Dạ vâng ạ cháu chờ ạ! Cảm ơn bác rất nhiều ạCảm ơn bác Mr. Gà nhé.
Hẹn bác lần công tác sau vậy.
Dạ vâng ạ cháu chờ ạ! Cảm ơn bác rất nhiều ạCảm ơn bác Mr. Gà nhé.
Hẹn bác lần công tác sau vậy.
Cảm ơn thớt của cụ Baoleo, cụ check lại giúp em, hình như tàu thuộc Vạn Hoa khác loại này thì phải.NGÀY 14 THÁNG 3
Hôm nay, sẽ có thể có người nhắc đến ngày 14/03 và vụ CQ-88.
Cảm ơn các bạn nhắc đến những người lính Hải quân.
Hôm nay, nhà cháu muốn nói thêm rằng, những ngày hôm qua, hôm nay, và còn nhiều ngày mai nữa, còn bạt ngàn các chiến sỹ Hải quân, đang làm những việc chẳng kém gì CQ-88.
Không kể gì đến các chiến sỹ ở các đảo của Trường Sa, các nhà dàn DK nhé.
Các bác đã có bao giờ nghe nói về 1 đơn vị Hải quân, phiên hiệu số là Lữ 128, tên gọi dân sự là: Đoàn Vạn Hoa, mà lữ bộ (hay gọi là trụ sở Công ty cho nó dân sự), nằm trên đường ra khu CN Đình Vũ Hải Phòng không.
Các bác hãy biết rằng, những ngày hôm qua, hôm nay, và còn nhiều ngày mai nữa, Lữ 128, tên gọi dân sự là: Đoàn Vạn Hoa, đang liên tục vây - đuổi - đánh tầu Trung quốc trên biển Đông, để bảo vệ các dàn khoan của ta, các nhà dàn DK, các tầu đánh cá thật sự của ngư dân.
Không nói, không có nghĩa là không có nhé.
Đây là một trong các con tầu đó. Mũi được gia cố để: đâm-va-chèn
Lâu lắm mới thấy cụ lên sóng Chúc cuj nhiều sức khoẻ và '' Giũ mãi niềm tin vào đảng"Nhà cháu đưa mấy tấm hình để cập nhật thông tin
Xin chúc cả nhà nghỉ Tết Độc lập vui vẻ
Hay quá mà em chả đc rớt tiếp cho cụBÁT CANH ‘MÙA THU VÀNG
Tháng 9, ánh nắng vàng như rót mật vào không gian.
Không có tiếng lá khô xào xạc dưới chân chú nai tơ, chỉ có tiếng gió nhẹ như hơi thở của chiếc lá vàng, rơi nghiêng trên thảm cỏ của khu đô thị ven sông Nhị Hà.
Làn gió thu đầu mùa, luồn lao xao trên vòm cây hoàng lan đầu phố, cả hàng cây rùng mình, rơi xuống một đợt mưa lá thu, cả thảm cỏ thoáng chốc như được trải thảm vàng.
Giá như hàng cây hoàng lan kia (chỗ nàng tiểu thư, thay vì đi xe ngựa kéo như trong bức tranh ‘Người đàn bà xa lạ’, đã ‘họ’ con xế Lăng-cờ-ru-dơ cho nhà cháu đi nhờ hôm xưa), biến thành hàng cây bạch dương, thì phong cảnh sẽ chẳng khác gì họa phẩm ‘Mùa thu vàng’ của Lê-vi-tan, mà các bạn lính nhà văn đầy mộng mơ, đã có tác phẩm xuất bản như Trung Sy, Lê Trí Dũng... vẫn tả mồm cho nhà cháu nghe.
Nhưng xin cụ Lê-vi-tan thứ lỗi. Nhà cháu chỉ luôn nhớ về bát canh ‘Mùa thu vàng’ trên con pháo thuyền nhiều năm trước đây mà thôi.
