- Biển số
- OF-96407
- Ngày cấp bằng
- 22/5/11
- Số km
- 6,554
- Động cơ
- 445,839 Mã lực
Còn việc bắt sống hai tiểu đoàn của nó hình như cụ chủ chưa kể, em thấy wiki nhắc đến.
Cảm ơn bạn.Bản ghi của cụ khó nghe, em tua lại từ tv của em và nghe kĩ 2 lần. Quả thật, không nói tên kẻ thù. Bài hát cũng dừng lại đúng lúc, trước khi phát ra từ "quân xâm lược bành trướng".
Không rõ có phải là cố ý không.
Kỷ niệm 40 năm một sự kiện lớn, lại đưa tin về nó giữa các tin kinh tài, kế sau tin một xí nghiệp sản xuất ra máy làm nước đá từ nước biển cho ngư dân ta?
Có sự chỉ đạo từ Trần Bình Minh?
Bắt sống nguyên một đại đội thám báo sơn cước thôi. Không có chuyện bắt gọn 2 tiểu đoàn đâu.Còn việc bắt sống hai tiểu đoàn của nó hình như cụ chủ chưa kể, em thấy wiki nhắc đến.
Em thích những gì cụ viết.TÌNH YÊU KHÔNG CHỈ CÓ Ở “NHÂN NGÀY..”
Rồi cánh thương nghiệp sẽ trả tiền cho truyền thông, để làm ồn ào ngày Tình nhân, cốt chỉ để bán súc-cù-là hay vài bông hoa, được gói/độn trong mớ giấy bọc to đùng.
Oài. Tình yêu đâu chỉ là một ngày. Tình yêu đâu chỉ là một thanh ‘súc-cù – là’. Rồi vài bông hoa kia, chúng sẽ bị vứt ngay vào sọt rác, để lấy chỗ trống - cho người sau đến tặng, nếu người nhận là cô gái còn đang tuổi cập kê.
Rồi cánh tuyên huấn, ‘cực chẳng đã’, sẽ giật dây cho VTV 1, nói vài câu cho có lệ, “nhân kỷ niệm 40 năm ngày V/S với quân thù nào đấy…”.
Oài. Tình yêu với những người lính Việt, đã đem ngực mình chặn đánh làn sóng biển người của quân Trung Quốc xâm lược trên miền Bắc ải ngày 17 tháng 2 năm 1979, đâu chỉ có ‘nhân ngày..’.
Ngày 14/02/1979, đối với đa phần lính Việt ta, trong đó có Tuanbim tôi, không hề biết đến và có khái niệm là: có 1 ngày Valentai tồn tại ở trên đời !!!
Chúng tôi lại càng không thể biết, càng không thể ngờ, là chỉ sau đấy 72 giờ đồng hồ nữa, sau cái ngày Valentai 14/02/1979 đó, ngày 17 tháng 2 năm 1979 ấy, súng sẽ nổ trên khắp giải biên cương, đánh chặn quân Trung Quốc xâm lược, trong một buối sáng gió bấc, sương mù.
Nhưng chắc chắn tôi và các đồng đội thời tôi ngày đó, biết rõ ràng rằng: chúng tôi luôn tặng người mình yêu dấu - dòng máu đỏ chảy trong bộ quân phục mầu xanh.
Bộ quân phục mầu xanh chứa đựng trái tim đỏ thắm tình yêu đất nước, tình yêu lứa đôi. Đó là những bông hoa hồng thép, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, để cho đất nước - mãi mầu xanh, để cho người yêu dấu - mãi trong veo một cặp mắt nâu huyền.
Ngày ấy đã xa lắm rồi. Nay, người ta chỉ còn nhắc đến lịch sử ấy vào một ngày của năm, ngày “Nhân ngày..” mà thôi.
Những tình yêu không chỉ có ở một ngày. Và lòng căm thù quân Trung Quốc xâm lược cũng không chỉ có ở một ngày “Nhân ngày..”.
Tôi vẫn luôn nhớ: ngày vào quân ngũ, nhớ thời chiến tranh đánh quân Trung Quốc xâm lược, những năm 1979-1989.
