[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
BÀI HỌC SỐNG CÒN CỦA QUÂN ĐỘI SYRIA TRÊN CHIẾN TRƯỜNG

Từ khi đất nước Syria rơi vào vòng xoáy cuộc chiến năm 2011 đến tháng 9/2015, Quân đội Syria và các đơn vị quân tình nguyện bị tổn thất nặng nề về xe tăng, thiết giáp và các xe cơ giới. Thực tế đó, buộc Quân đội Syria phải giữ gìn, phục hồi khả năng chiến đấu của lực lượng này bằng các biện pháp cải tiến và thu được những kinh nghiệm quý.

1629885077175.png

1629885104237.png


Lực lượng tăng thiết giáp và pháo binh Quân đội Syria đứng trước nguy cơ mất sức chiến đấu và tan rã, buộc các kỹ thuật viên quân sự phải tìm kiếm các giải pháp khôi phục và bảo vệ các phương tiện tác chiến hạng nặng, trong đó có tăng thiết giáp. Trên cơ sở các loại xe tăng thiết giáp hiện có và các mối nguy hiểm trên chiến trường, Quân đội Syria đã tự nghiên cứu cải tiến, nhằm bảo toàn và nâng cao sức chiến đấu của tăng thiết giáp.

Phòng thủ chủ động
Tháng 8/2014, Sư đoàn thiết giáp 4 tiến hành nâng cấp xe tăng T-72M1 tại xưởng ở Adra. Xe tăng sau khi được nâng cấp có tên gọi là T-72 Adra hoặc T-72 Mahmia (Khiên).

1629885216519.png

1629885304199.png

T-72M1

T-72 Mahmia là xe được gia cố thêm lồng lưới sắt trùm lên phần giáp thép của xe. Ngoài ra, còn hàn xích gắn những quả bóng thép thêm vào phần cạnh dưới lồng giáp tháp pháo. Trong một số trường hợp, phần phía trước của lồng giáp được gắn thêm các túi vật liệu khác nhau (có thể là cát).

1629885385104.png

1629885424540.png

1629885579940.png

T-72 Mahmia

Bộ giáp này được sử dụng để ngăn đạn phóng lựu và vũ khí nổ tự chế của các nhóm hồi giáo cực đoan đánh vào thân xe hoặc tháp pháo. Khi quả đạn phóng lựu bay vào thân xe tăng sẽ bị mắc kẹt trong lồng sắt và phát nổ trên vỏ giáp xe tăng, giữ cho xe tăng an toàn. Một phiên bản khác sử dụng giá cứng hơn để giữ giáp lồng dày hơn, bóng thép và dây xích được gỡ bỏ, khoảng cách giữa lồng thép và lớp giáp lớn hơn, thêm vào lồng giáp là những tấm giáp. Ngoài ra, vỏ giáp được tăng cường thêm các tấm thép nghiêng thoải. Tuy nhiên, cả 2 loại lồng sắt bảo vệ này không đủ vững chắc để ngăn chặn tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM).

1629885495709.png

T-72 Mahmia

Một phiên bản nâng cấp khác là T-72 Shafrah (Dao cắt), được các đơn vị kỹ thuật của Sư đoàn cơ giới 105, Vệ binh Cộng hòa thực hiện. Phiên bản sửa đổi này nhằm chống lại ATGM. T-72 Shafrah trang bị vỏ giáp bổ sung composite, tương tự như trên xe tăng T-55 Enigima của Iraq, được làm bằng thép, sợi thủy tinh và có thể cả volfram gắn trên bộ giá, hàn trên tháp pháo theo kiểu xếp lớp với góc nghiêng từ 40-60o. Một số xe tăng được lắp các tấm giáp bổ sung bên sườn. Theo thông tin nhận được, giáp này có thể ngăn chặn các đầu đạn súng phóng lựu RPG và một số ATGM thế hệ cũ.

1629885680452.png

1629885703954.png

1629885729871.png

1629885822079.png

T-72 Shafrah

Thực tiễn, ngày 27/02/2017, xe tăng T-72 Shafrah tham gia trận đánh ở Đông Ghouta bị trúng ATGM. Lái xe bị thương và tháp pháo bị hư hại, nhưng xe tăng không bị phá hủy. Lực lượng Vệ binh Cộng hòa sử dụng 7 chiếc T-72 Shafrah tham chiến và rất thành công trong trận chiến, không có quả đạn phóng lựu nào gây tổn thất cho các xe tăng này.

Phòng thủ chủ động
Để chống lại các tên lửa có điều khiển như TOW BGM-71 và các tên lửa chống tăng có điều khiển khác, các nhà khoa học Syria tập trung phát triển những hệ thống phòng thủ chủ động. Sản phẩm thành công đầu tiên mang tên Sarab (Mirage) của Trung tâm nghiên cứu khoa học Syria (SSRC). Đây là một thiết bị gây nhiễu chống lại các tổ hợp ATGM, dẫn đường bán tự động theo kính ngắm SACLOS.

1629885907776.png

1629885945242.png

1629886044731.png

Tổ hợp Sarab

Thiết bị sử dụng các bộ phát hồng ngoại IR hoặc đèn LED công suất lớn tùy thuộc vào mô hình sản xuất, có thể hoạt động trong 6 giờ liên tục, dễ dàng gắn trên tất cả các phương tiện cơ giới, các trạm kiểm soát cố định và các trận địa phòng thủ. Sau khi đưa vào sử dụng, Sarab đã bẻ gãy nhiều cuộc tiến công của đối phương bằng tên lửa TOW.
Từ kết quả thành công ban đầu, SSRC tiến hành nâng cấp Sarab lên phiên bản Sarab-2, sử dụng các bộ phát mới được trang bị pin mạnh hơn. Nhờ đó máy gây nhiễu tăng thời gian hoạt động lên 10 giờ sau một lần sạc. Vỏ bảo vệ bên ngoài cũng vững chắc hơn. Thiết bị được sử dụng rộng rãi trong trận chiến tại Aleppo năm 2016. Rất nhiều trường hợp, thiết bị gây nhiễu Sarab-2 khiến tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW bắn trượt các xe bộ binh chiến đấu hoặc xe tăng. Sau khi giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến thiết kế Sarab và Sarab-2, SSRC tiếp tục phát triển phiên bản Sarab-3 có công suất lớn hơn, có khả năng phòng thủ và gây nhiễu quang điện tử đến 360o.

1629886199269.png

1629886255593.png

1629886276822.png

1629886327822.png

1629886358050.png

Tổ hợp Sarab trên các phương tiện chiếnđấu của quân đội Syria

Nâng cấp cải tiến các trang, thiết bị điện tử - quang học

Để tăng cường năng lực tác chiến, xe tăng T-55 được nâng cấp bằng hệ thống điều khiển hỏa lực, bao gồm một máy đo xa, súng máy hạng nặng KPV 14,5mm và hệ thống tạo màn khói ngụy trang. Trong những điều kiện cho phép, một số xe tăng được lắp đặt thêm hệ thống kính ngắm quang ảnh nhiệt.
Các xe tăng T-72, trang bị kính ngắm nhìn đêm TPN-3-49, không có độ tin cậy cao trong tác chiến đô thị.Kính ngắm và đèn phát xung hồng ngoại IR liên tục bị bắn hỏng. Để khắc phục hạn chế trên, kính ngắm TPN-3- 49 được thay thế bằng kính ngắm tầm nhiệt Viper-72. Viper-72 có cấu tạo bên ngoài tương tự như TPN-3- 49 nhưng có lớp bảo vệ hình vòm và sử dụng nhiều bộ phận của TPN-3-49.

1629886502056.png

1629886552670.png

1629886653015.png

Kính ngắm tầm nhiệt Viper-72

Viper-72 có tầm ngắm lên tới 4km đối với các mục tiêu lớn. Trong chiến đấu, phạm vi ngắm bắn tối đa là 1,5-2km. Pháo thủ xe tăng có thể ngắm bắn bằng kính điện tử quang ảnh nhiệt, nhưng cũng có thể sử dụng màn hình ngắm bắn LCD. Hệ thống này thành công hơn nhiều so với kính ngắm đêm, do lửa từ đầu nòng súng có thể nhìn thấy rõ thiết bị ảnh nhiệt. Xạ thủ chống tăng còn sử dụng Viper-72 ban ngày để phát hiện và tiêu diệt các tay súng bắn tỉa trong đô thị.

1629886820700.png

1629886707055.png

1629886733403.png

1629886767724.png

1629886792424.png

T-55 Syria lắp thêm giáp lồng và khối phản ứng nổ

1629886918904.png

1629887005164.png

1629887525607.png

T-62 Syria chưa nâng cấp

1629887368934.png

1629887409170.png

T-62 Syria chưa nâng cấp bị phá hủy trong giao chiến

1629887085548.png

1629886896636.png

1629887114330.png

1629887258336.png

1629887286424.png

T-62M Syria

1629887684077.png

1629887739018.png

T-62MV

1629887586256.png

1629887712263.png

T-62MV Syria
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Động lực để Trung Quốc có được máy bay chiến đấu nội địa đầu tiên

Mỹ được cho là động lực thúc đẩy Trung Quốc vượt qua muôn vàn khó khăn để chế tạo những máy bay quân sự đầu tiên.
Đầu những năm 1960, Mỹ thường xuyên cử máy bay trinh sát tầm cao đến thu thập thông tin tình báo quân sự của Trung Quốc. Mặc dù khi đó Trung Quốc đã sở hữu một số máy bay chiến đấu như J-6, J-7 nhưng không một lần thành công ngăn chặn Mỹ, do đây là các máy bay hết sức “thô sơ” và có tầm bay hạn chế.

1630058633370.png

1630058667682.png

J-6

1630058715862.png

1630058774290.png

J-7

Các máy bay trinh sát của Mỹ đã bắt được điểm yếu của máy bay chiến đấu Trung Quốc, và thậm chí cũng nắm được các hạn chế của hệ thống radar Bắc Kinh, từ đó tiến hành các chuyến bay theo một tuyến đường được tính toán kỹ lưỡng, cho phép nắm bắt thông tin tình báo quân sự tối mật và quay phim căn cứ thử hạt nhân của Trung Quốc trong suốt chuyến bay với một thời gian dài.
Khi đó, Mỹ cũng đã xây dựng một kế hoạch phá hủy các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc, nhất là sau khi bay thử thành công máy bay ném bom chiến lược tầm cao.

1630058869365.png

1630058889840.png

Máy bay trinh sát U-2

1630058923166.png

1630058964870.png

Máy bay trinh sát SR-71

Tình hình này đặt ra yêu cầu khẩn cấp cho Trung Quốc trong việc đưa vào biên chế các máy bay chiến đấu hiện đại hơn để đối phó với Mỹ. Tháng 5/1965, máy bay chiến đấu đầu tiên do Trung Quốc nghiên cứu phát triển là J-8 được chính thức phê duyệt, ông Hoàng Chí Thiên được bổ nhiệm làm nhà thiết kế chính đầu tiên.

1630059195647.png

1630059225260.png

J-8

Tuy nhiên, một điều bất hạnh là chỉ vài ngày sau, vị kỹ sư này đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay khi ra nước ngoài mua thiết bị. Điều này đã làm kế hoạch chế tạo máy bay chiến đấu J-8 của Trung Quốc rơi vào bế tắc.
Để có thể tiếp tục chương trình này, các thành viên trong nhóm làm việc của ông Hoàng là Vương Nam Thọ, Cố Tụng Phần, Phùng Chung Việt, Hồ Trừ Sinh và Tưởng Thành Anh đã thành lập văn phòng thiết kế mới. Đây là các kỹ sư trẻ nên không được nhiều quan chức trong Quân đội Trung Quốc kỳ vọng.
Sau một thời gian hoạt động, văn phòng này đã từ từ biến mục tiêu độc lập thiết kế máy bay thành hiện thực khi hoàn thành hơn 50.000 bản thiết kế với hơn 11.000 bộ phận được chế tạo và 65 vật liệu mới. Trong đó, có nhiều vật liệu mới chưa từng được sản xuất ở Trung Quốc.
Các bản thiết kế này nhanh chóng được giới lãnh đạo quốc phòng Trung Quốc chú ý, ngay sau đó, hàng loạt kế hoạch được thông qua và chương trình chế tạo J-8 của Bắc Kinh chính thức được khởi động. Chiếc máy bay đầu tiên được hoàn thành với sự tham gia của hơn 507 kỹ sư và công nhân.

1630059255523.png


Ngày 23/6/1968, J-8 chính thức được lắp ráp và vận hành thử trước khi chuyến bay đầu tiên được bắt đầu. Chỉ có hai chiếc J-8 được sản xuất trong lô đầu tiên, trong đó một chiếc bị sự cố khi thử nghiệm trên mặt đất, chiếc còn lại bị gãy thân máy bay trong quá trình thử nghiệm tĩnh và không đạt yêu cầu về độ bền thiết kế.
Điều này làm cho chuyến bay đầu tiên dự kiến ban đầu là ngày 1/7/1968 đã phải hoãn lại. Sau khi xảy ra các vấn đề, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tập trung giải quyết từng vấn đề một, và cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân thân máy bay bị gãy. Nguyên nhân chính của vấn đề này đó là phần đuôi ngang của J-8 được thiết kế không phù hợp, làm tăng nguy cơ mất an toàn khi cất – hạ cánh.
Việc thử nghiệm J-8 của Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là về công nghệ và cơ sở hạ tầng. Khi đó, tại các nước phương Tây, những đường hầm gió thử nghiệm máy bay có kích thước lên đến 24 × 24 m, nhưng đường hầm gió lớn nhất ở Trung Quốc chỉ là 3x4 m, do vậy chỉ có thể đưa mô hình vào thử nghiệm, còn tình hình thực tế thì không được mô phỏng.
Do mô hình quá nhỏ và thiết bị cảm biến không đầy đủ nên những nhà thiết kế Trung Quốc chỉ có thể quan sát nhiều lần bằng mắt thường, một số người thậm chí đã vào đường hầm gió trong tuyệt vọng để gỡ lỗi thiết bị.

1630059364902.png

1630059389352.png

J-8

Những khó khăn này đã làm cho dự án J-8 tiến dần đến “tàn lụi”, chuyến bay đầu tiên bị hoãn 3 lần. Tuy nhiên, trước yêu cầu chiến lược ngày càng gia tăng trong việc đối phó với hoạt động của Mỹ, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã yêu cầu các kỹ sư hàng không Trung Quốc khắc phục khó khăn và quyết tâm chế tạo loại máy bay này.
Sau nhiều nỗ lực, ngày 5/7/1969, máy bay J-8 lần đầu tiên bay thành công tại Thẩm Dương. Điều này mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành chế tạo máy bay quân sự của Trung Quốc, sau đó hàng loạt các máy bay khác đã ra đời và đến nay là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5.

1630059419573.png

1630059436763.png

1630059459290.png

1630059487636.png

1630059503626.png

1630059588592.png

J-8 phiên bản hiện tại
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
5 sứ mệnh bất khả thi của đặc nhiệm GRU

Đặc nhiệm GRU là lực lượng đặc nhiệm tinh hoa của Quân đội Liên Xô trước đây (Nga ngày nay). Trong những năm 1967 đến 1988, lực lượng này đã thực hiện thành công những nhiệm vụ phức tạp và xem chừng như bất khả thi. Năm trong những nhiệm vụ đó đã được giải mật.

1630125829332.png
1630125849271.png

1630129124693.png

1630127126176.png

1630129220539.png

1630129268610.png

1630129286051.png

1630129191784.png

1630129323109.png

1630129342345.png

1630125868959.png

1630129381427.png

1630129446115.png

1630127174166.png

1630129400025.png

1630129418230.png

1630129365143.png

Lực lượng đặc nhiệm GRU

1. “Cướp” trực thăng Mỹ
Tháng 5/1968, một toán đặc nhiệm GRU của Liên Xô (10 người) đã thực hiện cuộc tập kích vào một căn cứ bí mật của Mỹ trên lãnh thổ Cămpuchia, cách biên giới với Việt Nam 30km. Đây là chiến dịch lớn đầu tiên ở nước ngoài của đặc nhiệm GRU.
Mỹ sử dụng căn cứ này để tung các toán thám báo vào lãnh thổ Việt Nam, cũng như thực hiện các cuộc đột kích truy tìm lính đặc nhiệm và phi công Mỹ bị bắn rơi. Tại bãi đỗ ở căn cứ này luôn thường trực sẵn 2 trực thăng hạng nhẹ, khoảng 10 trực thăng vận tải và 4 trực thăng Cobra. Mục tiêu của cuộc tập kích chính là các trực thăng này, vì lúc đó chúng có đạn phản lực điều khiển và hệ thống dẫn đường tiêu diệt mục tiêu độc đáo. Sau 25 phút tiến công, toán GRU đã “cướp” được 1 trực thăng Mỹ bay sang Việt Nam, số máy bay còn lại bị phá hủy, và có đến 20 lính Mỹ cũng bị tiêu diệt. Phải mấy năm sau, nhờ có thông tin rò rì từ nội bộ KGB (lực lượng tình báo chính của Liên Xô), CIA mới biết rằng, chiến dịch này do đặc nhiệm Liên Xô tiến hành.

1630126013410.png

1630126186965.png

1630125981842.png

Trực thăng Cobra

2. “Săn” tên lửa Stinger, “vồ” được tăng T-59
Năm 1976, trong một trận đánh ở khu vực Dondo, cách Thủ đô Luanda 200km, binh lính Quân đội Chính phủ Angola dưới sự “giúp đỡ” của cố vấn Liên Xô đã chiếm được một xe tăng Т-59 của Trung Quốc. Chuyên gia quân sự Liên Xô Vladimir Zayats hồi đó đã được tặng thưởng huân chương “Chiến công” vì đã đóng góp quan trọng vào thành tích này. Chính Vladimir Zayats đã đích thân chuyển giao chiến lợi phẩm này cho đặc nhiệm GRU để họ vận chuyển về Liên Xô trên một tàu đổ bộ.