- - - - -
Đang mải mê dùng ống nhòm ‘tầm soát’ mặt biển, trải dài từ mép phải mạn tầu tới tận đường chân trời, xem có bóng dáng một con tầu khả nghi nào không, nhà cháu chợt giật mình bởi tiếng thằng cu Rền, anh nuôi – pháo thủ 14ly5, oang oang như sấm rền mưa giông chính hạ:
-“anh à, mấy ngày rồi toàn lương khô, thịt hộp, em không thể nào ‘đi’ nổi. Ban nãy lên boong tìm anh, lách qua chỗ thằng Chính ‘còi’ báo vụ-ra đa đang tác nghiệp trên màn vi-cô, cũng thấy nó rên la với em là ăn ‘khô’ mãi thế này, chết mất”.
Trước hết, cũng phải nói qua về chức danh ‘kép’ của thủy thủ đoàn là: anh nuôi/pháo thủ, hay báo vụ/ra-đa,,,, đã.
Số là pháo thuyền của nhà cháu, vốn là con PCF, tầu nhỏ nên số lượng thuyền viên rất ít. Nên đa phần thủy thủ đoàn phải kiêm nhiệm nhiều chức trách.
Ngoại trừ các vị trí bắt buộc phải tác nghiệp trong suốt thời gian hải trình, như thuyền trưởng hay máy trưởng, các vị trí khác còn lại, đều phải kiêm nhiệm. Tỷ như pháo thủ của ụ 14ly5 hai nòng trên nóc tầu, phải là một thằng to con lực lưỡng như hộ pháp, nhưng thực ra lại rất nhàn. Chỉ khi nào có lệnh ‘báo động-về vị trí chiến đấu’ thì thằng cu Rền mới phải nhẩy phắt lên ghế bắn của ụ pháo 14ly5, còn toàn thời gian còn lại, thằng cu pháo thủ hoàn toàn không có việc gì để làm. Vì thế, nó phải kiêm nhiệm chức trách anh nuôi. Hoặc sang chảnh hơn nữa, là thêm việc ‘quan sát mắt’ khi cần thiết.
Còn thằng Chính ‘còi’, chuyên ngành ra-đa, nhưng phải kèm thêm chân báo vụ, phụ trách máy thông tin. Ấy là khi trời yên, biển lặng. Chứ còn khi phát hiện thấy ‘tiêu’ rồi, và đến khoảng cách khoảng 10 cây số (tầm 8 hải lý), tức là đến tầm quan sắt mắt rồi, thì nó phải tắt ra-đa, thủ cây RPD lao ngay ra mạn trái của boong tầu, phía trước.
Vẫn tiếng thằng cu Rền thủ thỉ. Mà …mịa, thằng hộ pháp ấy, tuy đã hạ giọng thầm thì tình cảm, thì âm vực của nó vẫn còn hơn cả tiếng sấm rền gọi đòng lúa chiêm xuân.
-"hay là anh xin phép cụ ‘Nê-vi-tơn’ cho em hạ cây bạch dương còn lại, làm bát canh ‘Mùa thu vàng’ đi anh. Ngày kia là ‘hạm’ ta hết phiên trực canh rồi".
Nghe ngữ điệu phát âm tên danh họa Lê-vi-tan bằng tiếng Nghệ An của cu Rền, nhà cháu chợt phì cười.
Không phải cười thổ âm địa phương của cu Rền, mà cười câu chuyện phịa về họa phẩm ‘Mùa thu vàng’ của nhà cháu, chuyện tếu táo thế mà lính tin sái cổ.
Hồi 7x-8x đấy, các chiến hạm của hải quân ta, làm gì có tủ cấp đông để bảo quản thực phẩm. Tất cả cứ để thiên nhiên ra đấy, còn thì dùng, hỏng thì ..cho cá biển ăn. Nhưng khó khăn thì khắc phục, lính ta rất tài trong việc tích trữ đồ ăn. Lấy tỷ dụ như dự trữ rau xanh.
Để được ăn rau lâu nhất có thể, trong những ngày dài trực canh trên biển, lính thường mua các loại củ quả như bí đao, xu hào. Nhưng đã gọi là rau, thì loại rau ăn lá vẫn là nhất phẩm. Bởi thế, bắp cải, hay cải bẹ thường là lựa chọn số một. Cách bảo quản thì đơn giản đến không ngờ. Lính chăng dây thép dọc vách chiến hạm, treo ngược các cây bắp cải hay cải bẹ lên đấy, và khi ăn thì không ăn từng cây, mà ăn từng tầu lá một ở mỗi cây, chọn những tầu lá héo để ăn, để dành những chiếc lá xanh cho bữa sau, và nói chung thì đến tuần thứ hai trên biển, chỉ còn được ăn các tầu lá đã úa vàng.
Để động viên anh em, nhà cháu đã gọi vách chiến hạm có treo các cây rau úa là bức tranh ‘Mùa thu vàng’ của họa sỹ Liên-xô tên là Lê-vi-tan. Những cây bắp cải lốm đốm úa vàng được coi như những cây bạch dương đang mùa thay lá. Những tầu cải bẹ ủ rũ được ví như những thảm cỏ vàng ven cách rừng bạch dương (thiếu mỗi nàng Ri ta đi xe ngựa kéo!!!), và cái vách chiến hạm bằng nhôm mầu sơn xám, được coi như những làn mây mùa thu đang xà thấp gợi tình.
Thế nhưng, hôm nay đã bước sang tuần thứ ba trên đại dương, toàn bộ khu rừng mùa thu đã bị con cháu vua Hùng đốn trụi, chỉ còn sót lại mỗi một cây bạch dương vàng sẫm, điểm những chấm đen li ti, hệt như thân cây bạch dương tróc vỏ mỗi khi thu về.
--- --- ---
Oài, cho dù giờ đây đã đi khắp bốn phương trời, đã ngắm nhiều cảnh sắc mùa thu, kể cả mới đây đứng chân trên cánh đồng tràn ngập cỏ chín vàng xứ người, đã nếm nhiều món ngon vật lạ, nhưng ngon nhất và đẹp nhất, vẫn là bát canh ‘Mùa thu vàng’ trên con khinh tốc hạm PCF năm xưa.
Toàn cảnh con PCF khi còn trong tay quân đội Hoa Kỳ. Ụ pháo trên nóc tầu vẫn là pháo 20 ly hai nòng. Khi về với hải quân Việt Nam, thời 8x, ụ pháo nóc đã được thay bằng pháo 14ly5 hai nòng.
Bộ đội hải quân Việt Nam (Baoleo) đứng trong ụ pháo 14ly5, trên nóc tầu.
Hình ảnh những cánh đồng cỏ mùa thu, nơi người lính hải quân Việt Nam đã từng qua.
Trong đợt ra Trường Sa, nhà em đã có dịp thăm một con tàu như trên hình - con tàu mang tên mới, Trường Sa XX, nhưng hồi chặn giàn khoan HD 981, nó đã tham gia một cách quả cảm và anh hùng (chính là con tàu đã tham gia đâm va và cũng bị rách khá to). Anh em trên tàu thực hiện mỗi chuyến đi kéo dài nhiều tháng nên cũng phải tổ chức cuộc sống rất sáng tạo. Có dịp, em sẽ xin post vài tấm ảnh về con tàu này. Buồn cười nhất là con yểng trên tàu, nói hệt như người, đôi lúc cáu bẳn "Nói gì mà nói lắm thế!".Đây là một trong các con tầu đó. Mũi được gia cố để: đâm-va-chèn
Thanks cụ về câu chuyện. Nhìn tấm ảnh này cháu nhớ hồi bé (khoảng năm 1972 - 73) nhà cháu cũng có treo 1 tờ bìa lịch, có ảnh mấy chú hải quân chụp cùng cụm pháo đôi như này. Tấm bìa ấy treo được mấy năm, hết quyển lịch này sang năm lại mua quyển khác về, và vẫn đóng đinh treo lên đó. Bây giờ ít dùng loại bìa này nữa rồi.
Nhà cháu ở TP Tuyên Quang này, cây cầu này nhỏ, chỉ đủ cho 1 xe đi qua, chắc nó được làm từ thời PhápCửa ngõ mặt trận hôm nay.
Nhân chuyến công tác, baoleo nhà cháu vừa mới có dịp chạy qua thị xã Tuyên Quang
...
