[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vụ cướp tàu bay UH-1 ở sân bay Bạch Mai ngày 30/9/1981

Hồi 5 giờ 7 phút ngày 30-9-1981 vụ cướp máy bay UH1 số 576 từ sân bay Bạch Mai ra nước ngoài, mà các lực lượng Phòng không và Không quân của ta đã để chạy thoát. Sự việc này đã có ảnh hướng chính trị không tốt. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã nghiêm khắc phê bình hệ thống phòng không và thông tin còn sơ hở, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu chưa thật cao. Tuy Cục Tác chiến đã ngay lập tức điện đến tất cả các lực lượng phía Bắc, nhưng hướng Quân đoàn 3 muộn hơn, nên có liên quan một
phần về trách nhiệm.

Người thực hiện vụ cướp này là thiếu úy không quân Việt Nam Kiều Thanh Lục.
"Kiều Thanh Lục là phi công của trung đoàn 917, bị cắt bay do vi phạm kỷ luật nên bất mãn, lập mưu cướp trực thăng đi nước ngoài xin tị nạn" - đại tá Trần Văn Tuyên, cựu giảng viên Học viện Phòng không không quân, nguyên chủ nhiệm bay trung đoàn 918, cho biết.
Trên chuyến bay đó còn có chuẩn úy cơ giới hàng không Hoàng Xuân Đoàn, chuẩn úy cơ giới hàng không của chế độ cũ Lê Ngọc Sơn, kỹ sư hàng không Dương Văn Lợi cùng 10 người khác.
Với kế hoạch được chuẩn bị rất kỹ từ trước, rạng sáng 30-9-1981, nhóm của Kiều Thanh Lục đã đánh ngất cảnh vệ, cướp trực thăng UH1.
Sau khi cất cánh khỏi sân bay Bạch Mai, Kiều Thanh Lục còn đáp xuống sân bóng đá Long Biên đón người yêu và bạn gái của người yêu.
Chiếc trực thăng này dự kiến bay đi Hong Kong nhưng cuối cùng lại đáp xuống một khoảnh ruộng tại huyện Đại Tân thuộc Quảng Tây do... cạn xăng!

1624289300211.png

Nhóm người cướp máy bay UH-1 ngày 30-9-1981


 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Một số vụ khác nữa, không chỉ UH-1 đâu ạ

Sau 1975, ở Việt Nam không chỉ có các vụ cướp máy bay dân sự. Tại các trung đoàn bay của không quân tại miền Nam và miền Bắc đã xảy ra một số vụ cướp máy bay.

Cướp C47 giữa ban ngày
Vụ cướp máy bay quân sự đầu tiên gây chấn động lúc bấy giờ là việc cướp chiếc máy bay C47 ở trung đoàn 918 ngày 22-3-1978.
Tác giả của vụ cướp này là thượng úy Đinh Công Giểng, phi công của trung đoàn 918, người Quảng Ninh, và viên trung tá phi công của chế độ VNCH Lại Đắc Ngọc.
"Anh Ngọc là phi công của lực lượng không lực VNCH, là trưởng phòng huấn luyện của không lực VNCH. Sau giải phóng, mình trưng dụng ảnh làm giáo viên huấn luyện lái C47.
Số nhân viên trưng dụng từ chế độ cũ ở trung đoàn 918 chỉ có 10 người, là phi công và cơ giới.
Riêng ở phi đội C47 chỉ có một mình anh Ngọc. Còn anh Giểng trước khi bay C47 là phi công bay An2.
Anh Giểng cùng lập kế hoạch với anh Ngọc cướp máy bay đi nước ngoài" - thượng tá Nguyễn Chí Cự, 79 tuổi, nguyên phó trung đoàn trưởng trung đoàn 918 (bây giờ là lữ đoàn 918), cho biết.
Sáng 22-3-1978, chiếc máy bay C47 cất cánh từ căn cứ Tân Sơn Nhất đi sân bay Quản Long (Cà Mau) để bay huấn luyện theo kế hoạch. Máy bay đã được nạp đầy xăng vì chuyến bay đó sẽ huấn luyện bay vòng kín.
Khi đến sân bay Quản Long, nhân lúc cơ giới chính tên Mận và cơ giới phụ tên Nghị đang đi chợ thì thượng úy Giểng, phi công lái phụ của trung tá Ngọc, thông báo động cơ máy bay bị trục trặc, đề nghị giám đốc sân bay Cà Mau cho bay thử lại.
"Theo nguyên tắc, phải có cơ giới trên không đi cùng thì mới được phép bay. Nhưng lúc đó cả hai anh cơ giới đều đang đi chợ.
Chắc cũng không ngờ đến chuyện cướp máy bay nên giám đốc sân bay Cà Mau đồng ý, nhưng rồi họ bay mất luôn. Hôm đó tôi đang trực chỉ huy bay ở căn cứ Tân Sơn Nhất, nghe anh em ở Cà Mau báo về là C47 bị mất tích, tôi bàng hoàng, nghĩ ngay đến chuyện hai người ấy cướp máy bay ra nước ngoài vì từ Cà Mau bay ra biển, chỉ cần 3 phút là tách khỏi đất liền" - thượng tá Nguyễn Chí Cự nói.
Chiếc C47 đã bay qua Thái Lan rồi sau đó sang Singapore. Vụ này đã gây tác hại trực tiếp tới sức chiến đấu và tâm lý của đội ngũ phi công, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình trung đoàn 918 lúc đó.

1624290679192.png

C-47

C130 và vụ án mang tên Tiêu Khánh Nha

Hơn một năm sau, sáng ngày 24-11-1979, ở căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, lực lượng không quân lại choáng váng với cuộc tẩu thoát bằng máy bay C130 của phi công Tiêu Khánh Nha. Tiêu Khánh Nha là phi đội trưởng phi đội C130.
Theo những phi công cùng thời, Tiêu Khánh Nha là phi công rất giỏi, gan dạ. Anh đã bay ném bom tấn công bọn Pol Pot, kinh qua nhiều trận đánh cảm tử, đạt được nhiều thành tích và được làm hồ sơ để phong tặng anh hùng.
Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc đánh biên giới phía Bắc Việt Nam (17-2-1979), người ta cho rằng Tiêu Khánh Nha là người gốc Hoa. Hồ sơ phong tặng anh hùng của anh bị gác lại. Tiêu Khánh Nha bị cắt bay!
"Với người yêu bầu trời, đam mê nghề bay mà bị cắt bay, xin việc gì cũng không được, bị dồn vào bước đường cùng là điều vô cùng khủng khiếp. Đó là lý do anh Nha rời bỏ đất nước mà đi" - ông T.M.Q., một đồng đội cũ của ông Tiêu Khánh Nha, thẳng thắn chia sẻ. Ông Q. sau này là cơ trưởng của Vietnam Airlines, vừa nghỉ hưu.
Chiếc máy bay C130 mà Tiêu Khánh Nha lấy đi đang được sửa chữa, nằm ở đường băng Nam - Bắc, gần xưởng sửa chữa A41.
Hôm đó, ở phía trước C130 còn có một máy bay loại C119 rất lớn đi ngang đường di chuyển nội bộ trong khu vực sân bay, dừng lại ngay giữa đường, vô tình chắn luôn đường ra vô của chiếc C130.
"Chúng tôi không biết làm cách nào mà anh Nha có thể lái chiếc C130 thoát ra trong khi chiếc C119 to đùng chắn đường" - ông T.M.Q. nói.
Đêm trước đó, một đoạn hàng rào bảo vệ tiếp giáp khu gia binh với hangar (nơi để máy bay) đã được bí mật cắt đứt.
Mờ sáng hôm đó, Tiêu Khánh Nha bí mật dắt vợ con, dỡ hàng rào vào hangar và ngồi chờ ở một gian nhà bỏ hoang gần nơi chiếc C130 đậu.
7h30, như thường lệ, một sĩ quan cơ giới trực ban và một chiến sĩ lái xe điện vào nạp điện, nổ máy. Khi nghe thấy tiếng động cơ nổ, Tiêu Khánh Nha liền dắt vợ con lên máy bay, rút súng ngắn buộc viên sĩ quan cơ giới rời khỏi máy bay.
Mọi việc diễn ra rất nhanh. Chiếc C130 rời mặt đất, bay thẳng ra Vũng Tàu rồi sang Singapore. Đó là con đường ngắn nhất ra khỏi biên giới Việt Nam.
Tiêu Khánh Nha là một phi công rất giỏi. Ông biết bay ở độ cao như thế nào để tránh mạng lưới rađa phòng không và không để máy bay F5 từ sân bay Biên Hòa truy tìm.
Từ đó bay qua Singapore chỉ khoảng 1 giờ 45 phút. Khi đến Singapore, Tiêu Khánh Nha và 11 người đi cùng đã xin định cư ở Mỹ.

1624290782227.png


1624290800695.png

C-130
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH VÙNG VỊNH 1990-1991

Cuộc chiến tranh vùng Vịnh (17/1/1990-28/2/1991) giữa một bên là Iraq và bên kia là lực lượng liên quân gần 30 quốc gia, do Mỹ đứng đầu, là cuộc
xung đột lớn đầu tiên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Mỹ coi Trung Đông là trọng điểm thực hiện chiến lược toàn cầu chi phối các nước khác. Vì thế,
cuộc xâm lược của Iraq vào Kuwait năm 1990 là cơ hội “ngàn năm có một” để Washington thực hiện ý đồ của mình.

PHẦN 1: IRAQ XÂM LƯỢC KUWAIT VÀ TOAN TÍNH CỦA MỸ

1624722771379.png


1624722623960.png

Tổng thống Iraq Saddam Hussein và Quốc vương Kuwait Emir Shaikh Jaber Al Ahmad Al Sabah

Bối cảnh cuộc chiến
Năm 1958, nước Cộng hòa Iraq ra đời. Ba năm sau, Kuwait cũng tuyên bố độc lập và tham gia Liên đoàn Arập và Liên hợp quốc, nhưng phía Iraq đã không công nhận đường biên giới "thiếu rõ ràng" với Kuwait. Quan hệ 2 nước còn bất đồng về chủ quyền đối với 2 hòn đảo Warbah và Bubiyan phía Tây vịnh Persian. Năm 1973, Iraq chiếm một đồn biên phòng của Kuwait, nhưng sau đó buộc phải rút quân do sự phản đối mạnh mẽ của các nước Arập. Năm 1975, hai bên ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết những bất đồng trên 2 vấn đề lớn là biên giới và chủ quyền hải đảo, nhưng không đi đến kết quả. Trong những năm 80, quan hệ 2 nước có chiều hướng bớt căng thẳng vì Iraq mải lo chiến tranh với Iran. Trong cuộc chiến đẫm máu này, với tư cách là “anh em Arập”, Kuwait đứng về phía Iraq, tài trợ cho Iraq 17 tỷ USD để tiến hành chiến tranh chống lại một nước phi Arập. Trớ trêu thay khi chiến tranh Iraq - Iran kết thúc thì cũng là lúc bất đồng giữa Iraq và Kuwait nổi lên. Trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên đoàn Arập tại Bagdad (tháng 5/1990), Tổng thống Iraq Sadam Hussein tố cáo các nước Arập, đặc biệt là Kuwait sản xuất dầu quá mức hạn định, khiến giá dầu thô hạ, gây thiệt hại cho Iraq. Hussein đòi các nước Arập phải xóa nợ viện trợ cho nước này. Sau đó, phía Iraq còn tố cáo Kuwait khai thác dầu mỏ ở Rumaila, vùng đất vẫn đang tranh chấp giữa 2 nước. Để giải quyết những bất đồng giữa 2 bên, một số nước Arập như Ai Cập, Saudi Arabia… đã tiến hành các hoạt động hòa giải. Nhưng chính trong giai đoạn này, Iraq đã tập trung khoảng 10 vạn quân, 300 xe tăng, 300 khẩu pháo hạng nặng…, ở vùng biên giới, nhằm gây áp lực với Kuwait trên bàn đàm phán. Và thực tế cuộc đàm phán giữa 2 nước ngày 30/7/1990 tại Jeddah (Saudi Arabia) hoàn toàn bế tắc do lập trường khác biệt giữa hai bên.

Iraq tiến công xâm lược Kuwait
Ngày 2/8/1990, Quân đội Iraq đánh chiếm Kuwait. Đúng 1 giờ sáng, 3 sư đoàn đã vượt biên giới tiến công vào Kuwait; trong đó, 2 sư đoàn tiến công theo hướng Nam dọc theo trục SapwanAbdally về hướng đèo AlJalra, 1 sư đoàn yểm trợ từ phía Tây. Cùng lúc, vào 1 giờ 30 phút, một lực lượng tác chiến đặc biệt thực hiện cuộc tiến công đầu tiên vào Thủ đô Kuwait City - một cuộc tiến công bằng trực thăng vào các cơ sở chủ chốt của Chính phủ Kuwait.

1624722864285.png

Ngày 2/8/1990, Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã ra lệnh cho khoảng 80.000 binh sĩ Iraq, hàng trăm xe tăng, thiết giáp các loại xâm chiếm nước láng giềng Kuwait, quốc gia giàu dầu mỏ mà ông gọi là tỉnh thứ 19 của Iraq. Ảnh: Nostalgiacentral.

1624724247065.png

Quân Iraq tràn sang Kuwait. Ảnh: Word Press


1624722910355.png

Với sức mạnh quân sự áp đảo, quân đội của ông Hussein chỉ mất 2 ngày để đánh bại lực lượng phòng thủ của Kuwait.

1624722951828.png

Cuộc xâm lược của Iran dẫn đến sự chiếm đóng Kuwait trong 7 tháng, nhưng đối với người dân Iraq, sự kiện này đã mở ra cánh cửa cho 30 năm tàn phá đất nước mà đến nay vẫn chưa kết thúc. Ảnh: AFP.

Trong khi đó, các đội biệt kích đổ bộ bằng đường biển tiến công vào cung điện của quốc vương và các cơ sở quan trọng khác của Kuwait. Quốc vương nước này đã kịp trốn sang Saudi Arabia. Đến tối 2/8, xe tăng của Iraq đã tiến về phía Nam dọc theo bờ biển để đánh chiếm những hải cảng. Các lực lượng vũ trang của Kuwait nhanh chóng bị đánh bại. Một vài đơn vị phải rút sang biên giới Saudi Arabia do tuyến phòng thủ bị vỡ, máy bay Kuwait thì chỉ thực hiện được những vụ không kích có giới hạn vì 2 sân bay quân sự chính của nước này đã bị quân Iraq chiếm. Đến giữa trưa ngày 3/8, quân Iraq đã chiếm được các vị trí gần biên giới với Saudi Arabia. Ngày 4/8, xe tăng của Iraq thiết lập các vị trí phòng thủ. Hàng trăm xe hậu cần di chuyển người, đạn dược và đồ tiếp tế xuống phía Nam, các sư đoàn bộ binh được triển khai ở vùng biên giới vào cuối tháng 7 đã di chuyển chiếm đóng Kuwait City và đảm bảo được tuyến liên lạc đầu đi và đến vùng phía Nam của Iraq. Ngày 6/8, quân Iraq tiếp tục củng cố và bổ sung lực lượng. Vào thời điểm này, ít nhất 11 sư đoàn Iraq đã ở hoặc đang tiến vào Kuwait với quân số lên tới 200.000 người, được hàng nghìn xe tăng yểm trợ. Hai ngày sau, Saddam Hussein thông báo sáp nhập Kuwait thành “tỉnh thứ 19” của Iraq.

1624724294018.png

Xe tăng Iraq trên đường phố thủ đô Kuwait ngày 2/8/1990. Ảnh: Guardian

1624723000096.png

Xe tăng T-55 và hệ thống phòng không tầm thấp Crotale của quân đội Iraq trên đường phố Kuwait năm 1990. Ngày 2/8/1990, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí lên án cuộc xâm lược và yêu cầu Iraq rút quân ngay lập tức. Ảnh: The Arab Weekly.

1624723173923.png

Việc chiếm đóng Kuwait giúp Iraq lần đầu trở thành quốc gia kiểm soát 20% trữ lượng dầu thô của thế giới. Tuy nhiên, điều đó không mang lại cho người dân nước này sự giàu có, trái lại nó là khởi đầu cho kỷ nguyên của bất ổn kéo dài. Ảnh: AP.

1624723394217.png

Sự hiếu chiến của ông Saddam đã khiến Iraq bị cuốn vào cuộc khủng hoảng gần như không có hồi kết. Ngày 6/8/1990, Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm vận đối với Iraq trên toàn thế giới. Ngày 8/8, Mỹ tăng cường lực lượng quân sự đến Vịnh Ba Tư. Ảnh: RTE.

