[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,801
Động cơ
361,895 Mã lực
HÀNH KHÚC TRUNG ĐOÀN

Tháng 12 đến, những người lính cũ chúng tôi, thường gập nhau nhiều hơn.
Những người bạn lính gập nhau, chuyện trò gì thì cuối cùng, cũng lại vẫn trở về chủ đề xưa cũ: hồi ấy, ở đơn vị tôi......

Hôm vừa rồi, bạn tôi – Xuân Tùng – nguyên lính thông tin đeo máy PRC 10 của tiểu đoàn 4, trung đoàn 2, sư 9, mà người tiểu đoàn trưởng lúc ấy, là bác Sơn-phó CT Quốc hội bây giờ - lại nhớ về kỷ niệm của tháng 12 năm 1981.

Hồi ấy, khoảng gần cuối năm 1981, bạn tôi cùng 2 đồng đội là Chương và Hùng lé được gọi đích danh ra ban 2 (ban Chính trị) trung đoàn để thành lập đội văn nghệ, chuẩn bị cho hội diễn sư đoàn, quân đoàn vào dịp tết Quân đội 22 tháng 12.
Lúc mới ra chưa kịp làm lán ở, bạn tôi ở chung với các anh cán bộ ban, quần tụ trong mấy cái nhà sàn lớn lợp ngói, gần đại đội trinh sát 21, cạnh cầu sắt của ga Bamnak – Cam Pu Chia.
Cán bộ, trợ lý với lính lác đều ở tất dưới gầm nhà, lúc này đã được thưng bao bằng các loại ván. Giường cũng đóng ván thành sạp nằm sát nhau.
Bạn Tùng của tôi đã nghĩ bụng rằng:

- mấy ông trung đoàn bày vẽ, địch nào dám đánh thẳng vào đây mà phải nằm đất? Sao không lên mẹ nó sàn trên, mở cửa sổở cho thoáng mát. Không biết trên kia họ chứa cái gì mà cửa lúc nào cũng đóng im ỉm?

Rồi mấy hôm sau nữa, đội văn nghệ của bạn tôi có thêm Mai Dân, được sư đoàn cử xuống, tăng cường cho đội văn nghệ trung đoàn 2.
Mai Dân là người Huế, là tay guitar lão luyện, được giao nhiệm vụ sáng tác bài hành khúc cho trung đoàn. Một trung đoàn hai lần anh hùng, một trung đoàn được nhắc danh trong trong ca khúc của phe đối địch, trung đoàn mang tên Đồng Xoài không phải chuyện thường, phải có một bài hành khúc truyền thống cho ra nhẽ.
Anh em văn nghệ mau chóng hợp nhau, nhưng suốt tuần giời lục sục chẳng phọt ra được câu nhạc nào.

Một buổi trưa nóng quá, dưới nhà lại bí, Mai Dân cùng bạn tôi, ôm chiếu leo cầu thang lên sàn trên tính nằm cho mát.
Vừa mở cửa, mùi đồ lính cũ chợt tỏa ra chua mốc. Những cái ba lô cũ xếp cao đến ngập cửa sổ, cái lép cái căng. Có cả những cái đã rách te tua khô bết máu. Một điều gì đó rất khác lạ vừa thoáng qua nên cả hai thằng chợt im phắc.
Anh Trầm ban chính sách đang lơ mơ ngủ trưa, trông thấy cáu kỉnh chạy ra sân chửi:
- đ...mẹ chúng mày xuống ngay, muốn ôm đồ lên đấy phỏng? Ba lô anh em mới chuyển cứ về tao đã phân loại đánh dấu đâu, lên đó làm gì?

Vâng, đó là các ba lô anh em tử sỹ trung đoàn của bạn tôi, mới gom từ chiến dịch biên giới, vượt sông Mekong đánh vào Ph'nom Penh, đến chiến dịch Amleang. Bây giờ mới chuyển về cứ ga Bamnak này, để chờ chuyển tiếp về gia đình họ.
Trong đó có chắc hẳn có ba lô của thằng Túy, thằng Thành, thằng Nhĩ, thằng Năm, thằng Tư, anh Quang, anh Mải, Cáp đen...của tiểu đoàn 4 - của bạn tôi.

Những ngày sau đó, những nét nhạc đầu tiên của bài Hành khúc Trung đoàn, được bạn tôi và Mai Dân viết những dòng đầu tiên:
- "Mang tên đoàn Đồng Xoài vẻ vang. Truyền thống vinh quang tô thắm lịch sử vàng son. Thành đồng quyết thắng, Trung dũng kiên cường, Đánh giỏi thắng nhiều ..."

