[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
AI LÊN BIÊN GIỚI MÙA XUÂN ẤY

Tháng hai, hôm nay, dường như là có ngày gì đấy, nên thấy thiên hạ mua hoa hồng đỏ - có cuống lá xanh.
Nhưng với riêng tôi, tháng hai, mùa xuân, thì trí nhớ chỉ luôn nhắc người lính già:
-nhớ về ngày 17 tháng 2 năm 1979,
-nhớ về cuộc chiến 10 năm, chiến đấu đánh quân thù Trung Quốc xâm lược.

Thời đấy, người lính chúng tôi, chỉ có trải tim thắm đỏ, ẩn sau áo quân phục mầu xanh.
Tháng hai, mùa xuân năm ấy, những người lính Việt - đồng đội của tôi, đã chiến đấu, hy sinh để chặn đứng quân thù Trung Quốc, cho nước Việt mãi mãi mầu xanh.
Không một bông hoa hồng nào đắt giá bằng: những dòng máu hồng, nhuộm đỏ áo quân phục xanh của những người lính Việt. Những người lính ấy đã hiến dâng cho tổ quốc những bông hoa hồng thắm đỏ - đắt giá nhất.
Cuộc chiến 10 năm đánh quân thù Trung Quốc, chưa có khi nào dễ dàng. Chiến thắng quân thù Trung Quốc, không hề ngon như ăn kẹo.
-Ai lên biên giới mùa xuân ấy
-Máu thắm nhuộm đỏ lá cờ bay


Nhớ về ngày 17 tháng 2 năm 1979, người lính già sẽ có bài viết dài, để nói về: Quân thù Trung Quốc hôm xưa, và quân thù Trung Quốc hôm nay.
Đề-mô trước một vài tấm hình:
-Hình 1: quân thù Trung Quốc trên đường tiến quân vào thị xã Cao Bằng,
01-20170724092658-linh-trung-quoc-tran-qua-bien-gioi.jpg


-Hình 2: Quân ta đạp lên xác thù Trung Quốc, trong trận phản công ở ga Tam Lung,
02-diet dich o tamlung.jpg


-Hinh 3: cụ xe tăng già lão T-34 với ngôi sao đỏ, tiến vào thị xã Lạng Sơn hoang tàn trong trận chiến với Trung Quốc.

03-T34 ở Lạng Sơn 1979.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
QUÂN THÙ TRUNG QUỐC HÔM XƯA
QUÂN THÙ TRUNG QUỐC HÔM NAY

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân thù Trung Quốc đã đồng loạt tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của ta. Hãy nhớ về ngày đó, cho ngày hôm nay, cho ngày mai.
Trong suốt 10 năm chiến đấu đánh quân thù Trung Quốc xâm lược, từ 1979 cho đến 1989, tôi là một người lính, ở trong đội ngũ đánh quân thù Trung Quốc.
Sự khốc liệt của cuộc chiến đánh quân Trung Quốc xâm lược, tôi là người trong cuộc và thấu hiểu. Bởi thế, tôi căm ghét tất cả những ai, cho rằng: đánh quân Trung Quốc xâm lược là dễ dàng.
Lũ người hợm hĩnh cho rằng đánh thắng quân Trung Quốc là dễ như ăn kẹo, sự coi thường và đánh giá sai thực sự sức mạnh của kẻ thù của lũ người đó: chính là sự ngu xuẩn nhất. Sự hợm hĩnh của lũ người đó, chính là sự sỉ nhục đối với sự hy sinh vô bờ bến của quân đội và nhân dân Việt Nam, khi chiến đấu, đánh quân thù Trung Quốc.
Cuộc chiến đấu đánh quân thù Trung Quốc thời kỳ 1979 – 1989 đã qua. Nhưng một cuộc chiến đấu đánh quân thù Trung Quốc trong tương lai, là điều không thể tránh khỏi. Làm thế nào để chiến thắng ? Điều đó đã thôi thúc người lính già là tôi, viết stt này.

1/ Quân thù Trung Quốc hôm xưa:
(Phạm vi bài viết này, không đề cập đến máy bay, tên lửa, tầu ngầm -> mà chỉ gói gọn, đề cập vào trang bị của MỘT người lính bộ binh, ở cả 2 phía).
1.a/ Quân thù Trung Quốc hôm xưa:
Trong chiến dịch tấn công toàn tuyến biên giới phía bắc của nước Việt ta, vào ngày 17/02/1979, về cơ bản, trang bị của 1 lính bộ binh Trung Quốc, cũng chưa có gì là nổi trội so với quân đội ta.
-Súng tiểu liên AK 47.
-‘Bao-xe’ đựng đạn: là kiểu đựng 3 băng, đeo trước ngực.
-Chân đi giầy vải, vẫn quấn xà cạp như thời Lâm Bưu trong cuộc Vạn lý trường chinh năm 1934. (hình minh họa 1)
04.jpg


-Quân tư trang là chiếc ba lô vải. Hành quân xa, quai ba lô vẫn vặn xoắn và siết đau vai. (hình minh họa 2)
05-Tầu 1979-1.jpg


-Hành quân bộ là chủ yếu, vẫn còn dùng ngựa hoặc la, để phụ giúp thồ quân tư trang. (hình minh họa 3)
06 -Tầu 1979-3.jpg


-Tất nhiên, sau đợt tiến công từ 17/02/1979 đến 10/03/1979, quân thù Trung Quốc đã ngày càng cải tiến mọi mặt về trang bị. Cho đến giai đoạn 1984-1989 thì trang bị và công tác đảm bảo hậu cho 1 lính bộ binh Trung Quốc đã thật sự vượt trội, so với 1 người lính bộ binh của quân đội ta.

1.b/ Quân đội ta hôm xưa (1979):
-Cũng là súng tiểu liên AK 47. (hình minh họa 4)
7-1-chien sy tren bien.jpg


-‘Bao-xe’ đựng đạn: cũng là kiểu đựng 3 băng, đeo trước ngực.
-Chân cũng đi giầy vải, nhưng chất lượng xấu hơn loại giầy vải mà thế hệ đàn anh, đã hành quân trên dẫy Trường Sơn thời đánh Mỹ. Và đương nhiên là chất lượng xấu hơn của quân thù Trung Quốc.
-Quân tư trang cũng là chiếc ba lô vải, nhưng chất lượng xấu hơn loại ba lô mà thế hệ đàn anh, đã hành quân trên dẫy Trường Sơn thời đánh Mỹ. Và đương nhiên là chất lượng xấu hơn của quân thù Trung Quốc. Hành quân xa, quai ba lô vẫn vặn xoắn và siết đau vai.
-Hành quân bộ là chủ yếu. (hình minh họa 5)
7-2- 45658d987d4a9ad03312490f0b9e8116.jpg


-Do cả 2 đầu đất nước Việt ta: ‘lưỡng đầu thọ địch’, nên sau đợt tiến công từ 17/02/1979 đến 10/03/1979, chất lượng trang bị của 1 lính bộ binh Việt, ngày càng xa sút về mọi mặt. Cho đến giai đoạn 1984-1989 thì trang bị và công tác đảm bảo hậu cho 1 lính bộ binh Việt Nam, không những kém hơn năm 1979 so với chính ta, mà còn thật sự kém xa, so với 1 lính bộ binh của quân thù Trung Quốc.

2/ Quân thù Trung Quốc hôm nay:
(Xét ở thời điểm Trung Quốc và Ấn Độ đang có xung đột ở dẫy Hy-mã-lạp-sơn, năm 2020. Phạm vi bài viết này, không đề cập đến máy bay, tên lửa, tầu ngầm -> mà chỉ gói gọn, đề cập vào trang bị của MỘT người lính bộ binh, ở cả 2 phía) :

2.a/ Quân thù Trung Quốc hôm nay:
-Súng tiểu liên QBZ-95. (Với trình độ đã thiết kế được phi thuyền bay lên mặt trăng, Trung Quốc không ngu, để vứt bỏ khẩu tiểu liên huyền thoại AK-47, để rồi thay bằng tiểu liên QBZ-95). (hình minh họa 6)
08- unnamed.jpg



Ngoài ra, bộ binh Trung Quốc còn được trang bị:
-‘Bao-xe’ đựng đạn: đã là loại gi-lê chuyên dụng, cơ động, dễ mang mặc, dễ kết hợp với áo giáp chống đạn.
-kính nhìn đêm rõ như ban ngày
-Bản đồ định vị vệ tinh kiêm điện thoại đeo tay, kết nối toàn đơn vị và với chỉ huy, đảm bảo có cái nhìn toàn cảnh chiến trường.
-Súng tiểu liên được gắn kính ngắm quang học nhìn đêm, nhìn xa, bắt mục tiêu rõ nét ở cự ly xa.
-Mũ sắt chống được mảnh đạn
9- 50499242682_3e8394db1e_h.jpg
10-c4c353ad27eeceb097ff.jpg


-Khi hành quân đường dài, leo dốc, mang nặng: đã có bộ khung trợ lực, giúp tiết kiệm sức lực đáng kể, khi mang vác trọng lượng nặng. Bộ khung này đã được trang bị đại trà.
11-khung trợ lực của Tầu.jpg


(hình minh họa số 7, số 8, số 9- phần chú thích của hình ảnh có nói thêm về đặc điểm của trang bị)

2.b/ Quân đội ta hôm nay:
-Vẫn là khẩu súng tiểu liên AK 47 huyền thoại, đã được thế hệ cụ hoặc ông sử dụng từ thời đánh Mỹ.
-‘Bao-xe’ đựng đạn: vẫn là kiểu đựng 3 băng, đeo trước ngực.
-Chân vẫn đi giầy vải, chất lượng chả dám khen là tốt.
-Vẫn đội chiếc mũ cứng, không có tác dụng che chắn mảnh đạn.
-Quân tư trang cũng vẫn là chiếc ba lô vải. Hành quân xa, quai ba lô vẫn vặn xoắn và siết đau vai.
-Hành quân bộ vẫn là chủ yếu.
-Bộ khung trợ lực, giúp tiết kiệm sức lực đáng kể, khi mang vác trọng lượng nặng: là một sự hão huyền không có trong tư duy.
Tất cả dường như vẫn giống năm 1979. Điểm khác biệt nhận thấy là: quân phục nom diêm dúa hơn.
(hình minh họa 10: thực trạng của trang bị hiện nay, năm 2021 của quân đội ta)
12- t5(1).jpg



3/ Về cuộc chiến với Trung Quốc trong tương lai:

3.a/ Qúa khứ là vinh quang, nhưng…..:
Một cuộc chiến đấu đánh quân thù Trung Quốc trong tương lai, đã là điều không thể tránh khỏi.
-Chúng ta không thể vào các bảo tàng, lấy ra các lá cờ vinh quang truyền thống của các đơn vị quân đội ở mọi thời kỳ -> rồi cắm lên dọc tuyến biên giới, làm lá chắn ngăn quân thù, như ‘Vạn lý trường thành’ ngăn quân Mông Cổ cưỡi ngựa vài trăm năm trước đây..
-Chúng ta lại càng không thể, vào các thư viện, lấy ra các tập sách, kể về các tấm gương anh hùng thời đánh quân Trung Quốc xâm lược ở 42 năm trước đây-năm 1979 -> đọc to lên để làm tiếng thét, khiến quân thù Trung Quốc sợ vỡ tim mà chết, giống như viên tướng Hạ Hầu Kiệt của Tào Tháo, nghe tiếng hét của Trương Phi, đã sợ hãi ngã ngựa mà chết, trong trận Trường Bản nhiều nghìn năm trước.
-Chúng ta hãy nhìn sang cuộc chiến giữa hai nước A-zéc-bai-zăng và Ác-mê-ni-a năm 2020 vừa qua. Hai nước này có thâm niên về ý thức hệ ‘xã hội chủ nghĩa’ cao và nhiều hơn nước Việt ta. Trong cuộc chiến đó, sự vượt trội về trang bị vũ khí-khí tài đã làm nên thắng lợi, đã dành được sự quyết định chiến trường. Trong cuộc chiến đó, các rừng khẩu hiệu tuyên truyền, các loại ‘chủ nghĩa anh hùng’ không còn là ‘bùa chú’ để ‘quyết định mọi thắng lợi’.
-Bởi thế cho nên, để chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu đánh quân thù Trung Quốc trong tương lai, trước hết, một người lính bộ binh Việt Nam, cần phải có trang bị tươm tươm một tý đã, cho dù có lạc hậu hơn 10 năm, so với Trung Quốc, thì cũng đã là tốt lắm …dồi.

3.b/ So sánh quân ta và quân thù Trung Quốc, ở năm 1979 so với năm 2021:
3.b.1/ Chúng ta hãy xem trang bị của 1 lính bộ binh kẻ thù Trung Quốc năm 1979 ở ảnh minh họa số 1, và trang bị của 1 lính bộ binh kẻ thù Trung Quốc năm 2021 ở hình minh họa số 6, số 7, số 8, số 9.
Tôi sẽ không đưa ra 1 lời bình luận nào, mà xin mời các bạn.
3.b.2/ Chúng ta hãy xem trang bị của bộ binh chúng ta vào năm 1979 ở ảnh minh họa số 4, số 5, và trang bị của bộ binh chúng ta vào năm 2021 ở hình minh họa số 10.
Tôi sẽ không đưa ra 1 lời bình luận nào, mà xin mời các bạn.
Mặt khác:
-Nhìn công tác huấn luyện chiến đấu ở các đơn vị bộ binh hiện nay, cả đời lính 2 năm, đa phần chỉ được bắn chưa tới 20 viên đạn. Vẫn chỉ biết chiến thuật: đâm lê, ném lựu đạn, đào công sự, bắn súng bài 3 – như các cụ thời 1947.
Tôi sẽ không đưa ra 1 lời bình luận nào, mà xin mời các bạn.

3.c/ Tâm tư cá nhân:
Lý do quân đội được trang bị kém, cứ cho là do không có tiền đi. Nhưng:
-Nhìn dàn lãnh đạo mới được bầu đợt này, thấy có cả anh chàng, dùng xe công, lao vào khu vực hạn chế ở sân bay để đón vợ con. Thấy có cả cô nàng, có em ruột bán chổi đót, mà xây được quần thể biệt phủ nguy nga. Có anh chàng, suốt ngày chỉ biết cười ngu ngơ. Những lãnh đạo tương tự như đã kể, đợt này đông lắm.
-> Thì lại thấy lo lắng, lo cho cái sự thâm hụt ngân sách dành cho quốc phòng lắm lắm.
-Nhưng, ‘thế sự’ đã như con sông Tô Lịch ô nhiễm đen ngòm. Người lính già không thể nhổ thêm một bãi nước bọt vào cái dòng sông ‘thế sự’ đã đen ngòm như con sông Tô Lịch ấy.
-Người lính già, năm nay là năm 2021, đã hàng chục năm qua, và cho đến ít nhất là nhiều năm tới nữa, vẫn sẽ hàng ngày đóng thuế cho nhà nước, mỗi ngày trên 1 triệu đồng tiền thuế. Nắng cũng như mưa, ngày Tết cũng như ngày thường, ngày cô-vít cũng như ngày không có lây nhiễm trong cộng đồng. 7 ngày trong tuần, 365 ngày trong năm, đều như vắt chanh, ngày nào cũng đóng vào công quỹ trên 1 triệu đồng.
Những mong quân đội có thêm tiền, để mua sắm trang bị cho những người lính bộ binh lớp cháu-chắt của mình.
-Người lính già, tự coi mình là 1 thùng nước sạch, dội xuống dòng sông ‘thế sự’ đã đen ngòm như con sông Tô Lịch. Hy vọng sự ô nhiễm, sẽ loãng bớt đi chăng.

Bài viết này, để nhớ về ngày 17/02/1979, ngày mà người lính già ở hình 11, khi ấy đang ở trong đội quân, đánh lại quân Trung Quốc xâm lược.
13-ca nhan.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
TUYÊN TRUYỀN CỦA QUÂN THÙ TRUNG QUỐC NGÀY 17/02/1979 VÀ HÔM NAY

Kể từ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc năm 1979 cho đến nay- năm 2021, quân thù Trung Quốc đã có sự thay đổi vượt bậc, về trang bị vũ khí cho 1 lính bộ binh. Vấn đề này đã được tôi điểm qua, trong bài viết ngày hôm qua.
Không chỉ có phát triển vượt bậc về trang bị vũ khí, mà về công tác tuyên truyền, quân thù Trung Quốc cũng có sự thay đổi lớn.
Ở năm 1979, Trung Quốc cũng chỉ tuyên truyền tập chung vào hô khẩu hiệu, theo phương thức ‘đánh vào cảm xúc’.
Một ví dụ điển hình là tấm ảnh dưới đây, với chú thích:
-Trong cuộc chiến ‘dậy cho Việt Nam một bài học’ năm 1979, khi hết nước uống, nữ y tá đã cho thương binh “bú tí” !!! (hình số 1)

20-tuyen truyen Tau ngay 17-2.jpg



Nhưng cho đến nay – những năm 20xx, phương thức tuyên truyền của quân thù Trung Quốc đã đi vào thực chất.
Một ví dụ điển hình là dịp Tết, không chỉ còn hô khẩu hiệu xuông như năm 1979, mà quân Trung Quốc còn tuyên truyền theo phương thức chứng minh sự vượt trội của nền hậu cần Trung Quốc, sự quan tâm của bọn cầm quyền Trung Quốc với lũ binh lính của chúng.
-Xin xem các tấm hình số 2, số 3, số 4, số 5 và số 6 dưới đây, để thấy quá trình được ăn “bào ngư” của lính Trung Quốc tại chốt tiền tiêu. Những tấm hình cho thấy: ở dẫy Hy-mã-lạp-sơn, nơi có xung đột với Ấn Độ, hậu cần đã cung cấp cho binh lính ở chốt tiền tiêu, thức ăn bao gồm cả “bào ngư” !!!
22-1-148522169_2869273620008813_8435948463671892253_o.jpg
22-2-149790173_2869273566675485_2366152623215784691_o.jpg
23-150167329_2869298486672993_6880417733064633501_o.jpg
24-149482409_2869298570006318_8159093925963939410_o.jpg
25-149557252_2869298703339638_7200321314460544790_o.jpg


Muốn đánh thắng quân thù Trung Quốc, chúng ta không những cần phải nâng cấp vũ khí, mà còn cần cần phải nâng cấp phương thức tuyên truyền, thay đổi cách lãnh đạo. Tuyên truyền 1 chiều, khẩu hiệu tràn lan, đã không còn phù hợp. (hình số 7)
-Chừng nào mà: chưa có một thằng quan cức cấp cao tham nhũng nào: bị xử bắn,
-Chừng nào mà: chưa có một thằng quan cấp cao tham nhũng nào: bị tịch thu toàn bộ các tài sản – không giải thích được nguồn gốc => để lấy tiền đó mua sắm trang bị cho quân đội,
-> Thì các khẩu hiệu tuyên truyền tràn lan, các bài diễn văn hô hét ‘trong sạch’ – sẽ chỉ là các cơn gió hư không.

26- tải xuống.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
ĐÁNH QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC
NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ


Đối với tuyệt đại bộ phận người dân nước Nam ta, nếu chỉ biết về cuộc chiến đấu đánh quân thù Trung Quốc năm 1979 qua báo chí của Đảng, mà được bán công khai, thì cũng chỉ biết đến mặt trận Cao Bằng với những thông tin sau:
-“…Trong một tháng chiến đấu trên hướng này, các lực lượng vũ trang và nhân dân Cao Bằng đã loại khỏi vòng chiến 18.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn địch, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, giữ kỷ lục về số xe tăng, thiết giáp tiêu diệt được và số tù binh bắt sống….”.

Nhưng còn quá nhiều những cái ‘kỷ lục’, những cái ‘nhất’ của Cao Bằng, mà còn ít người biết đến. Nay, các câu chuyện này, sẽ được Baoleo biên, nằm trong chùm sê-ri:
- “Câu chuyện về những cái NHẤT ở mặt trận Cao Bằng”.
Trong chùm sê-ri các câu chuyện chiến tranh ‘có một không hai’ này, trước mắt sẽ gồm các câu chuyện:

1/ Câu chuyện số 1: ‘Ra hàng với Nghị quyết Đảng’.
Đây là câu chuyện kể về một đại đội thám báo Trung Quốc, đã ra hàng tại Cao Bằng với cả bản Nghị quyết đầu hàng (Với tích chuyện này, Cao Bằng giữ kỷ lục về số tù binh bị bắt sống).
Câu chuyện này, đã được đăng tải lần gần đây nhất tại đường link này:
Cần phải nói thêm rằng: kể từ lần được đăng tải lần đầu tiên trên FB của tôi, vào dịp tháng 2 năm 2014, cho đến nay, đã có bạt ngàn các bạn trên cõi mạng xã hội, vô vàn các báo điện tử ở nước Nam ta: -> cóp-pi, trích đăng bài viết trên của tôi –một cách vô tội vạ, mà không hề hỏi tôi lấy 1 câu.
Oài, vấn nạn vi phạm bản quyền ở nước Nam ta, còn ‘man di-man rợ’ lắm lắm.

2/ Câu chuyện số 2: ‘Tìm về đồng đội’.
Đây là câu chuyện kể về đồng đội Bùi Thị Mùi, người giờ đây đã nổi tiếng với tấm ảnh: ‘Cô bộ đội bế em bé’, mà được nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường chụp và đã được ghi vào lịch sử hồi đánh quân Trung Quốc xâm lược.
Tấm hình này, đã được Báo chí gọi đó là một trong những “Bức ảnh đi cùng năm tháng.”
Câu chuyện này, cũng đã được đăng tải ....dồi.

3/ Câu chuyện thứ 3: ‘Trượt Anh hùng Trung Quốc’.
Đây sẽ là câu chuyện kể về số phận chiếc xe tăng Trung Quốc số hiệu 706, một trong những chiếc xe tăng bị tiêu diệt ở Cao Bằng, nằm trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường.
(Với tích chuyện này, Cao Bằng giữ kỷ lục về số xe tăng, thiết giáp bị tiêu diệt).
Mời các bác đón đọc.

4/ Câu chuyện thứ 4: ‘Khoe tù binh có cấp chức cao nhất – Ăn quả lừa to nhất’.
Đây sẽ là câu chuyện kể về: Tân Hoa xã đã bị ăn quả lừa to tổ bố ra sao, khi phát hành “Bản thông báo tình hình phản kích tự vệ" số 10, ra ngày 22-2-1979, thông báo bắt được sỹ quan cao cấp nhất, thành viên Bộ Tư lệnh sư đoàn của QĐND Việt Nam.
(Với tích chuyện này, Cao Bằng giữ kỷ lục về bắt được nhiều tù binh Trung Quốc nhất, bắt được tù binh Trung Quốc cao cấp nhất trong toàn cuộc chiến, đó là 2 sỹ quan cấp trung đoàn Trung Quốc-ra hàng cùng đại đội thám báo. Và kỷ lục bị Trung Quốc ‘bắt được sỹ quan VN cao cấp nhất’ trong toàn cuộc chiến)
Mời các bác đón đọc.

5/ Câu chuyện thứ 5: ‘Một đòn chết 300’.
Đây sẽ là ‘Chiến lệ của Bộ tổng tham mưu’ về: chiến công của đại đội 3, tiểu đoàn đặc công 45 của Bộ, tiêu diệt 300 lính Trung Quốc, phá hủy 17 xe các loại, 2 dàn hỏa tiễn H-12 ở Nà Cáp, Cao Bằng. Trong khi đó, bên ta chỉ duy nhất có 2 chiến sỹ bị thương nhẹ.
(Với tích chuyện này, Cao Bằng giữ kỷ lục về hiệu suất chiến đấu).
Mời các bác đón đọc.
149743435_4087435807935998_8627169784421078932_n.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(Sê-ri các câu chuyện chiến tranh ‘có một không hai’)
TRƯỢT ‘ANH HÙNG’ TRUNG QUỐC

1/ Dẫn chuyện:

Phóng viên ảnh Trần Mạnh Thường có mặt ở Cao Bằng từ ngày 16/02/1979, tức là trước khi quân thù Trung Quốc tấn công Cao Bằng và 5 tỉnh biên giới khác- những 1 ngày.
Khi chiến tranh biên giới với quân thù Trung Quốc nổ ra vào sáng sớm ngày 17/02/1979, ông là phóng viên ảnh đầu tiên tác nghiệp tại mặt trận Cao Bằng. Ông Thường đã chụp được hàng trăm tấm hình có giá trị về tính thời sự, cũng như nghệ thuật: về cuộc chiến đánh quân Trung Quốc xâm lược. Đặc biệt, ông đã chụp được loạt ảnh đặc sắc về ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’.
+++ Đến đây, Baoleo tôi, thấy cần phải nói rõ lại nhiều điều:
1.1/ Có bao nhiêu tấm hình chụp xe tăng:
Tất tần tật – tuốt tuồn tuột – tất cả và duy nhất -> phóng viên ảnh Trần Mạnh Thường chỉ chụp có 8 tấm hình về ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt ở Cao Bằng’ mà thôi.
1.2/ Sự hiểu KHÔNG ĐÚNG của cư dân mạng:
Trải qua biết bao năm tháng, từ ngày 17/02/1979 cho đến nay, 8 tấm hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’ như đã nói ở trên, đã được hàng trăm ngàn cư dân mạng, cũng như hàng ngàn các tạp chí truyền thông điện tử:
- sử dụng để minh họa cho các bài viết của họ,
-tam sao thất bản, cho nên đến nay, gần như toàn bộ: hàng trăm ngàn bài báo của cư dân mạng, cũng như hàng ngàn bài viết của các tạp chí truyền thông điện tử -> đều NGỘ NHẬN SAI LẦM là: 08 tấm hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’ như đã nói ở trên, là ở duy nhất trong một trận đánh: Trận Bản Sẩy -> Đây là một ngộ nhận sai lầm.
1.3/ Sự thật:
-08 tấm hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’ như đã nói ở trên, LÀ:
-của HAI trận đánh khác nhau, ở HAI ngày khác nhau, và ở HAI địa điểm khác nhau.
-Một số tấm hình, là hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’, ở trong trận đánh Bản Sẩy, nằm trên đường 166, hướng từ Thông Nông về thị xã Cao Bằng, ngày 18/02/1979.
(Xin xem mục 2: Trận Bản Sẩy -> để biết đó là những ảnh nào).
-Một số tấm hình khác, là hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’, ở trong trận đánh trên đồi Nà Toòng, ở ngoại vi thị xã Cao Bằng, nằm trên đường số 4, từ Đông Khê về thị xã Cao Bằng, ngày 19/02/1979.
(Xin xem mục 3: Trượt ‘Anh hùng’ Trung Quốc - > để biết đó là những ảnh nào).
1.4/ Trả lại tên cho…… ảnh:
-Để vinh danh phóng viên ảnh Trần Mạnh Thường,
-Để trả lại đúng vị trí của các tấm hình, Baoleo xin đăng 2 câu chuyện:
Câu chuyện 1 là: Trận Bản Sẩy – và các hình ảnh đi kèm.
Câu chuyện 2 là: Trượt ‘Anh hùng’ Trung Quốc, kể về trận đánh trên đồi Nà Toòng và số phận chiếc xe tăng Trung Quốc số hiệu 706 –và các hình ảnh đi kèm.

2/ Trận Bản Sẩy:
Đến ngày hôm nay, đã có hàng chục ngàn bài viết của cư dân mạng, cũng như hàng ngàn bài viết trên các tạp chí truyền thông điện tử, kể về Trận Bản Sẩy. Trong số các bài viết trên, có bạt ngàn các bài viết được tô vẽ thêm, với đủ các thể loại ‘vẽ rắn thêm chân’ cho trận Bản Sẩy.
Vì thế, Baoleo sẽ không đi vào chi tiết của trận Bản Sẩy này. Mà chỉ tóm tắt tích chuyện này như sau:
2.1/Tóm tắt trận đánh:
-Bản Sẩy thuộc xã Bế Triều, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng ở về phía đông bắc đường 166 (thị xã Cao Bằng đi Hà Quảng), cách thị xã Cao Bằng 12km về phía tây bắc, cách biên giới Việt-Trung và mốc 113 khoảng 30km về phía đông nam.
-Ngày 18/02/1979, sau khi chiếm Thông Nông, Thạch An, để phối hợp với các hướng Trà Lĩnh, Trùng Khánh, quân Trung Quốc điều 1 sư đoàn tăng cường có 1 phân đội xe tăng phái đi trước, từ Thông Nông tiến theo đường 166 tấn công về thị xã Cao Bằng.
-Tại đây, đoàn xe tăng Trung Quốc không có bộ binh đi cùng, đã bị Đại đội 10, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 851, Sư đoàn 346, Quân khu 1 phục kích tiêu diệt.
-Kết quả là: Chúng ta diệt 150 tên địch, bắn cháy 12 xe tăng, thu 1 đại liên, 3 AK cùng một số đạn, khí tài khác.
2.2/ Hình ảnh minh họa:
Hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’ ở Bản Sẩy, của phóng viên ảnh Trần Mạnh Thường, là các tầm hình số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, và số 6.

BS 01.jpg
BS 02.jpg
BS 03.jpg
BS 04.jpg
BS 05.jpg
BS 06.jpg



3/ Trượt ‘Anh hùng’ Trung Quốc và số phận chiếc xe tăng Trung Quốc Type-62, số hiệu 706:
3.1/ Theo tài liệu của Trung Quốc:
(trích dẫn từ trang ‘Vũ khí và Lịch sử VN’ – do Phan Trường Sơn chủ biên)
Chiều 19-2-1979, Đại đội xe tăng 7, thuộc Tiểu đoàn 3: dẫn đầu đội hình Trung đoàn xe tăng của Quân đoàn 42, thuộc Đại quân khu Quảng Châu, tiến công trên hướng từ Đông Khê theo đường số 4 - về thị xã Cao Bằng.
Lúc 13h35, Đại đội 7 tổ chức vượt qua cầu số 9 (theo bản đồ Trung Quốc) - một cây cầu đá đã bị công binh VN đặt mìn phá hủy một phần. Chỉ chiếc đi đầu của Trung đội 1 mang số hiệu 706 là đi qua được cầu, trước khi cầu sập. Chiếc thứ hai phải dừng lại và bị bắn cháy. Toàn bộ đội hình phía sau phải dừng lại và mất liên lạc với xe 706.
Xe 706 tiếp tục lao thẳng về thị xã Cao Bằng với tốc độ 40km/h. Trên đường tiến công, chiếc xe này bị trúng đạn làm trưởng xe là trung đội trưởng Tạ Vinh Sinh bị thương nặng và pháo hai Dương Bỉnh Nam tử trận. Lái xe Lưu Yên Huy và pháo thủ Trịnh Hải Thạch tiếp tục điều khiển xe vừa chạy vừa bắn trả.
Chiếc xe này chạy vào trong thị xã Cao Bằng, sau đó vượt qua cầu sông Bằng và chạy lên đồi Nà Toòng (điểm cao 316). Tại đây, xe 706 đã bị bộ đội Việt Nam đã bao vây tấn công và bắn cháy xe.
Hai lính tăng Trung Quốc còn lại của kíp xe 4 người, phải trốn vào rừng, sau đó bị bắt làm tù binh chiều 21-2-1979 trong khi đang ra ngoài tìm thức ăn.
Quân Trung Quốc sau đó làm chủ khu vực và tìm thấy xác xe tăng. Cho rằng cả 4 thành viên kíp lái đều đã chết trong chiến đấu, chỉ huy đơn vị xe tăng này, đã viết báo cáo ca ngợi thành tích và đề nghị phong danh hiệu "anh hùng chiến xa" cho xe 706.
Phóng viên của xưởng phim Bát Nhất được điều đến quay phim, chụp ảnh để làm thành phim tài liệu.
Tuy nhiên, giữa lúc đấy thì Đài Tiếng nói Việt Nam cho phát thanh lời khai của các tù binh Trung Quốc, trong đó có pháo thủ Trịnh Hải Thạch. Thế là tất cả đều bị hủy bỏ.
Kết thúc đợt chiến đấu tháng 2-1979, các xe 704, 705, 708 của Trung đội 1 đều được phía Trung Quốc tặng huân chương ‘Nhất đẳng công’, chỉ riêng xe 706 được coi như biến mất khỏi lịch sử.
--- --- ----
Hế hế!
Có thể, trong suốt đời còn lại của mình, pháo thủ Trịnh Hải Thạch luôn ân hận rằng: đã không cắn đất tự tử chết. Bởi nếu tự tử chết, thì danh hiệu ‘Anh hùng Trung Quốc’ đã không bị ‘trượt’ một cách lãng xẹt như thế.

3.2/ Trượt ‘Anh hùng’ Trung Quốc, theo tài liệu của ta:
3.2.a/ Theo tổng kết chiến dịch:
Trên hướng Thông Nông và Thạch An, do phòng ngự của ta sơ hở, quân Trung Quốc nhanh chóng chiếm được thị trấn Thông Nông và Đông Khê rồi dùng xe tăng tiến thẳng về thị xã Cao Bằng.
Sáng 17-2, nhân viên bưu điện huyện Thạch An báo cáo về tỉnh, cho biết xe tăng địch cắm cờ Việt Nam đi qua trước cửa nhà bưu điện về hướng thị xã.
Được tin này, Tư lệnh Quân khu I lập tức ra lệnh cho BCHQS tỉnh và Sư đoàn 346 tổ chức đưa lực lượng đến đèo Ngườm Kim, Nậm Nàng chặn đánh.
Chấp hành mệnh lệnh trên, một bộ phận Trung đoàn 851 Sư đoàn 346 khẩn trương cơ động và trong các ngày 18 và 19-2 liên tục chiến đấu với mũi tiến công cơ giới của địch trên đường số 4 và đường từ Nước Hai về thị xã, bắn cháy hàng chục xe tăng ở khu vực Bản Sẩy, Đức Long (Hòa An), cây số 9-12 trên đường số 4…
Chiếc xe tăng trinh sát của Trung Quốc đến được Nà Toòng ngoại vi thị xã cũng bị đơn vị cao xạ 37mm của Sư đoàn 346 tiêu diệt.
(Đây chính là chiếc xe tăng 706 – chú giải của Baoleo)

3.2.b/ Theo báo Nhân dân số 9029, ra thứ Ba, ngày 27/2/1979:
Hồi 13 giờ 30 ngày 19/2, có 2 chiếc xe tăng địch lên theo đường lâm nghiệp định tập kích thị xã Cao Bằng. Một chiếc bị đại đội địa phương ở đây bắn cháy ngay tại chỗ. Chiếc kia chạy xuống bờ sông. Đơn vị cao xạ liền quay nòng pháo tiêu diệt nốt.
(Đây chính là chiếc xe tăng 706 – chú giải của Baoleo)

3.3/ Hình ảnh minh họa:
Hình chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’ ở Nà Toòng, của phóng viên ảnh Trần Mạnh Thường , là các tầm hình số 7 và số 8.
Đây là chiếc xe tăng Trung Quốc Type-62, số hiệu 706, chiếc xe tăng bị: Trượt ‘Anh hùng’ Trung Quốc.

BS 07.jpg
BS 08.jpg



4/ Note cho Ảnh minh họa toàn bài:
Trên đây là ảnh toàn bộ 8 tấm hình, chụp ‘xe tăng quân thù Trung Quốc bị ta tiêu diệt’ ở Cao Bằng, do phóng viên ảnh Trần Mạnh Thường chụp.
Baoleo tôi tự tin rằng:
-Trong hàng trăm ngàn bài báo của cư dân mạng, cũng như trong hàng ngàn các bài viết trên các tạp chí truyền thông điện tử, không ở đâu, có được 8 tấm hình, có được độ phân giải lớn hơn các tấm hình, như trong bài viết này của Baoleo.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(Sê-ri các câu chuyện chiến tranh ‘có một không hai’)
KHOE TÙ BINH CÓ CẤP CHỨC CAO NHẤT – ĂN QUẢ LỪA TO NHẤT.

1/ Tích chuyện:


Chiều 19-2-1979, trong khi càn quét khu vực mới chiếm được ở Đôn Chương (bây giờ Xóm Đôn Chương nằm trong thị trấn Xuân Hòa, trung tâm của huyện Hà Quảng-TB), Hà Quảng, Cao Bằng, 1 đơn vị của Sư đoàn 122 Trung Quốc đã bắt được 1 người đàn ông trung niên mặc thường phục cao 1m75, to khỏe vạm vỡ và biết võ, lính Trung Quốc phải khá vất vả mới khống chế được.
Ông này nói tiếng Hoa rất trôi chảy, nhận mình là người ở Nam Ninh, Quảng Tây rồi hát "Việt Nam - Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông..." . :)) Đương nhiên là bằng tiếng Trung Quốc.

Khi bị hỏi cung, tù nhân lại khai là giáo viên ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi lính Trung Quốc lục soát nhà, thì đã phát hiện ra ảnh: ông này mặc quân phục chụp cùng với 1 lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.

Lúc này thì thái độ ông ta thay đổi hẳn. Ông này chuyển sang trạng thái ‘bố đời’, tuyên bố lính Trung Quốc ở đây ‘không có tuổi’ thẩm vấn mình. Tay tiểu đoàn phó Trung Quốc phụ trách đơn vị lục soát nhà, đành cho lính áp giải ông ‘bố đời’ này lên trung đoàn, sau đó là sư đoàn.
Sau nhiều cuộc thẩm vấn, đồng chí ‘bố đời’ nhận mình là Nông Tùng, từng nhập ngũ năm 19 tuổi và đã ở 10 năm trong lực lượng đặc công, hiện là trung tá, tham mưu trưởng Sư đoàn 346 QĐNDVN.
Điều này khiến cho Sư đoàn 122 Trung Quốc hết sức phấn khởi, vì đã tóm được con cá to nhất kể từ ngày đầu chiến dịch và trong toàn bộ các hướng tiến công của quân Trung Quốc xâm lược vào Việt Nam.

Ngày 22-2-1979, Tân Hoa xã phát hành bản "thông báo tình hình phản kích tự vệ" số 10 tuyên bố đã bắt làm tù binh "trung tá Nông Tùng, tham mưu trưởng Sư đoàn 346" và tin này nhanh chóng được lan truyền khắp nơi.

Mặc dù vậy, phía Trung Quốc vẫn thấy có gì đó sai sai về Nông Tùng, qua việc ông này có lời khai thay đổi liên tục và mâu thuẫn.
Khi xem ảnh chụp và bản cung về tình hình quân đội Việt Nam, thì quân báo Trung Quốc thấy chiều chỗ có vẻ như có lý; nhưng nhiều chỗ lại như nghe thấy '‘gió chém' hơi nhiều.

Sau mấy ngày, Sư đoàn 122 Trung Quốc vẫn không thể khẳng định được danh tính thật sự. Cuối cùng Quân khu Quảng Châu đành phải đưa trực thăng đến chở Nông Tùng về Nam Ninh để tình báo quân khu trực tiếp thẩm tra.

Sau nhiều vất vả, cuối cùng tình báo Trung Quốc cũng xác định được: Nông Tùng đúng chỉ là 1 giáo viên tiểu học bình thường.
Ảnh mặc quân phục chụp với lãnh đạo, là ông anh trai của ‘ông bố đời’.
Ông giáo viên tiểu học ‘chém gió’ này khi bị bắt, đã sợ bị lính Trung Quốc giết, nên đã bịa ra chuyện mình là sĩ quan cấp cao và trong quá trình bị hỏi cung đã khai khá loạn xị.
Ví dụ: ông giáo viên tiểu học ‘chém gió’ này đã khai:
-sư trưởng sư 346 là Nông Quốc Long, chính ủy Vương Mị, sư phó Vương Khiết;
-Sư đoàn 346 biên chế 3 trung đoàn bộ binh, 6 tiểu đoàn độc lập, 2 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn xe tăng, 2 trung đoàn cao xạ...
Còn trong thực tế thì:
-sư trưởng là Hoàng Biền Sơn, chính ủy Phương Ích Tráng, sư phó Lê Văn Khôi,
-Biên chế sư đoàn 346 chỉ có 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh....

Sau này, khi đã kết thúc chiến tranh, tổng kết lại, phía Trung Quốc thừa nhận:
-tù binh Việt Nam cao nhất mà Trung Quốc bắt được: chỉ là 1 đại úy ở Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 123 của tỉnh đội Lạng Sơn.
--- --- ---
Hị Hị.
Thành ra: Trung Quốc “Khoe tù binh có cấp chức cao nhất – Đã bị Ăn quả lừa to nhất”.
Với tích chuyện này, Cao Bằng đã giữ kỷ lục: bị Trung Quốc ‘bắt được sỹ quan VN cao cấp nhất’ trong toàn cuộc chiến. Hị hị.
Và đương nhiên, trong chính sử, Cao Bằng đương kim giữ kỷ lục về: bắt được tù binh Trung Quốc cao cấp nhất trong toàn cuộc chiến, đó là 2 sỹ quan cấp trung đoàn Trung Quốc-ra hàng cùng đại đội thám báo. (Tích chuyện này đã được Tuan Bim tôi viết trong bài: ‘Ra hàng với Nghị quyết Đảng’.

2/ ‘Kim thiền thoát xác’ ở xứ Nam ta xưa nay:
Ở sát liền với kẻ thù truyền kiếp Trung Quốc, dân Việt ta dường như tự động thuộc lầu lầu binh pháp của Tầu. Trong đó, cẩm nang ‘Ba mươi sáu kế’ được coi như là binh pháp/giáo trình chiến đấu gối đầu giường, được giảng dậy từ thời còn cởi truồng.
Câu chuyện đang kể ở trên, là ‘chiêu’ thứ 21 –> trong binh pháp/giáo trình chiến đấu ‘Ba mươi sáu kế’.
Chiêu thứ 21 – Kim thiền thoát xác: đã được vận dụng nhuần nhuyễn ở Việt Nam ta từ xa xưa. Có thể kể ra vài ví dự điển hình, là:

2.1/ Thời cụ Lê Lợi:
Cụ Lê Lợi đại phá quân Minh ở Mang Thôi. Khi mới khởi binh ở Lam Sơn, thế quân kém và ít, nên bị quân Minh lùng bắt mãi, cụ Lê Lợi bèn mưu cùng tướng tá rằng:
-Ai có thể đem thân ra thay ta, để cho ta đi ẩn nấp, giấu tông tích mà cho quân nghỉ, để mưu đồ cử binh lần sau.
Lê Lai xin đem thân nhận lấy việc ấy,
Liền sau đó, Lê Lai liền tự xưng là Lê Lợi, khiêu chiến với quân Minh rồi chết. Đâu cũng truyền đi là Lê Lợi chết rồi, quân Minh cũng tin là thật, không lưu ý.

2.2/ Thời Cụ Hồ đánh Pháp:
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, cụ Nguyễn Văn Tố là Chủ tịch Quốc hội cùng chính phủ rút lên Việt Bắc tiếp tục kháng chiến chống Pháp.
Ngày 7 tháng 10 năm 1947, quân đội Pháp nhảy dù xuống căn cứ của cụ Tố trong ‘chiến dịch Việt Bắc”. Cụ Tố bị bắt, bị tra khảo và bị giết tại Bắc Kạn.
Khi ấy cụ Nguyễn Văn Tố có thân hình mảnh dẻ và dong dỏng cao nên quân đội Pháp nhầm tưởng ông là chủ tịch Hồ Chí Minh. Và cụ Tố cũng anh dũng tự nhận mình là Cụ Hồ. Quân Pháp ‘sung sướng’ đâu như được 2 ngày.
Thế cũng là đủ, để lãnh tụ của ta di tản an toàn.

2.3/ Thời đánh Mỹ mới đây:
Thượng tá Trần Văn Trân — là đương kim Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 của Bộ Tư lệnh Miền.
Đêm ngày 17 tháng 2 năm 1970, Sư đoàn trưởng -Thượng tá Trần Văn Trân –trên đường đi công tác, ông đã bị địch phục kích và bắt sống.
Khi bị bắt, ông nhanh trí nhận mình là:
-Nguyễn Văn Thương, 42 tuổi, quê ở Thừa Thiên, làm y tá đông y của đại đội địa phương tỉnh đội Châu Đốc, là cán bộ tiểu đội bậc trưởng, tương đương thượng sĩ.
Quân địch tưởng thật, nên sau này, vào năm 1973, ông Trân đã được địch quân trao trả bình thường ở sông Thạch Hãn.
Sau khi được trao trả, ông Ba Trân được thăng quân hàm Đại tá và được giao nhiệm vụ chỉ huy Sư đoàn bộ binh 341. Đây là một sư đoàn mới được thành lập để chuẩn bị cho cuộc Tổng Tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1975.
Còn phía địch quân sau khi biết bị ăn quả lừa, chỉ còn biết đập đầu vào tường mà đau khổ.
--- --- ---
Vì vậy, vào năm 1979, quân Trung Quốc “Khoe tù binh có cấp chức cao nhất – Đã bị Ăn quả lừa to nhất” -> cũng là chuyện dễ hiểu.

3/ Ảnh sự kiện:
Xin đưa 2 tấm hình được lưu trữ trong hồ sơ của quân thù Trung Quốc, để minh họa.
Hình 1 là hình ảnh quân Trung Quốc bắt giữ "trung tá Nông Tùng, tham mưu trưởng Sư đoàn 346" ở giữa trận tiền.
Các bác có thể thấy, ông ‘bố đời’ này vẫn giữ được ‘khí phách hiên ngang’ trên đường bị dẫn giải lên cấp cao hơn của quân Trung Quốc.

Tù binh ta ở CB 1.png


Hình 2 là đặc tả chân dung ‘trung tá Nông Tùng’.

Tù binh ta ở CB 2.png
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,151
Động cơ
400,530 Mã lực
Lúc đó có thêm dăm em không quân lao ra hỗ trợ thì hiệu quả hơn. Tuy nhiên theo em là không có cửa đánh nó. Chỉ đánh nhanh kiểu dằn mặt rồi rút thì còn được. Chênh lệch quá lớn về vũ khí. Mà hồi đó tên lửa của mình không bắn xa ra được đó đúng không các cụ.....
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(Câu chuyện chiến tranh ‘dân gian’ và ‘liêu trai’)
DÙNG DAO PHAY – THIẾU NHI TOAN HẠ CHIẾN XA


Việc tuyên truyền, thổi phồng qúa mức của địch quân, đã gây ra nhiều trò cười cho thiên hạ.
Thiết nghĩ, cũng nên biên. Một câu chuyện của ta, xem sao.
1/ Tích chuyện:
Thứ ba, ngày 27/2/1979, báo Nhân dân số 9029, viết về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, có đoạn viết thế này:
-“…. Một em tên là Đàm Văn Đức, 14 tuổi, ở xã Hoàng Tung, huyện Hòa An thấy xe tăng địch xuất hiện, bèn cầm dao nhảy lên xe tăng, định mở nắp xe chém tên lái. Bọn địch quay nắp xe định gạt em. Đức vội lao xuống, vừa lúc đó một chiến sĩ ta vác khẩu B.40 đến, nhưng anh bị thương không bắn được, anh chiến sĩ chỉ cho Đức bắn cháy ngay chiếc đó….”

2/ Chính sử:
Bấy lâu nay, nhà cháu có ý tìm xem, trong tài liệu của Bộ Tổng tham mưu có đề cập đến vấn đề này không, thì kết quả là đến hôm nay, năm 2021, vẫn chưa tìm thấy.
Nhà cháu cũng có ý, dò tìm trong các tài liệu tổng kết chiến tranh, thì trong danh sách các chiến sỹ được tặng Huân chương Chiến công, cũng như danh sách các chiến sỹ được tặng Bằng khen về Chiến công -> thời kỳ chiến tranh đánh quân Trung Quốc xâm lược năm 1979, thì kết quả là đến hôm nay, năm 2021, cũng không thấy tên em Đàm Văn Đức cùng chiến công lẫy lừng kia.
Vậy nên, nhà cháu chỉ dám …rụt rè, đăng tích chuyện ‘dân gian’ và ‘liêu trai’ này lên, để các bác ‘nghe thế - biết thế’ mà thôi.
Có thể, ngày 27/02/1979, trong không khí ra sức cổ động phong chào thi đua giết giặc, câu chuyện ‘liêu trai’ kiểu như ‘cầm dao phay để chém xe tăng’ này, thì có thể …. “châm trước’. Nhưng nay đã có độ lùi về thời gian, thì nhà cháu chỉ muốn đăng những thông tin có kiểm chứng xác thực thôi ạ.

3/ Ảnh minh họa:
-Hình 1 là áp phích cổ động về tích chuyện trên,
-Hình 2 là bài trên báo Nhân dân số 9029, ra thứ ba, ngày 27/02/1979, nói về tích chuyện trên.
-Hình 3 là: trích Tài liệu ‘Ngọt’ của Bộ Tổng tham mưu, để cho thấy, quân thù Trung Quốc có phải là lũ ‘gà rù’, chỉ chờ ta dội nước sôi, rồi tụi ‘gà rù’ tự vặt lông hay không.
(Hầy a!!! Trong cuộc chiến đánh quân Trung Quốc năm 1979, Cao Bằng là vô địch trong mọi cái nhất. Bài tiếp sau, cũng vẫn là cái nhất vô địch của Cao Bằng).
155536775_10159239298472774_4792687090151832734_n.jpg

BS 10.JPG

sư 346 mất pháo.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
NGÀY 8/3: MỘT ĐÒN CHẾT 300

Nhà cháu để dành câu chuyện này, để đưa lên vào đúng dịp Quốc tế Phụ nữ năm nay, năm 2021.
Đúng 42 năm trước đây, ngày 08/03/1979, trước khi xuất phát đi đánh trận này, những người lính ở tiểu đoàn đặc công 45 của Bộ, đã động viên nhau rằng:
-“Hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ, ….chúng ta phải đánh một trận thật tuyệt, để báo công gửi về cho mẹ, cho vợ và người yêu".
Hỡi những người phụ nữ Việt Nam yêu quý của người lính chúng tôi:
-Người lính chúng tôi không có hoa hồng và kẹo ngọt: để tặng cho người phụ nữ mà mình yêu dấu.
- Người lính chúng tôi chỉ có trái tim thắm đỏ, ẩn sau bộ quân phục mầu xanh, sẵn sàng hiến dâng cho đất nước, cho người phụ nữ mà mình yêu dấu: dòng máu đỏ tươi của mình:
-> cho đất nước bình yên,
->cho người phụ nữ mà mình yêu dấu – hạnh phúc suốt đời.
Chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ: các mẹ, những người vợ, những cô gái yêu thương của người lính chúng tôi.
=+=+ =+=+ =+=+
Sau đây là nguyên văn Tài liệu: “Kinh nghiệm chiến đấu” - của Bộ Tổng tham mưu, viết về trận phục kích ở Nà Cáp – Cao Bằng, ngày 10-03-1979 của đại đội 3, tiểu đoàn đặc công 45 của Bộ.
(Có kèm theo bổ xung của Baoleo)

1/ĐỊA HÌNH
Nà Cáp là vùng núi nhưng độ cao thấp nằm bên trcụ đường số 3 ngoại vi thị xã Cao Bằng 2km về hía tây bắc. Nơi phục kích ở độ cao 200m là đoạn đường đào nên có nhiều chỗ vách đường tương đối cao, có thể bố trí hoả lực bắn xuống và khi chặn được đầu cuối đội hình thì địch khó đối phó.
Xung quanh Nà Cá có một số nhà dân và một số cơ quan như trường Đảng, công ty cầu đường, trạm máy kéo, lâm nghiệp... Nhà ở tập trung từ km3 đến km4, trồng nhiều cây ăn quả, kín đáo địch khó quan sát, tiện cho bộ đội triển khai đội hình, giấu quân bí mật.
Đường số 3 từ thị xã chạy sát bờ nam sông Bằng Giang nối với đường 166 ở ngã ba Bản Lầy lên Hoà An, Hà Quảng về phía tây bắc, từ ngã ba về phía tây nam là đường 3B qua Khâu Đồn về Nguyên Bình, Bắc Kạn. Đoạn đường này ở giữa hai nơi địch chiếm giữ Khâu Đồn và thị xã nên địch phải sử dụng để vận chuyển, cơ động... ta có điều kiện phục kích.
Sông Bằng Giang ở bắc đường 3, từ bờ sông đến đường trên đoạn Nà Duốc rộng khoảng 200m đủ chiều sâu để ta bố trí đội hình.
Dân trong khu vực đã sơ tán. Ở Nà Tòng còn 25 dân quân và 2 cán bộ đoàn thanh niên ở lại chiến đấu.
Tóm lại địa hình từ Nà Đuốc đến ngã ba Giang Cung (dài 2km, rộng 200m) có thể phục kích thuận lợi, trong đó đoạn Nà Cầu đến ngã ba Gia Cung (1km) bất ngờ hơn cả vì gần đường và chỉ cách thị xã 1,5km nên địch chủ quan song cần phải hết sức giữ bí mật khi chiễm lĩnh trận địa, giấu quân và có biện pháp chặn địch tiếp viện.

2/TÌNH HÌNH ĐỊCH
Cuối tháng 2-1979, sau khi chiếm Khâu Đồn (cách thị xã 7km về phía tây) và thị xã, địch bị tiêu hao lực lượng phải dừng lại củng cố, đồng thời đưa thê đội 2 vào để phát triển về phía đông và đông bắc đánh chiếm Trùng Khánh, Quảng Hoà, Trà Lĩnh.
Hàng ngày địch dùng xe tải chở quân, để tiếp tế từ phía biên giới theo đường 166 vào Cao Bằng và đồ vơ vét của ta chở về Trung Quốc. Xe đi theo đoàn từ 30-40 chiếc, có xe cảnh giới, tuần tiễu đi trước, mỗi xe cách nhau 50-70m, tốc độ không lớn vì đường ngoằn ngoèo, không tổ chức chốt đường, chưa bị đánh nên rất chủ quan.
Khi bị phục kích có khả năng địch từ thị xã ra tăng viện theo hai đường nam và bắc sông, từ Khâu Đồn tới ít khả năng hơn. Ngoài ra còn dùng pháo cối bắn chặn khi ta lui quân.

3/TÌNH HÌNH TA
Tiểu đoàn đặc công 45 của Bộ biên chế, trang bị chưa đầy đủ đã chiến đấu một số trận từ tháng 2-1979, đạt hiệu suất cao. Tiểu đoàn đang chuẩn bị đánh địch ở thị xã Cao Bằng, Nguyên Bình và trên trục đường 3B Cao Bằng-Nguyên Bình.
Ngày 8-3-1979 : tiểu đoàn được giao nhiệm vụ đến Bản Sắng cách Nà Cáp 8km về phía tây nam, bắt liên lạc với dân quân, nắm tình hình tổ chức đánh địch.
Ngày 9-3-1979 : tiểu đoàn tiến hành cho bộ đội chuẩn bị ở vị trí tập kết còn cán bộ đi nghiên cứu địa hình gồm tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng đại đội 1 và 3, 10 chiến sĩ, bảo vệ, thông tin.
12h00 : bộ binh đi trinh sát đến Nà Tòng, liên lạc với dân quân, nắm tình hình.
17h00 : lợi dụng trên đường không có địch, bộ phận trinh sát xuống đường nghiên cứu, xác định kế hoạch chiến đấu đồng thời giao nhiệm vụ cho đại đội 3 (thiếu 1 trung đội) thực hiện trận đánh.
19h00 : bộ phận trinh sát về Nà Tòng, tiểu đoàn trưởng điện cho đơn vị hành quân từ Bản Sắng lên Nà Tòng (6km).
Đại đội 3 thiếu 1 trung đội được giao nhiệm vụ phục kích cơ động trên đường số 3 từ km3 (tây ngã ba Gia Cung) đến km4 (đông Nà Cá). Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cơ động về Bản Sắng nhận nhiệm vụ chiến đấu tiếp. Khi chiến đấu được hoả lực của 1 trung đội cối 82mm của tiểu đoàn (bố trí ở điểm cao 313) bắn kiềm chế địch ở đồi Thiên Văn phía tây thị xã.
Trận địa phục kích : từ tây ngã ba Gia Cung đến trạm máy kéo, dài khoảng 1.000m đánh xe và bộ binh địch cơ động trên đường 3 từ Khâu Đồn về Cao Bằng và ngược lại. Đoạn phục kích chủ yếu từ đông công ty cầu đường đến tây nam trạm lâm nghiệp (700m). Chặn đầu ỏ ngã ba Gia Cung, khoá đuôi ở đông trạm máy kéo.
Đội hình chiến đấu :
- Bộ phận chặn đầu : 1 tiểu đội do một trung đội phó chỉ huy bố trí ở bắc đường 3 (cách đường 10-15m).
- Bộ phận khoá đuôi : 1 tiểu đội do một trung đội phó chỉ huy bố trí ở bắc và nam đường 3.
- Bộ phận chủ yếu : 4 tiểu đội do đại đội trưởng trực tiếp chỉ huy bố trí ở bắc đường 3.
- Bộ phận đối diện : không tổ chức riêng mà do tổ bố trí phía nam đường của tiểu đội khoá đuôi phụ trách.
- Chặn viện do 2 tiểu đội chặn đầu, khoá đuôi phụ trách.

4/DIỄN BIẾN
Ngày 10-3-1979
03h00 - 04h30 : đại đội 3 cơ động từ Nà Tòng vào triển khai chiếm lĩnh trận địa thuận lợi, giữ được bí mật, an toàn. Sau khi vào vị trí, các bộ phận không đào công sự vì gần đường sợ lộ bí mật, mà chỉ lợi dụng địa hình, địa vật làm vị trí bắn và ngụy trang kín đáo chờ địch.
Liên lạc giữa các bộ phận và với tiểu đoàn thông suốt (dùng VTĐ phát tín hiệu theo quy ước).
07h15 : 1 xe vận tải bịt kín mui từ Cao Bằng đi về hướng Khâu Đồn chạy qua trận địa không phát hiện được ta bố trí.
08h30 : 8 xe vận tải từ phía Khâu Đồn chạy về Cao Bằng, trong đó có 3 xe chở mỗi xe 1 khẩu 14,5mm và 10 tên lính.
Ta không nổ súng vì lúc đó trời rất nhiều sương mù và VTĐ phát nhầm mật hiệu. Số xe trên chạy thoát. Ta vẫn giữ được bí mật.
08h50 : nhiều tiếng động cơ từ phía Khâu Đồn tới, ít phút sau có 1 xe tải chở 14 tên lính chạy vào, dừng lại kho của ta bên phía nam đường khuân đồ đạc. Sau đó 16 xe vận tải nữa tiến vào trận địa. Mỗi xe cách nhau khoảng 60m, trong số đó có 10 xe chở đầy lính (khoảng hơn 200 tên), 2 xe chở 2 dàn H12, 1 xe thông tin và 3 xe chở đạn (tổng cộng 17 xe).
Sau khi báo cáo tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng lệnh cho các bộ phận giữ bí mật, sẵn sàng nổ súng.
08h55 : toàn bộ đoàn xe địch lọt vào trận địa, xe đầu đã tới gần ngã ba Gia Cung, đại đội trưởng phát lệnh tấn công.
Các bộ phận đồng loạt nổ súng áp đảo quân địch. Ngay từ loạt đạn đầu, B40, B41 của ta bắn cháy một số xe trong đó có xe đi đầu, đi cuối. Đoàn xe ùn lại, số bộ binh sống sót nhảy từ trên xe xuống lúng túng tìm chỗ ẩn nấp, đội hình rối loạn không đối phó được.
Nắm thời cơ, đại đội trưởng ra lệnh dùng lựu đạn, thủ pháo và các loại hoả lực khác từ trên cao bắn xuống lòng đường, nhiều xe bốc cháy, nhiều tên địch bị chết, bị thương.
Cùng thời gian trên, trung đội cối 82mm bố trí ở 313 bắn 150 phát kiềm chế quân địch ở đồi Thiên Văn, diệt nhiều tên.
09h25 : ta xung phong xuống đường, phá huỷ nốt những xe còn lại và tiêu diệt những tên còn chống cự. Sau 30 phút trận đánh kết thúc.
09h40 : đại đội 3 nhanh chóng rời khỏi trận địa về Nà Tòng, sau đó về Nà Sắng an toàn.

5/KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU
Ta diệt 300 tên địch (tính cả kết quả cối bắn vào đồi Thiên Văn), phá hủy 17 xe vận tải, 2 dàn H12 cùng nhiều thiết bị thông tin, vũ khí bộ binh, đạn dược..., thu 1 khẩu AK.
Bên ta bị thương 2 đồng chí.
Tiêu thụ đạn dược : 17 viên đạn B40, B41; 320 quả lựu đạn và thủ pháo; 150 quả đạn cối 82mm; 1.500 viên đạn K56.

6/THÔNG TIN TỪ PHÍA TRUNG QUỐC
(Trích từ “Vũ khí và LSVN)
Theo phía TQ thì đơn vị bị phục kích là 1 tiểu đoàn gồm 212 người thuộc Trung đoàn 484, Sư đoàn 162, Quân đoàn 54 của Đại quân khu Vũ Hán. Khi bị phục kích, viên sĩ quan chỉ huy TQ đã hoảng loạn, thay vì chỉ huy đơn vị đánh trả hay rút lui có tổ chức thì đã ra lệnh cho binh sĩ tự lo và bỏ chạy. Kết quả là đơn vị này vỡ trận và thương vong 1/2 quân số.

7/ BỔ XUNG CỦA BAOLEO:
7.1/ Trong số các xe tải bị phá hủy trong trận đánh này, có 1 xe tải Giải Phóng là của ta. Cụ thể:
-Ngày 17/02/1979, xe tải Giải Phóng của ta này, bị quân Trung Quốc tịch thu.
-Hôm 10/03/1979, xe tải Giải Phóng của ta này (chính là “…1 xe tải chở 14 tên lính chạy vào, dừng lại kho của ta bên phía nam đường khuân đồ đạc..” như đã nói trong chiến lệ) ->> bị quân Trung Quốc sử dụng vào việc chở gạo ăn cướp của ta ở kho gạo ngay gần trận địa phục kích.
-Khi trận chiến ngày 10/03/1979 nổ ra, tiểu đoàn đặc công 45 tiện tay bắn phá hủy nốt. Và con xe Giải Phóng vốn là của ta này, được tính gộp vào thành tích: ‘phá hủy phương tiện chiến tranh của địch' 😎.
7.2/ Mặt khác, trong chiến lệ, D đặc công 45 này còn bị phê bình là: tiêu thụ số thủ pháo-lựu đạn và đạn nhọn: nhiều quá mức cần thiết😎.
7.3/ Với thành tích chiến đấu ở Cao Bằng năm 1979, Tiểu đoàn đặc công 45 được tặng Huân chương Quân công hạng 3 và danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVTND ngày 20-12-1979. Đại đội trưởng Đào Văn Quân được tặng Huân chương Chiến công hạng 3 và danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 20-12-1979 và sau này trở thành Trung tướng, Chính ủy Binh chủng Đặc công.
7.4/ Có cái Kí sự “Luồn sâu đánh hiểm”: là lời kể của chiến sỹ đặc công trong trận đánh này, đăng trong loạt sách ‘Anh hùng thời đánh quân Trung Quốc’ – nếu các bác có nhã hứng, nhà cháu sẽ ‘bốt’ lên sau.
Chính trong Ký sự này, đã kể rằng: những người lính ở tiểu đoàn đặc công 45 của Bộ, đã động viên nhau rằng:
-“Hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ, các bạn biết rồi chứ. Chúng mình phải đánh một trận thật tuyệt, để báo công gửi về cho mẹ, cho vợ và người yêu".

8/ẢNH MINH HỌA:
1/ Rất tiếc là không có một tấm ảnh nào được chụp ở trận đánh này. Chỉ có cảnh đồ trận đánh minh họa như trong hình số 1.
Ghi chú: con xe tải ở đường vào kho gạo, chính là con xe Giải Phóng vốn là của ta đấy.
Nà Cáp.jpg


2/ Những bông hoa, trong vườn nhà của Baoleo tôi, như:
- nhớ về trận phục kích ở Nà Cáp – Cao Bằng, ngày 10-03-1979 của đại đội 3, tiểu đoàn đặc công 45 của Bộ,
-nhớ về ngày Quốc tế Phụ nữ ở năm 1979 ấy,
-và như để cho ngày Quốc tế Phụ nữ ở năm nay, năm 2021.
d5d2ef6710ade3f3babc.jpg
2e77577ea8b45bea02a5.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
NHỮNG TẤM HÌNH CỦA MỘT THỜI OAI DŨNG

1/ Chú thích hình ảnh của quân đội Mỹ:

Tàu chiến đấu của Hải quân Bắc Việt, bị Không quân Hải quân trên tàu sân bay USS Midway tấn công và đánh chìm ngày 28 tháng 4 năm 1965, trên sông Rào Nay (Lý Hòa), 12 dặm phía bắc Đồng Hới. Trong ảnh có bóng của chiếc máy bay trinh sát RF-8 do Trung úy W. Wilson điều khiển, người đã chụp ảnh này.

2/ Ký ức về con tầu ‘bàn là’:
Con tàu chiến đấu của Hải quân Bắc Việt, trong hình ảnh của quân đội Mỹ, là con tầu tuần tiễu 79 tấn. Các cụ Hải quân đời đầu, vẫn gọi là 'tuần la', chứ không gọi là 'tuần tra' hay 'tuần tiễu'. Sau này, lớp các đàn anh Hải quân thời 7x còn gọi là: con ‘bàn là’, vì nom ‘nó’ giống hệt cái bàn là ‘hoa râu’ giá 7 rúp của Liên Xô.

Con tầu tuần tiễu 79 tấn này, có 2 ụ pháo 37 ly-2 nòng, 1 ở mũi tầu và 1 ở đuôi tầu. 2 ụ súng 14ly5 ở hai bên mạn tầu, lùi về phía sau đài chỉ huy. (Nhà cháu đã từng đi con này).
So với các tầu Hải quân khác như phóng lôi, săn ngầm, vận tải, thì con 79 tấn này vất vả nhất. Từ năm 1980 hất về đến 1964, ở vùng biển từ Đồng Hới ra đến Móng Cái, chỉ có con 79 tấn này làm tất tần tật và tuốt tuồn tuột, tất cả các việc, như một đứa con ngoan và chăm chỉ.
-Tắc-xi cao cấp, trở các 'cốp' đi các nơi, ví dụ như từ Hải Phòng ra đảo Bạch Long Vĩ ư- 79 tấn,
-Ra khơi đánh tầu biệt kích ư- 79 tấn.
-Đánh máy bay Mỹ ở khắp nơi, thậm trí về tận Hà Nội để đánh máy bay ư- 79 tấn.
-Chở hàng quý hiếm, hàng hạ đẳng đi các đảo khó như Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ ư- 79 tấn.
Tóm lại là: tầu tuần tiễu 79 tấn -> làm tất cả.

Chú thích ảnh:
-Hình 1: Một người lính trong muôn ngàn, trên con tầu 79 tấn,

01.jpg

-Hình 2: Giây phút vinh quang của tầu 79 tấn (hình ảnh của quân đội Mỹ),


02-Tầu 79 tấn bị bắn ở Gianh 1.jpg


-Hình 3: Giây phút vinh quang của tầu 79 tấn

03-Tầu 79 tấn bị bắn ở Gianh 2.jpg


-Hình 4 và 5: Tầu 79 tấn đánh nhau với máy bay Mỹ

04-Tau 79 ngay 05-08.jpg
05-Tau 79.jpg


-Hình 6: Tầu 79 tấn làm 'tắc-xi' cao cấp, chở các 'cốp' ra Bạch Long Vỹ (hình ảnh là đuôi tầu, có 2 ụ 14ly5 hai nòng, ở 2 bên mạn tầu. Có ụ 37 ly 2 nòng ở đuôi tầu)

06-đuôi.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
NGUYÊN TẮC NỔ SÚNG TRÊN BIỂN ĐÔNG

Sau khi đọc bài nhà cháu viết về con tầu 198, trở vũ khí từ Bắc vào Nam, hồi đánh Mỹ, bạn lính Xuân Hòa Nguyễn, đã có ý kiến như vầy:
-“ ….Điều đến giờ vẫn không lý giải nổi là: tại sao quân Mỹ, khi phát hiện ra tầu vận chuyển vũ khí của Bắc Việt, họ lại không bắn chìm…”
Bạn lính DK Sỹ cũng có ý kiến tương tự.
Vậy thiết nghĩ, nhà cháu cũng nên bên vài dòng, về nguyên lý nổ súng trên biển Đông, để các bác ‘chém’ cho ‘xôm’.
(Tút này chỉ giới hạn trong phạm vi giữa: tầu chiến đấu của Hải quân ở bên này, và tầu ‘không chiến đấu’ ở phía bên kia).

1/ Một số khái niệm:
1.1/ Tầu chiến đấu của Hải quân:
‘Nó’ đương nhiên là tầu được trang bị vũ khí, chuyên trị cho việc đánh nhau, không màng đến các việc khác.

1.2/ Tầu ‘cướp biển’:
‘Nó’ đương nhiên là đối tượng ‘hình sự’ của toàn thế giới.
Tất cả các nước-không phân biệt chế độ chính trị. Tất cả công dân, không phân biệt quốc tịch, nghề nghiệp.
->Gập ‘nó’, phát hiện thấy ‘nó’, thì đều có trách nhiệm, nghĩa vụ và ..quyền lợi là: đánh bỏ mẹ ‘nó’ đi. Tội vạ đâu, Tổng Thư ký Liên hợp quốc chịu trách nhiệm.

1.3/ Tầu ‘không chiến đấu’:
Tầu ‘không chiến đấu’ vô cùng đa dạng về chủng loại.
Tầu ‘Hải cảnh’, tầu ‘Kiểm ngư’ là ‘nó’
Tầu thương mại như: chở khách, chở hàng, chở vân vân, cũng là ‘nó’
Tầu khảo sát, nghiên cứu biển, tầu hoa tiêu, tầu cứu nạn, tầu cứu hộ, cũng là ‘nó’.
Tầu vân vân, cũng là ‘nó’.

1.4/ Hải phận quốc tế:
Vùng biển mà toàn thế giới đều có quyền bình đẳng như nhau. ‘Nó’ không thuộc sở hữu của bất cứ ‘bố con thằng nào’.

1.5/ Lãnh hải hay hải phận:
Là vùng biển ven bờ nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (tức vùng đặc quyền kinh tế). Chủ quyền của quốc gia đối với vùng lãnh hải không phải là tuyệt đối như đối với các vùng nước nội thủy, do có sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải.
Trong một thời gian dài, các quốc gia quy định chiều rộng của lãnh hải rất khác nhau. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 đã quy định thống nhất rằng các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý (khoảng 22,2 km) tính từ bờ.

2/ Nguyên tắc nổ súng trên biển Đông:
2.1/ Trên hải phận quốc tế:
Về nguyên tắc, khi Tầu chiến đấu của Hải quân của nước này và Tầu ‘không chiến đấu’ của nước kia gập nhau ở đây, cứ coi như ‘tao chả biết bố mày là ai’.

2.2/ Trong hải phận quốc gia:
Tầu chiến đấu Hải quân, cũng như tầu ‘Cảnh sát biển’ -> có quyền dừng các tầu khả nghi thuộc mọi quốc tịch, để kiểm tra. Và có quyền sử dụng vũ khí, nếu đối phương bất tuân lệnh.

3/ Đề cập một số trường hợp cụ thể:
3.1/ Tầu không số của ta, trong kháng chiến chống Mỹ:
Khi đi trên vùng biển quốc tế, tất cả các tầu vận tải chở vũ khí của ta, thuộc Đoàn tầu không số, đều ngụy trang thành các tầu của các quốc gia khác, mà không có bất cứ nhận dạng nào, để cho thấy, đó là tầu ‘thương mại’ của ‘nước Việt Nam dân chủ cộng hòa’ (tức là miền Bắc XHCN).
Do vậy, mặc dù biết mười mươi, đó là tầu chở vũ khí cho Việt Cộng, nhưng hải quân Mỹ luôn phải giả bộ ngó lơ.
Khi tầu vận tải chở vũ khí của ta, đã chuyển hướng, và đi vào vùng hải phận do VNCH kiểm soát, thì lúc bấy giờ, hải quân Mỹ mới ra tay.
Nên nhớ là, tại thời khắc đó, tầu vận tải chở vũ khí của ta -> vẫn đang trên danh nghĩa là tầu ‘thương mại’ của ai đó, chứ ‘chưa’ phải là tầu ‘chở vũ khí’ của miền Bắc XHCN nhé. (Cũng như tại tòa án, nghi phạm chưa bị coi là phạm nhân, nếu tòa chưa nghị án ‘nghi phạm’)
Vậy nên, tất cả tầu chiến đấu ở mọi quốc gia, ở mọi thời điểm, đều phải thực thi bài bản là:
-Dùng loa, đèn tín hiệu, cờ hiệu, pháo hiệu -> để thông báo cho tầu nghi vấn rằng:
=>Đây là tầu chiến đấu của Hải quân XYZ, tôi ra lệnh cho ‘tầu bạn’ dừng lại, để chúng tôi kiểm tra. Nếu không tuân lệnh, chúng tôi sẽ bắn.
(ngay cả ngày hôm nay, tầu của Hải quân Việt Nam ta, cũng đang tuân thủ bài bản này).
Đương nhiên là tầu vận tải chở vũ khí của ta, thuộc Đoàn tầu không số -> không tuân thủ, thậm trí bắn lại luôn.
Lúc đó, tầu hải quân Mỹ mới nổ súng. Tuyệt nhiên, không có chuyện, cứ lặng lặng nổ súng luôn đâu nhé.

3.2/ Va chạm trên biển Trường Sa ngày hôm nay:
(Khu vực biển Trường Sa, đang đương nhiên là hải phận quốc tế, mà có sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải).
3.2.1/ Mỹ và Trung Quốc;
-Tầu chiến Mỹ, đi sát đảo đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép (Su Bi chẳng hạn).
-Trung Quốc lập tức phát tín hiệu: ‘mày đang vào nhà của ông. Cút đi không ông đánh’.
-Mỹ khệnh khạng trả lời luôn: ‘đây là đường của làng. Bố mày thích đi đấy. Muốn gì, bố mày chiều ngay và luôn’.
-Trung Quốc tuy chưa ‘tắt đài’, nhưng không có phát súng nào bắn ra. Lý do, Trung Quốc còn đang nghĩ: ‘mình đã đủ khỏe để “mó d..ái ngựa” chưa’.

3.2.2/ Việt Nam và Trung Quốc:
-Hồi 1988: tầu chiến Trung Quốc bắn thẳng vào tầu vận tải và chiến sỹ của ta. Ta cũng có bắn trả vài phát, nhưng vũ khí của ta kém xa so với vũ khí của Trung Quốc lúc ấy, nên không ăn thua gì.
-Hồi hằm hè nhau vụ dàn khoan Hải Dương (Trung Quốc) năm 2014: Tầu Hải quân 2 bên, đứng xa xa, quan sát viên thôi. Chỉ có tầu ‘Hải cảnh’, ‘Kiểm ngư’ của 2 bên đâm nhau, xịt nước nhau. Tuy tầu Trung Quốc đã dỡ bạt che pháo ra dọa, nhưng chưa phát đạn nào được bắn ra. Bọn Trung Quốc vẫn đang cho rằng: ‘nho vẫn còn xanh’. Còn ta vẫn đang….yêu yếu.
-Bây giờ (năm 2021 chẳng hạn), mỗi khi tầu không vũ trang của ta, vào gần đảo đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép (Gạc Ma chẳng hạn), Trung Quốc lập tức phát tín hiệu cảnh báo ->Tầu của ta bèn…. lảng đi. Và cũng chưa có phát súng nào được bắn ra. Ta vẫn đang..yêu yếu.

4/Tâm tư:
Mỗi khi suy ngẫm về những điều đã viết ở mục 3, nhà cháu chỉ muốn bóp cổ mấy đứa ‘quan’ tham nhũng, để bắt chúng nhè tiền ăn cắp ra, cho nhân dân mua vũ khí, trang bị cho quân đội, để ta không còn ….yêu yếu nữa.
Lũ ‘quan’ tham nhũng’ đã bị bắt, như tên Thanh, tên Thăng, không nói đến nữa. Nhưng, những tên như: tên Hải, như tên X, như tên mà đưa xe công vào sân bay đón vợ, như tên mà có thằng em bán chổi đót, như tên mà bế con đặt vào ghế phó Sở -> rất nên bóp cổ chúng, để bắt chúng nhè tiền ăn cắp ra, cho nhân dân mua vũ khí, trang bị cho quân đội, để ta không còn ….yêu yếu nữa.

5/ Ảnh minh họa:
-Hình 1: Tầu chiến Mỹ đang sử dụng hỏa lực, trong chiến tranh Việt Nam.

soi-tau-chien-my-tung-gay-nhieu-toi-ac-trong-chien-tranh-viet-nam-hinh-13.jpg


-Hình 2: Xô xát hồi năm 2014 giữa ta và Trung Quốc trên biển Đông.

TQ1-Voirong1.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(Viết nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc 20 tháng 3)

BF.

Một chàng trai nọ nói với một cô gái :
- Chúng ta là BF!
Cô gái hỏi : - BF là gì?
- Nghĩa là Best Friend ( bạn tốt nhất )

Sau này khi họ hẹn hò, chàng trai lại nói với cô gái :
- Anh là BF của em !
Cô lại nhẹ nhàng hỏi : - BF là gì ?
Chàng trai đáp : - Là Boy Friend đấy ! ( bạn trai )

Nhiều năm sau khi họ cưới nhau, rồi sinh những đứa con đáng yêu anh lại dịu dàng nói :
- Anh là BF của em !
Cô gái vẫn dịu dàng đáp lại : - BF là gì ?
Chàng trai nhìn lũ con của mình rồi nhìn người vợ, hạnh phúc nói:
-Là Babie's Father ( bố của các con )

Khi những đứa con lớn dần, chàng trai lại nói :
- Chúng mình là BF.
Cô vợ tươi cười hỏi : - BF gì nữa đây anh ?
- Beautiful Family ! ( gia đình hạnh phúc )

Một ngày, có đôi vợ chồng già cùng ngắm hoàng hôn, ông lão nói với vợ mình :
- Bà nó à, tôi là BF của bà đấy !
Bà lão cười với những nếp nhăn trên mặt:
- BF là gì hả ông ?
Ông lão mỉm cười thật hạnh phúc và trả lời một cách thần bí :
- Là Be Forever ! ( mãi mãi thuộc về nhau )

Khi ông lão hấp hối, ông vẫn nói :
- Tôi BF bà nha.
Bà lão trả lời với những giọt nước mắt đang lăn trên má : - BF là gì vậy ông?
Ông lão đáp : - Là Bye Forever! ( tạm biệt mãi mãi )
Rồi ông nhắm mắt. Vài ngày sau, bà lão cũng ra đi, trước khi nhắm mắt bà nói nhỏ bên mộ ông lão :
- BF nha ông ( Beside Forever - Bên nhau mãi mãi )

--- --- ---
-Tờ giấy xác nhận, chúng tôi là BF, của chính quyền: là tờ giấy đen, thuộc loại giấy ‘phế phẩm’. Chỉ có số chứng minh thư quân nhân là sáng lấp lánh.
-Số phận cuộc đời, đẩy BF chúng tôi thành ‘tàn nhân’. Nhưng BF chúng tôi luôn có nụ cười với cuộc sống, bởi chúng tôi không là ‘phế nhân’, chúng tôi là BF.

162022406_5428550513851713_3646825801955262885_o.jpg


161713325_5428550410518390_5980906238653624248_o.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
NGÀY ĐOÀN THANH NIÊN

Tấm hình này là ở Đại hội Đoàn Quân chủng, trước khi Đại hội Đoàn toàn quân.
Lúc ấy thì tuổi đã già ...dồi, tham gia Đoàn là để thỏa mãn bản tính ‘kiêu bạc’ mà thôi.


Hồi ấy, cũng vẫn như hồi đánh Pháp, hồi đánh Mỹ. Bởi các chỉ huy vẫn là những người, hoặc là nhập ngũ từ hồi ‘chín năm đánh Pháp’, hoặc là nhập ngũ thời đánh Mỹ.
Mỗi khi có khó khăn, là các chỉ huy lại hô gằn giọng:
-“Ai là Đảng viên, ai là Đoàn viên -> theo tôi!”
Và các chỉ huy, là những người đầu tiên xông lên, dưới làn đạn quân thù.


Tôi khi ấy, vừa là Đảng viên, lại vừa là cán bộ Đoàn, nên đương nhiên là phải xông lên phía trước gấp đôi, cho thỏa chí ‘tang bồng’ – ‘kiêu bạc’.

Nhưng đời quân ngũ, đâu chỉ là suốt 365 ngày, đều xông lên dưới làn đạn quân thù. Vẫn còn có những ngày chưa phải đánh nhau chứ. Vậy nên:

Khi có nhiệm vụ đi biển xa, đi biển lâu: thì chỉ huy, kiêm cán bộ Đoàn, kiêm Đảng viên là người đầu tiên đứng lên và dõng dạc – “có tôi”!

Không có hỏa lực quân thù, thì người đầu tiên lao xuống làn nước biển, để thực thi nhiệm vụ nào đó: là chỉ huy, kiêm cán bộ Đoàn, kiêm Đảng viên.

Mùa đông lạnh cắt thịt da, tầm 4 giờ 45 phút sáng: chỉ huy, kiêm cán bộ Đoàn, kiêm Đảng viên –là người đầu tiên lao ra khỏi tấm chăn mỏng. Mồm hô vang: ‘một – hai – một hai ba’ theo nhịp, để chiến sỹ bật theo dậy, cùng ra sân tập thể thao.

Chỉ tiêu ‘trên’ giao cho, là mỗi chiến sỹ 80 kg rau/đầu người/năm: chỉ huy, kiêm cán bộ Đoàn, kiêm Đảng viên –là người phải chọn miếng đất khô cằn nhất, xa doanh trại nhất - > để trồng rau tăng gia.
Và vân vân.


Hồi đó, chưa thấy anh chỉ huy nào, có hành xử như những ‘tên quan’ hôm nay, là:
-“....đưa xe công vào sân bay đón vợ, hay có thằng em bán chổi đót mà xây được biệt phủ, hay bế con đặt vào ghế phó Sở.....”.
Hồi đó, nếu gập những ‘tên quan’ như hôm nay, chắc không chỉ mình tôi, mà các anh chỉ huy cấp trên của tôi, cũng sẽ ra lệnh quay nòng pháo trên chiến hạm, bắn thẳng vào đầu chúng nó.


Do nhìn tấm hình, ở những ngày năm xưa, nên viết ‘tút’ này, là để chia sẻ với những bạn trẻ hôm nay: đang thực sự đứng ở tuyến đầu phụng sự xã hội. Chứ ‘những đứa’ đeo danh ‘cán bộ Đoàn’ hôm nay, ngồi nhâm nhi cốc trà sữa Hàn quốc và chờ được bố/mẹ bế vào các ghế lãnh đạo – tôi chê rất.

12377818_1124514654255342_7090137479121885772_o.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(Tư liệu chiến tranh – Viết nhân dịp 50 năm Chiến dịch Đường 9-Nam Lào 1971-2021)
SỐ PHẬN ĐẠI TÁ THỌ - LỮ TRƯỞNG LỮ DÙ 3 SÀI GÒN

1/ Số phận tù binh của đại tá Thọ, có lẽ là nhọ nhất trong số các tù binh của quân đội Sài Gòn.

2/ Trong chiến dịch ‘Đường 9-Nam Lào’, ngày 25/2/1971 tại đồi 31, khu vực cao điểm 456, Đường 9 – Nam Lào, đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn dù 3, đã bị bộ đội sư đoàn 320 của anh Nguyễn Trọng (mà cụ thể là đại đội của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh) – phối hợp với lực lượng xe tăng của anh Nguyễn Khắc Nguyệt -> bắt sống.

3/ Ngay sau khi bị bắt. đại tá Thọ và bộ sậu chỉ huy của Lữ dù 3 Sài Gòn, đã bị đưa ra Hà Nội để họp báo, như trong tấm hình đính kèm. Sau đó, đại tá Thọ đã được ở lại miền Bắc ngay và luôn.
Mặc giù bị bộ đội Bắc Việt bắt, và bị đưa về Hà Nội để họp báo, nhưng trên danh nghĩa tuyên truyền công khai, đại tá Thọ là do quân Pa-thét-Lào bắt, và Pa-thét-Lào chỉ mượn địa điểm Hà Nội để họp báo cho….tiện, mà thôi.
Thế mới oái ăm cho đại tá Thọ.

4/ Năm 1973, hòa đàm Ba-lê được ký kết, trong đó có khoản trao trả tù binh. Nhưng đại tá Thọ không được trao trả. Lý do: đại tá Thọ là do quân Pa-thét-Lào bắt, nên Quân Giải Phóng và bộ đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vô can. Không biết gì về đại tá Thọ.

5/ Năm 1975, khi chiến dịch giải phóng miền Nam khai cuộc, đại tá Thọ được đưa về Lai Xá-Hà Tây.
(Đến đây, Baoleo phải …nổ
😃
😃
😃
to đùng một cái. Số là tại Lai Xá, có doanh trại của Tổng cục Chính trị. Do đặc thù của đơn vị Baoleo, nên hồi còn ở trong quân, nhà cháu rất hay đến ‘Đội xe con-TCCT’ ở 16A Lý Nam Đế, hoặc ‘Đội xe tải-TCCT’ ở Lai Xá, để đi nhờ xe về đơn vị Hải quân. Nhà cháu đã đi nhờ máy bay trực thăng của thượng tướng Tài, thì việc đi nhờ xe ô tô của các thủ trưởng cấp cao Bộ Tổng Tham mưu hay TCCT- chỉ là chuyện nhỏ
😃
😛
😛
. Chính vậy, nên biết nhều chuyện ở Lai Xá lắm. Mà Lai Xá, chính là cái làng ông tổ của thợ chụp ảnh của Hà Nội đấy)
.
Tại Lai Xá, đại tá Thọ cùng Trung tá Đính (cầm đầu trung đoàn 56 “phản chiến’ ở căn cứ Tân Lâm-Quảng Trị năm 1972) thường xuyên được Cục Tác chiến tham vấn, để hiểu thêm phản ứng của Sài Gòn, mỗi khi chiến dịch 1975 có yêu cầu.
Sau khi trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và chuẩn tướng Sang bị bắt ở Phan Rang, hồi tháng 4/1975. Thì tướng Nghi và tướng Sang cùng được đưa ra Hà Nội bằng máy bay, rồi cũng được đưa về Lai Xá.

6/Lúc đó, tại Lai Xá, có ‘tổ công tác’ gồm tướng Nghi, tướng Sang, đại tá Thọ, trung tá Đính. Tổ này thường xuyên được họp với phái viên của Cục Tác chiến, để đưa ra các suy đoán về hành động của Sài Gòn.

7/ Sau giải phóng 30/04/1975: đại tá Thọ không còn được gọi là bị giam giữ nữa. Mà được gọi là ‘đi học tập cải tạo’, cùng với các sỹ quan Sài Gòn khác, bị bắt sau 30/04/1975.

164204007_10218480470712311_5762650201674033103_o.jpg
8/ Đại tá Thọ được về đoàn tụ với gia đình, cũng khá muộn (năm 1987), sau 17 năm bị bắt giữ.
Sau khi ra trại, đại tá Thọ định cư ở Úc và chết ngày 12 tháng 5 năm 2015 tại Sidney Australia, thọ 86 tuổi.
--- ----
Số của đại tá Thọ như thế là khá nhọ. Bị ở trại khá lâu và dưới sự quản lý của khá nhiều ‘chính thể’ (trên danh nghĩa tên gọi). Hị hị.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
VÌ SAO LÀO CÓ 2 SỨ QUÁN Ở HÀ NỘI
(‘Tút’ nối dài của ‘tút’: Số phận đại tá Thọ)

Cuối năm 1971, sau khi kết thúc thắng lợi chiến dịch ‘Đường 9-nam Lào’, tại khu triển lãm Vân Hồ-HN, ta đã tổ chức triển lãm về chiến dịch đường 9-Nam Lào. Ở Triển lãm Vân Hồ đó (ngay cổng vào) có trưng bầy chiếc xe tăng PT-76, số hiệu 555 của ta (chiếc xe này đã leo lên nóc hầm của đại tá Thọ ở cao điểm 456), ở phía sân sau thì có trưng bày nhiều xác trực thăng UH-1 của đối phương. Còn bên trong nhà Triển lãm Vân Hồ thì có rất nhiều quân phục, quần áo rằn ri, cờ quạt đủ sắc màu thu được của địch, cũng như đủ các thứ khác cùng bạt ngàn ảnh chụp, để trưng bày ở đó.
Sau khi tôi đăng ‘tút’: “Số phận đại tá Thọ - Lữ dù 3 Sài Gòn”, thì có bạn đọc đã gửi tin nhắn cho tôi, kể rằng:
-“…tôi có nhớ hồi năm 1971, có đến xem Cuộc triển lãm Chiến thắng chiến dịch Lam Sơn 719 Nam Lào tổ chức tại Lãnh sự quán Lào gì đó, nằm trên đoạn đường Trần Bình Trọng giao cắt với đường hồ Thiền Quang…. Bây giờ lại thấy sứ quán Lào ở đường Quang Trung, hay là tôi đã lú lẫn ..dồi…”.
Bởi thế cho nên, tôi biên thêm cái tút này, để trả lời cho bạn đó, cũng như để các bác biết thêm cho vui.
1/ Đúng là vào năm 1971, song song với triển lãm Vân Hồ-HN, mà phía miền Bắc XHCN đã tổ chức triển lãm về chiến dịch đường 9-Nam Lào, như đã biên ở trên, thì tại sứ quán của Pa-Thét-Lào ở HN, cũng có triển lãm ‘mi- ni’, để tuyên truyền rằng:
- 'bộ đội Pa-Thét-Lào cũng đánh nhau ở chiến dịch này'.
- và cũng do kết hợp với việc "trưng bày đại tá Thọ" ở Hà Nội là do Pa-Thét-Lào tổ chức
--> thì Việt Nam dân chủ cộng hòa - đã không trao trả đại tá Thọ cho Sài Gòn, như bài trước đã viết.

2/ Thế còn tại sao, nước Lào lại có 2 địa điểm đặt sứ quán, thì Tuan Bim tôi, xin trả lời như sau:

3/ Từ năm 1954 đến cuối năm 1975, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc XHCN) chúng ta chơi trò 2 mặt.
- Một mặt là ‘bảo kê’ cho Pa-Thét-Lào để làm cách mạng XHCN ở Lào,
-Mặt khác, vẫn quan hệ ngoại giao với Chính phủ Lào trung lập, do nhà vua Lào cai trị và thân Mỹ, để lợi dụng vị trí trung lập của Lào, để làm tuyến đường Trường Sơn (đường HCM nhánh đông), vận chuyển các thể loại vào chiến trường miền Nam. Và làm căn cứ cho các đơn vị của ta ở bên Lào.
- Ghi chú 1 cái: Anh hùng Nguyễn Viết Xuân, hy sinh ngày 18-11-1964 -> chính là hy sinh ở cầu Siêng Pan, tỉnh Khăm Muộn (Lào), khi cùng Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325, Quân khu 4 – trong lúc bảo vệ tuyến đường Trường Sơn (đường HCM nhánh đông) – hồi đường Trường Sơn ở thời kỳ sơ khai, đầu tiên.
Trận đánh ấy, đơn vị của anh Xuân là đánh nhau với máy bay cách quạt T-28 của chính phủ vua Lào, và có phi công Mỹ tham gia điều khiển.

4/ Chính vì miền Bắc XHCN (nước VN DCCH) quan hệ với cả 2 phía ở bên Lào, nên mới có chuyện:
- cái Sứ quán ở đúng góc phố Nguyễn Thượng Hiền và Trần Bình Trọng (đối diện với chùa Quan Hoa – hồ Thuyền Quang). Số nhà 22 Trần Bình Trọng. => là sứ quán của: Pa-Thét-Lào.
- Cái Sứ quán ở chính ngay góc phố. Nhưng là góc phố Quang Trung và Nguyễn Gia Thiều. Số nhà 40 Quang Trung => thì là Sứ quán của Chính phủ Lào trung lập, do nhà vua Lào cai trị và thân Mỹ.

5/ Do chính phủ vua Lào là trung lập, sợ cả miền Bắc XHCN lẫn Mỹ, nên cả 2 bên muốn làm gì thì làm trên đất Lào.

6/ Vì thế, năm 1971, Mỹ và Sài Gòn mới mở chiến dịch đường 9 nam Lào, đánh sang đất Lào. Khu vực này, đang do Pa-Thét-Lào quản lý trên danh nghĩa (thực ra là do miền Bắc XHCN chiếm giữ) -> nên vua Lào cũng tức và không to còi kiện Mỹ và Sài Gòn ra quốc tế, với tội đem quân sang nước Lào.

7/ Đến ngày 2 tháng 12 năm 1975, theo đà thắng lợi của việc giải phóng miền Nam Việt Nam (30/04/1975) – Miền Bắc XHCN đã làm hậu thuẫn để Pa-Thét-Lào phế bỏ vua Lào và nước Lào trung lập -> để thành lập nên nước “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào’ như ngày nay.
Và đương nhiên, những cái gì là tài sản thuộc vua Lào và nước Lào trung lập -> đều bị Pa-Thét –Lào tịch thu. Trong đó có: “Sứ quán ở chính ngay góc phố. Nhưng là góc phố Quang Trung và Nguyễn Gia Thiều. Số nhà 40 Quang Trung => là Sứ quán của Chính phủ Lào trung lập, do nhà vua Lào cai trị và thân Mỹ”

8/ Do Sứ quán của Chính phủ Lào trung lập, do nhà vua Lào cai trị và thân Mỹ, nằm ở 40 Quang Trung –là do chính phủ vua Lào bỏ tiền ra mua (giống như các đại sứ quán khác trên đất ta) – nên to và đẹp.
-Còn sứ quán của Pa-Thét-Lào, ở số nhà 22 Trần Bình Trọng, là do miền bắc XHCN cho không, biếu không, nên bé xíu.
=> Vậy nên, sau khi Pa-thét-Lào đã thống nhất được nước Lào, thì lấy sứ quán Lào, mà trước đây của vua Lào, ở 40 Quang Trung làm trụ sở chính, còn sứ quán Pa-Thét-Lào gốc, ở 22 Trần Bình Trọng, làm cơ sở phụ mà thôi.

9/ Đấy là lý do mà Lào có 2 tòa đại sứ trên đất Hà Nội.

10/ Điều này tương tự như đối với Việt Nam ta.
Sau ngày 30/04/1975, ở các nước trên thế giới mà có cả 2 sứ quán của Việt Nam (ví dụ như ở Pháp):
-Một là của chính quyền Hà Nội
-Cái khác là của chính quyền Sài Gòn
=> thì sẽ đều là tài sản của chính quyền Hà Nội.
Việc chọn tòa nào làm trụ sở chính, sẽ do người chiến thắng quyết định.

NOTE:
Tôi biên thêm mấy dòng, về địa danh, nơi anh Nguyễn Viết Xuân hy sinh, để mọi người biết thêm:
1/ “…..Tháng 9 năm 1964, theo yêu cầu của tổ chức, Sư đoàn 325 nhận nhiệm vụ vào chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Tiểu đoàn 14 trở thành tiểu đoàn độc lập thuộc Quân khu 4, có nhiệm vụ cơ động chiến đấu trên địa bàn Quân khu và các tỉnh Trung, Hạ Lào.

Ngày 12/11/1964, được lệnh của Quân khu, tiểu đoàn cơ động đến Siêng Pan, tỉnh Khăm Muộn (Lào) bảo vệ tuyến giao thông quan trọng trên đường Hồ Chí Minh.

Đường hành quân dài trên 500km, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, trời mưa, đường trơn, núi cao, dốc thẳm nhưng đơn vị vẫn vừa hành quân, kéo pháo, vừa học tập quán triệt nhiệm vụ của Quân khu giao, đồng thời tổ chức thảo luận, học tập gương hy sinh của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi (bị chính quyền ngụy xử bắn tháng 10 năm 1964), xác định quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đánh thắng trận đầu.

Đại đội 1, Đại đội 3 (pháo cao xạ 37mm 1 nòng) và Đại đội 4 (pháo 14,5mm) từ hướng Đồng Hới ngược Đường 8 sang Đường 12 lên hướng tây Quảng Bình, qua Siêngpan (Khăm Muộn, Lào). Đến 3 giờ sáng ngày 15/11/1964, toàn đơn vị tới vị trí an toàn, đúng kế hoạch.

Trận địa chiến đấu cách cầu Siêngpan khoảng 600m, điểm giao thông quan trọng trong tuyến huyết mạch Việt Nam - Savanakhet (Lào) - Campuchia, huyết mạch của Trường Sơn Đông qua Trường Sơn Tây. Đây cũng là cửa khẩu của những đoàn quân miền Bắc cùng khí tài Nam tiến chi viện cho miền Nam đánh giặc. Lúc này, đồng chí Nguyễn Viết Xuân làm Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 14.
8 giờ ngày 18/11/1964, Mỹ cho máy bay thăm dò ở hai tuyến đường chi viện quan trọng (Đường 12 và Đường 16) và khu vực cầu Siêng Pan. Lúc này, trận địa ta bố trí trên cánh đồng lúa mới gặt, lựa chọn đúng thời cơ, ta nổ loạt đạn đầu tiên đánh đuổi máy bay Mỹ.
……. Cuộc chiến đấu kéo dài suốt 8 giờ liền……Trong khói bom mịt mù, Chính trị viên Nguyễn Viết Xuân vẫn bám từng khẩu đội, thăm hỏi anh em, động viên các pháo thủ giữ vững trận địa. Khi quay về vị trí chỉ huy, anh bị một loạt đạn 20mm bắn gãy nát đùi bên phải, máu chảy đầm đìa…..
…..Đến 4 giờ sáng ngày hôm sau, ngày 19/11/1964, Nguyễn Viết Xuân trút hơi thở cuối cùng…
Chiều hôm đó, đồng đội chôn cất đồng chí Nguyễn Viết Xuân, Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ Quân khu 4, Đảng viên ************* Việt Nam tại Bãi Dinh, nơi đây không gian khoáng đãng, đồi nối đồi, những bông lau trắng nở dịu dàng, nền nã và ấm cúng...”
2/ Ghi chú của Tuan Bim:
Thực ra, lúc hy sinh, anh Nguyễn Viết Xuân đang là chuẩn úy, chính trị viên phó đại đội. Bởi vì anh Xuân mới tốt nghiệp. Hồi đó, tốt nghiệp trường sỹ quan, chỉ được phong chuẩn úy.
Sau khi hy sinh, anh Xuân được truy phong cấp hàm thiếu úy, và truy phong chức vụ là chính trị viên đại đội.
Cá nhân Tuan Bim tôi, ngưỡng mộ anh Xuân. Mỗi khi nghe bài hát ‘Cùng anh tiến quân trên đường dài’, có nhưng câu như:
-Qua núi, qua sông, qua đồng lúa chín…
Cá nhân tôi, đều như muốn đứng nghiêm, kính cẩn chào người anh hùng Nguyễn Viết Xuân.

11/ Hình minh họa:
-Hình 1: sứ quán Pa-Thét-Lào gốc, ở 22 Trần Bình Trọng

Sứ Lào ở 22.jpg


-Hình 2: sứ quán Lào, mà trước đây của vua Lào, ở 40 Quang Trung

Sứ Lào ở 40.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(Tư liệu chiến tranh – Viết nhân dịp 46 năm cuộc Tổng tiến công 1975 )
SỐ PHẬN TƯỚNG NGHI – THÀNH VIÊN CỦA ‘TỔ CÔNG TÁC LAI XÁ’

1/ Lời phi lộ:
Tôi đã từng biên trong cái ‘tút’ về số phận của đại tá Thọ-Lữ trưởng lữ dù 3 Sài Gòn rằng:
-“…. tại Lai Xá (tháng 4- năm 1975), có ‘tổ công tác’ gồm tướng Nghi, tướng Sang, đại tá Thọ, trung tá Đính. Tổ này thường xuyên được họp với phái viên của Cục Tác chiến, để đưa ra các suy đoán về hành động của Sài Gòn….”.
Vậy nên, thiết nghĩ cũng nên biên vài dòng, về nhân vật số 1, của ‘tổ công tác Lai Xá’ này.

2/ Vài nét chấm phá về ‘trung tướng (3 sao) Nguyễn Vĩnh Nghi’ của quân đội Sài Gòn:
-Me-xừ Nghi sinh vào tháng 10 năm 1932 tại tỉnh Gia Định trong một gia đình khá giả.
Tháng 6 năm 1951, me-xừ Nghi đầu quân vào Quân đội Quốc gia (phía đối nghịch với ta), mang số quân: 52/120.091.
Đầu tháng 3 năm 1974, me-xừ Nghi được thăng cấp Trung tướng (3 sao).
-Sở thích cá nhân: thích nhảy đầm, uống rượu, gái gú và đặc biệt là rất thích dùng các loại huân, huy chương. Các bác có thể thấy tấm hình, me-xừ khi còn ở cấp thiếu tướng (2 sao), luôn đeo các loại huân, huy chương phủ kín đến tận thắt lưng.
-Đặc biệt, me-xừ Nghi rất thích …. làm giầu.
Theo Hồi ký của Nguyễn Cao Kỳ thì: “Nguyên tư lệnh các lực lượng Nam Việt Nam (tướng Nghi) ở đồng bằng sông Cửu Long, đã lấy cắp 8.000 đài vô tuyến và 24.000 vũ khí (phần lớn là M16) cá nhân do Hoa Kỳ trang bị,…..lương thực, thuốc trụ sinh, dụng cụ y tế... để tuồn ra chợ đen và bán cho "Việt cộng".
-Những đặc điểm này của me-xừ Nghi, đã lý giải phần nào cho việc, tướng Nghi đã hợp tác, và có những báo cáo rất tốt-có giá trị (khi công tác trong “tổ Lai Xá”) – cho Bộ Tổng Tham mưu của ta, góp phần vào thành công của chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975. (Sẽ được đề cập chi tiết ở phần sau).
-Đến đây, phải mở một cái ngoặc: Các cán bộ của ta, ông nào thích làm giầu không chính đáng, không bằng sức lao động chân chính, cũng đều đi theo con đường của tướng Nghi. Tức là: phản bội lại chính quyền mà họ đang phụng sự. Đơn cử: me-xừ Đinh La Thăng, me-xừ Nguyễn Bắc Son và bạt ngàn các me-xừ cao cấp khác.

3/ Tóm tắt việc tướng Nghi bị bắt sống tại trận tiền:
-Khi tra Gú-gồ, các bác gõ cụm từ: ‘bắt sống tướng Nguyễn Vĩnh Nghi’, lập tức có kết quả thế này: Khoảng 11.600.000 kết quả (0,46 giây). Hị hị.
Vậy nên, nhà cháu sẽ không mất thời giờ để kể lể chi tiết. Nhà cháu chỉ tóm tắt ý chính, dư lày thôi:
- Tối 16-4-1975, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, đại tá cố vấn Mỹ J.Lơ-uýt, cùng nhiều sĩ quan của Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 VNCH đang lẩn trốn ở khu vực bãi mía thuộc thôn Mỹ Đức (nằm giữa sân bay Thành Sơn và thị xã Phan Rang) -> đã bị lực lượng truy quét tàn binh của Sư đoàn 3 tóm gọn.

4/ ++++ GHI CHÚ ĐẶC BIỆT++++
Bắt đầu từ đây, các thông tin sẽ là từ tư liệu của:
- Thiếu tướng Lê Phi Long – Nguyên Trưởng phòng tác chiến mặt trận- Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu
- Thiếu tướng Tống Trần Thuật, nguyên Phó cục trưởng Cục nghiên cứu -Bộ Tổng tham mưu. (Hiện cụ sống ở số nhà 95 phố Lý Nam Đế -Hà Nội. Bác nào có thời gian, có thể đến hầu chuyện cụ).
- Thiếu tướng Phạm Đình Thức, nguyên Phó cục trưởng Cục Địch vận, năm 1975 ông là Trưởng phòng Nghiên cứu địch.
Đặc biệt, cụ Thức là “Tổ trưởng” của Bộ Tổng Tham mưu, trong những ngày làm việc với ‘Tổ công tác Lai Xá’ năm 1975 - mà trong đó có tướng Nghi.
+++ ++++ +++++
5/ Chuyện vui vui khi tướng Nghi gia nhập ‘Tổ công tác Lai Xá’:
Ngay sau khi máy bay vừa chở Nghi và Sang ra Bắc, và về Lai Xá, ta bố trí cho hai viên tướng này ở hai phòng riêng có giường ngủ, bàn làm việc và được đối xử tốt.
Một hôm, anh Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có tới tiếp xúc Nghi ở Lai Xá.
Khi anh Đạo hỏi chuyện Nghi quanh việc ăn, nghỉ tại trại, Nghi bảo: “Tôi nằm đệm quen rồi, về đây không có đệm nên rất khó ngủ!”. Theo chỉ đạo của đồng chí Phó chủ nhiệm, Trại Lai Xá liên hệ ngay với Bệnh viện 108 để xin hai chiếc đệm giường cho hai viên tướng ngụy.
NOTE:
Đối với các cụ đang đọc những dòng này vào tháng 4 năm 2021, hoặc với tướng Nghi quen sống trong chốn phồn hoa ở Sài Gòn, thì việc xin một tấm nệm ‘mút’ êm ái để ngủ, nó đơn giản như thò ngón tay lên để ngoái tai.
Ấy thế nhưng, hồi năm 1975 đó, việc xin một tấm nệm êm ái để ngủ, thì:
-nó như tiếng sét giữa trời quang,
-nó là một sự hoang đường không thể nào tưởng tượng ra nổi,
-nó (cái đệm ‘mút’ ấy) - là một vật, mà đa phần chả ai biết nó là cái gì,
Hồi đấy, cấp tá nhà ta, có 1 cái giường gỗ cá nhân, có một cái chiếu hoa để trải bên trên -> đó đã là một sự xa xỉ hiếm có …dồi.
Để cho dễ hình dung, sáng ngày mai, các bác mà đang đọc những dòng này, đến gập thủ trưởng cấp trên của mình, rồi:
-e hèm, anh cấp cho em 1 con ô tô Rôn-Roi, để sáng sáng, em chạy ra đầu ngõ, làm bát cháo lòng.
Cái sự kinh ngạc, cái sự đờ đẫn của ông thủ trưởng như thế nào, cũng như cái sự chết đứng hình của các đồng nghiệp như thế nào, khi nghe yêu cầu của bác, thì nó cũng tương tự như năm 1975, 1 tay tù binh, xin 1 cái đệm ‘mút’ để ngủ cho…êm.

6/ ‘Thành tích’ của tướng Nghi:
Tại Lai Xá, tướng Nghi đã cung cấp cho ta các thông tin:
6.1/ Nếu đánh vào Nha Trang:
-Thành phố Nha Trang chẳng có công trình phòng ngự …chó nào hết.
-Toàn bộ căn cứ, công trình quân sự, đều quay mặt chính ra hướng biển để cho…mát.
-Các ông đánh Nha Trang, cứ chạy tít ga vào đấy, chẳng đến 1 canh giờ, là Nha Trang …thất thủ.
6.2/ Nếu đánh vào Sài Gòn:
Cách phòng thủ Sài Gòn hiện nay là phòng thủ từ xa theo hình vòng cung từ Gò Dầu Hạ, Lai Khê, Biên Hòa, Xuân Lộc, lực lượng mỗi hướng có khoảng một sư đoàn. Còn trong nội đô thì không có chủ lực, không tổ chức phòng ngự kiên cố, chỉ có lực lượng cảnh sát, địa phương quân, nhân dân tự vệ… Nếu các ông diệt được lực lượng án ngữ vòng ngoài, khống chế và làm tê liệt sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hoà và chiếm được hai mục tiêu quan trọng là Bộ tổng Tham mưu và trại Hoàng Hoa Thám của quân dù thì các ông sẽ làm chủ Sài Gòn, Sài Gòn sẽ sụp đổ nhanh.
6.3/ Phương án đánh Sài Gòn:
Sài Gòn chỉ phòng thủ bên ngoài, nếu Phan Rang, Xuân Lộc… bị đập vỡ thì Quân giải phóng có thể mạnh dạn thọc sâu, chia cắt, bắt sống đầu não chính quyền Thiệu.
6.4/ Tình hình các sân bay:
Phía chúng tôi chủ yếu dựa vào không quân của bốn sân bay Thành Sơn, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất và Cần Thơ. Nay sân bay Thành Sơn đã bị mất, chỉ còn lại ba cái mà quan trọng nhất là sân bay Biên Hòa vì toàn bộ máy bay F.5 và A.37 đều được sửa chữa và bảo trì tại đây, còn sân bay Tân Sơn Nhất và Cần Thơ không có kỹ thuật để bảo trì hai loại phản lực này. Muốn khống chế sân bay, dùng pháo bắn từng đợt cũng tốt, nhưng trong lúc này tôi sợ nhất lối bắn liên tục kéo dài của các ông, cứ 15 - 30 phút bắn một đợt, mỗi đợt vài phát vào hai đầu đường băng. Như vậy thợ máy không dám ra bảo dưỡng và lắp bom, máy bay không dám cất cánh.
6.5/ Tình hình các tổng kho:
Hiện nay kho Cái Bè và kho Cát Lái là quan trọng nhất. Kho Cái Bè chứa xăng dầu, kho Cát Lái chứa đạn dược. Kho Long Bình chứa hàng hóa và một số vật tư, thiết bị máy móc. Còn chiếm cái nào, phá hủy cái nào là tùy các ông.
6.6/ Tình hình vùng 4 chiến thuật (đồng bằng sông Cửu Long):
- Hỏi: Vùng 4, vùng chiến thuật quan trọng, xưa kia nằm dưới quyền của ông, có thể là nơi tử thủ cuối cùng của quân đội cộng hòa hay không?
- Đáp: Không, trăm ngàn lần không. Tôi chưa bao giờ nghe nói kế hoạch này và tôi tin là không có, vì vùng 4 không chuẩn bị cơ sở tiếp tế và hậu cần.

7/ Nhận xét của Bộ Tổng Tham mưu về đóng góp của tướng Nghi:
- Nguyễn Vĩnh Nghi đã thành khẩn khai ra tất cả những gì ông ta biết về quân đội Sài Gòn, từ vũ khí, khí tài đến cách bố trí lực lượng.
- Lời khai của ông ấy phù hợp với thông tin mà các lưới tình báo của ta báo về.
- Có những nhận định khá xác đáng về những vị trí hiểm yếu có thể chọn làm điểm xuất phát tiến công Sài Gòn. Ví dụ, ông ta cho rằng, về hướng hiểm yếu để tiến công Sài Gòn thì “tiến công từ Gò Dầu hạ - Trảng Bàng” là dễ chiếm thế thượng phong nhất.
- Đây là những thông tin được đánh giá là cực kỳ quan trọng mà Cục tác chiến có được.
+++ +++ +++ Hết trích dẫn từ các cụ tướng của nhà ta.

8/ Còm thêm của cá nhân tôi:
Lời nhận xét của tướng Nghi về: Tình hình vùng 4 chiến thuật (đồng bằng sông Cửu Long) ->là rất quý giá.
Bởi thế, Đoàn 232 gồm Sư đoàn 5, Sư đoàn 3, Trung đoàn 16, các đơn vị pháo binh, xe tăng, ...đã từ hướng Tây Nam của Sài Gòn, không thèm đếm xỉa đến sau lưng mình là Vùng 4 chiến thuật còn đầy đủ lực lượng của đối phương, đã tạo thành mũi tiến công thứ 5, từ hướng Nam, đánh một trận ‘tất tay’ vào Sài Gòn, kết hợp với 4 mũi tiến công khác, làm nên thắng lợi chung cuộc ngày 30/04/1975.

9/ Đoạn vĩ thanh của tướng Nghi:
Sau ngày 30/04/1975, tướng Nghi được đưa đi ‘học tập’ ở Suối Dầu, ở Khánh Hoà, ở Đà Nẵng, ở Sơn Tây tổng cộng là 13 năm.
Đến năm 1988 thì ‘tốt nghiệp’. Sau đó được Mỹ đón đi định cư năm 1992 theo chương trình Ra đi có trật tự (H.O).
Hiện nay, tướng Nghi vẫn còn sống tại Mỹ. Nhưng không ai biết được nơi ở chính xác của tướng Nghi.
Hầy a.
Đã 46 năm trôi qua. Bây giờ đã có thể bình tâm nhìn nhận mọi việc một cách công tâm hơn.
Cá nhân tôi, cho rằng cũng nên ‘biểu dương’ những thành tích của tướng Nghi khi công tác tại Lai Xá ở một góc độ nào đó. Chí ít là cũng nên viết một lá thư tay khen ngợi, mà người ký là tôi- nguyên là một sỹ quan Hải quân.
Tiếc rằng, không có địa chỉ của tướng Nghi.
Nếu con cháu của tướng Nghi có chơi FB và có đọc được những dòng này, thì hãy coi đây là một lá thư biểu dương, do người ký là một trung úy Hải quân nhé.

10/ Hình ảnh minh họa:
+ Hình 1:
- Mr. Nghi khi còn là thiếu tướng 2 sao. Đúng như lời đồn là: thích đeo huy chương đầy người.
- Mr. Nghi năm 1988, sau khi ra trại, về tư gia ở Sài Gòn.
giấy ra trại-1.jpg



+ Hình 2:
- Giấy ra trại của Mr. Nghi (bản rút gọn)
giấy ra trại-2-trung tướng Nghi-ra trại 1988.jpg



+ Hình 3 và 4:
Một bộ giấy tờ đầy đủ, để xuất cảnh sang Mỹ theo diện H.O, gồm
-Giấy ra trại, bản full (đầy đủ) của một người tên là Thủy,
-Giấy xuất cảnh theo diện H.O, của người tên là Thủy nói trên
(Mr. Nghi cũng có một bộ đầy đủ như trên)

giấy ra trại-3.jpg


giấy ra trại-4.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(Biên tiếp chuyện ở I-Raq, thời làm bạn với Tổng thống Xát-Đam)

VẶT LÔNG TR…Y…M



Thời ấy, ở xứ ấy, muôn vật đều no đủ.

Đối với người thì:

Bất kể me-xừ là dân tộc gì, từ công dân bản địa của xứ sở tại 1-rắc, tới ông nhập cảnh vào đất này, cho giù mang quốc tịch Mỹ hay Tu-mu-ti, tất thẩy đều được xa-điếc Xát-đam trợ cấp cho tiền ăn là 30 đi-na/tháng.



Muốn biết 30 đi-na nó nhiều hay ít, các bác hãy hình dung thế này.

Một túi bánh mì 15 chiếc, to tầm chiếc bánh mì 3 ngàn ở xứ Việt ta thời nay (năm 2021), có giá là 2 rô-bọ, tức là nửa đi-na. Một túi gà đã làm sạch, mổ sẵn, nhập từ Thổ nhĩ kỳ, tầm 1 ký rưỡi/túi, có giá là 1 phẩy 2 đi-na. Trứng gà cũng nhập từ Thổ nhĩ kỳ, bán từng thùng các-tông một. Một thùng các-tông đựng 12 vỉ, mỗi vỉ 30 quả, giá 1 thùng các-tông là 5 đi-na. Đại loại thế.



Đối với loài vật thì:

Thỏ hoang chạy hàng đàn ở khu ký túc Ma-mu-dia, nơi nhà cháu trú ngụ. Chó hoang chạy rầm rập theo đội hình, khi chúng băng ngang đường cao tốc 12, dẫn từ Ma-mu-dia đến Đo-ra, là một quận của thủ đô Bát –đát, nơi có công trường mang bí số 74-là nhà máy lọc dầu Đo-ra, nơi nhà cháu làm chỉ huy trưởng người Việt ở đấy.

Chim thì con nào con nấy, béo trương béo nứt vì mỡ máu.

Bởi lẽ. Ngay đối với dân Việt ta, mỗi khi mua bánh mì, ít nhất cũng phải mua 1 túi như đã nói ở trên. Làm sao có thể ăn hết cả túi được, thường chỉ ăn hết một nửa, là đã phải vứt phần còn lại vào thùng rác. Mà các thùng rác ở xứ 1-rắc ấy, rất đặc thù. Bởi thùng rác luôn được làm bằng các thùng phi nhựa đường đã hết, đen xì. Và rác đựng trong thùng, đa phần là đồ ăn. Muông thú không mỡ máu mới là sự lạ.



Xứ I-rắc ấy, muôn vật đều no đủ, nên luật pháp rất hà khắc. Cực kỳ hà khắc là đằng khác. Đặc biệt đối với tội danh ăn cắp, hay bắt trộm động vật. Những tên trộm, thường được gọi là A-li-ba-ba (đối với dân Việt ta, danh từ A-li-ba-ba lại là một danh từ hay, vì thế, sử dụng danh từ này ở xứ I-rắc là cả 1 sê-ri chuyện hài). Hình phạt nhẹ nhất đối với các A-li-ba-ba là chặt béng đôi tay – không nói nhiều.!



Dẫn chuyện như trên, để thấy rằng, nhà cháu luôn phải quán triệt cho lính của mình, là đừng có léng phéng đụng vào bất cứ cái gì của xứ I-rắc.

Nhà cháu luôn dặn anh em, là hãy làm theo lời của cổ nhân, là: ‘đi qua ruộng dưa-chớ sửa dép. Đi qua vườn mận - chớ gãi đầu’.

Dặn đi dặn lại, là bởi biết lính Việt mình, trùm thích cải thiện. Mà chim ở xứ này, con nào con nấy, béo núc ních, lại rất dạn người.



Ai đời, dưới bóng mát của các cây hồ đào, nơi lính Việt ta thường ngồi nghỉ giải lao, lũ chim cu gáy, lại rất thích đậu.

Để tránh bị chim ị vào đầu, lính ta thường xua chim bay đi.

Nhưng lũ chim cu gáy, béo ục ịch, lại rất lười nhác. Đến mức khi bị lính ta lấy tay định đẩy ngã, lũ chim chỉ né người sang bên để tránh, chứ chả thèm hé mắt nhúc nhích.

Thế mới lo.



Lỗi lo của nhà cháu, càng ngày càng tăng lên so với thời gian trôi đi.

Bởi thời gian đầu, mới sang xứ người, còn lạ nước lạ cái, tiếng tăm lại không biết, nên bớt sợ anh em lính Việt làm càn.

Chứ ở lâu, quen quen 1 tý, bập bẹ vài từ ngữ bản địa 1 tý, là vô cùng kinh sợ con dân nước Việt giở máu anh hùng.

Nỗi lo chẳng cần đợi lâu.





Hôm ấy, tầm như đâu sau 6 tháng đến công trình mang bí số 74 của Bộ Quốc phòng I-rắc, giờ tan tầm buổi chiều, nhà cháu được gọi gấp ra cổng bảo vệ.



Oài, phi con xe Toyota pick-up ra đến nơi, đã thấy 3 thằng thuộc Lực lượng Vệ binh Cộng hòa I-rắc, đang lăm lăm tiểu liên AK và vài ông lính Việt nhà ta với vẻ mặt phớt đời, đang đứng ngồi bên cổng.



Tụi Vệ binh Cộng hòa I-rắc bẩu nhà cháu:

- lính của mày vi phạm lệnh cấm.

Nhà cháu từ tốn bảo chúng:

-gượm hẵng, mày để tao ra làm ‘công tác Đ…..ảng-công tác chính trị’ cho lính của tao đã.



Gập các ông Việt Nam anh hùng, chưa kịp hỏi, 1 cu mặt phớt đời nhất, đã ‘nổ’ luôn:

- anh không việc gì phải ‘xoắn’, cứ để em vào giải thích cho nó.



Ừ, đã 6 tháng qua rồi, anh em Việt mình, nhiều tay sáng dạ, đã có thể vừa bập bẹ, vừa dùng ngôn ngữ body, để diễn tả điều mình cần, thế mà 2 bên cũng hiểu nhau ra phết.

Tin anh em, mà cán bộ thì phải tin chiến sỹ, nhà cháu ừ hữ:

- cậu ra giải thích xem thế nào đi.



Tay mặt phớt, xách túi, đi ra gập luôn bọn Vệ binh Cộng hòa.

Vừa dùng tiếng a-ra-bi, vừa dùng điệu bộ cơ thể, cả nhà cháu và bọn Vệ binh Cộng hòa I-rắc đều hiểu cu kia diễn thuyết rằng:

-Tao bắt mấy con cu gáy, không phải để măm- măm, mà để tao viết thư, rồi tao buộc thư đó vào chân mấy con này, rồi thả mấy con này bay đi (cu chàng làm động tác vỗ cánh như các bê bi vườn trẻ múa bài ‘chim yêu hòa bình’. Hị hị). Thế là thư của tao, sẽ được lũ chim mang về cho vợ tao ở Việt Nam. Vợ tao sẽ cảm động lắm (cu chàng làm động tác quẹt nước mắt như trong cải lương ‘chuyện tình Lan và Điệp’. Hị hị).



Chẳng cứ cô vợ tưởng tượng. Mà chính ngay mấy thằng Vệ binh Cộng hòa cũng cảm động. Mắt đỏ hoe, thằng Vệ binh Cộng hòa to cao, ôm cu mặt phớt vỗ về, rất chi là ‘xa-điếc sâu-sâu’.

Ấy, thế nhưng chuyện lại không dừng ở đó.

Khi mấy thằng Vệ binh Cộng hòa dở chiếc túi thứ hai ra, thì lòi ngay ra 5 con cu gáy khác, đã được mổ bụng sẵn và vặt lông sạch sẽ.!!!



Ối thánh A-la, nhà cháu mong vô cùng có một quả đạn đại bác 105 ly nổ đánh oàng 1 cái, để có cái hố, cho nhà cháu chui vào.



P.S.

Đưa lên tấm ảnh, nhà cháu ở tại ký túc xá Mạ-mu-dia, ngoại ô Bát- Đát.


Canh car Mamudia.jpg


Nếu bác nào trong cõi ‘Phây’ này, có quen biết người sang xứ I –Rắc làm việc thời 1987-1992, hẳn đều biết, ký túc xá Ma-mu-dia là ký túc xá thiên đường và đẹp đẽ nhất của toàn thể lao động người Việt tại I-Rắc. Ký túc xá này được người Ý thiết kế và thi công, dành cho người Ý sang làm việc ở. Nhưng không hiểu sao, người Ý không đến nữa, và được giành cho người Việt làm ở thủ đô Bát-Đát, tại các công trình 74 (lọc dầu); công trình 69 Ca-cạ (bom nguyên tử).

Tất cả người Việt làm tại I-Rắc, ở những địa danh khác, ở những công trình khác, đều không được ở những ký túc xá như vầy.

Thêm một thông tin, thị trấn Ma-mu-dia bây giờ, là thánh địa của các lực lượng chống đối Mỹ và liên quân, cũng như chính phủ I-raq bây giờ.

Chính quyền Baghdad luôn coi đây là vùng đất đối nghịch, và đã mở vô vàn cuộc càn quét vào khu vực này.

Nói thế để các bác biết, tình hình ăn ở của dân Việt ta, tại xứ sở I-Rắc.



----- -----

(Muốn biết câu chuyện của mấy cậu lính Việt bị phạt như thế nào, mời các bác đọc hồi sau sẽ rõ)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(Biên tiếp chuyện ở I-Raq, thời làm bạn với Tổng thống Xát-Đam)

PHẦN 2 CÂU CHUYỆN ‘VẶT LÔNG CH…YM’



Tôi đã từng được một ông có tài xem bói, phán rằng:

- Chú mày xem ra có ‘quý nhơn’ phù trợ.

Không rõ thực hư thế nào, nhưng ngẫm kỹ lại, thấy dường như cũng có vẻ hơi hơi…..đúng. Về lời phán của ông thầy bói, tôi sẽ chỉ kể ở đây 2 giai đoạn liền nhau, một là những năm cuối cùng tôi ở trong quân, và hai là những năm tháng tôi làm bạn với Tổng thống Xát-Đam, ngay sau khi giải ngũ.



1/ Thời trong quân:

Như đã kể trong bài ‘Ký ức về Hải đội tầu ngầm đầu tiên’, thì những năm cuối của đời quân ngũ, tôi được điều về Đoàn 22 Hạ Long.

Thời ở Đoàn 22, nếu như căn cứ vào lời ông thầy bói, thì tôi có tất cả 3 ‘quý nhơn’.

‘Qúy nhân’ thứ nhất là phải kể đến là cụ Vinh – Đoàn trưởng. Thủ trưởng Vinh chính là người xin nhận tôi về từ Bộ Tư lệnh Hải Quân.

Khi tôi về Đoàn 22, thì ngoài công tác chuyên môn, tôi được cụ Vinh sử dụng như là một cái ‘Ai – phôn’ ngày nay. Nghĩa là bất cứ khi nào Đoàn 22 có khách quý đến vì công chuyện, hoặc cụ Vinh đi đâu công tác, nhất thiết cụ Vinh đều gọi tôi đi cùng.

Cũng chính vì thế, mà các vị tướng có liên quan đến nhiệm vụ quân sự của Đoàn 22, như cụ Phùng Thế Tài (thượng tướng – phụ trách khối Quân – Binh chủng), cụ Bùi Phùng (thượng tướng – phụ trách mảng Hậu cần), cụ Phạm Ngọc Mậu (thượng tướng – thủ trưởng bên Tổng cục chính trị), cụ Lê Khoa (Cục trưởng Cục tài vụ - thiếu tướng thời tôi còn tại ngũ, trung tướng sau khi tôi đã ra quân), cụ Lê Quang Hòa (thượng tướng – Thanh tra quân đội), thì tôi thường xuyên được tháp tùng cụ Vinh đi về Hà Nội, rồi vào trong Thành, để gập các cụ kể trên. Rồi cả nhiều lần đến nhà riêng của các thủ trưởng đó, cũng vẫn là tôi tháp tùng cụ Vinh. Ngoài các cụ trên, còn nhiều cụ tướng khác, nhưng không thường xuyên, nên tôi không nhắc lại ở đây.

Ở Hải quân, thì có 3 cụ tướng mà tôi cũng hay được đi theo cụ Vinh là: cụ Cương (Phó Đô đốc – Tư lệnh. Sau khi tôi ra quân thì cụ Cương lên Đô đốc), cụ Hoàng Hữu Thái (Chuẩn đô đốc – phó tư lệnh), và cụ Nguyễn Dưỡng (Chuẩn đô đốc – cụ này được bọn tôi gọi là ‘ông tốt lắm’ – bởi suốt ngày nói câu: ‘cậu đấy à – tốt lắm’).

Cũng do là hay được đi theo cụ Vinh gập các tướng, nên tôi biết được khá nhiều câu chuyện về ‘thâm cung bí sử’, mà bây giờ, tôi hay kể trong ‘Nhóm Góc khuất’ trên FB.



‘Qúy nhân’ thứ nhì là chị Lẫm – trung úy quân nhân chuyên nghiệp – bếp trưởng khu A. Các đồng đội của tôi ở Đoàn 22 trên FB, chắc chắn là còn nhớ đến chị Lẫm. Nhờ có chị Lẫm, mà suốt thời gian tôi làm lính ở Đoàn 22, lúc nào tôi cũng được no đủ. Đơn cử một chuyện. Những ngày đầu tiên tôi mới về Đoàn, có một dịp liên hoan về lý do gì đó không nhớ, nhưng hôm đó tôi bị ép uống rượu ‘Tam xà đởm’ của quân y đến say mềm. Sáng hôm sau không dậy nổi để đi ăn sáng. Thế là khoảng 8 giờ, chị Lẫm lò dò đi xuống ‘Nhà cán bộ’ chỗ tôi nằm, bưng theo 1 tô cháo bên trong có nguyên 1 quả tim heo to tổ bố chưa thái, rồi ngồi quạt và ép tôi ăn. Cha mẹ ơi, tôi chưa bao giờ ăn tim heo, từ bé cho đến tận hôm nay-năm 2021 – vì…. sợ. Hôm đó tôi phải dỗi, không để cho chị Lẫm xúc ăn, để chị về cho tôi ăn một mình. Thực ra, sau khi chị đi lên bếp, tôi phải cấp tốc nhờ chú em Ngòi, là công vụ của Ban tôi, vào giải quyết hộ. Thằng em Ngòi thường xuyên được giúp ông anh, nên mắt lúc nào cũng sáng quắc như đèn pha ô tô.



‘Qúy nhân’ thứ ba, là cô bé ở Thư viện. Nhưng chuyện này chưa kể được.



2/ Thời làm bạn với Tổng thống Xát-Đam:

Thời làm bạn với Tổng thống Xát-Đam. Tôi cũng có 3 ‘quý nhân’ phù trợ’.



‘Qúy nhân’ thứ nhất là phải kể đến là cụ Thánh A-la. Chắc là nhờ có cụ Thánh, nên tôi mới được phân về đoàn ở thủ đô Baghdad, và lại được ở trong khu Ký túc xá Mạ-mu-đia.



‘Qúy nhân’ thứ nhì là Ngài Sa-ba.

Ngài Sa-ba là Phó Tổng chỉ huy nhà máy lọc dầu Dora, công trình này mang bí số 74 của quân đội I-Raq. Ngài Sa-ba hơn tôi tầm 15 tuổi. Ngài từng du học ở Mỹ, và hay nhất, Ngài là người theo đạo Thiên chúa, chứ không phải là người theo đạo Hồi hà khắc. Ngài là người yêu mến Việt Nam. Ngay từ năm 1968 khi đi du học ở Mỹ, và đến tận năm 1975 khi đã về I-Raq, Ngài thường xuyên đi đầu trong các cuộc biểu tình ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ. Nên khi gập đoàn Việt Nam đến công trình 74, Ngài dành cho thiện cảm đặc biệt. Với tôi là chỉ huy ở đấy, Ngài luôn dành cho những biệt đãi, phải nói là hơn thông lệ. Ví dụ, ở công trường 74 (cũng như các công trường khác trên đất I-Raq), luôn có những ngôi nhà di động, được nhập khẩu nguyên chiếc, làm bằng gỗ, dùng để làm văn phòng tạm thời cho các đơn vị đến thi công công trình. Công trường 74 có khoảng 12 đơn vị đến thi công từ 12 nước khác nhau. Nhưng ngôi nhà gỗ mà Ngài Sa-ba cấp cho tôi để làm văn phòng, là cùng tiêu chuẩn với các ‘Ca-ra-van’ (tiếng địa phương, chỉ những ngôi nhà gỗ di động) của các nước thuộc nhóm 1 như nhà thầu Anh, hay Tiệp Khắc, cao cấp hơn hẳn những văn phòng tạm thời của các nước thứ 3 khác (Ấn Độ chẳng hạn). Tiện nghi bên trong rất xa hoa. Gồm hai phòng ở hai bên, có thể dùng làm phòng ngủ hoặc phòng làm việc. Chính giữa là khu vực bếp có đầy đủ mọi thứ, như tủ bếp của các ngôi biệt thự ngày nay (năm 2021) và khu nhà vệ sinh xịn xò. Có đến 3 điều hòa lắp cho 3 khu vực kể trên. Tôi còn được cấp 1 con Toyota Pick-up để đi lại trong công trường. Ngài cho phép tôi có thể đến văn phòng của của Ngài bất cứ lúc nào, để trình bầy mọi việc.



‘Qúy nhân’ thứ ba là nàng Dalia. Nàng là cháu gái ruột của Ngài Sa-ba. Năm đó, nàng tầm 22 tuổi, làm kế toán của nhà máy lọc dầu Dora, đặc trách thanh toán cho đoàn Việt Nam. Đương nhiên, nàng cũng theo đạo Thiên chúa, nên ứng xử như những cô nàng châu Âu, chứ không huyền bí như những cô nàng Ả-rập khác.

Tôi kể ra chuyện này, và mong được nàng xá tội.

Số là ngày đầu gập chủ đầu tư (tức là nàng), theo thông lệ của Việt Nam (tôi đoán là trên thế giới cũng thế), tôi có mang tặng nàng chút quà mọn để ra mắt xã giao. Qùa là một chiếc nhẫn mua ở Hàng Đào. Hồi năm 1988, tôi mua một vốc nhẫn đấy ở Hàng Đào, định sang I-Raq bán kiếm tiền (tất nhiên, chuyện đổ bể và không thành), giá 1 chiếc nhẫn đâu như 5 xu – tương đương 1 chén trà vỉa hè (bây giờ trà chén vỉa hè là 5 ngàn). Chiếc nhẫn đó, hình như làm bằng sắt mạ inox, có mặt nhẫn đính vài hạt thủy tinh, giả làm kim cương, nom cũng lấp lánh, rõ là rất ‘đồ hàng mã’. Thế mà nàng thích lắm và cảm ơn rối rít. Đến lần gập thứ 3, thì tôi thấy nàng đã vất mọe nó hàng ký lô vàng đeo trên cổ tay và trên mấy ngón tay ngọc ngà ở cả hai tay, đi đâu mất tiêu. Chỉ còn đôi tay để trần, nom……thương lắm!. Nàng đưa cho tôi chiếc nhẫn ‘hàng mã’ mà tôi tặng hôm đầu, và sẽ sàng bẩu: ‘Put it in for me, my dear’ (Chàng đeo vào tay hộ i..em). Ối trời, lần đầu tiên được cầm bàn tay mềm mại của công chúa Ả-rập, tôi như thằng sắp chết vì run sợ, lẩy bẩy mãi mới đeo được vào ngón tay cho nàng, bị ăn mấy cái lườm kinh hồn. Tôi sợ một phần là vì nhát gái. Ấy nhưng mà nỗi sợ lớn nhất, là cái nhẫn ‘hàng mã’ kia, nó bong mọe nó nước mạ hoặc rơi mất mấy hạt thủy tinh, thì đoàn Việt Nam có mà ….ăn cám. Nhưng nhờ có Thánh A-la phù hộ, nàng chỉ đeo mỗi tháng 1 lần, vào ngày 21 hàng tháng, là ngày mà tôi gập nàng cả buổi sáng để làm lương, còn các ngày khác, nàng cất chiếc nhẫn ‘hàng mã’ kia vào hộp, cho nó…mới!!! Mà mỗi lần gập nàng, khi ra về, bao giờ trong đống giấy tờ, nàng cũng ý tứ kẹp vào trong đấy một thanh súc-cù-là to tổ bố. Có điều là đến tay tôi, thanh súc-cù-là chẳng còn thấy vị thơm của ca cao, mà chỉ toàn thấy mùi hương của nàng, ăn kẹo mất cả ngon, phí của giời.!!!



3/ Kể nốt chuyện ‘Vặt lông chim’:

Sau khi tụi Vệ binh Cộng hòa tìm thấy 5 con chim cu gáy đã bị mổ bụng và làm lông sạch sẽ, không còn cách nào khác, tôi đành nhận lỗi và cam kết sẽ phối hợp với ‘kỳ-bia’ I-Raq (tiếng a-ra-bi, ‘kỳ bia’ là thủ lĩnh), để trừng phạt nghiêm khắc những người phạm tội.

Trước hết, tôi yêu cầu cho cậu phó đoàn Việt Nam, dẫn toàn thể quân Việt ra xe ô tô của nhà máy, để trở về Ký túc xá ở Mạ-mu-đia. Còn tôi sẽ ở lại cùng 4 cậu lính phạm tội.

Tôi đồng ý với tụi Vệ binh Cộng hòa là nhốt 4 cậu lính Việt kia vào công ten nơ, chờ tôi lên báo cáo với ‘kỳ-bia’ công trình 74 xuống giải quyết.

Sau khi nghe thấy tiếng ‘tách’ của chiếc khóa bập vào cánh cửa công ten nơ, tôi phóng vội con xe pick-up lên khu văn phòng của nhà máy lọc dầu Dora.

Trên đường vào gập Ngài Sa-ba, tôi va phải cô cháu gái của Ngài. Dalia đang chuẩn bị ra về. Thấy vẻ mặt căng thẳng và phiền muộn của tôi, nàng giơ cả đôi tay mát lạnh, bởi được bọc trong vài ký lô vàng, chặn tôi lại. Tôi kể vắn tắt sự việc cho nàng nghe, đặc biệt nhấn mạnh rằng, tôi đang lo nhất cho mấy cậu lính Việt, đang bị nhốt trong công ten nơ ở cổng ra vào, bên cạnh trạm gác của Vệ binh Cộng hòa. Nói chuyện vội vàng với nàng công chúa, rồi tôi ‘mạ-xa-lam’ (chào từ biệt) nàng, và tôi đâm bổ vào phòng Ngài Sa-ba.

Sau khi thủng hết câu chuyện, Ngài Sa-ba liền bảo tôi lái xe ô tô đi theo sau xe của Ngài ra công trường.

Ra đến nơi, chẳng hiểu sao, đã thấy 4 ông lính người Việt, mặt buồn như những chú cún con ‘tiền rưỡi’, đã được ra khỏi công ten nơ khóa kín, đang ngồi phệt bên ngoài công ten nơ, bên cạnh là 3 thằng Vệ binh Cộng hòa khoác tiểu liên AK 47, và nàng Dalia kiều diễm. Tất cả đang cười nói gì đó như vừa trúng con ‘lô xiên’.

Nàng công chúa đưa mắt nhìn tôi, nhưng hồn vía tôi lại như đang dồn sự chú ý vào Ngài Sa-ba, nên hình như nàng Dalia kiều diễm có ngúng nguẩy 1 tý, như ra chiều hờn dỗi thì phải. Ôi …zồi. Ai biết đâu đấy, tôi còn có việc khác phải lo hơn.

Ngài Sa-ba và mấy thằng Vệ binh Cộng Hòa, nói với nhau bằng tiếng A-ra-bi một hồi, sau đó, Ngài Sa-ba quay lại chỗ tôi:

-Hãy bắt mấy cậu phạm tội kia, mang mấy con chim xấu số, ra cánh đồng củ cải ngoài kia, làm lễ an táng theo nghi thức nhà binh.

Không vỗ vai tôi một cách thân tình như thường lệ, mà Ngài Sa-ba chỉ nháy mắt đầy bí hiểm cho mình tôi nhìn thấy, rồi quay lại chỗ tụi Vệ binh Cộng hòa.

Ngài lại nói một hồi, chỉ thấy tụi Vệ binh rập gót, đứng nghiêm, miệng hô ‘Mạ lum’ ba lần (Mạ-lum là ‘Rõ’, hoặc ‘đã hiểu’).

Tôi bắt tay tiễn Ngài Sa-ba, còn khi bắt tay nàng công chúa, thì nhận được một cái cấu nhẹ bằng móng tay của nàng, mà đến hôm nay, tôi mới lờ mờ nhận ra, là cái sự hờn dỗi ấy, chính là bởi sự vô tâm của tôi.

Sau khi cả hai ‘quý nhân’ đã đi khuất, thì tôi, một thằng Vệ binh Cộng hòa cầm tiểu liên, và 4 chú lính Việt phạm tội, lên đường đi chấp hành lệnh của Ngài Sa-ba.

Công việc xong xuôi, 4 ông lính Việt đứng nghiêm, còn thằng lính Vệ binh đưa AK lên trời, bắn 3 loạt. Do căng thẳng, nên tôi cũng không nhớ là mỗi loạt đạn có mấy viên.



Trên đường về lại Mạ-mu-đia, 4 chú lính Việt ngồi im như thóc, qua kính chiếu hậu, tôi thấy các chú thỉnh thoảng lại lắc tay, dường như kiểm tra xem, đôi tay của mình còn dính trên vai hay không.



(À, nếu các bác có nhã hứng, thì câu chuyện về nàng công chúa xứ Ba-tư vẫn còn)

Hình minh họa:

-Hình 1:

Nhìn những chó cún con ‘tiền rưỡi’ biết lỗi như thế này, chẳng ai còn muốn phạt roi.

01.jpg


-Hình 2:

Bản đồ thị trấn Mạ-mu-đia và khu ký túc xá của người Việt.

02.jpg


-Hình 3:

Bản đồ nhà máy lọc dầu Dora mang bí số 74 ở thủ đô Baghdad.

03.jpg


-Hình 4: Bản đồ tuyến đường đi từ Mạ-mu-đia đến Dora.
00-đường đi.jpg



--------- ----------
Mời các bác đọc tiếp các số sau về nàng Dalia
 

thanhtrung052

Xe tăng
Biển số
OF-174986
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
1,493
Động cơ
372,621 Mã lực
Hấp dẫn quá.k kém chuyện lính của cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top