[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
CRUSH Ở SÔNG ĐÀ – ĐÊM KHÓ NGỦ

(phần tiếp theo của hồi ức: CRUSH Ở SÔNG ĐÀ, mà đã được đăng trên tường của bác angkorwat )


Tiết trời tháng 11 dương lịch, ban ngày thì nắng nóng tận 32 độ, ban đêm thì tụt xuống chỉ còn có 20 độ, lạnh rét căm căm.

Ông lão cựu chiến binh trở mình, trằn trọc trên chiếc giường gấp đã cũ, mua ở vỉa hè trên phố Hàm Long đã gần 15 năm nay, thấy khó ngủ và xương cốt đau ê ẩm. Cũng phải thôi, đã 67 tuổi, lên lão lâu rồi, đâu còn sung sức như thời trai trẻ, đặt mình xuống chiếc giường bé tí hin trên con pháp hạm lắc lư, là ngủ say như chết.

Trằn trọc vì lạnh, ông lão nặng nhọc lê tấm thân già trở dậy, mở tủ, lấy ra chiếc áo ấm nhà binh, khoác thêm cho đỡ lạnh.

Dạo này biến đổi khí hậu, nên tiết trời khác hẳn những năm xưa. Tháng 9 âm lịch, đã cuối thu đầu đông, mà khí giời lại giống như mùa xuân thời trai trẻ.

Ừ, lại nhớ về cái thời còn trẻ ấy, cựu thiếu uý Báo lại nhớ cái buổi tối đầu mùa xuân năm ấy, cụ cũng đã bị chết cóng vì lạnh như bây giờ.

Hồi ấy là tháng 2 năm 1982, vừa mới ra Tết năm Nhâm Tuất được vài ngày.

Khi ấy, thiếu uý Báo nhân được quyết định điều về đơn vị mới, và có 2 ngày để làm thủ tục thanh toán và di chuyển.

Buổi tối cuối cùng, Dung hẹn thiếu uý đi dạo lần cuối trên bờ sông Đà.

Thực ra cũng chẳng có cuộc đi bộ nào, mà Dung chọn ngay bãi cát gần nơi phà Đúng, để ngồi ngắm nhìn cảnh công trình Thuỷ điện thi công về đêm.

Con sông Đà tối đen, chẳng nom thấy con sông hiền hoà thơ mộng tí nào. Mà chỉ thấy con sông đen ngòm, đúng như cụ Nguyên Tuân đã tả trong ‘Tuỳ bút sông Đà’, cụ gọi nó là ‘sông Đen’.

Suốt buổi ngồi ngắm dòng sông Đen ấy, Dung không nói gì. Nàng chỉ lặng yên ngồi sát bên, để mái tóc buông dài che lấp đôi quân hàm thiếu uý.

Bất chợt, Dung cầm lấy bàn tay thiếu uý, luồn vào trong ngực nàng.

Thiếu uý Báo đột nhiên run rẩy, hơi thở trở nên dồn dập, gấp gáp.

Huyết áp, nhịp tim, và thân nhiệt của thiếu uý tăng vọt lên cỡ 42 độ C.

Mồ hôi thiếu uý toát ra như tắm. Trái đất hình như cũng đang dừng quay.

Thiếu uý có cảm giác nhẹ bẫng, không trọng lượng bềnh bồng, rơi mãi, rơi mãi vào vô cùng. Trí não nổ bùng một phát như cầu chì nổ tung khi đoản mạch.

Thiếu uý như hoá đá. Chân, tay, và nói chung – toàn bộ cơ thể như hoá đá, lạnh ngắt như người đã chết được mươi ngày.

Dung chợt thẳng thốt kêu lên:

-Trời ơi. Anh bị cảm lạnh hay sao thế. Để em đưa anh đến quân y nhé.

Đến trạm xá của Tổng, thiếu uý được y sỹ cho uống nước gừng nóng không có đường, và mấy viên thuốc chống sốt rét.
Sáng hôm sau, xe đưa thiếu uý về đơn vị mới. Và hình bóng Dung xa dần.

Sau này, do hoàn cảnh xô đẩy, và để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của Đảng và cách mạng giao phó, thiếu uý còn bị nhiều phen kinh hoàng hơn nhiều lần, cái tình huống mà bị Dung cầm lấy bàn tay, luồn vào trong ngực nàng.

Nhưng cảm giác nhẹ bẫng, không trọng lượng bềnh bồng, rơi mãi, rơi mãi vào vô cùng. Trí não nổ bùng một phát như cầu chì nổ tung khi đoản mạch, và nói chung – toàn bộ cơ thể như hoá đá, lạnh ngắt như người đã chết được mươi ngày – thì chỉ có duy nhất một lần trong đời.

Hình minh hoạ là chiếc áo ấm nhà binh của thiếu uý Báo, và 1 cái hình cóp trên mạng.


áo.jpg


Hinh-anh-doi-tinh-nhan-ngam-hoang-hon.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
KHẨU PHẦN ĂN ĐỂ SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU

Thấy bạn lính khoe đi ăn ‘….chả rươi ngóc, cà ra mu gạch, gà mạnh hoạch tần với rượu đinh lăng hạ thổ…’ ở tận Tứ Kỳ -Hải Dương, mà vẫn than rằng bị yếu sinh lý.

Nhà cháu xin đưa Xuất cơm tự nấu của người cựu lính Hải quân lên đây.
Xuất ăn này, đảm bảo thân thiết hơn xuất ăn của phi công chiến đấu SU 30 MK2 hôm trước.
Và đảm bảo chắc chắn khoẻ hơn người bạn yếu sinh lý nọ.
Người cựu lính Hải quân già, vẫn luôn luôn sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và cấp trên giao phó.

