[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,302 Mã lực
(Biên tiếp chuyện ở I-Raq, thời làm bạn với Tổng thống Xát-Đam)

HIẾN DÂNG QUÝ GIÁ NHẤT CỦA NGƯỜI CON GÁI.



Lại kể thêm một câu chuyện nữa về nàng công chúa Dalia.

Tuy nhiên, hãy kể câu chuyện về xứ sở Bạch dương đã.

1/ Dẫn chuyện:

Trong các năm từ 1980 đến 1990, tất cả các cơ quan Dân – Chính – Đảng ngoài dân sự, từ cấp Bộ và Tỉnh hất lên, còn trong quân thì là từ cấp Quân khu, Quân chủng, Quân binh đoàn hất lên = = > đều có chính sách ‘đề cử’ cán bộ sang tập huấn bên Liên Xô.

Khóa dài là 9 tháng. Khóa trung là 6 tháng, và khóa ngắn hạn là 3 tháng.

Độ dài ngắn của các khóa, là do cấp hàm của người được cử đi, và do sự chọn lọc trong “nháy nháy” của tổ chức, và đương nhiên, còn là do hồng phúc của tổ tiên để lại.

Đương nhiên, khóa ngắn hạn 3 tháng, thì sự chen chân vào danh sách, là dễ hơn cả.

Người viết bài này, là một nhân chứng của các khóa học đó. Tất nhiên, tôi chưa từng nghe thấy có tổng kết về ích lợi của dân tộc và đất nước Việt, có được nhờ hàng trăm ngàn lượt ‘nhân tài Việt’ mang về và/hoặc đem lại, qua các khóa học đó.



Theo góc nhìn của tôi, các khóa học này, là một dịp để người được cử đi tập huấn, có cơ hội ‘đại tu’ hoặc ‘tiểu tu’ kinh tế của bản thân, tùy vào độ ngắn dài của khóa học.



Thôi, Quay trở về một khóa học 3 tháng ở Liên Xô, loại ‘mèng’ nhất trong các khóa.



2/ Thuốc cai gái:



Sau khi tập huấn được tầm 2 tháng, tức là đã bắt đầu thành ‘ma cũ’ và bắt đầu coi trời bằng vung, bắt đầu thân hơn với quản lớp người Liên Xô.



Trong một lần tâm sự, ông người Nga-la-tư nháy mắt và thầm thì:

-Tao biết rồi nhé. Chúng mày có ‘thuốc cai gái’. Tao muốn xin một ít, vì dại gái như tao, hao tiền lắm.



Người tiếp chuyện ngạc nhiên:

-Làm đếch gì có, mày ‘ngáo đá’ à.



Tay người Nga-la-tư cả cười:

-Mày dấu thế đ…éo nào được chúng tao.

-Chúng tao đã theo dõi, thì thấy đến bữa ăn, thằng Việt Nam nào cũng có 1 cái lọ con con đút vào trong túi. Rồi lừa lúc thằng khác quay mặt đi, thì khẽ ‘búng búng’ vào bát mình mấy phát.

-Thảo nào, chả thấy chúng mày đi tán gái bao giờ.



Zàng ơi. Thế đấy.

Cái lọ ‘thuốc cai gái’ đấy, là cái lọ mì chính thánh thần, các cụ à.

Vả lại, bông hoa hồng là 2 phết 5 ‘rúp’ một bông, còn chiếc bàn là hoa râu, giây điện vằn vện, có giá là 7 rúp rưỡi. Cứ hai cái bàn là hoa râu, về được đến chợ Trần Qúy Cáp ở Ga Hà Nội, là có giá 1 chỉ vàng (bán ở Trần Qúy Cáp, có giá ‘chắc’ hơn bán ở chợ Giời phố Huế). Mà một chỉ vàng là mua được 2 phẩy 5 mét vuông đất ở Khu Quân nhạc, đường Trường Chinh, HN - những năm 198x.

20171021234917-ab7e.jpg


Mỗi lần đi làm quen (mới chỉ là làm quen xuông và chay tịnh thôi nhá) với cô nàng Nga xinh đẹp, mèng nhất cũng phải tốn 5 bông hoa hồng và 1 thanh kẹo súc-cù-là. Theo giá cả nhà cháu biên ở trên, tức là mất tầm 200 triệu đồng theo giá thời nay, năm 2021.

Thế thì thà cắt mọe nó…’dụng cụ gây án’ và vứt đi còn hơn, cần đếch gì đến ‘thuốc cai gái’.



3/ Hiến dâng thứ quý nhất của người con gái:

Thế rồi, Nhà cháu giải ngũ và cũng đã quên luôn câu chuyện ‘thuốc cai gái’ ở xứ sở Bạch dương. Thế nhưng, chạy trời cũng không khỏi nắng.



Một ngày cũng trả đẹp trời lắm, nhà cháu được lệnh dẫn một đoàn quân sang xứ sở của câu chuyện ‘Ngàn lẻ một đêm’.

Lần này do được biết trước tình hình, nên hầu như chẳng ai mang ‘thuốc cai gái’ đi nữa. Không phải vì tiếc tiền tán gái, mà là vì xứ sở đạo Hồi, có mà tán gái vào mắt.



Đoàn nhà cháu được phân về Công trình Nhà máy lọc dầu Dora mang bí số 74, và rồi nhà cháu được gập hai ‘quý nhân’, như đã kể trong bài trước.



Sau vụ ‘vặt lông chim’, thì tình cảm giữa nhà cháu và Ngài Sa-ba càng trở nên khăng khít. Nói cho công bằng, nhà cháu nhờ cậy được ở Ngài Sa-ba rất nhiều.



Tuy nhiên, quan hệ giữa nhà cháu với nàng Dalia thì lại không được như thế.



--- (Câu chuyện thế nào, xin các bác xem hồi sau sẽ rõ) ----
 

congdanhang3

Xe tải
Biển số
OF-89978
Ngày cấp bằng
28/3/11
Số km
477
Động cơ
289,592 Mã lực
Cháu hóng chuyện của Cụ như hóng chuyện Nghìn lẻ một đêm. Cảm ơn Cụ rất nhiều. Kính chúc Cụ và toàn gia luôn an lành, hạnh phúc ạ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,302 Mã lực
(Biên tiếp chuyện ở I-Raq, thời làm bạn với Tổng thống Xát-Đam)

HIẾN DÂNG QUÝ GIÁ NHẤT CỦA NGƯỜI CON GÁI.
(Phần 2)

Sau vụ ‘vặt lông chim’, nàng công chúa dường như đâm ra thù ghét nhà cháu.

Bằng cớ là:

Trước đây, theo lịch, nhà cháu chỉ cần gập nàng công chúa có nhõn buổi sáng ngày 21 hàng tháng.

Thế nhưng, sau ngày nàng công chúa dùng ‘uy lực’ của nàng, bắt tụi Vệ binh Cộng hòa mở khóa công ten nơ nhốt mấy cậu lính Việt, thì nàng hành hạ nhà cháu khổ sở.

‘Ban Điều độ’ của Nhà máy lọc dầu Dora (chắc chắn là do nàng sai khiến) ra công lệnh, bắt nhà cháu đến chỗ nàng nguyên cả ngày 21 hàng tháng, để giải trình, toàn những việc trời ơi đất hỡi.

Chưa hết, vẫn là ‘Ban Điều độ’, tháng nào, cũng có ‘trát’ đóng dấu, mà mầu con dấu là mầu tím, yêu cầu (ít nhất là nửa ngày –cả một buổi sáng) đến Văn phòng Nhà máy, để ‘Extra explaination’ (Giải trình thêm) với Phòng Kế toán, ngoài lịch cố định.

Nỗi khổ là: các buổi giải trình chính thức và thêm ấy, đều có dính đến giờ ăn trưa. Đến giờ ăn trưa, nàng không cho ăn miễn phí ở căng tin của nhà máy, mà bắt phải tháp tùng nàng ra thị trấn Dora, đến quán ăn bên ngoài.

Mà ăn thì có gì đâu, món tủ của nàng là 2 bắp ngô Mỹ luộc, 1 lon Pepsi, và……. hết. (Xin mở ngoặc là, trên đất nước I-Raq thời Xát Đam, hãng Pepsi độc quyền trên toàn vùng lãnh thổ, không có bất cứ hãng giải khát quốc tế nào, được quyền chen ngang).

Nhà cháu cũng phải ăn như thế. Tất nhiên là luôn có thêm 1 thanh súc-cù-là, nhưng chẳng bao giờ còn hương vị ca-cao, mà toàn là hương thơm gì đấy của nàng. Nhà cháu ăn như bò nhai rơm.

Vì nghĩa vụ quốc tế cao cả, nhà cháu gầy sút đi trông thấy.

Ơn Đảng, ơn Chính phủ, rồi cũng đến ngày ‘thoát được sự kìm kẹp của nàng’, nhà cháu được trở về với vòng tay thân yêu của cách mạng.

Trước khi trở về đoàn tụ với Đảng, với Chính phủ, với nhân dân chính nghĩa, thì hôm thứ sáu cuối cùng trên đất I-Raq, nhà cháu được nàng công chúa ra lệnh ‘tháp tùng nàng đi câu cá’.

Hầy a. Dẫu là chỉ còn một phút trên mảnh đất quân thù, thì vẫn phải chấp hành mệnh lệnh của tổ quốc giao phó, là giữ vững tình đoàn kết quốc tế. Vậy nên, nhà cháu vâng lời nàng công chúa.


(Nói để các bác chưa biết là: ở tất cả các nước theo đạo Hồi, người ta nghỉ ngày thứ sáu, thay vì chủ nhật. Tức là Thứ sáu, chính là ngày Chủ nhật của các nước theo đạo Hồi).


Oài, con sông Ti-gơ-rít, đoạn chảy qua nhà máy lọc dầu Dora, vô cùng đặc biệt.

Do nằm trong khu vực cấm – bí mật quân sự, là nhà máy lọc dầu mang bí số 74, nên cấm ngặt dân tình bén mảng. Đoạn sông ở đây, êm đềm, tĩnh lặng, xanh mướt với những thảm cỏ mềm dưới tán rừng cây chà là. Không có bóng người, nên đoạn sông này, giống hệt như khu vườn cổ tích.

(Nhà cháu đưa lên tấm hình toàn cảnh nhà máy lọc dầu Dora - một nhà máy lọc dầu lớn nhất I-raq và có tầm cỡ lớn nhất cũng như có tên tuổi trên thế giới, cảnh quan nơi ven sông Ti-gơ-rít - đoạn chảy qua nhà máy, và mảnh bản đồ vệ tinh có nhà máy lọc dầu Dora, để các cụ dễ hình dung).


Theo lời hẹn với nàng Dalia, nhà cháu vào công trình 74, lấy con xe vẫn dùng hàng ngày, đến khu văn phòng gập nàng công chúa.

Nàng công chúa là thổ công và là chúa tể ở đây, nên nhà cháu chỉ việc lái xe đi theo sau con xe của nàng. Nàng rẽ trái thì nhà cháu rẽ trái, nàng rẽ phải thì nhà cháu rẽ phải.

Câu chuyện chẳng có gì đáng nói. Cho đến khi ngồi được một lúc, thì nhà cháu phát hiện ra là chẳng thấy con cá nào cắn câu. Mà theo lý thuyết, thì đoạn sông Ti-gơ-rít ở khu vực cấm, không bóng người qua lại này, cá phải là hàng đàn mới đúng.

Nhà cháu bèn bẩu nàng công chúa:

-Tại nàng đeo nhiều vàng quá, sáng choang cả khu rừng thế này, cá nó sợ là phải.

Công chúa bèn tựa hẳn vào người của nhà cháu và khẽ khàng:

-You take it all off for me.

Chẳng khách sáo, nhà cháu bèn tháo và sau đó cẩn thận, cất tất cả số vàng trên người nàng công chúa, vào 1 trong 2 cái túi vải thơm phức mà nàng mang theo, dự tính là để đựng các con cá sẽ câu được.

Lúc này, thân hình nàng công chúa đã mềm như bài hát ca ngợi Đảng, nàng ghé sát môi vào tai nhà cháu, nói như thầm thì:

-Take off all,

-I dedicate it all up for you!

Trí óc nhà cháu lúc này bừng sáng, như được ‘Nghị quyết của Đại hội toàn quốc’ soi đường, nên ngắm kỹ người nàng. Ủa, trên người nàng có còn tí vàng nào đâu. Và để cho chắc chắn, nhà cháu hỏi nàng lại một lần nữa cho cẩn thận:

-You give me everything, what you most treasure? (Em cho anh tất cả, những gì mà em quý nhất chứ).

Nàng không trả lời, chỉ khẽ gật đầu, rồi nàng nhắm mắt, mềm mại ngả mình lên chiếc thảm Ba-tư tuyệt đẹp, mà nàng mang đi để ngồi câu cá.

Không để mất thì giờ, khi thời cơ cách mạng đã chín muồi, thì cho dù phải đốt cháy cả dẫy Hy-mã-lạp-sơn, ta cũng quyết phải thực hiện bằng được, mong ước của…… mấy trăm ngày nay.

Nhà cháu nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, khẽ khàng và nhanh chóng, hệt như lúc bỏ ‘lãnh đạo có tài có đức vào hòm ……..phiếu’. Nhà cháu ôm ghì lấy……… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......................................................................................cái túi đựng tầm kí lô rưỡi vàng, nhấy tót vào trong xe ô tô của mình, nổ máy, và cài số tiến.


Nhưng đúng lúc ấy, trí khôn của nhà cháu, đột ngột ‘nhập trở về với cái xác phàm’.
Có mà ‘mang bằng mắt’, số vàng này qua cửa khẩu sân bay, nơi có tụi Hải quan hà khắc nhất thế giới.

Nhà cháu hít một hơi dài căng lồng ngực, để cho ý chí sắt đá chở về. Quyết không để lòng tham làm phai nhạt lý tưởng. Hãy giữ vững khí tiết của người chiến sỹ cách mạng.
Đoạn, nhà cháu quay xe lại về chỗ ngồi câu.

Bãi cỏ dưới tán rừng cây chà là đã trống trơn, nhưng may quá, xe ô tô của nàng mới vừa nổ máy.
Nhà cháu chạy vội đến, chỉ kịp ném túi vàng vào trong xe ô tô của nàng, qua cánh cửa kính đang từ từ được kéo lên.

Nhà cháu không kịp nói với công chúa bất cứ một lời nào. Chỉ có làn khói xăng đậm đặc thổi đầy vào cái mồm đang há hốc của nhà cháu, qua cú đạp ga dữ dội của nàng.

Vài hôm sau, nhà cháu bay về nước.

Rồi chiến tranh nổ ra.

Và rồi chia ly mãi mãi.


Hỡi em, nàng công chúa Dalia kiều diễm của xứ sở ‘ngàn lẻ một đêm’ :

Anh đã trả lại em, nguyên vẹn cả túi vàng.

Anh đã không tơ hào, dù chỉ là một chỉ vàng của em.

Cho dù bây giờ có đói kém đến đâu, anh cũng nhất quyết không tiếc số vàng, mà em đã định giành cho anh.

Em bình yên và hạnh phúc suốt đời nhé.

HÌNH MINH HỌA

-Hình số 1

Không là ai cả.

Chỉ biết nàng theo đạo Thiên chúa, sống ở vùng Trung đông.
20.jpg



-Hình số 2:

Khu rừng chà là ven sông Ti-gơ-rít

21.jpg


-Hình số 3:

Ảnh chụp vệ tinh nhà máy lọc dầu Dora. Trong ảnh đã định vị, 4 vị trí liên quan đến bài viết là:

+Công trình nhà cháu chỉ huy, thời làm bạn với Tổng thống Xát-Đam, và xẩy ra câu chuyện ‘Vặt lông chim’.

+Văn phòng, nơi làm việc của Ngài Sa-ba và nàng Dalia.

+Địa điểm mà nàng Dalia thường xuyên cưỡng bức người quân nhân cách mạng khi ăn trưa.

+Vị trí câu cá.

22.jpg




-Hình số 4:

Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Dora ở Baghdad, nơi câu chuyện xẩy ra. Đây là nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq và có tầm cỡ cũng như tên tuổi trên thế giới.

Trong ảnh đã định vị chính xác khu văn phòng, nơi làm việc của Ngài Sa-ba và nàng Dalia.


23.jpg



-Hình số 5:

Chỗ ngồi câu cá cũng như thế này.

24.jpg
 

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,770
Động cơ
408,258 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
(Biên tiếp chuyện ở I-Raq, thời làm bạn với Tổng thống Xát-Đam)

HIẾN DÂNG QUÝ GIÁ NHẤT CỦA NGƯỜI CON GÁI.
(Phần 2)

Sau vụ ‘vặt lông chim’, nàng công chúa dường như đâm ra thù ghét nhà cháu.

Bằng cớ là:

Trước đây, theo lịch, nhà cháu chỉ cần gập nàng công chúa có nhõn buổi sáng ngày 21 hàng tháng.

Thế nhưng, sau ngày nàng công chúa dùng ‘uy lực’ của nàng, bắt tụi Vệ binh Cộng hòa mở khóa công ten nơ nhốt mấy cậu lính Việt, thì nàng hành hạ nhà cháu khổ sở.

‘Ban Điều độ’ của Nhà máy lọc dầu Dora (chắc chắn là do nàng sai khiến) ra công lệnh, bắt nhà cháu đến chỗ nàng nguyên cả ngày 21 hàng tháng, để giải trình, toàn những việc trời ơi đất hỡi.

Chưa hết, vẫn là ‘Ban Điều độ’, tháng nào, cũng có ‘trát’ đóng dấu, mà mầu con dấu là mầu tím, yêu cầu (ít nhất là nửa ngày –cả một buổi sáng) đến Văn phòng Nhà máy, để ‘Extra explaination’ (Giải trình thêm) với Phòng Kế toán, ngoài lịch cố định.

Nỗi khổ là: các buổi giải trình chính thức và thêm ấy, đều có dính đến giờ ăn trưa. Đến giờ ăn trưa, nàng không cho ăn miễn phí ở căng tin của nhà máy, mà bắt phải tháp tùng nàng ra thị trấn Dora, đến quán ăn bên ngoài.

Mà ăn thì có gì đâu, món tủ của nàng là 2 bắp ngô Mỹ luộc, 1 lon Pepsi, và……. hết. (Xin mở ngoặc là, trên đất nước I-Raq thời Xát Đam, hãng Pepsi độc quyền trên toàn vùng lãnh thổ, không có bất cứ hãng giải khát quốc tế nào, được quyền chen ngang).

Nhà cháu cũng phải ăn như thế. Tất nhiên là luôn có thêm 1 thanh súc-cù-là, nhưng chẳng bao giờ còn hương vị ca-cao, mà toàn là hương thơm gì đấy của nàng. Nhà cháu ăn như bò nhai rơm.

Vì nghĩa vụ quốc tế cao cả, nhà cháu gầy sút đi trông thấy.

Ơn Đảng, ơn Chính phủ, rồi cũng đến ngày ‘thoát được sự kìm kẹp của nàng’, nhà cháu được trở về với vòng tay thân yêu của cách mạng.

Trước khi trở về đoàn tụ với Đảng, với Chính phủ, với nhân dân chính nghĩa, thì hôm thứ sáu cuối cùng trên đất I-Raq, nhà cháu được nàng công chúa ra lệnh ‘tháp tùng nàng đi câu cá’.

Hầy a. Dẫu là chỉ còn một phút trên mảnh đất quân thù, thì vẫn phải chấp hành mệnh lệnh của tổ quốc giao phó, là giữ vững tình đoàn kết quốc tế. Vậy nên, nhà cháu vâng lời nàng công chúa.


(Nói để các bác chưa biết là: ở tất cả các nước theo đạo Hồi, người ta nghỉ ngày thứ sáu, thay vì chủ nhật. Tức là Thứ sáu, chính là ngày Chủ nhật của các nước theo đạo Hồi).


Oài, con sông Ti-gơ-rít, đoạn chảy qua nhà máy lọc dầu Dora, vô cùng đặc biệt.

Do nằm trong khu vực cấm – bí mật quân sự, là nhà máy lọc dầu mang bí số 74, nên cấm ngặt dân tình bén mảng. Đoạn sông ở đây, êm đềm, tĩnh lặng, xanh mướt với những thảm cỏ mềm dưới tán rừng cây chà là. Không có bóng người, nên đoạn sông này, giống hệt như khu vườn cổ tích.

