[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cuộc chiến năng lượng ở Cáp-ca-dơ

Bình luận của nhà phân tích Sissi Bellomo trên nhật báo kinh tế-chính trị "Mặt trời 24 giờ" (I-ta-li-a) về cuộc chơi năng lượng của Nga ở vùng Cáp-ca-dơ, với trữ lượng dầu và khí khổng lồ ở biển Ca-xpi và những hệ thống đường ống dẫn chạy qua vùng Cáp-ca-dơ mà từ nay, Nga sẽ thắt chặt kiểm soát hơn nữa.
Xa lãnh thổ mình, nhưng không có nghĩa là mình không có quyền lợi ở đó. Cuộc khủng hoảng ở Gru-di-a là một điều nhắc nhở cho thế giới thấy về sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc trong hoàn cảnh năng lượng đóng vai trò lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế, và điều đáng chú ý hơn nữa, chủ nghĩa dân tộc ấy đã trở thành chủ nghĩa bá quyền.
Tất cả đều hiểu điều ấy, nhưng không dễ phản ứng một cách mạnh mẽ trước hành động của Nga. Ví dụ, người châu Âu có thể tự hỏi: Tại sao I-ta-li-a lại tỏ ra nhu nhược và thiếu kiên quyết đến thế trong việc góp sức cùng EU ra một nghị quyết chống Nga? Trả lời: Mát-xcơ-va cung cấp 30% nhu cầu về khí đốt và 15% nhu cầu về dầu lửa của I-ta-li-a. Riêng về dầu mỏ, 10 đến 12% lượng dầu đến với I-ta-li-a qua Gru-di-a trên những hệ thống đường ống của Nga, từ những giếng dầu ở Adéc-bai-gian và Ca-dắc-xtan trên biển Đen. Con số đó đủ lớn để nói lên sự phụ thuộc hoàn toàn về năng lượng của hầu như tất cả các nước châu Âu vào nguồn năng lượng do Nga phân phối. Những dự báo cho thấy, trong những năm tới, sự phụ thuộc ấy ngày càng lớn. Phản ứng của thị trường dầu mỏ thế giới trong những ngày diễn ra cuộc khủng hoảng là giá dầu đi xuống, nhưng nó không lừa dối được bất cứ ai. Khi những đoàn xe tăng của Nga lăn bánh trên chiến trường Nam Ô-xê-ti-a và Gru-di-a, đó không chỉ là một đòn trừng phạt đối với riêng Gru-di-a, mà còn nhắm vào tham vọng có chân trong NATO của Tbi-li-xi. Mát-xcơ-va đã quyết tâm thể hiện mục đích củng cố ngày càng chắc chắn vị trí của một siêu cường về năng lượng và nắm thế thượng phong trong việc kiểm soát hành lang Cáp-ca-dơ-Ca-xpi để không chỉ buộc châu Âu phải phụ thuộc vào chính sách an ninh năng lượng của họ, mà còn bị trói buộc với Nga về chính sách đối ngoại trong ván bài kép của điện Cremli.
Nhưng vấn đề lớn là sự phụ thuộc đó sẽ kéo dài đến lúc nào? Theo Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA), với việc châu Âu tiêu thụ ngày càng nhiều năng lượng trong hoàn cảnh mà Nga vẫn thiếu các cơ sở hạ tầng để đáp ứng hết nhu cầu của họ, Nga có nguy cơ không thể cung ứng đủ khí đốt cho các khách hàng châu Âu của mình. Chủ tịch Gazprom Alexei Miller đã thừa nhận rằng sản lượng khí mê-tan của Nga, lần đầu tiên sút giảm 1,3%, xuống còn 5485 tỉ mét khối, sẽ không thể tăng lên cho đến ít nhất là cuối năm 2009. Trong khi đó, xét về dầu mỏ, lần đầu tiên trong 10 năm, sản lượng dầu mà Nga cung ứng đã giảm xuống trông thấy: trong 7 tháng đầu năm nay, Nga chỉ có thể cung cứng 9,76 triệu thùng dầu một ngày, giảm 1% so với cùng kì 2007. Vào giữa tháng 4 vừa qua, phó chủ tịch tập đoàn Lukoil Leonid Fedun cho rằng đạt được 10 triệu thùng dầu một ngày trong năm 2007 là mức cao nhất mà Nga có thể thực hiện được. Việc Nga đặt ra một loạt các rào cản cho sự thâm nhập của tư bản nước ngoài vào thị trường khai thác và phân phối dầu khí của nước này càng làm tăng thêm các vấn đề. Một ví dụ điển hình: dự án phát triển khai thác giếng dầu ở đảo Sakhalin đã bị chậm lại, sau khi tập đoàn Shell buộc phải tái cơ cấu lại hoạt động của họ ở đây.
Không còn nghi ngờ gì nữa, việc hầu như độc tôn trên thị trường dầu khí châu Âu đang khiến Nga ngày càng quyết đoán và mạnh mẽ hơn trong việc thọc bàn tay của mình vào khu vực Trung Á. Sự tồn tại của hệ thống đường ống khí đốt Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC) phương Tây xây dựng và kiểm soát, chạy từ biển Ca-xpi đến biển Đen, nằm ngoài ảnh hưởng của cả Nga lẫn Iran. Chẳng có gì ngạc nhiên khi trong đợt ném bom Gru-di-a, máy bay Nga đã ném bom gần hệ thống này để thử phản ứng của phương Tây. Ngoài BTC, hệ thống đường ống nối giữa Baku-Supsa chạy qua Gru-di-a, dù công suất của nó nhỏ hơn rất nhiều so với BTC, cũng khiến Nga khó chịu. Trong mấy tháng trước khi cuộc xung đột nổ ra, Gru-di-a đã không giấu giếm tham vọng trở thành một điểm trung chuyển năng lượng lớn nhất khu vực Cáp-ca-dơ, vượt qua mặt Nga, điều càng làm cho Nga bực mình. Đầu tiên, họ nâng cao sản lượng của những nhà máy lọc dầu trên biển Đen. Tiếp đó, họ xây dựng bến chuyển tiếp năng lượng ở Ku-lê-vi, gần cảng Po-ti; nâng cấp các cơ sở hạ tầng và nguồn vốn cho Socar, công ty dầu khí quốc gia của Adéc-bai-gian, hiện tại chỉ có công suất 10 nghìn thùng/ngày, nhưng sẽ nâng gấp đôi công suất trong vòng 2 năm tới. Từ tháng 2/2008, Gru-di-a lại xây dựng thêm một cảng chuyển tiếp nữa ở Batumi , nơi mà sau đó đã bị Nga ném bom.
Nhưng Gru-di-a không chỉ giới hạn phát triển tiềm năng của mình trong những bến cảng. Họ đang mơ bay cao hơn thế nữa với việc đưa ra một loạt các dự án xuyên quốc gia, mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nước Đông Âu khác đang phụ thuộc vào hệ thống dẫn dầu khí của Nga là Ba Lan và U-crai-na, những nước đã đồng ý để Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa trên lãnh thổ của mình. Chưa đầy một năm trước, vào ngày 10/10/2007, các tổng thống Gru-di-a, Ba Lan, U-crai-na, Lít-va và Adéc-bai-gian cũng đã ký tại Vilnius một hiệp định có ý nghĩa chiến lược trong việc nâng cấp dự án cũ về việc xây dựng hệ thống dẫn khí đốt nối giữa cảng Ô-đét-xa, thành phố Brody của U-crai-na và thành phố Plock trên đất Ba Lan, nơi đã có một đường ống nối đến cảng Dantzig. Tập đoàn Sarmatia (được thành lập bởi 5 quốc gia ấy) đã bắt đầu triển khai các kế hoạch nghiên cứu xây dựng hệ thống này. Tất cả dường như đã đơm hoa kết trái cho Gru-di-a, trong giấc mộng lớn gạt bỏ Nga khỏi bàn cờ năng lượng khu vực này. Theo các nhà phân tích, một khi các dự án trên thành hiện thực, lượng dầu khí nhập từ Nga của các nước châu Âu sẽ giảm từ 61% như hiện tại xuống còn 30%, nghĩa là sẽ bớt phụ thuộc hơn vào năng lượng, và sau đó, chính sách đối ngoại của Nga. Không đời nào Nga chịu để giấc mơ ấy thành hiện thực.

Thế rồi, cuộc xung đột Nga-Gru-di-a nổ ra. Giấc mơ của Gru-di-a tan vỡ. Các dự án bị đình lại. Rốt cục, Trung Á và Cáp-ca-dơ vẫn nằm trong tay Nga, với cuộc chơi lớn về năng lượng của họ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Diễn biến xung đột Nga - Gru-di-a

dh6.jpg


0 giờ 45 phút ngày 8/8 (giờ quốc tế), Gru-di-a tuyên bố đã bao vây T-khin-va-li và kiểm soát 2/3 lãnh thổ Nam Ô-xê-ti-a. Các đòn tiến công này đã gây nhiều thương vong cho dân thường Nam Ô-xê-ti-a và cả các binh sĩ của Nga làm nhiệm vụ gìn giữ hoà bình tại đây. Theo chính quyền Nam Ô-xê-ti-a, đã có hơn 1.600 thường dân thiệt mạng. Nhưng con số mà Gru-di-a đưa ra chỉ là 100.
Sáng 8/8, Thủ tướng Nga Putin, đang có mặt tại Bắc Kinh, Trung Quốc, tham dự lễ khai mạc Ô-lim-pic lần thứ 29, đã gọi cuộc cuộc tiến công quân sự của Gru-di-a là “hành động gây hấn” và tuyên bố Nga sẽ có hành động đáp trả.
5 giờ 30 phút, Tổng thống Medvedev đã triệu tập cuộc hợp khẩn cấp các quan chức chính phủ để bàn biện pháp giải quyết xung đột. Chỉ nửa giờ sau đó, các máy bay của Nga đã bắt đầu tiến hành không kích các căn cứ quân sự của Gru-di-a xung quanh Tờ-khi-va-li. Cùng ngày, các lực lượng mặt đất (khoảng 2 tiểu đoàn tăng cường) thuộc sư đoàn cơ giới số 19, tập đoàn quân số 58 của Nga cũng tiến về Nam Ô-xê-ti-a để hỗ trợ cho lực lượng gìn giữ hoà bình và “buộc Gru-di-a phải tuân thủ hoà bình”, như tuyên bố của Tổng thống Medvedev. Trong ngày 8/8, các máy bay Nga đã tiến công căn cứ quân sự Vaziani ở Gô-ri, sân bay quân sự Marneuli (nơi bố trí các máy bay Su-25 và L-39) và một đài ra đa của Gru-di-a.
dh11.jpg