Ý đồ của Iraq
Có thể nói, việc Iraq đưa quân vào Kuwait là hành động vi phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập, vi phạm luật pháp quốc tế. Không có lý do chính đáng nào giải thích cho hành động này của Iraq. Vậy mục tiêu, ý đồ của Iraq là gì? Trước hết, theo như Tổng thống Sadam Hussein tuyên bố ngày 25/8/1990: “Kuwait là một vật cản khiến Iraq không có lối ra biển”. Trên thực tế, 2 đảo Warbah và Bubiyan thuộc Kuwait nằm án ngữ hầu hết 29km bờ biển của Iraq, chặn con đường giao thông từ cảng Umm Qasr của Iraq ra vịnh Persian. Như vậy, Iraq chiếm Kuwait chính là thực hiện mục tiêu “mở đường thông ra biển” hoặc ít nhất cũng thành lập được một chính phủ ở Kuwait thân Iraq, sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi của nước này vô điều kiện. Việc tồn tại một chính phủ thân với mình như vậy phù hợp với yêu cầu của Iraq trên mọi phương diện: (1) Iraq không bị lên án là xâm lược vì đã đưa quân vào Kuwait để xóa bỏ một thể chế quân chủ lỗi thời; (2) Bằng việc thương lượng với Chính phủ Kuwait dưới sự bảo trợ của mình, Iraq có thể mở rộng cảng Umm Qasr, một đầu mối quan trọng giúp phát triển kinh tế nước này; (3) Vấn đề biên giới giữa 2 nước sẽ được giải quyết dễ dàng và có lợi cho Iraq. Một mục tiêu không kém phần quan trọng của Iraq là nếu sáp nhập Kuwait với lý do “thu lại phần lãnh thổ bị mất” thì nghiễm nhiên Iraq có thêm một nguồn dầu lửa khổng lồ, chiếm 20% trữ lượng dầu lửa thế giới. Mặt khác, Kuwait là một nước giàu có hơn hẳn Iraq với hàng trăm tỷ USD gửi ở các ngân hàng nước ngoài, lợi tức hàng năm khoảng 8,8 tỷ USD sẽ giúp Iraq bù vào sự thiếu hụt ngân sách do nền kinh tế bị suy sụp sau cuộc chiến với Iran trước đó. Chính những toan tính trên đã dẫn tổng thống Iraq lúc đó có quyết định sai lầm, nguy hiểm. Để biện minh cho hành động tiến công Kuwait, ông Hussein nói: “Sự can thiệp của Iraq vào Kuwait cho phép chấm dứt sự phân chia giàu nghèo giữa thiểu số giàu có và đa số nghèo khó”. Cuối cùng, mục tiêu bao trùm nhất mà Iraq theo đuổi từ lâu là trở thành một cường quốc trong khu vực có khả năng chi phối vùng Vịnh và các nước Arập, hay nói cách khác, Iraq là người lãnh đạo, là “thanh mã tấu” của thế giới Arập.

Toan tính của Mỹ
Với ý đồ và tham vọng của mình, quyết tâm chiếm Kuwait của Iraq được củng cố thêm bằng hành động dường như “bật đèn xanh” của Mỹ. Thông qua đường ngoại giao, Mỹ khẳng định: “Không có ý kiến gì về những cuộc xung đột giữa các nước Arập”. Đặc biệt, trước việc Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kelly lúc đó nói: “Chúng tôi ủng hộ nền độc lập và an ninh của các nước bạn trong khu vực. Chúng tôi đã duy trì lực lượng hải quân tại đây nhưng chúng tôi không có hiệp ước phòng thủ với các nước vùng Vịnh. Điều này là rõ ràng”. Phải chăng đó là những tín hiệu về sự “không can thiệp” của Mỹ?
Tờ Newsweek tháng 3/1991 đã đăng bài phát biểu của một nghị sĩ Mỹ trong đó tiết lộ cuộc mặc cả giữa Tổng thống Saddam Hussein với Tổng thống Ai Cập Mubarak ngay từ tháng 5/1990 rằng: “Chúng tôi sẽ đưa quân vào Kuwait để lập lại sự bình đẳng về lợi ích kinh tế trong vùng”. Trước đó, ông Hussein cũng nói với vua Fahd của Saudi Arabia rằng “không có gì phải áy náy về việc cho rằng vùng Vịnh không nên có các quốc gia nhỏ, phải sáp nhập họ vào các quốc gia lớn”.
Rõ ràng, việc Iraq có ý định đưa quân vào Kuwait đã được “2 người bạn” (Ai Cập và Saudi Arabia) của Mỹ biết trước và vì thế Mỹ không thể không biết. Song xuất phát từ ý đồ “lập lại trật tự, củng cố quyền lợi ở Trung Đông”, Mỹ không những không có hành động ngăn chặn mà còn đẩy nhanh quá trình Iraq xâm lược Kuwait. Ngay cả khi Iraq, trước sự phản đối của dư luận, tuyên bố rút một phần lực lượng khỏi Kuwait, nhưng Mỹ vẫn không từ bỏ việc sử dụng sức mạnh quân sự, vẫn đưa quân đến vùng Vịnh. Tại sao vậy? Phải chăng đây là một cơ hội có một không hai để Mỹ “thủ tiêu” Iraq - mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ ở Trung Đông? Quả thực, thế giới không có lợi ích gì trong việc “khôi phục ngai vàng” của quốc vương Kuwait mà chỉ quan tâm đến việc “giá dầu có theo giá thị trường” hay không. Có thể khẳng định rằng việc đưa quân vào Kuwait của Iraq không nằm ngoài dự kiến của Mỹ và vì vậy Mỹ tìm mọi cách đẩy Iraq vào một tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, từ đó tạo cớ đánh Iraq.

1624723734893.png

Ngày 29/11/1990, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực chống lại Iraq, nếu Saddam không rút quân khỏi Kuwait trước ngày 15/1/1991. Ảnh: AFP.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
PHẦN 2: PHẢN ỨNG CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁI GIÁ IRAQ PHẢI TRẢ

Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh được khởi đầu với việc Iraq tiến công Kuwait là một hành động gây bất ngờ đối với các thành viên Hội đồng Bảo an
(HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ). Phản ứng hầu như đồng loạt của các nước được thể hiện thông qua thái độ bỏ phiếu thuận đối với Nghị quyết 660 lên
án việc Iraq đánh chiếm Kuwait.

1625224832303.png


Phản ứng của thế giới Thái độ của Anh và Pháp (2 trong số 5 nước ủy viên thường trực HĐBA) đều có khuynh hướng gây sức ép tối đa để buộc Iraq nhượng bộ, hơn là sử dụng vũ lực. Hai nước này e ngại cuộc đối đầu quân sự, nếu xảy ra với quy mô lớn, có thể gây ra thảm họa và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích lâu dài của họ ở vùng Vịnh. Vì vậy, trong suốt cả thời kỳ trước khi chiến sự giữa Iraq và liên quân bùng nổ, Anh và Pháp đều nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Ngay khi cuộc chiến tranh Iraq xảy ra, các nước cũng tuyên bố là để giải phóng Kuwait chứ không phải để tiến công Iraq. Đối với Liên Xô, nước này đang có những khó khăn nội bộ, nên tuyên bố không cử binh sĩ tham gia liên quân, trừ trường hợp lực lượng này đặt dưới sự chỉ huy của LHQ. Mặc dù tán thành việc sử dụng vũ lực buộc Iraq tuân thủ nghị quyết của HĐBA nếu các biện pháp hòa bình không mang lại kết quả, nhưng Liên Xô vẫn có nhiều nỗ lực ngoại giao, nhằm trì hoãn việc bùng nổ chiến tranh và cảnh cáo hành động vũ trang của liên quân chống Iraq “có nguy cơ vượt quá quyền hạn mà nghị quyết của LHQ đề ra”. Còn Trung Quốc, vừa thoát khỏi sự kiện Thiên An Môn, lợi ích chiến lược lúc này là cải thiện quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nhật, Liên Xô và khu vực Tây Âu, nên mặc dù có quan hệ với Iraq, Trung Quốc vẫn chấp nhận thỏa hiệp với các nước thành viên thường trực khác của HĐBA. Trung Quốc một mặt tìm cách ngăn ngừa sử dụng vũ lực tiến công Iraq; mặt khác, bỏ phiếu thuận các nghị quyết lên án Iraq và bỏ phiếu trắng Nghị quyết 678 cho phép sử dụng vũ lực chống Iraq. Thái độ của các nước thành viên không thường trực HĐBA cũng theo hướng phản đối Iraq. Nhóm các nước phương Tây phát triển như Canada, Áo, Phần Lan đồng nhất với Mỹ vì có lợi ích tương tự ở vùng Vịnh. Đối với các nước đang phát triển, việc thôn tính Kuwait của Iraq là hành động đi ngược lại với xu thế chung, nhất là đối với các nước nhỏ, đặt họ trước những nguy cơ bị thôn tính bằng vũ lực, cản trở tiến trình giải quyết các cuộc tranh chấp khu vực bằng biện pháp hòa bình. Trong khi đó, nhân danh LHQ, Mỹ một mặt tuyên bố sẵn sàng cho mọi giải pháp, đồng thời tích cực cô lập Iraq, tập hợp liên minh chống Iraq và huy động một lực lượng quân sự khổng lồ đến vùng Vịnh, bất chấp những nỗ lực hòa bình của các nước khác và cả việc vượt quá phạm vi cho phép của LHQ.

Tại sao Mỹ lại “tích cực” như vậy?
Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Ngay khi khủng hoảng xảy ra, giá dầu mỏ ở hầu hết các nơi trên thị trường thế giới đều tăng vọt, dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng mới, khiến nền kinh tế nhiều nước lao đao vì sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu. Đáng chú ý là khủng hoảng vùng Vịnh diễn ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang đứng bên bờ vực suy thoái. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến Mỹ phản ứng nhanh chóng và đưa một lực lượng lớn quân đội vào vùng Vịnh.

1625225047977.png


Mặt khác, từ sau Thế chiến II, Mỹ ra sức gạt bỏ vai trò của Anh, Pháp ở khu vực Trung Đông, dùng Israel và Iran làm chỗ dựa cho việc thực hiện ý đồ khống chế khu vực. Nhưng cách mạng Iraq (1958) và Iran (1979) đã làm hỏng tính toán đó của Mỹ. Ngoài ra, Iraq, với một lực lượng quân đội hùng mạnh ở Trung Đông, có khả năng làm “đối trọng” với đồng minh của Mỹ trong khu vực là Israel. Đặc biệt, giới lãnh đạo Iraq từ lâu đã theo đuổi chính sách đối ngoại không phù hợp với lợi ích của Mỹ, vì vậy Iraq đã trở thành “vật cản” đối với chiến lược của Washington tại khu vực. Mục tiêu tiếp theo của Mỹ, thông qua việc tiến hành chiến tranh, là khống chế khu vực dầu mỏ chiếm hơn 30% sản lượng dầu mỏ của thế giới, từ đó khống chế Nhật Bản và Tây Âu - những nước phụ thuộc lớn vào nguồn dầu mỏ vùng Vịnh, buộc những đối thủ kinh tế này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Cuối cùng, thông qua việc khuất phục Iraq, Mỹ có thể khẳng định vai trò siêu cường duy nhất trên thế giới; đồng thời, có cơ hội thử nghiệm những loại vũ khí hiện đại.

1625225251063.png


1625225278625.png


1625225350928.png


Sự “kiêu ngạo” của Saddam Hussein và cái giá Iraq phải trả
Nổi lên từ cuộc chiến tranh Iran - Iraq ở cương vị lãnh đạo một cường quốc quân sự nổi bật ở vùng Vịnh, Saddam Hussein tự cho mình là một nhà lãnh đạo cao nhất trong thế giới Arập. Tháng 4/1990, ông tuyên bố có một vai trò to lớn hơn trong khu vực và yêu cầu Mỹ phải rút khỏi vùng Vịnh, cho rằng khu vực này không cần có sự hiện diện của nước ngoài. Ngày 1/7, Hussein tuyên bố Iraq sở hữu vũ khí hóa học; đồng thời, đưa ra vài bài phát biểu có tính chất khiêu khích, cho rằng một mình Iraq đã bảo vệ “dân tộc Arập” chống lại mối đe dọa lâu đời của vùng Vịnh Persian (ám chỉ Israel).
Vào thời điểm cuộc xâm lược Kuwait, Quân đội Iraq là một đơn vị thiện chiến đã qua thử thách. Iraq bắt đầu cuộc chiến tranh với hơn 1 triệu quân, 100.000 xe tăng và xe bọc thép chở quân, 3.000 khẩu pháo lớn; tên lửa Scud mang đầu đạn thường hoặc hóa học, sinh học; 700 máy bay chiến đấu hiện đại các loại và một hệ thống chỉ huy kiểm soát phòng không hiện đại... Trong 6 tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh Iran - Iraq, Quân đội Iraq đã thể hiện một khả năng tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng, trên nhiều trục, với sự tham gia của nhiều quân đoàn thọc sâu vào trong lãnh thổ của đối phương... Quân đội Iraq đã phát triển một hệ thống bảo đảm an ninh và đánh lừa đối phương tốt ở cấp chiến dịch. Tuy nhiên, việc Iraq xâm lược Kuwait đã dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng.

1625225492934.png

T54/55

1625225562453.png

T-62

1625225655098.png


1625225743877.png

T-72

1625225799850.png

Mig-21

1625225915801.png

Mig-23

1625226024415.png

Mig-25

1625226126988.png

1625226216948.png

Tên lửa Al-Hussein

1625226256940.png

Tên lửa Scud

Một là, Mỹ có cớ để can thiệp vào vùng Vịnh với chiêu bài “giải phóng Kuwait”, tập hợp lực lượng tiến hành cuộc chiến tranh chống Iraq. Ngay sau khi đưa quân tiến công Kuwait, Tổng thống Saddam Hussein đã phải đối mặt với một bất lợi ngoài dự kiến là vấn đề không chỉ dừng lại ở khu vực các nước Arập mà nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới với sự bất lợi về chính trị cho nước này. Cụ thể, HĐBA LHQ với sự thao túng của Mỹ đã đưa ra một loạt nghị quyết trong đó có Nghị quyết 678 (ngày 29/11/1990) cho phép sử dụng vũ lực trừng phạt Iraq.
Hai là, việc Iraq xâm lược Kuwait làm cho mối quan hệ giữa các nước Arập vốn đã lỏng lẻo càng chia rẽ hơn bao giờ hết. Liên đoàn Arập được thành lập tháng 3/1945 với mục tiêu đoàn kết chống lại chủ nghĩa thực dân, bảo vệ quyền lợi của dân tộc Arập, song giữa các nước thành viên vẫn âm ỉ những mâu thuẫn nội tại khó điều hòa. Có thể thấy những mâu thuẫn đó qua quan hệ giữa Iraq và Syria đối với cuộc nội chiến ở Liban, trong đó mỗi nước ủng hộ 1 phe phái; giữa Iraq và Ai Cập - nước có cùng tham vọng làm lãnh đạo thế giới Arập; giữa các nước Arập đối với vấn đề giải phóng các vùng đất bị Israel chiếm đóng; trong đó, một số nước ủng hộ giải pháp vũ lực, một số nước muốn thương lượng hòa bình…Và đặc biệt là những mâu thuẫn hết sức nhạy cảm ẩn chứa trong lòng thế giới đạo Hồi, giữa các dòng đạo khác nhau với những quan niệm riêng về giáo lý lễ phục… Tất cả những mâu thuẫn nội tại đó thường bùng nổ quyết liệt bởi sự “nhòm ngó” của phương Tây. Như vậy, cuộc khủng hoảng vùng Vịnh với việc Iraq xâm lược Kuwait và sau đó liên quân do Mỹ đứng đầu tiến hành cuộc chiến tranh hủy diệt Iraq, là sự bùng nổ những mâu thuẫn từ lâu giữa các nước trong thế giới Arập - đạo Hồi, giữa thế giới Arập - đạo Hồi với Mỹ và phương Tây. Thế giới Arập vốn là một dân tộc có tiếng nói chung, phong tục tập quán chung và một nền văn minh chung, nhưng trong quá trình lịch sử đã hình thành hơn 20 quốc gia có chế độ chính trị khác nhau và do đó cũng nảy sinh những mâu thuẫn chồng chéo và hết sức phức tạp. Tất cả những mâu thuẫn đó trở nên phức tạp hơn khi có sự lũng đoạn, tranh giành quyền lợi của các nước phương Tây tại khu vực này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
PHẦN 3: MỸ VÀ LIÊN QUÂN TIẾN CÔNG IRAQ

Dưới áp lực của Mỹ, ngày 6/8/1990, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 661, quy định các biện pháp cấm vận kinh tế, quân sự và giao thông đối với Iraq; ngày 29/11, thông qua Nghị quyết 678 về việc cho phép các nước thành viên hợp tác với Kuwait sử dụng các biện pháp cần thiết nhằm khôi phục hoà bình và an ninh trong khu vực.

1625939011433.png

Tháng 4 năm 1990, Tổng thống Iraq ông Saddam Hussein đang phát biểu trước quân đội nước này về việc Mỹ và liên quân sẽ sớm tấn công Iraq. Ảnh: Theguardian.


1625934859298.png

Máy bay F-15 của Mỹ tại căn cứ Ả rập Xê-út trước chiến dịch "Bão táp sa mạc"

Chiến dịch “Bão táp sa mạc”
Việc Iraq chiếm đóng Kuwait đặt ra vấn đề khẩn cấp đối với các nhà hoạch định quân sự của Mỹ. Do đó, Tổng thống W.Bush thông báo rằng, Mỹ sẽ tung ra một chiến dịch “bảo vệ toàn diện”, nhằm ngăn chặn Iraq tiến công Saudi Arabia hay còn gọi là chiến dịch “Lá chắn sa mạc”. Theo đó, Mỹ ra lệnh cho các tàu sân bay di chuyển đến vịnh Oman và biển Hồng Hải. Ngày 5/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Richard Bruce Cheney cùng chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm sẵn sàng đưa quân sang Saudi Arabia và bảo đảm sẽ rút quân khỏi nước này sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Cùng ngày, Vua Fahd của Saudi Arabia đề nghị Mỹ can thiệp. Ngày 6/8/1990, Mỹ sử dụng 480 máy bay, hơn 160 tàu vận tải để cơ động lực lượng và binh khí, kĩ thuật đến vùng Vịnh. Tháng 9/1990, Mỹ triển khai thêm 4 tàu sân bay (mỗi chiếc có 74 máy bay), 1 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục, 6 tàu ngầm nguyên tử, 400 máy bay chiến đấu; đồng thời, tiến hành các cuộc diễn tập ở vùng biển Bắc Ai Cập và cuộc diễn tập phối hợp Mỹ - Saudi Arabia (ngày 15/11/1990). Từ tháng 11/1990 đến ngày 16/1/1991, Mỹ và liên quân đã điều động, triển khai khoảng 700 nghìn quân (Mỹ: 420 nghìn, Anh: 35 nghìn, Pháp: 10 nghìn, các nước vùng Vịnh: 150 nghìn, Ai Cập: 36 nghìn, Syria: 19 nghìn...); 4.100 xe tăng, thiết giáp; 3.721 máy bay; thiết lập hệ thống bảo đảm hậu cần, kĩ thuật, tiến hành các hoạt động trinh sát, nghi binh. Iraq có 1 triệu quân, trong đó có 700 nghìn quân chính quy (55 đến 60 sư đoàn), 12 nghìn xe tăng và xe thiết giáp, 700 máy bay, 3.500 pháo, 106 tàu chiến... Với ưu thế về lực lượng, Mỹ và các nước liên quân muốn gây sức ép buộc Tổng thống Iraq Saddam Hussein phải ngồi vào bàn đàm phán nhằm giải quyết cuộc xung đột bằng giải pháp chính trị, song Saddam Hussein đã thẳng thừng từ chối. Cùng lúc đó, Mỹ vận động các nước đồng minh, đặc biệt là Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 678 cho phép sử dụng “mọi biện pháp cần thiết” nếu Iraq không rút quân khỏi Kuwait trước ngày 15/1/1991. Trước hành động chuẩn bị can thiệp bằng lực lượng quân sự của Mỹ và đồng minh, Iraq thành lập Bộ Chỉ huy mặt trận Kuwait (ngày 24/11); động viên tất cả các quân nhân dự bị; tổ chức diễn tập đề phòng chiến tranh hóa học và hạt nhân (ngày 7/12/1990); tiến hành huấn luyện các đội quân đặc nhiệm; tổ chức các cuộc diễn tập phòng thủ dân sự; lên kế hoạch sơ tán khoảng 4 triệu dân ra khỏi Thủ đô Baghdad, tăng cường ngụy trang, nghi binh, cất giấu lực lượng; xây dựng các tuyến phòng thủ. Tuy nhiên, Iraq không đề ra một chiến lược, kế hoạch hay hoạt động quân sự cụ thể nào, nhằm ngăn cản việc triển khai lực lượng của Mỹ và liên quân.

