- Biển số
- OF-320235
- Ngày cấp bằng
- 19/5/14
- Số km
- 1,824
- Động cơ
- 362,152 Mã lực
HÀNH KHÚC TRUNG ĐOÀN
Tháng 12 đến, những người lính cũ chúng tôi, thường gập nhau nhiều hơn.
Những người bạn lính gập nhau, chuyện trò gì thì cuối cùng, cũng lại vẫn trở về chủ đề xưa cũ: hồi ấy, ở đơn vị tôi......
Hôm vừa rồi, bạn tôi – Xuân Tùng – nguyên lính thông tin đeo máy PRC 10 của tiểu đoàn 4, trung đoàn 2, sư 9, mà người tiểu đoàn trưởng lúc ấy, là bác Sơn-phó CT Quốc hội bây giờ - lại nhớ về kỷ niệm của tháng 12 năm 1981.
Hồi ấy, khoảng gần cuối năm 1981, bạn tôi cùng 2 đồng đội là Chương và Hùng lé được gọi đích danh ra ban 2 (ban Chính trị) trung đoàn để thành lập đội văn nghệ, chuẩn bị cho hội diễn sư đoàn, quân đoàn vào dịp tết Quân đội 22 tháng 12.
Lúc mới ra chưa kịp làm lán ở, bạn tôi ở chung với các anh cán bộ ban, quần tụ trong mấy cái nhà sàn lớn lợp ngói, gần đại đội trinh sát 21, cạnh cầu sắt của ga Bamnak – Cam Pu Chia.
Cán bộ, trợ lý với lính lác đều ở tất dưới gầm nhà, lúc này đã được thưng bao bằng các loại ván. Giường cũng đóng ván thành sạp nằm sát nhau.
Bạn Tùng của tôi đã nghĩ bụng rằng:
- mấy ông trung đoàn bày vẽ, địch nào dám đánh thẳng vào đây mà phải nằm đất? Sao không lên mẹ nó sàn trên, mở cửa sổở cho thoáng mát. Không biết trên kia họ chứa cái gì mà cửa lúc nào cũng đóng im ỉm?
Rồi mấy hôm sau nữa, đội văn nghệ của bạn tôi có thêm Mai Dân, được sư đoàn cử xuống, tăng cường cho đội văn nghệ trung đoàn 2.
Mai Dân là người Huế, là tay guitar lão luyện, được giao nhiệm vụ sáng tác bài hành khúc cho trung đoàn. Một trung đoàn hai lần anh hùng, một trung đoàn được nhắc danh trong trong ca khúc của phe đối địch, trung đoàn mang tên Đồng Xoài không phải chuyện thường, phải có một bài hành khúc truyền thống cho ra nhẽ.
Anh em văn nghệ mau chóng hợp nhau, nhưng suốt tuần giời lục sục chẳng phọt ra được câu nhạc nào.
Một buổi trưa nóng quá, dưới nhà lại bí, Mai Dân cùng bạn tôi, ôm chiếu leo cầu thang lên sàn trên tính nằm cho mát.
Vừa mở cửa, mùi đồ lính cũ chợt tỏa ra chua mốc. Những cái ba lô cũ xếp cao đến ngập cửa sổ, cái lép cái căng. Có cả những cái đã rách te tua khô bết máu. Một điều gì đó rất khác lạ vừa thoáng qua nên cả hai thằng chợt im phắc.
Anh Trầm ban chính sách đang lơ mơ ngủ trưa, trông thấy cáu kỉnh chạy ra sân chửi:
- đ...mẹ chúng mày xuống ngay, muốn ôm đồ lên đấy phỏng? Ba lô anh em mới chuyển cứ về tao đã phân loại đánh dấu đâu, lên đó làm gì?
Vâng, đó là các ba lô anh em tử sỹ trung đoàn của bạn tôi, mới gom từ chiến dịch biên giới, vượt sông Mekong đánh vào Ph'nom Penh, đến chiến dịch Amleang. Bây giờ mới chuyển về cứ ga Bamnak này, để chờ chuyển tiếp về gia đình họ.
Trong đó có chắc hẳn có ba lô của thằng Túy, thằng Thành, thằng Nhĩ, thằng Năm, thằng Tư, anh Quang, anh Mải, Cáp đen...của tiểu đoàn 4 - của bạn tôi.
Những ngày sau đó, những nét nhạc đầu tiên của bài Hành khúc Trung đoàn, được bạn tôi và Mai Dân viết những dòng đầu tiên:
- "Mang tên đoàn Đồng Xoài vẻ vang. Truyền thống vinh quang tô thắm lịch sử vàng son. Thành đồng quyết thắng, Trung dũng kiên cường, Đánh giỏi thắng nhiều ..."
Oài, nào có ai biết, những ca từ ‘vinh quang – oai hùng – sáng chói...’ là được thai nghén và chín, dưới lớp lớp - bạt ngàn những ba lô của liệt sỹ thấm đẫm máu, đang xếp trĩu nặng trên đầu những người bạn của tôi.
