(Tiếp)
Cái Kết
Chiến thắng của Hồng quân tại Kharkov vào mùa hè năm 1943 có ý nghĩa là họ đã báo thù cho món nợ tại Barenkovo năm 1942. Từ ngày 20 tháng 10, Không quân Đức tập trung ngăn chặn trong khoảng một tuần việc Hồng quân tiến từ Kremenchug vượt sông Dnepr về phía Krivoi Rog. Các trận không kích này đã giúp Quân đội Đức ngăn chặn bước tiến của Liên Xô trước Krivoi Rog. Tuy nhiên, thành công này phải trả giá. Các đợt không kích này đã làm suy yếu đáng kể không quân Đức, cùng với sự điều chuyển của Quân đội Đức về phía nam, đã mở ra con đường giải phóng Kiev của Hồng quân.
Các lực lượng Liên Xô chiếm lại thủ đô Ukraine vào ngày 6 tháng 11 năm 1943. Đến tháng 12, Hồng quân đã tiến lên 800 dặm và giải phóng gần 2/3 lãnh thổ bị quân đội Đức chiếm đóng. Việc giải phóng Kiev và củng cố các đầu cầu lớn qua Dnepr ở xa hơn về phía nam, chưa đầy 5 tháng sau khi Hitler thất bại tại Kursk, đã minh họa rõ ràng những gì mà sức mạnh giữa lục quân và không quân Liên Xô có thể đạt được trên một chiến trường rộng lớn.
Vào cuối năm 1943, quân đội của Stalin đã giải phóng phía tây Dnepr của Ukraine. Các phương diện quân Ukraina 1, 2, 3 và 4 tập trung đông đảo 2,3 triệu người, 2.040 xe tăng và pháo tự hành, 28.800 khẩu pháo dã chiến và súng cối cùng 2.370 máy bay để tiêu diệt Cụm tập đoàn quân Nam của Manstein và Tập đoàn quân A của Kleist. Quân Đức có thể tập hợp 1,7 triệu quân, với 2.200 xe tăng/thiết giáp, 16.800 khẩu súng dã chiến và 1.460 máy bay ném bom. Ngoài ra, 50.000 du kích Liên Xô đã đóng vai trò gây rối loạn các khu vực hậu phương của quân Đức.
Xe tăng Panzer IV của Đức
Xe tăng Tiger I của Đức
Các sĩ quan cấp cao của Đức trong một trận đánh, phía sau họ là chiếc Panzer
Lính trinh sát pháo binh của Đức
Phân đội hỏa lực của Đức
Lính bắn tỉa Đức
Lính liên lạc Đức
Pháo phòng không 37mm của Đức
Sau khi quân Đức chiếm Zhitomir và hướng tiến công vào Kiev, Bộ tư lệnh tối cao Liên Xô đã ra lệnh cho Phương diện quân Ukraina 1 tiêu diệt Tập đoàn quân thiết giáp số 4 trong Chiến dịch Zhitomir – Berdichev. Đối với cuộc tấn công Phương diện quân Ukraina số 1 của Vatutin đã tập trung 63 sư đoàn bộ binh và 03 sư đoàn kỵ binh, cộng với 06 quân đoàn xe tăng và 02 quân đoàn cơ giới hóa.
