô viết… Ông đạt được mục tiêu buộc Berlin đầu hàng vào ngày 02/5. Nhưng nếu việc này xảy ra không phải vào ngày 02/5 mà là ngày 06/5 hoặc 07/5 thì hàng chục nghìn binh sĩ của chúng ta có thể đã được cứu sống”. Tuy nhiên, có các quan điểm phản bác lại cách nhìn nhận này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nếu Hồng quân chỉ dừng lại ở việc bao vây Berlin, họ có thể đánh mất thế chủ động chiến lược trước quân Đức. Theo sử gia Soyustov, nếu trì hoãn chiến dịch Berlin thì có thể nảy sinh các vấn đề chính trị giữa các lực lượng đồng minh. Rõ ràng vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, các đại diện của Đệ tam Đế chế đã cố gắng đàm phán một thỏa thuận hòa bình riêng rẽ với Mỹ và Anh. Soyustov tin rằng trong hoàn cảnh đó, “không ai có thể dự báo việc phong tỏa Berlin sẽ phát triển theo hướng nào”.

1634302152148.png

1634302174154.png

1634302236314.png

1634302200068.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TRẬN TẬP KÍCH CỦA 250 MÁY BAY NHẬT BẢN vào cảng Darwin Australia trong Chiến tranh thế giới thứ Hai

Vào hồi 9 giờ 58 phút ngày 19/2/1942, chỉ hơn 2 tháng sau trận Trân Châu Cảng, tiếng máy bay chiến đấu và máy bay ném bom Nhật Bản rền vang khắp bầu trời cảng Darwin - Australia. Người dân, binh lính và thủy thủ ở Darwin liên tưởng ngay đến một trận “Trân Châu Cảng” đang tới.
Ngày 07/12/1941, Không quân Nhật đã tiến hành cuộc không kích tàn khốc nhằm vào hạm đội hải quân hùng hậu của Mỹ đóng tại Trân Châu Cảng (Hawaii), gây cho Mỹ nhiều thiệt hại. Hơn 2 tháng sau cuộc tiến công Trân Châu Cảng, Không quân Nhật Bản tiến hành tiếp cuộc tiến công vào cảng Darwin, một căn cứ hải quân của Mỹ tại Australia.

Cảng Darwin Australia

1634440757568.png

1634441234061.png

1634440676340.png

1634440699277.png


Cảng Darwin, một bến cảng nằm ở cực Bắc của Vùng lãnh thổ phía Bắc Australia, là một nơi sầm uất, dân số ở đây trước chiến tranh có khoảng 5.800 người. Khi Mỹ xây dựng cảng thành một căn cứ quân sự quan trọng, một điểm chuyển tiếp về lực lượng, phương tiện chiến tranh và vận tải biển của phe đồng minh, thì dân số ở đây đã được sơ tán đi các nơi khác, chỉ còn khoảng 2.000 người. Cảng Darwin từng là nơi đặt căn cứ của Hải quân và Không quân Hoàng gia Australia, và từ khi Mỹ tiếp quản, Darwin đã nhanh chóng được xây dựng trở thành một cảng lớn trong cuộc chiến chống phát xít Nhật của Mỹ và đồng minh, giữ vai trò quan trọng đối với Quân đội Mỹ. Tại đây, Quân đội Mỹ bố trí các tàu sân bay phục vụ máy bay ném bom B-17 Mỹ - loại máy bay được mệnh danh là “Pháo đài bay”. Tuy nhiên, việc bố phòng bảo vệ các pháo đài bay này trước nguy cơ bị không kích không được tổ chức cẩn thận. Hỏa lực phòng không duy nhất ở Darwin là 18 pháo phòng không và một số súng máy Lewis. Nhưng các phân đội phòng không này cũng không được huấn luyện kỹ, khả năng sử dụng, vận hành những khẩu pháo phòng không này chưa thuần thục và cơ số đạn bảo đảm cho nó cũng không đủ.

1634440908017.png

1634440939324.png

1634441127075.png


Cuộc không kích của Nhật Bản

Sau trận Trân Châu Cảng, Nhật Bản chuẩn bị giáng một đòn mạnh nữa vào đường tiếp tế của quân đồng minh. Và để chuẩn bị họ đã xâm chiếm đảo Timor và Java ở phía Bắc, Tây Bắc cảng Darwin, nhằm thử phản ứng của Mỹ cùng đồng minh.
Ngày 19/02/1942, cuộc tiến công vào cảng Darwin của Không quân Nhật Bản bắt đầu. Về phía Mỹ và đồng minh, cũng như Australia, hôm đó gần như không có một dấu hiệu cảnh báo trước nào. Mặc dù, Cha đạo McGrath trên đảo Bathurst đã phát hiện ra máy bay Nhật Bản lúc 9 giờ 35 phút và ông đã cố gắng cảnh báo các nhà chức trách bằng cách sử dụng radio. Nhưng các sĩ quan Không quân Australia (RAAF) lại cho rằng Cha McGrath đã nhìn nhầm những chiếc P-40 của Mỹ bay vào Darwin. Vì thế, họ đã để lỡ mất 20 phút chuẩn bị chiến đấu, đã không một tiếng còi báo động nào vang lên cho đến tận khi máy bay Nhật Bản oanh tạc các tàu trong cảng. Vì đã bỏ mất cơ hội, nên Mỹ và đồng minh đã phải hứng chịu 2 đợt tiến công trong ngày mà không có sự chuẩn bị trước. Tổng cộng gần 250 máy bay Nhật Bản đã tham gia cuộc đánh bom cảng Darwin vào ngày hôm đó, trận tiến công đã được ví là trận “Trân Châu Cảng Australia”.

1634441013162.png

1634441519542.png

1634441548811.png

Máy bay Nhật Bản tấn công cảng Darwin

Trong trận tiến công này, các phi công Nhật Bản có vô số mục tiêu giá trị cao của Mỹ và đồng minh để lựa chọn. Cụ thể, có 12 tàu chiến của Australia và Mỹ neo đậu tại cảng. Phía Mỹ có tàu khu trục Peary, tàu USS William B. Preston. Ngoài ra, có ít nhất 45 tàu khác (tàu buôn, tàu vận tải…) và còn có cả một tàu bệnh viện. Ngoài mục tiêu tại cảng, còn có 31 máy bay tại sân bay Darwin cũng bị oanh tạc trong trận “Trân Châu Cảng Australia”, đó là máy bay ném bom hạng nhẹ Lockheed Hudson của Australia và CAC Wirraways (máy bay huấn luyện do Australia chế tạo, khi đó được sử dụng trong chiến đấu) và 10 chiếc Curtiss P-40 Warhawks của Không quân Mỹ.
Đợt tiến công đầu tiên, các máy bay của Nhật Bản xuất phát từ 4 tàu sân bay, thuộc hạm đội tàu sân bay số 1, gồm Akagi, Kaga, Hiryū và Sōryū. Đây cũng chính là những con tàu chở các máy bay Nhật bản đã xuất kích tiến công Trân Châu Cảng (Hawaii) ngày 7/12/1941. Đợt máy bay tiến công đầu tiên xuất phát từ các tàu sân bay Nhật Bản bao gồm máy bay chiến đấu A6M Zero, máy bay ném bom D3A và máy bay phóng ngư lôi B5N. Chúng được dẫn dắt bởi Mitsuo Fuchida, phi công tiên phong trong đợt oanh tạc đầu tiên tại Trân Châu Cảng (Hawaii) Đợt không kích thứ hai diễn ra ngay trước buổi trưa cùng ngày. Tổng cộng có 27 chiếc máy bay ném bom G3M và G4M của Nhật Bản xuất kích từ các căn cứ trên các đảo ở Thái Bình Dương tiến công căn cứ và sân bay của Không quân Australia.