Oài, nào có ai biết, những ca từ ‘vinh quang – oai hùng – sáng chói...’ là được thai nghén và chín, dưới lớp lớp - bạt ngàn những ba lô của liệt sỹ thấm đẫm máu, đang xếp trĩu nặng trên đầu những người bạn của tôi.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,801
Động cơ
361,895 Mã lực
TẾT LÍNH Ở XÓM QUÊ.

Xóm nhà cháu tổ chức ăn Tết lính ngày hôm qua.

Tết lính trong xóm lính, nên bao giờ cũng phải đủ các nghi lễ theo quy định của Bộ.
Tức là, thoạt đầu bao giờ cũng phải được bắt đầu bằng bài ‘đ....ít –cua’ của cụ chủ tịch:
- ‘Hôm nay, chúng ta họp mặt tại đây, để nhớ về một buổi chiều năm ấy, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Đại tướng đã đọc......’.


[/URL
]


Sự tích này, nhà cháu tin rằng các bác đều đã thuộc. Nhà cháu lại càng thuộc. Chẳng gì thì nhà cháu cũng được nghe kể từ khi vào lính, ít nhất là 41 lần trong 41 năm qua.
Chuyện này không cần kể nữa.

Thứ nữa là phải văn nghệ hát hò.
Nhà cháu cũng tin rằng, các bác cũng như nhà cháu, chả cần giới thiệu, cũng biết là sẽ có tốp ca và đơn ca, hát đủ 12 bài, mà Tổng cục Chính trị, đã quy định trong quân đội.
Chuyện này cũng không cần kể nữa. Cái mà ai cũng ngóng trông, là ăn cỗ kia.





Xóm nhà cháu là xóm lính lâu đời, nên các cụ cựu chiến binh, đa phần là các cụ đi lính từ thời đánh Tây, đều cao tuổi cả rồi.
Các bác nom ảnh thì có thể thấy, ngồi mâm cùng với nhà cháu, ở hàng đối diện là cụ trung tướng Trần Hanh, cụ thiếu tướng Vũ Ngọc Diệp. Những cụ này các bác quen mặt cả rồi. Cụ còn lại là cụ đại tá Hòa, nguyên là pháo thủ ‘mọt-chi-ê’ 60 ly trong đại đội Việt - Mỹ, từ thời đánh Nhật ở Thái Nguyên - thời ta còn chưa ‘cướp chính quyền’ kia. Còn 2 cụ đại tá ngồi kế bên nhà cháu, cũng đều là các cụ từng đánh trận Điện Biên cả.




Các cụ cao tuổi, nên ăn uống nhẹ nhàng lắm. Thấy các cụ chỉ có gẩy gót vài miếng gan, và húp mấy thìa canh. Thành thử ra mâm đóng 6, mà hóa ra thành mâm đóng 1.
Là lính, nhà cháu cũng chả cần giữ ý, nên cứ ‘rượu ngon – thịt béo’ đánh tì tì.
Say quá, chẳng nhớ được gì, các bác ạ.
Chỉ nhớ rằng, lúc nhà cháu loạng choạng lần bờ rào để về nhà, thì thấy nghe đâu như mấy cụ đại tá, se sẽ tư vấn với mấy cụ tướng rằng:
- ‘Khóa này, ta ‘cách cổ’ béng thằng bếp, nhẽ hợp. Ai dè, cỗ năm nay, ‘nó’ nấu món gì cũng ...dai!’

Bổ xung::D

Năm ngoái, cụ trung tướng Nguyễn Văn Thân ‘tinh tế’ lắm. Ngồi ngoài cửa với nhà cháu, cứ đến đoạn kể sự tích: ‘...buổi chiều năm ấy...’ là cụ lại cười cười và đá đá vào chân nhà cháu.:P

[/URL
]

Năm nay, không nom thấy cụ. Chắc cụ chê ‘thằng bếp’ nấu ....dai.

