Cảm ơn Pain và tất cả anh em OF, vì tình cảm của anh em với những người lính.Nhân ngày 22-12, em kính chúc anh Baoleo sức khỏe và luôn yêu đời!
Hay.MỘT CÂU CHUYỆN ĐỂ NHỚ VỀ NGÀY 17/02/1979
Có bác nào biết một sự tích, độc nhất vô nhị, chưa từng có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh thế giới, qua tấm hình tù binh Trung Quốc – trong cuộc chiến đấu đánh trả quân Trung Quốc xâm lược, từ ngày 17/02/1979 đến những ngày đầu tháng 3/1979 ???
Và Baoleo xin trả lời luôn, để các bác còn có thời giờ làm các việc quan trọng khác. Cụ thể như sau:
Đây là nguyên vẹn một đại đội sơn cước Trung Quốc, mà bộ đội ta chả cần hô “Thấu xéng chiu sâu khoan tai” (Đầu hàng thì sẽ được đối đãi tử tế), đã ra hàng, chịu bị bắt làm tù binh ngày 14/03/1979, tại xã Minh Tâm , huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
Chuyện là thế này.
5 giờ sáng ngày 17/02/1979, quân Trung Quốc đồng loạt nổ súng tấn công trên toàn bộ 6 tỉnh biên giới phía Bắc của ta. Sau nhiều ngày bị quân ta đánh trả quyết liệt, ngày 05/03/1979, Bắc Kinh phải hạ lệnh rút quân về lại đất Trung Quốc.
Tại mặt trận Cao Bằng, hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7-3 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh, vừa đi vừa tàn phá các khu vực nằm trên đường di chuyển của chúng. Trước tình hình trên, cùng ngày hôm đó Bộ tư lệnh mặt trận Cao Bằng hạ lệnh chuyển sang phản kích, dùng pháo binh bắn phá đội hình hành quân, các điểm tập kết người và xe cơ giới của địch... Trước áp lực tiến công của ta, nhiều đơn vị Trung Quốc vội vã rút chạy bỏ lại cả xe cộ, vũ khí và thương binh tử sĩ.
Ngày 14-3, ở Minh Tâm (Nguyên Bình), một đại đội chủ lực địch bị lực lượng địa phương của ta vây hãm đã phải hạ súng đầu hàng vô điều kiện.
Đại đội sơn cước ra hàng này, thuộc trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô.
Đơn vị còn có đầy đủ cả bộ sậu: Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, chính trị viên Phùng Tăng Mẫn, cả ban chi ủy, các trung đội trưởng… và đầy đủ vũ khí trang bị. Cùng đi với đại đội còn có hai cán bộ do trung đoàn phái xuống để đốc chiến, một ‘vị’là tham mưu phó trung đoàn Phó Bồi Đức, ‘vị’ kia là phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương. Cả đại đội còn đầy đủ cả trăm con người.
Đại đội sơn cước này luồn quá sâu vào đất ta (xem bản đồ để biết). Khi đến Minh Tâm – Nguyên Bình- Cao Bằng, đại đội này dừng chân trên một mỏm đồi đá.
Nhìn xung quanh, thấy đâu đâu cũng có quân ta, và đối chiếu với bản đồ, ban chỉ huy đại đội biết rằng, đánh để mở đường về là vô vọng.
Chính vì vậy, Chi ủy chi bộ đại đội này đã tiến hành họp cấp ủy mở rộng, có ghi Nghị quyết đàng hoàng.
Khi ra hàng, đại đội này trình ta cả bản Nghị quyết.
Trong Nghị quyết ra hàng, có ghi rõ thế này:
-‘….Tuân theo lời dậy của lãnh tụ Lê-Nin, là: “Hãy làm việc cụ thể - trong từng giai đoạn cụ thể”. Vậy nay quyết nghị ra hàng, để bảo toàn lực lượng, đặng còn về với Tổ quốc….’
Hế hế.
Nói là “một sự tích, độc nhất vô nhị, chưa từng có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh thế giới”, chính là vì, từ thời cổ đại cho đến nay, chưa có đơn vị nào ra hàng với Nghị quyết Đảng của Chi Uỷ Chi bộ như thế cả.
Xin nói thêm. Qua việc đại đội sơn cước này ra hàng, ta đã thu được nguyên vẹn toàn bộ trang bị của một đại đội sơn cước, từ trang bị vũ khí cho đến cả giày chuyên dùng để leo núi đá.
Toàn bộ đồ trưng bầy triển lãm ở Bảo tàng Quân đội ta ở Hà Nội, hồi chiến tranh đánh quân Trung Quốc xâm lược, về lực lượng sơn cước Trung Quốc, đều là lấy từ đại đội này.
Do không cần hô: ‘Thấu xéng chiu sâu khoan tai’ mà đã bắt được đại đội sơn cước này, nên Cao Bằng đã ghi dấu có nhiều cái ‘nhất’. Đó là:
1-Bắt nhiều tù binh quân bành trướng Bắc Kinh trong 1 trận đánh nhất;
2- Bắt được sỹ quan cao cấp nhất của quân bành trướng Bắc Kinh trong toàn bộ cuộc chiến 17/02/1979;
3- Thu được nguyên vẹn nhiều trang bị của quân bành trướng Bắc Kinh nhiều nhất. Và nhiều cái nhất nữa. Khi nào có time, Tuanbim sẽ gõ hầu các bác. Hi hi.
