[TT Hữu ích] Những hồi ức của một lính Hải quân

GMHSCC

Xe tải
Biển số
OF-787341
Ngày cấp bằng
12/8/21
Số km
358
Động cơ
32,641 Mã lực
Tuổi
41
THÁNG 2 – MÙA HOA ĐÀO

Bây giờ là tháng 2 năm Nhâm Dần 2022.
Tháng 2 dương lịch, thường là tháng Tết, tháng có hoa đào và bánh chưng xanh.
Tháng 2 dương lịch đến, tháng của các đôi tình nhân, với hoa hồng đỏ, được bọc gói trong giấy mầu xanh.
Nhưng tháng 2 đến, kể từ khi đeo quân hàm thiếu úy vào năm 1979, Baoleo/Tuan Bim tôi, chỉ luôn nhớ đến hình ảnh ‘hoa đào vương trên báng súng’, đến cuộc chiến tháng 2 năm 1979 đánh Trung Quốc quân thù, đến dòng máu đỏ của người lính-ẩn dấu trong bộ quân phục xanh mầu lá rừng.
Trong cuộc chiến đấu đánh quân thù Trung Quốc ấy, cũng có những tình yêu rất đẹp, cháy hết mình vì nhau.

Đồng đội Trọng Bảo (nguyên ‘đài trưởng’ điện đài sóng cực ngắn 884, tiểu đoàn 3, trung đoàn 246, sư đoàn 346) ở trong ‘Ký ức Cao Bằng tháng 2/1979’, đã kể rằng:
-“Trước khi chiến tranh đánh quân Trung Quốc nổ ra, tại tiền duyên mặt trận, có một nữ chiến sĩ thông tin yêu một anh lính công binh.
Ngày 16-2 -1979, họ gặp nhau bên bờ suối. Họ đều có linh cảm một cuộc chiến tranh tàn khốc sắp nổ ra. Trong lúc chia tay cô gái đã cầm bàn tay anh lính công binh đặt lên ngực mình. Chàng lính trẻ lần đầu tiên trong đời biết thế nào là bầu vú thanh tân của người con gái. Sau phút bàng hoàng run rẩy chàng lính trẻ muốn lấn tới. Nhưng đó lại là ngày cô gái thấy tháng. Vì thế mà cô gái đã hẹn: - Ngày mai em sẽ tìm anh!
Cái ngày mai ấy cô gái - người nữ chiến sĩ thông tin sẽ trao cho anh tất cả. Nhưng ngày mai ấy cuộc chiến tranh biên giới đã nổ ra. Chàng lính công binh và cô gái đều đã hi sinh”.
Họ đã để lại một tình yêu, một lời hứa, một niềm ao ước mãi dở dang...
Nhưng Baoleo/TB tin rằng, ở trên bầu trời xanh thẳm, họ vẫn tìm và hiến dâng cho nhau.
-“Không có hương nhang, không có hoa, chắc là chỉ có những cành lá xanh cắm lên nấm đất ướt đẫm sương đêm ở nơi biên thùy xa xôi này. Họ đã nằm lại với mảnh đất nơi tuyến đầu đang cuồn cuộn lửa cháy ngút trời.
Những người lính ấy đã ngã xuống giữa một mùa Xuân.
Đó là một mùa Xuân lạnh lẽo, đau thương, cánh hoa đào rừng vương trên báng súng của những người lính trong một cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, không cân sức với quân xâm lược bành trướng tàn bạo để bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc thân yêu”.

NOTE:

-Hình 1 là:
Binh nhất, chiến sĩ Lý Mý Sùng thuộc đại đội 11, dân tộc H’Mông, quê ở Hà Giang đã bám trụ suốt các ngày 17 – 18 – 19/02/1979 ở mỏm 1, chốt cây đa thứ nhất, ở cửa khẩu Bình Mã.
Không nhận được lệnh rút lui, Lý Mý Sùng một mình một khẩu súng máy, dù không được tiếp tế, không thức ăn nước uống gì vẫn cứ trụ lại đến cùng chiến đấu đẩy lui nhiều đợt tấn công của quân địch, giữ vững trận địa suốt ngày 19-2. Đến tối, các chiến sĩ trinh sát phải băng qua làn lửa đạn bò lên kéo chân gọi Lý Mý Sùng mới biết để rút về phía sau theo đơn vị.

Lý Mí Sùng.jpg

-Hình 2 là:
Nguyên hạ sỹ Trọng Bảo, ‘đài trưởng’ điện đài sóng cực ngắn 884, tiểu đoàn 3, trung đoàn 246, sư đoàn 346 – tấm hình chụp đúng 25 năm, sau khi cuộc chiến tháng 2 năm 1979 kết thúc.

Trọng Bảo sau 25 năm.jpg
Cháu xin phép hỏi cụ Baoleo một chút ạ, hồi còn nhỏ cháu có đọc quyển "Tiểu đoàn trong vòng vây" hình như của nhà văn Khuất Quang Thụy. Lâu nay cháu đi tìm mà không thấy, không hiểu có phải tác giả lấy nguyên mẫu từ Tiểu đoàn 3 của cụ Bảo để viết không ạ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
Cháu xin phép hỏi cụ Baoleo một chút ạ, hồi còn nhỏ cháu có đọc quyển "Tiểu đoàn trong vòng vây" hình như của nhà văn Khuất Quang Thụy. Lâu nay cháu đi tìm mà không thấy, không hiểu có phải tác giả lấy nguyên mẫu từ Tiểu đoàn 3 của cụ Bảo để viết không ạ?
Không phải, bạn à. Cảm ơn bạn đã đọc bài nhé.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Hehe, hồi đó chỗ ga TQC có 1 dãy bán đồ LX gần ngã 3 với Nguyễn Khuyến và ăn ra cả chỗ cổng Cục ĐS. Nhà Cụ Trần Hạnh có 1 shop gần đó, nhưng chỉ bán quần áo linh tinh nên lỡ mất cơ hội làm giàu vs hàng điện LX.

Hồi đó là lần đầu tiên e nhìn thấy cái bình nước đá (nhg nhà e thì hay dùng để cơm cho nóng, ko phải ủ cơm trong chăn nữa), và cái nồi áp suất. Toàn những món mà cảm thấy công năng nó hơi ... thừa, nhưng lúc dùng thì mới thấy phê thật, lại tặc lưỡi "đồ LX có khác" =))

(Biên tiếp chuyện ở I-Raq, thời làm bạn với Tổng thống Xát-Đam)

HIẾN DÂNG QUÝ GIÁ NHẤT CỦA NGƯỜI CON GÁI.



Lại kể thêm một câu chuyện nữa về nàng công chúa Dalia.

Tuy nhiên, hãy kể câu chuyện về xứ sở Bạch dương đã.

1/ Dẫn chuyện:

Trong các năm từ 1980 đến 1990, tất cả các cơ quan Dân – Chính – Đảng ngoài dân sự, từ cấp Bộ và Tỉnh hất lên, còn trong quân thì là từ cấp Quân khu, Quân chủng, Quân binh đoàn hất lên = = > đều có chính sách ‘đề cử’ cán bộ sang tập huấn bên Liên Xô.

Khóa dài là 9 tháng. Khóa trung là 6 tháng, và khóa ngắn hạn là 3 tháng.

Độ dài ngắn của các khóa, là do cấp hàm của người được cử đi, và do sự chọn lọc trong “nháy nháy” của tổ chức, và đương nhiên, còn là do hồng phúc của tổ tiên để lại.

Đương nhiên, khóa ngắn hạn 3 tháng, thì sự chen chân vào danh sách, là dễ hơn cả.

Người viết bài này, là một nhân chứng của các khóa học đó. Tất nhiên, tôi chưa từng nghe thấy có tổng kết về ích lợi của dân tộc và đất nước Việt, có được nhờ hàng trăm ngàn lượt ‘nhân tài Việt’ mang về và/hoặc đem lại, qua các khóa học đó.



Theo góc nhìn của tôi, các khóa học này, là một dịp để người được cử đi tập huấn, có cơ hội ‘đại tu’ hoặc ‘tiểu tu’ kinh tế của bản thân, tùy vào độ ngắn dài của khóa học.



Thôi, Quay trở về một khóa học 3 tháng ở Liên Xô, loại ‘mèng’ nhất trong các khóa.



2/ Thuốc cai gái:



Sau khi tập huấn được tầm 2 tháng, tức là đã bắt đầu thành ‘ma cũ’ và bắt đầu coi trời bằng vung, bắt đầu thân hơn với quản lớp người Liên Xô.



Trong một lần tâm sự, ông người Nga-la-tư nháy mắt và thầm thì:

-Tao biết rồi nhé. Chúng mày có ‘thuốc cai gái’. Tao muốn xin một ít, vì dại gái như tao, hao tiền lắm.



Người tiếp chuyện ngạc nhiên:

-Làm đếch gì có, mày ‘ngáo đá’ à.



Tay người Nga-la-tư cả cười:

-Mày dấu thế đ…éo nào được chúng tao.

-Chúng tao đã theo dõi, thì thấy đến bữa ăn, thằng Việt Nam nào cũng có 1 cái lọ con con đút vào trong túi. Rồi lừa lúc thằng khác quay mặt đi, thì khẽ ‘búng búng’ vào bát mình mấy phát.