1625935431835.png


1625938914860.png


1625938934752.png


1625938963964.png



Rạng sáng 17/1/1991, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ phóng cấp tập từ các tàu chiến vào mục tiêu quân sự, đồn chỉ huy của Iraq. Tòa nhà thông tin tại Thủ đô Baghdad là nơi đầu tiên trúng tên lửa, mở đầu chiến dịch “Bão táp sa mạc”.

1625939113920.png


1625935578343.png


1625935390137.png


400 máy bay của liên quân liên tục tiến công các cơ sở trọng yếu, đầu mối thông tin, căn cứ không quân, trận địa pháo cao xạ, tên lửa, các nhà máy hóa học, nguyên tử của Iraq. Mãi sau gần một giờ, Quân đội Iraq mới có biện pháp đáp trả bằng tên lửa và pháo phòng không Ngoài ra, Quân đội Baghdad dùng tên lửa Scud bắn sang Israel và Arab Saudi. Quân đội Iraq dù có lực lượng đông nhưng “không tinh”. Trong khi Iraq chủ yếu sở hữu máy bay thế hệ 2, thì Mỹ và liên quân đã có máy bay thế hệ 4. Trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”, Mỹ sử dụng hơn 20 loại máy bay. Mỗi ngày, Mỹ điều hơn 1.000 đợt không kích từ mọi địa hình. Các loại vũ khí, máy bay chiến đấu, ném bom, bộ chỉ huy thông tin, điều khiển của Mỹ đều mạnh hơn Iraq nhiều lần. Ngay từ đầu chiến dịch, Mỹ đã tập trung phá hủy các cơ sở thông tin, căn cứ không quân và phòng không của Iraq; thế nhưng, Iraq không hề có bất kì phản kháng nào và nhanh chóng bại trận. Nhiều chuyên gia quân sự từng đánh giá cao năng lực phòng không của Iraq với hơn 7.000 khẩu pháo cao xạ, tuy nhiên chỉ có duy nhất 1 máy bay Mỹ bị bắn cháy. Máy bay tàng hình của Mỹ như “đi dạo ở chốn không người” trước các tên lửa đất đối không của Iraq.

1625939272486.png


1625935813309.png

F-117

1625935924854.png

B-52

1625935981256.png

F-16

1625936020884.png

F-15

1625936065014.png

F-14

1625936114481.png

A-10

1625939196633.png

AH-64

1625939225723.png

M1 Abrams

1625939169235.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(tiếp)

1625938241629.png

Mig-23 của KQ Iraq

1625937951137.png


1625938183202.png

Mig-25 của KQ Iraq

1625938026328.png


1625938066340.png

Mig-29 của KQ Iraq

Trong tuần đầu tiên của chiến dịch, Iraq mất 38 máy bay chiến đấu và hơn 100 chiếc phải bay sang Iran trốn. Ngày 23/1, Iraq bất ngờ xả 1 triệu thùng dầu thô ra biển, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sau khi triệt hạ dễ dàng các căn cứ chỉ huy đầu não, Mỹ tập trung tiêu diệt cơ sở thông tin, điều khiển của Iraq. Giai đoạn ba của cuộc chiến là tiêu diệt trận địa tên lửa Scud; phá hủy nhà máy lọc dầu, đường sắt, cầu đường, cảng biển... Để giải vây cho cuộc chiến, Iraq chọn giải pháp bắn cấp tập tên lửa Scud vào Arab Saudi và Israel với hy vọng liên quân Arab rút lui và Israel tham chiến. Tuy nhiên, chính quyền Jerusalem giữ thái độ trung lập và các nước Arab vẫn tiếp tục tham chiến, trừ Jordan.

1625937704732.png

Tàu tuần dương Mỹ bắn tên lửa Tomahawk vào Iraq

1625938298391.png


1625936265449.png


1625936342146.png


1625936293351.png

Các giếng dầu bị đốt cháy và dầu chảy ra biển

1625936642988.png


1625936709484.png

Tên lửa Scud của Irag bị phá hủy

Lần duy nhất Iraq phản công mạnh mẽ là ngày 29/1/1991 khi 1.500 quân với 80 xe tăng tiến công lực lượng liên quân ở Khafji, Arab Saudi. Dù vậy, khi trận chiến này kết thúc, Iraq cũng phải rút quân sau 2 ngày do lính thủy đánh bộ Mỹ và không quân tiến vào yểm trợ. Việc không chiếm được vị trí chiến lược Khafji là sai lầm nghiêm trọng của Iraq. Chỉ cần làm chủ khu vực trọng yếu này, Iraq sẽ kiểm soát lượng lớn dầu cung cấp cho Trung Đông và tiến công lực lượng Mỹ triển khai dọc chiến tuyến. Kết thúc chiến dịch “Bão táp mạc” với cách đánh thần tốc và có trọng điểm, Mỹ chiếm được ưu thế quá lớn và Iraq thất bại từ những giây phút đầu tiên. Tạp chí Time của Mỹ ước tính trong 38 ngày đêm không kích, Mỹ phá hủy hơn 1.685/5.500 xe tăng của Iraq, 1.400 khẩu pháo, 97 máy bay tiêm kích. Toàn bộ hệ thống cầu cống, đường xá bị phá hủy nghiêm trọng. Hơn 45 vạn quân của Iraq co cụm và không phát huy được sức mạnh của lực lượng đông nhất vùng Vịnh.

1625938431775.png


1625938481262.png


1625938524538.png


1625938590938.png

Các giếng dầu Kuwait bị đốt cháy

1625938747885.png


1625938810605.png

Quân đội Anh trong liên quân

1625937328357.png

Xe tăng Iraq bị phá hủy


1625936856691.png


1625936878207.png

Lính Iraq bị bắt làm tù binh

Chiến dịch “Thanh kiếm sa mạc”
Sau khi đã “làm mềm chiến trường”, phá hủy đa số trận địa hỏa lực, bãi vật cản, công sự trận địa…, làm nản lòng binh sĩ Iraq bằng lượng bom đạn khổng lồ, đúng 1 giờ ngày 24/2/1991, liên quân tiến hành cuộc tiến công trên bộ với mật danh “Thanh kiếm sa mạc”. Lực lượng tham gia chiến dịch này gồm có: 16 sư đoàn, 6 lữ đoàn… được yểm trợ tối đa của không quân, tên lửa, pháo binh và hải quân. Mở đầu, Mỹ và liên quân sử dụng 2 lữ đoàn đổ bộ nghi binh lên bờ biển Đông Kuwait; lực lượng chủ yếu (10 sư đoàn) vượt biên giới Arab Saudi, hình thành nhiều mũi đột phá chiến tuyến phía Tây Nam rồi thọc sâu đánh vào lực lượng tinh nhuệ nhất của Iraq (7 sư đoàn) ở Tây Nam Basra; đồng thời, sử dụng 300 máy bay trực thăng đổ bộ một lữ đoàn vào sâu Iraq hơn 80km. Tiếp đó, các hướng, mũi nhanh chóng phát triển, tiến vào Thủ đô Kuwait, thọc sâu tới thung lũng sông Tigre và Euphrate. Sau 4 ngày tiến công, chiếm toàn bộ Kuwait và đột nhập sâu vào Nam Iraq gần 400km. Ngày 26/2, Quân đội Iraq bắt đầu rút khỏi Kuwait, đốt cháy các giếng dầu. Một đoàn quân Iraq dài dằng dặc rút lui dọc theo đường cao tốc Iraq - Kuwait, nhưng bị liên quân tiến công liên tục, khiến nhiều phương tiện bị hủy hoại và nhiều binh sĩ thiệt mạng tới mức nó được gọi là “xa lộ chết”. Kết quả, Mỹ và đồng minh đã loại khỏi chiến đấu 29 sư đoàn quân Iraq (có 5 sư đoàn thiết giáp), bắt hơn 50.000 tù binh. Phía liên quân có hơn 4.000 người thương vong (riêng Mỹ có hơn 600 người). Việc nhanh chóng thất bại khiến Iraq phải tuyên bố rút quân khỏi Kuwait, chấp nhận không điều kiện toàn bộ các nghị quyết của HĐBA LHQ, trong đó có yêu cầu phải hủy bỏ các loại vũ khí hóa học, hạt nhân, tên lửa tầm xa, thừa nhận đường biên giới với Kuwait năm 1963, dành 1 phần thu nhập xuất khẩu dầu để bồi thường chiến tranh.

1625937070911.png


1625936924396.png


1625936997291.png


1625937019447.png


1625937179119.png


1625937218821.png

Khí tài và phương tiện của Iraq bị phá hủy trên "Xa lộ chết chóc"
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Những điệp vụ tình báo vô tuyến điện tử

1. Tiêu diệt Dzokhar Dudaev - Tổng thống tự xưng của Chechnya

Trong tác chiến, tình báo điện tử tập trung vào việc định vị các mục tiêu cụ thể, xác định mô hình hoạt động của các mục tiêu tình báo điện tử, từ đó đưa ra các phương án tác chiến. Một ví dụ điển hình về ứng dụng tình báo điện tử trong tác chiến là chiến dịch tiêu diệt Dzokhar Dudaev - Tổng thống tự xưng của Chechnya.

1626228012282.png

1626228055178.png

Dzokhar Dudaev

Mùa Xuân năm 1996, phiến quân Chechnya dưới sự chỉ huy của Dudaev đã thực hiện một loạt vụ khủng bố quy mô lớn ở thành phố Kizliar, làng Pervomaiskoe, đánh vào đoàn xe của Trung đoàn cơ giới 245, khiến gần100 binh lính Nga thương vong… Tổng thống Nga khi đó là ông Boris Eltsin nhận thấy không còn cơ hội đối thoại với Dudaev, trong khi cuộc bầu cử Tổng thống Nga lại đang đến gần, chỉ số tín nhiệm ông Eltsin xuống rất thấp. Trước sức ép của Nghị viện Nga, ông Eltsin đã ra lệnh tiêu diệt Dudaev. Và chiến dịch được bắt đầu. Trước đó, Dzokhar Dudaev đã ba lần thoát chết trong các vụ mưu sát do các cơ quan đặc nhiệm Nga thực hiện: thoát chết khi xạ thủ bắn trượt; thoát chết khi xe trúng mìn trên đường di chuyển; thoát chết khi hắn đã ra khỏi nhà 05 phút trước khi ngôi nhà đó bị tên lửa phá hủy hoàn toàn.

1626228248449.png

1626228387752.png

Nổ bom xe tại thành phố Kizliar

Để thực hiện chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh ly khai Dzokhar Dudaev lần này, hai sỹ quan cấp tá được điều đến các đơn vị tình báo ở Chechnya cùng hàng chục binh sỹ được huấn luyện tốt, có kỹ năng bắn tỉa, kỹ năng sử dụng các loại mìn, có khả năng liên lạc vô tuyến dẫn đường cho máy bay, cùng sự tham gia của các nhân viên Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) và Tổng cục Tình báo - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nga, các phi công Không quân Nga. Dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Iakovlev, đội phó đội đặc nhiệm, đội đã tiến hành rà soát làng Chekhi Chu cách Grozny (thủ phủ Chechnya) 30 - 40km về phía Đông Nam. Trước đó, nguồn tin mật báo về, ngày 21/4/1996, Dudaev đã ba lần đến khu vực này cùng với 30 cận vệ, mỗi lần đến Dudaev thường gọi điện thoại vệ tinh tại một địa điểm trong bãi hoang.
Đánh giá các yếu tố liên quan để xác định phương án cho thấy: lực lượng cận vệ của Dudaev luôn rà soát một phạm vi rộng mỗi khi Dudaev xuất hiện, nên không thể bí mật đưa lính bắn tỉa vào tiếp cận. Khi có “nguồn tin” người Chechnya thông báo điểm đến của Dudaev, phương án đặt mìn được tiến hành, nhưng Dudaev đã không xuất hiện ở đó. Phía Nga bắt đầu nghi ngờ đó là thông tin giả. Như vậy, kế hoạch đặt mìn không khả thi.
Cuối cùng, bằng phương pháp kinh điển đơn giản nhất - tiền, phía Nga đã nắm được yếu huyệt của Dudaev. Tình báo Nga đã thỏa thuận giá 1 triệu USD cho những người Chechnya để cuối cùng biết được Dudaev thường sử dụng điện thoại vệ tinh để liên lạc.
Sau khi cân nhắc, tình báo Nga quyết định tiến công tiêu diệt Dudaev bằng tên lửa từ máy bay. Tên lửa được sử dụng có đầu dẫn laser, bắt tín hiệu theo tia phát từ điện thoại vệ tinh. Đây là phương pháp họ đã sử dụng vài lần, tuy chưa thành công, nhưng họ cũng muốn thử theo hướng này một lần nữa. Từ sân bay ở Mozdok đến làng Chekhi Chu - nơi ẩn nấp của Dudaev, máy bay mất khoảng từ 07 đến 08 phút bay, còn Dudaev thường nói chuyện bằng điện thoại vệ tinh chỉ trong 05 phút, và khi ngắt điện thoại, tín hiệu không còn nữa, tên lửa lập tức bị “mù”. Tình báo Nga hiểu rằng: để phóng tên lửa trúng vào vị trí Dudaev đang gọi điện thoại, cần biết mã số của máy. Theo kênh riêng của mình, tình báo Nga biết được Dudaev sử dụng điện thoại vệ tinh của Mỹ. Tuy nhiên, còn 03 vấn đề nữa cần giải quyết: (1) Chỉnh thiết bị của tình báo nhắm vào điện thoại; (2) Phải kịp thời nắm được thời điểm Dudaev có cuộc liên lạc tiếp theo; (3) Kịp thời ra lệnh cho các máy bay xuất kích. Và Nga đã gặp may, trong ngày định mệnh đó, Dudaev đã nói chuyện lâu gấp 03 lần bình thường, khoảng 15 đến 20 phút và đó là tất cả những gì người Nga cần.
Vào chiều ngày 21/4/1996, trên độ cao 22.000m, chiếc máy bay do thám A-50 bay trên bầu trời Chechnya. Đến gần 20h, chiếc A-50 bắt được sóng điện thoại của Dudaev. Hai chiếc máy bay SU-25 cất cánh từ sân bay Mozdok và sau 10 phút đã bay đến làng Gekhi-Chu (phía tây Chechnya), nơi Dudaev đang trú ẩn và phóng 2 trái bom hạng nặng trúng mục tiêu.

1626229518714.png

1626229540810.png

Máy bay trinh sát, cảnh giới điện tử A-50

1626229575187.png

1626229622889.png

Cường kích SU-25

Trong chớp mắt, khi người ta mới kịp nghe tiếng máy bay, thì đã bùng lên một tiếng nổ. Vài tiếng sau đó phía Nga nhận được thông tin: phiến quân đang chuẩn bị mai táng cho Dudaev. Một tin mã hóa được truyền về Bộ Tổng Tham mưu Nga: “Ông chủ đã ngủ rất say”. Tin tức này truyền đi với sự vui mừng khó diễn tả của Tổng thống Eltsin và ông hứa phong tặng anh hùng cho những người lập chiến công này. Về sau tình báo Nga mới biết đi cùng với Dudaev còn có cả vợ và các trợ lý, cận vệ của hắn. Rõ ràng, nếu không có tình báo điện tử tác chiến, việc xác định vị trí thiết bị liên lạc mà Dudaev sử dụng là bất khả thi.