Sân bay quân sự Marneuli

7 giờ 40, Tổng thống Sa-ca-svi-li tuyên bố động viên lực lượng dự bị để đối phó với cái mà ông ta gọi là “cuộc xâm lược quân sự qui mô lớn” của Nga. Cũng trong ngày 8/8, Gru-di-a đã quyết định rút 1.000 binh sĩ đang làm nhiệm vụ ở I-rắc về tham chiến tại Nam Ô-xê-ti-a. Đến cuối ngày 8/8, lực lượng Gru-di-a tuyên bố đã kiểm soát hầu hết các vị trí quan trọng của T-khin-va-li.
Theo các nguồn tin từ phía Nga, đêm 8/8 đã diễn ra các cuộc đọ súng ác liệt giữa lực lượng của Nga và Gru-di-a. Các máy bay Nga đã ném bom một sân bay ở gần Tbi-li-xi và căn cứ quân sự Xê-na-ki của Gru-di-a.
Khoảng 06 giờ sáng ngày 9/8, Nga tuyên bố các đơn vị thuộc tập đoàn quân số 58 đã đánh bật lực lượng Gru-di-a ra khỏi T-khin-va-li.
7 giờ 41 phút ngày 9/8, hãng thông tấn RIA Novosti của Nga đưa tin, các đơn vị của sư đoàn đổ bộ đường không số 76 thuộc lực lượng đổ bộ đường không Nga đã được điều đến T-khin-va-li. Sư đoàn đổ bộ đường không số 98 và Trung đoàn trinh sát 45 cũng được lệnh đến khu vực xung đột.
7 giờ 57 phút ngày 9/8, Nga tuyên bố các đơn vị của tập đoàn quân số 58 đã hoàn toàn làm chủ T-khin-va-li.
10 giờ 30 phút ngày 9/8, các đơn vị lính dù Nga đã đổ bộ xuống Nam Ô-xê-ti-a. Tổng thống Gru-di-a Saakashvili kêu gọi các bên ngừng bắn.
Chiến sự cũng đã diễn ra trên Biển Đen khi Hải quân Nga đánh chìm một trong 4 tàu chiến của Gru-di-a khi các tàu này tìm cách tiếp cận và tiến công tàu chiến Nga. Sau cuộc đụng độ, các tàu còn lại của Gru-di-a đã quay đầu rút lui.
10 giờ 41 phút ngày 9/8, lực lượng li khai tại Ap-kha-di-a, một nước cộng hoà tự trị khác thuộc Gru-di-a, đã tiến công vào khu vực phía Tây đèo Kô-đô-ri, phần lãnh thổ duy nhất còn chịu sự kiểm soát của Gru-di-a, mở ra mặt trận thứ 2 của cuộc xung đột.
11 giờ 25 phút ngày 9/8, Quốc hội Gru-di-a phê chuẩn sắc lệnh do Tổng thống Saakashvili đệ trình, ban bố "tình trạng chiến tranh" trên cả nước và áp dụng thiết quân luật trong vòng 15 ngày.
Trước đề nghị ngừng bắn của Gru-di-a và các nước phương Tây, Đại sứ Nga tại NATO tuyên bố Mat-xcơ-va chỉ có thể ngồi vào bàn đàm phán khi lực lượng quân sự Gru-di-a rút về các vị trí đóng quân trước khi xẩy ra xung đột.
Ngày 10/8, Gru-di-a lệnh cho quân đội ngừng bắn và rút khỏi Nam Ô-xê-ti-a. Tuy nhiên, các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn.
7 giờ 23 phút ngày 10/8, các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen (gồm tàu tên lửa Mat-xcơ-va, tàu khu trục Smet-li-vưi, 3 tàu đổ bộ và nhiều tàu tuẫn tiễu) được triển khai gần các cảng của Gru-di-a, Trong đó có cảng Po-ti.
Ngày 11/8, lính dù Nga triển khai ở Áp-kha-di-a đã tiến vào lãnh thổ Gru-di-a, phá hủy căn cứ quân sự tại thành phố Xê-na-ki, gần Ap-kha-di-a, và đánh lui đơn vị của Gru-di-a. Các đơn vị của Nga cũng đã kiểm soát một thành phố khác gần đó là Zu-di-di.
Ngày 12/8, quân Gru-di-a rút gần về thủ đô Tbi-li-xi do lo ngại rằng Nga lên kế hoạch tổng tiến công trên một khu vực rộng lớn.
Cùng ngày, Tổng thống Nga Medvedev tuyên bố ngừng chiến dịch tiến công Gru-di-a sau hơn 5 ngày giao tranh, bởi mục tiêu của Nga đã đạt được và "kẻ xâm lược đã bị trừng phạt đích đáng".
dh7.png


Nga chiếm cảng Poti thuộc Áp-kha-di-a
7 giờ 23 phút ngày 10/8, các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga (gồm tàu tên lửa Mat-xcơ-va, tàu khu trục Smet-li-vưi, 3 tàu đổ bộ và nhiều tàu tuẫn tiễu) được triển khai gần các cảng của Gru-di-a, trong đó có cảng Poti. Phó Đô đốc Hải quân Nga cho biết, các tàu chiến của Nga đã tới "vùng lãnh hải" thuộc Ap-kha-di-a, một trong hai nước cộng hòa tự xưng của Gru-di-a để "hỗ trợ hòa bình và ổn định" tại vùng lãnh thổ này. Trong số các tàu chiến của Nga tới Ap-kha-di-a có tuần dương hạm "Moskva" có trang bị tên lửa, thuộc biên chế của Hạm đội Biển Đen.
Ngày 12/8, quân Gru-di-a rút gần về thủ đô Tbi-li-xi do lo ngại rằng Nga lên kế hoạch tổng tiến công trên một khu vực rộng lớn.
Cùng ngày, Tổng thống Nga Met-vê-đép tuyên bố ngừng chiến dịch tiến công Gru-di-a sau hơn 5 ngày giao tranh, bởi mục tiêu của Nga đã đạt được và "kẻ xâm lược đã bị trừng phạt đích đáng".

dh9.jpg

Tàu tấn công nhanh của Gudia bị bắn cháy tại cảng Poti
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nga ném bom và chiếm đóng Go-ri

dh8.jpg


Go-ri là nơi Gru-di-a hội quân để hỗ trợ cho cuộc tấn công vào Nam Ô-xe-ti-a. Go-ri cách biên giới Nam Ô-xe-ti-a chừng 15km và là một mắt xích quan trọng dẫn tới thủ đô Tbi-li-xi của Gru-di-a. Đáp trả các cuộc tấn công của Tbi-li-xi, Mát-xcơ-va đã triển khai xe tăng và binh sĩ tới khu vực này và tiến hành hàng loạt vụ không kích vào các mục tiêu quân sự của Gru-di-a. Trong ngày 8/8/2008, các máy bay Nga đã tiến công căn cứ quân sự Vaziani ở Go-ri, sân bay quân sự Marneuli (nơi bố trí các máy bay Su-25 và L-39) và một đài ra đa của Gru-di-a. Một tướng Nga chỉ huy tại khu vực này cho biết, Quân đội Nga đã chiếm Go-ri sau khi đẩy quân Gru-di-a ra khỏi Nam Ô-xe-ti-a và lính Nga sẽ vẫn hiện diện ở các khu vực gần kề để thu dọn vũ khí, cũng như giúp phục hồi trật tự và luật pháp ở Go-ri.
Bộ Nội vụ Gru-di-a cho biết, các máy bay chiến đấu Nga đã oanh tạc vào một số căn cứ quân sự và một trạm radar ngay sau khi Ngoại trưởng Pháp tới Gru-di-a để thực hiện sứ mệnh hòa giải. Phía Gru-di-a nêu tên một số khu vực gần các thành phố và nơi đông dân, nói rằng chúng bị không quân Nga đánh bom. Nga đã bác bỏ tin nói rằng nước này đánh bom các thành phố của Gru-di-a. “Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm khi nói rằng Nga không đánh bom bất cứ một khu dân cư nào”, Tướng Anatoly Nogovitsyn, Phó Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Nga tuyên bố.
Chiến sự cũng đã diễn ra trên Biển Đen khi Hải quân Nga đánh chìm một trong 4 tàu chiến của Gru-di-a khi các tàu này tìm cách tiếp cận và tiến công tàu chiến Nga. Sau cuộc đụng độ, các tàu còn lại của Gru-di-a đã quay đầu rút lui.

Nga đưa hạm đội Biển Đen tới Gru-di-a
Trước tình hình chiến sự leo thang ác liệt giữa hai bên, hôm 10/8/2008 Nga đã quyết định đưa hạm đội Biển Đen tới sát bờ biển Gru-di-a.
Các tàu chiến được cử đến bao gồm 1 tàu từ căn cứ Sevastopol và 4 tàu tới từ Novorossiysk. Các căn cứ này đều thuộc hạm đội Biển Đen nổi tiếng của Nga.
Cũng trong ngày, theo lời Bộ trưởng Gru-di-a thì một tàu thương mại chở ngũ cốc của phía Gru-di-a trên đường đi đã bị một tàu chiến Nga chặn lại và buộc phải đổi hướng.
Trong lúc này, cứ 15 phút một lần, các máy bay tiêm kích của Nga lại tuần tra dọc biên giới và sẵn sàng tấn công các mục tiêu phía dưới.
Trước đó, xe tăng Nga tiến vào khu vực gây tranh cãi Nam Ô-xê-ti-a và máy bay chiến đấu của Nga ném bom một thành phố của Gru-di-a .
Với những sự việc như trên, theo lời nhận định của Thư ký uỷ ban an ninh Gru-di-a, ông Kakha Lomaia thì có vẻ như Nga đang muốn "thực hiện một cuộc chiến tổng lực, toàn diện đối với Gru-di-a.


Tổng thống Gru-di-a muốn ngừng bắn
dh10.jpg


"Tình hình thật tồi tệ và chúng tôi sẵn sàng ký thoả thuận ngừng bắn ngay lập tức để đối phương ngừng việc ném bom và bắn phá ồ ạt", Tổng thống Gru-di-a Mikheil Sa-ca-xvi-li phát biểu trong cuộc phỏng vấn do đài truyền hình Mỹ CNN thực hiện tối 10/8.
Cũng trong tối 10/8, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã tới khu vực nằm sát biên giới với Nam Ô-xê--ti-a. Phát biểu trước những người tị nạn tại Vladikavkaz - thủ phủ của vùng Bắc Ô-xê--ti-a thuộc Nga, nhà lãnh đạo này nói: "Từ góc độ pháp lý, hành động của Nga là chính đáng và hợp pháp. Hơn nữa, đó là việc làm cần thiết".
Tổng thống Mỹ Bush ra thông báo cho biết, "Mỹ kêu gọi chấm dứt bạo lực ngay lập tức. Chúng tôi kêu gọi Nga ngừng đánh bom, các bên hãy quay trở lại nguyên trạng".
Hiện, các nỗ lực hoà bình đã được cộng đồng quốc tế triển khai. Một phái đoàn châu Âu và Mỹ đang trên đường tới Gru-di-a khi mà cuộc xung đột giữa nước này và Nga về tỉnh ly khai Nam Ô-xê--ti-a đang trầm trọng.
Các phái viên hy vọng có thể dàn xếp một thoả thuận ngừng bắn sau 3 ngày giao tranh giữa hai phía khiến hàng trăm người chết hoặc bị thương, hàng nghìn người phải bỏ nhà cửa đi sơ tán.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến trường T-khin-va-li
dh2.png