Khẩu đội súng máy phòng không Liên xô
Hồng quân Liên xô tấn công
Hoả tiễn của Hồng quân khai hỏa
Người lính của Phương diện quân Ukraine I đang chở một đồng đội bị thương
Công binh Hồng quân gỡ mìn chống tăng của Đức gài lại trên một con đường ngoại ô Kharkov, tháng 8-1943
Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 24 tháng 12 năm 1943 và trong vòng 6 ngày đã tạo ra một cuộc đột phá rộng 187 dặm và sâu 62 dặm. Cuộc đột phá về phía tây nam của Kiev đã khiến Tập đoàn quân thiết giáp số 4 của Đức phải lùi lại hơn 100 dặm, để lộ sườn phải của Tập đoàn quân số 8 của Đức và vị trí phòng thủ của nó trên bờ phía nam của Dnepr, và không lâu trước khi Hồng quân định bao vây nó. Điều này rất quan trọng vì các lực lượng này đã chiếm giữ các vị trí giao nhau của Phương diện quân Ukraina 1 và 2. Nó được Liên Xô gọi là “hũ” Korsun – Shevchenkovsky, nhưng còn được gọi là “hũ” Cherkassy. Theo tình báo Liên Xô, Tập đoàn quân 1 và 8 của Đức có 9 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn thiết giáp và một sư đoàn cơ giới. Để áp đảo lực lượng này, ngày 24 tháng 1 năm 1944, Hồng quân sử dụng 27 sư đoàn bộ binh, 4 quân đoàn xe tăng, một quân đoàn cơ giới và một quân đoàn kỵ binh được trang bị 370 xe tăng và pháo tự hành cùng gần 4.000 khẩu pháo và súng cối.
Pháo chống tăng Su-100 của Liên xô
Kíp lái tăng T-34 của Liên xô
Kíp lái tăng KV-1 của Liên xô
Phi công Liên xô bên chiếc YAK của mình
Lính thông tin Hồng quân
Tổ súng chống tăng của Hồng quân
Khẩu đội cối 120mm của Hồng quân
Lính thủy Liên xô tham chiến
Bộ chỉ huy cấp cao của Đức ra lệnh phản công, các Sư đoàn thiết giáp 4, 11 và 13 được điều đến vùng Novo-Mirgorod. Các Sư đoàn Thiết giáp số 16 và 7 cũng được tập trung tại khu vực Rizino. Tuy nhiên, nỗ lực bao vây thứ hai của Hồng quân vào ngày 3 tháng 2 đã thành công khi Phương diện quân Ukraina 1 và 2 gặp nhau gần Zvenigorodka, vây 56.000 quân Đức trong “hũ” Cherkassy.
Quân Đức cố gắng giải vây một cách tuyệt vọng, với Quân đoàn thiết giáp số 3 của Tập đoàn quân thiết giáp số 1 tiến công từ phía tây nam và Quân đoàn thiết giáp số 47 của tập đoàn quân số 8 tấn công từ phía nam. Sư đoàn thiết giáp số 5 SS dẫn đầu cuộc đột kích vào ngày 16 tháng 2, đối đầu với Tập đoàn quân cận vệ 4 và 27 của Liên Xô. Liên Xô tuyên bố trận chiến khiến 55.000 người Đức chết hoặc bị thương và 18.200 tù binh, trong khi quân Đức công nhận 30.000 người trốn thoát, 20.000 người bị giết và 8.000 người bị bắt.
Xe tăng Panzer IV của Đức bị bắn cháy
Pháo phòng không tự hành của Đức bị bỏ lại
Lính tăng Tiger I của Đức thiệt mạng bên chiếc xe của anh ta
Một chiếc máy bay Messerschmitt Bf 109F-4 "Black 19" của Đức bị bỏ lại
Hai chiếc tiêm kích Messerschmitt Bf 109F-4s của Đức bị tai nạn phải bỏ lại
Lính Đức thiệt mạng sau một trận đánh, phía sau là chiếc thiết giáp bị băn cháy
Xe tăng Tiger II của Đức bị bắn hỏng, cùng với nó là các ô tô bị bắn cháy sau một trận không kích của không quân Liên xô
Một chiếc máy bay ném bom Henkel của Đức bị bắn rơi
Lính Đức trong một trận đánh ở Kharkov, tháng 8-1943. Vẻ mặt người lính này toát lên sự lo âu.