Tháng 12 đến, những người lính cũ chúng tôi, thường gập nhau nhiều hơn.
Những người bạn lính gập nhau, chuyện trò gì thì cuối cùng, cũng lại vẫn trở về chủ đề xưa cũ: hồi ấy, ở đơn vị tôi......
Hôm vừa rồi, bạn tôi – Xuân Tùng – nguyên lính thông tin đeo máy PRC 10 của tiểu đoàn 4, trung đoàn 2, sư 9, mà người tiểu đoàn trưởng lúc ấy, là bác Sơn-phó CT Quốc hội bây giờ - lại nhớ về kỷ niệm của tháng 12 năm 1981.
Hồi ấy, khoảng gần cuối năm 1981, bạn tôi cùng 2 đồng đội là Chương và Hùng lé được gọi đích danh ra ban 2 (ban Chính trị) trung đoàn để thành lập đội văn nghệ, chuẩn bị cho hội diễn sư đoàn, quân đoàn vào dịp tết Quân đội 22 tháng 12.
Lúc mới ra chưa kịp làm lán ở, bạn tôi ở chung với các anh cán bộ ban, quần tụ trong mấy cái nhà sàn lớn lợp ngói, gần đại đội trinh sát 21, cạnh cầu sắt của ga Bamnak – Cam Pu Chia.
Cán bộ, trợ lý với lính lác đều ở tất dưới gầm nhà, lúc này đã được thưng bao bằng các loại ván. Giường cũng đóng ván thành sạp nằm sát nhau.
Bạn Tùng của tôi đã nghĩ bụng rằng:
- mấy ông trung đoàn bày vẽ, địch nào dám đánh thẳng vào đây mà phải nằm đất? Sao không lên mẹ nó sàn trên, mở cửa sổở cho thoáng mát. Không biết trên kia họ chứa cái gì mà cửa lúc nào cũng đóng im ỉm?
Rồi mấy hôm sau nữa, đội văn nghệ của bạn tôi có thêm Mai Dân, được sư đoàn cử xuống, tăng cường cho đội văn nghệ trung đoàn 2.
Mai Dân là người Huế, là tay guitar lão luyện, được giao nhiệm vụ sáng tác bài hành khúc cho trung đoàn. Một trung đoàn hai lần anh hùng, một trung đoàn được nhắc danh trong trong ca khúc của phe đối địch, trung đoàn mang tên Đồng Xoài không phải chuyện thường, phải có một bài hành khúc truyền thống cho ra nhẽ.
Anh em văn nghệ mau chóng hợp nhau, nhưng suốt tuần giời lục sục chẳng phọt ra được câu nhạc nào.
Một buổi trưa nóng quá, dưới nhà lại bí, Mai Dân cùng bạn tôi, ôm chiếu leo cầu thang lên sàn trên tính nằm cho mát.
Vừa mở cửa, mùi đồ lính cũ chợt tỏa ra chua mốc. Những cái ba lô cũ xếp cao đến ngập cửa sổ, cái lép cái căng. Có cả những cái đã rách te tua khô bết máu. Một điều gì đó rất khác lạ vừa thoáng qua nên cả hai thằng chợt im phắc.
Anh Trầm ban chính sách đang lơ mơ ngủ trưa, trông thấy cáu kỉnh chạy ra sân chửi:
- đ...mẹ chúng mày xuống ngay, muốn ôm đồ lên đấy phỏng? Ba lô anh em mới chuyển cứ về tao đã phân loại đánh dấu đâu, lên đó làm gì?
Vâng, đó là các ba lô anh em tử sỹ trung đoàn của bạn tôi, mới gom từ chiến dịch biên giới, vượt sông Mekong đánh vào Ph'nom Penh, đến chiến dịch Amleang. Bây giờ mới chuyển về cứ ga Bamnak này, để chờ chuyển tiếp về gia đình họ.
Trong đó có chắc hẳn có ba lô của thằng Túy, thằng Thành, thằng Nhĩ, thằng Năm, thằng Tư, anh Quang, anh Mải, Cáp đen...của tiểu đoàn 4 - của bạn tôi.
Những ngày sau đó, những nét nhạc đầu tiên của bài Hành khúc Trung đoàn, được bạn tôi và Mai Dân viết những dòng đầu tiên:
- "Mang tên đoàn Đồng Xoài vẻ vang. Truyền thống vinh quang tô thắm lịch sử vàng son. Thành đồng quyết thắng, Trung dũng kiên cường, Đánh giỏi thắng nhiều ..."
Oài, nào có ai biết, những ca từ ‘vinh quang – oai hùng – sáng chói...’ là được thai nghén và chín, dưới lớp lớp - bạt ngàn những ba lô của liệt sỹ thấm đẫm máu, đang xếp trĩu nặng trên đầu những người bạn của tôi.