(Nhà cháu đưa lên tấm hình toàn cảnh nhà máy lọc dầu Dora - một nhà máy lọc dầu lớn nhất I-raq và có tầm cỡ lớn nhất cũng như có tên tuổi trên thế giới, cảnh quan nơi ven sông Ti-gơ-rít - đoạn chảy qua nhà máy, và mảnh bản đồ vệ tinh có nhà máy lọc dầu Dora, để các cụ dễ hình dung).


Theo lời hẹn với nàng Dalia, nhà cháu vào công trình 74, lấy con xe vẫn dùng hàng ngày, đến khu văn phòng gập nàng công chúa.

Nàng công chúa là thổ công và là chúa tể ở đây, nên nhà cháu chỉ việc lái xe đi theo sau con xe của nàng. Nàng rẽ trái thì nhà cháu rẽ trái, nàng rẽ phải thì nhà cháu rẽ phải.

Câu chuyện chẳng có gì đáng nói. Cho đến khi ngồi được một lúc, thì nhà cháu phát hiện ra là chẳng thấy con cá nào cắn câu. Mà theo lý thuyết, thì đoạn sông Ti-gơ-rít ở khu vực cấm, không bóng người qua lại này, cá phải là hàng đàn mới đúng.

Nhà cháu bèn bẩu nàng công chúa:

-Tại nàng đeo nhiều vàng quá, sáng choang cả khu rừng thế này, cá nó sợ là phải.

Công chúa bèn tựa hẳn vào người của nhà cháu và khẽ khàng:

-You take it all off for me.

Chẳng khách sáo, nhà cháu bèn tháo và sau đó cẩn thận, cất tất cả số vàng trên người nàng công chúa, vào 1 trong 2 cái túi vải thơm phức mà nàng mang theo, dự tính là để đựng các con cá sẽ câu được.

Lúc này, thân hình nàng công chúa đã mềm như bài hát ca ngợi Đảng, nàng ghé sát môi vào tai nhà cháu, nói như thầm thì:

-Take off all,

-I dedicate it all up for you!

Trí óc nhà cháu lúc này bừng sáng, như được ‘Nghị quyết của Đại hội toàn quốc’ soi đường, nên ngắm kỹ người nàng. Ủa, trên người nàng có còn tí vàng nào đâu. Và để cho chắc chắn, nhà cháu hỏi nàng lại một lần nữa cho cẩn thận:

-You give me everything, what you most treasure? (Em cho anh tất cả, những gì mà em quý nhất chứ).

Nàng không trả lời, chỉ khẽ gật đầu, rồi nàng nhắm mắt, mềm mại ngả mình lên chiếc thảm Ba-tư tuyệt đẹp, mà nàng mang đi để ngồi câu cá.

Không để mất thì giờ, khi thời cơ cách mạng đã chín muồi, thì cho dù phải đốt cháy cả dẫy Hy-mã-lạp-sơn, ta cũng quyết phải thực hiện bằng được, mong ước của…… mấy trăm ngày nay.

Nhà cháu nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, khẽ khàng và nhanh chóng, hệt như lúc bỏ ‘lãnh đạo có tài có đức vào hòm ……..phiếu’. Nhà cháu ôm ghì lấy……… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......................................................................................cái túi đựng tầm kí lô rưỡi vàng, nhấy tót vào trong xe ô tô của mình, nổ máy, và cài số tiến.


Nhưng đúng lúc ấy, trí khôn của nhà cháu, đột ngột ‘nhập trở về với cái xác phàm’.
Có mà ‘mang bằng mắt’, số vàng này qua cửa khẩu sân bay, nơi có tụi Hải quan hà khắc nhất thế giới.

Nhà cháu hít một hơi dài căng lồng ngực, để cho ý chí sắt đá chở về. Quyết không để lòng tham làm phai nhạt lý tưởng. Hãy giữ vững khí tiết của người chiến sỹ cách mạng.
Đoạn, nhà cháu quay xe lại về chỗ ngồi câu.

Bãi cỏ dưới tán rừng cây chà là đã trống trơn, nhưng may quá, xe ô tô của nàng mới vừa nổ máy.
Nhà cháu chạy vội đến, chỉ kịp ném túi vàng vào trong xe ô tô của nàng, qua cánh cửa kính đang từ từ được kéo lên.

Nhà cháu không kịp nói với công chúa bất cứ một lời nào. Chỉ có làn khói xăng đậm đặc thổi đầy vào cái mồm đang há hốc của nhà cháu, qua cú đạp ga dữ dội của nàng.

Vài hôm sau, nhà cháu bay về nước.

Rồi chiến tranh nổ ra.

Và rồi chia ly mãi mãi.


Hỡi em, nàng công chúa Dalia kiều diễm của xứ sở ‘ngàn lẻ một đêm’ :

Anh đã trả lại em, nguyên vẹn cả túi vàng.

Anh đã không tơ hào, dù chỉ là một chỉ vàng của em.

Cho dù bây giờ có đói kém đến đâu, anh cũng nhất quyết không tiếc số vàng, mà em đã định giành cho anh.

Em bình yên và hạnh phúc suốt đời nhé.

HÌNH MINH HỌA

-Hình số 1

Không là ai cả.

Chỉ biết nàng theo đạo Thiên chúa, sống ở vùng Trung đông.
20.jpg



-Hình số 2:

Khu rừng chà là ven sông Ti-gơ-rít

21.jpg


-Hình số 3:

Ảnh chụp vệ tinh nhà máy lọc dầu Dora. Trong ảnh đã định vị, 4 vị trí liên quan đến bài viết là:

+Công trình nhà cháu chỉ huy, thời làm bạn với Tổng thống Xát-Đam, và xẩy ra câu chuyện ‘Vặt lông chim’.

+Văn phòng, nơi làm việc của Ngài Sa-ba và nàng Dalia.

+Địa điểm mà nàng Dalia thường xuyên cưỡng bức người quân nhân cách mạng khi ăn trưa.

+Vị trí câu cá.

22.jpg




-Hình số 4:

Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Dora ở Baghdad, nơi câu chuyện xẩy ra. Đây là nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq và có tầm cỡ cũng như tên tuổi trên thế giới.

Trong ảnh đã định vị chính xác khu văn phòng, nơi làm việc của Ngài Sa-ba và nàng Dalia.


23.jpg



-Hình số 5:

Chỗ ngồi câu cá cũng như thế này.

24.jpg
CỤ khổ thật! Em là em '' Sướng'' luôn, đời tới đâu thì tới rồi ạ! ;;) 8-}
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,302 Mã lực
CỤ khổ thật! Em là em '' Sướng'' luôn, đời tới đâu thì tới rồi ạ! ;;) 8-}
Bây giờ bác mà cho 'con gấu' ở nhà, 'nó' đọc cái còm này của bác. Tức khắc bác cũng sợ sun vòi như nhà cháu hồi ấy. Ngay và luôn, chứ lại đùa à :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,302 Mã lực
MẶT TRẬN CAO BẰNG-THÁNG 2 NĂM 1979
Kỳ 1: Lời phi lộ:


Đây là ký ức chiến tranh của người lính Trọng Bảo.

Khi Trung Quốc ngang nhiên tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới tháng 2/1979 trên đất nước Việt Nam, Trọng Bảo là chiến sỹ thông tin thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 246, sư đoàn 346.

Đơn vị của Bảo trấn giữ tại cửa khẩu Sóc Giang (Hà Quảng), nơi có địa danh lịch sử Pác Bó, là một trong những hướng tấn công chủ yếu của quân Trung Quốc.

Ký ức chiến tranh này của Trọng Bảo, đã ghi lại những sự kiện mắt thấy tai nghe một cách chân thực, sinh động, tất cả những gì diễn ra trong các trận đánh của tiểu đoàn 3 (trung đoàn 246, sư đoàn 346) – hồi tháng 2 năm 1979, tại cửa khẩu Sóc Giang – Cao Bằng.
Tất cả các nhân vật trong Ký ức chiến tranh này, đều được ghi đúng tên thật.

Tất cả đều là người thật, tên thật và địa chỉ quê hương thật. Từ những người lính binh nhì trong tiểu đội thông tin của Bảo, cho đến các cán bộ chỉ huy cấp đại đội, cấp tiểu đoàn và cao hơn.

Những người mà Bảo nhắc đến trong ký ức chiến tranh, ở cùng đơn vị với Bảo, còn là những người ai cũng biết tên.
Đó là:
-Đại tướng Bộ trưởng Phan Văn Giang:
Thời điểm tháng 2 năm 1979, Bộ trưởng Giang là chiến sĩ thông tin thuộc Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 677, Sư đoàn 346 (đồng cấp, ngang chức vụ và cùng sư đoàn với Bảo).
Tháng 2 năm 1979, khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, Bộ trưởng Giang chiến đấu ở điểm cao 893 bản Pát, thuộc xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng -> thì Bảo chiến đấu ở tiểu đoàn 3 (trung đoàn 246, sư đoàn 346), tại cửa khẩu Sóc Giang – Cao Bằng.

-Đại tướng Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch:
Sau khi đánh đuổi quân Trung Quốc ra khỏi biên giới Việt Nam, chính trị viên tiểu đoàn Hoàng Quốc Doanh, người thường xuyên đi cùng tổ điện đài của Bảo, được đề bạt lên làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 677, Sư đoàn 346 thì Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch là phó chủ nhiệm chính trị của trung đoàn này.
(Sau này khi về làm báo ở Hà Nội, lần nào gặp Bảo, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cũng hỏi thăm anh Doanh).

- Thiếu tướng Trần Hữu Hoàn, nguyên phó tham mưu trưởng Quân khu 1, chính là đại đội trưởng đại đội 11 trong tiểu đoàn của Bảo.

-Những bạn bè của Baoleo/Tuan Bim tôi trên FB, đại tá bác sỹ Đỗ Minh Quang, tiểu đội trưởng súng cối 60 ly Đặng Đình Thịnh, chiến sỹ Tùng Ngọc = > đều là đồng đội của Bảo ở sư đoàn 346 thời chiến tranh và biết Bảo, cũng như chính trị viên tiểu đoàn Hoàng Quốc Doanh.

-Cùng thời và cùng sư đoàn với Bảo, còn có nữ chiến sỹ Bùi Thị Mùi (người bây giờ đã là đồng đội thân thiết của Baoleo/Tuan Bim), người đã nổi tiếng trên cõi mạng với tấm hình “Cô bộ đội khoác AK ôm bé gái’ trên cầu Tài Hồ Sìn, do nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường ghi vào lịch sử.

Ký ức chiến tranh của Bảo, cũng không ngần ngại nhắc tới người tiểu đoàn trưởng của mình. Tiểu đoàn trưởng oai hùng bao nhiêu trong những ngày đầu chiến tranh, thì đến giữa cuộc chiến, đã giao động và ngã lòng.

Những sự tích bi tráng đó, đều được Bảo ghi chép trung thực.
Ký ức chiến tranh của Bảo, kết thúc khi Bảo ra quân, với quân hàm hạ sỹ thông tin.

Mười năm chiến tranh trên chiến trường Căm-Pu-Chia, đã có tác phẩm ký ức rất ăn khách, cũng của một chiến sỹ thông tin. Đó là tác phẩm ‘Chuyện lính Tây Nam’ của trung sỹ thông tin Trung Sy.

Mười năm chiến tranh với quân Trung Quốc trên Bắc ải, cũng có một Ký ức chiến tranh: chân thực và sống động - của hạ sỹ thông tin Trọng Bảo.

Tiếc rằng, do nhiều lý do, các nhà xuất bản chưa biết đến những ký ức truyền tay này của Bảo.

Baoleo/Tuan Bim đăng loạt Ký ức chiến tranh này ở đây, với nguyên văn ghi chép của Trọng Bảo, không cắt – ghép – chỉnh sửa, để cho các bạn, biết được một góc nhìn về cuộc chiến 10 năm đánh quân thù Trung Quốc. Baoleo/Tuan Bim chỉ làm công tác phân kì, đặt tít và bổ xung hình minh họa.

Đây là ký ức chiến tranh, thể loại nghệ thuật ‘phi hư cấu’, thuộc dòng ‘lịch sử chiến đấu’ – kể về cuộc chiến đấu với quân thù Trung Quốc – nên tin tưởng sẽ rất ít người quan tâm và bấm ‘like’.

Nhưng TBaoleo/uan Bim tôi không lấy đó làm điều. Tôi sẽ đăng tải liên tục ‘Ký ức chiến tranh’ này, cho đến bài cuối cùng. Bởi lịch sử không cho phép được lãng quên, những dòng máu của người lính, đã tưới thấm đẫm mảnh đất Việt của cha ông, trong suốt 10 năm liền đánh quân Trung Quốc.

HÌNH MINH HỌA:

Chiến sỹ Trọng Bảo (người đứng giữa, đeo quân hàm có phù hiệu thông tin) và đồng đội.

Trong đó, người lính Nguyễn Văn Đam (đứng đầu bên phải,) người bạn thân thiết của Bảo, đã mãi mãi nằm lại nơi biên giới Cao Bằng, trong trận chiến với quân thù Trung Quốc – tháng 2 năm 1979.

Bảo.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,302 Mã lực
MẶT TRẬN CAO BẰNG-THÁNG 2 NĂM 1979
(Ký ức chiến tranh của Trọng Bảo, ‘đài trưởng’ điện đài thông tin 2W, tiểu đoàn 3, trung đoàn 246, sư đoàn 346)

Kỳ 2: Phần 1 - Cao Bằng cuối năm 1978.

Cuối năm 1978 chúng tôi đã có mặt ở Cao Bằng.
Trung đoàn 246 được lệnh buông cuốc xẻng, dụng cụ lao động nhận vũ khí chiến đấu và lật cánh từ Hà Giang sang hướng Cao Bằng.
Lên đến Cao Bằng, chúng tôi đóng quân ở xã Đức Long, huyện Hòa An. Tôi ở nhà ông Ngô Ngàn, Đại tá, Tỉnh đội phó Tỉnh đội Cao Bằng. Ngôi nhà của ông được làm theo phong cách truyền thống của người Tày Nùng.
Trên vách nhà tôi thấy cái khung kính có một tờ quyết định, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký phong quân hàm thiếu úy do cho ông Ngô Ngàn. Tờ quyết định to và trang trí y hệt một tấm bằng huân huy chương. Mấy hôm sau về thăm nhà gặp chúng tôi, ông Ngô Ngàn vui vẻ bắt tay hỏi thăm gia cảnh, quê quán. Nhưng rồi tôi nhận thấy nét mặt ông chợt buồn.

Là một người chỉ huy có lẽ ông không mong muốn chúng tôi phải lên Cao Bằng quê hương ông trong một tình huống như thế này. Ông bảo gia đình làm một bữa cơm thịnh soạn để chiêu đãi cánh lính chúng tôi. Lần đầu tiên tôi được biết đến vị ngon bùi của hạt dẻ Trùng Khánh hầm nhừ trong bát canh bữa cơm hôm ấy.

Thời gian ở Đức Long, theo chỉ thị của chỉ huy tiểu đoàn chúng tôi khẩn trương củng cố biên chế của trung đội thông tin Tiểu đoàn 3. Tôi được bổ nhiệm làm tiểu đội trưởng tiểu đội vô tuyến, Hà Trung Lợi, người Mường, quê ở Thanh Sơn, Phú Thọ là tiểu đội trưởng hữu tuyến, Nguyễn Văn Đam quê xã Như Thụy, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc là tiểu đội trưởng truyền đạt.

Chuẩn úy Phạm Hoa Mùi đi học ở quân đoàn về làm trung đội trưởng. Thực ra cả bốn chúng tôi vốn dĩ đều là lính của Đại đội 17 Thông tin, Trung đoàn 246 ngày còn đóng quân ở Đại Từ, Bắc Thái. Thời gian làm kinh tế mở đường ở Hà Giang mỗi thằng mỗi đơn vị khác nhau, khi lên Cao Bằng chiến đấu chúng tôi lại về cùng một trung đội. Tôi và Nguyễn Văn Đam còn cùng nhập ngũ một ngày vào vào đợt vét của cuộc chiến tranh chống Mỹ cuối tháng 2 năm 1975, cùng huấn luyện chiến sĩ mới tại Trung đoàn 121 tỉnh đội Vĩnh Phú dưới chân núi Đền Hùng, Phú Thọ.

Tôi và Đam còn có cùng một thời gian vào nửa cuối năm 1976 đi học tại Trường Sĩ quan Thông tin mãi tận Hà Bắc rồi cùng bị thải loại do yếu sức khỏe phải trở về đơn vị cũ là Trung đoàn 246. Ấn tượng trong tôi là hình ảnh Nguyễn Văn Đam, một con người nhỏ bé nhưng rất ham học. Lúc nào trong ba lô của Đam cũng luôn có mấy cuốn sách giáo khoa lớp 10 để ôn tập mong một ngày ra quân để đi thi đại học. Hà Trung Lợi, Nguyễn Văn Đam và tôi đều mang quân hàm hạ sĩ. Trong và sau chiến tranh nhiều người được thăng quân hàm riêng tôi thì vẫn đeo quân hàm hạ sĩ cho đến khi rời khỏi Trung đoàn 246.....

….Theo lệnh của chỉ huy tiểu đoàn, chúng tôi tiến hành chọn lựa từ các đại đội bộ binh các chiến sĩ có trình độ văn hóa cao để đưa về trung đội thông tin của tiểu đoàn.

Tôi xuống đại đội 11 là đơn vị cũ của mình xin Nguyễn Văn Trọng, nhập ngũ 11-1976. Trọng quê ở xã Kim Long, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Trọng trình độ văn hóa thấp, chưa học hết cấp 3, không đủ tiêu chuẩn về đơn vị chuyên môn kỹ thuật. Nhưng tôi cố tìm cách giải thích mấy lần đề nghị để chỉ huy tiểu đoàn chấp nhận điều động Trọng về trung đội thông tin.

Đây có lẽ là lần duy nhất trong quãng thời gian được làm người chỉ huy tôi đã lạm dụng quyền hạn của mình để ưu ái cho một người chiến sĩ mà tôi quý mến. Thời gian còn làm đường ở Hà Giang, Nguyễn Văn Trọng là lính của tiểu đội do tôi phụ trách. Trọng là một chiến sĩ tốt, tính tình hiền lành, chịu khó, luôn hỗ trợ, giúp tôi trong nhiều việc.

Thời gian sau nhờ sự cố gắng của mình Trọng đã được bổ nhiệm làm tiểu đội phó tiểu đội truyền đạt. Sau này chiến tranh xảy ra, khi tiểu đội trưởng hy sinh, Trọng đã chỉ huy tiểu đội truyền đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc và trực tiếp tham gia chiến đấu rất dũng cảm. Tiểu đội phó tiểu đội vô tuyến của tôi là Vũ Văn Tự, tiểu đội phó tiểu đội hữu tuyến là Nguyễn Văn Bầu.

Tôi còn nhớ khi ở Đức Long ngày nghỉ đi chơi chợ Nước Hai (Hòa An), tôi bất ngờ gặp trung úy Nguyễn Văn Thấu, chính trị viên Đại đội 7 thời còn làm đường ở Hà Giang bây giờ đang là cán bộ một đơn vị nữ. Tôi cũng gặp lại anh Nguyễn Ngọc Hương, trung đội trưởng cũ của mình thời cuốc đất làm đường ở Hà Giang. Anh Hương đã về phục viên. Anh mời tôi về nhà chơi. Nhà anh ở xã Hồng Việt, huyện Hòa An, từ trung tâm huyện phải đi bộ mấy tiếng mới đến. Anh Hương là một người có hoa tay, giỏi kẻ vẽ, làm báo tường rất đẹp. Khi đến nhà anh tôi mới biết anh còn có một cô em gái rất xinh đẹp nữa.

Sau này khi chiến tranh biên giới nổ ra anh tham gia chiến đấu trong hàng ngũ dân quân của địa phương và bị thương rất nặng.

Huấn luyện ở Hòa An chưa được bao lâu tiểu đoàn chúng tôi được lệnh hành quân lên Hà Quảng, áp sát đường biên giới. Tình hình ngày càng thêm căng thẳng.

Bọn Trung Quốc đã dồn quân lên sát đường biên thì chúng ta cũng phải có mặt bên cột mốc để sẵn sàng đánh trả nếu chúng kéo quân tràn sang xâm lược Việt Nam.

Đơn vị chúng tôi hành quân theo hướng qua Mỏ Sắt lên Quý Quân, Sóc Hà (Hà Quảng). Chúng tôi ở xã Quý Quân vài ngày rồi mới chuyển lên đóng quân ở bản Nà Liền thuộc xã Sóc Hà. Đơn vị vừa huấn luyện vừa tổ chức xây dựng công sự, trận địa.