NOTE:
Khuyến mại thêm một số chuyện về các chỉ huy của quân Trung Quốc ở đơn vị này, sau khi nằm trong trại tù binh của ta tại Thái Nguyên:
1/ Chính trị viên đại đội Phùng Tăng Mẫn, khi chưa lâm trận, ý hẳn cũng muốn phấn đấu theo lời nguyên soái nên đã đặt bí danh là Hồng Trị (Chính trị viên đỏ). Khi trở thành tù binh thì nhũn như chi chi, chẳng thấy vai trò chính trị viên đâu nữa, chỉ luôn đáp ứng yêu cầu của cán bộ hỏi cung, hỏi gì khai nấy, lại luôn cố gắng ‘làm thân’ với cán bộ chiến sĩ trong trại. Có lần phải ra khai cung sớm, bữa sáng chưa kịp ăn, bị kiến bò vào. Khi trở về, thấy cơm bị kiến bò, anh ta khóc ngon lành, than vãn mãi về việc bị kiến ăn tranh mất suất cơm. Khi được hỏi có yêu cầu gì đối với trại, anh ta chỉ đề nghị được ăn cơm nóng một chút, thức ăn nhiều dầu mỡ muối hơn một chút, vì người Tứ Xuyên hình như ăn mặn hơn người của trại!
2/ Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, thân hình to cao, trông bên ngoài có vẻ chất phác, luôn cố gắng sửa bớt cái giọng Tứ Xuyên nặng chịch để cán bộ nghe được dễ hơn. Anh ta đã có kinh nghiệm khi gặp cán bộ khai thác mà cứ nói nặng tiếng địa phương là phiền lắm. Quả cái tiếng Tứ Xuyên rất khó nghe, cán bộ ta hỏi cung- nghe nhiều thành quen mới hiểu nổi, chứ vị khách nào mới đến phỏng vấn thì nghe gà hóa cuốc là việc thường tình. Có lần cán bộ hỏi cung lên trại, anh ta mới gặp đã khóc nức nở kể chuyện bị oan ức vì một cán bộ mới đến nghe không rõ, cứ khăng khăng bảo anh ta ‘ngoan cố, không thành khẩn khai báo’. Anh ta sợ bị cho là không thành khẩn thì sau này hết chiến tranh có thể sẽ không được trao trả về nước với gia đình, hoặc sẽ bị đối xử kinh khủng thế nào đó chưa biết được.
3/ Tham mưu phó trung đoàn tên là Phó Bồi Đức, khá thạo tin về quân sự, nói giọng dễ nghe, nhiều người xác nhận thuộc loại ‘thật thà khai báo’, anh này thường nói mình vốn đang mang bệnh rối loạn nhịp tim, đang xin ra quân thì bị điều động đi đánh Việt Nam, chứ thực lòng không muốn đi tí nào. Anh ta còn nói, nghe trên tuyên truyền Việt Nam khiêu khích TQ, nhiều lần quấy rối, đánh sang biên giới TQ thì cũng biết vậy thôi, quân khu Thành Đô có ở biên giới đâu mà nói là thật hay không. Khi đơn vị đánh sang đất Cao Bằng của VN thì trên lại bảo đấy là ‘phản kích, dạy VN bài học xong rồi sẽ rút quân’. Trên bảo đơn vị trung đoàn 448 này vào đất VN để yểm hộ bộ đội rút quân… Vì vậy, Phó Bồi Đức cứ tiếc hùi hụi, giá không mắc kẹt với bộ đội Cao Bằng thì chẳng bao lâu nữa sẽ được lệnh rút về. Chỉ mong nhanh chóng ra quân để nghỉ ngơi và chữa cái bệnh tim thôi. (Cán bộ trại cũng đã cho thày thuốc khám bệnh, xác minh đúng anh ta có bệnh tim và đã cấp cho ít thuốc).
4/ Phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương, ngoài những tin tức quân báo đã cung cấp, khi nói chuyện có tính tâm sự với cán bộ trại, anh ta thường than thở: mình nay đã quá tuổi phát triển, sức khỏe lại kém, đã thuộc vào loại cán bộ quá độ, không còn tiền đồ gì (trông anh ta quả cũng hơi hom hem, tuổi áng chừng trên 40 thật); lần này đơn vị bị điều đi đánh trận là bản thân rất bất ngờ, chưa kịp chuẩn bị gì, ra đi mà trong lòng hoang mang, bối rối… Anh ta lo lắng nhiều cho sự sống chết của bản thân vì ở nhà còn gánh gia đình rất nặng. Còn việc có tin hay không những tuyên truyền của chính phủ và quân đội về lý do phải ‘dạy bài học cho VN’, thì anh ta nói: đời mình đã trải qua quá nhiều phong trào, quá nhiều vận động rồi, bây giờ chẳng thiết tin hay không tin cái gì cả.
--- --- ---
Hế hế. Quân Trung Quốc xâm lược, chúng mày còn đến đây, chúng mày sẽ chết!
cụ ở chỗ nào yb vậy? em đầu máy hà lào đây.E ngày xưa( 88-89) cũng hay nhẩy nhưng là khu ga Yên bái vì hồi đó em ở đấy
Em tận trên đồi khí tượng, cạnh bến phà om lâu cụ êy. Cụ ở đầu máy Hà Lào chắc cũng học Lý thường Kiệt ròi.cụ ở chỗ nào yb vậy? em đầu máy hà lào đây.