-Thảo nào, chả thấy chúng mày đi tán gái bao giờ.



Zàng ơi. Thế đấy.

Cái lọ ‘thuốc cai gái’ đấy, là cái lọ mì chính thánh thần, các cụ à.

Vả lại, bông hoa hồng là 2 phết 5 ‘rúp’ một bông, còn chiếc bàn là hoa râu, giây điện vằn vện, có giá là 7 rúp rưỡi. Cứ hai cái bàn là hoa râu, về được đến chợ Trần Qúy Cáp ở Ga Hà Nội, là có giá 1 chỉ vàng (bán ở Trần Qúy Cáp, có giá ‘chắc’ hơn bán ở chợ Giời phố Huế). Mà một chỉ vàng là mua được 2 phẩy 5 mét vuông đất ở Khu Quân nhạc, đường Trường Chinh, HN - những năm 198x.

20171021234917-ab7e.jpg


Mỗi lần đi làm quen (mới chỉ là làm quen xuông và chay tịnh thôi nhá) với cô nàng Nga xinh đẹp, mèng nhất cũng phải tốn 5 bông hoa hồng và 1 thanh kẹo súc-cù-là. Theo giá cả nhà cháu biên ở trên, tức là mất tầm 200 triệu đồng theo giá thời nay, năm 2021.

Thế thì thà cắt mọe nó…’dụng cụ gây án’ và vứt đi còn hơn, cần đếch gì đến ‘thuốc cai gái’.



3/ Hiến dâng thứ quý nhất của người con gái:

Thế rồi, Nhà cháu giải ngũ và cũng đã quên luôn câu chuyện ‘thuốc cai gái’ ở xứ sở Bạch dương. Thế nhưng, chạy trời cũng không khỏi nắng.



Một ngày cũng trả đẹp trời lắm, nhà cháu được lệnh dẫn một đoàn quân sang xứ sở của câu chuyện ‘Ngàn lẻ một đêm’.

Lần này do được biết trước tình hình, nên hầu như chẳng ai mang ‘thuốc cai gái’ đi nữa. Không phải vì tiếc tiền tán gái, mà là vì xứ sở đạo Hồi, có mà tán gái vào mắt.



Đoàn nhà cháu được phân về Công trình Nhà máy lọc dầu Dora mang bí số 74, và rồi nhà cháu được gập hai ‘quý nhân’, như đã kể trong bài trước.



Sau vụ ‘vặt lông chim’, thì tình cảm giữa nhà cháu và Ngài Sa-ba càng trở nên khăng khít. Nói cho công bằng, nhà cháu nhờ cậy được ở Ngài Sa-ba rất nhiều.



Tuy nhiên, quan hệ giữa nhà cháu với nàng Dalia thì lại không được như thế.



--- (Câu chuyện thế nào, xin các bác xem hồi sau sẽ rõ) ----
 

ANHVEB

Xe hơi
Biển số
OF-372344
Ngày cấp bằng
3/7/15
Số km
108
Động cơ
250,990 Mã lực
Nơi ở
Tp Thái Nguyên
Cảm ơn cụ Baoleo về những tư liệu ko có trong sách lịch sử. Với nhà cháu, Bộ Đội Cụ Hồ thời nào cũng trân trọng.
Hôm nay 14.3.2022 kỷ niệm 34 năm trận Gac Ma anh hùng. RIP các Anh Hùng
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
KÝ ỨC VỀ HẢI ĐỘI ANH HÙNG

Với những người lính Hải quân, đại dương bao la luôn có muôn vàn ký ức.
Ký ức đầu tiên, bao giờ cũng là ký ức của đơn vị. Đặc biệt lại là một đơn vị anh hùng. Đó là ‘Tiểu đoàn tàu phóng lôi 135’.

Lịch sử Việt Nam ta, đã ghi rằng:
Ngày 3-8-1961, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Tiểu đoàn tàu phóng lôi 135 trực thuộc Cục Hải quân. Đây là lực lượng đột kích đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam và là đơn vị tiền thân của Lữ đoàn 172 ngày nay.
Những năm đầu thành lập, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần chiến đấu mưu trí, dũng cảm, táo bạo, ngày 2 và 5-8-1964, trên vùng biển Thanh Hóa, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 135 đã đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc của Mỹ ra khỏi vùng biển nước ta, đánh bại cuộc tấn công bằng hải quân và không quân của đế quốc Mỹ, lập nên chiến thắng trận đầu vang dội của Hải quân Nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc.

NHƯNG, LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẦN PHẢI BIẾT RẰNG:
Kể từ sau khi kết thúc cuộc Đại chiến thế giới lần thứ 2 vào năm 1945, thì cho đến tận ngày nay (năm 2022), trên toàn thế giới:
-Chỉ duy nhất có Hải quân nhân dân Việt Nam, là đã ĐÁNH NHAU TAY ĐÔI, với Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ.

Mà không chỉ đánh nhau tay đôi có 1 lần.
Mà Hải quân nhân dân Việt Nam, là đã đánh nhau tay đôi, với Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ……. những 3 LẦN.
-Lần thứ nhất, vào ngày 02/08/1964, trên vùng biển Thanh Hoá.
-Lần thứ hai, vào ngày 01/07/1966, trên vùng biển Đồ Sơn.
-Lần thứ ba, vào đêm 27/08/1972, trên vùng biển Hải Phòng.

Và tất cả 3 lần, đánh nhau tay đôi, với Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ -- > đều là do ‘Tiểu đoàn tàu phóng lôi 135’ tiến hành.
Những ký ức về ‘Tiểu đoàn tàu phóng lôi 135’, luôn là những trang sử vàng cần được ghi nhớ.


Tháng 5 của năm 2022 này, Tuan Bim nhà cháu, đã được chính người Hải đội trưởng năm xưa của Hải đội 135, và chính anh cũng là người đã tham gia trận đánh lần thứ ba, vào đêm 27/08/1972, trên vùng biển Hải Phòng, đánh nhau tay đôi, với Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ:
- Tặng cho cuốn sách quý về đơn vị anh hùng.

Với những người đã từng là lính, sách viết về đơn vị, luôn là món quà chân quý.
Cảm ơn người lính Hải quân bậc đàn anh - Người Hải đội trưởng năm xưa, một thuyền trưởng tài ba – Anh Hoàng Sinh Viên kính mến.
05.jpg
06.jpg
07.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
LÍNH HẢI QUÂN

Chơi trò chơi trên đảo chìm Tốc Tan B, cậu chiến sĩ lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) cõng cô văn công đoàn ca múa nhạc Hải Đăng (Khánh Hoà), chạy chậm hơn các đôi khác nên cả 2 bị... phạt: Cô gái văn công cõng lại cậu chiến sĩ.
Lớn tuổi hơn, nên cô gái gắt: "Cứ thoải mái đi. Ôm chặt ngực chị nào. Sao phải rụt rè, làm chị khó cõng vậy?".
Cậu chiến sĩ cương quyết lắc đầu: "Không là không!" và 2 tay cứ nắm thật chặt, không dám chạm vào người chị gái.

Đôi bàn tay chiến sỹ Hải quân, đen sạm trên áo trắng cả 2 người.

Ngày xưa, hồi Baoleo còn ở trong quân, ca sỹ Bích Việt ra Trường Sa, đến đảo Thuyền Chài, cũng nói: 'chị cho mỗi em, hôn chị 1 cái'. Tất nhiên, không lính Hải quân nào vi phạm khí tiết. Ca sỹ Bích Việt khóc. Lính thì bùi ngùi.
Baoleo nhà cháu, hiểu lính Hải quân hải đảo.

280038271_2499005613568450_839287598787784634_n.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
CỘI NGUỒN CÂU SLOGAN CỦA TÔI

Dòng đầu tiên trong những trang hồi ức của tôi: ‘Một người lính trong muôn ngàn’, lại là một slogan:
-'Anh đi bộ đội sao trên mũ. Mãi mãi là sao sáng dẫn đường'.

Slogan này, không chỉ gắn với những năm tháng trong quân ngũ của tôi, mà theo tôi cho tới tận ngày nay, khi tôi đã rời quân ngũ rất lâu rồi.
Slogan này là nguồn động viên tôi, để không buông xuôi, để không đầu hàng số phận, khi mà cuộc đời đã đẩy tôi vào tận cùng của nhọc nhằn .

Tuy nhiên, mãi gần đây, tôi mới biết được gốc tích của bài thơ ‘Núi đôi’ của nhà thơ Vũ Cao, trong đó có Slogan của tôi, qua tìm hiểu trên mạng xã hội.