Kể từ năm đầu những năm 8x thời chiến tranh, đến tận đầu những năm 2000 thời hòa bình, gần 20 năm trời liên tục đi lại trên con đường lên Hà Giang, nhà cháu đều biết rằng: khi nhìn thấy cây cầu này, đó đã là thị xã Tuyên Quang.
Hồi đó, cây cầu này là điểm bắt đầu của thị xã Tuyên Quang, chứ không như bây giờ, Tuyên Quang to quá (hic).
Thời chiến tranh đi qua đây, nhưng chưa lần nào, nhà cháu được đi trên cây cầu đấy. Vì đi qua cây cầu, nghĩa là được vào thị xã, mà lính thì làm gì có điều mộng mơ ấy. Toàn đi qua thôi.
Đây là ngã ba, một đường từ Hà Nội lên, 1 đường là rẽ vào cầu, rồi vào thị xã, nơi có phở, có xi-rô lựu.
Nhưng, xe nhà binh chỉ nhằm hướng thứ 3: mặt trận biên giới Hà Giang xa mờ. Lúc đó, đây là đích để hướng tới.
Nhưng trí nhớ thì còn nhớ rất rõ cây cầu này, vì nó là điểm dễ nhận biết nhất: đấy là đầu thị xã Tuyên Quang. Mà Tuyên Quang, là thị xã hậu phương cuối cùng của mặt trận Hà-Tuyên.
Qua Tuyên Quang, qua trường Sư phạm, là đến Hàm Yên. Ở Hàm Yên, có trạm kiểm soát quân sự của quân khu. Qua trạm kiểm soát quân sự, đã được coi là vào tiền phương mặt trận.
Oài, chốc đà mấy chục năm trời.
Nay, nhìn thấy cây cầu này, lại như nhìn thấy người quen.
Các bạn lính Mặt trận Hà-Tuyên, các bạn có nhận ra người quen không?
Ông bố em cũng có 1 tấm ảnh chân dung kiểu như này. Ông cũng tham gia trận Điện Biên (cầu cho linh hồn ông được yên nghỉ). Còn về góc chụp này thì 1 ông thầy chụp ảnh có dạy rằng: chụp góc này, khuôn mặt được chiếu chếch, có phần sáng hơn, phần tối hơn. Mặt sẽ được "nổi" lên, có hình khối hơn, sinh động hơn. Nếu chụp như kiểu ảnh chứng minh thư (rõ cả 2 tai), khuôn mặt sẽ bị sáng đều, bị "bẹt bẹt" xuống, như vậy sẽ xấu hơn ạ.
Ở nhà ông già em cũng có cái ảnh dư lày. Chụp đận ở TC Cung cấp.
Cũng mũ nan bọc lưới+vải dầu có gắn sao.
Mờ ngày xưa, hình như mắt thợ người ta thấy hình như chỉ có mỗi góc chụp này là đẹp
Chúc các Thày Cô : KHỎE!QUÀ CHO NGÀY 20/11
Lứa trai tráng chúng tôi, vừa rời ghế nhà trường phổ thông, là lao ngay vào lửa đạn chiến tranh,
không có lấy một ngày nghỉ chuyển tiếp, để hái hoa- bắt bướm.
Bàn tay còn dính nhựa nhành hoa phượng đỏ, đã cầm ngay lấy vũ khí, chiến đấu quyên mình vì tổ quốc, trên khắp mọi nẻo đường của chiến trường Đông Dương.
Và nếu nhìn thật gần, có thể thấy những ngón tay còn dính mầu mực tím học trò đó, đang siết lại trong động tác bẻ gập nòng M79 để nhét đạn bi, bắn cản phá đợt tấn công biển người.
Những ngón tay còn chưa kịp mọc lông tơ, đang thận trọng và nhẹ nhàng hơn cả trong tưởng tượng, khi chạm tay cô bạn học cùng lớp, để gập lẫy an toàn, đưa khẩu chống tăng B41 vào chế độ khai hỏa.
Và khi đã bị thương, khi chỉ còn lại một mình trên điểm cao chốt chặn biên cương, nếu quân thù còn hung hăng xông đến, chúng sẽ chết tan xác bởi trái lựu đạn F1 đã đặt ở chế độ ngòi nổ tức thì, được giật chốt bởi hàm răng còn trắng sữa ngọc ngà, với nụ cười vĩnh biệt ngàn năm mây trắng còn bay.