Hi hi.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3


Để anh baoleo nhớ bể luôn thể, giờ cưỡi Mi 8 chỉ mất gần 1h là ra tới Phúc Tần:D
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực


Để anh baoleo nhớ bể luôn thể, giờ cưỡi Mi 8 chỉ mất gần 1h là ra tới Phúc Tần:D
mụ pain quan liêu quá, giờ ta có cả đống EC lẫn AW189 rồi, cựu lính hải quân như bác Baoleo đây nên cho ngồi mấy thứ đó chứ cưỡi MI ồn lắm :))
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,801
Động cơ
361,895 Mã lực
Hị hị, tiện hói bác baoleo nhớ con này không?:D


Quên sao được lũ cá chuồn này, Pain ời :D

Cảm ơn Pain và bác otohagiang đã cung cấp phương tiện hiện đại cho nhà cháu nhé. ~o)~o)
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Quên sao được lũ cá chuồn này, Pain ời :D

Cảm ơn Pain và bác otohagiang đã cung cấp phương tiện hiện đại cho nhà cháu nhé. ~o)~o)
còn đây là cá chuồn to sắp tới sẽ được biên chế về hải quân bên bác này :P
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,801
Động cơ
361,895 Mã lực
NGÀY 22/12, ĐẾN THĂM TỔNG TƯ LỆNH.

Đúng ngày kỷ niệm 71 năm thành lập quân đội: 22/12/2015, chúng tôi lại về thăm ‘người Anh Cả’ của quân đội – Võ Đại tướng – Tổng Tư lệnh, tại tư gia của Ông.




Với chúng tôi, Đại tướng như chưa hề đi xa, Tổng Tư lệnh luôn sống mãi trong lòng những người lính chúng tôi, với sự kính yêu chân thành.





Ngắm nhìn khu vườn nhỏ trong nhà Đại tướng, chúng tôi lại như nhìn thấy khu rừng Trần Hưng Đạo, buổi chiều ngày 22/12/1941, Người Anh Cả của quân đội, cùng những người lính Cụ Hồ đầu tiên, hô vang 10 lời thề.

Chúc Đại tướng vững bước chinh biên.


 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,801
Động cơ
361,895 Mã lực
MỘT NGÀY KHÁC VỚI MUÔN NGÀY.

Trong cuộc đời, luôn có những ngày để ghi nhớ.
Đã có một ngày như thế, cách đây đã rất nhiều chục năm rồi.

Ngày đó, còn chiến tranh.
Ngày đó, người lính đã cam kết, sẽ đứng bên một cô giáo, trong cuộc đời.

Oài, thời chiến tranh, tờ ‘Giấy công nhận’ không thể xấu hơn. May mà tên và số chứng minh quân đội của người lính, là còn rõ ràng.
Nhưng giù tờ ‘Giấy công nhận’ cực kỳ xấu so với các tờ ‘Giấy công nhận’ thời sau.

Và cho giù cuộc sống có nhiều gian khó thời chiến tranh.
Và cho giù cuộc sống khi người lính đã về với đời thường, có cả bình yên lẫn nhiều sóng gió.
Và bây giờ, cho giù cô giáo ấy: đã, đang và sẽ mãi nằm yên - bất động trên giường.

Thì người lính ấy, giù nay đã yếu nhiều rồi, người lính già sẽ vẫn giữ lời cam kết !



[/URL
]




[URL=http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/ong-ba-chau_zps4pxjaupv.jpg.html][/URL
]
[/URL]
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,796
Động cơ
-90,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
MỘT NGÀY KHÁC VỚI MUÔN NGÀY.

Trong cuộc đời, luôn có những ngày để ghi nhớ.
Đã có một ngày như thế, cách đây đã rất nhiều chục năm rồi.

Ngày đó, còn chiến tranh.
Ngày đó, người lính đã cam kết, sẽ đứng bên một cô giáo, trong cuộc đời.

Oài, thời chiến tranh, tờ ‘Giấy công nhận’ không thể xấu hơn. May mà tên và số chứng minh quân đội của người lính, là còn rõ ràng.
Nhưng giù tờ ‘Giấy công nhận’ cực kỳ xấu so với các tờ ‘Giấy công nhận’ thời sau.

Và cho giù cuộc sống có nhiều gian khó thời chiến tranh.
Và cho giù cuộc sống khi người lính đã về với đời thường, có cả bình yên lẫn nhiều sóng gió.
Và bây giờ, cho giù cô giáo ấy: đã, đang và sẽ mãi nằm yên - bất động trên giường.

Thì người lính ấy, giù nay đã yếu nhiều rồi, người lính già sẽ vẫn giữ lời cam kết !