== == ==
CHUYỆN KỂ VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TRONG BÀI THƠ NÚI ĐÔI

Thời kháng chiến chống Pháp, xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn) cùng bao nhiêu làng xã khác của Việt Nam, trai gái xung phong đi bộ đội. Năm 1947, ông Trịnh Khanh vừa bước sang tuổi 17, đăng kí tham gia dân quân rồi trở thành chiến sĩ của đại đội Trần Quốc Tuấn đóng quân ở xã Bắc Sơn (Sóc Sơn)
Mấy năm sau, một người bạn trong đại đội của ông bảo: “Có một nữ y tá xinh lắm đồng hương với Khanh đấy, nếu Khanh muốn bọn mình sẽ giới thiệu cho”. Tưởng câu chuyện đùa tếu táo nhưng rồi lại hóa thật, hai năm sau ông Khanh và bà Bắc gặp nhau trong một buổi tình cờ, họ cảm mến nhau ngay rồi cùng nhau ước hẹn.

Cuối năm 1953, chuẩn bị vào trận đánh quan trọng tiêu diệt quân địch ở xã Bắc Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội), chính trị viên Nguyễn Viết Bát biết câu chuyện tình yêu của Khanh và Bắc, ông bảo: “Đánh xong trận này, tớ sẽ giải quyết cho cậu ra vùng tự do 3 hôm để cưới vợ”. Ông Khanh mừng quýnh hỏi: “Thật thế ạ?”. Ông Bát vui vẻ cười nói: “Thật chứ sao không thật, chính trị viên đâu thể nói đùa”.
Ông Khanh vui quá lấy giấy bút ra thảo “công văn”: “Đại đội Trần Quốc Tuấn đồng ý để đồng chí Trịnh Khanh về quê tổ chức lễ cưới với cô Trần Thị Bắc, đề nghị gia đình và chính quyền địa phương tạo điều kiện cho đồng chí Khanh hoàn thành nhiệm vụ”. Viết xong, nét mực chưa kịp khô, ông Khanh đưa ngay bức “công văn” đặc biệt ấy cho đồng chí chính trị viên duyệt, anh cầm lên kí liền. Thật không thể ngờ, sau trận đánh ấy ông Bát hi sinh.

Ít lâu sau, ông Khanh xin phép về quê để thực hiện ước nguyện của mình và người yêu. Gặp nhau, ông cho người yêu xem bức thư vẫn còn tươi nét chữ của người đồng chí Nguyễn Viết Bát. Bà Bắc lặng đi, không nói được câu nào, nước mắt cứ trào ra, ướt nhòe cả khuôn mặt. Chẳng còn nhiều thời gian, chỉ được nghỉ phép có 3 ngày, họ xin với cha mẹ và thông báo với bạn bè.
Thời chiến tranh thiếu thốn, bánh kẹo, chè thuốc, màn tuyn, giường nệm cũng không có. Bắc về gặp mẹ thưa chuyện, không ngờ ngay hôm sau mẹ Bắc gánh đôi quang gánh tới, một bên thúng là cậu em trai của Bắc, một bên là bánh kẹo. Lễ cưới đơn sơ giản dị được tổ chức ngay sau đó.
Một ngày sau lễ cưới, ông Khanh bịn rịn từ biệt vợ để trở về đơn vị. Và ông Khanh không ngờ đấy là lần cuối cùng gặp vợ.

Những ngày tháng sau đó, trong vòng 3 tháng ông nhận được 3 lá thư của vợ gửi, cùng chiếc đồng hồ và cái áo len. Sau đó, ông bặt tin của Bắc. 3 tháng sau ngày cưới, bà Bắc nhận nhiệm vụ đưa cán bộ từ vùng địch hậu ra “vành đai trắng” xã Phù Linh. Bà đi trước để thăm dò, đến chân núi Đôi, và tại đây bà lĩnh trọn loạt đạn của địch găm vào ngực.
Người nữ chiến sĩ anh hùng đã ngã xuống vào cuối năm 1953, khi tuổi đời chưa đầy 22, máu loang ướt đỏ chiếc áo, thấm xuống cỏ xanh. Quân ta biết động, rút lui an toàn.

Năm 1956, nhà thơ Vũ Cao đến địa danh này, nghe mọi người kể lại câu chuyện tình cảm động của đôi trai gái làng Phù Linh, cảm xúc dâng trào, ông đã viết nên những câu thơ:
-‘…..Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm…”

Tháng 4-2018, liệt sĩ Trần Thị Bắc đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Hình ảnh trong bài là liệt sĩ Trần Thị Bắc và núi Đôi ở Sóc Sơn.
01.png


02.png


Và tôi vẫn luôn là người lính có ngôi sao trên mũ dẫn đường.

03.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
HỒI ẤY – HÔM NAY TÔI ĐI ĂN MÀY CHỮ

Hôm nay, sáng mùa thu ngày mồng 5 tháng 9, các cháu yêu của tôi náo nức đến trường để dự lễ khai giảng.

Tôi lại như nhìn thấy chính mình, cũng lần đầu đến trường, sau Tết ‘con Tỵ’ năm 1965. Năm đầu tiên trẻ con Hà Nội đi ‘sơ tán để chống Mỹ’.

Buổi sáng hôm ấy, tay tôi không nắm lấy quai ba-lô chống gù như của cháu yêu hôm nay.

Tay tôi nắm chặt lấy tay phải của bà nội tôi. Bởi tay trái của bà đang giữ mâm lễ đội trên đầu.
Bà nội tôi đang đội mâm xôi, trên đỉnh có kèm theo con gà luộc to tướng, vàng rực, bóng mỡ lung linh. Bà nội tôi, dẫn thằng cháu đích tôn là tôi, đến nhà thầy giáo làng, dậy lớp học vỡ lòng.


Gập thầy giáo Mẫn, mặc bộ quần áo gụ nâu, chân đi đôi guốc mộc dầy cộm, bà nội tôi kính cẩn:
-Xin thày cho thằng cháu đích tôn của dòng họ nhà tôi, được đến ăn mày, xin mấy chữ của thầy!


Thầy giáo Mẫn dứ dứ cái roi tre vào người tôi:
-Cậu cả này cứ để đấy cho tôi. Ăn vài chục roi là biết chữ tuốt.
***

Nhờ thầy giáo Mẫn ở làng quê Đức Thắng – Hiệp Hòa, dậy giỏi và ‘dữ đòn’, tôi chưa phải ăn đến chục roi, nhưng cũng đã ăn mày của thầy được đôi chữ.
Và hôm nay, ngày 5 tháng 9 năm 2022, các cháu yêu của tôi, lại náo nức đến trường.


Thời gian ‘như bóng câu ngoài khung cửa’. Vật đổi sao dời hết cả ...dồi.
Tôi không còn đội mâm xôi với con gà, để dẫn cháu đi học nữa. Mà thay vào đó, chỉ cần cười tươi với cô giáo của cháu tôi:
- Very nice to see you. We are happy to come to school.
Và cô giáo của cháu tôi, cũng không cầm cái roi tre ‘có nhiều mấu’ nữa, mà nở nụ cười – tươi như dóa hoa đầu mùa hè và ân cần:
- Welcome back to school.



Mọi thứ có thể đổi thay. Nhưng có một thứ mà tất cả ông bà đều mong mỏi là:
-Mong cháu yêu của mình, ‘ăn mày’ được vài chữ của thầy cô!


Hình ảnh của tôi, hồi năm tháng đi ăn mày chữ,


01.jpg

và cháu gái, đại diện cho các cháu yêu của tôi, náo nức:
- Welcome back to school.
02.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
CHIẾC RADIO - CHỨNG TÍCH ANH HÙNG

( Bài nghiên cứu của Baoleo, nhân kỷ niệm 61 năm ngày mở đường HCM trên biển 23/10/1961 - 23/10/2022.)



1/PHẦN 1: KỶ VẬT:

Ở TP HCM có một người rất đam mê sưu tầm kỷ vật chiến tranh. Anh không chỉ sưu tầm kỷ vật của những người lính giải phóng mà cả kỷ vật của lính quân đội VNCH.

Anh là Phan Nam - cựu học sinh miền Nam, cựu học viên khóa 5 hay 6 gì đó Học viện KTQS, con nhà nòi Quân Đội. Bố trung tướng, em trai cũng trung tướng. Anh sống phóng khoáng nên bảo:

- Tao chỉ cần đại úy là đủ!

Nhiều năm trước, tình cờ, bên quán cà phê tại TP Hồ Chí Minh, anh gặp một cựu đại úy hải quân VNCH đang sinh sống ở Mỹ về thăm quê. Cựu đại úy HQ VNCH đã rất xúc động khi biết người sưu tầm khảo cổ có đầy đủ một bộ huân huy chương ( mề đay) của quân đội ngụy. Anh ta hỏi mua với giá rất cao, nhưng người sưu tầm không bán. Rồi không biết viên đại úy VNCH thuyết phục thế nào, người sưu tầm đã tặng cho anh ta bộ meday ấy. Cảm kích, viên đại úy hứa sẽ tặng cho người sưu tầm một kỷ vật rất quý anh ta có, anh đã giữ nó từ năm những năm 1966 đến nay. Nó hiện đang ở nhà anh bên Mỹ. Giữ lời hứa, về Mỹ anh ta đã gửi kỷ vật này cho Phan Nam. Thế là sau hành trình hơn 50 năm lưu lạc, nó trở về Việt Nam. Đó là chiếc RADIO nhãn SONY đời 60. Là vật quý hiếm thời đó. Viên đại úy hải quân nói rằng:

- Đây là chiếc đài, tôi đã lấy được trên ca bin chỉ huy của một con tàu Việt cộng chở " dụng cụ " vào miền Nam cho CS.

Chứng cứ đau thương có từ phía bên kia, đã minh chứng cho những đau thương, mất mát, hy sinh, đau đớn bên cạnh những chiến công chở hàng trăm chuyến tàu chi viện vũ khí dạn dược cho chiến trường trong những năm kháng chiến chống Mỹ.



2/ TRẬN ĐÁNH CÓ KỶ VẬT:

2.1/ Trận đánh:

Đêm 9/5/1966, tàu khu trục Point Grey của Mỹ bắt đầu các chuyến tuần tra như thường lệ ở khu vực biển phía Đông bán đảo Cà Mau. Khoảng 22 giờ, khi tuần tra ở khu vực cách bờ biển khoảng 4 hải lý, tàu Point Grey quan sát thấy có đống lửa lớn trên bãi biển. Sau khi tiếp cận bờ biển, tàu phát hiện có 2 đống lửa lớn ở khu vực Bắc lối vào cửa sông Rạch Già. Nhận thấy sự bất thường từ sự xuất hiện của 2 đống lửa, tàu Point Grey quyết định duy trì giám sát khu vực này suốt đêm.



Lúc 0 giờ 10 phút ngày 10/5/1966, radar của tàu Point Grey phát hiện một tàu vỏ sắt, đang tiến vào ở góc 260 độ với tốc độ khoảng 10 hải lý/ giờ. Tàu Point Grey tiếp cận tàu lạ và đến 1 giờ 20 tàu Point Grey đánh tín hiệu liên lạc, tuy nhiên không có tín hiệu trả lời. Tàu Point Grey tiếp tục tiến gần đến khoảng cách 400 mét và sử dụng đèn pha để tìm kiếm, phát hiện ra tàu lạ là 1 tàu đánh cá. Tàu Point Grey lập tức liên lạc về Trung tâm giám sát hàng hải tại An Thới, báo cáo có 1 tàu cá vỏ sắt thay đổi tốc độ và hành trình di chuyển hướng Tây Bắc. Tàu Point Grey tiếp tục đi theo sát tàu cá.



Lúc 2 giờ, tàu cá vỏ sắt đi đến khu vực xuất hiện các đống lửa trên bờ biển. Lúc 3 giờ 15, phát hiện tàu cá đang trôi dạt trên biển. Tàu Point Grey bắn pháo sáng chiếu sáng khu vực, tiếp cận sát tàu cá, cách tàu cá 100 mét và gọi sang tàu cá. Không có trả lời từ phía tàu cá. Nhìn thấy thoáng qua có ba hoặc bốn người trên tàu cá, tuy nhiên những người này cố gắng tránh lộ diện.



Lúc 5 giờ, tàu cá ở vị trí cách bờ biển khoảng 1km, và bắt đầu trôi vào khu vực nước nông (?).



Khi trời sáng, phát hiện tàu cá bị mắc cạn cách bờ khoảng 400 mét. Lúc 7 giờ, tàu Point Grey tiếp cận và cố gắng lên bong tàu cá. Sự nghi ngờ về tàu cá càng gia tăng, khi tàu Point Grey bị bắn dữ dội từ bờ biển. Tàu Point Grey bắn trả lại và quay ra vị trí cách bờ biển khoảng 1,5 km để chờ tiếp viện.



Các tàu Brister và Vireo đang trên đường đến khu vực. Sở chỉ huy cũng ra lệnh cho tàu Point Cypress đến khu vực và đề nghị lực lượng hải quân VNCH cử lực lượng đến khu vực. Hải quân VNCH cử đến khu vực 5 tàu tuần tra và 1 tàu chỉ huy LSIL 328 và tàu PGM 614. Tàu Brisyter đến khu vực lúc 11 giờ 45, nhưng do mực nước thấp nên tàu chỉ đến được vị trí cách bờ biển khoảng 7,5 km.

Thủy triều và điều kiện sóng biển đã tiếp tục cản trở việc tiếp cận lên boong tàu cá, đồng thời làm tàu cá trôi dạt thêm khoảng 100m vào gần bờ, gần khu vực bao phủ bởi rừng ngập mặn dày đặc.



Lúc 13 giờ 50, không quân yểm trợ đã đến khu vực. Được không quân yểm trợ, tàu Point Grey lại tiến về phía tàu cá. Khi tiến đến cách bờ khoảng 200 m, tàu Point Grey bị hỏa lực súng bộ binh bắn chính xác từ khu vực rừng ngập mặn ra, làm ba thủy thủ tàu Point Grey trên mũi tàu bị thương [Tàu Point Grey biên chế 8 thủy thủ và sỹ quan]. Tàu Point Grey ngay lập tức lùii về vị trí cách bờ khoảng 400m, sau đó quay ra khu vực nước sâu hơn. Ba thủ thủ bị thương được chuyển sang tàu Brister để cứu chữa.



Các đơn vị tiếp tục bắn phá khu vực trong suốt buổi chiều để ngăn chặn các lực lượng Bắc Việt tiếp cận con tàu. Một số phát đạn đã bắn trúng tàu cá và gây nên một vài đám cháy và nổ nhỏ.

Lúc 17 giờ, sóng và thủy triều đã đẩy dịch con tàu vào gần bờ hơn, lúc này chỉ còn cách bờ gần 50 mét, và có khả năng tàu sẽ chìm trước khi trời tối. Khi đó, các lực lượng Bắc Việt sẽ cố gắng tiếp cận con tàu và vận chuyển hàng hóa từ con tàu vào bờ trong màn đêm dày đặc. Quyết định được đưa ra là phá hủy con tàu. Mệnh lệnh phá hủy con tàu được thông qua lúc 17 giờ 26, và bắt đầu lúc 17 giờ 50. Các đơn vị bắn pháo và máy bay ném bom oanh tạc con tàu, gây nên những đám cháy và nổ đến tận 20 giờ 30, khi một tiếng nổ lớn bẻ con tàu thành 2 phần và chìm trong lửa. Quá trình bắn phá ngừng lại, và thay vào đó là bắn pháo sáng chiếu sáng khu vực cho đến hết đêm.



Đầu giờ sáng 10/5/1966, 3 tàu Hải quân VNCH, và 5 tàu/ thuyền nhỏ cùng đến khu vực. Con tàu vận tải bị gãy đôi và khó vận chuyển về cảng. Khu vực lúc này yên tĩnh, và các lực lượng VNCH tiến hành thiết lập các điểm phòng thủ bảo vệ hiện trường. Với sự trợ giúp của các đơn vị Mỹ và VNCH, tàu LSIL 328 (Giang Pháo Hạm 328 , hay còn được gọi là Thần Tiễn, còn LSIL – là Landing Ship Infantry Light) bắt đầu tiến hành chiến dịch trục vớt tàu vận tải Bắc Việt. Chỉ huy tàu LSIL 328 được giao làm chỉ huy trưởng chiến dịch trục vớt. Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ và thợ lặn hải quân VNCH cũng đến hiện trường tham gia trục vớt. Công việc trục vớt được tiến hành thuận lợi vào ban ngày, ban đêm tàu và máy bay liên tục thả pháo sáng suốt đêm để bảo vệ khu vực.



Lúc 15 giờ ngày 12/5/1966, chiến dịch trục vớt bị dừng lại do lực lượng Bắc Việt tấn công, làm cho lực lượng bảo vệ trên bờ phải rút lui ra biển. Máy bay được gọi đến và tiếng súng tạm im. Lúc 16 giờ 10, chỉ huy hải quân VNCH đến hiện trường và chỉ huy trực tiếp chiến dịch trục vớt, được tiếp tục lúc 18 giờ.



Chiến dịch trục vớt kết thúc lúc 10 giờ 15 ngày 13/5/1966 và các đơn vị bảo vệ rút khỏi hiện trường. Tất cả vũ khí đạn dược trục vớt được đưa lên tàu LSIL 328 chở về Sài Gòn. Tàu Brister sử dụng pháo bắn vào xác tàu vận tải Bắc Việt để phá hủy hoàn toàn xác tàu, sau đó tiếp tục thực hiện các chuyến tuần tra vào lúc 19 giờ.



Tấm bảng hiệu do thợ lặn gỡ ra từ máy tàu cho thấy được sản xuất tại Đông Đức năm 1964. Một số bảng hiệu khác cho thấy xuất xứ từ Pháp và Trung Quốc. Đặc biệt, phát hiện đạn cối 120mm được sản xuất tại Trung Quốc năm 1965. Đây là lần thứ 2 đạn dược kiểu này được phát hiện ở Nam Việt Nam, và lần đầu tiên xuất hiện tại đồng bằng sông Cửu Long.





2.2/ Các loại vũ khí, đạn dược, trang bị trục vớt được từ con tàu vận tải Bắc Việt:



2.2.1/ Vũ khí

• 1 súng 12,7mm

• 3 súng máy Sô viết loại SG 43

• 1 súng DKZ 57mm

• 1 súng máy kiểu MG34





2.2.2/ Đạn dược: Thu được khoảng 15 tấn

• Đạn súng cối 120mm

• Đạn súng 12,7mm

• Đạn cối 82mm

• Đạn cối 81mm (Sản xuất tại Mỹ trong thế chiến II)

• Đạn DKZ 75mm

• Đạn cối 60mm

• Đạn DKZ 57mm

• Thuốc nổ TNT

• Ngòi nổ



2..2.3/ Các trang bị khác

• Máy chiếu phim

• Âm ly

• Loa

• Máy ghi nhạc

• Phim truyện

• Vật tư để phục vụ công tác tuyên truyền



3/ HÌNH ẢNH MINH HOẠ:

-Hình số 1:

Không ảnh chụp tàu không số 100 bị phá hủy thành 2 phần, sát bờ biển ngày 10/5/1966 (gần cửa sông Rạch Già - Cà Mau). Tàu nhỏ hơn bên trái hình là tàu của quân Sài Gòn trục vớt vũ khí từ tàu số 100.

01.png


-Hình số 2:

Hình ảnh tàu lúc mắc cạn và chưa bị phá hủy.

02.png


-Hình số 3:

Tờ báo gói chiếc Radio kỷ vật, mà người lính VNCH đã giữ cùng chiếc đài, hơn 60 năm qua.

Hình ảnh từ tờ báo trùng khớp với hình ảnh số 1 của tư liệu (không ảnh của Mỹ).

03.png


-Hình số 4:

Chiếc radio và tờ báo gói kỷ vật.

04.png


-Hình số 5:

Anh Phan Nam trao chứng tích cho thủy thủ tàu không số Phạm Ngọc Bình.
05.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
CHẠM TAY VÀO KỶ VẬT



Chiều thu Hà Nội ngày 30/10/2022, mấy người lính Hải quân lại có dịp gập nhau.

Những làn gió thu cuối mùa, vờn đuổi nhau, lao xao trên vòm những cây sấu già, ngó nghiêng xuống chiếc thùng ‘xốp’ đựng con cá song hoa, có đường kính thân bằng chiếc ‘xoong 6’ đựng cơm của lính bộ binh, quà được gửi đến từ Hải Phòng.

Mặc xác con cá song hoa nặng trên 20 ký, mặc xác làn gió thu trên vòm sấu mộng mơ, tôi đang hồi hộp chờ chạm tay vào kỷ vật.



Đây chính là chiếc ra-đi-ô SONY đời 60, được gói trong tờ giấy báo của Sài Gòn ngày 10/05/1966, do anh Ngocbinh Pham, nguyên là lính của Đoàn Tầu không số, mang từ Sài Gòn ra tặng những người lính Hải quân phía bắc, để làm rõ thêm lai lịch chiếc đài.



Trước mắt, có thể đưa ra 3 câu trả lời, liên quan đến kỷ vật. Đó là:



1/ Chiếc ra-đi-ô SONY là của ai:

-Theo như lời kể của viên đại úy hải quân VNCH, thì đó là chiếc đài: “…..lấy được trên ca bin chỉ huy của một con tàu Việt cộng chở " dụng cụ " vào miền Nam cho cộng sản….”.

Điều này không hợp lý, khi nhìn hình ảnh tư liệu, cho thấy ‘con tầu không số’, đã bị bắn gẫy làm đôi trên bờ biển ngày 10/5/1966 (gần cửa sông Rạch Già - Cà Mau).

Có nghĩa là ca-bin chỉ huy của con tầu, đã bị phá hủy nặng nề, nên không thể còn tồn tại một chiếc ra-đi-ô mới cứng được.



-Theo tư liệu của ‘phía bên kia’, thì bảng thống kê chiến lợi phẩm từ con tầu, có ghi rằng:

Ngoài vũ khí, con tầu còn trở thêm Vật tư để phục vụ công tác tuyên truyền, cụ thể:

• Máy chiếu phim

• Âm ly

• Loa

• Máy ghi nhạc

• Phim truyện



-Vậy, hợp lý hơn cả, là chiếc ra-đi-ô SONY đời 60, chính là ‘hàng hóa’ được trở theo tầu, chứ không phải là ‘trang bị của con tầu’.

Tức là không phải chiếc đài của chỉ huy con tầu. Mà đây là ‘Vật tư để phục vụ công tác tuyên truyền’, được tầu trở vào miền Nam để cung cấp cho chiến trường.



2/ Tại sao ta lại có ra-đi-ô của Nhật:

Ta phải trở về lịch sử việc trở vũ khí vào Nam.

Những năm đầu tiên, khi trở vũ khí vào Nam, ta tuyệt đối không cung cấp cho chiến trường những vũ khí hay trang bị gì, mà có xuất xứ từ phe XHCN, để địch khó phát hiện.

Đây là lý do, mà ta đã mua ra-đi-o của Nhật, từ một nguồn bí mật, để cung cấp cho chiến trường miền Nam.



3/ Ra-đi-ô làm nhiệm vụ gì thế:

-Đây chính là phương tiện để ‘phục vụ công tác tuyên truyền’.

Để nghe tin tức, để làm âm ly, để làm loa, một chiếc ra-đi-ô của Nhật, chắc chắn là ăn đứt 1 chiếc ra-đi-ô của Hung-ga-ri.

-Mặt khác, theo lời kể của các cựu chiến binh Đoàn Tầu không số (thời những năm 196x), thì trên mỗi một con tầu không số vào Nam, đều được trang bị 01 chiếc đài SONY của Nhật, để làm nhiệm vụ nghe thông tin dự báo thời tiết và tin túc khác. Chiếc đài này, trực tiếp được chính tri viên tầu quản lý.



HÌNH MINH HỌA:

-Tấm hình 1:

Anh Ngocbinh Pham trao chiếc ra-đi-ô kỷ vật, cùng tờ báo của Sài Gòn số ra ngày 10/05/1966 – cho các chiến sỹ Hải quân phía bắc.

01K.jpg


-Tấm hình 2 và 3:

Chiếc ra-đi-ô kỷ vật.

02K.jpg

03K.jpg




-Tấm hình 4 và 5:

Qùa cho những người đi ăn cỗ.

04K.jpg


05K.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
HIỂU THÊM, CÂU HÁT NHƯ HAY HƠN
Đêm khuy cô liêu, trong lúc ở bên ‘thương binh nặng’, tôi thường lẩm nhẩm vài câu hát, để làm vui cho mình.
Những câu hát thầm, thường là về Hải quân, về thời còn trai trẻ, thời đã xa rồi.
Một bài ca về Hải quân, thường hay ngân nga trong đầu, là bài ‘Bạch Long Vĩ đảo quê hương’.
Giai điệu dịu dàng, ca từ ‘mượt mà’ ngay từ những câu đầu của bài hát, đã ghi sâu vào lòng tôi, từ thủa còn quàng khăn đỏ.
-Bạch Long Vĩ đảo quê hương!
-Em đứng trên biển Đông, thôn xanh phù thủy châu
-Mênh mông sóng bạc đầu, gió rì rào năm tháng…..
Trong tâm trí tuổi thơ, tôi như nhìn thấy một làng chài xanh xanh mầu ngọc ‘thủy châu’, nằm trên một hòn đảo xa xôi, bạt ngàn sóng gió.
Và khi là lính Hải quân, tôi còn biết được nhiều hơn thế, về ngôi làng chài này.
Chuyện kể rằng:
Bạch Long Vĩ là một đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, nằm ở khoảng giữa vịnh, cách Hải Phòng 110 km, và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 130 km.
Năm 1937, vua Bảo Đại đã phái 12 người đến đảo để lập đồn canh phòng và xây dựng chế độ lý trưởng.
Năm 1949, Quốc dân đảng Trung Quốc thua trận, chạy ra chiếm đảo Bạch Long Vĩ.
Tháng 7 năm 1955, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tấn công quân Quốc dân đảng và kiểm soát đảo này.
Ngày 16 tháng 1 năm 1957, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp thu đảo này từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Khi đó, trên đảo có những người dân chài, đúng như trong câu hát:
- Thôn xưa nhiều khổ đau,
- Nay cao lương đẹp mầu
- Trúc anh đào xanh thắm,
Và không chỉ có ‘cao lương đẹp mầu’, hay ‘anh đào xanh thắm’. Mà trên đảo còn có nhiều hơn thế.
Theo nhân chứng là thuyền trưởng Hoàng Sinh Viên, nguyên là chiến sỹ của tiểu đoàn Hải quân 152, đã đồn trú và chiến đấu trên đảo Bạch Long Vĩ từ năm 1965 đến hết năm 1968, thì:
-Trên đảo có đàn bò vàng trên nền biển xanh:
“….Riêng bò thì từ trước chúng đã sống theo bày đàn như thế. Cứ ban ngày là lang thang khắp xó xỉnh trên đảo. Ban đêm kéo về khu làng cũ ngủ. Chúng được ăn đủ cỏ ngon, đặc biệt là loại cỏ sâm rất sẵn ở đảo. Việc sinh đẻ là vô tội vạ nên số bò tăng nhanh. Ở trên đồi cao dùng ống nhòm nhìn đếm đàn bò có đến gần 500 con, nhiều hơn số quân 3 lần…..”.
“….Mỗi lần có tầu từ đất liền ra, bên hậu cần vẫn đi bắn bò để sẵn, dành tặng tàu. Có lần, một anh lính hậu cần chắc không thạo việc súng ống, nên định bắn 1 con, nhưng đã để súng ở chế độ liên thanh nên hậu quả là 5 ‘bò mạng’ phải lìa đời …..”.
“…. Để làm thịt bò, một anh lính già người chắc đậm râu ria lởm chởm cầm con dao đi lên. Chỉ với mấy nhát dao, bốn chân con bê đã rời khỏi thân nó. Lại vài nhát dao nữa là cái đầu cũng thế. Tiếp đến là rạch da bụng và lột da xong. Mổ bụng lôi hết ruột gan phèo phổi, chỉ để lại quả tim, còn lại vứt tất.
Sau này tôi mới biết là kiểu đó trong quân đội, chỉ có ở Bạch Long Vỹ khi tôi còn ở đó. Loáng một cái con bê chỉ còn 4 cái đùi… .”.
-Bào ngư:
“….Đây là một loại hải sản quý ở phía Bắc, chỉ có ở Bạch Long Vĩ. Mỗi năm chỉ tính từ tháng Tư đến tháng Chín, họ bắt được trên 30 tấn ruột bào ngư đã phơi khô. Nếu tính cả ruột thì phải gần 200 tấn. Mà vỏ bào ngư còn đắt hơn ruột. Ghê thật ! Cứ mỗi tuần chúng tôi được ăn bào ngư 2 lần luộc hoặc xào. Mâm 6 có lưng chậu 6 xuất. Ngoài ra cũng còn tự đi bắt lấy và luộc bằng các thùng đạn vỏ kẽm, chén ngay tại bãi biển. Đến sau vài ba chục năm gặp lại nhau, thấy anh nào cũng khoẻ. Có người bảo là tại đã ăn nhiều bào ngư nên không có ai bị ung thư…..”.
Thật là đúng như lời ca:
- Quê hương “đuôi rồng trắng”,
- Quê hương của hải bào,
- Tiếng hát em vang trời cao.
Bây giờ, đã trở thành người lính Hải quân già, đã hiểu thêm nhiều.
Đã biết trên hòn đảo xa xôi, bạt ngàn sóng gió Bạch Long Vĩ, không phải là một làng chài xanh xanh mầu ngọc ‘thủy châu’, mà chính là 3 ngôi làng Công Tư , Chư Tâm và đẹp nhất là Phù Thuỷ Châu. Đó là những ngôi làng:
- Thôn xưa nhiều khổ đau,
- Nay cao lương đẹp mầu
- Trúc anh đào xanh thắm
……
- Quê hương “đuôi rồng trắng”
- Quê hương của hải bào,
Và những đàn bò vàng - bát ngát trên nền biển xanh.
Hôm nay đây, những đêm khuy khoắt, trong lúc ở bên ‘thương binh nặng’ nằm liệt giường, tôi thường lẩm nhẩm những câu hát từ thời còn trẻ, thời còn là lính Hải quân, để tiếp tục đứng vững, đến khi còn có thể.
Người lính Hải quân già, nay đã hiểu thêm, thấy câu hát như hay hơn, vì biết, đã từng có một ngôi làng trên hòn đảo xa xôi ấy.
Đó là làng chài Phù Thủy Châu.
-Bạch Long Vĩ đảo quê hương!
-Em đứng trên biển Đông, thôn xanh Phù Thủy Châu
-Mênh mông sóng bạc đầu, gió rì rào năm tháng…..
+Ảnh minh họa (có lẽ không cần chú thích).
+Bài hát ‘Bạch Long Vĩ - đảo quê hương’.
https://www.youtube.com/watch?v=BIvJ40aT2AA


01.jpg


02.jpg


03.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
NGƯỜI LÍNH TRỞ LẠI HẢI ĐOÀN

Tháng 12 của một năm đã lâu ở thế kỷ trước, tôi đã gửi lại Hải đoàn: ‘sao trên mũ và quân hàm trên vai’ để trở về làm ‘thứ dân’.

Trải qua mấy chục năm trời, lấy việc ‘bới đất, lật cỏ’ kiếm ăn làm niềm vui, không có dịp nào được quay lại Hải đoàn.

Giờ đây, mắt đã mờ, chân đã chậm, trí nhớ như cuốn phim quay chậm, đã nhắc về một thời, mà người ‘thứ dân’ đã từng ‘khoác binh phục, đeo binh phù, phụng mệnh triều đình’ ở Hải đoàn.

Lý trí như thôi thúc, tôi quyết định phải trở về nơi ấy, khi mà đôi chân vẫn còn có thể nhúc nhắc được.

Và tháng 12 năm 2022, người lính già quyết định: trở lại Hải đoàn.



SÂN BAY TRỰC THĂNG -ĐỒI ‘ÔNG GIÁP’

(NGƯỜI LÍNH TRỞ LẠI HẢI ĐOÀN – NHỚ 1)



1/Ký ức:

…….Là cái thằng phụ trách thì đương nhiên là phải đi đốc gác đêm.

Đêm mùa hè, tiếng sóng biển rì rầm, từng con sóng va vào gềnh đá, làm bắn lên bạt ngàn tia hoa lân tinh. Tô điểm thêm cho vườn hoa sóng biển là những vì sao băng đang rơi chéo phía xa, chân trời.

Lẫn trong gió biển là mùi hương hoa lan đất, xa xa rồi thật gần.

Hương lan đất gần đến mức, chỉ nhìn cặp môi của cô bé, cũng đoán ra tiếng: “em ở đây cơ mà, anh ơi”.



Gía như là tiếng hô “ báo cáo thủ trưởng, có tôi” thì đời quân ngũ đơn giản biết bao nhiêu.

Trời ạ, đây lại là tiếng thì thầm “anh ơi” của nàng thiếu nữ, mới gần 18 trăng tròn.

Nó có sức nóng làm tan chảy câu căn vặn về mật khẩu, của anh chàng mẫn cán.

Nó làm anh chàng gương mẫu chết điếng người, khi đôi tay mát rượi của ‘hương lan đất’, vươn cao đôi tay trần, chỉnh lại hộ chàng mấy ngôi sao trên vai.

Nó làm cho gã con chiên ngoan đạo của cách mạng cóng đơ thân hình – như chúa Giê-su bị đóng đanh câu rút trên cây thánh giá , khi vòng tay mềm của ‘nó’ quấn quanh eo anh chàng nhát gan là nhà cháu, để cân chỉnh lại bao súng K 59.



Và theo bản năng cách mạng, anh chàng bất hạnh chỉ còn biết giơ 2 tay lên trời. Rồi vẫn giữ nguyên tư thế giơ hai tay lên trời ấy, chàng sỹ quan hào hoa của Hải đoàn, thất thểu lùi và lùi. Lùi đến khi không lùi được nữa thì thôi.



Làm sao khác được các bác ơi.

Trong cái ánh sáng mờ ảo của các vì sao rơi, trong tiếng thì thầm của sóng biển, trong hương thơm thì thầm của ‘hương lan đất’ đang xua tan cái vị mặn mòi của biển cả, trong bạt ngàn sắc hoa lân tinh, khi sóng đánh vào gờ đá.

Và trong cái ánh sáng ‘nhờ nhờ nhân ảnh’ ấy, cái ‘dáng hương lan đất ấy’, ‘nó’ buông xõa tóc không theo điều lệnh, cặp mắt sáng như mèo rừng, hai cánh tay trắng muốt như bún, mềm như cánh dọc mùng trong bát bún chân giò, dài như vòi bạch tuộc ấy, ‘nó’ như đang muốn cuộn siết con mồi.



2/Trở về Hải đoàn hôm nay:

Hỡi các em mắt nai bên mép sóng vùng 1 thời chiến tranh, các em đều đã đã trở về làm thảo dân, sớm hôm tần tảo, kiếm gạo nuôi con. Các em đã hòa tan và khuất lấp dưới triệu triệu lớp bụi thời gian mất rồi.

Nhưng tụi anh, những người chỉ huy kiêu bạc, hào hoa năm xưa của các em, các anh vẫn nhớ về các em, những chiến binh mềm mại - đồng đội một thủa, thời biên giới chiến tranh.



Hôm nay đây, nơi em đứng gác năm xưa, vẫn là sân bay trực thăng của Hải đoàn ngày ấy.

Hôm nay, trực thăng đi vắng và người xưa cũng đã về các miền quê xa.



Hình minh hoạ:

- Sân bay trực thăng của Hải đoàn, nơi tôi đã từng bay ké con MI-8 của Thượng tướng Phùng Thế Tài. Nơi các chiến sỹ trực gái mỗi đêm, theo như nội dung của bài.

05-sb.jpg


z3901851364239_b4654dca3e369d0b61acde4fcfd7d644.jpg
 

thanhtrung052

Xe tăng
Biển số
OF-174986
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
1,648
Động cơ
372,640 Mã lực
NGƯỜI LÍNH TRỞ LẠI HẢI ĐOÀN

Tháng 12 của một năm đã lâu ở thế kỷ trước, tôi đã gửi lại Hải đoàn: ‘sao trên mũ và quân hàm trên vai’ để trở về làm ‘thứ dân’.

Trải qua mấy chục năm trời, lấy việc ‘bới đất, lật cỏ’ kiếm ăn làm niềm vui, không có dịp nào được quay lại Hải đoàn.

Giờ đây, mắt đã mờ, chân đã chậm, trí nhớ như cuốn phim quay chậm, đã nhắc về một thời, mà người ‘thứ dân’ đã từng ‘khoác binh phục, đeo binh phù, phụng mệnh triều đình’ ở Hải đoàn.

Lý trí như thôi thúc, tôi quyết định phải trở về nơi ấy, khi mà đôi chân vẫn còn có thể nhúc nhắc được.

Và tháng 12 năm 2022, người lính già quyết định: trở lại Hải đoàn.



SÂN BAY TRỰC THĂNG -ĐỒI ‘ÔNG GIÁP’

(NGƯỜI LÍNH TRỞ LẠI HẢI ĐOÀN – NHỚ 1)



1/Ký ức:

…….Là cái thằng phụ trách thì đương nhiên là phải đi đốc gác đêm.

Đêm mùa hè, tiếng sóng biển rì rầm, từng con sóng va vào gềnh đá, làm bắn lên bạt ngàn tia hoa lân tinh. Tô điểm thêm cho vườn hoa sóng biển là những vì sao băng đang rơi chéo phía xa, chân trời.

Lẫn trong gió biển là mùi hương hoa lan đất, xa xa rồi thật gần.

Hương lan đất gần đến mức, chỉ nhìn cặp môi của cô bé, cũng đoán ra tiếng: “em ở đây cơ mà, anh ơi”.



Gía như là tiếng hô “ báo cáo thủ trưởng, có tôi” thì đời quân ngũ đơn giản biết bao nhiêu.

Trời ạ, đây lại là tiếng thì thầm “anh ơi” của nàng thiếu nữ, mới gần 18 trăng tròn.

Nó có sức nóng làm tan chảy câu căn vặn về mật khẩu, của anh chàng mẫn cán.

Nó làm anh chàng gương mẫu chết điếng người, khi đôi tay mát rượi của ‘hương lan đất’, vươn cao đôi tay trần, chỉnh lại hộ chàng mấy ngôi sao trên vai.

Nó làm cho gã con chiên ngoan đạo của cách mạng cóng đơ thân hình – như chúa Giê-su bị đóng đanh câu rút trên cây thánh giá , khi vòng tay mềm của ‘nó’ quấn quanh eo anh chàng nhát gan là nhà cháu, để cân chỉnh lại bao súng K 59.



Và theo bản năng cách mạng, anh chàng bất hạnh chỉ còn biết giơ 2 tay lên trời. Rồi vẫn giữ nguyên tư thế giơ hai tay lên trời ấy, chàng sỹ quan hào hoa của Hải đoàn, thất thểu lùi và lùi. Lùi đến khi không lùi được nữa thì thôi.



Làm sao khác được các bác ơi.

Trong cái ánh sáng mờ ảo của các vì sao rơi, trong tiếng thì thầm của sóng biển, trong hương thơm thì thầm của ‘hương lan đất’ đang xua tan cái vị mặn mòi của biển cả, trong bạt ngàn sắc hoa lân tinh, khi sóng đánh vào gờ đá.

Và trong cái ánh sáng ‘nhờ nhờ nhân ảnh’ ấy, cái ‘dáng hương lan đất ấy’, ‘nó’ buông xõa tóc không theo điều lệnh, cặp mắt sáng như mèo rừng, hai cánh tay trắng muốt như bún, mềm như cánh dọc mùng trong bát bún chân giò, dài như vòi bạch tuộc ấy, ‘nó’ như đang muốn cuộn siết con mồi.



2/Trở về Hải đoàn hôm nay:

Hỡi các em mắt nai bên mép sóng vùng 1 thời chiến tranh, các em đều đã đã trở về làm thảo dân, sớm hôm tần tảo, kiếm gạo nuôi con. Các em đã hòa tan và khuất lấp dưới triệu triệu lớp bụi thời gian mất rồi.

Nhưng tụi anh, những người chỉ huy kiêu bạc, hào hoa năm xưa của các em, các anh vẫn nhớ về các em, những chiến binh mềm mại - đồng đội một thủa, thời biên giới chiến tranh.



Hôm nay đây, nơi em đứng gác năm xưa, vẫn là sân bay trực thăng của Hải đoàn ngày ấy.

Hôm nay, trực thăng đi vắng và người xưa cũng đã về các miền quê xa.



Hình minh hoạ:

- Sân bay trực thăng của Hải đoàn, nơi tôi đã từng bay ké con MI-8 của Thượng tướng Phùng Thế Tài. Nơi các chiến sỹ trực gái mỗi đêm, theo như nội dung của bài.

05-sb.jpg


z3901851364239_b4654dca3e369d0b61acde4fcfd7d644.jpg
Càng trốn thì các em lại càng tìm càng theo.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
ÁO ƯỚT CÒN ĐÂY -NGƯỜI ẤY ĐÂU RỒI

(NGƯỜI LÍNH TRỞ LẠI HẢI ĐOÀN – NHỚ 2)


1/Ký ức:

…… Cô bé ngồi, tay vân vê làn đăng ten ở gấu quần sa tanh đen, nhưng đôi mắt nâu, lại ngẩng lên nhìn nhà cháu, dường như không chớp.

Ngồi xuống bên cạnh, nhà cháu không chỉ cảm nhận thấy hương thơm hoa ngâu trên mái tóc của cô bé. Mà còn như cảm nhận thấy hương cốm nồng say, phía bên trong tà áo trắng, điểm lấm tấm những chấm hoa xanh li ti.

Nhà cháu căng mắt nhìn ra phía trước.

Đêm thượng tuần, trời tối đen. Chẳng thể nhìn thấy làn nước đại dương trong xanh. Chỉ cảm thấy những sợi tóc mềm, vờn quanh cổ áo, thoang thoảng mùi hương hoa cỏ tranh.

Cũng không nhìn thấy vệt sao băng phía cuối trời, chỉ cảm thấy tay mình, đang được ủ trong hơi ấm của mùi cốm trinh nguyên.

Lại lờ mờ đoán rằng: sương xuống nhiều quá. Nhưng sao chỉ ướt mỗi một bên vai áo quân phục, chỗ cô bé tựa vào. Còn vai áo bên kia, lại khô cong?



Tiếng cô bé thì thầm, dịu dàng như sóng biển:

-Ngày mai, anh sẽ về với vòng tay thiết tha

-Em sẽ đến sau cùng

-Lặng soi trong mắt người xưa ấy

-Lời không nói-là lời ở lại

-Còn mọi điều

-Theo gió cuốn, sẽ bay đi


Giọng cô bé như mờ đi trong sóng biển, và vai áo phía cô bé tựa vào, vẫn như có những giọt sương nóng- ấm, nhẹ nhàng đậu xuống một bên vai. Và bên vai đó, dường như, bắt đầu có vài vết răng hạt lựu, mịn -mờ.

----- ------

Sau này, nhà cháu vẫn được nghe đồn rằng:

Trên một bản vùng cao, có một cụ bà, ngồi co ro bên bếp lửa hồng trên nhà sàn, tránh rét.

Tay bà run run, lần mở tấm vải khăn mùi-xoa, được làm từ một vạt áo nhà binh, có thêu hình chiến hạm với sóng biển xanh, trong đó gói 1 tấm huy chương Chiến sỹ đã cũ mèm, và 1 vài tấm ảnh, thời con gái- chiến sỹ của bà.

Trong cái mùi xoa ấy, dường như có 1 mẩu ảnh bé xíu của một người lính hải quân, được bà cắt ra, từ tấm hình chụp chung toàn đơn vị.


2/Trở về Hải đoàn hôm nay:

Những đám hoa cỏ may hôm đấy, nay đã thành quán cà phê sang chảnh xịn xò.

Tôi đành treo chiếc áo quân phục, lên chiếc lưng ghế kiêu sa.


Gió biển hôm nay dạt dào. Không đếm được bao nhiêu mùa lá đã rơi xuống nơi đây.

Nhưng dường như, vai áo quân phục phía bên trái, vẫn ướt như năm nào.


Chính vị trí này, nơi xưa, áo lính tựa bên công sự đặt đại bác phòng thủ bờ biển.

Ngày nay, đại bác phòng thủ bờ biển đã được cất vào kho, áo lính tựa bên nơi nghỉ thanh bình.

z3901851324509_1792c1de2ec524c383649bab03066843.jpg


z3901851273474_0794c1dbebeb5e8fe6a221574d69601b.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
THƯ VIỆN CỦA HẢI ĐOÀN

(NGƯỜI LÍNH TRỞ LẠI HẢI ĐOÀN – NHỚ 3)

1/Ký ức:

Một giọt sương đêm, từ vòm cây long não, chợt rơi thẳng vào cổ áo nhà binh.

Rùng mình se lạnh, nhà cháu chợt nhớ ra lời hẹn với cô bé thủ thư ban chiều.

Nhà cháu quay ngược lên Nhà chỉ huy, qua sân cột cờ, đến cửa phòng thư viện.


Cửa phòng thư viện đã đóng. Đèn đã tắt. Chỉ có làn gió biển thổi vào 2 cánh cửa khép hờ.

Lẫn trong hương vị mặn mòi của biển cả, nhà cháu như cảm nhận được mùi hương hoa ngâu, mùi lan đất, mùi lá xả chen lẫn hương hoa cỏ tranh, lan toả ra, từ hàng hiên của căn phòng.

Lại gần, nhà cháu nhận ra: không phải là bộ nữ quân phục quen thuộc. Mà là 1 tà áo trắng, điểm lấm tấm những chấm hoa xanh li ti, và mái tóc xuôn dài, đang tựa hững hờ bên hàng hiên, hướng cặp mắt nâu tròn, ra phía biển.



2/Trở về Hải đoàn hôm nay:

Toà nhà 3 tầng, vốn là doanh trại của Hải quân Pháp, được xây dựng từ những năm 191x, sau này, thời nhà cháu ở đấy, được Hải đoàn sử dụng làm Thư viện.

Ngày nay:

“……Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ bây giờ hoá lầu son….”

Toà nhà 3 tầng với nhiêu ký ức, đã được biến mất không còn cả vết tích của ‘nền cũ lâu đài bóng tịch dương ‘.

Thay vào đó, nơi đây đã trở thành một toà nhà, với người ra vào tấp nập mỗi ngày.

IMG20221122093420.jpg


TV.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
ĐỊA GIỚI CỦA HẢI ĐOÀN

(NGƯỜI LÍNH TRỞ LẠI HẢI ĐOÀN – NHỚ 4)

1/Ký ức:

Chưa đến giờ báo thức, mới có 5 giờ sáng, nhưng tay Băng, cùng ban với Tuanbim, đã vồn vã: 'thôi, để tôi đèo ông bằng bình bịch ra bến xe. Sớm về nhà lúc nào, vợ con nó mừng lúc ấy.'

Khoác balô lên vai, nhà cháu cùng tay Băng, ra cổng đơn vị.

Cậu vệ binh thấy nhà cháu, ưỡn căng ngực hơn mọi lần. Thay vì: chào thủ trưởng. Chú vệ binh chỉ nhỏ nhẹ:

-Anh về, mạnh khoẻ nhé.

Ừ, chào em, chào đơn vị, chào tuổi xuân đã qua đi trong bộ quân phục. Người dân Tuanbim về nhà đây.


2/Trở về Hải đoàn hôm nay:

Chiếc cổng của đơn vị vẫn đấy.

Đã biết bao con người và biết bao số phận, đi qua cổng gác này.

z3902275156285_e87ced7c07b7aa8862882d0434519a39.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
CHỈ HUY CỦA HẢI ĐOÀN HÔM NAY

(NGƯỜI LÍNH TRỞ LẠI HẢI ĐOÀN – NHỚ 5)


Lớp người xưa, chỉ huy Hải đoàn cũng có thời chỉ đeo quân hàm đại uý.

Ngày nay, chỉ huy Hải đoàn đã đeo quân hàm đại tá.


Chụp tấm hình ngày trở lại, cùng với Chỉ huy Hải đoàn hôm nay – Đại tá Trần Kim – Chính uỷ của Hải đoàn.

Xin chúc Hải đoàn ngày càng lớn mạnh.

z3901851508219_c6eaa4fe2b4de7e384cc870ddcae3732.jpg




z3901851238952_b9fe92e23f78f6c5907feb2fdde15686.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
NGƯỜI LÍNH TRỞ LẠI HẢI ĐOÀN
KHÚC VĨ THANH
Người lính trở lại Hải đoàn vào dịp Tết của lính.
Không cần kể đến chuyện cỗ bàn, bởi lính mà đã liên hoan, thì trâu – bò – heo – gà – tôm hùm – cua bể - mực nang, cứ gọi là lên đĩa như ngả rạ.
Cái đọng lại trong trái tim người lính già, là tình cảm đồng đội.
Người lính năm xưa chỉ còn thiếu nước đeo kính đen, để che đi cặp mắt vốn dĩ trong veo, giờ đây thật dạt dào cảm xúc.
Đã qua mấy chục năm trời, mà tất cả mọi người đều nhớ đến, nhắc đúng tên và tranh nhau kể các câu chuyện năm xưa về ‘chàng sỹ quan hào hoa của Hải đoàn’.
Đồng đội ơi, tôi đã có một ngày được đắm mình trong tình cảm đồng đội không thể nào quên.
Một vài hình ảnh hình ảnh trong buổi gập mặt:
-Hình 1: Các đồng đội cùng với thời người lính già ở Hải đoàn.
22-1.jpg



-Hình 2: Chị Lẫm – bếp trưởng của Hải đoàn. Người vẫn luôn ưu ái nấu riêng cho ‘thằng em người Hà Nội’ – những xuất ăn ngoài tiêu chuẩn.
22-2.jpg



-Hình 3: Tấm hình năm 198x, ở trên con pông-tông của đơn vị trên Vịnh Bắc Bộ:
Từ phải sang trái:
-Hinh: phó Ban Hậu cần – mới mất cách đây vài năm – khi mất đeo quân hàm thượng tá.
-Băng: trưởng Ban Doanh trại – ra quân với quân hàm đại uý cách đây 30 năm.
-Vân – y tá – vợ của Thái (trưởng ban Tài vụ).
-Cháu bé tên là Hương, con của Thái – Vân: nay đã là sỹ quan của Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Hải quân.
-Người bị che nửa mặt là Giao – nhân viên Ban Chính trị - nay là bà chủ một cơ sở kinh doanh có tiếng tăm ở Trà Cổ.
-Người chống cằm: chính là người lính trở về Hải đoàn hôm nay.
-Người đeo kính đen: Thái – trưởng Ban Tài vụ (chồng của Vân) – nay đã về hưu với quân hàm thượng tá.
22-3.jpg




- Tấm hình cuối, hình số 4: là những người năm xưa, từ phải sang, có đánh số là:
Trưởng ban Doanh trại Băng, Phó ban Doanh trại Tuan Bim, Trưởng ban Tài vụ Thái.
Các nhân vật trên, xuất hiện khá nhiều trong hồi ức lính của tôi.

22-4.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
“Happy New Year”.

Ngày nay, dịp Tết, chả cứ là tết tây hay tết ta, ta đều có thể nghe giai điệu “Happy New Year” của nhóm ABBA, văng vẳng và vang lên từ đâu đó.

Tôi được nghe giai điệu của bài ca này, lần đầu tiên là vào Tết năm 1981.

Lúc đó, cuộc chiến với Trung Quốc đợt tháng 2 năm 1979 như vừa mới chấm dứt. Nhưng chiến tranh vẫn đang hiện diện trên đất Việt. Lệnh Tổng động viên của cụ Tôn vẫn còn đang tươi rói và đang ở thời cao trào.

Tết năm 1981 đó:

-Ở chiến trường ải Bắc với quân Tầu, vẫn chỉ đang nhùng nhằng, chưa có đánh lớn.

-Ở chiến trường bên K, quân Pốt đang bị dạt ra biên giới giáp Thái Lan, trong nội địa Cam Pu Chia, các bạn ‘quân tình nguyện chiến trường K’ của tôi, vẫn ở trên đất K, chưa bước vào các chiến dịnh tảo thanh mùa khô khốc liệt như năm 1983-1984 sau này.

-Tôi vẫn ở đơn vị xa và nhà.

Viễn cảnh về việc đi học phó tiến sỹ ở LX, rồi được phân 1 căn hộ ở khu tập thể Trung Tự, rồi sáng sáng đạp con xe ‘Cuốc’ đi làm ở một viện nghiên cứu nào đó, nó xa thẳm và viển vông như đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất Việt.

-Tôi vẫn là 1 gã ‘gà trống choai’ và độc thân.

Tết năm 1981 đó:

Mơ ước cháy bỏng vẫn chỉ là mơ có nồi bánh chưng cho mẹ già. Và mẹ già có tiền để mua 1 bình hoa vi-ô-lét tím.

Tết năm 1981 đó:

Lần đầu tiên, tôi được nghe giai điệu “Happy New Year” của nhóm ABBA, văng vẳng và vang lên từ đâu đó.

Hồi ấy nghe Happy New Year thì chẳng hiểu gì, nhưng vẫn thấy bài hát này ấm áp đến lạ thường.

Mặc dù vậy, với tổng thể cảm xúc như đã biên ở bên trên, tôi vẫn như thấy, trong nhạc phẩm này của nhóm ABBA, vẫn mang mỗi nỗi buồn man mác, về một tương lai cho năm mới.

Ngày nay, giai điệu “Happy New Year” của nhóm ABBA, vẫn ăn sâu vào tiềm thức của tôi, từ năm này qua năm khác và trở thành giai điệu bất tử mỗi dịp xuân về.

Nhưng, với tôi, nỗi buồn man mác do giai điệu của bài hát mang đến, vẫn luôn là thường trực.

Cuộc chiến của tôi, chưa bao giờ là chấm dứt.

Any how - “Happy New Year” nhé.

tet 1981.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top