Những cánh hoa cỏ may xao động, con chuồn chuồn vụt bay lên trong ánh hoàng hôn, và một tiếng chim chợt cất lên thảng thốt. Tất cả, tất cả đều sẽ chìm đi trong nhoáng lửa hỏa lực kèm theo những tiếng ‘ùng-oàng’ đục trầm. Bởi những khung cảnh lãng mạn ấy, là dấu hiệu cho biết, tiền quân kẻ thù đã lọt đến mép chiến hào tiền duyên.
500 bạn bè trên FB chắc đa phần cũng đều đã có con trai tầm 17 tuổi trở lên. Các thiên thần bé nhỏ ấy, hôm nay vẫn đang làm cho các bạn lo lắng bởi ‘cục cưng bé bỏng’ ấy, vừa chê cốc sữa hay bát phở tái trần, mà các bạn cung tiến cho các ‘bé’ ấy măm măm, bởi chúng còn đang mải ‘chát chít’ trên ‘ai-phôn’.
Các bạn sẽ hiểu được nỗi lòng của những thầy cô, những người khi ấy cũng chỉ mới tầm 23-25 tuổi xuân. Những bà mẹ của chúng tôi, khi ấy cũng chỉ mới trong độ tuổi 40 mà thôi. Những người đáng kính ấy, đã dằn lòng để tiễn chúng tôi, tuổi 17-18 lao ra chiến trường.
Ngày 20/11 năm nay, những người học trò năm xưa, những người cựu chiến binh đã đi qua những năm tháng chiến trận, có món quà tặng các thầy cô giáo thời phổ thông của mình. Đó là những hồi ức chiến trường, được viết bằng máu, viết bằng toàn bộ tuổi trẻ chiến đấu-hy sinh hết mình của những cựu học trò.
Cảm ơn các thầy cô thân yêu, đã dạy dỗ chúng em thành những người chiến sỹ, như trong lời ca khúc ‘Bài ca chiến sỹ’:
“...Có một trái tim, biết yêu tha thiết đất nước quê hương
Một trái tim, biết căm thù quân xâm lược, một trái tim...... rực lửa anh hùng...”
Chúc các thầy, các cô: KHỎE!!!.
Cảm ơn PainChúc các Thày Cô : KHỎE!
Chúc Thủ trưởng Baoleo: KHỎE! Chúc Thủ trưởng bước sang tuổi mới đầy khí thế và nhuyễn mềm tay bút!
Ặc, đọc chuyện này của cụ lại nhớ mấy thằng bạn em hồi còn SV, học cầu đường, có máy trắc đạc cũng zoom xa kinh khủng. Hậu quả là máy toàn hướng về phòng tắm nữ trong KTX của trường....kệ thầy giáo dạy thực hành hò hét đến khản cổ(Tháng 12, nhớ về những ngày áo lính)
ƯỚC MƠ TRUNG SỸ
Doanh trại hải quân nhà cháu, thường nằm sát mép biển.
Biển xanh, mái ngói đỏ, gió lộng, những dải cát trắng dài. Doanh trại đẹp như trong bức tranh thủy mặc của ông Tề Bạch Thạch bên xứ Tầu.
Ấy thế nhưng, khu tắm giặt tập chung của đơn vị, mới là nơi đẹp nhất. Đặc biệt là khu tắm giặt của trung đội nữ hải quân. Về cái khu tắm giặt của trung đội nữ này, nhà cháu đã có biên vài chuyện về nó, trong sê-ri: ‘Nhớ về “bê” tóc bím’!
Khu vực này nằm phía sau dẫy nhà nghỉ của cán bộ-chiến sỹ, khá biệt lập, trên một gò đất hơi nhô cao. Để cẩn thận, nhà cháu còn cho xây tường bao quanh khu tắm giặt, cao những hơn mét tám, cắm cả mảnh chai trên đỉnh, Đảm bảo không một ai trong doanh trại, có thể kiễng chân nhìn vào khu tắm giặt của các chiến sỹ nữ.