[/URL
]




[/URL
]
Giấy xấu, nhưng câu chuyện mà nó khởi đầu bền và đẹp là được cụ ạ. Chúc mừng cụ và mợ nhân dịp 34 năm ngày cưới nhé. :)
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,812 Mã lực
Oài, thời chiến tranh, tờ ‘Giấy công nhận’ không thể xấu hơn. May mà tên và số chứng minh quân đội của người lính, là còn rõ ràng.
Nhưng giù tờ ‘Giấy công nhận’ cực kỳ xấu so với các tờ ‘Giấy công nhận’ thời sau.
Giấy tuy xấu nhưng nó bền cụ ạ, bây giờ tờ giấy đẹp hơn nhiều, nhưng cũng dễ "tiêu hủy" hơn nhiều :(
 

ThanhSon2003

Xe buýt
Biển số
OF-89489
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
921
Động cơ
415,130 Mã lực
NGÀY 22/12, ĐẾN THĂM TỔNG TƯ LỆNH.

Đúng ngày kỷ niệm 71 năm thành lập quân đội: 22/12/2015, chúng tôi lại về thăm ‘người Anh Cả’ của quân đội – Võ Đại tướng – Tổng Tư lệnh, tại tư gia của Ông.




Với chúng tôi, Đại tướng như chưa hề đi xa, Tổng Tư lệnh luôn sống mãi trong lòng những người lính chúng tôi, với sự kính yêu chân thành.





Ngắm nhìn khu vườn nhỏ trong nhà Đại tướng, chúng tôi lại như nhìn thấy khu rừng Trần Hưng Đạo, buổi chiều ngày 22/12/1941, Người Anh Cả của quân đội, cùng những người lính Cụ Hồ đầu tiên, hô vang 10 lời thề.

Chúc Đại tướng vững bước chinh biên.


Ái chà - anh Mực tàu vẫn kiếm đâu ra cái trấn thủ chất lừ.

Chúc mừng các CCB QDND Việt Nam!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,801
Động cơ
361,895 Mã lực
Để nhớ ngày 07/01/1979, đăng lại bài cũ.

NGÀY NÀY NĂM XƯA: 07/01.

Vào giờ này, 36 năm về trước, già nửa các bạn trên FB của tôi: Trung Sy, Le Thai Tho,Vinh Linhthe, Hiếu Lê, Quyen Kh, Hùng Ngô,v.v... .. trong sắc áo quân tình nguyện Việt Nam, đang ào ạt đánh mở đường hành tiến, để tầm trưa nay, kéo vào Phnông pênh, giải phóng đất nước Căm Pu Chia khỏi bè lũ Pôn-Pốt.

Những trận chiến đã qua từ lâu, để bây giờ, còn được ít người nhắc đến lắm. Chỉ còn những người lính già, khi gập nhau vẫn còn nhớ đến, và thậm trí là cãi nhau ỏm tỏi.
Thường là tay Hiếu Lê mở đầu:
-Đơn vị tôi vượt sông Mê Kông đầu tiên.

Ngay lập tức, tay Trung Sy ‘e hèm’:
-Cóc phải, tiểu đoàn tôi mới là đơn vị vượt sông Mê Kông đầu tiên. Bằng chứng là......

Ôi, các bạn lính già của tôi ơi.
Trận chiến vượt sông Mê Kông, đêm ngày 5, rạng ngày 6 tháng 1 năm 1979, đã được ghi vào lịch sử Chiến tranh Đông dương, đó là trận đánh hoành tráng nhất của quân đội nhân dân Việt Nam, từ cổ cho đến tận ngày nay-2015.
Trận đánh đó hoành tráng như trong phim chiến đấu thời Thế chiến 2 của Hồng quân Liên Xô.
Có máy bay ném bom đầu cầu.
Có hỏa tiễn Ca-chia-sa bắn loạt, kéo đuôi lửa hú dài, bay qua tiền duyên, nháng lửa cầu vồng bên bờ sông đối nghịch.
Có tiểu đoàn tên lửa Sam 2 của thằng em ruột tôi, quét ra đa càn lướt bầu trời, để đảm bảo không gian bình yên cho quân ta xung phong.
Có các tầu chiến của Hải quân tụi tôi, đánh dọc sông Mê Kông lên tới bến phà Niếc-Lương, để tảo thanh đầu bến vượt, cho tầu đổ bộ của Hải quân, chở bộ binh ‘các bố’ vượt sông, mở cửa chiến dịch.