Đọc bài này E thấy buồn cười quá! Ra hàng cũng phải đợi nghị quyết!BIÊN TIẾP CHUYỆN ‘RA HÀNG VỚI NGHỊ QUYẾT ĐẢNG’
Để nhớ về cuộc chiến đấu đánh kẻ thù Trung Quốc xâm lược – xâm phạm bờ cõi biên giới 6 tỉnh của ta, bắt đầu 17/02/1979 là ngày bắt đầu, cho đến hết ngày 18/03/1979 là ngày toàn bộ lính tráng-vũ khí-khí tài chiến đấu của quân Trung Quốc xâm lược rút lui hết ra khỏi đất ta, nhà cháu biên thêm một số chuyện xung quanh sự tích, độc nhất vô nhị, chưa từng có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh thế giới, là chuyện ra hàng với Nghị quyết Đảng của quân Trung Quốc.
1/ TÌNH THẾ TÁC CHIẾN:
Như đã biên ở bài trước, 5 giờ sáng ngày 17/02/1979, quân Trung Quốc đồng loạt nổ súng tấn công trên toàn bộ 6 tỉnh biên giới phía Bắc của ta. Sau nhiều ngày bị quân ta đánh trả quyết liệt, ngày 05/03/1979, Bắc Kinh phải hạ lệnh rút quân về lại đất Trung Quốc.
Tại mặt trận Cao Bằng, hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7-3 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh.
Theo đúng binh pháp của Tôn Tử, quân đoàn 50 của quân khu Thành Đô quyết định điều động một đơn vị đặc biệt tinh nhuệ thực hiện nhiệm vụ làm hậu quân, chốt chặn phía sau đại quân Trung Quốc đang rút lui, nhằm ngăn chặn và cản phá các lực lượng truy tiễu của quân đội nhân dân Việt Nam.
Đây là nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, khốc liệt. Đòi hỏi tinh thần cảm tử của đơn vị được giao nhiệm vụ. Bởi làm nhiệm vụ chốt chặn nơi hậu quân, thì 10 phần là chắc chết 11. Bởi vây, đơn vị được chọn, phải là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, có kỹ năng chiến đấu điêu luyện, tinh thần kỷ luật thép, và lòng trung thành vô hạn (nói cho công bằng, chọn người cho việc này thì quân đội nào cũng thế cả).
Và sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Đảng ủy và Tư lệnh quân khu Thành Đô đã quyết định chọn đại đội thám báo sơn cước (kiểu như đặc công quân khu của ta) do Lý Hòa Bình-người Tứ Xuyên làm đại đội trưởng; Phùng Tăng Mẫn-cũng là người Tứ Xuyên-bí danh ‘Hồng Trị’, tức ‘chính trị viên Đỏ???’ làm chính trị viên. Đây là đại đội thám báo sơn cước thuộc trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô – để đảm trách nhiệm vụ chiến đấu nặng nề này.
Để đảm bảo thắng lợi cho quyết tâm chiến thuật này, Bộ tư lệnh sư đoàn 150 quyết định tăng cường cán bộ chỉ huy cho đại đội sơn cước luồn sâu. Vậy nên, sư đoàn 150 -quân đoàn 50- quân khu Thành Đô quyết định cử thêm một tham mưu phó trung đoàn là Phó Bồi Đức – một người có trình độ giỏi về binh pháp và chỉ huy, kèm thêm một phó chính ủy trung đoàn là Long Đức Xương – một người có trên 20 năm tuổi Đảng, dầy dạn kinh nghiệm về công tác Đảng-công tác chính trị -> vào ban chỉ huy đại đội. Một điều đặc biệt hiếm thấy, khi một đại đội có tới 2 cán bộ lãnh đạo giỏi- cấp trung đoàn tham gia chỉ huy.
Ngày 07/03/1979, đại quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Cao Bằng thì đến ngày 10/03/1979, công tác chuẩn bị và điều động đại đội thám báo sơn cước mới xong. Đại đội sơn cước bắt đầu thâm nhập lãnh thổ Việt Nam từ chiều hôm đó.
Không hổ danh là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, sau 4 ngày luồn rừng mà không chạm trán và phải đánh nhau với bất cứ một đơn vị nào của ta, đến đêm ngày 13/03/1979, đại đội thám báo sơn cước đã luồn vào đến xã Minh Tâm , huyện Nguyên Bình, Cao Bằng và tạm trú qua đêm trong một hang núi đá.
Cũng phải khen cho đại đội sơn cước này, là chúng đã luồn vào đến được xã Minh Tâm, tức là ở phía sau, cách thị xã Cao Bằng theo đường chim bay (theo quốc lộ 34) những 24 km, nằm sâu trong hậu phương của ta.
Luồn sâu, không phải đánh nhau, nên không mất một người nào và còn nguyên vẹn toàn bộ vũ khí, khí tài chiến đấu và điện đài liên lạc, đến đây, những tưởng đã là hoàn thành thắng lợi những 90% nhiệm vụ được giao. Hỡi ôi, trời đất không dung tha những tên Trung Quốc xâm lược.