1630126394656.png

1630126439724.png

T-59

Và chiếc xe tăng Trung Quốc chỉ là gặt hái tình cờ. Mục tiêu đích thực của chiến dịch là “săn” tên lửa phòng không vác vai Stinger, vốn xuất hiện ở Angola từ rất sớm trước khi được cung cấp cho các tay súng nổi dậy ở Afghanistan. Tuy nhiên, hồi đó, đặc nhiệm Liên Xô đã không lấy được Stinger ở Angola.

3. Lấy khủng bố trị khủng bố
Ngày 30/9/1985, tại Beirut, 4 cán bộ đại sứ quán Liên Xô bị bắt giữ gần như đồng thời. Bọn bắt cóc các công dân Liên Xô nhanh chóng đưa ra các yêu sách thả các con tin, là Moskva tác động đến Chính phủ Syria nhằm ngừng chiến dịch quân sự của Syria chống Libăng và Moskva phải rút sứ quán khỏi Libăng.
Qua điều tra, KGB nắm được, chiến dịch bắt cóc các nhà ngoại giao Liên Xô là do đơn vị bí mật và mạnh nhất của Hezbollah là Munata’mat al Jihad al-slami do Imad Mugniyah chỉ huy.
Nhiệm vụ được giao cho nhóm đặc nhiệm Vympel vừa thành lập. Chỉ huy chiến dịch là Đại tướng Yuri Ivanovich Drozdov. Các sự kiện tiếp theo diễn ra nhanh chóng. Điều bất ngờ với người Palestine là cộng sự thân cận đã bán rẻ Mughniyah, người hành quyết nhà ngoại giao Liên Xô bị thương.Tổ tình báo KGB ở Beirut đã quyết định tuyển mộ điệp viên trong giới thân cận Mugniyah và lên kế hoạch thủ tiêu ông ta trong trường hợp các con tin Liên Xô bị hành quyết. Để tỏ rõ sự quyết tâm của mình, bọn khủng bố đã giết hại Arkady Katov, một trong các nhà ngoại giao Liên Xô bị bắt. Vì thế, đặc nhiệm Liên Xô đã buộc phải hành động ngay lập tức.
Sứ mệnh này được giao cho biệt đội đặc nhiệm mới tuyển mộ thực hiện. Các sự kiện tiếp theo diễn biến mau lẹ. Liên tiếp “biến mất” 10 chỉ huy (là các cộng sự thân cận Mugniyah) các cơ quan tình báo khác nhau của Libăng. Sau những vụ mất tích này, Mugniyah nhận được một bức thư, trong đó đề nghị y tự chọn lấy nạn nhân tiếp theo nếu như y không thả các nhà ngoại giao Liên Xô. Imad Mugniyah hiểu rằng, nếu người ta đã có thể đưa lá thư đến tận tay y thì nạn nhân tiếp theo sẽ chính là y. Ngay ngày hôm sau, các con tin Liên Xô đã được thả.

1630126841987.png
1630126676381.png

1630126710216.png

Imad Mugniyah

4. Đột kích Dinh Tajbek
Một nhiệm vụ khác có sự tham gia của đặc nhiệm GRU là vụ đột kích Dinh Tajbek. Đây là nhiệm vụ cực kỳ phức tạp, nhằm thủ tiêu Tổng thống Afghanistan Hafizullah Amin (mở đầu cho cuộc chiến tranh của Liên Xô ở Afghanistan). Cùng với lực lượng đặc nhiệm GRU, tham gia chiến dịch còn có các biệt đội Grom và Zenit (mà sau này trở thành Cục A (Alpha) và Cục V (Vympel)) của KGB, cùng đơn vị đặc nhiệm độc lập số 154 hay còn gọi là “Tiểu đoàn Hồi giáo” với binh sĩ là các chiến sĩ đặc nhiệm Xô viết người Hồi giáo.
Toàn bộ cuộc đột kích, giao chiến và “càn quét” Dinh thự Tajbek của Amin mất không quá 40 phút. Mặc dù trong tay Amin có số quân đông gấp gần 4 lần so với số lính đặc nhiệm Liên Xô tiến công dinh thự, nhưng đặc nhiệm GRU chỉ có 7 người hy sinh. Amin bị giết, cuộc đột kích nhanh chóng giành thắng lợi.

1630127322057.png
1630127366461.png

Cựu Tổng thống Afghanistan Hafizullah Amin

1630127440959.png

1630127462376.png

1630127543744.png

1630127598580.png

1630127568089.png

Dinh Tajbek

5. Lần đầu tiên "cướp" được tên lửa Stinger
Mùa Đông năm 1987, toán đặc nhiệm GRU do Thượng úy Vladimir Kovtun đã “chiếm” được một hệ thống tên lửa phòng không vác vai Stinger nguyên vẹn, loại vũ khí mà Mỹ trang bị hào phóng cho phiến quân Hồi giáo và trở thành ác mộng của Không quân Liên Xô.

1630129898182.png

1630129915932.png

1630129931681.png

1630129948172.png

1630129962230.png

1630129978206.png

1630129994382.png

1630130010887.png

1630130027606.png

Máy bay Liên Xô bị phiến quân Mujahideen bắn hạ bằng tên lửa Stinger

1630127690578.png

Cựu Thượng úy (cựu đại tá dự bị) Vladimir Kovtun

1630127721649.png

1630127743105.png

1630127898062.png

1630127785994.png


Quân đội Liên Xô buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh ở Afghanistan từ năm 1979. Có nhiều nguyên nhân chính trị dẫn đến cuộc chiến này, nhưng đối với cả Taliban và người dân Afghanistan, điều đó không còn ý nghĩa. Trong suốt cuộc chiến, quân đội Liên Xô hoạt động khá thành công và hoàn toàn có thể giành được tất cả các mục tiêu đặt ra nếu lực lượng Taliban ở Afghanistan không nhận được viện trợ từ Mỹ và các đồng minh NATO khác.
Các quốc gia phương Tây cung cấp cho lực lượng thánh chiến không chỉ vũ khí, mà còn trang thiết bị thông tin liên lạc, tiền, lương thực thực phẩm, huấn luyện khai thác sử dụng vũ khí hiện đại và chiến thuật. Trong một thời gian dài, Liên Xô không có bằng chứng không thể chối cãi về sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến ở Afghanistan. Phải đến năm 1987, tình huống này mới được Bộ ngoại giao Afghanistan và Liên bang Xô viết chấm dứt.
Trong suốt những năm chiến tranh, ưu thế then chốt của quân đội Liên Xô là không quân. Nhưng vào mùa thu 1986, Mỹ bắt đầu bí mật cung cấp cho Taliban các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Stinger. Vũ khí phòng không nhẹ và đơn giản trong khai thác sử dụng, nhưng vô cùng nguy hiểm với phi công Liên Xô. Stinger có thể bắn hạ tất cả các máy bay trên độ cao từ 180 đến 3.800m. Chỉ trong năm 1986, Liên Xô mất 23 máy bay chiến đấu và trực thăng.
Tình huống trở nên phức tạp khi phi công trực thăng chiến đấu buộc phải bay rất thấp và lượn theo địa hình rừng núi để che chắn và ngụy trang. Bộ tư lệnh Quân đoàn viễn chinh ra mệnh lệnh, quân nhân Nga, nếu thu được chiến lợi phẩm từ Taliban là tên lửa vác vai MANPAD Stinger sẽ được tặng thưởng huân chương Anh hùng Liên Xô.
Tình huống trở nên phức tạp khi phi công trực thăng chiến đấu buộc phải bay rất thấp và lượn theo địa hình rừng núi để che chắn và ngụy trang. Bộ tư lệnh Quân đoàn viễn chinh ra mệnh lệnh, quân nhân Nga, nếu thu được chiến lợi phẩm từ Taliban là tên lửa vác vai MANPAD Stinger sẽ được tặng thưởng huân chương Anh hùng Liên Xô.


1630128334495.png

1630129646276.png

1630129720670.png

Phiến quân Mujahideen với tên lửa Stinger

Hẻm núi Meltanay thuộc tỉnh Kandahar Afghanistan nằm giữa địa bàn hoạt động của hai đơn vị quân đội Liên Xô. Các tay súng thánh chiến Mujahideen hoạt động khá tự do. Lực lượng đặc nhiệm Liên Xô biết điều này và thường tiến hành các trận phục kích trên đường hành quân của Taliban. Ngày 05.01.1987, một nhóm trinh sát thuộc lực lượng đặc nhiệm độc lập số 186 Tổng cục tình báo quân sự (GRU) Bộ Tổng tham mưu, dưới quyền của phó chỉ huy trưởng, thiếu tá Yevgeny Sergeev, tiến hành một cuộc tập kích trong hẻm núi. Trong đội đặc nhiệm luồn sâu của thiếu tá Sergeev có trinh sát viên Vladimir Kovtun (khi đó vẫn đang mang cấp bậc thượng úy).
Các trinh sát tiếp cận hẻm núi trên 2 máy bay trực thăng Mi-8. Trên địa bàn tập kết, trinh sát phát hiện 3 tay súng Taliban đang di chuyển bằng xe máy. Vào thời điểm đó, chỉ có các tay súng thánh chiến sử dụng loại phương tiện giao thông này.
Các tay súng Mujahideen lập tức nổ súng từ tiểu liên và bắn 2 phát tên lửa Stinger vào máy bay trực thăng. Nhưng do quá vội vàng, các tay súng Taliban phóng tên lửa từ MANPADS mà không thực hiện trình tự cần thiết, do đó đạn không bắt được mục tiêu. Thú vị là các trinh sát cũng chỉ cho rằng Taliban bắn máy bay bằng súng phóng lựu RPG-7.
Những tay súng Taliban đi xe máy bị xạ thủ súng máy trên máy bay bắn hạ. Cơ trưởng của một trong những chiếc trực thăng, đại úy Sobol đã tập kích các tay súng Hồi giáo cực đoan gần đó bằng rocket. Chỉ huy trưởng đội trinh sát luồn sâu Sergeev ra lệnh cho 1 trực thăng hạ cánh, chiếc trực thăng thứ hai nhận lệnh bay treo trên không yểm trợ cho nhóm. Đổ bộ xuống địa bàn, các trinh sát viên chia thành hai tổ và tiến hành một trận cận chiến với Mujahideen. Những người lính Liên Xô tấn công lên ngọn đồi gần đó, nơi các tay súng “Dushman - chiến binh Hồi giáo Afghan” đang cố thủ. Trận chiến kéo dài không quá 10 phút, các trinh sát viên thực sự tấn công như lướt trên ngọn đồi.
Trong trận tao ngộ chiến này, 16 Dushman bị tiêu diệt. Trên cao điểm này là một nhóm Mujahideen, đến từ một làng gần đó. Các tay súng Taliban dự định tổ chức một trận phục kích máy bay chiến đấu Liên Xô với các tên lửa "Stingers" mới nhận được.
Ba trinh sát viên, trong đó có thượng úy Kovtun đuổi theo một tay súng Dushman, mang theo chiếc ống container và cặp “ngoại giao”. Khi nhìn thấy chiếc cặp ngoại giao, Kovtun lập tức hiểu rằng trong cặp có thể có những tài liệu quan trọng, Thượng úy cố gắng đuổi theo Mujahideen để bắt sống, nhưng tay súng này chạy rất nhanh trên địa hình phức tạp.
Vladimir Kovtun quyết định sẽ bắn hạ địch thủ. Là một tay súng thiện xạ, từ khoảng cách hơn 200m với súng AKS, Kovtun đã bắn trúng đầu Dushman, thu chiếc cặp ngoại giao và ống đựng MANPADS của Mỹ. Các trinh sát viên rút lui về trực thăng, mang theo những chiến lợi phẩm quý giá. Đội trinh sát Nga cũng bắt được một tù binh Mujahideen bị thương và sơ cứu cho tay súng này.

Ông Vladimir Kovtun nhớ lại: “Trong trận đánh đó, chúng tôi đã hạ gục khoảng 16 tên thánh chiến Hồi giáo mujahideen. Chúng tôi phát hiện ra chúng trước tiên từ trên không, chúng di chuyển bằng xe mô tô. Chúng lao nhanh đến và bắt đầu vãi đạn vào chúng tôi. Thậm chí, chúng còn kịp phóng vài quả Stinger, nhưng trượt. Sau khi đổ quân xuống (từ trực thăng), tôi và 2 chiến sĩ nữa đuổi theo một tên Hồi giáo cực đoan. Hắn chạy rất nhanh, nhưng ống phóng tên lửa mà hắn cầm trong tay đã làm hạn chế đến tốc độ của hắn. Tôi chợt nghĩ cứ chạy theo hắn suốt như thế không phải là ý hay, tôi liền quỳ một gối xuống và bắn một phát đạn trúng gáy hắn. Đến nay, tôi vẫn nhớ cái ống kỳ lạ đó. Chúng tôi cũng chẳng lục soát hắn, tất cả sự chú ý đều tập trung vào cái ống đó. Tôi túm lấy nó và chạy trở lại trực thăng. Cơ trưởng vui mừng hét lên: “Volodya, Volodya! Stinger đấy!!!!”.

Thiếu tá chỉ huy phó ra lệnh rút lui, tổ trinh sát mang theo 2 chiếc thùng container, một thùng rỗng và một thùng chứa tổ hợp tên lửa Stinger. Khi đã an toàn trong không trung, Kovtun mở chiếc cặp “ngoại giao”, đó tài liệu về tên lửa MANPADS của Mỹ, trong đó có hộ chiếu vũ khí, ghi rõ các nhà sản xuất và cung cấp, tài liệu hướng dẫn khai thác sử dụng, tài liệu về bảo quản, bảo trì và bảo dưỡng.
Đại tá dự bị Kovtun kể lại, các chiến sĩ trinh sát vô cùng sung sướng. Tất cả đều biết Bộ tư lệnh Quân đoàn và Bộ Tổng tham mưu Liên Xô cần những tài liệu trong tay Mujahideen về Stinger đến mức nào, và ai thu được chiến lợi phẩm Stinger, sẽ được trao tặng danh hiệu anh hùng.
Nhờ chiến tích của các trinh sát viên Liên Xô, trong cuộc họp báo khẩn cấp tại Bộ Ngoại giao Afghanistan, chính phủ quốc gia này đưa ra bằng chứng không thể chối cãi về sự can thiệp của Mỹ vào nội bộ Afghanistan.

1630128847199.png

1630128866665.png

Đội đặc nhiệm GRU và tên lửa Stinger thu được

Nhưng các trinh sát viên không nhận được huân chương Anh hùng Liên Xô. Sau đó, những diễn biến chính trị trên thượng tầng kiến trúc làm thay đổi tình hình, các cựu chiến binh Afghanistan hoàn toàn bị quên lãng và không có ai trong Bộ quốc phòng Liên Xô quan tâm đến những vấn đề của quân đội.
Các cựu trinh sát đặc nhiệm Liên Xô đã chờ phần thưởng danh dự xứng đáng hơn 30 năm. Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của người thân và những người đồng ngũ, danh hiệu Anh hùng đầu tiên (nhưng là của Nga), được trao cho trung tá Yevgeny Sergeyev năm 2012. Nhưng là đây là danh hiệu truy tặng vì Sergeev không còn sống để nhận phần thưởng. Ông mất vì một căn bệnh nghiêm trọng, hậu quả của vô số thương tích trong nhiều năm phục vụ quân đội.
Nhân ngày kỷ niệm 30 năm rút quân khỏi Afghanistan, công lý đã giành lại chiến thắng cho đại tá đặc nhiệm dự bị Vladimir Kovtun với danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga. Ngày 15.02.2019, tổng thống Nga Vladimir Putin trao tặng danh hiệu Anh hùng Nga cho đại tá dự bị Lực lượng đặc nhiệm GRU Vladimir Kovtun.
1630128585545.png

1630128474920.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhật Bản từng có cơ hội thoát khỏi 2 quả bom nguyên tử

Một trong những bí ẩn của lịch sử ngoại giao Nhật Bản là việc Quân đội Nhật Bản ỉm bức mật điện từ Stockholm, và vì vậy đã gây ra tổn thất nặng nề cho nước này, nhất là các trận ném bom nguyên tử 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki.

1630199967394.png

1630207933510.png

1630208007393.png

1630208182583.png

1630208202439.png

1630208217518.png

1630208233474.png

1630208251398.png

Hiroshima tháng 8 năm 1945

1630208102005.png

1630208275650.png

1630200069586.png

1630207868361.png

1630208290979.png

1630208300931.png

Nagashaki năm 1945

Bức mật điện định mệnh
Quan điểm chính thức của Chính phủ Nhật trong một thời gian dài là “Liên Xô đã tiến công Nhật Bản một cách bất ngờ, họ chỉ biết các thỏa thuận Yalta, Tokyo vào năm 1946”. Đa số các nhà sử học Nhật Bản cho rằng, Tokyo đã không biết quyết định của Stalin cho đến sau khi chiến tranh kết thúc và do đó, Nhật đã hy vọng đến tận giây phút cuối cùng là Moskva sẽ đóng vai trò một bên trung gian và mở cuộc đàm phán hòa bình với Mỹ. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy, tình báo Nhật đã biết thỏa thuận tại Yalta.