1626228826668.png


1626228854489.png


1626228884655.png


Hiện trường Dudaev bị trúng tên lửa từ máy bay Nga

1626229712110.png

Tổng thống Eltsin

Vào ngày 22/4/1996, Tổng thống Eltsin đang viếng thăm thành phố Khabarovsk. Sau cuộc gặp gỡ ban lãnh đạo vùng, đoàn khách đến một nhà hàng ở địa phương để ăn trưa. Khi bữa ăn đang diễn ra sôi nổi, thì một sĩ quan thông tin tiến lại gần, báo với Tổng thống Eltsin là Giám đốc Cơ quan An ninh liên bang đang chờ nói chuyện, có tin quan trọng và khẩn cấp. Ông Eltsin sang phòng bên cạnh.
Một người chứng kiến cảnh đó về sau kể: ông Eltsin hồi hộp đến mức quên đóng cửa sau lưng lại, và gần như la lớn vào ống điện thoại: "Điều đó có chắc chắn không? Đó có phải là sự thật không?". Ông cám ơn rối rít và hứa sẽ phong anh hùng cho những người thực hiện chiến dịch. Tổng thống Nga quay lại bàn ăn với tinh thần vui vẻ và thậm chí nhảy nhót nữa. Sáng hôm sau tất cả các hãng thông tấn đều đưa tin giật tin: Dudaev đã bị giết …
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cái chết của Tổng thống Libya - Gaddafi

Ngày 20/10/2011, ông Gaddafi đã bị bắn chết sau khi bị bắt ở ngoại ô thành phố Sirte. Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của ông, ít người được biết là chỉ bắt nguồn từ một câu nói. Trên đường tháo chạy, Tổng thống Gaddafi đã ghi âm lời phát biểu của mình sau đó chuyển trực tiếp cho các kênh truyền thông bằng điện thoại vệ tinh. Giọng nói của ông lập tức được các thiết bị đặc biệt ghi lại và phân tích, đối chiếu. Sau khi xác thực, nhân viên giám sát lập tức ra lệnh khóa chết khu vực có “mục tiêu đầu sỏ”.
Ngay sau đó, hàng chục tốp máy bay của Mỹ, Anh, Pháp từ mọi hướng tập trung đánh chặn con đường tháo chạy của đoàn xe. Kế hoạch đào tẩu bị tan vỡ, ông Gaddafi bị vây hãm và sau đó bị bắt, rồi bị giết như chúng ta đã biết. Nếu trong tay ông ta lúc đó không có chiếc điện thoại vệ tinh, biết đâu lịch sử đã không rẽ sang hướng khác?

1626425312881.png

Tổng thống Gaddafi

Sau 8 tháng nội chiến tại Libya cùng với sự can thiệp quân sự của NATO, cuối cùng Muammar Gaddafi và phe nhóm của mình đã bị dồn ép về thành phố ven biển Sirte, quê hương của lãnh tụ này. Tại đây, Gaddafi và những người thân cận phải di chuyển giữa các ngôi nhà bỏ hoang để tránh đạn pháo của phiến quân bao vây thành phố này.
Trong boongke chỉ huy tạm thời nơi Gaddafi và các trợ lý thân cận trú ẩn trong 10 ngày qua, một kế hoạch tẩu thoát cuối cùng đầy rủi ro đã được kích hoạt và tới 100 chiếc xe chuẩn bị khởi hành, trong đó có 5 chiếc xe chở nhà lãnh đạo Libya bị lật đổ và những người thân cận chủ chốt.
Đoàn xe được cho là đi theo hai tuyến đường, với khoảng 75 người trong một nhóm chính đi theo đường chính và nhóm còn lại sẽ đi ven đường trước khi trốn ra sa mạc và hướng về phía nam.
Đêm 19 rạng sáng 20/10/2011, lực lượng bảo vệ Gaddafi ở Quận 2 liên tục bị bắn phá. Mutassim tổ chức một cuộc phá vây, đưa bố mình, dân thường và những người bị thương lên một đoàn xe bán tải được nạp đầy vũ khí và đạn dược. Tuy nhiên, khác với thời gian khởi hành dự kiến là 3h30 hoặc 4h sáng, đoàn xe đến 8h mới xuất phát và vào thời điểm đó, quân nổi dậy đã chờ sẵn để đối phó với họ.
Sáng 20/10/2011, con trai của Gaddafi là Mutassim (phụ trách phòng thủ Sirte) tổ chức một đoàn xe 50 chiếc được vũ trang mạnh, rút khỏi thành phố.
Đoàn xe đến được một con đường để ra khỏi thành phố nhưng một tên lửa phóng từ máy bay không người lái đã phát nổ cạnh chiếc xe chở Gaddafi. "Nó gây ra một vụ nổ lớn, khiến túi khí trong xe bật ra và mảnh vỡ găm vào người tôi", Dhao kể lại.
Các quan chức NATO biết, đoàn xe của Gaddafi là một mục tiêu có giá trị cao vì đoàn xe này rất đồ sộ và họ có thể phát hiện mệnh lệnh chỉ huy được phát ra từ đâu. Đó là lúc quân NATO trao cho mình quyền tấn công.
Gaddafi bị chặn đường thoát thân ở mọi hướng, máy bay không người lái và máy bay quân sự vần vũ trên không. Con đường phía trước đoàn xe đã bị quân nổi dậy chặn. Lực lượng cận vệ của Gaddafi bắn trả bằng súng phóng lựu nhưng bị chế áp bởi hỏa lực súng máy phòng không.
Chiến đấu cơ NATO thả hai quả bom xuống đoàn xe của Gaddafi, phá hủy 14 chiếc xe, giết 53 người, khiến Gaddafi và các thân tín phải xuống xe và bỏ chạy vào một khu nhà gần đó, trong khi quân nổi dậy tiếp tục tấn công. Một người sống sót kể rằng Gaddafi khi đó đội mũ bảo hộ, mặc áo chống đạn và mang súng trường, một khẩu súng ngắn được giắt trong túi.
Lúc này, Gaddafi chỉ còn 10 người bên cạnh, bao gồm cả vệ sĩ riêng của ông. Cực chẳng đã, họ tìm cách trú ẩn trong một ống cống, nhưng một lần nữa lại bị dân quân phát hiện và truy kích. Theo các nhân chứng sống sót được HRW phỏng vấn, một vệ sĩ của Gaddafi quăng 3 quả lựu đạn về phía phiến quân, nhưng rủi thay, một quả chạm vào một bức vách bằng xi-măng bật ngược trở lại và nổ ngay giữa nhóm thân cận của Gaddafi khiến bộ trưởng quốc phòng của ông này là Abu Bakr Younis thiệt mạng còn Gaddafi và những người khác bị thương vì các mảnh lựu đạn văng ra. Nhóm truy đuổi liền xông lên đánh Gaddafi tới tấp.
Bản báo cáo của HRW có đoạn: “Ngay khi các phiến binh bắt được Gaddafi, họ liền hành hạ ông ta. Máu phun ra từ vết thương ở đầu do mảnh lựu đạn. Khi ông bị lôi ra con đường lớn, một dân quân dùng một vật trông giống lưỡi lê đâm vào hậu môn Gaddafi, tạo thêm một vết thương chảy nhiều máu.” Đám dân quân sau đó tiếp tục đấm đá Gaddafi liên hồi.

1626426441059.png

1626425668799.png

1626425741653.png

1626425781698.png

Gaddafi còn sống khi bị bắt

Tại thời điểm bắt được Gaddafi, nhóm dân quân hoàn toàn bất ngờ về sự có mặt của cựu lãnh đạo Libya ở Sirte.
Đoạn video clip (quay bằng di động) mà HRW thu được ghi lại quãng thời gian 3 phút rưỡi sau khi Gaddafi bị bắt. Đám dân quân vây quanh Gaddafi, miệng liên tục hét to “Allahu Akbar!”.
Khalid Ahmed Raid, tư lệnh lữ đoàn dân quân Bờ biển phía Đông của Misrata thừa nhận với HRW rằng tình hình khi ấy ngoài vòng kiểm soát. Khalid nhớ lại: “Khi chúng tôi bắt được Gaddafi, tình hình thật hỗn độn. Rất nhiều chiến binh vây quanh, họ giật tóc và đánh ông ta. Ông ta còn sống khi tôi nhìn thấy ông ta, nên chắc hẳn ông ta đã bị bắn sau đó, chứ không phải lúc chúng tôi thấy ông ta ở đó. Chúng tôi hiểu là cần phải có việc xét xử, nhưng chúng tôi không thể kiểm soát được.”
Nguyên nhân chính xác khiến Gaddafi chết vẫn chưa rõ. Theo HRW, một số chiến binh đến từ Benghazi nhận đã bắn chết Gaddafi trong lúc tranh cãi với các chiến binh Misrata về việc chuyển Gaddafi đi đâu, nhưng các tuyên bố vẫn chưa được xác nhận. Như vậy ngoài lý do bị bắn, Gaddafi có thể đã chết vì vết thương do lựu đạn hoặc vì bị phiến quân hành hạ.

1626426338270.png

Ống cống nơi Gaddafi bị quân nổi dậy phát hiện. Ảnh: Reuters.

Tuyên bố chính thức của NTC nói rằng Gaddafi bị trúng đạn trong một vụ đấu súng, nhưng các nhân chứng nói rằng quân nổi dậy đã bắn chết Gaddafi bằng phát đạn vào bụng. Con trai của Gaddafi, Mutassim, cũng bị bắt và chết vài giờ sau đó.
Nhà nghiên cứu bệnh học pháp lý của Libya, Othman al-Zintani, đã khám nghiệm tử thi của Gaddafi và con trai ông ta. Mặc dù al-Zintani ban đầu nói với báo chí rằng Gaddafi chết vì phát đạn bắn vào đầu, báo cáo khám nghiệm tử thi cuối cùng không được công khai.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vụ bắn nhầm đáng xấu hổ của hải quân hiện đại nhất thế giới

Theo Global Security, năm 1987, Không quân Iraq tiến công tàu khu trục USS-Stark của Mỹ đang hoạt động trong eo biển Hormuz. Đến tháng 4/1988, Hải quân Mỹ quyết định mở rộng phạm vi bảo hộ xung quanh khu vực eo biển Hormuz. Theo đó, Hải quân Mỹ triển khai tuần dương hạm USS-Vincennes (CG-49) lớp Ticonderoga mang tên lửa điều khiển đến khu vực và hoạt động như một hệ thống cảnh báo sớm. Tàu được trang bị radar AN/ SPY-1, hệ thống chiến đấu Aegis. Hạm trưởng William C. Rogers III, chỉ huy con tàu rời cảng San Diego ngày 25/4/1988, đến Bahrain ngày 29/5/1988.

1626666295327.png

1626666423699.png

USS-Vincennes (CG-49)


Nhầm lẫn của hệ thống chiến đấu tối tân

Ngày 03/7/1988, USSVincenne qua eo biển Hormuz trở về Bahrain sau một nhiệm vụ hộ tống. Một trực thăng cất cánh từ tuần dương hạm này đã bị tàu tuần tra của Hải quân Iran tiến công. Hạm trưởng William C.Rogers III cho tàu quay lại và truy đuổi tàu tuần tra của Iran. Đúng vào thời điểm đó, chiếc máy bay chở khách Airbus A-300 203 B2, số hiệu IR655, có tên đăng ký quốc tế EP-IBU của hãng hàng không Iran Air rời khỏi sân bay Bandar Abbas (10giờ 17 phút) trong hành trình đến sân bay Dubai. Máy bay của Iran sử dụng hệ thống thu - phát tín hiệu mã “squawk” (đặc trưng của máy bay dân sự) và duy trì liên lạc vô tuyến với trạm kiểm soát không lưu mặt đất. Ngay khi vừa cất cánh, máy bay đã lọt vào phạm vi kiểm soát của radar Aegis. Tuần dương hạm này phát đi 03 đoạn mã vô tuyến yêu cầu khai báo nhận dạng, nhưng không nhận được phản hồi.
1626667726671.png

1626666555645.png

Máy bay Airbus A-300 203 B2 của hãng hàng không Iran Air

1626667304381.png

1626666654122.png

Đường bay của IR655

Ê kíp chiến đấu trên tàu cho rằng, máy bay đang bay trên đầu họ là một tiêm kích F-14 Tomcat của Không quân Iran. Hạm trưởng William C. Rogers III cho đây là “một mối đe dọa” và ra lệnh phóng 02 tên lửa đối không SM2MR - tên lửa hải đối không hiện đại nhất thời điểm đó về phía phi cơ này. Và A-300 bị trúng đạn, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

1626666828606.png

1626666903860.png

Tên lửa hải đối không SM2

Sự im lặng của Mỹ

Hải quân Mỹ biện minh, họ nhầm chiếc A-300 với máy bay chiến đấu F-14 của Iran. Tuy nhiên, dữ liệu từ hệ thống chiến đấu Aegis cho thấy, máy bay đang lấy độ cao để bay lên chứ không giảm dần độ cao điển hình như một cuộc tiến công từ trên không. Điều này đặt ra câu hỏi: thủy thủ đoàn được đào tạo để nhận biết các tình huống nguy hiểm, tại sao lại lo lắng một máy bay đang tăng độ cao? Lời giải thích “nhầm” trên có vẻ không hợp lý. Theo báo cáo tường trình của USS-Vincenne, họ đã cố gắng để liên lạc với chiếc máy bay này tới 07 lần trên tần số quân đội và 03 lần trên tần số khẩn cấp dân sự. Tuy nhiên, chiếc A-300 lại không được thiết kế để nhận các tần số quân sự, còn tần số dân sự khẩn cấp vì sao không nhận được tín hiệu? Chưa có lý giải. Bản báo cáo điều tra vụ bắn nhầm này một phần được công bố vào năm 1988, phần còn lại công bố vào năm 1993. Năm 1996, nghĩa là 08 năm sau thảm họa, Chính phủ Mỹ mới đồng ý chi trả khoảng 70 triệu USD cho Iran để bồi thường cho các nạn nhân xấu số. Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO xếp vụ bắn nhầm này đứng thứ chín trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất lịch sử.

1626666985632.png


1626667044434.png

1626667539236.png

1626667560135.png

Nạn nhân trong vụ máy bay hãng hàng không Iran Air bị HQ Mỹ bắn nhầm

1626667111245.png

Mảnh xác máy bay Airbus A-300 203 B2, số hiệu IR655

1626667379373.png

Hạm trưởng USS-Vincenne

1626667434487.png

Bộ trưởng QP Mỹ Frank Carrucci điều trần tại lầu năm góc

1626667504065.png

Dân chúng Iran biểu tình phản đối Mỹ

1626667622772.png

274 hành khách và 16 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng, Mỹ đã đền cho gia đình các nạn nhân 61,8 triệu USD

Vào tháng 2 năm 1996, Hoa Kỳ đồng ý trả cho Iran 131,8 triệu đô la Mỹ để giải quyết việc ngừng một vụ kiện do Iran khởi kiện vào năm 1989 chống lại Hoa Kỳ tại Tòa án Công lý Quốc tế liên quan đến vụ việc này, cùng với các yêu sách khác trước đó của Iran. Tòa án yêu cầu bồi thường. 61,8 triệu đô la Mỹ trong số tiền yêu cầu bồi thường cho 248 người Iran thiệt mạng trong vụ bắn hạ: 300.000 đô la cho mỗi nạn nhân làm công ăn lương và 150.000 đô la cho mỗi người không làm công ăn lương. Tổng cộng, 290 thường dân trên máy bay đã thiệt mạng, 38 người không phải là người Iran và 66 trẻ em. Người ta không tiết lộ 70 triệu USD còn lại của khoản thanh toán được phân bổ như thế nào, mặc dù nó có vẻ gần đúng với giá trị của một chiếc máy bay phản lực A300 đã qua sử dụng vào thời điểm đó.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đụng độ giữa Hải quân Ấn Độ với Hải quân Pakistan năm 1971

Sau cuộc chiến tranh 07 ngày giữa khối Arab và Israel năm 1967 với sự thành công rực rỡ của các xuồng Komar trang bị tên lửa, cuộc xung đột quân sự giữa Ấn Độ - Pakistan năm 1971 một lần nữa khẳng định chắc chắn về xu hướng sử dụng tên lửa chống hạm trong tác chiến hải quân. Chỉ có một khác biệt, chúng không còn trang bị trên những chiếc xuồng cao tốc nhỏ bé Komar mà đã được đưa lên tàu tên lửa tiến công cao tốc lớp Osa.

1627144372567.png


Cuộc xung đột quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan bùng nổ ngày 21/11/1971 và kết thúc sau 02 tuần bằng thất bại hoàn toàn của Pakistan. Hải quân Ấn Độ với biên chế gồm 72 tàu, tạo ưu thế áp đảo về số lượng so với Hạm đội Pakistan chỉ có gần 30 tàu.
Trong cuộc xung đột, các lực lượng đối kháng đã thực hiện các nhiệm vụ khác nhau:
- Hải quân Ấn Độ có nhiệm vụ phong tỏa các hải cảng của đối phương, ngăn chặn vận chuyển vũ khí, đạn dược và các hàng hóa quân sự khác bằng đường biển, cô lập khu vực Đông Pakistan với Tây Pakistan, ngăn cản các lực lượng tàu mặt nước đối phương ra khơi để tiến công các tàu và căn cứ của Hải quân Ấn Độ. Việc thực hiện các nhiệm vụ quy mô chiến dịch - chiến lược đòi hỏi phải tiến hành các hành động tiến công trên biển, bao gồm các cuộc tiến công vào các mục tiêu quân sự của Pakistan ở vùng ven biển bằng các lực lượng không quân - hải quân và pháo tàu, tiêu diệt các hạm tàu và tàu vận tải của đối phương ở biển Arab và vịnh Bengal, bảo đảm an toàn cho các tuyến đường biển của mình, phòng thủ các căn cứ hải quân và hải cảng, chi viện cho lục quân trên hướng ven biển.
- Hải quân Pakistan có nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, chống đối phương đổ bộ đường biển, án ngữ các đường tiếp cận đến các căn cứ hải quân, hải cảng, phòng thủ chung chống các cuộc tiến công của tàu chiến Ấn Độ, bảo vệ các tuyến đường biển, yểm trợ hệ thống phòng không khi đánh trả các cuộc tiến công của không quân đối phương vào các căn cứ hải quân. Ngày 04/12/1971, sau khi chính thức phong tỏa đường biển đối với Pakistan, Bộ Chỉ huy Hải quân Ấn Độ đã tiến hành 02 chiến dịch tập kích chống căn cứ hải quân ở Karachi bằng các cụm tàu mặt nước đột kích hỗn hợp. Cụm tàu đầu tiên được thành lập với biên chế 02 tàu hộ vệ và 03 tàu tên lửa. Các tàu tên lửa lớp Vidyut của Ấn Độ có thiết kế, thông số kỹ thuật và trang bị tên lửa P-15 Termit tương tự tàu tên lửa lớp Osa I của Liên Xô.