Đó là một ngã rẽ của một cuộc đời, vĩnh viến chấm dứt những mộng ước của một thằng kỹ sư bằng đỏ. Vĩnh viễn chấm dứt mộng ước được đi Liên Xô làm phó tiến sỹ, rồi được phân một căn hộ lắp ghép ở khu tập thể Trung Tự, rồi về hưu với tem phiếu ở hạng bìa C, được mua cá biển ở cửa hàng cung cấp Vân Hồ.
Nhưng nếu bây giờ, thời gian có quay trở lại cái thời còn ùng oàng đấy, thời có đánh nhau ở biên giới Tây Nam, thời có đánh nhau trên biên cương Bắc ải, tôi cũng vẫn sẽ đứng trong quân ngũ.
Thịt da ai cũng là người, cá nhân con người ai mà chẳng muốn sung sướng, an nhàn. Tuy nhiên, đã làm thằng đàn ông thì nên có một chút “kiêu bạc” trong người.
Nói ngắn gọn thì thế này: có mấy anh em trong nhà, trời thì mưa mà mẹ thì đang cần ít củi để nhóm bếp. Ai mà chẳng muốn đùn đẩy cho thằng khác để mình rúc vào ổ rơm đánh phỏm.
Đó là lúc có một thằng tự nguyện vùng chạy ra sân để lấy củi cho mẹ. Đừng nói rằng nó làm thế là vì có tình yêu thương nhường nhịn bao la. Đời không phải lúc nào cũng cần dương những cái to tát ấy ra.
Hãy đơn giản nghĩ rằng: mẹ mình nghèo, anh em thằng nào cũng cố cấu véo, ai cũng như lũ quan chức chính phủ hôm nay - đang vơ vét của công và ăn cắp tiền thuế của tôi và chúng ta, thì mẹ nghèo Việt Nam sống thêm được bao năm nữa.
Đó là cái chất “kiêu bạc” ở đời. Đó là tình yêu không chỉ có ở “Nhân ngày..”.
Bởi vậy, ngày 14/02 này, thằng đàn ông trong tôi im lặng, không tung tẩy trên FB.
Thằng đàn ông trong tôi còn nhặt rau- nấu bữa ăn bình dị, giống như 365 ngày trong năm, cho tiểu đội trưởng, giờ đã già và thương tật.
Thằng đàn ông trong tôi, vẫn hàng ngày, giống như 365 ngày trong năm: mong muốn hạnh phúc sẽ còn luôn đến với người ấy, người mà đã lỡ một nhịp duyên, trên con đường vạn dặm của tôi.
Và cũng bởi vậy, ngày 17/02 này, người lính trong tôi cũng sẽ không hô hét - làm mầu trên FB.
Những ngày này, người lính trong tôi vẫn cặm cụi đi làm, giống như 365 ngày trong năm, để có thêm tiền đóng thuế thu nhập cá nhân cho chính phủ. Đặng để quân đội có thể mua thêm vài viên đạn. Mong rằng, những viên đạn đó, sẽ giúp các cháu chiến sỹ hôm nay, sẽ có thể vững bước xung phong.
Trong nhà người lính già, vườn hồng luôn tốt tươi.
Những đóa hồng luôn gợi nhớ về những người lính Việt, đã đem ngực mình chặn đánh làn sóng biển người của quân Trung Quốc xâm lược trên miền Bắc ải, những năm 1979-1989.
Những bông hoa hồng thắm đỏ-lá xanh, như những người lính Việt, chỉ có dòng máu đỏ chảy trong bộ quân phục mầu xanh, trên biên cương Bắc ải thủa nào.
Ngày nào tôi cũng nhớ, và mong các cháu chiến sỹ hôm nay, cũng sẽ nhớ: những bước chân xung phong, đạp qua xác quân Trung Quốc xâm lược, trong trận đánh phản công và truy tiễu, ở ngã ba Tam Lung – Lạng Sơn, tháng 2 năm 1979, của những người lính Việt thời chúng tôi.
Hình 2 và 3:
Nhà người lính già luôn có hoa hồng.