Những tháng cuối năm 1978, dọc tuyến biên giới Cao Bằng tình hình vô cùng căng thẳng, nguy hiểm không khác gì một tổ ong sắp vỡ. Ta và địch đều tổ chức chuẩn bị đánh nhau ầm ĩ suốt ngày đêm. Đó là tiếng mìn của hai bên phá đá làm công sự, trận địa. Những cuộc tranh chấp biên giới nổ ra liên tiếp hằng ngày. Phía ta tiến hành rào biên giới bằng rào tre, rào nứa, bằng chông tre, chông sắt ở phía trước, giăng dây thép gai, gài mìn ở phía sau. Phía Trung Quốc cũng như vậy, bọn chúng cũng ráo riết rào biên giới, củng cố xây hầm hào, công sự, trận địa.

Chúng tổ chức phá hủy hàng rào biên giới của ta, đẩy hàng rào của chúng sâu vào trong đất ta. Chúng nổ mìn phá đá suốt ngày đêm để xây lô cốt. Phía ta cũng ra sức chuẩn bị đối phó khi cuộc chiến tranh nổ ra. Con đường độc đạo từ cửa khẩu Bình Mãng xuống thị trấn Sóc Giang được đào hố đặt lượng thuốc nổ lớn sẵn sàng phá đường để ngăn cản xe cơ giới của bọn địch. Lực lượng công binh đào sẵn các lỗ đặt mìn chống tăng trên mặt đường.

Bọn địch phá hàng rào biên giới thì chúng ta đưa dân và bộ đội lên rào lại, kiên quyết không cho chúng lấn chiếm một tấc đất của Tổ quốc. Bộ đội mặc thường phục để cùng nhân dân đi rào biên giới. Những ngày ấy, nhìn những đoàn xe chở chở tre, chông sắt từ phía sau lên biên giới tôi hiểu hậu phương đã phải bớt những cây tre làm nhà, chống bão, bớt sắt thép dùng đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc để vót thành chông, rèn thành chông rào giậu biên cương chặn giặc...

HÌNH MINH HỌA:

Cuối năm 1978, tình hình trên toàn tuyến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vô cùng căng thẳng.

Quân thù Trung Quốc lợi dụng việc người Hoa về lại Trung Quốc, đang bị ùn lại ở biên giới, đã ra sức gây ra các vụ đụng độ, xô xát với lực lượng biên phòng của ta để tìm cớ nổ súng.

Phía ta cũng bắt đầu có những bước chuẩn bị cho chiến tranh.

1/ Để ngăn cản quân thù Trung Quốc tấn công , ta đã hàn chết một toa tầu hàng xuống đường ray tầu hỏa, ở cầu đường sắt bắc qua sông Hồng ở Lào Cai.

01.jpg


2/ Hàng ngày, quân ta luôn phải đối mặt với sự khiêu khích của quân Trung Quốc.
02.jpg



3/ Cuối năm 1978, quân thù Trung Quốc đã hung hăng gây ra càng nhiều các vụ xô xát với bộ đội biên phòng của ta.
Đỉnh điểm là Trung Quốc đã dùng dao chém chết chiến sỹ biên phòng Lê Đình Chinh.
Trong ảnh là thi hài anh Chinh, sau khi bị quân thù Trung Quốc sát hại.

03.jpg


4/Hình ảnh anh Chinh trở về trong vòng tay của mẹ già, rất lâu sau ngày chiến tranh đã kết thúc.

04.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,302 Mã lực
MẶT TRẬN CAO BẰNG-THÁNG 2 NĂM 1979
(Ký ức chiến tranh của Trọng Bảo, ‘đài trưởng’ điện đài thông tin 2W, tiểu đoàn 3, trung đoàn 246, sư đoàn 346)

Kỳ 3: Phần 2 - Cao Bằng đầu năm 1979, chiến tranh đã cận kề:

Liên tiếp những cuộc xung đột giữa hai bên nổ ra. Bọn côn đồ phía bên kia ném đá, tấn công bằng gậy gộc, bắn cung tên vào dân ta đang rào biên giới. Ta tổ chức ném đá, dùng gậy gộc chống trả, đánh lại. Nhiều người dân, người lính vỡ đầu, mẻ trán, bị thương bởi các loại vũ khí thô sơ như thế trong thời gian tiền chiến như vậy. Chiến tranh chưa nổ ra nhưng xung đột đã lan rộng.


Việt Nam và Trung Quốc đều đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu nảy lửa. Bọn bành trướng quyết tâm xâm lược, còn chúng ta thì quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Mâu thuẫn không thể dung hòa nên chiến tranh xảy ra là điều khó tránh khỏi, chỉ sớm hay muộn mà thôi. Súng pháo của hai bên đều đã lấy tầm bắn, xác định sẵn mục tiêu, đạn đã lên nòng rồi.

Tôi hiểu chiến tranh đang đến rất gần. Song, tôi vẫn mong chiến tranh đừng bao giờ xảy ra. Bởi nếu chiến tranh nổ ra một cơn lũ xâm lược vô cùng tàn khốc từ phía bên kia biên giới sẽ tràn sang tàn phá, giết chóc đến tận cùng nơi biên ải này. Những người lính phía trước chúng tôi sẽ chỉ là những người lính cảm tử quân vô cùng nhỏ nhoi ở nơi đầu cơn lũ lớn.

Thị trấn Sóc Giang ngày ấy nhìn đâu cũng thấy màu áo lính.

Người dân ở đây cũng rất nghèo, cũng còn thiếu đói. Nhưng tôi nhớ mãi một chuyện gặp ở chợ Sóc Giang. Hôm đó đơn vị chúng tôi triển khai mạng thông tin lên trận địa. Được thanh toán tiền ăn, mấy anh em trong tiểu đội kéo nhau vào chợ mua cân thịt lợn cải thiện thêm bữa ăn. Khi tôi hỏi giá, bà bán thịt lợn bảo tôi:

- Một cân bán cho dân hai mươi đồng, bán cho bộ đội chỉ lấy mười tám đồng thôi! (Không biết tôi có nhớ chính xác trị giá đồng tiền ngày ấy không?)

Tôi ngạc nhiên hỏi lại:

- Tại sao lại thế ạ?
Bà bán hàng người dân tộc cười nói rất tự nhiên:
- Chả tại sao cả! Cái gì bán cho bộ đội cũng cứ thấp hơn, rẻ hơn thế đấy!

Thì ra ở chợ có một quy định không thành văn là hàng hoá bán cho bộ đội đều thấp hơn so với bán cho người khác từ 15 đến 20%. Mà có điều lạ là chả ai phổ biến, quán triệt nhưng bà con dân tộc đem hàng ra chợ ai cũng làm như vậy. Và không ai từ chối khi bộ đội hỏi mua hàng. Quy định bất thành văn đó chính là lòng dân thương yêu bộ đội mà có.

Một lần đi công tác dừng lại nấu cơm dọc đường, thấy vườn đu đủ trên sườn núi trĩu quả, tôi hỏi mua, ông chủ vườn bảo: “Chú cứ lấy mà ăn! Để lại cái hạt là được”. Thì ra ở đây dân họ bảo nhau không được bán, chỉ cho bộ đội thôi.

Đu đủ chín đầy vườn bộ đội muốn ăn thì cứ lấy, ăn xong nhớ để lại cái hạt cho những cây mới tiếp tục mọc lên.

Tôi còn nhớ một lần lên sát biên giới gặp một cụ già đang ngồi vót chông ở bản Nà Sác, tôi hỏi: “Ông không đi sơ tán ạ?”, thì cụ bảo: “Chúng mày ở mãi tận dưới xuôi còn lên tận đây giữ đất, chúng tao ở đây lại bỏ đi à? Đất của mình thì mình phải ở, phải giữ bằng được chứ, sao lại bỏ đi?”. Câu nói của cụ già giản dị nhưng đó là một lẽ sống, một chân lý của người Việt ta có tự ngàn đời nay.

Chính nhờ lòng dân như vậy đã giúp chúng tôi đứng vững trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Trong những trận đánh ác liệt giữ từng tấc đất thiêng liêng nơi biên giới ấy có bao người dân đã ngã xuống giữa chiến hào cùng những người lính. Từ thời phong kiến xa xưa, các vua quan nước Việt từng coi dân bản xứ nơi biên ải luôn như là những người lính tiền tiêu trấn giữ biên thùy của đất nước...

Tình hình mỗi ngày một thêm căng thẳng. Sắp đến Tết âm lịch nhưng trờ còn rét lắm. Cái rét biên thùy cắt thịt da. Tiểu đoàn 3 chúng tôi tổ chức đón tết sớm cho bộ đội. Bánh chưng đang gói đã có lệnh báo động lên trận địa. Vị trí chỉ huy tiền phương của tiểu đoàn rời khỏi bản Nà Cháo dâng lên gần thị trấn Sóc Giang đặt trong hang dãy núi đá nằm bên trái cánh đồng kéo dài từ cửa khẩu Bình Mãng xuống tận xã Quý Quân.

Phía bên kia cánh đồng là bản Nà Nghiềng, nơi đã sinh ra vị cách mạng tiền bối là ông Lê Quảng Ba, người đón Bác Hồ về Pác Bó năm 1941 và một vị tướng tài của quân đội là tướng Đàm Quang Trung, Tư lệnh Quân khu 1 (sau này ông là thượng tướng và là phó chủ tịch Hội đồng nhà nước). Hiện thì bà chị gái của tướng Đàm Quang Trung vẫn ở bản Nà Nghiềng. (Khi quân Trung Quốc tràn sang bộ đội phải đến đưa bà và dân bản rút chạy lên núi).

Tướng Đàm Quang Trung hay về thăm quê và đi kiểm tra các đơn vị biên giới một cách rất khác thường. Một lần, ông bị các chiến sĩ trinh sát Tiểu đoàn 3 vây bắt khi nửa đêm mặc quần đùi áo lót soi ếch ở cánh đồng gần một điểm chốt. Họ lập tức dẫn giải ông về giao nộp cho chỉ huy tiểu đoàn vì nghi ngờ là thám báo Trung Quốc mò sang trinh sát trận địa của ta.

Tại nhà ban chỉ huy Tiểu đoàn 3, khi một ông người dân tộc, dáng vẻ nông dân chân đất, một tay cầm đèn pin, một tay xách xâu ếch được dẫn giải vào, tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm và chính trị viên Hoàng Quốc Doanh bị một phen hoảng hồn vì thấy quân lính của mình đã “bắt sống” được tư lệnh quân khu. Nhưng tướng Đàm Quang Trung thì lại khen ngợi: “Quân lính của các ông có ý thức cảnh giác cao như thế là rất tốt chỉ phải cái là chửi bậy và nói tục quá!”. Lúc nãy, trên đường dẫn giải ông về sở chỉ huy tiểu đoàn vì nghi ngờ ông chính là thám báo nên mấy chiến sĩ đã quát tháo, văng tục chửi bọn bành trướng...

Hang chỉ huy tiểu đoàn có rất nhiều ngõ ngách và sâu thăm thẳm. Gần cửa hang có một khoảng trống rộng, nhũ đá nhấp nhô rất đẹp. Ban chỉ huy tiểu đoàn và cơ quan tiểu đoàn bộ ở ngay gần cửa hang để tiện cơ động. Chúng tôi dùng dây thông tin kéo điện từ thị trấn Sóc Giang vượt qua cánh đồng vào hang thắp sáng. Khi sinh hoạt cơ quan tiểu đoàn bộ, chúng tôi ngồi trên các gộp đá, bên cạnh các nhũ đá để nghe quán triệt nhiệm vụ.

Trong ánh đèn điện lung linh, mờ ảo trông những người lính chiến chẳng khác gì các tượng phật đang ngồi trên đài sen. Phía trước cửa hang đá sở chỉ huy của Tiểu đoàn 3 là một con suối nhỏ chảy xuôi về phía bản Nà Cháo. Chúng tôi dọn dẹp biến dòng suối thành một chiến hào cơ động để đi lại mỗi khi về bản Nà Cháo lấy cơm hay lấy đạn, lương thực. Việc nấu nướng của cơ quan tiểu đoàn bộ vẫn ở bản Nà Cháo vì vị trí chỉ huy mới chỉ là một sườn núi đá trơ trụi không có chỗ làm bếp.

Công tác chuẩn bị chiến đấu ngày càng khẩn trương. Một bữa, quân nhu tiểu đoàn cấp phát cho mỗi tiểu đội hai cuộn vải còn mới tinh. Đó là những tấm vải chuyên dùng để gói liệt sĩ khi chôn cất. Tấm vải mỏng gần giống cái vỏ chăn đơn nhưng người ta chỉ may kín hai cạnh liền nhau, để hở hai cạnh còn lại. Trên từng tấm vải liệm ấy có đính sẵn ba giải dây cũng may bằng vải ở giữa và ở hai đầu.

Khi dùng khâm liệm liệt sĩ chỉ cần đặt thi thể vào gấp lại và dùng ba giải dây đó để bó buộc. Nghe tôi phổ biến cách sử dụng tấm vải liệm anh em trong tiểu đội có người tái mặt, người thì tìm cách lảng đi ngay. Không ai muốn giữ những tấm vải ấy sợ xui xẻo. Tôi đành giao cho tiểu đội phó Vũ Văn Tự giữ một tấm, tôi giữ một tấm vải liệm. Hai tấm vải liệm đó rồi cũng phải sử dụng hết. Chiến tranh là như vậy, biết làm thế nào khác được...

Sau tết âm lịch xảy ra một vụ việc rất nghiêm trọng. Bọn Trung Quốc bất ngờ nổ súng vào lực lượng tuần tra biên giới của ta tại khu vực cột mốc 115. Hai chiến sĩ trinh sát hy sinh, một đồng chí bị thương. Việc ứng cứu, đưa các chiến sĩ hy sinh và bị thương từ vị trí xảy ra chạm súng về tuyến sau rất khó khăn.

Địa hình khu vực này bọn địch có tầm quan sát rộng, lại có các điểm cao của chúng sát biên giới khống chế cả một vùng rộng lớn xung quanh. Chúng ta đưa lực lượng lên ngay sẽ tiếp tục bị tổn thất. Đến nửa đêm, ta mới đưa được các chiến sĩ trong tổ tuần tra hy sinh và bị thương về phía sau. Họ là những người lính đầu tiên ngã xuống trong chiến tranh biên giới phía Bắc ở khu vực Hà Quảng, Cao Bằng. Không khí tang thương chết chóc bao trùm khắp các đơn vị và các bản làng khu vực thị trấn Sóc Giang, xã Sóc Hà.

Lễ truy điệu các đồng chí hy sinh được tiến hành ngay ngày hôm sau trong không khí ảm đạm. Tôi nhìn trong ánh mắt của những người lính, người dân không thấy sự sợ hãi, chỉ thấy ánh lên nỗi đau thương, sự căm thù và có đôi chút lo lắng. Trong thời điểm này chúng tôi hầu như ai cũng đều lo lắng. Chúng tôi lo không giữ nổi trận địa trước “biển người” của bọn xâm lược, lo lắng cho nhân dân còn đang sinh sống ở gần tuyến đầu biên giới.

Nhân dân, thanh niên từ phía sau cũng không còn kéo lên đường biên củng cố hàng rào, đào hố cắm chông nữa. Chuyện ném đá, đánh nhau bằng gậy gộc của cả hai bên đều chấm dứt, chuẩn bị cho một cuộc đấu súng thực sự. Trạm kiểm soát của công an vũ trang cửa khẩu Bình Mãng đã rút hết lực lượng về phía sau. Nhân dân các bản gần đường biên được yêu cầu đi sơ tán triệt để. Tôi chợt thấy lạnh lòng khi nhìn cảnh người dân lam lũ gồng gánh đồ đạc, dắt díu trẻ con, lùa trâu bò đi xuôi về phía sau, bộ đội lầm lũi vác súng đạn ngược lên phía trước.

Đất nước mình nghèo quá nhưng biết đến bao giờ mới hết cảnh loạn lạc như thế này? Không khí chiến tranh đã thực sự nóng lên từng ngày. Tình hình căng thẳng như một sợi dây đàn tăng quá cỡ sắp đứt phựt. Cánh lính chúng tôi không còn dám đi lại lung tung nữa. Mỗi lần có nhiệm vụ lên sát đường biên phải hết sức thận trọng, đi dưới chiến hào, trong khe núi đá hay dưới lòng suối tránh tầm quan sát trên các điểm cao của bọn giặc.

Sau vụ việc này, bọn Tàu vẫn không ngừng khiêu khích. Bọn chúng liên tục bắn súng sang và tăng cường phá hoại các tuyến rào phòng thủ của chúng ta. Đường biên vắng lặng không một bóng người nhưng đâu đó sau các mô đá, dưới lòng mương, cạnh bờ ruộng vẫn có những người lính luôn dõi mắt cảnh giác về phía quân thù. Chúng tôi vẫn thường xuyên có mặt trên tuyến đường biên giới củng cố đường dây thông tin, đảm bảo liên lạc bằng vô tuyến điện tại trận địa tiền tiêu của Đại đội 11 ở chốt hai cây đa sát cửa khẩu Bình Mãng.

Bản Nà Sác nằm sát đường biên nên khi tình hình căng thẳng, nhiều hộ dân đã đi sơ tán. Lúc dừng chuẩn bị bữa trưa, chúng tôi phải vào một nhà ở cách biệt tận trong hõm núi mới có người còn ở lại để nhờ nấu cơm. Nhà chỉ có hai cô gái. Cô chị tên là Kim chưa đầy hai mươi, cô em tên là Ngân mới mười bảy tuổi. Họ đều là dân quân ở lại bám bản. Trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi chắc đã biết rõ về gia đình này. Anh ra hiệu cho tôi không được hỏi thăm gia cảnh của họ. Hai chị em giành việc nấu cơm giúp chúng tôi. Tôi gỡ nắp ba lô đưa cho họ bao gạo và túi thức ăn gồm hộp thịt và bó rau.

Bữa cơm dọn ra, cơm gạo mới thơm phức, lại có cả thịt gà nữa. Hai chị em cùng ăn với chúng tôi. Họ ngồi ở đầu nồi xới cơm. Quả là hai cô gái rất đẹp. Con gái Tày đã đẹp lại thường có nước da rất trắng và đôi mắt sáng long lanh như ngọc. Suốt bữa, chị em Kim, Ngân ăn rất ít, họ lo tiếp thức ăn cho chúng tôi. Chúng tôi vui vẻ nói chuyện. Nhưng tôi vẫn nhận ra nét mặt, nhất là trong đôi mắt của hai chị em họ phảng phất ẩn chứa một nỗi buồn sâu thẳm.

Ăn cơm xong, chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Hai chị em Kim, Ngân khoác ba lô của chúng tôi tiễn ra tận đầu dốc. Nhận chiếc ba lô của mình từ tay bé Ngân tôi nhận thấy bao gạo buộc tên nắp ba lô vẫn còn nguyên.

Dọc đường, Mùi mới kể lại cho tôi nghe câu chuyện về hai chị em họ. Đó là một gia đình có những khoảng thời gian tràn ngập hạnh phúc. Nhà họ ngày xưa ở giữa bản, trâu ngựa, lợn gà đầy sân, thóc lúa đầy sàn. Hai cô con gái càng lớn, càng xinh đẹp. Đêm đêm bóng trai bản rập rình ngoài ngõ. Chẳng phải bỏ bùa yêu mà mãi tận những bản xa cũng có lũ con trai kéo đến thổi kèn lá gọi bạn thâu đêm ngoài bờ rào. Ông bố của hai nàng phải đốt đuốc, gõ ống bương lốp cốp để xua bọn con trai si tình. Ông muốn để hai con học hành đến nơi, đến chốn.

Nhưng rồi tai hoạ đổ xuống đầu họ. Sau một lần khám bệnh, đoàn y tế trên tỉnh về phát hiện ông bố có triệu chứng của bệnh phong. Ở vùng núi xa xôi hẻo lánh này tin đó như một tiếng sét đánh gãy thân cây cổ thụ. Dân bản xa lánh dần, trai tráng không còn dập dìu trước ngõ nữa. Khi người ta xác định đúng là ông bố bị bệnh phong thì hai chị em Kim, Ngân không còn dám đến lớp nữa. Bệnh hủi khiến nhiều người ghê tởm, xua đuổi. Đêm đêm, người ta ném gà chết, chó mèo chết vào nhà. Gia đình họ phải dỡ nhà, khênh từng cây cột, cái kèo vào hẻm núi. Ông bố cố gắng dựng lại ngôi nhà cho vợ và hai con gái trước khi được gọi đi tập trung chữa bệnh ở một trại phong mãi dưới xuôi.