1634443730541.png

1634443806631.png

Tàu sân bay Akagi

1634443851281.png

1634443955998.png

Tàu sân bay Kaga

1634444002730.png

1634444141781.png

Tàu sân bay Hiryū

1634444187345.png

1634444708496.png

Tàu sân bay Sōryū

1634444889805.png

1634444920157.png

Máy bay chiến đấu A6M Zero

1634444969953.png

1634445017802.png

Máy bay ném bom D3A

1634445131408.png

1634445085631.png

Máy bay phóng lôi B5N

1634445192484.png

1634445220145.png

Máy bay GM3

1634445273461.png

1634445300703.png

Máy bay GM4

1634441831066.png

1634441851381.png

1634441882570.png

Máy bay Nhật Bản bị bắn rơi tại trận chiến cảng Darwin

Thiệt hại của Mỹ và đồng minh

1634442041157.png

1634442065518.png

1634442089583.png

1634442110657.png

1634442356598.png

1634442826463.png

1634442852322.png

1634442905499.png

1634442960047.png

1634442997989.png

1634443038391.png

1634443170184.png

1634443213038.png

1634442446989.png

1634442508535.png

1634442542135.png

1634442564960.png

1634442591596.png

1634442022142.png

1634442615339.png

Cảng Darwin bị ném bom

Sau đợt tiến công đầu tiên, Darwin rơi vào cảnh hủy diệt và hỗn loạn. Đã có 8 con tàu bị đánh chìm, trong đó có tàu USS Peary và nhiều chiếc khác bị phá hỏng. Bến cảng bị đánh bom, khiến hơn 20 công nhân thiệt mạng. Sân bay, doanh trại quân đội và xe chở dầu cũng trúng bom, chịu thiệt hại nặng nề. Trong đợt tập kích thứ hai có 6 quân nhân của lực lượng Không quân Australia thiệt mạng; 6 máy bay Australia và 2 máy bay Mỹ bị phá hủy, những chiếc khác chịu hư hại. Tính cả máy bay dân sự, thì khoảng 30 máy bay đã bị phá hủy trong đợt không kích này. Tuy nhiên, theo các báo cáo và phân tích về cuộc tập kích cảng Darwin đưa ra, ước tính có khoảng 236 đến 300 người đã thiệt mạng, gồm cả dân thường. Con số này ít hơn nhiều so với hàng ngàn người đã chết tại Trân Châu Cảng (Hawaii), nhưng một số báo cáo lại kết luận rằng thậm chí Nhật Bản đã thả nhiều bom xuống Darwin hơn cả vào căn cứ Hải quân Mỹ ở Hawaii.
Ủy ban quân sự Lowe của Australia, cơ quan điều tra về cuộc tiến công cảng Darwin vào ngày 19/2/1942 đã kết luận rằng: phải cần ít nhất 36 pháo phòng không và 250 máy bay chiến đấu để có thể đẩy lùi được cuộc tiến công của quân Nhật Bản. Khi cuộc tập kích đang diễn ra, những tin đồn về một cuộc xâm lược sắp đến của Nhật Bản đang bắt đầu và được lan truyền mạnh mẽ qua các thành phố và căn cứ quân sự tại Australia. Chỉ huy của lực lượng Không quân Australia Stuart Griffith, thậm chí còn ra lệnh cho tất cả các phi công của ông rời khỏi vùng chiến sự. Nhiều người đã mang theo đồ đạc bỏ chạy và 278 quân nhân Australia được cho là đã đào ngũ.
Với người Nhật, cuộc tập kích cảng Darwin là một thành công lớn. Họ chỉ mất 3 người (2 thiệt mạng, một bị bắt làm tù binh), và 4 máy bay, trong khi đánh chìm tổng cộng 11 tàu địch (có 3 chiếc mắc cạn) và phá hỏng 25 chiếc khác. Hơn nữa, với trận đánh này, Tokyo phát đi cảnh báo rõ ràng với phe đồng minh rằng, họ không có ý định cho phép sử dụng Darwin như một bến cảng an toàn. Phe đồng minh cũng nhận ra rằng Darwin dễ tổn thương trước các cuộc tấn công của Nhật Bản và bắt đầu chuyển sang các cảng khác như Brisbane và Fremantle, trên bờ biển phía Đông và Tây Australia.

1634441633981.png

1634441667151.png

1634441740400.png

Tàu ngầm Nhật Bản bị đánh đắm trong trận chiến cảng Darwin
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Những trận đánh tại thành phố Kharkov từ 1941-1943

Thủ đô Kiev của Ukraine và thành phố Kharkov là những chiến trường chính trong các chiến dịch đẫm máu diễn ra ở Mặt trận phía Đông trong giai đoạn 1941-1945. Kharkov là chiến trường của bốn trận chiến quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Điều quan trọng là sau thành công ban đầu của Chiến dịch Barbarossa của Adolf Hitler, Wehrmacht (QĐ Đức quốc xã) đã không đủ nhanh để ngăn chặn việc di dời các nhà máy sản xuất vũ khí quan trọng của Kharkov, bao gồm cả một nhà máy xe tăng chủ lực. Thành phố là nơi chế tạo những chiếc xe tăng hạng trung T-34 của Hồng quân, mà sau đó nó sẽ mang lại cho nó một lợi thế đáng kể so với những chiếc xe tăng của Hitler.
Khi chiến tranh bùng nổ, Kharkov nhanh chóng thất thủ sau thất bại của Hồng quân tại Kiev và cuộc rút quân sau đó. Trận chiến thứ hai xảy ra khi Hồng quân mở cuộc phản công nhưng thất bại vào mùa xuân năm 1942. Trận giao tranh thứ ba xảy ra vào đầu năm 1943 khi Hồng quân phát động cuộc phản công lần thứ hai và cũng bị đánh tan tác sau khi Thống chế von Manstein tiến hành một cuộc rút lui chiến thuật xuất sắc. Trận chiến thứ tư cuối cùng đã chứng kiến thành phố được giải phóng bằng một chiến dịch được phát động sau thất bại thảm khốc của Hitler tại Kursk vào mùa hè năm 1943. Đó là sức mạnh suy yếu của Wehrmacht khiến nó không còn giữ được thành phố thứ hai của Ukraine và chiến trường dịch chuyển về phía tây.

1634485444779.png

1634485611054.png

1634485645159.png

1634485678512.png

Kharkov năm 1941

Bất chấp vị trí chiến lược của nó, Kharkov không bao giờ nằm trong kế hoạch của Hitler cho cuộc xâm lược Liên Xô và đánh bại Hồng quân của Stalin. Matxcơva và Leningrad luôn được coi là những mục tiêu chính, tiếp theo là các mỏ dầu ở Caucasian. Thiếu tướng Erich Marcks, làm việc dưới quyền của Tướng Halder, Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức, đã dự kiến phân bổ phần lớn lực lượng Đức cho tập đoàn quân "Trung tâm" sẽ tấn công về phía đông qua Ba Lan (bị Đức chiếm đóng) tới Moscow qua Minsk và Smolensk, trong khi một tập đoàn quân khác tấn công về phía đông nam về phía Kiev. Marcks ủng hộ các hoạt động bên sườn của lực lượng tấn công Leningrad và cuộc tiến công về phía nam chiếm Kiev của các lực lượng Đức-Romania tấn công từ Bessarabia (Rumania). Các mục tiêu của tập đoàn quân Trung tâm ở Moscow và Kiev là chìa khóa, điều này sẽ đảm bảo Hồng quân bị bao vây và tiêu diệt giữa Dvina và Dnepr trong 9 đến 17 tuần.
Đáng chú ý nhất, Hitler sẽ coi việc chiếm Leningrad không phải là mục tiêu chính thứ ba, theo chủ trương của Quân đội, mà là một hoạt động quân sự cần thiết trước khi tiến hành cuộc tấn công chính vào Moscow. Marcks cho rằng mặc dù Wehrmacht sẽ không vượt trội về quân số, sự vượt trội rõ rệt về các đơn vị thiết giáp và chất lượng trang bị. Bỏ qua các lực lượng chiếm đóng châu Âu, Marcks tính toán rằng quân Đức có thể tập hợp 110 sư đoàn bộ binh, 24 sư đoàn thiết giáp và 12 sư đoàn cơ giới chống lại 96 sư đoàn súng trường Liên Xô, 23 sư đoàn kỵ binh và 28 lữ đoàn thiết giáp. Tuy nhiên, ông không biết rằng Nguyên soái Timoshenko đang tái trang bị lại các sư đoàn xe tăng và quân đoàn cơ giới của Hồng quân. Khi Marcks trình bày 'Dự thảo hoạt động phía Đông' của mình cho Bộ Tư lệnh Tối cao Lục quân hoặc Oberkommando des Heeres (OKH), chính Halder đã chấp thuận rằng ông đã biến Moscow trở thành mục tiêu quan trọng. Hồng quân sẽ bị kéo đến thủ đô của Liên Xô và bị tiêu diệt trên đường tới Moscow. Các hoạt động phụ ở phía nam sẽ bảo vệ các mỏ dầu của Romania và đánh chặn trước bất kỳ cuộc phản công nào của Liên Xô. Một khi đã chiếm được Moscow, Wehrmacht sau đó có thể tiến về phía nam để nghiền nát tàn quân của Hồng quân ở Ukraine - khi đó Kiev, và ở mức độ thấp hơn là Kharkov, sẽ nằm trong tay của Đế chế.
Điều này có nghĩa là Byelorussia (Belorussia) hoặc White Russia (Bạch Nga) chứ không phải Ukraine sẽ là chiến trường chính và Marcks đưa 70% lực lượng thiết giáp của Đức tập kết ở phía bắc của chính diện rộng lớn. Một chiến dịch mùa đông đã không được xem xét vì Bộ tham mưu quân đội Đức dự đoán rằng Hồng quân sẽ sụp đổ vào lúc đó. Thống chế von Brauchitsch, Tổng tư lệnh quân đội và Halder, Tham mưu trưởng, thống nhất rằng trọng tâm chính của cuộc tấn công của họ nên rơi dọc theo trục Minsk – Smolensk – Moscow. Đây sẽ là mũi dao găm đâm thẳng vào trái tim của Hồng quân.
Vào tháng 10 năm 1940, nhân viên của Halder ước tính họ sẽ phải đối mặt với 170 sư đoàn Liên Xô; trên thực tế, mặc dù họ tin rằng đây là một đánh giá quá cao, nhưng nó thực sự quá thấp. Trung tá Bernard von Lossberg đã đưa ra kế hoạch ‘Xây dựng phía Đông’ (Aufbau Ost) của mình cho Bộ chỉ huy tối cao Oberkommando der Wehrmacht (OKW) của lực lượng vũ trang, trong đó chú trọng nhiều hơn đến hai bên sườn. Tuy nhiên, kế hoạch tác chiến được trình bày cho Thống chế Alfred Jodl, Tham mưu trưởng OKW, vào ngày 19 tháng 9 năm 1940 cho thấy đòn đánh chính từ phía bắc của chính diện hướng tới Moscow.
Hitler đã chọn bỏ qua những bài học rút ra từ cuộc tập trận do Tướng Paulus chỉ huy từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 năm 1940, kết luận rằng Moscow không quan trọng như vậy. Ông hướng đến việc bảo vệ các mỏ dầu của Romania và đảm bảo nguồn nguyên liệu thô của Ukraine, điều này chắc chắn có nghĩa là các chiến dịch quan trọng sẽ phải thực hiện ở phía nam. Chỉ thị triển khai (Aufmarschweisung) Barbarossa, ban hành ngày 31 tháng 1 năm 1941, thêm Romania vào khu vực chịu trách nhiệm của Tập đoàn quân Nam của Thống chế von Rundstedt. Tuy nhiên, không ai nghĩ đến Kharkov. Trớ trêu thay, thành phố lại trở thành tâm điểm cho một số chiến dịch phản công của Liên Xô mà cuối cùng sẽ làm mất đi vị thế của Wehrmacht ở Ukraine và Crimea. Sự thất bại của Hitler trong việc chặn cuộc phản công của Liên Xô tại Kursk đã đưa đến sự thất thủ của Kharkov.

1634487804633.png

Cảnh sát Đức tại Kharkov năm 1941

1634487848751.png

1634487863808.png

1634487881504.png

1634487902021.png

1634487920308.png

1634487960044.png

1634487972091.png

1634487994431.png

1634488013949.png

1634488042209.png

1634488061055.png

1634488087583.png

1634488106954.png

1634488125828.png

1634488150032.png

Kharkov tháng 11 năm 1941
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chương một
Kharkov: Thành phố của Máy kéo


Năm 1941, Kharkov là một trong những trung tâm chiến lược quan trọng nhất của Liên Xô do có các nhà máy quân sự, kinh tế quan trọng cũng như các tuyến đường sắt và đường hàng không. Nó không chỉ là một trung tâm liên lạc quan trọng của toàn Ukraine, mà còn kết nối các khu vực Crimea, Caucasus, Dnepr và Donbas. Caucasus nắm giữ các mỏ dầu quan trọng, trong khi Donets giàu than đá. Tất cả những điều này đều là mục tiêu được xác định rõ ràng khi Hitler xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941.
Thành phố là nơi có một trong những nhà máy sản xuất xe tăng quan trọng nhất cả nước và là nơi chế tạo xe tăng T-34 hoàn toàn mới của nhà thiết kế Mikhail Koshkin. Hitler không biết gì về sự phát triển của T-34 và đó là một sai lầm tình báo khiến ông ta phải trả giá đắt. Việc không chiếm được nhà máy T-34 tại Kharkov trước khi nó được di tản là để chứng minh một sai lầm chiến lược khác. Ngoài các nhà máy máy kéo và đầu máy Kharkov quan trọng, thành phố còn có Nhà máy Máy bay Kharkov và Nhà máy Tua bin. Họ đã sản xuất ra rất nhiều sản phẩm quân sự, bao gồm xe tăng, máy bay chiến đấu, máy kéo quân sự, súng cối, vũ khí bộ binh và đạn dược.
Đáng chú ý nhất, Kharkov là quê hương của xe tăng nhanh BT-5 và BT-7 và xe tăng hạng nặng T-35, được đưa vào sản xuất tại đây vào những năm 1930. Nó cũng tham gia vào việc chế tạo xe tăng hạng nhẹ T-26. Những chiếc BT và T-26 đã trở thành xương sống của hạm đội xe tăng của Hồng quân vào năm 1941, mặc dù chúng đã được chứng minh là lỗi thời trong Nội chiến Tây Ban Nha và Chiến tranh Mùa đông Phần Lan. Mikhail Koshkin được bổ nhiệm làm trưởng phòng thiết kế Kharkov vào giữa những năm 1930 để làm việc về các cải tiến BT; điều này đã dẫn đến sự phát triển của T-34, được đưa vào sản xuất vào năm 1940.

1634779704875.png

1634779770190.png

1634779731437.png

Xe tăng BT-5

1634779901760.png

1634779856560.png

1634779830422.png

Xe tăng BT-7

1634779935214.png

1634779991889.png

1634780031109.png

Xe tăng T-35

1634780057624.png

1634780126557.png

1634780171353.png

Xe tăng T-26

1634780357297.png

1634780281632.png

1634780319494.png

Xe tăng T-34 76

1634780508765.png

1634780395459.png

1634780442916.png

Xe tăng T-34 85
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ngoài xe tăng, Kharkov còn sản xuất máy kéo hoặc máy động lực. Ukraine là một trong những trung tâm kinh tế của Liên Xô nên những chiếc máy kéo này là vô giá đối với nền nông nghiệp Ukraine. Những chiếc xe tải và ô tô đầu tiên của Liên Xô xuất hiện vào những năm 1920, lần lượt xuất xưởng từ các nhà máy AMO và Spartak của Moscow. GAZ, với sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên Ford Mỹ, sau đó đã thành lập nhà máy tại Gorky vào đầu những năm 1930. Việc sản xuất máy kéo và xe tải cũng bắt đầu vào đầu những năm 1930 với các máy kéo dân dụng và quân sự được chế tạo ở Chelyabinsk, Kharkov, Kirov và Stalingrad. Tất cả pháo hạng nặng của Hồng quân đều được vận chuyển bởi các xe kéo được sản xuất tại nhà máy Kharkov’s Komintern, như kéo lựu pháo 152mm M1937.