1627144837179.png

Tàu tên lửa lớp Vidyut/Osa

Tàu chiến lớp Osa (tên gọi của NATO) là loại tàu chiến tên lửa do Liên Xô phát triển vào đầu thập niên 1960. Thân tàu Osa được làm bằng hợp kim nhẹ với cấu trúc đặc biệt cùng với 03 động cơ công suất 12.000 mã lực và 03 chân vịt, điều này giúp Osa đạt được tốc độ 42 hải lý/h. Vũ khí chính là tên lửa P-15 Termit (hay còn gọi là SS-N-2C), có thể tiêu diệt một tàu khu trục tải trọng hơn 16.000 tấn (kích thước gấp 10 lần Osa) ở phạm vi cách xa gần 40km. Ngoài ra, Osa còn được trang bị 04 pháo phòng không AK230 cỡ nòng 30mm. Hệ thống điện tử trang bị trên tàu cũng rất hiện đại, bao gồm radar dò tìm mặt nước MR-331 Square Tie dùng để tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa SS-N-2C, radar điều khiển hỏa lực Drum Tilt, ngoài ra còn được trang bị hệ thống phân biệt địch ta. Với kích thước nhỏ gọn và tốc độ rất cao, được trang bị tên lửa tầm xa nên Osa tiến công mục tiêu từ xa, rồi cơ động để tránh bị truy kích. Nếu gặp không quân thì sử dụng pháo 30mm để đánh trả.

1627144987153.png

Tên lửa P-15 Termit

1627145068665.png

Pháo phòng không AK230

Các tàu tên lửa có nhiệm vụ tiến công các tàu Pakistan bằng tên lửa. Nhiệm vụ bảo vệ từ hướng biển và tiến công bằng pháo vào các mục tiêu bờ được giao cho các tàu hộ vệ. Kế hoạch chiến dịch có sự phối hợp của lực lượng không quân. Theo kế hoạch tác chiến, Không quân Ấn Độ tổ chức tiến công các sân bay của Pakistan ở khu vực Karachi. Vài giờ sau cuộc oanh tạc, cụm tàu mặt nước đột kích giữ chế độ im lặng vô tuyến, tiến vào vị trí xuất phát. Ở cự ly cách bờ gần 20 hải lý, các tàu hộ vệ Ấn Độ dừng chạy và thả trôi, còn các tàu tên lửa tiếp tục chạy chậm đánh lạc hướng các đài quan sát trên bờ.
Tàu tên lửa Ấn Độ dẫn đầu sau khi phát hiện tàu khu trục PNS Khyber của Pakistan lập tức tiến công bằng 02 quả tên lửa khiến tàu khu trục này bị chìm, còn một tàu tên lửa khác thì phát hiện và tiêu diệt tàu quét lôi cảnh giới PNS Muhafiz. Sau đó, các tàu tên lửa tiến đến gần bờ và phóng 02 quả tên lửa vào Karachi. Thay chân các tàu tên lửa, các tàu hộ vệ Ấn Độ chạy hết tốc lực và từ cự ly tối thiểu đã bắn phá các mục tiêu bờ và các tàu Pakistan đang đậu trong căn cứ. Sau đó, cụm tàu đột kích Ấn Độ nhanh chóng rút khỏi khu vực ở tốc độ tối đa mà không vấp phải sự kháng cự nào từ phía Pakistan.

1627145288083.png

Tàu khu trục PNS Khyber

1627145588905.png

Tàu quét lôi cảnh giới PNS Muhafiz

Ngày 09/12, Bộ Chỉ huy Hải quân Ấn Độ tổ chức thêm một chiến dịch tập kích bằng 02 cụm tàu đột kích hỗn hợp. Cụm một gồm 02 tàu hộ vệ và 04 tàu tên lửa, cụm hai gồm các tàu trang bị pháo mạnh (01 tàu tuần dương, các tàu khu trục và các tàu hộ vệ). Cụm tàu đầu tiên thực hiện đòn tiến công bằng pháo và phóng 04 quả tên lửa vào căn cứ hải quân ở Karachi. Các tàu ở cụm thứ hai thì chạy dọc bờ và pháo kích hàng loạt mục tiêu quân sự đối phương. Kết quả của chiến dịch là 12/34 kho dầu bị đốt cháy, phá hủy 04 tàu Pakistan và 01 tàu Anh bị hư hỏng. Binh đoàn tàu Ấn Độ bảo đảm an toàn. Theo các chuyên gia quân sự nước ngoài, các tàu tên lửa Ấn Độ đạt được hiệu quả chiến đấu cao là nhờ:
- Bộ Chỉ huy Hải quân Ấn Độ nắm rõ thực trạng, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân Pakistan và căn cứ tình hình thực tế đưa ra các quyết định đúng đắn;
- Hải quân Ấn Độ đã hiệp đồng chặt chẽ với không quân, các máy bay Ấn Độ đã đánh bom vào các sân bay ở khu vực Karachi, phá hủy hoàn toàn các đường băng cất/hạ cánh, khiến Không quân Pakistan không thể cất cánh tiến công các tàu tên lửa Ấn Độ;
- Trong huấn luyện chiến đấu, Hải quân Ấn Độ đặc biệt chú trọng tập luyện các khoa mục bơi chung và chiến thuật sử dụng tên lửa;
- Các tàu tên lửa Ấn Độ chỉ phải đối phó với các tàu mặt nước lạc hậu, không có phương tiện phòng không hiệu quả của Pakistan. Sự kiện này được giới quan sát phương Tây đánh giá, Hải quân Pakistan đã không đủ khả năng đối phó với các cuộc tiến công bằng tên lửa; các phương tiện tác chiến điện tử đã không được sử dụng trong thời gian diễn ra sự kiện này.


Bí ẩn vụ chìm tàu ngầm Ghazi của Pakistan

Chiếc tàu ngầm USS Diablo của Mỹ hạ thủy ngày 1-12-1944 và bắt đầu phục vụ lực lượng hải quân nước này trong Thế chiến thứ II. Năm 1963, USS Diablo (do công nghệ đã trở nên lạc hậu) được chính quyền Mỹ đồng ý cho Pakistan thuê trong thời hạn 4 năm theo Chương trình Hỗ trợ An ninh (SAP) với lựa chọn tân trang hay mua lại sau kỳ hạn này - đó là kết quả từ cuộc thương lượng kéo dài giữa Islamabad và Washington.

Năm 1964, chiếc USS Diablo được lực lượng hải quân Pakistan đổi tên thành PNS Ghazi (Chiến binh thần thánh). PNS Ghazi (S-130) là chiếc tàu ngầm tấn công nhanh lớp Tench chạy bằng điện-diesel được đánh giá có uy lực mạnh đầu tiên của hải quân Pakistan. Nhưng vào ngày 4-12-1971, PNS Ghazi phát nổ và chìm xuống đại dương. Vụ chìm tàu Ghazi là bí ẩn kéo dài trong suốt hơn 40 năm qua.
Trước khi được chuyển giao tàu ngầm, một nhóm sĩ quan Pakistan được huấn luyện trên chiếc tàu Mỹ USS Angler. Tàu ngầm PNS Ghazi có khả năng thực hiện hải trình dài hơn 11.000 hải lý trong vòng chưa đầy 1 tháng, trở thành niềm kiêu hãnh của Pakistan đồng thời cũng là mối đe dọa nghiêm trọng cho Ấn Độ. Ngày 4-9-1964, PNS Ghazi-với biên chế gồm 7 sĩ quan và 69 thủy thủ - tiến đến Karachi và bắt đầu thực hiện sứ mạng giám sát những tàu chiến Ấn Độ ở vùng biển Arập.

1627145890584.png

Tàu ngầm PNS Ghazi

Nhằm tránh né lệnh cấm vận vũ khí của chính quyền Mỹ áp đặt lên Pakistan sau chiến tranh, Islamabad bí mật ký hợp đồng tân trang và nâng cấp thiết bị quân sự trên tàu ngầm trị giá 1,5 triệu USD (thời giá năm 1967) với lực lượng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Thời gian nâng cấp PNS Ghazi bắt đầu từ tháng 3-1968 đến tháng 4-1970 và sau đó chiếc tàu ngầm trở về cảng Karachi. Quãng thời gian này, New Delhi và Islamabad lại xảy ra bất hòa trầm trọng khi hàng triệu người từ Đông Pakistan di tản đến Ấn Độ dẫn đến nguy cơ chiến tranh giữa 2 nước là khó tránh khỏi.
Lúc đó, hải quân Ấn Độ bắt đầu điều động tàu sân bay INS Vikrant từ hạm đội phía tây ở Bombay (nay là Mumbai) đến hạm đội phía đông ở cảng Visakhapatnam miền nam nước này - một động thái buộc chính quyền Pakistan phải tính toán kế hoạch tiêu diệt tàu sân bay Ấn Độ. INS Vikrant có độ choán nước 16.000 tấn, được chính quyền của Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đồng ý mua từ Anh và được chuyển giao cho lực lượng hải quân Ấn Độ vào ngày 4-3-1961.

1627146014111.png

1627146168947.png

1627146503823.png

Tàu sân bay INS Vikrant

Theo cuốn sách có tựa đề "Story of the Pakistan Army" của vị tướng quá cố Fasal Muqeem Khan - cựu chỉ huy hải quân ở Đông Pakistan trong cuộc chiến năm 1965 và sau đó là lãnh đạo Học viện quân sự Pakistan (đã mất năm 2002), ngày 14-11-1971, tàu ngầm PNS Ghazi nhận lệnh rời khỏi Karachi và tiến đến Vịnh Bengal theo dõi chặt chẽ tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ đang neo tại cảng Visakhapatnam, vịnh Bengal. Động thái của hải quân Pakistan không thoát khỏi sự quan sát của tình báo Ấn Độ.
Trong ngày 19-11-1971, tình báo Ấn Độ phát hiện tín hiệu một tàu ngầm ở ngoài khơi Sri Lanka nằm về phía nam Ấn Độ và nhận ra ngay đó là Ghazi bởi vì đây chiếc tàu của Pakistan có khả năng vượt hành trình dài trong thời gian ngắn nhất.
Ngoài ra, một chiếc tàu Ấn Độ cũng bắt được một tín hiệu từ Tây Pakistan gửi đến căn cứ hải quân ở cảng Chittagong vùng Đông Pakistan yêu cầu cung cấp loại dầu bôi trơn đặc biệt chỉ dùng cho tàu ngầm và tàu quét thủy lôi. Lực lượng hải quân Ấn Độ ở căn cứ Visakhapatnam được báo động trước mối đe dọa của Ghazi đối với an ninh tàu sân bay INS Vikrant.
Một vị tướng hải quân Ấn Độ lúc đó đánh giá: "Kết quả phân tích mọi dữ liệu tình báo cho thấy tàu ngầm Ghazi được triển khai đến vịnh Bengal nhằm mục đích duy nhất là hủy diệt hoàn toàn Vikrant". Một kế hoạch bí mật gài bẫy Ghazi tiến vào khu vực cảng Visakhapatnam được lực lượng hải quân Ấn Độ sắp đặt hết sức chu đáo.

1627146231208.png

Phòng điều khiển tàu ngầm PNS Ghazi

Ngày 13-11-1971 (tức 1 ngày trước khi PNS Ghazi rời cảng Karachi), INS Vikrant bí mật rời khỏi căn cứ Visakhapatnam đến một nơi an toàn ở khu vực quần đảo Adaman- chuỗi đảo nhỏ nằm gần Myanma và Thái Lan - có mật danh là "Cảng X-Ray" trong khi chiếc Ghazi không biết gì về sự di chuyển này. Giới chức quân đội Ấn Độ tin rằng, người Pakistan có lẽ không nghĩ đến chuyện săn tìm Vikrant ở Andaman mà nếu có thì hải quân Pakistan cũng không có chiếc tàu nào dám mạo hiểm đến nơi xa xôi như thế.
Bước tiếp theo của hải quân Ấn Độ là giăng bẫy thật hoàn hảo với chiếc tàu khu trục INS Rajput được chọn để đóng giả tàu Vikrant ở Visakhapatnam. Theo kế hoạch "dụ mồi", INS Rajput bắt đầu tạo ra một lượng khổng lồ tín hiệu radio mã hóa giống như được phát đi từ tàu sân bay Vikrant. Ngoài ra, hàng hóa tiếp tế cũng đổ ào ạt vào cảng Visakhapatnam khiến bộ phận chỉ huy trên chiếc Ghazi lầm tưởng chúng được sử dụng cho tàu sân bay chuẩn bị bước vào hành trình kéo dài.
Dĩ nhiên, mọi hành động liên quan đến chiếc Vikrant đều được hải quân Ấn Độ cố tình làm rầm rộ để tình báo Pakistan dễ đánh hơi thấy. Ngày 25-11-1971, tình báo Ấn Độ mừng rơn khi bắt được tín hiệu từ Ghazi gửi về Islamabad báo cáo "INS Vikrant vẫn hiện diện tại Visakhapatnam và có vẻ như đang chuẩn bị tấn công Pakistan".
Ngày 4-12-1971, cả vùng nước xung quanh cảng Visakhapatnam chấn động bởi một vụ nổ khủng khiếp. Rạng sáng ngày 5-12, chiếc tàu tuần tra Ấn Độ INS Akshay được lệnh tiến hành cuộc điều tra trên biển. Cuộc tìm kiếm phát hiện những mẫu vật cũng như vết dầu loang tiết lộ tàu ngầm PNS Ghazi- niềm kiêu hãnh của hải quân Pakistan- thực sự bị đánh chìm dưới đáy đại dương. Ngày 7-12, người nhái hải quân Ấn Độ vào được phòng kiểm soát của chiếc PNS Ghazi dưới đáy biển và lấy một số mẫu vật để báo cáo với New Delhi.

1627146414352.png

1627146625004.png

Phần còn lại của tàu ngầm Ghazi

Vụ đánh chìm PNS Ghazi được thế giới đánh giá là một trong những chiến thắng trên biển ấn tượng đầu tiên của Ấn Độ. Ngày 9-12-1971, hải quân Ấn Độ chính thức tuyên bố INS Rajput đã sử dụng vũ khí chống ngầm hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt hoàn toàn Ghazi.
Trong khi đó, Pakistan khẳng định vụ việc chỉ là "tai nạn" với 2 giả thuyết đặt ra - một vụ nổ khí hydrogen xảy ra bên trong chiếc Ghazi hay chiếc tàu ngầm đã không may vướng phải bãi mìn do chính mình giăng ra quanh cảng Visakhapatnam nhằm mục đích phá hủy INS Vikrant! Theo giả thuyết từ chính quyền Pakistan, trong vòng 2 ngày 2 và 3-12-1971, PNS Ghazi bắt đầu lập bãi mìn nhỏ quanh cảng Visakhapatnam nhằm đánh chìm tàu Vikrant của Ấn Độ. Khi nổi lên mặt nước, chiếc Ghazi đã vô tình vướng mìn do chính nó gài bẫy diệt Vikrant.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến dịch Mỹ săn tàu ngầm Đức quốc xã

Những năm cuối Thế chiến Hai, Đức quốc xã tung tin đồn tiến công nước Mỹ bằng tên lửa phóng từ tàu ngầm, buộc Hải quân Mỹ phải triển khai lực lượng hùng hậu để đối phó.

1627438995744.png

Tàu ngầm U-boat

Trong Thế chiến Hai, Đức quốc xã là quốc gia đầu tiên phát triển bom thông minh và các loại vũ khí dẫn đường, đặc biệt là tên lửa đường đạn. Các loại tên lửa đường đạn như V-1 có tầm bắn khoảng 290km, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, hay loại V-2 có tầm bắn 320km. Các loại tên lửa này đã giết hàng nghìn người ở Anh và các thành phố Tây Âu. Tuy nhiên, nước Mỹ vẫn ở quá xa so với tầm bắn của các loại tên lửa trên. Để tiến công nước Mỹ, Đức quốc xã phải lắp tên lửa lên tàu ngầm U-boat, sau đó bí mật tiếp cận bờ biển Mỹ, từ đó gieo rắc nổi sợ hãi và hoảng loạn dọc theo bờ Đông.

1627439138851.png

Bom bay V-1

1627439190504.png

Bom bay V-2

Kế hoạch bí mật của Đức
Theo tạp chí National Interest, tháng 10/1944, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thẩm vấn 2 điệp viên Đức được cứu thoát từ một tàu ngầm U-boat bị đánh chìm trên biển. J. Edgar Hoover, Giám đốc FBI lúc đó cảnh báo Washington rằng, Đức quốc xã đang chuẩn bị tiến công nước Mỹ bằng tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm. Hai điệp viên khác của Đức quốc xã bị bắt trong tháng 12/1944 cũng cung cấp thông tin tương tự. Tại Berlin, Albert Speer, Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang Đức tuyên bố sẽ trút mưa tên lửa đường đạn xuống New York trong tháng 2/1945. Trước đó, tình báo Anh, Mỹ đã chặn được một thông điệp từ Chuẩn đô đốc Đức Eberhard Godt với nội dung điều 7 tàu ngầm U-boat, thuộc nhóm tàu có biệt danh “Seewolf”, để “tiến công các mục tiêu ở khu vực bờ biển Mỹ”.
Tháng 3/1942, thuyền trưởng tàu ngầm U-511, Friedrich Steinhoff được lệnh thử nghiệm loại pháo phản lực có thể bắn từ dưới nước. Tháng 11/1944, tình báo phe đồng minh chặn được thông tin Đức quốc xã đang phát triển container phóng cho tên lửa V-2 có thể kéo theo phía sau tàu ngầm U-boat. Từ các thông tin tình báo cũng như tuyên bố của quan chức Đức, phe đồng minh tin chắc rằng có mối đe dọa lớn sắp xảy ra đối với lục địa Mỹ.