1630200189424.png

1630200254677.png

1630200214847.png

Hội nghị Yalta

Quan điểm chính thức của Nhật về việc không biết thỏa thuận Yalta đã bị những tiết lộ của bà Yuriko Onodera, vợ của nhà tình báo nổi tiếng của Nhật, Makoto Onodera, Tùy viên quân sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Nhật Bản ở Stockholm trong những năm chiến tranh, phủ nhận.
Trong hồi ký xuất bản vào năm 1985 của mình, bà Yuriko Onodera vốn là nhân viên cơ yếu tại cơ quan đại diện ngoại giao Nhật khẳng định, chính bà đã mã hóa báo cáo tình báo về nội dung những thỏa thuận mật về Nhật Bản đạt được ở Yalta, trong đó có việc Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật.
Bà Yuriko xác nhận rằng, bức điện mã có nội dung đó vào giữa tháng 2/1945 đã được gửi về Trung ương tình báo Nhật cho Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhật Hoàng, Trung tướng Hikosaburo Hata. Bà Yuriko nhớ lại: “Tôi đã mã hóa bức điện này với tâm trạng phiền muộn và sau đó gửi nó về Tokyo”. Việc “bức điện mã của Onodera” quả thực đã về đến Tokyo và được sĩ quan Cục Tình báo Bộ Tổng Tham mưu Nhật Eijo Hori và Trưởng Phòng về Liên Xô của Cục Tình báo này Hayashi Saburo xác nhận. Họ cho rằng, thông tin có tầm quan trọng sống còn này đã bị Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu Nhật cố tình ỉm đi. Ngoài ra, người ta cũng nêu giả thiết Bộ Tư lệnh Quân đội Nhật muốn chiến đấu bảo vệ nước Nhật “cho đến người Nhật cuối cùng”, nên không muốn báo cáo tin Liên Xô sẽ tham chiến với giới chính trị gia cấp cao vì lo ngại điều đó sẽ củng cố quan điểm của những chính trị gia ủng hộ tìm kiếm hiệp định hòa bình với Mỹ và Anh.
Tuy nhiên, với những bằng chứng hiện hữu, có cơ sở để cho rằng, ban lãnh đạo cao nhất của Nhật Bản đã biết cam kết tham chiến chống Nhật của Stalin sớm hơn, thậm chí ngay sau khi Hội nghị Yalta kết thúc. Một chuyện khó có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên là vào ngày 14/2/1945, chỉ hai ngày sau khi Hội nghị Yalta kết thúc, Hoàng thân Fumimaro Konoye đã vội vã đệ trình Nhật Hoàng Hirohito một bản báo cáo mật hối thúc Nhật Hoàng “kết thúc chiến tranh càng nhanh càng tốt”. Nguy cơ “Liên Xô can thiệp” đã được nêu như là lý do chính để Nhật Hoàng nên đưa ra quyết định đó.

1630200485881.png
1630200596814.png
1630200499987.png

Makoto Onodera - Tùy viên quân sự Nhật Bản tại Stockholm

Ông Konoye viết: “Thần cảm thấy thất bại của chúng ta trong cuộc chiến, đáng tiếc là không thể tránh khỏi… Mặc dù thất bại hiển nhiên sẽ gây tổn hại cho hệ thống chính trị quốc gia của chúng ta…, nhưng chỉ riêng thất bại quân sự không gây ra nguy cơ đặc biệt đối với bản thân sự tồn tại của hệ thống nhà nước của chúng ta. Từ góc độ duy trì thể chế quốc gia, đáng lo sợ nhất không hẳn là bản thân sự thất bại trong cuộc chiến mà là cuộc cách mạng cộng sản có thể xảy ra sau thất bại. Sau khi suy xét kỹ càng, thần đi đến kết luận rằng, tình hình trong nước và ngoài nước ở thời điểm hiện tại đang nhanh chóng đưa đất nước ta đi đến một cuộc cách mạng cộng sản… Mặc dù về mặt chính thức, Liên Xô chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước châu Âu, nhưng trong thực tế họ can thiệp tích cực nhất vào công việc nội bộ của các nước này và đang cố gắng giành được sử ủng hộ chính trị của quần chúng cho mô hình Xô viết. Các ý định của Liên Xô ở Đông Á cũng giống hệt như thế... Những suy nghĩ về tình huống đó dẫn tới kết luận rằng, đang tồn tại một nguy cơ nghiêm trọng về sự can thiệp của Liên Xô vào tình hình nội bộ của Nhật Bản trong tương lai gần”. Báo cáo này cho thấy, Konoye đã biết ý định của Liên Xô can thiệp chống Nhật Bản. Ý chính của báo cáo là Nhật Bản nên đầu hàng Mỹ và Anh trước khi Liên Xô tham chiến.

1630200813863.png
1630200903553.png

Hoàng thân Fumimaro Konoye

1630200992143.png

1630201024582.png

Nhật Hoàng Hirohito

Khả năng 50/50
Ngày 15/2/1945, các nhà lãnh đạo tình báo Nhật đã báo cáo với Hội đồng Chiến tranh tối cao rằng, “Liên Xô có ý định giành cho mình quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề về tương lai Đông Á”. Họ cảnh báo rằng, vào mùa Xuân năm 1945, Liên Xô có thể xé bỏ Hiệp định trung lập Xô - Nhật và tham gia cùng các đồng minh trong cuộc chiến chống Nhật Bản. Hôm sau, ngoại trưởng Mamoru Shigemitsu đã tấu trình với Nhật Hoàng Hirohito về việc này: “Sự tồn tại của nước Đức quốc xã chỉ còn tính bằng ngày. Hội nghị Yalta đã tái xác nhận sự đoàn kết của Anh, Mỹ và Liên Xô”. Vị ngoại trưởng đã khuyến nghị Hirohito đừng trông cậy vào hiệp định trung lập với Liên Xô. Cựu Thủ tướng Nhật, Tướng Hideki Tojo, người đứng đầu nội các đã phát động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, cũng cảnh báo Nhật Hoàng về khả năng Liên Xô tham chiến chống Nhật khi đánh giá khả năng đó là 50/50”.
Hoàn toàn có thể giả thiết rằng, tình báo Nhật đã biết được các điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật, trong đó có mong muốn của Moskva giành lại các vùng lãnh thổ ở Viễn Đông từng thuộc về nước Nga. Bằng chứng cho giả thiết đó là danh sách những nhượng bộ do Chính phủ Nhật soạn thảo mà Tokyo định đề xuất với Chính phủ Liên Xô để đổi lấy việc Liên Xô tuân thủ sự trung lập. Những nhượng bộ chính trong danh sách này là chuyển giao cho Liên Xô Nam Sakhalin và quần đảo Kuril. Có bằng chứng cho thấy, thông tin họ có được về ý định của Stalin hỗ trợ đồng minh ở Đông Á làm cho Nhật Bản cực kỳ lo sợ. Ngày 15/2/1945, ngoại trưởng Nhật đã cử Tổng lãnh sự Nhật ở Cáp Nhĩ Tân, Miyakawa đến Đại sứ quán Liên Xô ở Tokyo với một sứ mệnh khẩn cấp là moi thêm thông tin về Hội nghị Yalta. Mặc dù Đại sứ Liên Xô Yakov Malik nói rằng, Hội nghị Yalta đã tập trung vào các vấn đề châu Âu, điều này chẳng làm giảm bớt sự lo sợ của Nhật Bản. Tôn trọng các cam kết của mình ở Yalta, Liên Xô đã nhanh chóng bắt đầu chuyển quân đến Viễn Đông. Việc đó được ban lãnh đạo Nhật theo dõi chặt chẽ, vì họ thường xuyên nhận được tin tình báo về sự tái bố trí của Hồng quân Liên Xô.

1630201490233.png

1630201501065.png

1630201510776.png

1630201524919.png

1630201551079.png

1630201687079.png

1630201729590.png

Đạo quân Quan Đông

1630201603912.png

1630201618574.png

1630201796479.png

1630201833811.png

1630201662680.png

1630201867810.png

Liên Xô tham chiến với Nhật Bản tại Mãn Châu

Ngày 6/1/1945, Hội đồng Chiến tranh tối cao Nhật đã nghe một báo cáo phân tích tình hình cực kỳ bi quan: “Liên Xô đang áp dụng các biện pháp chuẩn bị cơ sở ngoại giao cho cuộc can thiệp quân sự có thể xảy ra chống Đế quốc (Nhật). Đồng thời, họ đang đẩy mạnh các công tác chuẩn bị chiến tranh ở Viễn Đông. Rất nhiều khả năng là Liên Xô sẽ khai chiến chống Nhật Bản... Liên Xô có thể tham chiến chống Nhật vào mùa Hè hay mùa Thu”.
Với những bằng chứng nêu trên, có ý kiến cho rằng, Chính phủ Nhật không biết chi tiết của các thỏa thuận Yalta (chỉ biết sau khi chiến tranh kết thúc) là không thuyết phục và không được chấp nhận như một sự thật lịch sử. Sẽ không phải là nói quá khi coi việc che giấu và đúng hơn là hủy “bức điện mã Onodera” đã định đoạt số phận của nước Nhật và dân tộc Nhật. Còn người Mỹ thì được lợi, theo tính toán của họ, nếu không có Quân đội Liên Xô tham gia, họ sẽ phải trả giá quá cao cho chiến thắng Nhật Bản.
Trên tờ Sankei Shimbun, ông Ryujo Tajima, giáo sư Đại học tổng hợp Keio của Nhật Bản cho rằng, thông tin về việc Liên Xô chuẩn bị tham chiến lẽ ra đã có thể đẩy nhanh việc chấm dứt chiến tranh. Ông nói: “Quyết định muộn màng chấm dứt chiến tranh đã dẫn đến trận ném bom nguyên tử, Liên Xô tham chiến và chiếm giữ “các vùng lãnh thổ phía Bắc”. Điều đó một lần nữa đặt ra vấn đề về trách nhiệm của ban lãnh đạo tối cao của Nhật Bản lúc đó”.

1630202052705.png

1630202097038.png

1630208345116.png

1630202115643.png

1630202150483.png

1630207693367.png

1630207716596.png

1630202202782.png

1630202225342.png

1630202251202.png

Máy bay B-29 ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

1630208363495.png

1630207743150.png

1630207759634.png

1630207783295.png

2 quả bom nguyên tử KQ Mỹ ném xuống 2 thành phố của Nhật Bản tháng 8-1945
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
RQ-4N BỊ BẮN RƠI Mỹ mất nhiều hơn 200 triệu USD rất nhiều

1630458521187.png

1630458550480.png

RQ-4 của KQ Mỹ

Tờ New York Post của Mỹ đăng trong bài viết hôm 21/6 cho biết: "Phương tiện bay không người lái (UAV) thường dùng để chỉ những máy bay cỡ nhỏ có giá rẻ, nhưng UAV trinh sát RQ-4N vừa bị Iran bắn hạ khác xa với những chiếc UAV thông thường".
RQ-4N có kích thước sải cánh tương đối lớn, với gần 40m, khối lượng rỗng 6,7 tấn, có thể thực hiện nhiệm vụ liên tục trong 30 giờ, tầm hoạt động 15.200km, trần bay 18km và đạt tốc độ tối đa 575km/giờ. Các phiên bản của dòng RQ-4 đã có tổng cộng 250.000 giờ bay tích lũy, tham gia nhiều chiến dịch của Mỹ ở Iraq, Afghanistan, Bắc Phi và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Giới chuyên gia quân sự cho rằng, việc mất chiếc RQ-4N sẽ khiến Mỹ tổn thất nặng nề, đồng thời đánh dấu lần đầu biến thể của dòng Global Hawk bị bắn rơi trong 18 năm vận hành Mỗi chiếc RQ-4N BAMS-D có mức giá hơn 200 triệu USD, nhưng thiệt hại của Washington không chỉ dừng ở chi phí chế tạo UAV này. “RQ-4N được thiết kế để lẩn tránh lưới phòng không hiện đại, với độ cao hành trình nằm ngoài tầm đánh chặn của nhiều tổ hợp tên lửa. Việc nó bị bắn rơi đã khiến nhiều quan chức Lầu Năm Góc bất ngờ”, New York Post cho biết thêm. Theo Amy Zegart, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli thuộc Đại học Stanford, mỗi nguyên mẫu RQ-4N có giá cao hơn cả tiêm kích tàng hình F-35 và đắt gấp nhiều lần các UAV chủ lực của Mỹ như MQ-9 Reaper. BAMS-D có giá cao vì được trang bị những cảm biến hiện đại nhất để thực hiện hoạt động trinh sát từ độ cao gần gấp đôi trần bay của máy bay chở khách.
“UAV này bay rất cao, nên việc Iran có thể bắn hạ nó cho thấy họ sở hữu năng lực phòng không đáng kể. Nói cách khác, vụ bắn hạ là cách Iran phát tín hiệu tới Mỹ rằng họ mạnh hơn Washington vẫn tưởng”, Zegart nói.
Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu vũ khí của Mỹ tới các đồng minh ở Trung Đông và nhiều nước khác trong tương lai, khi Iran chứng tỏ những UAV đắt tiền, được trang bị nhiều công nghệ tối tân vẫn có thể bị hạ bởi tên lửa có mức giá tương đối rẻ. Australia hồi năm ngoái ký hợp đồng 5,1 tỷ USD để mua 6 chiếc MQ4C cùng hệ thống đi kèm, trong khi Đức cũng tỏ ý muốn sở hữu dòng UAV này vào năm 2025. Hải quân Ấn Độ đang xem xét khả năng mua MQ-4C để phối hợp cùng phi đội P-8I trong biên chế nước này.


1630458977365.png

1630458845146.png

1630458864055.png

MQ-4C của KQ Australia


Máy bay RQ-4N được triển khai đến Trung Đông trong kế hoạch tăng cường lực lượng nhằm đối phó với mối đe dọa từ Iran chỉ 5 ngày trước khi bị bắn hạ. Mẫu UAV này được lựa chọn vì nó có một số tính năng không có trên dòng RQ-4 nguyên bản, như khả năng nhanh chóng hạ độ cao để nhận diện tàu biển và phối hợp hành động với máy bay trinh sát P-8A Poseidon. Vụ bắn rơi UAV sẽ tạo ra lỗ hổng lớn trong khả năng trinh sát của Mỹ, nhất là khi nước này chỉ sở hữu 4 chiếc RQ-4N và 2 chiếc MQ-4C Triton. “Dường như chỉ có đội bay BAMS-D sẵn sàng hoạt động khi căng thẳng Mỹ - Iran leo thang. Hải quân Mỹ phải triển khai 2 nguyên mẫu RQ-4N tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cho tới khi dòng Triton đạt khả năng vận hành cơ bản vào cuối năm nay”, chuyên gia quân sự David Axe đánh giá. Lực lượng máy bay trinh sát của Washington cũng bị lộ điểm yếu nguy hiểm sau sự cố, đó là khả năng xâm nhập không phận của những đối thủ sở hữu lưới phòng không hiện đại, nhiều tầng lớp.
Quân đội Mỹ hiện nay sở hữu hàng trăm máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ trinh sát, từ các mẫu có người lái, như: máy bay do thám U-2, máy bay tình báo điện tử RC-135, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-3, máy bay tuần thám P-8 Poseidon, cho tới các loại UAV như RQ-4, MQ-9 hay MQ-4 của hải quân. Tuy nhiên, tất cả chúng đều được xếp vào diện “không có khả năng thâm nhập”, nghĩa là chúng rất dễ tổn thương trước các hệ thống phòng không hiện đại. Chúng đều không có khả năng tàng hình, tốc độ bay tương đối thấp và không có khả năng cơ động như tiêm kích. Máy bay trinh sát của Mỹ thường phải hoạt động xa lãnh thổ đối phương để bảo đảm an toàn, hoặc mạo hiểm tiếp cận không phận và đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ.

1630459311536.png

1630459343909.png

U-2

1630459519933.png

1630459455791.png

RC-135

1630459557375.png

1630459635566.png

E-3

1630459680723.png

1630459714735.png

P-8 Poseidon

1630459776586.png

1630459889047.png

RQ-4

1630459933089.png

1630459961418.png

MQ-9

1630460006556.png

1630460067244.png

MQ-4

Máy bay trinh sát có người lái có khả năng thâm nhập cuối cùng của Mỹ là SR-71, nhưng chúng đã bị loại khỏi biên chế không quân nước này từ cuối thập niên 1990. Lầu Năm Góc hiện biên chế một số ít UAV tàng hình như RQ-170 Sentinel và RQ-180, nhưng số lượng quá ít. Các mẫu UAV tàng hình này cũng không phải bất khả xâm phạm. Quân đội Iran từng chiếm quyền điều khiển và thu được một chiếc RQ-170 nguyên vẹn hồi năm 2011, cho phép họ phát triển bản sao mang tên Shahed 191.

1630460220684.png

1630460249924.png

SR-71

1630460284423.png

1630460547713.png

RQ-170 Sentinel

1630460459837.png

1630460415046.png

RQ-180

1630460592865.png

1630460675833.png

1630460741271.png

1630460854443.png

RQ-170 bị Iran bắt năm 2012


1630461119352.png

1630461137004.png

1630460832544.png

1630460886424.png

Máy bay không người lái Shahed 191 của Iran dựa trên thiết kế của RQ-170 của Mỹ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Có phải UAV của Mỹ đã xâm phạm không phận Iran?

Chiếc UAV của Mỹ bị bắn hạ được cho là bởi tên lửa phòng không tầm trung RAAD do Iran tự chế tạo. Phía Iran cũng nói rằng, họ đã có thể nhắm vào chiếc máy bay tuần tra P-8 chở 35 người bay bên cạnh chiếc UAV, nhưng họ đã không làm thế.

1630556372537.png

1630556390275.png

1630556264572.png

1630554013717.png

1630554059608.png

1630556441708.png

1630554089573.png

1630556331637.png

Tên lửa phòng không tầm trung RAAD của Iran

Ngày 20/6, Iran tuyên bố rằng họ đã bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) của Mỹ và phía Mỹ sau đó cũng đã thừa nhận. Tuy nhiên, hai bên đều giữ quan điểm riêng về kiểu loại chiếc máy bay và địa điểm nó bị bắn hạ: phía Iran cho rằng chiếc UAV đã xâm nhập không phận Iran, nhưng Mỹ khẳng định nó đang bay trong không phận quốc tế.
Đến ngày 22/6, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif đã công bố trên Twitter của ông bản đồ về hành trình và tọa độ chi tiết vụ xâm nhập của chiếc UAV Mỹ vào không phận Iran. Sau khi công bố dữ liệu, ông Zarif đã viết trên Twitter rằng “không còn nghi ngờ gì nữa về việc địa điểm chiếc UAV đã bị bắn hạ”.