1634832504023.png


Nhà máy Máy bay Kharkov là nơi đặt văn phòng thiết kế của Pavel Sukhoi cho đến khi văn phòng chuyển đến Molotov vào năm 1941. Máy bay ném bom tầm ngắn Su-2 của ông được đưa vào sản xuất năm 1939 tại Nhà máy số 135 của Kharkov và đến tháng 9 năm 1941, nhà máy này đã sản xuất 5 chiếc mỗi ngày. Nhà máy này đã được di dời trước sự tiến công của quân Đức, và chiếc máy bay này sau đó được chế tạo ở Moscow và Taganrog.

1634832653468.png

1634832715829.png

1634832759441.png

Máy bay Su-2

Trong khi các mục tiêu chính của Hitler trước mùa đông năm 1941 tập trung vào việc chiếm giữ Leningrad, Moscow và các mỏ dầu ở Caucasian, Kharkov rõ ràng là một mục tiêu phụ quan trọng. Bộ tư lệnh cấp cao của Đức đánh giá cao giá trị của thành phố như một trung tâm đường sắt và trung tâm công nghiệp quan trọng mà Liên Xô phải bảo vệ. Việc chiếm được Kharkov có nghĩa là Phương diện quân Tây Nam và Nam của Hồng quân sẽ phải dựa vào Voronezh và Stalingrad làm trung tâm vận tải.
Mặc dù không biết gì về T-34, Hitler vẫn nhận thức rõ về tầm quan trọng quân sự của Kharkov: "Điều quan trọng thứ hai là miền nam nước Nga, đặc biệt là lòng chảo Donets, từ khu vực Kharkov. Có toàn bộ cơ sở của [nền] kinh tế Nga; nếu khu vực này thất thủ thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ nền kinh tế Nga… Đánh giá của Hitler là đúng nhưng sự chậm trễ trong việc chiếm Kharkov có nghĩa là các nhà máy của nó đã tuột khỏi tầm tay của ông ta.
Sau cuộc xâm lược của Đức, dây chuyền chế tạo T-34 nhanh chóng bị buộc di chuyển khỏi nơi sản xuất. May mắn cho Hồng quân, nhà máy đầu máy Kharkov bắt đầu chuyển đến Nizhny Tagil vào tháng 8 năm 1941. Sau khi di dời thành công các cơ sở sản xuất xe tăng của Liên Xô về phía đông Urals trong năm 1941, việc sản xuất T-34 đã được tiến hành thành công tại Chelyabinsk và Nizhny Tagil, cũng như tại một số nhà máy phụ khác nằm ngoài tầm với của Không quân Đức.
Trong khi Kharkov chủ yếu được nhớ đến là nơi sản sinh ra chiếc xe tăng T-34 nổi tiếng, thì nó cũng nổi tiếng không kém với Quảng trường Dzerzhinsky khổng lồ, nơi được chụp ảnh nhiều lần trong suốt cuộc chiến của cả hai bên. Quảng trường được bao quanh bởi các khối tượng Stalinist đồ sộ, là một ví dụ điển hình về kiến trúc độc tài và thực dụng. Ngược lại, quảng trường được đặt theo tên của Felix Dzerzhinsky, người sáng lập Cheka - cảnh sát Bolshevik (và tiền thân của KGB). Trong chiến tranh, nó được đổi tên bởi những kẻ chinh phục nó là "Quảng trường Quân đội Đức" và sau đó là "Quảng trường Leibstandarte SS".

1634833561682.png

1634833537273.png

1634833405280.png

1634833481559.png

Quảng trường Dzerzhinsky

Vào mùa xuân năm 1941, dân số của Kharkov chỉ là dưới một triệu người, nhưng một khi cuộc xâm lược của Đức Quốc xã bắt đầu, thành phố trở nên kẹt cứng với những người di tản và tị nạn chạy trốn khỏi các cuộc giao tranh. Trớ trêu thay, cuộc xâm lược của Hitler đã giúp việc tập trung hóa sản xuất vũ khí của Liên Xô. Ví dụ, vào thời điểm chiến tranh bùng nổ, việc sản xuất T-34 trên thực tế không được tập trung hóa và được rải trên một khoảng cách rộng lớn. Nhà máy Kirov của Leningrad sản xuất pháo tăng L-11 trong khi các bộ phận điện được sản xuất tại Nhà máy Dynamo ở Moscow. Bản thân những chiếc xe tăng này ban đầu được chế tạo vào năm 1940 tại Kharkov nhưng số lượng đã được bổ sung bằng việc sản xuất tại Nhà máy Máy kéo Stalingrad (STZ) vào đầu năm 1941, sau đó vào giữa năm đó Nhà máy Krasnoye Sormovo số 12 ở Gorky cũng bắt đầu chế tạo T- 34S.
Việc sơ tán các nhà máy của Kharkov bắt đầu trước khi Hitler có cơ hội tấn công. Ba ngày trước khi cuộc tấn công của Đức bắt đầu vào thành phố vào ngày 23 tháng 10, bảy mươi nhà máy đã được tháo dỡ và chuyển về phía đông trên 320 chuyến tàu. Nhà máy sản xuất xe tăng đã di tản đến Nizhny Tagil và thành lập Nhà máy xe tăng Ural số183. Nhà máy sản xuất động cơ diesel của Kharkov và Nhà máy Leningrad’s Kirov (Nhà máy số 100) và S.M. Kirov (No.185) chuyển đến Chelyabinsk và kết hợp với Nhà máy Máy kéo để trở nên nổi tiếng với tên gọi ‘Tankograd’ hoặc ‘Tank City’. Tại Molotov, máy bay ném bom Su-2 được chế tạo từ kho linh kiện được sơ tán khỏi Kharkov cho đến cuối tháng 4 năm 1942.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

1634914234162.png


Quân đội Liên Xô bại trận bị áp giải về phía sau. Họ đang mặc một hỗn hợp của quân phục sơ sài hoặc áo khoác len, áo bông khoác ngoài. Bị bất ngờ bởi "Barbarossa", Hồng quân thiệt hại hàng chục nghìn người thương vong và hàng triệu người bị bắt vì lực lượng của họ bị mắc kẹt trong vô số gọng kìm của quân đội Đức quốc xã.

1634914453135.png


Vào đầu Chiến dịch Barbarossa của Hitler, Hồng quân đã bị đánh đuổi từ phía đông Ba Lan và rút về Byelorussia và Ukraine với tổn thất lớn. Sự sụp đổ nhanh chóng của cái gọi là 'phòng thủ phía trước' của Stalin đã làm các thành phố của Liên Xô đứng trước nguy cơ bị tấn công.

1634914681549.png

Súng chống tăng, súng máy hạng nặng và hạng nhẹ và súng cối của Liên Xô bị thu giữ.

1634914791727.png

Phần còn lại của xe tăng hạng nhẹ T-26 của Liên Xô bị bắn cháy. Nhiều xe tăng của Liên Xô đã hoạt động trong tình trạng không đủ đạn dược và nhiên liệu, và thêm vào đó, các tổ lái thường được huấn luyện kém.

1634914874515.png


1634914905633.png

Nhiều xe tăng T-26 của Liên Xô bị hạ gục. Các cuộc phản công liều lĩnh của Hồng quân chống lại các tập đoàn quân của Hitler không thể cứu các thành phố lớn của Liên Xô khỏi bị chiếm đóng và dẫn đến một lượng lớn quân đội Liên Xô bị bao vây.

1634915058399.png

Không rõ lý do tại sao thường dân Ukraine này lại nằm trong số những tù binh Liên Xô, nhưng có lẽ người Đức đã bắt tất cả nam giới trong độ tuổi chiến đấu trong khu vực chiến sự.

1634915194217.png

1634915232712.png

1634915278075.png

1634915314341.png

Minsk, thủ đô của Byelorussia, thất thủ vào cuối tháng 6 năm 1941. Các bức tượng của Lenin có mặt tại khắp các thành phố của Liên bang Xô Viết không kém gì Stalin. Chiếc xe ô tô đứng trước 'House of Soviets' của Minsk trước khi SS đưa nó xuống. Người Đức đã nhanh chóng phá hoại các biểu tượng của chủ nghĩa Bolshevism và cướp phá các bảo tàng và phòng trưng bày. Khi cuộc chiến giành Minsk chấm dứt vào đầu tháng 7 năm 1941, quân Đức tuyên bố là 342.000 tù binh, 3.332 xe tăng và 1.809 khẩu pháo bị phá hủy hoặc bị bắt. Điều này khiến Smolensk, Kiev và Kharkov nằm trọn trong tầm bắn của pháo binh và không quân Đức.