Lính SS Đức
Lính thủy Hồng quân căm cờ tại cảng Kerch, Ukraine
Cái Kết
Chiến thắng của Hồng quân tại Kharkov vào mùa hè năm 1943 có ý nghĩa là họ đã báo thù cho món nợ tại Barenkovo năm 1942. Từ ngày 20 tháng 10, Không quân Đức tập trung ngăn chặn trong khoảng một tuần việc Hồng quân tiến từ Kremenchug vượt sông Dnepr về phía Krivoi Rog. Các trận không kích này đã giúp Quân đội Đức ngăn chặn bước tiến của Liên Xô trước Krivoi Rog. Tuy nhiên, thành công này phải trả giá. Các đợt không kích này đã làm suy yếu đáng kể không quân Đức, cùng với sự điều chuyển của Quân đội Đức về phía nam, đã mở ra con đường giải phóng Kiev của Hồng quân.
Các lực lượng Liên Xô chiếm lại thủ đô Ukraine vào ngày 6 tháng 11 năm 1943. Đến tháng 12, Hồng quân đã tiến lên 800 dặm và giải phóng gần 2/3 lãnh thổ bị quân đội Đức chiếm đóng. Việc giải phóng Kiev và củng cố các đầu cầu lớn qua Dnepr ở xa hơn về phía nam, chưa đầy 5 tháng sau khi Hitler thất bại tại Kursk, đã minh họa rõ ràng những gì mà sức mạnh giữa lục quân và không quân Liên Xô có thể đạt được trên một chiến trường rộng lớn.
Vào cuối năm 1943, quân đội của Stalin đã giải phóng phía tây Dnepr của Ukraine. Các phương diện quân Ukraina 1, 2, 3 và 4 tập trung đông đảo 2,3 triệu người, 2.040 xe tăng và pháo tự hành, 28.800 khẩu pháo dã chiến và súng cối cùng 2.370 máy bay để tiêu diệt Cụm tập đoàn quân Nam của Manstein và Tập đoàn quân A của Kleist. Quân Đức có thể tập hợp 1,7 triệu quân, với 2.200 xe tăng/thiết giáp, 16.800 khẩu súng dã chiến và 1.460 máy bay ném bom. Ngoài ra, 50.000 du kích Liên Xô đã đóng vai trò gây rối loạn các khu vực hậu phương của quân Đức.
Xe tăng Panzer IV của Đức
Xe tăng Tiger I của Đức
Các sĩ quan cấp cao của Đức trong một trận đánh, phía sau họ là chiếc Panzer
Lính trinh sát pháo binh của Đức
Phân đội hỏa lực của Đức
Lính bắn tỉa Đức
Lính liên lạc Đức
Pháo phòng không 37mm của Đức
Sau khi quân Đức chiếm Zhitomir và hướng tiến công vào Kiev, Bộ tư lệnh tối cao Liên Xô đã ra lệnh cho Phương diện quân Ukraina 1 tiêu diệt Tập đoàn quân thiết giáp số 4 trong Chiến dịch Zhitomir – Berdichev. Đối với cuộc tấn công Phương diện quân Ukraina số 1 của Vatutin đã tập trung 63 sư đoàn bộ binh và 03 sư đoàn kỵ binh, cộng với 06 quân đoàn xe tăng và 02 quân đoàn cơ giới hóa.
Khẩu đội súng máy phòng không Liên xô
Hồng quân Liên xô tấn công
Hoả tiễn của Hồng quân khai hỏa
Người lính của Phương diện quân Ukraine I đang chở một đồng đội bị thương
Công binh Hồng quân gỡ mìn chống tăng của Đức gài lại trên một con đường ngoại ô Kharkov, tháng 8-1943
Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 24 tháng 12 năm 1943 và trong vòng 6 ngày đã tạo ra một cuộc đột phá rộng 187 dặm và sâu 62 dặm. Cuộc đột phá về phía tây nam của Kiev đã khiến Tập đoàn quân thiết giáp số 4 của Đức phải lùi lại hơn 100 dặm, để lộ sườn phải của Tập đoàn quân số 8 của Đức và vị trí phòng thủ của nó trên bờ phía nam của Dnepr, và không lâu trước khi Hồng quân định bao vây nó. Điều này rất quan trọng vì các lực lượng này đã chiếm giữ các vị trí giao nhau của Phương diện quân Ukraina 1 và 2. Nó được Liên Xô gọi là “hũ” Korsun – Shevchenkovsky, nhưng còn được gọi là “hũ” Cherkassy. Theo tình báo Liên Xô, Tập đoàn quân 1 và 8 của Đức có 9 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn thiết giáp và một sư đoàn cơ giới. Để áp đảo lực lượng này, ngày 24 tháng 1 năm 1944, Hồng quân sử dụng 27 sư đoàn bộ binh, 4 quân đoàn xe tăng, một quân đoàn cơ giới và một quân đoàn kỵ binh được trang bị 370 xe tăng và pháo tự hành cùng gần 4.000 khẩu pháo và súng cối.
Pháo chống tăng Su-100 của Liên xô
Kíp lái tăng T-34 của Liên xô
Kíp lái tăng KV-1 của Liên xô
Phi công Liên xô bên chiếc YAK của mình
Lính thông tin Hồng quân
Tổ súng chống tăng của Hồng quân
Khẩu đội cối 120mm của Hồng quân
Lính thủy Liên xô tham chiến
Bộ chỉ huy cấp cao của Đức ra lệnh phản công, các Sư đoàn thiết giáp 4, 11 và 13 được điều đến vùng Novo-Mirgorod. Các Sư đoàn Thiết giáp số 16 và 7 cũng được tập trung tại khu vực Rizino. Tuy nhiên, nỗ lực bao vây thứ hai của Hồng quân vào ngày 3 tháng 2 đã thành công khi Phương diện quân Ukraina 1 và 2 gặp nhau gần Zvenigorodka, vây 56.000 quân Đức trong “hũ” Cherkassy.
Quân Đức cố gắng giải vây một cách tuyệt vọng, với Quân đoàn thiết giáp số 3 của Tập đoàn quân thiết giáp số 1 tiến công từ phía tây nam và Quân đoàn thiết giáp số 47 của tập đoàn quân số 8 tấn công từ phía nam. Sư đoàn thiết giáp số 5 SS dẫn đầu cuộc đột kích vào ngày 16 tháng 2, đối đầu với Tập đoàn quân cận vệ 4 và 27 của Liên Xô. Liên Xô tuyên bố trận chiến khiến 55.000 người Đức chết hoặc bị thương và 18.200 tù binh, trong khi quân Đức công nhận 30.000 người trốn thoát, 20.000 người bị giết và 8.000 người bị bắt.
Xe tăng Panzer IV của Đức bị bắn cháy
Pháo phòng không tự hành của Đức bị bỏ lại
Lính tăng Tiger I của Đức thiệt mạng bên chiếc xe của anh ta
Một chiếc máy bay Messerschmitt Bf 109F-4 "Black 19" của Đức bị bỏ lại
Hai chiếc tiêm kích Messerschmitt Bf 109F-4s của Đức bị tai nạn phải bỏ lại
Lính Đức thiệt mạng sau một trận đánh, phía sau là chiếc thiết giáp bị băn cháy
Xe tăng Tiger II của Đức bị bắn hỏng, cùng với nó là các ô tô bị bắn cháy sau một trận không kích của không quân Liên xô
Một chiếc máy bay ném bom Henkel của Đức bị bắn rơi
Lính Đức trong một trận đánh ở Kharkov, tháng 8-1943. Vẻ mặt người lính này toát lên sự lo âu.
Lính SS Đức
Lính thủy Hồng quân căm cờ tại cảng Kerch, Ukraine
Chỉnh sửa cuối: