[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
MỘT NGÀY KHÔNG QUÊN

Hôm nay, một ngày mùa thu năm ấy, tôi đã lên đường.
Mới có 16 tuổi 9 tháng, tôi đã đã trở thành người lính của Cụ Hồ.

Trong thời gian quân ngũ, tôi đã làm trọn mọi nhiệm vụ mà quân đội giao phó.
Và đây, là lời nhận xét cuối cùng của cấp trên của tôi, được ghi trong lý lịch quân nhân:

-“Tư tưởng yên tâm, xông xáo tích cực, chất lượng công tác cao, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, quân nhân gương mẫu toàn diện tiên tiến, đến hạn phong quân hàm.

Đề nghị phong quân hàm thượng uý”.

Thủ trưởng đơn vị


Trung tá

Trần Xuân Vinh.

Tất nhiên, tôi ra quân chỉ đeo quân hàm Trung uý.

Lý do là quân hàm Thượng uý đến tay tôi muộn quá, khi tôi đã là người dân, sớm hôm tần tảo, bới đất lật cỏ để kiếm gạo qua ngày ..dồi.

Nhưng trên hết, tôi vẫn yêu và nhớ những tháng ngày lênh đênh trên chiến hạm. Cá heo bơi theo tầu. Và chim hải âu chao lượn bên vành mũ Hải quân.

z5848205555711_129575eeb23a4b8b857ded0dc070936b.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
GIẢI QUYẾT ĐẦU RA CỦA HẢI QUÂN

Chém các vấn đề vĩ đại như ai làm Tổng bí khoá tới, ngày mai vàng lên giá bao nhiêu, hoặc tuần tới, I-răng có đánh Ít-xà không, chắc các cụ trong Nhóm đã nhàm chán ..dồi.
Hôm nay, nhà cháu xin phép được nói về vấn đề cỏn con hàng ngày, mà từ thời có quân đội VN mới, từ 1944 đến nay – năm 2024, đã 80 năm, nhưng chưa ai nghĩ đến – nghĩ ra – và giải quyết.
Đó là vấn đề như tút đã giật.

1/Tham khảo chuyện của anh cả Liên Xô:

Đây là trích đoạn trong tài liệu:

-TU -95 trên bầu trời Việt Nam.

Tài liệu này của Trung tá Sergey Ignatyshev – Nguyên là p’hi công/phiên dịch’ trên các máy bay tác chiến đường dài, của Không quân Liên Xô.

Trích đoạn như sau:

-“…..Các vấn đề sinh hoạt thường ngày trên tàu (Hạm tầu BDK của LX, neo đậu ở Đà Nẵng những năm 7X – 8X, để làm căn cứ nghỉ ngơi cho các phi công LX, khi hạ cánh xuống Đà Nẵng – chú thích của Tuan Bim), được giải quyết có tính đến các đặc trưng nghề đi biển.

Việc tới một nơi phổ biến dưới tên gọi "golyun" là cả một cuộc phiêu lưu. Sau khi xác định chỗ sử dụng cho công cộng trên một sàn boong khác, tôi nhẹ dạ bước vào một hành lang vô tận, vô tình không trang bị các biển chỉ dẫn cho những người khách du lịch không may.

Bị nhu cầu thúc đẩy, không có gì lạ khi tôi cuống quýt tới được một chỗ nằm ngoài khu vực có điều hòa không khí, và tôi gặp phải một sức nóng khủng khiếp, bầu không khí hầm hập mùi amoniac đến mức không chịu nổi.

Nhắm mắt và bịt mũi, bằng cách nào đó tôi nhanh chóng làm cho xong việc rồi chạy ra ngoài hành lang, vừa chạy vừa gài khuy quần.

Như sau này chúng tôi được biết, nước trên tàu rất quý, và người ta không dùng nước sạch bảo trì nhà vệ sinh…..”.



2/ Trên các chiến hạm của Hải quân Việt Nam:

Xin nói cho ngay và luôn:

Các chiến hạm dưới 200 tấn, KHÔNG CÓ khu WC.

Ai có nhu cầu, cứ thiên nhiên ra biển, trước con mắt nhòm ngó của các nàng tiên cá.

Ông nào chẳng may bị Tào Tháo đuổi, lại đúng lúc hàm tầu đang lướt với tốc đọ nhẹ nhàng 20 lý/giờ, trong sóng biển cấp 3 nhẹ nhàng, thì tính mạng và sự sách sẽ của người đó, hoàn toàn do ông bà còn lưng gánh chịu.


3/ Trên quần đảo Trường Sa:

Có ra Trường Sa, mới thấy nỗi khổ của cán bộ chiến sĩ ngoài đó khi giải quyết vấn đề đầu ra.

Các nhà vệ sinh được xây dựng ở vùng nước mặn ven bờ đảo, chất thải được thả tự do xuống nước biển.

Trong môi trường nước mặn, chất thải phân huỷ chậm... đến mùa gió Đông Bắc hoặc gió Tây Nam sóng lại đưa phân lên bờ gây ô nhiễm nặng nề, chưa kể gây cản trở xạ kích của các loại vũ khí trên đảo.

Nguyên nhân hết sức đơn giản là do thiếu nước nhạt nên không thể làm xí máy như trong đất liền.

Còn giấy WC cuộn tròn, không hề có trong từ điển ngôn ngữ của lính Trường Sa.

Khi xong việc, nếu hết báo Nhân Dân, bộ đội có thể dùng gạch, đá để chùi...

VẬY

Xin các Cụ tiên chỉ chém cho:

-Thế là thế nào ?

-Làm thế nào bây giờ ?

(Đáp án sẽ có sau khi đủ 200 “lai”)

+++Hình minh hoạ cũng có tí liên quan.

ị 1.jpg


ị 2.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
MỘT CÂU CHUYỆN VỀ CU BA

Sau giải phóng Sài Gòn tháng 04 năm 1975, Bộ quyết định thành lập mới Lữ đoàn Thông tin 596, để vận hành và sử dụng toàn bộ thiết bị và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và xịn xò, do Mỹ để lại cho quân đội Sài Gòn.

Căn cứ chính của 596 ở Phú Lâm Q.6.
Địa bàn hoạt động của 596 là từ Thừa Thiên Huế vào đến Hà Tiên Phú quốc, vùng 5 Hải quân, lấy tình hình tác chiến của các mặt trận bên CPC như 479-579-779-979, và của Trung đoàn thông tin 136 đóng bên K, có hậu cứ ở Phnompenh.

Mùa đông năm 1986, sau ĐH 6 Đảng CSVN, Lữ 596 nhận lệnh của Bộ, thành lập 1 tiểu đoàn thông tin sử dụng thiết bị Mỹ, điều động từ miền Nam ra, làm tuyến Hà Nội - Vinh - Đà Nẵng.

Thời gian đó, Cu Ba có cử một đoàn sang Lữ 596, để giúp ta khai thác và vận hành các thiết bi liên lạc của Mỹ.
Khi có tiểu đoàn mới, tốp chuyên gia Cu Ba đi cùng luôn với tiểu đoàn này, để làm công trình quan trọng như vừa nói.


Hồi sau năm 75, VN bị Mỹ cấm vận thông qua luật COMCOM, nên ta vô cùng khó khăn trong tiếp cận kinh tế và công nghệ tiên tiến với các nước phương Tây.

Ngành BĐ có vẽ tem và bán tem trên thị trường quốc tế được 1 triệu đô la Mỹ, định dùng số tiền đó để mua những linh kiện quan trọng nhằm sử chữa các thiết bị máy móc thông tin của Mỹ ở miền Nam, nhưng ta không các cách nào mua linh kiện được.
Về sau VN nhờ Cuba họ mua giúp rất nhiều các linh kiện điện tử quan trọng thông qua chợ đen bằng chính số tiền bán tem đó.


Đợn vị bộ đội của bạn tôi, chính là nơi tiếp nhận các linh kiện điện tử do Cuba mua hộ để có nguồn vật tư sửa chữa thay thế các thiết bị thông tin của Mỹ ở miền Nam, cũng như cho chính trục thông tin HN - ĐN đang làm.
Đến nay chưa có một tài liệu nào, sách nào trong ngành BĐVN hoặc của Nhà nước công bố về việc này, về việc Cuba đã giúp đỡ chúng ta ngày đó.


Bạn tôi thạo cả tiếng Mỹ và tiếng Tây Ban Nha, nên là của báu của 596, và gắn liền với đoàn Cu Ba như hình với bóng.
Rồi những chuỗi ngày các năm sau đó, bạn tôi và các chuyên gia Cuba cùng sánh vai nhau rong ruổi suốt HNI- VINH, trèo hết ngọn núi này sang ngọn núi khác, hết cung đường này sang cung đường khác cho trục thông tin mới.
Theo thời cuộc, đến năm 1990, bạn tôi ra quân.
+++ Bạn tôi kém tôi 5 tuổi, nên còn rất trẻ con.
Khi đã đeo quân hàm Thượng úy, vẫn bế chó, bế mều, như các cô nàng yểu điệu và thẹn thò.

1727658381848.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
MỘT CÂU CHUYỆN VỀ CU BA
(Phần 2).


Tút trước, tôi đã kể câu chuyện về quan hệ Việt Nam - Cu Ba, thông qua sự hợp tác giữa các sỹ quan thông tin Cu Ba và Lữ đoàn Thông tin 596 của Thức -bạn tôi.
Hôm nay, xin thông tin thêm về hệ thống thông tin, mà Mỹ đã để lại cho Lữ 596 sử dụng sau năm 1975, nó hiện đại thế nào.


Đây là đài Radar Phú Lâm - Q6 - Tp.Hồ Chí Minh.
Trong này ảnh (1), ta nhìn thấy có 4 an ten cánh buồm to tướng lừng lững, cao bằng nhà gác 9-10 tầng dùng thiết bị phát Rell 2600. 2 cái cánh buồm bắn sóng về phía Bắc lên tầng đối lưu Troposphires kết nối đi VT31 Núi Lớn Vũng Tàu. Còn 2 cánh buồm kết nối đi VT10 Đà Lạt. 1 đoạn tuyến là 1 Hop Troposcatter Tán xạ đối lưu có khoảng cách cự ly kết nối tầm 300km. Ở đây còn có các tuyến vi ba Line of sight bắn về phía Tây kết nối với Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá nữa. Rồi Từ Rạch Giá lại kết nối tiếp đến Hà Tiên và An Thới - Phú Quốc nữa. Có đoạn tuyến kết nối cự ly liên lạc dưới đường chân trời Diffraction Propagation.

1727658472873.png



Ảnh (2) chụp ngôi nhà mái hình chóp tam giác màu gạch đỏ là Tiểu ban Kỹ thuật, nơi chạy thử nghiệm các thiết bị qua sửa chữa hoặc cải tiến. Trước kia thời Mỹ ngôi nhà này là Nhà thờ để cha tuyên úy rửa tội cho các quân nhân theo đạo Thiên chúa.

1727658492170.png



Ảnh số (3) là ảnh cao không chụp Đài Radar Phú Lâm - Ta cũng nhìn thấy thấp thoáng mái tam giác màu đỏ của ngôi nhà này.
Ở đây ta nhìn được toàn cảnh 4 an ten cánh buồm to cao lừng lững. Cột cao vi ba có anten parabole hướng về phía Tây để kết nối với các trạm ở các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Thời điểm từ 1975 đến 1990, Lữ đoàn thông tin 596 sử dụng thiết bị thông tin do Mỹ để lại, là hệ thống thông tin hiện đại nhất Việt Nam thời bấy giờ.
🇻🇳
🇻🇳
🇻🇳


1727658512093.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
MỘT CHIỀU THU HÀ NỘI

Đây là những người bạn, đã có thời cùng nhao làm việc, ở Viện Kinh tế Xây dựng cơ bản - Uỷ ban Xây dựng Cơ Bản Nhà nước.

Sau nhiều năm, lại cùng ngồi với nhau, trong một chiều thu Hà Nội.

Dẫy bàn bên trái, từ ngoài vào, lần lượt là:

-Viện trưởng Viện Kinh tế - Bộ XD,

-Vụ phó Vụ Thẩm định – Bộ Kế hoạch,

-Vụ trưởng Vụ Thẩm định – Bộ Kế hoạch,



Dẫy bàn bên phải, từ ngoài vào, lần lượt là:

-Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản,’

-Sỹ quan Hải quân - phó Tổng Tập đoàn đa quốc gia KGVN (quốc tịch JP)

-Cục trưởng Cục Kinh tế - Bộ XD



Nhân sự này, chắc đủ uy tín để thành lập ‘Tổ Tư vấn về Chính sách xây dựng’ :D
VKT.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
“CHÍNH UỶ” - MÀ LẠI KHÔNG PHẢI LÀ CHÍNH UỶ

Thời ở trong quân, các Chính uỷ luôn là người điều khiển các cuộc “Sinh hoạt Đảng – Sinh hoạt chính trị”.

Trong các buổi sinh hoạt đó, để động viên chiến sỹ phát biểu và tham luận các vấn đề, thì các Chính uỷ thường xuyên phải ‘khêu gợi’ – hay còn gọi là: ‘gà bài’, ‘gợi ý’, và ‘gợi mở’ – để cho các chiến chiến sỹ mạnh dạn và hăng hái.

Các việc làm trên của Chính uỷ, dân trong ‘nghề’, gọi đó là ‘thuật khêu gợi’.

Do đó, lính Hà Nội tinh nghịch tổng kết rằng:
-Chính uỷ là một người, thích ‘sinh hoạt’, và ‘thường xuyên khêu gợi’.

Về đời thường rồi, nhưng hình ảnh các Chính uỷ - một người, thích ‘sinh hoạt’, và ‘thường xuyên khêu gợi’, đã ghi sâu, và ăn chặt vào trong các câu chuyện của cựu binh với các bà vợ già.

Khốn nỗi, các bà vợ của lính, chưa từng qua quân ngũ, chưa từng được học ‘Điều lệnh Nội vụ và Canh phòng’, nên cứ nghe choòng kể chuyện lính, là mắt díp lại và ngủ gật.

Bởi thế cho nên, đối với các bà vợ, ‘Chính uỷ’ - là 1 danh từ chung, dùng để chỉ sự: ‘sinh hoạt – làm tình’, sự ‘hở hang’ – sự ‘gợi dục’.

Cái này giống như từ ‘Phạm Tuân’ – là 1 danh từ chung, dùng để chỉ sự: ‘đi xe ké’, ‘ngồi nhờ’, ‘đặt nhầm vị trí’.
gái quê.jpg

Ví dụ.

1/ Nhìn thấy thằng cu con, đái dầm ra quần, mà bố chưa kịp thay, và súng đạn của thằng cu – ‘tô hô’ ra đấy, thì bà vợ liền cưng nựng con:
-Ui chao, cún con của mẹ, hôm nay ‘chính uỷ’ quá !!!

2/ Còn đối với các bà vợ, mà choòngng mình, lại đột nhiên phát tiết, bỏ viết về các chuyện chiến đấu, mà chuyển sang biên ‘núng nính – thở hổn hển – rồi ngã vật ra’, thì liền kín hở với đám quý bà trong xóm:
-Dạo này, lão nhà tôi, tinh biên chuyện ‘chính uỷ’ – kiếm lắm !!!

Vậy nên mới nói:

-“CHÍNH UỶ’ – MÀ LẠI KHÔNG PHẢI LÀ CHÍNH UỶ !!!!

NOTE:
Tút này không ám chỉ ai.
Thề. :D
 

Trần Đoành.

Xe container
Biển số
OF-668894
Ngày cấp bằng
9/6/19
Số km
8,754
Động cơ
437,696 Mã lực
“CHÍNH UỶ” - MÀ LẠI KHÔNG PHẢI LÀ CHÍNH UỶ

Thời ở trong quân, các Chính uỷ luôn là người điều khiển các cuộc “Sinh hoạt Đảng – Sinh hoạt chính trị”.

Trong các buổi sinh hoạt đó, để động viên chiến sỹ phát biểu và tham luận các vấn đề, thì các Chính uỷ thường xuyên phải ‘khêu gợi’ – hay còn gọi là: ‘gà bài’, ‘gợi ý’, và ‘gợi mở’ – để cho các chiến chiến sỹ mạnh dạn và hăng hái.

Các việc làm trên của Chính uỷ, dân trong ‘nghề’, gọi đó là ‘thuật khêu gợi’.

Do đó, lính Hà Nội tinh nghịch tổng kết rằng:
-Chính uỷ là một người, thích ‘sinh hoạt’, và ‘thường xuyên khêu gợi’.

Về đời thường rồi, nhưng hình ảnh các Chính uỷ - một người, thích ‘sinh hoạt’, và ‘thường xuyên khêu gợi’, đã ghi sâu, và ăn chặt vào trong các câu chuyện của cựu binh với các bà vợ già.

Khốn nỗi, các bà vợ của lính, chưa từng qua quân ngũ, chưa từng được học ‘Điều lệnh Nội vụ và Canh phòng’, nên cứ nghe choòng kể chuyện lính, là mắt díp lại và ngủ gật.

Bởi thế cho nên, đối với các bà vợ, ‘Chính uỷ’ - là 1 danh từ chung, dùng để chỉ sự: ‘sinh hoạt – làm tình’, sự ‘hở hang’ – sự ‘gợi dục’.

Cái này giống như từ ‘Phạm Tuân’ – là 1 danh từ chung, dùng để chỉ sự: ‘đi xe ké’, ‘ngồi nhờ’, ‘đặt nhầm vị trí’.
gái quê.jpg

Ví dụ.

1/ Nhìn thấy thằng cu con, đái dầm ra quần, mà bố chưa kịp thay, và súng đạn của thằng cu – ‘tô hô’ ra đấy, thì bà vợ liền cưng nựng con:
-Ui chao, cún con của mẹ, hôm nay ‘chính uỷ’ quá !!!

2/ Còn đối với các bà vợ, mà choòngng mình, lại đột nhiên phát tiết, bỏ viết về các chuyện chiến đấu, mà chuyển sang biên ‘núng nính – thở hổn hển – rồi ngã vật ra’, thì liền kín hở với đám quý bà trong xóm:
-Dạo này, lão nhà tôi, tinh biên chuyện ‘chính uỷ’ – kiếm lắm !!!

Vậy nên mới nói:

-“CHÍNH UỶ’ – MÀ LẠI KHÔNG PHẢI LÀ CHÍNH UỶ !!!!

NOTE:
Tút này không ám chỉ ai.
Thề. :D
Ko tin là bác ko ám chỉ ai, chí ít là 1 số mid mót hung hăng chém nick nhưng tham hai tạ thóc =)) =))=))
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,008
Động cơ
334,556 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
MẶT TRỜI VỪA LÊN TỎ

“….Mặt trời vừa lên tỏ,
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh.
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao tiếng hót…”


Ai nhớ khổ thơ này, thì bây giờ chắc cũng đã ngoài 60 ..dồi.

Còn nhớ, hơn 50 năm trước đây, có một chàng tân binh, nằm trên bệ bắn của một thao trường, nơi miền trung du.

Qua ‘khe thước ngắm – đầu ruồi’ của nòng súng thép, giọt sương long lanh trên đầu ngọn cỏ, làm ‘hồng tâm’ của tấm bia số 3, thêm lung linh mờ ảo, giống như ánh mắt đen huyền, của cô bé nhà bên, liếc nhìn chàng tân binh đang cùng trung đội hành tiến ra thao trường.

Hít một hơi căng lồng ngực của tuổi 17, chàng tân binh chỉnh đường ngắm vào chính giữa ‘một chiếc liếc đen huyền’.

Tiếng chim chiền chiện hót trên trời cao, không át được tiếng hô vang của tổ báo bia:

-Điểm 10, cả 3 viên !

Ôi, thơ văn cũng có giá của nó đấy nhỉ.

Bông lúa vàng được mặt trời soi tỏ, ẩn hiện sau màn sương long lanh của cặp mắt đen huyền, và tiếng chim chiền chiện hót - hoà ca cùng 3 phát đạn AK, đã đem về cho chàng tân binh phần thưởng là 1 cuốn sổ học tập.

Và cuốn sổ đó, đã được chàng tân binh đổi cho cô bé có cặp mắt đen huyền ở nhà bên, lấy 3 củ khoai lang luộc, để chiêu đãi anh em cùng ‘tổ tam tam’.

Mãi sau này, khi đã là sỹ quan, khi về thăm lại thao trường năm xưa, cô bé có cặp mắt đen huyền nhà bên, nay đã là thiếu phụ tần tảo bên cô con gái tuổi lên 5, buồn buồn nhắc lại:

-Em cứ tưởng anh tặng em cuốn sổ, và rủ đi ngắm cảnh hoàng hôn rơi trên cánh đồng. Ai ngờ, anh chỉ lấy có 3 củ khoai. Ngốc thế, anh ơi. Con bé Huyền này, đáng nhẽ gọi anh là cha đấy.


Ôi trời.

Tuổi trẻ ngông cuồng và dại dột.

Tuổi trẻ khát khao đuọc lấy máu mình, tưới trên những cánh đồng lúa xanh.

Ai mà để ý đến nỗi rỗi hờn của cặp mắt đen huyền.

Tổ quốc trên hết.
❤



mặt trời.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
NHỮNG CON TẦU ĐANG Ở TRƯỜNG SA
Những con tầu này của Hải quân Việt Nam, đang ở Trường Sa.
Nghe 'tây' đồn rằng:
Các hòn đảo của ta ở ngoài đó, mà nguyên thuỷ là:
- chìm,
- nửa nổi nửa chìm,
- thậm trí là nổi - nhưng vẫn bé,
= = >Khi những con tầu này của Hải quân ta xuất hiện, tự nhiên nước biển ở các đảo đó rút đi, và lộ ra những bãi cát nổi mênh mông.


Hình ảnh hoàn toàn liên quan đến nhao.
-Hình 1 là đảo Song Tử Tây, khi nước biển chưa cạn,

songtutay1995.jpg


-Hình 2 là đảo Song Tử Tây, khi nước biển tự nhiên cạn,
dao-song-tu-tay.jpg


-Hình 3 là con tầu của Hải quân, đang nói ở 'tút'.

Tầu hút cát.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top