1627439358004.png

1627439715623.png

Tàu ngầm cùng loại với U-511

Chiến dịch Teardrop
Trước tình hình đó, tháng 1/1945 Hải quân Mỹ triển khai chiến dịch mang tên Teardrop. Theo đó, Hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ thành lập 2 lực lượng bảo vệ bờ biển, với tên gọi Lực lượng rào chắn 1 và Lực lượng rào chắn 2. Mỗi lực lượng có 2 tàu sân bay hộ tống, mỗi chiếc có thể mang theo 24 máy bay tuần tra, và hơn 20 chiến hạm chống tàu ngầm (DE), tương đương với tàu hộ vệ hiện đại. Đến ngày 12/4, Lực lượng rào chắn 1 lập “tuyến rào chắn” dài gần 170km từ Bắc tới Nam để săn lùng tàu ngầm phátxít Đức tiếp cận khu vực, với 12 chiếc DE canh chừng ở tuyến này và tàu sân bay hộ tống cùng một số tàu chiến khác đóng ở phía xa.

1627440173869.png

1627440273407.png

Chiến hạm chống tàu ngầm USS Frost của hải quân Mỹ đã đánh chìm một tàu ngầm Đức trong Thế chiến 2

Nhờ có thông tin tình báo của các nước đồng minh, Hải quân Mỹ biết tàu ngầm Đức tiếp cận từ phía nào. Tàu ngầm U-boat của Đức có thể hoạt động dưới nước tối đa 16 giờ với vận tốc khoảng 7,2 km/giờ trước khi hết pin. Do đó, tàu thường nổi lên mặt nước vào ban đêm để có thể chạy với vận tốc cao hơn nhiều và nạp pin, nhưng dễ bị phát hiện. Vào ngày 15/4, tàu ngầm U-1235 của Đức bị radar phát hiện ngay sau nửa đêm tại khu vực nằm giữa bờ biển của Pháp và lãnh thổ tự trị Newfoundland (nay thuộc bang Newfoundland và Labrador của Canada). Dù nhanh chóng lặn xuống, tàu U-1235 vẫn bị 2 chiến hạm Mỹ USS Stanton và USS Frost đánh chìm bằng súng cối chống ngầm Hedgehog. Chỉ vài giờ sau, một tàu ngầm khác của phátxít Đức, U-880, cũng bị tàu USS Frost đánh chặn trên mặt nước và bị pháo phòng không 40mm lia ở tầm ngắn. Dù đã lặn xuống nước, nhưng U-880 vẫn bị tiến công ngay sau đó. Cả U-880 và U-1235 đều phát nổ, khiến toàn bộ thủy thủ thiệt mạng và củng cố nghi ngờ rằng 2 tàu này mang theo tên lửa. Sáu ngày sau, cũng vào khoảng nửa đêm, chiếc U-518 bị phát hiện và đánh chìm do trúng phải đạn của Hedgehog được phóng từ 2 chiến hạm USS Neal Scott và USS Carter.

1627440650626.png

1627440938663.png

Tàu ngầm lớp U-1X

1627440806397.png

1627441004532.png

Tàu ngầm lớp U-8X

1627441138712.png

Tàu ngầm lớp U-5X (chiếc U-505 bị Mỹ bắt)

1627441546148.png

Tàu khu trục USS Neal Scott

1627442013203.png

Tàu khu trục USS Carter

Do bị tổn thất nặng, Hải quân Đức buộc phải điều những tàu ngầm còn lại trong đội "Seewolf" hướng về New York và chi viện thêm 3 tàu ngầm. Lúc đó, các tàu, máy bay thuộc Lực lượng rào chắn 2 triển khai thành hàng ngang. Một trong số máy bay thả ngư lôi của lực lượng này phát hiện tàu ngầm U-881 của Đức vào khoảng nửa đêm ngày 23/4, nhưng không đánh chìm được. Sáng hôm sau, chiếc U-546 do Trung úy Paul Just chỉ huy bắt đầu tiến công tàu sân bay hộ tống Mỹ USS Core, thì bị chiến hạm USS Frederick C.Davis phát hiện và ngăn chặn. Tuy nhiên, ngư lôi từ U-546 đã chạm trúng USS Frederick C.Davis, làm tàu này bị vỡ đôi trong 5 phút, khiến 115 người trong tổng số 209 thủy thủ đoàn thiệt mạng.

1627442222214.png

USS Core

1627442116420.png

USS Frederick C.Davis

Những chiếc DE gần đó lập tức bao vây và tiến công U-546 đang lặn bằng súng cối chống ngầm Hedgehog trong khoảng 10 giờ đồng hồ. Cuối cùng, U-546 cũng phải nổi lên trong tình trạng bị hư hỏng nặng và nhanh chóng vỡ thành từng mảnh do trúng pháo của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, 33 người trên U-546 vẫn được cứu, trong đó có Trung úy Just. Giới chức Mỹ vẫn tin rằng, nhiều tàu ngầm Đức vẫn đang bí mật tiến về bờ Đông để tiến công bằng tên lửa, dù Trung úy Just và thuộc cấp không cung cấp bất kỳ thông tin nào có thể xác nhận khả năng này. Do vậy, Lực lượng rào chắn 2 được bổ sung thêm một tàu sân bay hộ tống, tiếp tục tuần tra khu vực rộng lớn hơn. Đến sáng ngày 5/5, chiến hạm Mỹ USS Farquhar phát hiện chiếc U-881 đang lặn và lập tức tiến công tàu này bằng bom chìm. Đó là chiếc tàu ngầm Đức cuối cùng bị Hải quân Mỹ đánh chìm trong Thế chiến Hai.

1627441343849.png

Tàu ngầm U-550 bị đánh đắm trên biển
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiếc tàu ngầm tự “đánh đắm” mình

USS Tang được ghi nhận đánh chìm 33 tàu địch với tổng trọng tải 116.454 tấn, trở thành tàu ngầm Mỹ thành công nhất trong lịch sử cả về số tàu đối phương bị đánh chìm và tổng hàng hóa mang theo. Tàu được tặng 4 ngôi sao chiến đấu, 2 bằng khen của tổng thống, trong khi sĩ quan chỉ huy được trao Huân chương Danh dự.
USS Tang được coi là tàu ngầm thành công nhất lịch sử Hải quân Mỹ, nhưng lại chìm bởi chính quả ngư lôi nó phóng ra trong trận chiến năm 1944.


1627749140013.png

1627749289423.jpeg

USS Tang

Đêm 24/10/1944, tàu ngầm USS Tang của Hải quân Mỹ bí mật bám đuôi biên đội tàu chở dầu và vận tải quy mô lớn dưới sự hộ tống của tàu khu trục Nhật Bản tại eo biển Đài Loan. Đó là chuyến tuần tra chiến đấu thứ năm của USS Tang trong Thế chiến Hai. Thủy thủ đoàn tàu ngầm Mỹ chọn 3 mục tiêu để tiến công. USS Tang phóng 2 quả ngư lôi vào 2 mục tiêu đầu tiên, đánh chìm một tàu địch và làm hỏng nặng một tàu chở dầu. Quả ngư lôi thứ ba được phóng ra nhắm vào tàu khu trục Nhật đang vào vị trí để tiến công USS Tang. Tàu chiến Nhật bất ngờ phát nổ, có thể do trúng ngư lôi từ USS Tang hoặc bị một tàu chiến khác của Nhật bắn nhầm. Chỉ còn lại 2 quả ngư lôi trong khoang, tàu ngầm USS Tang cố gắng "kết liễu" tàu chở dầu bị thương trước đó. Lúc 2 giờ 30 phút, tàu ngầm Mỹ phóng quả ngư lôi cuối cùng thì sự cố xảy ra. Quả ngư lôi bất ngờ vọt lên khỏi mặt nước rồi quay đầu, hướng thẳng vào chính tàu ngầm vừa phóng nó. 20 giây sau, quả đạn đâm trúng khoang chứa ngư lôi phía đuôi USS Tang, đánh dấu kết cục bi thảm của tàu ngầm thành công nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ.

1627749599753.png

USS Tang

1627750576888.png

Thủy thủ đoàn USS Tang

USS Tang là tàu ngầm diesel - điện lớp Balao, được biên chế năm 1943 với thủy thủ đoàn 87 người và kho vũ khí gồm 24 ngư lôi. Hạm trưởng là Thiếu tá Hải quân Richard O’Kane, người đã 5 lần tham gia tuần tra tác chiến với vai trò là hạm phó USS Wahoo, tàu ngầm cũng có thành tích chiến đấu đáng kể.

1627749636839.png

Hạm trưởng là Thiếu tá Hải quân Richard O’Kane

Trong chuyến tuần tra tác chiến đầu tiên quanh quần đảo Caroline và Mariana, USS Tang đánh chìm 6 tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 18.000 tấn, trong đó 16/24 ngư lôi trúng mục tiêu. Đợt triển khai chiến đấu thứ hai của tàu là đi vòng quanh Palau, Philippines và căn cứ hải quân Nhật ở Truk. Dù không đánh chìm tàu địch, nó cứu được 22 lính Hải quân Mỹ gặp nạn khi tiến công căn cứ Truk. USS Tang phá hoại tuyến vận tải đường biển nối lục địa châu Á và Nhật Bản ở Hoàng Hải và biển Hoa Đông trong chuyến tuần tra tác chiến thứ ba. Trong quá trình này, tàu ngầm Mỹ đánh chìm 10 tàu địch cùng 16.292 tấn hàng hóa, trong đó 4 chiếc bị tiêu diệt chỉ trong một lần tiến công. Khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, USS Tang được lệnh hoạt động ngoài khơi đảo chính Honshu của Nhật Bản trong chuyến ra khơi lần thứ tư. Trong hơn một tháng, nó đánh chìm 7 tàu địch, trong đó có một chiếc được trang bị pháo hạm. Lần triển khai tác chiến cuối cùng của USS Tang diễn ra tại eo biển Đài Loan, tuyến hàng hải đặc biệt quan trọng kết nối Nhật Bản với phần còn lại của châu Á. Dù được quyền tham gia nhóm tiến công cùng 3 tàu ngầm khác, hạm trưởng O’Kane quyết định độc lập tác chiến. Thời gian đầu, tàu đạt được một số thành công khi đánh chìm 2 tàu vận tải Nhật vào ngày 10/10/1944. Gần 2 tuần sau, USS Tang tiến hành cuộc tập kích táo bạo nhằm vào biên đội 5 tàu vận tải Nhật được nhiều tàu khu trục hộ tống. Trong cuộc tiến công đêm ngày 23/10, tàu ngầm Mỹ xông thẳng vào đoàn tàu vận tải địch, liên tục phóng ngư lôi khiến một loạt mục tiêu bị chìm hoặc hư hỏng. Hai tàu Nhật Bản cố gắng đâm va tàu ngầm Mỹ nhưng lại lao vào nhau khi USS Tang cơ động né tránh. Trong lúc rút lui, tàu ngầm Mỹ phóng thêm 4 ngư lôi qua ống phóng đuôi để đánh chìm 2 tàu này.

1627750135501.png

Sáng hôm sau, USS Tang phát hiện một biên đội tàu vận tải lớn khác của Nhật. Tàu Mỹ bám theo cho đến khi màn đêm buông xuống và tung đòn tiến công. Ngư lôi cuối cùng tàu ngầm Mỹ phóng ra là một quả Mark 18, phiên bản được Mỹ sao chép từ ngư lôi G7e nổi tiếng có nhiều vấn đề của Đức. Nguyên nhân khiến quả ngư lôi này gặp trục trặc và “phản chủ” chưa bao giờ được công bố.

1627749879097.png

1627749905179.png

Ngư lôi Mark 18

Thủy thủ đoàn chỉ có khoảng 15 giây ứng phó kể từ khi nhận ra ngư lôi đang quay đầu lao thẳng về mình. Hạm trưởng O’Kane ra lệnh tăng tốc khẩn cấp nhưng không kịp. Đầu đạn nặng 258 kg của ngư lôi Mark 18 đánh trúng khoang chứa ngư lôi phía đuôi tàu ngầm và phát nổ, khiến một nửa trong số 87 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng tại chỗ. Phần lớn các khoang phía sau bị nước biển tràn vào khiến đuôi tàu chìm xuống, trong khi các khoang chưa bị ngập phía trước giúp mũi tàu nổi trên mặt nước.
1627750281672.png

1627750248007.png

1627750345387.png


Ba trong 9 người ở đài chỉ huy thoát hiểm thành công. Một sĩ quan cố gắng bơi ra khỏi tháp chỉ huy nhưng không thể đóng cửa để ngăn nước tràn vào trong. USS Tang chìm xuống đáy biển sâu 55m. Khoảng 30 thủy thủ mắc kẹt trong khoang ngư lôi phía mũi tàu. Họ đốt các tài liệu mật và hứng chịu một cuộc tiến công bằng bom chìm của tàu Nhật Bản trước khi tìm cách thoát thân. Đây là lần đầu thủy thủ sống sót thoát khỏi tàu ngầm Mỹ bị chìm mà không được trợ giúp từ trên mặt biển, cũng là lần đầu thiết bị thở được gọi là phổi Momsen được sử dụng.

1627750045850.png

Phổi Momsen

Trong 13 thủy thủ thoát ra khỏi tàu ngầm, chỉ có 8 người lên được mặt biển, nhưng chỉ 5 người trong số đó sống sót và bị Nhật bắt làm tù binh. 9 thành viên kíp tàu, gồm cả hạm trưởng O’Kane, được đưa lên một khinh hạm của Nhật Bản vào sáng 25/10. Tàu chiến này khi đó đang chở những người sống sót sau cuộc tập kích của USS Tang. “Khi nhận ra những người đang đánh đập chúng tôi đều là người sống sót và bị thương tật nặng nề bởi chính đòn tiến công đêm trước đó, chúng tôi cảm thấy bớt định kiến với họ hơn”, O’Kane nhớ lại. Thủy thủ đoàn Mỹ được đưa đến trại tù binh chiến tranh Ofuna ở đảo Honshu. Họ bị biệt giam, tra tấn và thẩm vấn cho đến khi được thả sau khi chiến tranh kết thúc.
1627750400203.png

1627750377062.png

Thủy thủ đoàn USS Tang bị bắt làm tù bình

1627750425817.png

Thủy thủ đoàn USS Tang ngày được phóng thích
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIM ƯNG ĐÊM F-117A "GÃY CÁNH" Ở SERBIA

F-117A Night Hawk, loại máy bay ném bom tàng hình, niềm tự hào của Không quân Mỹ, đã bị bắn hạ (bởi loại tên lửa phòng không do Liên Xô sản xuất vào những năm 1960) chỉ sau 3 ngày Mỹ và NATO tiến hành các vụ ném bom xuống Cộng hòa Liên bang Nam Tư cách đây hơn 20 năm - vào ngày 27/3/1999 gần làng Buđanovci.
Trong cuộc chiến Kosovo năm 1999, một chiếc F-117A khác cũng bị bắn hư hỏng nặng, nhưng vẫn quay về được căn cứ. Tuy nhiên, giới chức quân sự Mỹ chỉ thừa nhận tổn thất 1 chiếc, đó chính là chiếc F-117A bị tên lửa SA-3 bắn hạ tại Nam Tư vào ngày 27/3/2019.

1628246709261.png

F-117A

1628246799379.png

SA-3

Trước chiến dịch không kích Nam Tư, F-117A đã được sử dụng nhiều lần trong chiến tranh. Lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh Panama - Mỹ (năm 1989); trong lần đó, 2 chiếc F-117A đã ném 02 quả bom xuống sân bay Rio Hato. Trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, nó đã thực hiện tốt nhiệm vụ ném những quả bom thông minh xuống các mục tiêu quân sự của Iraq…

Bị phát hiện bởi radar “cũ”
Tiểu đoàn 3/Lữ đoàn Tên lửa 250 dưới quyền chỉ huy của Đại tá Zoltan Dani, có nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô Belgrade của Nam Tư. Tiểu đoàn được trang bị tên lửa Isayev S-125 Neva-M, NATO đặt tên SA-3 (do Liên Xô sản xuất năm 1960 và cung cấp cho Nam Tư vào đầu những năm 1980 thế kỷ 20), đã bắn hạ chiếc F-117A số hiệu 82-806 bằng một quả tên lửa Neva-M. Tại thời điểm năm 1999, F-117A Night Hawk là một biểu tượng của sức mạnh quân sự Mỹ nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, giúp máy bay dễ dàng vượt qua các hệ thống radar của đối phương. Tuy nhiên, radar của Serbia vẫn có thể phát hiện ra nó. Trong cuộc trao đổi với phóng viên Sputnik, ông Dani cho biết, vào năm 1999, đơn vị của ông được trang bị các hệ thống radar P-18 để theo dõi và phát hiện các mục tiêu trên không và F-117A không phải là ngoại lệ. Ưu điểm của P-18 là đơn giản, có độ tin cậy cao và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Đồng thời, P-18 có độ chính xác rất cao khi đo tọa độ mục tiêu; tầm hoạt động tối đa 170km, có thể theo dõi cùng lúc 120 mục tiêu.

1628246927308.png

Ra đa P-18

Tuy nhiên, do được sản xuất theo công nghệ cũ, loại radar này không thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tác chiến hiện đại, như theo dõi và phát hiện mục tiêu trong môi trường nhiễu mạnh… Tuy nhiên, ông Zoltan Dani cho biết, những chiếc radar P-18 của ông đã được cải tiến để có khả năng phát hiện F-117A tốt hơn, nhưng ông không nói rõ phần nào được cải tiến. Theo tư lệnh NATO Wesley Clark, các lực lượng phòng không Nam Tư đã phát hiện những chiếc F-117A bằng các loại radar “cũ” do Liên Xô sản xuất hoạt động ở tầm sóng dài. Cộng với việc máy bay mất khả năng tàng hình khi cửa phụt khí bị ướt hoặc mở khoang bom, khiến chúng bị phát hiện trên màn hình radar và bị tiêu diệt. Phi công sống sót và sau đó được các lực lượng NATO cứu. Tuy nhiên, xác chiếc F-117A không bị phá hủy hoàn toàn, và có thông tin, người Serbia đã mời chuyên gia Nga tới xem xét những mảnh vỡ đó.