dh3.jpg


0 giờ 53 phút ngày 8/8/2008 theo giờ địa phương, Gru-di-a đã sử dụng hoả lực pháo binh (bao gồm cả các loại pháo hạng nặng như pháo phản lực phóng loạt BM-21) và không quân đánh phá dữ dội thủ phủ Tơ-khi-va-li của Nam Ô-xê-ti-a. Vài giờ sau đó, lữ đoàn bộ binh số 4 của Gru-di-a đã vượt qua biên giới Nam Ô-xê-ti-a, tiến vào Tơ-khi-va-li.
0 giờ 45 phút ngày 8/8, Gru-di-a tuyên bố đã bao vây Tơ-khi-va-li và kiểm soát 2/3 lãnh thổ Nam Ô-xê-ti-a. Các đòn tiến công này đã gây nhiều thương vong cho dân thường Nam Ô-xê-ti-a và cả các binh sĩ của Nga làm nhiệm vụ gìn giữ hoà bình tại đây. Theo chính quyền Nam Ô-xê-ti-a, đã có hơn 1.600 thường dân thiệt mạng. Nhưng con số mà Gru-di-a đưa ra chỉ là 100.
Sáng 8/8, Thủ tướng Nga Putin, đang có mặt tại Bắc Kinh, Trung Quốc, tham dự lễ khai mạc Ô-lim-pic lần thứ 29, đã gọi cuộc tiến công quân sự của Gru-di-a là “hành động gây hấn” và tuyên bố Nga sẽ có hành động đáp trả.
5 giờ 30 phút ngày 8/8, Tổng thống Met-vê-đép đã triệu tập cuộc hợp khẩn cấp các quan chức chính phủ để bàn biện pháp giải quyết xung đột. Chỉ nửa giờ sau đó, các máy bay của Nga đã bắt đầu tiến hành không kích các căn cứ quân sự của Gru-di-a xung quanh Tơ-khi-va-li. Cùng ngày, các lực lượng mặt đất (khoảng 2 tiểu đoàn tăng cường) thuộc sư đoàn cơ giới số 19, tập đoàn quân số 58 của Nga cũng tiến về Nam Ô-xê-ti-a để hỗ trợ cho lực lượng gìn giữ hoà bình và “buộc Gru-di-a phải tuân thủ hoà bình”, như tuyên bố của Tổng thống Met-vê-đép.
7 giờ 41 phút, hãng thông tấn RIA Novosti của Nga đưa tin, các đơn vị của sư đoàn đổ bộ đường không số 76 thuộc lực lượng đổ bộ đường không Nga đã được điều đến Tơ-khi-va-li. Sư đoàn đổ bộ đường không số 98 và Trung đoàn trinh sát 45 cũng được lệnh đến khu vực xung đột.
7 giờ 57 phút, Nga tuyên bố các đơn vị của tập đoàn quân số 58 đã hoàn toàn làm chủ Tơ-khi-va-li.
10 giờ 30 phút, các đơn vị lính dù Nga đã đổ bộ xuống Nam Ô-xê-ti-a. Tổng thống Gru-di-a Sa-ca-xvi-li kêu gọi các bên ngừng bắn.
7 giờ 40 ngày 8/8 Tổng thống Sa-ca-xvi-li tuyên bố động viên lực lượng dự bị để đối phó với cái mà ông ta gọi là “cuộc xâm lược quân sự qui mô lớn” của Nga. Cũng trong ngày 8/8, Gru-di-a đã quyết định rút 1.000 binh sĩ đang làm nhiệm vụ ở I-rắc về tham chiến tại Nam Ô-xê-ti-a. Đến cuối ngày 8/8, lực lượng Gru-di-a tuyên bố đã kiểm soát hầu hết các vị trí quan trọng của Tơ-khi-va-li.
Khoảng 06 giờ sáng ngày 9/8, Nga tuyên bố các đơn vị thuộc tập đoàn quân số 58 đã đánh bật lực lượng Gru-di-a ra khỏi Tơ-khi-va-li
Theo hãng tin RIA Novosti, ngày 9/8, đại diện của Ban Chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Nam Ô-xê-ti-a thông báo, Quân đội Nga đã hoàn toàn giải phóng thủ phủ Tơ-khi-va-li khỏi các lực lượng vũ trang Gru-di-a. Tướng Vladimir Boldyrev, Tư lệnh bộ binh Nga, cho biết: “tình hình ở khu vực xung đột Gru-di-a – Nam Ô-xê--ti-a cực kỳ phức tạp. Quân Nga đã hoàn toàn giải phóng thành phố Tskhinvali và đã ép các đơn vị quân đội Gru-di-a vào khu vực thuộc quyền kiểm soát của các lực lượng gìn giữ hòa bình”. Đồng thời, ông cho biết các binh lính gìn giữ hòa bình và thường dân được sơ tán đến các bệnh viện nằm trên lãnh thổ Nga.
Một diễn biến khác: Bộ Ngoại giao Nga đưa ra lời bình luận: “Thời gian gần đây, nhà nước U-crai-na đã táo bạo trang bị tận răng cho quân đội Gru-di-a, đồng thời khích lệ lãnh đạo Gru-di-a can thiệp vào các cuộc thanh lọc sắc tộc ở Nam Ô-xê-ti-a. Ở Nga, mọi người cực kỳ kinh ngạc trước tuyên bố của Bộ Ngoại giao U-crai-na ngày 8/8 đối với thảm kịch ở Nam Ô-xê-ti-a. Không bày tỏ một lời nào liên quan đến sự thương vong của nhiều thường dân và binh lính gìn giữ hòa bình Nga, những người đang thực hiện nhiệm vụ giải quyết xung đột theo sự ủy nhiệm của các nước SNG, phía U-crai-na lại có những đòi hỏi không có cơ sở đối với Liên bang Nga”.

dh1.jpg


dh3.jpg


dh4.jpg



dh5.jpg
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mặt trận Áp-kha-di-a
1622285861654.png

Lính Grudia tại Sukhumi, thủ phủ Abkhazia

10 giờ 41 phút ngày 9/8, lực lượng li khai tại Áp-kha-di-a, nước Cộng hoà tự trị thuộc Gu-di-a trên bờ biển Đen, đã tiến công vào khu vực phía Tây đèo Kô-đô-ri, phần lãnh thổ duy nhất còn chịu sự kiểm soát của Gru-di-a, mở ra mặt trận thứ 2 của cuộc xung đột. Ngày 11/8, lính dù Nga triển khai ở Áp-kha-di-a đã tiến vào lãnh thổ Gru-di-a, phá hủy căn cứ quân sự tại thành phố Senaki, gần Áp-kha-di-a và đánh lui đơn vị của Gru-di-a. Các đơn vị của Nga cũng đã kiểm soát một thành phố khác gần đó là Zugdidi. Để ngăn chặn các binh lính Gru-di-a tái hợp lại và gây ra các cuộc tấn công vào tỉnh ly khai Nam Ô-xe-ti-a. Trong khi đó, chính phủ ly khai Nam Ô-xe-ti-a cũng cho biết, các lực lượng Gru-di-a trong ngày 11/8 vẫn bắn phá dữ dội các khu vực dân cư ở Nam Ô-xe-ti-a và thủ phủ Tskhinvali với đủ loại vũ khí, kể cả vũ khí hạng nặng. Nhiều dân thường đã chết trong những cuộc tấn công này.
11 giờ 25 phút ngày 9/8, Quốc hội Gru-di-a phê chuẩn sắc lệnh do Tổng thống Sa-ca-xvi-li đệ trình, ban bố "tình trạng chiến tranh" trên cả nước và áp dụng thiết quân luật trong vòng 15 ngày.
Trước đề nghị ngừng bắn của Gru-di-a và các nước phương Tây, Đại sứ Nga tại NATO tuyên bố Mat-xcơ-va chỉ có thể ngồi vào bàn đàm phán khi lực lượng quân sự Gru-di-a rút về các vị trí đóng quân trước khi xẩy ra xung đột.
Ngày 10/8, Gru-di-a lệnh cho quân đội ngừng bắn và rút khỏi Nam Ô-xê-ti-a. Tuy nhiên, các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn.

1622285976186.png

Lính Grudia thiệt mạng trong xung đột

1622286088022.png

Dân quân Abkhazia
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nguyên nhân cuộc xung đột ở Nam Ô-xê-ti-a

georgia1.jpg

Quân Nga tiến vào Nam Ô-xê-ti-a

Nguyên nhân cuộc chiến ở Nam Ô-xê-ti-a bắt nguồn từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước khi Liên Xô tan rã. Vào thời điểm đó, Gru-di-a là một trong số 15 nước cộng hoà Xô-viết trước đây, tuyên bố độc lập và gia nhập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Xét về mặt lịch sử, lãnh thổ Nam Ô-xê-ti-a thuộc về Đế chế Nga trước khi có Liên Xô. Khi Liên bang Xô-viết ra đời và Gru-di-a gia nhập Liên bang này, chính quyền Xô-viết tiến hành phân chia các lãnh thổ trực thuộc để quản lý, theo đó, tách phần Nam Ô-xê-ti-a ra khỏi phần Bắc và giao quyền quản lý hành chính cho Gru-di-a. Nếu trước đây, việc phân chia đó đối với Liên Xô chỉ là thủ tục hành chính, thì về sau lại trở thành nguồn gốc phát sinh một cuộc xung đột kéo dài gần hai thập niên vừa qua tại Bắc Cáp-ca sau khi Liên Xô sụp đổ.
Ngay khi Gru-di-a tách khỏi Liên Xô, cư dân tại Nam Ô-xê-ti-a tự tuyên bố độc lập đối với Gru-di-a và muốn sáp nhập với Bắc Ô-xê-ti-a thuộc lãnh thổ Nga, thành một quốc gia (năm 1992). Từ thời điểm này, xung đột giữa Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a bùng phát và lan rộng trong suốt những năm 90 thế kỷ XX, thậm chí đã có lúc “mon men” đến tận ngoại ô thủ đô Tbi-li-xi của Gru-di-a. Chỉ đến khi nước Nga đứng ra can thiệp làm trung gian hoà giải và chấm dứt xung đột, thoả thuận ngừng bắn được các bên ký kết và chiến sự mới tạm ngừng. Từ đó, Nam Ô-xê-ti-a vẫn tồn tại độc lập với chính quyền ở Tbi-li-xi.
Tuy nhiên, nhiều việc đã thay đổi sau hai nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống V.Pu-tin. Ông đã khôi phục sức mạnh mọi mặt của nước Nga. Trong nhiều vấn đề chính trị quốc tế gây tranh luận, Mát-xcơ-va đã "nói không" với Mỹ và các nước Phương Tây. Mỹ và đồng minh nhận thấy rằng, nước Nga không đi theo quỹ đạo của họ, nên tìm cách kiềm chế, trước hết dựa vào các "tiền đồn" sát nách Nga trong không gian hậu Xô-viết, trong đó có U-crai-na, Gru-di-a và một số quốc gia khác trong SNG.
Cuộc "cách mạng nhung" năm 2004 đã đưa ông Sa-ka-xvi-li, một sinh viên từng du học tại Mỹ, vào vị trí Tổng thống Gru-di-a. Tổng thống Sa-ka-x-vi-li hướng về phương Tây và tìm mọi cách cách gia nhập NATO. Dư luận ở Mỹ đã tán dương Tổng thống Sa-ca-xvi-li và gọi ông là "Oa-sinh-tơn của Gru-di-a", một "chiến sỹ bảo vệ dân chủ" và "các giá trị của Mỹ" ở Cáp-ca. Tuy nhiên, có một điều cần nói là, nguồn sống chủ yếu của người Gru-di-a không đến từ đâu khác xa xôi mà lại chính từ nước Nga. Hơn một triệu người Gru-di-a đang sinh sống tại Nga hằng năm gửi về cho thân nhân một lượng kiều hối quan trọng để nuôi sống gia đình ở quê nhà. Gru-di-a có số dân chỉ khoảng 4,5 triệu người, với GPD bình quân đầu người năm 2006 chỉ đạt 200 USD, cơ bản là một nước nông nghiệp, không có nguồn tài nguyên đáng kể, các ngành kinh tế, công nghiệp hầu như không phát triển. Sản phẩm xuất khẩu chính của Gru-di-a là rượu vang nổi tiếng thế giới, và thị trường lớn nhất, trực tiếp nhất, quan trọng nhất của mặt hàng này là Nga.
Trước năm 2006, Nga có chính sách khá ưu ái dành cho Gru-di-a: được mua khí đốt và năng lượng từ Nga với mức giá "hữu nghị" từ thời Liên Xô cũ, thấp hơn 12 lần so với mức Nga xuất sang các nước phương Tây. Trong nhiều năm, Ap-kha-di-a và Nam Ô-xê-ti-a nhiều lần đề nghị Nga công nhận độc lập, nhưng Mat-cơ-va vẫn từ chối. Có một điều là, Sa-ca-xvi-li không hiểu được một triết lý cơ bản của người phương Đông là "nước xa không cứu được lửa gần". Nhưng rồi thái độ bài Nga và thân phương Tây của Tổng thống Sa-ka-xvi-li, thậm chí muốn nhanh chóng gia nhập NATO, đã làm thay đổi tình hình. Đối với Mát-xcơ-va, việc Gru-di-a, một quốc gia nằm sát Nga gia nhập NATO, là mối đe dọa đối với an ninh của họ. Cựu Tổng thống Nga V.Pu-tin đã từng nhiều lần cảnh báo trừng phạt Gru-di-a bằng sắc lệnh cấm nhập rượu vang từ Gru-di-a và nâng giá khí đốt bán cho nước này bằng mức giá xuất sang phương Tây. Ông V.Pu-tin tuyên bố rõ ràng: "không thể chấp nhận những kẻ sống nhờ trên lưng chúng ta nhưng lại chơi xấu chúng ta".
Tuy nhiên, không vì thế mà Tổng thống Sa-ca-xvi-li tìm cách cải thiện quan hệ với Nga, ngược lại, ông đã đi một “nước cờ” rất mạo hiểm: cho phép Mỹ xây dựng hệ thống dẫn dầu từ Trung Á chạy qua lãnh thổ Gru-di-a nhằm làm giảm vị thế của Nga đối với thị trường dầu khí phương Tây. Để đối phó với chủ trương bài Nga này, Mat-xcơ-va quyết định cấp quốc tịch cho phần lớn cư dân tại Nam Ô-xê-ti-a và Áp-kha-di-a, các vùng đất ly khai thuộc Gru-di-a trong khi vẫn chưa công nhận quyền độc lập cho các vùng lãnh thổ này.
Phía bên kia, Mỹ hậu thuẫn cho chính phủ của ông Sa-ca-xvi-li bằng lời hứa sẽ kết nạp Gru-di-a vào NATO, đồng thời viện trợ quân sự không hoàn lại trị giá hàng trăm triệu đô la và cử cố vấn huấn luyện giúp Gru-di-a.
Tin tưởng vào cam kết của Mỹ, Gru-di-a đã nhiều lần có những hành động khiêu khích vũ trang chống lại lực lượng gìn giữa hoà bình của Nga ở Nam Ô-xê-ti-a, và cuối cùng, đã là hành động bị coi là "vác đá vá trời" vào ngày 8/8/2008 vừa qua, hy vọng đặt nước Nga vào "thế đã rồi". Tổng thống Sa-ca-xvi-li hy vọng, Mỹ và các nước phương Tây sẽ đứng về phía ông. Trong tuyên bố ngày 8/8/2008, hướng tới dư luận Mỹ qua hãng thông tấn CNN, Tổng thống Sa-ca-xvi-li nói bằng tiếng Anh để thông báo về “cuộc xâm lược của Nga”. Ông nói: “Tôi đã từng học tập ở Mỹ và người Mỹ bao giờ cũng nói với tôi rằng, họ sẽ bảo vệ lợi ích của Gru-di-a. Lúc này đây chúng ta không chỉ bàn đến chuyện của Gru-di-a, mà còn là chuyện về những giá trị cơ bản của phương Tây, về những giá trị mà nước Mỹ đã từng dạy cho chúng tôi. Chúng tôi đang bị "xâm lược" bởi vì chúng tôi muốn xây dựng một nền dân chủ thực sự. Nếu Mỹ và châu Âu không đứng ra bảo vệ "các giá trị" của mình thì "các giá trị" đó sẽ bị đe doạ. Hôm nay là ở Gru-di-a, còn ngày mai thì có thể còn ở đâu đó nữa”.