Là cái thằng hay đọc sách thánh hiền, nên nhà cháu hiểu nỗi vất vả của các em. Mới non 17-18 tuổi đầu, đã xa nhà bước vào quân ngũ, còn biết bao là non nớt, vụng về. Bởi vậy, nhà cháu thường xuyên cho các em nghỉ huấn luyện sớm, thường là tầm non 4 giờ chiều.
Lúc ấy, mặt trời còn lâu mới chìm khuất sau giẫy đồi thông phía tây, xa xa. Ánh nắng vẫn còn giát vàng lên khu tắm giặt không mái che, sưởi ấm toàn khu vực, để các cô bé còn có thời gian thư giãn bên bể nước ngoài trời, sau một ngày huấn luyện căng thẳng.
Như đã nói trong các câu chuyện trước. Nhà cháu chơi khá thân với cậu Hải, đại trưởng của đại đội tên lửa vác vai A72-sư đoàn phòng không 365, đóng quân trên đồi cao phía tây xa xa, làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ hải quân của nhà cháu.
Tên lửa thì nhà cháu chả thấy báu nõn gì. Nhà cháu chỉ thích cái máy đo xa thám không AZP của đại đội A 72 mà thôi.
Cái máy AZP này, chuyên dùng để xục xạo tìm kiếm mục tiêu trên không, nên tiêu cự là vô đối. Đặt tờ báo Nhân Dân ở xa 4 km, máy có thể đọc rõ bài xã luận, thậm trí là nhìn rõ cả dăm rơm còn hằn trên giấy báo.
Những đêm không trăng, nhiều sao, nhà cháu thường lên đại đội tên lửa A72, mược cái máy đo xa thám không AZP, lia máy lên bầu trời.Chả là hồi chiến tranh biên giới ấy, cứ đúng 8 giờ 12 phút tối, là có một vệ tinh quân sự rinh sát của Mỹ, bay ngang qua bầu trời ở hướng 34. Cứ đúng giờ ấy, là nhà cháu và cậu Hải, đại trướng A72, lại đọ xem, cái đồng hồ Ra-két-ta của nhà cháu, và cái đồng hồ Pôn-dốt của Hải, cái nào chạy chính xác hơn.
Nếu chuyện cứ như thế, thì đã chẳng có điều gì đáng nhớ.
Một hôm vào buổi chiều, trước giờ cơm tối, cậu Hải xuống đơn vị hải quân tìm nhà cháu. Với vẻ mặt đau khổ, cậu Hải bẩu:
-Ông nhắc nhở các cô bé của ông đi, không là tôi mất hết quân đấy.
Trước ánh mắt đầy vẻ ngạc nhiên của nhà cháu, cu Hải buồn rầu:
-Dạo này, tôi thấy tụi tiểu đội trinh sát thám không cứ ngồi lỳ bên máy đo xa, bỏ cả giờ tăng gia, thậm chí nhiều hôm muộn cả giờ cơm chiều. Hôm qua tôi đột xuất đi kiểm tra, thì...Không thể tệ hơn được.
Nhà cháu sốt ruột:
-Ông đi vào việc chính đi, tôi phải đi tưới rau bây giờ đây.
Cu Hải vẫn lúng búng:
-Mẹ kiếp. Chỉ lệnh đã đặt ra là: máy đo xa phải cố định ở hướng bắc, nâng cao ở tầm 45 độ, để xục xạo mục tiêu theo vùng trời được phân công. Thế mà hôm qua tôi mới biết, chúng nó toàn hướng máy về phía đông, hướng xuống phía doanh trại của ông.
Ông biết không, tôi đã ghé mắt kiểm tra, suýt ngất. Một quả bóng chuyền da, xinh xinh, hồng hồng, đập cứ tưng tưng vào mắt!!!
Nhà cháu hoang mang:
-Bóng nào ở đấy, liên quan gì đến cái máy AZP của đại đội ?