Bởi qua những ngày luồn sâu, mặc giầu không phải đánh nhau, nhưng đại đội sơn cước này đã tận mắt thấy lực lượng hùng hậu và tinh nhuệ của ta đang dồn lên mặt trận để chuẩn bị cho một trận đánh tổng phản công (nói thêm là bản thân nhà cháu lúc ấy, cũng đang nằm trong đội hình dự bị để tung vào trận đánh ‘trúc chẻ- tro bay’ với quân xâm lược Trung Quốc). Mặt khác, do luồn quá sâu, nên điện đài 2w đã mất liên lạc hoàn toàn.
Đến sáng hôm sau, ngày 14/03/1979, nhìn xung quanh, thấy đâu đâu cũng có quân ta, và đối chiếu với bản đồ, ban chỉ huy đại đội sơn cước biết rằng, đánh để mở đường về là vô vọng. Và ý định đầu hàng xuất phát từ đấy.
2/ RA NGHỊ QUYẾT ĐẢNG ĐỂ ĐẦU HÀNG:
Trên thế giới, chuyện ra hàng của cả đơn vị - không phải là điều hiếm gập.
Thời thế chiến hai, tại mặt trận Xít-ta-lin-gờ-rát, sau khi bị bao vây, thống chế Pau-lốt của phát xít Đức đã quyết định đem cả một tập đoàn quân ra đầu hàng Hồng quân Liên xô, chả cần quyết nghị gì hết.
Tại Việt Nam, thời Điện Biên, tướng Đờ Cát cũng đem nguyên một binh đoàn ra đầu hàng quân đội ta, cũng chả cần nghị quyết.
Gần đấy nhất, là năm 1972, tại căn cứ hỏa lực Ca-rôn, còn gọi là căn cứ Tân Lâm hay đồi 244, trung tá Đính của VNCH cũng đem nguyên một trung đoàn ra đầu hàng Quân giải phóng, chỉ bằng một quyết định đầy tính chịu trách nhiệm của bản thân người chỉ huy.
Ấy thế nhưng, nơi nào mà có chế độ ‘đảng lãnh đạo toàn diện và triệt để - còn quần chúng, quân nhân thì làm…chủ’ như Trung Quốc thì lại khác.
Đầu tiên là họp chi ủy (có thêm 2 lãnh đạo trung đoàn tham gia) để ra nghị quyết. Có nghị quyết của chi ủy rồi, thì chi ủy và ban chỉ huy đại đội sơn cước này mới cử 3 tên mang cờ trắng, lò dò đi xuống chân núi, xin gập chỉ huy của ta để thương thảo đầu hàng.
(Nói cho công bằng, tại thời điểm ấy, quân ta cũng…’giật cả nẩy mình’ vì bất ngờ. Đột ngột từ đâu xuất hiện một tốp thám báo sơn cước trang bị đầy mình ở giữa trận địa của ta thì cũng ..khá là bàng hoàng).
Bên ta đồng ý nhưng vẫn bố trí hỏa lực canh chừng. Ba tên trở lên hang núi nơi chúng cố thủ. Ta chờ mãi không thấy chúng xuống liền bắn một phát ĐK 82 cảnh cáo. Rồi sau thì cũng thấy chúng lũ lượt kéo xuống. Toàn bộ đại đội sơn cước, gồm cả 2 cán bộ chỉ huy cấp trung đoàn tăng cường, là tròn 104 tên.
Lý do quân Trung Quốc lâu không xuống hàng, thì té ra là, các ‘tồng chí’ Trung Quốc hết sức tuân thủ nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
Tức là, sau khi ra nghị quyết của chi ủy và cử 3 tên đi đi thương thuyết, biết chắc là được việc rồi, thì chúng còn phải họp chi bộ để ra nghị quyết bằng văn bản. Tiếp đó họp Chi đoàn Thanh niên để quán triệt nghị quyết của chi bộ. Rồi chi đoàn cũng ra nghị quyết bằng văn bản. Tiếp đến và sau rốt là họp Hội đồng quân nhân để cho các ‘tồng chí’ không phải là đảng viên-Đoàn viên quán triệt nốt. Nên mới lâu thế.
Nói luôn cho nhanh là sau này, sau khi được trao trả, nhờ việc ra hàng là tuân thủ theo các kiểu nghị quyết của tập thể đảng ủy, đoàn ủy, nên từng cá nhân chỉ huy cũng được nhẹ đôi phần khi bình xét kỷ luật.
Có một sự liên hệ không hề nhẹ, đó là ở ‘xứ nào đấy’, cứ đến khi chia tiền ngầm thì trả có nghị quyết gì ráo, nhưng trước đó, để là cái việc trái luật đó, thì chủ trương bao giờ cũng phải được đạo diễn để thông qua nghị quyết của tập thể các loại cấp ủy. Nên khi đổ bể, chả kỷ luật được thằng tây đen nào. Chỉ cách chức được đâu đó một vài cái “nguyên”.!!!!!
3/ CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG TẤM ẢNH
Tấm hình được nhiều người biết nhất là tấm hình một cô dân quân người dân tộc, cầm súng áp giải đại đội sơn cước tù binh.
Đây là một tấm hình được tuyên huấn chỉ đạo theo tích chuyện ngày xưa. Ngày xưa có tấm hình đẹp chụp đội quân Đờ-Cát đi ngoằn nghèo trên một khúc quanh. Rồi sau đó là tấm hình một cô dân quân nhỏ bé giương cao súng bắt thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu.