1628247100255.png

1628247126190.png

1628247152304.png

1628247219486.png

Xác chiếc F-117 số hiệu 82-806 trên cánh đồng

1628246997324.png

1628247019571.png

1628247045438.png

Xác chiếc F-117 số hiệu 82-806 trong viện bảo tàng

Chúng tôi và người dân đã rất vui sướng khi F-117A bị bắn hạ
“Các radar trinh sát bước sóng dài có thể phát hiện máy bay tàng hình dễ dàng. Do đó, chúng tôi đã phát hiện kịp thời và đưa mục tiêu vào tầm ngắm. Và chỉ đến khi máy bay cách chúng tôi khoảng 15km, tôi mới ra lệnh khóa mục tiêu và chỉ thị cho xạ thủ Senad Muminovich nhấn nút phóng tên lửa và mục tiêu đã bị hạ”, đại tá Dani nhớ lại. “Điều quan trọng là chúng tôi đã quản lý, chỉ huy chặt chẽ các lực lượng phòng không, tên lửa, làm tốt công tác chuẩn bị chiến đấu, đảm bảo tất cả thiết bị hoạt động tốt trong điều kiện chiến đấu ác liệt, đem lại thành quả đáng kinh ngạc với việc F-117A bị bắn rơi”, đại tá Dani nói. Một số nguồn tin cho biết thêm, lực lượng phòng không Nam Tư đã giữ vững yếu tố bí mật, tổ chức trinh sát chặt chẽ, phán đoán chính xác đường bay mà máy bay của NATO sẽ bay qua. Điều đó giúp họ nhanh chóng triển khai thế trận, nhất là bố trí, triển khai hợp lý các khẩu đội tên lửa dọc theo đường bay để đón lõng mục tiêu. Mặt khác, NATO đã chủ quan vào sức mạnh tuyệt đối của họ và sử dụng đường bay cố định trong những ngày đầu để không kích Nam Tư. Nói cách khác, lực lượng phòng không Serbia đã biết nơi nào và khi nào máy bay ném bom NATO sẽ tới. Thành công này đã cổ vũ người dân Serbia và tiếp thêm sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống kẻ xâm lược. Các phương tiện truyền thông đã đăng tải bức ảnh người dân làng Buđanovci nhảy múa bên cạnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi. “Chúng tôi chúc mừng lẫn nhau và cảm giác rất sung sướng. Vào buổi sáng hôm sau, một sĩ quan từ bộ chỉ huy cấp cao đến chúc mừng và hỏi chúng tôi có biết đã bắn rơi thứ gì không; sau đó, vị sĩ quan nói với chúng tôi đó là một chiếc F-117A”, đại tá Dani chia sẻ. Tinh thần và động lực yêu nước ở mức rất cao, những người dân thường cố gắng hết sức mình để giúp đỡ chúng tôi! - ông Dani hồi tưởng lại và nhấn mạnh rằng, ngay cả sau 78 ngày bị bắn phá ác liệt, không ai nghĩ đến việc bỏ cuộc.

Cuộc giải cứu lớn nhất từ sau chiến tranh Việt Nam
Phi công điều khiển chiếc F-117A Night Hawk bị bắn rơi là trung tá Dale Zelko. Để cứu phi công Zelko, Mỹ đã triển khai chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn nhất kể từ sau chiến tranh Việt Nam. Tất cả các phi công lái máy bay chiến đấu đều có thiết bị định vị GPS mang theo, để có thể tìm thấy nếu máy bay bị bắn hạ. Nhưng, vì một số lý do không rõ, phi công của F-117A bị bắn hạ không có cảm biến GPS. Phi công Dale Zelko điều khiển chiếc F-117A xấu số đã kịp nhảy dù ra ngoài trước khi máy bay lao xuống đất. Ông ta phát tín hiệu cấp cứu và ẩn nấp trong một mương nước ở phía Nam thị trấn Ruma, cách khoảng 1,6km so với vị trí máy bay rơi. Sau khoảng 8 giờ bị bắn hạ, Zelko đã được lực lượng cứu hộ NATO tìm thấy và đưa lên trực thăng, chiếc trực thăng này đã bay đến căn cứ ở Italy trước khi trở về Mỹ.

1628247464264.png

Trung tá Dale Zelko

Sau 12 năm cuộc chiến tranh Kosovo kết thúc, đạo diễn Zeljko Mirkovic đã thực hiện 2 bộ phim tài liệu về Zoltan Dani (đại tá chỉ huy Tiểu đoàn 3/Lữ tên lửa 250 - đơn vị đã bắn rơi F-117A) và Dale Zelko (phi công lái chiếc F-117A) với tiêu đề: “Giây thứ 21” vào năm 2009 và “Cuộc gặp gỡ thứ 2” vào năm 2013. Trong đó, “Cuộc gặp gỡ thứ 2” được mô tả là bộ phim “ấm lòng” về tình bạn và sự hòa giải. Dani và Zelko đều không còn phục vụ trong quân đội. Đại tá Zoltan Dani nói rằng, ông đồng ý gặp mặt cựu kẻ thù nhờ cuốn sách về sự tha thứ của Patriarch Pavle. “Zelko nói với tôi rằng, 6 tháng trước khi thực hiện nhiệm vụ ném bom, họ đã tập trung tại căn cứ ở New Mexico. Ngoài việc huấn luyện chiến đấu, họ còn bị tẩy não về mặt tâm lý. Ông ấy được xem những bộ phim về tình hình tồi tệ ở Nam Tư. Và phải có suy nghĩ là đến tham chiến ở Nam Tư để mang lại cho chúng tôi sự tự do”, ông Dani nói. Ngày nay, nhiều phần của chiếc máy bay bị bắn rơi đã được triển lãm tại Bảo tàng Hàng không Yugoslav ở Belgrade. Một số mảnh vỡ của máy bay Mỹ đang được cất giữ tại nhà riêng của Đại tá Zoltan Dani. Và mặc dù người ta đề nghị mua những đồ vật này với giá cao, nhưng ông từ chối và nói sẽ không bao giờ bán chúng.

1628247600488.png

Đơn vị tên lửa SA-3 đã bắn hạ F-117A

1628247670298.png

Cựu đại tá Zoltan Dani (trái) và cựu trung tá phi công F-117 Dale Zelko

1628247766326.png

1628247801653.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến dịch Chrome Dome và kế hoạch "xóa sổ" Liên Xô của Mỹ

Kéo dài tới 9 năm, hoạt động gần như 24/24 giờ, Không quân Mỹ luôn sẵn sàng cho một cuộc tiến công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân vào Liên Xô chỉ trong vài giờ.
Mặc dù sử dụng máy bay B-52, nhưng tại thời điểm đó B-52 được xếp vào hàng tuyệt mật và chỉ được phép hạ cánh trên đất Mỹ.

1628845652152.png

1628845721206.png

Bản đồ đường bay của B-52 trên không phận Bắc Mỹ và Đại Tây dương

1628846703721.png


1628845873226.png


1628845844824.png


1628845775677.png


1628845818574.png


1628846803682.png

Máy bay B-52 trong chiến dịch

"Chrome Domes and Brass Knobs
0500 Sunday, 5 November 1962
Sheppard Air Force Base
Wichita Falls, Texas


“As long as the Soviets know that, no matter what means they employ to stop it, a sizable percentage of SAC’s strike force will be in the air for counterattack, within minutes after they have initiated aggression, they will think twice before undertaking such aggression. For this reason, it is my considered opinion that a combat-ready Alert Force of adequate size is the very backbone of our deterrent posture.”
General Thomas S. Power, Strategic Air Command Commander from 1957 to 1964

“Day and Night, I have a certain percentage of my command in the air. These planes are all bombed up, and they don’t carry bows and arrows.”
General Thomas S. Power statement to the Washington Press, November 1957"

Chiến dịch Chrome Dome là một chiến dịch quân sự được Không quân Mỹ thực hiện trong Chiến tranh lạnh, với việc sử dụng máy bay B-52 luôn mang theo vũ khí hạt nhân trong khoang, bay liên tục trên không 24/24 giờ quanh không phận Bắc Mỹ, Địa Trung Hải và biên giới Liên Xô để có thể tiến công Liên Xô ngay lập tức khi có lệnh. Đây là một trong những chiến dịch quân sự có thời gian dài nhất từng được tổ chức bởi Quân đội Mỹ trong Chiến tranh lạnh. Chiến dịch này có thời gian kéo dài từ năm 1960 tới năm 1968. Mục đích của Mỹ đó là có thể tiến công phủ đầu Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân ngay khi nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân bằng tên lửa phóng từ tàu ngầm, tên lửa phóng từ các giếng phóng trên mặt đất và cả bom hạt nhân được triển khai từ trên không. Trong đó, việc tiến công bằng vũ khí hạt nhân từ các máy bay B-52 được coi là phương án tối ưu, vì Không quân và Phòng không Liên Xô khó có thể biết được chính xác vị trí của các máy bay này trên bầu trời rộng lớn ở Bắc Mỹ và Địa Trung Hải. Còn nếu sử dụng tên lửa hạt nhân trên mặt đất, thì Liên Xô có thể vô hiệu hóa các bệ phóng này bất cứ lúc nào, bởi vì, tình báo của họ hoàn toàn có khả năng liệt kê chính xác từng bệ phóng tên lửa của Mỹ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bay, các máy bay B-52 của Không quân Mỹ sẽ được tiếp nhiên liệu lần thứ nhất trên bầu trời Đại Tây Dương trước khi chúng vượt biển và lần thứ hai ở quanh khu vực Newfoundland - Bắc Mỹ.. Suốt 9 năm diễn ra chiến dịch quân sự này, các máy bay B-52 của Mỹ luôn trong trạng thái sẵn sàng với 4 tuyến đường bay cách biệt hoàn toàn nhau để tiếp cận biên giới Liên Xô. Tới năm 1966, tuyến đường bay của B-52 được điều chỉnh lại còn 3 tuyến chính, bao gồm: một tuyến bay qua Đại Tây Dương tới Địa Trung Hải; tuyến thứ hai bay ở khu vực Vịnh Baffin - Bắc Đại Tây Dương và tuyến thứ ba bay ở Alaska. Vụ tai nạn cuối cùng diễn ra vào ngày 22/1/1968 tai sân bay quân sự Thule ở Đan Mạch đã đánh dấu kết thúc cho chiến dịch này vì nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân dường như ngày càng giảm trong khi đó tần suất tai nạn của những chiếc B-52 này đang ngày càng tăng lên.

1628846417691.png

Sỹ quan tham mưu KQ Mỹ trong chiến dịch

1628846462140.png

1628846557042.png


1628846587562.png

1628846514544.png


1628846649441.png

Tổ bay B-52 trong chiến dịch


Ngày 21 tháng 1 năm 1968: Một chiếc Boeing B-52G-100-BW Stratofortress của Không quân Hoa Kỳ, số sê-ri 58-0188, thuộc đơn vị không quân chiến lược số 380, đang thực hiện nhiệm vụ Cảnh báo Hạt nhân trên không trong khuôn khổ Chiến dịch Chrome Dome. Máy bay ném bom có tên gọi Hobo 28, có phi hành đoàn 7 người và được trang bị 4 quả bom hạt nhân B28FI mang trong khoang chứa bom của nó.

1628847192575.png

Boeing B-52G-75-BW Stratofortress 57-6471, cùng loại với chiếc Hobo 28 - 58-0188.

Trước khi cất cánh, phi công thứ ba, Thiếu tá Alfred D’Mario, đã đặt ba đệm mút dưới ghế của hoa tiêu trên boong dưới của chiếc B-52. Trong suốt chuyến bay, cabin của phi hành đoàn trở nên rất lạnh và nhiệt bổ sung được dẫn vào các ống dẫn nhiệt từ hệ thống thổi khí của động cơ. Do sự cố, khí nóng thoát ra không được làm mát trước khi đi vào hệ thống sưởi và khí rất nóng này làm cháy đệm. Rất nhanh chóng một đám cháy bùng lên.
Lúc 12:22 chiều, Giờ Đại Tây Dương (16:22 UTC), chỉ huy máy bay, Cơ trưởng John Haug, tuyên bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu hạ cánh ngay lập tức tại Căn cứ Không quân Thule, Greenland, cách đó khoảng 140 km về phía Bắc. Các bình chữa cháy của phi hành đoàn nhanh chóng bị cạn kiệt và ngọn lửa tiếp tục lan rộng. Hệ thống điện của máy bay ném bom bị hỏng và cabin đầy khói. Cơ trưởng Haug ra lệnh cho phi hành đoàn từ bỏ máy bay lúc 16:37 UTC.
Chiếc Hobo 28 bay thẳng qua căn cứ không quân và sáu trong số bảy thành viên phi hành đoàn nhảy dù. Phi công phụ, Leonard Svitenko, người đang tạm thời ngồi trên ghế nhảy ở boong dưới chứ không phải ghế phóng, đã cố gắng nhảy từ một cửa sập ở boong dưới. Anh ta bị đập đầu và chết ngay.
Đại úy Haug và Thiếu tá D’Mario đáp xuống căn cứ không quân, ba người khác nhảy dù xuống gần căn cứ. Trung sĩ Calvin Snapp - pháo thủ thứ sáu, nhảy dù cách 6 dặm (9,7 km) về phía nam trên một tảng băng trôi và được giải cứu 21 giờ sau đó.

1628847675678.png

Vết máy bay đâm xuống và dấu vết vụ cháy của máy bay trên mặt băng

Chiếc B-52, lúc này không có người lái, tiếp tục về phía Bắc và sau đó bắt đầu quay sang trái 180 °. Nó đâm xuống biển băng của Vịnh Sao Bắc Đẩu, cách Thule khoảng 7,5 dặm (12 km) về phía tây.
Chất nổ thông thường bên trong bốn quả bom B28 phát nổ khi va chạm. Không có vụ nổ hạt nhân nào xảy ra nhưng phóng xạ plutonium, uranium và tritium nằm rải rác trên một khu vực rộng lớn.

1628847834552.png

Xạ thủ của Hobo 28, Trung sĩ Calvin Waldrep Snapp, được giải cứu 21 giờ sau đó.

1628847902869.png

Căn cứ không quân Thule, Greenland. Núi Dundas là ngọn núi có đỉnh bằng phẳng nằm ngay chính giữa hình ảnh. Đảo Saunders nằm ở phía trên bên trái. Hobo 28 đã đâm vào Vịnh North Star, được bao phủ bởi băng biển trong bức ảnh này.

Mark 28 là một quả bom hạt nhân hai khoang được thiết kế bởi Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos và được sản xuất từ tháng 1 năm 1958 đến tháng 5 năm 1966. Năm 1968, nó được đổi tên thành B28. Hơn 4.500 quả đã được sản xuất với 20 biến thể. Công suất nổ thay đổi từ 70 kiloton đến 1,45 megaton. Quả bom vẫn được sử dụng cho đến năm 1991.

1628848027957.png

Kỹ thuật viên lắp một quả bom hạt nhân B28Y1 1,1 megaton lên một chiếc B-52 Stratofortress.
 
Chỉnh sửa cuối:

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Chuẩn bị update trận Kabul 2021 đi cả nhà =)) trận đánh sụp đổ ngụy quyền kabul và Mỹ cút
 

FUN PLUS

Xe buýt
Biển số
OF-713786
Ngày cấp bằng
23/1/20
Số km
915
Động cơ
158,426 Mã lực
Nơi ở
Hệ mặt trời
Cái thâm của bọn Mẽo là toàn biến 1 con kiến hóa thành 1 con voi. Rồi xui chúng nó đi đánh nhau gây chiến. Chết thì bỏ. Chỉ có duy nhất là con kiến Isarel hiện nay là duy trì đc lợi ích cho Mẽo.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cái thâm của bọn Mẽo là toàn biến 1 con kiến hóa thành 1 con voi. Rồi xui chúng nó đi đánh nhau gây chiến. Chết thì bỏ. Chỉ có duy nhất là con kiến Isarel hiện nay là duy trì đc lợi ích cho Mẽo.
Lợi ích quốc gia, dân tộc vẫn là trên hết, cụ nhỉ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mig 17 Không quân nhân dân Việt Nam trừng trị tàu chiến Mỹ

1629332745857.png

1629337214079.png

1629337344420.png

1629337385869.png

Mig-17 của KQND Việt Nam

1629332857777.png

Phi công Mig-17 Việt Nam

“Ngày 30-3-1972, chiến dịch Quảng Trị mở màn và diễn ra rất ác liệt, với sự tham gia của lực lượng rất lớn từ hai phía. Nhằm ngăn chặn khả năng mất Quảng Trị, ngoài việc sử dụng lực lượng lớn Không quân, gồm cả B-52, Mỹ đã sử dụng tàu chiến đánh phá ác liệt tuyến giao thông và kho tàng ven biển ở khu vực Quảng Bình. Với quyết tâm đẩy tàu chiến Mỹ ra xa bờ biển, khiến chúng không thể bắn phá vào bờ, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK - KQ đã giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 923 triển khai phương án và luyện tập để bất ngờ dùng MiG-17 tấn công tầu chiến Mỹ. Một tốp 10 phi công MiG-17 được lựa chọn để huấn luyện chuẩn bị cho nhiệm vụ. Các chuyên gia Cu Ba đã sang Việt Nam huấn luyện kỹ thuật ném bom “thia lia” cho phi công Việt Nam. Ngày 12-4-1972, nhóm 3 phi công được lựa chọn cho nhiệm vụ gồm Lê Xuân Dỵ, Nguyễn Văn Bảy (B) và Nguyễn Văn Lục đã có mặt tại sân bay Gát để tiến hành công tác chuẩn bị. Lúc 15 giờ 45 phút chiều ngày 18-4-1972, các phi công Lê Hồng Điệp và Từ Đễ đã cất cánh từ sân bay Kép, đưa 2 chiếc MiG-17 đáp xuống sân bay Gia Lâm và sau đó là sân bay Vinh, trước khi bí mật hạ cánh tại sân bay dã chiến Gát ở vùng núi phía tây Quảng Bình và được ngụy trang rất kỹ. Hai chiếc MiG-17 được một nhóm kỹ sư do kỹ sư Trương Khánh Châu đứng đầu cải tiến để lắp được dù giảm tốc giúp máy bay MiG-17 có thể hạ cánh được ở sân bay ngắn hẹp.