Phạm Hoa Mùi còn kể cho tôi nhiều chuyện buồn của hai chị em Kim. Ngân. Họ không còn bạn bè, xóm giềng. Hai chị em lớn lên như hai bông hoa tươi tắn, xinh đẹp nhưng không một chàng trai nào đến tìm nữa. Họ phải lên núi cao tìm chỗ làm nương trỉa ngô. Nỗi đau cô đơn của họ thật là khủng khiếp. Người mẹ của họ đau buồn rồi ốm chết.

Một buổi tối, hai chị em vừa chuẩn bị đi ngủ thì có tiếng chân bước lên sàn. Hai chị em hoảng sợ ôm chặt lấy nhau. Bởi vì đã rất lâu không còn có ai dám vào nhà họ nữa. Có tiếng gọi nhỏ: “Các con ơi!”. Bé Ngân reo lên: “Bố! Bố về...”. Họ mở cửa đón bố. Biết tin vợ chết, ông trốn trại phong tìm về nhà. Hai đứa con vừa khóc vừa nấu cơm nếp, làm thịt gà cho bố ăn, gói cho bố đem đi đường. Họ van xin: “Bố phải ra đi ngay trong đêm, ngày mai sáng ra dân bản mà nhìn thấy sẽ xua đuổi, sẽ hắt hủi chúng con...”. Ông nhìn hai đứa con gái nước mắt ròng ròng.

Ông ra đi rồi biệt tích từ đó. Có tin đồn ông đã chết đuối ở sông Bằng khi trèo mảng qua sông giữa đêm. Lại có người bảo ông đã lấy một người đàn bà cùng cảnh ngộ rồi được trợ giúp làm nhà chữa khỏi bệnh và ở ngay trong khu trại phong.

Sau này, khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, hai chị em Kim, Ngân vẫn ở lại. Họ vác đạn lên trận địa, đưa thương binh về tuyến sau. Hơn chục ngày giao chiến với kẻ địch đông và mạnh ở thị trấn, chúng tôi rút lui lên núi. Đơn vị chia làm nhiều mũi đột phá vòng vây để rút đi. Lên đến Lũng Vỉ, bất ngờ tôi gặp Ngân. Cô bé súng khoác trên vai chững chạc, dày dạn hẳn lên.
Tôi hỏi ngay: - Hai chị em thế nào rồi?
Ngân bật khóc:
- Chị Kim em chết rồi! Bọn địch phát hiện chị ấy chạy ra bờ suối đánh lạc hướng để cứu thương binh. Khi chúng xông đến định bắt sống thì chị ấy đã cho nổ quả lựu đạn...

Tôi cầm tay Ngân, muốn an ủi cô bé nhưng chẳng biết nói thế nào...
HÌNH MINH HỌA

1/ Bộ đội làm đơn tình nguyện lên biên giới.
01.jpg



2 - 3/ Bộ đội ta hành quân lên biên giới.

02.jpg


03.jpg


4/ Dân quân luyện tập, chuẩn bị đánh quân Trung Quốc xâm lược.

04.jpg


5/ Nhân dân Cao Bằng di tản vào sâu trong lòng nước Việt.

05.jpg


6/ Hang Pắc Pó, bị quân thù Trung Quốc đánh sập trong chiến tranh.

06.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,302 Mã lực
MẶT TRẬN CAO BẰNG-THÁNG 2 NĂM 1979
(Ký ức chiến tranh của Trọng Bảo, ‘đài trưởng’ điện đài thông tin 2W, tiểu đoàn 3, trung đoàn 246, sư đoàn 346)

Kỳ 4: Phần 3 – Đêm trước chiến tranh

Vị trí chỉ huy và cơ quan tiểu đoàn bộ Tiểu đoàn 3 tiếp tục dâng lên phía trước. Chúng tôi chuyển lên đóng quân ở bản Cốc Vường, ngay phía sau các điểm chốt tiền tiêu cây đa thứ nhất và chốt cây đa thứ hai của Đại đội 11, cách đường biên giới và cửa khẩu Bình Mãng độ hơn nửa ki-lô-mét đường chim bay.


Bản Cốc Vường còn rất ít người dân ở lại. Hầu hết trẻ em, phụ nữ, người già đã sơ tán về phía sau hoặc lánh lên núi cao, chỉ còn một số dân quân, thanh niên trai tráng ở lại làm nhiệm vụ bảo vệ bản, trông coi nhà cửa và hỗ trợ bộ đội tuần tra canh gác, vận chuyển đạn dược. Bản Cốc Vường là nơi có đền thờ Đại vương Nùng Trí Cao, một nhân vật lịch sử sống vào những năm đầu thế kỷ XI (1025-1053). Ông quê ở châu Quảng Nguyên (nay là tỉnh Cao Bằng).

Lúc sinh thời ông đã nhiều lần tổ chức lưc lượng chống phá quân giặc ngoại xâm góp phần bảo vệ biên giới quốc gia Đại Việt. Nùng Trí Cao được nhà Lý phong làm châu mục Quảng Nguyên, cai quản một vùng đất rộng lớn nơi biên ải bảo vệ bình yên cho nhân dân. Sau khi ông mất, vua Lý đã sắc phong cho ông là Khâu Sầm Đại vương. Nhân dân đã lập đền thờ vị tướng biên cương Nùng Trí Cao tại khu vực bản Cốc Vường. Chiến tranh biên giới xảy ra, đền thờ ông bị đạn pháo quân xâm lược bành trướng bắn phá tan tành. Nhân dân Sóc Hà đã xây dựng lại đền sau năm 1979.

Tiểu đội vô tuyến của tôi ở trên căn nhà sàn nhô ra sát con đường lên cửa khẩu. Đứng trên sàn nhà có thế quan sát các điểm chốt của Đại đội 11 và thấy rõ cả đài quan sát của bọn Trung Quốc ở mỏm núi đá phía bên phải trên đầu điểm chốt cây đa thứ nhất của Đại đội 11. Phía bên trái là trận địa Kéo Nghìn và bản Cốc Nghịu do Đại đội 9 phòng ngự. Trên dãy núi đá là trận địa hỏa lực của Đại đội 12 gồm các khẩu đội 12ly7 và cối 82 bố trí tại Lũng Mật, Lũng Vỉ. Từ trên trận địa của Đại đội 12 có thể quan sát rất rộng toàn bộ khu vực thị trấn Sóc Giang và thị trấn Bình Mãng bên kia biên giới. Đại đội 10 thì chốt giữ ở phía sau, trấn giữ con đường từ ngã ba Đôn Chương lên thị trấn Sóc Giang (huyện Hà Quảng). Trận địa phòng ngự của Đại đội 10 là mỏm núi đất nằm ngay dưới chân cao điểm 505.

Cao điểm 505 nằm trên dãy núi đất cây cối rậm rạp chạy song song với dãy núi đá vôi xuôi về phía xã Quý Quân và Mỏ Sắt, Thông Nông. Cao điểm 505 có tầm quan sát rộng, khống chế toàn bộ thị trấn Sóc Giang và xã Sóc Hà cho đến tận ngã ba Đôn Chương.

Do phải di chuyển vị trí đóng quân lên bản Cốc Vường nên tiểu đội vô tuyến sóng cực ngắn của tôi đều có mặt đầy đủ ở cơ quan tiểu đoàn bộ. Các tổ đài đi tăng cường đảm bảo thông tin cho chỉ huy các đại đội đều rút về bản Cốc Vường. Lâu lâu rồi chúng tôi mới lại có một bữa ăn có mặt đầy đủ toàn tiểu đội thế này. Bữa cơm tối có một chút chất tươi. Nhà bếp cơ quan tiểu đoàn bộ mổ con lợn lấy thực phẩm nên mỗi người được vài miếng thịt, miếng lòng dồi.

Vừa ăn, tôi vừa tranh thủ phổ biến tình hình, động viên anh em và phân công công việc ngày mai cho các bộ phận. Ngày mai là thứ bẩy, trừ bộ phận trực đảm bảo thông tin sẵn sàng chiến đấu số anh em còn lại của tiểu đội sẽ đi làm đất trồng ngô. Chúng tôi đã được bà con dân bản cho mượn một vạt đất gần phía hang Ma Gà để tổ chức tăng gia sản xuất. Mùa xuân đang tới. Mưa xuân tạo không khí ẩm ướt cho một vùng đất đai khô hạn. Cây cối đang lên chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng là mùa cày cuốc gieo trồng trên vùng cao biên giới này.

Nghe tôi phổ biến công việc xong thằng Châu liền hỏi luôn:

- Đánh nhau đến nơi rồi mà vẫn đi trồng ngô hả anh?

- Phải trồng để lấy lương thực chứ! Khi nào đánh nhau hẵng hay...

Nghe tôi nói vậy anh em ồn ào bàn tán. Tiểu đội phó Vũ Văn Tự nói:

- Khu đất sau bản ấy rất màu mỡ, trồng ngô chắc sẽ tốt lắm đấy!

Tôi nói thêm:

- Ăn tối xong mọi người tranh thủ vào các nhà dân trong bản còn có người ở lại mượn cuốc xẻng để mai đi làm đất trồng ngô. Hạt giống tiểu đoàn sẽ cung cấp rõ chưa? - Rõ... rõ...

Mọi người đáp và nhanh chóng thu dọn xoong nồi, bát đũa. Mấy anh em khác thì tranh thủ đi mượn dụng cụ lao động.

Tôi rút cuốn sổ ghi chép ra nhưng chưa kịp viết gì thì tiểu đội trưởng truyền đạt Nguyễn Văn Đam đến. Tôi và thằng Đam ngồi nói chuyện với nhau. Đam bảo:

- Tao có linh cảm là chiến tranh sắp xảy ra mày ạ!
Tôi bảo:
- Thì… chắc chắn thế nào chiến tranh cũng sẽ xảy ra thôi. Tình hình như thế này chả sớm thì muộn hai bên cũng phải choảng nhau một trận chí tử mới xong…

Nghe tôi nói vậy Đam càng có vẻ trầm ngâm rồi nó nói:
- Biết bao giờ chiến tranh mới kết thúc để bọn mình ra quân về nhà tiếp tục ôn thi vào đại học nhỉ?

Tôi ngập ngừng bảo:
- Cũng chả biết liệu bọn mình có còn cơ hội để học hành nữa hay không? Chiến tranh dù không xảy ra nhưng nếu cứ nhùng nhằng mãi thế này cũng khó mà xuất ngũ ra quân được… À… mày vẫn còn mang theo mấy cuốn sách giáo khoa để ôn thi đại học phải không?

Thằng Đam gật đầu. Tôi nhăn mặt bảo:
- Tình hình thế này cũng đã đến lúc mày vứt mẹ mấy cuốn sách ấy đi cho nhẹ khi hành quân, để đeo thêm mấy băng đạn, vài cân gạo. Bao giờ chiến tranh chấm dứt chúng mình tính sau?

Thằng Đam im lặng thở dài không nói gì. Đoạn, nó xách khẩu AK đứng dậy bảo tôi:
- Thôi! Tao về đây, sắp đến phiên đổi gác rồi!

Niềm hy vọng vào đại học của thằng Đam lại không thể thực hiện được khi chiến tranh biên giới đang có nguy cơ nổ ra bất cứ lúc nào. Tôi còn nhớ bữa còn ở bản Nà Cháo, một buổi tối, tôi đang nằm nghỉ sau một ngày đào hầm xây dựng trận địa thì thằng Đam ở đâu về. Nó đưa cho tôi hơn chục miếng bìa cứng có những ký hiệu bằng chữ và số được để trong túi giấy bóng kính cẩn thận. Nó bảo:
- Đây là mã số của từng người trong tiểu đội vô tuyến. Mày nhớ dặn mọi người luôn luôn để trong túi áo nhé! Phòng khi...
Nghe thằng Đam nói tôi hiểu. Những tấm bìa này ghi mã số của từng người để khi ai hy sinh thì chôn theo, sau này còn biết danh tính liệt sĩ. Nếu tôi nhớ không nhầm thì mã số của tôi ngày ấy là JA-301.

Tối hôm nay, thằng Đam lại nói về chuyện học hành. Tôi thấy thương nó quá. Tôi mong chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra để những người lính ham học như thằng Đam còn có được cơ hội bước vào giảng đường đại học...

Đêm đã về khuya. Anh em trong tiểu đội đã ngủ yên. Mấy người đi đổi gác. Tôi mở cuốn sổ nhỏ ra soi đèn pin ghi chép tóm tắt tình hình trong ngày. Hôm nay đã là ngày 16-2-1979. Vậy là chúng tôi đã có mặt ở biên giới gần sáu tháng rồi.

Cuốn sổ ghi chép của tôi đã ghi được rất nhiều sự kiện, nhiều chuyện buồn, chuyện vui ở nơi tuyến đầu này. Những kỷ niệm tháng ngày quân ngũ gian khổ như cộm lên trên từng trang giấy. Chiến tranh đang chờ đợi ở phía trước, cánh lính tráng ở nơi tuyến đầu chúng tôi chưa biết tương lai rồi sẽ như thế nào?

Khi tôi vừa ngả người xuống sàn nhà định chợp mắt một lát thì trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi chạy đến gọi dậy và ra lệnh rất gấp gáp:
- Tiểu đội vô tuyến triển khai ngay các tổ đài xuống các đơn vị! Khẩn trương lên. Đúng 12 giờ đêm phải thông mạng liên lạc vô tuyến điện. Rõ chưa?

Tôi vừa dụi mắt vừa hỏi lại trung đội trưởng Mùi:
- Lại báo động kiểm tra phương án sẵn sàng chiến đấu như những lần trước à?
- Kiểm tra gì? Mệnh lệnh chiến đấu thật đấy…
Mùi hạ giọng nói tiếp:
- Trinh sát bám đường biên vừa báo cáo về: Bọn Trung Quốc đã cắt phá hàng chục mét rào dây thép gai của ta trên tuyến biên giới chỗ gần cửa khẩu Bình Mãng. Bọn chúng cũng lùa, xua đuổi gần chục con trâu sang đất ta để phát hiện bãi mìn rồi. Rất có khả năng bọn chúng sẽ tấn công chúng ta đêm nay đấy… Ông cho triển khai mạng liên lạc vô tuyến điện thật khẩn trương nhé!

- Rõ rồi! Trung đội trưởng cứ yên tâm!
Tôi đáp và lập tức gọi anh em trong tiểu đội dậy giao nhiệm vụ mang máy vô tuyến xuống ngay các đại đội.
Đã có phương án sẵn sàng chiến đấu nên các tổ đài lập tức lên đường ngay. Tiểu đội phó Vũ Văn Tự và Hoàng Quy xuống chốt Đại đội 10, Nguyễn Văn Châu và Hoàng Văn Phủng lên chốt của Đại đội 11, Trần Đức Đình và Phùng Văn Minh lên trận địa Đại đội 12 hỏa lực trên đỉnh núi đá. Nguyễn Văn Kếch và một chiến sĩ sang Đại đội 9. Tại sở chỉ huy tiểu đoàn chỉ còn tôi và chiến sĩ Hoàng Văn Mông. Anh em chiến sĩ nhanh chóng lên đường làm nhiệm vụ. Hình như ai cũng hiểu tình hình khẩn trương lắm rồi.

Trong khi chờ anh em triển khai lên trận địa của các đơn vị tôi dặn chiến sĩ Mông trực canh liên lạc rồi đeo súng nhảy xuống cầu thang nhà sàn đi ra con đường phía trước bản Cốc Vường ngược lên phía cửa khẩu Bình Mãng.
Gặp thằng Tuất, tiểu đội trưởng ở trung đội vận tải, tôi hỏi:
- Tình hình thế nào rồi! Bọn mày đi đâu và ba lô đeo gì mà nặng thế?

Nhận ra tôi, thằng Tuất vừa nói vừa thở vì đeo nặng:
- Có lẽ sắp đánh nhau thật rồi anh ạ! Bọn em đang gùi thuốc nổ lên cho công binh phá hủy đường giao thông chặn xe tăng của bọn địch đây...

Thằng Tuất nói xong rảo bước đi luôn. Tôi nhìn theo cánh lính vận tải đang gùi thuốc nổ lên hướng biên giới mà trong lòng thấy thấp thỏm, ngổn ngang bao điều. Phía thị trấn Bình Mãng bên kia biên giới đèn điện vẫn sáng rực, lấp lánh. Đêm nay miền biên cương này sao có vẻ yên ắng hơn mọi đêm. Tôi có biết đâu chỉ vài tiếng nữa nơi đây sẽ vô cùng dữ dội, ác liệt. Cơn lũ xâm lược của bọn bành trướng sẽ tràn sang nước ta, tàn phá nơi mảnh đất địa đầu Tổ quốc Việt Nam...

Gần 12 giờ đêm, các tổ đài đã gọi về báo cáo đã đến đơn vị. Mạng liên lạc vô tuyến điện sóng cực ngắn trong toàn tiểu đoàn đã được thông suốt. Tôi thấy yên tâm vì trong đêm tối các chiến sĩ của mình vẫn đến được các đơn vị an toàn tuyệt đối. Tôi lo nhất là tổ đài của Đình và Minh đêm tối phải leo dốc lên trận địa của Đại đội 12 trên núi cao. Con đường độc đạo lên núi cheo leo, có đoạn chỉ vừa bàn chân người đi, một bên là vách đá, một bên là vực sâu người và máy móc, vũ khí dễ mất an toàn, hỏng hóc. Tôi dặn dò các tổ đài phải luôn đảm bảo canh trực, khi tình huống chiến đấu xảy ra phải kiên quyết giữ vững thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy tác chiến. Đoạn, tôi chạy đi báo cáo tình hình với trung đội trưởng và chỉ huy tiểu đoàn.

Xong xuôi quay về nhà thì đã hơn một giờ sáng ngày 17-2. Mệt mỏi và buồn ngủ quá. Tôi ngả lưng xuống sàn kéo chăn đắp cho đỡ lạnh rồi thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn.

HÌNH MINH HỌA

1/ Dân binh Trung Quốc, triệu tập từ quận Giang Tây thuộc tỉnh Quảng Tây đang xếp hàng theo từng toán mang cáng – võng, để hỗ trợ thu gom lính tử trận, hoặc bị thương của quân chủ lực Trung Quốc, khi tấn công Việt Nam.

Ước tính có khoảng 4000 binh sĩ Trung Quốc chết trong 2 ngày đầu.
01.jpg



2/ Quân chủ lực Trung Quốc, trên đường hành quân tấn công Việt Nam.

02.jpg


3-4/ Những người lính Việt trên tiền tiêu - biên cương .

03.jpg


04.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,302 Mã lực
MẶT TRẬN CAO BẰNG-THÁNG 2 NĂM 1979
(Ký ức chiến tranh của Trọng Bảo, ‘đài trưởng’ điện đài thông tin 2W, tiểu đoàn 3, trung đoàn 246, sư đoàn 346)
Kỳ 5: Phần 4 – NGÀY 17/2, NGÀY THỨ NHẤT CỦA CHIẾN TRANH

Vừa chợp mắt được một lát thì tôi bất chợt giật nảy mình tỉnh giấc bởi hàng loạt tiếng nổ ầm ầm rất lớn. Ngôi nhà sàn tôi đang nằm rung chuyển, chao đảo. Tôi lẩm bẩm chửi:
-Mẹ cha thằng Tàu khựa! Sao hôm nay chúng mày nổ mìn phá đá làm hầm hào công sự sớm thế, không để các ông mày ngủ một lát à?.

Khi tôi vừa kéo cái chăn bông trùm kín đầu định ngủ tiếp thì nghe tiếng trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi quát rất to ở ngay dưới gầm nhà sàn:
- Bảo ơi dậy đi! Bọn Trung Quốc đánh đến nơi rồi mà mày vẫn còn ngủ à?

Nghe thấy thế tôi vội vàng bật ngay dậy. Tôi vớ lấy khẩu AK, khoác ba lô lên vai lao ra ngoài sàn nhà. Một chùm đạn pháo nổ gần làm ngôi nhà chao đảo khiển tôi hơi loạng choạng. Bầu trời đêm sáng rực.

Những luồng đạn pháo từ phía bên kia biên giới bắn sang xé toạc màn đêm ken dày đặc trên trời. Bọn xâm lược Trung Quốc đã nổ súng tấn công nước ta thật rồi, vậy mà lúc nãy tôi còn nghĩ bọn chúng nổ mìn phá đá làm hầm hào công sự như mọi bữa. Tiếng súng pháo nổ râm ran, tiếng đường đạn rít lên. Đạn địch bay rất gần, rất thấp, ánh chớp lửa bùng lên khắp xung quanh làm tôi hơi hoảng. Tội vội mở khóa nòng khẩu AK lên đạn vì tưởng bộ binh của địch cũng đang tràn đến. Nhưng rồi tôi trấn tĩnh lại được ngay. Tôi nghĩ đến việc phải đảm bảo thông tin thông suốt nhanh chóng cho việc chỉ huy chiến đấu. Tôi liền nhảy ào xuống đất.