Thời đó, tất cả chúng ta đều còn trẻ, đều chưa biết mùi đời. Và trên hết, đều quên rằng, ‘thằng nào’ lao lên đầu tiên, thường là 9 phần hy sinh, chỉ có 1 phần trở về.
Nhưng lúc đó, chúng ta còn trẻ. Chúng ta còn có ‘đức tin’ vào lãnh đạo. Và trên tất cả, chúng ta đều có tình yêu Tổ quốc.
Bởi thế, chúng ta đã ưỡn ngực đánh vượt biên trên chiến trường K, như trong ngày 07 tháng Giêng năm xưa.
Và 40 ngày sau, ngày 17/02/1979, chúng tôi-những người lính phía bắc, chúng tôi đã kiêu hùng đem ngực mình, đánh chặn biên-tiêu diệt quân Trung Quốc xâm lược.

36 năm đã qua, những người lính chúng ta năm xưa, nay đều đã già rồi.
Nhưng nếu lịch sử có lặp lại, thì hôm nay, cho giù ‘đức tin’ vào LĐ đã có thể cạn kiệt, nhưng tình yêu Tổ quốc vẫn còn mãi chảy trong tim.
Và tôi vẫn tin rằng, chúng ta vẫn còn nhớ cách bắn AK, cách khai hỏa B41, cách bẻ gập M79 để nhét đạn bi, bắn cản phá chiến thuật ‘biển người’.
Chúng ta sẽ vẫn đánh vượt biên, chúng ta vẫn sẽ đánh chặn biên, với khí thế ‘nuốt Ngưu Đẩu’ – một trận đánh có thể là cuối cùng của những người lính già.

Hôm nay, nếu không được ai mời đi ‘mít tinh’ hay ‘kỷ niệm’, thì chúng ta sẽ tự mình làm vài chén rượu ‘cỏ’, và chúng ta sẽ hiệp đồng chúc mừng nhau qua FB, như năm xưa, chúng ta hiệp đồng tác chiến với nhau, qua tiếng súng, trên chiến trường.

‘Cạnh’ nhé, các bạn lính chiến trường K của tôi.

Tái bút: các bố mà uống rượu, thì chớ có lái xe đấy nhá. Chúng ta già rồi. Hi hi.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,812 Mã lực
Để nhớ ngày 07/01/1979, đăng lại bài cũ.

NGÀY NÀY NĂM XƯA: 07/01.

Vào giờ này, 36 năm về trước, già nửa các bạn trên FB của tôi: Trung Sy, Le Thai Tho,Vinh Linhthe, Hiếu Lê, Quyen Kh, Hùng Ngô,v.v... .. trong sắc áo quân tình nguyện Việt Nam, đang ào ạt đánh mở đường hành tiến, để tầm trưa nay, kéo vào Phnông pênh, giải phóng đất nước Căm Pu Chia khỏi bè lũ Pôn-Pốt.

Những trận chiến đã qua từ lâu, để bây giờ, còn được ít người nhắc đến lắm. Chỉ còn những người lính già, khi gập nhau vẫn còn nhớ đến, và thậm trí là cãi nhau ỏm tỏi.
Thường là tay Hiếu Lê mở đầu:
-Đơn vị tôi vượt sông Mê Kông đầu tiên.

Ngay lập tức, tay Trung Sy ‘e hèm’:
-Cóc phải, tiểu đoàn tôi mới là đơn vị vượt sông Mê Kông đầu tiên. Bằng chứng là......

Ôi, các bạn lính già của tôi ơi.
Trận chiến vượt sông Mê Kông, đêm ngày 5, rạng ngày 6 tháng 1 năm 1979, đã được ghi vào lịch sử Chiến tranh Đông dương, đó là trận đánh hoành tráng nhất của quân đội nhân dân Việt Nam, từ cổ cho đến tận ngày nay-2015.
Trận đánh đó hoành tráng như trong phim chiến đấu thời Thế chiến 2 của Hồng quân Liên Xô.
Có máy bay ném bom đầu cầu.
Có hỏa tiễn Ca-chia-sa bắn loạt, kéo đuôi lửa hú dài, bay qua tiền duyên, nháng lửa cầu vồng bên bờ sông đối nghịch.
Có tiểu đoàn tên lửa Sam 2 của thằng em ruột tôi, quét ra đa càn lướt bầu trời, để đảm bảo không gian bình yên cho quân ta xung phong.
Có các tầu chiến của Hải quân tụi tôi, đánh dọc sông Mê Kông lên tới bến phà Niếc-Lương, để tảo thanh đầu bến vượt, cho tầu đổ bộ của Hải quân, chở bộ binh ‘các bố’ vượt sông, mở cửa chiến dịch.