georgia2.jpg

Một người lính Grudia bị bắt

georgia5.jpg

Xe tăng Nga tại làng Dzhaba, Nam Oxetia

georgia6.jpg

Đoàn xe quân sự Nga gần làng Dzhaba, Nam Oxetia


georgia8.jpg

Lính Grudia tại Gori tháng 8-2008

georgia14.jpg

Những người lính Grudia tại Gori 8-2008

georgia20.jpg

Tổng thống tự phong Nam Oxetia - Eduard Kokoity

georgia32.jpg

Vệ sỹ che chắn cho tổng thống Grudia Mikhail Saakashvili khi bị Nga pháo kích tại Gori, Georgia, 11-8-2008.

georgia30.jpg

Cảnh sát Grudia dìu người lính Grudia bị thương tại Gori, tháng 8-2008
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nguyên nhân cuộc xung đột ở Nam Ôxêtia

Theo nhận định của ông Julien Zarifian, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu địa-chính trị của Pháp, đăng trên tờ Le Figaro ngày 29/8, Nguyên nhân cuộc xung đột (khủng hoảng đang diễn ra) giữa Nga và Grudia có liên quan đến chiến lược của Mỹ tại khu vực Nam Cápcadơ. Chiến lược này tập trung vào 3 nước cộng hòa nhỏ bé bao gồm Ácmênia, Adécbaigian và Grudia, những quốc gia đã tách ra từ Liên bang Xô viết cuối năm 1991, đồng thời có liên quan đến vấn đề cạnh tranh ảnh hưởng tại lục địa Á-Âu, một khu vực rộng lớn trên thế giới có vị trí chiến lược và địa-chính trị đặc biệt quan trọng. Đối với các nhà hoạch định chiến lược Mỹ theo các xu hướng khác nhau, an ninh của thế giới phụ thuộc nhiều vào sự ổn định và vấn đề kiểm soát lục địa Á-Âu hiện đang chiếm tới 75% trữ lượng năng lượng toàn cầu. Trên thực tế, Cápcadơ là khu vực nằm trong phạm vi tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc. Ngoài việc từ lâu được xem là sân sau của Nga, khu vực này còn là nơi tranh giành ảnh hưởng của các quốc gia khác như Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước từng đóng vai trò lịch sử tại khu vực này. Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, hai nhân tố mới được bổ sung vào danh sách này gồm Liên minh châu Âu (EU) và đặc biệt là Mỹ. Chính sách của Mỹ tại khu vực được hình thành vào nửa cuối những năm 1990. Thực tế, chính những nguồn năng lượng trên biển Caxpi đã thu hút sự chú ý của giới lãnh đạo nước Mỹ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc Mỹ xích lại gần Adécbaigian, quốc gia đang kiểm soát một phần hoạt động sản xuất năng lượng đồng thời là con đường vận chuyển các nguồn tài nguyên này. Dự án xây dựng hệ thống đường ống dẫn dầu BTC (Bakou-Tbilissi-Ceyhan) và sau đó là BTE (Bakou-Tbilissi-Erzurum) được xem là biểu tượng của sự xích lại gần nhau giữa Mỹ và Adécbaigian. Dự án quy mô lớn này đã giúp củng cố một trục hợp tác Tây-Đông (đặc biệt gồm Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Grudia và Adécbaigian) trong khi Nga, nước cho đến thời điểm đó vẫn đang kiểm soát việc cung cấp năng lượng từ biển Caxpi và khu vực Trung Á sang phía Tây, cùng Iran và cả Ácmênia bị gạt ra ngoài lề. Bên cạnh đó, Mỹ cũng không gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia vào việc giải quyết cuộc xung đột Thượng Karabakh giữa Adécbaigian và Ácmênia, cùng với Nga và Pháp thông qua nhóm Minsk trong khuôn khổ Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE). Vào thời điểm chính quyền Mỹ bày tỏ mong muốn duy trì quan hệ đối tác với Ácmênia, thì Quốc hội nước này, dưới sức ép của cộng đồng người Mỹ gốc Ácmênia, đã bỏ phiếu ủng hộ việc cung cấp một khoản tiền viện trợ tài chính đáng kể hàng năm cho Ácmênia, đồng thời ngừng cung cấp khoản viện trợ tương tự cho Adécbaigian từ đó cho tới năm 2002. Kể từ năm 1992, số tiền viện trợ tài chính trực tiếp của Mỹ cho Ácmênia lên tới hơn 1 tỷ đôla và là một trong những khoản viện trợ lớn nhất thế giới cho một quốc gia tính theo bình quân đầu người. Gần đây, Ácmênia và Grudia đã tham gia chương trình Millennium của Mỹ, với mục đích là trợ giúp một số ít quốc gia có thu nhập thấp theo các tiêu chuẩn của chính phủ Mỹ, để thực hiện các chính sách phát triển, đầu tư cho người dân và khuyến khích tự do hóa kinh tế. Một công cụ khác đáng chú ý trong chính sách đối ngoại của Mỹ là hợp tác quân sự giữa Oasinhtơn với 3 nước trong khu vực này dưới hình thức song phương hoặc trong khuôn khổ NATO. Ba nước Ácmênia, Adécbaigian và Grudia đã trở thành thành viên chương trình "Đối tác vì hòa bình" của NATO (PpP) và vào năm 2005 đã ký với tổ chức này "Kế hoạch hành động cá nhân vì quan hệ đối tác" (Ipap). Trên thực tế, Ipap thường được xem như một cấp độ thúc đẩy hợp tác trước khi gia nhập NATO. Trong số 3 nước cộng hòa thuộc Liên Xô nói trên, chỉ có Ácmênia, là đồng minh của Nga trong lĩnh vực quân sự, cho biết không muốn gia nhập NATO với tư cách đầy đủ. Trong khi đó, hai nước kia là Grudia và ở mức độ kín đáo hơn là Adécbaigian bày tỏ mong muốn gia nhập NATO.
Những động thái xích lại gần nhau giữa Mỹ và các nước cộng hòa nằm ở khu vực Nam Cápcadơ được nước Nga nhìn nhận như một sự thụt lùi về ảnh hưởng của mình trong khu vực này. Bên cạnh đó, sự ủng hộ cho dù mang tính gián tiếp của Oasinhtơn dành cho "các cuộc cách mạng nhung", góp phần đưa các nhân vật thân phương Tây lên nắm quyền ở Ucraina và Grudia, hay việc Mỹ có kế hoạch thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa ở Ba Lan và Cộng hòa Séc đều bị Mátxcơva xem là những dấu hiệu của hành động thù địch đối với nước Nga. Khu vực Nam Cápcadơ hiện được xem là một trong những cuộc chơi lớn giữa Mỹ và Nga. Những căng thẳng về ngoại giao hiện nay giữa Mátxcơva và Oasinhtơn liên quan đến cuộc xung đột giữa Grudia với hai khu vực li khai Ápkhadia và Nam Ôxêtia cũng được nhìn nhận dưới lăng kính này. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến tình hình hiện nay xuất phát từ việc nước Nga muốn tiếp tục kiểm soát khu vực được xem là "nước ngoài gần" của mình cũng như những tham vọng của Mỹ đối với khu vực này.