1629333086969.png

Phi công Lê Xuân Dỵ và Phi công Nguyễn Văn Bảy (B)

1629333118460.png


Để chuẩn bị cho công tác chỉ huy trận đánh, một loạt các kíp chỉ huy đã được triển khai. Sở Chỉ huy Đồng Hới do Trung đoàn phó Lưu Huy Chao chỉ huy, Sở Chỉ huy tại sân bay Gát do Chính ủy Hoàng Đức Lộc và Trung đoàn phó Cao Thanh Tịnh chủ trì. Phó Tư lệnh Binh chủng Không quân Nguyễn Phúc Trạch đích thân chỉ huy tại Sở Chỉ huy tiền phuơng ở Quảng Bình. Ngày 19-4-1972, theo tin tức tình báo, các tàu chiến Mỹ đã dâng lên cao và áp sát bờ, trong đó có bốn chiếc chỉ cách cửa Nhật Lệ 16km, các lực lượng liên quan được lệnh vào cấp, chuẩn bị sẵn sàng tại sân bay dã chiến Gát - Quảng Bình, Sở Chỉ huy Binh chủng Không quân lệnh biên đội Lê Xuân Dỵ - Nguyễn Văn Bảy (B) sẵn sàng cất cánh.
Lúc 15 giờ 49 phút, lệnh mở ra đa, 15 giờ 55 phút đài ra đa C-43 phát hiện mục tiêu. Lúc 16 giờ, biên đội Dị - Bảy vào cấp một, ngay sau đó, lúc 16 giờ 05, biên đội cất cánh.

1629338122896.png

1629337909568.png

1629337944822.png

1629338208020.png

1629338068615.png

Sân bay Gát

Sau khi cất cánh, biên đội giữ im lặng bay theo hướng bay đã chuẩn bị trước, đường bay đi ngay bên trái cao điểm 280, với độ cao 200m, tốc độ 600km/h. Vào lúc 16 giờ 13 phút, số 1-Dỵ báo cáo phát hiện mục tiêu, anh nhìn thấy rõ hai vệt nước trắng kéo sau hai chiếc tàu đang chạy trên biển phía đông cửa Nhật Lệ 16 km. Theo phương án đã thống nhất trong biên đội, số 2-Bảy kéo dãn cự ly để bảo đảm an toàn khi vào công kích, do thời tiết mù rất khó phát hiện mục tiêu. Anh tiếp tục giữ độ cao và bay thêm ra biển. Trong khi đó, phi công Dỵ, bám theo hai vệt nước, hạ xuống độ cao 50m, chọn chiếc đi sau để tiến vào công kích. Anh bật tăng lực, đặt điểm ngắm ở giữa tàu, với tốc độ 800km/h, độ cao 50m, anh đã cắt hai trái bom loại 250kg theo đúng kỹ thuật ném “thia lia” trúng giữa thân tàu. Đài chỉ huy bổ trợ gần khu vực bờ biển nghe thấy tiếng nổ đanh, ngay sau đó thấy cột khói màu da cam bốc lên khoảng 20-30m chùm lên phủ kín con tàu, sau đó do trời mù, từ đài quan sát không nhìn thấy con tàu nữa. Theo tin tình báo, đây là tàu Khu trục hộ tống USS Higbee (DD-806). Chiếc hộ tống hạm này đã bị thương nặng, dàn pháo trên boong tàu bị phá hủy. Số 1- Lê Xuân Dỵ sau đó được dẫn về hạ cánh tại sân bay Gát an toàn lúc 16 giờ 18 phút.

1629334150213.png

Tàu Khu trục hộ tống USS Higbee (DD-806)

1629334204973.png

1629334271264.png

1629334337875.png

1629335233953.png

1629335136392.png

USS Higbee (DD-806) trúng bom của Mig-17

Trong khi đó, số 2- Nguyễn Văn Bảy (B) tiếp tục vòng trái tìm kiếm mục tiêu, đến tận đông bắc Cửa Dinh vẫn chưa thấy mục tiêu, anh quyết định bay ra biển thêm một phút thì phát hiện hai chiếc tàu khác. Do phát hiện ở cự ly quá gần, anh không tiến vào công kích được mà bay lướt trên đầu toàn bộ đội hình tàu chiến Mỹ, sau đó anh vòng lại 180 độ, chọn chiếc thứ hai để tiến vào công kích. Anh bật tăng lực, đạt tốc độ 800km/h , giữ bay bằng ở độ cao 50m, điểm ngắm ở 1/3 thân tàu phía sau và cắt bom. Từ đài bổ trợ nghe thấy tiếng nổ lớn và cột khói trùm lên thân tàu. Chiếc MiG-17 của Nguyễn Văn Bảy(B), sau khi tấn công đội hình tàu chiến Mỹ, quay về sân bay hạ cánh an toàn tại sân bay Gát lúc 16 giờ 21 phút.

1629334028170.png

Máy bay Mig-17 do phi công Nguyễn Văn Bảy (B) điều khiển trong trận ngày 19-4-1972

Chiếc tàu mà phi công Nguyễn Văn Bảy(B) ném bom trúng là tàu Tuần dương hạm hạng nhẹ USS Oklahoma City, thuộc lực lượng đặc nhiệm 77, sau khi bị trúng hai quả bom, tàu bị thương, hỏng hệ thống ra đa cảnh giới và một ụ pháo trên boong.

1629334732404.png

1629334768133.png

USS Oklahoma City

1629335391172.png

USS Oklahoma City đang pháo kích vào bờ biển Bắc Việt Nam

Đại tá phi công Lê Xuân Dị kể lại: "Ngày 19/4/1972 tôi và Nguyễn Văn Bảy B được giao nhiệm vụ trực ban chiến đấu, từ 9 giờ 30 phút, các trạm ra - đa quan sát đã phát hiện các tốp tàu địch ở xa ngoài khơi. Các sở chỉ huy không quân và hải quân, các đài bổ trợ, trạm quan sát liên tục theo dõi, bám sát các hoạt động của địch. Đến 15 giờ, một tốp 4 chiếc tàu địch đã vào đến Đông Lý Hòa 15km, một tốp 3 chiếc ở Đông Quảng Trạch 18km. Đặc biệt, 1 tốp 2 chiếc đã tới Đông Nhật Lệ 7km, các tàu chiến của Hạm đội 7 nã pháo vào thị xã Đồng Hới. Cấp trên nhận định đây là thời cơ thuận lợi để tiến công địch.
Lúc 16 giờ 5 phút, tôi và Nguyễn Văn Bảy B được lệnh xuất kích, mỗi chiếc máy bay mang 2 quả bom dưới cánh. Chúng tôi bay đến cửa sông Gianh thì bị sương mù cản trở tầm nhìn. Chúng tôi được dẫn bay chếch về bên trái điểm cao 280, cách bờ biển Quảng Bình 10km rồi vòng phải liên lạc trực tiếp với sở chỉ huy Đồng Hới. Sau khi vượt qua cửa Lý Hòa, chúng tôi giữ độ cao 500m trên mặt biển, tốc độ 800km/h và tập trung quan sát tìm mục tiêu. Cách khoảng 10 đến 12km, biên đội nhìn thấy hai vệt sáng trắng di chuyển trên mặt biển xanh, xác định đó là 2 chiếc tàu địch đang chạy. Tôi thông báo cho sở chỉ huy đã phát hiện mục tiêu và xin phép công kích. "Cho phép công kích!" - lệnh của cấp trên vừa dứt, tôi chỉnh lại đuờng ngắm rồi cắt bom, cả hai quả bom nổ sát thân tàu. Vòng máy bay về, tôi còn nhìn rõ cột nước vọt lên cao.
Sau loạt bom đó địch phát hiện bị tấn công, chúng phóng tên lửa và báo động toàn Hạm đội 7. Vì giãn cách đội hình hơi xa nên Nguyễn Văn Bảy B không quan sát được tôi, Bảy tiếp tục bay vòng ra phía biển. Khi bay qua cửa Dinh, phát hiện 2 tàu địch phía dưới Nguyễn Văn Bảy B lập tức vòng lại công kích. Cách mục tiêu 750m, anh báo cáo về sở chỉ huy và cắt bom. Đúng vào lúc Bảy vừa cắt bom chúng tôi mới liên lạc được với nhau. Sau đó, biên đội được dẫn về hạ cánh xuống sân bay Gát lúc 16 giờ 22 phút
".

Chỉ 10 phút sau, các máy bay F-4 đã ào ào bay vào đánh phá ác liệt sân bay Đồng Hới và Vinh. Phải ba ngày sau, Không quân Mỹ mới phát hiện ra sân bay Gát để đánh phá, hai chiếc MiG-17 tuy đã được cất giấu trong hẻm núi, nhưng một chiếc vẫn bị đánh hỏng, chiếc còn lại, sau khi sửa chữa đã được phi công Lê Hồng Điệp cất cánh bay về sân bay căn cứ.
Trận không-đối-biển ngày 19-4, trong vòng 17 phút, với bốn quả bom loại 250kg, biên đội Dỵ - Bảy đã đánh hỏng nặng một tàu Khu trục và đánh bị thương một tàu Tuần dương hạm của Mỹ và trở về an toàn.
Đây là trận đầu tiên và duy nhất Không quân nhân dân Việt Nam dùng MiG-17 tấn công chiến hạm của Hải quân Mỹ. Tuy mới chỉ đánh bị thương 2 chiến hạm Mỹ, nhưng chiến thắng này có ý nghĩa rất quan trọng, buộc Hải quân Mỹ không dám đưa tàu đến gần bờ biển khu 4 để đánh phá trục giao thông chiến lược và phóng tên lửa phòng không Talos khi MiG xuất hiện. Đó là các điều kiện rất tốt cho hoạt động của tuyến giao thông cũng như cho hoạt động của MiG tại khu vực. Đồng thời, chiến công ngày 19-4-1972 của MiG-17 cũng chứng minh các phi công Việt Nam có thể làm chủ kỹ thuật, phát huy cao nhất tính năng của máy bay MiG, dũng cảm sáng tạo trong cách đánh, không chỉ dùng máy bay MiG lập công trong không chiến mà còn có thể tấn công các mục tiêu mặt đất, mặt nước theo nhiệm vụ đựơc giao”.

1629337014026.png

Đại tá phi công, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Bảy (A) và Đại tá phi công, Anh hùng LLVTND Lê Xuân Dỵ

1629333548432.png

3 cựu phi công nhân danh hiệu AHLLVTND Hán Văn Quảng, Nguyễn Văn Lục, Từ Đễ

Ngày 20 tháng 4 năm 1972, Hãng AP đưa tin: "Khoảng 6 giờ tàu USS Higbee cùng liên đội đảm nhiệm của Hạm đội 7 hoạt động ở vùng biển tình Quảng Bình, Bắc Việt Nam. USS Higbee là khu trực hạm vừa được Tổng thống Nixon tuyên dương vì đã vào gần vùng biển Hải Phòng cứu các phi công Mỹ bị bắn rơi ngày 16 tháng 4 năm 1972. Chiếc Higpee đang pháo kích thì Mig bay tới... 2 quả bom đánh trúng tàu, boong sau của hạm đội bốc cháy, một đoạn lớn của hông bị phá toang, ụ súng chứa đầy đạn nổ tung, tiếng la hét, kêu cứu thất thanh, quang cảnh thật buồn thảm, các khẩu pháp lớn vỡ toác như cái loa kèn. Cuộc tấn công này thật nghiêm trọng vì đây là lần đầu tiên Bắc Việt Nam dùng MiG tấn công Hạm đội 7 của Mỹ. Tin về cuộc tấn công này được loan truyền nhanh chóng trong Quốc hội Mỹ giữa lúc các nghị sỹ Mỹ đang tranh cãi về những bất đồng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam".

1629335604812.png

1629335624561.png

Báo cáo của HQ Mỹ sau trận đánh

Vụ ném bom của Mig-17 KQVN làm hư hỏng tàu hộ tống USS Higbee, làm chết 1 thủy thủ và làm bị thương 07 người khác.

Trích báo cáo của HQ Mỹ:
USS STERETT (DLG 31) cùng với Đơn vị Đặc nhiệm 77.1.2 gồm USS OKLAHOMA (CLG 5), USS HIGBEE (DD 806), và USS LLOYD THOMAS (DD 714), đang tiến hành bắn phá bờ biển Đồng Hới, miền Bắc. Việt Nam. OKLAHOMA CITY tiếp theo là HIGBEE và THOMAS ở cách xa bờ khoảng 5 dặm, cách nhau hai nghìn thước. STERETT đang ở vị trí cách khu vực mục tiêu 12 dặm với tốc độ 5 hải lý / giờ, di chuyển trên nhiều hướng khác nhau về phía bờ để giữ cho dàn tên lửa của mình không bị lộ, giữ mũi tàu về phía mục tiêu đề phòng một cuộc không kích có thể xảy ra.
Khi bắt đầu cuộc bắn phá bờ biển, STERETT đã xác định ít nhất hai máy bay địch đang bay ở độ cao khoảng 3.000 feet trong khu vực đồi núi ở Đồng Hới. Sau một lần công kích trượt, một máy bay đối phương đã bị khóa ở độ cao khoảng 50 feet và STERETT bắn một loạt tên lửa, tên lửa thứ 2 đã trúng đích vài giây sau khi máy bay địch tấn công và ném bom HIGBEE, làm hỏng bệ súng của tàu. . Sau đó, STERETT phát hiện dấu hiệu của ít nhất hai máy bay địch khác trên không phận Đồng Hới và khi phần còn lại của đội hình rời khỏi khu vực, STERETT vẫn ở lại và giao chiến với một máy bay thứ hai với loạt tên lửa thứ hai. Máy bay quay đầu bỏ chạy giữa những ngọn núi khiến tên lửa đánh chặn bắn trượt. Thông tin từ các nguồn khác cho thấy khả năng cao đã bắn trúng một MIG thứ hai.

1629336483514.png

Trên cầu tàu của USS Stereett ghi thành tích: bắn hạ 03 mig-21, 01 mig-17 bằng tên lửa và bắn cháy/bắn chìm 02 tàu phóng lôi
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,062
Động cơ
1,384,676 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
RC-135 Mỹ làm tê liệt S-400 Nga tại Syria

Máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Mỹ được cho là gây nhiễu thành công các hệ thống phòng không S-300 và S-400 tối tân của Nga tại Syria.

1629680583074.png


Theo Avia-pro, trong ngày 31/01/2020, máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Mỹ đã can thiệp và tìm cách vô hiệu hóa hoạt động của các hệ thống phòng không S-400 Nga tại căn cứ không quân Khmeimim, bằng cách sử dụng nhiều tần số khác nhau. Cuộc “đối đầu” giữa máy bay trinh sát Mỹ và các tổ hợp S-400 Nga đã kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

1629680583173.png

1629680637481.png

Căn cứ không quân Khmeimim

1629680678576.png

1629680745026.png

Tổ hợp S-400 tại căn cứ không quân Khmeimim

Theo các chuyên gia, máy bay trinh sát RC-135 bay theo lộ trình dọc đường bờ biển Syria, không chỉ cho phép Quân đội Mỹ đọc được tín hiệu sóng vô tuyến từ các radar của S-400, mà còn tìm cách truyền các tín hiệu giả tới những radar này, cản trở nghiêm trọng tới hoạt động thông thường của chúng.
Một số nguồn tin cho biết, máy bay trinh sát của Mỹ còn can thiệp vào hoạt động của hệ thống phòng không S-300 Syria, nhưng do hệ thống này được bố trí cách xa đường bay của RC-135 nên hiệu quả gây nhiễu kém. Thông tin này ngay lập tức gây chấn động bởi S-300 và đặc biệt là S-400 (hệ thống phòng không tối tân của Nga), vì nếu đúng thì có nghĩa là hệ thống phòng thủ của Nga đã “thất thủ” tại Syria.
Máy bay trinh sát RC-135 do Hãng Boeing phát triển vào đầu thập niên 1960 để thay thế dòng C-135 Stratolifter. RC-135 dài 41,53m, sải cánh 39,88m, tải trọng cất cánh tối đa 146.000kg, vận tốc cực đại 933km/giờ; được trang bị hệ thống cảnh báo va chạm, hệ thống liên lạc bằng sóng radio, ăng ten vệ tinh, máy ảnh điện quang học độ phân giải cao cùng hệ thống cảm biến tốt. Phạm vi hoạt động của RC-135 là 5.500km, trần bay đạt 15.200m. Phi hành đoàn gồm 27 người, bao gồm 3 phi công, 2 hoa tiêu và 22 chuyên viên phân tích, tình báo, sĩ quan tác chiến điện tử và kỹ thuật viên bảo trì. Hiện không quân Mỹ có 15 máy bay trinh sát RC-135.

1629680933446.png

1629681288415.png

1629681325730.png

1629682412649.png

1629680981959.png

1629681010536.png

1629681387654.png

1629681937540.png

1629682154834.png

1629682155121.png

1629682305139.png

1629682356179.png


Cho đến nay, RC-135 vẫn là một trong các phương tiện trinh sát chiến lược quan trọng nhất của Không quân Mỹ. Loại máy bay này có khả năng thu thập thông tin tình báo điện tử và tín hiệu ở khắp nơi trên thế giới, có khả năng thu thập, phân tích và cung cấp thông tin tình báo gần như theo thời gian thực. Dữ liệu mà chúng thu thập sẽ được mã hóa và truyền trực tiếp tới các vệ tinh hoặc các máy bay khác nhằm tránh những tác động từ hệ thống tác chiến điện tử của đối phương.
Không thể phủ nhận RC-135 là loại máy bay trinh sát và tác chiến điện tử mạnh của Mỹ, tuy nhiên thông tin RC-135 làm “tê liệt” hệ thống S-400 của Nga vẫn cần được kiểm chứng và lên tiếng từ các bên; một số chuyên gia Mỹ thì vui mừng với thông tin này, trong khi các chuyên Nga lại phủ nhận và cho rằng đó chỉ là thông tin phóng đại.
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top