Kết hợp hai tích ấy, nên tuyên huấn chọn một cô cán bộ tỉnh đoàn Cao Bằng có họ Bế, khá xinh xắn, mặc quần áo dân tộc Tầy, cầm khẩu súng trường K44 cổ lỗ sỹ, đứng tạo dáng dẫn giải tù binh.
Có điều hơi tiếc là tay phóng viên nhiếp ảnh non tay, nên đáng nhẽ lấy gương mặt non tơ xinh xắn của cô cán bộ đoàn họ Bế làm tiền cảnh, còn hậu cảnh là bọn xâm lược Trung Quốc đi ngoằn nghèo, thì tay phóng viên nhiếp ảnh non tay lại làm ngược lại, và tay ‘mơ’ này bấm có đúng 2 kiểu. Thành ra bức ảnh không đạt hiệu quả tuyên huấn.
Chứ đại đội sơn cước võ thuật cận chiến cao cường này, thì bộ đội chính quy của ta đi dẫn giải, cũng phải là một trung đội trang bị hỏa lực mạnh, như trong tấm hình ‘trên đường dẫn giải về Thái Nguyên’ như các bác đã thấy.
Nhà cháu có đưa thêm tấm hình do Báo Quân đội đăng thời ấy về câu chuyện này, để đến nay, cho dù hiện vật đã bị phi tang ra khỏi Bảo tàng Quân đội, thì hình ảnh về sự nhục nhã này của quân đội Trung Quốc sẽ vẫn còn mãi mãi.
Ảnh minh họa:
1/ Nữ cán bộ Tỉnh Đoàn Cao Bằng họ Bế, cầm súng trường, chụp ảnh bên đại đội tù binh sơn cước, để 'lêu lêu' quân Trung Quốc xâm lược.
2/ Nữ cán bộ Tỉnh Đoàn Cao Bằng họ Bế, cầm súng trường, chụp ảnh bên đại đội tù binh sơn cước, để 'lêu lêu' quân Trung Quốc xâm lược. (2)
3/ Đại đội sơn cước tù binh trên đường dẫn giải về Thái Nguyên - do một trung đội vệ binh của quân khu 1 - trang bị hỏa lực mạnh áp tải.
4/ Đại đội sơn cước tù binh tại sân vận động thị xã Thái Nguyên
5/ Chú thích của báo Quân đội về vũ khí của đại đội sơn cước tù binh
Công nhận vụ này các PC Mỹ siêu thậtBỔ XUNG CHO BÀI ‘TRÌNH ĐỘ BAY CỦA PHI CÔNG’
Khi nhà cháu đưa bài trên ra, ôi, dồi, các bác phi công lái Mig nhà ta, vô vàn là bức xúc. .
Dưới đây là một số trao đổi với các phi công lái Mig nhà ta, về câu chuyện ‘Máy bay đẩy nhau’, đưa thêm để góp vui với các bạn.
1/ "Đẩy" là gọi kiểu hình tượng chứ thực chất chiếc F-4 bị tắt động cơ vẫn ở độ cao lớn và có gia tốc, chiếc kia chỉ làm động tác "đỡ" nhẹ để giảm tốc độ rơi của đồng đội thôi (các bài tường thuật của phía Mỹ đều nhấn mạnh đến chi tiết giảm tốc độ rơi này).
2/ Có bác phi công lái Mig thắc mắc tại sao F4 đã bị tắt động cơ, tại sao lại “không rơi ngay như một hòn đá” .
Nhà cháu xin đưa một mẩu tài liệu trong sổ tay hướng dẫn bay F-4 Phantom II về khoảng cách lướt xuống của máy bay khi 2 động cơ đã ngừng hoạt động, thay cho trả lời.
Trong sự kiện của bài viết, với 800 lít dầu còn lại, họ đã dìu nhau lết được 88 dặm biển trong 20 phút, đủ để qua biên giới Lào mới nhảy dù chờ lực lượng tìm cứu.
Ảnh trích trong ‘sổ tay hướng dẫn bay’ đây:
3/ Có bác phi công lái Mig thắc mắc là F4C của không quân, vậy có móc đuôi như F4B của Hải quân không. Và móc đuôi phải được thả ra, cùng với việc hạ càng đáp, như thế máy bay hết nhiên liệu kia, sẽ rơi ngay như hòn đá.
Xin đáp là:
F-4C Phantom II của KQ Mỹ là phiên bản của F-4B KQ hạm, vì thế nó vẫn có thiết kế cánh có thể gấp gọn và móc hãm. Nhiệm vụ của móc hãm này để hãm đà máy bay trong trường hợp hỏng phanh và dù hãm khi về hạ cánh, hoặc hủy lệnh cất cánh khẩn cấp. Ngoài ra, móc hãm còn được dùng để níu giữ máy bay khi chạy thử động cơ phản lực dưới mặt đất.
Khác với bản hải quân và thủy quân lục chiến, bản không quân F-4C có công tắc thả móc hãm riêng trong cả 2 buồng lái để phi công có thể thao tác triển khai khi máy bay gặp sự cố. Ở chế độ bình thường, móc hãm được treo cố định dưới bụng máy bay thông qua một chốt an toàn. Khi phi công nhấn nút triển khai móc hãm, hệ thống khí nén sẽ kích hoạt mở chốt an toàn và giải phóng móc hãm vào vị trí bắt cáp hãm ở khoảng cách 8 in-xơ (20 cm) cách mặt đường băng. Khi thu hồi móc hãm, nhân viên kỹ thuật phải thực hiện thủ công.
Cũng từ dòng "mũi quặp cánh vênh" này mà các máy bay tiêm cường kích thế hệ sau của KQ Mỹ như F-111, F-117, F-15, F-16, F-22 và F-35A đều có thiết kế móc hãm.
Tham khảo Ảnh chụp con F-4C số đuôi 63-644.
4/ Có bác phi công lái Mig thắc mắc là móc đuôi chiếc trước, tì vào sẽ làm vỡ mặt kính buông lái của chiếc sau?
Xin trả lời là:
Động tác tì móc hãm đuôi máy bay phía trên vào nắp buồng lái máy bay phía dưới và với lực đầy tối thiểu của 1 động cơ đã giúp họ làm chậm quá trình mất độ cao từ 30.000 feet (9000 m) xuống 6000 feet (1800 m), nhờ giảm tốc độ lướt xuống từ 3000 feet/phút (hơn 900m/phút) xuống còn 1500 feet/phút (450 m/phút)
Lái chính chiếc F-4C Phantom II phía dưới phát hiện vết nứt trên kính lái nên điều chỉnh điểm tì của móc hãm đuôi chiếc F-4C phía trên vào phần đai tiếp giáp nắp kính buồng lái với phần kim loại ốp lưng máy bay.
Đúng như bác nêu, lực tì này không những có thể gây vỡ kính mê ka buồng lái, mà nếu sơ suất còn khiến móc hãm đuôi của chiếc máy bay phía trên xiên luôn vào buồng lái đoạt mạng phi công và khóa chặt 2 máy bay vào đường chết.
Thực ra những thao tác tiếp cận và tinh chỉnh điểm tì móc hãm đuôi vào kính buồng lái là những kỹ thuật lái cơ bản liên quan tới tái nạp dầu trên không mà một phi công Mỹ phải trau dồi tinh nhuệ trong huấn luyện và qua từng lần xuất kích chiến đấu.
5/Ghi nhận của lịch sử:
Cho tới nay, lịch sử KQ Mỹ ghi nhận 2 vụ máy bay chiến đấu cánh bằng dìu máy bay bị hư hại ra khỏi không phận khu chiến: Vụ thứ nhất là trường hợp 2 chiếc F-86 diễn ra năm 1952 và vụ thứ hai chính là trường hợp 2 chiếc F-4C này.
Bản thân KQ Mỹ, với sự cẩn trọng và logic tối đa, họ cũng không chấp nhận ngay giải trình của 2 tổ bay F-4C trong trường hợp này. Thậm chí phi công của 2 tổ bay F-4C còn đối mặt với nguy cơ ra tòa án binh vì làm tổn thất quân dụng vũ khí. Mặc dù 2 tổ bay được tìm cứu thành công nhưng cả 2 máy bay đều bị bỏ khi ra khỏi vùng chiến sự. Vụ việc được nhiều cấp xới đi xới lại thẩm tra, đánh giá về kỹ năng lái, kỹ thuật hàng không, tình huống chiến đấu, lời khai của các bên, dữ liệu khách quan, máy tính mô phỏng bay, v.v, bởi các phi công cựu binh và cấp chỉ huy chiến đấu, phụ trách kỹ thuật mặt đất. Cuối cùng, họ đã chấp nhận giải trình của phi công 2 tổ bay, với những tình tiết của sự kiện "Pardo's Push" như được nêu trong bài báo.
Sau 22 năm, tổ bay Pardo mới được công nhận thành tích và đã được tặng thưởng huân chương Sao Bạc cho sự dũng cảm trong nhiệm vụ nhờ vụ này.
6/ Đây là đoạn clip được dựng lại mô phỏng vụ Pardo's Push.
Like noteMỘT CÂU CHUYỆN ĐỂ NHỚ VỀ NGÀY 17/02/1979
Có bác nào biết một sự tích, độc nhất vô nhị, chưa từng có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh thế giới, qua tấm hình tù binh Trung Quốc – trong cuộc chiến đấu đánh trả quân Trung Quốc xâm lược, từ ngày 17/02/1979 đến những ngày đầu tháng 3/1979 ???
Và Baoleo xin trả lời luôn, để các bác còn có thời giờ làm các việc quan trọng khác. Cụ thể như sau:
Đây là nguyên vẹn một đại đội sơn cước Trung Quốc, mà bộ đội ta chả cần hô “Thấu xéng chiu sâu khoan tai” (Đầu hàng thì sẽ được đối đãi tử tế), đã ra hàng, chịu bị bắt làm tù binh ngày 14/03/1979, tại xã Minh Tâm , huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
Chuyện là thế này.
5 giờ sáng ngày 17/02/1979, quân Trung Quốc đồng loạt nổ súng tấn công trên toàn bộ 6 tỉnh biên giới phía Bắc của ta. Sau nhiều ngày bị quân ta đánh trả quyết liệt, ngày 05/03/1979, Bắc Kinh phải hạ lệnh rút quân về lại đất Trung Quốc.
Tại mặt trận Cao Bằng, hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7-3 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh, vừa đi vừa tàn phá các khu vực nằm trên đường di chuyển của chúng. Trước tình hình trên, cùng ngày hôm đó Bộ tư lệnh mặt trận Cao Bằng hạ lệnh chuyển sang phản kích, dùng pháo binh bắn phá đội hình hành quân, các điểm tập kết người và xe cơ giới của địch... Trước áp lực tiến công của ta, nhiều đơn vị Trung Quốc vội vã rút chạy bỏ lại cả xe cộ, vũ khí và thương binh tử sĩ.
Ngày 14-3, ở Minh Tâm (Nguyên Bình), một đại đội chủ lực địch bị lực lượng địa phương của ta vây hãm đã phải hạ súng đầu hàng vô điều kiện.
Đại đội sơn cước ra hàng này, thuộc trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô.
Đơn vị còn có đầy đủ cả bộ sậu: Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, chính trị viên Phùng Tăng Mẫn, cả ban chi ủy, các trung đội trưởng… và đầy đủ vũ khí trang bị. Cùng đi với đại đội còn có hai cán bộ do trung đoàn phái xuống để đốc chiến, một ‘vị’là tham mưu phó trung đoàn Phó Bồi Đức, ‘vị’ kia là phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương. Cả đại đội còn đầy đủ cả trăm con người.
Đại đội sơn cước này luồn quá sâu vào đất ta (xem bản đồ để biết). Khi đến Minh Tâm – Nguyên Bình- Cao Bằng, đại đội này dừng chân trên một mỏm đồi đá.
Nhìn xung quanh, thấy đâu đâu cũng có quân ta, và đối chiếu với bản đồ, ban chỉ huy đại đội biết rằng, đánh để mở đường về là vô vọng.
Chính vì vậy, Chi ủy chi bộ đại đội này đã tiến hành họp cấp ủy mở rộng, có ghi Nghị quyết đàng hoàng.
Khi ra hàng, đại đội này trình ta cả bản Nghị quyết.
Trong Nghị quyết ra hàng, có ghi rõ thế này:
-‘….Tuân theo lời dậy của lãnh tụ Lê-Nin, là: “Hãy làm việc cụ thể - trong từng giai đoạn cụ thể”. Vậy nay quyết nghị ra hàng, để bảo toàn lực lượng, đặng còn về với Tổ quốc….’
Hế hế.
Nói là “một sự tích, độc nhất vô nhị, chưa từng có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh thế giới”, chính là vì, từ thời cổ đại cho đến nay, chưa có đơn vị nào ra hàng với Nghị quyết Đảng của Chi Uỷ Chi bộ như thế cả.
Xin nói thêm. Qua việc đại đội sơn cước này ra hàng, ta đã thu được nguyên vẹn toàn bộ trang bị của một đại đội sơn cước, từ trang bị vũ khí cho đến cả giày chuyên dùng để leo núi đá.
Toàn bộ đồ trưng bầy triển lãm ở Bảo tàng Quân đội ta ở Hà Nội, hồi chiến tranh đánh quân Trung Quốc xâm lược, về lực lượng sơn cước Trung Quốc, đều là lấy từ đại đội này.
Do không cần hô: ‘Thấu xéng chiu sâu khoan tai’ mà đã bắt được đại đội sơn cước này, nên Cao Bằng đã ghi dấu có nhiều cái ‘nhất’. Đó là:
1-Bắt nhiều tù binh quân bành trướng Bắc Kinh trong 1 trận đánh nhất;
2- Bắt được sỹ quan cao cấp nhất của quân bành trướng Bắc Kinh trong toàn bộ cuộc chiến 17/02/1979;
3- Thu được nguyên vẹn nhiều trang bị của quân bành trướng Bắc Kinh nhiều nhất. Và nhiều cái nhất nữa. Khi nào có time, Tuanbim sẽ gõ hầu các bác. Hi hi.
NOTE:
Khuyến mại thêm một số chuyện về các chỉ huy của quân Trung Quốc ở đơn vị này, sau khi nằm trong trại tù binh của ta tại Thái Nguyên:
1/ Chính trị viên đại đội Phùng Tăng Mẫn, khi chưa lâm trận, ý hẳn cũng muốn phấn đấu theo lời nguyên soái nên đã đặt bí danh là Hồng Trị (Chính trị viên đỏ). Khi trở thành tù binh thì nhũn như chi chi, chẳng thấy vai trò chính trị viên đâu nữa, chỉ luôn đáp ứng yêu cầu của cán bộ hỏi cung, hỏi gì khai nấy, lại luôn cố gắng ‘làm thân’ với cán bộ chiến sĩ trong trại. Có lần phải ra khai cung sớm, bữa sáng chưa kịp ăn, bị kiến bò vào. Khi trở về, thấy cơm bị kiến bò, anh ta khóc ngon lành, than vãn mãi về việc bị kiến ăn tranh mất suất cơm. Khi được hỏi có yêu cầu gì đối với trại, anh ta chỉ đề nghị được ăn cơm nóng một chút, thức ăn nhiều dầu mỡ muối hơn một chút, vì người Tứ Xuyên hình như ăn mặn hơn người của trại!
2/ Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, thân hình to cao, trông bên ngoài có vẻ chất phác, luôn cố gắng sửa bớt cái giọng Tứ Xuyên nặng chịch để cán bộ nghe được dễ hơn. Anh ta đã có kinh nghiệm khi gặp cán bộ khai thác mà cứ nói nặng tiếng địa phương là phiền lắm. Quả cái tiếng Tứ Xuyên rất khó nghe, cán bộ ta hỏi cung- nghe nhiều thành quen mới hiểu nổi, chứ vị khách nào mới đến phỏng vấn thì nghe gà hóa cuốc là việc thường tình. Có lần cán bộ hỏi cung lên trại, anh ta mới gặp đã khóc nức nở kể chuyện bị oan ức vì một cán bộ mới đến nghe không rõ, cứ khăng khăng bảo anh ta ‘ngoan cố, không thành khẩn khai báo’. Anh ta sợ bị cho là không thành khẩn thì sau này hết chiến tranh có thể sẽ không được trao trả về nước với gia đình, hoặc sẽ bị đối xử kinh khủng thế nào đó chưa biết được.
