- Biển số
- OF-320235
- Ngày cấp bằng
- 19/5/14
- Số km
- 1,857
- Động cơ
- 364,758 Mã lực
ĐƯỜNG 279 – PHẦN 2
(Tại sao cầu Mai Pha lại thuộc tuyến đường 279)
Thưa các cụ,
Tôi biết, thế nào cũng có ông bảo là Baoleo biết đ..éo gì, khi nói Cầu Mai Pha do Baoleo tôi thi công, lại thuộc dự án đường 279 năm 1980, khi mà 2 địa điểm cách nhau tầm 30 cây số.
Tôi đã không muốn đề cập đến chuyện lịch sử, cũng như kiến thức về địa lý, nhưng không nói, thì tay Trung Sy lại bảo là:
- Ôi dồi ông ấy khoe ấy mà chứ biết đ..éo gì ---
Vậy thì nói 1 lần cho xong.
Năm 1979, Tầu đánh Việt Nam. Đánh nhau to ở Lạng Sơn. Và quân thù Trung Quốc, đã thọc vào tận thị xã Lạng Sơn.
Về phía Việt Nam, khi đó đã coi Đèo Sài Hồ (gần Đồng Mỏ) là nơi chốt chặn cuối cùng. Và thị trấn Đồng Mỏ trở thành thủ phủ của tỉnh Lạng Sơn, thay cho thị xã Lạng Sơn, cho tới tận năm 1985.
Quay lại năm 1980, khi Việt Nam quyết định làm đường 279.
Khi đấy, từ Đồng Mỏ lên thị xã Lạng Sơn, duy nhất chỉ có con đường quốc lộ số 1 từ thời Pháp để lại.
Đây trở thành con đường độc đạo và duy nhất, để tiếp viện cho thị xã Lạng Sơn.
Đến đây, việc phải mở một con đường thứ hai, từ thị trấn Đồng Mỏ lên thị xã Lạng Sơn được đặt ra.
Tuyến đường dự kiến sẽ được mở mới, là từ thị trấn Đồng Mỏ, men theo vệt đường sắt, lên đến Mai Pha, rồi đi vào phía sau, phía Đông - Nam của thị xã Lạng Sơn.
Đó là lý do, tại sao, năm 1980, Binh đoàn 12, được giao nhiệm vụ xây dựng cầu đường bộ Mai Pha (cây cầu đường bộ thứ nhất). Cây cầu này, sẽ nằm trên tuyến đường mới, để đi lên Lạng Sơn.
Và đấy là lý do, tại sao, cây cầu ở Mai Pha, lại nằm trong kinh phí và kế hoạch, cũng như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279.
Tuy nhiên, từ năm 1980 đến năm 1992, Việt Nam nghèo vãi ra, nên tuyến đường bộ, ven theo đường sắt, chạy từ Đồng Mỏ, lên đến Mai Pha, rồi đi vào phía sau, phía Đông - Nam của thị xã Lạng Sơn, bị bỏ nửa chừng.
Cho mãi đến tận năm 1994, tuyến đường bộ, ven theo đường sắt, chạy từ Đồng Mỏ, lên đến Mai Pha, rồi đi vào phía sau, phía Đông - Nam của thị xã Lạng Sơn, mới được tái khởi động lại, bằng nguồn vốn của ADB.
Khi đó, Tập đoàn NN của Baoleo, đảm nhận thi công tuyến đường 1 mới, mà bây giờ là đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn ấy, trong đó có gói thầu ADB2-N1, là trùng đúng với vệt đường, như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279, đoạn nhánh từ Đồng Mỏ lên Mai Pha.
Vậy là duyên nợ, Baoleo tôi lại làm cầu Mai Pha lần thứ hai. Lần này, cây cầu này do vốn của ADB, để thay cho cây cầu đường bộ Mai Pha thứ nhất, do vốn của Bộ Quốc phòng, mà năm 1980, khi Baoleo tôi là thiếu uý kỹ sư, đã từng làm ra nó.
Đó là lý do, tại sao, cây cầu ở Mai Pha, lại nằm trong kinh phí và kế hoạch, cũng như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279.
Xin đưa các cụ xem, bản đồ tuyến đường 1 mới, mà bây giờ là đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn ấy, trong đó có gói thầu ADB2-N1, là trùng đúng với vệt đường, như như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279, đoạn nhánh từ Đồng Mỏ lên Mai Pha.
(Tại sao cầu Mai Pha lại thuộc tuyến đường 279)
Thưa các cụ,
Tôi biết, thế nào cũng có ông bảo là Baoleo biết đ..éo gì, khi nói Cầu Mai Pha do Baoleo tôi thi công, lại thuộc dự án đường 279 năm 1980, khi mà 2 địa điểm cách nhau tầm 30 cây số.
Tôi đã không muốn đề cập đến chuyện lịch sử, cũng như kiến thức về địa lý, nhưng không nói, thì tay Trung Sy lại bảo là:
- Ôi dồi ông ấy khoe ấy mà chứ biết đ..éo gì ---
Vậy thì nói 1 lần cho xong.
Năm 1979, Tầu đánh Việt Nam. Đánh nhau to ở Lạng Sơn. Và quân thù Trung Quốc, đã thọc vào tận thị xã Lạng Sơn.
Về phía Việt Nam, khi đó đã coi Đèo Sài Hồ (gần Đồng Mỏ) là nơi chốt chặn cuối cùng. Và thị trấn Đồng Mỏ trở thành thủ phủ của tỉnh Lạng Sơn, thay cho thị xã Lạng Sơn, cho tới tận năm 1985.
Quay lại năm 1980, khi Việt Nam quyết định làm đường 279.
Khi đấy, từ Đồng Mỏ lên thị xã Lạng Sơn, duy nhất chỉ có con đường quốc lộ số 1 từ thời Pháp để lại.
Đây trở thành con đường độc đạo và duy nhất, để tiếp viện cho thị xã Lạng Sơn.
Đến đây, việc phải mở một con đường thứ hai, từ thị trấn Đồng Mỏ lên thị xã Lạng Sơn được đặt ra.
Tuyến đường dự kiến sẽ được mở mới, là từ thị trấn Đồng Mỏ, men theo vệt đường sắt, lên đến Mai Pha, rồi đi vào phía sau, phía Đông - Nam của thị xã Lạng Sơn.
Đó là lý do, tại sao, năm 1980, Binh đoàn 12, được giao nhiệm vụ xây dựng cầu đường bộ Mai Pha (cây cầu đường bộ thứ nhất). Cây cầu này, sẽ nằm trên tuyến đường mới, để đi lên Lạng Sơn.
Và đấy là lý do, tại sao, cây cầu ở Mai Pha, lại nằm trong kinh phí và kế hoạch, cũng như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279.
Tuy nhiên, từ năm 1980 đến năm 1992, Việt Nam nghèo vãi ra, nên tuyến đường bộ, ven theo đường sắt, chạy từ Đồng Mỏ, lên đến Mai Pha, rồi đi vào phía sau, phía Đông - Nam của thị xã Lạng Sơn, bị bỏ nửa chừng.
Cho mãi đến tận năm 1994, tuyến đường bộ, ven theo đường sắt, chạy từ Đồng Mỏ, lên đến Mai Pha, rồi đi vào phía sau, phía Đông - Nam của thị xã Lạng Sơn, mới được tái khởi động lại, bằng nguồn vốn của ADB.
Khi đó, Tập đoàn NN của Baoleo, đảm nhận thi công tuyến đường 1 mới, mà bây giờ là đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn ấy, trong đó có gói thầu ADB2-N1, là trùng đúng với vệt đường, như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279, đoạn nhánh từ Đồng Mỏ lên Mai Pha.
Vậy là duyên nợ, Baoleo tôi lại làm cầu Mai Pha lần thứ hai. Lần này, cây cầu này do vốn của ADB, để thay cho cây cầu đường bộ Mai Pha thứ nhất, do vốn của Bộ Quốc phòng, mà năm 1980, khi Baoleo tôi là thiếu uý kỹ sư, đã từng làm ra nó.
Đó là lý do, tại sao, cây cầu ở Mai Pha, lại nằm trong kinh phí và kế hoạch, cũng như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279.
Xin đưa các cụ xem, bản đồ tuyến đường 1 mới, mà bây giờ là đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn ấy, trong đó có gói thầu ADB2-N1, là trùng đúng với vệt đường, như như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279, đoạn nhánh từ Đồng Mỏ lên Mai Pha.