Chiến sĩ Mông cũng đeo chiếc máy thông tin vô tuyến 884 nhảy theo. Trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi tiếp tục gào to để tôi nghe rõ mệnh lệnh vì tiếng đạn pháo của bọn Trung Quốc nổ ầm ầm át cả tiếng người:
- Ra ngay hang Ma Gà! Vị trí của chỉ huy tiểu đoàn ở đấy. Khẩn trương triển khai thông tin phục vụ chỉ huy chiến đấu! Rõ chưa?
- Báo cáo, rõ!...

Tôi cũng gào lên đáp lại rồi cùng chiến sĩ thông tin lao về hướng hang Ma Gà, nơi đặt sở chỉ huy chiến đấu của Tiểu đoàn 3. Chúng tôi vừa chạy gằn, vừa bò từng đoạn. Nhiều khi phải nằm ép người lết dưới lòng con mương dẫn nước, nấp sau các bờ ruộng cao trên cánh đồng trống trải để tránh làn đạn từ phía bên kia biên giới bắn sang đồng thời cố gắng cơ động thật nhanh về vị trí chỉ huy của tiểu đoàn.

Trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi chạy ở phía trước. Vừa chạy anh vừa quan sát, nghe tiếng pháo đầu nòng và liên tục gào lên bảo chúng tôi nằm xuống tránh đạn. Tiếng nổ râm ran, khói lửa mịt mù. Đạn pháo của địch bắt đầu bắn vào bản Cốc Vường, lửa cháy rừng rực.

Chiến tranh tôi chưa từng trải qua nên chả biết pháo nó bắn thế nào, tiếng nổ đầu nòng, tiếng quả đạn rơi gần rú rít ra sao mà trú tránh, lúc nằm bẹp xuống mặt ruộng thì chả có quả pháo nào bắn tới, lúc vừa đứng dậy chạy thì nó nổ oành oành ngay trước mặt.

Tôi giục người chiến sĩ của mình:
- Cứ chạy bừa đi, pháo của nó đang bắn vào sâu trong đất ta. Chúng ta ở gần sát đường biên nó chưa bắn đâu mà sợ!

Tôi không nằm bò nữa mà cứ thế chạy thẳng về hướng hang Ma Gà mặc kệ tiếng nổ râm ran xung quanh.

Bầu trời một vùng biên giới sáng rực lên như ban ngày bởi những luồng lửa đạn của quân thù. Những luồng đạn giặc bay xé nát cả màn đêm. Tiếng đạn pháo quân thù đinh tai, chói óc, tiếng đạn súng 12ly7 từ trên mỏm núi cao ăn sâu vào đất ta bắt đầu quét ràn rạt trên cánh đồng các bản Cốc Vường, Cốc Nghịu. Tiếng nổ của đạn súng 12ly7 đáng sợ hơn cả tiếng pháo. Trong các bản làng tiếng người nháo nhác gào gọi nhau thảm thiết, tiếng kêu khóc hoảng loạn của những người dân chưa kịp đi sơ tán. Tiếng chó sủa, gà kêu, bò rống tan tác, vỡ đàn. Tiếng tre nứa nổ lốp bốp từ những ngôi nhà trúng đạn đang bốc cháy rần rật.

Mọi thứ âm thanh hỗn độn hoà vào nhau trong khói lửa, mùi thuốc súng và cát bụi mù mịt. Đó là cảnh giờ phút đầu tiên của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc mà tôi đã được chứng kiến. Một cuộc chiến không thể lãng quên trong tâm trí của bao nhiêu người lính biên cương...

Lợi dụng ánh sáng của những luồng đạn bay trên bầu trời nên tôi và người chiến sĩ của mình định hướng được mỏm núi có hang Ma Gà, chúng tôi nhanh chóng lao lên cửa hang mặc cho đạn địch bắn ầm ầm khắp thung lũng. Có nhiều bóng người chạy cùng hướng trên cánh đồng. Đó là các cán bộ, chiến sĩ cơ quan tiểu đoàn bộ.

Vừa chạy đến cửa hang Ma Gà đã thấy trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi đang nép bên vách đá. Nhận ra chúng tôi anh nhô ra đón.
Anh hối hả giục tôi:
- Triển khai ngay máy móc! Khẩn trương đảm bảo thông tin liên lạc nhé! Tiểu đoàn trưởng đang quát um lên ở trong hang kia kìa!
- Vâng! Anh cứ yên tâm...

Tôi lập cập đáp và quay lại bảo thằng Mông, chiến sĩ vô tuyến điện đang đeo máy chạy phía sau:
- Đặt máy ở phía bên phải cửa hang nhanh lên!

Thằng Mông đeo máy lao lên cửa hang. Nó vấp ngã dúi dụi. Tôi vội đỡ chiếc máy vô tuyến 884 cho nó. Chúng tôi nhanh chóng căng dây an-ten lên sườn núi, mở máy vô tuyến điện. Sau vài phút mạng thông tin vô tuyến điện sóng ngắn đã được thiết lập. Từ vị trí chỉ huy của tiểu đoàn đã thông liên lạc bằng mạng liên lạc vô tuyến điện được với tất cả các hướng. Tổ đài vô tuyến của chúng tôi phải đặt ở ngay ở ngoài cửa hang. Loại máy vô tuyến sóng cực ngắn 884 do Trung Quốc sản xuất này không đưa sâu vào trong hang được vì sẽ vướng địa hình sẽ mất liên lạc ngay.

Do ở ngay ngoài cửa hang tôi cũng thấy hơi sợ mỗi khi luồng đạn pháo của địch bay ngang qua trước mặt. Những quả đạn pháo của địch lao vào vách của dãy núi phía trước mặt tóe lửa, nổ đinh đầu, lộng cả óc. Bọn địch đang bắn ĐKZ sang nên những luồng đạn đi rất thẳng, rất căng. Nhưng quả đạn khi đâm vào vách núi đá trước mặt tiếng nổ nghe rất đanh chói tai lộng óc.

Cửa hang Ma Gà vuông góc với các đường đạn bắn thẳng của bọn địch từ phía bên kia biên giới lại khuất sau một ngọn núi đá vôi nên khá an toàn. Ở ngoài cửa hang Ma Gà nên tôi quan sát được tình hình phía dưới cánh đồng trước mặt, phía các bản Cốc Vường, bản Cốc Nghịu và hướng các điểm chốt cây đa của Đại đội 11 ở sát đường biên.

Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm và chính trị viên Hoàng Quốc Doanh đã có mặt ở hang Ma Gà trước khi chúng tôi đến. Thượng úy, tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm đang qua điện thoại chỉ huy các đơn vị. Tiểu đoàn trưởng lệnh cho Đại đội 11 cho bộ đội vào hầm ẩn nấp tránh pháo và hỏa lực bắn thẳng của quân Trung Quốc, tăng cường quan sát, sẵn sàng nổ súng chặn đánh bộ binh và xe tăng của bọn địch. Tiểu đoàn trưởng Thiêm rất nóng tính. Anh vừa ra lệnh, vừa quát mắng, văng tục ầm ĩ mỗi khi cấp dưới không thực hiện theo đúng theo ý định của mình.

Anh quát tháo bộ phận thông tin của chúng tôi chậm chễ, không khắc phục nhanh các tuyến đường dây điện thoại lên các trận địa bị đạn pháo địch băm nát.

Tôi không quan tâm nhiều đến những quát mắng của tiểu đoàn trưởng. Tôi chỉ lo lắng và tập trung giữ vững bằng được mạng liên lạc vô tuyến điện với các đơn vị,nhất là với Đại đội 11 đang ở các điểm chốt tiền tiêu phía trước sát cửa khẩu Bình Mãng. Tôi biết pháo địch bắn sang dày đặc như thế này thì các tuyến đường dây điện thoại sẽ bị băm nát, liên lạc bằng truyền đạt cũng sẽ rất khó khăn và rất chậm chạp, chỉ có liên lạc bằng vô tuyến điện là đảm bảo được.

Các đơn vị liên tục báo cáo tình hình về chỉ huy tiểu đoàn. Đại đội 11 báo cáo: “Hỏa lực địch bắn rất mạnh vào trận địa, nhiều hầm hào, công sự bị phá hủy, quân số bị thương vong, trang bị hỏng hóc chưa nắm được đầy đủ… Tôi vội vào trong hang báo cáo lại nội dung trên với tiểu đoàn trưởng Thiêm.

Khi vừa quay ra thì tôi lại tiếp tục nhận được báo cáo của Đại đội 11: Bộ binh Trung Quốc bắt đầu vượt qua đường biên giới tiến vào bản Nà Sác. Ở khu vực thị trấn Bình Mãng có nhiều tiếng xe cơ giới, xe xích gầm rú”. Một lúc sau Đại đội 11 báo cáo tiếp: “Bọn địch bắt đầu triển khai tấn công điểm chốt cây đa thứ nhất.

Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm lệnh cho Đại đội 11 nổ súng chặn địch. Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh bảo tôi điện ngay cho chỉ huy Đại đội 11: “Quân địch sẽ đông gấp bội, các đồng chí phải hết sức chú ý hai hướng: Sườn núi đá sau bản Nà Sác và bờ suối dưới chân chốt cây đa thứ nhất. Kiên quyết tiêu diệt địch giữ vững trận địa. Pháo binh trung đoàn và hỏa lực của tiểu đoàn sẽ chi viện cho Đại đội 11 chiến đấu chặn giặc”.

Lúc đó là khoảng 5 giờ sáng. Xe tăng và bộ binh Trung Quốc tràn qua biên giới. Bọn địch chia làm ba mũi tấn công sang chốt cây đa thứ nhất. Mũi chính diện gồm xe tăng và bộ binh dọc theo bờ suối, mũi thứ hai từ triền núi đá tràn xuống, mũi thứ ba từ bản Nà Sác đánh lên.

Những chiếc xe tăng nhãn hiệu “Bát-nhất” bò lổm ngổm như lũ cua trên cánh đồng. Hàng ngàn tên giặc bành trướng đen đặc, lúc nhúc như một đám giòi bọ bu bám dưới chân các điểm chốt của Đại đội 11. Bọn chúng hò hét tràn lên trận địa của ta. Tiếng kèn còi xung trận của bọn chúng râm ran khắp nơi. Đạn pháo từ bên kia biên giới thì vẫn bắn sang rất dữ dội. Đất đá, khói bụi bay mù mịt. Nguy hiểm nhất là bọn địch ở trên mỏm núi cao phía trên trận địa của Đại đội 11. Bọn chúng dùng súng 12ly7, cối 60 nã đạn trực tiếp xuống đầu bộ đội ta. Mỏm núi đá này ăn sâu vào đất ta, có hệ thống các lô cốt rất kiên cố. Theo hiệp định phân định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh trước đây thì đoạn biên giới chỗ cửa khẩu Bình Mãng có mỏm núi đá cao thuộc Trung Quốc ăn rất sâu vào đất ta.
Lẽ ra mỏm núi này phải là lãnh thổ của Việt Nam mới đúng. Từ trên mỏm núi ấy bọn địch đặt đài quan sát và các ổ hỏa lực có thể khống chế toàn bộ các điểm chốt cây đa thứ nhất, chốt cây đã thứ hai cho đến tận các bản Cốc Vường, bản Kéo Nghìn. Các chiến sĩ Đại đội 11 vận động dưới chiến hào sâu lút đầu người vẫn có thể bị trúng đạn bắn tỉa của bọn địch từ trên cao bắn xuống… Tiểu đoàn trưởng Thiêm lệnh cho Đại đội 11 nổ sung, kiên quyết chặn đánh quân xâm lược, bảo vệ trận địa... Cứ thế, đơn vị báo cáo về, lệnh của tiểu đoàn xuống các đại đội được truyền qua mạng thông tin vô tuyến điện của tôi luôn thông suốt.

Đại đội 11 là đơn vị đầu tiên của Tiểu đoàn 3 nổ súng chặn đánh bộ binh và xe tăng của quân xâm lược Trung Quốc. Các khẩu đội cối 82 và 12ly7 của Đại đội 12 ở trên Lũng Mật, Lũng Vỉ đã tích cực chi viện rất hiệu quả cho Đại đội 11 giữ chốt. Ngay buổi sáng ngày 17-2, Đại đội 11 đã tiêu diệt được 2 xe tăng và gần 300 tên địch, giữ vững được trận địa. Bọn địch mấy lần bị đẩy lui xuống cánh đồng. Tin chiến thắng báo về khiến mọi người ở sở chỉ huy tiểu đoàn rất phấn khởi. Qua mạng liên lạc bằng máy vô tuyến, Đại đội 11 báo cáo rõ thêm tình hình:

Trung đội phó Trần Xuân Ngọc xuống tận bụi tre dưới chân chốt sát con đường từ cửa khẩu xuống phục kích đón bắn xe tăng địch. Khi những chiếc xe tăng lao tới anh bắn cháy một chiếc. Chiếc xe tăng bị bắn cháy ngay giữa đội hình bộ binh của chúng khiến quân địch hoảng loạn. Trần Xuân Ngọc đã hy sinh khi chuẩn bị bắn quả đạn thứ hai”. Chiếc xe tăng của quân xâm lược Trung Quốc do Trần Xuân Ngọc bắn cháy cũng là chiếc đầu tiên do Tiểu đoàn 3 tiêu diệt. Trần Xuân Ngọc quê ở xã Đại Đình, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. Ngọc nhập ngũ tháng 11-1976, là chiến sĩ của tiểu đội tôi khi còn đường ở Hà Giang. Ngọc đã có vợ và một con, tính tình hiền lành, ít nói, rất cần cù chịu khó trong công việc hằng ngày.

Sau đợt tấn công đầu tiên của địch một số cán bộ, chiến sĩ Đại đội 11 hy sinh và bị thương. Anh em bị thương được đưa ngay về tuyến sau. Từ trên hang Ma Gà tôi nhìn thấy có cả mấy cô gái thanh niên xung phong và các nam nữ dân quân các bản Cốc Sâu, Kép Ké cùng với bộ đội lên tuyến trước chuyển thương, tiếp đạn.

Khoảng 8 giờ sáng, bọn địch tổ chức đợt tấn công mới vào trận địa của Đại đội 11. Hỏa lực các loại của địch bắn rất ác liệt vào các chốt cây đa và mỏm ĐKZ. Khi hỏa lực địch chưa ngớt bộ binh và xe tăng của chúng lại tràn sang trận địa của ta. Chỉ huy Đại đội 11 điện về tiểu đoàn báo cáo: “Địch đang tấn công rất dữ dội vào trận địa. Đồng chí chuẩn úy Dương Đình Hà, chính trị viên phó đại đội hy sinh. Quân địch đã chiếm được mỏm ĐKZ và phần lớn chốt cây đa thứ nhất. Đại đội 11 xin hỏa lực bắn vào mỏm ĐKZ và phía trước điểm chốt cây đa thứ nhất...”.

Chỉ huy Đại đội 11 chưa báo cáo xong thì đường dây lại bị đứt. Tôi nghe tiếng tiểu đoàn trưởng Thiêm nói như quát vào tổ hợp: - A lô... a lô Đại đội 11... Đại đội 11 đâu...? Các chiến sĩ hữu tuyến lại vội đeo máy vác cuộn dây lao xuống cánh đồng. Tôi vội bấm công tắc tổ hợp máy vô tuyến gọi Đại đội 11. Tiếng chiến sĩ Châu vang lên rành rọt trong tai nghe truyền đạt báo cáo tình hình của chỉ huy Đại đội 11: “Đại đội 11 xin pháo bắn vào chốt cây đa thứ nhất và mỏm ĐKZ”. Khi tôi báo cáo lại, tiểu đoàn trưởng Thiêm quát: - Bắn vào đâu! Hỏi lại xem Đại đội 11 xin hỏa lực bắn vào đâu ngay?

Tôi lập tức hỏi lại và vẫn nhận được báo cáo và yêu cầu khẩn cấp của chỉ huy Đại đội 11: “Quân địch đã chiếm được phần lớn chốt cây đã thứ nhất, hiện nhiều tên đã lao xuống tuyến công sự thứ hai rồi. Đại đội 11 đang chiến đấu rất quyết liệt nhưng chưa đẩy lùi được quân địch vì bọn chúng quá đông. Xin tiểu đoàn cho pháo bắn vào chính giữa cây đa thứ nhất...”.

Tình hình căng thẳng và khẩn cấp. Sau khi chỉ huy tiểu đoàn hội ý chớp nhoáng, tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm lệnh cho tôi: - Gọi ngay cho Đại đội 12, thông báo chuẩn bị phần tử bắn: “Chốt cây đa thứ nhất của Đại đội 11”. Tôi lập tức báo ngay cho Đại đội 12 hỏa lực. Chỉ huy và các chiến sĩ ở đài quan sát của Đại đội 12 vô cùng sửng sốt hỏi lại tiểu đoàn xem chỉ thị bắn vào đâu? Họ sợ bắn vào quân ta ở chốt cây đa thư nhất. Tôi phải nhắc lại mệnh lệnh của tiểu đoàn trưởng thêm một lần nữa.

Tình huống lúc này trở nên vô cùng căng thẳng, nguy cấp. Đại đội 12 chuẩn bị phần tử bắn xong, tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm và chính trị viên Hoàng Quốc Doanh lại bảo tôi điện hỏi lại Đại đội 11 thêm một lần nữa cho thật chắc chắn rồi mới hạ lệnh cho Đại đội 12 bắn cấp tập cối 82 vào điểm chốt cây đa thứ nhất. Ngay sau đó chúng tôi nhận được điện chỉ huy Đại đội 11 báo về “Đạn cối của ta bắn rất chính xác, quân địch chết rất nhiều”. Đại đội 11 đề nghị hỏa lực tiếp tục bắn thêm vào chốt cây đa thứ nhất để đẩy lui bọn chúng xuống dưới cánh đồng bản Nà Sác...

Gần trưa ngày 17-2, đường dây lên chốt của Đại đội 11 được nối thông. Tiếng chuông máy điện thoại reo lên ròn giã trong hang. Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm lập tức chộp ngay lấy máy gọi cho chỉ huy Đại đội 11.

Giọng nói của tiểu đoàn trưởng Thiêm bớt gay gắt và có vẻ xúc động: - A lô! Đại đội 11, anh Tuân đấy hả? Bọn địch đã chiếm được chốt cây đa thứ nhất và mỏm ĐKZ, nhưng chúng cũng đã bị thiệt hại nặng... Các anh phải nhanh chóng xốc lại đội hình đơn vị, kiên quyết không cho địch phát triển sang chốt cây đa thứ hai... Phải chặn đứng bọn chúng lại... Rõ chưa? Không biết đầu dây bên kia đại đội trưởng Tuân báo cáo lại tình hình như thế nào, chỉ nghe thấy tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm nói to, giọng anh đanh lại: - Mất một tấc đất lúc này là có tội với Tổ quốc và nhân dân đấy! Đại đội 11 phải cố gắng cầm cự đến tối. Ta sẽ tổ chức phản công lấy lại bằng được các vị trí đã mất! Rõ chưa?

Tiểu đoàn trưởng đặt máy. Nét mặt anh có vẻ lo lắng. Do chưa nắm được tình hình của các hướng và cũng chưa thể lường hết diễn biến của chiến tranh nên việc để mất trận địa, mất đất vào tay quân xâm lược ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với tiểu đoàn chúng tôi. Ai cũng thấy vô cùng lo lắng, bức xúc, nhất là những người chỉ huy tiểu đoàn. Các cán bộ trong hang chỉ huy tiểu đoàn đứng ngồi không yên khi Đại đội 11 để mất chốt tiền tiêu.

Tình hình càng trở nên căng thẳng, phức tạp khó khăn nguy hiểm hơn khi đến khoảng 11 giờ bọn địch hầu như đã chiếm được toàn bộ điểm chốt cây đa thứ nhất và mỏm ĐKZ. Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 11 phải co cụm về chốt cây đa thứ hai. Họ đã phải chiến đấu rất quyết liệt mới ngăn chặn được quân bành trướng dùng chiến thuật “biển người” để tràn lên gốc đa thứ hai. Chốt cây đa thứ hai đang chìm ngập trong lửa đạn. Chỉ huy Đại đội 11 đề nghị tiểu đoàn chi viện khẩn cấp.

Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm, chính trị viên tiểu đoàn Hoàng Quốc Doanh trao đổi với nhau phương án phản kích để lấy lại chốt cây đa thứ nhất. Giữa lúc chỉ huy tiểu đoàn đang bàn phương án chiến đấu thì từ phía biên giới có tiếng máy bay địch. Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh hạ lệnh cho các bộ phận ẩn nấp, ngụy trang cửa hang và tăng cường quan sát, cảnh giới. Anh bảo tôi điện cho các đại đội sẵn sàng bắn máy bay địch bay thấp. Nhưng máy bay địch không xuất hiện, chúng bay ở phía bên kia đường biên. Giữa lúc đó thì chuẩn úy Nguyễn Văn Thanh, trung đội trưởng trung đội vận tải của tiểu đoàn xuất hiện và trong hang báo cáo: - Trung đội vận tải đã chuyển hết tất cả số đạn AK, đạn đại liên, đạn B41 và đạn cối ra khỏi bản Cốc Vường!

- Tốt lắm! - Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh nói và hỏi thêm: - Bọn địch bắn rát thế anh em có ai việc gì không?

- Báo cáo chính trị viên không ạ!

- Được! Đồng chí cho anh em nghỉ một lát sau đó tiếp tục nhận nhiệm vụ rõ chưa?

- Rõ! - Trung đội trưởng Thanh đáp rồi chào và quay ra khỏi hang.

Bọn bành trướng tiếp tục tổ chức các đợt tấn công mới hòng chiếm toàn bộ các chốt của Đại đội 11, mở thông con đường tiến quân xuống thị trấn Sóc Giang. Nhưng bọn chúng đã vấp phải sức kháng cự kiên cường của quân ta phải bật trở lại. Xác quân xâm lược nằm ngổn ngang trên sườn đồi chốt cây đa thứ hai. Đến chập tối, bọn địch mới tạm chấm dứt một ngày tấn công dữ dội vào các chốt tiền tiêu của Tiểu đoàn 3. Chúng đã chiếm được mỏm ĐKZ và chốt cây đa thứ nhất. Bọn chúng thu quân nhưng vẫn nã pháo rất ác liệt vào chốt cây đa thứ hai và các trận địa của ta.

Chỉ huy tiểu đoàn quyết định điều Trung đội 3 của Đại đội 10 do chuẩn úy, trung đội trưởng Lê Hồng Giang chỉ huy lên phối thuộc cùng Đại đội 11 tổ chức phản kích chiếm lại điểm chốt cây đa thứ nhất. Khoảng 10 giờ đêm ngày 17-2, trung đội trưởng Lê Hồng Giang dẫn trung đội đánh thốc lên đỉnh đồi chiếm lại chốt cây đa thứ nhất, hất bọn bành trướng xâm lược xuống cánh đồng bản Nà Sác. Bọn địch bỏ chạy tán loạn để lại nhiều xác chết.

Dưới đây là đoạn trong nhật ký chiến trường tôi ghi về ngày 17-2-1979:

- Khoảng 3 giờ 15 phút, Trung Quốc bắt đầu bắn pháo sang đất ta. Hỏa lực của địch rất mạnh. Các trận địa của ta chìm trong lửa đạn. Đến 4 giờ sáng vẫn chưa có báo cáo thiệt hại cụ thể của các bộ phận. Sáng sớm, bộ binh và xe tăng địch bắt đầu vượt biên giới tấn công sang xâm lược nước ta, đại đội 11 đã nổ súng chặn đánh bọn địch...

-Tình hình trong ngày 17-2: Hướng cửa khẩu Bình Mãng: Bọn địch tấn công đợt 1 lúc 5 giờ sáng. Đợt 2 lúc 8 giờ sáng, chúng chiếm mất 1/2 chốt cây đa thứ nhất. Đợt 3 chúng tấn công vào khoảng 11 giờ trưa, chiếm toàn bộ mỏm 1, chốt cây đa thứ nhất.
Đến trưa 17-2, Đại đội 11 chỉ còn giữ được mỏm 2 của chốt cây đa thứ nhất. Đại đội 11 bắn cháy được 2 xe tăng, tiêu diệt gần 300 tên địch.

- Lúc 22 giờ đêm, Đại đội 11 và 1 trung đội tăng cường của Đại đội 10 đã tổ chức phản kích chiếm lại được mỏm 1 và toàn bộ điểm chốt cây đa thứ nhất.

- Các cán bộ, chiến sĩ đại đội 11 hy sinh trong ngày gồm: Thượng sĩ Trần Văn Ngọc, trung đội phó. Đồng chí Ngọc bắn cháy một xe tăng và diệt nhiều tên địch, trúng đạn hy sinh khi chuẩn bị bắn chiếc xe tăng thứ hai. Binh nhất Nguyễn Văn Nền bắn hết đạn đã đánh nhau với bọn giặc bằng lưỡi lê, báng súng, bị bọn địch đâm chết ở chốt cây đa thứ nhất. Chuẩn uý Dương Đình Hà, chính trị viên phó đại đội, trung đội trưởng Nguyễn Văn Lượng hy sinh khi chỉ huy bộ đội phản kích chiếm lại chốt cây đa thứ nhất đêm 17-2…

Đến bây giờ khi đọc lại những dòng nhật ký ghi vội ngày 17-2 năm ấy tôi vẫn thấy lòng mình lắng lại. Cái cảnh đạn lửa mịt mù và về những hi sinh mất mát của Tiểu đoàn 3 vẫn hiển hiện lên trước mắt...

HÌNH MINH HỌA

Hình 1: Sơ đồ khu vực chiến đấu của Tiểu đoàn 3, những ngày tháng 2 năm 1979.

00.jpg


Hình 2-3-4 -5 là: Quân thù Trung Quốc đang ào ạt tràn vào đất Việt và tấn công vào các thị xã biên giới của ta.

01.jpg


02.jpg


03.jpg


04.jpg


Các tấm Hình Bộ đội Việt Nam đang kiên cường chiến đấu bảo vệ biên cương.

Tất cả các loại hỏa lực đều được sử dụng:

6/ Súng bộ binh,

05.jpg


7/ Đại bác,

06.jpg


8/ và cả hỏa tiễn cầm tay M-72 thu được của Mỹ.

07.jpg


9/ Lực lượng không quân vận tải: vận chuyển quân từ chiến trường Cam-Pu-Chia về biên giới phía Bắc.

08.jpg




10/ Lực lượng không quân vận tải: vận chuyển vũ khí lên biên giới phía Bắc.


09.jpg



11/ Một tổ điện đài 2W, tương tự như tổ đài của Bảo, trong chiến tranh biên giới.

10.jpg


12/ Nhật ký chiến trường Trọng Bảo, ghi về những ngày tháng 2 năm 1979.

11.jpg
 

nhanh33

Xe buýt
Biển số
OF-118757
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
603
Động cơ
391,479 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Thời tiết đấy
Phim
Thời 8x đó, trên vô tuyến chỉ chiếu phim vào tối thứ tư và thứ sáu hàng tuần.

Những năm đầu 80, có bộ phim dài tập, liên doanh giữa Liên xô và Đông Đức, kể về một nhóm chiến sỹ Hồng quân Liên xô (nhưng mà là người Đức, chỉ có 1 người là Ba Lan), nhẩy dù xuống đất Đức để tìm kiếm cái kho chứa tài liệu mật, do 1 tay sỹ quan đầu trọc làm chỉ huy kho. Lâu rồi, nên nhà cháu quên mất tên.
Chỉ nhớ là rất li kỳ, nhẩy dù sai vị trí vì bị bắn rơi trên đường bay, bị thương một số, rồi phải vượt đầm lầy, rồi phải mạo hiểm lên tầu hoả cứu thương của Đức để được cứu chữa.
Phim này chiếu sau thời của phim Đây- a -nốp và Bôm- bốp, nhưng hay hơn rất nhiều.


Hay đến độ nhà cháu còn nhớ là: cứ đến tối thứ tư, tối thứ sáu, cán bộ, chiến sỹ đến kê dép ngồi trước cửa Ban nhà cháu từ sau bữa cơm chiều để ngóng phim.

Baoleo nhà cháu không thể kê dép xếp lốt, như các anh em khác, vì nhà cháu là mõ, nên còn nhiều công chuyện.
Nhưng phát hiện ra quy luật thời đó là: nhất nhất, phim chỉ được phát sau buổi “dự báo thời tiết”.
Vì vậy, nhà cháu bẩu cu Ngòi: khi nào đến mục thời tiết, thì gọi anh ra xem phim.

Hơn 30 năm rồi, nhà cháu như vẫn còn như nghe rõ, cái giọng Thái Bình hét lên ngang ngang của cu Ngòi:
-Anh ơi, thời tiết đấy.
Phim Hồ sơ thần chết cụ ơi!
 

nhanh33

Xe buýt
Biển số
OF-118757
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
603
Động cơ
391,479 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Hình như cụ đương có cái nhầm tí tị.
Cái film có nhân vật đại úy Cờ lốt (Clause) là 1 film do Ba lan làm. Em là em lai mạnh cái nhân vật chính trong film này.
Film Hồ sơ thần chết có ông Baizen bụng bự, đầu trọc là nhân vật chính phản diện lại là 1 film do hãng film Defa của Đông Đức làm nha:D
2 cái film này khác nhau :)
Anh lính hồng quân là Ki óc cụ ạ không phải Cờ lốt.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,302 Mã lực
MẶT TRẬN CAO BẰNG-THÁNG 2 NĂM 1979
(Ký ức chiến tranh của Trọng Bảo, ‘đài trưởng’ điện đài thông tin 2W, tiểu đoàn 3, trung đoàn 246, sư đoàn 346)

Kỳ 6: Phần 4 – NGÀY 17/2: MÁU NGƯỜI BẠN LÍNH THẤM ĐỎ BIÊN CƯƠNG

Tối ngày 17-2, bọn bành trướng tạm ngưng các đợt tấn công. Pháo binh địch từ bên kia biên giới cũng giảm cường độ bắn sang các trận địa của ta. Các đơn vị lần lượt báo cáo tình hình về chỉ huy tiểu đoàn qua mạng thông tin vô tuyến của tiểu đội tôi.
Tôi tổng hợp tình hình rồi vào trong hang báo cáo với tiểu đoàn trưởng và chính trị viên tiểu đoàn. Tiểu đoàn trưởng và các cán bộ cùng nghe tôi báo cáo tình hình. Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh dặn tôi đêm nay phải chú ý đảm bảo liên lạc thật tốt với Đại đội 11 để chỉ huy phản kích lấy lại chốt cây đa thứ nhất. Khi tôi quay ra ngoài cửa hang thì đã gần bảy giờ tối. Bộ phận hậu cần của tiểu đoàn đem cơm lên hang Ma Gà cho chúng tôi. Mỗi người được một nắm cơm bằng nắm tay và một miếng thịt lợn nhỏ xíu ướp muối mặn.
Lúc này tôi mới thấy bụng đói cồn cào. Hóa ra suốt cả ngày chưa ăn gì. Lúc nào tôi cũng lo lắng việc đảm bảo thông tin cho chỉ huy nên quên cả cái đói. Tình huống chiến đấu dồn dập cũng như tôi chẳng ai nghĩ và nhớ đến ăn nữa. Mà có nhớ, có đói thì cũng chẳng có gì mà ăn. Thỉnh thoảng, gọi máy khản cả giọng tôi cũng chỉ uống chút nước lã múc dưới suối đựng trong cái bi-đông để trong túi cóc ba lô. Tôi vừa gặm được một miếng cơm nắm khô khốc đang nhai trệu trạo thì Phạm Hoa Mùi lần đến. Mùi giọng run run xúc động nói: - Bảo ơi! Thằng Đam hi sinh rồi!

Tôi giật mình bàng hoàng lặng người đi một lát mới lập cập hỏi lại: - Nó chết bao giờ! Ở đâu...? Phạm Hoa Mùi ngậm ngùi: - Sáng nay, thằng Đam đem chỉ lệnh của chỉ huy tiểu đoàn lên chốt của Đại đội 11. Sau khi truyền đạt mệnh lệnh xong nó tham gia chiến đấu tại chốt cây đa thứ nhất. Khi đợt tấn công của bọn địch bị đẩy lui, nó mới quay về sở chỉ huy tiểu đoàn. Thằng Đam bị trúng đạn cối của địch hi sinh ngay dưới chân điểm chốt cây đa thứ hai. Anh em trung đội vận tải tìm thấy nó nằm gục bên hố đạn pháo và đã đưa thi hài nó về nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Sóc Giang rồi... Nghe Phạm Hoa Mùi kể lại chuyện thằng Đam hi sinh tôi thấy buồn quá.
Lòng dạ tôi cứ nôn nao, chả muốn ăn nữa. Cả ngày tối mắt tối mũi lo đảm bảo liên lạc cho chỉ huy chiến đấu tôi cũng chả còn chú ý xem thằng Đam lên Đại đội 11 đã trở về chưa. Hóa ra nó chết từ lúc sáng mà đến bây giờ tôi mới biết.
Thế là một người bạn thân của tôi đã ngã xuống ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh biên giới này rồi. Miếng cơm nắm đang nhai dở trong miệng tôi như nhạt và bã ra không muốn nuốt.

Tôi nhớ lại lúc sáng nay, khi bọn địch đang tấn công lên chốt của Đại đội 11 thì thấy thằng Đam, tiểu đội trưởng truyền đạt xách súng từ trong hang vội vã đi ra. Tôi liền hỏi nó:
- Mày đi đâu thế?
- Tao mang chỉ thị, mệnh lệnh chiến đấu của chỉ huy tiểu đoàn lên chốt cây đa thứ nhất của Đại đội 11 đây!
Tôi ngạc nhiên:
- Tại sao truyền đạt lại phải mang lệnh chiến đấu lên trận địa tiền tiêu trong lúc đạn pháo quân địch đang bắn như mưa thế này? Đường dây hữu tuyến tuy bị đạn pháo bắn đứt liên tục nhưng mạng thông tin vô tuyến của bọn tao vẫn đảm bảo thông suốt cơ mà?
Thằng Đam nói:
- Tao cũng không rõ tại sao nữa?
- Mày chờ tao một lát!
Tôi nói và vội vàng mở ba lô lấy ra một khối pin chuyên dùng cho máy vô tuyến điện 884 đưa cho thằng Đam và dặn:
- Mày đưa cho thằng Châu nhé! Máy vô tuyến của nó trên ấy sắp cạn nguồn điện rồi. Thằng Đam cầm khối pin nhét vội vào cái túi đeo bên hông rồi xách khẩu súng lao xuống phía dưới cánh đồng, nơi đạn địch đang bắn dày đặc.
Tôi gào lên bảo nó:
- Đam ơi! Mày phải cẩn thận đấy!

Tiếng đạn pháo nổ ầm ầm đinh tai nhắc óc, không biết thằng Đam có ngheđược tiếng của tôi không. Bóng nó khuất sau làn khói đạn và bụi đất đang bung ra ở chân mỏm núi. Tôi còn chưa hết băn khoăn, lo lắng việc thằng Đam phải mang theo chỉ thị lên chốt giữa lúc lửa đạn mịt mù pháo địch đang bắn rất ác liệt như thế này thì lại thấy hai chiến sĩ hữu tuyến cũng từ trong hang vác dây đeo máy điện thoại lao ra. Tôi túm lấy thằng Bầu, tiểu đội phó tiểu đội hữu tuyến hỏi: - Chúng mày cũng lên chốt cây đa của Đại đội 11 à?
- Vâng! Bọn em đi sửa đường dây! Pháo của nó lại bắn đứt mất rồi anh ạ.
Hai chiến sĩ hữu tuyến đi rồi tôi đang định vào trong hang báo cáo tình hình của các đơn vị thì thượng úy Hoàng Quốc Doanh, chính trị viên tiểu đoàn đi ra.
Anh đến chỗ tổ đài vô tuyến và bảo tôi:
- Mày phải cố gắng giữ bằng được thông tin liên lạc bằng vô tuyến với các bộ phận nhé. Tình hình bọn địch nó bắn như mưa thế này thì dây rợ của bọn hữu tuyến sẽ bị băm nát, chả nối kịp được đâu. Bọn truyền đạt chạy chân mang mệnh lệnh lên chốt thì rất chậm, không xử trí được các tình huống khẩn cấp và cũng rất khó khăn, nguy hiểm...
- Vâng ạ! Thủ trưởng cứ yên tâm. Em sẽ hết sức cố gắng!
Tôi đáp. Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh quay sang phía chiến sĩ Hoàng Văn Mông đang ôm súng ngồi cảnh giới ở bên cạnh bảo vệ cho tôi thao tác máy vô tuyến điện động viên:

- Cứ bình tĩnh mà đảm bảo liên lạc nhé, đừng sợ!
Thằng Mông là người dân tộc Mông, quê ở huyện Thông Nông, Cao Bằng. Nó là người hiền lành. Là người dân tộc thiểu số, tiếng Kinh chưa thật lưu loát nên thằng Mông nói năng thường hơi chậm và ấp úng, khi báo cáo tình hình và truyền đạt mệnh lệnh, bị tiểu đoàn trưởng Thiêm quát tháo, chửi mắng cho liên tục, nhất là những lúc tình hình chiến sự gấp gáp, căng thẳng. Vì thế, nó càng luống cuống sợ hãi khi thao tác máy và truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu càng thiếu rành mạch, chính xác. Tôi phải trực tiếp thao tác sử dụng máy vô tuyến những lúc tình huống ác liệt, khi tiểu đoàn trưởng liên tục hạ lệnh, chỉ thị cho các hướng, các đơn vị chiến đấu và cũng liên tục quát mắng nữa.
Động viên tổ đài vô tuyến chúng tôi chính trị viên Hoàng Quốc Doanh quay trở vào trong hang.


Sau này tôi mới biết tại sao Nguyễn Văn Đam phải băng qua lửa đạn lên chốt cây đa của Đại đội 11 giữa lúc ác liệt nhất và vì sao chính trị viên Hoàng Quốc Doanh lại ra cửa hang động viên tổ đài vô tuyến chúng tôi. Nguyên nhân là do việc đảm bảo thông tin chỉ huy chiến đấu giữa chỉ huy tiểu đoàn và Đại đội 11 bị trục trặc, gián đoạn.
Lúc ấy, thằng Đam phải chạy lên chốt cây đa chỗ đại đội phó Trần Hữu Hoàn đang trực tiếp chỉ huy chiến đấu để truyền đạt mệnh lệnh của tiểu đoàn trưởng, các chiến sĩ hữu tuyến cũng phải đi nối đường dây giữa làn đạn địch mà chắc chắn khó có thể nối thông được vì nối được đoạn này pháo địch nó lại băm nát đoạn khác.
Thằng Đam bị trúng một quả đạn cối của địch gục chết dưới chân điểm chốt cây đa thứ hai. Nó đã ngã xuống mang theo mơ ước được tới giảng đường đại học vào trong lòng đất nơi biên cương của Tổ quốc như thế.

---- ---- ---
Viết đến đây tôi muốn kể thêm một chuyện sau chiến tranh.

Khi ấy, tôi đã về ôn thi đại học tại trường văn hóa Quân khu 1. Tôi được về tranh thủ thăm nhà. Một buổi sáng, khi đang lúi húi xới luống rau ngoài vườn thì có khách. Đó là thầy Nguyễn Cấp, thầy giáo dạy tôi môn tiếng Trung thời còn là học sinh trường cấp 3. Nghe tin tôi được về thăm nhà nên thầy tìm đến bảo:
-Thầy ở cùng làng với Nguyễn Văn Đam. Gia đình Đam nghe tin cậu ấy bị bọn Trung Quốc bắt sống khi đang ngủ rồi chặt đầu vứt đi. Mẹ và các em Đam đau đớn và khóc lóc ghê lắm, Bảo có biết rõ về trường hợp hy sinh của Đam không?.

Tôi vô cùng ngạc nhiên. Tại sao lại có một tin đồn độc địa như thế. Tôi kể lại cho thầy Cấp nghe về trường hợp hi sinh của Nguyễn Văn Đam. Tôi hứa sẽ lên thăm gia đình Đam để kể lại mọi chuyện.

Hôm sau, tôi đạp xe lên xã Như Thụy, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc tìm đến nhà Nguyễn Văn Đam. Bà mẹ Đam đang đi gặt lúa ngoài đồng nghe tin có đồng đội cùng đơn vị của con đến vội bỏ gánh lúa giữa ruộng vừa khóc vừa chạy về. Ông bố Đam đang dạy học ở trường cấp 1 cùng xã cũng vội về nhà ngay. Có một anh cán bộ xã cũng đến. Tôi kể lại cho mọi người rõ về trường hợp hy sinh anh dũng của Đam khi mang mệnh lệnh của tiểu đoàn rồi tham gia chiến đấu tại chốt của Đại đội 11 sáng ngày 17-2-1979.