Thời đó, tất cả chúng ta đều còn trẻ, đều chưa biết mùi đời. Và trên hết, đều quên rằng, ‘thằng nào’ lao lên đầu tiên, thường là 9 phần hy sinh, chỉ có 1 phần trở về.
Nhưng lúc đó, chúng ta còn trẻ. Chúng ta còn có ‘đức tin’ vào lãnh đạo. Và trên tất cả, chúng ta đều có tình yêu Tổ quốc.
Bởi thế, chúng ta đã ưỡn ngực đánh vượt biên trên chiến trường K, như trong ngày 07 tháng Giêng năm xưa.
Và 40 ngày sau, ngày 17/02/1979, chúng tôi-những người lính phía bắc, chúng tôi đã kiêu hùng đem ngực mình, đánh chặn biên-tiêu diệt quân Trung Quốc xâm lược.

36 năm đã qua, những người lính chúng ta năm xưa, nay đều đã già rồi.
Nhưng nếu lịch sử có lặp lại, thì hôm nay, cho giù ‘đức tin’ vào LĐ đã có thể cạn kiệt, nhưng tình yêu Tổ quốc vẫn còn mãi chảy trong tim.
Và tôi vẫn tin rằng, chúng ta vẫn còn nhớ cách bắn AK, cách khai hỏa B41, cách bẻ gập M79 để nhét đạn bi, bắn cản phá chiến thuật ‘biển người’.
Chúng ta sẽ vẫn đánh vượt biên, chúng ta vẫn sẽ đánh chặn biên, với khí thế ‘nuốt Ngưu Đẩu’ – một trận đánh có thể là cuối cùng của những người lính già.

Hôm nay, nếu không được ai mời đi ‘mít tinh’ hay ‘kỷ niệm’, thì chúng ta sẽ tự mình làm vài chén rượu ‘cỏ’, và chúng ta sẽ hiệp đồng chúc mừng nhau qua FB, như năm xưa, chúng ta hiệp đồng tác chiến với nhau, qua tiếng súng, trên chiến trường.

‘Cạnh’ nhé, các bạn lính chiến trường K của tôi.

Tái bút: các bố mà uống rượu, thì chớ có lái xe đấy nhá. Chúng ta già rồi. Hi hi.
Em cũng đọc hồi ký của các cụ bên QS cãi nhau về vụ vượt sông này, cũng hay lắm, cụ nào cũng có lý do của mình...hi hi!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,801
Động cơ
361,895 Mã lực
THỦ TRƯỞNG HOÀNG BẨY

Trong năm ‘con dương’ 2015, hôm qua là lần thứ hai, nhà cháu đến thăm thủ trưởng Hoàng Bảy, ở Bảo Hà-Lao Cay!

Mặc giù đã hai lần đến thăm nơi đóng quân của thủ trưởng Hoàng Bẩy, nhưng nhà cháu chửa bao gời vào văn phòng làm việc của thủ trưởng, mà tinh đứng ngoài cổng doanh trại.

Số là:
Ngày nay, nhân dân anh hùng Việt ta, thường xuyên đến văn phòng thủ trưởng Hoàng Bẩy, mà người ta gọi là Đền Bảo Hà, để cầu xin được lên chức-quyền. Hay tệ hơn - mong Ngài phù hộ cho trúng một phi vụ lô đề hay ‘cua’ được một anh ả nào đó.:P

Qúa đáng thật. Mọi người dường như quên mất rằng: thủ trưởng Hoàng Bẩy, là vị tướng có vị trí thứ bẩy trong thời vua Lê (1740-1786). Cụ đã hy sinh khi cầm quân bảo vệ biên cương Bắc ải – đánh quân Trung Quốc xâm lược, nhằm ngày 17/7 âm lịch. Và sau này, cụ được các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị tặng cho danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ cụ cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc.
Tóm lại, cụ là ‘Vệ quốc tướng quân Hoàng Bẩy’. Hay phiên ra cấp - chức thời ‘dân chủ cộng hòa’ ngày nay, cụ là: ‘Tư lệnh Bộ đội Biên phòng’ – Hàm trung tướng!