dh21.jpg

Quân nhân Grudia tại Gori tháng 8-2008

dh22.jpg

Người dân thành phố Gori bên xác người thân


dh23.jpg

Quân nhân Grudia gần Tskivali
 

bridge

Xe container
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
5,155
Động cơ
304,585 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thời chiến tranh Nam Ôxêtia, Gruzia thì em ấn tượng mãi với quân trang, quân phục của quân đội Gruzia mà bị nhà Gấu (với quân phục từ thời LX) lùa cho chạy re kèn :P
Sau này đến đợt người xanh ở Crime thì quân trang phục của nhà Gấu ổn, trông pro hơn rất nhiều %%-
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
3,123
Động cơ
437,294 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Ôi trùng hợp quá, em vừa xem 2 film của cả Nga và Mỹ về cuộc chiến 5 ngày này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Thời chiến tranh Nam Ôxêtia, Gruzia thì em ấn tượng mãi với quân trang, quân phục của quân đội Gruzia mà bị nhà Gấu (với quân phục từ thời LX) lùa cho chạy re kèn :P
Sau này đến đợt người xanh ở Crime thì quân trang phục của nhà Gấu ổn, trông pro hơn rất nhiều %%-
Thời điểm ấy, Grudia bắt đầu nhận được hỗ trợ của phương tây rồi, nên quân phục và vũ khí đã có một số theo chuẩn NATO, phần vũ khí, trang bi tham chiến của các bên em sẽ nêu chi tiết ạ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Dưới đầu đề "Mátxcơva cần gì ở Nam Ôxêtia và Ápkhadia?", nhà bình luận Maresa Mura phân tích trên nhật báo cánh tả L'Unita của Italia rằng, Nga công nhận độc lập của 2 tỉnh li khai này không chỉ muốn có một đòn trả đũa đích đáng đối với phương Tây trong nhiều vấn đề, mà còn vì vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên của các vùng này. Bài báo viết: Điều gì đã thúc đẩy Mátxcơva vươn cánh tay của mình đến tận những vùng đất nằm sâu trong lãnh thổ Grudia? Những lời kêu gọi giúp đỡ từ những người anh em Ôxêtia và Ápkhadia ư? Hay là những tham vọng đế quốc đã trỗi dậy thôi thúc họ? Hoàn cảnh chính trị đã cung cấp cho họ một cơ hội ngàn vàng, với cuộc tấn công phiêu lưu của tổng thống Grudia Saakashvili cũng như thái độ thù địch của NATO khi tiến hành cuộc Đông tiến? Tất cả chúng ta có thể khẳng định về những điều đó, coi đấy là những bằng chứng cho một vụ xâm lấn của Mátxcơva, nhưng những phân tích về địa lí-chính trị-kinh tế-xã hội của khu vực này sẽ cho ta một cái nhìn thấu đáo hơn về sự kiện này, để kết luận rằng, Cremli hoàn toàn có lí khi thực hiện việc tuyên bố độc lập cho Nam Ôxêtia và Ápkhadia. Hành động ấy không chỉ mở cho Nga những con đường giao thông mới mà họ chưa có ở vùng Cápcadơ, mà còn cho phép Nga củng cố hơn nữa địa vị là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất cho châu Âu, qua đó tác động lên các chính sách của họ một cách trực tiếp và gián tiếp.
Với Nam Ôxêtia, vùng đất có diện tích 3.900 km2, bằng một nửa Ápkhadia, và 70 nghìn dân, Mátxcơva từ lâu đã ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của họ, đã đứng sau những cuộc xung đột giữa vùng này và Grudia trong nhiều năm qua. Mátxcơva muốn đưa Nam Ôxêtia vào quỹ đạo của mình, như cách họ đã làm với vùng Bắc Ôxêtia nay đã được Nga công nhận độc lập và là một phần của Liên bang Nga. Từ nhiều năm nay, Nga đã công khai thể hiện sự "chăm sóc" đối với 2 tỉnh này, khi nguồn ngân sách rót từ Mátxcơva đến đây đã làm tăng gấp 3 thu nhập cá nhân hàng tháng lên 1.000 đến 1.200 rúp (30 đến 35 euro), đồng thời nâng gấp 4 lần mức lương hưu (từ 250 lên 900 rúp), chưa kể "viện trợ nhân đạo" về lương thực, thuốc men, hỗ trợ xây dựng trường học và nâng cấp hệ thống giao thông. Nhưng Mátxcơva đặc biệt đầu tư mạnh vào khu vực xương sống của công nghiệp Ôxêtia: nơi đây có những mỏ thiếc, chì, kẽm, sắt và một tiềm năng lớn về thủy điện. Phát triển khu vực Ôxêtia sẽ đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển chung của một dải đất miền nam nước Nga, giáp với khu vực Cápcadơ.
Tuy nhiên, trong 2 năm qua, việc Grudia phong tỏa các đầu mối giao thông Cápcadơ dẫn đến Nam Ôxêtia đã khiến tỉnh này bị rơi vào thế cô lập, khiến nền công nghiệp nơi đây đình đốn, làm cho nhiều nhà đầu tư Nga bỏ đi sau khi làm ăn thua lỗ (hiện chỉ còn lại một nửa trong số 1.050 doanh nghiệp Nga hoạt động tại đây). Nhờ việc công nhận nền độc lập Nam Ôxêtia và bảo hộ cho nước cộng hòa này về mặt quân sự và chính sách đối ngoại, nền kinh tế Nam Ôxêtia sẽ có điều kiện khởi sắc, một khi sự phụ thuộc vào chính sách đối ngoại của Grudia không còn nữa. Những nguồn tin mới tiết lộ cho thấy, Nga đã chuẩn bị kế hoạch thâu tóm Nam Ôxêtia từ lâu và nay nếu Nam Ôxêtia được độc lập và trở nên ổn định thực sự, một loạt các tập đoàn Nga sẽ trở lại vùng này, trong thời điểm mà người dân và chính phủ Nam Ôxêtia không hề phản đối chính sách của Nga. Đối với Ápkhadia, mối quan tâm của Nga không lớn bằng sự chú ý dành riêng cho Nam Ôxêtia, nhưng về mặt địa lí, Nga nhận thấy một cách rõ ràng, rằng tỉnh này đứng ở vị trí cửa ngõ ra biển Đen của khu vực Cápcadơ có vai trò then chốt đối với các đường ống dẫn dầu cho châu Âu, có thể cho phép Mátxcơva gây ra tình trạng bất ổn đối với Tbilixi trong việc Grudia muốn trở thành đầu mối trung chuyển dầu cho châu Âu, qua đó gạt bỏ vai trò số 1 của Nga. Cách đây chưa lâu, Putin đã nói, "Từ Xôchi trên biển Đen, có thể đi bộ đến Ápkhadia". Nay, quá trình "đi bộ" ấy đã bắt đầu sau khi lực lượng quân đội li khai, do Nga hỗ trợ, đã gạt bỏ được những trở ngại lớn trên đường đi. Trở ngại lớn nhất là hành lang Kodori, nằm ở miền trung Ápkhadia, đã do Nga kiểm soát. Hành lang ấy là nơi Nga từng đặt các trạm kiểm soát để ngăn chặn phiến quân Chesnia xâm nhập lãnh thổ Nga và sau đó đã được quân đội Grudia chiếm giữ để chia Ápkhadia ra làm đôi. Đối với Mátxcơva, chiếm giữ được hành lang ấy là cách chấm dứt sự hiện diện về quân sự của Grudia ở Ápkhadia, đồng thời cho phép Nga mở lại căn cứ quân sự Gudata ở gần đó. Gudata từng là một trong 4 căn cứ quân sự của Liên Xô cũ trên lãnh thổ Grudia, nhưng đã chỉ còn hoạt động nhỏ giọt từ năm 2001, khi một lực lượng nhỏ gìn giữ hòa bình Nga có mặt tại đây. Việc mở lại căn cứ Gudata nằm trong chiến dịch quân sự hóa dải đất Ápkhadia, với việc nâng cao sự có mặt quân sự của Nga tại đây, trong đó có kế hoạch mở rộng căn cứ hải quân Ochamchire, vốn đã là một cái gai trong mắt người Mỹ trên biển Đen. Một trong những ý đồ lớn của Grudia, là hạn chế tối đa sự phụ thuộc của châu Âu vào dầu khí của Nga, với các hệ thống đường ống chạy qua biển Đen. Grudia muốn thiết lập một hệ thống đường ống dẫn khí đốt chạy qua lãnh thổ nước mình để từ đó dẫn khí sang Ucraina và Ba Lan, những nước bị Nga đe doạ về năng lượng. Với tay đến Ápkhadia là cách tốt nhất để Nga làm cho kế hoạch ấy tan vỡ. Chưa hết, việc Nga công nhận Ápkhadia cũng đồng nghĩa với việc dòng đầu tư mạnh mẽ của Nga sẽ đổ tới đây. Ápkhadia sẽ cung cấp cho Nga chè, ôliu và quýt, những đặc sản của họ, đồng thời sẽ đóng vai trò quan trọng trong các kế hoạch phát triển biển Đen của Nga. Ápkhadia sẽ cung cấp nhân lực và vật lực cho Xôchi gần đó, khi Nga đăng cai Thế hội mùa đông 2014.
Những kế hoạch và tham vọng của Nga không thiếu, tất cả đã được vạch ra từ trước. Nhưng giờ đây, hành động của Nga đang bị Mỹ và NATO chỉ trích nặng nề. Cả khu vực Cápcadơ đang ngày càng trở nên căng thẳng và bất ổn hơn, đe doạ nghiêm trọng đến 2 hệ thống dẫn dầu khí chạy từ biển Caxpi đến Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp năng lượng cho châu Âu, mà những hệ thống do phương Tây kiểm soát ấy lại làm giảm ảnh hưởng về năng lượng của Nga tại châu Âu, điều làm họ hết sức khó chịu. Nhưng gây căng thẳng và đe doạ đến những hệ thống ấy, cũng là điều mà Mátxcơva hết sức mong muốn?
* Grudia muốn có một đường ống dẫn dầu nối biển Caxpi, qua Grudia để đến Ba Lan, thay vì đường ống Caxpi-Thổ Nhĩ Kỳ (hệ thống Bacu-Tbilixi-Xây Khan) hay Caxpi-Nga. Đó là cuộc chơi của Saakashvili để biến Grudia thành trung tâm trung chuyển năng lượng lớn nhất châu Âu. Một trong những con bài chiến lược của kế hoạch này là chiếm lấy Nam Ôxêtia và đánh bật ảnh hưởng của Nga khỏi khu vực này. Nhưng Mátxcơva đã nói "không". Bài phân tích của nhà bình luận chính trị Margherita Paolini trên nhật báo cánh tả “Il Manifesto”: Trong nhiều năm qua, Cápcadơ đã trở thành sân khấu lớn trong một cuộc chơi căng thẳng và đầy kịch tính của Oasinhtơn chống lại Mátxcơva nhằm làm giảm sự phụ thuộc về năng lượng của châu Âu vào nước Nga. Mỹ đã lên kế hoạch xây dựng một tuyến đường ống dẫn dầu và khí đốt thiên nhiên khác chạy từ Adécbaigian, Tuốcmênixtan và Cadắctan, qua Thổ Nhĩ Kỳ, để rồi từ đó chạy sang châu Âu. Không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây ở vùng Bantích và đặc biệt là Ba Lan, vừa thóat ra khỏi vòng cương tỏa của Mátxcơva nhưng không muốn chết đói và chết rét vì thiếu nhiên liệu, là những nước ủng hộ chính quyền Bush nhiệt thành nhất, và sẵn sàng làm những gì Oasinhtơn yêu cầu.
Trong bối cảnh ấy, việc Ucraina háo hức muốn gia nhập câu lạc bộ NATO sau khi chứng kiến các quốc gia Đông Âu thuộc Liên Xô trước đây thành công trong cuộc chơi Đông tiến ấy được hiểu là một phần là do muốn thóat khỏi ảnh hưởng của Mátxcơva, phần khác nằm trong một liên minh chặt chẽ về an ninh và năng lượng với Ba Lan. Mục tiêu lớn của Kiép là muốn họ trở thành một điểm trong hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt từ Biển Đen chạy qua lãnh thổ của họ để đến Ba Lan và các quốc gia Bantích thuộc Liên Xô trước đây. Quan điểm của Ucraina về vấn đề này hết sức rõ ràng. Không phải mua năng lượng từ Nga nữa, do đó không chịu những áp lực nặng nề về mặt chính trị và quân sự của "siêu cường Putin", họ muốn những đường ống khí đốt ấy chạy từ Grudia đến Odessa, để rồi từ đó chạy sang đất nước Ba Lan "anh em", thay vì tiếp tục sử dụng tuyến đường ống chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ. Dự án ấy đã chọc giận Mátxcơva và Nga đã thực hiện cái gọi là "cuộc chiến tranh đường ống", gây ra một sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga và Ucraina. Ucraina và Ba Lan, hai đối tác quan trọng của Grudia, đã chìm trong một cuộc khủng hoảng năng lượng với Nga vào năm ngoái, nay tiếp tục hoảng hốt khi Nga đòi tăng giá dầu và Tuốcmênixtan tăng giá khí đốt. Nỗi lo sợ ấy còn tăng lên mạnh mẽ hơn nữa sau khi Nga, luôn hành động một cách trịch thượng trong "thương mại năng lượng" bởi vì họ là người có quyền quyết định trong việc đó, tìm cách nâng cao vai trò là nhân vật chính trong cuộc chơi giá cả năng lượng thế giới khi không ngừng đe dọa tăng giá năng lượng và cả phí vận chuyển qua đường ống của họ, điều khiến Trung Quốc cũng phải lo ngại. Những người lãnh đạo ở điện Cremli không quá ngu ngốc để không hiểu được ý đồ của Tbilixi biến mình thành trung tâm của hệ thống năng lượng châu Âu. Nếu Grudia làm được điều ấy, vai trò điều phối năng lượng và ảnh hưởng của Mátxcơva đối với châu Âu sẽ bị thu hẹp lại. Đó là lý do tại sao Nga đối xử hết sức mạnh tay với Grudia.
Vai trò của Grudia trong "cuộc chiến đường ống", chính sách thân Mỹ và chống Nga. Trong thời gian qua, chính phủ của Saakashvili đã không hề giấu giếm ý đồ đã nêu ở trên và một bước quan trọng trong việc trở thành trung tâm trung chuyển năng lượng của châu Âu là việc gia nhập NATO, biến khối quân sự lớn nhất thế giới này thành cái ô bảo vệ cho họ trước sự đe dọa của Nga. Trong 4 năm dưới sự lãnh đạo của Saakashvili, thành quả của cuộc "cách mạng màu hồng" do Mỹ đạo diễn, Grudia từ chỗ là một quốc gia "cung cấp dịch vụ năng lượng chiến lược" đã trở thành "đối tác năng lượng chiến lược", nhờ vị trí trọng điểm của nó trong khu vực Cápcadơ, cũng như mối quan hệ tốt đẹp của Grudia với Adécbaigian, một trong những nước khai thác dầu mỏ và khí đốt lớn nhất khu vực Trung Á.
Mối quan hệ được cải thiện với Ba Lan và đề xuất của Vácxava về một hệ thống đường ống năng lượng kéo dài qua Grudia từ vùng Cápcadơ, đến Ucraina và tới điểm cuối cùng là Ba Lan, thay vì hệ thống Cápcadơ-Thổ Nhĩ Kỳ như hiện tại (hệ thống Bacu-Tbilixi-Xây Khan do các tập đoàn đa quốc gia phương Tây điều hành), đã đưa Saakashvili đến quan điểm "xây dựng Grudia thành đầu mối năng lượng lớn của châu Âu, đặc biệt là theo hướng Ucraina và Ba Lan". Việc mở rộng quan hệ đối ngoại "bền chặt, hữu nghị và hợp tác" với Ba Lan và Ucraina khiến họ đặc biệt tỏ ra đồng thuận trong các vấn đề liên quan đến việc mở rộng khối NATO sang phía Đông, mà 3 nước này là những nhân tố quan trọng của quá trình ấy. Chính Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney đã nói toạc ra rằng Oasinhtơn hoàn toàn ủng hộ họ trong việc gia nhập NATO và Mỹ sẽ làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ các quốc gia thuộc "làn sóng mới" Đông Âu này. Để đạt được mục tiêu của mình, Grudia cần một sự bảo trợ rất lớn cả về chính trị và tài chính từ cộng đồng quốc tế để không chỉ xây dựng một hệ thống đường ống mới qua lãnh thổ nước mình, mà chủ yếu là nâng cấp khả năng vận chuyển và hiện đại hóa các cảng lớn của Grudia trên biển Đen, để từ đó năng lượng chạy theo các đường ống dưới lòng biển sang châu Âu. Grudia muốn nâng cấp các cảng Supsa và Batumi , những cảng có đường ống dẫn dầu và khí đốt chạy sang Thổ Nhĩ Kì trong tuyến Bacu-Tbilixi-Xây Khan. Để phục vụ cho mục tiêu trở thành "trung tâm năng lượng lớn nhất châu Âu", Grudia phải nâng cấp những cảng biển lớn nằm trên vùng lãnh thổ đang muốn li khai ở Ápkhadia. Nếu tuyến đường ống chạy đến Ucraina và Ba Lan được xây dựng, nó phải chạy qua vùng Ápkhadia và Nam Ôxêtia, những vùng đất được Mátxcơva hậu thuẫn cho việc chống lại chính quyền trung ương ở Tbilixi và đòi độc lập nhờ tấm gương của Côxôvô. Chính vì lý do đó, Grudia đã nổ súng tấn công Nam Ôxêtia. Những cách thức để chinh phục Ápkhadia và Nam Ôxêtia
Saakashvili đã theo đuổi chính sách của mình, bất chấp những lời cảnh báo từ phía Nga về một cuộc xung đột quân sự có thể nổ ra nếu Grudia tiếp tục làm cho mối quan hệ với các vùng li khai trở nên căng thẳng đến mức nguy hiểm. Phớt lờ Nga, Saakashvili thực hiện một cuộc phiêu lưu quân sự mạo hiểm nhằm thu phục Nam Ôxêtia và ngầm cảnh báo sẽ làm điều tương tự với Ápkhadia. Đó là một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm chiếm lấy mảnh đất có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển mà Tbilixi đang hướng đến. Điều khiến cho Grudia quyết tâm đến như thế trong chiến dịch này là sự hậu thuẫn to lớn của Mỹ và những lời bảo đảm rằng Oasinhtơn sẽ hỗ trợ tối đa về mặt ngoại giao cho Tbilixi, điều có thể giúp các nhà phân tích chính trị hiểu rằng Oasinhtơn không thể không biết được kế hoạch tấn công của Saakashvili và không thể không tính đến những hậu quả của nó.
Trong suy nghĩ của Saakashvili và có lẽ là cả bộ sậu diều hâu của Bush, việc không tấn công Nam Ôxêtia sẽ để lại một hậu quả nghiêm trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiệm kì tổng thống mới của Mỹ, khi cuộc bầu cử chỉ còn mấy tháng nữa là bắt đầu. Vị tổng thống đó cần phải hướng nhiều hơn đến khu vực Cápcadơ có ý nghĩa trọng yếu đối với chiến lược mở rộng NATO của Mỹ, và tìm cách kiểm soát tuyến đường năng lượng huyết mạch chạy qua vùng này, hơn là tiếp tục sa lầy và dần tiêu hao lực lượng ở Ápganixtan và Irắc. Saakashvili cần phải tấn công để ngăn cản Nga chia rẽ các nước cộng hòa đồng minh cũ của họ thuộc Đông Âu trước đây. Vị tổng thống 41 tuổi của Grudia tin rằng Nga sẽ phản ứng mạnh mẽ và thậm chí sẽ áp dụng một chính sách cứng rắn hơn nữa với Tbilixi trong thời gian tới, sau khi cuộc tấn công nổ ra, nhưng chính cuộc tấn công này, dù có thể đem đến một số thiệt hại vật chất nhất định cho họ, có thể đẩy nhanh Grudia đến NATO hơn là hiện tại. NATO không thể ngồi yên nhìn một quốc gia đang muốn gia nhập khối quân sự này lâm nạn mà không làm gì.
Trong cuộc gặp với ngoại trưởng Mỹ Condoleeza Rice hôm 10/7 ở Tbilixi, Saakashvili đã được đảm bảo rằng kế hoạch của ông ta cũng có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Ucraina và Ba Lan, những quốc gia đang cố thuyết phục họ "làm một điều gì đó để chống lại Nga" và "phải nâng cao vai trò chiến lược của Grudia trên bản đồ năng lượng thế giới". Saakashvili biết rằng Kiép và Vácxava đã loại trừ khả năng xây dựng một tuyến đường ống dẫn dầu qua Rumani và dẫn khí đốt qua Bungari mà tuyến đường đó cần phải chạy qua lãnh thổ Ápkhadia và Nam Ôxêtia. Và thế là chiến tranh nổ ra.

dh22.jpg

Quân nhân Grudia 8-2008

dh23.jpg

Người lính Nga gần Tskinvali 8-2008

dh26.jpg


Lính Nga gần Tskinvali 8-2008

dh24.jpg

Đặc nhiệm Nga gần Gori 8-2008

dh25.jpg

Lính Nga tại Crưm năm 2014, nhiều nhà bình luận QS cho rằng, nhờ cuộc chiến với Grudia mà lãnh đạo và giới QS Nga đã khắc phục được sự lạc hậu trong tác chiến và trang bị của QĐ và hình ảnh người lính Nga tại Crưm năm 2014 là sự "lột xác" ngoạn mục
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vai trò của Tbilixi trên bản đồ năng lượng mới của châu Âu
Với một hiệp định được kí kết hồi tháng 7, Nga có thể khai thác khí đốt ở Tuốcmênixtan trong vòng 20 năm nữa và chỉ phải trả một cái giá thấp hơn mức thị trường quy định. Điều đó đã buộc Mỹ và EU, hiện đang sử dụng khí đốt của Adécbaigian (bị cho là có trữ lượng thấp), phải tìm kiếm những nguồn khí đốt ở nơi khác, mà mục tiêu hướng đến chính là Ai Cập và Iran, nếu không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn khí đốt của Tuốcmênixtan thông qua đường ống mà Nga kiểm soát. Hiện tại, Iran là đối thủ cạnh tranh duy nhất trong khu vực của Nga, về khả năng vận chuyển khí đốt (Têhêran không nằm trong hiệp định giữa Nga và Tuốcmênixtan về năng lượng) cũng như về khả năng sản xuất trực tiếp năng lượng để xuất ra thị trường thế giới. Nhưng việc một loạt các công ty phương Tây rút lui khỏi các giếng khai thác dầu và khí đốt ở Iran sau lệnh cấm vận của LHQ đã tạo không gian cực kì thuận lợi cho sự có mặt của những tập đoàn dầu khí lớn khác, đặc biệt là tập đoàn Gazprom của Nga. Động thái chính trị của Nga đối với Tuốcmênixtan về khí đốt đã tạo ra một vùng địa lí tập trung chủ yếu vào các quyền lợi về năng lượng. Grudia muốn tận dụng những nhân tố bất ổn trong khu vực này để tăng cường hơn nữa chiến lược của họ, sử dụng nguồn khí đốt và dầu mỏ từ Adécbaigian để đưa đến biển Đen hướng lên Ucraina và Ba Lan theo kế hoạch của họ. Grudia cũng tranh thủ thời điểm đối thủ cạnh tranh của họ là Thổ Nhĩ Kỳ đang phải giải quyết những vấn đề đối nội, trong đó có cuộc khủng hoảng hiến pháp và những sức ép của lực lượng chính trị người Kurd, khi PKK tuyên bố tuyến đường ống từ Bacu chạy đến lãnh thổ của Ankara là một trong những mục tiêu tấn công chủ chốt của mình. Điều khiến giới bình luận quốc tế không thể không đặt ra dấu hỏi, là tại sao cuộc tấn công quân sự của Grudia vào Nam Ôxêtia lại xảy ra ngay sau một loạt những cuộc tấn công của lực lượng phiến quân người Kurd nhắm vào đường ống dẫn dầu từ Adécbaigian đến Thổ Nhĩ Kì (tuyến Bacu-Tbilixi-Xây Khan, BTC) vào đầu tháng 8. Những cuộc tấn công vào hệ thống này đã để lại những hậu quả nặng nề. Thổ Nhĩ Kỳ và tuyến BTC, cung ứng 550 nghìn barel dầu một ngày, do tập đoàn Anh BP điều hành, đã không thể đảm bảo được an ninh trong một hành lang năng lượng mà Oasinhtơn đang hết sức coi trọng. Nguy cơ tuyến đường ống huyết mạch này bị tấn công dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã càng khiến Oasinhtơn và Tbilixi nhận ra vai trò quan trọng của Grudia trong các vấn đề an ninh năng lượng của châu Âu. Một khi Thổ Nhĩ Kỳ, điểm trung chuyển truyền thống của châu Âu, bị đe dọa, hiển nhiên, Grudia ngay lập tức được coi là "cái rốn của vũ trụ".
Phản ứng của Nga và Grudia nằm trong trung tâm của một Cápcadơ bất ổn
Nhưng những phản ứng mạnh mẽ của Nga đã làm tan vỡ giấc mơ của Saakashvili. Sử dụng một chính sách ngoại giao cứng rắn đảm bảo sự vượt trội các đối thủ khác trong vực xung quanh vùng Cápcadơ, bộ đôi Putin-Medvedev đã thực hiện một chiến dịch quân sự lớn để tái lập vùng ảnh hưởng chiến lược của mình tại Biển Đen và biển Caxpi, chống lại những mưu đồ mở rộng sang phía đông của NATO và sự háo hức của một số quốc gia thuộc khối Đông Âu chịu ảnh hưởng của Liên Xô trước đây. Việc Nga tấn công quân sự vào Grudia, chiếm các thành phố lớn của nước này, phá hủy những cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, chiếm cảng Poti, nơi có một hệ thống dẫn dầu đi qua, kiểm soát thành phố Gori có vai trò điều phối các đường ống dẫn năng lượng, đã không chỉ đặt Grudia của Saakashvili vào một vùng Cápcadơ ngày càng trở nên bất ổn do sự xung đột quyền lợi của Nga và Mỹ, mà còn khiến cho triển vọng các tập đoàn lớn của thế giới, nhất là phương Tây, đầu tư hàng chục tỉ USD vào việc xây dựng một hệ thống đường ống dẫn khí đốt và dầu mỏ theo chiến lược phát triển mà Saakashvili đưa ra ngày càng trở nên xa vời. Nhưng chính Tbilixi cũng nắm chìa khóa trong việc làm cho Mátxcơva cảm thấy không bao giờ yên ổn. Gót chân Achilles của Nga chính là những phong trào Jihad đang ngày càng lớn mạnh hơn bao giờ hết ở phía bắc Cápcadơ, mà Grudia có thể trở thành nơi tập trung của những lực lượng ấy và gây mối đe dọa lâu dài đối với nước Nga. Phải chăng vì thế, mà khi tấn công hủy diệt nhiều vị trí ở Gori và con đường đi qua thung lũng Kodori bị Grudia chiếm vào năm 2006, những đơn vị Nga thuộc lực lượng đã tiêu diệt quân Chesnia cách đây chưa lâu, cũng đang tìm kiếm dấu vết của các lực lượng Hồi giáo cực đoan muốn tấn công vào Nga?