1634915496112.png

Một chiếc KV-2 lộn ngược ở ngoại ô Kharkov. Về lý thuyết, chiếc xe tăng chủ lực hạng nặng này là một thiết kế đầy hứa hẹn, nhưng trên thực tế, nó không đạt được kỳ vọng.

1634915572977.png

Kharkov đẹp như tranh vẽ nằm trên ngã ba của các sông Kharkov, Lopan và Udy, nơi chúng đổ vào lưu vực sông Seversky Donets. Thành phố là một trung tâm văn hóa và công nghiệp nặng. Tháp chuông của Nhà thờ Assumption, mà Liên Xô đóng cửa vào năm 1929, có thể nhìn thấy rõ ràng ở phía xa.

1634915710415.png

Nửa phía tây bắc của Quảng trường Dzerzhinsky theo chủ nghĩa hiện đại đồ sộ, được cho là quảng trường lớn thứ tám ở châu Âu.

1634915749277.png

Tọa lạc tại Quảng trường Dzerzhinsky, tòa nhà Derzhprom rất đặc biệt của Kharkov, được hoàn thành vào năm 1928, còn được gọi là Tòa nhà Công nghiệp Nhà nước hoặc Cung điện Công nghiệp. Kiến trúc theo chủ nghĩa hiện đại do trường phái Kiến tạo thiết kế này sau đó đã bị các kiến trúc sư theo chủ nghĩa Stalin phê phán.

1634915853026.png

Nhà thờ Truyền tin Kharkov được hoàn thành vào năm 1888. Nó bị đóng cửa vào năm 1930 nhưng lực lượng chiếm đóng của Đức đã mở cửa trở lại vào năm 1943.

1634915968749.png

Tất cả các tòa nhà chính quyền của Liên bang Xô Viết đều bị chi phối bởi kiến trúc hiện đại. Lưu ý rằng dù vẫn còn các biểu tượng Soviet trên tòa nhà này được sử dụng làm trụ sở của Đức.

1634916096304.png

Sau khi giao tranh bắt đầu, nhiều công trình có giá trị lịch sử và hàng trăm năm tuổi ở Kharkov, Kiev, Minsk, Smolensk và những nơi khác đã bị hư hại hoặc phá hủy không thể sửa chữa.

1634916190518.png

Những biểu tượng đẹp đẽ của Nhà thờ Chính thống Nga này nằm lộ ra sau những đợt pháo kích nặng nề. Cả hai bên đều có xu hướng sử dụng các tòa nhà, nhà thờ như cứ điểm và để bắn phá.

1634916327895.png

Hình ảnh Hồng quân chiếm vị trí trung tâm, cùng với Stalin và Lenin, trên tòa nhà của Bộ chỉ huy quân sự. Lưu ý bức tượng của lính tăng ở bên phải (có thể nhận biết bằng trên ảnh). Lực lượng xe tăng Liên Xô đã chứng tỏ một sự lúng túng khi đối mặt với lực lượng tăng, thiết giáp của Hitler.

1634916526980.png

1634916562923.png

Nơi thờ tự của người Nga và người Ukraine bị hư hại
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Chương hai - Quân đoàn 38 Hồng quân Liên Xô của Stalin

Tập đoàn quân số 6 của Liên Xô được tái thành lập vào tháng 8 năm 1939 tại Quân khu Kiev. Nó đã tham gia vào cuộc xâm lược miền đông Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, và sau đó chiếm đóng các tuyến phòng thủ dọc theo trục Lvov với tư cách là một lực lượng xung kích. Dưới thời Trung tướng I.N. Muzychenko, Tập đoàn quân số 6 gánh chịu sức ép của cuộc tấn công chính của quân Đức vào tháng 6 năm 1941, bị đẩy lùi trở lại Uman, phía nam Kiev, nơi nó bị bao vây và tiêu diệt cùng với Tập đoàn quân 12. Muzychenko bị bắt và cách chứcvào ngày 10 tháng 8, chỉ được tái bổ nhiệm 1 tháng khi Quân đoàn súng trường 48 được bố trí làm lực lượng dự bị trong khu vực Kharkov.
Tập đoàn quân 21 được thành lập vào mùa xuân năm 1941 tại Kuibyshev tại Quân khu Volga. Vào tháng 7 năm 1941, được các máy bay cường kích bọc thép hỗ trợ, nó được triển khai đến khu vực Rogachev và trong ba tuần tiếp theo đã tiến hành một loạt các cuộc phản công liều lĩnh nhằm vào Nhóm Thiết giáp số 2 của Thống chế Guderian (cuộc phản công khét tiếng 'Timoshenko'). Trong cuộc giao tranh vào tháng 9, Tập đoàn quân 21 đã bị tiêu diệt trong vòng vây quanh Kiev.
Tập đoàn quân 38 của Liên Xô, dưới quyền của Trung tướng Dimitrii Riabyshev, thành lập vào đầu tháng 8 năm 1941 ngay sau khi các tập đoàn quân 6 và 12 bị tiêu diệt tại Uman, miền tây Ukraine. Dựa trên tàn quân của Quân đoàn cơ giới số 8 từ khu vực bị bao vây Uman và các sư đoàn Ukraine mới được bổ sung, nó đã trở thành một phần của Phương diện quân Tây Nam và được giao nhiệm vụ trấn giữ sông Dnepr từ Kremenchug. Sau sự đầu hàng vào ngày 1 tháng 8 của những lực lượng bị bao vây tại Uman, nhiệm vụ này càng nặng nề hơn.
Vào cuối tháng, Riabyshev được cử về phía nam nhận nhiệm vụ mới và Thiếu tướng Nikolai Feklenko đảm nhận quyền chỉ huy Tập đoàn quân 38, vào ngày 31 tháng 8, lực lượng này đã chống lại cuộc vượt sông Dnepr của Tập đoàn quân 17 của Đức. Đầu cầu này của Đức là một cánh quân phía nam của một gọng kìm được thiết kế để bẫy phần lớn Phương diện quân Tây Nam ở phía đông sông. Cánh quân phía bắc vượt qua Desna cách Kiev 125 dặm về phía đông bắc.
Feklenko được lệnh phá hủy đầu cầu Dnieper của Đức nhưng không có khả năng thực hiện, đặc biệt là khi các sư đoàn xe tăng từ Tập đoàn thiết giáp số 1 đã vượt sông. Các máy bay cường kích Đức đột phá phòng tuyến của Tập đoàn quân 38 vào ngày 12 tháng 9, bốn ngày sau bắt liên lạc với lực lượng thiết giáp Đức di chuyển về phía nam từ Romny. Theo kế hoạch, trận này đã bao vây, kìm chân hầu hết Phương diện quân Tây Nam của Liên Xô, bao gồm cả phần lớn Tập đoàn quân 38. Feklenko được thay thế bởi Thiếu tướng Vladimir Tsiganov. Ông được tăng cường bởi các đơn vị dự bị từ miền đông Ukraine để cố gắng ngăn chặn việc quân đoàn của ông đang bị đẩy lùi về phía Poltava.
Thất bại của Hồng quân tại Kiev thậm chí còn lớn hơn thất bại tại Uman. Khi trận chiến Kiev kết thúc vào ngày 26 tháng 9 năm 1941, hãng thông tấn chính thức của Đức tuyên bố rằng Hồng quân đã có 665.000 người bị giết hoặc bị bắt, và không ít hơn 884 xe tăng, 3.718 súng trường và súng cối bị bắt hoặc bị phá hủy. Thật đáng kinh ngạc, 5 tập đoàn quân Liên Xô (5, 21, 26, 37 và 38), lên tới 50 sư đoàn, đã bị xóa sổ hoặc mất sức chiến đấu. Sau đó, Liên Xô phản bác những con số này, tuyên bố rằng họ mất không quá 175.000 người. Cảm giác chung là Moscow đang cố gắng hạ thấp tình hình, trong khi người Đức đã thổi phồng quá mức chiến thắng của họ. Có vẻ như Stalin để mặc những lực lượng khổng lồ này cho số phận của họ, bất chấp những nỗ lực của Quân ủy Nikita Khrushchev và Tướng Semyon Mikhailovich Budenny để cứu họ. Khi Stalin nghĩ lại, đã quá muộn và hàng nghìn người đã thiệt mạng khi cố gắng trốn thoát khỏi vòng vây.
Chiến thắng của Đức tại Kiev, Phương diện quân Tây Nam của Liên Xô đã bị đập tan. Bộ chỉ huy cấp cao của Liên Xô đã điều động quân tiếp viện vào khu vực giữa Kursk và Rostov trong một nỗ lực nhằm ổn định sườn phía nam. Với các Tập đoàn quân 6, 21, 38 và 40 được cải tổ, mặt trận được tái thiết dưới thời nguyên soái Timoshenko. Tuy nhiên, hồng quân đã thất bại vào tháng 10 khi quân Đức tiếp tục các cuộc tấn công của họ. Tập đoàn quân 6 do Rodion Malinovsky chỉ huy và Tập đoàn quân 38 do Tsiganov chỉ huy đã bị đánh lui. Tình thế ở Vyazma và Bryansk đồng nghĩa với việc không còn dự bị, buộc Timoshenko phải rút lui.

1635266210174.png

1635266268495.png

1635266838101.png

1635266469736.png

1635266008196.png

1635266127703.png

1635266166120.png

1635266289354.png

1635266393428.png

1635266628925.png

1635266775261.png

1635266983395.png

1635266239214.png

1635266948029.png

1635266539689.png

1635267073340.png


1635266104155.png

1635266329235.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Vào đầu tháng 10, Tập đoàn quân 38 bao gồm sáu sư đoàn súng trường và một sư đoàn xe tăng, tất cả đều bị dồn về phía Poltava. Khi các đơn vị thiết giáp Đức đang tiến về phía Moscow và Rostov, Tsiganov đã có thể tránh bị các sư đoàn bộ binh của Tập đoàn quân 6 của Đức bao vây. Lữ đoàn xe tăng 10 hỗ trợ của Tập đoàn quân 21 đã chiến đấu cùng với các Sư đoàn súng trường 169, 300 và 304 của Tập đoàn quân 38 trong cuộc giao tranh quyết liệt quanh Poltava và Kharkov vào tháng 9 và tháng 10 năm 1941. Lữ đoàn bị mất 20 xe tăng vào tháng 9 và được tái trang bị vào đầu tháng 10.
Sư đoàn súng trường số 169 của Ukraina được thành lập tại Quân khu Ukraina (trong vùng Kherson và Nikolaev) vào mùa hè năm 1939. Nó tham gia vào các cuộc xâm lược miền đông Ba Lan và Bessarabia của Rumani. Vào thời điểm Hitler tấn công Liên Xô, quân đoàn 169 là với Quân đoàn súng trường 55, đang hoạt động như lực lượng dự bị của Quân khu Kiev. Sư đoàn đã chiến đấu trong thành phần Tập đoàn quân 18 trong cuộc rút lui ở miền nam Ukraine. Rút lui về phía đông, đầu tiên sư đoàn tham gia vào cuộc phòng thủ tuyến sông Dnepr của Tập đoàn quân 6 và sau đó gia nhập các Tập đoàn quân 38 và 21 bảo vệ khu vực Kharkov. Thiếu tướng S.M. Rogachevsky được bổ nhiệm làm tư lệnh sư đoàn vào ngày 3 tháng 10 trong cuộc giao tranh ác liệt trên đường tiến đến Kharkov.
Sư đoàn súng trường 300 và 304 của Ukraina đều bị thiệt hại nặng bị suy yếu sau các cuộc hành quân mùa thu. Đến tháng 11, tổng quân số của họ ít hơn 2.680 người. Được bổ sung, tái trang bị tại Krasnograd ở phía nam Kharkov vào tháng 7 năm 1941, sư đoàn súng trường 300 ban đầu là một phần của lực lượng dự trữ mặt trận phía tây. Tháng tiếp theo, nó có mặt tại Poltava và tham gia vào lực lượng phòng thủ của Tập đoàn quân 38 tại phòng tuyến Dnepr ở phía nam Kiev. Sau đó, nó chiến đấu với Tập đoàn quân 38 trong việc bảo vệ Kharkov và trong các trận chiến mùa đông sau đó. Tương tự, Sư đoàn 304 được bổ sung và trang bị lại gần Kharkov tại Solotnoscha vào tháng 7 năm 1941 bằng cách sử dụng các cựu binh và quân dự bị từ Sư đoàn Cơ giới 109 đã bị giải tán của Quân đoàn Cơ giới 5, sư đoàn được điều động tham gia các trận chiến tại Lepel và xung quanh Smolensk.
Tập đoàn quân 38 của Liên Xô được chỉ thị giữ Kharkov trong khi các nhà máy quân sự quan trọng của thành phố được tháo dỡ và đưa đến nơi an toàn. Trên thực tế, Tập đoàn quân 38 quan tâm nhiều hơn đến việc tiến hành một cuộc rút lui có trật tự, vì vậy đây thực sự là một trường hợp đơn giản là kìm chân quân đội Đức cho đến khi việc sơ tán hoàn tất. Công việc này thuộc về Sư đoàn Súng trường 216, được tái trang bị sau khi bị mất sức chiến đấu tại Kiev. Được thành lập vào tháng 5 năm 1941 tại Staro Konstantinov trong Quân khu Kiev với tư cách là sư đoàn cơ giới thuộc Quân đoàn cơ giới 24, Sư đoàn súng trường số 216 của Ukraina được triển khai ở phía nam Kiev tại Proskurov khi chiến tranh bắt đầu. Trong tháng 7 và tháng 8, nó chiến đấu với Quân đoàn 24 ở vùng Vinnitsa và bị bao vây cùng với Tập đoàn quân 26 tại Uman vào cuối tháng 8. Sư đoàn 216 được tái bổ sung quân số từ những người sống sót của sư đoàn và trực thuộc Tập đoàn quân 38 trong các trận địa phòng thủ trên các hướng tiếp cận Kharkov và Kupiansk.
Sư đoàn Súng trường 216 thực hiện nhiệm vụ phòng thủ, nó không được hỗ trợ từ bất kỳ sư đoàn nào khác của Tập đoàn quân 38, cũng như từ các cấp chỉ huy cao hơn. Sư đoàn 216 di chuyển đến bảo vệ rìa phía tây của thành phố, thiết lập các tổ súng máy và các hố súng cối được bảo vệ bởi các bãi mìn. Trận chiến đầu tiên đối với Kharkov diễn ra rất ngắn, thành phố nhanh chống bị thất thủ. Bị buộc phải từ bỏ thành phố, Tập đoàn quân 38 sau đó tham gia cuộc tấn công vào tháng Giêng của Phương diện quân Tây Nam nhằm vào Kharkov và vào tháng 3 năm 1942 đã chiếm giữ đầu cầu Staryi Saltov ngay phía đông thành phố.
Trung tướng Krill Semenovich Moskalenko được bổ nhiệm chỉ huy tập đoàn quân 38 vào tháng 3 năm 1942, vào thời điểm này nó bao gồm sáu sư đoàn súng trường và ba lữ đoàn xe tăng. Lữ đoàn xe tăng 36 do Đại tá T.I. Tanaschisin, được thành lập tại Gorky trong Quân khu Moscow vào tháng 11 năm 1941 và gia nhập Tập đoàn quân 38 ngay sau khi được thành lập. Các Lữ đoàn xe tăng 13 và 133 đã được thành lập vào mùa hè năm 1941 và đã tham gia chiến đấu cùng các tập đoàn quân của Phương diện quân Tây Nam.
Khi quân Đức xâm lược lần đầu, Moskalenko, khi đó là chỉ huy lữ đoàn, đã gặp phải Tập đoàn thiết giáp số 1. Sau khi lực lượng của mình bị tiêu diệt, ông chỉ huy Quân đoàn súng trường 15, sau đó là Quân đoàn kỵ binh 6 và một nhóm kỵ binh cơ giới chiến đấu gần Kiev, Chernigov và Elets. Sau các trận chiến tại Elets vào cuối tháng 12 năm 1941, ông được thăng chức Phó tư lệnh Tập đoàn quân 6, sau đó tấn công về phía Kharkov. Moskalenko đóng một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch cho nhiệm vụ của Tập đoàn quân 6 trong chiến dịch Barvenkovo – Lozovaya vào tháng 1 năm 1942, và ông được bổ nhiệm quyền chỉ huy Tập đoàn quân 38.

1635384852116.png

1635384880215.png

Máy bay tiêm kích I-16

1635381765654.png

Phi công của chiếc Polikarpov I-16 này đã hạ cánh bằng bụng nhưng không rõ liệu anh ta có sống sót hay không. Chỉ với những phi công có kinh nghiệm, chiếc máy bay này mới trở thành đối thủ xứng tầm và đáng nể của Không quân Đức, và Stalin có rất ít phi công trong số này. Polikarpov I-153 và I-16, cùng với MiG-3, đã trở thành trụ cột của các phi đội máy bay chiến đấu của Lực lượng Không quân Hồng quân nhưng chúng chưa phải là không đối thủ của các máy bay chiến đấu Không quân Đức.

1635381879213.png

Một chiếc Polikarpov I-16 bị rơi, có lẽ là kết quả của một vụ hạ cánh thất bại khác. Đến năm 1940, hơn 6.500 chiếc máy bay chiến đấu này đã được chế tạo. Thật không may cho các phi công mới được đào tạo, rất khó để bay và hạ cánh.

1635384941153.png

1635384994307.png

Máy bay I-153

1635382142785.png

Ít nhất một chục máy bay bị phá hủy. Máy bay hai tầng cánh Polikarpov I-153 xuất hiện vào cuối những năm 1930, nhưng tốc độ của nó không đủ so với các máy bay mới hơn đang phục vụ ở châu Âu. Vào lúc 03 giờ 15 ngày 22 tháng 6 năm 1941, Không quân Đức đã tấn công 66 sân bay của Lực lượng Không quân Hồng quân - và đến trưa Stalin đã mất 1.200 máy bay. Điều này khiến Hồng quân phải chấp nhận sự áp đảo của Luftwaffe.

1635382360959.png

Một số lượng lớn Hồng quân đã bị bao vây tại Uman và Kiev. Tù binh này đang đội chiếc mũ vải budenovka thời nội chiến cũ (được đặt theo tên của Nguyên soái Budenny). Nó đã bị loại bỏ dần từ giữa những năm 1930 trở đi nhưng vẫn được sử dụng vào năm 1941.

1635382501889.png

Mở đầu cho thất bại của Hồng quân tại Kiev và Kharkov, các tập đoàn quân số 6 và 12 của họ đã bị bao vây và bị tiêu diệt tại Uman ở miền tây Ukraine, thiệt hại hơn 200.000 người. Hồng quân đã nhập ngũ những tân binh từ tất cả các dân tộc của Liên bang Xô viết, bao gồm cả người lính Trung Á này.

1635382656554.png

Các sĩ quan Hồng quân có vẻ ngoài trầm ngâm trao đổi với quân nhân Đức - những kẻ bắt giữ họ. Khi bị bao vây, nhiều người không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đầu hàng. Họ đang mặc áo kaftan hoặc áo choàng hai bên ngực, được làm bằng vải màu xám đậm có xu hướng ngả sang màu nâu.

1635382895946.png

Thêm nhiều tù nhân Liên Xô bị áp giải về phía sau. Sau thất bại của Hồng quân tại Uman, Liên Xô mất 5 quân đoàn và nửa triệu người bị bao vây tại Kiev, khiến con đường đến Kharkov bị bỏ ngỏ. Hầu hết các đơn vị súng trường hiện có đã bị xóa sổ trong Chiến dịch Barbarossa. Mặc dù 286 sư đoàn mới được thành lập (bao gồm ít nhất 42 sư đoàn chính quy, 24 Sư đoàn dân quân và 22 sư đoàn được tuyển chọn từ các lực lượng khác) được thành lập từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1941, tình trạng thiếu quân số đồng nghĩa với việc biên chế của sư đoàn giảm xuống còn 10.859 người/sư đoàn.

1635385057350.png

1635385117788.png

Xe tăng T-35

1635383013580.png

Trong giai đoạn mở đầu của cuộc xâm lược Đức, xe tăng hạng nặng T-35 của Liên Xô được chế tạo ở Kharkov đã tỏ ra không mấy đe dọa đối với các xe tăng Đức. Kích thước lớn và khó lái khiến nó khó di chuyển và do đó dễ bị tiêu diệt.

1635383153664.png

Hơn 60 trong số những con quái vật này được chế tạo từ năm 1933 đến năm 1939. Thiết kế này đã được dự định để sản xuất hàng loạt ở Kharkov, nhưng việc kiểm soát chất lượng kém đã cản trở kế hoạch. Ngoài ra, T-35 có giá tương đương với 9 xe tăng BT, vì vậy các nhà máy ở Kharkov tập trung vào các mẫu BT đa năng hơn.

1635383260055.png

Quân Đức đi vòng bên cạnh một chiếc T-35 bị bỏ lại. Nó dường như là một trong số lô sáu chiếc cuối cùng được sản xuất vào năm 1938, có tháp pháo với lớp giáp nghiêng để bảo vệ tốt hơn.

1635385166694.png

1635385212249.png

Xe tăng KV-2

1635383306746.png

Vào thời điểm xảy ra cuộc xâm lược của Đức, các xe tăng hạng nặng KV-1 và KV-2 của Liên Xô mới được đưa vào trang bị. Được đặt biệt danh là 'Dreadnought', KV-2 phần lớn bất khả xâm phạm khi bắn trực tiếp từ tất cả trừ vũ khí chống tăng ở cự ly gần. Tuy nhiên, bánh xe và xích của nó rất dễ bị phá hủy, khi đó những chiếc xe tăng này chỉ thực sự hiệu quả như một hỏa điểm.

1635385294066.png

1635385356904.png

Xe tăng hạng nhẹ T-26

1635383601113.png

Người Đức đang kiểm tra một chiếc xe tăng hạng nhẹ T-26 bị bắn cháy, trong trường hợp này, chiếc xe tăng này đã bị cháy cùng với kíp lái không may của nó. Loại xe tăng này được chế tạo ở Leningrad và Stalingrad. Trong trận chiến kéo dài một tháng tại thủ đô Kiev của Ukraine, Hồng quân đã mất 884 xe tăng.

1635383692742.png

Người lính xe tăng Liên Xô này đã không thể thoát khỏi chiếc T-26 của mình trước khi nó nổ tung.

1635383777092.png

Xe tăng BT-7 của Liên Xô bị bỏ lại bên vệ đường. Khoảng 5.000 chiếc trong số này được chế tạo tại Nhà máy Đầu máy Kharkov, cùng với xe tăng hạng trung T-34. Sau năm 1941, nó được loại bỏ dần để chuyển sang sử dụng T-34.

1635383857514.png

Một bệ phóng tên lửa BM-13 của Liên Xô bị bỏ lại, với một tên lửa chưa bắn vẫn còn trên ray phóng.

1635383927860.png

Một chiếc xe tải của Liên Xô gắn súng máy hạng nặng được sử dụng làm vũ khí phòng không. Giá đỡ chuyên dụng đầu tiên dành cho súng máy phòng không, được gọi là ZPU, được đưa vào sử dụng vào năm 1931 và có khả năng trang bị tới 4 khẩu M1910 Maxim.

1635384114993.png

Một khẩu súng máy Maxim của Nga được sử dụng trong vai trò phòng không. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, hệ thống phòng không của Liên Xô thiếu thốn một cách đáng kinh ngạc. Maxim M1910 của Nga, dựa trên súng máy cùng tên của Hiram Maxim, được Quân đội Đế quốc Nga sử dụng vào năm 1910. Nó được lắp trên ba loại giá đỡ bánh hơi khác nhau (Sokolov, Kolesnikov và Vladimirov - loại sau này được đưa vào sử dụng trong quân đội Xô Viết và được gọi là 1910/30). Nó có viên đạn 7,62 × 54mm và tốc độ bắn 600 viên một phút.

1635384179260.png

Trong trận chiến tại Kiev, Hồng quân đã mất 3.718 khẩu súng trường và súng cối.

1635384285164.png

Một đoàn quân Đức đi qua các ngôi mộ của Hồng quân Liên Xô được đánh dấu bằng súng máy hạng nặng M1910 Maxim. Con đường đến Kharkov được xếp bằng hàng nghìn ngôi mộ như vậy. Có thể nhận thấy rằng nòng súng đã bị hư hại.

1635384321502.png

1635384350552.png

Lính Liên Xô bị thiệt mạng, các trận chiến mùa hè năm 1941 đã chứng tỏ một thảm họa hoàn toàn đối với Hồng quân.

1635384519004.png

Những khẩu súng trường Mosin Nagant của Liên Xô bị thu giữ. Vào đầu Thế chiến thứ hai, khẩu 7.62 × 54mm Mosin-Nagant 91/30 là súng trường tiêu chuẩn của Hồng quân. Ban đầu nó xuất hiện vào năm 1891 nhưng đã trải qua nhiều lần sửa đổi. Một phiên bản carbine rút gọn được gọi là M38 cũng được đưa vào trang bị vào năm 1938, sau đó là M44. Súng trường có tầm bắn 500m nhưng có thể mở rộng lên hơn 800m khi sử dụng ống ngắm bắn tỉa.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Chương ba
Cụm tập đoàn quân phía Nam của Hitler


Chiến dịch Barbarossa của Hitler bắt đầu lúc 3 giờ sáng ngày 22 tháng 6 năm 1941 và Đức quốc xã đã ném 140 sư đoàn với 3.300 khẩu pháo, 7.100 xe tăng - thiết giáp và 2.770 máy bay vào Liên Xô. Vai trò quan trọng của Tập đoàn quân Trung tâm là tấn công qua Minsk, Orsha và Smolensk và tới Moscow. Trong vòng một tuần, các đội quân của Leeb, Bock và Rundstedt đã tiến sâu vào trong Liên Xô và lực lượng đột kích của Guderian đã tiến được gần 300 dặm.
Vào cuối tháng 7 năm 1941, sau hơn 5 tuần chiến đấu liên tục và ác liệt, Tập đoàn quân Trung tâm, mà chỉ huy của Thống chế von Bock, đã tự coi mình là kẻ chinh phục Matxcơva, đã tạm ngừng tiến công. Hitler bắt đầu hướng tầm nhìn về phía nam và phía bắc để tìm kiếm các mục tiêu khác. Ukraine, vựa lúa của Liên Xô, các mỏ than và nhà máy ở lưu vực Donets và vị trí chiến lược của Leningrad bắt đầu thu hút ông ta.
Kết quả là, khi Chiến dịch Barbarossa đang được tiến hành, Hitler đã ban hành Chỉ thị 34 của Quốc trưởng, phản ánh ý định của ông ta nhằm chiếm được khu vực Leningrad và Kavkaz trước khi chiếm được Moscow. Cụm tập đoàn quân Nam được giao nhiệm vụ tiêu diệt các lực lượng Hồng quân đó ở phía tây Dnepr, mục tiêu chính là Tập đoàn quân số 5 của Liên Xô ở phía tây bắc Kiev.
Hitler điều động các máy bay chiến đấu của Tập đoàn quân Trung tâm sang hai bên sườn, di chuyển chúng đến Leningrad - một khu vực thuận lợi cho sử dụng xe tăng - và vào Ukraine. Tuy nhiên, Kiev không phải là Moscow, tâm điểm quyền lực của Stalin và là đầu mối giao thông chính cho miền tây nước Nga, qua đó gần như tất cả các nguồn cung cấp của Hồng quân. Việc để mất Mátxcơva sẽ là một đòn giáng khủng khiếp đối với Liên Xô và thậm chí có thể khiến Stalin bị lật đổ trong một cuộc tranh giành quyền lực nội bộ.
Trong khi Leningrad đang phải chịu đựng những ngày oanh kích của một cuộc bao vây bằng pháo binh và đường không, chiến sự diễn ra nhanh chóng ở Ukraine. Sau khi tạo được ưu thế 2 chọi 1 về quân số và pháo binh và 1,5/1 về máy bay, vào ngày 30 tháng 7, Hitler tiếp tục cuộc tấn công dọc tuyến Korosten – Berdichev – Letchev. Đòn đầu tiên giáng xuống khu vực Kiev tại khu vực mà các Tập đoàn quân số 5 và 25 tiến công. Quân đội Đức đã tiến đến ngoại ô Kiev vào ngày 7 tháng 8 nhưng bị đánh lui bởi một cuộc phản công quyết liệt có sự tham gia của 4 sư đoàn súng trường của Tướng A.A. Vlasov thuộc Tập đoàn quân 37 và 02 lữ đoàn lính dù được sử dụng làm bộ binh.
Trong khi đó, Tập đoàn thiết giáp số 1 của Kleist đã chọc thủng được hệ thống phòng thủ của Liên Xô và đánh bại Tập đoàn quân số 6 từ phía bắc trong khu vực Belaya Tserkov. Cùng lúc đó, Tập đoàn quân 17 của Đức đã chọc thủng được khu tiếp giáp giữa Tập đoàn quân 12 và 18 của Liên Xô và bắt đầu cuộc tiến công với hai mũi, một hướng lên phía bắc để liên kết với Kleist và một về phía nam hướng tới Biển Đen.
Trong thời gian Liên Xô rút quân, các Tập đoàn quân 6 và 12 được điều đến Phương diện quân phía Nam của Tướng Tyulenev và sắp thoát khỏi gọng kìm của quân Đức khi Rundstedt chuyển những lực lượng của Kleist từ khu vực Kiev sang Phương diện quân Nam. Điều này đã tăng tốc đáng kể cho 2 gọng kìm phía bắc và vào ngày 2 tháng 8, Kleist đã cắt đứt đường rút lui của các Tập đoàn quân 6 và 12 ở phía đông Pervomaisk và liên kết với Tập đoàn quân 17 đang tiến từ Uman. Các tập đoàn quân số 6 và 12 của Liên Xô đã kháng cự cho đến ngày 12 tháng 8, khi cả hai chỉ huy quân đoàn đều bị bắt cùng với hàng nghìn sĩ quan và binh lính. Một phần của Tập đoàn quân 18 cũng bị kẹt lại. Sau khi tập đoàn quân 6 và 12 của Liên Xô bị bao vây, lực lượng cơ động Đức tiến về phía nam và đến ngày 19 tháng 8 đã tiến đến cảng Nikolaev trên Biển Đen, tạo ra mối đe dọa cho Odessa, nơi đã được sơ tán vào giữa tháng 10.
Một mối đe dọa nghiêm trọng hơn nhiều đang treo trên Mặt trận Tây Nam. Vào ngày 8 tháng 8, Nhóm thiết giáp số 2 bắt đầu một cuộc tiến quân mới về phía nam chống lại Phương diện quân Trung tâm trong khu vực Gomel. Quân Đức đã lên kế hoạch bao vây quân đội Liên Xô ở khu vực Kiev bằng cách tiến từ Gomel qua sông Desna đến khu vực Konotop – Sevsk ở miền bắc Ukraine. Ở đó, họ hy vọng có thể liên kết với Tập đoàn quân Nam, ngay sau chiến thắng tại Uman.

1635512862381.png

1635512878501.png

1635512481843.png

1635512510067.png

1635513056900.png

1635512908168.png

1635513124569.png

1635513145107.png

1635513176138.png

1635513528870.png

1635513552653.png

1635513580893.png

1635513603488.png

1635512999291.png

1635513198234.png

1635513264785.png

1635513936817.png

1635512607604.png

1635513029486.png

1635512959381.png

1635513237584.png

1635513300267.png

1635513366305.png

1635513488192.png

1635513709640.png

1635513738908.png

1635513780779.png

1635513806325.png

1635512647952.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top