Nhà cháu xét thấy, thủ trưởng Hoàng Bẩy và nhà cháu, đều là quân nhân, chỉ có khác nhau về thời gian. Nhưng kỷ luật nhà binh thì đời nào thì chắc cũng như nhau.
Vậy thế cho nên, nhà cháu mà vào văn phòng của thủ trưởng Hoàng Bẩy để nhỏ to rằng:
-Thủ trưởng ơi, phù hộ cho ‘em’ lên thêm một hạt
....Thì không những vi phạm 12 điều kỷ luật quân đội, mà còn rất xấu hổ. Chả ra làm sao cả! :-j

Bởi thế, giẫu cho giù, trong năm ‘con dương’ 2015, hôm qua là lần thứ hai, nhà cháu đến thăm thủ trưởng Hoàng Bảy, ở Bảo Hà-Lao Cay, thì nhà cháu cũng chỉ chọn cách đứng ngoài cổng doanh trại của thủ trưởng, để vấn an Ngài.
Chắc thủ trưởng cũng hiểu được tấm lòng kiên trung của người quân nhân cách mệnh là nhà cháu, nên thủ trưởng Hoàng Bẩy luôn phù hộ cho nhà cháu: lái xe an toàn!

Chúc thủ trưởng Hoàng Bẩy: Khỏe!!!


[/URL
]



[URL=http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/774204_1080037208703087_8782461314604252911_o_zpsomzknopx.jpg.html][/URL
]
[/URL]
 
Chỉnh sửa cuối:

meotom2010

Xe điện
Biển số
OF-167449
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
3,860
Động cơ
382,721 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Handiresco 17 Phạm Văn Đồng
Website
www.facebook.com
Cháu mạo muội phát biểu cái là cụ baoleo nên khấn đức ngài Trung tướng-Tư lệnh biên phòng
làm sạch cái tâm,vững tay súng..của các chiến tướng (gọi thế cho ló oai chứ tướng giờ có mấy ai chiến:D)
lẫn chiến binh biên phòng hậu duệ đức ngài giữ vững được biên cương,ngăn chặn được hàng hóa bẩn từ
bên kia tràn vào.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,801
Động cơ
361,895 Mã lực
TÌM VỀ ĐỒNG ĐỘI

Tháng Ba này, người lính già tìm đến thăm em, người nữ chiến sỹ năm xưa.

Người lính ấy là đồng đội Bùi Thị Mùi, tình nguyện nhập ngũ năm 1976, khi vừa tròn 18 tuổi và được biên chế về đại đội 3, Tiểu đoàn 19 vận tải, trực thuộc Sư đoàn 346, Quân khu 1.

Cuộc chiến đánh trả quân Trung Quốc xâm lược sáng 17.2.1979 nổ ra. Quân Trung Quốc tấn công vào sư đoàn bộ đang đóng quân tại Nam Tuấn (Hòa An, Cao Bằng), Mùi cùng đơn vị kiên cường bám từng mỏm đá, góc rừng đánh trả.

Khi cấp trên ra lệnh cho đơn vị rút lui, Mùi đã ném hết lựu đạn, ôm khẩu AK còn băng đạn cuối cùng, rút cùng tiểu đội nữ vận tải, sau khi chôn vội mấy đồng chí hy sinh. Những ngày ấy, Mùi đã ôm khẩu AK báng sờn bên mình, bảo vệ người dân sơ tán đi cùng.

Trên đường mòn gần Bản Tấn, sáng 23.2.1979, thấy 1 em bé – bơ vơ bên người mẹ bị quân Tầu bắn trọng thương, không 1 chút chần chừ, Mùi đã ôm xốc bé lên, cùng tốp trinh sát đưa bà mẹ bị thương về phía sau.

Sau một ngày luồn rừng, cả tốp chiến sĩ đã đến được cầu Tài Hồ Sìn (Hòa An, Cao Bằng) và gập xe Gaz 69 đang chờ đón thương binh về bệnh xá tiền phương, Mùi đã bế em bé lên xe, và khoảng khắc này đã được nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường ghi vào lịch sử.

Đánh giặc, cứu dân, những chiến tích to tát ấy, đối với Mùi, nó cũng chỉ bình dị như việc cấy – hái – trồng rau nơi quê nhà.

Ba bẩy năm đã qua, bây giờ đồng đội Mùi và cháu bé năm xưa mới lại tìm thấy nhau. Được hỏi về ngày ấy, bà ‘mế’ Mùi ngày nay, vẫn mộc mạc như người lính năm nào:

-“… tôi là bộ đội và vẫn đang khoác súng, phải chiến đâu. Gập lính thì cứu lính, gập dân thì cứu dân…Hết giặc thì về nhà, chả đòi hỏi gì…. Tôi năm nay 58 tuổi, không có con. Nhưng ít nhất tôi cũng được làm mẹ suốt 1 ngày đêm, trong những ngày lửa đạn tháng 2.1979….”.