Thành phần xuất ăn và chi phí:
1/ Mưc tươi đại dương xào hành tỏi : 7 ngàn VND
2/ Trứng gà tươi luộc lòng đào : 2,5 ngàn VND
3/ Đậu quả luộc còn ròn, cho răng khoẻ : 2 ngàn VND
4/ Đậu phụ Mơ, rán-sốt cà chua-hành : 6,5 ngàn VND (cà chua 1 ngàn quả/2 bữa trưa – tối)
5/ Cơm trắng, gạo quê, nấu tay : 3 ngàn VND
TỔNG CHI PHÍ : 21 ngàn VND
TỔNG THỜI GIAN NẤU : 20 phút.
(Thức ăn chia ra 2 bữa trưa – chiều. Cơm nấu sẵn cả tuần)

Ngày xưa, khiđi trên con chiến hạm bà già trên biển đông, gớm, nó rung rảy, nó giãy giụa, nó gầm gào khi động cỡn (biển ấy), mà còn phải thua lính Hải quân. Bây giờ, chả sợ máy bay nào ;)

z4857240515065_67bd9ef82fbb52df6a9663e7a958b8c6.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
ANH HÙNG QUÂN ĐỘI
Trưa ngày 30/04/1975, Trung tá - Chính ủy Bùi Văn Tùng của Lũ đoàn xe tăng 203, đã soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh, và sau đó, tổng thống Dương Văn Minh đã đọc nguyên văn, lời soạn thảo này của chính uỷ Bùi Văn Tùng, trên đài phát thanh Sài Gòn:
-"Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam".


Tiếp theo đó, chính ủy Bùi Văn Tùng đã đọc lời chấp nhận đầu hàng của chính quyền Sài Gòn, trên đài phát thanh Sài Gòn, như sau:
- "Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của Tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn".


Sau rất nhiều năm chờ đợi, cuối cùng, sáng ngày 9/11/2023, tại tỉnh Bắc Giang, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu ” Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”và trao Bằng truy tặng danh hiệu” Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho gia đình Đại tá Bùi Văn Tùng, nguyên Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 năm xưa.


Tiếp theo đấy, sáng hôm nay, thứ sáu, ngày 10/11/2023, tại Hà Nội, đã có buổi qặp mặt - mừng đón danh hiệu Anh hùng Quân đội của Chính ủy Bùi Văn Tùng.


Baoleo tôi hôm nay, đã nhận được lời mời từ Đại tá @Nguyễn Khắc Nguyệt – nguyên chiến sỹ lái xe tăng số hiệu 380 – của đại đội 4 anh hùng – thuộc Lữ đoàn 203 anh hùng – người đã lái con chiến mã 380 lao vào cổng Dinh Độc lập Sài Gòn trưa ngày 30/04/1975, đến để tham dự buổi gập mặt có ý nghĩa này.
Xin được chia vui với Chính ủy Bùi Văn Tùng cùng gia đình.
Xin được chia vui với các bạn tôi, những người lính của Binh chủng Tăng Thiết giáp.

Baoleo và đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt
1699594815942.png


Đây là vợ của Anh hùng quân đội - liệt sỹ Ngô Văn Nhỡ Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 xe tăng thuộc Lữ đoàn 203, hy sinh trên cầu Sài gòn sáng 30/04/1975, và cùng quê Phố Thắng với tôi

1699594921782.png


Quang cảnh
1699594955905.png


Ông Nguyễn Hữu Thái, cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, nhân chứng sống của ngày 30/4.

-“Chúng tôi là những người đại diện cho Ủy ban Nhân dân Cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Chúng tôi là những người đầu tiên tới Dinh Độc Lập trước 12 giờ và đã cùng anh em quân đội Giải phóng cắm cờ trên Dinh Độc Lập. Chúng tôi là giáo sư Huỳnh Văn Tòng và cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn Nguyễn Hữu Thái… Đời sống bình thường đã trở lại Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố mà Bác Hồ đã mong đợi, nay đã được giải phóng… Xin giới thiệu lời kêu gọi của ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu của chính quyền Sài Gòn về vấn đề đầu hàng ở thành phố này…".

Đó là lời thông báo mở đầu của ông Nguyễn Hữu Thái được phát đi trên làn sóng Đài Phát thanh Sài Gòn vào trưa ngày 30/4/1975 để rồi ngay sau đó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đã đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, chấm dứt chiến tranh, non sông thu về một mối. Ông là nhân chứng sống của thời khắc lịch sử trưa ngày 30/4/1975.
z4866856687159_852a1a145f5e999c64f6a5b294c0c221.jpg


Untitled.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
SỰ BÌNH ĐẲNG
Về với đời thường, hoặc đã về hiêu rồi, thì các cụ Cựu chiến binh, luôn có quyền bình đẳng ngang nhau.
Tất nhiên, sẽ có cụ cựu chiến binh này, được bình đẳng hơn các cụ cựu chiến binh nọ, một chút xíu.
Chi Hội CCB chỗ tôi, cụ tướng Chính uỷ Học viện BP, thắc mắc với cụ Chủ tịch:
-Tại sao cụ tướng Chính uỷ Tổng cục HC có, mà tôi thì không?
Cụ Chủ tịch chỗ tôi, sợ vãi đái, bèn đạp xe lên Quận, và rồi, giả nhời như sau:
-Tài liệu nọ, không phát qua đường quân bưu. Cụ nào cảm thấy mình có xuất, xin trực tiếp liên hệ với BTL Quân khu Thủ đô.
He he.

Có cụ CCB nào, mà không kính trọng tài liệu trên, là báng bổ, nghe chửa
😀

CCB-.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
ĐẾN THĂM THẦY/ CÔ GIÁO

Cô giáo thời chiến tranh, có học sinh là những người lính, đến thăm cô giáo, với món quà là sách của những người lính viết.

01.jpg


02.jpg


Cô giáo thời hoà bình, đồng nghiệp và học sinh cũ, đến thăm cô giáo, với món quà là những đoá hoa tươi.
“…Bình yên và chiến tranh
Mùa xuân và bão tố
Ngày mai hay quá khứ
Thầy cô của chúng ta
Mãi mãi là hoa xuân….”

03.jpg


04.jpg


05.jpg
 

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,569
Động cơ
408,330 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
KHẨU PHẦN ĂN ĐỂ SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU

Thấy bạn lính khoe đi ăn ‘….chả rươi ngóc, cà ra mu gạch, gà mạnh hoạch tần với rượu đinh lăng hạ thổ…’ ở tận Tứ Kỳ -Hải Dương, mà vẫn than rằng bị yếu sinh lý.

Nhà cháu xin đưa Xuất cơm tự nấu của người cựu lính Hải quân lên đây.
Xuất ăn này, đảm bảo thân thiết hơn xuất ăn của phi công chiến đấu SU 30 MK2 hôm trước.
Và đảm bảo chắc chắn khoẻ hơn người bạn yếu sinh lý nọ.
Người cựu lính Hải quân già, vẫn luôn luôn sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và cấp trên giao phó.

Thành phần xuất ăn và chi phí:
1/ Mưc tươi đại dương xào hành tỏi : 7 ngàn VND
2/ Trứng gà tươi luộc lòng đào : 2,5 ngàn VND
3/ Đậu quả luộc còn ròn, cho răng khoẻ : 2 ngàn VND
4/ Đậu phụ Mơ, rán-sốt cà chua-hành : 6,5 ngàn VND (cà chua 1 ngàn quả/2 bữa trưa – tối)
5/ Cơm trắng, gạo quê, nấu tay : 3 ngàn VND
TỔNG CHI PHÍ : 21 ngàn VND
TỔNG THỜI GIAN NẤU : 20 phút.
(Thức ăn chia ra 2 bữa trưa – chiều. Cơm nấu sẵn cả tuần)

Ngày xưa, khiđi trên con chiến hạm bà già trên biển đông, gớm, nó rung rảy, nó giãy giụa, nó gầm gào khi động cỡn (biển ấy), mà còn phải thua lính Hải quân. Bây giờ, chả sợ máy bay nào ;)

z4857240515065_67bd9ef82fbb52df6a9663e7a958b8c6.jpg
Đúng chuẩn: Ngon- Bổ - Rẻ ạ, em sắp hưu cũng vận dụng dần bài này để đảm bảo sức khỏe lái máy bà trẻ ạ!
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,446
Động cơ
495,550 Mã lực
CRUSH Ở SÔNG ĐÀ.

Tháng 4 năm 1980, khi lên ‘Thuỷ điện Sông Đà’, Baoleo mới đeo quân hàm thiếu uý được 2 tháng, còn ‘nhà máy thuỷ điện sông Đà’, mới khởi công trước đó được gần 5 tháng.

Hồi ấy, nơi đây là ‘công trình thanh niên CS’, nhân sự của công trình, có đến trên 85% là thanh niên.

Tiếng là khởi công vào ngày 06/11/1979, nhưng thực ra, công trình đã bắt đầu từ trước đó rất lâu. Chính vì thế, khi thiếu uý kỹ sư Baoleo đến nơi, công trình đã mang dáng dấp của một thành phố lớn.

Một hệ thống đường giao thông có tổng chiều dài khoảng 150 cây số, mặt đường bằng bê tông, đã phủ khắp mặt bằng công trình.

Một đội xe ca Ba Đình khoảng 15 chiếc, chạy 24/24 tiếng trong ngày, đi theo các lộ trình như các tuyến xe buýt ở Hà Nội ngày nay, chạy miễn phí, cho dù không có ai trên xe, vẫn cứ chạy theo lộ trình, đảm bảo công nhân viên có thể ở từ mọi xó xỉnh của công trường, có thể đến mọi nơi mà mình cần đến.

Khu đầu não đã có các khối nhà 3 tầng, 5 tầng, 7 tầng để làm nhà ở, nhà làm việc cho cơ quan đầu não của chuyên gia Liên Xô, của Ban A và Ban B.

Làng chuyên gia Liên Xô, đã xây dựng xong giai đoạn 1 của ‘Tiểu khu 1 – 16’, gồm 6 khối nhà 5 tầng, trát đá rửa, là nơi ở của chuyên gia Liên Xô và gia đình của họ.

Ngoài ra, các khu nhà ở cho người của Bên A, cho Bên B, các công phụ trợ khác như bệnh viện, trường học và vân vân, đã mọc lên như nấm ở mọi nơi, mọi chỗ.

Thiếu uý Baoleo được phân về làm chánh OTK của ‘Làng chuyên gia’, lúc này, đang trên đà được đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành khoảng trên 100 công trình còn lại, bao gồm Nhà hát, bể bơi, trường học của con chuyên gia, khu hậu cần của làng, cũng như khoảng 20 toà nhà 5 tầng nữa, cho chuyên gia Liên Xô.

+ + +

Là ‘công trình thanh niên CS’, nên đủ mặt anh tài, từ mọi ngành nghề, và tuổi còn trẻ, đổ dồn về đây.

Bộ trưởng bộ XD Nguyễn Hồng Quân sau này, khi ấy mới chỉ là phó phòng thi công Tổng công ty Sông Đà, hơn Baoleo vài tuổi, và chửi bậy như thần. Còn Đinh La Thăng thì vẫn còn đang đi học ở trường Tài Chính Phúc Yên.

Giới văn nghệ thì có nhà văn Triệu Bôn, nhà văn Nhật Tuấn với ‘Con chim biết chọn hạt’ đang viết dở, nhà văn Trần Chinh Vũ luôn lang thang với cánh kỹ sư trẻ để tuyên truyền về sự cởi trói trong văn nghệ dưới sự bảo trợ của cụ Trần Độ.

Nhà thơ trẻ thì có Giáng Vân, con gái của nhà văn Nguyễn Trọng Oánh – tác giả ‘Đất trắng’, Vân vừa tốt nghiệp Đại học xong. Còn nhà thơ Dương Kiều Minh, sau này là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, thì khi ấy là trung cấp kế toán, vừa ra trường, làm việc dưới quyền của Baoleo.

Thiếu uý Baoleo thì không có khiếu viết văn, nhưng đang tập tọng dịch truyện từ tiếng Nga sang tiếng Việt, lại giữ chức vụ ‘có mầu’ ở ‘Làng chuyên gia, nên căn phòng của Baoleo, luôn là chỗ cà kê dê ngỗng của Nhật Tuấn, Giáng Vân và Minh.

Chính nhà văn Nhật Tuấn đã nhận xét các bản dịch của thiếu uý Baoleo là:

-Giọng văn của mày, nó đậm chất bàng bạc của Pau-tốp-xơ-ki!

+ + +

Chuyện ‘có mầu’ của thiếu uý Baoleo thì thế này.

Là chánh OTK, Baoleo có trách nhiệm phải đọc các ‘Lý lịch’, gắn bên thành của các thùng hàng, để biết có hàng gì bên trong, và cung cách đóng gói của nó như thế nào. Vậy nên, khi nào biết hàng được quấn trong chăn dạ, hay vải nỉ, là Baoleo lại thu những thứ đó vào một đống, và phân phát dần cho bạn bè.

Điêu nhất là các lọ hoá chất, có mùi thơm để xả vào trong các két nước của bồn cầu. Ngoài mùi hương cũng khá dễ chịu, thì cái vỏ chai cũng khá bắt mắt.

Thế cho nên, cứ ngửi thấy mùi này ở đâu, là toàn thể bạn bè của Baoleo, biết ngay rằng, thằng cha này đã rộng lòng phát tâm cho các cô nàng mà biết hắn.

Thiếu uý Baoleo có cả một kho các thứ đồ linh tinh, mà đi cho thì ai cũng thích.

+ + +

Thiếu uý Baoleo làm chánh OTK, nên gắn liền với chuyên gia Liên Xô như hình với bóng.

Làng chuyên gia có biên chế 5 chuyên gia liên Xô, đi kèm với họ là 5 phiên dịch người Việt, gồm anh Hiển (sau này là Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng), và 4 em phiên dịch xinh tươi, vừa mới tốt nghiệp tiếng Nga, và vừa đi tu nghiệp 9 tháng ở Nga về (theo chương trình đào tạo tiếng Nga hồi đó, năm thứ tư thì khoa tiếng Nga được đi LX 9 tháng để học), người còn thơm phức mùi Liên Xô.

Theo chức trách và nhiệm vụ, thiếu uý Baoleo + Kỹ sư trưởng Ti-mô-sen-ko + em Dung phiên dịch, hình thành bộ 3 luôn đi kèm với nhau, nửa bước không rời, có lẽ chỉ trừ lúc đi giải quyết việc riêng.

Ôi zồi.

Câu chuyện ‘Crush ở sông Đà’ là ra đời trong hoàn cảnh này.

+ + +

Chỗ ở của cô bé Dung là ở ngoài Tổng công ty, trong một toà nhà 5 tầng, là ký túc xá của cán bộ trên Tổng và Phiên dịch. Dung ở cùng phòng với em Hiền, là con gái ruột của Tướng Đồng Sỹ Nguyên – cũng là phiên dịch và là bạn cùng lớp tiếng Nga với Dung.

Còn chỗ ở của Baoleo, là 1 phòng trong các ngôi nhà 2 tầng, kề bên ‘Làng Chuyên gia’.

Thiếu uý Baoleo vốn thích ngoại ngữ, nay có môi trường thực hành tiếng Nga, thì khỏi nói là ‘crush’ thế nào. Tất nhiên là ‘crush’ ngoại ngữ thôi.

Nhưng dường như, Dung không chỉ nghĩ đơn giản đến thế.

Nàng dính Baoleo như đôi sam, không hẳn chỉ trong thời gian làm việc.

Mà chính trong thời gian làm việc, thì nhiều khi, Dung lại bỏ mặc thiếu uý Baoleo bơ vơ. Nàng thường bẩu:

-Anh còn giỏi tiếng Nga chuyên ngành hơn em, anh và Kỹ sư trưởng đi với nhau là đủ rồi. Mà ngoài công trường nắng lắm.

Đôi khi, nàng còn nũng nịu:
-Hôm nay em “временно”, em không đi được đâu, anh đi nhé.


Nhưng ngoài giờ làm việc, thì thiếu uý Baoleo lại thấy bóng dáng nàng ở khắp nơi.

Nào là tháp tùng nàng đi trên các bãi cát dọc bờ sông Đà vào những đêm trăng sáng, để nghe bài hát ‘Tiếng gọi sông Đà’ văng vẳng qua hệ thống loa phóng thanh.
Những khi chiều về, ngồi trên đỉnh đồi, nơi đặt bể nước cấp 2 ngàn mét khối, ngắm nhìn toàn bộ khu Làng chuyên gia và một phần công trình thủy điện ở bên dưới, nàng rất thích lúc lắc mái đầu, để những sợi tóc quấn vào ngôi sao trên ve áo của thiếu úy Báo.
Khi thì:
-Cái Hiền hôm nay không ăn cơm tối, anh ra ăn với em.
Tối đến, ngoại trừ những hôm Baoleo phải trực ca, thì người ta thấy Dung luôn có mặt trong chỗ ở của Baoleo. Nàng có lý do:
-Anh mà dậy hát cho các em ở đội văn nghệ, thì để em đến phụ viết bảng cho anh.

Tất cả những ngày cuối tuần, con gái của cụ Trung tướng – Bộ trưởng Bộ XD, mặc nhiên có suất đi xe Hải Âu giao liên, tuyến ‘Công trình thủy điện – Hà Nội’, để về thăm bố mẹ . Những hôm ấy, khi có việc bất khả kháng hoặc quá khuya, Dung thường giữ Baoleo ngủ lại. Nàng luôn luôn ra lệnh cho thiếu úy ngủ trên giường của nàng, còn nàng thì ngủ nhờ trên giường của em Hiền, chẳng biết vì sao lại như thế.