dh28.jpg

Tổng thống Nga Medvedev

dh29.jpg

Thủ tướng Nga Putin

dh32.jpg

Đặc nhiệm Nga gần Gori 8-2008

dh33.jpg

Đặc nhiệm Grudia tại Nam Oxetia 8-2008

dh27.jpg

Xe Hummer của quân đội Grudia bị Nga thu giữ

dh31.jpg

Vũ khí của quân đội Grudia bị Nga thu giữ

dh30.jpeg

Tù binh Grudia bị quân đội Nga bắt
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cuộc chiến chớp nhoáng Nga - Gru-di-a và những bài học
Cuộc chiến chớp nhoáng giữa Nga và Gru-di-a đã tạm ngưng lại. Nhưng đó sẽ chỉ là thời khắc im lặng trước một cuộc khủng hoảng mới. Điều cần thiết đối với Gru-di-a lúc này là tìm ra một cách đi đúng trong ứng xử với nước Nga láng giềng khổng lồ.
Hơn 2000 người thiệt mạng, hơn 100.000 dân thường phải rời bỏ nhà cửa chạy trốn bom đạn. Tổng thống Nga D. Medvedev tuyên bố "những kẻ xâm lược đã bị trừng phạt” trong khi đó Tổng thống Gru-di-a cho rằng những binh sĩ Nga có mặt tại tỉnh ly khai Nam Ô-xê-ti-a là "những kẻ chiếm đóng”. Cuộc chiến chớp nhoáng bằng súng đạn do phía Gru-di-a khởi xướng đã có thể lắng dịu nhưng những nghi kị, hiềm khích và toan tính của các bên tham chiến vẫn còn nguyên đó và đó sẽ là ngòi nổ cho những kịch bản xung đột trong tương lai.
Ai là kẻ xâm lược?
Câu chuyện không phải bắt đầu vào buổi sáng ngày thứ Bảy, ngày 7/8/2008, một ngày trước lễ khai mạc Olympics, biểu tượng cho hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Đó chỉ là thời điểm mà Tổng thống Gru-di-a M. Saakashvili đã lựa chọn cho hành động mà ông và các cộng sự thân tính ở Tbilissi cho rằng không thể không làm.
Không thể không làm bởi đó là lời hứa tranh cử của ông, theo đó ông sẽ là người giúp Gru-di-a thu hồi lại hai vùng lãnh thổ ly khai là Nam Ô-xê-ti-a và Áp-kha-di-a và đưa Gru-di-a gia nhập vào khối các nước phương Tây mà cụ thể là NATO và cả EU.
Không thể không làm còn bởi việc ông được bầu là Tổng thống là kết quả của một tư tưởng dân tộc chủ nghĩa lên cao ở Gru-di-a với "kẻ thù bên ngoài" được gọi đích danh là Nga, nước luôn hỗ trợ cho hai tỉnh ly khai Nam Ô-xê-ti-a và Áp-kha-di-a, một cường quốc phục hưng đang tìm cách lấy lại ảnh hưởng truyền thống ở các khu vực cận kề.
Theo cái lý giải này thì cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào lãnh thổ Nam Ô-xê-ti-a, san phẳng thủ phủ của lãnh thổ này là nhằm đáp trả lại những khiêu khích từ phía những lực lượng ly khai Nam Ô-xê-ti-a dưới sự hậu thuẫn của Nga và nhằm bảo vệ tính toàn vẹn lãnh thổ của Gru-di-a. Điều đó đồng nghĩa với việc Tbilissi coi phía "xâm lược" là Nga.
Trong khi đó, người Nga với tư cách là lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Ô-xê-ti-a lại cho rằng kẻ xâm lược chính là các binh sĩ Gru-di-a. Hơn thế nữa, họ còn là những kẻ "thanh trừng sắc tộc", "diệt chủng" khi "cuộc tấn công bất ngờ" do Tbilissi phát động đã làm thiệt mạng hơn 2000 người Nam Ô-xê-ti-a mà phần nhiều mang quốc tịch Nga cùng với nhiều binh lính Nga đang làm nhiệm vụ tại đây. Theo cách lý giải này thì Tbilissi đã xâm phạm hiệp định ngừng bắn giữa Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a ký những năm 1990.
Dù ai đúng ai sai, ai thắng ai thua thì một điều chắc chằn người Gru-di-a phải rút ra được sau cuộc chiến tranh này là một nước nhỏ như Gru-di-a không nên và không thể chủ động tấn công trước bởi sự bất đối xứng về lực lượng chỉ cho phép họ khả năng kháng cự hơn là phát động chiến tranh.
Nước xa không cứu được lửa gần
Nhưng Tổng thống M. Saakashvili của Gru-di-a lại không tính toán như vậy. Việc tấn công nhằm vào Nam Ô-xê-ti-a dường như đã được Tbilissi sắp đặt trước cho đúng vào ngày khai mạc Olympics, khi mà Thủ tướng V. Putin đang bận rộn với các nghi lễ ở Bắc Kinh còn Tổng thống D. Medvedev được xem là chưa có kinh nghiệm trong đối phó khủng hoảng quân sự.
Ông cũng toan tính rằng cuộc tấn công này sẽ lôi kéo sự chú ý của EU, Mỹ và NATO đối với "tình cảnh" của Gru-di-a và vì vậy Tbilissi sẽ có được sự ủng hộ thậm chí là trợ giúp bằng quân sự của họ với kết quả là Gru-di-a sẽ nhanh chóng được đưa vào vòng bảo hộ của NATO hay trở thành thành viên của tổ chức này.
Chiến lược của M. Saakashvili đã có thể thành công ở ngắn hạn với chiến thắng bất ngờ trước lực lượng ly khai ở Nam Ô-xê-ti-a và lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở đây. Ông cũng đã thành công trong việc trưng ra cho phương Tây hình ảnh một nước Gru-di-a bị "kìm kẹp" trong "vòng cương tỏa" của Nga và đang là một kẻ yếu cần được "sự thương cảm" từ phương Tây.
Tuy nhiên về dài hạn, cuộc chiến này lại có vẻ như là một hành động tuyệt vọng của ông M. Saakashvili bởi sẽ chẳng có sự trợ giúp cụ thể nào từ phương Tây dành cho Tbilissi bởi ai cũng hiểu rằng hành động của ông đã đi quá xa nếu không muốn nói là "quá trớn" so với một sự lựa chọn chính trị khôn ngoan.
Nói cách khác, người phương Tây và người Nga lần này sẽ chỉ cho ông M. Saakashvili thấy giá trị của câu ngạn ngữ "nước xa không cứu được lửa gần" bởi không chỉ ở xa mà lợi ích của phương Tây ở Nga còn lớn hơn rất nhiều lần những gì có được nếu họ chấp nhận đứng hoàn toàn về phía Tbilissi.
Trong khi đó, mặc dù bị coi là thất bại về mặt chiến thuật với thiệt hại đáng kể trong những thời khắc đầu tiên nhưng Nga và đồng minh Nam Ô-xê-ti-a dường nhưng đang nắm đường phần lợi về dài hạn.
Việc Gru-di-a phát động cuộc tấn công vào Nam Ô-xê-ti-a, làm thiệt mạng nhiều công dân và binh lính Nga đã là một dịp rất tốt để Nga "dạy một bài học" cho Tbilissi về cách ứng xử với người láng giềng khổng lồ ở phía Bắc. Trong khi ông M. Saakashvili đáng giá quá thấp mức độ phản ứng của Nga và quá cao sự ủng mà ông kỳ vọng từ phương Tây thì người Nga lại hiểu rất rõ giới hạn của ông Saakashvili cũng như những giới hạn trong sự ủng hộ của phương Tây đối với Gru-di-a cho dù những lời lẽ hùng biện của họ. Bằng một sự đáp trả "phi đối xứng" như cách nói của phương Tây, Mát-xcơ-va đã nhanh chóng cho Tbilissi thấy họ có thể làm được gì và cũng bằng sự hành động quyết đoán, Nga đã cho thấy sự ủng hộ về ngôn từ của phương Tây đối với Tbilissi chẳng thể làm thay đổi thái độ của Mát-xcơ-va.
Hệ quả và bài học cho Gru-di-a
Sau 5 ngày giao tranh giờ đây là lúc tốt nhất để Gru-di-a nhìn nhận lại quyết định của Tổng thống M. Saavashvili. Những gì diễn ra ngay sau khi cuộc chiến bùng phát đã tạo ra sự liên tưởng đến cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc cách đây gần 20 năm khi nhiều người bắt đầu nói đến sự đối đầu giữa Mỹ và Nga. Không khí căng thẳng ở LHQ trong những ngày qua càng làm cho cảm giác này được khẳng định.
Nhưng thực tế lại không hẳn như vậy. Sẽ chẳng có cuộc đối đầu nào giữa Nga và Mỹ, EU, NATO hay phương Tây nói chung trong chừng mực nào Nga chưa trực tiếp xâm hại đến lợi ích của phương Tây. Cho dù bom đã rơi trên lãnh thổ Gru-di-a và máu đã chảy nhưng con đường mang tên G. W. Bush nối thủ đô Tbilissi đến sân bay quốc tế vẫn chưa bị đào xới.
Cho dù Gru-di-a đã "tận tụy" khi gửi tới Iraq 2000 binh sĩ giúp người Mỹ và Mỹ hàng năm viện trợ quân sự tới 30 triệu USD cho Tbilissi và thậm chí cử các chuyên gia tới Gru-di-a huấn luyện quân đội nước này đối phó với một cuộc chiến tranh với Nga thì vẫn chẳng có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẵn sàng đối đầu trực diện với Nga chỉ vì Gru-di-a và nhất là trong thời điểm này.
Bài học mà người Gru-di-a có được qua cuộc chiến tranh chớp nhoáng này sẽ không chỉ là cách ứng xử với "người láng giềng lớn" mà còn là sự cả tin đặt ở những nước "đồng minh".
Nhìn từ nội bộ của Gru-di-a, bài học còn là sự lựa chọn chính trị khi chủ nghĩa dân tộc bị đẩy lên quá cao đã đưa đến việc bỏ phiếu cho M. Saakashvili, người sau đó đã có những bước đi chính trị không mang lại kết quả như mong đợi. Giờ đây, cả hai mục tiêu tranh cử lớn của M. Saakashvili là thu hồi Nam Ô-xê-ti-a và Áp-kha-di-a và gia nhập vào NATO đã trở nên quá xa vời.
Sau cuộc chiến tranh này, sẽ chẳng còn lý do gì để Nam Ô-xê-ti-a và Áp-kha-di-a quay trở lại với Gru-di-a. Còn NATO thì chẳng dại gì sớm thu nhận Gru-di-a để rồi phải dính líu vào một cuộc xung đột trực diện với nước Nga đang phục sinh.
Ngay trong lúc này người Gru-di-a đang cần có sự đoàn kết nên còn có thể đứng sau lưng vị Tổng thống do họ bầu ra là M. Saakashvili nhưng câu hỏi sẽ được đặt ra sau đó là tương lai chính trị của chính M. Saakashvili.
Cuộc chiến chớp nhoáng giữa Nga và Gru-di-a đã tạm ngưng lại. Nhưng khi các vấn đề là nguồn gốc của xung đột đó vẫn chưa được giải quyết thì đó sẽ chỉ là thời khắc im lặng trước một cuộc khủng hoảng mới. Và điều cần thiết đối với Gru-di-a lúc này là tìm ra một cách đi đúng trong ứng xử với nước Nga láng giềng khổng lồ hơn là cái cách mà M. Saakashvili đã từng làm từ khi lên nắm quyền năm 2004 đến nay.