Tôi khẳng định rằng trong chiến tranh đơn vị Tiểu đoàn 3 chúng tôi không có bất cứ một ai để bị địch bắt và bị chúng chặt đầu như vậy. Bà mẹ Đam nghe xong chùi nước mắt mếu máo nói:
-Em nó hy sinh tôi và gia đình đau đớn lắm nhưng cũng thấy chút thanh thản vì biết Đam không phải bị bắt và chết trong tay bọn giặc như tin người ta đồn đại.

Hôm ấy, tôi cũng đã trao lại cho gia đình cuốn nhật ký của Đam và một số ảnh bạn bè, ảnh của Đam mà tôi còn giữ được.
----- ----- ----

Kể nốt chuyện hy sinh của bạn tôi – Nguyễn Văn Đam:

Tối hôm 17/02/1979, tôi cùng tiểu đội điện đài được lệnh cùng sở chỉ huy tiểu đoàn, dời khỏi hang Ma Gà, di chuyển về hang Huyện ủy.
Trên đường đi, qua khu nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Sóc Giang tôi thấy các chiến sĩ trung đội vận tải của tiểu đoàn đang hì hục đào huyệt chôn cất các cán bộ, chiến sĩ hi sinh. Có gần mười người đã ngã xuống trong ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương phía Bắc thuộc Tiểu đoàn 3 được đưa về đây. Trong đó có Nguyễn Văn Đam, tiểu đội trưởng truyền đạt, người đồng đội, đồng hương, bạn thân của tôi.

Tôi khều thằng Lợi đang đi phía trước bảo:
- Tao với mày vào nghĩa trang nhìn mặt thằng Đam lần cuối nhé!
Thằng Lợi chưa kịp đáp lại thì trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi nghe thấy thế vội gạt đi:
- Các liệt sĩ họ đã gói buộc kín cả rồi, nhìn mặt làm sao được nữa? Chúng mình phải về hang huyện ủy để triển khai mạng thông tin liên lạc cho chỉ huy tiểu đoàn ngay không thì các ông ấy lại gầm lên bây giờ!
Tôi đành bước đi và cố ngoảnh lại nhìn vào trong nghĩa trang. Dưới ánh sáng bùng lên của đạn pháo tôi thấy thi hài các liệt sĩ chống Tàu đang được xếp nằm cạnh các nấm mồ của các liệt sĩ chống Pháp và chống Mỹ. Họ đã được gói trong những tấm vải liệm còn mới tinh hoặc trong các túi ni-lông. Họ sẽ được vùi vào trong lòng đất mẹ.

Không có hương nhang, không có hoa, chắc là chỉ có những cành lá xanh cắm lên nấm đất ướt đẫm sương đêm ở nơi biên thùy xa xôi này. Họ đã nằm lại với mảnh đất nơi tuyến đầu đang cuồn cuộn lửa cháy ngút trời.
Họ vẫn ở trong chiến hào cùng chúng tôi chiến đấu chặn quân xâm lược. Những ngày sau đó, khi chiếm được thị trấn Sóc Giang bọn giặc đã đào các nấm mồ mới chôn của các liệt sĩ lên vì chúng nghi ngờ quân ta chôn giấu vũ khí trước khi rút lui. Sau chiến tranh, chúng tôi mới chôn cất lại cho họ.

Các anh ấy đã ngã xuống giữa một mùa Xuân. Đó là một mùa Xuân lạnh lẽo, đau thương, cánh hoa đào rừng vương trên báng súng của những người lính trong một cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, không cân sức với quân xâm lược bành trướng tàn bạo để bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc thân yêu.

HÌNH MINH HỌA
Chiến sỹ Trọng Bảo (người đứng giữa, đeo quân hàm có phù hiệu thông tin) và đồng đội.
Trong đó, người lính Nguyễn Văn Đam (đứng đầu bên phải,) người bạn thân thiết của Bảo, đã mãi mãi nằm lại nơi biên giới Cao Bằng, trong trận chiến với quân thù Trung Quốc – ngay trong buổi sáng đầu tiên của cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương, sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979.

Không có hương nhang, không có hoa, chỉ có những cành lá xanh cắm lên nấm mồ đất ướt đẫm sương đêm ở nơi xa xôi biên thùy.
Các anh ấy đã ngã xuống giữa một mùa Xuân. Đó là một mùa Xuân lạnh lẽo, đau thương, cánh hoa đào rừng vương trên báng súng của những người lính trong một cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, không cân sức với quân xâm lược bành trướng tàn bạo Trung Quốc, để bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc thân yêu.
🌹

Bảo.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,302 Mã lực
MẶT TRẬN CAO BẰNG-THÁNG 2 NĂM 1979
(Ký ức chiến tranh của Trọng Bảo, ‘đài trưởng’ điện đài thông tin 2W, tiểu đoàn 3, trung đoàn 246, sư đoàn 346)

Kỳ 7: Phần 4 - NGÀY 17/2
NHỮNG TRẬN ĐÁNH Ở CUỐI NGÀY THỨ NHẤT

Đường dây hữu tuyến bị đứt liên tục, tổ đài vô tuyến điện của tiểu đội tôi tại Đại đội 11 lại bị đại đội trưởng Tuân kéo lên trên một cái hang đá khá xa các điểm chốt cây đa. Lẽ ra vị trí chỉ huy của đại đội trưởng Tuân phải ở chốt cây đa thì ông này lại bỏ vị trí chỉ huy chui vào trong hang đá tránh pháo. Chỉ còn đại đội phó Trần Hữu Hoàn ở chốt cây đa nên mệnh lệnh của tiểu đoàn không đến được với các bộ phận trực tiếp chiến đấu tại các điểm chốt tiền tiêu.

Đại đội phó Trần Hữu Hoàn là người từng có mặt chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Anh là một người chỉ huy dũng cảm, mưu trí. Trong một trận đánh tại chốt cây đã thứ nhất, anh bị một viên đạn bắn thẳng bay mất một mẩu vành tai bên trái. Nhà anh ở thị xã Cao Bằng. Hôm về xuôi đi học tôi đã đến nhà anh chơi. Hôm ấy anh còn nói đùa: Hôm ấy tên giặc mà bắn chính xác, rê nòng súng sang bên phải một li thì viên đạn trúng mặt mình rồi!

Khoảng 1 giờ sáng ngày 18-2, chính trị viên tiểu đoàn Hoàng Quốc Doanh lại gọi tôi đến hỏi về tình hình đảm bảo thông tin liên lạc bằng máy vô tuyến điện. Tôi báo cáo về những khó khăn của việc đảm bảo thông tin liên lạc bằng máy vô tuyến điện 884 đã gặp trong ngày chiến đấu đầu tiên.

Loại máy này do Trung Quốc sản xuất và viện trợ cho ta trước đây nên bọn bành trướng ngày nay hiểu rất rõ tính năng của nó. Bọn chúng liên tục gây nhiễu, phá sóng mỗi khi ta mở máy liên lạc. Tôi hứa sẽ cố gắng hết sức mình, không để gián đoạn liên lạc ảnh hưởng đến việc chỉ huy chiến đấu của tiểu đoàn. Tuy hứa vậy nhưng tôi cũng rất lo lắng, sợ không hoàn thành được nhiệm vụ.
(Mãi sau này, khi gặp lại chính trị viên Hoàng Quốc Doanh, ngồi uống rượu với nhau tôi mới cười cười và nói: “Ngày ấy, cánh lính thông tin chúng em sợ thủ trưởng tiểu đoàn hơn là sợ... giặc đấy!”).

Sau khi nghe tôi báo cáo, chính trị viên Hoàng Quốc Doanh bảo:
- Vị trí chỉ huy của tiểu đoàn sẽ di chuyển về hang Huyện ủy ở mỏm núi ngay giữa thị trấn Sóc Giang để thuận tiện việc chỉ huy các hướng. Mày cho anh em mang máy đi trước triển khai đảm bảo thông tin ngay khi chỉ huy tiểu đoàn cơ động về đến hang nhé!
- Vâng ạ!

Anh nói thêm:
- Pháo của bọn địch hơi ngớt rồi đấy, chúng mày đi ngay đi!

Nhận lệnh xong, chúng tôi lập tức đóng máy, thu dây an-ten để hành quân về vị trí mới. Chỉ huy tiểu đoàn phải bỏ vị trí hang Ma Gà còn có một lý do khác. Đó là hang Ma Gà ở một ngọn núi nằm trong dãy núi đá kéo dài lên phía cửa khẩu Bình Mãng, nơi có đài quan sát và các hỏa điểm của quân bành trướng ăn rất sâu vào trong đất ta. Ngay phía sau ngọn núi có hang Ma Gà là địa phận xã Nà Sác. Khu vực các xã Nà Sác, xã Trường Hà là tuyến phòng ngự của Tiểu đoàn 2 cũng đang bị bọn bành trướng tấn công rất ác liệt. Bọn địch có thể sử dụng lực lượng thám báo, đặc nhiệm bất ngờ tập kích vào hang Ma Gà bất cứ lúc nào. Ở Hà Quảng có hai địa danh cùng mang tên Nà Sác. Đó là bản Nà Sác thuộc xã Sóc Hà và xã Nà Sác thuộc huyện Hà Quảng.

Pháo hạng nặng của địch từ bên kia biên giới vẫn liên tục bắn sang các trận địa phòng ngự của Tiểu đoàn 3 và khu vực thị trấn Sóc Giang. Chúng tôi nhanh chóng cơ động rời khỏi hang Ma Gà. Trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi kiểm tra lại lần cuối rồi khoác ba lô tụt xuống chân núi đi cùng bộ phận của tôi. Chúng tôi lặng lẽ đi thành hàng dọc trong thung lũng đầy sương mù và hố đạn pháo của quân xâm lược.

Đi được một đoạn, tôi gặp mấy chiến sĩ hữu tuyến đang gấp gáp kéo đường dây về hướng hang huyện ủy. Trong ánh chớp loằng ngoằng của một quả đạn pháo nổ gần tôi nhận ra tiểu đội trưởng hữu tuyến Hà Trung Lợi đang lúi húi nối dây ở sau một mỏm đá sát gần lối đi. Tôi liền gọi:
- Lợi đấy hả! Dây rợ đã triển khai xong chưa?
- Xong rồi...
- Mày có về hang huyện ủy bây giờ không?
- Có! Chờ với. Tao cũng đi luôn đây!
Thằng Lợi khoác ba lô, xách súng nhảy ra đi cùng tốp chúng tôi. Chúng tôi lặng lẽ bám sát nhau đi theo lối mòn quanh chân núi, cắt ngang qua khu trụ sở của ủy ban nhân dân huyện Hà Quảng vào trung tâm thị trấn Sóc Giang.

(Chính trên cung đường di chuyển này, dự định vào chia tay Đam, người bạn vừa mới hy sinh của tôi, đã không thành, như ở kỳ 6, số trước đã kể).

Chúng tôi nhanh chóng băng qua con đường chạy qua thị trấn Sóc Giang để tránh đạn pháo địch. Nhà cửa trong thị trấn tan hoang, đầy những hố đạn, cây cối đổ ngổn ngang. Cửa hàng bách hóa bị cháy rụi, đổ nát. Hiệu sách thị trấn bị pháo địch bắn tan tành, sách vở bay trắng xóa cả mặt đường.

Về đến hang huyện ủy, chúng tôi nhanh chóng triển khai mạng thông tin vô tuyến và hữu tuyến đảm bảo cho chỉ huy tiểu đoàn chỉ huy chiến đấu. Hang huyện ủy nằm trên một mỏm núi độc lập nhỏ nhoi trơ trọi giữa thị trấn Sóc Giang. Đây là một cái hang làm nơi sơ tán của cơ quan Huyện ủy huyện Hà Quảng tránh phi pháo địch từ bên kia biên giới bắn sang. Xung quanh mỏm núi hang huyện ủy là tuyến đường quốc lộ lên cửa khẩu và các tuyến đường dân sinh. Hang huyện ủy không có các ngóc ngách, nó giống như một cái ống cống thẳng đuột, thông thống giữa lưng chừng núi. Cửa chính của hang hướng ra phía cánh đồng bản Nà Nghiềng, đối diện với đồn công an vũ trang.

Ngay phía dưới cửa hang chính là nhà bưu điện, bên trái là khu chợ thị trấn. Đứng từ cửa hang chính có thể quan sát được trận địa của Đại đội 10, khu Đồn công an vũ trang và các bản Cốc Sâu, Kép Ké nằm cạnh đoàn đường chạy về phía ngã ba Đôn Chương. Lối lên cửa chính của hang được xây thành các bậc đá rất dễ đi. Cửa hang phụ hướng lên phía biên giới. Lối lên cửa hang phụ dốc đứng, rất khó cơ động lên xuống nhưng có nhiều bụi cây, dây leo rậm rạp nên tương đối đảm bảo bí mật. Khi chiến tranh xảy ra, cơ quan huyện ủy Hà Quảng đã sơ tán rút hết về phía sau. Bộ phận thông tin chúng tôi trèo lên hang theo lối cửa phụ. Tổ đài vô tuyến của tiểu đội tôi đặt ở phía cửa phụ dễ triển khai mắc dây an-ten không bị ảnh hưởng địa hình lại ở trên cao và định hướng tương đối tốt về các tổ đài của các đơn vị.

Chỉ sau ít phút, mạng liên lạc bằng vô tuyến điện trong tiểu đoàn đã được nối thông. Anh em trong tiểu đội tôi đang ở các đơn vị tranh thủ hỏi thăm, động viên nhau vài câu ngắn gọn để tiết kiệm nguồn. Tôi thấy yên tâm vì các chiến sĩ của mình đã trụ vững, đảm bảo thông tin liên lạc và tham gia chiến đấu cùng các đơn vị. Đêm đã về khuya. Pháo địch vẫn bắn sang nhưng thưa hơn... Bọn địch tuy bị đánh bật khỏi chốt cây đa thứ nhất nhưng lực lượng của chúng vẫn rất mạnh. Trong khi đó phía tiểu đoàn chúng tôi đã bị thiệt hại nặng, đạn dược, lương thực cạn dần.

Sự chi viện của trung đoàn rất hạn chế. Ngoài một xe đạn lúc chập tối, chúng tôi không nhận thêm được sự tiếp viện nào nữa. Chúng tôi được biết, tất cả các đơn vị của trung đoàn đều đã tham chiến. Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 bị thiệt hại nặng. Các đơn vị trong trung đoàn không thể chi viện được cho nhau. Trước tình hình đó, chỉ huy tiểu đoàn lệnh cho các bộ phận, các đại đội phải hết sức tiết kiệm đạn dược. Hỏa lực chủ yếu của Tiểu đoàn 3 là cối 82 và 12ly7. Lượng đạn cối 82 chỉ còn có vài trăm viên.

Ngày đầu tiên chỉ huy và cánh lính Đại đội 12 hỏa lực tưởng cứ bắn thả cửa rồi sẽ có tiếp viện nên khi thấy bọn địch tiến ào ào dưới cánh đồng bản Nà Sác đại đội trưởng Nông Đình Bào liền lệnh bắn cấp tập, bắn sang cả phía bên kia biên giới làm cháy một kho xăng dầu của địch. Ngọn lửa khói cháy kho nhiên liệu của bọn địch mịt mù khu cửa khẩu suốt mấy ngày liền sau đó.

Sau khi nghe Đại đội 12 báo cáo còn chưa đầy 200 viên đạn cối 82, trợ lý quân khí tiểu đoàn Cao Thành Văn báo cáo trong kho chỉ còn gần 100 viên đạn cối 82 và không đủ liều phóng, ngòi nổ tiểu đoàn trưởng Thiêm lập tức bảo tôi:
- Thông tin điện khẩn ngay! Thông báo cho Đại đội 12 khi có mệnh lệnh của chỉ huy tiểu đoàn mới được bắn và bắn đúng số lượng như chỉ thị! Rõ chưa?

Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh thì căn dặn chúng tôi:
- Chúng ta còn rất ít đạn. Nhưng chúng ta sẽ kiên quyết chiến đấu với bọn xâm lược đến viên đạn cuối cùng. Song tất cả mọi người nhớ là phải để lại cho mình quả lựu đạn cuối cùng. Hiểu không?

Chúng tôi đều hiểu những lời của chính trị viên tiểu đoàn. Dù chết cũng không để sa vào tay quân giặc. Tiểu đoàn 3 chúng tôi chiến đấu trong vòng vây trùng điệp của quân bành trướng chỉ có người chết và bị thương, không có người bị địch bắt.

Mọi người trong hang huyện ủy khẩn trương chuẩn bị cho cuộc chiến đấu ngày mai và những ngày tiếp theo. Lời dặn dò của chính trị viên Hoàng Quốc Doanh về việc phải để lại cho mình quả lựu đạn cuối cùng, không được để địch bắt cứ luôn ám ảnh trong tâm trí tôi.

Trong lúc chuẩn bị chiến đấu ấy Nguyễn Xuân Hòa, nhân viên thống kê chính trị tiểu đoàn đã đưa cho tôi một quả lựu đạn mỏ vịt nhãn hiệu US của Mỹ. Quả lựu đạn ấy luôn luôn ở bên tôi cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Nó chưa phải dùng đến tuy đã một lần rút chốt khi bộ phận của tôi bị bọn giặc đuổi theo sát sau lưng ở thung lũng Táp Ná, Thông Nông.

Gần sáng ngày 18-2, Thượng úy Hoàng Quốc Doanh, chính trị viên tiểu đoàn đến chỗ tổ đài vô tuyến ở cửa hang phụ hỏi:
- Máy vô tuyến điện chuyển về đây có đảm bảo liên lạc với các hướng có ổn không?
Tôi đáp:
- Báo cáo thủ trưởng! Máy đặt ở trên cao lưng chừng núi thế này liên lạc rất tốt, thông suốt ạ!

Chính trị viên Doanh có vẻ yên tâm. Trước khi quay trở lại trong hang anh còn căn dặn tôi thêm:
- Mày phải hết sức cố gắng hết để đảm bảo mạng liên lạc bằng vô tuyến điện nhé! Mất liên lạc lúc này là mất chốt, là thất bại đấy, hiểu không?
- Vâng ạ! Em sẽ cố gắng…

Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh trở vào trong hang. Hầu như suốt đêm các cán bộ chỉ huy tiểu đoàn không ngủ bàn phương án chiến đấu cho ngày hôm sau và thay nhau đi kiểm tra việc chuẩn bị chiến đấu của các đơn vị. Tiểu đoàn phó Nguyễn Quang Cương và chính trị viên phó tiểu đoàn Bùi Đức Hòe đã trực tiếp xuống các điểm chốt chỉ huy chiến đấu.

Tôi ôm súng gục đầu lên ba lô cố chợp mắt lấy một lát nhưng không tài nào ngủ được. Gần sáng, trời càng lạnh. Gió thổi qua hang ù ù. Tôi chui ra ngoài cửa hang phụ trèo lên một mỏm đá nhìn lên hướng biên giới. Phía cửa khẩu Bình Mãng tiếng đạn pháo của địch chốc chốc lại gầm lên, tiếng động cơ xe cơ giới của chúng gầm rú vọng về rất rõ.

Đã hết ngày 17/02/1979 – Ngày thứ nhất của chiến tranh.

HÌNH MINH HỌA

1/ Đại đội phó Trần Hữu Hoàn, sau này là thiếu tướng, Tham mưu phó Quân khu 1.

01-Thiếu tướng Trần Hữu Hoàn-c phó 11.jpg


2 - 3 - 4 – 5 – 6/ Quân thù Trung Quốc vẫn đang ào ạt tràn qua biên cương của Tổ quốc.


02.jpg


03.jpg


04.jpg


05.jpg



06.jpg
 

tuanva06

Xe tải
Biển số
OF-165316
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
475
Động cơ
348,935 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
"Chúng tôi đều hiểu những lời của chính trị viên tiểu đoàn. Dù chết cũng không để sa vào tay quân giặc. Tiểu đoàn 3 chúng tôi chiến đấu trong vòng vây trùng điệp của quân bành trướng chỉ có người chết và bị thương, không có người bị địch bắt"
Cảm phục lớp cha anh đã hy sinh cho sự toàn vẹn của Tổ Quốc!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,302 Mã lực
MẶT TRẬN CAO BẰNG-THÁNG 2 NĂM 1979
(Ký ức chiến tranh của Trọng Bảo, ‘đài trưởng’ điện đài thông tin 2W, tiểu đoàn 3, trung đoàn 246, sư đoàn 346)

Kỳ 8: Phần 5 – NGÀY 18/2: NGÀY THỨ HAI CỦA CHIẾN TRANH


Sắp sáng rồi. Ngày chiến đấu ác liệt thứ hai lại sắp bắt đầu. Chắc toàn tiểu đoàn lúc này có nhiều người cũng không ngủ như tôi. Một chùm đạn pháo từ phía bên kia biên giới bắn sang rơi xuống thị trấn Sóc Giang và mỏm núi hang huyện ủy. Những tảng đá to trên đỉnh núi trúng đạn pháo lớn vỡ toác lăn xuống ầm ầm. Tôi vội lao ngay vào trong cửa hang vớ lấy tổ hợp máy vô tuyến chụp lên đầu. Các đơn vị bắt đầu báo cáo tình hình về ban chỉ huy tiểu đoàn…

Tờ mờ sáng 18-2, bọn địch lại bắt đầu tổ chức tấn công lên trận địa chốt của Đại đội 11.