Trong tình cảm tin cậy, đặc biệt, thủy chung, vô tư, trong sáng hiếm có của những người cùng lý tưởng cách mạng cao đẹp, thiếu úy Baoleo chìm sâu vào giấc ngủ rất nhanh, không mộng mị.

Rượu Vốt-ka 3 ngôi sao, cá hộp Nga, kẹo súc-cù-là trong phòng của Dung, cứ như là niêu cơm Thạch Sanh, Baoleo chưa bao giờ thấy vắng.
Tuy nhiên, nàng chưa bao giờ cho chàng uống quá 50 gờ-ram. Chẳng bù với hồi sau này về Hải quân, tiêu chuẩn địch mức cứ phải là 100 gờ-ram.

Có những hôm lỡ tay, nàng rót ra cái cốc thủy tinh Liên Xô nhiều hơn vạch khấc, là y như rằng, hôm ấy thiếu úy say đứ đừ.
Trong trạng thái bồng bềnh, thiếu úy luôn thấy mình được nàng cho nằm lên giường, lấy chiếc khăn mặt bông đã ngâm vào chậu thau, được đổ đầy phích nước sôi, và lau mặt cho mình. Cảm giác dễ chịu khi được nàng lau người bằng chiếc khăn nóng rực, chưa bao giờ thiếu úy được nếm trải lại, trong suốt cả quãng đời sau này của mình.
Được chườm bằng khăn bông nóng, thiếu úy ngủ thiếp đi ngay lập tức, không mộng mị và vấn vương.

Thiếu uý Baoleo ngoan ngoãn nghe theo Dung, vì Dung có thể mua kẹo và các thứ ở trong cửa hàng cung cấp của Làng chuyên gia, vì mấy bà người Nga bán hàng ở đó, đều biết Dung là trợ lý của Kỹ sư trưởng Ti-mo-sen-ko.
Mà kẹo sẽ là một thứ hay ho, để bổ xung vào kho hàng, mà các thể loại bạn ở trên sông Đà của thiếu uý Baoleo, luôn cần đến.


Chuyện gì rồi cũng phải đến.
Một hôm, có người bạn, mà rồi mãi sau này, sẽ là vợ của thiếu uý Baoleo đến chơi.
Hôm đó, thiếu uý có việc đi kiểm tra với Kỹ sư trưởng Ti-mo-sen-ko nguyên cả ngày. Và Dung đã điều con xe Ni-va của Kỹ sư trưởng, đưa nàng đến thăm người bạn thay cho thiếu uý.

Không biết Dung đã làm những gì, nhưng sau này, cho đến tận khi đã ngoài 50 tuổi lâu rồi, vợ Baoleo vẫn nhắc:
-Người này thì đang mệt. Người kia thì phấn son - váy áo, rõ là kinh khủng. Lại còn đi ô tô riêng, mang táo tây và ‘súc-cù-là’ đến tặng , chắc là để khoe. Lại còn không mời là ‘một quả táo’, mà cứ “a-đin-nốt-trờ-ca’; sao không nói “ a-đin’, mà lại cứ phải thêm “nốt-trờ-ca’ vào làm gì (один và одинoчka).

+ + +

Năm 1982, thiếu uý Baoleo được điều đi đơn vị khác. Và cũng bặt tin em Dung từ đấy.

Haiz. Trong sâu thẳm, Baoleo vẫn còn nhớ tới Dung, và câu chuyện ‘Crush ở sông Đà”.

Thiếu uý Baoleo nhớ rằng Dung quê ở thị xã Hưng Yên. Và vẫn mong có dịp, về Hưng Yên để tìm gập lại Dung. Chẳng để làm gì cả. Crush thì nhớ đến nhau thôi.

+ + +

Hình ảnh con xe Ni-va của Nga. Con xe mà thiếu uý Baoleo và Dung, đã đi cùng với nhau suốt 2 năm trời, là cùng loại với chiếc xe này.
Ni va.jpg
Thời đó làm việc với chuyên gia LX nhiều cụ có biết cụ Giai bên XN Khảo sát ko ạ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Thời đó làm việc với chuyên gia LX nhiều cụ có biết cụ Giai bên XN Khảo sát ko ạ?
Tôi ở Sông Đà từ 1980 đến cuối 1981-đầu 1982, và chỉ ở Khu Chuyên gia, nên không nhớ có gặp cụ Giai hay không, bạn à.
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
705
Động cơ
145,516 Mã lực
Tuổi
45
NHỮNG NGÀY CUỐÍ CÙNG TRONG QUÂN NGŨ

Ngày gửi tiết, hạ sao.

Khi mà đạt được “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, thì chuyện gì phải đến, ắt đến.

Vào một đêm tháng 10, sau đợt đốc gác thứ 2, cái se lạnh của biển đầu màu đông, làm baoleo tỉnh giấc ngủ vùi.
Vặn tìm làn sóng trong chiếc Ori ông tông của Lữ trưởng, nhà cháu vớ ngay được tần số ca hát đêm khuya.
Tục truyền rằng, tần số này có, từ thời đánh Mỹ, để phục vụ các đàn anh hành quân đêm đêm, trên các nẻo đường Trường Sơn.
Đến thời nhà cháu ở lính, vẫn còn. Và đến hôm nay, vẫn còn. Đêm đêm, baoleo vẫn mở tần số 99.9 me ga hẹc ra nghe các bài hát đêm khuya, để đỡ đơn côi, trong đêm vắng, bên người vợ ốm đau của mình.

Quay lại cái đêm tháng mười năm 1989 đó.
Lúc ấy, làn sóng ra dio tràn ngập các bài ca về Hà Nội. Các bài hát gợi nhớ cho nhà cháu về 1 con ngõ nhỏ trong làng Phương Liên, nơi có đứa con 4 tuổi và ngôi nhà bé nhỏ, đơn sơ.