Những đóa hồng luôn gợi nhớ về những người lính Việt, đã đem ngực mình chặn đánh làn sóng biển người của quân Trung Quốc xâm lược trên miền Bắc ải, những năm 1979-1989.
Những người lính Việt, chỉ có dòng máu đỏ chảy trong bộ quân phục mầu xanh, như những bông hồng, hoa đỏ-lá xanh.
Lâu lắm mới thấy cụ lên sóngSINH NHẬT HẢI QUÂN
Hôm nay Hải quân Việt Nam tròn 64 tuổi (07/05/1955 – 07/05/2019).
Ngày vui, nên trong nhà người lính Hải quân năm xưa, ngoài hoa hồng, còn có thêm một chai rượu mừng.
Chúc Hải quân Việt Nam ngày càng vững mạnh. Lớp lớp các thế hệ lính Hải quân: đã và sẽ luôn vững vàng trong bão tố, giữ vững biển đảo của quê hương.
Mặc xác mấy tướng chỉ huy tham nhũng xấu xa. Quên chúng nó đi.
Hic...ngược với em trình tiếng Anh phát hoảngĂN THỊT GÀ – LÀ YÊU NƯỚC
Nhà cháu đã làm việc cho tư bản được trên 30 năm.
Chuyện vui có.
Chuyện buồn có.
Chuyện sợ có.
Và chuyện đáng sợ nhất, là các bạn nước ngoài nói tiếng Việt.
Vốn tính cẩn thận của một cựu quân nhân, nhà cháu luôn luôn khai sáng cho các bạn nước ngoài rằng:
-Bây giờ là thời đại 4.0, dân Việt chúng tao, khắp hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu người dân cũng chỉ tinh nói nói tiếng Anh - giọng Mỹ, chúng mày chớ có cậy thông minh mà khoe trình độ, để ‘nổ’ tiếng Việt. Khổ tao lắm.
Ấy thế dưng, các bạn nước ngoài, vốn quen dân chủ từ bé, cấm có ‘ăn nhời’ người lính già.
Thế mới hãi.
Và nỗi sợ hãi của nhà cháu, đến ngay và luôn, không phải chờ lâu
Dạo đó, nhà cháu dẫn một đoàn đi miền Trung làm công tác bảo tồn động vật quý hiếm.
Do tính chất công tác, nên đoàn viết hẳn một cái ‘sờ-lô-gần’ , treo lên thành xe, rằng:
-Ăn thịt gà – là yêu nước.
Những mong dân Việt ta, sẽ không còn ai ăn thịt heo rừng, gà lôi, chim trĩ, hổ, báo, cáo, chồn và vân vân. Mà chỉ còn tinh ăn gà công nghiệp mà thôi.
Và từ tiếng Việt được các bạn nước ngoài chuyên tâm học nhất trong chuyến đi đó, là phát âm từ ‘gà’.
Rồi chuyện gì phải đến, đã đến..
Ấy là chiều tối hôm đó, đến thị trấn Vụ Quang của Hà Tĩnh, thằng cha trưởng đoàn nổ luôn:
-Tuanbim, hôm nay mày để tao đặt món. Trình tiếng Việt của tao, mày không phải xoắn. Mày cứ đi tắm giặt trước đi, tẹo nữa ra đây, khắc có cơm dẻo-canh ngọt.
Mịa, chẳng nhẽ lại không tin cán bộ.
Nhà cháu ung dung đi tắm giặt thảnh thơi. Sẩm tối, nhà cháu tà tà ra quán ăn.
Ối la la. Chả thấy có cơm canh gì sất. Chỉ thấy ba con mẹ sồn sồn, mặt như quả táo héo đã ngâm nước lâu ngày, trát bự phấn son rẻ tiền, đang cố gắng co kéo khuôn ngực đã chảy xã xệ, vun vén cố kéo lên cao, ra điều mời gọi.
Nhà cháu thất kinh, hét lạc cả giọng, gọi ngay tay chủ quán:
-Ông tức khắc tống khứ ngay mấy con mẹ này đi ngay cho tôi. Kẻo hối không kịp bây giờ.
Thằng chủ quán chả lấy gì làm lo lắng, lại còn nhăn nhở:
-Ông thì biết chó gì. Sếp nước ngoài của ông, vừa ‘ô-đờ’ tôi là: PHÒ GIÀ – NĂM ‘BỚP’.
- Mà gu của sếp ông oái oăm bỏ mẹ. Lục tung cả cái huyện này, mãi mới tìm được 3 em sồn sồn. Đang phải ‘xuống đời’ 2 em non tơ, để ‘tăng hạn’ 2 cháu lên thêm 40 tuổi nữa, trở thành ‘bớp’ dừ dừ, mà chửa xong đây này.
Ôí trời. Nhà cháu chỉ còn biết đấm ngực than trời.
Sau tai nạn đó, thằng cu trưởng đoàn, với bộ mặt ngây thơ – thánh thiện, phân trần:
-Tao có nói gì đâu. Chỉ có gọi: ‘PHỞ GÀ – NĂM BÁT’
Thế đấy. Làm với tư bản. Chẳng có cái sợ nào, giống cái sợ nào.
NOTE:
-kể từ đó nhà cháu hãi ăn thịt gà. Chỉ tinh thích món chân giò heo thái mỏng
Thế mới biết, thể hiện ngoại ngữ, nhiều khi lâm vào cảnh dở khóc, dở cười , Bigmoto nhỉHic...ngược với em trình tiếng Anh phát hoảng
Lên văn phòng đại điện Đài Bắc chém lia chia...xong chị phó đại diện làm câu: em trình bày bằng tiếng Việt cũng được
Lần đầu tiên trong đời em được biết đến máy bay dìu được nhau, trình độ lái kinh thật!Trình bay của phi công Mỹ, nhà cháu cho là rất giỏi. Đánh nhau và đánh thắng một đối thủ danh tiếng và xứng tầm như thế, mới thực sự là danh giá. Nhà cháu ‘bốt’ bài này, là để vinh danh các phi công Việt Nam nhà ta.
TRÌNH ĐỘ BAY CỦA PHI CÔNG
Ngày 10-3-1967, trong khi không kích nhà máy gang thép Thái Nguyên, 2 chiếc F-4C thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 433, Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 (433 TFS, 8 TFW) của KQ Mỹ xuất phát từ căn cứ Ubon, Thái Lan bị trúng đạn cao xạ của VN và đều bị rò rỉ nhiên liệu. Chiếc F-4C số 63-7653 do đại úy Earl D. Aman và Robert W. Houghton lái nhanh chóng bị cạn nhiên liệu khi vẫn còn trên vùng trời miền Bắc. Phi công lái chiếc còn lại là đại úy Robert J. Pardo và trung úy Steven A. Wayne quyết định lái chiếc F-4C số 64-0839 để đẩy máy bay của đồng đội đi tiếp. Ban đầu Pardo định tì mũi máy bay vào khoang chứa dù hãm của Aman, sau đó là kê lưng đỡ vào bụng máy bay của Aman nhưng đều không thành công. Cuối cùng thì Pardo quyết định đẩy bằng cách tì mặt kính buồng lái của mình vào móc hãm chiếc F-4 kia.
Mặc dù thường xuyên bị trượt và máy bay của Pardo phải tắt động cơ bên trái bị cháy, 2 chiếc F-4 này đã lết được thêm khoảng 120-130km trong 20 phút, sau đó cả 2 tổ bay nhảy dù trong lãnh thổ Lào và được giải cứu.
Việc để mất máy bay đã gây ra tranh cãi trong các cấp chỉ huy KQ Mỹ về vấn đề thưởng phạt, cuối cùng thì đến năm 1989 cả 4 phi công trong sự kiện này dã được tặng huân chương Sao Bạc.
Chiếc F-4C 64-0839 trước đó ngày 6-1-1967 đã được Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 555, Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 (555 TFS, 8 TFW) sử dụng để "cài bẫy" và bắn hạ chiếc MiG-21 của Trung đoàn không quân 921 do phi công Mai Văn Cương điều khiển.
H1: 2 chiếc F4 trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên ngày 10-03-1967
H2: 2 chiếc F4 sau khi bị trúng đạn cao xạ trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên ngày 10-03-1967, đang bị rò rỉ nhiên liệu, bay trên không vực miền Bắc VN.
H3: 2 chiếc F4 đang đẩy nhau trên bầu trời Lào.
H4: Ảnh thực chiếc F-4C 64-0839 do đại úy Robert J. Pardo lái, trước khi bị rơi ngày 10-03-1967.
Thời còn bé em cũng hay nhẩy tầu từ Hải Dương lên Hà Nội để vào chợ Đồng Xuân mua cá cảnh, thường nhẩy xuống đoạn Cửa Nam.Tháng thanh niên, biên lại bài này, bởi thấy mình đã từng ‘trẻ’ kinh hoàng (-)
NHẨY TẦU
Suốt thời gian là học viên sỹ quan, nhà cháu thường xuyên trốn vé-nhẩy tầu (hị hị).
Các bãi đổ bộ lần lượt là:
-Trần Phú: đây là bãi đáp nguy hiểm nhất. Bởi lẽ: tầu vừa đổ dốc cầu Long Biên, tốc độ còn nhanh, và bãi đáp vừa ngắn lại vừa hẹp. Đặc biệt, bãi đáp này thường xuyên tối om om. Chắc là do đây nằm cạnh khu nhà binh, nên thường xuyên thiếu sáng cho nó...bí mật quân sự.
Túm lại, đây là bãi đáp không dành cho người yếu tim.
-Cửa Nam (đường Nam Bộ) và Điện Biên Phủ: đây là 2 bãi đáp lý tưởng nhất. Bởi lẽ: tốc độ tầu bắt đầu giảm để vào ga. Bãi đáp lại vừa rộng, lại vừa cóđường chạy hãm đàđủ dài. Bởi thế cho nên, đây là 2 bãi đáp lý tưởng nhất.
Nói nó lý tưởng, còn là bởi: đây là chỗ chắn tầu cắt ngang 2 con phố chính, đông người qua lại nhất. Đặc biệt vào tầm 9 giờđêm, khi các ‘kiều nữ’ dắt các con Pha-phơ-rít hay Đi-a-măng vừa đi dạo từ Hồ Tây hay Bờ Hồ về, và ta ‘bổ’ từ trên con tầu tốc hành xuống, trong 1 điệu xòe điệu nghệ, trong ánh mắt ngưỡng mộ cùng các tiếng xuýt xoa từ các làn môi kiềm diễm, làm cho cho ta cảm thấy kiêu hãnh như các chiến binh vừa tung dù rơi xuống, trên vòm trời Nọc-măng-đi thời thế chiến 2.
Kiêu vãi!!!!
-Nguyễn Khuyến: đây là lựa trọn cuối cùng, bãi đáp cuối cùng, và nguy hiểm thứ nhì. Bởi lẽ: bãi đáp vừa ngắn lại vừa hẹp, lại cũng luôn luôn tối om om. Bãi đáp này tối, không phải vì lý do bí mật quân sự, mà đơn giản chỉ là vì: nơi đây là chốn tụ tập của dân cần lao, ‘phe phẩy’, giai tầng không xứng đáng được hưởng ánh sáng chói lòa của cách mệnh!!!!
Bãi đáp này có thể còn được coi là thập phần nguy hiểm. Bỏi: đôi khi gập bác 'tài hỏa xa' lãng tử, lái tầu chạy phăm phăm không hề giảm tốc suốt từ cầu Long Biên, qua các bãi Trần Phú, Cửa Nam, Nam Bộ, làm toàn thể lực lượng đổ bộ chùn chân không dám bung dù. Vàđây là bãi đáp cuối cùng, tốc độ vẫn cao, lực lượng đổ bộđông đảo. Lúc này việc ‘bổ’ tầu, chỉ dành cho những ai dám khinh thường cái chết.!!!!
Còn đại đa số, chấp nhận hy sinh...mấy ‘hào’ tiền vé. Hic!
Nhà cháu thường xuyên trốn vé-nhẩy tầu, suốt thời gian là học viên đeo quân hàm đỏ. Hị hị.
Còn các bác?