[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,569
Động cơ
408,330 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
VẪN ĐỜI CHIẾN SỸ

(lời tâm tình của tháng 7, gửi đến các đồng đội, những người lính đã không trở về sau cuộc chiến)


Dẫu làm lính chỉ một thời, nhưng cả cuộc đời luôn vẫn là chiến sỹ.


Cuộc đời chiến sỹ giản dị lắm.

Sáng chỉ vài lát bánh mì.







Bữa trưa, lắm khi chỉ là thanh lương khô.






Chỉ có bữa tối là còn tươm tất: lưng cơm trắng, bát canh rau muống nấu tôm, và quả trứng hấp mặn.







Cuộc đời chiến sỹ: sống tối giản.

Nhưng sống- thì tối giản, còn trách nhiệm -thì vẫn luôn đủ đầy.

Tháng tháng, người chiến sỹ Tuanbim năm xưa, vẫn đều đặn đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Số tiền thuế TNCN hàng năm, tính số tròn là khoảng 368 triệu đồng/năm, người chiến sỹ năm xưa đã đều đặn đóng, đến nay đã được gần 30 năm rồi, kể từ khi đi làm cho tư bản.






Những mong, những đồng tiền lao động thấm đẫm mồ hôi này của người chiến sỹ, sẽ không bị lũ ‘quan chức chính phủ’ nhẫn tâm ăn cắp hết.

Những mong, tiền thuế của nhân dân, trong đó có Tuanbim, dẫu luôn bị ‘chúng nó’ ăn cắp, nhưng sẽ vẫn còn một ít, để đến được với quân đội.

Vì thế, quân đội sẽ vẫn còn tiếp tục lớn mạnh, để bảo vệ Tổ quốc. Như mong ước năm xưa, của đồng đội tôi – những người đã không còn trở về sau trận đánh, những người lính mãi mãi tuổi thanh xuân.
Có 1 sự thật là : Mong ước của cụ vẫn sẽ mãi là ước mong dưới sywj lãnh đạo tuyệt đối hiện nay thôi!x-(
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,212 Mã lực
ANH HÙNG CỦA MẸ


Tháng bẩy, những người lính từ khắp các chiến trường, và còn sống sau chiến tranh, lại lên đường đến thăm nhau.


-Đó là người lính Nguyen Nhu Thin: lính sư đoàn 325, nguyên khẩu đội trưởng súng máy 12ly7.

Nguyen Nhu Thin và hỏa lực bắn loạt của khẩu 12ly7, đã bắn chế áp - gìm đầu quân thù –yểm trợ cho bộ binh: suốt từ ‘Chiến dịch Mùa hè đỏ lửa’ năm 1972 ở Quảng Trị, đến chiến trận ‘phản kích chống lấn chiếm ở Cửa Việt’ năm 1973.

Hỏa lực bắn loạt của khẩu 12ly7, dưới tay Nguyen Nhu Thin còn rền vang như sấm trên đường phố Sài Gòn trong ‘Chiến dịch Mùa Xuân’ 1975.

Người lính già Nguyen Nhu Thin từng kể chuyện mình và đồng đội, trong tác phẩm ‘Nó và Tôi’ – cũng như nhiều tác phẩm khác.


-Đó là người lính Vũ Công Chiến: lính sư đoàn 968. Khẩu AK trong tay người lính Vũ Công Chiến đã ‘gầm thét’ trên khắp đất Nam Lào. Những địa danh A-tô-pư, cao nguyên Bô-lô-ven, cao nguyên Sa-ra-van và vân vân – còn vang danh những chiến công của sư 968 và người lính Vũ Công Chiến.

Những trận đánh trên đất Nam Lào ấy, mỗi lần nghe đến, các binh đoàn GM của quân phái hữu Lào và Thái Lan – mãi còn tởn vía, kinh hồn.


Người lính già Vũ Công Chiến từng kể chuyện mình và đồng đội, trong tác phẩm ‘Hồi ức lính’ – cũng như nhiều tác phẩm khác.


-Đó là người lính Xóm Chài: lính thợ của Trạm T 201, thuộc Cục Ô tô-Máy kéo-Trạm nguồn.

Người lính Xóm Chài đã có mặt ở Sài Gòn năm 1975.

Công binh xưởng Mai Hắc Đế, Tổng kho Long Bình còn in dấu bàn tay người lính thợ Xóm Chài. Những chiếc xe tăng, xe xích, qua tay Xóm Chài, dường như có sức sống mãnh liệt hơn, dường như chạy ‘tít’ hơn, dường như mã lực nhiều hơn – để sẵn sàng lao lên, nghiền nát quân thù dưới vòng xích xe lăn.


Người lính già Xóm Chài, sau chiến tranh, đang sống bình dị với bè cá chép ‘ròn’ bên dòng sông Kinh Thày.


-Người lính Hải quân: người rời quân ngũ muộn nhất so với các đồng đội. Mãi tận sau khi cuộc chiến tranh với quân Trung Quốc xâm lược kết thúc, tận năm 1989, người lính Hải quân mới trở về với gia đình.


Tháng 7 này, những người lính năm xưa, những đồng đội gập nhau, họ lại như sống trở về tuổi đôi mươi, kể mãi cho nhau nghe chuyện đánh đấm thời xa xưa.

Tháng 7 này, những người lính năm xưa còn sống trở về, dẫu không có danh xưng nào cả, nhưng trong lòng MẸ, họ vẫn là những người anh hùng.

Bởi:


-Đi qua khói lửa chiến tranh, vượt qua thần chết, họ đã mang trả về cho MẸ, những đứa con trai yêu của mẹ - còn sống!



 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,212 Mã lực
NOI GƯƠNG LÃNH....:D

Thực ra, để kéo khách-câu viu, bài biên này phải được giật ‘tít’ là: ‘Bao cao su – có giá lắm’, nhưng để cho ‘nhã’, nhà cháu phải hy sinh số lượng bạn đọc, để đưa ra cái ‘tít’ hiền lành hơn.

Hồi ấy, nói cho ngay, đâu có xa xôi gì, mới chỉ là năm 1990 thôi, hồi ấy, nước Nam ta, vẫn tiêu loại giấy bạc cụ Hồ như bây giờ. Vẫn là cái đồng 1 ngàn, 2 ngàn, thậm trí là 50 ngàn ấy.
Chỉ có điều, nó là bạc giấy, chửa có cái tờ bạc bằng ‘nhựa’ như bây giờ thôi.
Hồi ấy, năm 1990 ấy, sau thời kỳ làm việc trên đất I-Raq của Tổng thống Xát-Đam, cánh nhà cháu hết hạn, chuẩn bị về nước.

Theo Hiệp định ký kết giữa hai chính phủ Việt Nam và I-Raq, cánh nhà cháu sang đó làm việc, là để lấy công – trả nợ cho tiền mua dầu của I-Raq, mà chính phủ Việt Nam đã mua chịu, từ hồi tám hoánh nào đó. Việt Nam nghèo, khất nợ hàng chục năm trời, mãi cũng không có tiền trả. Cuối cùng, chính phủ Việt Nam đành phải đưa cánh nhà cháu sang đó, làm không công, để gán nợ cho Tổng thống Xát-Đam.

May là Tổng thống Xát-Đam cũng tốt. Cho giù là đi làm không công, nhưng khi hết hạn về nước, Tổng thống Xát-Đam vẫn cấp cho mỗi người, một tờ séc làm quà, có giá trị đâu như gần 1 ngàn đô-la Mỹ, để khi về Việt Nam, mang tờ séc ấy ra cửa hàng In-téc-sốp ở Giảng Võ, đổi lấy hàng hóa, như là mì chính hay xe máy.

Tóm lại, khi rời đất nước I-Raq, mỗi người sẽ có một tờ séc nói trên. Còn ngoài ra, cấm ngặt việc mang tiền mặt (đô-la), và thậm trí gần như tất cả mọi loại hàng hóa, từ sữa, thuốc tây, len, dạ đến đồ điện tử và vân vân -> tất thẩy đều bị cấm mang ra khỏi xứ Ba-tư.

Lý do là tất cả các loại hàng hóa trên, Tổng thống Xát-Đam cho nhập khẩu vào I-Raq, rồi bán hạ giá xuống ít nhất là 30% (đồ điện tử), cho đến hạ giá xuống 70% (như là sữa cho trẻ con, thịt gà, trứng gà, vân vân), để cho toàn thể cư dân sống trên đất nước I-Raq – không phân biệt là cư dân bản địa, hay ông khách đến du lịch, hoặc người lao động tứ xứ đến làm việc -> tất thẩy đều có thể mua và tiêu dùng thoải con gà mái.
Mua và dùng trên đất I-Raq thì vô tư, nhưng cấm ngặt việc mang các hàng hóa nhập khẩu rời khỏi I-Raq.
Phát hiện hành khách nào mang tiền mặt là đô-la, hoặc hàng hóa nhập khẩu ra khỏi xứ Ba-tư, Hải quan cửa khẩu tịch thu ngay tắp lự, kèm theo: nhẹ cũng ăn vài cái bợp tai, nặng thì bắn bỏ ngay lập tức, không cần xét xử. Luật là luật. Không nói nhiều.

Tất nhiên, cũng vẫn có thứ hàng hóa được mang ra khỏi xứ Ba-tư. Đó là quả ‘chà là’ khô, hay tấm thảm Ba-tư, tức là sản phẩm nông nghiệp của I-Raq, thì được phép.

Nhưng, đi làm việc xứ người, nay vinh quy bái tổ, họa có điên mà mang mấy thứ đó về, mấy con sư tử Hà Đông có mà nó xé xác, bởi mấy thứ vô dụng đó, làm gì quy được ra tiền.

Mà về nước, chỉ có nhõn một cái tờ séc – quà tặng của Tổng thống Xát-Đam như nói ở trên, thì xoàng quá, phải mang thêm gì nữa chứ.
Thế cho nên, ngày về nước, thằng nào cũng chỉ chăm chăm vào việc suy ngẫm, làm sao mang được tí quà có giá trị về Việt Nam. Tốt nhất và gọn nhẹ nhất, là tiền mặt đô-la Mỹ.

Phải nói, dân Việt vô cùng kỳ tài, dù thế nào và ở đâu, dân Việt vẫn có cách kiếm ra tiền. Kể cả ở I-Raq.
Lành mạnh nhất là tiền công làm thêm giờ. Theo quy định của hai chính phủ, tiền này không chính phủ nào quản lý, người lao động được hưởng tất. Vậy thế cho nên, mỗi một tháng, thằng nào chăm chỉ, cũng có thể để dành được tầm 10 đô-la Mỹ, sau khi đã quy đổi tiền thêm giờ từ đồng đi-na bản địa, ra đồng đô-la Mỹ thần thánh ở chợ đen.

Câu chuyện ‘bao cao su’ mà nhà cháu muốn kể, chính là ở giai đoạn này.
Đơn vị nhà cháu, có cậu Khải, nguyên là lái xe ở Bộ XD, cho đến khi về nước, cũng tích cóp được gần ‘bốn tờ’ (một trăm đô Mỹ -dân gian vẫn gọi là ‘một tờ’).
Có điều, vốn là người chậm chạp, nên khoản tiền gần bốn trăm đô của cu Khải, không phải là ‘bốn tờ’, mà là đống hổ lốn những đồng 10 đô, năm đô, hay 20 đô, thậm trí có cả những tờ 1 đô.
Làm thể nào để mang thoát số tiền trên về?
Dân Việt thì có trăm phương ngàn kế. Nào là nhét tiền vào quai ba lô, vào dây thắt lưng, vào va-ly hai đáy, vào đế giầy, và các kiểu. Tuy nhiên, kiểu nào cũng đều đã ‘nghĩa lộ’ với hải quan.
Mà cu Khải, với mớ tiền to lù lù thế kia, chết là chắc.

Muốn nhắc lại để cho các bạn đọc nhớ, tiền đô-la Mỹ hồi đó giá trị như nào.
Năm 1990 (mà cho đến tận năm 1995 vẫn thế), một trăm đô Mỹ, ở xứ Nam ta, đổi được 2,5 chỉ vàng mười.
Một chỉ vàng mười, có thể mua được 2,5 mét vuông đất ở khu vực ‘Quân Nhạc’ ( đường Tô Vĩnh Diện, Lê Trọng Tấn, Vương Thừa Vũ ở Ngã Tư Sở bây giờ).
Hôm nay, đất ở khu vực ‘Quân Nhạc’, đang có giá bán vội là 40 triệu/m2.
Theo phép ‘tam đoạn luận’, số tiền ‘bốn tờ’ trên của cu Khải, có giá tầm trên MỘT TỶ thời nay.

Gía trị to như thế, chắc bảo phải treo cổ lên để mang được về Việt Nam, cu Khải cũng sẵn sàng treo.
Nhưng không cần phải treo cổ, chỉ cần áp dụng cách của các tiền bối cách mạng mà thôi.
Ấy là, nhét tiền vào lỗ ...đuýt.
(Cụ Song Hào -từng là Bí thư TW Đảng, hồi còn hàn vi, khi bị Pháp bắt, để giữ quỹ cho Đảng, đã từng nhét 2 hào vào đó, nên mới có bí danh là ‘Song Hào’).:D

Thằng cu Khải ăn nhời tư vấn. Nên bỏ ra hẳn 2 đô rưỡi, mua 1 cái bao cao su ở chợ đen, cuộn tiền vào trong đó, rồi nhét vào chỗ cần thiết.

Nếu như thế, đã chẳng có chuyện gì để nói.
Vấn đề là nghe theo lời tư vấn, cu Khải đã nhịn ăn hai ngày trước đó, để cho ruột non, ruột già đều được thanh thải hết.
Đến khi nhét tiền vào, do là tiền lẻ, nên tuy đã cuộn chặt, bọc tiền vẫn có đường kính tầm 3 phân rưỡi.
Nhịn ăn hai ngày, sức đã yếu, nên phải mất non hai giờ, cu Khải mới cất tiền xong.
Và từ đó trở đi, cu Khải cũng phải nhịn ăn suốt hơn 50 giờ đồng hồ nữa, kể từ khi cất tiền, đến khi ra sân bay, lên máy bay, và về đến Việt Nam.
Sự đói lả, không kinh sợ bằng nỗi đau hậu môn. Khi đi lại, cu Khải đã phải đi kiểu nhấy cẫng từng chân, do đau quá. Lúc ngồi ghế máy bay, cu Khải cũng phả ngọ nguậy để ngồi từng 1/3 mông một. Nối đau không bút lực nào có thể tả xiết.

Tuy nhiên, ơn Đảng, ơn Chính phủ, thằng cu Khải không bị đi đại tiện lần nào. Nhờ thế mà đống gia sản kếch xù vẫn còn nguyên trong đu...ýt. Thật là ơn Đảng đã đưa đường, chỉ lối.:D

Ba mươi năm trước đây, nhà cháu còn gập cu Khải ở chợ Vân Đình.
Đầu đội chiếc mũ nan rộng vành như người Mễ Tây Cơ, mồm liến thoắng mời khách, đi xe ô tô giá rẻ.
Hỏi ra thì biết, số tiền thằng Khải mang thoát về, đã dùng để tậu được con xe Von-ga của Viện KT, bộ XD thải ra. Con xe này, vốn là của một Trung ương ủy viên khóa 3, đã từng được nhà cháu dùng để chở lợn ngày Tết, như ở các câu chuyện trước đã biên.

Nhà cháu xuýt không nhận ra thằng Khải, may mà nó vẫn còn giữ cách đi kiểu nhẩy cẫng từng chân. Di chứng của việc cất tiền theo gương các lãnh tụ Đảng, hồi mang tiền đô từ I-Raq về.

Note:
Nhà cháu trong giờ phút chia tay Tổng thống Xát-Đam. Vô sản toàn phần, chẳng lo cất của cải, nên mặt mũi luôn luôn hớn hở.:D



 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,720
Động cơ
473,842 Mã lực
Lâu lắm em mới vào đọc thớt của cụ Leo :D
Chuyện giấu USD về phụ huynh em khoảng những năm 8x hay nhét trong tuýp kem đánh răng nhôm. Nhét vào đấy máy soi cũng khóc :))
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,751
Động cơ
340,846 Mã lực
Lâu lắm em mới vào đọc thớt của cụ Leo :D
Chuyện giấu USD về phụ huynh em khoảng những năm 8x hay nhét trong tuýp kem đánh răng nhôm. Nhét vào đấy máy soi cũng khóc :))
Quán cà phê bay rồi hả cụ
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,212 Mã lực
Lâu lắm em mới vào đọc thớt của cụ Leo :D
Chuyện giấu USD về phụ huynh em khoảng những năm 8x hay nhét trong tuýp kem đánh răng nhôm. Nhét vào đấy máy soi cũng khóc :))
Ôi dồi. :D

Câu chuyện dấu đô la Mỹ, dân Việt ta nhiều truyền kỳ lắm.
Đặc sắc nhất là chuyện đi giầy thối :D

Đó là dân Việt ta đồn, để chân 3 tuần không rửa, rồi chọn đôi giầy thối, đoạn nhét đô-la vào bít tất, rồi đi vào chân, những tưởng thoát.
Ai ngờ, tụi Hải quan I-Raq đã có trên 20 năm đối phó với dân toàn thế giới dấu đô, còn trước khi cả dân Việt biết tới tên nước I-Raq vài chục năm, nên tinh quái lắm.
Tại sân bay, dân lao động về nước, bất kể quốc tịch, đều phải xếp hàng một, đi cửa riêng kiểm tra Hải quan.
Tại đó, có tầm chục con chó bẹc-giê cao to lững lững, đi ngửi từng người.
Mẹ kiếp, cứ thấy người nào hôi hôi, ăn mặt rách rưới, là các con bẹc-giê hộc lên.
Tụi Hải quan và công an cửa khẩu, không nói không rằng, lội ngay người đó ra khỏi hàng.
Việc đầu tiên là bắt lột đôi giầy thối cùng đôi tất ra, không cần biết có dấu gì trong đó không, bắt vất mẹ nó vào cái thùng phi nhựa đường cũ, để rồi mang đi đốt.
Đoạn sau mới kinh.
Tức là bất kể thằng cu chân thối thuộc quốc tịch nào, tụi cảnh sát cứ quất 10 roi vào đít, vì tội xúc phạm thánh A - La đã, rồi sau đó đuổi vào xếp hàng từ đầu.
(Mở ngoặc là tụi I-Raq cũng như các nước Hồi giáo khác, hàng ngày phải cầu kinh Cô-ran ít nhất ngày 3 lần. Trước mỗi lần cầu kinh, đều phải rửa chân sạch sẽ. Vậy để chân thối, là đắc trọng tội. Có quyền đánh sưng đít :D).

Quân Việt ta, sau chừng vài chục người bị đánh đít và khóc ngất vì tiếc của (ấy là nghe đồn thế, chứ nhà cháu chửa được chứng kiến :D), cái võ đi giầy thối chưa từng được ai áp dụng.
:D:D:D
 

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,288
Động cơ
421,415 Mã lực
Cụ Bao leo trước học C3 Kim Liên à, mình dân khu Kim Liên đây, sau cụ ở chỗ kho gạo ngã Tư sở thì cụ có biết An Phỉ cùng khu không
 

Ta^.pLa'i

Xe buýt
Biển số
OF-2165
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
635
Động cơ
562,720 Mã lực
Cảm ơn cụ Baoleo vì nhiều thông tin bổ ích và thú vị. Nhà cháu mất mấy ngày bỏ đọc tin tức để vào đọc thớt của cụ.
Ông già cháu trước cũng Hải quân, trước khi phục viên chuyển ngành về gần vợ con, khoảng năm 83-84 gì đó là CTV đoàn quân nhạc của BTLHQ. Ngày bé nghỉ hè cháu cũng hay được xuống đấy chơi. Mơ ước mãi một bộ quần áo lính thủy, mà thời đó khó khăn quá, bố mẹ hứa mãi mà giờ vẫn chửa đc
Chúc cụ và gia đình mạnh giỏi.
 

vangvongcom

Xe hơi
Biển số
OF-590874
Ngày cấp bằng
18/9/18
Số km
119
Động cơ
133,656 Mã lực
Tuổi
34
Website
vangvong.com
Chào cụ Baoleo những hồi ức rất đẹp , tự hào khi là một quân nhân
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,212 Mã lực
KINH KHA ĐƠN ĐOẢN ĐAO - ĐẠI NÁO ĐẤT TẦN :D

Thực ra, để giật ‘tít’ và câu ‘viu’, nhà cháu hoàn toàn có thể giật tít là:

“Tầu 645 của Đoàn tầu không số - đánh nhau với tầu ngầm hạt nhân Mỹ- năm 1972”.

Nhưng để cho vui vui, nhà cháu lựa cái tên bài, như đã chọn.

Số là:

Nhà cháu lấy bài của ‘Vũ khí và Lịch sử Việt Nam’, đăng lên trang của chính các cựu binh lữ 125-Đoàn tầu không số.

Những mong thông tin này, sẽ cho chính các cựu binh của ‘lữ 125- Đoàn tầu không số’ biết được và nhớ lại một câu chuyện bi hùng. Và để các lớp lính đàn em thế hệ sau, biết được và rút ra các bài học kinh nghiệm, để có thể sống sót trong cuộc chiến với kẻ thù Trung Quốc sắp tới. Đặc biệt nhất,=> là sẽ được chính các cán bộ hiện nay của lữ 125, lữ 128 (đoàn Vạn Hoa)-nhất là cán bộ tham mưu-trinh sát của 2 lữ này, nắm bắt được, để vận dụng vào trong thực tiễn hôm nay.

Ôi dồi, các bác cựu lữ 125 phản ứng thôi dồi. Đánh nhau với nhà cháu cũng kha khá.:D

Nhưng rồi, do cùng là lính trong cùng một quân chủng, rồi qua các còm-men qua lại, đặc biệt có một loạt tên lửa phòng không của Trần Hoài Nam bắn làm ô phòng không che đầu cho pháo hạm nhà cháu, các bác cựu ở lữ 125 đã ghi nhận câu chuyện.:D

Tích này, làm nhà cháu nhớ tới câu chuyện cũng tầm này năm ngoái, nhà cháu đưa câu chuyện: ‘Hai máy bay F4 của Mỹ đã đẩy cứu nhau, sau khi bị bắn trọng thương trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên, thoát khỏi không vực Bắc Việt’ lên trang của các bác phi công.:))

Ôi zời. Đánh nhau ác liệt bên đó. Cả một sư đoàn các bác phi công quây lại, thay nhau công kích pháo hạm nhà cháu.

Nhưng, trải qua trên một ngàn trận đánh lớn nhỏ (tức là còm-men ấy), lại được sự chi viện vô tư và trong sáng của quân đội các nước anh em như Trần Hoài Nam, Nguyến Tuấn Trung, Phan Trường Sơn, Xuân Hòa Nguyễn và vân vân, cuối cùng, phe chính nghĩa đã thành công.:D

Nào, năm nay, câu chuyện: “Tầu 645 của Đoàn tầu không số - đánh nhau với tầu ngầm hạt nhân Mỹ- năm 1972”. => ĐÂY

---- ---- ----

Tháng 3-1972, nhằm tăng cường khả năng ngăn chặn tiếp tế bằng đường biển từ miền Bắc, HQ Mỹ quyết định sử dụng tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Sculpin (SSN-590) thuộc lớp Skipjack theo dõi tàu vận tải của HQNDVN từ khu vực xuất phát ở gần đảo Hải Nam vào đến miền Nam VN, sau đó tiêu diệt trong hải phận VN trước khi kịp bốc dỡ hàng.


Theo lời kể của Đô đốc Charles R. Larson (lúc đó là Trung tá, thuyền phó USS Sculpin), ngày 10-4-1972 USS Sculpin chiếm lĩnh vị trí tuần tra ngoài khơi đảo Hải Nam. Ngày 12-4, tàu 645 thuộc Đoàn 125 do thuyền trưởng Lê Hà và chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu chỉ huy xuất phát lần thứ 3, chở theo 70 tấn đạn dược, 1 tấn thuốc nổ và nhiều hàng hóa khác. Sau khi so sánh dữ liệu ảnh chụp, đồng thời đối chiếu với hướng đi bất thường về phía bờ biển phía tây Philippines, USS Sculpin xác định 645 là tàu vận chuyển vũ khí và bắt đầu theo dõi. Điều này được xác nhận thêm sau khi tàu 645 chuyển hướng ngoặt về phía nam.


USS Sculpin theo dõi 645 qua kính tiềm vọng và sonar thụ động nhờ vào âm thanh khá đặc trưng từ trục và cánh quạt chân vịt. Để bám đuôi tàu 645 di chuyển với tốc độ khoảng 20km/h, USS Sculpin duy trì tốc độ không quá 37km/h ở độ sâu 60m, cách đáy 9 đến 24m. Ban đầu mọi việc tiến triển thuận lợi, tuy nhiên sau đó tàu 645 chuyển hướng về phía đông, đi vào một khu vực có nhiều đá ngầm, rạn san hô và xác tàu đắm (có lẽ để tránh bị theo dõi). Điều này buộc USS Sculpin quyết định tính toán và chuyển hướng đi vòng để đón đầu 645. Trong thời gian đó máy bay trinh sát P-3 Orion của HQ Mỹ được yêu cầu bí mật tiếp tục giám sát từ trên cao để thay thế.


USS Sculpin gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình theo dõi khi phải bám theo 645 qua những khu vực có nhiều dàn khoan dầu hoạt động, hoặc khu vực tuyến đường thủy nhiều tàu bè qua lại. Sau khi tiến sâu xuống phía nam, tàu 645 ngoặt sang phía tây rồi chuyển hướng tây bắc. Đối với phía Mỹ, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tàu 645 chuẩn bị cập bờ tiếp tế vũ khí. Lúc này MACV ra lệnh cho USS Sculpin tiến hành chụp ảnh làm bằng chứng, đồng thời sẵn sàng tiêu diệt bằng ngư lôi. Để thực hiện nhiệm vụ này, USS Sculpin phải lặn sâu xuống 27m, chỉ cách đáy 6m rồi tăng tốc vượt lên trước đón đầu, kính tiềm vọng chỉ nhô lên khoảng 15cm trong 6s để chụp ảnh để tránh bị phát hiện.


Cách bờ biển VN khoảng 100 hải lý, USS Sculpin mất dấu 645 trong khoảng 2 giờ khi tàu chuyển hướng sang tây bắc, tàu 645 đã tắt máy và đèn khiến cho sonar và kính tiềm vọng của USS Sculpin mất tác dụng, việc sử dụng radar sục sạo cũng không mang lại kết quả. Trước tình hình đó, dựa theo hành trình được tính toán, USS Sculpin quyết định tăng tốc vượt lên trước khoảng 30 hải lý, đón đầu 645 tại điểm dự đoán, đồng thời yêu cầu máy bay trinh sát P-3 Orion tìm kiếm quanh khu vực mất dấu. Máy bay trinh sát đã phát hiện được 645 nhờ đặc điểm sơn màu trắng, sau đó USS Sculpin cũng xác định lại được mục tiêu.


Ban đầu MACV đề nghị cho phép USS Sculpin đánh chìm 645 bằng ngư lôi, tuy nhiên Đô đốc John Sidney McCain Jr. (bố của phi công John McCain, lúc này đang bị bắt làm tù binh ở miền Bắc), tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương không chấp nhận và yêu cầu giao lại cho HQ VNCH.


Ngày 22-4 và 23-4-1972, tàu 645 vào đến điểm chuyển hướng, cách Phú Quốc khoảng 60 hải lý, với ý định chờ đến đêm sẽ cập bờ. 14h chiều 22-4-1972, tàu hộ tống khu trục (VNCH gọi là khu trục hạm) lớp Edsall số hiệu HQ-4 Trần Khánh Dư của HQ VNCH được lệnh báo động và rời cảng Sài Gòn.


14h ngày 23 tháng 4,tàu 645 nhận được điện của Sở chỉ huy báo cho biết trong đêm sẽ có thuyền đón ở mũi Cà Mau, nhưng có điện báo bến động nên quay ra hải phận quốc tế. Tối 23-4, HQ-4 và 2 tàu chiến khác của VNCH phát hiện 645 trên vùng biển vịnh Thái Lan bằng radar và tiếp cận khi tàu cách bờ 25-30 hải lý với ý đồ bắt sống. Sáng 24-4, HQ-4 đã kèm chặt 645, xác định được đây là tàu vận tải của miền Bắc và quan sát được cả các vị trí đặt súng máy 12,7mm trên tàu. Sau nhiều nỗ lực gọi hàng và bắn uy hiếp không có kết quả, HQ-4 dùng pháo 76,2mm khai hỏa thẳng vào 645 làm tàu bị cháy, một số thủy thủ thương vong. Tàu 645 vừa cố gắng cơ động ra xa vừa bắn trả bằng 12,7mm, B-40, B-41. Tuy nhiên khoảng 11h, tàu bị trúng đạn vào lái, mất khả năng điều khiển. Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu yêu cầu cho thủy thủ đoàn rời tàu trong khi mình nán lại để hủy tài liệu và đặt kíp nổ phá tàu.


Theo phía VNCH, tàu 645 đã bị đạn pháo của HQ-4 bắn nổ tung, trong khi theo HQNDVN, chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu đã chủ động ở lại điểm hỏa khi tàu ở cách xa thủy thủ đoàn nhất để tránh thương vong cho đồng đội.


Trong số thủy thủ đoàn 645 có 6 người hy sinh bao gồm cả Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu, 16 người (trong đó 6 bị thương) bị HQ VNCH bắt làm tù binh, bao gồm cả Thuyền trưởng Lê Hà. Năm 1973 thủy thủ đoàn được trao trả sau Hiệp định Paris. Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 1978.


Mặc dù có nhiều dấu hiệu, bao gồm cả nội dung liên lạc từ 645 do USS Sculpin thu được cho thấy dường như thủy thủ đoàn nghi ngờ có tàu ngầm bám theo mình nhưng các tài liệu của HQNDVN xuất bản về sau không nhắc đến điều này mà cho rằng 645 bị máy bay và tàu mặt nước của HQ VNCH phát hiện gần bờ biển VN, trong khi trên thực tế tàu đã bị tàu ngầm USS Sculpin theo dõi gần như liên tục trên hành trình khoảng 2500 hải lý (khoảng 4600km).


Sự kiện tàu 645 kết thúc giai đoạn vận chuyển bí mật bằng tàu không số kéo dài 10 năm (4-1962 đến 4-1972) của Đoàn 125 với tổng cộng 168 chuyến và 6105 tấn vũ khí cho chiến trường. Cũng bắt đầu từ đây, Đoàn 125 chuyển hoàn toàn sang phương thức vận chuyển mới: tổ chức các đoàn đánh cá công khai, có đăng ký hợp pháp ở miền Nam, sử dụng tàu gỗ 2 đáy, vừa đánh cá, chở hàng thuê vừa chớp thời cơ vận chuyển vũ khí trên những chặng ngắn ở miền Nam hoặc ra thằng miền Bắc nhận vũ khí. Với phương thức mới này, HQNDVN đã thực hiện thành công 31 chuyến, đưa được 520 tấn vũ khí vào Trà Vinh và Cà Mau.
--- ---- ----



NOTE:

Bài sau, nhà cháu sẽ đăng câu chuyện về số phận bi thảm của thuyền trưởng tầu 645.

Chính trị viên thì được phong anh hùng. Còn thuyền trưởng thì bi thảm lắm.

Các bác nhớ đón đọc nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,048
Động cơ
317,708 Mã lực
KINH KHA ĐƠN ĐOẢN ĐAO - ĐẠI NÁO ĐẤT TẦN :D

Thực ra, để giật ‘tít’ và câu ‘viu’, nhà cháu hoàn toàn có thể giật tít là:

“Tầu 645 của Đoàn tầu không số - đánh nhau với tầu ngầm hạt nhân Mỹ- năm 1972”.

Nhưng để cho vui vui, nhà cháu lựa cái tên bài, như đã chọn.

Số là:

Nhà cháu lấy bài của ‘Vũ khí và Lịch sử Việt Nam’, đăng lên trang của chính các cựu binh lữ 125-Đoàn tầu không số.

Những mong thông tin này, sẽ cho chính các cựu binh của ‘lữ 125- Đoàn tầu không số’ biết được và nhớ lại một câu chuyện bi hùng. Và để các lớp lính đàn em thế hệ sau, biết được và rút ra các bài học kinh nghiệm, để có thể sống sót trong cuộc chiến với kẻ thù Trung Quốc sắp tới. Đặc biệt nhất,=> là sẽ được chính các cán bộ hiện nay của lữ 125, lữ 128 (đoàn Vạn Hoa)-nhất là cán bộ tham mưu-trinh sát của 2 lữ này, nắm bắt được, để vận dụng vào trong thực tiễn hôm nay.

Ôi dồi, các bác cựu lữ 125 phản ứng thôi dồi. Đánh nhau với nhà cháu cũng kha khá.:D

Nhưng rồi, do cùng là lính trong cùng một quân chủng, rồi qua các còm-men qua lại, đặc biệt có một loạt tên lửa phòng không của Trần Hoài Nam bắn làm ô phòng không che đầu cho pháo hạm nhà cháu, các bác cựu ở lữ 125 đã ghi nhận câu chuyện.:D

Tích này, làm nhà cháu nhớ tới câu chuyện cũng tầm này năm ngoái, nhà cháu đưa câu chuyện: ‘Hai máy bay F4 của Mỹ đã đẩy cứu nhau, sau khi bị bắn trọng thương trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên, thoát khỏi không vực Bắc Việt’ lên trang của các bác phi công.:))

Ôi zời. Đánh nhau ác liệt bên đó. Cả một sư đoàn các bác phi công quây lại, thay nhau công kích pháo hạm nhà cháu.

Nhưng, trải qua trên một ngàn trận đánh lớn nhỏ (tức là còm-men ấy), lại được sự chi viện vô tư và trong sáng của quân đội các nước anh em như Trần Hoài Nam, Nguyến Tuấn Trung, Phan Trường Sơn, Xuân Hòa Nguyễn và vân vân, cuối cùng, phe chính nghĩa đã thành công.:D

Nào, năm nay, câu chuyện: “Tầu 645 của Đoàn tầu không số - đánh nhau với tầu ngầm hạt nhân Mỹ- năm 1972”. => ĐÂY

---- ---- ----

Tháng 3-1972, nhằm tăng cường khả năng ngăn chặn tiếp tế bằng đường biển từ miền Bắc, HQ Mỹ quyết định sử dụng tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Sculpin (SSN-590) thuộc lớp Skipjack theo dõi tàu vận tải của HQNDVN từ khu vực xuất phát ở gần đảo Hải Nam vào đến miền Nam VN, sau đó tiêu diệt trong hải phận VN trước khi kịp bốc dỡ hàng.


Theo lời kể của Đô đốc Charles R. Larson (lúc đó là Trung tá, thuyền phó USS Sculpin), ngày 10-4-1972 USS Sculpin chiếm lĩnh vị trí tuần tra ngoài khơi đảo Hải Nam. Ngày 12-4, tàu 645 thuộc Đoàn 125 do thuyền trưởng Lê Hà và chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu chỉ huy xuất phát lần thứ 3, chở theo 70 tấn đạn dược, 1 tấn thuốc nổ và nhiều hàng hóa khác. Sau khi so sánh dữ liệu ảnh chụp, đồng thời đối chiếu với hướng đi bất thường về phía bờ biển phía tây Philippines, USS Sculpin xác định 645 là tàu vận chuyển vũ khí và bắt đầu theo dõi. Điều này được xác nhận thêm sau khi tàu 645 chuyển hướng ngoặt về phía nam.


USS Sculpin theo dõi 645 qua kính tiềm vọng và sonar thụ động nhờ vào âm thanh khá đặc trưng từ trục và cánh quạt chân vịt. Để bám đuôi tàu 645 di chuyển với tốc độ khoảng 20km/h, USS Sculpin duy trì tốc độ không quá 37km/h ở độ sâu 60m, cách đáy 9 đến 24m. Ban đầu mọi việc tiến triển thuận lợi, tuy nhiên sau đó tàu 645 chuyển hướng về phía đông, đi vào một khu vực có nhiều đá ngầm, rạn san hô và xác tàu đắm (có lẽ để tránh bị theo dõi). Điều này buộc USS Sculpin quyết định tính toán và chuyển hướng đi vòng để đón đầu 645. Trong thời gian đó máy bay trinh sát P-3 Orion của HQ Mỹ được yêu cầu bí mật tiếp tục giám sát từ trên cao để thay thế.


USS Sculpin gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình theo dõi khi phải bám theo 645 qua những khu vực có nhiều dàn khoan dầu hoạt động, hoặc khu vực tuyến đường thủy nhiều tàu bè qua lại. Sau khi tiến sâu xuống phía nam, tàu 645 ngoặt sang phía tây rồi chuyển hướng tây bắc. Đối với phía Mỹ, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tàu 645 chuẩn bị cập bờ tiếp tế vũ khí. Lúc này MACV ra lệnh cho USS Sculpin tiến hành chụp ảnh làm bằng chứng, đồng thời sẵn sàng tiêu diệt bằng ngư lôi. Để thực hiện nhiệm vụ này, USS Sculpin phải lặn sâu xuống 27m, chỉ cách đáy 6m rồi tăng tốc vượt lên trước đón đầu, kính tiềm vọng chỉ nhô lên khoảng 15cm trong 6s để chụp ảnh để tránh bị phát hiện.


Cách bờ biển VN khoảng 100 hải lý, USS Sculpin mất dấu 645 trong khoảng 2 giờ khi tàu chuyển hướng sang tây bắc, tàu 645 đã tắt máy và đèn khiến cho sonar và kính tiềm vọng của USS Sculpin mất tác dụng, việc sử dụng radar sục sạo cũng không mang lại kết quả. Trước tình hình đó, dựa theo hành trình được tính toán, USS Sculpin quyết định tăng tốc vượt lên trước khoảng 30 hải lý, đón đầu 645 tại điểm dự đoán, đồng thời yêu cầu máy bay trinh sát P-3 Orion tìm kiếm quanh khu vực mất dấu. Máy bay trinh sát đã phát hiện được 645 nhờ đặc điểm sơn màu trắng, sau đó USS Sculpin cũng xác định lại được mục tiêu.


Ban đầu MACV đề nghị cho phép USS Sculpin đánh chìm 645 bằng ngư lôi, tuy nhiên Đô đốc John Sidney McCain Jr. (bố của phi công John McCain, lúc này đang bị bắt làm tù binh ở miền Bắc), tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương không chấp nhận và yêu cầu giao lại cho HQ VNCH.


Ngày 22-4 và 23-4-1972, tàu 645 vào đến điểm chuyển hướng, cách Phú Quốc khoảng 60 hải lý, với ý định chờ đến đêm sẽ cập bờ. 14h chiều 22-4-1972, tàu hộ tống khu trục (VNCH gọi là khu trục hạm) lớp Edsall số hiệu HQ-4 Trần Khánh Dư của HQ VNCH được lệnh báo động và rời cảng Sài Gòn.


14h ngày 23 tháng 4,tàu 645 nhận được điện của Sở chỉ huy báo cho biết trong đêm sẽ có thuyền đón ở mũi Cà Mau, nhưng có điện báo bến động nên quay ra hải phận quốc tế. Tối 23-4, HQ-4 và 2 tàu chiến khác của VNCH phát hiện 645 trên vùng biển vịnh Thái Lan bằng radar và tiếp cận khi tàu cách bờ 25-30 hải lý với ý đồ bắt sống. Sáng 24-4, HQ-4 đã kèm chặt 645, xác định được đây là tàu vận tải của miền Bắc và quan sát được cả các vị trí đặt súng máy 12,7mm trên tàu. Sau nhiều nỗ lực gọi hàng và bắn uy hiếp không có kết quả, HQ-4 dùng pháo 76,2mm khai hỏa thẳng vào 645 làm tàu bị cháy, một số thủy thủ thương vong. Tàu 645 vừa cố gắng cơ động ra xa vừa bắn trả bằng 12,7mm, B-40, B-41. Tuy nhiên khoảng 11h, tàu bị trúng đạn vào lái, mất khả năng điều khiển. Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu yêu cầu cho thủy thủ đoàn rời tàu trong khi mình nán lại để hủy tài liệu và đặt kíp nổ phá tàu.


Theo phía VNCH, tàu 645 đã bị đạn pháo của HQ-4 bắn nổ tung, trong khi theo HQNDVN, chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu đã chủ động ở lại điểm hỏa khi tàu ở cách xa thủy thủ đoàn nhất để tránh thương vong cho đồng đội.


Trong số thủy thủ đoàn 645 có 6 người hy sinh bao gồm cả Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu, 16 người (trong đó 6 bị thương) bị HQ VNCH bắt làm tù binh, bao gồm cả Thuyền trưởng Lê Hà. Năm 1973 thủy thủ đoàn được trao trả sau Hiệp định Paris. Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 1978.


Mặc dù có nhiều dấu hiệu, bao gồm cả nội dung liên lạc từ 645 do USS Sculpin thu được cho thấy dường như thủy thủ đoàn nghi ngờ có tàu ngầm bám theo mình nhưng các tài liệu của HQNDVN xuất bản về sau không nhắc đến điều này mà cho rằng 645 bị máy bay và tàu mặt nước của HQ VNCH phát hiện gần bờ biển VN, trong khi trên thực tế tàu đã bị tàu ngầm USS Sculpin theo dõi gần như liên tục trên hành trình khoảng 2500 hải lý (khoảng 4600km).


Sự kiện tàu 645 kết thúc giai đoạn vận chuyển bí mật bằng tàu không số kéo dài 10 năm (4-1962 đến 4-1972) của Đoàn 125 với tổng cộng 168 chuyến và 6105 tấn vũ khí cho chiến trường. Cũng bắt đầu từ đây, Đoàn 125 chuyển hoàn toàn sang phương thức vận chuyển mới: tổ chức các đoàn đánh cá công khai, có đăng ký hợp pháp ở miền Nam, sử dụng tàu gỗ 2 đáy, vừa đánh cá, chở hàng thuê vừa chớp thời cơ vận chuyển vũ khí trên những chặng ngắn ở miền Nam hoặc ra thằng miền Bắc nhận vũ khí. Với phương thức mới này, HQNDVN đã thực hiện thành công 31 chuyến, đưa được 520 tấn vũ khí vào Trà Vinh và Cà Mau.
--- ---- ----



NOTE:

Bài sau, nhà cháu sẽ đăng câu chuyện về số phận bi thảm của thuyền trưởng tầu 645.

Chính trị viên thì được phong anh hùng. Còn thuyền trưởng thì bi thảm lắm.

Các bác nhớ đón đọc nhé.
Em vào hóng tiếp \m/
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,212 Mã lực
SỐ PHẬN CÁC CON TẦU PHÓNG LÔI ĐẦU TIÊN

CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM

Nhà cháu đã từng biên các bài, về số phận bi hùng của những người lính Hải quân, thuộc lữ đoàn tầu chiến đấu 172 và lữ đoàn tầu vận tải 125 (hay còn gọi là Đoàn tầu không số).

Thế còn số phận các con tầu thuộc lữ đoàn ấy ra sao, nhà cháu tin chắc rằng, đa số các bác đều chưa biết.

Vậy thế cho nên, hôm nay, nhà cháu biên bài về ‘Số phận các con tầu phóng lôi đầu tiên, của Hải quân Việt Nam’. Mời các bác ngự lãm.

(Bài viết này, có tham khảo rất nhiều tư liệu của bác Hoàng Sinh Viên – nguyên là Thiếu úy thuyền phó tầu phóng lôi 313, người đã tham gia ‘Trận đánh cuối cùng’ của ‘Hải đoàn tầu phóng lôi’ với Hải quân Mỹ, ngày 27/08/1972.)

Bài sẽ gồm 4 phần.

-Phần một: Lịch sử hình thành ‘Hải đoàn tầu phóng lôi’

-Phần hai: Cuộc chiến đấu cuối cùng của Hải quân quân Việt Nam với Hải quân Mỹ.

-Phần ba: Số phận kỳ lạ của một thủy thủ.

-Phần bốn: Sự hóa thân của ‘Hải đoàn tầu phóng lôi’ trong mỗi gia đình người dân Việt ngày nay.


1/Phần một: Lịch sử hình thành ‘Hải đoàn tầu phóng lôi’:

Năm 1961 hải đoàn phóng lôi 135 có quyết định thành lập (lúc đó gọi là Tiểu đoàn chứ chưa gọi là hải đoàn như bây giờ).

Tiểu đoàn có 12 tầu phóng lôi kiểu 123K. K là Komsomolees ( Thanh niên cộng sản ), vỏ bằng đuya ra mỏng (một loại nhôm cứng), có bề dầy là 1- 2 ly, liên kết bằng đinh tán như máy bay .

Chiều dài mỗi tầu là 12,6 m, rộng 3.6 m, chia làm 6 khoang. Lượng giãn nước mỗi con là trên 20 tấn. Mỗi tầu có 2 động cơ M50 x 1200 mã lực, tốc độ cao nhất lên đến trên 50 hải lí /giờ (gần 100 km /h).

Thủy thủ đoàn điều khiển gồm 10 người. Khi chiến đấu có thể tăng cường thêm từ 3 đến 4 người, làm nhiệm vụ đốc chiến, chỉ huy chung, hoặc dự bị.

Các tàu phóng lôi được chia ra làm 4 phân đội , mỗi phân đội 3 chiếc .

Phân đội 1 gồm ba tầu 313, 316 , 319 .

Phân đội 2 gồm ba tầu 323, 326, 329.

Phân đội 3 gồm ba tầu 333, 336, 339.

Phân đội 4 gồm ba tầu 343, 346, 349.

Trong quá trình chiến đấu và hoạt động, một số tầu đã bị bắn chìm trong chiến đấu và một số tầu đã hư hỏng do lỗi kỹ thuật ...

Cụ thể như ngày 1 tháng 7 năm 1966, toàn bộ ba tầu của phân đội 3 là 333, 336, 339, khi xông ra đánh tầu Mỹ trên hải phận Đồ Sơn, thì cả 3 tầu đều bị máy bay Mỹ đánh chìm, trước khi tiếp cận được với tầu HQ Mỹ. Câu chuyện này, nhà cháu đã biên, với tựa đề: “Số phận vinh quang và cay đắng, của biên đội tầu phóng lôi, đánh tầu Maddox”.

Vị vậy, đến đầu năm 1972 chỉ còn lại 4 tầu : 313 , 316 , 319 và 349 là còn hoạt động chiến đấu được. Và đây cũng là toàn bộ lực lượng tầu tiến công của Hải quân Việt Nam lúc đó. Bởi khi ấy, tầu tên lửa của ta chưa về, còn tầu tuần tiễu 79 tấn hoặc tầu săn ngầm 200 tấn, thì không có cửa để đánh nhau với tầu chiến Mỹ. Và 4 tầu phóng lôi này, được coi là "bát gạo cuối thưng của nhà nghèo".

Và nhiệm vụ ngăn chặn các tầu tuần dương , khu trục Mỹ được đặt lên vai 4 chiếc tầu phóng lôi cuối cùng .

Bốn tầu này được chia làm hai biên đội.

Biên đội 1 gồm hai tầu 313 và 316.

Biên đội 2 gồm hai tầu 319 và 349.


2/Phần hai: Cuộc chiến đấu cuối cùng của Hải quân Việt Nam với Hải quân Mỹ.

Trong cuốn Lịch sử hải quân nhân dân VN có một đoạn viết về trận đánh này:

“Đêm 27-8-1972, nhiều tốp tàu tuần dương, khu trục vào bắn phá thành phố cảng Hải Phòng. Ta sử dụng lực lượng tàu phóng lôi gồm hai chiếc 319 và 349 ra đánh địch, nhưng do chưa nắm thật chắc địch, xuất kích không đúng thời cơ, không giữ được yếu tố bất ngờ... nên trận chiến đấu không thành công, ta bị tổn thất hai tàu”.


Còn đây là lời kể chi tiết của của bác Hoàng Sinh Viên – nguyên là Thiếu úy thuyền phó tầu phóng lôi 313, người đã tham gia ‘Trận đánh cuối cùng’ của Hải quân Việt Nam với Hải quân Mỹ, ngày 27/08/1972:

“””Khoảng gần 8 giờ tối ngày 27/8/1972 có lệnh báo động chiến đấu. Sở chỉ huy thông báo 4 tâù tuần dương và khu trục đang tiến vào vùng biển Hải Phòng, cự ly 38 hải lý? Các lần trước trước khì địch cách 60 hải lý, SCH đã báo động rồi. Không hiểu hôm ấy địch vào gần thế trên mới báo?

Biên đội 2 đang trực cấp 1 với tầu 319 do Trung úy Cao Hồng Toản làm thuyền trưởng, Đỗ Viết Thự thuyền phó, cùng trung úy Nguyễn Hồng Cư tiểu đoàn phó, Trung úy Hoàng Tụy trợ lý hàng hải cùng đi trên tầu.

Tầu 349 do Trung úy Lê Văn Miên thuyền trưởng, Thiếu úy Nguyễn Văn Bá thuyền phó, Đại úy CTV Hải đội Nguyễn Văn Viễn, thiếu úy Trợ lý cơ điện Nguyễn Văn Lộc đi cùng.

Tất cả 2 tầu là 24 cán bộ chiến sĩ đã xuất kích theo lệnh SỞ CHỈ HUY tiền phương trung đoàn 172, đặt tại trạm Radar Cát Bà, do ông Lê Duy Khoái trung đoàn phó chỉ huy ...

Sau khi biên đội 2 xuất kích khoảng nửa giờ, thì biên đội 1 có tầu 313 do trung úy Lê Văn Khách làm thuyền trưởng, thuyền phó là Hoàng Sinh Viên và tầu 316 do thiếu úy Lê Đức Cẩn làm thuyền trưởng, thuyền phó là Đồng Xuân Tứ => cũng nhận được lệnh xuất phát.

Hai tầu biên đội 1 xuất phát theo lệnh. Khi đi ngang đảo đèn Long Châu thì biên đội 1 được lệnh dừng lại chờ lệnh. Lúc này ngoài biển có máy bay thả pháo sáng và đạn pháo tầu Mỹ bắn vào đất liền. Đèn biển Long Châu vụt tắt. Khoảng 15 phút sau, biên đội 1 lại có lệnh xuất phát, đi tới vị trí cách Đông Nam Long Châu 15 hải lý. Trên đường đi thuyền phó là Hoàng Sinh Viên đã dịch bức điện của Sở chỉ huy báo:

-“Hai tàu 319 và 349 đã mất liên lạc. Lệnh 313 , 316 chuẩn bị đánh tiếp, tìm kiếm 2 tầu 319 và 349, báo cáo SCH”.

Theo tính thần bức điện, biên đội 1 tiến về phía Đông Nam. Khi xác định đã đến vị trí chỉ định nhưng không phát hiện thấy gì, thuyền phó là Hoàng Sinh Viên đã báo cáo thuyền trưởng và điện về SCH :

-“Xin phép đi xa hơn 5 hải lý nữa”.

Chưa đợi SCH đồng ý hay không , biên đội 1 cứ đi. Khi đã đi quá cự ly dự định vẫn không thấy gì, lúc này trời đã mờ sáng. Và SCH báo : Trên trời đang có nhiều máy bay địch và lệnh cho 2 tầu : Quay về ngay !

Không thể chần chừ được nữa, biên đội 1 đành phải quay về với tốc cao nhất. Trên đường về, khi nhìn về phía lái tầu , thuyền phó Hoàng Sinh Viên bỗng thấy 1 ánh đèn vừa loé lên trên mặt biển. Lập tức thuyền trưởng 313 lệnh cho tầu 316 cảnh giới, để tầu 313 thận trọng tiếp cận nơi có ánh đèn. Vào gần tầu 313 đã nhìn rõ 6 người đang lóp ngóp bơi.

Tầu 313 nhanh chóng chỉ huy công tác cứu hộ và lần lượt đưa cả 6 người lên boong. Đó là: Lê Văn Miên thuyền trưởng 349, Hoàng Văn ( Đức ) Lợi máy 1, Vũ Tài Trò máy 2 tầu 349, Nguyễn Việt Cường máy 1, Trần Văn Lương ngư lôi, Nguyễn Văn Phê pháo thủ tầu 319. Tất cả đều bị thương.

Sau khi đã tỉnh táo thuyền trưởng Miên và anh em đã kể lại diễn biến trận đánh như sau :

- Khi tầu ta tiếp cận đến cự ly mở Radar, chuẩn bị vào hướng chiến đấu thì tầu 319 bị 1 quả tên lửa " Tầu đối Tầu " của tầu địch bắn trúng vào mạn trái. Sức nổ phá vỡ từ khoang máy, qua đài chỉ huy đến khoang phụ nơi lắp máy phát Radar. Bệ phóng và ngư lôi bên trái đều bay xuống biển.Tầu nghiêng lớn sang phải nên không bị chìm. Thuyền phó, máy trưởng, tín hiệu viên, tiểu đòan phó Cư hi sinh ngay, thuyền trưởng Cao Hồng Toản bị cụt mât cả 2 chân nhưng vẫn sống, một số khác hy sinh và bị thương ...

Thâý tầu 319 mất cơ động, thuyền trưởng 349 tăng tốc độ chiếm lĩnh trận địa phóng, khi còn cách tầu địch khoảng hơn 1 cây số, thì bị địch bắn pháo dữ dội. Tầu 439 đã bị trúng nhiều loạt đạn và bị đứt dây cáp máy lái, nên mất điều khiển và tầu địch đã chạy thoát ...

Thuyền trưởng Miên đã dùng cần tốc độ điều khiển tầu quay lại cập mạn và cấp cứu tầu 319. Khi đang tiến hành công việc trợ cứu thì tầu 319 và 349 cùng chìm. Tất cả những người còn sống đều bị rơi xuống biển. Anh em đã dùng phao bè và phao cá nhân đặt thuyền trưởng Toản lên, và bơi đẩy bè quay về hướng bờ, một số đồng chí đã bơi mà không có phao cá nhân ...

Sau một thời gian được đồng đội dìu kéo, cảm thâý mình gây cản trở cho anh em, thuyền trưởng Toản đã nói :

-Các đồng chí cắt phao thả tôi ra, hãy bơi về báo cáo với Đ.....ảng là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.

Anh em không thể nghe theo. Chỉ đến khi biết anh Toản đã thật sự hi sinh, nên mới đành vĩnh biệt và thả anh vào lòng biển.

Sau khi rời tầu, những người còn sống đã chia thành các tốp nhỏ và tầu 313 chỉ cứu vớt được 1 nhóm thôi. Còn 18 người khác mất tích và coi như đã hy sinh.

Còn sau khi trở về, thì tầu 316 đã cố quá nên hỏng động cơ, không hoạt động được nữa. Chỉ còn mỗi tầu 313. Sáng hôm sau dù trời đang bão, SCH vẫn lệnh cho tầu 313 đi ra Long Châu , Cồn Răng Lược , Thượng Hạ Mai ...để tìm kiếm người và vật dụng của trận đánh. Ban đêm đưa các tổ đặc công ra đảo để mò lặn tìm kiếm, nhưng tất cả đều không thu được dấu vết nào. Có lẽ hôm sau cơn bão lớn đã đưa tất cả thì thể các anh về nơi vô định ...”””””



3/ Phần ba: Số phận kỳ lạ của một thủy thủ:

Một ngày cuối tháng 7-2007, Bộ tư lệnh Hải quân nhận được bức điện khẩn từ vùng A Hải quân với nội dung: trong lúc lặn tìm phế liệu trên vùng biển tây nam đèn biển đảo Long Châu, cách đảo Cát Bà chừng 30 hải lý, ngư dân hai tàu Quảng Ngãi số hiệu QNG 96383 và tàu Đại Thắng 01 đã phát hiện, trong một xác tàu đắm, một chứng minh thư quân nhân số hiệu 200057BD mang tên Vũ Tài Trò, và một số vật dụng khác, vài đoạn xương, nghi là hài cốt của chiến sĩ hải quân.

Thông tin ban đầu ấy, cùng tấm chứng minh thư quân nhân mang tên Vũ Tài Trò như một sợi chỉ mỏng manh, để Bộ tư lệnh Hải quân chỉ thị các phòng ban liên quan tìm kiếm dấu tích chiếc tàu bị đắm, cùng hài cốt liệt sĩ trong những chiếc tàu kia. Khu vực tàu chìm được khoanh vùng tọa độ. Những trang hồ sơ quân nhân ố vàng từ vài chục năm trước được lật tìm. Và sau bao nhiêu nỗ lực tìm kiếm, cái tên Vũ Tài Trò được các cán bộ Cục Chính trị hải quân tìm thấy trong danh sách các chiến sĩ tham gia một trận đánh tàu khu trục Mỹ từ gần 40 năm trước.

“Vũ Tài Trò sinh 20-2-1950, quê quán Phong Hải, Yên Hưng, Quảng Ninh, nhập ngũ tháng 8-1971, là chiến sĩ kỹ thuật, ngành cơ điện Trường Sĩ quan hải quân...”.

Tuy nhiên theo hồ sơ quân nhân, anh Vũ Tài Trò đã phục vụ trong quân ngũ cho đến tháng 2-1988.

Thế là thế nào?

Thì ra, như các bác đã đọc ở phần 2, thì thủy thủ Vũ Tài Trò là một trong 6 thuyền viên, đã được tầu 313 cứu, như trên đã kể.

Như vậy, hài cốt trên không phải của chiến sĩ Vũ Tài Trò, mà có thể là đồng đội của anh trên một chiếc tàu bị chìm trong ‘Trận chiến cuối cùng của Hải quân Việt Nam với Hải quân Mỹ’, ngày 27 tháng 8 năm 1972.

Và sau gần 40 năm, tấm chứng minh thư quân nhân đã được về đoàn tụ với chủ nhân đích thực. Tuy rằng, khi tìm thấy tấm chứng minh thư quân nhân, thì anh Trò đã mất 2 năm trước đó (năm 2005) do mắc bệnh hiểm nghèo. Nhưng gia đình anh Trò, nhận được thêm một kỷ vật của chồng, cha, ông mình.

Các bác có thể thấy tấm chứng minh thư quân nhân, sau khi nằm dưới biển sâu gần 40 năm, nay đã trở về với chủ cũ, trong phần ảnh minh họa.



4/ Phần bốn: Sự hóa thân của ‘Hải đoàn tầu phóng lôi’ trong mỗi gia đình người dân Việt ngày nay:

Sau 30/4/1975, hai con tàu phóng lôi “THỌ” nhất, là 313 và 316 vẫn còn có mặt tại bến cầu cảng 3, xưởng X46 Hải Phòng . ..

Tuy nhiên, các con tầu oanh liệt một thời, nhưng sức đã yếu, nên ‘trên’ cho lệnh:

-“Loại biên”.

Oái chà chà, vào thời điểm năm 1975-1976, 2 con tầu phóng lôi trong mắt những người “có vị trí cao nhưng tầm nhìn thấp” => thì đó chỉ là 40 tấn nhôm tốt cực phẩm.

Đáng lẽ ra nó phải được bảo tồn để làm bảo tàng, thì ‘các đấng bề trên ấy’, đã cho đem nó về xưởng X48 để “nấu cao”, phanh thây - xẻ thịt - rồi cho tham gia vào "trận đánh cuối cùng" của đời mình, trong các lò nấu kim loại.

Và các con tầu phóng lôi oai hùng, đã hoá thân thành các nồi nấu rượu, nồi nấu cám lợn và vân vân.

Những con tầu đẹp đẽ , oai hùng một thời đã bị tuyệt diệt như loài khủng long ... Cho đến bây giờ không còn 1 cái gì, gọi là hiện vật của những con tàu phóng lôi huyền thoại ấy nữa

Các con tầu phóng lôi oai dũng, nay chỉ còn hình hài như trong tấm hình cuối mà thôi.

Có bác nào trong thế giới FB, có hiện vật gì bằng nhôm, hình hài của các tầu phóng lôi kiêu dũng một thời không!!!!!


ẢNH THAM KHẢO:

-Hình 1: Tầu phóng lôi của Hải quân Việt Nam, oai dũng đánh đuổi tầu Maddox, ngày 2 tháng 8, năm 1964.






-Hình 2: Nhằm thẳng quân thù….Phóng.






-Hình 3: Chứng minh thư quân nhân, đã nằm dưới đáy biển 40 năm






-Hình 4: Hình hài còn sót lại, của Hải đoàn tầu phóng lôi đầu tiên



 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,212 Mã lực
CHIẾN DỊCH LINEBACKER II VÀ ĐỊNH MỆNH CỦA MỘT PHI CÔNG B52.

Đây câu chuyện về số phận kỳ lạ, của một viên phi công B52 tham gia chiến dịch Linebacker II, tại Hà Nội – Việt Nam năm 1972.

Viên phi công này đã thoát chết thần kỳ trên chiếc Boing B52, khi ăn chọn một quả SAM2. Rồi sau đó, đang ngồi trong tòa nhà Bộ Quốc phòng Mỹ, thì bị một chiếc Boing 757 đâm trúng, chết tốt – trong sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Sau đây là nội dung câu chuyện:


Ngày Giáng sinh của năm 1972 tại căn cứ của Phi đoàn không quân chiến lược số 307 đóng tại sân bay Utapao, Thái Lan. Những phi công ném bom đang có một ngày nhàn rỗi. Nhưng trung úy phi công Robert Josesh Hymel, 26 tuổi, cảm thấy không thoải mái với một nỗi lo lắng mơ hồ.

Các phi hành đoàn B52 tại căn cứ Utapao đang ở giữa một chiến dịch ném bom vào miền Bắc Việt Nam mãnh liệt nhất từ trước đến nay, được biết đến dưới mật danh Linebacker II - một kế hoạch của tổng thống Nixon nhằm uy hiếp chính phủ VNDCCH trên bàn hội nghị Paris.

Chiến dịch đã bắt đầu được một tuần kể từ ngày 18-12, và những gì diễn ra đã khiến các phi hành đoàn B52 không còn ảo tưởng về một chuyến “dạo chơi tới Hà nội và trở về” như chỉ huy của họ đã nói trước khi chiến dịch mở màn, khi mà con át chủ bài của không lực Hoa Kỳ đã bị bắn rơi với tốc độ kinh ngạc. Đồng thời với áp lực của phong trào biểu tình phản đối ném bom và chống chiến tranh ở trong nước ngày càng gia tăng, tổng thống Nixon đã ra lệnh tạm dừng các đợt ném bom vào ngày Giáng sinh.

“Lúc đó mọi người đều thấy hết sức căng thẳng” - Bob Hymel nhớ lại, “Chúng tôi lo ngại về việc tạm dừng ném bom, Bắc Việt Nam sẽ tranh thủ khoảng thời gian đó để sửa chữa và bổ sung cho hệ thống tên lửa SAM của họ.”

Trong ngày giáng sinh đặc biệt ấy, Bob Hymel ngồi tại Thái Lan và nhớ về gia đình của mình đang đón lễ giáng sinh ở quê nhà - thành phố New Orleans, bang Louisiana. Trước khi vào quân đội, Bob theo học tại trường Đại học Tây Nam Louisiana và tốt nghiệp với bằng Cử nhân khoa học vào năm 1969.

Tháng 12-1969, Bob nhập ngũ theo lệnh quân dịch, gia nhập lực lượng không quân và được gửi đi đào tạo phi công tại Căn cứ không quân Laughlin. Tại đây, Bob đã được huấn luyện lái máy bay B52 và biên chế vào lực lượng không quân chiến lược (SAC). Sau khi tốt nghiệp, viên trung úy phi công được biên chế về Phi đoàn không quân chiến lược số 307, đóng quân tại Utapao, Thái Lan và bắt đầu tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Bob Hymel đã gặp người vợ tương lai của mình - Beatriz "Pat", tại Del Rio, bang Texas trong thời gian huấn luyện phi công tại căn cứ Laughlin. Trong lần gặp đầu tiên, Bob đã không gây ấn tượng gì mấy, vì Beatriz vốn ngưỡng mộ những anh chàng cao lớn, còn Bob có một thân hình khiêm tốn với chiều cao 1m65. Tuy nhiên, không vì thế mà Bob lùi bước. Thêm thời gian, khi cả hai cùng chia sẻ với nhau về những sở thích chung như tìm hiểu về văn hóa, nấu ăn và những chuyến đi du lịch dài ngày, thì viên phi công thấp bé đã chinh phục được cô giáo xinh đẹp và họ nhanh chóng kết hôn sau khi Bob hoàn thành khóa huấn luyện. Khi Bob đang tham gia chiến dịch ném bom giáng sinh này thì họ đã có một cô con gái nhỏ, tên là Natalie ...

Ngày Giáng sinh buồn tẻ trôi qua nhanh chóng. Hôm sau, 26-12, chiến dịch Linebaker II được tái khởi động với sự thay đổi về chiến thuật và cường độ cao hơn trước đó. Phi hành đoàn của Bob gồm 6 người: đại úy James M. Turner (chỉ huy, phi công số 1), trung úy Robert "Bob" J. Hymel (phi công số 2), thiếu tá Lawrece J. Marshall (hoa tiêu), trung tá Donald A. Joyner (điều khiển ra-đa), đại úy Roy T. Tabler (tác chiến điện tử) và thượng sỹ Spencer L. Grippin (xạ thủ súng máy), nhận nhiệm vụ tham gia oanh kích ngay buổi tối mở màn đợt 2 của chiến dịch.

Chiếc B52 do phi hành đoàn của Bob điều khiển là một chiếc B52-D, mang số hiệu 56-0584, trong chiến dịch này mang mật danh “Ash 1” - Tro tàn số 1. “Ash 1” bay trong tốp B52 cất cánh từ sân bay Utapao, bay qua Lào và vào đánh Hà Nội từ phía tây bắc. Mục tiêu của “Ash 1” là ném bom “Kinh No Complex” - theo mô tả đó là nhà ga xe lửa cùng khu nhà kho hàng hóa, nằm ở phía tây bắc Hà Nội (Có thể là địa danh Kính Nỗ - Uy Nỗ bên phía Đông Anh)

Từ chiều và đầu giờ tối, các tốp máy bay cường kích đã lần lượt vào tấn công các trận địa tên lửa, cao xạ của lực phòng không Bắc Việt Nam để dọn đường cho cuộc tấn công của B52. Đêm ngày 26, hơn một trăm chiếc B52 chia làm nhiều tốp, được sự hộ tống dày đặc của các loại máy bay cường kích, gây nhiễu, tiếp dầu … đã tiến vào bầu trời miền Bắc Việt Nam, dàn trận và tấn công các mục tiêu ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đồng loạt từ nhiều hướng.

Đúng như Bob và các phi công khác đã lo ngại, hỏa lực phòng không của Bắc Việt Nam sau hơn một tuần bị tấn công toàn diện, đã không hề giảm sút. Khi đến gần không phận Hà Nội, các tốp B52 được đón chào bằng những tên lửa đất đối không Liên Xô từ mặt đất vút lên. Bob Hymel nghe thấy trong hệ thống vô tuyến điện của đội hình những tiếng thông báo về một chiếc B-52 đi trước đang bị bắn trúng bởi SAM và nhìn thấy một đám cháy bùng lên giữa không trung sáng rõ trong bầu trời đêm. Hệ thống vô tuyến điện của toàn đội hình đột ngột im lặng – các phi hành đoàn B-52 khác đang thảng thốt và cố lắng nghe những tiếng bíp-bíp tự động báo hiệu khi hệ thống dù đã bung – họ biết rằng có 3 hay 4 thành viên tổ lái đã kịp nhảy dù. Đó là chiếc B52-D mang mật danh "Ebony 2" – Gỗ mun số 2, bị trúng tên lửa SAM và rơi tại chỗ.

(Chiếc B52 - D mang mật danh Ebony 2 -Gỗ mun 2, đánh vào đánh mục tiêu "Giap Nhi Railroad Yard" phía nam Hà Nội, ăn 2 quả SAM, rơi tại chỗ. Đối chiếu các tài liệu của ta liệt kê lúc 22h30 có 1 B52 rơi xuống Định Công và 22h40 có 1 B52 rơi xuống Tương Mai, khả năng cao chính là chiếc Ebony 2 này, nhưng đầu và đuôi văng 2 nơi, nên ta đếm thành 2 chiếc:D ).

Phi hành đoàn nhảy dù thoát 4 bạn, sau được trao trả tù binh, còn 2 bạn chết là chỉ huy phi hành đoàn - đại úy lái chính và sỹ quan tác chiến điện tử. Các địa danh Giáp Nhị, Tương Mai, Định Công đều thuộc quận Hoàng Mai ngày nay…..

Nào, ta quay về câu chuyện của nhân vật chính.

... Tiến vào đến khu vực được giao, “Ash 1” thuộc đợt oanh kích thứ 5 và cũng là cuối cùng vào mục tiêu khu ga xe lửa này. Chiếc B-52 của Bob lượn vòng và vội vàng cắt bom theo tọa độ đã định trước, trong tiếng nổ lục bục của đạn cao xạ phía dưới và những vệt lửa bay chéo lên từ nhiều điểm dưới mặt đất. Sau khi thả hết khoang bom xuống mục tiêu, "Ash 1" vội thoát ly khỏi khu vực oanh kích, thì xạ thủ súng máy ở phía đuôi kêu lên báo động khi nhìn thấy tên lửa SAM đang bay lại gần.

Quay đầu lại, Bob Hymel nhìn thấy 2 quả tên lửa SAM đang lao thẳng tới và bất chấp nỗ lực lảng tránh của chiếc B52, quả tên lửa đã nổ tung ngay bên cạnh thân bên phải của máy bay. Vụ nổ đã làm cho hai động cơ số 7 và số 8 bị phá hủy hoàn toàn, nhiên liệu bị chảy qua các lỗ thủng, cùng một số các hư hại khác, đồng thời làm xạ thủ súng máy bị thương nặng. Lúc đó là 22h45 phút đêm 26-12-1972.

Ngay sau khi trúng tên lửa, “Ash 1” bị mất độ cao và các phi công đã rất khó khăn để điều khiển chiếc máy bay. Trung tâm chỉ huy đã gọi một tốp F-4 hộ tống cho nó và hướng dẫn phi hành đoàn có thể bay thoát ra phía biển để nhảy dù ở tọa độ có lực lượng cứu hộ của hải quân.

Tuy nhiên khi tổ lái cố gọi liên lạc radio nội bộ nhưng không thấy xạ thủ súng máy trả lời và họ đoán chắc là anh ta sẽ không thể nhảy dù ra được. Họ bèn quyết định cố lái chiếc máy bay bị thương về hạ cánh trên đất liền. Chỉ huy phi hành đoàn, đại úy James Turner đã liên lạc xin đáp khẩn cấp xuống sân bay Đà Nẵng, nhưng sau đó đã quyết định rằng, với số nhiên liệu còn lại, họ có thể lái về đến căn cứ ở Utapao, ở đó xạ thủ súng máy sẽ được chăm sóc y tế tốt hơn.

Nửa đêm ngày 26, “Ash 1” đã lết về được đến đất Thái. Khi đến khu vực giảm độ cao chuẩn bị hạ cánh, chiếc B-52 đột ngột lật nghiêng sang bên trái, các phi công đã không thể điều khiển nó xoay trở lại. Khi đó, "Ash 1" chỉ còn bay hoàn toàn bằng 4 động cơ của một bên cánh bên trái.

Đại úy Brent Diefenbach, một chỉ huy phi hành đoàn B-52 khác, vừa mới hạ cánh trước đó, đang ngồi trên chiếc xe buýt nội bộ chạy ở cuối đường băng của căn cứ Utapao, nhìn về hướng nam thấy một chiếc B-52 lật nghiêng, bay loạng choạng hụp lên hụp xuống rồi nó vượt quá đầu phía bắc của đường băng rồi đâm sầm xuống mặt đất và nổ bùng như một quả cầu lửa. Tất cả các phi hành đoàn khác trên các xe buýt cũng như các nhân viên mặt đất của căn cứ đã chứng kiến vụ tai nạn và cảm thấy bị sốc với những cảnh tượng kinh hoàng đã diễn ra.

Brent Diefenbach sau đó có nhớ lại rằng, “ngay lúc đó, tôi đã nghĩ hẳn là chẳng còn ai có thể sống sót, nhưng tôi cũng nghĩ mình cần phải đến địa điểm tai nạn xem sao...”. Nhảy ra khỏi mini-buýt, anh ta chạy ra khỏi cổng sân bay, trèo lên một chiếc xe đang đi trên đường hướng đến chỗ máy bay rơi. Khi tài xế từ chối đi đến gần hơn, Brent Diefenbach đã chạy bộ dọc con đường và phát hiện đám cỏ voi ngã rạp dẫn tới chiếc máy bay.

Đến lúc đó, anh ta vẫn nghĩ rằng “không ai có thể còn sống trong cảnh rùng rợn đó được” và có phần chần chừ trước đám lửa. Nhưng như có động lực vô hình, anh ta vẫn dấn bước vào khu vực tai nạn, len lỏi qua các đống mảnh vụn và cây cỏ cháy xém, kêu to để tìm xem có ai còn sống không.

Thật ngạc nhiên là anh ta nghe thấy tiếng kêu cứu từ trong khoang chiếc B52. Trùm chiếc áo phi công để chống lại sức nóng, anh ta len vào khoang chiếc máy bay trong tiếng nổ và lửa cháy xung quanh. Lần theo tiếng kêu yếu ớt, Diefenbach xuyên qua màn khói dày đặc và tìm thấy phi công số 2 Bob Hymel, bị thương rất nặng, bị ép chặt trong bộ đai bảo vệ của ghế lái và một chân bị gãy mắc kẹt trong đống thiết bị đổ nát, đang trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Bên cạnh là phi công chính kiêm chỉ huy phi hành đoàn cũng mắc kẹt ở ghế lái nhưng đã chết với phần đầu biến dạng.

Trong tuyệt vọng, Bob nói với người đến cứu mình rằng hãy cắt cụt cái chân gãy bị kẹt của anh ta đi. Cuối cùng, nhờ nỗ lực phi thường và may mắn, họ đã giải thoát được cái chân mắc kẹt, và Brent Diefenbach đã kéo Bob Hymel ra khỏi khoang máy bay trước khi nó bị đám lửa dữ dội trùm lên toàn bộ. Hai sỹ quan hoa tiêu và ra-đa thân thể dập nát trong khoang làm việc của họ, còn sỹ quan tác chiến điện tử bị văng ra sàn cũng đã tử vong. Những nhân viên cứu hộ khác đi trên trực thăng và xe cứu hỏa đến hiện trường sau ít phút, cũng cứu được một nhân viên phi hành đoàn nữa, đó chính là xạ thủ súng máy Spencer Grippin, người duy nhất bị thương do tên lửa lúc ở Hà Nội, đã may mắn sống sót do phần đuôi máy bay đã tách rời ra trước khi thân máy bay bùng cháy. Đội cứu hộ không thể lại gần chiếc máy bay nữa, do nó đã chìm trong biển lửa dữ dội.

Bob Hymel sau khi được cấp cứu đã được vận chuyển bằng máy bay sang căn cứ không quân Clark ở Philippines tiếp tục điều trị các chấn thương: chấn thương cột sống, gãy chân, gãy tay và nhiều xương sườn, xẹp phổi..., rồi chuyển tiếp về Mỹ – Bob đã phải nằm trong các bệnh viện mất một năm rưỡi, cuối cùng anh ta đã sống sót và qua khỏi những chấn thương nặng nề đó. Sự hồi phục của Bob đã khiến các bác sỹ điều trị phải kinh ngạc, và theo như Bob thì đó là do “khát khao được sống để trở về gặp lại vợ và cô con gái Natalie 2 tháng tuổi”. Đại úy Brent Diefenbach cũng phải vào viện vì những vết bỏng, và sau đó được tặng thưởng huân chương cho nỗ lực của mình. Phi hành đoàn của “Ash 1”, cố gắng hạ cánh để cứu một đồng đội của mình bị thương - và đúng là người bị thương đã sống sót, nhưng phi hành đoàn đã thiệt mạng 4/6 thành viên.

Sau khi hồi phục, Bob Hymel đã quay trở lại lực lượng không quân nhưng không bao giờ được cất cánh nữa. Anh ta đã phục vụ trong không lực Hoa Kỳ liên tục 24 năm, cho đến khi về hưu tháng 9-1993 với quân hàm trung tá không quân. Khi Bob được quân đội cho nghỉ hưu, Beatriz “Pat” đã rất mừng, vì cuối cùng họ đã được có được một cuộc sống đời thường, vì trong suốt thời gian Bob tại ngũ, cô đã phải chuyển nhà theo nhiệm vụ của chồng đến hơn chục lần và thay đổi nơi dạy học thường xuyên.

Sau khi về hưu, Bob chuyển sang ngạch dân sự, làm chuyên gia phân tích của cơ quan tình báo của Bộ quốc phòng (DIA) tại Lầu Năm Góc và cũng thường tham gia những buổi giảng dạy môn toán và khoa học tại trường Tiểu học Hoffman-Boston, Nam Arlington, nơi Beatriz “Pat” làm hiệu trưởng. Từ khi chuyển sang làm việc ở DIA tháng 3-1994, Bob luôn được đánh giá cao trong công việc mới, và dần thăng tiến, trở thành một chuyên viên đầy kinh nghiệm về phân tích tin tức và quản lý nhân sự của cơ quan này...


Ngày 11-9-2001, Beatriz “Pat” Hymel bắt đầu một ngày làm việc bình thường của một hiệu trưởng tại trường tiểu học của mình. Lúc 10h sáng, một số giáo viên thông báo họ vừa thấy khói bốc lên sau một tiếng nổ lớn ở một khu vực nào đó không xa trường học, và họ cho rằng có vẻ là một vụ tai nạn máy bay. Trước đó không lâu, Beatriz “Pat” vừa nghe được tin tức về một vụ tai nạn máy bay đâm vào Trung tâm thương mại thế giới (WTC) tại New York, và gọi điện cho chồng đang ngồi ở văn phòng làm việc tại Lầu Năm Góc và còn hỏi đùa rằng “Những bức tường ở chỗ anh có đủ dày không vậy?” rồi mới gác máy tạm biệt.

Sau khi được báo rằng, đám khói đang bốc cao cách trường không đầy 1 dặm là do máy bay đâm xuống Lầu Năm Góc, Beatriz cũng không có thời gian để gọi điện lại cho chồng. Việc duy nhất mà cô phải làm liên tục trong 8 tiếng đồng hồ tiếp theo, là đảm bảo an toàn cho 411 học sinh bé nhỏ của cô. Tất cả mọi người, kể cả các giáo viên, đều sợ hãi và hốt hoảng – trong số họ, nhiều người đã nhìn rõ cảnh chiếc máy bay lao xuống. Không ai biết chính xác chuyện gì đang xảy ra – như hầu hết mọi người dân Mỹ trong buổi sáng hôm đó.

Lấy lại bình tĩnh, Beatriz “Pat” cho tập trung tất cả các học sinh xuống sân thể thao của trường, và cùng với các giáo viên ở lại đó ổn định và chăm sóc lũ học trò đang nhốn nháo, bằng cách tổ chức trò chơi, đọc sách và chiếu phim hoạt hình cho chúng. "Tôi đứng lên nói với mọi người rằng có một máy bay bị tai nạn và mọi việc sẽ ổn thôi” - Beatriz nhớ lại, "Chúng tôi ôm lấy bọn trẻ, kể chuyện cho chúng. Tôi không thể để chúng biết tôi đang lo sợ về chồng tôi. Chăm sóc bọn trẻ là ưu tiên số một”.

Ngay sau vụ tấn công xảy ra, các phụ huynh đã đến trường để đón con em họ về nhà. Beatriz cùng trợ lý của mình, đích thân dẫn từng học sinh ra cổng và giao tận tay cho bố mẹ chúng. Beatriz đã không khóc, không để ai biết về nỗi sợ hãi của riêng mình, đặc biệt là học sinh, cho đến khi đứa trẻ cuối cùng được đón về lúc gần 7h tối. Đến lúc đó, Beatriz mới nói với các trợ lý của mình: “Được rồi. Hãy giúp tôi. Xem Bob thế nào.”

Vài giờ sau đó, người của Bộ quốc phòng báo tin cho Beatriz biết rằng, khu vực văn phòng DIA ở Lầu Năm Góc - nơi Bob Hymel ngồi làm việc, đã bị chiếc Boeing phá hủy hoàn toàn, và Bob nằm trong số những người bị mất tích. Một tuần sau, thi thể của Bob được tìm thấy trong đống đổ nát. Đã có tổng cộng 184 người thiệt mạng trong vụ tấn công vào trụ sở Bộ quốc phòng Hoa Kỳ bằng một chiếc Boeing 757.

Ngày 12-10, tang lễ của Bob Hymel và những người khác được tổ chức tại nghĩa trang quốc gia Arlington với rất nhiều người tham dự. Một điều đặc biệt trong tang lễ là sự xuất hiện của một chiếc B-52, ở độ cao 3000m, nó xuất hiện từ phía sông Potomac và Lầu Năm Góc rồi bay thẳng qua nghĩa trang Arlington, trên đầu đám đông đang dự tang lễ của viên cựu phi công rồi bay tiếp về căn cứ không quân Minot, Bắc Dakota. Beatriz đã đề nghị với không quân về việc đó, và sau những cân nhắc về sự xuất hiện ở tầm thấp của một chiếc máy bay ném bom khổng lồ trong khu đô thị, bên không quân đã đồng ý vinh danh viên cựu phi công của mình và cũng là cho tất cả những người của Lầu Năm Góc đã thiệt mạng.

Sự xuất hiện của chiếc B-52 trên nghĩa trang đã thu hút sự chú ý của nhiều người trên đường, họ đã dừng lại và tham gia lễ tang của Bob Hymel – một người đã thoát chết kỳ diệu trong chiến tranh trên một chiếc máy bay Boeing trứ danh (B52) và rồi 29 năm sau, lại thiệt mạng vì bị một chiếc máy bay - cũng của Boeing, đâm trúng khi đang ngồi bên bàn làm việc.

Beatriz “Pat” đã rất đau khổ sau cái chết bất ngờ của chồng, nhưng vẫn cố gắng đến trường hàng ngày, nơi cô nhận được rất nhiều chia sẻ về mất mát riêng và nhiều lời biết ơn về những gì cô đã làm cho bọn trẻ trong ngày 11-9 đó. Gần 3 năm sau, tháng 7-2004, cô nghỉ hưu sau 35 năm trong nghề giáo dục.

Còn Spencer L. Grippin - xạ thủ súng máy của chiếc “Ash 1”, đã được cứu mạng nhờ sự xả thân của các đồng đội, sau khi hồi phục các vết thương, đã được giải ngũ vào năm 1973 và trở về nhà tại Springfield, làm việc ở bộ phận kỹ thuật trong một đài truyền hình ở địa phương. Spencer qua đời ngày 15-10-2009.

Sau chiến dịch Linebacker II, những chiếc B-52 vẫn được duy trì là vũ khí chiến lược mang bom hạt nhân trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh với nhiều phiên bản khác nhau. Những chiếc B-52 tiếp tục được sử dụng và đóng vai trò quan trọng trong Chiến dịch Bão táp sa mạc trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991, chiến dịch Tự do bền vững tại Afghanistan năm 2001 và chiến dịch Iraq Tự do năm 2003 - những cuộc chiến mà Mỹ phát động trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Linebacker II – sự kiện đã làm cho chiến lược sử dụng và tác chiến của B52 có nhiều thay đổi căn bản về sau - vẫn là thất bại nặng nề và duy nhất của B-52 trên chiến trường cho đến nay.

ẢNH MINH HỌA

Ảnh 1: Một chiếc B-52 đang hạ cánh tại sân bay Utapao, Thái Lan trong chiến dịch Linebacker II – 12/1972.






Ảnh 2: Robert Bob Hymel - phi công, lái phụ của B52 D mật danh Ash 1





Ảnh 3: Lầu Năm Góc – trụ sở Bộ quốc phòng Hoa Kỳ – ngay sau khi chiếc Boeing đâm xuống trong vụ tấn công ngày 11/9/2001.



 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,212 Mã lực
CHUYỆN CHẲNG AI NÓI – KHI TÀN CUỘC ‘LAI-NƠ-BẾCH-CƠ HAI’

1/ Xử lý hổ trong chiến dịch:

Trong chiến dịch 12 ngày đêm đó, Hà Nội áp dụng chính sách: triệt để sơ tán. Ấy vậy mà có những thứ không thể đưa đi sơ tán được.

Đó là các con thú trong Vườn Bách thảo. Đặc biệt là 2 con hổ.

Đến đây, nẩy sinh ra vấn đề : nhỡ bom rơi vào Bách thảo và hổ sổng chuồng thì làm thế nào ?

Vậy là 1 quyết sách được đưa ra : đồng chí quản hổ được trang bị 1 khẩu trung liên, trực chiến 24/24 giờ ở chuồng hổ, với mệnh lệnh rõ ràng : vạn bất đắc dĩ mà hổ bung ra, thì « phơ » ngay, kẻo nguy hiểm cho Thủ đô.

Đêm 27/12/1972, B 52 bị bắn rơi xuống Hoàng Hoa Thám, và ngay vào Bách thảo, chuồng hổ rung lên bần bật.

Đ/c giữ khẩu trung liên trước của chuồng hổ đã có một quyết đoán chính xác và phải nói là rất dũng cảm. Đó là : không phơ ngay vào 2 ngài hổ như phương án, mà quyết chờ đến giây cuối cùng mới siết cò.

Thật là hồng phúc. Không có viên nào được bắn ra. Và 2 ngài hổ được an khang.

Vì thế, cánh tuyên truyền hồi ấy mới có cái triển lãm độc đáo : Hổ thật phó hội hổ giấy B52, bằng một cái triển lãm xác B52, ngay của chuồng thú của vườn Bách thảo.


2/Xác ‘hổ giấy’ đâu….dồi:

Hổ thật ở Bách Thảo, ‘chúng nó’ đã nấu cao từ lâu.

Còn xương cốt của ‘hổ giấy’, xem chừng không có gì khá hơn.

Chiến công oai hùng cuối tháng 12/1972, bằng việc bắn rơi nhiều máy bay B-52, báo chí đã nói nhiều.

Tuy nhiên, cái đáng bình ở đây, là công tác bảo tồn, bảo tàng của ta kém quá.

Xác B-52 rơi quanh HN, phải nói là khá nhiều. Hoàng Hoa Thám, Tân Mai, Định Công, Láng, Cổ Nhuế, v.v… Thậm trí đến 1974, trên cánh đồng Cổ Nhuế, gần bệnh viện E, còn vô vàn mảnh xác B52.

Thế mà đến năm 1987, nhân kỷ niệm 15 năm đánh thắng B 52, ở công viên Lê Nin, phía sau rạp xiếc, ta dự định trưng bày xác 1 cái B52 còn nguyên vẹn, đã không đào đâu ra.

Lúc đó, ta đã phải nhặt nhạnh, mổi nơi một mẩu, kiểu đầu là chiếc A, đuôi là chiếc Z, mà vẫn không đủ.

Đến bây giờ thì còn tệ hơn.

Xác ‘HỔ’ to nhất, là ở bảo tàng B52 ở đường Đội Cấn, ‘chúng nó’ cũng đã làm ‘ngót’ đi kha khá …dồi.

3/ Tham khảo:

Đây cái ảnh chụp tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, về tổng số các kiểu – loại máy bay bị tổn thất trong toàn chiến dịch ‘Lai-nơ-bếch-cơ 2’. Trong này có nói rõ, bị bắn rơi khi tiến công vào khu vực nào, và nguyên nhân rơi.

Trong này có thống kê cả hai con ‘Gỗ mun’ và ‘Tro tàn’, mà nhà cháu đã đăng bài viết về ‘CHIẾN DỊCH LINEBACKER II VÀ ĐỊNH MỆNH CỦA MỘT PHI CÔNG B52’ ở bữa trước đó.




 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,212 Mã lực
47 NĂM TRƯỚC, NGÀY 26/12.

Ngày này năm ấy, 47 năm trước đây, năm 1972, sau khi tạm nghỉ nhân dịp lễ Giáng sinh, chiến dịch ‘Lai-nơ-bếch-cơ hai’ tiếp tục tiếp diễn.

Đêm 26/12/1972, có hai trong số nhiều mục tiêu của đợt oanh kích, nằm sát nhà tôi (làng Kim Liên, khu Đống Đa, Hà Nội), đó là: Bộ tư lệnh Phòng không –không quân ở Bạch Mai và khu ga Hàng Cỏ.

Đêm đó, tốp B-52 đánh hai mục tiêu trên, xuất phát từ sân bay Utapao – Thái Lan, bay qua Lào và vào đánh Hà Nội từ phía tây bắc. Trong khi bay trên đỉnh không vực mục tiêu ném bom, tốp B-52 này, nhìn thấy một quả cầu lửa bùng lên giữa không trung, sáng rõ trong bầu trời đêm.

Đó là chính là chiếc B52-D, có số đuôi là No. 56-0674, mang mật danh "Ebony 2" (Gỗ mun số 2), do đại úy Robert Morris cầm lái chính, thiếu tá Duane Vavroch, hoa tiêu phụ trách cắt bom.

Vào lúc 22 giờ 29 phút, ‘Gỗ mun 2’ bị trúng 2 quả tên lửa SAM 2, của Tiểu đoàn tên lửa 78 (Đoàn Cờ Đỏ - phiên hiệu là trung đoàn 257) ở trận địa Thanh Mai bắn trúng.

Đến 22 giờ 30 phút, con ‘Gỗ mun 2’ này, bị trúng tiếp 2 quả SAM 2 của Tiểu đoàn 76 (cũng của Đoàn Cờ Đỏ) đóng ở Dương Tế, khi nó đang trên đà khựng lại để rơi.

Con ‘Gỗ mun số 2’ bị ăn đủ 4 quả tên lửa của hai lần bắn, từ hai tiểu đoàn 78 và 76, đứt làm hai phần. Đầu rơi tại Tương Mai, đuôi rơi tại Định Công. Theo thông lệ về báo cáo của ta, chiếc này được ta tính thành 2 chiếc, và ghi công cho cả 2 tiểu đoàn!!!

(Đặc biệt, một điều thú vị và cũng rất quan trọng là trong buồng lái (cockpit) của chiếc máy bay B-52 này khi rơi xuống Tương Mai, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã thu được một chiếc cặp trong đó có chứa các tài liệu kế hoạch bay, lịch bay, đội hình bay, mục tiêu đánh phá của B-52 và bản đồ các mục tiêu, lộ trình bay kèm theo).

Nhìn thấy quả cầu lửa khổng lồ bùng lên, soi sáng rõ bầu trời đêm, tốp B-52 đánh hai mục tiêu là Bộ tư lệnh Phòng không –không quân ở Bạch Mai và khu ga Hàng Cỏ, thốt nhiên giật mình.

Lái chính giật mình, theo phản xạ kéo nhẹ cần lái, lệch đường bay chuẩn nửa li giác. Hoa tiêu cắt bom cũng giật mình, cắt bom chậm khoảng 1 giây 3 phần 4.

Và thế là:

- Chiếc thứ nhất, thay vì đánh trúng ga Hàng Cỏ, vệt bom rải thảm đã rơi vào Khâm thiên.

- Chiếc thứ hai, thay vì đánh trúng Bộ tư lệnh Phòng không –không quân, vệt bom rải thảm đã rơi vào bệnh viện Bạch Mai.

Làng Kim Liên của tôi, nằm ở trung điểm của hai vệt bom rải thảm này. Cách mỗi đầu vệt bom, chưa đến 400 mét theo đường oanh tạc cơ B-52 bay.

Oài.

Số phận đoàn tụ và chia ly - chỉ cách nhau chưa đến 2 giây đồng hồ.

Con đường đau khổ và bình an – chỉ lệch nhau chưa đến 1 li giác.

Vây nên, là người lính đã đi qua chiến tranh, tôi yêu hòa bình.

NOTE:

Đây là bức tranh: Máy bay ném bom B-52 trên bầu trời đêm Hà Nội, trên đỉnh không vực Chèm, trong chiến dịch Linebacker II – 12/1972.

Bức tranh này được treo trong Bảo tàng của không quân chiến lược Mỹ.



 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,825
Động cơ
362,212 Mã lực
Chuyện nào ra chuyện đó. Hành động tốt trong việc đối phó với vi-rút nCoV-> tôi tôn trọng Trung Quốc. Nhưng khi Trung Quốc là kẻ thù xâm lược -> tôi đã từng, và sẽ là người lính chiến đấu, đánh quân thù Trung Quốc.
Đây là một câu chuyện để nhớ về ngày 17/02/1979.
CÂU CHUYỆN ‘RA HÀNG VỚI NGHỊ QUYẾT ĐẢNG’
Trong 10 đánh nhau với quân Trung Quốc xâm lược, bắt đầu từ tháng 2 năm 1979, cho đến tháng 9 năm 1990 (khi có Hội nghị Thành Đô), thì giai đoạn đánh nhau với quân Trung Quốc có quy mô lớn nhất, ác liệt nhất, tiêu diệt nhiều sinh lực và khí tài quân sự của quân Trung Quốc nhất, là giai đoạn từ ngày 17/02/1979, khi kẻ thù Trung Quốc xâm lược – đồng loạt nố súng tấn công, xâm phạm bờ cõi 6 tỉnh biên giới của ta, cho đến hết ngày 18/03/1979 - là ngày Trung Quốc tuyên bố đã rút hết (trên danh nghĩa) toàn bộ lính tráng-vũ khí-khí tài chiến đấu ra khỏi đất ta. Đây được coi là giai đoạn 1, trong cuộc chiến 10 năm.
Trong giai đoạn này, còn có một cái NHẤT. Đó là sự tích: độc nhất - vô nhị, chưa từng có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh thế giới, là chuyện ra hàng với Nghị quyết Đảng của quân Trung Quốc.
Câu chuyện này gồm 5 phần:
-Phần 1: Tình thế tác chiến
-Phần 2: Ra Nghị quyết Đảng để đầu hàng
-Phần 3: Những chuyện khi quân Trung Quốc nằm trong trại giam
-Phần 4: Ứng xử của chính phủ Trung Quốc
-Phần 5: Ảnh và tư liệu tham khảo

1/ TÌNH THẾ TÁC CHIẾN:
Như mọi người đã biết, 5 giờ sáng ngày 17/02/1979, quân Trung Quốc đồng loạt nổ súng tấn công trên toàn bộ 6 tỉnh biên giới phía Bắc của ta. Sau nhiều ngày bị quân ta đánh trả quyết liệt, ngày 05/03/1979, Bắc Kinh phải công khai hạ lệnh: Bắt đầu rút quân về lại đất Trung Quốc.
Tại mặt trận Cao Bằng, hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7-3 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh.
Theo đúng binh pháp của Tôn Tử, quân đoàn 50 của quân khu Thành Đô quyết định điều động một đơn vị đặc biệt tinh nhuệ thực hiện nhiệm vụ làm hậu quân, chốt chặn phía sau đại quân Trung Quốc đang rút lui, nhằm ngăn chặn và cản phá các lực lượng truy tiễu của quân đội nhân dân Việt Nam.
Đây là nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, khốc liệt. Đòi hỏi tinh thần cảm tử của đơn vị được giao nhiệm vụ. Bởi làm nhiệm vụ chốt chặn nơi hậu quân, thì 10 phần là chắc chết 11. Bởi vây, đơn vị được chọn, phải là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, có kỹ năng chiến đấu điêu luyện, tinh thần kỷ luật thép, và lòng trung thành vô hạn (nói cho công bằng, chọn người cho việc này thì quân đội nào cũng thế cả).
Và sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Đảng ủy và Tư lệnh quân khu Thành Đô đã quyết định -> đơn vị được chọn là: đại đội thám báo sơn cước (kiểu như đặc công quân khu của ta) do Lý Hòa Bình-người Tứ Xuyên làm đại đội trưởng; Phùng Tăng Mẫn-cũng là người Tứ Xuyên-bí danh ‘Hồng Trị’, tức ‘chính trị viên Đỏ???’ làm chính trị viên.
Đây là đại đội thám báo sơn cước thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô – để đảm trách nhiệm vụ chiến đấu nặng nề này.
Để đảm bảo thắng lợi cho quyết tâm chiến thuật này, giúp phối hợp với đơn vị bạn và tăng cường chỉ huy, Quân đoàn 50 đã cử hai Phó tư lệnh quân đoàn là Quan Khoát Minh, Lâm Trung Hòa và Phó chính ủy quân đoàn Hầu Bồi Tụ lập thành tổ công tác về nằm vùng tại Sư đoàn 150.
Còn Bộ tư lệnh sư đoàn 150 quyết định tăng cường cán bộ chỉ huy cho đại đội sơn cước luồn sâu. Vậy nên, sư đoàn 150 -quân đoàn 50- quân khu Thành Đô quyết định cử thêm một tham mưu phó trung đoàn 448 là Phó Bồi Đức – một người có trình độ giỏi về binh pháp và chỉ huy, kèm thêm một phó chính ủy trung đoàn 448 là Long Đức Xương – một người có trên 20 năm tuổi Đảng, dầy dạn kinh nghiệm về công tác Đảng-công tác chính trị -> vào ban chỉ huy đại đội. Một điều đặc biệt hiếm thấy, khi một đại đội có tới 2 cán bộ lãnh đạo giỏi- cấp trung đoàn tham gia chỉ huy.
Ngày 07/03/1979, đại quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Cao Bằng thì đến ngày 10/03/1979, công tác chuẩn bị và điều động đại đội thám báo sơn cước mới xong. Đại đội sơn cước bắt đầu thâm nhập lãnh thổ Việt Nam từ chiều hôm đó.
Không hổ danh là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, sau 4 ngày luồn rừng mà không chạm trán và phải đánh nhau với bất cứ một đơn vị nào của ta, đến đêm ngày 13/03/1979, đại đội thám báo sơn cước đã luồn vào đến xã Minh Tâm , huyện Nguyên Bình, Cao Bằng và tạm trú qua đêm trong một hang núi đá.
Cũng phải khen cho đại đội sơn cước này, là chúng đã luồn vào đến được xã Minh Tâm, tức là ở phía sau, cách thị xã Cao Bằng theo đường chim bay (theo quốc lộ 34) những 24 km, nằm sâu trong hậu phương của ta.
Luồn sâu, không phải đánh nhau, nên không mất một người nào và còn nguyên vẹn toàn bộ vũ khí, khí tài chiến đấu và điện đài liên lạc, đến đây, những tưởng đã là hoàn thành thắng lợi những 90% nhiệm vụ được giao. Hỡi ôi, trời đất không dung tha những tên Trung Quốc xâm lược.
Bởi qua những ngày luồn sâu, mặc dù không phải đánh nhau, nhưng đại đội sơn cước này đã tận mắt thấy lực lượng hùng hậu và tinh nhuệ của ta đang dồn lên mặt trận để chuẩn bị cho một trận đánh tổng phản công (nói thêm là bản thân tôi – Tuan Bim – người viết bài này, lúc ấy, cũng đang nằm trong đội hình chuẩn bị được tung vào trận đánh ‘trúc chẻ- tro bay’ với quân xâm lược Trung Quốc). Mặt khác, do luồn quá sâu, nên điện đài 2w đã mất liên lạc hoàn toàn.
Đến sáng hôm sau, ngày 14/03/1979, nhìn xung quanh, thấy đâu đâu cũng có quân ta, và đối chiếu với bản đồ, ban chỉ huy đại đội sơn cước biết rằng, đánh để mở đường về là vô vọng. Và ý định đầu hàng xuất phát từ đấy.

2/ RA NGHỊ QUYẾT ĐẢNG ĐỂ ĐẦU HÀNG:
Trên thế giới, chuyện ra hàng của cả đơn vị - không phải là điều hiếm gập.
Thời thế chiến hai, tại mặt trận Xít-ta-lin-gờ-rát, sau khi bị bao vây, thống chế Pau-lốt của phát xít Đức đã quyết định đem cả một tập đoàn quân ra đầu hàng Hồng quân Liên xô, chả cần quyết nghị gì hết.
Tại Việt Nam, thời Điện Biên, tướng Đờ Cát cũng đem nguyên một binh đoàn ra đầu hàng quân đội ta, cũng chả cần nghị quyết.
Gần đấy nhất, là năm 1972, tại căn cứ hỏa lực Ca-rôn, còn gọi là căn cứ Tân Lâm hay đồi 244, trung tá Đính của VNCH cũng đem nguyên một trung đoàn ra đầu hàng Quân giải phóng, chỉ bằng một quyết định đầy tính chịu trách nhiệm của bản thân người chỉ huy.
Ấy thế nhưng, nơi nào mà có chế độ ‘đảng lãnh đạo toàn diện và triệt để - còn quần chúng, quân nhân thì làm…chủ’ như Trung Quốc, và…ở đấy đấy, thì lại khác.
Đầu tiên là họp chi ủy (có thêm 2 lãnh đạo trung đoàn tham gia) để ra nghị quyết. Có nghị quyết của chi ủy rồi, thì chi ủy và ban chỉ huy đại đội sơn cước này mới cử 3 tên mang cờ trắng, lò dò đi xuống chân núi, xin gập chỉ huy của ta để thương thảo đầu hàng.
(Nói cho công bằng, tại thời điểm ấy, quân ta cũng…’giật cả nẩy mình’ vì bất ngờ. Đột ngột từ đâu xuất hiện một tốp thám báo sơn cước trang bị đầy mình ở giữa trận địa của ta thì cũng ..khá là bàng hoàng).
Bên ta đồng ý nhưng vẫn bố trí hỏa lực canh chừng. Ba tên trở lên hang núi nơi chúng cố thủ. Ta chờ mãi không thấy chúng xuống liền bắn một phát ĐK 82 cảnh cáo. Rồi sau thì cũng thấy chúng lũ lượt kéo xuống. Toàn bộ đại đội sơn cước, gồm cả 2 cán bộ chỉ huy cấp trung đoàn tăng cường, là tròn 104 tên.

Lý do quân Trung Quốc lâu không xuống hàng, thì té ra là, các ‘tồng chí’ Trung Quốc hết sức tuân thủ nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
Tức là, sau khi ra nghị quyết của chi ủy và cử 3 tên đi đi thương thuyết, biết chắc là được việc rồi, thì chúng còn phải họp chi bộ để ra nghị quyết bằng văn bản. Tiếp đó họp Chi đoàn Thanh niên để quán triệt nghị quyết của chi bộ. Rồi chi đoàn cũng ra nghị quyết bằng văn bản. Tiếp đến và sau rốt là họp Hội đồng quân nhân để cho các ‘tồng chí’ không phải là đảng viên-Đoàn viên quán triệt nốt. Nên mới lâu thế.
Khi ra hàng, đại đội này trình ta cả bản Nghị quyết.
Trong Nghị quyết ra hàng, có ghi rõ thế này:
-‘….Tuân theo lời dậy của lãnh tụ Lê-Nin, là: “Hãy làm việc cụ thể - trong từng giai đoạn cụ thể”. Vậy nay quyết nghị ra hàng, để bảo toàn lực lượng, đặng còn về với Tổ quốc….’
Xin nói thêm. Qua việc đại đội sơn cước này ra hàng, ta đã thu được nguyên vẹn toàn bộ trang bị của một đại đội sơn cước, từ trang bị vũ khí cho đến cả giày chuyên dùng để leo núi đá.
Toàn bộ đồ trưng bầy triển lãm ở Bảo tàng Quân đội ta ở Hà Nội, hồi chiến tranh đánh quân Trung Quốc xâm lược, về lực lượng sơn cước Trung Quốc, đều là lấy từ đại đội này.
Do không cần hô: ‘Thấu xéng chiu sâu khoan tai’ mà đã bắt được đại đội sơn cước này, nên Cao Bằng đã ghi dấu có nhiều cái ‘nhất’. Đó là:
1-Bắt nhiều tù binh quân bành trướng Bắc Kinh trong 1 trận đánh nhất;
2- Bắt được sỹ quan cao cấp nhất của quân bành trướng Bắc Kinh trong toàn bộ cuộc chiến 17/02/1979;
3- Thu được nguyên vẹn trang bị chiến đấu của quân bành trướng Bắc Kinh nhiều nhất. Và nhiều cái nhất nữa. Khi nào có time, nhà cháu sẽ gõ hầu các bác. Hi hi.

3/ NHỮNG CHUYỆN KHI QUÂN TRUNG QUỐC NẰM TRONG TRẠI GIAM:
Khuyến mại thêm một số chuyện về các chỉ huy của quân Trung Quốc ở đơn vị này, sau khi nằm trong trại tù binh của ta tại Thái Nguyên:
1/ Chính trị viên đại đội Phùng Tăng Mẫn, khi chưa lâm trận, ý hẳn cũng muốn phấn đấu theo lời nguyên soái nên đã đặt bí danh là Hồng Trị (Chính trị viên đỏ). Khi trở thành tù binh thì nhũn như chi chi, chẳng thấy vai trò chính trị viên đâu nữa, chỉ luôn đáp ứng yêu cầu của cán bộ hỏi cung, hỏi gì khai nấy, lại luôn cố gắng ‘làm thân’ với cán bộ chiến sĩ trong trại. Có lần phải ra khai cung sớm, bữa sáng chưa kịp ăn, bị kiến bò vào. Khi trở về, thấy cơm bị kiến bò, anh ta khóc ngon lành, than vãn mãi về việc bị kiến ăn tranh mất suất cơm. Khi được hỏi có yêu cầu gì đối với trại, anh ta chỉ đề nghị được ăn cơm nóng một chút, thức ăn nhiều dầu mỡ muối hơn một chút, vì người Tứ Xuyên hình như ăn mặn hơn người của trại!
2/ Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, thân hình to cao, trông bên ngoài có vẻ chất phác, luôn cố gắng sửa bớt cái giọng Tứ Xuyên nặng chịch để cán bộ nghe được dễ hơn. Anh ta đã có kinh nghiệm khi gặp cán bộ khai thác mà cứ nói nặng tiếng địa phương là phiền lắm. Quả cái tiếng Tứ Xuyên rất khó nghe, cán bộ ta hỏi cung- nghe nhiều thành quen mới hiểu nổi, chứ vị khách nào mới đến phỏng vấn thì nghe gà hóa cuốc là việc thường tình. Có lần cán bộ hỏi cung lên trại, anh ta mới gặp đã khóc nức nở kể chuyện bị oan ức vì một cán bộ mới đến nghe không rõ, cứ khăng khăng bảo anh ta ‘ngoan cố, không thành khẩn khai báo’. Anh ta sợ bị cho là không thành khẩn thì sau này hết chiến tranh có thể sẽ không được trao trả về nước với gia đình, hoặc sẽ bị đối xử kinh khủng thế nào đó chưa biết được.
3/ Tham mưu phó trung đoàn tên là Phó Bồi Đức, khá thạo tin về quân sự, nói giọng dễ nghe, nhiều người xác nhận thuộc loại ‘thật thà khai báo’, anh này thường nói mình vốn đang mang bệnh rối loạn nhịp tim, đang xin ra quân thì bị điều động đi đánh Việt Nam, chứ thực lòng không muốn đi tí nào. Anh ta còn nói, nghe trên tuyên truyền Việt Nam khiêu khích TQ, nhiều lần quấy rối, đánh sang biên giới TQ thì cũng biết vậy thôi, quân khu Thành Đô có ở biên giới đâu mà nói là thật hay không. Khi đơn vị đánh sang đất Cao Bằng của VN thì trên lại bảo đấy là ‘phản kích, dạy VN bài học xong rồi sẽ rút quân’. Trên bảo đơn vị trung đoàn 448 này vào đất VN để yểm hộ bộ đội rút quân… Vì vậy, Phó Bồi Đức cứ tiếc hùi hụi, giá không mắc kẹt với bộ đội Cao Bằng thì chẳng bao lâu nữa sẽ được lệnh rút về. Chỉ mong nhanh chóng ra quân để nghỉ ngơi và chữa cái bệnh tim thôi. (Cán bộ trại cũng đã cho thày thuốc khám bệnh, xác minh đúng anh ta có bệnh tim và đã cấp cho ít thuốc).
4/ Phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương, ngoài những tin tức quân báo đã cung cấp, khi nói chuyện có tính tâm sự với cán bộ trại, anh ta thường than thở: mình nay đã quá tuổi phát triển, sức khỏe lại kém, đã thuộc vào loại cán bộ quá độ, không còn tiền đồ gì (trông anh ta quả cũng hơi hom hem, tuổi áng chừng trên 40 thật); lần này đơn vị bị điều đi đánh trận là bản thân rất bất ngờ, chưa kịp chuẩn bị gì, ra đi mà trong lòng hoang mang, bối rối… Anh ta lo lắng nhiều cho sự sống chết của bản thân vì ở nhà còn gánh gia đình rất nặng. Còn việc có tin hay không những tuyên truyền của chính phủ và quân đội về lý do phải ‘dạy bài học cho VN’, thì anh ta nói: đời mình đã trải qua quá nhiều phong trào, quá nhiều vận động rồi, bây giờ chẳng thiết tin hay không tin cái gì cả.
Có một sự liên hệ không hề nhẹ, đó là ở ‘xứ nào đấy’, cứ đến khi chia tiền ngầm thì trả có nghị quyết gì ráo, nhưng trước đó, để là cái việc trái luật đó, thì chủ trương bao giờ cũng phải được đạo diễn để thông qua nghị quyết của tập thể các loại cấp ủy. Nên khi đổ bể, chả kỷ luật được thằng tây đen nào. Chỉ cách chức được đâu đó một vài cái “nguyên”.!!!!!

4/ ỨNG XỬ CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC
Từ tháng 5 đến tháng 6.1979, hai nước Trung – Việt tiến hành 5 đợt trao trả tù binh tại cửa khẩu Hữu Nghị nằm giữa Lạng Sơn và Quảng Tây. Đến ngày 22.6.1979, TOÀN BỘ tù binh Trung Quốc, gồm 239 người (thực ra là 238 người và hài cốt 1 tù binh bị chết trong trại do bị thương), đã được Việt Nam trao cho phía Trung Quốc. Tất cả họ bị đưa về “Lớp học tập” ở sân bay Ngô Vu ở ngoại ô Nam Ninh để thẩm tra.
Trong thời gian đó, Dương Dũng, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đích thân dẫn đoàn cán bộ xuống Quân đoàn 50 điều tra, tổng kết, xử lý vụ việc được coi là “ô nhục chưa từng có trong lịch sử quân đội” (câu chuyện đang kể bên trên).
Kết quả sử lý kỷ luật của quân đội Trung Quốc như sau:
4.1/ Phó tư lệnh quân đoàn 50 là Quan Khoát Minh (trong tổ công tác nằm vùng của quân đoàn 50) bị kỷ luật cách chức, giáng cấp xuống cấp sư đoàn, trong quyết định kỷ luật ghi rõ: “tham sống sợ chết”.
4.2/ Phó tư lệnh quân đoàn 50 là Lâm Trung Hòa (trong tổ công tác nằm vùng của quân đoàn 50) bị giáng chức.
4.3/ Phó chính ủy quân đoàn 50 là Hầu Bồi Tụ (trong tổ công tác nằm vùng của quân đoàn 50) bị cảnh cáo trong đảng.
4.5/ Các cán bộ chỉ huy sư đoàn 150 là: Sư đoàn trưởng là Lưu Đồng Sinh, Chính ủy Dương Chấn Đạo -> bị kỷ luật.
4.6/ Các cán bộ chỉ huy của trung đoàn 448 gồm: trung đoàn trưởng Lý Thiệu Văn, Chính ủy Lý Triệu Bích, 3 trung đoàn phó: Hồ Khánh Trung, Lan Văn Bân, Vương Bảo Nhân, 3 phó chính ủy: Long Đức Xương, Điền Văn Siêu, Vương Khiêm Trí và Tham mưu trưởng Cao Lập Hoa, Tham mưu phó Phó Bồi Đức cũng bị kỷ luật hoặc điều chỉnh.
4.7/ Còn các cán bộ chỉ huy có trách nhiệm chính trong vụ đầu hàng tập thể của Trung đoàn 448 bị xử lý kỷ luật và chuyển cho tòa án quân sự trừng phạt. Cụ thể:
Lý Hòa Bình, đại đội trưởng và Phùng Tăng Mẫn, chính trị viên Đại đội 8 đặc nhiệm thuộc Tiểu đoàn 2 bị nhận án 10 năm tù giam vì tội “phản bội đầu hàng”.
4.8/ Vụ việc được đưa thành giáo trình phản diện - điển hình của việc tăng cường chỉ huy trong quân đội.
Về biên chế tổ chức, trong đợt điều chỉnh biên chế quân đội năm 1985, Quân đoàn 50 và Sư đoàn 150 với 4 trung đoàn trực thuộc cũng bị xóa phiên hiệu, vĩnh viễn không tồn tại trong biên chế của quân đội Trung Quốc nữa.
4.9/ Chưa hết, nỗi đau ô nhục này, với quân đội Trung Quốc là quá lớn. Nên bài học này thường xuyên được giới truyền thông Trung Quốc nhắc lại để làm bài học. Cụ thể:
-Trận chiến nhục nhã nhất” là nhan đề bài báo đăng trên mạng “Chiến lược” Trung Quốc (Chinaiiss.com) ngày 12.11.2013. Bài báo cho rằng đây là vết nhơ, sự kiện ô nhục trong lịch sử quân đội Trung Quốc.
-Trang Sohu.com ngày 6.9.2018 cũng chạy tiêu đề “Trận nhục nhã nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh, sau khi về nước Trung đoàn trưởng bị tống giam, Phó tư lệnh quân đoàn bị bãi chức”.

5/ ẢNH THAM KHẢO:
-Ảnh 1 và 2: Đây là 2 tấm hình được nhiều người biết nhất. Tấm hình miêu tả một cô dân quân người dân tộc, cầm súng áp giải đại đội sơn cước tù binh. Đây là một tấm hình được tuyên huấn chỉ đạo theo tích chuyện ngày xưa.
Ngày xưa thời đánh Pháp, có tấm hình đẹp chụp đội quân Đờ-Cát đi ngoằn nghèo trên một khúc quanh.
Rồi thời chống Mỹ là tấm hình một cô dân quân nhỏ bé giương cao súng bắt thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu.
Kết hợp hai tích ấy, nên tuyên huấn chọn một cô cán bộ tỉnh đoàn Cao Bằng có họ Bế, khá xinh xắn, mặc quần áo dân tộc Tầy, cầm khẩu súng trường K44 cổ lỗ sỹ, đứng tạo dáng dẫn giải tù binh.
Có điều hơi tiếc là tay phóng viên nhiếp ảnh non tay, nên đáng nhẽ lấy gương mặt non tơ xinh xắn của cô cán bộ đoàn họ Bế làm tiền cảnh, còn hậu cảnh là bọn xâm lược Trung Quốc đi ngoằn nghèo, thì tay phóng viên nhiếp ảnh non tay lại làm ngược lại, và tay ‘mơ’ này bấm có đúng 2 kiểu. Thành ra bức ảnh không đạt hiệu quả tuyên huấn.
Chứ đại đội sơn cước võ thuật cận chiến cao cường này, thì bộ đội chính quy của ta đi dẫn giải, cũng phải là một trung đội trang bị hỏa lực mạnh, như trong các tấm hình sau, các bác sẽ thấy.
-Ảnh 3: Lúc chưa dàn cảnh, ảnh tuy ‘có diễn’, nhưng nom khác ngay.
-Ảnh 4: Ảnh của báo Quân đội về vũ khí của đại đội sơn cước tù binh.
-Ảnh 5: Ảnh vũ khí của đại đội sơn cước, lúc chụp ảnh vẫn còn để trong hang đá, nơi đại đội sơn cước Trung Quốc tạm trú qua đêm.
-Ảnh 6: Đại đội sơn cước tù binh trên đường dẫn giải về Thái Nguyên - do trung đội đặc công thuộc tiểu đoàn ĐC 31 - QK 1 (do đại úy Thái trực tiếp chỉ huy)- trang bị hỏa lực mạnh áp tải.
-Ảnh 7: Đại đội sơn cước tù binh tại sân vận động thị xã Thái Nguyên
-Ảnh 8 và 9: Tài liệu của Bộ Tổng Tham mưu, nói về sự kiện này.

Hình 1:

1.jpg


Hình 2:
2.jpg


Hình 3:
3.png


Hình 4
4.jpg


Hình 5:
5.jpg


Hình 6:
6.jpg


Hình 7:
7.jpg


Hình 8:
8.jpg


Hình 9:
9.jpg
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,119
Động cơ
1,185,746 Mã lực
Cái SVĐ Thái Nguyên nhà e giờ vẫn thế cụ Baoleo
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top