Chợt nhớ đến thắt lòng. Con có ăn dúm đường tiêu chuẩn, ba gửi về không. Hay là lại giải ra chiếu, để chơi đồ hàng, làm mẹ lại phải mất công dọn thêm.
Làng Phương Liên, dạo này máy nước công cộng lúc chẩy, lúc không, hai mẹ con có biết đèo nhau đi chở nước ăn từ vòi nước ở cuối đường Đại Cồ Việt về không.

Lại sờ đến đôi quân hàm, cũng đã nhiều năm quân ngũ rồi, đã đến lúc nên về.
Đó là đêm quyết định, baoleo sẽ xin giải ngũ, ra quân.

May làm sao, đấy cũng là dịp Phòng Cán bộ xem xét việc nâng quân hàm của quân chủng trong năm.
Đoàn 22 của nhà cháu, là nơi thích hợp để Phòng Cán bộ làm việc: phong cảnh đẹp, yên tĩnh, thức ăn ngon. Phòng đã về đơn vị nhà cháu được gần 1 tuần.

Hôm sau, chọn giờ thể thao, trước bữa cơm chiều, nhà cháu thành thực trình bầy với tay Thiêm – chuyên quản cán bộ Cục Hậu cần, về nguyện vọng xin ra quân của mình.
Thật là một ngày đại cát, mà cũng có thể do sự hứa hẹn của bữa cơm chiều có mực tươi xào.
Tay Thiêm hứa sẽ giúp nhiệt tình.

Rồi cũng đến tháng 12. Nhân dịp về Cục Hậu cần công tác. Nhà cháu được đích thân đại tá Vũ Nghiễn – bí thư **** uỷ Cục thông báo: cậu baoleo này, cậu đã có quyết định ra quân rồi. Nhưng để đấy vài hôm nữa, mình ra đơn vị cậu công tác, sẽ công bố và trao quyết định cho cậu.

Thế là, đời quân ngũ của nhà cháu chỉ còn tính từng ngày.
Và bắt đầu thấy man mác buồn, nhớ đơn vị, nhớ đời quân ngũ, nhớ lân tinh và sóng biển bạc đầu.

May mắn là nhà cháu có các thủ trưởng tốt.

Một hôm, Lữ trưởng vỗ vai: baoleo này, ngày mai, đơn vị sẽ tổ chức ăn liên hoan 22/12 sớm. Kết hợp tiễn cậu ra quân. Có cụ Nghiễn xuống dự đấy.

Thế rồi, cũng đến buối sáng nhận quyết định ra quân.

Đơn vị họp toàn thể trong hội trường, cái hội trường 2 tầng trát đá rửa, do đích thân nhà cháu tự thiết kế và chỉ huy xây.
Sau một hồi các nghị quyết và quyết định, cũng đã đến phần quan trọng nhất: Cụ Nghiễn đích thân: mời đ/c baoleo lên nói lời cuối cùng.

Lúc này đây, quãng đường từ chỗ baoleo ngồi, đến bục phát biểu, có lẽ là quãng đường của những bước chân cuối cùng, trong cuộc đời quân ngũ của baoleo !!!
Ý thức được điều đó, baoleo nện gót giầy mạnh hơn thường lệ.

Đến hôm nay, baoleo vẫn còn nhớ được đầy đủ câu nói duy nhất của nhà cháu khi đó:
-Hôm nay, tôi xin gửi lại quân đội ….sao trên mũ và quân hàm trên vai…..Nhưng một khi Tổ quốc cần, một lần nữa, baoleo xin lại lên đường.

Lúc ăn cơm, cụ Nghiễn vỗ vai nhà cháu: lúc cậu nói câu: gửi lại sao-mũ, rồi ngừng lại, tớ hoảng hồn chỉ sợ cậu nói gở. Nhưng cuối cùng, cậu làm tớ nở cả mặt.

Vâng, tình yêu quân ngũ, có bao giờ có thể mờ phai. (like)
đọc đoạn này cháu chảy cả nước mắt ạ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
HỌC – HỌC NỮA – HỌC MÃI
(Những hồi ức chân thực về chiến trường K – Phần 7)

1/ Cựu chiến binh angkorwat (anh Tiến) :

Tiến – nguyên là lính thuộc đơn vị chiến đấu đặc biệt B.68, đã đánh nhau trên đất nước Căm Pu Chia hàng chục năm trời.

Trong thời gian làm nhiệm vụ trên đất nước Chùa Tháp xinh tươi, theo sự phân công của tổ chức, và để hoàn thành nhiệm vụ được giao, cựu binh Tiến đã được thủ trưởng Ngô Điền – là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại chiến trường K khi đó, cử đến trường đại học Quốc gia Cam, để học tiếng Khơ-me.

Sau hơn bốn năm đèn sách trên đất nước Miên, cựu binh Tiến đã tốt nghiệp đại học, với bằng cử nhân tiếng Khơ-me vào loại giỏi.

Với trình độ ngoại ngữ Khơ-me siêu việt và khả bắn súng ngắn cũng như phi dao găm siêu phàm, cựu binh Tiến đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được trên giao phó, trên chiến trường K gian lao.

Trở về với đời thường, ngoài thời gian làm ‘Tổng giám đốc’ của ‘Chuỗi cung ứng Thiết bị vệ sinh và Gạch ốp lát’ ở Cát Linh, thì chuyên môn chính của cựu binh Tiến, vẫn là tiếng Khơ-me.

Và cho đến tận hôm nay, ông giáo Tiến già, người cựu chiến binh đã bước vào lứa tuổi U 70, vẫn miệt mài trên giảng đường, truyền dậy lại ngoại ngữ Căm Pu Chia, cho ‘tầng tầng - lớp lớp’ sinh viên người Việt Nam ta.

2/ Cựu chiến binh Trung Sy:

Trung Sỹ - nguyên là lính sư đoàn 9, đã chiến đấu nhiều năm dưới mầu áo ‘Quân tình nguyện Việt Nam’ trên chiến trường K.

Những nẻo đường ‘bộ chiến’ của chiến binh Trung Sỹ trên đất nước quân thù, trải dài từ trận cửa mở Tây Ninh, đến trận vượt sông Mê Kông, rồi đánh tràn vào thủ đô Nông-Pênh, đánh dấn lên tới tận biên giới Thái – Miên, thì ở nơi đâu, cũng có in dấu dép ‘tông Thái’ của đ/c Trung Sỹ.

Trên chiến trường K khốc liệt, nhờ vào khả năng bắn các loại súng bộ binh vào loại khá, kỹ năng đá mìn điêu luyện, cũng như năng khiếu truyền đạt thông tin cực nhanh thiên phú, với tốc độ ‘mã hoá’ 1 trang tiểu thuyết trong 5 giây mà chỉ sai có 9 ký tự, khi tác nghiệp trên máy thông tin ‘hữu tuyến cầm tay’ chế tạo tại Mỹ, đồng chí Trung Sỹ của chúng ta, đã thoát chết thần kỳ trong đường tơ kẽ tóc qua hàng trăm trận đánh trên chiến trường.

Ra quân về với đời thường, cựu binh Trung Sỹ làm chủ thầu xây dựng.

Đoạn đời này không có gì đáng kể. Ngoại trừ chuyện gái gú kinh hoàng và từng ‘thùng xốp’ đựng tiền, thu về sau mỗi công trình.

Tuy nhiên, hồng phúc của văn đàn nước nhà vẫn còn.

Vì thế cho nên, bỗng nhiên một hôm, đ/c Trung Sỹ gập tai nạn.

Người thì kể rằng, đó là do ‘thùng xốp chứa 5,5 củ’, loại u-ét-đê rơi trúng đầu. Kẻ xấu mồm thì bẩu, đó là do một vòng tay xiết quá chặt của một ả ‘núng nính’.

Tóm lại, sau một đêm ngủ dậy, thì đồng chí ‘chủ thầu’ bỗng thấy mình có thiên bẩm về viết văn.

Không để mất thời giờ, đ/c cựu binh sư đoàn 9 - cắm đầu vào viết lia lịa.

Và trong ‘hội nhà văn’ của nước Nam ta hiện nay, tên tuổi của nhà văn Trung Sỹ đang chói sáng một góc văn đàn, với hàng loạt tác phẩm ngắn dài, tuôn ra như bướm bướm.

Tuân theo lời Đảng dạy (nghe giang hồ đồn là đ/c nhà văn trẻ đang làm đơn xin gia nhập tổ chức này) rằng thì là:

- “Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”.

(Đây là nhời của Ông Cụ - tra Gúc sẽ biết ngay, câu này nằm ở văn kiện nào. Note rằng là: khi gõ cụm từ trên, Gúc hiên ra 2.310.000 kết quả , chỉ trong vòng 0,23 giây).

= > vì thế, đ/c nhà văn trẻ đang có ý định sáng tác văn học bằng tiếng Khơ-me, nhằm cung cấp cho người dân nước bạn, một món ăn tinh thần mới, để nâng cao nhân sinh quan quốc tế vô sản.

3/ Theo ‘trend’ của ông Sáu La-mã từ thời còn Bạch vệ ở Liên Xô, thể hiện qua câu sờ-lô-gần là:

-Học – Học nữa – Học mãi.

Vậy thế cho nên.

Sáng nay, ngày 27 tháng 11 năm 2023 – một ngày đẹp trời, những người lính năm xưa, thừa uỷ quyền của Tổng cục Chính trị của QĐND VN, đã tập hợp nhao lại, trong một quán cà phê tại Hà Nôi, để phát động ‘Chiến dịch học tiếng Khơ-me’.

Về tham gia dự lễ phát động, có các đồng chí sau:

-Cựu binh Tiến – giáo viên tiếng Miên, với quà tặng là một cuốn từ điển Việt – Khơ. Đây là một cuốn sách đã in đậm dấu ấn năm tháng với biết bao nghĩa tình.

-Cựu chiến binh - nhà văn trẻ Trung Sỹ.
02k.jpg

-Anh Giang Ngo, con trai của thủ trưởng NĐ năm xưa của cựu binh Tiến (anh Giang Ngo bị trục trặc xe cộ).

-Người viết ‘tút’ này.
03k.jpg



4/ Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, sẽ sớm có tác phẩm, được in bằng tiếng Căm Pu Chia, do chính tay nhà văn Trung Sỹ viết bằng tiếng Miên.

Rất mong các bạn của tôi, tìm mua và đón chờ tác phẩm.

5/ Thật là hồng phúc cho nền văn học của đất nước Chùa Tháp.

Các bạn láng giềng của nước Nam ta, sẽ sớm có được các tác phẩm ưu tú.

Trong các tác phẩm đó, ngoài các câu chuyện về chiến tranh năm xưa, chắc chắn sẽ không thể thiếu các câu chuyện đời thường. Đại loại như:

-“Các mê-mai Khơ me đang dội nước bên chiếc giếng đầu làng, thấy mấy anh ‘Tình nguyện quân’ đi ngang qua chỗ tắm tiên, bất chợt cười ré lên, các bộ ngực ‘núng nính’ rung lên phần phật….”,

-Và vân vân.
---- ----- ----

Ну, погоди!

Nu, pa-ga-đi!


6/ Đến phút cuối cùng, vì lý do sức khoẻ, đồng chí Trung Sy đã xin phép tham dự ‘Lễ phát động’ bằng hình thức trực tuyến, từ trên giường bệnh.

Tất nhiên, tinh thần ‘Học – Học nữa – Học mãi’, luôn cháy bỏng trong trái tim người cựu chiến binh – nhà văn trẻ.

Và tất cả chúng ta, đều chúc đồng chí Trung Sỹ, sớm bình phục sức khoẻ. Nhanh chóng trở về đội ngũ chiến đấu.

Mọi quà tặng ‘sữa – đường’ của các nhà hảo tâm gửi cho Trung Sỹ, xin chuyển cho cá nhân Bao Leo, tôi xin đảm nhận trọng trách tiêu thụ.

Quyết chiến – Quyết thắng!

01k.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
BÁNH GỪNG

-Season's Greetings đến, luôn là những dạt dào cảm xúc.

-Thời còn quân ngũ, Season's Greetings đến, là tôi lại hay lang thang vào các nhà thờ gần những nơi đóng quân.
Ngoài nhiệm vụ là phụ giúp giáo dân và các cha trang trí cho mùa Noen theo quân lệnh, đây còn là dịp để các cán bộ Đ được chọn lọc như tôi, ngồi tỉ tê với các thanh niên công giáo về lòng yêu nước, tình yêu với Đ, để họ sớm rời bỏ vòng tay của Chúa, để trở lại hàng ngũ của Đ quang vinh. :D

Thú thật là, suốt cuộc đời quân ngũ, tôi chưa từng hoàn thành nhiệm vụ này, và luôn bị Đ ghi vào sổ đen về năng lực. Trái lại, tôi còn bị các nàng con chiên của Chúa, giác ngộ lại, để hiểu thêm về Đức Chúa lòng lành.:D

-Ra quân về với đời thường, khi làm cho tư bản, thì tất cả các năm, mùa Season's Greetings nào, tôi cũng có chuyến công tác vào Sài Gòn, để làm công tác đối ngoại.
Và dịp ấy, năm nào tôi cũng lang thang ở đường Hàn Thuyên, kế bên Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, để mua chút đồ Giáng Sinh. Vì các đồ Giáng sinh ở đấy, theo tôi là có mẫu mã đẹp nhất trên đất Việt ta.

-Tôi cũng hay được tặng các quà, có nguồn gốc xuất phát từ phong tục của Rome, nhưng chỉ là các quả trứng phục sinh, mà người tặng là một nhân viên, cháu gái ruột của Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Còn năm nay, đây là lần đầu tiên trong Season's Greetings, tôi được tặng ‘bánh gừng’, mà người tặng là thư ký, có tên thánh là Jessica – con gái của một đại tá an ninh.

Hoan-xuây Season’s greetings.

bg 1.jpg


bg2.jpg
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,908
Động cơ
3,308,835 Mã lực
CHƯƠNG TRÌNH OFFLINE NHÂN "THÁNG CỦA LÍNH"
(Tại Quốc Phương Trại từ 11h30 ngày chủ nhật 17/12/2023)


Kính các cụ/mợ!

Tháng 12 được coi là "Tháng của lính" vì có ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12. Trong tháng này những người lính, những Cựu chiến binh đều có những hoài niệm về đời quân ngũ của mình.
Theo sáng kiến của CCB Hải quân Baoleo;được sự đồng ý và uỷ quyền của BĐH cùng một số OFesr CCB em vinh dự đươc lên kế hoạch tổ chức chương trình Offline nhân "Tháng của lính".

Sau khi lấy ý kiến từ đa số các cụ/mợ, em xin công bố chương trình cụ thể như sau:

- Thời gian: từ 11h30 ngày 17/12/2023
- Địa điểm: tại Nhà hàng Quốc Phương Trại, khu Tầm Xuân A, Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội
- Món ăn, uống: lợn mán của nhà hàng và chả rươi + rượu Tiên Tửu Phú Lộc khoảng 30-32 độ mang từ Hải Dương lên.
- Thành phần: Các cụ/mợ là thành viên của Cộng đồng Otofun cùng bạn bè, người thân và khách mời từ Quân sử Việt Nam.
- Kinh phí: khoảng 400k/người từ 12 tuổi trở lên; dưới 12 tuổi 200k


Để tham gia buổi offline, mời các cụ/mợ đăng ký ngay tại thớt này, những người tham dự sẽ đóng quyết tâm phí từ ngày hôm nay 13/12 đến hết ngày 16/12/2023 vào tài khoản: Trần Quốc Hưng 0983023380 BIDV
Người đóng tiền vào tài khoản sẽ ghi trong phần nội dung cú pháp: Nick OF_Off lính_số người VD: hungalpha_Off lính_01

Trân trọng!
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,908
Động cơ
3,308,835 Mã lực
DANH SÁCH THAM DỰ

1. Tien Tung
2. Hungalpha (đã đóng tiền)
3. Baoleo (đã đóng tiền)
4. Bác Trung Sỹ bên Quân sử Việt Nam - Khách mời
5. angkorwat
6.7 Kyson1 + F1
8.
9.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Nhà cháu - Baoleo, đã hoàn thành 'Quyết tâm phí' :D
QTP.png
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,608 Mã lực
Chắc tới 16 này em mới biết có tham gia được hay không.
Tháng này bận quá, cuối tuần vừa rồi em cũng lang thang ở Hải Dương. Không chỉ rượu mà cả chè Hải Dương cũng rất ngon, không phải chỉ chè ở khu Hội trường, mà cả ngoài quán, khách sạn làm em hơi ngạc nhiên. Cánh chè không đẹp lắm, nhưng nước rất xanh, thơm và vị rất "chè mạn"!

PXL_013209486.JPG
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Chắc tới 16 này em mới biết có tham gia được hay không.
Tháng này bận quá, cuối tuần vừa rồi em cũng lang thang ở Hải Dương. Không chỉ rượu mà cả chè Hải Dương cũng rất ngon, không phải chỉ chè ở khu Hội trường, mà cả ngoài quán, khách sạn làm em hơi ngạc nhiên. Cánh chè không đẹp lắm, nhưng nước rất xanh, thơm và vị rất "chè mạn"!

PXL_013209486.JPG
Quyết tâm đi cụ.
Lính nhà ta đã có sờ-lô-gần là: Quyết chiến - Quyết thắng :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top