dh1.jpg

Những người lính tiểu đoàn 113 quân đội Grudia tại Nam Oxetia 2008

1622892281007.png

Dân quân Nam Oxetia gần Tskhinvali 8-2008

1622892386932.png

Đại sứ Nga tại Grudia - Vislav Kovalenko gặp Mamluka Kurasvili - Chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình tại Nam Oxetia, địa diểm gần biên giới tháng 6-2008

1622892583409.png

Lính Grudia tại một điểm kiểm soát gần làng Ergneti tại Nam Oxetia ngày 5-8-2008

1622892735787.png

Xe tăng T-72 của Grudia bị bắn cháy tại Tskhinvali ngày 14-8-2008
B923C0.jpg

Dân quân Nam Oxetia gần Tskhinvali 8-2008

dh4.jpg

Đặc nhiệm Nga trong cuộc chiến Nam Oxetia

dh3.jpg

Quân Nga tiến vào Gori 8-2008
W0AYB0.jpg

Quân Nga tiến vào Tskhinvali 8-2008

GD2480.jpg

Lính biên phòng Grudia tháng 11-2008
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HẬU QUẢ VỀ VẬT CHẤT CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
Về vật chất, cuộc chiến 5 ngày Nga- Gruzia đã để lại những con số đau thương cho cả hai phía:
Số người thiệt mạng: phía Nam Ossetia, đến ngày 12/8, khoảng 2.000 người, chủ yếu là người có hộ chiếu Nga, bị giết hại. Còn phía Gruzia cho biết hơn 100 người dân và binh sỹ Gruzia đã thiệt mạng.
Số người mất nhà cửa: Theo Cao ủy LHQ phụ trách về người tị nạn khoảng 100.000 người đã bị mất nhà cửa; khoảng 30.000 người Nam Ossetia phải lánh nạn tại Nga.
Số binh sỹ thiệt mạng: Ngày 21/2/2009, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga cho hay: tổng cộng 64 binh lính Nga đã thiệt mạng và 283 người khác bị thương trong cuộc xung đột vũ trang với Gruzia ở Nam Ossetia.
Phía Gruzia cho biết, họ mất 160 binh lính và 300 người khác mất tích. Nga cho rằng số lượng này còn cao hơn nhiều.
Về kinh tế: 5 ngày giao tranh ở Nam Ossetia đã ngốn mất của Nga gần 509 triệu USD, tức là Nga đã tiêu cho cuộc chiến này tới 101,7 triệu USD/ngày. Riêng chi phí dành cho nhiên liệu trong cuộc chiến Nam Ossetia đã lên đến 48,8 triệu USD/ngày; ba chiếc máy bay chiến đấu Su-25 Frogfoot và một chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 bị rơi đã lấy đi của Nga gần 102 triệu USD (Gruzia khẳng định, họ đã bắn hạ ít nhất 21 máy bay chiến đấu của Nga, trong khi Nga thừa nhận họ chỉ mất 4 chiếc, trong đó có 3 máy bay tấn công trên bộ Su-25 và 1 máy bay ném bom tầm xa Tu-22). Mặt khác, Nga đã có kế hoạch chi cho Nam Ossetia ít nhất 122 triệu USD năm 2008 và 407 triệu USD cho khu vực này trong năm 2009 để tái thiết thủ phủ Tskhinvali của Nam Ossetia sau cuộc xung đột. Con số này sẽ đưa tổng số tiền chi cho hậu xung đột lên tới 530 triệu USD. Bên cạnh đó, cuộc xung đột này đã khiến thị trường chứng khoán Nga bị rút mất 7 tỷ USD.
Với Nam Ossetia, thành phố Tskhinvali bị tàn phá nặng nề với khoảng 70% công trình xây dựng tại đây bị phá huỷ.
Đối với Gruzia cuộc xung đột với Nga khiến cho cơ sở hạ tầng cũng như các cơ sở khác của Gruzia bị phá hủy nặng nề. Nga cũng đã đánh bom gây thiệt hại nặng cho ít nhất 4 căn cứ quân sự của Gruzia, một căn cứ ở ngoại ô Gori, căn cứ Vaziani ở ngoại ô Tbilisi, căn cứ không quân Marneuli và một căn cứ khác ở Bolnisi. Theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Vienna, cuộc xung đột này đã khiến Grudia thiệt hại trên 2 tỷ Euro (2,8 tỷ USD).
Mỹ đã cung cấp hàng cứu trợ khẩn cấp bằng đường hàng không và đường biển cho Gruzia trong tháng 8/2008 lên tới 18,3 triệu USD, trong đó có 7,2 triệu USD thuộc ngân sách Bộ Quốc phòng Mỹ. Ngày 3/9, Chính phủ Mỹ đã tuyên bố cung cấp cho Grudia gói viện trợ trị giá 1 tỷ USD với hứa hẹn rằng Washington sẽ quan tâm "sâu sắc" tới an ninh ở khu vực này.
Liên minh châu Âu (EU) cũng dự định tổ chức một hội nghị các nhà tài trợ quốc tế cho Grudia. Trong khi, Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố nếu được ban điều hành phê duyệt, tổ chức này sẽ dành cho Grudia gói viện trợ trị giá 750 triệu đôla.
Dầu lửa: Hai đường ống dẫn dầu qua lãnh thổ Grudia đã bị đóng.
Về quân sự: Cuộc chiến chớp nhoáng này có thể coi như là một chiến thắng về quân sự của Nga: một đội xe tăng của Nga đã dễ dàng đè bẹp quân đội hiện đại nhất của Gruzia nhằm trừng phạt quốc gia láng giềng đồng minh của Mỹ, làm các quốc gia khác kinh hãi và tái xác nhận tầm ảnh hưởng của Moscow đối với quốc gia láng giềng thuộc Xô Viết cũ này.
Tuy nhiên, cuộc xung đột cũng cho thấy tình trạng yếu kém chủ yếu về sự sẵn sàng chiến đấu của Quân đội Nga; hoạt động thông tin tình báo không hoàn hảo, đặc biệt là thiếu trang thiết bị hiện đại và sự hiệp đồng tác chiến kém... Điều đặc biệt quan trọng là cuộc chiến đã cho người Nga nhận thức rõ được thực trạng này và lập tức thay đổi thể hiện bằng một loạt các biện pháp, kế hoạch tiếp theo để hiện đại hoá, tăng cường sức mạnh cho quân đội của mình.

dh5.jpg

Su-25 của Nga trúng tên lửa phòng không (chưa rõ bên bắn) tại Nam Oxetia

dh6.jpg


dh7.jpg


dh9.jpg


RKKGFN.jpg


RKMY91.jpg
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Em sút mông lão Đội phát, hôm nay bận quá, giờ mới loanh quanh cơm nước
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Em sút mông lão Đội phát, hôm nay bận quá, giờ mới loanh quanh cơm nước
Em bị "khoanh vùng", chẳng đi đâu được, nhàn rỗi ngồi đọc rồi lược dịch, post lên bà con cùng xem cho qua đợt dịch này :D
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Lực lượng của các bên tham chiến

Lực lượng Nga, Nam Ô-xê-ti-a và Ap-kha-di-a

Lực lượng Nga tham chiến là các đơn vị thuộc quân khu Bắc Cap-ca-dơ với tổng quân số khoảng 100.000 người, trong đó có khoảng 15.000 quân trực tiếp tham chiến tại các khu vực. Tại Nam Ô-xê-ti-a có 2 tiểu đoàn tăng cường thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới 19 thuộc Tập đoàn quân số 58; các đơn vị thuộc sư đoàn đổ bộ đường không số 76 và 98; 2 đại đội đặc nhiệm thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới số 42. Còn tại khu vực Ap-kha-di-a có sự tham gia của các đơn vị thuộc lữ đoàn bộ binh cơ giới 131; một số đơn vị đổ bộ đường không; các tàu thuộc Hạm đội Biển Đen (gồm tàu tên lửa Mat-xcơ-va, tàu khu trục Smet-li-vưi, 02 tàu đổ bộ, 02 tàu săn ngầm, 1 tàu quét mìn và một số tàu khác).
Lực lượng vũ trang Nam Ô-xê-ti-a có khoảng 3.000 quân thường trực và 15.000 quân dự bị, 87 xe tăng, 180 xe thiết giáp, 23 giàn BM-21, 72 pháo các loại và 3 trực thăng vận tải Mi-8. Theo các nhà phân tích, các binh sỹ Áp-kha-di-a và Nam Ô-xê-ti-a được đào tạo tốt và có động lực thực sự.

1623405491649.png

Tổng thống Nam Oxetia Edward Kokojty

1623405591649.png

Tổng thống Abkhazia, Sergey Bagapsh và Tổng thống Nam Oxetia Edward Kokojty

1623404775346.png


1623404808347.png


1623404838371.png


1623404889237.png


1623404934985.png


1623405432116.png

Quân đội Nga trong xung đột Nga - Grudia năm 2008

1623405982943.png

Quân nhân Chesnia trong quân đội Nga trong cuộc chiến Nga - Grudia 2008


1623405819216.png


1623406081785.png


1623406113263.png


1623406133016.png

1623406177377.png


Dân quân Nam Oxetia năm 2008


Lực lượng Gru-di-a
Quân đội Gru-di-a bao gồm 4 lữ đoàn bộ binh chính quy cộng thêm một lữ đoàn thứ năm đang trong quá trình xây dựng. Một lữ đoàn pháo binh bố trí tại Gori và Khômi và 1 tiểu đoàn tăng cũng bố trí tại Gori; tại Nam Ô-xê-ti-a, Gru-di-a có một vài tiểu đoàn bô binh tương tự cơ cấu của lữ đoàn số 4 do tăng T72 và pháo binh yểm trợ.
Lữ đoàn bộ binh số 1 được huấn luyện theo tiêu chuẩn NATO đang phục vụ tại I-rắc khi chiến tranh bắt đầu xảy ra và 2-3 ngày sau nó được chuyển về nước bằng cầu hàng không của Quân đội Mỹ, đã quá muộn cho chiến trường Tskhinvali.
Quân đội Gru-di-a nhận được sự viện trợ quân sự đáng kể từ các nước trên thế giới. Phần lớn sĩ quan Quân đội Gru-di-a đã qua đào tạo ở Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hoặc được các chuyên gia nước ngoài huấn luyện. Gru-di-a đã nhận được vũ khí và trang thiết bị quân sự từ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Ukraine và hàng loạt các quốc gia khác trên thế giới.
Trong những năm gần đây, Quân đội Gru-di-a đã quan tâm đến việc nâng cao khả năng chiến đấu. Ngân sách quốc phòng từ năm 2005 tăng hơn 30 lần - tương đương với gần 9-10% GDP (so với Nga là 2,9%GDP). Gru-di-a nhận được viện trợ của phương Tây để tái trang vị quân đội nước này. Việc tăng chi phí có liên quan đến việc mua vũ khí và trang thiết bị có quy mô cũng như thực hiện việc bổ sung quân số. Ngày 15/7/2008, Quốc hội Gru-di-a đã thông qua quyết định điều chỉnh luật về quân số lực lượng vũ trang tăng từ 32 lên đến gần 37.000 người. Đồng thời, quá trình chuyên nghiệp hóa cũng được thực hiện.

1623405627029.png

Tổng thống Grudia - Michael Saakashvili

1623405196403.png


1623405256306.png


1623405362761.png


1623405402950.png


1623405848983.png


1623405873185.png


1623405893179.png


1623405928968.png


1623406351125.png
 

yeu_vo_2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-444679
Ngày cấp bằng
12/8/16
Số km
1,700
Động cơ
227,872 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
hanoi
Website
yeuvo2.com
Các trận trong ww2 ở châu âu và thái bình dương là khủng và kích tính nhất.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top