Thằng Hải rít lên:
-Thì đó là cái đầu ‘ti’ của cô bé nào đấy, quân của ông ấy. Mịa, ở khoảng cách 1,2 cây số, máy nó chỉnh tiêu cự tối đa, bằng quả bóng chuyền là còn bé đấy. Ở cái ‘đầu’ sau, ‘nó’ còn bằng quả dưa hấu cơ!!!
Zời ơi. Nhà cháu bật ngửa, đấm ngực than trời.
Zời ạ, ở khoảng cách 4 km, máy có thể đọc rõ bài xã luận, thậm trí là nhìn rõ cả dăm rơm còn hằn trên giấy báo. Đằng này có 1,2 ki-lô-mếch. Lại trống thiên, không mái che. Lại ở trên cao, cứ như ngồi trên trực thăng chỉ thị mục tiêu, nhòm xuống.
Thôi rồi Lượm ơi. Nào là khu riêng biệt, nào là tường cao hơn mét tám, nào là mảnh chai cắm đỉnh. Còn ‘kín cổng-cao tường’, kín đáo gì nữa, các em ơi. Bí mật quân sự, kho hàng quý báu, lộ hết cả rồi!!!
Ngay lập tức, tối đó nhà cháu họp gấp.
Ấy thế, dưng mà đó lại là chuyện tế nhị, là các cô bé mới non 17 tuổi đời, còn ngu ngơ, còn ngây thơ binh nhì. Không thể nói huỵch toẹt ra được. Cứ phải hắng giọng và vòng vo tam quốc.
Nào là ở hướng mặt trời lặn ấy, phía dẫy đồi thông xa xa ấy, ánh nắng mặt trời chói chang chiếu thẳng vào mắt, ngược sáng, nên các đồng chí không nhìn thấy máy AZP, nhưng máy AZP sẽ nhìn thấy rõ các đồng chí. Hiểu chửa. Rõ chửa.
Chả biết ‘hiểu chửa’, ‘rõ chửa’ được các cô bé quán triệt bao nhiêu. Nhưng vài hôm sau, trong lúc tăng gia, nhà cháu nghe rõ tiếng cô bé Hồng, cô bé táo tợn, dường như cố tình nói to để nhà cháu nghe thấy:
-Sợ gì. Bây giờ có giá ngàn vàng, các anh ấy mới ngắm. Chứ mai sau, đắt giá lắm thì cũng chỉ còn non nửa chỉ. Có mà ‘các’ vàng mười, các anh ấy cũng chả thèm. Bây giờ có áo gấm, mà cứ phải đi đêm, nó phí ra. Kệ....
Than ôi, lại còn thế nữa! Nhà cháu ngửa mặt kêu trời như Chu Du dỗi hờn Tào Tháo trong trận Xích Bích năm nào.
Thôi thì ‘dao sắc không gọt được chuôi’, ta đi ‘gọt’ tên lửa vậy.
Thấy nhà cháu lên, cu Hải biết ngay:
-Tụi ‘chó ***’ quân tôi, chúng nó chẳng nể Đại hội Đoàn Thanh niên toàn quốc đang họp gì sất. Chiều xuống, cứ hở ra, là chúng nó lại lia máy xuống doanh trại hải quân nhà ông.
Tôi ước mình lại được là trung sỹ, là tiểu đội trưởng máy đo xa thám không AZP, để giữ gìn quân phong-quân kỷ, ông ơi!
Hỡi các em Hồng, em Nụ, em Mai, em Bích, em Đào.
Các em có thể đã quên anh Hải với giấc mơ trung sỹ.
Các em có thể đã quên tiếng ho cảnh báo, như ông già ho lao của anh, mỗi khi anh đi gần đến căn nhà của các em.
Nhưng tụi anh vẫn nhớ, vẫn hình dung các em như làn táo chín đỏ, căng mọng trong vườn xuân. Các em sẽ không bao giờ là những quả táo tầu trong bình rượu ngâm thuốc bắc tẩm bổ của cụ Nguyệt hay anh Chiến, anh Tùng.
Tụi anh vẫn luôn nhớ về các em, căng mọc như táo chín mùa xuân, hỡi các nữ chiến binh tóc mềm.
Máy đo xa AZP thần thánh đây
Các em luôn căng mọng như táo chín mùa xuân