1630554729216.png

1630554872551.png

1630554916832.png

Đường bay của chiếc RQ-4N bị bắn hạ

Zarif nói, đường màu xanh trong bản đồ là quỹ đạo đường bay của chiếc UAV Mỹ, đường màu vàng thể hiện vùng thông tin chuyến bay của Iran (FIR), đường màu đỏ là vùng lãnh hải của Iran, đường màu xanh lá cây đại diện cho vùng nội thủy của Iran; điểm màu vàng thể hiện vị trí chiếc máy bay nhận được tín hiệu vô tuyến cảnh cáo của Iran và điểm đỏ là vị trí cuối cùng của chiếc UAV khi bị Iran bắn hạ.
Ông Zarif còn tuyên bố, Iran không tìm kiếm chiến tranh, nhưng sẽ tích cực bảo vệ lãnh thổ, không phận và lãnh hải của mình. Ngoài ra, ông cũng nói rằng Iran sẽ đệ trình vấn đề này lên Liên hợp quốc để chứng minh rằng Mỹ đang dối trá khi nói họ “chưa vào không phận Iran”. Sau khi chiếc UAV Mỹ bị bắn hạ, Iran đã thu hồi được một số mảnh vỡ của nó trong vùng lãnh hải của họ. Quân đội Mỹ sau đó đã thừa nhận rằng Iran đã bắn hạ một UAV kiểu Global Hawk của hải quân.
Về phía Mỹ, trong một tuyên bố hôm 20/6, Đại tá Bill Urben - người phát ngôn Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ cho biết: “Một máy bay giám sát hàng hải trên diện rộng của Hải quân Mỹ đang thử nghiệm đã bị hệ thống tên lửa đất đối không của Iran bắn hạ khi đang thực thi nhiệm vụ tại không phận quốc tế ở eo biển Hormuz”. Ông nói rằng, khi Lực lượng Vệ binh Iran bắn tên lửa, chiếc UAV này đang hoạt động ở độ cao cách vị trí gần nhất trên bờ biển Iran 34km.
Theo Đại tá Bill Urben: Iran cho rằng UAV đã vi phạm không phận là sai. Đây là một cuộc tiến công vô cớ vào máy bay Mỹ khi đang bay giám sát trong không phận quốc tế. Đồng thời, ông chỉ trích vụ tiến công của Iran là “vô trách nhiệm” vì điểm đánh chặn ở khu vực sát hành lang hàng không được thiết lập giữa Dubai, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) và Oman, có thể gây nguy hiểm cho các thường dân vô tội.

1630555886490.png

1630555563040.png

1630555588489.png

1630555612623.png

1630555631360.png

1630555665116.png

1630555736731.png

1630555769170.png

Xác RQ-4N bị bắn hạn tại Iran
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đối thủ của Mỹ mong chờ gì từ xác máy bay không người lái bị Iran bắn rơi?

Việc Iran bắn hạ UAV của Mỹ chứng tỏ Washington không chỉ mất UAV trị giá 200 triệu USD mà còn bộc lộ điểm yếu trong năng lực phòng vệ trước hệ thống phòng không của Iran.

Giới chuyên gia quân sự cho rằng, việc mất chiếc RQ-4N sẽ khiến Mỹ tổn thất nặng nề, vì đây không phải UAV rẻ tiền, mà nó là một trung tâm dữ liệu trên không nên Quân đội Mỹ không thể dễ dàng vứt bỏ. Chính vì vậy, nhằm ngăn chặn nguy cơ lộ bí mật quân sự nếu xác UAV bị Iran “mổ xẻ” hoặc chuyển giao cho đối tác khác tìm hiểu công nghệ, nên Quân đội Mỹ đã triển khai một quả tên lửa có độ chính xác cao nhằm phá hủy xác chiếc UAV này.

1630663618235.png

1630663663505.png

1630664159212.png

1630663694621.png

1630663727933.png


Việc có thể tiếp cận các công nghệ hàng không tiên tiến trên các mẫu UAV hay cả tiêm kích tàng hình của đối thủ luôn là cách tốt nhất để các quốc gia vô hiệu hóa các loại vũ khí này. Theo đó, nếu Iran thực sự chuyển giao các mảnh vỡ của RQ-4N cho Nga, thì đây sẽ là cơ hội ngàn vàng để Moscow tiếp cận với loại UAV hiện đại và tối tân nhất thế giới hiện nay. Khi có được các mảnh vỡ của UAV trong tay, người Nga sẽ “mổ xẻ” và nghiên cứu nó vào hai mục đích. Một là, nghiên cứu cách hữu hiệu nhất để đối phó với RQ-4N; hai là, thu thập được càng nhiều công nghệ hàng không trên RQ4N càng tốt.
Mục đích đầu tiên đơn giản và dễ thực hiện hơn. Việc nghiên cứu những mảnh vỡ của RQ-4N, nhằm dựa vào đặc tính của lớp vỏ để tăng khả năng phát hiện RQ-4N trên radar là hoàn toàn có thể. Kết hợp với các thông số kỹ thuật về kích thước của RQ-4N, Nga hoàn toàn có thể xây dựng được phương án tác chiến, đảm bảo hiệu quả phát hiện và tiêu diệt RQ-4N luôn ở mức cao nhất dựa trên hệ thống radar mà nước này sẵn có.
Mục đích thứ hai là mổ xẻ những gì còn sót lại của RQ-4N để chế tạo ra lớp vỏ bằng chất liệu tổng hợp như RQ-4N là cực khó, nhưng có thể bổ sung thêm kiến thức về chế tạo UAV - một trong những loại khí tài mà Nga đang loay hoay tìm cách hoàn thiện nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Về cơ bản, RQ-4N là một loại UAV hoàn thiện và tốt nhất thế giới hiện nay tương xứng với giá thành của nó. RQ-4N mặc dù được thiết kế như một máy bay do thám nhưng hoàn toàn có khả năng “bổ sung” thêm tính năng mang vũ khí, biến nó thành một UAV tiến công hiệu quả.

1630664057415.png

1630663895017.png

1630663927721.png

1630664114569.png

1630664186950.png

RQ-4N

Với kỹ thuật đảo ngược, người Nga hoàn toàn có đủ khả năng để tìm ra được một vài công nghệ bí mật còn sót lại trên xác của chiếc RQ-4N và dù ít nhiều, chắc chắn những công nghệ này sẽ sớm được Nga áp dụng vào các UAV của nước này trong tương lai. Vấn đề ở đây là, liệu Iran có dám “vuốt râu hùm” khi chuyển xác của chiếc RQ-4N mà nước này vừa bắn hạ cho Moscow hay không? Khi điều đó xảy ra phản ứng của Mỹ sẽ ra sao?.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vũ khí hạt nhân nhỏ nhất thế giới chưa bao giờ được sử dụng

1630812632629.png

1630812653960.png


Davy Crockett được kỳ vọng là vũ khí đơn giản phóng đầu đạn hạt nhân mini, chỉ cần vài binh sĩ là có thể mang vác và khai phóng đầu đạn này nhanh chóng, đáng tin cậy.
Trong những năm 1950, các lực lượng Mỹ bị dàn trải khắp nơi và luôn trong tình trạng nguy hiểm. Tổng thống Dwight D. Eisenhower từng nói: “Cảm giác của tôi vẫn là Mỹ sẽ không thể duy trì cam kết quân sự hiện nay trên toàn thế giới nếu chúng ta không có vũ khí nguyên tử và ý chí sử dụng vũ khí này khi cần thiết”.
Khi đó, người Mỹ không hài lòng với siêu pháo hạt nhân M65 mới được phát triển vì nó cần tới hai xe tải rất lớn để chở. Hơn nữa, sử dụng loại siêu pháo này trong nhiều trường hợp chiến thuật sẽ không khác gì “giết gà bằng dao mổ trâu”. Do đó, giới chức Quân đội Mỹ bắt đầu tìm kiếm một loại vũ khí nhỏ hơn. khí nhỏ hơn. Thứ họ thực sự muốn là một vũ khí đơn giản có thể mang vác được, phóng đầu đạn hạt nhân mini, chỉ cần vài người sử dụng, triển khai bắn nhanh, đáng tin cậy, hiệu quả. Theo đó, vũ khí hạt nhân nhỏ nhất thế giới mang tên Davy Crockett xuất hiện. Có tin đồn rằng, tên của loại vũ khí này được chọn để tưởng nhớ một chính trị gia Mỹ nổi tiếng từng giết chết một con gấu - con vật thường gắn liền với nước Nga.
Mẫu đầu tiên của Davy Crockett, hay còn được gọi là M388, được hoàn thành vào tháng 5/1961. Davy Crokett được trang bị súng không giật nòng trơn M-28 hoặc M-29, sử dụng đầu đạn hạt nhân W54 nặng hơn 34kg, có đương lượng nổ 10 hoặc 20 tấn thuốc nổ TNT, tầm bắn xa 2km khi bắn từ M-28 và 4km khi bắn từ M-29.

1630813828977.png

1630813853261.png

1630812790932.png

1630812826353.png

1630813776813.png


Davy Crockett M-28/M-29

Để đạt khả năng di động tối đa, Davy Crockett có thể được chuyên chở bằng xe jeep; thậm chí, còn được tách ra thành nhiều bộ phận để trở thành vũ khí mang vác (cần 5 binh sĩ mang vác). Tiêu diệt mục tiêu bằng cách tiến hành bắn thử để xác định phần tử bắn hiệu lực - bắn thử trực tiếp vào mục tiêu. Việc xác định phần tử bắn và sửa bắn được xác định căn cứ vào bảng bắn đã lập sẵn. Quá trình bắn thử không dùng đạn hạt nhân thật.

1630812892991.png

1630812980211.png

1630813893214.png


Tuy nhiên, M388 hoạt động lại không chính xác, có lẽ là vì nó là loại vũ khí nòng trơn. Tất nhiên, việc M388 bắn đầu đạn hạt nhân không thật chính xác cũng không thành vấn đề như đối với các vũ khí thông thường khác. Có một máy hẹn giờ được thiết lập dựa trên khoảng cách ước tính từ súng tới mục tiêu để kích hoạt đầu đạn hạt nhân. Máy hẹn giờ sử dụng các số liệu được tính trong bảng bắn.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả của phát bắn, người ta còn thiết lập một thiết bị radar đơn giản lắp phía sau M388, nhằm phát hiện khoảng cách đầu đạn hạt nhân cách mặt đất (độ cao nổ), để kích nổ đầu đạn. Và còn có một nút kích nổ dựa trên thông số độ cao do thiết bị radar đưa ra.
Nghe có vẻ phức tạp nhưng khai hỏa Davy Crockett không hề mất nhiều thời gian. Ông Thomas Hermann, từng là binh sĩ trực tiếp sử dụng Davy Crockett cho biết, họ đã được huấn luyện và cứ 2,5 phút họ có thể bắn một đầu đạn hạt nhân.
Không giống như các loại vũ khí hạt nhân khác, M388 là một vũ khí hạt nhân không thông minh. Khi đã thiết lập máy hẹn giờ và đầu đạn hạt nhân được bắn ra, nó phát nổ, hoặc không, cũng không có cách gì để hủy bỏ những đầu đạn không nổ. Dù là loại hạt nhân có năng lượng thấp nhưng loại vũ khí này cũng tạo ra một vùng ảnh hưởng trên diện rộng sau vụ nổ. Đặc điểm này rất hiệu quả khi thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn các tuyến đường quan trọng mà binh sĩ kẻ thù phải đi qua. Vụ nổ không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng cho binh sĩ và phương tiện của kẻ thù xung quanh đó, mà phóng xạ sẽ gần như chắc chắn gây nên cái chết cho bất kỳ ai trong bán kính 400m. Không chỉ thế, phóng xạ sẽ còn tồn tại lâu xung quanh địa điểm nổ, khiến một số tuyến đường không thể qua lại trong vài ngày.

1630813092798.png

1630813128415.png


Bản thân Davy Crockett cũng cực kỳ không an toàn với những người điều khiển nó. Các binh sĩ kích nổ đầu đạn hạt nhân có thể an toàn trong khoảng cách từ 2 đến 4km trong vụ nổ. Tuy nhiên, trong thực tế, kẻ thù và cả quân nhà thường xen kẽ nhau, nên đồng nghĩa với gây hại cho quân mình.
Một yếu tố quan trọng nữa là hướng gió. Khi không có gió, vùng nguy hiểm phóng xạ ngay sau vụ nổ là trong vòng 457m. Tuy nhiên, gió có thể dễ dàng thổi những phóng xạ nguy hiểm này tới hướng của chính người bắn. Do đó, các đội bắn M388 được hướng dẫn chỉ bắn khi có khối chắn, nhằm giảm phơi nhiễm phóng xạ. Do lường trước được những khó khăn trong vận hành vũ khí này, bảng bắn hướng dẫn, nếu đầu đạn hạt nhân không nổ vì một lý do nào đó, các binh sĩ phải chờ nửa giờ mới đi thu hồi đầu đạn.
Dù có mặt ở khắp nơi, từ Tây Đức tới Hàn Quốc với số lượng hơn 2.000 viên đạn hạt nhân và 200 khẩu súng được triển khai, Davy Crockett chưa bao giờ thực sự được sử dụng trong thực chiến. Quân đội Mỹ có bắn thử một lần bằng đạn thật trong chiến dịch Sunbeam có mật danh là “Little Feller I” vào ngày 17/7/1962. Đầu đạn hạt nhân bay 2,7km và được kích nổ thành công ở độ cao 9m so với mặt đất. Vụ nổ có đương lượng nổ ước tính 18 tấn thuốc nổ TNT. Đây là lần cuối cùng Mỹ kích hoạt hạt nhân trên không ở cự ly gần mặt đất. Năm 1963, Mỹ thông qua Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân trên không, ngoài vũ trụ và dưới nước. Và chỉ trong vòng vài năm, Davy Crockett đã trở thành đồ cổ. Năm 1967, Quân đội Mỹ bắt đầu rút dần vũ khí này và ngừng sản xuất hẳn vào năm 1971.

1630813373983.png

1630813417983.png

1630813438491.png

1630813470703.png

Đầu đạn hạt nhân W-54

1630813573590.png

1630813649709.png

1630813625341.png

1630813700703.png

Thử nghiệm đầu đạn hạt nhân W-54 ngày 17-7-1962
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-763482
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
980
Động cơ
-124 Mã lực
Tuổi
35
Em chắc chắn là Điện Biện Phủ 1954 và chiến dịch Hồ Chi Minh 1975 luôn nằm trong top đầu! 🇻🇳 🌻

View attachment 6106911 View attachment 6106913
Em hâm mộ Napoleon nên biết trận Wa téc Lô anh Nã Phá Luân mặc dù chỉ dùng quân tạp nham mà tý nữa thắng đc quân liên minh của Anh và các nước đồng minh

Nhưng lịch sử ko ủng hộ anh LUân nữa nên anh Luân đành phải chịu thua

:))
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
BỐN CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI giúp Nga thoát khỏi nguy cơ "bị xóa vĩnh viễn khỏi bản đồ"

Chiến thắng quân sự thường mang lại cho Nga những lãnh thổ mới, danh tiếng và tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên, có những chiến thắng cần thiết để giúp cho Nga tiếp tục tồn tại mà không bị xóa tên vĩnh viễn khỏi bản đồ.

1. Trận Kulikovo (1380)


1630903407667.png

1630903430542.png

1630903452567.png

1630903477700.png

1630903498719.png

1630903519016.png


Trận Kulikovo năm 1380 giữa quân Mông Cổ của Golden Horde (Hãn Quốc Kim Trướng) và các Công quốc Nga là trận chiến quan trọng đã làm thay đổi lịch sử nước Nga. Theo Hãng tin RBTH (Nga), tính đến giữa thế kỷ 14, các lãnh thổ Nga đã phải chịu sự thống trị gần 150 năm về kinh tế và chính trị của Mông Cổ và hầu như không có cơ hội thoát khỏi điều đó trong tương lai, Tuy nhiên, khi Hãn Quốc Kim Trướng phải đối mặt với một cuộc đấu tranh quyền lực trong nước ở thời điểm đó, người Nga hiểu rằng họ đang có cơ hội để tự giải phóng mình.
Sức mạnh và quyền lực của Công quốc Moscow ngày càng tăng chi phối các lãnh địa khác ở nước Nga, trong đó, mạnh nhất là Đại công quốc Moscow; cùng với sự từ chối cống nạp của Moscow đã trở thành lý do chủ yếu cho Mamai (Mã Mạch), một thủ lĩnh của Hãn Quốc Kim Trướng tổ chức tiến đánh nước Nga. Cuộc xung đột lên đến đỉnh điểm bằng trận giao tranh trên cánh đồng Kulikovo gần sông Don, cách Tula không xa, vào năm 1380. Không có thông tin chính xác về số lượng quân tham gia, nhưng giới sử gia tin rằng tổng số chiến binh là khoảng 60.000 người.
Cuối năm 1380, tất cả các lực lượng chính của Mã Mạch vượt qua sông Volga và dần dần tiến vào phía Bắc để tụ họp với quân đồng minh của họ tại vịnh của dòng sông Oka. Vượt qua sông Oka, các lực lượng của Mã Mạch đã tiến đến Kulikovo. Ngày 6 tháng 9, quân Nga đã tiến sát tới sông Don. Các lực lượng Nga quyết định vượt sông Don để giáp chiến với quân Mông Cổ ở phía bên kia bờ. Vào đêm ngày 7 tháng 9, quân lính bắt đầu vượt sông và rạng sáng ngày 8 tháng 9 toàn bộ binh sĩ đã được tập hợp đầy đủ và bắt đầu triển khai thế trận tại lưu vực dòng sông, nơi mà quân đội của Mã Mạch đang chốt giữ. Quân Mã Mạch tưởng sắp thắng trận, nhưng người Nga đã bất ngờ lật ngược tình thế bằng cách sử dụng viện binh tiến công từ phía sau vào quân kỵ binh Mông Cổ. Từ bờ vực thua cuộc, người Nga đã biến thành một chiến thắng lớn. Quân Mông Cổ thua cuộc phải rút lui.


