[TT Hữu ích] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,784 Mã lực
VẪN LÀ CHIẾN BINH

Là chiến binh - kiêu hùng trước đại dương,

Là dân thường - kiên cường trước số phận,

Không gục ngã - dẫu nhận nhiều quăng quật,

Lá quân kỳ - luôn bất khuất tung cao. 🇻🇳

(80 năm thành lập QĐ: 22/12/1944 -22/12/2024)

h 5.jpg

h 4.jpg


h 3.jpg


h 1.jpg
 

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,805
Động cơ
407,958 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
NHỮNG CON TẦU ĐANG Ở TRƯỜNG SA
Những con tầu này của Hải quân Việt Nam, đang ở Trường Sa.
Nghe 'tây' đồn rằng:
Các hòn đảo của ta ở ngoài đó, mà nguyên thuỷ là:
- chìm,
- nửa nổi nửa chìm,
- thậm trí là nổi - nhưng vẫn bé,
= = >Khi những con tầu này của Hải quân ta xuất hiện, tự nhiên nước biển ở các đảo đó rút đi, và lộ ra những bãi cát nổi mênh mông.


Hình ảnh hoàn toàn liên quan đến nhao.
-Hình 1 là đảo Song Tử Tây, khi nước biển chưa cạn,

songtutay1995.jpg


-Hình 2 là đảo Song Tử Tây, khi nước biển tự nhiên cạn,
dao-song-tu-tay.jpg


-Hình 3 là con tầu của Hải quân, đang nói ở 'tút'.

Tầu hút cát.jpg
VỤ '' Cạn '' bớt nước Biển Đông này có lẽ do nhiều cặp đồng lòng quá phải không cụ nhỉ!
 

Trần Đoành.

Xe container
Biển số
OF-668894
Ngày cấp bằng
9/6/19
Số km
8,770
Động cơ
501,491 Mã lực
VẪN LÀ CHIẾN BINH

Là chiến binh - kiêu hùng trước đại dương,

Là dân thường - kiên cường trước số phận,

Không gục ngã - dẫu nhận nhiều quăng quật,

Lá quân kỳ - luôn bất khuất tung cao. 🇻🇳

(80 năm thành lập QĐ: 22/12/1944 -22/12/2024)

h 5.jpg

h 4.jpg


h 3.jpg


h 1.jpg
Anh thượng úy
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,784 Mã lực
NGÀY LỄ CỦA LÍNH VÀ CÂU CHUYỆN CỦA TÔI

(Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2024)

+++ Năm 1975, Liên xô có phát hành bộ phim, kể về cuộc sống của những người lính, đã từng tham gia chiến tranh thế giới 2, sau 40 năm, khi chiến tranh kết thúc.

Bộ phim lấy bối cảnh và nền của câu chuyện, là ngày Lễ kỷ niệm 40 năm chiến thắng phát xít Đức, ngày 09/05/1975.

Có 3 nhân vật xuyên suốt bộ phim.

Nhân vật thứ nhất – là Nhân vật chính, là người tiểu đội trưởng. Bây giờ đã là một ông già béo tốt, đang giữ cương vị là Đội trưởng sản xuất trong một nông trường trồng lúa mì ở một nông trang xa xôi.

Nhân vật thứ hai – là vai thứ, nhưng tốt, là người cán bộ trung đoàn năm xưa. Bây giờ là một thiếu tướng đã về hưu. Hiên nay đang làm bảo vệ trong một trường học.

Nhân vật thứ ba – cũng là vai thứ, nhưng đóng vai phản diện. Trong bối cảnh của phim là năm 1975, thì nhân vật phản diện này, đang là thanh niên, giữ cương vị là lái xe tải Gát-63 của nông trường. Nói là phản diện, vì mặc dù là tay lái giỏi, năng xuất cao, giữ xe tốt bền, nhưng vai thứ này có tật xấu là: cứ thấy gái xinh, là nẩy lòng muốn ‘núng nính’, rồi ‘thở hổn hển’.

Ở Việt Nam ta, nguyên mẫu của nhân vật này, , là người lính tình nguyện quân trên chiến trường Căm – Pu-Chia. Thời thanh niên thì chiến đấu anh dũng, nhưng về đời thường thì hỏng. Suốt ngày toàn biên chuyện ‘núng nính’ ba lăng nhăng.

+++Nội dung của phim là Nhân kỷ niệm 40 Ngày Chiến thắng, những người cựu chiến binh của trung đoàn, hẹn nhau đi ăn cỗ ở nhà hàng.

Nhưng đúng hôm đó, nông trường của nhân vật chính đang vào vụ mùa chính vụ, nên ông lính già đội trưởng, mãi không dứt được ra khỏi công việc, để diện đồ đi ăn cỗ.


++++Và kịch tính thứ nhất xẩy ra.

Đó là trong ca-bin con xe tải Gát 63 của tay thanh niên hư hỏng, có lắp một chiếc vô-tuyến truyền hình. Buổi chiều hôm đó, tay thanh niên nọ, đã dụ dỗ được một cô nông trang viên xinh ngất trời, ghé lên ca bin con xe tải, để xem vô tuyến.

Đang mải mê thả lời ong bướm với cô gái đẹp, thì tay thanh niên nhận ra, trên vô tuyến đang chiếu về trung đoàn của ông đội trưởng, đang đánh quân phát xít từ hồi năm 1945.

Trên màn mình, hiện rõ ông đội trưởng và ông thiếu tướng, còn đang ở tuổi thanh niên, đang oai phong lẫm liệt trên chiến trường ‘công phá Bá-Linh’.

Tay thanh niên nhẩy phắt ra khỏi ca-bin ô tô, chạy đi gọi ông đội trưởng, đến xem lại hình ảnh oai hùng của mình trên chiến trường, hồi năm 1945.

Ông già đội trưởng cả tin, lạch bạch chạy đến chiếc xe, và ngó vào ca-bin.

Xui làm sao. Đoạn phim thời sự đã hết. Lúc đó vô tuyến đang phát chương trình hoạt hình ‘Hãy đợi đấy’.

Thay vì gương mặt thời trai trẻ của mình trên chiến trường, ông đội trường nhìn thấy con chó sói đang nhe răng trên màn hình, còn trong ca bin, là cô bé nông trang xinh xắn, nhưng xiêm y không còn ngay ngắn.

+++Kịch tính thứ hai, và là chiếc đinh của phim, là khi ông đội trưởng xong việc, và lên thành phố, đến nhà hàng để ăn cỗ, thì lúc đó đã là 10 giờ đêm. Nhà hàng đã đóng của, và đèn đã tắt.

Người lính năm xưa, ông già đội trưởng hôm nay, bèn cầm chai ‘nút lá chuối’, chậm chạm lê bước 1 mình, đi đến quảng trưởng thành phố, nơi 40 năm trước đây, những người lính còn sống của trung đoàn, đã cùng chia tay nhau ở đây. Và khi ấy đã hẹn nhau rằng, năm nào cũng thế, đến ngày này, ‘trung đoàn ta’ lại đến đây tìm nhau, để cùng nhau hàn huyên như thời trai trẻ.

++++Đến đây, nút thắt được mở ra.

Những lính cùng trung đoàn, đợi mãi không thấy người lính già năm xưa đến ăn cỗ, thì ông thiếu tướng về hưu, đã đề nghị mọi người, cùng nhau đến quảng trường, nơi mà ‘trung đoàn ta’ năm xưa chia tay nhau.

Đến đấy, để cùng nhớ về những người đã hy sinh, những người vì hoàn cảnh mà không đến được ăn cỗ hôm nay, trong đó có người lính già nhân vật chính.

Và tại đây, đêm khuya của Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng, họ đã lại gập nhau. ‘Trung đoàn ta’ đã lại gập nhau.

(Note: cụ nào có đường link của phim này, cho tôi xin nhé. Tôi xin cảm ơn rất)

+++Còn tôi, ngày 22/12/2024 năm nay, kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội. Nhiều cỗ lắm, và cỗ to lắm.

Nhưng do hoàn cảnh, năm nay, tôi hầu như không đi dự liên hoan được với các đồng đội. Tôi ở nhà với ‘tiểu đội trưởng’ thương tật của tôi.

Nhưng câu chuyện của tôi, có nét ‘na ná’ như phim kể trên.

Các đồng đội đã luôn ở bên tôi.

Các đồng đội đã đến tận nhà, thăm gia đình tôi, và tặng quà cho tiểu đội trưởng của tôi.

Đồng đội ơi, chúng ta luôn khắc ghi lời thề của người lính:

- ‘Đoàn kết thương yêu nhau – Lúc thường cũng như lúc chiến đấu’.

++++Hình của câu chuyện

z6141211071880_4d64711cfc4bef6baf29f8b5593d59c1.jpg


z6141211082635_ee3f3f3e0e0eb02debd76b956e85c6f8.jpg
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,558
Động cơ
882,029 Mã lực
E hỏi anh Baoleo có biết chiến hữu này ko? Bộ TL HQ, chắc hơn anh 2-3t.
IMG_1972.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,784 Mã lực
BA NGƯỜI LÍNH – BA CUỘC CHIẾN

(Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2024)

Cha tôi – lính Trung đoàn Thủ đô – từ năm 1946.

Tôi – lính Hải quân – từ năm 1974.

Em trai tôi – lính Sư đoàn 367 – từ năm 1978.

Gia đình tôi – ba người lính – ba cuộc chiến.
Ba cha con.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,784 Mã lực
TÁT AO

Áp Tết, xã bao giờ cũng tổ chức tát ao, để chia cá cho xã viên.
Cá 3.jpg


Dịp đón Tết năm 1967 ấy, Trung uý Baoleo sau này, khi đó mới được 9 tuổi, đi sơ tán về xã Ngọc Sơn, Hiệp Hoà, Hà Bắc, là nơi có sân bay Sơn Qủa, căn cứ của máy bay AN-2 đi đánh căn cứ Pa-Thí bên đất Lào sau này.

Buổi tát ao – bắt cá đầu tiên, là ở đầm xóm Mới.

Cá 2.jpg


Đến khoảng 4 giờ chiều, ông đội trưởng – chỉ huy cuộc bắt cá hôm đấy, dõng dạc và đầy hào sảng hô to:

-Hạ phóng!!!

Sau tiếng hô đầy mong đợi ấy, lũ trẻ con chúng tôi, nhẩy ào xuống đầm để hôi cá.

Nên nhớ rằng, từ “tháo khoán”, để chỉ hành động cho phép thoải mái chiếm đoạt tài sản, là mãi sau này, sau khi có ‘khoán 10’ vào năm 1988 mới có.

Còn những năm 6x đời đầu, dư chấn của trận ‘cải cách ruộng đất’ còn rất sâu đậm, và ngôn ngữ Trung Quốc còn đang là thống soái, thì cụm từ “hạ phóng” là cụm từ được ‘tiện dân’ mong chờ nhất.

Một cậu bé 9 tuổi người Hà Nội gốc là tôi, tất nhiên, ‘chiến quả’ của buổi ‘hôi cá’ ấy, chỉ đâu như là 2 hay 3 con ‘cá săn sắt’ gì đó.

Tối nhọ mặt người hôm ấy, khi thấy tôi lọ mọ sách xâu cá thảm hại về nhà, chị Mơ nhà hàng xóm bẩu tôi:

-Khổ thân thằng bé. Thôi, ngày kia, đi theo chị ra ao Chùa, chị cho hôi cá ở đấy.

Nói rõ thêm, chị Mơ là hàng xóm của tôi.

Chị hơn tôi đâu như 10 tuổi, là dân quân và là cán bộ gì đó bên Đoàn thanh niên, to lắm.

Chị có khẩu súng trường K 44 lúc nào cũng kè kè bên người, oai phong lẫm liệt như ‘Bạch Mao Nữ’ trong phim chuyện chiến đấu của Tầu.

Đến hôm tát cá ở ao Chùa, tôi ngồi trên bờ ao, ngóng từ 2 giờ chiều.

Cái câu thành ngữ:

-‘Ngồi ngóng như chó hóng tát ao’

Chính là dựa vào hình ảnh của tôi hôm ấy, cùng con chó cún, tên là ‘Giôn’ xin được của thằng bạn cùng trường.

Cá 1.jpg


Tôi ngồi ngóng, là ngóng cái ám hiệu, mà chị Mơ đã dậy cho tôi hôm trước.

Mãi đến tầm gần 4 giờ chiều, tôi mới thấy chị Mơ lội qua đống bùn ao, kéo chiếc sọt đựng đầy cá đến gần chỗ tôi và con chó ‘Giôn’ đang ngồi hóng trên bờ.

Chi đưa mắt nhìn tôi, và kín đáo chỏ 2 ngón tay lên trời.

Theo như mật hiệu đã quy định từ trước, tôi biết rằng, chỗ chị đang đứng, chắc chắn có 2 con cá gì đó, đã được chị nhấn xuống bùn ao chỗ chị đứng, để dành cho thằng hôi cá đần độn là tôi.


Tất nhiên, chiều muộn hôm đó, sau tiếng hô dõng dạc ‘hạ phóng’ của ông đội trưởng, thì tôi nhẩy ngay xuống ao.

Và không cần phải xục xạo trong toàn bộ cái ao bùn, mà tôi chỉ lẳng lặng lẻn đến vị trí mà trước đó, chị Mơ đã ra hiệu cho tôi.

Tuy nhiên, cũng phải mất gần một tiếng, tôi mới mò mẫm và tìm tòi, để lôi được con cá diếc đã chết lên bờ.

Oài, tối hôm đó, tôi và con chó ‘Giôn’, có bữa cơm với cá diếc kho tương, ngon đến tận bây giờ.

cơm cá.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top