Quyền đại đội trưởng, thiếu úy Trần Hữu Hoàn chỉ huy đơn vị chiến đấu kiên quyết bảo vệ trận địa, đẩy lùi các đợt tấn công của địch.

Việc thiếu úy Hoàn thay thế trung úy Tuân chỉ huy Đại đội 11 giúp các cán bộ, chiến sĩ thấy vững tin, yên tâm hơn. Ngay từ tối hôm trước lãnh đạo, chỉ huy tiểu đoàn qua thông tin vô tuyến điện đã đề nghị trung đoàn cách chức đại đội trưởng Đại đội 11 của trung úy Tuân nhưng trung đoàn không đồng ý. Đến gần sáng ngày 18-2 thì liên lạc qua vô tuyến điện với trung đoàn không thực hiện được nữa.

Chính trị viên tiểu đoàn Hoàng Quốc Doanh sau khi trao đổi với tiểu đoàn trưởng đã quyết định điều động trung úy Tuân về cơ quan tiểu đoàn bộ và giao cho thiếu úy Trần Hữu Hoàn quyền chỉ huy Đại đội 11 chiến đấu bảo vệ chốt.
(Chi tiết Ban chỉ huy tiểu đoàn tự quyết này, trước tết Canh Tý- 2020 Đại tá Hoàng Quốc Doanh, nguyên chính trị viên Tiểu đoàn 3 ngày ấy mới nói lại cho tôi biết. Thiếu úy Trần Hữu Hoàn sau này là Thiếu tướng, Tham mưu phó Quân khu 1, hiện anh đã nghỉ hưu và sinh sống tại thành phố Cao Bằng).

Ngày 18-2, rút kinh nghiệm ngày đầu tiên, bọn địch tổ chức tấn công liên tục vào các điểm chốt của Đại đội 11. Một ngày, các cán bộ, chiến sĩ Đại đội 11 và trung đội 3 của Đại đội 10 lên tăng cường phải gồng mình đương đầu với 8 đợt tấn công của bọn địch. Bọn bành trướng Trung Quốc ỉ vào lợi thế quân đông và hỏa lực mạnh tạo sức ép liên tục để phá vỡ tuyến phòng ngự của ta. Đại đội 11 bị thiệt hai nặng. Đến chiều, chỉ huy Đại đội 11 báo cáo về chốt cây đa thứ nhất lại lọt vào tay quân thù.
Chỉ huy tiểu đoàn lệnh cho Đại đội 11 kiên quyết chiến đấu giữ vững chốt cây đa thứ hai, ngăn chặn không cho địch phát triển xuống thị trấn Sóc Giang. Đến tối, bọn địch ngừng tấn công cụm lại ở chốt cây đa thứ nhất. Đại đội 11 báo cáo:
-“Ta tiêu diệt khoảng 150 tên địch, bắn cháy 2 xe tăng của chúng. Trung đội trưởng Lê Hồng Giang chiến đấu rất dũng cảm, tiêu diệt được một chiếc xe tăng quân địch. Bảy đồng chí hy sinh, trong đó có chính trị viên phó Nguyễn Mộng Lân, đại đội phó Diệp Văn Năm”.

Bức điện của Đại đội 11 làm cho không khí trong hang huyện ủy lắng xuống, nặng nề. Quân xâm lược bị thua đau nhưng chúng ta cũng bị thiệt hại và hy sinh quá lớn. Trung úy Nguyễn Mộng Lân mới từ trung đoàn bổ sung về Đại đội 11 tối hôm qua, chưa đầy một ngày anh đã hy sinh.

Đêm ngày 18-2, chuẩn úy Lê Hồng Giang lại dẫn bộ đội lên đánh chiếm lại chốt cây đa thứ nhất. Lợi dụng sương mù, bọn địch đang xây dựng trận địa, Lê Hồng Giang giao cho một cán bộ tiểu đội phụ trách trung đội rồi một mình một súng bò lên đỉnh điểm chốt cây đa thứ nhất. Anh đã bất ngờ nổ súng giữa lòng địch. Quân địch bị đánh bất ngờ không biết quân ta từ phía nào mà đối phó, chúng bắn loạn xạ trúng cả vào nhau.
Trung đội của Lê Hồng Giang lợi dụng tình hình đó đánh thốc lên giành lại trận địa. Hai ngày qua, chấp hành mệnh lệnh của tiểu đoàn, chuẩn úy Lê Hồng Giang đã hai lần dẫn đơn vị tập kích lên tái chiếm chốt cây đa thứ nhất. Trước đó, trong buổi sáng 18-2, khi bọn địch tổ chức tấn công liên tục vào trận địa của Đại đội 11 và khu vực do trung đội của Lê Hồng Giang phòng ngự. Xe tăng quân địch thường đi sau lực lượng bộ binh của chúng bắn thẳng vào các tuyến phòng ngự, gây ra nhiều thương vong khiến cho bộ đội ta có chiến sĩ hoang mang, lo sợ. Trước tình hình đó, Lê Hồng Giang quyết tâm phải tiêu diệt bằng được xe tăng của địch.

Do xe tăng của chúng luôn chạy ở phía sau bộ binh nên rất khó tiếp cận để bắn. Xe tăng chúng cứ vừa tiến vừa bắn vào công sự trận địa của gần đến chân chốt thì quay vòng trở lại núp sau lực lượng bộ binh. Chiến thuật “lấy người thay vũ khí, vũ khí quý hơn người” kiểu này của bọn bành trướng thật là lạ. Lê Hồng Giang đã ôm súng chống tăng lăn xuống chân đồi. Anh nằm lẫn vào đống xác chết của quân giặc.
Chờ cho bộ binh địch tràn qua, chiếc xe tăng địch tiến lại gần, Lê Hồng Giang nhỏm dậy bắn liền hai quả đạn B41 tiêu diệt một xe tăng và nhiều bộ binh địch. Trúng đạn địch bị thương vào tay, Giang vẫn bò trở về được trận địa của quân ta.

Ngày hôm sau, trung đội của Lê Hồng Giang cùng các chiến sĩ Đại đội 11 tiếp tục chiến đấu bảo vệ chốt cây đa thứ nhất. Khi quân địch tràn lên anh vẫn kiên cường chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Lê Hồng Giang bị thêm nhiều vết thương và bị đất đá vùi lấp ngất đi. Khi tỉnh dậy thì một mắt anh đã bị mù, một chân bị gãy, vết thương hôm trước ở cánh tay trái bị vỡ ra, máu chảy nhiều nên tê dại hẳn đi.
Trận địa đã lắng im tiếng súng. Chỉ còn một mình Giang giữa đội hình quân giặc. Suy nghĩ đầu tiên của anh là phải tìm về đơn vị. Lợi dụng bóng đêm và sương mù dày đặc Giang lết đi từng đoạn một. Đói khát và đau đớn nhiều lần anh ngất xỉu đi. Tỉnh dậy Giang lại dùng cánh tay phải còn lành lặn lết người bò đi. Gặp một thân cây chuối to, Giang đã phải bò không biết bao nhiêu vòng xung quanh gốc nó dùng răng gặm tước dần từng lớp bẹ, cho đến khi tới cái nõn của cây chuối ăn lấy sức bò tiếp đi tìm đơn vị.

Với quyết tâm và nghị lực phi thường, anh đã chiến thắng. Lê Hồng Giang đã gặp được một chiến sĩ dân tộc H’Mông tên là Mù A Sảng cõng tìm về đơn vị.

Ngày thứ hai của cuộc chiến tranh, bọn giặc với số lượng quân đông gấp bội và sự chi viện tối đa của các loại hỏa lực mạnh vẫn không thể chọc thủng được tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 3 từ hướng biên giới.

Lực lượng của quân ta chống chọi với hai trung đoàn của địch chỉ là một đại đội và một trung đội tăng cường. Giữ vững được trận địa nhưng chúng tôi hiểu rằng những gì ác liệt nhất, gian khổ hy sinh nhiều nhất đang còn chờ chúng tôi ở những ngày tiếp theo…

Dưới đây là trang nhật ký chiến tranh tôi đã ghi về ngày 18-2-1979:
-Hướng cửa khẩu Bình Mãng: Địch tấn công 8 đợt cả ngày, bắt đầu từ 5 giờ sáng. Chúng chia làm 3 mũi: Một mũi từ trên sườn núi đá đánh xuống, một mũi từ từ phía bản Nà Sác đánh lên, một mũi từ bờ suối đánh vòng lên bên trái chốt cây đa thứ hai. Rút kinh nghiệm ngày đầu tiên, địch tấn công liên tục để tạo áp lực mạnh để phá vỡ tuyến phòng thủ của ta.

- Ta: Đại đội 11 cùng một trung đội của đại đội 10 tăng cường đã dũng cảm chiến đấu giữ vững chốt, tiêu diệt 2 xe tăng, hơn 150 tên địch, bẻ gãy cả 8 đợt tấn công của chúng. Trung đội trưởng, Chuẩn uý Lê Hồng Giang (Đại đội 10 lên tăng cường) bắn hai quả đạn B41 diệt một xe tăng địch, bị thương mù một mắt, gãy mộttay còn dùng AK bắn quân địch ngã tơi tả. Chuẩn úy Giang bị thương nặng nhưng vẫn kiên quyết cùng đồng đội bám trụ trận địa.

- Hi sinh ngày 18-2: Đại đội 11 có 7 đồng chí hy sinh, nhiều người khác bị thương, có 2 cán bộ hy sinh là đại đội phó Diệp Văn Năm và chính trị viên phó Nguyễn Mộng Lân. Đại đội 11 bị thiệt hại nặng nhưng vẫn kiên cường chiến đấu giữ vững trận địa, đẩy lui nhiều đợt tấn công dữ dội của quân địch….

HÌNH MINH HỌA

Tại trận địa phòng ngự của đại đội 10, tiểu đoàn 3 của Bảo, ở ngã ba Đôn Chương, có một chuyện lịch sử cười ra nước mắt của quân xâm lược Trung Quốc, đó là chuyện:

KHOE TÙ BINH CÓ CẤP CHỨC CAO NHẤT – ĂN QUẢ LỪA TO NHẤT.

1/ Tích chuyện:
Chiều 19-2-1979, trong khi càn quét khu vực mới chiếm được ở Đôn Chương (bây giờ Xóm Đôn Chương nằm trong thị trấn Xuân Hòa, trung tâm của huyện Hà Quảng-TB), Hà Quảng, Cao Bằng, 1 đơn vị của Sư đoàn 122 Trung Quốc đã bắt được 1 người đàn ông trung niên mặc thường phục cao 1m75, to khỏe vạm vỡ và biết võ, lính Trung Quốc phải khá vất vả mới khống chế được.

Ông này nói tiếng Hoa rất trôi chảy, nhận mình là người ở Nam Ninh, Quảng Tây rồi hát "Việt Nam - Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông..." . Đương nhiên là bằng tiếng Trung Quốc.

Khi bị hỏi cung, tù nhân lại khai là giáo viên ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi lính Trung Quốc lục soát nhà, thì đã phát hiện ra ảnh: ông này mặc quân phục chụp cùng với 1 lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.

Lúc này thì thái độ ông ta thay đổi hẳn. Ông này chuyển sang trạng thái ‘bố đời’, tuyên bố lính Trung Quốc ở đây ‘không có tuổi’ thẩm vấn mình. Tay tiểu đoàn phó Trung Quốc phụ trách đơn vị lục soát nhà, đành cho lính áp giải ông ‘bố đời’ này lên trung đoàn, sau đó là sư đoàn.

Sau nhiều cuộc thẩm vấn, đồng chí ‘bố đời’ nhận mình là Nông Tùng, từng nhập ngũ năm 19 tuổi và đã ở 10 năm trong lực lượng đặc công, hiện là trung tá, tham mưu trưởng Sư đoàn 346 QĐNDVN.

Điều này khiến cho Sư đoàn 122 Trung Quốc hết sức phấn khởi, vì đã tóm được con cá to nhất kể từ ngày đầu chiến dịch và trong toàn bộ các hướng tiến công của quân Trung Quốc xâm lược vào Việt Nam.

Ngày 22-2-1979, Tân Hoa xã phát hành bản "thông báo tình hình phản kích tự vệ" số 10 tuyên bố đã bắt làm tù binh "trung tá Nông Tùng, tham mưu trưởng Sư đoàn 346" và tin này nhanh chóng được lan truyền khắp nơi.

Mặc dù vậy, phía Trung Quốc vẫn thấy có gì đó sai sai về Nông Tùng, qua việc ông này có lời khai thay đổi liên tục và mâu thuẫn.

Khi xem ảnh chụp và bản cung về tình hình quân đội Việt Nam, thì quân báo Trung Quốc thấy chiều chỗ có vẻ như có lý; nhưng nhiều chỗ lại như nghe thấy '‘gió chém' hơi nhiều.

Sau mấy ngày, Sư đoàn 122 Trung Quốc vẫn không thể khẳng định được danh tính thật sự. Cuối cùng Quân khu Quảng Châu đành phải đưa trực thăng đến chở Nông Tùng về Nam Ninh để tình báo quân khu trực tiếp thẩm tra.

Sau nhiều vất vả, cuối cùng tình báo Trung Quốc cũng xác định được: Nông Tùng đúng chỉ là 1 giáo viên tiểu học bình thường.

Ảnh người mặc quân phục chụp với lãnh đạo, là ông anh trai của ‘ông bố đời’.

Ông giáo viên tiểu học ‘chém gió’ này khi bị bắt, đã sợ bị lính Trung Quốc giết, nên đã bịa ra chuyện mình là sĩ quan cấp cao và trong quá trình bị hỏi cung đã khai khá loạn xị.

Ví dụ: ông giáo viên tiểu học ‘chém gió’ này đã khai:
-sư trưởng sư 346 là Nông Quốc Long, chính ủy Vương Mị, sư phó Vương Khiết;
-Sư đoàn 346 biên chế 3 trung đoàn bộ binh, 6 tiểu đoàn độc lập, 2 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn xe tăng, 2 trung đoàn cao xạ...

Còn trong thực tế thì:
-sư trưởng là Hoàng Biền Sơn, chính ủy Phương Ích Tráng, sư phó Lê Văn Khôi,
-Biên chế sư đoàn 346 chỉ có 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh....

Sau này, khi đã kết thúc chiến tranh, tổng kết lại, phía Trung Quốc thừa nhận:
-tù binh Việt Nam cao nhất mà Trung Quốc bắt được: chỉ là 1 đại úy ở Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 123 của tỉnh đội Lạng Sơn.
--- --- ---
Hị Hị.
Thành ra: Trung Quốc “Khoe tù binh có cấp chức cao nhất – Đã bị Ăn quả lừa to nhất”.

Với tích chuyện này, Cao Bằng đã giữ kỷ lục: BỊ Trung Quốc ‘bắt được sỹ quan VN cao cấp nhất’ trong toàn cuộc chiến. Hị hị.
Và đương nhiên, trong chính sử, Cao Bằng còn đương kim giữ NHIỀU kỷ lục nhất trong toàn bộ cuộc chiến đánh quân Trung Quốc xâm lược.
Cứ nhẩn nha, các cụ sẽ được đọc hết các KỶ LỤC này, trong các kỳ tiếp sau.

2/ ‘Kim thiền thoát xác’ ở xứ Nam ta xưa nay:
Ở sát liền với kẻ thù truyền kiếp Trung Quốc, dân Việt ta dường như tự động thuộc lầu lầu binh pháp của Tầu. Trong đó, cẩm nang ‘Ba mươi sáu kế’ được coi như là binh pháp/giáo trình chiến đấu gối đầu giường, được giảng dậy từ thời còn cởi truồng.
Câu chuyện đang kể ở trên, là ‘chiêu’ thứ 21 –> trong binh pháp/giáo trình chiến đấu ‘Ba mươi sáu kế’.
Chiêu thứ 21 – Kim thiền thoát xác: đã được vận dụng nhuần nhuyễn ở Việt Nam ta từ xa xưa. Có thể kể ra vài ví dự điển hình, là:

2.1/ Thời cụ Lê Lợi:
Cụ Lê Lợi đại phá quân Minh ở Mang Thôi. Khi mới khởi binh ở Lam Sơn, thế quân kém và ít, nên bị quân Minh lùng bắt mãi, cụ Lê Lợi bèn mưu cùng tướng tá rằng:
-Ai có thể đem thân ra thay ta, để cho ta đi ẩn nấp, giấu tông tích mà cho quân nghỉ, để mưu đồ cử binh lần sau.
Lê Lai xin đem thân nhận lấy việc ấy,
Liền sau đó, Lê Lai liền tự xưng là Lê Lợi, khiêu chiến với quân Minh rồi chết. Đâu cũng truyền đi là Lê Lợi chết rồi, quân Minh cũng tin là thật, không lưu ý.

2.2/ Thời Cụ Hồ đánh Pháp:
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, cụ Nguyễn Văn Tố là Chủ tịch Quốc hội cùng chính phủ rút lên Việt Bắc tiếp tục kháng chiến chống Pháp.
Ngày 7 tháng 10 năm 1947, quân đội Pháp nhảy dù xuống căn cứ của cụ Tố trong ‘chiến dịch Việt Bắc”. Cụ Tố bị bắt, bị tra khảo và bị giết tại Bắc Kạn.
Khi ấy cụ Nguyễn Văn Tố có thân hình mảnh dẻ và dong dỏng cao nên quân đội Pháp nhầm tưởng ông là chủ tịch Hồ Chí Minh. Và cụ Tố cũng anh dũng tự nhận mình là Cụ Hồ. Quân Pháp ‘sung sướng’ đâu như được 2 ngày.
Thế cũng là đủ, để lãnh tụ của ta di tản an toàn.

2.3/ Thời đánh Mỹ mới đây:
Thượng tá Trần Văn Trân — là đương kim Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 của Bộ Tư lệnh Miền.
Đêm ngày 17 tháng 2 năm 1970, Sư đoàn trưởng -Thượng tá Trần Văn Trân –trên đường đi công tác, ông đã bị địch phục kích và bắt sống.
Khi bị bắt, ông nhanh trí nhận mình là:
-Nguyễn Văn Thương, 42 tuổi, quê ở Thừa Thiên, làm y tá đông y của đại đội địa phương tỉnh đội Châu Đốc, là cán bộ tiểu đội bậc trưởng, tương đương thượng sĩ.
Quân địch tưởng thật, nên sau này, vào năm 1973, ông Trân đã được địch quân trao trả bình thường ở sông Thạch Hãn.
Sau khi được trao trả, ông Ba Trân được thăng quân hàm Đại tá và được giao nhiệm vụ chỉ huy Sư đoàn bộ binh 341. Đây là một sư đoàn mới được thành lập để chuẩn bị cho cuộc Tổng Tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1975.
Còn phía địch quân sau khi biết bị ăn quả lừa, chỉ còn biết đập đầu vào tường mà đau khổ.
--- --- ---
Vì vậy, vào năm 1979, quân Trung Quốc “Khoe tù binh có cấp chức cao nhất – Đã bị Ăn quả lừa to nhất” -> cũng là chuyện dễ hiểu.

3/ Ảnh sự kiện:
Xin đưa 2 tấm hình được lưu trữ trong hồ sơ của quân thù Trung Quốc, để minh họa.

Hình 1 là hình ảnh quân Trung Quốc bắt giữ "trung tá Nông Tùng, tham mưu trưởng Sư đoàn 346" ở giữa trận tiền.
Các bác có thể thấy, ông ‘bố đời’ này vẫn giữ được ‘khí phách hiên ngang’ trên đường bị dẫn giải lên cấp cao hơn của quân Trung Quốc.

Tù binh ta ở CB 1.png


Hình 2 là đặc tả chân dung ‘trung tá Nông Tùng’.

Tù binh ta ở CB 2.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top