1630904114882.png

1630903628420.png

1630903682839.png

1630904145210.png

1630904168901.png

1630903833492.png

1630903713890.png

1630904009824.png

1630903856265.png

1630903745721.png

1630903882921.png


Mặc dù chiến thắng này không giải phóng được người Nga khỏi sự phụ thuộc vào đế quốc Mông Cổ, nhưng chiến thắng tại trận Kulikovo đã thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước Nga. Danh tiếng về sức mạnh quân sự của Mông Cổ bị giảm đi đáng kể và người Mông Cổ từ đó đã không còn muốn tái khẳng định ảnh hưởng của họ đối với các vùng đất Nga. Vào năm 1480 - một thế kỷ sau trận Kulikovo, người Nga đã lật đổ hoàn toàn ách thống trị của Hãn Quốc Kim Trướng tại sông Ugra.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
2. Trận Poltava (1709)

1631003676775.png

1631003753189.png

1631003774994.png

1631003830113.png

1631003885518.png

1631003970478.png


Trận Poltava còn gọi là Trận đánh Pultowa diễn ra trong cuộc Đại chiến Bắc Âu giữa nước Nga và Thụy Điển. Mặc dù trận đánh nổi tiếng trong lịch sử này diễn ra từ thế kỷ 18, nhưng kết quả của nó đã quyết định số phận của Nga và Thụy Điển cho đến ngày nay. Trận đánh diễn ra vào ngày 27/6/1709 theo lịch Julius, quân Nga do Sa hoàng Pyotr I thống lĩnh, và Quân đội Thụy Điển do vua Karl XII thống lĩnh. Vua Karl XII và Sa hoàng Pyotr I bấy giờ là hai ông vua nổi tiếng nhất trên khắp thế giới.

1631004072968.png

1631004148542.png

Vua Karl XII

1631004230908.png

1631004277042.png

Sa hoàng Pyotr I

Thụy Điển thời đó là bá chủ của Bắc Âu và có trong tay những đội quân mạnh nhất thế giới. Trong những năm đầu đại chiến Bắc Âu, Quốc vương Karl XII của Thụy Điển đã chỉ huy quân của mình đánh và chiến thắng nhiều lần quân Nga và các đồng minh của Nga là Sachsen, Ba Lan và Đan Mạch. Để kết liễu kẻ thù của mình, Karl đã tổ chức một chiến dịch tiến sâu vào lãnh thổ Nga, nhưng bị mắc kẹt tại thành phố Poltava và quân đội của ông bị bao vây. Lúc này, Quân đội Thụy Điển phải đối mặt với Quân đội Nga trong một cuộc chiến quyết định.
yết định. Quân đội Nga đã đẩy lùi các cuộc tiến công của bộ binh và kỵ binh Thụy Điển hung hãn và từng bước tạo cơ hội để tiến hành một cuộc phản công. Điều này buộc người Thụy Điển phải rút lui, và chẳng mấy chốc, cuộc rút lui đã biến thành sự hỗn loạn.

1631004533651.png

1631004346780.png

1631004404465.png

1631004453228.png

1631004500901.png

1631004685940.png

1631004833516.png

1631004743990.png

1631004868485.png

1631004599517.png

1631004627638.png


Trong trận đánh quyết định, Nga áp đảo Thụy Điển cả về quân số và hỏa lực. Trận đánh kết thúc với phần chiến thắng hiển hách thuộc về Nga, chấm dứt cuộc xâm lăng của Thụy Điển vào lãnh thổ Nga. Quân đội Thụy Điển đã mất gần 7.000 người, trong khi tổn thất của Nga là khoảng 1.300. Hai ngày sau, gần 16.000 binh sĩ Thụy Điển đã đầu hàng người Nga tại cầu vượt sông Dnieper. Số còn lại phải tháo chạy về phía Nam, và Quốc vương Karl XII phải lưu lạc ở đế quốc Ottoman trong 5 năm sau đó.
Như vậy, trận chiến Poltava đã chấm dứt cuộc xâm lăng của Quân đội Thụy Điển vào nước Nga và vĩnh viễn thay đổi cục diện chính trị châu Âu. Trước ngày này, chính khách ở mỗi quốc gia đều dự đoán Vua Karl XII sẽ chiến thắng thêm một lần nữa, và Quân đội Thụy Điển tiến vào Moscow, Sa hoàng Pyotr I được thay thế và có lẽ sẽ bị giết trong cuộc chiến. Một Sa hoàng mới sẽ được tấn phong và trở nên bù nhìn giống như Stanisław Leszczyński. Đế quốc Thụy Điển, vốn là quốc gia hùng mạnh nhất của phương Bắc, sẽ trở thành kẻ thống trị toàn bộ phương Bắc, nắm quyền phán xử mọi việc vùng Bắc và Đông Âu. Nước Nga vừa được vua Pyotr I khai sáng sẽ bị chặn lại trên đường cải tổ, sẽ bị thu nhỏ lại và bị đưa trở lại vào bóng tối của nước Nga thời xa xưa. Thế nhưng chiến thắng đã thuộc về người Nga.
Trận chiến tại Poltava là tiếng sấm đầu tiên báo hiệu một nước Nga mới đã được khai sinh. Từ đây, các chính khách phương Tây đã biết rằng phải cân nhắc cẩn thận sức mạnh và quyền lợi của nước Nga. Cán cân quyền lực mới được thiết lập, sau chiến thắng huy hoàng tại Poltava, Sa hoàng Pyotr I tiếp tục tiến hành chinh phạt các tỉnh vùng Baltic của đế quốc Thụy Điển, nhưng bị gián đoạn do đế quốc Ottoman tuyên chiến với nước Nga. Ông thân chinh dẫn quân trừng phạt Ottoman nhưng bị Ottoman đánh bại trong trận Pruth (năm 1711) buộc phải ký Hiệp ước Pruth để bảo toàn tính mạng. Đến năm 1721, cuộc đại chiến Bắc Âu chấm dứt, Sa hoàng Pyotr I lên ngôi Hoàng đế - Nga hoàng Pyotr Đại Đế, chuyển nước Nga thành một đế quốc hùng cường.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Những ngày này, ai ai cũng mong sớm hết phong tỏa, dãn cách. Hy vọng tháng 10, chúng ta sẽ chuyển sang trạng thái bình thường mới. Em cũng hướng về tháng 10 chứ không phải 'Bao giờ cho đến tháng 10'

Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) - Những thời khắc lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc kẻ thù phải ký Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương và các hiệp định về chuyển giao Hà Nội cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thủ đô Hà Nội được giải phóng trong niềm tin bất diệt và cảm xúc dâng trào.

1631072295728.png

1631072225167.png

1631072246789.png

1631072366282.png


Trong thời điểm bước ngoặt lịch sử quan trọng, để tổ chức tiếp quản, giải phóng Thủ đô Hà Nội theo đúng Hiệp định Giơnevơ nhanh chóng và có hiệu lực, công tác tổ chức, bố trí cán bộ cách mạng trên các địa phương nói chung và Thủ đô Hà nội nói riêng được tiến hành chu đáo, kịp thời. Theo quyết định của Trung ương, đồng chí Trần Quốc Hoàn được điều về làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội; bộ máy, chính quyền những ngày đầu tiếp quản, giải phóng Thủ đô Hà Nội là Uỷ ban Quân chính Hà Nội.

1631072454228.png

1631072479608.png

Đồng chí Trần Quốc Hoàn

Theo đó, trong phiên họp ngày 11 và ngày 12/9/1954, Hội đồng Chính phủ đã quyết định Thiếu tướng Vương Thừa Vũ giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Hà Nội. Hội đồng Chính phủ cũng đã quyết định thành lập Uỷ ban Hành chính Hà Nội, để triển khai mọi công việc hành chính ngay sau ngày Thủ đô được giải phóng. Uỷ ban Hành chính Hà Nội gồm: Chủ tịch Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Trần Danh Tuyên, các uỷ viên: Khuất Duy Tiến, Trần Văn Lai, Lê Quốc Thân, Hà Kế Tấn.

1631072535412.png

1631072587962.png

Chủ tịch Trần Duy Hưng

Hội đồng Chính phủ cũng ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa Uỷ ban Quân chính Hà Nội với Uỷ ban Hành chính Hà Nội: Mọi hoạt động của Uỷ ban Hành chính Hà Nội phải chịu sự quyết định điều hành của Uỷ ban Quân chính Hà Nội. Đầu tháng 10/1954, từ Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội, vượt sông Hồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Văn phòng Chính phủ đã sang thị trấn Sơn Tây. Người ở và làm việc tại thôn Phù Sa, xã Viên Sơn, thị trấn Sơn Tây, để theo dõi tình hình và chỉ đạo mọi hoạt động cho việc tiếp quản, giải phóng Thủ đô. Trong khi đó, tại Thủ đô Hà Nội, mọi lực lượng chính trị, quân sự, an ninh, các cơ quan đoàn thể vừa khẩn trương làm công tác chuẩn bị, vừa theo dõi tình hình rút lui của quân Pháp, không cho chúng phá hoại các công sở, nhà máy, di tích lịch sử văn hoá... Thành uỷ phân công cán bộ cùng toàn thể nhân dân chuẩn bị cờ, ảnh Bác Hồ, hoa, đón chào đoàn quân Bộ đội Cụ Hồ về tiếp quản, giải phóng Thủ đô và Lễ Mít tinh chào mừng ngày Thủ đô giải phóng.

1631074541964.png

Phố Hàng Đào trong giờ giới nghiêm trước ngày tiếp quản Thủ đô

Ngày 08/10/1954
Ngay trong buổi sáng, các đơn vị quân đội chia làm nhiều hướng tiến vào ngoại thành Hà Nội, hình thành thế bao bọc nội thành trên các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, theo đường Đê La Thành, ven sông Hồng và bờ Hồ Tây.

1631072698245.png

1631072799449.png

Ngày 08/10/1954, 214 cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn Bình Ca thuộc Trung đoàn Thủ đô tiến vào Hà Nội, cùng canh gác với lính Pháp tại 35 địa điểm trọng yếu như: Phủ Thủ hiến Bắc Việt, Dinh Quốc trưởng, Bệnh viện Bạch Mai...

1631072742010.png

1631074587456.png

Tiếp quản Cầu Long Biên

1631072774284.png

Tiếp quản Sở cảnh sát

1631072815464.png

1631073619873.png

1631072861489.png

Tiếp quản Cầu Đuống

1631072921640.png

Tiếp quản nhà tù Hỏa lò

1631072962336.png

Tiếp quản kho bạc (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao)

Ngày 09/10/1954
- 06 giờ, bộ đội ta theo nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành qua 05 cửa ô chính rồi từ đó tỏa đi các nơi, lần lượt tiếp quản nhà Ga, Phủ Toàn quyền, khu Đồn Thuỷ, khu Bờ Hồ, Phủ Thống sứ. - 16 giờ, Quân đội Liên hiệp Pháp rời khỏi thành phố, qua cầu Long Biên sang Gia Lâm, để rời Hà Nội từ sân bay Gia Lâm, hay theo đường bộ ra cảng Hải Phòng, di chuyển theo đường biển vào phía Nam vĩ tuyến 17. - 16 giờ 30 phút, các lực lượng của ta hoàn toàn kiểm soát thành phố Hà Nội gọn gàng và trật tự.

1631073580430.png

1631074620767.png

1631074987858.png

1631075006183.png

1631075021810.png

Quân Pháp rút khỏi Hà Nội


1631072890932.png

Tiếp quản Phủ toàn quyền

1631073955708.png

1631073979049.png

1631074008457.png

1631074029504.png

1631074046815.png

1631074063854.png

1631074208647.png

1631074227364.png

1631074689740.png

1631075581527.png

1631075325581.png

1631075364071.png

1631075426486.png

1631074245523.png

1631074257962.png

1631074269629.png

1631075554515.png


Ngày 10/10/1954
- 05 giờ, trên những con đường đã được thông báo có Diễu binh qua, nhân dân Thủ đô đã thành đội ngũ chỉnh tề, trật tự theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố.
- 08 giờ, bắt đầu cuộc Diễu binh lực lượng của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn 308. Cuộc Diễu binh được tổ chức trên các đường trung tâm của nội thành, rồi tiến vào cửa Đông Thành Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
- 08 giờ 45 phút, cánh quân phía Nam diễu binh ở khu vực quận Hai Bà Trưng rồi chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Đồn Thuỷ và nhà Đấu Xảo.
- 09 giờ 30 phút, đoàn cơ giới và pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, qua phố Bạch Mai, phố Huế, 10 giờ 05 phút đến Bờ Hồ, qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc tiến vào thành lúc 10 giờ 45 phút. Trên các ngả đường đoàn quân diễu binh đi qua, nhân dân Hà Nội dâng hoa, cờ, ảnh Bác Hồ, hô khẩu hiệu mừng đoàn Diễu binh, mừng Bác Hồ, Trung ương, Chính phủ..., trở về Thủ đô, mừng Thủ đô sạch bóng quân thù.
- 15 giờ - thời khắc quan trọng, còi Nhà hát Lớn nổi một hồi dài. Hàng chục vạn nhân dân Thủ đô và các đơn vị quân đội trang nghiêm dự Lễ chào cờ Tổ quốc tại sân vận động Cột cờ, lá cờ vươn cao trên Cột cờ Hà Nội. Sau Lễ chào cờ, Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Hà Nội - Thiếu tướng Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng. Ngày 10/10/1054, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cực kì to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

1631075138205.png

1631074873828.png

1631075478715.png

1631073922701.png

1631074895425.png

1631074922126.png

1631073934510.png

1631075816160.png

1631075170082.png

1631075230235.png

Lễ chào cờ tiếp quản Thủ đô tại sân Cột Cờ ngày 10-10-1954

1631074323694.png

Thiếu tướng Vương Thừa Vũ - Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội, người dẫn đầu đoàn quân chiến thắng về giải phóng Thủ đô.

1631074367386.png

Nhà hát lớn Hà Nội ngày 10-10-1954
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ngô Quyền Người đầu tiên dùng bãi cọc trong cấu trúc trận địa và tận dụng thủy triều trong tác chiến

1631243779102.png

1631243823188.png

1631243855333.png

1631243886201.png


Ngô Quyền (897-944), Anh hùng dân tộc, người mở nghiệp nhà Ngô, khởi đầu kỷ nguyên độc lập lâu dài cho đất nước.

1631244013420.png


Ngô Quyền xuất thân trong một gia đình võ quan, quê Đường Lâm, Châu Giao (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội), cha là Ngô Mân, hào trưởng Đường Lâm, làm tướng dưới thời Khúc Thừa Dụ dựng nghiệp. Khi Dương Đình Nghệ dấy binh khôi phục lại nền tự chủ của nước nhà, Ngô Quyền sớm đưa gia thuộc vào làng Ràng, Ái Châu (nay thuộc xã Dương Xá, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá) tụ nghĩa.
Nhờ tài năng quân sự xuất chúng và sức khoẻ hơn người, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ chọn làm nha tướng, giao chỉ huy đội quân chủ lực. Năm 931, Dương Đình Nghệ từ Thanh Hoá tiến quân ra Giao Châu, Ngô Quyền được cử làm Tướng tiên phong, tiến công đánh thành Đại La, tiếp đó đánh bại quân Nam Hán xâm lược. Sau khi dẹp yên giặc ngoại xâm, khôi phục lại quyền tự chủ của đất nước, Dương Đình Nghệ vẫn tự xưng là tiết độ sứ, cử Ngô Quyền trông coi Ái Châu. Ở đây, Ngô Quyền chăm lo chiêu dụ binh sĩ, phát triển sản xuất, mở mang văn hoá, giữ vững an ninh, được nhân dân trong vùng cảm phục.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại để đoạt chức tiết độ sứ. Tháng 10 năm 938, sau hơn một năm chuẩn bị, được sự ủng hộ của các hào trưởng ở các địa phương trong cả nước, Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu tiến ra Bắc tiêu diệt kẻ phản bội. Kiều Công Tiễn hoảng sợ cho người sang nhà Nam Hán cầu cứu. Trước tình thế đó, để loại trừ mối hoạ từ bên trong, phá âm mưu dùng nội ứng của địch; thống nhất mọi lực lượng, dồn sức cho cuộc kháng chiến chống xâm lược, Ngô Quyền nhanh chóng đánh chiếm thành Đại La, bắt giết Kiều Công Tiễn.
Còn về phía Vua Nam Hán thấy đây là một cơ hội thuận lợi, liền phát động cuộc chiến tranh xâm lược, vừa để trả thù cho thất bại lần trước, vừa thực hiện âm mưu đặt lại ách đô hộ nước Việt một lần nữa. Vua Nam Hán cử con trai là Hoằng Thao làm Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, chỉ huy một đạo binh thuyền vượt biển, theo sông Bạch Đằng tiến vào Giao Châu, nhằm đánh chiếm thành Đại La, còn mình tự làm tướng đóng ở Hải Môn (Quảng Đông, Trung Quốc), áp sát biên giới nước ta, để sẵn sàng tiếp ứng.
Ngô Quyền theo dõi nắm chắc âm mưu và kế hoạch của địch, đánh giá đúng “lợi khí của chúng là có thuyền chiến, nếu không phòng bị trước thì tình hình thắng bại cũng không thể biết trước được”. Trên cơ sở đánh giá khách quan tình hình và so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch; nghiên cứu nắm chắc lợi thế địa hình, thời tiết cửa sông Bạch Đằng. Ngô Quyền thực hiện kế hoạch “Nếu sai người đem cọc lớn vót nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm trước ở cửa biển, thuyền của địch theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát”.
Với quyết tâm chiến lược là tiêu diệt nhanh gọn và triệt để quân xâm lược ngay khi mới xâm phạm lãnh thổ quốc gia, đè bẹp ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, đồng thời cũng khẳng định sức mạnh và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của dân tộc. Ngô Quyền đã lựa chọn địa bàn trận quyết chiến là vùng cửa sông Bạch Đằng. Đây chính là sự tinh tường binh pháp, trí sáng tạo của nhà cầm quân, biết triệt để lợi dụng yếu tố địa hình, thời tiết, thuỷ văn để xây dựng một thế trận độc đáo, bất ngờ, hiểm hóc.
Về lực lượng, Ngô Quyền đã biết dựa vào dân, động viên được sức dân tham gia khai thác vận chuyển hàng nghìn cây gỗ tốt để làm cọc, xây dựng một trận địa mai phục quy mô lớn chỉ trong một thời gian rất ngắn, khi xung trận, nhân dân đã sát cánh cùng ông đánh giặc. Trong tác chiến, Ngô Quyền sử dụng lực lượng chủ yếu là thuỷ quân, kết hợp trận địa cọc ngầm với quân mai phục ở thượng nguồn và hai bên sông, tạo nên yếu tố bí mật, bất ngờ nhằm đạt hiệu quả chiến đấu cao nhất.
Cuối năm 938, đúng như dự đoán của Ngô Quyền, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Hoằng Thao chỉ huy tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Nhân lúc nước thuỷ triều lên, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua rút chạy, Hoằng Thao thúc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không hề hay biết. Đúng khi nước thuỷ triều rút xuống, Ngô Quyền chỉ huy đại quân từ ba phía đổ ra vây đánh mãnh liệt, dồn quân địch vào thế hoàn toàn bất ngờ, bị động và rối loạn. Quân giặc chống đỡ không nổi, vội quay thuyền chạy ra biển, nước thuỷ triều xuống, thuyền địch vướng phải bãi cọc nhọn, toàn bộ đoàn chiến thuyền cùng hàng vạn quân Nam Hán bị tiêu diệt, chủ tướng Hoằng Thao bị giết. Vua Nam Hán biết tin sợ hãi phải hạ lệnh bãi binh rút quân về nước.

1631244317859.png

1631244339433.png

1631244363166.png

1631244410360.png


Chiến thắng Bạch Đằng, trận thuỷ chiến xuất sắc đã đi vào lịch sử nước nhà, đã đè bẹp hoàn toàn tham vọng xâm lược của nhà Nam Hán, khẳng định kỷ nguyên độc lập tự chủ của đất nước. Ngô Quyền để lại cho hậu thế những kinh nghiệm vô giá về tổ chức và chỉ huy thuỷ chiến. Là người đầu tiên dùng bãi cọc trong cấu trúc trận địa và cũng là người đầu tiên biết tận dụng thuỷ triều vào trận mạc. Lịch sử đã ghi nhận: “Trận Bạch Đằng là gốc rễ của sự khôi phục quốc thống. Sau này các đời Đinh, Lê, Lý, Trần... cũng nhờ ở dư âm của sự oanh liệt ấy. Võ công hiển hách của Ngô Quyền, thực sự là để tiếng thơm muôn đời”.
Mùa xuân 939, Ngô Quyền xưng vương, bãi bỏ chức tiết độ sứ, lập ra Nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa, khẳng định tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc; đặt ra quan chế, nghi lễ riêng mở đầu kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Năm 944, Ngô Quyền mất tại Cổ Loa. Công lao và sự nghiệp vĩ đại của Ngô Quyền đã đi vào lịch sử như một anh hùng dân tộc kiệt xuất. Để ghi nhớ công lao của Ngô Quyền, nhân dân đã lập đền thờ ở nhiều nơi trong cả nước, hiện còn lăng và đền thờ tại quê hương Đường Lâm.

1631244592701.png

1631244617664.png

Lăng Ngô Quyền
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HẢI CHIẾN TRÂN CHÂU CẢNG: Mắt xích trong cuộc chiến Nhật Bản đang hoạch định

Trận tập kích Trân Châu Cảng của Hải quân Nhật Bản vào căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) ngày 7/12/1941 là để ngăn ngừa và giữ chân hạm đội này không can thiệp đến cuộc xâm chiếm Đông Nam Á mà Nhật Bản đang hoạch định.

1631626580058.png

1631626616927.png

1631626645651.png


1631626759777.png

1631626826256.png


Trong những năm 1930, cả Mỹ và Nhật Bản đều duy trì trạng thái sẵn sằng cho một cuộc chiến tại Thái Bình Dương do những mâu thuẫn khó hòa giải giữa hai quốc gia. Năm 1940, dựa vào điều khoản trong Đạo luật Kiểm soát xuất khẩu, Mỹ đã ngừng các chuyến hàng xuất khẩu (máy bay, linh kiện, máy công cụ và xăng máy bay) đến Nhật Bản. Tuy nhiên, Mỹ vẫn duy trì việc xuất khẩu “cầm chừng” dầu mỏ sang Nhật, vì đa số chính khách tại Washington cho rằng hành động như vậy có thể quá cực đoan, dễ bị phía Nhật xem là hành động khiêu khích.
Cũng trong năm 1940, Nhật Bản tiến hành xâm chiếm Đông Dương, ngăn chặn các con đường tiếp tế đến Trung Quốc, đồng thời cũng là một bước tiến nhằm sở hữu các nguồn tài nguyên ở Đông Nam Á. Hành động này khiến Mỹ quyết định cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật Bản vào mùa Hè 1941. Tổng thống Franklin D.Roosevelt trước đó đã điều Hạm đội Thái Bình Dương đến Hawaii và yêu cầu xây dựng một lực lượng quân sự tại Philippin với hy vọng có thể “răn đe” Nhật Bản không tiếp tục kế hoạch xâm chiếm vùng Đông Nam Á. Việc xây dựng căn cứ mới ở Trân Châu Cảng được giới quân sự Nhật Bản xem là Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu giữa hai quốc gia. Giới lãnh đạo quân sự tối cao Nhật Bản nhận định, một cuộc tiến công phủ đầu được xem như là giải pháp duy nhất để Nhật Bản tránh được sự can thiệp của Hải quân Mỹ. Nhật Bản cũng có cân nhắc đến việc tiến công Philippin trong kế hoạch của mình. Song, họ quyết định mục tiêu là Trân Châu Cảng, bởi vì tầm quan trọng của nó.

Trân Châu Cảng với Mỹ và Nhật Bản
Quần đảo Hawaii của Hoa Kỳ ở giữa Thái Bình Dương là một chuỗi đảo dài nối tiếp nhau (diện tích gần 17.000km²); trong đó, Hawaii là đảo lớn nhất (trên 10.000km²). Đảo Oahu cách đảo Hawaii khoảng 140 dặm về phía Tây Bắc là đảo lớn thứ ba của nhóm đảo phía Tây quần đảo (diện tích khoảng 1.500km²) và là đảo quan trọng nhất. Bờ Nam đảo Oahu có thành phố Honolulu - thủ phủ của cả quần đảo.

1631626979355.png

1631627027748.png


Trân Châu Cảng cách Honolulu về phía Tây chừng 06 dặm, là căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ), cách Nhật Bản 3.358 hải lí (hơn 6.200km), với diện tích 22,7km2 . Đây là một vịnh biển ăn sâu vào đất liền của đảo rồi chia thành nhiều vụng và luồng lạch kín đáo, có một cù lao ở giữa vịnh được gọi là “đảo Ford” như một cầu tàu thiên nhiên.
Trân Châu Cảng có điều kiện tự nhiên lý tưởng để bảo vệ hạm đội chống lại sự tiến công từ bên ngoài. Việc bố phòng ở cảng hết sức cẩn mật với một hệ thống lưới thép đặc biệt chống ngư lôi và tàu ngầm. Ngoài Trân Châu Cảng ra, Hạm đội Thái Bình Dương còn có một căn cứ khác là cảng Lahaina trên đảo Maui, một đảo nằm ở khoảng giữa Oahu và Hawaii. Trân Châu Cảng có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương. Với khoảng cách từ bờ biển phía Tây nước Mỹ đến Trân Châu Cảng tương ứng một tầm bay tối đa của “pháo đài bay B-17”, nên rất thuận lợi để trở thành căn cứ triển khai các hoạt động của không quân ở Tây Thái Bình Dương. Do vị trí gần như ở giữa vùng Bắc Thái Bình Dương, Trân Châu Cảng có vai trò đặc biệt đối với hải quân, vừa là căn cứ chỉ huy, căn cứ hậu cần, đồng thời là cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa các chiến hạm của hải quân. Từ căn cứ này, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ có thể vươn sức mạnh khống chế toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương bằng các lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và không quân của hạm đội. Đối với Mỹ, Trân Châu Cảng và Midway (Rạn san hô vòng, còn gọi là đảo Midwy - Bắc Thái Bình Dương) là hai bàn đạp quan trọng nối tiếp nhau để vươn sang lục địa châu Á. Đối với Nhật Bản, Trân Châu Cảng là mắt xích quan trọng trong chiến lược đánh chiếm vùng Đông Nam châu Á. Và đây cũng là nơi tập trung chủ yếu các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương - nguy cơ lớn nhất ngăn cản và có thể làm Nhật Bản thất bại trong chiến lược của mình.

1631627157385.png

1631627241959.png

1631627290532.png

1631627712009.png

1631627858960.png

Trân Châu cảng trước khi bị không kích

Mục đích của Nhật Bản
Việc Nhật Bản đánh chiếm được phần lớn Trung Quốc, kéo quân vào Đông Dương, cùng với việc phát xít Đức tiến công Liên Xô (ngày 22/6/1941), tạo thời cơ cho Nhật Bản tiến xuống phía Nam, đánh chiếm vùng Đông Nam châu Á - Thái Bình Dương vốn là thuộc địa và khu vực ảnh hưởng của các nước Anh, Hà Lan, Mỹ. Thực hiện ý đồ này, Nhật Bản quyết định tiến công chớp nhoáng vào Trân Châu Cảng. Cuộc tiến công nhằm mục đích:
- Tiêu diệt các chiến hạm, làm tê liệt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ngăn cản hạm đội này can thiệp vào việc Nhật Bản chinh phục vùng Đông Nam Á, để họ có thể rảnh tay đánh chiếm toàn bộ vùng bờ biển và các quần đảo Tây Thái Bình Dương, giành quyền khống chế vùng biển, tạo điều kiện mở các chiến dịch đánh chiếm Philippin, Malaixia, Inđônêxia, đẩy lùi ảnh hưởng của Hoa Kỳ khỏi châu Á, chia đôi Thái Bình Dương với Hoa Kỳ trong thế cân bằng chiến lược mới ở đại dương rộng nhất thế giới này, tiến tới hiện thực hóa học thuyết “Đại Đông Á”.
- Mục tiêu tiến công tập trung vào các chiến hạm. Đánh vào các thiết giáp hạm là đánh vào tinh thần, vì chúng là niềm tự hào của mọi lực lượng hải quân vào thời điểm đó; cũng là cách đánh vào sức mạnh tác chiến của Hạm đội Thái Bình Dương. Theo các tính toán của Tôkyô, nếu thành công có thể ngăn ngừa vĩnh viễn, còn nếu không cũng có thể trì hoãn trận chiến Thái Bình Dương (trận đánh quyết định), một cuộc chiến chắc chắn là sự đối đầu giữa các thiết giáp hạm.
Do tin tưởng vào khả năng đạt được thắng lợi nhanh chóng trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, nên trong cuộc tập kích này Nhật Bản bỏ qua các mục tiêu khác trong cảng, như: các xưởng tàu hải quân, kho chứa dầu và căn cứ tàu ngầm..., mà chỉ tập trung vào các chiến hạm.

Soạn thảo kế hoạch tiến công
Kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc tiến công vào Trân Châu Cảng được bắt đầu ngay từ tháng 01 năm 1941, do Đô đốc Hải quân Nhật Yamamôtô soạn thảo - lúc đó ông đang là Tư lệnh Hạm đội Liên hợp Nhật Bản. Quá trình soạn thảo kế hoạch, Đô đốc và Ban tham mưu Hải quân Nhật Bản đã nghiên cứu kỹ mọi khía cạnh từ sự kiện Anh tiến công hạm đội Ý tại cảng Taranto vào năm 1940. Sự kiện này đã được tận dụng triệt để khi lên kế hoạch cho cuộc tiến công vào căn cứ hải quân Trân Châu Cảng. Kế hoạch được Hội đồng Nội các Nhật Bản duyệt tháng 9 năm 1941.

1631627503960.png
1631627550998.png

Đô đốc Yamamoto

Theo kế hoạch, Hải quân Nhật Bản sử dụng một hạm đội đặc nhiệm với 06 tàu sân bay chở 400 máy bay; các tàu thiết giáp và tàu tuần dương cùng phân đội tàu hộ tống (hơn 10 tàu khu trục và phóng lôi); gần 30 tàu ngầm và một số tàu vận tải. Sau khi thành lập, hạm đội đặc nhiệm tiến hành diễn tập sát với điều kiện địa hình khu vực Trân Châu Cảng; phi công được huấn luyện, trang bị được cải tiến và thông tin tình báo được thu thập; đồng thời, Nhật tổ chức nghiên cứu, chế tạo các loại ngư lôi mới phù hợp với độ sâu của cảng 10-15 m.
Để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ của trận đánh, trong quá trình diễn tập, việc di chuyển các tàu thuộc hạm đội tuyệt đối không liên lạc bằng vô tuyến điện (chỉ dùng cờ, đèn, pháo hiệu). Đầu tháng 11 năm 1941, một phái đoàn ngoại giao Nhật Bản đến Washington đàm phán với Chính phủ Mỹ về giải quyết những tranh chấp giữa hai nước tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Lấy cớ làm cho mối bang giao Mỹ - Nhật bớt căng thẳng, phái đoàn Nhật Bản đề nghị Chính phủ Mỹ cho tàu buôn của họ cập bến một số cảng ở Mỹ và quần đảo Hawaii, được phía Mỹ chấp nhận. Ngày 01/11/1941, tàu buôn Taiô Maru của Nhật Bản được phép cập cảng Honolulu, thủ phủ của Hawaii; Tổng lãnh sự Nhật tại Hawaii đã bí mật chuyển về nước các tin tức tình báo, trong đó có bản đồ chi tiết về Trân Châu Cảng, giúp Bộ Tham mưu Nhật Bản củng cố quyết tâm và bổ sung phương án tiến công. Trước ngày cuộc tiến công nổ ra, nhiều nhà quan sát Mỹ đã nghĩ tới một cuộc xung đột xảy ra giữa hai nước. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ đã hoài nghi việc Trân Châu Cảng sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên trong một cuộc chiến tranh với Nhật Bản. Họ cho là Philippin sẽ bị tiến công trước tiên, và do niềm tin sai lầm này đã mang lại cho Nhật Bản cơ hội để chiến thắng trong cuộc tập kích này.

1631628034068.png

1631628096963.png

1631628137212.png

1631628171410.png

Hạm đội tiến công của Nhật Bản

1631627986065.png

1631628370472.png

1631627894044.png

1631628400759.png

1631629055941.png

1631628838705.png

1631628924279.png

1631627939119.png

1631628229357.png

1631628264295.png

1631628291299.png

1631628438958.png

1631628462012.png

1631628499314.png

1631628531617.png

1631628560478.png

1631628632926.png

1631627768471.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HẢI CHIẾN TRÂN CHÂU CẢNG: lực lượng hai bên, thực chiến và kết quả

1. Lực lượng của Nhật Bản


Không quân
Hải quân Nhật Bản tham gia trận tập kích gồm các loại máy bay:
- Máy bay chiến đấu Mitsubishi A6M do 01 phi công điều khiển; tốc độ tối đa 545 km/giờ; tầm hoạt động tối đa 1.870km; được trang bị 01 súng máy 20mm và 02 bom 60kg dưới cánh.

1631696377347.png

1631696479335.png

1631696529221.png

1631696410523.png


- Máy bay phóng ngư lôi Nakajima B5N do 02 đến 03 phi công điều khiển; tốc độ tối đa 360 km/giờ; tầm hoạt động tối đa 1.100km; được trang bị 01 ngư lôi MK-91 457mm, hoặc 01 bom 800kg dưới thân.

1631696624998.png

1631696685975.png

1631696739207.png

1631696776630.png


- Máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A do 02 phi công điều khiển; tốc độ tối đa 450 km/giờ; tầm hoạt động tối đa 1.400km; được trang bị 01 bom 250kg dưới thân và 02 bom 60kg dưới cánh.

1631696988044.png

1631696893838.png

1631696922131.png

1631696969298.png

1631697057381.png


Hải quân
- Tàu sân bay. Nhật bản thành lập hạm đội đặc nhiệm 06 tàu sân bay và biên chế thành 03 phân hạm.
+ Phân hạm đội Liên hợp số 1 - Tàu sân bay Akagi và Kaga.

1631698877841.png

1631697225874.png

1631697356607.png

1631700375532.png

1631697293829.png

Tàu sân bay Akagi

Tàu sân bay Akagi có nhiệm vụ tiến công các thiết giáp hạm; tàu chở dầu; căn cứ không quân Hickam, căn cứ thủy phi cơ Ford. Được biên chế: (1) Liên đội hỗn hợp phóng lôi - ném bom có 15 máy bay Nakajima B5N; (2) Liên đội phóng lôi có 15 máy bay Nakajima B5N; (3) Liên đội ném bom có 18 máy bay Aichi D3A; (4) Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 máy bay A6M Zero. Liên đội này còn có 09 máy bay A6M Zero dự bị.

1631699446769.png

1631699275082.png

1631699039388.png

1631698632548.png

1631698727419.png

Tàu sân bay Kaga

Tàu sân bay Kaga có nhiệm vụ tiến công các thiết giáp hạm; căn cứ không quân Hickam và căn cứ thủy phi cơ Ford. Biên chế như sau: (1) Liên đội hỗn hợp phóng lôi - ném bom có 15 máy bay Nakajima B5N; (2) Liên đội phóng lôi có 12 máy bay Nakajima B5N; (3) Liên đội ném bom có 27 máy bay Aichi D3A; (4) Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 chiếc A6M Zero, Liên đội này còn có 09 máy bay A6M Zero dự bị.

+ Phân hạm đội Liên hợp số 2 - Tàu sân bay Sōryū và Hiryū

1631699556368.png

1631699702327.png

1631699582970.png

1631699624105.png

1631699961218.png

Tàu sân bay Sōryū

Tàu sân bay Sōryū có nhiệm vụ tiến công các chiến hạm; sân bay Wheeler và cơ sở sửa chữa máy bay tại Barbers. Được biên chế: (1) Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 10 máy bay Nakajima B5N; (2) Liên đội phóng lôi có 08 máy bay Nakajima B5N: (3) Liên đội ném bom có 18 máy bay Aichi D3A; (4) Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 máy bay A6M Zero. Liên đội này có 09 máy bay A6M Zero dự bị.


1631700075929.png

1631700035409.png

1631700128326.png

Tàu sân bay Hiryū

Tàu sân bay Hiryū có nhiệm vụ tiến công các chiến hạm; các công trình ngầm và cơ sở sửa chữa máy bay tại Barbers. Biên chế như sau: (1) Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 10 máy bay Nakajima B5N; (2) Liên đội phóng lôi có 08 máy bay Nakajima B5N; (3) Liên đội ném bom có 10 máy bay Aichi D3A; (4) Liên đội tiêm kích đánh chặn có 15 máy bay A6M Zero. Liên đội này có 09 máy bay A6M Zero dự bị.

+ Phân hạm đội liên hợp số 5
- Tàu sân bay Shōkaku và Zuikaku. Phân hạm này có nhiệm vụ tiến công căn cứ không quân Hickam, sân bay Kane'ohe và các trận địa cao xạ

1631701264004.png

1631701010178.png

1631701166391.png

1631701217227.png

Tàu sân bay Shōkaku

Tàu sân bay Shōkaku được biên chế: (1) Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 27 máy bay Nakajima B5N; (2) Liên đội ném bom có 27 máy bay Aichi D3A; (3) Liên đội tiêm kích đánh chặn có 05 máy bay A6M Zero, Liên đội này có 09 máy bay A6M Zero dự bị .

1631701304707.png

1631701362859.png

1631701486830.png

1631701578187.png

1631701646549.png

Tàu sân bay Zuikaku

Tàu sân bay Zuikaku được biên chế: (1) Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 27 máy bay Nakajima B5N; (2) Liên đội ném bom có 27 máy bay Aichi D3A; (3) Liên đội tiêm kích đánh chặn có 06 máy bay A6M Zero, Liên đội này có 09 máy bay A6M Zero dự bị.

- Ngoài phân đội đặc nhiệm, Nhật Bản còn sử dụng 02 tàu thiết giáp; 03 tàu tuần dương; phân đội tàu hộ tống gồm 16 tàu khu trục và phóng lôi; 27 tàu ngầm cùng một số tàu vận tải, chở dầu.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
...............
2. Lực lượng của Mỹ

Hải quân Mỹ tham gia trận chiến Trân Châu Cảng chủ yếu là Hạm đội Thái Bình Dương. Tại Trân Châu Cảng tập trung tới 93 hạm tàu (có 08 tàu thiết giáp, 08 tàu tuần dương, 29 tàu khu trục và phóng lôi, 05 tàu ngầm, 09 tàu rải mìn, 10 tàu quét mìn, 03 tàu sân bay và một số tàu vận tải), 394 máy bay với 42.959 quân. Được tổ chức thành:
- Lực lượng đặc nhiệm số 1, biên chế gồm 03 hải đoàn (số 1, 2, 4);
- Hạm đội tuần dương, gồm 02 hải đoàn (số 6 và 9)
- Hạm đội khu trục, gồm 02 phân khu hạm (số 1 và 2); 04 hải đoàn; các tàu rải mìn và tàu quét mìn; tàu ngầm, tàu cứu hộ, tàu chở đạn, chở dầu, tàu cứu hộ, tàu khu trục độc lập...
- Lực lượng bảo vệ đảo và hạm đội là lực lượng lục quân gồm 42.959 binh lính và sĩ quan, trong đó 35.000 đóng tại Oahu. Lực lượng này được trang bị các vũ khí rất hiện đại. Trên đảo Oahu có 05 sân bay, quan trọng nhất là sân bay Hickam ở ngay gần Trân Châu Cảng và sân bay Wheeler ở phía Bắc đảo. Vào ngày 7/12/1941, trên đảo có tất cả 233 máy bay quân sự của lục quân, trong đó 150 máy bay chiến đấu, 35 pháo đài bay hiện đại B17, còn lại là các máy bay ném bom khác. Với khả năng lực lượng và cách phòng vệ như vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Henry Stimson và Tổng Tham mưu trưởng Lục quân George Marshall nhất trí khẳng định trong một bản báo cáo đệ trình Tổng thống Franklin Roosevelt ngày 24/4/1941 rằng: “Nhờ sự phòng thủ vững chắc của mình, nhờ những lực lượng đồn trú, nhờ những đặc điểm của thiên nhiên, đảo Oahu có thể coi là pháo đài mạnh nhất thế giới”.

1631838873266.png

1631837224711.png

Trân Châu cảng ngày 22-8-1941

1631837331016.png

1631837390467.png

1631837440905.png

1631837477635.png

1631837539249.png

Trân Châu cảng ngày 16-10-1941

1631837585733.png

Trân Châu cảng ngày 13-11-1941

3. Nhật Bản tập kích và kết quả

Đêm ngày 17 rạng sáng ngày 18/11/1941, toàn bộ hạm đội đặc nhiệm của Nhật Bản đã tập kết tại căn cứ hải quân Tacon trên quần đảo Curin; ngày 25/11 xuất phát, 07 ngày sau tăng hết tốc lực rẽ về hướng Nam. Trong quá trình hành quân, tiến hành các hoạt động nghi binh bằng thông tin vô tuyến giả như đang di chuyển trong lãnh hải Nhật Bản. Đến 05 giờ ngày 07/12, hạm đội triển khai tại khu vực Bắc đảo Oahu, cách Trân Châu Cảng 200 hải lí.

1631839000790.png


Để đánh lạc hướng đối phương, đêm ngày 06 rạng sáng 07/12, Hạm đội Nhật Bản cho 02 tàu khu trục bắn phá đảo Mituây (Midway), Tây Bắc quần đảo Haoai. 05 giờ 30 phút, 02 máy bay trinh sát cất cánh từ 02 tuần dương hạm Chikumê và Tônê bay trên vùng trời Trân Châu Cảng, báo về hạm tàu của Phó Đô đốc Nagumô vị trí chính xác của các tàu chiến Mỹ tại cảng. Cuộc tập kích diễn ra hai đợt.
Đợt 1 từ 07 giờ 55 phút (13 giờ 20 phút giờ Washington), Nhật Bản sử dụng 183 máy bay cất cánh từ các tàu sân bay, chia làm 04 tốp lần lượt tiến công vào các tàu chiến Mỹ, bắn phá các khu vực trên đảo như sân bay, kho tàng; sau 40 phút loại khỏi chiến đấu phần lớn tàu chiến Mỹ, phá huỷ, bắn rơi hàng chục máy bay.
Đợt 2 từ 08 giờ 40 phút đến 09 giờ 15 phút, Nhật Bản sử dụng 167 máy bay đánh phá tiếp các hạm tàu, sân bay, kho tàng còn lại; ngoài ra, còn sử dụng các tàu ngầm, trong đó có các tàu ngầm loại nhỏ lọt qua các lưới chống ngầm luồn sâu vào cảng tham gia đánh phá. Nhật Bản gần như làm chủ tuyệt đối không phận. Bị bất ngờ, nên các lực lượng Mỹ đối phó, chống trả không đáng kể. Đến 14 giờ 30 phút cùng ngày, Mỹ mới cho máy bay truy kích nhưng Hạm đội Nhật Bản đã vượt xa ngoài tầm hoạt động của Không quân Mỹ.

1631838702234.png

1631838301353.png

1631838327839.png

1631838352148.png

1631838440186.png

1631838592881.png

1631838625276.png


Qua hai đợt tiến công vào Trân Châu Cảng, Hải quân Nhật Bản đã giành thắng lợi lớn: đánh chìm và phá huỷ 18 tàu chiến (có 04 thiết giáp hạm bị đánh chìm, 04 chiếc khác hư hỏng nặng), phá huỷ 270 máy bay; tiêu diệt, làm bị thương khoảng 4.500 quân Mỹ. Phía Nhật Bản mất 29 máy bay (phần lớn bị tai nạn khi hạ cánh trên tàu sân bay), 01 tàu ngầm, 05 tàu ngầm loại nhỏ; thương vong khoảng 100 quân. Thắng lợi của Nhật Bản là kết quả của nhiều yếu tố: công tác chuẩn bị tốt; kế hoạch cụ thể, sử dụng lực lượng hợp lí; giữ được bí mật; kết hợp hoạt động quân sự với hoạt động ngoại giao đánh lừa đối phương; làm tốt công tác tình báo, trinh sát, nắm chắc đối phương; thời điển tiến công bất ngờ (sáng Chủ nhật).
Thất bại của Mỹ là do chủ quan mất cảnh giác. Mặc dù tình báo chiến lược Mỹ đã phát hiện được âm mưu chuẩn bị tiến công của Nhật Bản (tháng 10/1941) nhưng giới quân sự Mỹ vẫn cho rằng, Nhật Bản chỉ đang nghi binh để chuẩn bị tiến công Liên Xô. Thắng lợi của Nhật Bản ở Trân Châu Cảng đã làm tê liệt Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ trong nhiều tháng, tạo điều kiện cho quân Nhật tràn xuống Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương, đánh chiếm Malaixia, Xingapo (2/1942), Inđônêxia (3/1942), Mianma, Philippin (5/1942), uy hiếp Ấn Độ, Ôxtrâylia; buộc Mỹ phải trực tiếp tham gia chiến tranh chống phát xít.


1631839586029.png

1631839645818.png

Chiến hạm Arizona bị đánh chìm

1631840749728.png

1631840848794.png

Chiến hạm Oklahoma

1631840950368.png

1631841088858.png

Chiến hạm West Virginia

1631841268202.png

1631841202326.png

1631841324074.png

Chiến hạm California

1631841942078.png

1631841646853.png

Chiến hạm Tennessee


1631839688659.png

Trạm gác trên cảng Trân Châu tháng 11-1941

1631839757254.png

1631839805800.png

1631839868754.png

1631839912960.png

1631839952136.png

Phòng thủ trên đảo Honolulu sau sự kiện Trân Châu cảng

1631840044132.png

Biển chỉ dẫn vào cảng ngày 15-11-1941 (1 tuần sau sự kiện Trân Châu cảng)

1631840111248.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
VŨ KHÍ KỲ LẠ TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Gustav là khẩu pháo lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Khẩu pháo "siêu khủng" này do phát xít Đức chế tạo hồi Chiến tranh thế giới thứ Hai: Siêu pháo nặng trên 1.300 tấn, bắn đạn 07 tấn.

1632020167731.png

1632019957754.png

1632020201016.png

1632020005287.png

1632018936175.png

1632018977438.png

1632019019451.png


Siêu pháo hạng nặng Gustav được phát triển dựa trên kinh nghiệm chiến trường. Trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất, Đức đã sử dụng pháo cỡ nòng 211mm bắn đạn nặng 110,2kg từ khoảng cách 120,7km vào Paris (Pháp), gây nối khiếp sợ cho phe đồng minh.
Khẩu pháo tiến công Paris đã khơi nguồn cảm hứng để Đức chế tạo những khẩu pháo cực lớn trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Các kỹ sư của Công ty Krupp đã điều chỉnh lại thiết kế của pháo: cố định nòng và tăng kích cỡ của nó từ 211 lên 280mm. Điều này giúp tăng độ chính xác, nhưng tầm bắn lại bị giảm từ 120,7km xuống còn 64,3km. Pháo mới này có tên là K-5 và Tập đoàn Krupp đã sản xuất hơn 20 khẩu pháo K-5.
Trong chiến dịch đổ bộ đánh chiếm Anzio, Italia tháng 01/1944, Quân đội Mỹ đã phải đối phó với 02 khẩu K-5 mang tên Robert và Leopard, nó đã phá hủy hơn 1.500 tấn đạn, làm hư hỏng các tàu đồng minh và bắn hơn 5.500 viên đạn vào quân đổ bộ Mỹ trên bờ.
Năm 1934, Pháp xây dựng phòng tuyến Maginot dọc biên giới với Đức, được coi là phòng tuyến bất khả xâm phạm. Chính vì vậy, Đức đã yêu cầu các kỹ sư của Tập đoàn Krupp thiết kế một loại vũ khí để phá hủy các pháo đài ở phòng tuyến Maginot, và siêu pháo Gustav ra đời.

1632019221242.png

1632019244109.png


Siêu pháo Gustav bắt đầu được chế tạo giữa năm 1937, khi lắp ráp hoàn chỉnh nó nặng tới 1.350 tấn, bắn thử nghiệm lần đầu vào năm 1939. Trong cuộc thử nghiệm này, viên đạn nặng 07 tấn xuyên được qua 7m bêtông và tấm giáp dày 1m. Với uy lực này, khẩu siêu pháo có thể phá hủy được kho đạn dược nằm sâu tới 30m dưới lòng đất.
Pháo Gustav có tổng chiều dài 45,7m, cao 12,2m. Riêng nòng pháo dài hơn 30,4m; sử dụng đạn cỡ 787,4mm, dài 3,65m. Tầm bắn tới 47km, hiệu quả 32,1km. Đạn này có hai biến thể là đạn nổ nặng 05 tấn và đạn xuyên giáp nặng 07 tấn. Đức quốc xã dự tính dùng Gustav trong “Trận chiến nước Pháp”, nhưng khi chiến dịch này bắt đầu, do dùng chiến thuật cơ động xuyên qua Bỉ, vòng tránh phòng tuyến Maginot để tiến công Pháp, nên siêu pháo này không được sử dụng.
Sau đó Gustav được Đức triển khai trong trận Sevastopol ở Liên Xô và nó đã bắn tổng cộng 48 viên đạn. Sau đó nó không còn được sử dụng thêm lần nào nữa. Gustav bị chính Quân đội Đức quốc xã phá hủy ngay trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai năm 1945.

1632019363341.png

1632019388569.png

1632019415873.png

1632019521362.png

1632019597194.png

1632019558323.png

1632019638928.png

1632019448968.png

1632020128561.png


Người em của Gustav là khẩu Dora được sản xuất sau đó và được chuyển đến ngoại ô thành phố Stalingrad để chuẩn bị cho cuộc tiến công vào giữa tháng 8/1942. Khi Dora sẵn sàng khai hỏa vào ngày 13/9 thì quân Đức bị Hồng quân Liên Xô bao vây, buộc phải tháo rời để rút lui và Dora bị phá hủy ngày 19/4/1945 ở thị trấn Grafenwöhr. Gustav là loại pháo hoạt động trên đường ray xe lửa lớn nhất từng được chế tạo, nhưng cả nó và người em của nó đều không phát huy hiệu quả.

1632019701547.png

1632019780635.png

1632019809676.png

1632018918635.png

1632019492613.png

Pháo Dora
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
163 NĂM NGÀY PHÁP TIẾN CÔNG ĐÀ NẴNG mở màn chiến tranh xâm lược Việt Nam

Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ Nhất của Pháp. Quân nhà Nguyễn với vũ khí thô sơ đã kiên cường đương đầu với vũ khí hiện đại.

Thế kỷ 16, phương Tây luôn dòm ngó và thôn tính các vùng đất ở phương Đông. Năm 1563, người Bồ Đào Nha xâm nhập Ma Cao. Năm 1568, người Tây Ban Nha chiếm Philippines, người Hà Lan chiếm Indonesia. Sang thế kỷ 18, người Pháp sau hai đợt ra quân thăm dò lực lượng phòng thủ bờ biển của nhà Nguyễn ở Đà Nẵng, năm 1857, đã quyết định chọn Đà Nẵng mở đầu cuộc tiến công xâm lược nước ta.

Mưu đồ “đánh nhanh, thắng nhanh”
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha lực lượng có 3.000 quân (Tây Ban Nha 450 quân); 14 chiến hạm, trong đó khinh hạm Némésis được trang bị 50 đại bác với sức công phá mạnh. Quân Pháp do Phó Đô đốc De Genouilly chỉ huy, quân Tây Ban Nha do Đại tá Lanzarotte chỉ huy. Mưu đồ là “đánh nhanh, thắng nhanh”.

1632188082907.png

Đô đốc De Genouilly

Lực lượng quân Đại Nam ban đầu có 2.000 lính chính quy dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Trần Hoằng.
Chiều tối 31/8/1858, lực lượng liên quân có mặt tại cửa biển Đà Nẵng. Sáng 01/9, De Genouilly gửi tối hậu thư cho tướng trấn thủ Đà Nẵng yêu cầu trong 02 giờ phải giao nộp toàn bộ thành trì, nhưng không nhận được trả lời, De Genouilly ra lệnh khai hỏa. Toàn bộ pháo trên các chiến hạm bắn sâu vào cửa biển Đà Nẵng và các đồn trong bán đảo Sơn Trà.

1632188589289.png

1632188567086.png

1632190015377.png


Sau nửa giờ bắn pháo, De Genouilly cho quân đổ bộ tiến công phía hữu ngạn cửa biển Đà Nẵng. Dưới sự yểm trợ của pháo binh cùng sức công phá mạnh khiến Thành An Hải cùng các pháo đài Phòng Hải, Trấn Dương, các đồn trấn thủ đều lần lượt lọt vào tay quân Pháp. Chiều ngày 01/9, liên quân làm chủ vùng Tiên Sa.
Sáng ngày 02/9 liên quân tiến đánh phía tả ngạn, chúng liên tục bắn pháo vào thành Điện Hải - căn cứ chủ yếu của Đà Nẵng. Quân Đại Nam sau nửa giờ chống cự, đã quyết định rút lui lập phòng tuyến Liêu Trì trước huyện Hòa Vang để ngăn liên quân tiến sâu vào Đà Nẵng. Liên quân chiếm được thành Điện Hải thì phá hủy hết kho tàng vũ khí rồi rút vào Tiên Sa và tổ chức phòng thủ Mỹ Khê.

1632188764523.png

Liên quân Pháp-Tây Ban Nha vào thành Điện Hải

Tại Huế, vua Tự Đức nghe tin liền cách chức Tổng đốc Trần Hoằng, cho Đào Trí lên thay, đồng thời điều 2.000 cấm vệ quân tinh nhuệ của nhà Nguyễn từ Huế đến tiếp viện và củng cố lại trận địa phía tả ngạn.
Ngày 13/9/1858, Genouilly nhận thêm 550 viện binh, do Đại tá Lanzarote chỉ huy. Và ngày 06/10 quân Pháp ngược sông Hàn tiến công đồn Mỹ Thị. Trận chiến ác liệt diễn ra ở làng Cẩm Lệ. Mặc dù, quân Đại Nam chỉ có súng hỏa mai bắn được một viên thì lại lo nạp đạn, phải đối mặt với loại súng trường bắn nhanh và chính xác, nhưng quân nhà Nguyễn vẫn cố gắng ngăn cản quân Pháp và đã giữ được đồn Mỹ Thị, quân Pháp phải rút lui.
Hồ Đắc Tú chỉ huy đồn Hóa Khuê gần đó, nhưng lo sợ mà không cho quân ứng cứu, bị Vua Tự Đức cách chức, rồi cử Nguyễn Tri Phương làm Tổng đốc Quân vụ Quảng Nam, Nguyễn Thế Hiển làm tham tán. Đến Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương sau khi nắm tình hình cho rằng: vũ khí của liên quân hiện đại và hỏa lực mạnh hơn của ta, nên chủ trương không đánh trực diện, dùng kế “vườn không nhà trống” nhằm cắt nguồn lương của địch và thực hiện chiến thuật phục kích nếu địch tiến công.

1632188965375.png


Tháng 11/1858, quân Pháp cho tàu ngược sông Hàn đánh đồn Nại Hiên mở cuộc tiến công mới, quân Đại Nam mai phục hai bên bờ sông, khi quân Pháp đến thì bất ngờ tiến đánh, quân Pháp thất bại phải rút lui.
Ngày 21/12, quân Pháp lại tiến đánh đồn Nại Hiên và Hóa Khuê. Quân Đại Nam đã anh dũng chống lại, hai tướng chỉ huy là Nguyễn Triều và Nguyễn An hy sinh. Quân tiếp viện dù đến muộn, nhưng đã nỗ lực tiến công đánh thẳng vào quân Pháp khiến quân Pháp phải tháo chạy. Sau đó, quân Pháp còn vài lần tiến đánh nữa, nhưng lần nào cũng bị quân Đại Nam đánh bại.

Sa lầy ở Đà Nẵng

Tháng 01/1859, sau khi nghiên cứu trận địa, Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển cho xây thêm một đồn ở Liên Trì. Khi quân Pháp tiến công Thạc Gián và Nại Hiên, quân Đại Nam tránh đánh đối mặt, bằng cách đánh mai phục khiến quân Pháp thảm bại và rút lui.
Nguyễn Tri Phương lại cho đắp một lũy đất chạy từ thành Điện Hải bao quanh Hải Châu, Phước Ninh, Thạc Gián. Bên ngoài lũy là hào sâu đào theo kiểu chữ “Phẩm” (品), dưới đáy cắm đầy chông tre, trên đậy bằng vĩ tre phủ đất và trồng cỏ ngụy trang. Sau lũy luôn có quân mai phục, sẵn sàng nổ súng đánh địch. Quân Pháp tiến công vào đồn, số bị rơi xuống hào sâu bị chông tre đâm, số còn lại bị quân Đại Nam phục kích bắn. Liên quân bị tổn thất rất nhiều, phải rút hẳn về căn cứ ở Tiên Sa. Liên quân hoàn toàn sa lầy ở Đà Nẵng, muốn đánh thẳng vào kinh thành Huế, nhưng tàu địch không cơ động được trong lòng sông, quân Pháp quyết định chuyển hướng sang tiến công Sài Gòn - Gia Định. Ngày 02/02/1859, liên quân với 2.176 lính và sĩ quan cùng 10 chiến hạm (09 của Pháp, 01 của Tây Ban Nha)..., rời Đà Nẵng tiến về phía Nam. Đại tá Faucon cùng vài trăm quân ở lại căn cứ Tiên Sa cố thủ chờ quân chủ lực…

Các chiến hạm Pháp tham gia cuộc chiến

Hải quân Pháp tham gia có: khinh hạm Nemesis, 03 tàu hộ tống chạy bằng hơi nước (Phlégéton, Primauguet, Laplace), 04 pháo hạm (Dragonne, Fusée, Alarme, Mitraile), 01 thông báo hạm (Regent) và 05 tàu vận tải.
Khinh hạm Nemesis.
Tàu có lượng giãn nước khoảng 2.300 tấn, dài 52m, rộng 13,4m và cao 7,11m; thủy thủ đoàn khoảng 470 người; trang bị 02 pháo nòng dài 30-pounder loại 1 (cỡ 165mm) ở mũi, 20 pháo nòng dài 30-pounder loại 2 (cỡ 154mm), 16 pháo nòng ngắn carronade 30-pounder (cỡ 84mm) và 08 pháo bắn đạn nổ cỡ 220mm ở hai bên mạn tàu.

1632189338077.png

1632189423510.png


Nemesis được đóng tại Brest (Pháp) ngày 14/9/1828, hạ thủy ngày 14/4/1847 và đưa vào biên chế ngày 29/3/1855. Nemesis được sử dụng ngay trong cuộc chiến tranh Crimea dưới vai trò vận tải. Tháng 01/1857, Nemesis được điều sang Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ Hai, đánh chiếm thành Quảng Châu và pháo đài Đại Cổ (Thiên Tân) năm 1858. Trong cuộc xâm lược Đại Nam, sau khi quân Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, Nemesis quay lại Trung Quốc cuối năm 1858 và trở về Pháp cuối năm 1860. Tháng 4/1866 Nemesis loại khỏi biên chế và neo đậu ở cảng Lorient. Tới tháng 5/1888, chiến hạm này bị phá dỡ.
Tàu hộ tống Phlégéton.
Tàu có lượng giãn nước 1.467 tấn, kích thước dài 61,75m, rộng 11,4m và cao 5,02m. Thủy thủ đoàn 191 người, trang bị 06 pháo nòng dài 30-pounder loại 1 (cỡ 165mm) và 04 pháo bắn đạn nổ cỡ 220mm.

1632189677258.png


Phlégéton được đóng tại Cherburg (Pháp) ngày 24/4/1850, hạ thủy 25/4/1853 và đưa vào biên chế 17/3/1854. Trong giai đoạn 1855-1858, Phlégéton trực tiếp chiến đấu trong chiến tranh Crimea và chiến tranh Nha phiến lần thứ Hai trước khi có mặt trong chiến dịch tiến công Đà Nẵng. Đến tháng 2/1859, Phlégéton được điều vào Nam Kỳ và tham gia đánh chiếm Gia Định, sau đó trở về Pháp cuối năm 1860. Tới tháng 5/1868 tàu được loại biên và phá dỡ.
Tàu hộ tống Primauguet.
Tàu có lượng giãn nước 1.658 tấn, dài 61,6m, rộng 11,4m và cao 5,13m. Thủy thủ đoàn 199 người, trang bị 04 pháo nòng dài 30-pounder và 02 pháo bắn đạn nổ cỡ 220mm.

1632190133817.png


Primauguet được đóng tại Brest (Pháp) ngày 16/6/1850, hạ thủy 15/9/1852 và đưa vào biên chế ngày 25/6/1853. Primauguet có mặt trong các chiến dịch ở Crimea, Trung Quốc, Đà Nẵng và Nam Kỳ, tham gia trận đánh chiếm thành Gia Định và đồn Chí Hòa, sau đó trở về Pháp năm 1862. Tiếp đó tham gia cuộc viễn chinh tới Triều Tiên năm 1866. Đến tháng 5/1877 loại biên và tới 1884 phá dỡ ở cảng Brest.
Tàu hộ tống Laplace.
Tàu có lượng giãn nước 1.200 tấn, dài 56,72m, rộng 11,4m và cao 5,1m. Thủy thủ đoàn 199 người, trang bị 04 pháo nòng dài 30-pounder loại 1 (cỡ 165mm) và 04 pháo bắn đạn nổ cỡ 220mm.

1632190316383.png

1632190362299.png


Laplace được đóng tại Lorient (Pháp) ngày 26/7/1850, hạ thủy 3/6/1852, đưa vào biên chế 18/11/1852. Laplace tham gia các trận đánh ở Đà Nẵng và Nam Kỳ, sau đó trở về Pháp năm 1852. Sau đó cũng có mặt ở Triều Tiên năm 1866. Tháng 11/1878 Laplace loại biên và đến năm 1880 phá dỡ ở cảng Brest.
Các pháo hạm Dragonne, Alarme, Fusee, Mitraile.
Chúng đều thuộc lớp Alarme, thuộc nhóm pháo hạm cấp 1 của Hải quân Pháp, có lượng giãn nước 350 tấn, kích thước dài 44,8 đến 45,4m, rộng 7,76m và cao 2,37m. Thủy thủ đoàn 79 người, trang bị 04 pháo nòng dài 50-pounder (cỡ 164mm).
Chúng được đóng và hoàn thành từ tháng 11/1854 đến tháng 5/1855 tại Le Harve và Toulon, tham gia chiến tranh Nha phiến và sau đó là cuộc xâm lược Đại Nam. Đầu năm 1859, vào Nam Kỳ và tham gia đánh chiếm Gia Định (1859), Mỹ Tho (1861), Vĩnh Long (1862)... Hoạt động thêm một thời gian, sau đó lần lượt loại biên và phá dỡ ở Sài Gòn: Dragonne năm 1867, Fusée và Mitraille năm 1868 và Alarme năm 1872.

1632191094910.png

Các pháo hạm l'Avalanche, Fusée, Alarme tấn công thành Biên Hòa năm 1861
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
KẾ HOẠCH 'KINH HOÀNG' CỦA TƯỚNG MỸ TRONG CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, tướng MacArthur Quân đội Mỹ từng lên kế hoạch ném bom hạt nhân chiến thuật xuống Trung Quốc, nhằm kết thúc cuộc chiến chỉ trong 10 ngày.

Cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên tuy diễn ra chỉ 3 năm (1950-1953) nhưng để lại hậu quả vô cùng thảm khốc. Tỷ lệ thương vong của dân thường so với dân số còn cao hơn cả Chiến tranh thế giới thứ Hai.

1632270006776.png

1632270039044.png

1632270085693.png

1632270117785.png

1632270151814.png

1632270193006.png

1632270217550.png

1632270275828.png


Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên đã có thể xảy ra theo chiều hướng thậm chí còn khốc liệt hơn, nếu tướng Douglas MacArthur, vị tư lệnh ở mặt trận Thái Bình Dương, cũng là chỉ huy Quân đội Mỹ ở Hàn Quốc thực hiện kế hoạch táo bạo nhằm kết thúc cuộc chiến chỉ trong 10 ngày.

Bức tường hạt nhân
Theo Tạp chí National Interest, cuốn sách “Kế hoạch cuối cùng của MacArthur về chiến tranh Triều Tiên”, do tác giả Bob Considine viết năm 1954, tiết lộ một trong những kế hoạch táo bạo và khủng khiếp nhất của vị tướng này, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh là sử dụng vũ khí hạt nhân. Tướng MacArthur nói rằng, ông có thể chiến thắng tại Triều Tiên trong thời gian tối đa là 10 ngày. Tỷ lệ thương vong sẽ ít hơn nhiều so với số người thiệt mạng sau hiệp định đình chiến. Nó sẽ làm thay đổi tiến trình lịch sử.

1632270510170.png

1632270594181.png

Tướng MacArthur

Trong hồi ký, tướng MacArthur viết: “Đầu tiên tôi sẽ ném từ 30 đến 50 bom hạt nhân chiến thuật xuống sân bay, căn cứ quân sự, kho tàng của Trung Quốc từ Mãn Châu dọc theo sông Áp Lục đến Hunchun (Triều Tiên) giáp biên giới Liên Xô”. Số bom hạt nhân này sẽ tạo ra một bức tường phóng xạ dọc theo biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Sự hình thành bức tường này sẽ cắt đứt nguồn cung hậu cần cho Quân đội Triều Tiên từ bên kia biên giới. Thời điểm đó, Bình Nhưỡng có từ 1 đến 1,2 triệu quân. Khi tuyến hậu cần bị cắt đứt, lực lượng này sẽ nhanh chóng đầu hàng sau đó. Ngoài ra, bức tường này sẽ tồn tại từ 60 đến 120 năm, khiến Trung Quốc rất khó để can thiệp vào cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên.
Đối với sự lo lắng của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ về khả năng can thiệp của Liên Xô, vị tướng nói rằng nếu Liên Xô triển khai quân can thiệp, tuyến vận tải chủ yếu mà họ sử dụng là đường sắt xuyên Siberi. Không quân Mỹ sẽ dễ dàng cắt đứt tuyến vận tải này.
Tác giả Considine nhớ lại, MacArthur rất sốt sắng với kế hoạch tiến công quân sự vào Trung Quốc. Vị tướng từng nói rằng: “Chúng tôi có khả năng tiêu diệt quân đội và sức mạnh quân sự Trung Quốc. Kế hoạch của tôi là một điều chắc chắn”.

Kế hoạch bất thành
Đối với Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, kế hoạch tiến công hạt nhân vào Trung Quốc của tướng MacArthur là một sự liều lĩnh, có thể kéo theo những hệ quả khôn lường. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn được cân nhắc như một lựa chọn để đánh đòn tâm lý với Bắc Kinh.
Sau khi tướng MacArthur dẫn quân đánh sang vĩ tuyến 38, đẩy Quân đội Triều Tiên đến sông Áp Lục, giáp biên giới Trung Quốc. Bắc Kinh đã can thiệp gây thiệt hại nặng cho Quân đội Liên hợp quốc. Trước tình thế đó, tháng 11/1950, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thống nhất ban hành lệnh ném bom hạt nhân vào các căn cứ quân sự ở Mãn Châu, nếu Quân đội Trung Quốc tiến vào Triều Tiên, hoặc máy bay ném bom nước này tiến công Hàn Quốc.

1632270797149.png

1632270826986.png

Quân giải phóng TQ vượt sông Áp Lục sang Triều Tiên

1632271426362.png

1632271447733.png

1632271535118.png

1632271561670.png

1632271637013.png

1632271664878.png

Quân giải phóng TQ tham chiến tại chiến tranh Triều Tiên

Tổng thống Harry S.Truman yêu cầu chuyển bom hạt nhân chiến thuật Mark 4 cho Tập đoàn không quân số 9, cùng máy bay ném bom B-29 triển khai đến đảo Guam. Lầu Năm Góc cố tình tiết lộ việc triển khai cho tờ New York Times nhằm cảnh báo Trung Quốc. Khi Quân đội Liên hợp quốc bị đẩy khỏi sông Áp Lục, Tổng thống Truman tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, “sử dụng vũ khí hạt nhân luôn được xem xét một cách tích cực”. Tuy nhiên, Bắc Kinh không hề nao núng trước kế hoạch tiến công hạt nhân của Mỹ.

1632271071034.png

1632271119959.png

1632271283529.png

Máy bay B-29

Theo Trung tâm lịch sử quân sự Mỹ, tuyên bố sử dụng vũ khí hạt nhân của Tổng thống Truman gây ra mối quan ngại sâu sắc đối với các nước châu Âu. Tháng 12/1950, Thủ tướng Anh, Pháp đại diện cho lợi ích các nước châu Âu đã đến Mỹ để hội đàm với Tổng thống Truman. Anh, Pháp lo ngại sự mất cân bằng địa chính trị khiến NATO không có khả năng tự vệ khi Mỹ giao tranh với Trung Quốc. Điều này có thể tạo cơ hội cho Liên Xô chinh phục khu vực Tây Âu. Trước những quan ngại của đồng minh, Washington đã từ bỏ kế hoạch tiến công hạt nhân.
Tháng 4/1951, Tổng thống Truman ra chỉ thị sa thải tướng MacArthur vì thách thức mệnh lệnh của ông, người giữ vai trò tổng tư lệnh quân đội. Tướng Matthew Ridgway được bổ nhiệm thay thế MacArthur.
Đại tá Sid Huff, trợ lý của tướng MacArthur, từng viết trong cuốn hồi ký của ông rằng, nhóm tư vấn cho Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đánh giá thấp hiệu quả của việc sử dụng bom hạt nhân trong việc ngăn chặn Trung Quốc. Cơ sở hạ tầng thô sơ, các căn cứ hậu cần lại nằm rải rác dọc theo biên giới Trung - Triều, nếu không sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ rất khó để phá hủy.
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top