3/ Tham mưu phó trung đoàn tên là Phó Bồi Đức, khá thạo tin về quân sự, nói giọng dễ nghe, nhiều người xác nhận thuộc loại ‘thật thà khai báo’, anh này thường nói mình vốn đang mang bệnh rối loạn nhịp tim, đang xin ra quân thì bị điều động đi đánh Việt Nam, chứ thực lòng không muốn đi tí nào. Anh ta còn nói, nghe trên tuyên truyền Việt Nam khiêu khích TQ, nhiều lần quấy rối, đánh sang biên giới TQ thì cũng biết vậy thôi, quân khu Thành Đô có ở biên giới đâu mà nói là thật hay không. Khi đơn vị đánh sang đất Cao Bằng của VN thì trên lại bảo đấy là ‘phản kích, dạy VN bài học xong rồi sẽ rút quân’. Trên bảo đơn vị trung đoàn 448 này vào đất VN để yểm hộ bộ đội rút quân… Vì vậy, Phó Bồi Đức cứ tiếc hùi hụi, giá không mắc kẹt với bộ đội Cao Bằng thì chẳng bao lâu nữa sẽ được lệnh rút về. Chỉ mong nhanh chóng ra quân để nghỉ ngơi và chữa cái bệnh tim thôi. (Cán bộ trại cũng đã cho thày thuốc khám bệnh, xác minh đúng anh ta có bệnh tim và đã cấp cho ít thuốc).
4/ Phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương, ngoài những tin tức quân báo đã cung cấp, khi nói chuyện có tính tâm sự với cán bộ trại, anh ta thường than thở: mình nay đã quá tuổi phát triển, sức khỏe lại kém, đã thuộc vào loại cán bộ quá độ, không còn tiền đồ gì (trông anh ta quả cũng hơi hom hem, tuổi áng chừng trên 40 thật); lần này đơn vị bị điều đi đánh trận là bản thân rất bất ngờ, chưa kịp chuẩn bị gì, ra đi mà trong lòng hoang mang, bối rối… Anh ta lo lắng nhiều cho sự sống chết của bản thân vì ở nhà còn gánh gia đình rất nặng. Còn việc có tin hay không những tuyên truyền của chính phủ và quân đội về lý do phải ‘dạy bài học cho VN’, thì anh ta nói: đời mình đã trải qua quá nhiều phong trào, quá nhiều vận động rồi, bây giờ chẳng thiết tin hay không tin cái gì cả.
--- --- ---
Hế hế. Quân Trung Quốc xâm lược, chúng mày còn đến đây, chúng mày sẽ chết!
Bản ghi của cụ khó nghe, em tua lại từ tv của em và nghe kĩ 2 lần. Quả thật, không nói tên kẻ thù. Bài hát cũng dừng lại đúng lúc, trước khi phát ra từ "quân xâm lược bành trướng".QUÂN THÙ NÀO ẤY NHỈ ???
Tối hôm qua – 12/02/2019, vào giờ vàng phát sóng, tức là 7 giờ tối, trên VTV 1 đã phát vài phút ‘nhân ngày kỷ niệm 40 năm’ – cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương tổ quốc.
Giọng đọc của hai phát thanh viên trầm hùng, gương mặt ‘diễn’ đầy biểu cảm.
Rồi trên TV chiếu cảnh nghĩa trang các anh hùng liệt sỹ Biên phòng, những người lính đã ngã xuống, đem ngực mình bảo vệ Tổ quốc và hy sinh đúng vào ngày 17/02/1979.
Rồi TV chiếu cảnh phát thanh viên của VTV 1 tại nơi nghĩa trang liệt sỹ, vung tay chém gió, cũng một giọng ‘diễn’ đầy trầm hùng.
Rồi trên VTV 1 vang lên một câu hát:
“Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
Gọi toàn dân ta – vào cuộc chiến đấu mới..”
Và tắt phựt.
Và …..HẾT.
Oài, 40 năm trước, những người lính chiến đấu và hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, họ đã chiến đấu với kẻ thù nào ấy nhỉ ???
Tôi – một người lính già – đã vô cùng chăm chú lắng nghe ‘người ta’ kỷ niệm “ nhân ngày 40 năm” một cách hết sức chăm chú. Bởi đó là cuộc chiến đấu của những người lính của chính chúng tôi – Thời chúng tôi.
Ấy thế mà chịu, chả hiểu VTV 1 và ‘người ta’ nói, chúng tôi đã chiến đấu với kẻ thù nào. Chịu, không nghe được họ nói tên của quân thù.
Hay là tôi đã già, tai nghễnh ngãng rồi nhỉ.
Có bác nào nghe được tên của quân thù, mà chúng tôi đã chiến đấu 40 năm trước đây, được nhắc tới trên VTV 1, tại buổi phát thanh thời sự ‘kỷ niệm’, lúc 7 giờ tối hôm qua – 12/02/2019 không ????
Link đây: