[TT Hữu ích] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
TẤM HÌNH CỦA CHA

Cha tôi (người có mũi tên), hồi đi học ở Quế Lâm bên Trung Quốc năm 1952.
Sau khi tốt nghiệp ở Trung Quốc, cha tôi đã về nước và tham gia đánh trận Điện Biên.

Dịp này, tất cả các cụ, những người có cha mình hay người thân của mình, đã tham dự vào trận Điện Biên, ắt hẳn đều thấy tự hào và vinh dự.
Mọi năm, khi còn sống, dịp 07 tháng năm, cha tôi thường được quận Đống Đa mời họp mặt và chiêu đãi bát phở bò.

Hôm nay, cha tôi đã đi xa, nhưng trưa nay, nhất định tôi sẽ ra quán vỉa hè, làm bát bò tái 30 ngàn và chén rượu cỏ, để nhớ về những người lính, đã đánh trận Điện Biên, cùng với cha của tôi.

Cha toi-vi tri.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
NGÀY TỐT NGHIỆP
Ngày cháu nội út của tôi, nhận bằng tốt nghiệp, chính là:
-Ngày mà cụ nội (là cha của tôi), kỷ niệm 70 năm cụ nội đánh trận Điện Biên,
-Ngày ông nội (là tôi), kỷ niệm 69 năm, ngày thành lập Quân chủng Hải quân Việt Nam,
Cụ nội là lính Cụ Hồ.
Ông nội là lính Cụ Hồ.
Bố có bằng chỉ huy của Hải quân Hoàng gia Anh.
= = > Ông nội chúc cháu Ỉn, sẽ còn được nhận nhiều bằng Tốt nghiệp hơn nữa.
Chúc cháu Ỉn - tiến vững bước vào tương lai.
d-1.jpg


d-3.jpg


d-2.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
LỄ LẠT
Các cụ có câu:
-"Trâu bò được ngày phá đỗ,
Còn cháu được ngày giỗ ông"
Là có hàm ý để nói rằng:
- Ngày lễ lạt, chỉ có lính lác hay nhân viên là.... sướng
😄
, còn thủ trưởng thì cong mông lo lắng.
Lo lập chương trình, lên kế hoạch, mời mọc, ngân sách chi tiêu.
Tóm lại là tất tần tật.
Cá nhân tôi, cả bữa cỗ tối qua, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Văn phòng tại Việt Nam, chỉ được nhõn cốc nước dưa hấu và miếng bánh mì.
Cơ khổ
😄
.
Ảnh chống trôi bài, gồm:
1/ Thư ký đời thứ hai và đời thứ sáu ( 5 năm lại đổi một lần). Cả hai cô này đều là con chiên ngoan đạo. Cô thư ký thứ hai là cháu ruột của giáo chủ Ngô Quang Kiệt đó.
tk (2).jpg



2/ Các bạn trợ lý của tôi hôm nay.
tl.jpg


3/ Quang cảnh.
kc.jpg


4/ Cỗ to, mà tôi chả ăn được tí gì. Cơ khổ
🥹

c1.jpg


c2.jpg
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,953
Động cơ
418,525 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hiện nay, vùng biển Hoàng Sa đang nổi sóng.
Để góp thêm một cái nhìn về những người lính biển, bao leo tôi xin mở mục này.
Bắt đầu là loạt bài về một ký ức xưa.

Số phận bi hùng của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc

Ngày 02/08/1964, Hải quân Việt Nam non trẻ, đã dũng cảm đuối đánh khu trục Hạm Ma Đốc của Hải quân Mỹ trên vùng biển Thanh Hóa.
Đến ngày 04/08/1964, chính quyền Mỹ đã bịa đặt ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, vu khống Hải quân Việt Nam tấn công tầu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế vào đêm 04/08/1964 đó.
Ngày 05/08/1964, tiếp theo sự vu cáo về sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chính quyền Mỹ đã cho máy bay oanh tạc, đánh vào các căn cứ của Hải quân Việt Nam trên miền Bắc XHCN.
Cùng với các lực lượng vũ trang khác của Quân đội nhân dân Việt Nam, Hải quân Việt Nam đã anh dũng đánh trả máy bay của Hải quân Mỹ trên các vùng biển Quảng Ninh – Thanh Hóa – Nghệ An – Quảng Bình, góp phần bắn rơi 8 máy bay, bắt sống phi công Mỹ.

Ngày 05/08/1964, đã trở thành ngày mở đầu của cuộc chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc của chính quyền Mỹ.

Và kể từ đó, ngày 2/8 và 5/8 đã được Hải quân Việt Nam lấy làm ngày Truyền thống của Quân chủng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết, Số phận bi hùng của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc.

Mời các bạn tham khảo, câu chuyện trên, qua loạt bài viết của Baoleo.


PHẦN 1: NÉT HÙNG:

Bài 1: Tư liệu: Hồi ức của Đại tá Trịnh Tuần:

Đại tá Trịnh Tuần, ngày 02/08/1964, là đại úy - làm nhiệm vụ trực ban tại cơ quan Cục Chính trị Quân chủng Hải quân và đã được theo dõi sát cuộc chiến đấu của phân đội tàu phóng lôi với tàu Ma-đốc của hải quân Mỹ. Từ khi được giao nhiệm vụ về tham gia xây dựng rồi dự ngày thành lập Quân chủng (7-5-1955) đến ngày 2-8-1964, đồng chí Trịnh Tuần coi đánh đuổi tàu Ma-đốc là sự kiện quan trọng nhất của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam giai đoạn đó. Về hưu sau nhiều năm làm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng, nay đã sang tuổi 75, trong trí nhớ của Đại tá Trịnh Tuần, những kỷ niệm về ngày 2-8-1964 vẫn còn in đậm nét:

Rạng sáng ngày 1-8, tàu Ma-đốc xâm phạm vùng biển Quảng Bình, sau đó tiến lên phía bắc điều tra mạng lưới phòng thủ bờ biển của ta ở đèo Ngang, Hòn Mát, Hòn Mê, Lạch Trường... Các hoạt động của tàu Ma-đốc đều bị ta theo dõi chặt chẽ. Theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu, Bộ tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 135 tiến hành lắp ngư lôi cho phân đội 3 và bảo đảm mọi mặt để đưa toàn phân đội vào chiến đấu. Phân đội 3 gồm ba tàu phóng lôi số 333, 336 và 339, do đại úy Lê Duy Khoái, đoàn trưởng đoàn 135 trực tiếp chỉ huy, đồng chí trung úy Nguyễn Xuân Bột là phân đội trưởng, đồng chí Mai Bá Xây là chính trị viên, lúc đó đang ở Vạn Hoa (Quảng Ninh).
10 giờ 15 phút ngày 2-8, phân đội được lệnh hành quân vào Hòn Nẹ (Thanh Hóa).

Trên khu vực biển Hòn Nẹ, biên đội tàu tuần tiễu gồm hai chiếc mang số hiệu 140 và 146 đang làm nhiệm vụ. Cả 5 tàu cùng thả neo ở tây bắc đảo, sẵn sàng chờ lệnh vào chiến đấu.

13 giờ ngày 2-8, cả 3 chiếc tàu phóng lôi của ta lại được lệnh cơ động về khu vực hòn Mê chờ địch. Thế nhưng lúc này tàu Ma-đốc của địch đã ở đông hòn Nẹ, cách các tàu phóng lôi của ta gần 14 hải lý.
13 giờ 50 ngày 2-8, Từ Hòn Mê, Thanh Hóa, phân đội 3 xuất kích,
14 giờ 52, phân đội phát hiện tàu Maddox ở phía đông nam Hòn Nẹ, Thanh Hóa. Thấy tàu Hải quân Việt Nam xuất hiện, Maddox bắn dồn dập.
15 giờ 26, tàu 339 tiếp cận mạn phải Maddox ở cự ly 6 liên (khoảng 1 km), phóng ngư lôi và rời khu vực tác chiến, song ngay sau đó bị máy bay Mỹ bắn trúng máy trái, tàu ngừng hoạt động.
Một phút sau, đến lượt tàu 336 tiếp cận Maddox và phóng lôi. Tàu địch thả bom chìm chặn lôi và máy bay phóng tên lửa làm thuyền trưởng Nguyễn Văn Tự hy sinh trên đài chỉ huy, chiến sĩ Nguyễn Văn Hường tiếp tục lái tàu và cùng tàu 339 đánh trả máy bay Mỹ bằng súng máy 14,5mm.
15giờ 28, tàu 333 tiếp tục phóng ngư lôi và bị tàu địch chặn lôi bằng bom chìm. Không còn vũ khí mạnh, các tàu phóng lôi của ta tiếp cận tàu địch khiến pháo lớn của tàu địch mất tác dụng và dùng súng máy 14,5mm quét mặt boong khiến cho lính Mỹ chạy trốn tán loạn, các loại hỏa lực mặt boong câm bặt.
Lúc 17giờ, Cuộc chiến kết thúc , kết quả ta đã đánh đuổi được tàu Maddox, bắn rơi một máy bay, bắn cháy một chiếc khác, về phía ta, bốn đồng chí hy sinh, sáu người bị thương, hai tàu 336 và 339 hư hỏng.

Đây là ảnh tư liệu của Hải quân Mỹ, chụp từ trên boong tầu Ma Đốc, cảnh các tầu phóng lôi 336 và 333, đang tiếp cận phóng ngư lôi vào tầu Ma Đốc.
Ảnh chụp ngay tại thời điểm xẩy ra sự kiện, mới được công bố.

Hòn mê gần lọc dầu Nghi Sơn đúng ko cụ ?
E ra 1 lần phải xin phép quân đội
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
CHỮA LÀNH KHI KHÔNG HỌP

Hôm nay có họp ở đâu đó,để làm việc gì đó mà thiên hạ đang đồn thổi.
Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên tham gia vào đấy, mà đi ‘CHỮA LÀNH’ thôi.

Hôm ‘Duyệt binh’ ở Điên Biên nhân kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng, có một sự kiện là tan chảy trái tim của triệu triệu người dân Việt.

Đó là cảnh ba chiến sỹ và một em bé Điện Biên, tái hiện lại “Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ”, gồm 3 anh bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D1 nằm ở vị trí trung tâm thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên.

Sau lễ duyệt binh, "Em bé Điện Biên" có tên thật là Trần Vy Trâm (4 tuổi), tên thân mật thường gọi là Bánh mì, và chú bộ đội tên là Long, quê ở Nghệ An – là người bế cháu bé, đã gây nên một cơn sốt kinh hoàng trên các nền tảng truyền thông, về tình cảm quân dân, về tình cảm của cháu bé với ba chú bộ đội.

Đặc biệt, cộng đồng mạng luôn có một đòi hỏi cháy bỏng, là cháu bé Bánh Mì và chú bộ đội tên là Long, sẽ được có cơ hội tái ngộ.

Bằng clip tôi tự làm này, hy vọng sẽ góp phần nào đấy, để thoả lòng các bạn yêu mến tình cảm quân dân.

Chưa lành khi không họp, các bạn tôi ơi.
Mời các cụ xem theo đường Link:
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
KIẾP NẠN.

Cứ nổi tiếng và được dân thương, là cơ khổ.
Còn được phụ nữ hâm mộ, thì đúng là kiếp nạn.
Nhà cháu rất chia sẻ với ngài 'đầu đà'.

Gớm, chẳng nể gì luật "giữ giới", cứ thấy bóng ngài là chị em lao vào đụng chạm sát sạt để 'đảnh lễ'. Đến cái tượng của ngài ở nhà cha mẹ, cũng bị các quý nương gạt hai cụ cao niên ra, để chụp choẹt cúng 'phây'.

Nhớ hồi trong quân, nhà cháu cứ treo cái áo sơ mi nào lên cái đinh ở đầu giường, thì chẳng thèm nể đôi quân hàm mỏ neo trên ve áo, cứ nhãng đi một cái, là lại bị em nào đấy, lấy trộm để mang đi giặt, rồi ngâm vào nước có hoa lan đất và hoa hồng dại.
Cơ khổ.

Có những buổi chiều, tất cả 3 cái áo quân phục trong gia tài của người lính Hải quân, vừa thoáng treo lên, liền bị 'người ta' lấy trộm, để mang đi giặt.
Cơ khổ.

Tối hôm đó, nhà cháu xuýt nữa phải mặc áo may-ô đi họp chi bộ.
May mà thằng Ngòi công vụ, sáng ý chọn trong đống rẻ lau pháo, lôi ra được cái áo rách vừa phải, để nhà cháu có '''Y"" mặc đi 'sinh hoạt'.
Thật là Cơ khổ. Thật là kiếp nạn.

Ảnh minh hoạ là loại pháo mà thằng cu Ngòi đã lấy rẻ lau để làm 'y" cho nhà cháu.
Cơ khổ.
11.jpg

Dịp 22 /12 năm nay, nhà cháu sẽ về đơn vị cũ, sẽ gập 'các người ta' , trong hình ảnh dưới đây. Nhưng bây giờ thì già rùi, chả còn xơ múi gì.
Cơ khổ

12.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TA QUA

Cuối năm 1979, trên những cung đường biên thuỳ xa xôi, có thêm một thiếu uý măng tơ, cần mẫn trên các công trình thi công tuyến đường quân sự, có tên mật danh là 279.

Hồi biển chưa có sóng ấy, thi công đường bộ vẫn theo công nghệ Ma-ca-đam (water bound macadam), do thực dân Pháp đem vào nước Nam ta, từ những năm 18xx, khi Ông Cụ còn chưa ra đi tìm đường cứu nước.
Còn công nghệ làm đường AASHTO thịnh hành như bây giờ, thì hồi đó, các kỹ sư Việt Nam chưa từng nghe nói đến.

Vậy nên, việc thi công các tuyến đường, lại là đường trên các miền biên viễn, hết sức vất vả, và thiết bị thi công thì vô cùng lạc hậu, chỉ dùng sức ‘cơm’ là chính.

Nhưng hồi ấy còn ‘trong veo’, và trong mắt các nàng sơn cước, là hình ảnh nổi bật trên mầu xanh của núi rừng, đúng như lời trong ca khúc “Con trâu sắt”:
-‘….mũ vàng - sao sáng – mắt ngời ngời…’

Để rồi, từ trên môi các thiếu nữ sơn cước, luôn nghe thấy những lời:
-‘…..mình yêu nhiều nhiều lắm đấy, bộ đội… ơi…..’

Vậy nên bây giờ, trên các cung đường cao tốc, dẫu cho dù có bị các xe tải ‘chim lợn’ chèn ép, cố tình không cho vượt, thì ta cũng nên buông bỏ, bạn hiền ơi. :D

Nghe ca khúc ‘Con trâu sắt’, ở đường link đây này, bạn hiền ơi.

Hình minh hoạ là:

-Việc thi công tuyến đường quân sự, có tên mật danh là 279, hồi xa xôi ấy,
Làm đường 196x.jpg


-Ai đấy, -‘….mũ vàng - sao sáng – mắt ngời ngời…’

tan binh-gon.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
BÌNH CÂU NGẠN NGỮ
Để chỉ việc người nghèo, không có tiền để mua đồ mới, thì để an ủi họ, ở xứ Nam ta, thường có những câu ngạn ngữ như thế này.
Câu của ông bà xưa là:
-Của bền – Tại người.
Đối với dân sử học, ý này được diễn tả một cách thơ mộng như nhà thơ Mai Huong Tran bạn cháu, là:
-Quá khứ luôn hiển hiện trong ta và… bên ta.
Đối với dân nhà binh, thì khẩu lệnh ‘thẳng như nòng súng – rắn như hòn đạn’. Đó là:
-Giữ tốt – Dùng bền.
-Ăn no – Đánh thắng.
Nhà cháu vốn là dân nhà binh, lại nghèo, và ít chữ nghĩa, nên cứ viết một cái ‘tút’ nôm na thế này.
Đồ đạc mà vào tay nhà cháu, dùng được bền ra phết, các cụ ạ.
Cụ thể là:
Con xe ô tô, mà nhà cháu được trang bị/cấp phát/sử dụng, theo tiêu cấp hàm của cá nhân, về ở với nhà cháu, từ năm 2002, đến nay, vẫn ‘tốt mượt’, và luôn trong tình trạng sẵn sàng lên đường một cách hoàn hảo.
Nhiều cụ bồ đồi/cựu chiến binh, đã từng ngự trên con xe này của nhà cháu, trên các nẻo đường xa.
xe 1.jpg


xe 2.jpg



Con xe máy Dream II, mua từ năm 1992, tất nhiên, con ngựa già này, vẫn hàng ngày phi nước kiệu nhẹ, đưa nhà cháu đi ‘bới đất – lật cỏ’, những mong kiếm được cân gạo hẩm.

dream.jpg



Bộ dàn Sony LBT – A590, nhà cháu tậu năm 1992, đến hôm nay, vẫn đang du dương vang lên các ca khúc ca ngợi Đảng quang vinh, trong tệ xá của nhà cháu.
Dàn.jpg


Bộ ‘Y’, nhà cháu tậu năm 1989 ở tận xứ Iraq xa xôi, khi đi làm bạn với Tổng thống Xát-đam, đến nay, vẫn là bộ ‘Y’ xịn xò, để nhà cháu ‘diện’ vào, mỗi khi có dịp lễ trọng. Điều đó nói nên, thân xác phàm nhà cháu, không hề thay đổi, từ khi nhập ngũ vào tháng 09 năm 1974, cho đến nay.

Quần 1.jpg


quần.jpg

Đồ đạc vô tri, nhưng khi ở với nhà cháu, nó đã sinh cái tình, và sẽ gắn bó, chung thuỷ với nhà cháu, chắc cho đến khi nhà cháu đi gập ông cụ Các-Mác.
Đồ đạc đã thế, nói chi đến thân xác phàm.
Nhà cháu tự hào công bố:
-Vũ khí nhà cháu do sử dụng ít, nên còn tốt nguyên, và còn mới cứng cựa. Thử là biết liền à.
Ảnh minh hoạ của con xe ô tô, con xe máy, dàn Sony, bộ ‘Y’ thần thánh.
Tất nhiên, ‘vũ khí’ thì không thể đem khoe. Bởi đó là bí mật quân sự.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
VĨ THANH CỦA ‘TÚT’: BÌNH CÂU NGẠN NGỮ

Các cụ CCB trong tấm hình này, trưa nay, 28/06/2024, tại quán Lòng nhặt, ngõ 48 Lê Văn Lương,đã xác nhận, vũ khí nhà cháu, vẫn mới tinh và hoành tráng:
CCB.jpg




Trong cuộc chiến trên chiến trường Cam Pu Chia năm 1979, các con ‘chiến hạm’ PCF, với khẩu pháo cối 81, gắn ở đuôi tầu, đã bắn hoả lực cối 81, chi viện được cho bộ binh của các sư đoàn số 9 của đ/c Trung Sỹ, sư đoàn số 7 của đ/c Hiếu, và sư đoàn số 10 của đ/c Vinh, thuộc quân đội nhân dân VN anh hùng.

Các cụ CCB của 3 sư đoàn số 9, số 7 và số 10, đều có mặt trong tấm hình trên.

Theo cấu tạo của con chiến hạm PCF, thì nó phải quay đít lại, mới bắn được😀.

Hình ảnh của khẩu pháo cối 81 trên con chiến hạm PCF của Hải quân VN, mà có thời tôi đã ‘đi’ trên nó đây.
bệ cối trên PCF.jpg
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,610
Động cơ
328,258 Mã lực
VĨ THANH CỦA ‘TÚT’: BÌNH CÂU NGẠN NGỮ

Các cụ CCB trong tấm hình này, trưa nay, 28/06/2024, tại quán Lòng nhặt, ngõ 48 Lê Văn Lương,đã xác nhận, vũ khí nhà cháu, vẫn mới tinh và hoành tráng:
CCB.jpg




Trong cuộc chiến trên chiến trường Cam Pu Chia năm 1979, các con ‘chiến hạm’ PCF, với khẩu pháo cối 81, gắn ở đuôi tầu, đã bắn hoả lực cối 81, chi viện được cho bộ binh của các sư đoàn số 9 của đ/c Trung Sỹ, sư đoàn số 7 của đ/c Hiếu, và sư đoàn số 10 của đ/c Vinh, thuộc quân đội nhân dân VN anh hùng.

Các cụ CCB của 3 sư đoàn số 9, số 7 và số 10, đều có mặt trong tấm hình trên.

Theo cấu tạo của con chiến hạm PCF, thì nó phải quay đít lại, mới bắn được😀.

Hình ảnh của khẩu pháo cối 81 trên con chiến hạm PCF của Hải quân VN, mà có thời tôi đã ‘đi’ trên nó đây.
bệ cối trên PCF.jpg
Cối hạm 81 này thả nòng hay đút đýt vậy cụ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
Cối hạm 81 này thả nòng hay đút đýt vậy cụ?
Thả nòng, cụ Bigmoto à ;)

Cối bắn bằng cách thả đạn vào nòng như cối của bộ binh. Chỉ khác là khi thả đạn vào nòng rồi, thì đạn được bắn ra, bằng cò điện, không phải là tự phóng ra như pháo cối của bộ binh. Hình ảnh bắn cối trên chiến hạm PCF đây.

cối 81 trên PCF.jpg


Con PCF tôi đi thời trai trẻ đây ;)
PCF.jpg


Tren tau doi mu.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
Cối hạm 81 này thả nòng hay đút đýt vậy cụ?
Cối Hải quân cũng bắn bằng cách thả đạn vào nòng. Nhưng cối của bộ binh, sau khi lấy tầm và hướng xong, thì ông bộ binh có thể chạy quanh pháo để thả đạn.
Còn trên tầu Hải quân, không gian rất hẹp, nên nòng cối để ở vị trí thuận lợi nhất cho pháo thủ thả đạn, sau đó mới bấm điện để cối xoay về tầm và hướng phù hơp,, sau đó xạ thủ mới bấm cò.

Khác nhau cơ bản là thế, Bigmoto à ;)
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,610
Động cơ
328,258 Mã lực
Cối Hải quân cũng bắn bằng cách thả đạn vào nòng. Nhưng cối của bộ binh, sau khi lấy tầm và hướng xong, thì ông bộ binh có thể chạy quanh pháo để thả đạn.
Còn trên tầu Hải quân, không gian rất hẹp, nên nòng cối để ở vị trí thuận lợi nhất cho pháo thủ thả đạn, sau đó mới bấm điện để cối xoay về tầm và hướng phù hơp,, sau đó xạ thủ mới bấm cò.

Khác nhau cơ bản là thế, Bigmoto à ;)
Cảm ơn cụ. Em thắc mắc cũng vì trên tàu không gian hẹp, lại còn bập bềnh theo sóng nữa.
Em thấy có một số loại cối đút đýt, nhưng chưa để ý cách bắn cối trên hạm bao giờ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
TIN VUI

Tất nhiên, tin vui này chẳng liên quan tí gì tới bóng bánh mà các cụ đang sôi lên sùng sục hàng đêm.
Tin vui này, liên quan nhiều hơn đến cánh lính Hải quân của nhà cháu.
Nhà cháu chỉ mong một cách khiêm tốn rằng, mỗi tháng một lần, lại có ‘Lễ hạ thuỷ’ một con tầu chẳng giống ai này.

Lại mong quan hệ giữa Hà Lan và Hải quân Việt Nam ngày càng tốt đẹp. Để hãng đóng tầu DAMEN chuyển giao “thiết kế - công nghệ - kỹ thuật - và chuyên gia tư vấn” ngay càng nhiều các con tầu cổ quái và hiện đại hơn nữa, cho Hải quân Việt Nam.
Có những con tầu cổ quái này, Các đảo trên quần đảo Trường Sa của chúng ta, ngày càng tự nhiên nở ra to hơn.

À, đảo Thuyền Chài, hồi nhà thơ Trần Đăng Khoa còn là lính Hải quân, và có thời đóng quân trên đảo đó, quãng đâu như những năm 1981 gì đó.
Khi ấy, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết 1 chuyện ngắn về cuộc sống của lính Hải quân trên đảo này.
Nôm na là toàn đảo, quân ta chỉ có mỗi một cái lều bạt, khi thuỷ triều lên thì sóng biển vỗ rì rào dưới gầm giường. Đêm về thì chim biển tranh nhao đẻ trứng trên mái lều, khiếp khiếp là.
(Các cụ tra ‘gúc’ sẽ ra câu chuyện này. Lao động là ving quang, các cụ ơi).


Ấy thế mà sau nhều năm tháng, nước biển ‘tự nhiên cạn’ làm cho đảo Thuyền Chài tự nhiên to ra. Theo như không ảnh vệ tinh của Mỹ năm kia, thì:
-“Đảo Thuyền Chài (Barque Canada Reef) đã được Việt Nam ‘bằng 1 cách nào đó’, tự nhiên dài 4318 mét!!!
Cho đến hôm nay, ngày 01 tháng 07 năm 2024, duy nhất chỉ có đảo Thuyền Chài, là có thể làm sân bay có đường băng dài 3 ngàn mét.


Đường băng hoành tráng nhất của ta, là ở đảo Trường Sa lớn, nơi mà cụ Chủ nhiệm bay Anh Sơn Nguyen Qknđ đã ra, để chỉ huy bay, thì so với Thuyền Chài , sẽ chỉ là con muỗi bé tí, cụ Sơn nhé.
Nay có thêm các con tầu quỷ qoái như nhà cháu đưa tin, hy vọng các đảo Trường Sa của ta, sẽ ngày càng ‘tự nhiên phình to ra’ hơn nữa.


Hình minh hoạ là con tầu quỷ qoái và không ảnh đảo Thuyền Chài năm kia.
DAMEN Hà Lan đóng và chuyển giao công nghệ.jpg


Thuyền chài.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
KHỘ
Bảo dưỡng xe cả năm không ai hay.
Gái xinh đi nhờ xe chút xíu, cả làng biết.
Cơ khộ.
🥹

h0.jpg


h1.jpg


h2.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
TẤM LÒNG CỦA ĐỒNG ĐỘI

Hôm nay, xe ô tô của đơn vị Hải quân cũ của nhà cháu, về công tác tại Bộ Tổng.

Anh em ở đơn vị cũ, gửi tặng cho nhà cháu một chút quà.

Cảm động quá.

Nhà cháu vừa đi nhận quà về.

Biển số xe QH 63-84 là xe của Quân chủng Hải quân.

Còn ký tự CT 22 là tên riêng của đơn vị nhà cháu – Đoàn 22.

z5619186088335_001_bd0b093ae643259235784d4eb25b9e54.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,758 Mã lực
ĐƠN VỊ GỌI VỀ ĂN CỖ
Cuộc đời quân ngũ của tôi, đã ở qua rất nhiều nơi.
Nhưng về ở với đơn vị, chỉ là 4 năm cuối cùng của đời quân ngũ. Tôi nhận quyết định giải ngũ cũng chính là từ đơn vị.
Xa đơn vị, đến nay đã là 35 năm.
Thế nhưng, hôm nay, lại nhận được lệnh của đơn vị, gọi về ăn cỗ. Đơn vị bố trí cả xe đón đưa.
Ngày đầu xe của đơn vị về Bộ Tổng ở Hà Nội, để đón về đơn vị. Hôm sau, xe lại từ đơn vị, đưa trả về đến Bộ Tổng.
Quá cảm động.
Sau 35 năm, đơn vị vẫn còn nhớ đến và gọi tên.
Lại lôi ra chiếc ba lô chiến trận thời quân ngũ. Tôi bồi hồi sắp xếp lại quân phục, và chờ đến giờ G của ngày mai- thứ hai, để lên xe trở về đơn vị.
z5625937084649_e86d26f680e36b9ebd87fd4ad6da0162.jpg


z5625937084844_2300a34231bfeffb64d94a9632f340eb.jpg


z5625937084912_fdb0f73508286e8bb1ff1521099b1404.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top