Chiến tranh biên giới qua đi, đất nước bình yên, Mùi - cũng như các cô bé trong trung đội tân binh của người lính hải quân thủa nào, đã trở về làm thảo dân, sớm hôm tần tảo, kiếm gạo nuôi thân. Các em đã hòa tan và khuất lấp dưới triệu triệu lớp bụi thời gian mất rồi.

Nhưng anh vẫn còn nhớ về các em, các em không vòng cổ Blvgari, các em chỉ có mái tóc tết trái đào làm duyên.

Các em không có túi Louis Vuitton, các em chỉ có khẩu AK và chiếc ba lô sờn mòn theo năm tháng, cùng trái tim nhân hậu bên mình.

Đồng đội Mùi, bây giờ đã là bà ‘mế’ Mùi ở miền thượng du. Em cũng như vợ anh, bị tai nạn trên đường mưu sinh sau chiến tranh, nay em và vợ anh, đều đang nằm liệt ở nhà. Chúng ta đều đang là những hạt bụi vô danh trong xã hội quay cuồng với chức tước và tiền bạc ngày nay. Nhưng chúng ta là đồng đội, chúng ta mãi luôn nhớ về nhau.

Tháng Ba này, anh và những người lính của sư đoàn 346 năm xưa, sư đoàn của em:

- Đại tá, bác sỹ ưu tú Đỗ Minh Quang – nguyên là bệnh xá trưởng trung đoàn 677 – sư 346

- Thịnh, nguyên là tiểu đội trưởng súng cối 60 ly, trung đoàn 677 – sư 346

đã tìm về thăm em, chia sẻ với em, một chút tình cảm của những người đồng đội già.

Mong em Mùi khỏe nhé, và kiên cường nhé. Em đã chiến thắng quân thù Trung Quốc trong chiến tranh, em hãy tiếp tục kiên cường chiến đấu với bệnh tật, giống như anh đang chiến đấu với bệnh tật của vợ anh. Đồng đội ơi, chúng ta sẽ mãi nhớ về nhau.

Thỉnh thoảng, anh lại đến thăm đồng đội Mùi, em Mùi ơi. “…Đoàn kết thương yêu nhau, lúc thường cũng như lúc chiến đấu… ”, lời thề ấy chúng ta sẽ vẫn còn nhớ mãi, như thời thanh xuân, thời còn trong quân ngũ, chúng ta vẫn hô vang 10 lời thề này mỗi sáng chào cờ.


P/S:

Dọc đường cái quan, trên đường đi thăm Mùi, thấy bạt ngàn các khẩu hiệu: “Bảo vệ tổ quốc là vinh quang”. Nhưng, sao thấy ngậm ngùi ở trong lòng.

Bởi dường như, ngày nay, sự “vinh quang” này, chỉ để giành riêng cho những người nông dân nghèo khó như Mùi, cho những người dân thành thị phải kiếm sống tự do như tôi, như Thịnh, được đặc quyền ‘hưởng’.

Ngày nay, chẳng thấy con em các cán bộ, con em các trung-đại gia, hưởng niềm “vinh quang” ấy bao giờ.


Cô bộ đội 37 năm trước


Đồng đội về thăm Mùi.
Ngồi ngoài cùng bên trái là Thịnh, nguyên là tiểu đội trưởng cối 60 ly của trung đoàn 677, sư đoàn 346, cùng sư đoàn với Mùi. Hết chiến tranh, lại trở về Hà Nội quê nhà. Cặm cụi đạp xích lô kiếm sống trong lành, bình dị như cát bụi. Và khi có dịp, lại gọi nhau đi thăm đồng đội một thời trận mạc.






Đại tá bác sỹ ưu tú Đỗ Minh Quang, nguyên bệnh xá trưởng trung đoàn 677- sư đoàn 346, cùng sư đoàn với Mùi. Ông đang ân cần thăm khám thương tích cho Mùi.

 
Chỉnh sửa cuối:

ThanhSon2003

Xe buýt
Biển số
OF-89489
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
921
Động cơ
415,130 Mã lực
"...gặp lính cứu lính, gặp dân cứu dân. Hết giặc là về nhà, chả đòi hỏi gì....." - Để rồi "...khuất lớp dưới triệu triệu lớp bụi thời gian..."

Đọc mà cay khoé mắt - cám ơn anh Baoleo !
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top